Trong lịch sử phát triển của các nước, DNVVN có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại càng được chú trọng.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp và xây dựng CN-XD
Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN
Khoa học và Công nghệ KH - CN
Nông, lâm nghiệp và thủy sản NLTS
MỤC LỤC
Trang
Trang 2Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển doanh nghiệp vừa
1.2 Quan niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh
Chương
2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ Ở TỈNH THANH HÓA THỜI GIAN QUA
322.1 Đặc thù điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
có ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 322.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
3.1 Quan điểm cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và
Trang 3MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của các nước, DNVVN có vai trò và tác dụngrất quan trọng Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ
và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế
và quản lý doanh nghiệp có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lạicàng được chú trọng
Ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình pháttriển kinh tế - xã hội Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhữngthành tựu rất to lớn: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, tăngtrưởng kinh tế ổn định trong một thời gian dài Kết quả đó có sự đóng góp quantrọng của các DNVVN Vì vậy, phát triển doanh nghiệp nói chung, đặc biệt làDNVVN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước cũng nhưchính quyền địa phương các cấp trong giai đoạn hiện nay
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những năm qua, các DNVVN đã có sựphát triển về số lượng, quy mô; phát triển về chất lượng và cơ cấu Các doanhnghiệp này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh Điều
đó được minh chứng qua sự đóng góp vào tăng trưởng GDP của Tỉnh ngàymột cao Hàng năm, các doanh nghiệp này đã thu hút và giải quyết việc làmcho hàng vạn lao động, góp phần ổn định trị an xã hội, cải thiện và đa dạnghóa các nguồn thu nhập cho dân cư Như vậy, phát triển DNVVN ở tỉnhThanh Hóa không những đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế củaTỉnh mà còn tạo ra sự ổn định về mặt xã hội thông qua việc tạo việc làm chongười lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo và các tệ nạn xã hội
Tuy nhiên, quá trình phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hoá thời gianqua đang còn tồn tại những hạn chế như: Qui mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ
và cực nhỏ, công nghệ lạc hậu, cơ cấu chưa hợp lý, liên kết hợp tác còn lỏnglẻo, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao Điều đó nói lên bản thân DNVVN còn
Trang 4nhiều hạn chế và khó khăn Mặt khác, tỉnh Thanh Hoá chưa có nhiều biện phápthực sự phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển; một số cơ chế,chính sách, giải pháp đã đề ra, song triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quảcao, chưa tương xứng với những tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh Vì vậy,thời gian tới cần phải nghiên cứu thấu đáo cả về mặt lý luận và thực tiễn để
có những chủ trương, cơ chế, chính sách đúng, thật sự hợp lý để phát triểnDNVVN, từ đó tạo động lực thúc đẩy KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa phát triểnnhanh và vững chắc
Nhận thức được điều đó, tác giả đã tâm đắc lựa chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế Chính trị của mình
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập
đến vấn đề DNVVN ở những góc độ khác nhau, trong đó bàn nhiều về DNVVN
ở phạm vi từng địa phương, từng ngành có các công trình đáng chú ý sau:
Nguyễn Cúc, Hồ Vĩnh Thắng, Đặng Ngọc Lợi, Nguyễn Hữu Thắng
(2003), Chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội Tập thể các tác giả đã đưa ra tiêu thức phân loại DNVVN; phân tíchđặc điểm, tiềm năng, lợi thế và hạn chế của các DNVVN ở Việt Nam; chỉ rakinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ phát triển các DNVVN; xác địnhmột số quan điểm hỗ trợ, tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợDNVVN, đặc biệt là hình thành các khung khổ pháp lý, đổi mới hệ thống pháp
lý liên quan, hình thành các cơ quan quản lý nhà nước đối với các DNVVN
Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2005), DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội Các tác giả đã đi thẳng vào phân tích những tác động, cơ hội, thách thức
và yêu cầu đặt ra đối với các DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế; phân tích tình hình phát triển, thực trạng kinh doanh của
Trang 5DNVVN, đồng thời nêu ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằmtăng cường năng lực cạnh tranh của DNVVN trong những năm tới.
Ngọ Văn Duy (2005), Vai trò của DNVVN đối với xây dựng lực lượng
dự bị, tự vệ động viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội Tác giả đưa ra quan niệm và chỉ rõ ưuthế của DNVVN ở nước ta như: Dễ thích ứng với công nghệ mới; sử dụng cóhiệu quả các nhân tố đầu vào của sản xuất; thu hút được nhiều lao động, việclàm và nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đồng thời, tác giả đã đưa ra quanđiểm và các nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của DNVVN đối với xâydựng lực lượng dự bị động viên trên địa bàn Tỉnh
Nguyễn Xuân Qúy (2007), Tác động của phát triển DNVVN đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chính tri, Học viện Chính trị, Hà Nội Trong đó, tác giả tập trung bàn đến vấn
đề phát triển DNVVN ở tỉnh Bắc Ninh và tác động của phát triển DNVVNtrên địa bàn Tỉnh đến xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh trong thời gian tái lậpTỉnh từ năm 1997 đến nay Theo tác giả, trong thời gian qua ở Bắc Ninh, sựphát triển của các DNVVN đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân vàođảng, chính quyền, vào chủ nghĩa xã hội; tăng cường về mọi mặt cho xâydựng khu vực phòng thủ Tỉnh vững chắc Tuy nhiên, phát triển DNVVN trênđịa bàn Tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường với những yếu kém về quản lý
và cơ chế, chính sách chưa phù hợp đã có tác động tiêu cực đến việc huy độngkinh tế, lực lượng; khó khăn trong quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội của khu vực phòng thủ Tỉnh Tác giả đã đưa ra hệ thống nhóm giải phápgóp phần đẩy mạnh quá trình phát triển DNVVN với tăng cường, củng cố sứcmạnh cho khu vực phòng thủ Tỉnh
Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội Tác giả đã phân tích, đề
cập đến cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
Trang 6năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chỉ rõ các nhân tố cấu thành và tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đánh giá thựctrạng năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpViệt Nam trong điều kiện toàn cầu
Phạm Văn Minh (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp vừa và nhỏ ở tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Học
viện Chính trị, Hà Nội Trong đó, tác giả tập trung luận giải một số vấn đề vềcạnh tranh, năng lực cạnh tranh của DNVVN làm cơ sở để phân tích, đánh giáthực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN ở tỉnh Thái Bình Từ đó đềxuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của các DNVVN tỉnh Thái Bình thời gian tới
Nguyễn Thị Thanh Bình (2012), Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho
sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính
trị, trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Theo tác giả, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước tahiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loạihình doanh nghiệp với những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu Việc tậptrung sản xuất ở quy mô nhỏ sẽ khai thác tối đa lợi thế về tính đa dạng hóacủa sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏ của thị trường, giúp các doanhnghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro dobiến động của thị trường Do quy mô gọn nhẹ nên khả năng thu hút vốn trongdân dễ dàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế Hầuhết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có các DNVVN là một nhiệm vụ quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công ngiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả tập hợp những
vấn đề chung về DNVVN, đặc biệt là sự phát triển lý luận và các nghiên cứu
Trang 7chuyên sâu về các đặc trưng của DNVVN xuất phát từ cấu trúc bên trong củadoanh nghiệp; nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng vàphát triển của doanh nghiệp; nghiên cứu các vấn đề vận dụng khoa học quảntrị công ty, tạo lập quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, tác giả đãbàn sâu và đưa ra giải pháp về vấn đề quản lý nhà nước đối với DNVVN ởViệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm Quang Trung (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 129 (2008).
Tác giả phân tích và luận giải những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn như: Vấn đề khó khăn về vốn và sựhạn chế trong tiếp cận các nguồn tài chính; nhiều doanh nghiệp trong nhậnthức chưa rõ ràng, còn mơ hồ về xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa cóchiến lược Marketing để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước; đội ngũcán bộ và đội ngũ công nhân lành nghề trong nhiều doanh nghiệp còn thiếu vàyếu; trình độ máy móc, thiết bị, công nghệ rất lạc hậu nên đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến năng lực cạnh tranh của DNVVN trên địa bàn như: Đa dạnghóa các kênh tài chính; nâng cao vốn điều lệ của doanh nghiệp; phát triểnthương hiệu; xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, thúc đẩy đầu tư pháttriển công nghệ
Nguyễn Công Tạn (2003), Vị trí chiến lược của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, Tạp chí Kinh tế
và Phát triển số 67 (01/2003) Tác giả đã đề cập đến những điều kiện cần và
đủ cho sự ra đời của DNVVN Trên cơ sở những lợi thế như tính năng động
và khả năng thích ứng tốt; tinh thần tự lực, tự cường cao, không dựa dẫm, ỷlại vào Nhà nước nên các DNVVN ở nước ta đã có nhiều đóng góp quantrọng như việc thu hút đáng kể nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy quá trìnhtăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thunhập cho lao động nông thôn Mặt khác, tác giả đã chỉ ra những yếu kém, khókhăn của các DNVVN đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước
Trang 8như vốn kinh doanh của từng doanh nghiệp rất nhỏ, khả năng tiếp cận vốn tíndụng rất khó khăn, cách quản lý ở nhiều doanh nghiệp chưa khoa học.
Nguyễn Văn Trường (2004), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản Điện tử số 64 (2004)
Trên cơ sở trình bày khái quát về vai trò của các DNVVN ở Việt Nam
và đề cập đến những vấn đề về thể chế, chính sách, thủ tục pháp lý của nhànước đối với DNVVN thời gian qua và những hạn chế của các hỗ trợ đó, tácgiả đề xuất các giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam trong thời gian tớigồm: Hoàn thiện khung pháp lý; ưu tiên về một số chính sách; có biện phápphát triển thị trường chứng khoán; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhànước với các định chế quốc tế; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phát triểndịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp và nâng cao trình độ của các chủ doanh nghiệp
Như vậy, có thể thấy đề tài phát triển DNVVN ở nước ta tuy không còn
là vấn đề mới, song nhìn nhận loại hình doanh nghiệp này từ vai trò ngàycàng quan trọng trong nền kinh tế và yêu cầu phát triển doanh nghiệp đáp ứng
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại là một đòi hỏi mang tínhkhách quan Ở tỉnh Thanh Hoá, cho tới nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu về các DNVVN dưới góc độ là một đối tượng nghiên cứu củachuyên ngành KTCT, mà chỉ mới được nghiên cứu đơn lẻ trong các chuyênngành khác Do vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển DNVVN ở tỉnh ThanhHóa hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết và vẫn còn những khoảng trốngcần tiếp tục được làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn Do vậy, đề tài nàykhông trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DNVVN ở tỉnh ThanhHóa, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa.
Trang 9- Đánh giá thực trạng phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua,
xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNVVN đang hoạt động sảnxuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
* Phạm vi nghiên cứu
- Loại hình doanh nghiệp: Là toàn bộ các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập,
có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được thành lập theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật hợptác xã), đang tồn tại về mặt pháp lý tại thời điểm 31/12 hàng năm
- Nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động
của DNVVN thời gian qua
- Thời gian: Nghiên cứu DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2009 đến nay.
- Không gian: Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
- Hệ thống phương pháp nền tảng là phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin
Trang 10- Phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế Chính trị Mác - Lênin
và các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa
và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thựctiễn về phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa
- Góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho đảng bộ, chínhquyền tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển DNVVN ở tỉnhThanh Hóa thời gian tới
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiêncứu và học tập, giảng dạy môn Kinh tế Chính trị ở các nhà trường trong
và ngoài Quân đội
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
TỈNH THANH HÓA 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Khái niệm, tiêu chí xác định, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
* Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Lược sử tính tất yếu khách quan của sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, DNVVN ra đời sớmhơn doanh nghiệp lớn Lịch sử của các DNVVN là các hộ gia đình sản xuất tựcung tự cấp DNVVN không chỉ là một phạm trù phản ánh độ lớn của doanhnghiệp mà là một phạm trù bao hàm nội dung tổng hợp về kinh tế tổ chức sảnxuất, tổ chức quản lý, tiến bộ khoa học - công nghệ DNVVN tồn tại và pháttriển là tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuấtphù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lịch sử ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa gắn với sự hìnhthành và phát triển của các doanh nghiệp Nền sản xuất hàng hóa xuất hiệnkhi sự phân công lao động đạt đến một trình độ nhất định, cùng với chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất được xác lập
Trong giai đoạn sản xuất hàng hóa giản đơn không có sự phân biệt giữagiới chủ và giới thợ Người sản xuất hàng hóa vừa là người chủ sở hữu tư liệusản xuất, là người lao động trực tiếp, vừa là người quản lý công việc của mình,vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi thị trường Đó làloại doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp gia đình
Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng, thông thường đại đa số nhữngngười khi mới trưởng thành đều muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh
Trang 12Bắt đầu sự nghiệp với số vốn nhỏ Trong quá trình kinh doanh, một số ngườithành đạt đã phát triển doanh nghiệp của mình bằng cách mở rộng quy môSXKD và như vậy, nhu cầu về vốn đòi hỏi sẽ nhiều hơn Từ đó, thôi thúc cácnhà doanh nghiệp hoặc là vài ba người cùng nhau góp vốn liên doanh, thànhlập xí nghiệp liên doanh, hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần
để phát triển doanh nghiệp
Ngày nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão vàtác động sâu sắc tới sự thay đổi của sản xuất, quản lý và đời sống thì DNVVNcũng có sự thay đổi về chất so với DNVVN của các thế kỷ trước Cùng với sựphát triển của kinh tế thị trường, mô hình DNVVN ngày càng được mở rộng
và phổ biến không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà cả ở những nướcđang phát triển và kém phát triển
- Khái niệm về doanh nghiệp
Để nhận diện DNVVN một cách có cơ sở khoa học chúng ta đi từ việc xácđịnh doanh nghiệp nói chung Cho đến nay có nhiều cách hiểu về doanh nghiệp
Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp - INSEE “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc dịch vụ để bán” [32, tr.6].
Luật doanh nghiệp năm 2014, giải thích: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh [37, tr.9].
- Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việc đưa khái niệm chuẩn xác về DNVVN có ý nghĩa rất lớn để xácđịnh đúng đối tượng được phân loại, từ đó có chính sách ưu tiên, hỗ trợ Vìvậy hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu chí phân loại DNVVN Tuy nhiên,không có sự phân loại chung nào được thống nhất trên bình diện quốc tế vềnhững yếu tố cấu thành một DNVVN Khái niệm và tiêu chí phân loại
Trang 13DNVVN ở các nước có sự khác nhau; thậm chí ngay trong một nước, tiêu chíđánh giá cũng có sự thay đổi theo thời gian Sự phân loại doanh nghiệp theoquy mô vừa và nhỏ chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
DNVVN có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô, đó làdoanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Mỗi thời
kỳ, giai đoạn và ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác địnhDNVVN khác nhau
Ở Việt Nam, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN Nghị định đã đưa ra mộtđịnh nghĩa chung về DNVVN để các ban ngành, địa phương, các tổ chứctrong và ngoài nước có căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và
các biện pháp trợ giúp DNVVN phát triển Theo đó, DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm [8].
* Tiêu chí xác định
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cụm từDNVVN được sử dụng một cách phổ biến Đối với các nước phát triển, kháiniệm DNVVN được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX, khu vựcDNVVN đã được quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX ỞViệt Nam, khái niệm DNVVN được biết đến từ những năm 1990 đến nay,nhưng còn nhiều quan điểm khác nhau về DNVVN Theo tiêu chí của Ngânhàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao độngdưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động
Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNVVN khác nhau.Nhìn chung đều dựa vào hai tiêu chí chủ yếu là số lượng lao động và tổng vốn
Trang 14đầu tư để xác định loại hình DNVVN, nhưng ở mỗi nước, mức độ định lượng
là rất khác nhau
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở một số quốc gia
Tên nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu
-Nguồn: APEC 1998 và OECD 2000.
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và cách phân loại DNVVN cũngrất khác nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nước
Trước năm 1998, nhà nước chưa có văn bản pháp luật nào qui định tiêuchí cụ thể về DNVVN Do đó, mỗi tổ chức, mỗi địa phương đưa ra một quanniệm khác nhau về DNVVN, nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợcủa tổ chức, địa phương mình Cụ thể:
Ngân hàng Công thương đưa ra tiêu chí DNVVN là những doanhnghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷđồng, doanh thu dưới 8 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người
Thành phố Hồ Chí Minh xác định những doanh nghiệp có vốn phápđịnh trên 1 tỷ đồng, lao động thường xuyên có trên 100 người và doanh thu
Trang 15hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp có qui mô vừa Những doanhnghiệp dưới mức tiêu chuẩn trên là những doanh nghiệp nhỏ.
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tại ViệtNam lại đưa ra tiêu thức xác định DNVVN dựa trên mục tiêu hỗ trợ của họ:Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn vàdoanh thu ít hơn 1 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số laođộng thường xuyên từ 51 đến 200 người, tổng số vốn và doanh thu từ 1 tỷđến 5 tỷ đồng
Hiện nay, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủqui định DNVVN ở nước ta gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp ngoài
Nhà nước: Hợp tác xã; doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp doanh; công ty trách
nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiêu chí DNVVN được xác định như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam
Quy mô Khu vực
DN siêu
Số lao động
(người)
Tổng nguồn vốn
(tỷ đồng)
Số lao động
(người)
Tổng nguồn vốn
* Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một là, các DNVVN có tính linh hoạt, năng động cao, dễ thích ứng với
Trang 16các biến động của thị trường.
Do qui mô không lớn nên DNVVN rất năng động và dễ thích ứng vớinhững thay đổi nhanh chóng của thị trường Khi phải thay đổi cơ cấu sảnxuất, cơ cấu lao động, DNVVN gặp ít khó khăn hơn so với các doanh nghiệplớn Những máy móc, công nghệ cũ có thể dễ dàng bán đi để thay bằng dâychuyền mới sản xuất sản phẩm mới, điều này đối với các doanh nghiệp lớn sẽkhó thực hiện hơn nhiều, nó luôn đòi hỏi chi phí lớn, thời gian dài mới có thểlàm được Trong một số trường hợp, DNVVN còn năng động thích ứng nhanhvới những biến động về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước.Trong thương mại, nhờ tính linh hoạt, dễ tham gia thị trường, cũng như dễ rútlui khỏi thị trường khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi, nên DNVVN dễtìm kiếm lợi nhuận từ những “ngách” của thị trường, đặc biệt là trong giai
đoạn chuyển đổi của nền kinh tế
Hai là, dễ khởi nghiệp: Do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn
cao; qui trình tổ chức quản lý trong các DNVVN gọn nhẹ, khi hoạt động kinhdoanh gặp khó khăn thì nội bộ doanh nghiệp dễ dàng bàn bạc, thống nhấthành động Hơn nữa với đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn nên các doanh nghiệp
có thể sử dụng vốn tự có hoặc vay mượn bạn bè, các tổ chức tín dụng Vì vậy,DNVVN dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường Thực
tế ở Việt Nam đã có rất nhiều DNVVN do khôi phục và phát triển các ngànhnghề truyền thống trong từng hộ gia đình, từng dòng họ, làng nghề của nôngthôn Việt Nam đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh Mặt khác, nếu chủ thểnào đó có ý tưởng sản xuất kinh doanh cộng với một số ít vốn, một số laođộng nhất định và mặt bằng không lớn là có thể khởi sự được doanh nghiệp
Ba là, DNVVN có một số lợi thế trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng, qua đó sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Về khía cạnh này,
có thể nói DNVVN có một số lợi thế trong việc định hướng và làm xuất hiện
Trang 17nhiều nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng.
Bốn là, hầu hết các DNVVN có qui mô nhỏ, thiếu các nguồn lực để tiến
hành các dự án đầu tư lớn; khả năng mở rộng thị trường đầu ra, đặc biệt là thịtrường quốc tế có nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp thiếu tính chiến lược vàkhông có kế hoạch dài hạn Sự liên kết, hợp tác giữa các DNVVN là sự liênkết hợp tác theo hiệp hội ngành hàng, theo địa bàn không bền vững
Năm là, khả năng về công nghệ thấp, do không đủ tài chính cho nghiên
cứu, triển khai hay tiếp nhận công nghệ tiên tiến, việc hình thành nên các côngnghệ mới tại các DNVVN là điều hết sức khó khăn Những doanh nghiệp nào cósáng kiến về công nghệ mới đôi khi phải bán lại sáng kiến cho các doanh nghiệplớn hơn, có đủ khả năng tài chính trong việc nghiên cứu triển khai công nghệ
Sáu là, trình độ lao động có tay nghề thấp Đa số lao động trong
DNVVN chỉ là lao động phổ thông, chưa qua các lớp đào tạo bài bản, do đósức lao động ở đây thường rẻ hơn so với lao động đã qua đào tạo, có trình độcao; chế độ đãi ngộ nhân viên thường không được chú trọng Vì thế, các chủDNVVN thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trongviệc thuê lao động có tay nghề, có trình độ cao do hạn chế về mặt tài chính
* Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
Một là, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đangphát triển, DNVVN chiếm tỷ trọng cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế Tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN nhanh hơn so với các loại hình doanhnghiệp khác Các DNVVN hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành côngnghiệp, thương mại, dịch vụ Từ công nghiệp thủ công truyền thống đến cácngành công nghiệp kỹ thuật cao, tạo khả năng gia công, thầu phụ cho cácdoanh nghiệp lớn Sự phát triển có hiệu quả, nguồn vốn quay vòng nhanh trongcác DNVVN góp phần nâng cao tích luỹ tài sản trong nước
Doanh nghiệp tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phongphú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu,
Trang 18góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăngxuất khẩu, đó cũng là nhân tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển Vìvậy, các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốcdân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗinước Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, mỗi năm các DNVVN đónggóp khoảng 25% GDP của cả nước [46, tr.16]
Hai là, gia tăng tính năng động của nền kinh tế
DNVVN là nhân tố tạo nên sự năng động của nền kinh tế trong cơ chếthị trường Do số lượng các DNVVN tăng lên rất nhanh, làm gia tăng sốlượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ và làm tăng tính cạnh tranh trong nềnkinh tế Chính sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường,mẫu mã sản phẩm, giá cả hàng hóa… đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng trởnên năng động
Với quy mô vừa và nhỏ, lại được thành lập phân tán ở hầu khắp các địaphương, các khu vực, nên DNVVN có khả năng tận dụng các tiềm năng vềlao động, về nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, sử dụng sản phẩm phụhoặc phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp lớn Lợi thế của quy mô nhỏ lànăng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh với nhiều hình thức, có nhiềukhả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ, sựkết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, đáp ứng kịp thời nhữngđòi hỏi của nền kinh tế thị trường Vì thế, DNVVN đã và đang là lực lượngchủ yếu đảm bảo lưu thông hàng hoá trong xã hội và có vai trò quan trọngtrong việc góp phần làm tăng tính năng động của nền kinh tế
Phân bố rộng, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều nên các DNVVN rấtlinh hoạt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư như
dễ dàng huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc Chính vìvậy, DNVVN được coi là phương tiện có hiệu quả và linh hoạt trong việc huyđộng, sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành khoảnvốn đầu tư quan trọng trong nền kinh tế
Trang 19Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Sự phát triển của DNVVN tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụtrợ quan trọng, vì DNVVN thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chitiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh Đặc biệt, đối vớikhu vực nông thôn, sự phát triển của DNVVN không chỉ làm cho công nghiệpphát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các ngành thương mại, dịch
vụ DNVVN là cầu nối giữa công nghiệp hiện đại với tiểu thủ công nghiệp vànông nghiệp phi tập trung, làm cơ sở và tiền đề cho phát triển công nghiệphiện đại Do đó, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và
đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế, góp phần làm cho tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnngày càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụngày càng tăng lên
Bốn là, giải quyết việc làm cho xã hội
Phát triển DNVVN ở thành thị cũng như nông thôn là biện pháp chủyếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá các nguồn thu nhập cho nhân dân Sự lớnmạnh của các DNVVN đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh
tế DNVVN không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho số lao động làm việc thườngxuyên trong doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện để lao động ngoài doanhnghiệp có việc làm thông qua các hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu
ra và phục vụ sản xuất kinh doanh
Xét trên góc độ giải quyết việc làm thì DNVVN luôn đóng vai trò quantrọng hơn các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế Lịch
sử phát triển của các nước công nghiệp phát triển cũng như ở Việt Nam trongthời kỳ đầu đổi mới đã cho thấy: Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệplớn phải giảm lao động để giảm chi phí đến mức có thể tồn tại được vì cầucủa thị trường thấp hơn cung, nhưng đối với DNVVN, do đặc tính linh hoạt,
Trang 20uyển chuyển, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể hoạtđộng được Do đó, các DNVVN không những không giảm lao động mà còn
có thể thu hút thêm lao động Chính vì vậy, Hội đồng doanh nghiệp nhỏ thếgiới đã cho rằng: “DNVVN là liều thuốc cuối cùng chữa trị bệnh thất nghiệpkhi nền kinh tế suy thoái”
Năm là, đào tạo các doanh nhân cho nền kinh tế
Sự xuất hiện và khả năng phát triển doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiềuvào những nhà sáng lập ra chúng Với ưu thế của mình, DNVVN dễ vàthường xuyên phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, thị trường, chiến lược kinhdoanh để thích nghi với môi trường xung quanh; ứng xử linh hoạt vớinhững tác động do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất;
sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện mới các doanh nghiệp thường xuyên diễn ratrong mọi giai đoạn Đó là sức ép lớn buộc chủ doanh nghiệp phải có tính linhhoạt cao trong quản lý, điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạohiểm Sự có mặt của đội ngũ quản lý với khả năng, trình độ, nhận thức của họ
về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớnđến hoạt động của từng DNVVN Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìmkiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môitrường kinh doanh Do đó, các DNVVN góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện đội ngũ doanh nhân, ươm mầm các tài năng kinh doanh cho đất nước.Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự cómặt của đội ngũ này, chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động,linh hoạt, phù hợp với thị trường
1.1.2 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo triết học Mác - Lênin “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: Hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ”
Phát triển DNVVN là một nội dung trong phát triển kinh tế ở một địaphương, một vùng, một lãnh thổ; do vậy để hiểu rõ hơn thế nào là phát triển
Trang 21DNVVN, trước hết ta tìm hiểu phát triển kinh tế là gì?
* Quan niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do nhữngnhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó; làquá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăngtrưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế,chất lượng cuộc sống [32, tr.6]
* Quan niệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên cơ sở quan niệm về phát triển kinh tế, tác giả đưa ra quan niệm
về phát triển DNVVN: Phát triển DNVVN là quá trình tăng lên về số lượng, quy mô của doanh nghiệp (Lao động, nguồn vốn, doanh thu); hiệu quả hơn về chất lượng doanh nghiệp (Lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên 1 lao động, lợi nhuận trên vốn… ) và có sự hoàn chỉnh hơn về cơ cấu doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, quan niệm trên cho thấy, phát triển DNVVN nhằm đẩynhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để cácDNVVN đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển DNVVN
chính là quá trình phát triển cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp; có
quy mô, cơ cấu hợp lý, trình độ công nghệ thích hợp với tiềm năng và lợithế từng vùng, từng địa phương; nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra những sản phẩm hàng hoá,dịch vụ, mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo việclàm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp ngày càng cao vào sựphát triển kinh tế - xã hội
Trang 221.2 Quan niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa
1.2.1 Quan niệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về DNVVN và phát triểnDNVVN, vận dụng vào điều kiện cụ thể phát triển DNVVN ở tỉnh ThanhHóa, tác giả quan niệm về phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa như sau:
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa là hoạt động tích cực, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng tổng thể các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về số lượng, quy mô; phát triển về chất lượng và cơ cấu doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Nội hàm khái niệm chỉ rõ:
Chủ thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chủ thể phát triển
DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa gồm: Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức kinh tế,
chính trị - xã hội và các DNVVN trên địa bàn Tỉnh Mỗi lực lượng trên có vaitrò khác nhau trong tổ chức thực hiện phát triển DNVVN Trong đó, tổ chứcđảng và chính quyền các cấp của Tỉnh là người lãnh đạo, chỉ đạo và ban hànhcác cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đường lối, chủ trương nghị quyết củaĐảng và Nhà nước về phát triển DNVVN Bởi vì, phát triển DNVVN đòi hỏiphải giải quyết những khó khăn mà các DNVVN tỉnh Thanh Hóa gặp phải
như: Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính; khó khăn
về mặt bằng sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực và khả năng quản lý củachủ doanh nghiệp; năng lực công nghệ, kỹ thuật thấp; tính liên kết, hợp tácsản xuất của các DNVVN Tỉnh còn hạn chế…Vì vậy, các tổ chức Đảng vàchính quyền phải là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc quy hoạch
và phát triển DNVVN
Trang 23Phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa là một chủ trương rất quan trọngvừa mang tính chiến lược lâu dài vừa là những vấn đề mang tính thời sự cấpbách Do vậy, đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành và các DNVVN tỉnhThanh Hóa coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột pháchiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế củaTỉnh Phát triển DNVVN tỉnh Thanh Hóa là trách nhiệm chung của mọi tổchức, cơ quan, đơn vị ở địa phương Trong phát triển DNVVN thì vấn đề tiênquyết đặt ra là phải phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động của các cấp, cácngành vì đây được xác định là hoạt động có mục đích, có tổ chức, là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra Bên cạnh các nhân tố của chínhquyền và ban ngành các cấp thì đối với các DNVVN của Tỉnh muốn nâng caohiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động nắmbắt những chủ trương, cơ chế, chính sách trong phát triển DNVVN Cácdoanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vongcủa doanh nghiệp mình Vai trò quyết định của doanh nghiệp thế hiện trên hai
mặt: Một là, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và nhân tố thuận lợi của môi trường bên ngoài Hai là, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những
điều kiện, nhân tố cho chính bản thân mình để phát triển Cả hai mặt này cầnđược phối hợp đồng bộ để tận dụng được tối đa các nguồn lực Hiệu quả kinh
tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp Muốn nâng caohiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sửdụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiệnmọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn thíchứng với những biến động của thị trường
Vì vậy, các DNVVN cần tích cực, chủ động tìm ra các giải pháp đểphát triển doanh nghiệp của mình, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế -
xã hội chung của Tỉnh Do đó chủ thể đề cập đến là cấp ủy, chính quyền Tỉnh,các ban ngành và các DNVVN trên địa bàn
Trang 24Mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhằm phát triển cả về số
lượng, chất lượng; có quy mô, cơ cấu hợp lý, trình độ công nghệ thích hợpvới tiềm năng và đặc điểm của các vùng, miền trong Tỉnh; tạo dựng mối quan
hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp với hợp tác xã vàcác hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnhtranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩmhàng hoá, dịch vụ, mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạoviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp ngày càng cao vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Nội dung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa
Phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào những nộidung cơ bản:
Một là, gia tăng số lượng doanh nghiệp
Gia tăng số lượng doanh nghiệp nghĩa là các đơn vị, các cá thể kinhdoanh là DNVVN ngày càng nhiều Nói cách khác, là làm tăng số lượng tuyệtđối các DNVVN; nhân rộng số lượng các DNVVN hiện có Mặt khác, để pháttriển DNVVN thời gian tới Tỉnh phải quan tâm khuyến khích và tạo thuận lợicho các doanh nghiệp hoạt động đúng vai trò Với quan điểm tạo điều kiệnthuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp mới, đồng thời khuyến khích cácDNVVN hiện có không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng mọi mặt để đạttrình độ phát triển ngày càng cao, tạo lập uy tín và thương hiệu trên thươngtrường ngày càng bền vững
Hai là, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn là làm cho doanh nghiệp cóquy mô về vốn, lao động, công nghệ, cơ sở vật chất phù hợp với tiêu chí đểtăng khả năng sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Đây cũng chính là nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.Quy mô doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp, năng lực cung cấp sản phẩm cho xã hội và được biểu hiện
Trang 25tổng quát, trực tiếp ở tiêu chí giá trị sản phẩm làm ra, giá trị sản phẩm cungcấp cho xã hội.
Quy mô doanh nghiệp được phản ánh qua hệ thống các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu phản ánh trực tiếp quy mô doanh nghiệp: Số lượng sản phẩmchủ yếu và giá trị sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp; số lượng và giá trị sảnphẩm hàng hóa chủ yếu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh gián tiếp quy mô doanh nghiệp: Tổng số vốn và từngloại vốn; tổng số lao động và từng loại lao động; tổng số cơ sở vật chất; diệntích mặt bằng SXKD Các chỉ tiêu phản ánh quy mô ở trên đồng thời là chỉtiêu phản ánh năng lực doanh nghiệp, thông qua đó phản ánh năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực
Chuyển dịch cơ cấu gồm các nội dung như cơ cấu ngành, cơ cấu vùng,
cơ cấu giá trị, cơ cấu lao động Với cơ cấu ngành cần phát triển DNVVN trongngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với xu hướng tăng hơn trong ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản Với cơ cấu vùng cần phát triển hợp lý số lượng,chất lượng các DNVVN trên các địa bàn trong Tỉnh, cần ưu tiên đầu tư pháttriển doanh nghiệp ở khu vực các huyện miền núi, huyện ven biển có điều kiệnkinh tế - xã hội còn khó khăn Với cơ cấu giá trị, cần gia tăng hàm lượng chấtxám trong cấu thành giá trị sản phẩm của DNVVN Với cơ cấu lao động, cầntăng dần lao động qua đào tạo, lao động kỹ thuật, giảm dần lao động giản đơn
Sự phát triển của DNVVN tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợquan trọng vì DNVVN thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiếtđược dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh Đặc biệt, đối với khu vựcnông thôn, sự phát triển của DNVVN không chỉ làm cho công nghiệp phát triểnmạnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các ngành thương mại, dịch vụ DNVVN
là cầu nối giữa công nghiệp hiện đại với tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệpphi tập trung, làm cơ sở và tiền đề cho phát triển công nghiệp hiện đại
Trang 261.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa
Cũng như các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, DNVVN trên địabàn tỉnh Thanh Hóa cũng chịu tác động của rất nhiều nhân tố, nhóm nhân tốtrong quá trình phát triển Tuy nhiên, qua thực trạng phát triển và nghiên cứuthực tế của một số công trình, có thể nhận thấy những nhân tố chủ yếu sau:
Một là, nhân tố môi trường tự nhiên và nhân tố cơ sở hạ tầng
Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình có tác động khá lớn đếnhoạt động SXKD của doanh nghiệp như: Khí hậu, thời tiết, độ cao, vùngsâu, vùng xa, thành thị, nông thôn… những thay đổi bất ngờ của khí hậu,thiên tai luôn rình rập là nguy cơ tiềm ẩn mà các doanh nghiệp phải luôn có
kế hoạch đối phó và dự phòng các phương án SXKD Vị trí địa lý còn ảnhhưởng đến khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như vậnchuyển hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu và tính cơ động trong SXKD, làmtăng hoặc giảm chi phí lưu thông, chi phí kho bãi… của doanh nghiệp; ví
dụ, ngành xây dựng thường gặp khó khăn khi vận chuyển máy móc, thiết
bị, thi công các công trình ở vùng sâu, vùng xa do vị trí địa lý hiểm trở;người lao động phải làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đi lạikhó khăn, y tế không đảm bảo, dễ nhiễm bệnh; do đó, năng suất lao độngthấp, hiệu quả kinh tế thường không cao
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện,nước, ngân hàng và các công trình dịch vụ, phúc lợi xã hội khác như y tế, giáodục, khu vui chơi giải trí… là các nhân tố có tác động lớn đến hoạt độngSXKD của doanh nghiệp Kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp nước
ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng trong những năm qua còn thấp; mộttrong những nguyên nhân quan trọng đó là cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là khuvực nông thôn, miền núi; hệ thống giao thông chưa đồng bộ, xuống cấp nhanh
đã làm khó khăn cho công tác vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa; làm cho chi phí
Trang 27doanh nghiệp tăng cao do hư hỏng phương tiện, hao tốn nhiên liệu, tốn nhiềunhân công, thời gian… làm cho lợi nhuận sụt giảm.
Hai là, nhân tố môi trường chính trị, pháp luật
Trong quá trình hoạt động, phát triển SXKD, mọi thành phần kinh
tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng đều phải chịu ảnh hưởng của thểchế chính trị và hệ thống pháp luật Chính trị ổn định là tiền đề quantrọng cho hoạt động và mở rộng SXKD của doanh nghiệp Hệ thốngpháp luật hoàn thiện và ổn định là một chỗ dựa vững chắc cho doanhnghiệp yên tâm hoạt động
Doanh nghiệp khi hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là hànhlang, môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động; đồng thời còn là trọngtài khi cần thiết để phân xử các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồngkinh tế giữa các chủ thể - doanh nghiệp Môi trường pháp lý quy định hành viứng xử của doanh nghiệp trong môi trường đó; doanh nghiệp có thể hoặckhông thể tận dụng những quy định này để nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp Hoạt động SXKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiềuchính sách ưu tiên hay hạn chế đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài củanhà nước, địa phương
Ba là, nhân tố liên quan đến chính sách thuế và phí
Thuế thường là nhân tố ảnh hưởng tức thời đến hoạt động của doanhnghiệp Tác động của thuế gần như ở mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp từ thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế nhập khẩu nguyên,vật liệu bán thành phẩm đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường Đây cũng là một nhân tố mà cácDNVVN ở tỉnh Thanh Hóa đang chịu sự tác động không nhỏ, nó cũng là vấn
đề mà gần như trong mọi nghiên cứu liên quan đến phát triển doanh nghiệpnói chung và DNVVN nói riêng đều đề cập trong thời gian qua
Trang 28Bốn là, nhân tố vốn kinh doanh
Được coi là mạch máu trong các hoạt động của doanh nghiệp, vốn làmột trong những nhân tố có tác động rất lớn và thường xuyên đến hoạt độngcủa doanh nghiệp Thông thường doanh nghiệp phải tiến hành vay vốn từ các
tổ chức tài chính tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củamình bao gồm cả vốn cho tài sản cố định và vốn lưu động Liên quan đếnnhân tố vốn là vấn đề tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp với các tổ chứctín dụng (nguồn chính thức), hay các nguồn hỗ trợ từ chính phủ cũng như các
tổ chức tài trợ khác Vì vậy các thủ tục liên quan đến vay vốn hoặc xin hỗ trợ:
Hồ sơ, thế chấp, bảo lãnh tín dụng là những hoạt động có ảnh hưởng đếnviệc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, DNVVN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua
đã gặp không ít khó khăn về nhân tố vốn Việc tiếp cận các nguồn vốn tíndụng, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn Khó khăn này đến từ cả haiphía Từ phía doanh nghiệp, do những hạn chế về nhân lực và quản lý, cácDNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án đầu tư Từ phíangân hàng, các dự án vay vốn từ các ngân hàng vừa và nhỏ là dự án có quy
mô nhỏ Nhiều ngân hàng ngại cho vay vì chi phí cho thủ tục, thẩm định vàrủi ro cao Về nhận thức, nhiều ngân hàng thương mại chưa đánh giá đúngtầm quan trọng và tiềm năng của khu vực DNVVN
Các khó khăn tiếp cận tài chính là một trở ngại đối với tăng trưởng đầu
tư, sản xuất và việc làm Các DNVVN đặc biệt gặp bất lợi trong tiếp cận tàichính do chính sách hạn chế sự linh hoạt của tổ chức tín dụng trong việc địnhgiá rủi ro khi đưa ra mức lãi suất Thiếu cơ hội huy động vốn cổ phần cũng làmột trở ngại lớn đối với phát triển của các DVVVN ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Năm là, nhân tố nguồn nhân lực
Nhân lực luôn được xem là nhân tố đặc biệt, tạo nên thành công haythất bại của doanh nghiệp; nếu một doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, cơ
Trang 29sở hạ tầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng lao động thì khó có thể tồn tại.
Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp; conngười là nhân tố đầu vào quan trọng bậc nhất của quy trình sản xuất kinhdoanh, quyết định đến kết quả SXKD Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ củanền tri thức nhân loại, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, tính hộinhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tính chính xác, khoa học, kịp thời trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngày càng cao; doanh nghiệp đứng vững và pháttriển, làm chủ được khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại thì nguồn nhânlực có trình độ, tay nghề và kỷ luật cao là một nhân tố vô cùng quan trọng
Do vậy, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt sự biến đổi của kỹ thuật, công nghệ
để có chiến lược đào tạo, tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp cho từnggiai đoạn
Đối với các DNVVN tỉnh Thanh Hóa, chất lượng nguồn nhân lực cònnhiều hạn chế, khi mà lao động trong các DNVVN vừa yếu lại vừa thiếu
Số lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, việc đào tạo chỉ mang tính thời vụ,trước mắt, chưa mang tính lâu dài Việc thực hiện chưa đầy đủ các chínhsách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đichất lượng lao động và công việc trong khu vực DNVVN, do vậy cácDNVVN càng rơi vào thế bất lợi
Sáu là, nhân tố trình độ khoa học, công nghệ của doanh nghiệp
Khoa học, công nghệ là một nhân tố cơ bản bảo đảm quá trình pháttriển và hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp một cách vững chắc.Ngày nay, con người đã thống nhất luận điểm: Khoa học, công nghệ là chìakhóa làm chủ sự phát triển kinh tế, xã hội, “Ai làm chủ được khoa học, côngnghệ, người đó sẽ làm chủ được tương lai” Khoa học, công nghệ quyết địnhđến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chi phí sản xuất của doanh nghiệp;
do đó việc ứng dụng và làm chủ được khoa học, công nghệ là một đòi hỏi tất yếu
để phát triển và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 30Đối với tỉnh Thanh Hóa, phần lớn các DNVVN chưa ứng dụng khoa học
và công nghệ vào sản xuất Chính vì vậy, năng suất lao động, chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Bảy là, nhân tố thị trường
Thị trường đối với doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thịtrường đầu ra
Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD củadoanh nghiệp như thị trường máy móc, thiết bị, thị trường nguyên, nhiên vậtliệu, thị trường lao động, thị trường vốn Thị trường đầu vào chính là cácnguồn lực mà doanh nghiệp phải tính toán, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp
Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùngbằng những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp; nó tác động đếnmức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, tốc độ chu chuyển vốn, khả năngphát triển thị phần sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Do vậy, thịtrường đầu ra quyết định quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng SXKDcủa doanh nghiệp; việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sốngcòn đối với mỗi doanh nghiệp
Như vậy, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển củaDNVVN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóan là nội dung quan trong Trên cơ sở cácnhân tố ảnh hưởng này làm cơ sở để đưa ra quan điểm và giải pháp phát triểnDNVVN trên địa bàn Tỉnh thời gian tới
*
Trang 31Tạo mọi điều kiện hỗ trợ phát triển DNVVN là một chủ trương đúngđắn và mang tính thời sự của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay Mặc dù, thời gian qua một số quốc gia trên thế giới và ởnước ta đã nhìn rõ vai trò và tác động to lớn của DNVVN đối với các vấn đềkinh tế - xã hội; từ đó đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về phát triểnDNVVN Tuy nhiên, trước những biến động của nền kinh tế thị trường và cácvấn đề xã hội mới hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển DNVVN.Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung lý luận về phát triểnDNVVN Trong chương 1 luận văn, tác giả đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lýluận phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa Những cơ sở lý luận phần lớn dựatrên quan điểm của Đảng và Nhà nước Dựa vào những điều kiện và đặc điểm
cụ thể của tỉnh Thanh Hóa, luận văn đi sâu làm rõ khái niệm phát triểnDNVVN ở tỉnh Thanh Hóa và chú trọng phân tích đến nội dung phát triển vàcác nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNVVN trên địa bàn Đây là cơ sởquan trọng để chương 2 phân tích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ratrong quá trình phát triển DNVVN ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Ở TỈNH THANH HÓA THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc thù điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa có ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.133,41 km2, là Tỉnh
có miền núi, vùng cao biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển
Nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ Thanh Hoá là tỉnhnằm trong vùng ảnh hưởng tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc
và những tác động của vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ và Nam bộ Với sựtác động này, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh
tế - xã hội cũng như phát triển các DNVVN
* Địa hình: Địa hình Thanh Hoá có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông,
chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi, trung du; vùng đồng bằng; vùng ven biển
Vùng núi, trung du của Tỉnh gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệnúi Trường sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh,Thường Xuân, Lang Chánh, Bá thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát,Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạnh Thành Độ cao trung bình vùng núi từ 600 -
700 mét, độ dốc trên 25 độ Vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200 m,
độ dốc từ 15 đến 20 độ
Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên; bao gồmcác huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn,Nông Cống, Hà Trung, Thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn Độ cao trungbình từ 1 - 15 m
Vùng biển bao gồm các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, thị xãSầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia Độ cao trung bình từ 3 - 6 mét
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đônglạnh, có gió tây khô nóng, chịu nhiều ảnh hưởng của bão
Trang 33* Về tài nguyên rừng: Hiện nay toàn Tỉnh có 711.903 ha rừng và đất
rừng, chiếm 63,7% diện tích tự nhiên Hệ thực vật rừng đa dạng, phong phú.Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp phục vụ nghềtrồng rừng cũng như các doanh nghiệp chế biến lâm sản
* Tài nguyên biển: Thanh Hóa là Tỉnh có tài nguyên biển tương đối
phong phú, Tỉnh có 102 km bờ biển chạy theo hình cánh cung, vùng lãnh hảirộng lớn 1,7 vạn km2, chịu ảnh hưởng chi phối bởi các dòng hải lưu nóng vàlạnh tạo thành những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có các cửalạch lớn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thuỷ phát triển Có bãi tắm SầmSơn, có cảng nước sâu Nghi Sơn, có khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn Đây làđiều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các DNVVN trong lĩnh vực đánhbắt, nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ cũng như phát triểnkinh tế - xã hội của Thanh Hoá nói chung
* Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Tỉnh rất
đa dạng, có tới 250 điểm, 42 loại, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nướcnhư: Đá vôi xi măng, đá ốp lát, đất sét làm vật liệu xây dựng, crôm, quặngsắt Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều doanh nghiệp trong lĩnhvực khai thác và chế biến, đặc biệt là doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng
* Danh lam thắng cảnh: Thanh Hoá cũng là địa phương có nhiều danh lam
thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong nhữngtrọng điểm du lịch quốc gia Đó là những địa danh vừa có thắng cảnh đẹp, vừa cóđiều kiện phát triển các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, vui chơi, nghỉ mát
Như vậy dễ dàng nhận thấy, điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiềuthuận lợi cho sự phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN
2.1.2 Kinh tế - xã hội
* Một số chỉ tiêu kinh tế
Trong thời kỳ 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quânhàng năm là 11,3%; thu nhập bình quân đầu người (GDP) năm 2010 đạt 810USD; tốc độ giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 2,6%; tốc độ giá
Trang 34trị gia tăng công nghiệp, xây dựng bình quân 16%; tốc độ tăng gia tăng cácngành dịch vụ 12,3%; cơ cấu các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp,xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2010 tương ứng là 24,2% - 41,3% - 34,5%.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006 - 2010 đạt 25,4 nghìn tỷ [13, tr.23].
Các chỉ tiêu kinh tế của thời kỳ 2006 - 2010 nêu trên cho thấy, tuy tốc
độ tăng trưởng tương đối cao nhưng mức GDP bình quân đầu người còn ởmức thấp so với bình quân chung của cả nước
Theo báo cáo của Tỉnh Ủy Thanh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội năm2014: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 11,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng: Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 18,8%; công nghiệp -xây dựng chiếm 40,9%; dịch vụ chiếm 40,3%; GDP bình quân đầu người ướcđạt 1.365 USD [51, tr.4]
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được đầu tư tương đối thuận lợi:
Đã hình thành được 4 khu khu công nghiệp là: Khu công nghiệp Lễ Môn,khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công nghiệp Đình Hương - Tây bắc ga, khu côngnghiệp Lam Sơn và đặc biệt là khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, có cảng nước sâuNghi Sơn với khả năng tiếp nhận tàu 30.000 tấn vào ra thuận lợi
Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du
và miền núi trong nội bộ Tỉnh và các miền trong cả nước; năm 2012 đã mởđường bay thẳng Thanh Hóa - Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu bước pháttriển và hoàn thiện hệ thống giao thông của Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy đầu
tư, phát triển kinh tế - xã hội… Đây là cầu nối giao thông hiện đại, kết nốithương mại, đầu tư, du lịch và trao đổi văn hóa của nhân dân tỉnh Thanh Hóanói riêng và khu vực Bắc Trung bộ nói chung với thành phố Hồ ChíMinh, trung tâm kinh tế của cả nước Cùng với đường sắt và quốc lộ 1A chạyqua vùng đồng bằng và ven biển đã tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuậtcho phát triển KTXH của địa phương
Trang 35* Tình hình dân số, lao động
Thanh Hoá là tỉnh đông dân, có 3.400.595 người, lực lượng lao độngtrong độ tuổi là 2.068.555 người Trên 61% lực lượng lao động tập trung ởlĩnh vực nông nghiệp và nông thôn [19, tr.31] Thanh Hoá có 27 đầu mối cấphuyện, bao gồm 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố Trong đó có 11 huyệnmiền núi, với diện tích 7.988 km2, bằng 72% diện tích toàn Tỉnh và 851.984dân, bằng 25% dân số của Tỉnh
Thanh Hoá có nhiều làng nghề truyền thống, có 105 làng nghề, vớinhiều nghề truyền thống phong phú như dệt lụa tơ tằm, dệt vải, dệt thổ cẩm,dệt chiếu, đan bồ, đan cót, nghề mộc, nghề gốm, nghề chế tác đá, nghề rèn,đúc, nghề chế biến lương thực thực phẩm Tuy nhiên, thực tế chỉ còn có 67làng nghề đang hoạt động
Điều kiện KT - XH của tỉnh Thanh Hoá tuy có những hạn chế nhấtđịnh nhưng xét về lâu dài, Tỉnh có nhiều tiềm năng cho sự phát triển của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN
Đã hình thành được các khu công nghiệp tập trung với diện tích lớn, tạođiều kiện mặt bằng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nguồn lực lao độngtương đối dồi dào, cùng với chủ trương phát triển tiểu thủ công nghiệp và làngnghề của Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàphát triển thị trường trên địa bàn nông thôn của Tỉnh, mở ra những cơ hội chocác DNVVN phát triển kinh doanh, phát triển các doanh nghiệp mới
2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa
2.2.1 Thành tựu về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua
Một là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa đã có sự phát triển nhanh về số lượng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, sốlượng các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh hàng năm tăng lên không ngừng.Qua Phụ lục 1, cho thấy: Số lượng DNVVN trong các ngành kinh tế quốc
Trang 36dân tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốdoanh nghiệp; năm 2009 có 4.132 doanh nghiệp, trong đó có 4.031DNVVN, chiếm 97,6%; năm 2010 là 4.559 doanh nghiệp, trong đó có 4.446DNVVN, chiếm 97,5%; năm 2011 là 5.302 doanh nghiệp, trong đó có 5.179DNVVN, chiếm 97,6% và năm 2012 là 5.506 doanh nghiêp, trong đó có5.369 DNVVN, chiếm 97,5% năm 2013 là 5.939 doanh nghiệp, trong đó có
5817 DNVVN, chiếm 97,9%
Số lượng DNVVN năm 2010 là 4.446 doanh nghiệp, so với năm 2009
là 4.031 tăng 415 doanh nghiệp hay tăng 10,3%; năm 2011 là 5.179 doanhnghiệp, so với năm 2010 tăng 733 doanh nghiệp hay tăng 16,5%; năm 2012
là 5.369 doanh nghiệp, so với năm 2011 tăng 190 doanh nghiệp hay tăng3,7%; năm 2013 là 5817 doanh nghiệp, so với năm 2012 tăng 448 doanhnghiệp hay tăng 8,3% sau 4 năm số lượng doanh nghiệp đã tăng 1786 doanhnghiệp, bình quân mỗi năm tăng 446 doanh nghiệp, tương ứng tăng 11,0%năm [Phụ lục 1]
Đối với doanh nghiêp nhà nước: Hàng năm chỉ có 33 doanh nghiệp,
riêng năm 2012 chỉ còn 24 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,6%trong tổng số DNVVN năm 2013 là 25 doanh nghiệp, chiếm 0,4% trong tổng
số DNVVN Trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại, cổ phần hoá đối với doanhnghiệp khu vực nhà nước trong thời gian qua ở Thanh Hoá là rất chậm; trongthời gian tới DNVVN khu vực nhà nước sẽ giảm dần do sắp xếp lại, cổ phầnhoá chuyển sang khu vực ngoài nhà nước [Phụ lục 1]
Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước: Hàng năm chiếm 99,1% tổng số
doanh nghiệp và có bước phát triển khá nhanh, năm 2010 so với 2009 tăng
412 doanh nghiệp hay tăng 10,3%; năm 2011 so với 2010 tăng 731 doanhnghiệp hay tăng 16,6%; năm 2012 so với 2011 tăng 205 doanh nghiệp haytăng 4,0%; năm 2013 so với 2012 tăng 441 doanh nghiệp hay tăng 8,2%,bình quân mỗi năm tăng 447 doanh nghiệp hay tăng 11,2% [Phụ lục 1]
Trang 37Trong khu vực ngoài nhà nước thì công ty TNHH bình quân năm thời
kỳ 2009 - 2013 chiếm 52,2% tổng số DNVVN và loại hình doanh nghiệp nàycũng có tốc độ tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 276 doanh nghiệp haytăng 12,1%; tiếp đến là công ty cổ phần, bình quân năm chiếm tỷ trọng19,0%; tăng 120 doanh nghiệp hay tăng 14,8%; hợp tác xã, chiếm 15,1%;tăng 11 HTX hay tăng 1,5% và doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,8%; tăng 42doanh nghiệp hay tăng 7,1% bình quân năm [Phụ lục 1]
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trên địa bàn chủ yếu
là doanh nghiệp lớn nên số lượng DNVVN luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và đang
có bước tăng khá, năm 2009 có 9 doanh nghiệp, năm 2012 có 8 doanh nghiệp,năm 2013 có 14 doanh nghiệp, bình quân năm chỉ chiếm 0,2% trong tổng sốDNVVN nhưng loại hình doanh nghiệp này có ví trí rất quan trọng trong nềnkinh tế mở cửa hiện nay [Phụ lục 1]
Tóm lại, qua kết quả phân tích ta thấy số lượng DNVVN trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá có sự phát triển nhanh đã đưa tỷ lệ doanh nghiệp trên 10.000dân có bước phát triển khá, từ 5,1 doanh nghiệp năm 2005 đã lên 17,8 doanhnghiệp năm 2012, so với bình quân chung cả nước thì vẫn còn thấp (Cả nướcnăm 2012 là 33,0 doanh nghiệp/10.000 dân) [48, tr.63]; trong tổng sốDNVVN, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phát triển nhanh nhất
Hai là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động
* Sự tăng trưởng về quy mô vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Qua số liệu tổng hợp ở Phụ lục 4 cho thấy, cơ cấu các doanh nghiệp đã
có sự chuyển dịch về quy mô vốn sản xuất kinh doanh
Nhóm có vốn dưới 1 tỷ đồng, năm 2010 giảm 350 doanh nghiệp so vớinăm 2009 nhưng đến năm 2011 lại tăng 712 doanh nghiệp so với năm 2010
và năm 2012 so với năm 2011 tăng 594 doanh nghiệp, nên đã làm cơ cấu dịchchuyển mạnh từ 31,4% năm 2009 xuống 20,6% năm 2010, đến năm 2011 lại
Trang 38tăng lên 31,5% và năm 2012 là 41,4%; bình quân mỗi năm tăng 20,6%, tươngứng tăng 319 doanh nghiệp/năm
Nhóm DNVVN có vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng biến độngmạnh hơn, năm 2010 so với 2009 tăng 465 doanh nghiệp hay tăng 23,0%;năm 2011 so với năm 2010 lại giảm 221 doanh nghiệp hay giảm 8,9% và năm
2012 so với năm 2011 giảm 578 doanh nghiệp hay giảm 25,5% Về cơ cấudoanh nghiệp từ 50,2% năm 2009 tăng lên 56,0% năm 2010 và giảm xuốngcòn 43,8% năm 2011 và năm 2012 chỉ chiếm 31,5%; trong các nhóm thì chỉ
có nhóm này có tốc độ giảm, bình quân năm giảm 5,8% tương ứng giảm 111doanh nghiệp mỗi năm [Phụ lục 4]
Nguyên nhân giảm ở nhóm này là do quy mô doanh nghiệp bị thu hẹpnên dịch chuyển về nhóm dưới 1 tỷ đồng, làm cho nhóm dưới 1 tỷ đồng tăngkhá lớn, bình quân năm tăng 20,6% (tốc độ tăng chung 10,0%)
Nhóm doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ chiếm tỷ trọng thấp(khoảng 11%), nhóm đang có xu hướng tăng lên nhưng chậm từ 366 doanhnghiệp, chiếm 9,1% năm 2009 lên 543 doanh nghiệp, chiếm 12,2% năm 2010(tăng 177 doanh nghiệp) và đến 2012 là 573 doanh nghiệp, chiếm 10,7%,giảm 49 doanh nghiệp so với năm 2011; mức tăng bình quân mỗi năm là 69doanh nghiệp [Phụ lục 4]
Nhóm doanh nghiệp có vốn SXKD từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng có xuhướng tăng qua các năm từ 337 doanh nghiệp năm 2009 tăng lên 432 doanhnghiệp năm 2010 (tăng 95 doanh nghiệp) và năm 2011 là 546 doanh nghiệp,tăng 114 doanh nghiệp so với năm 2010 và năm 2012 là 816 doanh nghiệp,tăng 270 doanh nghiệp so với 2011 Nhóm này chiếm tỷ trọng thấp (khoảng11%) trong tổng số DNVVN, nên có bước tăng trưởng nhanh, bình quân mỗinăm tăng 160 doanh nghiệp hay tăng 34,3% Nhóm doanh nghiệp có vốnSXKD từ 50 tỷ trở lên cũng đang có bước tăng nhưng thiếu ổn định từ 38doanh nghiệp năm 2009 tăng lên 115 doanh nghiệp năm 2011, đến 2012 giảm
Trang 39xuống chỉ còn 68 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm tăng 10 doanh nghiệp;đây là nhóm có tỷ trọng thấp nhất (khoảng 1,5%) nên có tốc độ tăng cũng khácao (tăng 21,4%) [Phụ lục 4].
* Sự tăng trưởng về vốn bình quân một doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành SXKD nhất thiết phải có vốn.Vốn là yếu tố đầu vào, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tồn tại vàphát triển Do đó, trong quá trình hoạt động SXKD vốn luôn được các doanhnghiệp rất quan tâm
Từ năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế Tuynhiên, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn có bước phát triển về số lượng vàquy mô vốn sản xuất kinh doanh; qua Phụ lục 5 cho thấy, tổng số vốn của cácDNVVN chiếm 48,9% tổng vốn của các doanh nghiệp
Tổng vốn SXKD của các DNVVN tăng dần qua các năm, năm 2009 đạt25.915 tỷ đồng, tăng lên 30.352 tỷ đồng, năm 2010 và năm 2012 là 43.899 tỷđồng; tốc độ tăng bình năm thời kỳ đạt 19,2% tương ứng với tăng 5.994 tỷđồng/năm; so với tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp (tăng 10,0%) thì tốc
độ tăng của vốn SXKD tăng nhanh hơn
Do đó, ta thấy, vốn SXKD bình quân cho một DNVVN còn thấp nhưngđang có xu hướng tăng lên; vốn SXKD bình quân một doanh nghiệp từ 6.429triệu đồng năm 2009 tăng lên 8.176 triệu đồng năm 2012, sau 3 năm đã tăngbình quân cho 1 doanh nghiệp là 1.747 triệu đồng [Phụ lục 5]
- Vốn sản xuất kinh doanh bình quân theo thành phần kinh tế
Vốn SXKD của doanh nghiệp khu vực nhà nước được tăng dần qua các
năm, từ 1.302 tỷ năm 2009 lên 2.099 tỷ năm 2012, tốc độ tăng bình quân nămthời kỳ là 17,3% tương ứng tăng 266 tỷ đồng năm Doanh nghiệp khu vực nhànước ngoài việc thực hiện chiến lược SXKD tự chủ, còn được ngân sách nhànước đảm bảo cho các hoạt động, từ đó vốn bình quân cho một doanh nghiệp
Trang 40năm 2009 là 39.448 triệu đồng lên 87.446 triệu đồng năm 2012, sau 3 năm đãtăng 47.998 triệu đồng trên một doanh nghiệp [Phụ lục 5].
Vốn SXKD các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng khá nhanh từ 23.848
tỷ đồng năm 2009 tăng lên 41.154 tỷ đồng năm 2012, vốn SXKD bình quânnăm thời kỳ 32.293 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất 93,0% tổng nguồn vốncủa DNVVN; do đó có vai trò khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩykinh tế, đảm bảo an sinh xã hội [Phụ lục 5]
Trong những năm qua, vốn SXKD bình quân cho một doanh nghiệp đã có
sự tăng lên, năm 2009 vốn SXKD bình quân một doanh nghiệp khu vực này là5.978 triệu đồng, bằng 0,15 lần (15%) khu vực nhà nước và bằng 0,07 lần (7%)khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; tăng lên 7.711 triệu đồng trên một doanhnghiệp năm 2012, tăng 1.733 triệu đồng trên một doanh nghiệp
Qua đó ta thấy số lượng, quy mô vốn của doanh nghiệp khu vực ngoài nhànước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và đóng góp một phầnkhông nhỏ cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn bình quân năm thời kỳ
2009 - 2012 là 663 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng nguồn vốn của DNVVN; năm
2009 có 9 doanh nghiệp, qui mô vốn SXKD bình quân trên một doanh nghiệpkhu vực này lớn nhất, là 85.042 triệu đồng, lớn gấp 14,2 lần vốn bình quâncủa một doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 2,15 lần vốn bình quân của mộtdoanh nghiệp nhà nước Sự phát triển doanh nghiệp ở khu vực FDI chưanhiều, quy mô còn hạn chế nhưng đối với Thanh Hoá là khá quan trọng, nó làhạt nhân để các doanh nghiệp vệ tinh trong nước phát triển [Phụ lục 5]
- Vốn sản xuất kinh doanh bình quân theo ngành kinh tế: Qua Phụ lục
12, cho thấy, qui mô doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản: Vốn SXKD bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 là 677 tỷ đồng,chiếm 1,9% tổng số nguồn vốn SXKD của DNVVN; song quy mô doanhnghiệp đang từng bước được nâng lên, vốn sản xuất bình quân năm 2009 chỉ