Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ gần đây, kinh doanh du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trongđời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độngày càng nhanh Đặc biệt những thập kỷ gần đây, kinh doanh du lịch đã trởthành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sốngkinh tế của các nước đang phát triển Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH góp phần hạn chếtình trạng thất nghiệp… Với tư cách là một ngành kinh doanh tổng hợp, kinh tế
du lịch đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là độnglực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốcgia, dân tộc Xuất phát từ hiệu quả và lợi ích do kinh tế du lịch mang lại mà ngàynay, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chútrọng đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, cùng với cácngành kinh tế khác, kinh tế du lịch đã và đang được đầu tư phát triển, và nhucầu phát triển kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết Đảng và Nhà nước ta rấtcoi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nềnkinh tế quốc dân Do vậy, kinh tế du lịch đã được các cấp, các ngành và cácđịa phương khai thác ở các mức độ khác nhau và mang lại sự phát triển kinh
tế của từng vùng, từng địa phương và từng địa bàn trên cả nước
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hoà có nhiều tài nguyên dulịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đườngsắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế dulịch Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã có tốc độ tăngtrưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH củađịa phương Tuy nhiên, quy mô và tính hiệu quả của kinh tế du lịch Khánh Hoà
Trang 2còn chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng của nó, các nguồn lực của kinh tế dulịch vẫn chưa được khai thác một cách khoa học, sản phẩm du lịch chưa phongphú, đa dạng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm, khả năng hội nhập còn hạnchế… Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về tiềmnăng và thực trạng của kinh tế du lịch ở Khánh Hoà để từ đó đề ra những giảipháp thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của nó trong thời gian tới, phục vụđắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ KT - XH và QP - AN của địa phương.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn chủ đề: “Phát triển kinh tế
du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành kinh tế chính trị
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch ở nước ta đã có nhữngcông trình khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm như:
Th.s Trần Quốc Nhật: Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.1995 Luận văn đã đề cập đến vai trò
và xu hướng phát triển của du lịch; thực trạng phát triển du lịch ở Bà Rịa VũngTàu; đưa ra phương hướng và những giải pháp lớn nhằm phát triển du lịch ở VũngTàu
Th.s Hoàng Đức Cường: Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.1999 Tác giả đã tiếp cận lý luận vềkinh tế du lịch; thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Nghệ An; phươnghướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Nghệ An
Th.s Trần Ngọc Tư: Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc – tiềm năng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2000 Luận văn
đã đề cập đến lý luận về kinh tế du lịch; tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnhVĩnh Phúc; những giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc
Trang 3Th.s Trần Xuân Cảnh: Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tại
Việt Nam Tạp chí phát triển kinh tế số 123, tháng 1/2001 Bài viết đã đưa ra những
giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch tại Việt Nam
TS Nguyễn Huy Giáp: Kinh tế du lịch, Nxb CTQG, H.2002 Tiếp cận du
lịch ở góc độ tổng quan, coi du lịch là ngành kinh tế trong quá trình phát triển
Th.s Hồ Viết Chiến: Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
H.2003 Luận văn nghiên cứu làm rõ kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế củatỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; đưa ra các giải pháp để kinh tế du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Th.s Nguyễn Đình Sơn: Phát triển kinh tế du lịch và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ, Học viện
CTQS, H.2003 Tác giả đã đề cập đến lý luận chung về kinh tế du lịch, thực trạngphát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Hà Tây; tác động của phát triển kinh tế du lịch tới
QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây; mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu
để phát triển kinh tế du lịch gắn với củng cố QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Mai Trang: Du lịch – Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hoà, Tạp chí
Thương mại, số 30/2003 Tác giả viết về sự phát triển du lịch ở Khánh Hoà; trao đổimột số giải pháp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương
Bích Nhung: Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí
Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 6/2003 Bài viết đã đề cập đến nhữnggiải pháp để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam
TS Đinh Trung Kiên: Hà Tây - Điểm du lịch cuối tuần của người Hà Nội, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2003.
Trần Phương: Bảo tồn văn hoá duyên hải để phát triển du lịch, Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật, số 6/2003
Trang 4Phạm Quang Hưng: Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004.
Th.s Bùi Thu Hằng: Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2004 Luận văn tập trung đềxuất các giải pháp phát triển du lịch ở An Giang
Th.s Duy Văn Dung: Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2004 Luận văn đã đề cập đến
vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh BìnhThuận; các giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địaphương
Th.s Mai Văn Điệp: Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, H.2006 Luận văn đã luận giảimột số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch biển và tácđộng của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một
số quan điểm và giải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế du lịch biển với củng
cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay
Th.s Trần Xuân Anh: Thị trường du lịch ở Quảng Ninh, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2006 Luận văn tiếp cận dulịch ở góc độ thị trường; các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thịtrường cung, cầu, quan hệ cung cầu và dịch vụ du lịch
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện về “Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay” Vì thế, đề tài tác giả lựa chọn là hoàn toàn không trùng lặp với bất
cứ một công trình nghiên cứu nào đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Trang 5Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch ởtỉnh Khánh Hoà Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển kinh
tế du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển KT - XH ở địa phương
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về du lịch, kinh tế du lịch,phát triển kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị
Đánh giá tiềm năng, thực trạng và những yếu tố tác động đến pháttriển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới
Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệuquả kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển kinh tế dulịch ở tỉnh Khánh Hoà
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để tìm hiểu bảnchất bên trong các hiện tượng kinh tế du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch Đồng
Trang 6thời, kết hợp với các phương pháp khác như điều tra, thống kê, lập bảng biểu sosánh, phân tích và tổng hợp, khái quát thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5 Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế
du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà Những kết quả nghiêncứu của luận văn có thể góp phần xây dựng các chủ trương, biện pháp khả thinhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành kinh tế này trên địa bàn tỉnh.Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong giảng dạy môn kinh tế chính trị, kinh tế quân sự Mác - Lênin
6 Kết cấu nội dung luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HOÀ 1.1 Lý luận chung về kinh tế du lịch và sự cần thiết phát triển kinh
Trang 7Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ gốc tiếng Latinh “Turnus” có nghĩa
là đi chơi, đi dã ngoại Theo tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là vận động ngoàitrời, dạo chơi, leo núi Theo Từ điển Oxford tiếng Anh: Du lịch (Tuorism) cóhai nghĩa là đi xa và du lãm, nghĩa là đi xa tham quan, xem xét rồi quay trở vềchỗ cũ Theo Từ điển Hán - Việt, du lịch có thể coi là kết quả của hai từ ghép
“Du” là đi chơi với “Lịch” là ngắm nhìn, xem xét
Khi du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực không thểthiếu trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanhnói riêng (từ những năm đầu của thế kỷ 20), thì người ta đã đưa ra đượcnhững khái niệm cụ thể hơn về du lịch Giả sử Giáo sư Bỉ - Edmod Piracacho rằng: “Du lịch là tổng hợp các tổ chức và chức năng của nó không chỉ
về phương diện khách vãng lai mà chính là về phương diện giá trị màkhách du lịch chỉ ra” [8, tr.8]
Giáo sư Thuỵ Sỹ - W.Hun Zike cho rằng: “Du lịch là tổng hợp nhữngquan hệ và các hiện tượng nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người
ra khỏi chỗ ở của chính mình Thời gian dừng lại cũng như di chuyển khôngphải là lý do phục vụ cho việc sinh sống hay tìm hiểu việc làm lâu dài của họ”[8, tr.8] Hoặc “Du lịch là tổng hợp những mối quan hệ và hoạt động tạo ra do sự
di chuyển và dừng lại của những người mà vị trí của những nơi dừng lại khôngphải là nơi cư trú và cũng không phải là nơi hành nghề của chính họ” (Claudekaspas và St gallen - các nhà kinh tế Thuỵ Sỹ đưa ra năm 1992) [21, tr.12].Trong tuyên bố Manila năm 1980 của tổ chức du lịch quốc tế thì du lịch đượchiểu là “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư mộtcách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích phát triển cá nhân về các phương diệnkinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợptác với mọi người” [21, tr.12] Như vậy, du lịch phải gắn với định cư của chủthể Nghĩa là, đối tượng du lịch phải có nơi cư trú ổn định ở một quốc gia hay ở
Trang 8một nơi nào đó, sau khi lữ hành, tham quan phải quay về nơi sống thường xuyêncủa mình.
Giới du lịch phương Tây thường công nhận định nghĩa của AIEST (HộiLiên hợp các chuyên gia quốc tế về du lịch học): “Du lịch là sự tổng hoà cáchiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những ngườikhông định cư dẫn đến Số người này không định cư lâu dài, vả lại cũngkhông làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền” [21, tr.12]
Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã kháiquát nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyêngia này thì nghĩa thứ nhất của từ du lịch là: “Một dạng nghỉ dưỡng sức, thamquan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật”.Theo nghĩa thứ hai của từ du lịch là: “Một ngành kinh tế tổng hợp, có hiệuquả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hoá của dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đốivới người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình” [32, tr.284]
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng du lịch là một khái niệmbao hàm nội dung kép Một mặt, nó mang ý nghĩa là việc đi lại của con người vớimục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch còn được nhìn nhậndưới góc độ như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế do chính nó tạo
ra Hai nội dung của du lịch có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung kinh
tế là hệ quả của nội dung thứ nhất Hiện nay, du lịch là một hoạt động KT - XHthu hút hàng tỷ người trên thế giới vào hoạt động này Cùng với sự phát triển củacác ngành kinh tế khác, du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập,chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước
Với cách tiếp cận như trên có thể rút ra đặc trưng của du lịch là:
Trang 9Dưới góc độ khách du lịch: Là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong
thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên đểnghỉ ngơi, giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống, tái tạo sức lao động
Dưới góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch được hiểu là việc sản
xuất, cung ứng cho du khách các hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin… đem lại lợi ích kinh tế cho các tổchức kinh doanh du lịch và cho quốc gia
Dưới góc độ lý luận của khoa học kinh tế chính trị, theo tác giả có thể định nghĩa:
Du lịch là một phạm trù phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người với người trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về vật chất, tinh thần của du khách và đem lại lợi ích kinh
tế cho những người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Cùng với khái niệm về du lịch, người ta đã đưa ra nhiều quan điểmkhác nhau để phân loại du lịch Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động du lịchgồm có các loại hình dưới đây:
Theo mục đích: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể
thao, du lịch tâm linh, du lịch tham quan…
Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế
Theo vị trí địa lý: Du lịch biển, du lịch nghỉ núi, du lịch đồng bằng… Theo thời gian của cuộc hành trình: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày…
Trang 10các tổ chức với tư cách là trung gian trong chuyến đi của mình để thực hiệncác hoạt động như bố trí phương tiện đi lại, chỗ ăn nghỉ, hướng dẫn thamquan… Trước yêu cầu đó, các tổ chức kinh doanh du lịch ra đời Lúc này, hoạtđộng du lịch không còn là hiện tượng mang tính chất cá nhân, tự phát, đơn lẻ
mà đã trở thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh, hoạt động kinh tế
Cùng với sự phát triển về KT - XH, các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi,giải trí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càngtăng Kinh tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cảithiện, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần được đáp ứng một cách đầy đủhơn thì con người lại càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tinh thần
đó của mình Trong xã hội công nghiệp và sản xuất hàng hoá cạnh tranh cao,nhu cầu tái sản xuất sức lao động đòi hỏi không chỉ được thoả mãn về ăn, ở,mặc… mà nhu cầu về đời sống văn hoá, tinh thần cũng phát triển mạnh Đâychính là động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển Ngày nay, trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch khôngchỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra quy mô toàn cầu Mặtkhác, khi điều kiện về giao thông vận tải, thông tin liên lạc càng đạt trình độcao và an toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho du khách trong di chuyển từ nơinày đến nơi khác sẽ là cơ hội tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển
Hiện nay, nhiều quốc gia đã coi du lịch như một “ngành công nghiệpkhông khói” với toàn bộ các kế hoạch, mục tiêu phát triển, các chỉ số giá trịtổng sản lượng, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế… nhằm khai thác có hiệu quảcác tiềm năng du lịch của mình vừa mang lại thu nhập, vừa từng bước quảng
bá hành ảnh của đất nước đối với cộng đồng quốc tế
Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm kinh tế du lịch là: Ngànhhay lĩnh vực kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thông qua các tổ chứcsản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá,
Trang 11xã hội của đất nước, của vùng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
để thu lợi ích kinh tế và phát triển KT - XH Trong từ điển Bách khoa ViệtNam (do nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội năm 2002) đã đưa ra định
nghĩa tương đối hoàn chỉnh về kinh tế du lịch: Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có đặc thù mang tính dịch vụ và được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta cũng đã khẳng định:
“Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng caodân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội” và coi “du lịch là mộthướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằmgóp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng
bước đưa đất nước ta trở thành Trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm
cỡ trong khu vực” [5, tr.89].
Là một ngành cung ứng kinh doanh dịch vụ, kinh tế du lịch có nội dungkhác với các ngành kinh tế khác (công nghiệp, nông nghiệp) Nội dung cơ bảncủa kinh tế du lịch gồm:
Một là, sản phẩm (hay hàng hoá) du lịch.
Là ngành kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, sản phẩmphục vụ du lịch theo nghĩa hẹp chính là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu củangười đi du lịch (người mua) như phương tiện đi lại, nhà nghỉ, khách sạn, cácsản phẩm đặc trưng của vùng, điểm du lịch… Theo nghĩa rộng hơn, sản phẩm
du lịch là tổng hợp những gì mà du khách mua, hưởng thụ, thực hiện… gắnvới điểm du lịch Nếu xét từ góc độ khách thể, sản phẩm du lịch gồm toàn bộ
Trang 12dịch vụ phục vụ chuyến đi (kể từ khi xuất phát đến khi quay trở về điểm banđầu) Vì vậy, có thể tổng hợp sản phẩm du lịch là toàn bộ sản phẩm hữu hình
và vô hình do thiên nhiên và con người tạo ra có khả năng đáp ứng nhu cầuvật chất và tinh thần cho du khách
Từ cách hiểu như trên, có thể thấy sản phẩm kinh tế du lịch là “các dịch
vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất -
kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [10,
tr.31] Tại Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam cũng đã ghi rõ sản phẩm du
lịch là “Tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Xét về hình thức, sản phẩm du lịch bao gồm: Các hình thức quảng bá,tiếp thị, tư vấn khách hàng; các loại hình dịch vụ như dịch vụ vận chuyển đưađón khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi, giảitrí; các loại hàng hoá thông thường như hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm…
Như vậy, sản phẩm du lịch về cơ bản không tồn tại dưới dạng vật thể,không thể lưu kho, lưu bãi như sản phẩm của các ngành kinh tế khác Thànhphần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặtgiá trị), hàng hoá vật thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ Mặt khác, sản phẩm du lịchcòn có những đặc điểm vượt ra ngoài khuôn khổ khái niệm hàng hoá thôngthường Nếu các hàng hoá thông thường sau khi bán và được người mua sửdụng thì giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có thể mất luôn sau lần sử dụngđầu tiên Còn giá trị của sản phẩm du lịch sẽ tồn tại trong cảm nhận và đánhgiá của khách du lịch và những giá trị này còn có thể được ghi nhận theo kênhlan truyền từ khách du lịch này sang khách du lịch khác Nếu chất lượng củasản phẩm du lịch tốt thì giá trị của nó còn có thể được tăng lên qua những lần
sử dụng của du khách Sở dĩ có hiện tượng trên là do các cơ sở kinh doanh du
Trang 13lịch bán cho du khách không phải là bán tài nguyên du lịch mà chỉ bán giá trịcác khả năng làm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch.
Thông thường, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch là không thường xuyên
mà chỉ có thể tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sảnphẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể loại dulịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như
du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển…)
Hai là, thị trường du lịch.
Thị trường du lịch là một loại thị trường đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường khi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, xuất hiện những cánhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế chuyên kinh doanh dịch vụ dulịch Vấn đề cung - cầu trên thị trường du lịch cũng xuất hiện Cung trên thịtrường du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với những sản phẩm dulịch có thể cung ứng cho khách hàng Cầu trên thị trường du lịch là du kháchsẵn sàng trả tiền cho những tổ chức bảo đảm cho họ đi lại, ăn nghỉ, lưu trú vàvui chơi, giải trí Mối quan hệ cung cầu của thị trường du lịch được hìnhthành và giải quyết thông qua các quan hệ kinh tế giữa du khách và các cơ sởkinh doanh phục vụ du lịch thông qua quan hệ hàng - tiền làm trung gian
Là thị trường đặc biệt trong hệ thống thị trường nói chung, thị trường
du lịch bao gồm toàn bộ các mối quan hệ, thể chế kinh tế liên quan trực tiếpđến vị trí, thời gian, các điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hoáđáp ứng yêu cầu của xã hội về du lịch Các mối quan hệ trên được hình thànhtrên cơ sở yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cung -cầu, cạnh tranh…) trong chế độ xã hội nhất định Theo tác giả Nguyễn Văn
Lưu: “Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, là một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó trong
Trang 14lĩnh vực du lịch” [20, tr.25] Từ sự phân tích và khái quát trên đây, có thể luận
giải những nội dung cơ bản khi nghiên cứu thị trường du lịch đó là:
Thứ nhất, thị trường du lịch nằm trong hệ thống cấu thành của kinh tế
thị trường nói chung Nó chịu sự chi phối, điều tiết của các quy luật kinh tế thịtrường (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu…)
Thứ hai, hàng hoá cung cấp trên thị trường du lịch bao gồm cả hàng
hoá hữu hình và vô hình Do đó, nó vừa có tính chất chung, vừa có tính chấtđặc thù khác với các hàng hoá thông thường khác
Thứ ba, thị trường du lịch thường được xác định theo địa điểm và thời gian
cố định, do đó toàn bộ thể chế kinh tế và các mối quan hệ kinh tế đều phải đượcxác định cụ thể theo vị trí, thời gian, các điều kiện ràng buộc để thực hiện
Là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực du lịch Ngoài những đặc điểm chungnhư các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch còn có những đặc điểm riêng Dovậy, việc nghiên cứu, khái quát làm rõ những đặc điểm của kinh tế du lịchgiúp cho chúng ta có những căn cứ lý luận khách quan, khoa học để từ đó đềxuất những giải pháp phát triển kinh tế du lịch phù hợp và đạt hiệu quả kinh tếcao Về cơ bản kinh tế du lịch có những đặc điểm sau đây:
Một là, kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tiềm năng lớn.
Tham gia vào quá trình cung ứng và kinh doanh du lịch có rất nhiều ngànhkinh tế của nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… Kinh tế du lịch phát triển sẽ thúcđẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển thông qua các sản phẩm dịch vụ dulịch cung cấp cho du khách như điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹnghệ, tranh ảnh, sách báo…
Hai là, kinh tế du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hoá cao Vì vậy, hoạt động du lịch cần có sự phối hợp liên ngànhchặt chẽ, đồng bộ dưới sự quản lý điều hành của Nhà nước
Trang 15Ba là, kinh tế du lịch gần sát với kinh tế đối ngoại, nó thúc đẩy giao lưu
văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người ViệtNam, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc ở nước ta
Bốn là, hoạt động du lịch có nội dung văn hoá, lịch sử sâu sắc, góp
phần giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha ông, nângcao lòng yêu quê hương đất nước cho các tầng lớp nhân dân Đồng thời, pháttriển kinh tế du lịch sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc vănhoá dân tộc, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩytiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xoáđói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn
1.1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
* Khái niệm phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: phát triển là mộtquá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoànthiện đến hoàn thiện Vì vậy, có thể tiếp cận khái niệm phát triển kinh tế dulịch là sự hoàn thiện không ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất Các mối liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong kinh tế du lịch thểhiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ giữa người vớingười trong sở hữu về tư liệu sản xuất để sản xuất và cung ứng các dịch vụ dulịch; quan hệ giữa người với người trong quá trình tổ chức điều hành, quản lýviệc sản xuất, cung ứng các dịch vụ du lịch và quan hệ trong tổ chức phânphối các sản phẩm, dịch vụ du lịch Các quan hệ trên diễn ra ở cả bốn khâucủa quá trình sản xuất đó là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sảnphẩm dịch vụ du lịch Từ đó, theo tác giả có thể quan niệm:
Phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà là quá trình khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao số lượng và
Trang 16chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; không ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu nội hàm của nó trên một số vấn đề sau:
Một là, phát triển kinh tế du lịch trước hết phải là sự phát triển bền
vững Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở Khánh Hoà được hiểu là hoạtđộng kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổnhại khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau Phát triển kinh tế
du lịch nếu không tính đến việc khai thác hợp lý, bảo vệ và tôn tạo cáctài nguyên thiên nhiên và nhân văn thì bản thân nó sẽ phát triển khôngbền vững, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT - XH của địaphương Vì vậy, khi đề cập đến sự phát triển kinh tế du lịch ở KhánhHoà trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, tức là
sự phát triển kinh tế du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và nhân văn trên địa bàn tỉnh
Hai là, phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà phải được xem xét cụ thể
cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong nội bộ ngành, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các ngànhkinh tế khác cũng như vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng cường ứng dụngnhững thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động du lịch; trình độchuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên và các nhà kinh doanhtrong ngành không ngừng được nâng cao; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịchngày càng được hiện đại hoá, có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của dukhách
Trang 17Sự phát triển về quan hệ sản xuất để sản xuất và cung ứng các sản phẩmdịch vụ du lịch thể hiện ở chỗ: sự phát triển ấy phải tuân theo định hướng chungcủa nền kinh tế, trong đó sở hữu nhà nước cùng với sở hữu tập thể ngày càngchiếm vị trí quan trọng Trong lĩnh vực tổ chức quản lý, người lao động ngày càng
có điều kiện phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình tổ chức quản lý hoạtđộng kinh doanh với vị trí, vai trò và hiệu quả ngày càng cao Trong lĩnh vực phânphối, những người tham gia vào ngành kinh tế này được phân phối công bằng, thunhập không ngừng được cải thiện, nâng cao
Ba là, sự phát triển của kinh tế du lịch ở Khánh Hoà còn được xem xét ở
khía cạnh về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất Biểu hiện của sự phù hợp này thể hiện ở hiệu quả KT -
XH thu được từ quá trình kinh doanh du lịch ngày càng cao, môi trường được bảo
vệ và tôn tạo Ngoài ra, trong quá trình phát triển của kinh tế du lịch, mối liên hệcủa ngành này với các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, xây dựng cơ sở
hạ tầng, bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng… diễn rangày càng sâu sắc Tác động ảnh hưởng và vị trí của kinh tế du lịch đối với đờisống kinh tế, văn hoá, xã hội, QP - AN… ngày càng lớn và trở thành một trongnhững yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội ở địa phương
Bốn là, trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà phải bảo đảm khai thác có hiệu quảnhững tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương Nâng cao số lượng vàchất lượng các sản phẩm du lịch, không ngừng mở rộng thị trường, làm cho
du lịch Khánh Hoà thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lựcthúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển Phấn đấu đưa địa phương trởthành trung tâm du lịch không chỉ của cả nước mà của cả khu vực, nâng cao
vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế
Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,những điều kiện về KT - XH và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế du
Trang 18lịch Do vậy, nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay có tính
đặc thù riêng so với các địa phương khác được thể hiện trên một số vấn đề sau:
Thứ nhất, mở rộng thị trường khách du lịch.
Dựa trên những thay đổi về xu hướng phát triển thị trường khách thếgiới và trong nước, thị trường khách của Khánh Hoà hiện nay được xác địnhgồm hai nhóm chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng
Thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hoà được xác định bao gồmmột số thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước Thị trườngkhách quốc tế đó là thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản là những thịtrường trọng điểm truyền thống của du lịch Khánh Hoà; thị trường các nướcASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan; thịtrường Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểmđang phát triển theo xu thế hiện nay; thị trường Trung Quốc cũng là thịtrường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực.Thị trường khách du lịch nội địa của Khánh Hoà đó là thị trường truyền thống
từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, trong đó đặc biệt chútrọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên Ngoài ra, du lịchKhánh Hoà cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc làmột trong những thị trường trọng điểm
Thị trường tiềm năng của du lịch Khánh Hoà đó là thị trường khối Bắc Âu,khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada…
Thứ hai, phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hoà.
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm, sự phân bố tài nguyên du lịch và cácđiều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn tỉnh thì những loại hình vàsản phẩm du lịch theo lãnh thổ của Khánh Hoà có thể tổ chức được bao gồm:
Trang 19Du lịch biển: Nghỉ mát, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm,
khám phá đáy biển và các đảo ven bờ… phát triển ở dải không gian ven bờ
Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi… phát triển ở không
gian phía tây tỉnh Khánh Hoà
Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá… trên
toàn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi(Khánh Sơn, Khánh Vĩnh)
Du lịch MICE: Hội nghị, hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở
thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang
Du lịch công vụ, thăm thân: Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố
Nha Trang và phụ cận
Du lịch tàu biển: Phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận
(kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh…)
Việc phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường của Khánh Hoà
đó chính là đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa dành cho du kháchquốc tế Đồng thời, hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩymạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuốituần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại…
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.
Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch là chiến lược quantrọng để cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiệp hoátrong quản lý du lịch đến phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ của lực lượngcán bộ, nhân viên ngành du lịch và của từng người dân Phát triển nguồn nhânlực cho kinh tế du lịch được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
Trang 20Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đầy đủ các loại nghề chongành kinh tế du lịch; đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiêncứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cườngnăng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở các cấp
Phối hợp đào tạo và xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịchcho đội ngũ cán bộ và người lao động hiện đang công tác trong ngành, bảođảm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khi đất nước đang trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bổ sung, đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân công dịch vụ du lịchchuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳmới
Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng báhình ảnh du lịch Khánh Hoà
Tăng cường nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho lựclượng lao động trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm, khu dulịch
Thứ tư, không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông vậntải, thông tin viễn thông, điện, nước, cải tạo môi trường… là tiền đề quantrọng để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch ở địa phương
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ, các công trìnhvui chơi giải trí… Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chấtlượng các cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ,hội nghị, hội thảo để góp phần đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du
Trang 21lịch của Khánh Hoà Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hệ thống cáccông trình vui chơi giải trí gắn với tài nguyên biển đảo ở địa phương.
Thứ năm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.
Đây là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch ở KhánhHoà hiện nay Nội dung này thể hiện ở một số vấn đề sau:
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như quầnchúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển kinh tế du lịch
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, phân công, phân cấp,phân nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng đối tượng; đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch
Xây dựng hệ thống các văn bản về du lịch; có quy định về tổ chức quản
lý bảo đảm cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong pháttriển kinh tế du lịch
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý trong khai thác và kinh doanh
du lịch Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật nhằmtạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch
* Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch Một là, Khánh Hoà là địa phương có điều kiện tự nhiên và tài nguyên
du lịch tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
Trang 22điểm phát triển kinh tế của cả nước Với vị trí địa lý đặc thù như vậy, đã tạođiều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộnggiao lưu KT- XH trong đó có du lịch với các tỉnh khác
Về địa hình: Khánh Hoà là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng
và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình như biển đảo, núi, đồng bằng…tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch Địa hìnhcủa Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông Phần phía tây là sườn đông dãyTrường Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi nhưng cũng có các dãy núicao trên 1000 m, chạy dài từ phía bắc xuống phía nam tỉnh Tiếp đến là dạngđịa hình núi thấp, đồi xen kẽ với bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng cónúi đá chạy ra sát biển Phía đông là địa hình biển, đảo với bờ biển dài và làmột trong những bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam Dọc bờ biển có nhữngvũng, vịnh, bãi triều, bãi cát, xa xa là các hòn đảo nhấp nhô…
Về khí hậu: Khí hậu Khánh Hoà hết sức đa dạng, vừa chịu sự chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nêntương đối ôn hoà Nhiệt độ trung bình trong năm là là 260C Mùa hè không bị
oi bức, mùa đông không quá lạnh Do có những vùng núi cao trên 1000 m, nên
có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanhnăm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối,thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loạicây có nguồn gốc ôn đới
Lượng mưa trung bình hàng năm trên dưới 2000 mm Mùa mưa từ tháng 9đến tháng 12 và tập trung đến 70% - 80% lượng mưa cả năm Ở khu vực NhaTrang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuậnlợi cho sự kéo dài của mùa du lịch Những đặc điểm thời tiết, khí hậu của KhánhHoà rất thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8 Tuyvậy, cần chú ý đến gió tây khô nóng và gió Tu Bông thường xẩy ra bất lợi
Trang 23Về thuỷ văn: Dãy Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Khánh Hoà chạy gần
sát biển Do vậy, các sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc Chiều dàitrung bình của các sông từ 10 - 15 km Mật độ sông, suối của Khánh Hoà là0,5 - 1 km/km2 Khánh Hoà có hai con sông lớn chảy qua là sông Cái NhaTrang và sông Cái Ninh Hoà Nhìn chung, các sông suối đều có cảnh sắcthiên nhiên Sơn - Thuỷ hữu tình rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hìnhdịch vụ du lịch phục vụ du khách
Về tài nguyên biển và tài nguyên rừng: Các tài nguyên biển đều có khả
năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng biển, du lịch, khaithác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn ha, trong đó 64,8% là rừng sảnxuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng Độ che phủ của rừng lớnnhất là Khánh Vĩnh (45,4%), Khánh Sơn (35,9%), và thấp nhất là Nha Trang(10,8%), Cam Ranh (7,8%) Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việckhai thác bừa bãi trong những năm qua đã làm cho tài nguyên rừng ngày càngcạn kiệt, dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới phát triển KT - XHnói chung và kinh tế du lịch nói riêng của địa phương
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Khánh Hoà là địa phương có rất nhiều
vịnh, bãi biển, bán đảo, suối thác và hang động đẹp có thể khai thác nhằmphát triển kinh tế du lịch, chẳng hạn như:
Vịnh Vân Phong, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km về phía bắc.
Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cátmịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thaodưới nước và trên núi (lặn, lướt ván, thuyền buồm, đi săn, leo núi, tắm nướckhoáng…) Vịnh Vân Phong đã được quy hoạch phát triển thành khu kinh tếtổng hợp, trong đó có một số khu du lịch cao cấp
Trang 24Vịnh Nha Trang, là một trong những vịnh biển lớn của Khánh Hoà.
Phía đông và phía nam được giới hạn bằng vòng cung các đảo, trong đó lớnnhất là đảo Hòn Tre Tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận làthành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, mở ra một cơhội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh Hoà trên trường quốc tế
Bãi biển Dốc Lết, cách thành phố Nha Trang khoảng 50 km về phía
bắc, với bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài gần 10 km Nước biển trong xanh,tinh khiết, mặt nước êm ả Bãi biển thoai thoải xa dần, không sâu Biển DốcLết nổi tiếng với các món hải sản tươi… thích hợp tổ chức loại hình du lịchnghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí, ẩm thực Hiện tại, đây cũng là một trongnhững điểm tập trung khách du lịch vào các kỳ nghỉ
Bãi biển Đại Lãnh, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, nằm bên quốc lộ
1A, cách Nha Trang 80 km về phía bắc Đại Lãnh là một trong những bãi biểnđẹp nhất miền Trung Từ xưa, Đại Lãnh đã được liệt vào những danh lamthắng cảnh của đất Việt Đại Lãnh thích hợp để tổ chức các loại hình du lịchnghỉ mát, tắm biển, tham quan…
Quần đảo Trường Sa, là huyện đảo với diện tích khoảng 496 km2, nằm ởkhu vực phía nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc sanhô… Quần đảo Trường Sa là tài nguyên du lịch tiềm năng, có giá trị phục vụ hoạtđộng tham quan, thám hiểm khám phá và nhiều hình thức thể thao biển khác…
Suối Ba Hồ, nằm trên địa phận huyện Ninh Hoà, cách thành phố Nha Trang
khoảng 25 km về phía bắc Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn du khách bằng vẻđẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi Ba
Hồ là một con suối cao trên 660 m, bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triềnnúi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra Nha Phu Khu vực Ba
Hồ khí hậu trong lành, cảnh quan hấp dẫn thích hợp với du lịch sinh thái
Trang 25Suối Tiên, nằm ở phía nam huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang
khoảng hơn 20 km Trên suối có nhiều dấu vết mà người ta cho là của tiên để lạinhư hồ Tiên, suối Tiên và bàn cờ Tiên Suối Tiên là một dòng suối đẹp, nhiềucảnh lạ, huyền thoại Bao quanh khu vực có nhiều hang động gọi là động Tiên.Các hang động này ở giữa những cây cổ thụ rậm rạp, ngát hương của những loạihoa rừng Những ưu đãi của thiên nhiên đã tạo ra cho vùng đất này có sức cuốnhút du khách thập phương với các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn
Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà, nằm ở khóm Ngọc Sơn, phường
Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang Tại đây có thể ngâm tắm bùn khoáng,khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm và hồ phun mưa khoáng nóng hoặc thư giãntrong phòng riêng biệt Nước khoáng nóng cũng như bùn khoáng Silic có tácdụng rất tốt cho sức khoẻ Trung tâm suối khoáng nóng thật sự mang lại cảm
giác thư giãn và phục hồi sức khoẻ cho du khách
Thác Yang Bay (thác trời), nằm trong khu vực buôn Y Bay, xã Khánh
Phú, huyện Khánh Vĩnh Thác Yang Bay nằm ở độ cao 600 m Đổ xuống từtrên cao, chen trong cánh rừng đại ngàn, tạo ra những dốc thác khác nhau,mỗi dốc thác lại có nhiều hồ lớn nhỏ, nước trong và rất nhiều cá tự nhiên bơilội Thác Yang Bay đã được quy hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái
và đang dần dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên hành lang du lịch NhaTrang sang phía tây của tỉnh Khánh Hoà
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có rất nhiều tài nguyên du lịch
tự nhiên khác như: bán đảo Đầm Môn; bãi biển Xuân Đừng; đầm Nha Phu; HònLao; Hòn Thị; Hòn Tre; vịnh và bãi biển Cam Ranh; khu du lịch Trầm Hương ởKhánh Vĩnh; Thác Tà Gụ ở Khánh Sơn; hồ Am Chúa - suối Ồ Ồ; hồ Đá Bàn;nước khoáng nóng ở Tu Bông; nước khoáng Đảnh Thạnh ở Khánh Vĩnh…
Hai là, Khánh Hoà có điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn hấp dẫn đối với du khách.
Trang 26Về kinh tế - xã hội: Kinh tế của Khánh Hoà thời kỳ 1996 - 2005 phát
triển với nhịp độ tương đối cao và trên mức bình quân của cả nước Nhịp độtăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2005 khoảng 9,6%, trong đó ngànhcông nghiệp - xây dựng tăng 11,8%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,9%, dịch
vụ tăng 10,2% Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001 - 2005 là 11%
Dân số của Khánh Hoà đến năm 2005 là 1.123.000 người, mật độ trung bình
216 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang vàdọc trục giao thông chính Năm 2005, tổng dân số trong độ tuổi lao động có680,9 nghìn người, chiếm 60,6% dân số toàn tỉnh Nguồn lao động của tỉnhđến năm 2005 có 650,3 nghìn người chiếm 95% tổng dân số trong độ tuổi laođộng Khánh Hoà là một trong những tỉnh có đội ngũ cán bộ khoa học mạnh.Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng nguồn lao động từ 12%năm 1995 tăng lên 19 - 20% năm 2004
Khánh Hoà là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, trong đó người kinh chiếm95,5%; Raglai 3,17%; Hoa 0,58%; Gie-Triêng 0,32%; Ê đê 0,25% Dân tộc ítngười chủ yếu sống ở miền núi, tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là ở huyệnKhánh Sơn (18,7%) và Khánh Vĩnh (30,34%)
Đặc điểm dân tộc, dân cư và sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh có ýnghĩa quan trọng đối với việc khai thác các loại hình du lịch văn hoá phục vụcho phát triển kinh tế du lịch ở địa phương
Về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh sự nổi trội về tài nguyên du lịch
tự nhiên Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống củanhiều dân tộc anh em, Khánh Hoà cũng là mảnh đất có nhiều tài nguyên du lịchnhân văn Đó là hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá và các lễ hội ở địa phương cógiá trị phục vụ du lịch cao, tiêu biểu như:
Đàn đá Khánh Sơn, là một trong những loại nhạc cụ vào loại cổ xưa
nhất của loài người được phát hiện vào năm 1979 tại huyện miền núi Khánh
Trang 27Sơn Với bộ đàn đá này, có thể tấu lên các làn điệu dân ca quen thuộc của cácdân tộc Tây Nguyên mà vẫn phù hợp với yêu cầu hiện đại Tại Khánh Sơn,người dân Raglai giàu bản sắc và mến khách cũng là nguồn cảm hứng của dukhách, đặc biệt là khách quốc tế.
Tháp bà Pô Nagar, nằm trên một ngọn đồi nhỏ cao trên 20m, bên cửa sông
Cái và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang.Đây là một công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dântộc Chăm, đã tồn tại trên 10 thế kỷ Tháp Bà là một điểm tham quan du lịchvăn hoá độc đáo nằm ngay cửa ngõ của thành phố Nha Trang
Di tích Am Chúa, được xây dựng trên một ngọn núi có tên là Đại An,
thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu,một vị phúc thần rất được tôn kính ở Khánh Hoà Am Chúa được coi là nơiphát tích của Bà lúc còn thơ ấu, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đãhiển thánh Hàng năm, vào các ngày mồng 1, 2, 3 của tháng 3 âm lịch, tại AmChúa sẽ tổ chức lễ hội rất long trọng Lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo tồnđược nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hoà
Chùa Long Sơn, nằm ngay bên quốc lộ 1A, dưới chân hòn Trại Thuỷ.
Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ XIX và được xây dựng mới vào năm
1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn thời hiện đại Đây
là một trong những ngôi chùa vào loại lớn, ở một địa thế trang nghiêm, và đẹpnhất trong các ngôi chùa còn lại ở Khánh Hoà Hiện nay, ngôi chùa này đã trởthành một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang Chùa Long Sơnthích hợp với loại hình tham quan, vãn cảnh…
Viện Hải Dương Học, nằm tại số 1 Cầu Đá - Nha Trang Viện được
thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học xuấthiện sớm nhất Việt Nam Ở đây lưu trữ hiện vật nghiên cứu về biển lớnnhất Đông Nam Á, đã và đang trở thành trung tâm trưng bày, giới thiệu và
Trang 28giáo dục truyền thống chinh phục, khai thác và bảo vệ biển đông của ngườiViệt Viện Hải Dương Học thích hợp với loại hình tham quan, nghiên cứu…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có rất nhiều các di tíchlịch sử - văn hoá khác như Lăng Bà Vú; Đình Phú Cang; Bia Võ Cạnh; Đềnthờ Trần Quý Cáp; Khu tưởng niệm bác sỹ Alexandre Yersin; Chợ Đầm…Đồng thời, Khánh Hoà còn là vùng đất nổi tiếng với các di tích lịch sử tronghai cuộc kháng chiến của dân tộc có giá trị tham quan, giáo dục tinh thần yêunước cho nhân dân như: Di tích căn cứ cách mạng ở Tô Hạp (huyện KhánhSơn); Chiến khu Hòn Hèo (huyện Ninh Hoà); Chiến khu Đá Bàn (huyện VạnNinh)…
Ở Khánh Hoà hiện nay còn có rất nhiều lễ hội, trong đó có những lễ hộilớn tiêu biểu cho lễ hội dân gian Việt Nam với một số nghi lễ cổ truyền đếnnay vẫn còn được duy trì, tiêu biểu là các lễ hội: Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ hội
Tháp Bà - Pô Nagar, Lễ hội Am Chúa… Các lễ hội kể trên đều được tổ chức
gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá, là những yếu tố thuận lợi cho phát triểncác loại hình du lịch tâm linh, tham quan, vãn cảnh trong những dịp đầu xuân
Ba là, Khánh Hoà là địa phương có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Cùng với sự phát triển về kinh tế
-xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà như giaothông, điện, nước, thông tin liên lạc… đã được cải thiện đáng kể, có tác dụngtích cực đến sự phát triển kinh tế du lịch của địa phương, góp phần tăng khảnăng vận chuyển khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo điều kiện thuậnlợi cho sinh hoạt lưu trú của du khách và là động lực quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế du lịch ở địa phương
Đường hàng không đến tỉnh Khánh Hoà thông qua các cảng hàngkhông như sân bay Nha Trang, Cam Ranh Sân bay Nha Trang là sân bay nhỏ,chưa có các trang thiết bị hiện đại, chỉ phục vụ vận chuyển hành khách trong
Trang 29nước Tháng 6/2004, sân bay Cam Ranh với quy mô lớn, hiện đại đã đượcđưa vào sử dụng vận chuyển hành khách thay thế cho sân bay Nha Trang
Tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hoà dàikhoảng 149,2 km Ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn, làm nhiệm vụtrung chuyển hành khách và hàng hoá từ Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột tới cáctỉnh phía bắc và phía nam Tuyến đường sắt qua Nha Trang là một trongnhững phương tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch
Khánh Hoà có 385 km bờ biển với nhiều điều kiện thuận lợi để thiết lập cảngbiển Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh gồm có: cảng cát Đầm Môn; cảng HònKhói; cảng của nhà máy đóng tàu Huyndai - Vinashin; cảng Nha Trang; cảng BaNgòi… Các cảng này đều được sử dụng để phát triển KT - XH nói chung và pháttriển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 4 tuyến quốc lộ (QL) đi qua là QL1,QL26, QL26B, QL1C, QL27B với tổng chiều dài khoảng 225 km Các tuyếnquốc lộ (trừ QL27B) đều là cấp đường cấp III hoặc cấp II Các tuyến tỉnh lộ
và hương lộ có tổng chiều dài 414,9 km, trong đó có 56,6 km tỉnh lộ nằm trênđịa bàn huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, là hai huyện miền núi có địa hìnhtương đối cao Các tuyến này bắt đầu từ QL1A và QL26, hầu hết kết thúc ởcác huyện, là các tuyến đường cụt, không tạo thế liên hoàn về giao thông Hiệnnay, tuyến đường Khánh Lê - Lâm Đồng qua địa phận huyện Khánh Vĩnh đangđược nâng cấp Tương lai sẽ là hành lang lưu thông trực tiếp từ Nha Trang, DiênKhánh đi Lâm Đồng Hầu hết các xã trong tỉnh đều có đường ô tô, chỉ có một số
xã vùng hải đảo như xã Cam Lập (huyện Cam Ranh), xã Ninh Vân (huyện NinhHoà), xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) là chưa có đường ô tô
Lượng nước sử dụng hiện nay ở Khánh Hoà vào khoảng 10 x 106 m3 từcác nguồn chủ yếu sau: Nhà máy nước Võ Cạnh và các trạm cấp nước hiệnchỉ đáp ứng khoảng 50% cho dân số thành phố Nha Trang và một phần nhỏ
Trang 30dân cư các điểm lân cận với tiêu chuẩn cấp nước khoảng 60 - 70lít/người/ngày Các nhà máy nước Ninh Hoà và Vạn Giã đều được xây dựngmới nên chất lượng rất tốt, công suất bảo đảm cho nhu cầu nước lâu dài.Trong thời gian qua, toàn tỉnh đã xây dựng các loại hình cấp nước cho nhândân 7 huyện, thành phố của tỉnh và giải quyết cấp nước sạch cho 302.279người trên tổng số 761.627 người dân nông thôn với tiêu chuẩn 50 - 70lít/người/ngày Tỷ lệ người dân dùng nước sạch qua lắng lọc năm 2007 đạtkhoảng 40%, năm 2008 khoảng 70%.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hoà đang được cấp điện từ lưới điện quốc giaqua các nguồn chính như từ đường dây 500KV, thông qua trạm500/220/110KV Plâyku; từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, có công suất là160MW; và từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, có công suất 66MW
Về hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội: Thời gian qua, hoạt động đào tạo
nghề liên quan đến kinh doanh du lịch ở Khánh Hoà đã có nhiều chuyểnbiến tích cực, từng bước đi vào ổn định và nề nếp Tỷ lệ người lao độnglàm việc trong ngành du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ năm
2008 đạt 28%, dự kiến năm 2009 đạt 29,6%
Đến nay, 100% xã, phường và thị trấn nằm trong vùng du lịch đã cótrạm y tế và được trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho khám chữa bệnh ởtuyến cơ sở; 90% trạm y tế xã, phường và thị trấn có bác sĩ
Là một tỉnh “du lịch”, giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội bứcxúc, nên đã được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức Trong những nămvừa qua, Khánh Hoà đã giải quyết được 71.600 lao động, bình quân khoảng23.600 lao động /năm
Chương trình xoá đói, giảm nghèo luôn được các cấp uỷ đảng, chínhquyền, các tổ chức CT - XH quan tâm và thực hiện có hiệu quả, đời sống củacác tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt Đến năm 2006, toàn tỉnh đã
Trang 31không còn hộ đói Năm 2007 số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1,46%(chuẩn cũ) và bằng 15,19% (chuẩn mới) Con số này có mối quan hệ nhânquả với hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương.
Hoạt động văn học nghệ thuật có nhiều tiến bộ cả bề rộng lẫn bềsâu, đã có nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc gia vàquốc tế Hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện, xã đều đượcđầu tư nâng cấp, cải tạo Đến nay, 100% xã đã có trạm truyền thanh,95% địa bàn dân cư đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình cũng nhưtruyền thanh Đồng thời, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đìnhvăn hoá đang được giữ vững và phát triển, tạo môi trường xã hội thuận lợicho phát triển kinh tế du lịch ở địa phương
Hiện trạng môi trường: Theo tài liệu báo cáo quy hoạch phát triển
KT - XH của tỉnh Khánh Hoà Đến nay, nhìn chung chất lượng môi trường
tự nhiên, cả về môi trường không khí, môi trường biển vẫn nằm trong tìnhtrạng tốt Các chỉ tiêu hàm lượng bụi CO2, SO2, NO2, Pb… đều thấp hơntiêu chuẩn vệ sinh cho phép Đối với các vùng nước ven bờ vịnh NhaTrang, vịnh Cam Ranh mới chớm bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạthàng ngày của cộng đồng dân cư và do nuôi tôm sinh ra…
Đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép thì tầng nước ngầm dưới đất tỉnhKhánh Hoà nhìn chung đảm bảo chất lượng cho ăn uống và sinh hoạt Một sốchỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn cần chú ý là tổng độ khoáng hoá cao (đối với khuvực nước bị nhiễm mặn), nhiễm bẩn về NO3, vi sinh… nhưng chưa đến mức báođộng Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ vềkinh tế của tỉnh, thì môi trường tự nhiên của địa phương cũng đang bị ô nhiễm,đặc biệt là môi trường nước, môi trường biển Nếu không được các cơ quan chứcnăng chú ý đến sẽ gây ra những bất lợi đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
du lịch nói riêng và phát triển KT - XH của tỉnh nói chung trong tương lai
Trang 32Thứ hai, xuất phát từ vai trò của kinh tế du lịch
Một là, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế.
Tất cả các quốc gia đều phải xác lập chiến lược phát triển KT - XH, nhằmtạo ra sự tiến bộ toàn diện về kinh tế và xã hội, trong đó tăng trưởng kinh tế là điềukiện cần thiết cho sự phát triển Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy môsản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).Nếu tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì được coi làtăng trưởng kinh tế Góp phần vào tăng trưởng kinh tế, du lịch có sự đóng gópquan trọng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc dân
Xét ở phạm vi trong nước, từng địa phương cũng như ở Khánh Hoà, sựphát triển của kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thunhập quốc dân Chẳng hạn, việc sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm,xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật… sẽ góp phần làm tăng trưởng GDP.Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch sẽ làm tăng thu nhập của dân cư kéotheo cấu trúc chi tiêu cũng có sự thay đổi và phát triển Thường thì khi thunhập tăng, sức tiêu dùng cũng tăng theo Khi nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ kíchthích sản xuất phát triển, làm tăng cung Ngược lại, cung không chỉ đáp ứngcầu mà góp phần vào kích thích cầu phát triển Mối quan hệ cung - cầu ấytác động vào giá cả, lợi nhuận, quy mô sản xuất, việc làm, cạnh tranh vàhướng người sản xuất, kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao, góp phần tíchcực vào tăng trưởng kinh tế
Dưới góc độ quan hệ kinh tế đối ngoại, kinh tế du lịch được coi như một
ngành “xuất khẩu tại chỗ” có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn Theo tổ chức du lịch thế giới, thu nhập từ du lịch quốc tế chiếm 5% - 6% tổngkim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới Ở một số nước, thu nhập từ du lịch quốc
tế đã lớn hơn kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Chẳng hạn như Thái Lan, năm 1987
Trang 33đã thu hút 3,4 triệu du khách nước ngoài với doanh thu gần 2 tỷ USD, vượt kimngạch xuất khẩu gạo vốn là hàng xuất khẩu chủ lực của họ Từ đó đến nay, tăngtrưởng du lịch quốc tế của Thái Lan liên tục tăng ở mức hai con số qua các năm.Hiện nay, tại nhiều nước trong khu vực ASEAN, du lịch quốc tế đã chiếm tỷ trọngtrên 10% GDP, có nước trên 20% GDP Thu nhập hàng năm từ du lịch quốc tế đạtdoanh số hàng chục tỷ USD Từ năm 2004, đã có 4 nước ASEAN đón khách quốc
tế du lịch trên 5 triệu lượt khách/năm (Malaixia 12 triệu, Thái Lan 11,6 triệu,Sigapore 9 triệu, Inđônêxia 7,1 triệu) Việt Nam có tốc độ phát triển du lịch quốc
tế cao nhưng năm 2007 cũng mới chỉ đạt 4 triệu khách/năm Sự phát triển củakinh tế du lịch Việt Nam góp phần đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng
từ 33,1% năm 1998 lên 38,5% năm 2005, thu nhập đạt trên 3 tỷ USD
Kinh tế du lịch còn góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệkinh tế, điều này được thể hiện: để đạt được mục tiêu phát triển ngành kinh tế
du lịch, các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về dulịch đã tác động tích cực với nhau nhờ đó mà hình thành được các mối quan
hệ kinh tế Đồng thời, kinh tế du lịch quốc tế phát triển, nhiều du khách có xuhướng đi đến nhiều điểm du lịch trong một chuyến hành trình của mình Dovậy, để đáp ứng yêu cầu đi lại thuận tiện cho quá trình du lịch của du khách
mà ngành giao thông quốc tế đã không ngừng được đầu tư phát triển Và, du
lịch quốc tế như một đầu mối xuất - nhập khẩu ngoại tệ, góp phần làm phát
triển quan hệ ngoại hối quốc tế…
Tại Việt Nam, kinh tế du lịch là cầu nối giao lưu quốc tế có quan hệchặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trong kinh doanh
du lịch quốc tế, khách du lịch có thể là thương nhân Mở rộng du lịch quốc
tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thịtrường của khách thương nhân được chú trọng Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu
tư, buôn bán quốc tế… Đồng thời, bản thân hoạt động kinh doanh du lịchcũng phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường đến nhiều
Trang 34nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày Hình thức liên doanh, liên kết ởphạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lạilợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch
và tăng cường chính sách mở cửa Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái Lan,Singapo, Malaysia… đã chọn du lịch là một hướng mở cửa của nền kinh tế
Hai là, phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà là tiền đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho người lao động
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có nhu cầu cao về lao động (cả vềlao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp) Chính điều này đã có tácdụng lớn làm giảm áp lực trong việc giải quyết vấn đề việc làm của chính phủcũng như ở Khánh Hoà, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổnđịnh chính trị, trật tự an toàn xã hội Theo thống kê về du lịch thế giới năm
2000, thì du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng, có tới 10,7% trong tổng sốlao động toàn cầu liên quan tới hoạt động du lịch Cứ 2,5 giây, du lịch tạo rađược một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trongngành kinh tế du lịch (so với tỷ lệ hiện nay là 1/9) Và theo dự báo của tổ chứcthương mại thế giới, năm 2010 ngành kinh tế du lịch sẽ tăng thêm khoảng 150triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tuynhiên hiện nay, vấn đề việc làm trong ngành kinh tế du lịch đang đặt ra yêu cầucần bổ sung lực lượng lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và ngoại ngữ Đặc biệt ở nước ta nói chung và ở Khánh Hoà nói riêng, khi màkinh tế du lịch đang có xu hướng tăng nhanh cả trước mắt và trong tương lai.Theo ước tính của Hiệp hội du lịch quốc tế, một buồng khách sạn từ 1-3 sao trênthế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5lao động trong các dịch vụ bổ sung Số lao động bổ sung có thể tăng lên nhiều lầnnếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại dịchvụ
Trang 35Đi kèm với vấn đề giải quyết việc làm, kinh tế du lịch đã mang lại thu nhậpthường xuyên, ổn định và có xu hướng ngày càng tăng đối với người lao động.Năm 1990, trên thế giới có 212 triệu người lao động làm trong ngành “côngnghiệp không khói” đem lại thu nhập 340 tỷ USD Đến năm 1998, đã có 338 triệungười lao động trong ngành kinh tế du lịch và thu nhập đạt 7.200 tỷ USD.
Ở phạm vi trong nước, thu nhập từ du lịch không chỉ mang lại lợi íchkinh tế trực tiếp cho người sản xuất kinh doanh mà còn gián tiếp đối vớinhững người lao động ở các ngành kinh tế khác có liên quan, đặc biệt tạo rathu nhập cho cộng đồng dân cư ở địa phương Tốc độ tăng trưởng nhanh vềthu nhập có thể thấy rõ là năm 1990, thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350
tỷ đồng, thì đến năm 2005 đã là 30.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 20 lần Nếu xétdưới góc độ xã hội, sự phát triển kinh tế du lịch có tính chất lan toả, thông qua
du lịch mà các ngành kinh tế khác cũng phát triển, mở rộng thêm thị trườngtiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy thương mại và mang lại hiệu quả kinh tếcao ở đâu du lịch phát triển thì ở đó kết cấu hạ tầng KT - XH được đổi thay,đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn vàphát triển các giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân
Ba là, phát triển kinh tế du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng.
Về mặt kinh tế: Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu
hiệu hàng hoá nội địa ra nước ngoài thông qua du khách Khi tham quan dulịch, du khách được tiếp cận với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp,nông nghiệp ở địa phương Với sự hài lòng cả về hình thức và chất lượngcủa những hàng hoá đã được làm quen, qua kênh thông tin lan truyền từngười này sang người khác, du khách thường giới thiệu cho người thân và bạn
bè của họ về những hàng hoá này Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếmnhững mặt hàng đã được giới thiệu, nhờ vậy mà Khánh Hoà xuất khẩu đượcngày càng nhiều hàng hoá hơn Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin
Trang 36hiện đại làm cho thông tin của du khách đối với những người thân, bạn bè của
họ ngày càng thuận tiện hơn thì việc phát triển kinh tế du lịch lại càng làphương tiện tốt hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở địa phương
Về mặt văn hoá - xã hội: Việc phát triển kinh tế du lịch là phương tiện
tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội, phong tục, tập quán, con người… của quốc gia nói chung và tỉnhKhánh Hoà nói riêng Đồng thời, phát triển kinh tế du lịch sẽ làm tăng thêm
sự hiểu biết chung về văn hoá, xã hội cho người dân địa phương thông qua dukhách trong nước và quốc tế (về phong tục tập quán, phong cách sống, ngoạingữ, thẩm mỹ ), tạo ra sự “giao thoa” về văn hoá giữa Khánh Hoà với cácvùng, miền, các dân tộc trong nước và các nước khác trên thế giới; làm tăngthêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùngmiền với nhau và giữa các quốc gia với nhau
1.2 Thực trạng và những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế
du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới
1.2.1 Những kết quả đạt được
* Khách du lịch
Từ năm 2004 đến nay, nhờ có chính sách đổi mới và sự quan tâm đầu
tư đúng mức của các cấp, các ngành có liên quan Ngành kinh tế du lịch tỉnhKhánh Hoà đã có những khởi sắc đáng kể, số lượng khách du lịch đến địaphương ngày càng tăng, đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây
Về khách du lịch quốc tế: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch - Thương
mại tỉnh Khánh Hoà, từ năm 2004 - 2008 số lượt khách du lịch quốc tế đếnđịa phương tăng nhanh Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2004 - 2008đạt 17,82% /năm Khách du lịch tàu biển đến Khánh Hoà tương đối đều, năm
2004 đón được 9 chuyến, năm 2005 đón được 15 chuyến và 6 tháng đầu năm
2006 đón được 11 chuyến với khoảng 5.750 lượt, tăng 4,3% so với cùng kỳnăm 2005 Đến 30/12/2006, du lịch tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức đón tiếp 23
Trang 37chuyến tầu khách du lịch với khoảng 14.292 lượt khách lên bờ tham quan,tăng 2,27 lần so với năm 2005 Năm 2007, có 300.000 lượt khách quốc tế đãđến du lịch tại địa phương Và, năm 2008 số khách quốc tế đến Khánh Hoà đãlên tới 315.585 lượt người, trong đó khách tàu biển đến địa phương 19 chuyếnvới 18.586 khách tham quan, tăng 22% so với năm 2007.
Khách quốc tế đến du lịch tại tỉnh Khánh Hoà từ nhiều nước, trong đóthị trường khách Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan) chiếm 38,6%; Châu Á(Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan) chiếm 11,92%; Châu Mỹ (Mỹ,Canada) chiếm tỷ trọng 18,45% và Châu Đại Dương (úc) chiếm tỷ trọng12,8% Có 6 thị trường hàng đầu là Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản.Ngoài ra, từ cuối năm 2004 đến nay, các thị trường khách Nga, Hàn Quốc đến
du lịch tại Khánh Hoà đang có xu hướng tăng mạnh
Về khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đã liên tục tăng trong
những năm vừa qua với tốc độ trung bình đạt 11,24% Khách nội địa chủ yếuđến từ thành phố Hồ Chí Minh (50,5%), từ các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ(9,0%), các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (5,5%), Hà Nội, Hải Phòng(27,8%), các tỉnh miền Bắc khác (7,2%)… Mục đích chính của khách du lịchnội địa là nghỉ biển, tham quan, chữa bệnh và nghỉ tuần trăng mật
So sánh thực tế phát triển với dự báo quy hoạch cho thấy, các chỉ số vềkhách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà thấp hơn dự báo, trong khi khách nộiđịa cao hơn Nguyên nhân có thể nhận thấy là, tại thời điểm lập quy hoạch,ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển khởi sắc, các chỉ tiêu pháttriển đặt ra của những năm trước đó đều đạt được kết quả cao Tuy nhiên,tình hình thế giới đã có những biến động khó lường đã làm suy giảm và thayđổi mạnh cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam Bên cạnh đó, việc xây dựng
hệ thống sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh và độc đáo riêng, phù hợp hấpdẫn khách du lịch quốc tế chưa được phát huy… Trong khi đó, khách du lịch
Trang 38nội địa tăng do đời sống được nâng cao, tăng ngày nghỉ cuối tuần… lànhững thay đổi mà quy hoạch chưa dự báo được.
* Doanh thu du lịch và đóng góp vào ngân sách của tỉnh
Tổng doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 22,43% Cơ cấudoanh thu chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (68,32%) Doanh thu từcác dịch vụ khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vuichơi giải trí… chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại là các doanh thu khác
Doanh thu du lịch tỉnh Khánh Hoà năm 2007 đạt 1.025 tỷ đồng Năm
2008, doanh thu du lịch đạt 1.357,4 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2007
Khách quốc tế chi tiêu trung bình 72 USD/ngày, trong đó 15,6 USD cho lưutrú, 12,2 USD cho ăn uống, 10,6 USD cho vận chuyển… Khách du lịch nội địa chitiêu khoảng 24 USD/ngày (khoảng 430.000 đồng/ngày), trong đó 108.800 đồng chodịch vụ lưu trú, 100.000 đồng cho ăn uống, 142.000 đồng cho vận chuyển, đi lại…
Từ năm 2004 đến nay, thu ngân sách của tỉnh Khánh Hoà luôn vượt kếhoạch hàng năm, tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP tăng dần Năm 2008 ướcthu được 3.406 tỷ đồng, trong đó, ngành dịch vụ nói chung và kinh tế du lịch nóiriêng đã có những đóng góp đáng kể Theo số liệu thống kê của Sở du lịch -Thương mại Khánh Hoà, năm 2004 ngành kinh tế du lịch đã đóng góp 186,5 tỷđồng vào ngân sách của tỉnh thì đến năm 2008 con số này đã lên tới 334,2 tỷđồng
Thực tế cho thấy, hàng năm ngành kinh tế du lịch tỉnh Khánh Hoà đãgóp phần quan trọng trong việc đưa kinh tế tỉnh nhà khởi sắc, mức đóng gópvào ngân sách tỉnh ngày càng tăng lên Dự tính năm 2009, mức đóng góp củangành du lịch Khánh Hoà vào ngân sách của tỉnh sẽ vào khoảng 340 tỷ đồng
* Về lao động làm du lịch
Kinh tế du lịch là ngành có nhu cầu rất cao về lao động Vì thế hàng năm,ngành đã thu hút được số lượng lao động tương đối lớn Theo thống kê của Sở
Trang 39du lịch - Thương mại tỉnh Khánh Hoà, năm 2004 ngành kinh tế du lịch của tỉnh
đã giải quyết được khoảng 4.660 lao động trực tiếp và gián tiếp thì đến năm
2008 con số này đã lên tới 15.200 người, góp phần quan trọng trong việc giảmsức ép về giải quyết việc làm cho người lao động đối với địa phương
Do đặc điểm của kinh tế du lịch là mang tính thời vụ cao, mà cao điểm làmùa hè nên việc thu hút lao động có tay nghề cao, làm việc ổn định trong các cơ
sở lưu trú du lịch là rất khó khăn, nhất là những người có trình độ đại học, caođẳng chuyên ngành (tỷ lệ này rất ít) Để khắc phục tình trạng này, Khánh Hoà đãkhuyến khích các cơ sở lưu trú tổ chức cho cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viêntham gia các lớp đào tạo chính quy tại các trường chuyên ngành Đối với laođộng phổ thông, từ năm 2005 trở lại đây, Sở du lịch - Thương mại tỉnh đã tổchức cho lực lượng lao động này tham gia vào các lớp tập huấn nghiệp vụ vàvăn hoá giao tiếp, ứng xử du lịch Cụ thể: năm 2005, tổ chức 12 lớp, 960 ngườitham gia; năm 2006, tổ chức 16 lớp, 1200 người tham gia; năm 2007, tổ chức 20lớp, 1500 người tham gia; năm 2008, tổ chức 23 lớp, 1725 người tham gia [26,tr.38]
Qua các lớp bồi dưỡng tập huấn hàng năm, người lao động trong ngànhkinh tế du lịch đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên mônnghiệp vụ và văn hoá giao tiếp du lịch, giúp cho họ có thể hoàn thành tốt côngviệc được giao trong lĩnh vực hoạt động du lịch
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Năm 2008, toàn tỉnh Khánh Hoà đã có 397 khách sạn với 9.140 phòng(trong đó có 4 khách sạn 5 sao với 720 phòng, 3 khách sạn 4 sao với 396 phòng, 5khách sạn 3 sao với 382 phòng, 32 khách sạn 2 sao với 1.120 phòng, 68 khách sạn
1 sao với 1.700 phòng, 285 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 4.822 phòng); 52nhà nghỉ du lịch với 456 phòng; các cơ sở lưu trú du lịch khác là 23 cơ sở với 737phòng
Trang 40So với dự báo của quy hoạch năm 1995, thì thực tế phát triển hơn nhiều.Năm 2000, dự báo cần 6.000 giường nhưng thực tế đạt hơn 6000 và dự báo đếnnăm 2010 cần có khoảng 4.945 phòng khách sạn và khoảng 12.000 giường nhưngtrên thực tế chỉ đến 31/12/2005 toàn tỉnh đã có 6.714 phòng với 12.137 giường.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh đã chú
ý quan tâm xây dựng, khai thác các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí,nghỉ dưỡng, chữa bệnh… để thu hút, kéo dài ngày lưu trú của khách ở địaphương Một số khu du lịch, khu vui chơi giải trí đã được đưa vào hoạt động đạthiệu quả cao như Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà, Hòn Tằm, Dốc Lết,thuỷ cung Trí Nguyên, công viên phù Đổng… Đồng thời, ngoài các tour du lịchtruyền thống, các doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thiện một số tour du lịch mớinhư tour du lịch Vịnh Vân Phong, tour Sông Cái, tour Đảo Yến - Hòn Nội…
Xu thế hiện nay của du lịch tỉnh Khánh Hoà là xây dựng các cơ sở kinhdoanh lưu trú du lịch với qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao…Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện chokinh tế du lịch phát triển trong những giai đoạn tiếp theo
* Về khai thác tài nguyên, phát triển các loại hình, sản phẩm và đầu tư phát triển du lịch
Những năm vừa qua, du lịch Khánh Hoà đã chú trọng khai thác tàinguyên du lịch, trong đó đặc biệt là tài nguyên du lịch biển Việc quản lý vàkhai thác các tài nguyên du lịch bước đầu đã có sự thống nhất và phối hợpgiữa các ngành, các chủ thể quản lý Tuy vậy, vẫn còn tình trạng khai thácmất cân đối cả về loại tài nguyên và khu vực du lịch Tài nguyên du lịch núi,
du lịch văn hoá ở khu vực phía tây còn ít được quan tâm, đầu tư phát triển
Về sản phẩm du lịch của tỉnh cũng đã từng bước được đa dạng hoánhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh Các địa phương trong tỉnh
đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch trong
đó nổi trội là không gian mặt nước Vịnh Nha Trang, tài nguyên biển - đảo để