Khi đánh giá về vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong hệ thống sản xuất, V.I.Lênin đã khẳng định: trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Ở Việt Nam, GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là lực lượng chủ đạo và tiên phong trong suốt tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khi đánh giá về vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp nhân dân laođộng trong hệ thống sản xuất, V.I.Lênin đã khẳng định: trong thời đại ngàynay, lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là ngườilao động Ở Việt Nam, GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là lực lượng chủ
đạo và tiên phong trong suốt tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam
Là lực lượng trung tâm của tiến trình CNH, HĐH đất nước, GCCN ViệtNam đang nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đạinhất, quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế Mặc dù, về
số lượng, GCCN Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư, nhưnglại là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng ta đã nhận định: “Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [15, tr.47] Theo đó, để GCCN xứng đáng
là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sảnViệt Nam, thì yêu cầu bồi dưỡng, “nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp
và bản lĩnh chính trị cho công nhân" là một trong những đòi hỏi khách quan
và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi côngnhân và của toàn xã hội trong điều kiện hiện nay
Là một tỉnh có vị trí địa lý chính trị quan trọng, điều kiện tự nhiênnhiều ưu đãi, Đồng Nai trở một vùng kinh tế trọng điểm, năng động của đấtnước Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, Đồng Nai đang khôngngừng phát huy nội lực, tập trung đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, đồng
Trang 2thời có những chính sách ưu đãi, khuyến khích hợp lý nên đã thu hút nhiềudoanh nghiệp đầu tư vào, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,khiến cho “vóc dáng” của một tỉnh công nghiệp trọng điểm của khu vực phíaNam hình thành rõ nét
Hiện nay, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đội ngũ công nhân
đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đóng góp rất lớn vào sựphát triển bền vững và giữ vững ổn định chính trị - xã hội của tỉnh nói riêng,đất nước nói chung Tuy nhiên, ở các KCN trên địa bàn tỉnh, một bộ phậnkhông nhỏ công nhân, trong đó phần lớn là lao động trẻ, về điều kiện sinhhoạt vật chất, tinh thần còn rất thiếu thốn; trình độ học vấn, chuyên mônnghề nghiệp còn thấp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, YTCT,hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế Không ít công nhân chưa nhận thứcđầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của GCCN; chưa ý thức được SMLS củaGCCN trong thời kỳ cách mạng mới
Bên cạnh đó, trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một bộphận công nhân, nhất là công nhân trẻ, sống thiếu lý tưởng, niềm tin, sa vào các
tệ nạn xã hội, dẫn đến tha hóa về phẩm chất lối sống, phai nhạt phẩm chất củaGCCN, giảm lòng tin và sự gắn bó với Đảng và Công đoàn… Đây thực sự làthách thức, tác động không nhỏ đối với sự nghiệp xây dựng đội ngũ công nhântỉnh Đồng Nai vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Ý thức chính trị của công nhân khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Nghiên cứu về GCCN và xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, có các công trình tiêu biểu:
GS.TS Dương Xuân Ngọc (2008), Giai cấp công nhân Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,
Trang 3Hà Nội Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến GCCN và những nhân tố tác độngđến quá trình biến đổi GCCN Việt Nam; thực trạng và xu hướng biến đổi củaGCCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; quan điểm, mục tiêu, phươnghướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng GCCN Việt Nam trở thành lực lượng điđầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong cuốn sách của TS Nguyễn An Ninh (2008), Về xu hướng công nhân
hóa ở nước ta hiện nay, (Sách phục vụ nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Trung
ương 6 khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, nhiều vấn đề liên quan tới quátrình phát triển của GCCN đã được đề cập, trong đó có việc hoàn thiện cơ cấuGCCN đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Cuốn sách do TS Đặng Ngọc Tùng (chủ biên), (2010), Xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Lao động, Hà Nội cũng đã góp
phần làm rõ quan điểm, đường lối của Đảng trong vấn đề xây dựng GCCN; đưa ra
hệ thống giải pháp cho việc xây dựng GCCN trong thập niên tới; cung cấp cơ sởkhoa học cho việc hoạch định chính sách, xác định nội dung xây dựng GCCNViệt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng và Nhà nước ta
Ths Phạm Văn Giang (2012), “Xu hướng vận động của giai cấp công
nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội
dung của cuốn sách góp phần nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng vận động củaGCCN Việt Nam trong quá trình đổi mới; những vần đề mới xuất hiện trongGCCN Việt Nam dưới tác động của điều kiện mới – toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế như: sự đa dạng về thành phần xuất thân, thành phần kinh tế và ngànhnghề hoạt động; hiện tượng phân tầng, phân hóa trong nội bộ GCCN…
Đề tài cấp nhà nước "Xây dựng GCCN Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020"
do TS Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm chủ nhiệm - đãgóp phần thay đổi nhận thức và thái độ, hành vi của các DN, các cấp lãnhđạo trong việc xây dựng GCCN Điều này thật sự cần thiết trong giai đoạn
Trang 4mới, khi mà những đòi hỏi khách quan, cấp bách phải xây dựng GCCNlớn mạnh ngày càng rõ.
* Nghiên cứu về xây dựng, nâng cao YTCT của GCCN Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước có các công trình:
Phan Thanh Khôi (2003): Ý thức chính trị của công nhân trong một số
doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trên cơ sở
luận giải YTCT của GCCN và thực trạng YTCT của công nhân các doanhnghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội, tập thểtác giả đưa ra những dự báo xu hướng biến động về YTCT của công nhântrong hai loại doanh nghiệp trên ở Hà Nội và đưa ra 6 giải pháp nhằm nângcao YTCT của công nhân, trong đó có đề cập đến nội dung đổi mới công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân của các cấp uỷ đảng, tổ chức côngđoàn trên địa bàn và doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh cần tăng cường côngtác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp công nhân nhận thức rõ quyền lợi,nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, ý thức chấphành pháp luật của nhà nước và những nội quy làm việc tại doanh nghiệp
Trong luận văn thạc sĩ Triết học chuyên ngành CNXH khoa học, Học
viện Chính trị của tác giả Nguyễn Ngọc Liệu (2004): “Phát huy vai trò tổ
chức Công đoàn trong nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của công nhân ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay”; tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động của tổ chức
Công đoàn đối với nhiệm vụ nâng cao YTCT XHCN của GCCN trong cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai và bước đầu đề
ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việcgiáo dục nâng cao YTCT XHCN cho công nhân đang lao động tại cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Trang 5Dương Thị Thanh Xuân (2005), Giải pháp nâng cao ý thức chính trị
cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạp chí Xây
dựng Đảng, (số 10)
Cù Thị Hậu, Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là
giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), tham luận tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội)
Những công trình nêu trên đã đề cập đến GCCN ở nhiều nội dung vớicác góc độ khác nhau, và có những đóng góp quan trọng trong xây dựngGCCN như: trình bày thực trạng GCCN Việt Nam trong điều kiện CNH, HĐHđất nước; đã đưa ra một số biểu hiện mới của GCCN Việt Nam trong điều kiệncách mạng khoa học - công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GCCN thể hiện qua Văn kiện củacác Đại hội, các biến đổi của GCCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; đã đưa rađược những giải pháp căn bản nhằm xây dựng GCCN Việt Nam đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.… Trong đó, vấn đề YTCTcủa GCCN nước ta đã được đề cập ở một số khía cạnh Tuy nhiên, chưa có mộtcông trình chuyên biệt nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về YTCT của công nhânKCN tỉnh Đồng Nai hiện nay Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là một đề tàiđộc lập, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên quan
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về YTCT của công nhânKCN tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những giải pháp cơbản nâng cao YTCT của công nhân KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quan niệm và vai trò YTCT của GCCN Việt Nam hiện nay Phân tích thực trạng YTCT của công nhân KCN tỉnh Đồng Nai hiện
Trang 6nay và nguyên nhân của thực trạng đó.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao YTCT của công nhân khu KCN tỉnhĐồng Nai hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
YTCT của công nhân KCN tỉnh Đồng Nai
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao YTCT của côngnhân KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay, tuy nhiên có tập trung vào những KCNđiển hình như: KCN AMATA; KCN Biên hòa 1, 2; KCN Tam Phước Các
số liệu khảo sát từ năm 2008 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác
giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể như: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học… đểthực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra
6 Ý nghĩa của luận văn
Với việc làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giảipháp nâng cao YTCT của công nhân KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văngóp phần vào việc đưa ra những cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ởtỉnh Đồng Nai tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra nhữngquyết sách nhằm xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Đồng Nai vững mạnh, đápứng đòi hỏi của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy một số chủ đề của các bộ môn có liên quan
7 Kết cấu của luận văn
Trang 7Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, (6 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục.
Trang 8Chương 1 QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC CHÍNH TRỊ
ĐỐI VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Quan niệm về ý thức chính trị và ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị,pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo… Mỗi hìnhthái YTXH phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồntại xã hội, nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau Ở mỗi thời đại, tùy theonhững hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà thường có những hình thái ý thức nào đónổi lên hàng đầu, chúng biểu hiện tập trung ý thức của thời đại đó và có tácđộng mạnh đến các hình thái ý thức khác Tuy nhiên trong tổng thể củaYTXH thì YTCT có tầm quan trọng đặc biệt, nó quyết định đến xu hướng vàbản chất của các hình thái YTXH khác
Vậy, YTCT là gì? Để hiểu YTCT, cần bắt đầu từ việc nghiên cứu kháiniệm chính trị và ý thức
Trang 9Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là ý thức của con người,
nó là một hiện tượng lịch sử, phản ánh thế giới khách quan trong quá trìnhcon người tác động, cải tạo thế giới Trong khi đó, con người là một thực thểnăng động sáng tạo, cho nên, ý thức không phải là sự phản ánh giản đơn thụđộng hiện thực mà là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan Chủ nghĩaMác – Lênin cho rằng, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ nãocon người một cách năng động sáng tạo Ý thức cũng không phải là một hiệntượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội, nó nảy sinh, tồn tại vàphát triển gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử - xã hội, phản ánh tồntại xã hội trong từng giai đoạn của lịch sử xã hội
Về kết cấu, ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phứctạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau, bao gồm các yếu tốnhư tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốtlõi
Chính trị là lĩnh vực phức tạp trong đời sống tinh thần của xã hội, xuất
hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và sự đối kháng giai cấp Do vậy,chính trị cũng là những quan hệ và hoạt động xã hội mang tính quy luật kháchquan của xã hội có giai cấp Ngay từ thời cổ đại và cho đến tận sau này, đã córất nhiều nhà tư tưởng lớn giành thời gian, công sức nghiên cứu nhằm làmsáng tỏ bản chất của chính trị Tuy nhiên, chỉ đến chủ nghĩa Mác – Lênin, thìbản chất của chính trị mới được nêu lên một cách đầy đủ và đúng đắn
Chính trị, theo nguyên nghĩa của nó, là những công việc Nhà nước haycông việc xã hội liên quan với Nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với nhữngquan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó làvấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước Nói cách khác, chính trị là
Trang 10mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau trongviệc giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước
Khi bàn về vấn đề chính trị, V.I.Lênin cho rằng, chính trị là mối quan
hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc về mặt Nhà nước; “chính trị là
sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi choNhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của
Nhà nước” [28, tr.404] Như vậy, cái quan trọng nhất trong chính trị, theo
V.I.Lênin là “tổ chức quyền lực Nhà nước”, là mối quan hệ giữa các giai cấp
và các cộng đồng xã hội về vấn đề Nhà nước, là sự tham gia của nhân dân vàocông việc Nhà nước; là tổng hợp những phương hướng, những mục tiêu đượcquy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễncủa các giai cấp, các đảng phái, các Nhà nước để thực hiện đường lối đã lựachọn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Theo C.Mác và Ph.Ăngghen,
“quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để trấn áp một giai cấp khác” [33, tr.628] Quyền lực chính trị nói lên
thực chất hoạt động của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành Nhà nước
Chính trị là một lĩnh vực bao trùm, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, đặc biệt trong kinh tế, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật Trong
xã hội còn giai cấp, chính trị lôi cuốn tất cả các thành viên trong xã hội vào cáchoạt động của xã hội và về thực chất thì không ai có thể “đứng ngoài chính trị”.V.I.Lênin có lưu ý: “một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị”[28, tr.106] thì đó chỉ là lưu ý đến trình độ “dân trí”, nếu thấp kém sẽ dẫn đến
dễ ngộ nhận, hoạt động chính trị phiêu lưu, mạo hiểm, mù quáng
Con người tham gia vào hoạt động chính trị để đạt được những giá trịnhất định trong xã hội có giai cấp Nhân tố thúc đẩy con người đi đến hànhđộng chính trị là động lực chính trị Động lực chính trị hình thành trên cơ sởnhu cầu, lợi ích chính trị Sự mong muốn đạt được lợi ích chính trị - đó làđộng cơ thúc đẩy các hoạt động chính trị của con người, của giai cấp, dân tộc,
Trang 11quốc gia Động lực chính trị bao gồm hai yếu tố: Nhu cầu – lợi ích và giácngộ lợi ích của mỗi người, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức chính trị Mỗi hành động
tự giác của con người đều hàm chứa trong đó những lợi ích nhất định Khi đãđạt được lợi ích thì nó lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi chủ thể hoạt độngmột cách nhiệt tình, sáng tạo hơn Do đó, việc nhận thức đúng về các nhu cầu– lợi ích chính trị là rất quan trọng để nó trở thành động lực thúc đẩy các hoạtđộng chính trị một cách tự giác
Thực chất của chính trị là mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, tầnglớp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc mà trong đó, trước hết và cơ bản làlợi ích kinh tế “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” [29, tr.349] Chínhtrị của một giai cấp do địa vị kinh tế của nó chi phối, quyết định Giai cấp nàochiếm địa vị thống trị đời sống xã hội về mặt kinh tế sẽ trở thành giai cấp thốngtrị về mặt chính trị Ngược lại, sự thống trị về kinh tế của một giai cấp nhấtđịnh chỉ được đảm bảo đầy đủ bằng quyền lực chính trị, quyền lực của Nhànước Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện và bảo đảm lợi ích của giaicấp thống trị xã hội Do đó, “Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu
so với kinh tế” [29, tr.349] Chính trị là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượngtầng của xã hội có giai cấp C.Mác – Ph.Ăngghen viết: “… tất cả các cuộc đấutranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp và tất cả các cuộc đấu tranh giải phónggiai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa… xét đếncùng, đều xoay quanh vấn đề giải quyết về kinh tế” [34, tr441]
Như vậy, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều khẳng định sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của chính trị là trên cơ sở những đòi hỏi khách quancủa sự phát triển kinh tế, của sự liên quan đến những lợi ích kinh tế cơ bản củacác giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội,thông qua hoạt động chính trị với những tổ chức của mình để giải quyết nhữngvấn đề kinh tế, tạo điều kiện, môi trường và bảo hộ cho hoạt động kinh tế
Trang 12Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin
về ý thức và chính trị như vậy, có thể rút ra những vấn đề bản chất của YTCTnhư sau:
Trước hết, YTCT là những hiểu biết, những nhận thức của một giai
cấp nhất định về địa vị lịch sử, về đường lối chiến lược, sách lược và những nhiệm vụ của giai cấp mình trong sự phát triển của lịch sử Bên cạnh đó,
YTCT còn thể hiện ở quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích chínhtrị mà các giai cấp, tầng lớp xã hội đó đang theo đuổi; ở sự liên minh giai cấp,đấu tranh và hợp tác giữa các giai cấp, tầng lớp vì những yêu cầu nhất định
Chính trị là sự tham gia vào các công việc của Nhà nước, vì thế, YTCT
còn là sự nhận thức về Nhà nước, về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như con đường, lực lượng xã hội để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước và sự tham gia của chủ thể vào hoạt động của Nhà nước đó.
Trong xã hội có giai cấp, có áp bức bóc lột thì tất yếu có đấu tranh giaicấp Khi đấu tranh giai cấp phát triển đến trình độ đấu tranh chính trị thì cácđảng phái ra đời, trong đó có đảng cầm quyền, đảng đối lập và không đối lậpđại biểu cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Đảng chính trị cầmquyền bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nước,
chi phối hoạt động của Nhà nước Do đó, đồng thời với việc nhìn nhận Nhà nước, YTCT còn là thái độ đối với hoạt động của các đảng phái.
Trung tâm của đời sống chính trị là quyền lực chính trị Quyền lựcchính trị nói lên thực chất hoạt động chính trị của mọi giai cấp, mọi đảng pháitrong xã hội có giai cấp Trong xã hội có giai cấp, ngoài quyền lực chính trịcủa giai cấp cầm quyền còn có quyền lực chính trị của các giai cấp, tầng lớp
khác Vì vậy, YTCT còn thể hiện ở sự nhận thức về quyền lực chính trị, cơ
chế thực hiện quyền lực chính trị Cụ thể, đối với giai cấp cầm quyền, phải
nhận thức được những nội dung sau:
Trang 13- Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược… thể hiện mục tiêuchính trị của giai cấp cầm quyền.
- Hệ thống hiến pháp, pháp luật… thể hiện mục tiêu chính trị của giaicấp cầm quyền thành những văn bản mang tính pháp quy
- Hệ thống tổ chức thực hiện làm cho những quy định pháp lý đi vàocuộc sống và đạt được những mục tiêu mà giai cấp cầm quyền đã xác định
- Hệ thống kiểm tra giám sát việc thực hiện hiến pháp, pháp luật nhằmnâng cao hiệu quả hiện thực hóa mục tiêu chính trị mà giai cấp cầm quyền
đã xác định
Các nội dung trên được thể hiện và thực hiện thông qua một cơ chếthực hiện tương ứng là: đảng cầm quyền, Quốc hội hay Nghị viện (cơ quanlập pháp), Chính phủ (cơ quan hành pháp), tòa án, viện kiểm sát… (cơ quan
tư pháp) và các tổ chức chính trị xã hội khác Do đó, YTCT còn là sự hiểu biết
về vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trên.
Chính trị là lĩnh vực hoạt động rộng lớn, bao trùm mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, lôi cuốn mọi thành viên trong xã hội tham gia Mọi người thamgia vào hoạt động chính trị để đạt được lợi ích chính trị nhằm thỏa mãn nhu
cầu chính trị Do đó, YTCT còn thể hiện ở sự nhận thức được nhu cầu, lợi ích
chính trị Đối với mỗi công dân nói chung thì nhu cầu và lợi ích chính trị thể
hiện ở sự nhận thức được quyền và nghĩa vụ công dân
YTCT gắn trực tiếp và bị quyết định bởi vấn đề kinh tế Tuy nhiên,chính trị và YTCT không phải là hậu quả tiêu cực của kinh tế mà có tác độngtrở lại đối với kinh tế Nếu như không có một đường lối chính trị đúng đắn thìmột giai cấp nhất định nào đó không thể giữ vững được sự thống trị chính trịcủa mình và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ kinh tế
Từ việc khái quát những dấu hiệu bản chất trong nội hàm của YTCT nêu
trên, có thể quan niệm về YTCT như sau: Ý thức chính trị là một hình thái ý
Trang 14thức xã hội, tổng hòa các quan điểm, tư tưởng, lý luận và thái độ, ý chí, niềm tin của cộng đồng xã hội hoặc của các cá nhân về giành, giữ quyền lực nhà nước, về tham gia vào công việc của Nhà nước và giải quyết các quan hệ quyền lực giữa các lực lượng xã hội trong một điều kiện lịch sử nhất định.
Việc phân loại YTCT có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Căn cứ
vào cấp độ phản ánh, YTCT gồm hai cấp độ chính: cấp độ thấp và cấp độ cao
Cấp độ thấp của YTCT là tâm lý chính trị, hay còn gọi là YTCT thôngthường được biểu hiện ở những cảm xúc, tình cảm chính trị, kinh nghiệm củacon người về quyền lợi, địa vị của giai cấp, về lợi ích kinh tế cơ bản của giaicấp Đây là nấc thang đầu tiên của ý thức con người về những vấn đề chính trị.Tâm lí chính trị phản ánh trực tiếp cuộc sống sinh hoạt thường ngày của xã hội,được hình thành một cách tự phát trong xã hội có sự phân chia giai cấp nênthường chưa có hệ thống, thiếu tính bền vững và không ổn định Mặc dù là tựphát nhưng tâm lí chính trị vẫn mang tính giai cấp và bị chi phối bởi địa vịchính trị cơ bản của giai cấp mà nó phản ánh Tâm lí chính trị cũng có vai trònhất định trong đời sống xã hội và là điều kiện để con người trong các giai cấptiếp thu tốt hơn hệ tư tưởng chính trị Tâm lí chính trị là cầu nối để hệ tư tưởngchính trị thâm nhập và phát huy vai trò quyết định trong đới sống xã hội
Cấp độ cao của YTCT là hệ tư tưởng chính trị Hệ tư tưởng chính trị là
hệ thống những quan điểm, tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định,phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích của giai cấp ấy, được diễn tả một cáchlôgíc và hệ thống dưới dạng các học thuyết chính trị
Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chínhtrị của các chính đảng của các giai cấp khác nhau cũng như trong luật pháp,chính sách nhà nước – công cụ của giai cấp thống trị Khác với tâm lí chínhtrị, hệ tư tưởng chính trị không hình thành tự phát mà được hình thành mộtcách tự giác trải qua quá trình đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, do nhucầu cải tạo xã hội Nó được các nhà lý luận, các nhà tư tưởng tiên tiến, các
Trang 15lãnh tụ của giai cấp xây dựng và truyền bá trong quần chúng nhân dân thôngqua các phong trào cách mạng Hệ tư tưởng chính trị gắn với các tổ chứcchính trị Thông qua các tổ chức chính trị mà một giai cấp nào đó tiến hànhcuộc đấu tranh về ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp mình.
Ý thức chính trị thông thường và YTCT lý luận tuy là hai mức độ pháttriển khác nhau nhưng chúng đều là sự phản ánh hiện thực đời sống chính trịnên chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau YTCT thông thường biểu hiệndưới dạng tâm lí, tình cảm giai cấp, là cơ sở cho việc tiếp thu hệ tư tưởng củagiai cấp và cũng là kho tàng để YTCT lý luận khai thác, khái quát thành nộidung của mình, giúp cho hệ tư tưởng xã hội, cho lý luận bớt xơ cứng, sai lầm.Theo V.I.Lênin, “Thiếu cảm xúc, con người không thể và không bao giờ tìmkiếm được chân lí” [26, tr.112] Ngược lại, hệ tư tưởng của giai cấp lại củng cố,định hướng cho sự phát triển tâm lí, tình cảm giai cấp Nếu hệ tư tưởng chínhtrị đó là khoa học, nó sẽ thúc đẩy tâm lí xã hội phát triển theo hướng lànhmạnh, đúng đắn, có lợi cho tiến bộ xã hội Nếu hệ tư tưởng chính trị đó là phảnkhoa học, nó sẽ kích thích những yếu tố tiêu cực của tâm lí xã hội phát triển Vìmối quan hệ đó mà trong thực tiễn hoạt động giáo dục YTCT cho mỗi cá nhân,mỗi cộng đồng cần khuyến khích, nuôi dưỡng, giáo dục cả YTCT thôngthường và cả ý thức chính trị lý luận
Căn cứ vào chủ thể mang YTCT thì ý thức chính trị gồm: YTCT cộng
đồng (giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội…) và YTCT cá nhân
Ý thức chính trị cộng đồng là YTCT nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chínhtrị của cả cộng đồng xã hội hoặc của nhóm xã hội, một giai cấp, một tầng lớpnào đó trong cộng đồng Đó là chuẩn mực giá trị chung về nhu cầu, lợi íchchính trị được cả cộng đồng chấp nhận và nó là động lực thúc đẩy các hoạtđộng chính trị tự giác của cả cộng đồng
Trang 16Ý thức chính trị cá nhân là nhận thức, thái độ, ý chí và niềm tin củatừng cá nhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị Vì vậy, YTCT
cá nhân rất đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc chủ quan Một vấn đềcủa hiện thực đời sống chính trị có thể nhìn nhận dưới những lăng kính khácnhau, có thái độ khác nhau và từ đó có thể có những hành động khác nhau.Cho nên, trong thực tiễn giáo dục YTCT cho mỗi cá nhân, cần khuyến khíchtính tích cực, sáng tạo, đồng thời phải có sự định hướng để tránh những nhậnthức không đúng dẫn đến những hậu quả tiêu cực
Ý thức chính trị cộng đồng và YTCT cá nhân có mối quan hệ tác độngqua lại với nhau YTCT cộng đồng cũng là YTCT của một xã hội, một nhómngười, một tập đoàn người Vì vậy, nó chỉ tồn tại, phát triển, thể hiện thôngqua YTCT của mỗi cá nhân Tất nhiên, YTCT cộng đồng không phải là phépcộng giản đơn của các YTCT cá nhân mà nó là chất mới được được đúc kết từnhững tinh hoa của các YTCT cá nhân, nó được cả cộng đồng chấp nhận.Ngược lại, mỗi cá nhân là một cá nhân xã hội, là thành viên của một xã hội cụthể, của một giai cấp cụ thể; được hình thành, phát triển trong quan hệ xã hội
cụ thể nên YTCT của cá nhân đều mang nội dung, dấu ấn nào đó; đều là sựbiểu hiện ở mức độ này hay mức độ khác YTCT cộng đồng và đều bị chiphối, bị định hướng bởi YTCT cộng đồng Trong thực tế có thể biết đượcYTCT của cộng đồng nào đó thông qua việc tìm hiểu YTCT của các thànhviên trong cộng đồng đó và ngược lại
Việc phân loại YTCT theo chủ thể đã chỉ rõ: nhóm xã hội nào, giai cấpnào, tầng lớp nào trong xã hội cũng có YTCT Trong xã hội có nhiều nhóm xãhội, nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp Mỗi giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội lại cónhận thức, thái độ về đời sống chính trị khác nhau do điều kiện sinh hoạt vậtchất riêng, có địa vị và lợi ích chính trị khác nhau, do đó, trong xã hội sẽ cónhiều loại YTCT khác nhau (có thể đối lập, có thể không) nhưng không phảiYTCT của nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấp nào cũng vươn tới được tầm lý
Trang 17luận, hơn nữa, có hệ tư tưởng chính trị Chỉ có những giai cấp tiến bộ, đạibiểu cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, cách mạng mới có thể hình thành
tư tưởng chính trị có hệ thống, có tính lý luận, tính khoa học dưới dạng họcthuyết và tất yếu khi ấy, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp ấy sẽ trở thànhthống trị trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội
Xét về cấu trúc, YTCT là tổng hòa của tri thức, tình cảm (thái độ), ý chí
và niềm tin về chính trị Các yếu tố đó có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trongmột chỉnh thể hữu cơ, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện bổ sung, thúc đẩy lẫnnhau, tạo nên đặc điểm YTCT của mỗi cá nhân hay cộng đồng xã hội nhấtđịnh và bao giờ cũng được thể hiện bằng các hành vi, hành động chính trị
Như vậy, YTCT (đặc biệt hệ tư tưởng chính trị) có vai trò rất quan trọngđối với sự phát triển xã hội Thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại cơ
sở kinh tế và "có thể, trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế"
Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền giữ vai trò chủ đạo trong đời sốngtinh thần của xã hội Nó thâm nhập vào các hình thái YTXH khác Tác độngtích cực hoặc tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị (cũng như YTCT nói chung)phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng hoặc phản tiến bộ, phản cách mạngcủa giai cấp mang hệ tư tưởng đó Khi giai cấp còn tiến bộ, cách mạng - tiêubiểu cho xu thế phát triển đi lên của lịch sử thì hệ tư tưởng chính trị của nó cótác dụng tích cực đến sự phát triển xã hội Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu,phản động, thì hệ tư tưởng chính trị của nó tác động tiêu cực, kìm hãm pháttriển xã hội
1.1.2 Ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sáchkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắnliền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thànhGCCN Việt nam từ thời kỳ thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần
Trang 18thứ hai (1924-1929) Ngay từ khi ra đời, do sớm tiếp thu truyền thống anhdũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, GCCN Việt Nam đãhăng hái đấu tranh với tư bản Pháp Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của côngnhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng,gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định Song cũng có một số cuộc đấu tranh củacông nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩaquân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu,phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh trong cao trào yêu nướcnhững năm 1925 - 1926 ở Sài Gòn Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranhcòn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòiquyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc vềquê, bãi công, đòi tăng lương, chống đánh đập
Từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng của GCCN quốc tế, đượctruyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quantrọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo Sự pháttriển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm
1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộngsản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam vào đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩmcủa sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phongtrào yêu nước ở Việt Nam vào đầu năm 1930 của thế kỷ XX Đảng đã đemyếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho GCCN nước ta sớm giácngộ được mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liềnvới CNXH; làm cho GCCN nước ta giác ngộ được SMLS lãnh đạo cáchmạng Việt Nam và trong giai đoạn cách mạng hiện nay GCCN Việt Nam có
SMLS to lớn “là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực
Trang 19lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” [13, tr.43-44], trước mắt là tiến
hành thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH hiện nay,
“GCCN Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những
người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” [13, tr.43], tạo thành một lực
lượng GCCN thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và pháttriển đất nước GCCN Việt Nam là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là hạt nhânvững chắc trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc
Tuy nhiên hiện nay, GCCN Việt Nam đang đứng trước những tháchthức to lớn, đó là: yêu cầu cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hộinhập quốc tế; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học côngnghệ hiện đại và sự cạnh tranh gay gắt của toàn cầu hóa về kinh tế tri thức;tình hình thế giới có những thay đổi nhanh chóng, khó lường; âm mưu “diễnbiến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta vẫn còn phức tạp; sựtác động mặt trái của kinh tế thị trường và sự du nhập của các luồng văn hóađộc hại đang từng ngày, từng giờ tác động đến tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội nói chung, đến GCCN nói riêng… Vì vậy, để GCCN xứng đáng
là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay
Trang 20thì việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn và nâng cao YTCT cho GCCN là việclàm cơ bản và cấp thiết
Trên cơ sở nội hàm của YTCT có thể thấy, YTCT của GCCN ViệtNam cũng bao gồm những đặc trưng cơ bản như vậy Tuy nhiên, trong quátrình hình thành, phát triển, nó chịu sự tác động của những điều kiện, hoàncảnh đặc thù của xã hội Việt Nam: nó được hình thành, phát triển trong quátrình đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, xâydựng chế độ dân chủ nhân dân và chế độ XHCN Do đó có thể quan niệm:
Ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chính trị cùng những nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị phản ánh vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong đời sống chính trị nói riêng cũng như mọi mặt đời sống xã hội của đất nước và thời đại; được hình thành, phát triển và có vai trò định hướng cho hành động chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
YTCT của GCCN nước ta hiện nay được thể hiện rõ nhất thông quanhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của mỗi người công nhân vàđược biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của người công nhân đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng.
Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, người côngnhân có YTCT phải nhận thức sâu sắc và có niềm tin vững chắc được rằng,học thuyết Mác – Lênin là hệ tư tưởng chính trị của GCCN, là học thuyếtduy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường và lực lượng cáchmạng thực hiện sự nghiệp giải phóng triệt để GCCN, nhân dân lao động và
Trang 21các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột,thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt; còn tư tưởng Hồ Chí Minh là
sự vận dụng học thuyết Mác – Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thểcủa Việt Nam, chỉ ra con đường để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của GCCN Việt Nam Đồng thời, GCCNphải có ý chí kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành, không hoangmang dao động trước những diễn biến phức tạp của thời cuộc; tích cực họctập, trau dồi lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh khôngkhoan nhượng với các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, phủ nhận lýluận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để bảo vệ nền tảng tưtưởng của giai cấp mình
Ý thức chính trị của GCCN còn là nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tincủa GCCN đối với Cương lĩnh, quan điểm, đường lối, chiến lược, sách lược…của Đảng Có YTCT khi giai cấp công nhân có hiểu biết sâu sắc, tuyệt đối tintưởng vào Cương lĩnh, quan điểm, đường lối, chiến lược, sách lược, vào sựlãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ động tự giác, khắc phụcmọi khó khăn để thực hiện và đưa các quan điểm, đường lối của Đảng vào thựctiễn cuộc sống Không những vậy, GCCN còn phải tích cực tuyên truyền, vậnđộng mọi tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi mọi đường lối chủ trương củaĐảng, chủ động đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản độngcủa các thế lực thù địch, phản động để bảo vệ sự lãnh đạo của GCCN – thôngqua đội tiền phong là Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội
Như vậy, YTCT của GCCN trước hết được thể hiện ở nhận thức, tìnhcảm, ý chí và niềm tin của GCCN đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Và chỉ khi nào người công nhân và
cả giai cấp ý thức sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối của Đảng thì khi đó họ mới ý thức đầy đủ và sâu sắc về
Trang 22địa vị thống trị về chính trị, vai trò lãnh đạo, lực lượng đi đầu trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, tự giác phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Hai là, nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của người công nhân đối với lợi ích GCCN, lợi ích quốc gia dân tộc và sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước.
Trước hết, người công nhân có YTCT phải nhận thức được rằng,
GCCN Việt Nam là một bộ phận của GCCN thế giới, là giai cấp trung tâmcủa thời đại ngày nay, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phươngthức sản xuất tiên tiến, được lịch sử giao cho trọng trách lãnh đạo cách mạngthông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; là lực lượng đi đầutrong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước Đồng thời, có YTCT, ngườicông nhân cũng phải nhận thức sâu sắc được rằng: lợi ích giai cấp công nhânthống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dântộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theođịnh hướng XHCN… Từ đó không ngừng phấn đấu, rèn luyện để xứng đángvới vai trò lãnh đạo cách mạng; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức,cống hiến sức lực, trí tuệ để hoàn thành SMLS của giai cấp mình
Đối với sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước, người công nhân có
YTCT phải là người có niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ra sức đóng góp công sức thực hiện thắnglợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước… Nhận thức đúng về sự nghiệp đổi mới doĐảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đòi hỏi người công nhân phải giác ngộ về tínhtất yếu khách quan, mục tiêu, nguyên tắc của đổi mới: Đổi mới không phải là
từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn vàđược xây dựng có hiệu quả hơn Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thứcđúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, lấy đó làm nền tảng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách
Trang 23mạng; còn phải hiểu rằng, sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thời cơ và thuậnlợi, còn nhiều thử thách và nguy cơ cần vượt qua để tiếp tục đưa sự nghiệp nàytiếp tục tiến lên.
Người công nhân có nhận thức và thái độ đúng đối với sự nghiệp CNH,HĐH, đổi mới toàn diện đất nước phải là người có sự quan tâm, nghiên cứu đểbiết được những nội dung lớn trong đường lối, chủ trương, chính sách đổi mớicủa Đảng và Nhà nước ta, nhất là những nội dung có liên quan trực tiếp đếncông nhân và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để qua đó góp phần vào việc giảithích, tuyên truyền và luôn bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.Đồng thời, tích cực chủ động đóng góp sức mình vào thắng lợi của sự nghiệpđổi mới, CNH, HĐH đất nước mà trước hết là đóng góp vào sự nghiệp đổimới của doanh nghiệp, nhà máy mình làm việc Sự đóng góp này bắt đầu từviệc chấp hành tốt mọi quy định của doanh nghiệp, nhà máy; không ngừngnâng cao trình độ, tay nghề, nâng cao năng xuất, chất lượng lao đông; tíchcực hăng say lao động sản xuất hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình… để đưadoanh nghiệp, nhà máy đi lên trong sự nghiệp đổi mới…
Ba là, nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của người công nhân đối với hệ thống chính trị và các tổ chức trong hệ thống chính trị
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền đượcthực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệthống chính trị
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội baogồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp phápđược liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quátrình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thờiphù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền Hệ thống chính trị xuấthiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính
Trang 24trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp củagiai cấp cầm quyền.
Trong CNXH, GCCN và nhân dân lao động là chủ thể thực sự củaquyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt độngcủa hệ thống chính trị XHCN
Ở nước ta, GCCN và nhân dân lao động là chủ thể chân chính củaquyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thựchiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liênminh giữa GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủquyền làm chủ của nhân dân Vì vậy, nhận thức hệ thống chính trị của GCCNnước ta chính là hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN và
về các tổ chức chính trị - xã hội, mà trực tiếp là tổ chức Công đoàn Việt Nam
Khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam, GCCN phải nhận thức được rằng,Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểutrung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; Đảng làlực lượng duy nhất lãnh đạo toàn xã hội Người công nhân có YTCT, trongthực tế, phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; phải có sự quantâm, hiểu biết nhất định về bản chất của Đảng, về mục tiêu, nguyên tắc tổchức và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như nhữngyêu cầu về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực và sức chiếnđấu của Đảng, thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từng bước
Trang 25hình thành văn hóa Đảng, văn hóa lãnh đạo của Đảng Từ đó đòi hỏi mỗingười công nhân phải xây dựng kế hoạch và ý chí quyết tâm rèn luyện, phấnđấu để sớm đứng trong đội ngũ của Đảng
Đối với Nhà nước, người công nhân có YTCT phải nhận thức được rằng,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước quản lí sự phát triển mọi mặt củađất nước theo đường lối, chủ trương của Đảng nhằm xây dựng thành công vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong điều kiện Đảng cầmquyền, Đảng mạnh bởi Nhà nước mạnh Do đó, người công nhân có YTCT caocòn phải biết được và có thái độ đúng đắn trước những bất cập hiện nay củaNhà nước ta; những yêu cầu về cải cách nền hành chính nhà nước để xây dựngNhà nước ta trong sạch, vững mạnh, từ đó, người công nhân có trách nhiệmtham gia vào tổ chức công đoàn, thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt độngquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo luật định
Đối với Công đoàn, người công nhân có YTCT phải là người tham gia
vào tổ chức công đoàn Đồng thời, phải nhận thức được rằng, cùng với các cơquan Nhà nước, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và củangười lao động, là tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của người công nhân, lao động; tham gia quản lí Nhà nước và xãhội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; giáo dục cán
bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác ý thức xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Người công nhân có YTCT còn phải tích cựctham gia xây dựng tổ chức Công đoàn; hiểu được những vấn đề cơ bản trongLuật Công đoàn…
Ngoài những yếu tố trên thì việc nhận thức đúng về vị trí, vai trò của hệthống chính trị cũng đồng thời yêu cầu GCCN phải ý thức sâu sắc về tính tất
Trang 26yếu, mục đích, nội dung đổi mới hệ thống chính trị của nước ta hiện nay, đó lànâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới
hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảođảm quyền lực thuộc về nhân dân…
Bốn là, ý thức đối với các âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch và các hiện tượng sai trái, lệch lạc, tiêu cực về chính trị trong xã hội hiện nay.
Công cuộc đổi mới đất nước gần ba mươi năm qua do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần làm thay đổi
cơ bản và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên,trong những năm qua, lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, những biến động phứctạp trên thế giới, cũng như những khó khăn, thách thức nảy sinh trong nước,các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đẩy mạnh hoạt độngchống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực đờisống xã hội Chúng tìm mọi thủ đoạn để truyền bá và cổ súy cho các quanđiểm, luận điệu phản động, xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ đi đến phủ nhận chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ XHCN và sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng Mặt khác, họlợi dụng những tiêu cực nảy sinh trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên mà chúng ta đang lên án phê phán, đấu tranh và xử lý như tệ tham ô,tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân và các tệ nạn xãhội khác… để bôi đen bức tranh xã hội, gây tâm lý hoang mang mất lòng tintrong nhân dân vào Đảng, vào chính quyền, hoài nghi vào con đường đi lênCNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Mục đích cuối cùng củachúng là làm suy yếu Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng – độitiền phong của GCCN Việt Nam, đối với xã hội, thay thế vào đó là hệ tư
Trang 27tưởng tư sản và các loại đảng phái phản động theo khuynh hướng xã hội dânchủ, đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa…
Do đó, người công nhân có YTCT là những người nhận rõ các dạngquan điểm sai trái và những hiện tượng tiêu cực về chính trị đang nảy sinhtrong xã hội; luôn khẳng định lập trường GCCN của Đảng và Nhà nước tatrước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước Từ đó củng cốnhận thức chính trị, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhạy bén, tỉnh táo,nhận thức đúng và đầy đủ tính chất gay gắt và phức tạp của cuộc đấu tranhchống “diễn biến hòa bình”, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chốngphá cách mạng của các thế lực thù địch, phản động; kịp thời phát hiện và đấutranh kiên quyết, hiệu quả trước các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, các hành
vi gây phương hại đến sự ổn định, vững mạnh và phát triển của chế độ XHCN,lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Năm là, nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của người công nhân đối với khối liên minh công – nông – trí thức, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chủ nghĩa quốc tế của GCCN.
Muốn thực hiện được SMLS to lớn của mình, GCCN buộc phải liênminh với các giai tầng khác để tập hợp lực lượng Do vậy, có YTCT khi ngườicông nhân nhận thức được rằng, cùng với GCCN, giai cấp nông dân và tầnglớp trí thức là những lực lượng cách mạng đông đảo, quan trọng; nắm đượctính tất yếu cũng như những nội dung cơ bản của liên minh công – nông – tríthức Có YTCT, người công nhân còn phải nhận thức được, liên minh giữaGCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là cơ sở xã hội chủ yếu nhấtcủa Đảng và Nhà nước ta, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là cơ
sở vững chắc thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH ở nước ta; vận dụng được phần nào
Trang 28vào nhìn nhận trong thực tiễn ở doanh nghiệp của mình, làm cơ sở để xây dựngliên minh công – nông – trí thức trên phạm vi toàn xã hội; phối hợp làm tốtcông tác vận động quần chúng; tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ thực hiệnthắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước… Qua đó tập hợp lực lượng, củng cốniềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, bồi đắp sự đồng thuận xã hộitrong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường thế trận lòng dân vững chắc
Hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế,
có YTCT còn đòi hỏi người công nhân phải nhận thức sâu sắc về đặc điểm,tình hình và xu hướng phát triển của thời đại ngày nay trên nền tảng lý luậnchủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó thực hiện chủ nghĩa quốc tế chân chính, trongsáng; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của GCCN quốc tế, các lực lượng tiến bộtrên trên tế giới, tạo thế và lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam XHCN
Sáu là, ý thức đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước và người sử dụng lao động
Trong xã hội hiện đại, yêu cầu sống, làm việc theo hiến pháp và phápluật phải thật sự trở thành ý thức tự giác của mỗi người Vì vậy, người côngnhân có YTCT, phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về các chủ trương,chính sách của Đảng; phải hiểu biết, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, trướchết là những đạo luật về lao động; các quy định cụ thể của các ngành, địaphương, doanh nghiệp, đơn vị; các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ; đồng thời còn phải biết mạnh dạn đấu tranh, phê phán những hành
vi vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật, gây mật trật tự an toàn xã hội, tổn hạiđến lợi ích GCCN, lợi ích quốc gia dân tộc
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, GCCN không còn
ở địa vị bị áp bức, bóc lột nữa mà cùng toàn thể nhân dân lao động trở thành
Trang 29người làm chủ xã hội, làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Tuynhiên, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại nhiềuthành phần kinh tế, nên vẫn còn một bộ phận công nhân làm thuê trong cácdoanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Những công nhân này, xét về mặt giai cấp, họ vẫn là người làm chủ xãhội, nhưng xét trên phương diện cá nhân, họ lại là người làm thuê Điều này
lý giải vì sao khi xem xét biểu hiện YTCT của GCCN trong giai đoạn hiệnnay lại xem xét cả thái độ của GCCN đối với người sử dụng lao động, trong
đó đặc biệt là với giới chủ (giới chủ ở đây muốn nói đến những tổ chức hoặc
cá nhân, là người Việt Nam hoặc nước ngoài là người sử dụng lao động ngoàithành phần kinh tế Nhà nước và tập thể)
Về vấn đề này, người công nhân có YTCT phải nhận thức được rằng,trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự hợp tácvới giới chủ là tất yếu Mối quan hệ này vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh trên
cơ sở thấu tình đạt lý, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Laođộng; phải động viên mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật;đồng thời có thái độ rõ ràng, dứt khoát, kiên quyết đấu tranh với những việclàm sai trái và những biểu hiện vi phạm mối quan hệ giữa người lao động vàngười sử dụng lao động trên cơ sở pháp luật; không vì lợi ích trước mắt củamình mà đánh mất đi danh dự, nhân phẩm của người công nhân Việt Nam Từ
đó, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa và ổn định, cùng nhauhợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì lợi ích chính đáng của hai bên và
do đó, của xã hội
Tóm lại, những biểu hiện nêu trên đã phản ánh nội dung cốt lõi YTCT
của GCCN Việt Nam và giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy vàảnh hưởng lẫn nhau, từng bước hình thành, phát triển và tác động trở lại đối với
Trang 30hoạt động thực tiễn của GCCN Việt Nam Từ tổng thể của các biểu hiện ấygiúp chúng ta có thể nhận ra YTCT của người công nhân trong thực tế
1.2 Vai trò ý thức chính trị đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Ý thức chính trị sẽ quyết định đến các hoạt động chính trị Vì vậy,YTCT cao hay thấp sẽ dẫn đến những hành động chính trị đúng hay sai, từ đóquyết định đến việc đạt hay không đạt được lợi ích chính trị
Đối với GCCN Việt Nam, YTCT là cơ sở quan trọng để GCCN phát huyvai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản ViệtNam, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để GCCN Việt Nam thực hiện thắnglợi SMLS của mình Tầm quan trọng này được thể hiện ở một số điểm sau:
1.2.1 YTCT là cơ sở để GCCN Việt Nam nhận thức rõ vai trò của mình trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước
Ngay từ khi ra đời, với truyền thống yêu nước và cách mạng, lại sớmđược Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng mác xít chân chính lãnh đạo,GCCN Việt Nam đã có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cáchmạng vẻ vang của dân tộc Trong những năm qua, cùng với quá trình CNH,HĐH đất nước, GCCN nước ta ngày càng phát triển, trưởng thành cả về sốlượng, chất lượng và đang phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thôngqua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ sở chính trị - xã hội vữngchắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam, tính đến hết năm 2010, tổng số công nhân nước ta ướctính có khoảng 12,6 triệu người, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế Mặc
dù về số lượng GCCN ở nước ta chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư(chiếm tỷ lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội) nhưng nắm giữnhững cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết
Trang 31định phương hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế GCCN là lực lượng laođộng đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước Hằng năm GCCN "đóng góphơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước [42, tr.47]…
Như vậy, có YTCT đã giúp cho người công nhân mới có sự giác ngộ,nhận thức đầy đủ về địa vị lịch sử, vai trò, nhiệm vụ chính trị của GCCN ViệtNam trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại nói chung và sự nghiệp cáchmạng của dân tộc ta; mới nhận thức được mục tiêu, lí tưởng của Đảng ta, mới có
cơ sở để hình thành bản lĩnh chính trị, niềm tin vào sự thắng lợi của con đườngcách mạng Việt Nam… Từ đó hình thành thái độ, tình cảm, động cơ, ý chí quyếttâm để người công nhân tích cực, tự giác học tập, rèn luyện xứng đáng là ngườicông nhân mới, con người Việt Nam mới; xứng đáng là giai cấp làm chủ, giaicấp lãnh đạo xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.2 YTCT là cơ sở để người công nhân điều chỉnh hợp lý các hành vi
và các mối quan hệ chính trị - xã hội của mình, tăng cường liên minh giai cấp
và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong đời sống xã hội, GCCN có rất nhiều mặt hoạt động như: hoạtđộng lao động sản xuất, hoạt động khoa học, văn hóa nghệ thuật, thể thao, hoạtđộng tình cảm trong giao tiếp đối nhân, xử thế… Ở mỗi người công nhân thìnhững hoạt động đó đều nhằm đạt được những mục đích nhất định, nhằm thỏamãn một nhu cầu nào đó của mình Những hoạt động này đều được định hướngchi phối bởi YTCT của chính bản thân người công nhân YTCT của ngườicông nhân sẽ quyết định đến phẩm chất đạo đức, thái độ, quan điểm, hành vi…của người công nhân Có YTCT thì những hành vi đó của người công nhânmang tính tự giác chứ không phải là những hành vi tự phát, nó đảm bảo tínhđúng đắn, tránh được đến mức tối đa những sai lầm trong hoạt động của ngườicông nhân Chẳng hạn, khi người công nhân tu dưỡng theo tinh thần đạo đứccách mạng thì người công nhân sẽ điều chỉnh hợp lí các hành vi và các mối
Trang 32quan hệ xã hội của mình theo nguyên tắc nhân văn XHCN: mình vì mọi người,mọi người vì mình; khi người công nhân nhận thức đúng về sự nghiệp đổi mới,CNH, HĐH đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thì lao động hăng sayhơn với tinh thần trách nhiệm cao nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mìnhvào sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước
Trong khối liên minh công – nông – trí thức, GCCN là giai cấp lãnhđạo YTCT giúp GCCN nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình trong khốiliên minh công – nông – trí thức, có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắnxây dựng khối liên minh vững chắc, tạo nền tảng để xây dựng khối đại đoànkết toàn dân tộc
1.2.3 Ý thức chính trị góp phần xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và hoạt động có chất lượng, hiệu quả trong bảo vệ các lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động
Trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, các tổ chức chính trị - xãhội cơ bản gồm có: tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Thông quahoạt động của mình, các tổ chức chính trị - xã hội này sẽ thực hiện chức nănglãnh đạo, giám sát (thông qua các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật củaNhà nước…) các doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng hợp đồng lao động
và thoả ước lao động giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, bảo đảm hoạtđộng của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; đại diện, bảo vệ quyền, lợi íchchính đáng cho người lao động; là môi trường để bồi dưỡng nhận thức chínhtrị - xã hội, chăm lo đời sống văn hoá và tay nghề cho người lao động theohướng nâng cao vai trò và năng lực làm chủ của người lao động; tạo ra mốiquan hệ bình thường giữa người sử dụng lao động và hệ thống chính trị trongdoanh nghiệp… Sẽ không có các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, hoạtđộng có hiệu quả khi các thành viên không hiểu gì về nó, cũng như không tíchcực tự giác tham gia hoạt động trong các tổ chức đó
Trang 33Do vậy, có YTCT sẽ giúp người công nhân hiểu đúng, đầy đủ hơn vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong cácdoanh nghiệp; giúp cho người công nhân nhận thức được rằng, chỉ có thamgia vào các tổ chức đó mới có thể thực hiện đầy đủ nhất, đảm bảo đầy đủ nhấtcác quyền và lợi ích cơ bản của mình, từ đó người công nhân sẽ tự nguyện, tựgiác tham gia vào các tổ chức đó Có YTCT giúp người công nhân phát huytính tích cực chính trị - xã hội của mình, mạnh dạn nói lên những tâm tư, tìnhcảm, nguyện vọng của mình, chỉ ra những ưu khuyết điểm, những hoạt độngcần thiết đối với người công nhân… để qua đó các tổ chức chính trị - xã hộicủa công nhân không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động chophù hợp, hiệu quả Đồng thời, có YTCT sẽ giúp người công nhân tự giác rènluyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng trong các tổ chức chính trị - xã hội củamình để không ngừng trưởng thành về mọi mặt
Đặc biệt, có YTCT sẽ giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo gồm nhữngngười kiên định lập trường, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáodục, thuyết phục quần chúng, có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, qua
đó góp phần xây dựng các tổ chức này vững mạnh, hoạt động hiệu quả,xứng đáng là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng,hợp pháp của công nhân
1.2.4 Ý thức chính trị làm cho công nhân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch
phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Hiện nay, với nhiều thủ đoạn và âm mưu nham hiểm hòng đưa nước ta
ra khỏi quỹ đạo của CNXH, các thế lực thù địch, phản động đang tìm mọicách chống phá ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó hệ tư tưởng,đạo đức lối sống và các giá trị văn hóa được chúng coi là mặt trận hàng đầu
Trang 34Chúng lợi dụng sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN, sự tác động của mặttrái của cơ chế thị trường, những kẽ hở của quá trình tham gia hội nhập vàgiao lưu quốc tế, đặc biệt là những tiêu cực, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng,
sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộđảng viên, những người có chức có quyền… để xuyên tạc, chống phá chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảngta; đồng thời tiến hành truyền bá quan điểm, tư tưởng, đạo đức, lối sống thựcdụng tư bản chủ nghĩa… vào mọi tầng lớp công nhân, hòng làm cho họ mơ hồ
về chính trị - giai cấp, xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tạo ra một khoảng
“trống” trong ý thức hệ, từ đó thẩm thấu dần dần tư tưởng, lối sống, đạo đứctheo hướng ý thức hệ tư sản phản động
Trước tình hình đó, có YTCT sẽ tạo “sức đề kháng” cho người côngnhân, giúp ngăn chặn sự thâm nhập, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trịlạc hậu phản động, của những tiêu cực và tệ nạn xã hội Có YTCT sẽ giúpngười công nhân nhận thức được tính chất tiến bộ, cách mạng của hệ tư tưởngcủa GCCN, đồng thời thấy được tính chất lỗi thời, lạc hậu, phản động của các
hệ tư tưởng phản động của giai cấp bóc lột; nhận thức được mục tiêu chốngphá, âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động chốngphá cách mạng Việt Nam
Mặt khác có YTCT sẽ giúp người công nhân luôn nêu cao tinh thầncảnh giác cách mạng, sáng suốt trong nhận diện kẻ thù; đấu tranh ngănchặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thùđịch phản động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo vệ chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước YTCT cũng giúp người công nhânvững vàng, kiên định trước mọi thử thách của thời cuộc, vững tin vào tiền
đồ của CNXH, vào sự tất yếu thành công của con đường đi lên CNXH mà
Trang 35Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn Đồng thời ra sức cống hiến tài năng,sức lực, tâm huyết trong lao động sản xuất, trong xây dựng và bảo về vữngchắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
*
Như vậy, trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng có YTCT Tuy nhiênchỉ giai cấp nào đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến, một phương thứcsản xuất tiên tiến và do đó đại diện cho một HT KT - XH mới, mới có thể hìnhthành hệ tư tưởng chính trị dưới dạng học thuyết
Đối với Việt Nam, YTCT của GCCN Việt Nam là hệ thống các quanđiểm, tư tưởng chính trị cùng những nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tinchính trị phản ánh vị trí, vai trò của GCCN Việt Nam trong đời sống chính trịnói riêng cũng như mọi mặt đời sống xã hội của đất nước và thời đại; đượchình thành, phát triển và có vai trò định hướng cho hành động chính trị củaGCCN và nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhândân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì “dân giầu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa đất nước tiến lên CNXH Vàđược biểu hiện ở nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị của người côngnhân đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đườnglối của Đảng; đối với lợi ích GCCN, lợi ích quốc gia dân tộc và sự nghiệp đổimới đất nước; đối với hệ thống chính trị và các tổ chức trong hệ thống chính trị;đối với các âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thùđịch và các hiện tượng sai trái, tiêu cực về chính trị trong xã hội hiện nay YTCTcủa GCCN Việt Nam còn biểu hiện ở nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tinchính trị của người công nhân đối với khối liên minh công – nông – trí thức, khốiđại đoàn kết toàn dân tộc và chủ nghĩa quốc tế của GCCN; và ở nhận thức, tìnhcảm, ý chí và niềm tin chính trị đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước, vàngười sử dụng lao động
Trang 36Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với GCCN Việt Nam, là cơ sở
để định hướng cho hành động tự giác của GCCN Việt Nam
Từ quan niệm, biểu hiện và vai trò của YTCT đối với GCCN Việt Nam nhưvậy, có thể vận dụng để nghiên cứu YTCT của một bộ phận GCCN nước ta hiệnnay Đó là YTCT của công nhân KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay
Trang 37Chương 2.
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TỈNH ĐỒNG NAI, CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI VÀ THỰC TRẠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và đội ngũ công nhân khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay
* Về điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước ta, có diện tích5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diệntích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ Đồng Nai có phía Đông giáp tỉnh BìnhThuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh BìnhDương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giápThành phố Hồ Chí Minh Tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiềutuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân SơnNhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng nhưgiao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ vớiTây Nguyên Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê đầu năm 2013 là trên 2,7triệu người, xếp thứ 5 cả nước, trong đó: dân số khu vực thành thị 33,23%,khu vực nông thôn 66,73%; mật độ dân số: 456,12 người/km2 Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên giảm từ 1,34% năm 2003 xuống còn 1,19% năm 2012 [1] Tỉnh có
11 đơn vị hành chính với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn, gồm thành phố BiênHòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Củu, Trảng Bom, Thống Nhất, ĐịnhQuán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc
* Về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội
Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng lớn, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao Tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tỉnh là 13,2%/năm Thu nhập bình
Trang 38quân (GDP) đạt 29,6 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng CNH, HĐH Đến năm 2010 ngành công nghiệp xâydựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản chiếm 8,7% [18, tr.65]
Công tác xây dựng Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị cũng đạt đượcmột số kết quả tích cực Hàng năm phát triển từ 400 – 500 đảng viên mới.Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng từng bước được đổi mới Hiệu lực,hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp của tỉnh ngày càng có tiến bộ.Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân có nhiều hoạt động phongphú, tạo được phong trào cách mạng thiết thực Quy chế dân chủ ở cơ sở bướcđầu được xây dựng và thực hiện
Hoạt động văn hóa – xã hội ở Đồng Nai cũng có những điểm nổi bật.Công tác y tế có nhiều đổi mới tích cực Đảng bộ và chính quyền Đồng Nai đã
và đang quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe về mọi mặt chonhân dân, tập trung vào các nội dung chủ yếu: chăm sóc sức khỏe ban đầu,phòng chống dịch bệnh, mở rộng mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường khả năngđiều trị của tuyến trên đến tận vùng sâu, vùng xa Sự nghiệp giáo dục và đào tạophát triển cả về quy mô và chất lượng Mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông đã được mở rộng đến các địa bàn dân cư Các chính sách xã hội vàbảo hiểm xã hội được quan tâm Phong trào thi đua “Người tốt việc tốt”, “Xâydựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư”… được triển khai có hiệu quả Công tác văn hóa –thông tin, báo chí, xuất bản, văn học – nghệ thuật, thể dục thể thao… được quantâm phát triển, góp phần tích cực vào xây dựng con người mới Đồng Nai
Về tín ngưỡng, tôn giáo, Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn sinh tụ và
cư trú của nhiều dân tộc với các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, có sự giaolưu và ảnh hưởng tôn giáo lẫn nhau Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn
Trang 39giáo Ngoài tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công với làngvới nước còn có một số tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo, Công giáo, TinLành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo trong đó, Công giáo và Phật giáo là haitôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất Tuyệt đại đa số bà con có đạo và cácchức sắc tôn giáo đã thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phươngtheo tinh thần “tốt đời đẹp đạo” Bà con lương giáo lâu nay vẫn sống chanhòa, đoàn kết, cùng tương trợ, giúp nhau làm ăn sinh sống, không có tìnhtrạng phân biệt dẫn đến mâu thuẫn xã hội giữa các giáo dân của tôn giáo nàyvới tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo
* Tình hình các khu công nghiệp của tỉnh
Là một địa bàn năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ĐồngNai là một trong những địa phương đi đầu trong việc mở ra hàng loạt các KCN
và thu hút lượng lớn lao động từ mọi miền của đất nước đến làm ăn, sinh sống.Năm 1995, Đồng Nai chỉ có 4 KCN thành lập, diện tích 778 ha với 67 dự án thìđến năm 9/2012, trên địa bàn tỉnh có 31 KCN với tổng diện tích 9.838,11 ha,trong đó đã cho thuê được 3.996,63 ha, đạt tỷ lệ 62,02% diện tích đất dành chothuê (6.444,12 ha); thu hút 36 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số 1.192
dự án còn hiệu lực, trong đó có 867 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổngvốn đầu tư 14.539,68 triệu USD và 325 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư35.085 tỷ đồng Giá trị giải ngân lũy kế đến tháng 9/2012 đạt 8.598 triệu USD,đạt 59% so với tổng vốn đăng ký Riêng năm 2011, doanh thu đạt 11.118 triệuUSD, xuất khẩu đạt 5.856 triệu USD, nhập khẩu 7.356 triệu USD, thuế và cáckhoản nộp ngân sách nhà nước là 392 triệu USD
Ngoài ra Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai thành lậpKCN công nghệ cao tại huyện Long Thành (500ha), khu liên hợp công nôngnghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất (2.186ha), khu công nghệ
Trang 40cao chuyên ngành công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209ha) mở ranhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng Nai [2] Theo báo cáo mới nhất củaBan quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến hết quý I năm 2014,
có 14 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư là119,47 triệu USD và 60,1 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; ước đạt 47,81% sovới chỉ tiêu đặt ra của năm 2014
* Về tình hình đội ngũ công nhân khu công nghiệp của tỉnh
Trong quá trình phát triển, các KCN tỉnh Đồng Nai xác định thu hút laođộng từ nhiều địa phương khác trong cả nước Nguồn nhân lực trong cácKCN tỉnh Đồng Nai chủ yếu từ khu vực nông thôn từ các tỉnh phía Bắc,Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long di chuyển đến Hiệnnay, tỉnh Đồng Nai có 31 KCN với 1.192 dự án còn hiệu lực đã giải quyếtviệc làm cho 449.696 người, trong đó 5.307 lao động là người nước ngoài; laođộng nữ 249.232 người (chiếm 61,83%); lao động trong độ tuổi từ 18 đến 35chiếm tỉ lệ hơn 72% Phần lớn lao động tập trung làm việc tại các doanhnghiệp đầu tư nước ngoài (chiếm 92%)
Thành phần lao động rất đa dạng với nhiều tỉ lệ khác nhau Lao động cótrình độ văn hóa tiểu học là 0,75%, THCS là 42,22%, THPT 36,23% Tỷ lệlao động phổ thông và công nhân lao động có tay nghề nhưng chưa có bằngcấp 33,68%; có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 65,12% Số lao động có thâm
niên từ 5 năm trở lên chiếm 69,2%, từ 11 năm trở lên chiếm 9,4% [31, tr.212].
Thu nhập bình quân của người lao động khoảng 3.623 triệu đồng/tháng;trong đó mức lương chính chiếm 80-85% thu nhập hàng tháng còn lại là thunhập làm thêm giờ, trợ cấp, tiền thưởng Hàng năm nhu cầu lao động cácKCN khoảng 15.000 đến 20.000 lao động [31, tr.210]
Phần lớn công nhân là lao động nhập cư (chiếm 60,4%) nên nhà ở chocông nhân lao động và nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo cho con em công nhân