1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của KHU CÔNG NGHIỆP với VIỆC PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

92 624 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

Sự phát triển mạnh của lực lư¬ợng sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi phải hình thành các KCN tập trung để chuyên môn hóa, tập trung hóa, xã hội hóa sản xuất và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành. Sự ra đời của các KCN cho phép khai thác tốt nhất tài nguyên, nguồn lực con người, sử dụng vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý... vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

KHU CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH

1.2 Quan niệm, nội dung biểu hiện vai trò và những nhân

tố ảnh hưởng đến vai trò của khu công nghiệp với sự

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG

NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆPVỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH

3.1 Quan điểm cơ bản phát huy vai trò của khu công

nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh

3.2 Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của khu công

nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất với tính chất xã hội hóangày càng cao dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đòi hỏi phảihình thành các KCN tập trung để chuyên môn hóa, tập trung hóa, xã hội hóa sảnxuất và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành Sự ra đời củacác KCN cho phép khai thác tốt nhất tài nguyên, nguồn lực con người, sử dụngvốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý vào quá trình sản xuất, kinh doanh

và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Từ đó, tạo ra khu vực kinh tế năngđộng thúc đẩy sự phát triển KT - XH của các quốc gia Ở Việt Nam qua hơn 20năm xây dựng và phát triển các KCN đã đóng góp to lớn vào việc thực hiện cácmục tiêu phát triển KT - XH của đất nước, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH

Ninh Bình cách Thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nơi tiếp nốigiao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung

bộ, có vị trí quan trọng trong phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng - anninh So với nhiều địa phương khác, các KCN của Ninh Bình được hình thành

và phát triển khá muộn (năm 2004) Sau 10 năm, hình thành, phát triển cácKCN ở Ninh Bình đã góp phần quan trọng thu hút vốn và công nghệ hiện đại,kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nhiều nước trên thế giới phục vụ cho quátrình phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạoviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực của Tỉnh Đồng thời, sự phát triển KCN đã tạo điều kiện cho sự rađời các khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư Tuy nhiên, bên cạnhnhững tích cực, các KCN cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập Đáng chú ý, cónhiều vấn đề nếu không tích cực nghiên cứu giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến

sự phát triển KT - XH của địa phương như: chất lượng các dự án đầu tư vàoKCN còn thấp, công nghệ lạc hậu; cuộc sống của người lao động trong các

Trang 4

KCN và người dân bị thu hồi đất cho phát triển các KCN còn nhiều khó khăn;công tác bảo vệ môi trường ở một số KCN còn bất cập Những hạn chế đóđang là lực cản cho việc phát huy vai trò của các KCN với sự phát triển KT -

XH trên địa bàn Vì vậy, việc luận giải những vấn đề lý luận, đánh giá đúngthực trạng vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Ninh Bình trongnhững năm qua, làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp phát huyvai trò của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Ninh Bình thới gian tới có ýnghĩa hết sức quan trọng

Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Vai trò của khu công nghiệp với sự

phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài luận văn thạc

sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Khu công nghiệp và vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH là vấn

đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khácnhau Song, liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn có thể kể đến các côngtrình tiêu biểu sau:

* Các sách chuyên khảo

Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và

hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các KCN, khu chế xuất,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Trong cuốn sách tác giả đã đi sâu đánh giáthực trạng môi trường ở các KCN, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểmphía Nam, nguyên nhân của tình hình và làm rõ nguyên nhân ở góc độ quản

lý Nhà nước Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp có tínhđặc thù nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môitrường ở các KCN, khu chế xuất, để đảm bảo phát triển bền vững về KT - XHcho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung

Nguyễn Bình Giang (2012), Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện

Khoa học xã hội Việt Nam, Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt

Trang 5

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Cuốn sách tập trung vào khái quát sự

phát triển các KCN ở Việt Nam; phát hiện, đánh giá và phân tích các tácđộng xã hội vùng của việc phát triển KCN tới cộng đồng dân cư ở các địaphương xung quanh KCN; giới thiệu một số kinh nghiệm của các nướcĐông Á về tác động xã hội vùng của KCN

Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong công trình khoa học này, tác giả

đã làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông thôn trong quátrình xây dựng, phát triển KCN Từ thực trạng khảo sát các tỉnh ở đồng bằngBắc Bộ, tác giả đã nêu ra phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bềnvững nông thôn trong quá trình phát triển các KCN Trên cơ sở đó, tác giảkhẳng định muốn phát triển bền vững thì phải đồng thời thực hiện ba mụctiêu: Phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hoà các mặt về xã hội;cải thiện môi trường, môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế

hệ hôm nay và mai sau

Võ Văn Một (2004), Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các KCN

và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1991- 2004, Nxb Tổng hợp,

Đồng Nai Cuốn sách đã phân tích đánh giá khái quát những thành tựu và hạnchế trong quá trình phát triển các KCN ở Đồng Nai, đồng thời rút ra nhữngbài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tưvào phát triển các KCN ở Đồng Nai trong những năm tới

* Các luận văn, luận án

Trần Văn Phùng (2007), Nâng cao hiệu quả KT - XH của các KCN Việt

Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Dưới góc độ

chuyên ngành quản lý kinh tế tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận chung về KCN,hiệu quả KT - XH của KCN, đánh giá thực trạng hiệu quả KT - XH của cácKCN ở Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải

Trang 6

pháp kinh tế - tài chính nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của KCN Việt Nam.

Phạm Đắc Đương (2006), Tác động của KCN tập trung đối với củng cố

quốc phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế

chính trị, Học viện Chính trị Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực trạngtác động của phát triển các KCN tập trung đối với củng cố quốc phòng trênđịa bàn thành phố, tác giả đã đưa ra quan điểm và những giải pháp cơ bảnnhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của pháttriển các KCN tập trung đến củng cố quốc phòng trên địa bàn thành phố

Đỗ Văn Trịnh (2012), Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình

hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Tác giả đã luận

giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình.Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh pháttriển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới

* Các báo cáo, tham luận, bài báo khoa học

Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức (02/2011) tại

Hà Nội Hội nghị đã đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra kinh nghiệmxây dựng, phát triển KCN, khu chế xuất, khu kinh tế ở nước ta; kiến nghịphương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượnghoạt động của các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế

Vũ Thị Kim Oanh (2014), Phát triển KCN Việt Nam: Thực trạng và

giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 15 (8/2014) Tác giả đã đánh giá

những thành tựu, hạn chế qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển KCN ViệtNam, đề xuất các giải pháp để phát triển KCN như: rà soát, cập nhật, từ đótiến hành bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các KCN; tiếp tục hoàn thiện cơ chếchính sách phát triển KCN; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; nâng cao

tỷ lệ lấp đầy các KCN; cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN; các cơquan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật

Trang 7

về bảo vệ môi trường tại các KCN.

Nguyễn Hữu Dũng (2008), Phát triển KCN với vấn đề lao động - việc

làm ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 5 (149) Tác giả đã đánh giá những thành

tựu nổi bật của quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay,nhấn mạnh những thành tựu và hạn chế của vấn đề lao động và việc làm Từ đó,

đề xuất một số giải pháp vĩ mô như giáo dục - đào tạo, phát triển hệ thống cáctrung tâm dạy nghề, gắn nhà trường với các nhà máy trong KCN Bên cạnh đótác giả còn nhấn mạnh vấn đề an sinh xã hội đối với lao động trong các KCN(đây là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và các tổ chức chính trị xã hộiquan tâm) Trên cơ sở đó hoạch định các chính sách nhằm nâng cao đời sốngngười lao động tại các KCN và lân cận KCN

Nguyễn Văn Hùng (2009), Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch

và phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta, Tạp chí Khu công

nghiệp, số 135 Trong bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề quy hoạch KCN ởnước ta hiện nay, chỉ ra những hạn chế trong quy hoạch nhất là gắn quy hoạchphát triển KCN với bảo vệ môi trường, đây là một vấn đề nóng đang được sựquan tâm của toàn xã hội trong quá tình phát triển các KCN, trên cơ sở đó tác giảđưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này

Nguyễn Văn Minh (2011), Đánh giá tác động của KCN tới KT - XH

vùng lân cận, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 47 (6/2011) Tác giả đã đánh giá

tác động của KCN tới KT - XH vùng lân cận và có sự thâm nhập thực tế một

số KCN ở phía Bắc Theo tác giả, trước hết cần phải lựa chọn và soạn thảo bộtiêu chí đánh giá trình độ phát triển bền vững nội tại của các KCN Sau khiđịnh hình được năng lực nội tại của KCN, sẽ tiến hành xác định cơ chế tácđộng Về cơ bản tác động diễn ra theo hai hướng: tích cực và tiêu cực Vấn đềquan trọng là phải xác định được cơ chế lan tỏa của hai chiều hướng này.Theo tác giả đó là các lớp tác động: môi trường sống, đời sống tinh thần, đờisống kinh tế của người dân Trên cơ sở đánh giá tác động, tác giả đã chỉ ra:

Trang 8

muốn phát triển bền vững, cần nhanh chóng có các giải pháp để hạn chế mặttác động tiêu cực và thúc đẩy mặt tích cực, tiến tới hình thành các KCN hoạtđộng hiệu quả và đi xa hơn nữa là xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh thânthiện với môi trường.

Vũ Quốc Huy (2011), Quản lý nhà nước về môi trường KCN thực

trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới, Tạp chí Khu công

nghiệp, số 162 Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở

các KCN tác giả đã nêu lên những hạn chế bất cập trong công tác quản lý nhànước về bảo vệ môi trường, tác giả khẳng định những bất cập đó do nhiềunguyên nhân nhưng trong đó chủ yếu nhất là là ý thức tuân thủ pháp luật vềcông tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn hạn chế Trên cơ sơ đótác giả đề xuất những nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới nhằm khắcphục những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở các KCN

Phạm Kim Thư (2012), Vấn đề quản lý nhà nước đối với KCN của Hà

Nội, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11 (6/2012) Trên cơ sở đánh giá thực tế khả

năng đầu tư, phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng với tiềmnăng của Thủ đô mở rộng Bài viết đã đưa ra 5 giải pháp nhằm tăng cường quản

lý nhà nước để khắc phục những hạn chế như đường giao thông, hệ thống cấpthoát nước và xử lý nước thải, hàng rào, điện chiếu sáng

Các công trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đềkhác nhau về KCN trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên địa bàn một vùng,một tỉnh Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào dướigóc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về vai trò của KCN với sự phát triển KT -

XH ở tỉnh Ninh Bình Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng hợpvới các công trình khoa học đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của KCN với

sự phát triển KT - XH, đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy

Trang 9

vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về KCN bao gồm: quan niệm, nội dungbiểu hiện vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của KCN với sựphát triển KT - XH

Đánh giá đúng thực trạng vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnhNinh Bình, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết

Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò củaKCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển KT - XH

Về thời gian: Các số liệu, tư liệu đánh giá thực trạng được thực hiện chủ

yếu từ năm 2004 đến nay (từ khi KCN đầu tiên của Ninh Bình được thành lập).

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác - Lênin Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoákhoa học, kết hợp lô gíc với lịch sử và vận dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu của khoa học xã hội như điều tra, thống kê, so sánh, phân tích

Trang 10

tổng hợp và phương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những luận

cứ khoa học giúp Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Ninh Bình tham khảo trong lãnhđạo, chỉ đạo phát huy vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH của Tỉnh

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy vàhọc tập môn kinh tế chính trị trong các trường đại học, cao đẳng

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp

1.1.1.Quan niệm về khu công nghiệp

Khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển vào những năm cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở một số nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ và pháttriển nhanh chóng ở các nước đang phát triển từ giữa thế kỷ XX Trên thế giớihiện nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về KCN nhưng theo Tổ chứcphát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) KCN là khu có hàng ràongăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệphoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hóa hoặc tiêu thụ nội địa),miễn là phù hợp với những quy định, quy hoạch về vị trí và ngành nghề, mộtphần đất nằm trong KCN có thể dành cho khu chế xuất [38, tr.43]

Ở Việt Nam, sự hình thành, phát triển các KCN gắn liền với quá trìnhđổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế và xuất phát từ chủ trương đúng đắn củaĐảng, Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển các KCN để thu hút đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH Chủ trương xây dựng, phát triển các KCN đã được Đảng ta chỉ

rõ qua các kỳ Đại hội:

Văn kiện Đại hội lần thứ VIII (1996) chỉ rõ: “Hình thành các KCN tậptrung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi choviệc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nôngthôn và ven đô thị ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở côngnghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành

phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư” [16, tr.179].

Chiến lược phát triển KT - XH (2001 - 2010) tiếp tục khẳng định: “Quyhoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước Phát triển có hiệu quả cácKCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụmcông nghiệp lớn và các khu kinh tế mở” [17, tr.174]

Trang 13

Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủtrương “Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệuquả các KCN, khu chế xuất”, [18, tr.91] đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăngtrưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vữngKCN, khu chế xuất.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển

KT - XH 2011 - 2020 đã định hướng phát triển KCN bền vững và theo chiềusâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu,cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thứccụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả

cao” [19, tr.195]

Các Văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hìnhthành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN nhằmđẩy mạnh CNH, HĐH tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượngsản xuất trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa Từ khi có chủ trương củaĐảng về phát triển các KCN, Chính phủ, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật để tổ chức xây dựng, phát triển và quản lý các KCN Trong các vănbản đó đã đưa ra định nghĩa về KCN, cụ thể:

Nghị định số 192/NĐ-CP ngày 25/12/1994, Chính phủ Nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành quy chế KCN đưa ra định nghĩa KCN:

“KCN quy định trong quy chế này là công nghiệp tập trung do Chính phủ quyếtđịnh thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thựchiện các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, không có dân cư sinh sống” [8]

Nghị định số: 36/NĐ-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành quychế mới về KCN thay thế cho quy chế năm 1994 định nghĩa: “KCN là khu tậptrung các doanh nghiệp công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuấtcông nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, doChính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong KCN cóthể có doanh nghiệp chế xuất” [9]

Trang 14

Theo Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 có hiệulực thi hành từ ngày 01/7/2006 thì: “KCN là khu sản xuất hàng công nghiệp

và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xácđịnh, được thành lập theo quy định của Chính phủ” [35]

Nghị định của Chính phủ số 29/2008/ND-CP ngày 14/03/2008 quyđịnh về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế thì KCN được hiểu như sau: “KCN

là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sảnxuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [10]

Theo Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày26/11/2014 thì: “KCN là khu vực có danh giới địa lý xác định, chuyên sảnxuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp” [36]

Từ các định nghĩa trên về KCN, tác giả cho rằng: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, trong đó có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng và

cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh và do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo những điều kiện nhất định

Theo quan niệm trên, KCN có thể hiểu trên những vấn đề sau đây:

Một là, KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý,

chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN có thể sử dụng chung

hệ thống kế cấu hạ tầng như đường xá, điện, nước và các dịch vụ có liênquan; được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Nhà nước

và địa phương sở tại Nhờ đó, các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí chosản xuất, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường trong và ngoài nước

Trang 15

Hai là, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư

sinh sống Do đó, KCN cho phép tăng khả năng hợp tác sản xuất giữa cácdoanh nghiệp hoạt động trong KCN Vì các doanh nghiệp này nằm trên mộtvùng có không gian lãnh thổ nhỏ, khoảng cách giữa các doanh nghiệp làkhông xa KCN là nơi không có dân cư sinh sống và được ngăn cách với môitrường xung quanh bằng hàng rào cứng và các ranh giới địa lý tự nhiên

Ba là, việc xây dựng các KCN phải do Thủ tướng Chính phủ quyết

định thành lập theo những điều kiện nhất định được quy định trong điều 5Nghị định 164/2013/ND-CP ngày 12/11/2013, Sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định vềKCN, khu chế xuất và khu kinh tế [11] Khi muốn thành thành lập KCN cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo nghiên cứu khả thi thànhlập KCN và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập

1.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp

Khu công nghiệp là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp gắnliền quá trình CNH, HĐH đất nước KCN có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, KCN là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước,

tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ, kinhnghiệm và trình độ tổ chức quản lý của thế giới vào quá trình sản xuất Nơitập trung lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật như những chuyên giagiỏi để làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp; lực lượng công nhân

kỹ thuật lành nghề để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu rất đa dạngcủa sản xuất kinh doanh Đây là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện hộinhập kinh tế quốc tế, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước Chính vì vậy,KCN là nơi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, làm nòng cốt thúc đẩy sựphát triển KT - XH

Hai là, KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành

phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại, trong đó có: doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh

Trang 16

nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn trong nước Hoạt động trongKCN là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hànhtheo các điều kiện bình đẳng Các doanh nghiệp trong KCN có nghĩa vụ:Tuân thủ pháp luật, điều lệ quản lý khu KCN, quyết định chấp thuận đầu tưhoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đăng ký với Banquản lý KCN cấp tỉnh: số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ

từ thị trường trong nước

Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chếthị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Do đó, quản lý kinh tế của cácdoanh nghiệp trong KCN lấy điều tiết của thị trường làm chính Trong KCNđầu ra của các doanh nghiệp còn có thể gắn bó với nhau như sản phẩm của nhàmáy này còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máy kia, hoặc là nguyênliệu cho nhà máy kia Vì vậy, các xí nghiệp này tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất,

hạ giá thành của sản phẩm, cũng chính là tiết kiệm được chi phí cho xã hội

KCN là nơi thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong sản xuấtcông nghiệp Đó là mối quan hệ giữa người lao động (công nhân) với chủdoanh nghiệp Thực tế cho thấy, lao động trong các KCN là người Việt Namchiếm đại đa số, họ làm việc trong các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp

tư nhân, được các chủ doanh nghiệp trả lương theo quy định về mức lương tốithiểu vùng do Nhà nước quy định

Ba là, KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận

lợi như: gần các trục giao thông chính, sân bay, cảng biển, ngoại vi các thànhphố lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch

vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, tiện giao lưu hàng hóa và liên

hệ với bên ngoài Địa điểm xây dựng các KCN phải được hình thành trên cơ

sở quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH của các vùng, địa phương, lãnh thổ,gắn mục đích phát triển kinh tế của địa phương với chuỗi liên kết kinh tế

Trang 17

trong nước và đặt trong mối quan hệ với thương mại thế giới Việc quy hoạchphải đảm bảo quy hoạch vùng, ngành gắn với an ninh, quốc phòng, nhằm pháthuy tốt lợi thế so sánh và phù hợp với cơ cấu nguồn lao động; sử dụng mộtcách hợp lý các nguồn lực, bảo vệ môi trường, đồng thời lấy các KCN làm hạtnhân để hình thành các khu đô thị mới.

Bốn là, các KCN đều có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,

tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: hệ thốngđường xá, điện, nước, điện thoại Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏvốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Ở Việt Nam nguồn vốn đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng KCN được kêu gọi đầu tư từ vốn trong và ngoàinước Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN định giácho thuê, cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quyđịnh của pháp luật

Năm là, ở nước ta Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KCN,

trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể củatừng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương theo quy định tại Chương 4, Nghị định 164/2013/NĐ-

CP ngày 12/11/2013, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất vàkhu kinh tế

Khu công nghiệp có quy chế hoạt động riêng, các doanh nghiệp trongKCN được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ và địa phương nơi cóKCN Chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong vàngoài nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư

sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong KCN để tiến hành các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất,miễn hoặc giảm thuế

Trang 18

1.2 Quan niệm, nội dung biểu hiện vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Quan niệm về vai trò của khu công nghiệp với

sự phát triển kinh tế - xã hội

Theo Từ điển tiếng Việt, vai trò là “Chức năng, tác dụng trong sự pháttriển của cái gì đó” [31, tr.1057] Từ đó, có thể hiểu vai trò của KCN chính là

tác dụng của KCN trong sự phát triển KT - XH Theo đó, vai trò của KCN

với sự phát triển KT - XH là những tác dụng của KCN trong quá trình phát triển KT - XH ở các tỉnh, thành phố trong cả nước góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Từ quan niệm trên có thể hiểu vai trò của KCN với sự phát triển KT

-XH là những tác dụng của KCN về kinh tế, xã hội, môi trường ở các địa

phương có KCN Để trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi phải có một nền

công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuậtcông nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước

và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệptập trung tại các KCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn không chỉ riêngcho sự phát triển của ngành công nghiệp, mà còn đổi mới cả nền KT - XH ởmột quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển Thành công của sựnghiệp CNH, HĐH gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phấnđấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện đượcmục tiêu trên cần khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, đồng thời thuhút các nguồn lực từ bên ngoài Nguồn lực trong nước được khai thác có hiệuquả sẽ tạo điều kiện thu hút và sử dụng tốt các nguồn lực từ bên ngoài Ngượclại, nếu thu hút và sử dụng các nguồn lực bên ngoài sẽ kích thích việc huyđộng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước Việc xây dựng các KCN

Trang 19

được xem như là giải pháp hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện, môi trườngthuận lợi cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước,cũng như các nguồn lực bên ngoài Trên cơ sở đó đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH đất nước, thúc đẩy phát triển KT - XH

Các KCN có vai trò quan trọng trong việc tập trung các doanh nghiệpsản xuất, chế biến công nghiệp, nhằm thu hút vốn, công nghệ tiên tiến trong vàngoài nước vào hoạt động sản xuất; thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụngcác tiến bộ khoa học công nghệ mới, xây dựng các ngành công nghiệp mũinhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốcdân; sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, tạo việc làmmới và hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng -

an ninh Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩymạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, từng bước đưa nước ta tham gia vào quátrình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa.Đồng thời, KCN có tác động lan tỏa tạo điều kiện dẫn dắt các ngành côngnghiệp hỗ trợ, các dịch vụ cần thiết như dịch vụ công nghiệp, dịch vụ tài chính,ngân hàng, dịch vụ cung cấp nguyên nhiên liệu, các dịch vụ lao động trongKCN; thu hút lao động góp phần tạo nên khu dân cư tập trung, hình thành nêncác khu đô thị, thành phố công nghiệp; giúp phân bố và sử dụng có hiệu quảhơn các nguồn lao động của địa phương KCN là trọng điểm kinh tế của địaphương, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách, mở mang các ngành nghềmới, tạo việc làm cho người lao động Như vậy, KCN có vai trò tiên phongtrong sự nghiệp phát triển KT - XH góp phần quan trọng đẩy mạnh quá trìnhCNH, HĐH đất nước

1.2.2 Nội dung biểu hiện vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội

Việc hình thành các KCN là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển KT

-XH, nhất là đối với các nước đang phát triển thì việc hình thành các KCN sẽ

Trang 20

nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH KCN lànhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết có hiệu quảcác vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường Các KCN không chỉ là hạt nhân để phát triển công nghiệp mà còn là động lực

để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sức cạnh tranh của nên kinh tế trong quátrình hội nhập quốc tế Có thể khái quát vai trò của KCN với sự phát triển KT

- XH trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, KCN góp phần thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trong điều kiện kết cấu hạ tầng của nền kinh tế còn thấp kém, môitrường, thể chế đầu tư chưa hoàn thiện, việc xây dựng các KCN sẽ giảm bớtmột cách đáng kể khó khăn cho các nhà đầu tư KCN được đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, thuận tiện trong việc nângcao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất và xử lý chất thải tốt đã là mộtnhân tố để thu hút các nhà đầu tư Hơn nữa với quy chế quản lý và hệ thốngchính sách ưu đãi về giá thuê đất, thủ tục hành chính nhanh chóng, các KCNtạo ra được một môi trường đầu tư kinh doanh, thuận lợi, có sức hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài Mặt khác, việc xây dựng các KCN cũng phùhợp với chiến lược của các công ty xuyên quốc gia trong việc mở rộng phạm

vi hoạt động trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế quan

ưu đãi từ phía nước chủ nhà, khai thác thị trường rộng lớn ở các nước đangphát triển Chính vì thế mà nguồn vốn đầu tư vào các địa bàn này khôngngừng tăng lên Do vậy, KCN đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài

Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với những thuậnlợi về vị trí và ưu đãi về chính sách, cơ chế thì KCN còn thu hút được các nhàđầu tư trong nước Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong nhân dân chưa

Trang 21

được khai thác và sử dụng xứng đáng KCN sẽ tạo môi trường và cơ hội pháthuy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện

ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ liêndoanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài Từ đó, tạo cơ hội để cácdoanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độđiều hành sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nướcngoài, góp phần nâng cao trình độ sản xuất Sự gia tăng vốn đầu tư vào KCNgóp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góptrực tiếp và việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặt khác còn cótác động kích thích tăng đầu tư mới ở các doanh nghiệp ngoài KCN, nghĩa làtạo ra phản ứng dây chuyền đối với đầu tư phát triển

Hai là, KCN là nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình

độ của người lao động.

Đối với các nước đang phát triển ở mức trung bình như Việt Namviệc xây dựng các KCN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đó tiếp thucông nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến không chỉ là nhiệm vụtrước mắt mà còn là mục tiêu chiến lược Muốn phát triển kinh tế thì khôngthể thiếu khoa học công nghệ Mà ở các nước đang phát triển thì trình độkhoa học công nghệ lạc hậu hơn nhiều so với các nước phát triển Kinhnghiệm của nhiều nước cho thấy việc tranh thủ được tiến bộ công nghệ củanước ngoài là một trong những bí quyết để phát triển kinh tế Chính vì vậy,thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, với việc hình thành cácKCN là một trong những giải pháp quan trọng Các KCN được quy hoạchtheo một kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn của nền kinh tế với hệthống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ và được Nhànước ưu đãi trong nhập khẩu vật tư, thiết bị, nguồn vốn vay, lãi suất làđiều kiện thuận lợi cho các KCN có thể tiếp nhận các công nghệ hiện đại

Trang 22

của thế giới KCN là nơi diễn ra quá trình chuyển giao công nghệ thôngqua nhiều hình thức như: đào tạo công nhân nước chủ nhà để sử dụng máymóc, thiết bị, công nghệ sản xuất, đưa máy móc hiện đại sang để tiến hànhsản xuất nhằm mục đích tạo năng suất lao động cao, tạo ra sản phẩm có sứccạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa Mặt khác, cácKCN tạo ra sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau trong việcnhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tậndụng được những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn được khoảng cách vềkhoa học kỹ thuật với các nước đi trước Những kết quả này không chỉmang lại cho KCN mà nó còn tác động mạnh đến việc thay đổi công nghệ,trang thiết bị, chất lượng sản phẩm, cơ chế hoạt động, kiến thức và phươngpháp quản lý của các doanh nghiệp ngoài KCN, làm cho các doanh nghiệpnày cũng đổi mới để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với các trang thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật tiên tiến thìđội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật và lao động làm việc tại cácKCN sẽ được đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho thích hợp và trực tiếp tiếpthu tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý, phương pháp kiểm trachất lượng hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường và đạt hiệu quả cao.Các KCN là môi trường rất tốt để rèn luyện tác phong, nâng cao kỷ luật,trình độ chuyên môn cho người lao động, hình thành lực lượng lao độngcủa nền công nghiệp hiện đại có ý thức và tác phong công nghiệp; tạo rađội ngũ quản lý trình độ cao, có bản lĩnh, có kinh nghiệm do họ được tiếpcận với những dây chuyền sản xuất hiện đại Mặt khác, các doanh nghiệptrong KCN thường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chongười lao động để đáp ứng với yêu cầu của việc phát triển sản xuất Đãhình thành hệ thống các trường dạy nghề đào tạo công nhân làm việctrong các KCN, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà trường đểđào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng cao Điều đó góp phần nâng cao

Trang 23

chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng,cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

Ba là, KCN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, từ đó đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

Khu công nghiệp là một công cụ hữu hiệu để thu hút các doanh nghiệpcông nghiệp và dịch vụ công nghiệp, đóng vai trò nòng cốt trong phát triểncông nghiệp của mỗi quốc gia Bởi vì, KCN là nơi tập trung những ngành sảnxuất công nghiệp chủ yếu, tạo ra những sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu vàđáp ứng nhu cầu trong nước Các doanh nghiệp công nghiệp có cơ hội tận dụngnăng lực sản xuất của nhau, làm tăng hiệu suất hoạt động của các công trình hạtầng giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN tiết kiệm được các yếu tốđầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất, gópphần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Đồng thời,các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tíchcực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hìnhdịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng caohiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất

Từ việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, KCN đóng góp quan trọngtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nâng cao tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp của cả nước và củacác địa phương nơi có KCN KCN góp phần đáng kể trong chuyển các vùngnông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành các vùng công nghiệp phát triểntoàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanhtheo hướng phi nông nghiệp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đã kéo theo sựchuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực Tỷ trọng lao động trong cácngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng nhanh, lao động trong nông nghiệp

Trang 24

giảm dần, tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng lớn, lao động lành nghề vớitrình độ cao trong các ngành công nghiệp được bổ sung đáng kể.

Bốn là, khu công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập qua đó nâng cao đời sống người lao động

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng

đối với sự phát triển KT - XH của đất nước Sự hình thành và phát triển KCNkhông chỉ thu hút lao động vào các doanh nghiệp trong KCN mà còn kíchthích các hoạt động dịch vụ phát triển Qua đó, góp phần tích cực trong tạo,giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại địa phương nhất là ở khuvực nông thôn Cùng với đó, việc xây dựng nhà ở, nhà trẻ và các công trìnhphục vụ người lao động tại các doanh nghiệp trong KCN cũng được triển khaithực hiện, đời sống người lao động được nâng lên Đáng lưu ý, với nhữngvùng nông thôn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hóa, ít có khả năng sinh lợi thìviệc phát triển KCN sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về KT - XH so vớitrước khi KCN được triển khai

Năm là, KCN tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu

hạ tầng KT - XH của đất nước.

Các KCN chính là một trong những điểm đột phá trong xây dựng vànâng cấp kết cấu hạ tầng KT - XH, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐHđất nước Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN đã huy động vốn xây dựngkết cấu hạ tầng KCN để kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngoài hàng ràoKCN vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triểnkhai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kếtcấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương Qua đó, hìnhthành hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông đồng bộ nối trong

và ngoài KCN, điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của các KCN

mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH của các địa phương

Tại các địa phương có KCN việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong

và ngoài KCN sẽ góp phần đáng kể hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng KT

Trang 25

-XH, làm thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩymạnh thu hút đầu tư vào KCN và thúc đẩy sự phát triển KT - XH của địaphương nói riêng, của đất nước nói chung.

Sáu là, KCN có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống.

Khu công nghiệp có sức lan tỏa tạo điều kiện dẫn dắt các ngành côngnghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ sản xuất phát triển như: dịch vụ tài chính,ngân hàng, dịch vụ cung cấp nguyên nhiên liệu, dịch vụ logicstic, dịch vụ đàotạo và cung cấp lao động Đồng thời, KCN kéo theo sự phát triển các ngànhdịch vụ đời sống như chợ, siêu thị, các dịch vụ bưu điện, du lịch, dịch vụ chothuê nhà ở, vận tải công cộng từ đó hình thành các khu đô thi tập trung,cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị ngày càng mởrộng và phát triển KCN sẽ là hạt nhân để xây dựng và phát triển các khu đôthị mới, văn minh, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho khuvực rộng lớn được đô thị hóa Ở các đô thị gắn liền với KCN thì bộ phận chủyếu của dân cư đô thị là những người lao động và quản lý trong các KCN Họ cónhu cầu đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí phù hợp với yêu cầu làm việc trong KCN.Như vậy, cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống kéotheo sự phát triển KT - XH của một vùng kinh tế cũng như của cả quốc gia

Bẩy là, KCN được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay bảo vệ môi trường là vấn đề được hầu hết các nước trên thếgiới quan tâm trong quá trình phát triển KT - XH Các chất thải trong quátrình sản xuất cần được thu gom và xử lý Nếu các doanh nghiệp được phân

bố phân tán thì việc xử lý chất thải gặp rất nhiều khó khăn Việc xây dựng cácKCN là một trong những biện pháp quan trọng để xử lý chất thải, bảo vệ môitrường KCN cho phép tập trung các doanh nghiệp công nghiệp để xây dựng

Trang 26

các trung tâm xử lý chất thải với chi phí ít tốn kém hơn, đồng bộ hơn, tạo điềukiện thuận lợi hơn cho việc quản lý môi trường của cơ quan chức năng

Các KCN được áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường từ khâu quyhoạch đến thẩm định xét duyệt dự án đầu tư và có cơ quan quản lý môi trườngcủa Nhà nước Các doanh nghiệp hoạt động buộc phải có hệ thống xử lý chấtthải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung Vì vậy, vấn đề bảo

vệ môi trường trong KCN được thực hiện tốt hơn so với các cơ sở côngnghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau Đồng thời, KCN là địa điểmtốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở nội thành, các vùngdân cư, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển bền vững

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của KCN với sự phát triển KT

-XH, bên cạnh những nhân tố mang tính khách quan như: tình hình chính trị - xãhội, vị trí bố trí các KCN, kết cấu hạ tầng KCN còn có những nhân tố chủ quannhư: cơ chế chính sách đối với KCN, trình độ công nghệ của các dự án đầu tưvào KCN, chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN v.v…

* Nhóm nhân tố khách quan

Một là, tình hình chính trị - xã hội

Để phát huy được vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH thì trước hếtphải có sự ổn định về chính trị - xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chocác chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư Thực tiễn cho thấy, các nhà đầu tưnước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là quan trọng hàng đầu,

mà cái chính là sự ổn định về chính trị - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu tư vào một quốc gia có bất ổn về chínhtrị, an ninh, xã hội Thực tiễn nước ta thời điểm tháng 5/2014 khi Trung Quốc hạđặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyềnkinh tế trên biển của Việt Nam cho thấy, việc lợi dụng tình hình căng thẳng trên

Trang 27

biển Đông để gây mất ổn định tại các KCN ở Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai

và một số địa phương khác của các đối tượng quá khích đã làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cácKCN Vì vậy, có giữ được ổn định chính trị - xã hội mới tạo môi trường thuậnlợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN Lợi thế của nước ta so với một sốnước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổn định, an ninh xã hội được bảođảm Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới với rất nhiều cốgắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề KT - XH, tạo sự đồng thuận trong nhândân và sự yên tâm cho các doanh nghiệp khi đầu tư ở Việt Nam

Hai là, vị trí bố trí các khu công nghiệp.

Vị trí địa lý, địa điểm xây dựng KCN đòi hỏi sự thuận lợi về điều kiện

tự nhiên, có lợi thế so sánh về tài nguyên, nguồn nhân lực, giao thông , đặcbiệt là khả năng phát triển các loại thị trường để có thể thực hiện chức năngkết nối, lan tỏa đối với sự phát triển KT - XH của địa phương, vùng kinh tế và

cả nước Xây dựng các KCN phải trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể về

KT - XH của các vùng, địa phương và gắn với chuỗi liên kết kinh tế trong nước

và đặt trong mối quan hệ với thương mại thế giới Đây là một trong nhữngnhân tố cần thiết đối với sự thành công của bất kỳ KCN nào để đảm bảo choviệc vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các KCN được nhanh chóng

và thuận tiện, nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranhcủa hàng hoá sản xuất ra, đồng thời tạo nên các khu đô thị mới

Ba là, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Để các KCN phát huy được vai trò của nó, cần có kết cấu hạ tầng trong

và ngoài KCN tương ứng như việc cung cấp điện nước đầy đủ, đảm bảo chấtlượng hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp dịch

vụ thuận tiện, chu đáo Với hệ thống đường xá rộng và hiện đại sẽ thuận tiệncho các phương tiện vận tải vận chuyển nguyên, vật liệu cũng như sản phẩmhàng hóa Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động

Trang 28

sản xuất phải đầy đủ Hệ thống cung cấp nước đầy đủ và hiện đại, bền vững đểcác doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao Hệ thống thoát nước phảiđược quy hoạch đồng bộ có tính toán lâu dài Các trạm xử lý nước thải, xử lý rácthải phải được xây dựng nhằm giải quyết các loại chất thải của các doanh nghiệpsản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm Đây là hệ thống kết cấu hạ tầng

kỹ thuật, cùng với hạ tầng xã hội như nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí nhằm ổn định đời sống cho người lao động làm việc trong các KCN có ảnhhưởng rất lớn đến việc phát huy vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH nhất

là trong thu hút đầu tư và nâng cao đời sống cho người lao động trong các KCN

* Nhóm nhân tố chủ quan

Một là, cơ chế chính sách đối với khu công nghiệp

Cơ chế, chính sách là nhân tố quan trọng để phát huy vai trò củaKCN với sự phát triển KT - XH Một cơ chế, chính sách đầy đủ, minhbạch, rõ ràng, nhất quán tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hútđầu tư vào các KCN Do đó, phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế

“một cửa”, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có các chính sách ưu đãiđối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Nếu chính sách ưu đãi tốt sẽgiảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh tạo sự hấp dẫn chocác nhà đầu tư Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế; cho vai ưu đãiđối với doanh nghiệp đầu tư vào KCN; chính sách hỗ trợ về chuyển giao côngnghệ, đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ KCN Đồng thời,phải có quy chế hoạt động của KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định Có như vậy,các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào KCN và Nhà nước mới có thể quản lýtốt được hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Hệ thống cơ chế chínhsách tốt sẽ là nhân tố tạo đòn bẩy cho sự phát triển các KCN để từ đó pháthuy vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH

Hai là, trình độ công nghệ của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.

Trang 29

Chất lượng các dự án đầu tư thể hiện ở trình độ công nghệ được cácdoanh nghiệp sử dụng trong các KCN Công nghiệp tiên tiến hiện đại sẽ tiêuthụ ít nguyên nhiên liệu, tạo ra năng suất lao động cao, hạn chế gây ô nhiễmmôi trường, đồng thời góp phần nâng cao trình độ tay nghề và thu nhập củangười lao động Sử dụng công nghệ cao còn góp phần nâng cao khả năngcạnh tranh chung của nền kinh tế Ngược lại công nghệ lạc hậu sẽ tiêu thụnhiều nguyên nhiên liệu, sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường

Vì vậy các quốc gia đều muốn thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiếnhiện đại để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Chất lượng các dự án đầu

tư vào KCN sẽ quyết định hiệu quả KT - XH mà dự án đó mang lại

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Sự thành công của mô hình KCN có sự đóng góp to lớn của nguồnnhân lực trong các KCN Nguồn nhân lực trong các KCN bao gồm đội ngũcán bộ quản lý KCN, quản lý trong doanh nghiệp và người lao động Để vậnhành và khai thác có hiệu quả các KCN cần có đội ngũ cán bộ quản lý KCN

có trình độ năng lực; tổ chức đào tạo, thu hút và cung ứng cho nó nhữngchuyên gia giỏi để làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp; cũng nhưphải có lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể đáp ứng một cáchtốt nhất nhu cầu rất đa dạng của sản xuất kinh doanh Trình độ chuyên môn

kỹ thuật của nguồn nhân lực, tư duy, lối sống nếp nghĩ và tác phong làm việccông nghiệp là những cản trở không nhỏ tới phát huy vai trò của KCN Nếukhông bảo đảm được chất lượng nguồn nhân lực cho các KCN sẽ làm giảmhiệu quả KT - XH của các KCN do thiếu lao động có chất lượng Bởi lẽ chấtlượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng hiệu quảcủa các hoạt động nói chung và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nóiriêng và đó cũng là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp luôn đặc biệt quan tâm

*

Trang 30

* *Khu công nghiệp ở nước ta là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp

và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xácđịnh, không có dân cư sinh sống và do Chính phủ quyết định thành lập Việcxây dựng, phát triển các KCN là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước đểthúc đẩy sự phát triển KT - XH của các địa phương và trong cả nước KCN lànhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu của nước đang phát triển so với các

nước phát triển Các KCN góp phần thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư

trong và ngoài nước; là nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại vàphương pháp quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ của người laođộng; thúc đẩy sản suất công nghiệp phát triển từ đó đẩy mạnh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; tạo việc làm, tăng thu nhậpqua đó nâng cao đời sống nhân dân; tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng tươngđối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạtầng KT - XH của đất nước; có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển các loại hìnhdịch vụ sản xuất và đời sống; góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trườngsinh thái Tuy nhiên, vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH chịu sựảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan như: tình hình chính trị

- xã hội; vị trí bố trí các KCN; kết cấu hạ tầng KCN; cơ chế chính sách đốivới KCN; trình độ công nghệ của các dự án đầu tư vào KCN và chất lượngnguồn nhân lực trong các KCN

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH NINH BÌNH

2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình

* Về điều kiện vị trí địa lý

Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam của Đồng bằng châu thổ sông Hồng,cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km và nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.Ninh Bình là cầu nối quan trọng giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Namqua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt, cùng hệ thống sông ngòi dàyđặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân tạothành mạng lưới giao thông thuỷ Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để NinhBình phát triển các KCN, thúc đẩy sự phát triển KT - XH

* Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tựnhiên của tỉnh Ninh Bình là 137.758,18 ha Trong đó diện tích đất nôngnghiệp là 95.600,62 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 34.323,3 ha (trong đóđất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 3.699,43 ha); đất chưa sử dụng là9.796 ha (trong đó, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 4.610,05 ha, diện tíchđất dốc chưa sử dụng là 1.159,21 ha) Đất đai của Ninh Bình rất thuận lợi choviệc xây dựng các KCN tập trung để phát triển công nghiệp

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú

Trang 32

về chủng loại, song có một số loại có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, lànguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, chi phí thấp cho các ngành công nghiệpkhai thác, chế biến Tài nguyên đá vôi với trữ lượng hàng chục tỷ m³, chiếmdiện tích trên 1,2 vạn ha, rất thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác vàsản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất clanhke và xi măng; quặngđôlômit (2,3 tỷ tấn) có hàm lượng MgO từ 17% đến 19%, tập trung ở xãThạch Bình, Phú Long (huyện Nho Quan), xã Yên Đồng (huyện Yên Mô), xãĐông Sơn (thị xã Tam Điệp) có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệpkhai thác và sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất một số hoá chất khác; đấtsét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và ở những vùng tương đối bằngphẳng thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn và huyệnYên Mô Đây chính là nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào với giá thànhthấp cho công nghiệp sản xuất gạch ngói, làm nguyên liệu cho sản xuấtclanhke, ximăng, làm khuôn đúc trên địa bàn Tỉnh; nước khoáng ở CúcPhương (huyện Nho Quan), ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) có trữ lượng lớn,hàm lượng MgCO3 và các khoáng chất cao có tác dụng bổ sung khoáng chất,chữa bệnh có thể dùng cho phát triển công nghiệp sản xuất nước khoáng,nước giải khát và các loại khoáng chất vi lượng Ngoài ra, Tỉnh còn có tàinguyên than bùn với trữ lượng 2,6 triệu tấn, phân bố ở xã Quang Sơn (thị xãTam Điệp) và huyện Nho Quan có thể dùng cho công nghiệp sản xuất phân visinh và sản xuất clanhke, xi măng, nung gạch, ngói, sản xuất sắt, thép

* Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Ninh Bình có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắtrất thuận tiện cho phát triển các KCN và giao lưu kinh tế với các tỉnh trongkhu vực đồng bằng Sông Hồng: Hệ thống giao thông đường bộ đi qua địaphận Tỉnh được nâng cấp gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều dàitrên 110 km; 16 tuyến tỉnh lộ: 477, 477B, 477C, 477D, 478, 478B, 479, 479C,

480, 480B, 480C, 480D, 481, 480E, 481D, 481B và các đường chính củathành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài 293,6 km;

Trang 33

huyện lộ 79 km và đường giao thông nông thôn 1.338 km Hệ thống giaothông đường thuỷ gồm 18 tuyến sông với tổng chiều dài gần 299,8 km, trong đóTrung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhàLê) với tổng chiều dài 156,5 km Tỉnh có 3 cảng chính do Trung ương quản lý làcảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện NinhBình) đã được nâng cấp Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránhtàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông được tu sửa Tuyến đường sắt Bắc -Nam qua địa bàn Tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên,Gềnh và Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá,nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng

Hệ thống điện đã được đầu tư nâng cấp với ba trạm biến áp 500kv,220kv và 110kv và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đã góp phần quan trọngtrong cung cấp điện để phục vụ các KCN

Bưu chính vĩnh thông, đặc biệt là hệ thống cáp quang, internet và hệthống cung cấp xăng dầu được nâng cấp toàn diện tạo bước đột phát đáp ứngyêu cầu phát triển các KCN của Tỉnh

Hệ thống cấp thoát nước được nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu cầu củacác KCN như: xây dựng và nâng cấp nhà máy nước Ninh Bình công suất20.000 m3 ngày/ đêm; nhà máy nước Tam Điệp công suất 12.000 m3 ngày/đêm và một số nhà máy nước công suất 2.000m3 ngày/ đêm ở các thị trấn

Một số công trình kết cấu hạ tầng khác như: hệ thống trường học các cấp,trường kỹ thuật, trung tâm dạy nghề; bệnh viện các tuyến, bệnh xá, trung tâmchăm sóc sức khỏe; các công trình thể thao và các hệ thống các công trình phục

vụ phát triển du lịch đã được xây dựng khá tốt Những công trình này phục vụtốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các KCN

* Về nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê, dân số Ninh Bình năm 2013 là 926.995, mật độdân số 673 người/km², tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tếcủa Tỉnh là 587.500 người Nguồn nhân lực trong Tỉnh đã và đang phát triển

Trang 34

khá nhanh cả về số lượng và chất lượng do đang nằm trong “thời kỳ dân sốvàng”, khá thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển KT - XH bền vững.

Trong 5 năm (2010 - 2014) trên địa bàn toàn Tỉnh đã tổ chức dạy nghềcho 83.874 người lao động, trong đó có 19.499 người được dạy nghề từ ngânsách của Trung ương và địa phương và 64.375 người được dạy nghề từ nguồn

xã hội hóa; góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnhđến năm 2014 đạt khoảng 30% Dạy nghề dài hạn trung cấp, cao đẳng nghề là25.665 người; dạy nghề ngắn hạn là 58.209 người [3]

Hệ thống các trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng và dạy nghề ngàycàng được mở rộng, phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng đáp ứng nhu cầu lao động cho các KCN trong Tỉnh Hiện nay, trênđịa bàn Tỉnh có 25 đơn vị đủ điều kiện dạy nghề (03 Trường cao đẳng nghề;

06 Trường trung cấp nghề; 07 Trung tâm dạy nghề cấp huyện; 07 Trung tâmdạy nghề thuộc các tổ chức, đoàn thể và 02 Trung tâm dạy nghề tư thục [33]

* Về cơ chế chính sách

Ninh Bình đã thực hiện tốt Đề án cải cách hành chính của Chính phủ, làđịa phương điển hình trong việc thực hiện tốt chủ trương “chính quyền đồnghành cùng doanh nghiệp”, giải quyết các thủ tục hành chính bằng cơ chế "mộtcửa" và “một cửa liên thông”; giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp,đảm bảo phát triển và đẩy mạnh thu hút đầu tư Ninh Bình đã ban hành Quyếtđịnh số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 quy định về chính sách ưu đãi

và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Tỉnh nhằm gửi đến các nhà đầu tư trong và ngoàinước một thông điệp rõ ràng về môi trường đầu tư với những chính sách ưu đãi

và hấp dẫn Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình luôn có chính sách ưu đãi đốivới các nhà đầu tư khi đầu tư vào các KCN của Tỉnh Các doanh nghiệp đượcthuê đất với đơn giá 0,2 USD/m2/năm đối với những KCN được đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Tỉnh; hưởng các ưu đãi về thuếtheo quy định của Chính phủ và của tỉnh Ninh Bình; thực hiện các thủ tục đầu tưtại Bộ phận Một cửa của Ban quản lý các KCN Tỉnh; được hướng dẫn, tạo điềukiện trong khi triển khai đầu tư Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của

Trang 35

Ninh Bình không ngừng được cải thiện, năm 2012 đứng thứ 23/63 tỉnh, thànhphố, năm 2014 đã vươn lên 12 bậc đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, Ninh Bình là một địa bàn có nhiềutiềm năng, lợi thế để xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của KCN với sựphát triển KT - XH

2.1.2 Sự hình thành phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình

Năm 2004, KCN Ninh Phúc là KCN đầu tiên của tỉnh Ninh Bìnhđược thành lập theo quyết định số 1723/CP-CN ngày 17/12/2003 và Quyếtđịnh số 1687/QĐ-UB ngày 20/07/2004 của Chính phủ và UBND tỉnh NinhBình Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1107/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 vàđịnh hướng đến năm 2020, trong đó tỉnh Ninh Bình có 2 KCN với tổng diệntích 324,6 ha là KCN Ninh Phúc (nay đã đổi tên thành KCN Khánh Phú) vàKCN Tam Điệp

Theo Quy hoạch tổng thể các KCN của Ninh Bình đến năm 2015, địnhhướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008, tỉnh Ninh Bình có 7 KCN với tổng diệntích quy hoạch là 1961 ha, nằm tại 5 huyện, thị xã, thành phố, bao gồm: KCNKhánh Phú, KCN Tam Điệp, KCN Gián Khẩu, KCN Khánh Cư, KCN Xích

Thổ, KCN Phúc Sơn và KCN Sơn Hà

Ngày 18/8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ra Công văn số 1499 KTN về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tỉnh NinhBình Theo đó, đưa KCN Xích Thổ và KCN Sơn Hà ra khỏi quy hoạch pháttriển các KCN của cả nước; giảm diện tích KCN Khánh Cư từ 170 ha xuốngcòn 67 ha; bổ sung mới KCN Kim Sơn với diện tích 200 ha vào quy hoạchphát triển các KCN của cả nước; tách KCN Tam Điệp thành KCN Tam Điệp

TTg-I và KCN Tam Điệp TTg-ITTg-I, chuyển KCN Tam Điệp TTg-ITTg-I tới vị trí quy hoạch mới

Trang 36

tại xã Quảng Sơn, thị xã Tam Điệp; đổi tên KCN Ninh Phúc thành KCNKhánh Phú Như vậy, hiện Ninh Bình có 7 KCN đó là: KCN Gián Khẩu(262 ha), KCN Khánh Phú (334 ha), KCN Phúc Sơn (134 ha), KCN Khánh

Cư (67 ha), KCN Kim Sơn (200 ha), KCN Tam Điệp I (64 ha) và KCN TamĐiệp II (386 ha) [Phụ lục 1]

2.2 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết về vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển kinh

tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình

2.2.1 Thành tựu về vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển kinh

tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình và nguyên nhân

* Thành tựu

Ninh Bình là một tỉnh thuần nông thuộc khu vực đồng bằng SôngHồng Sau 10 năm xây dựng, các KCN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triểncông nghiệp, góp phần quan trọng trong kết quả phát triển KT - XH của tỉnh

Thứ nhất, các KCN đã góp phần quan trọng trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cùng công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến.

Việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình nói chung và đầu tư vào KCNcủa Tỉnh nói riêng đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâmchỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được kết quả khá tốt Các KCN đã phát huyđược vai trò tích cực trong thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tính đến hết năm 2014, có tổng số 82 dự án được cấp Giấy chứng nhậnđầu tư trong các KCN của tỉnh Ninh Bình còn hiệu lực, số vốn đăng ký đạt46.273 tỷ đồng; số vốn thực hiện trên 30.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 65%; trong đó

có 24 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, số vốn đăng ký đạt 653 triệu USD Các

dự án đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình phần lớn là các dự án có quy mô lớn,tổng mức đầu tư bình quân một dự án là 595 tỷ đồng, diện tích đất bình quân

Trang 37

01 dự án là 7,5ha; trong đó có 05 dự án có vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, 10

dự án có vốn đầu tư từ 500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng [4]

Dự án có quy mô lớn nhất và cũng là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất

là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, sửdụng 53,1 ha đất, vốn đăng ký đầu tư 10.673 tỷ đồng và dự án nhà máy luyệncán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình công suất 1 triệu tấn phôi thépvuông/năm và 500.000 tấn thép cán hợp kim dự ứng lực/năm do Công tyTrách nhiệm hữu hạn cán thép Tam Điệp làm chủ đầu tư, có tổng số vốn lêntới 218 triệu USD (tương đương 4.578 tỷ đồng) được khởi công từ tháng3/2012 tại KCN Khánh Phú

Trong năm 2014 đã có 11 dự án đầu tư vào các KCN với số vốn đăng kýđạt trên 3.700 tỷ đồng, diện tích thuê đất 40,3ha như: Dự án Nhà máy kính nổiCFG Ninh Bình tại KCN Khánh Cư (2.987 tỷ đồng); dự án Trung tâm mua bán

và tổng kho phân phối Đại Phát KCN Phúc Sơn (200 tỷ đồng); dự án sản xuấtthiết bị phụ trợ ngành xi măng tại KCN Khánh Phú (160 tỷ đồng); dự án khoxăng dầu Phúc Lộc tại KCN Khánh Phú (110 tỷ đồng); dư án Nhà máy sản xuấtlinh kiện điện thoại YG VINA tại KCN Gián Khẩu (52,75 tỷ đồng) [2, tr.1-2]

Nhờ các KCN mà lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước được thu hútngày càng tăng, việc sử dụng lượng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, góp phầnquan trọng vào công cuộc CNH, HĐH và phát triển KT- XH của Tỉnh Năm

2005 vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt2.747.734 triệu đồng, năm 2010 đã tăng lên gấp 8,6 là đạt 23.843.215 triệuđồng Năm 2014 mặc dù còn khó khăn nhưng vốn đầu tư phát triển thực hiệntrên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt 19.590.996 triệu đồng [Phụ lục 5]

Cùng với thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các KCN Ninh Bình

đã tiếp nhận được công nghệ sản xuất hiện đại như: dây truyền lắp ráp ô tô củacông ty Ô tô Thành Công, sản xuất gia công linh kiện điện tử Sir rangeletronnics, sản xuất gia công linh kiện điện tử Sanico Việt Nam, sản xuất linh

Trang 38

kiện điện thoại YG VINA, sản xuất xi măng với công nghệ Nhật Bản của Tậpđoàn Công nghiệp xi măng The Vissai ở KCN Gián Khẩu; dây truyền sản xuấtphân đạm hiện đại của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, luyện cán thép chấtlượng cao với công nghệ tự động hóa tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á, tiếtkiệm điện, thân thiện với môi trường sinh thái ở KCN Khánh Phú; dây chuyềnsản xuất cơ khí Đại Phú tại KCN Tam Điệp; dây truyền sản xuất kính nổi CFGNinh Bình ở KCN Khánh Cư Đi cùng các dây truyền sản xuất hiện đại làphương pháp quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiềulĩnh vực, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chấtlượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

Thứ hai, các KCN đã đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp của Tỉnh, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại

Các KCN của tỉnh Ninh Bình đang ngày càng chứng tỏ vai trò đầu tàutrong phát triển KT - XH, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển côngnghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, gópphần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH của Tỉnh

Năm 2006, hai năm sau khi dự án đầu tiên được cấp phép đầu tư, một

số dự án trong KCN đã đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cốđịnh 1994) đạt 547 tỷ đồng Năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp của cácdoanh nghiệp KCN đạt 2.268 tỷ đồng, năm 2011 đạt 8.031 tỷ đồng, tăng gấphơn 3 lần so với năm 2008 Đến nay, sau 10 năm thành lập và thu hút đầu tư,giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN năm 2013 đạt 12.000

tỷ đồng Một số dự án có giá trị sản xuất công nghiệp lớn như: nhà máy ximăng The Vissai (2.760 tỷ đồng), nhà máy Đạm Ninh Bình (2.300 tỷ đồng),nhà máy thép Kyoei (2.584 tỷ đồng) [1, tr.4] Năm 2014 giá trị sản xuất côngnghiệp của các doanh nghiệp KCN đạt 12.300 tỷ đồng Sự gia tăng giá trị sảnxuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN đã thúc đẩy công nghiệpcủa Ninh Bình phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng sản xuất cao Giai

Trang 39

đoạn 2005 - 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của Ninh Bình tăng bình quânhàng năm là 27,1%/năm Năm 2014 sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt gần26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2013 [50, tr.2]

Các KCN chính là nơi mà các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnhđược hình thành với các sản phẩm như: xi măng, clanhke, phôi thép, thép xâydựng, phân bón, [Phụ lục 4] Trong đó, công nghiệp sản xuất vật liệu xâydựng là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh với hai sản phẩm công nghiệpchủ lực là xi măng, clanhke và phôi thép cùng với thép xây dựng các loại.Năm 2005, sản lượng xi măng và clanhke của toàn Tỉnh đạt 1.155 nghìn tấn,năm 2010 đạt 5.832 nghìn tấn và năm 2014 đạt 10.993,7 nghìn tấn Sản lượngthép xây dựng năm 2010 đạt 137 nghìn tấn, năm 2014 đạt 216 nghìn tấn Bêncạnh các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như clanhke, xi măng, đá xây dựng,thép, bê tông, gạch nung, phân hoá học đã xuất hiện một số sản phẩm côngnghiệp mới có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị cũng như giá trị giatăng cao, đáng chú ý là sản phẩm cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô của công ty Ô tôThành Công ở KCN Gián Khẩu Điều đó cho thấy, tỉnh Ninh Bình đã bướcđầu thành công trong phát huy vai trò của các KCN, hình thành các ngànhcông nghiệp mũi nhọn có ưu thế cạnh tranh cao của Tỉnh Các ngành côngnghiệp mũi nhọn này giữ vai trò trụ cột góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trịsản xuất công nghiệp của Ninh Bình

Thực tế cho thấy, giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệptrong KCN của tỉnh Ninh Bình những năm qua không ngừng tăng lên, từ 8,0triệu USD năm 2008 đã tăng lên 21 lần năm 2011 đạt 168,4 triệu USD, năm

2013 đạt 236 triệu USD tăng 107,76% so với năm 2012 [1, tr.5] Một số dự án

có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: nhà máy xi măng The Vissai (129triệu USD), nhà máy giày Aurora (109 triệu USD), nhà máy may Nien Hsing(63,8 triệu USD), nhà máy may Đài Loan Great Global (43,7 triệu USD), nhàmáy cần gạt nước ô tô ADM21 (15 triệu USD) [1, tr.4] Năm 2014 giá trị kimngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN đạt 246 triệu USD Thông

Trang 40

qua hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, giá trị kim ngạch xuất khẩucông nghiệp của Ninh Bình đã tăng lên liên tục Năm 2010 giá trị kim ngạchxuất khẩu công nghiệp của Tỉnh đạt 94.467,3 nghìn USD, đến năm 2013 đãtăng lên gấp hơn 6 lần so với năm 2010 đạt 584.860,6 nghìn USD [6, tr.398].Năm 2014 đạt 823.805,1 nghìn USD, trong đó clanhke, xi măng đạt 252.422nghìn USD; quần áo các loại đạt 244.045 nghìn USD; giầy dép đạt 127.700nghìn USD [7, tr.29]

Cùng với việc tăng lên liên tục giá trị kim ngạch xuất khẩu của cácdoanh nghiệp trong KCN qua các năm, đã đóng góp ngày càng nhiều vào ngânsách của Tỉnh Năm 2009 các doanh nghiệp trong KCN đã nộp ngân sách521,7 tỷ đồng, năm 2013 là 741 tỷ đồng Một số dự án đóng góp nhiều vàongân sách nhà nước như: nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công 458,6 tỷ đồng,nhà máy xi măng The Vissai 106,78 tỷ đồng, nhà máy xuất khẩu gỗ Tài Anh43,5 tỷ đồng, nhà máy xi măng Tam Điệp 29,45 tỷ đồng, nhà máy Đạm 23,7

tỷ đồng, nhà máy Kính Tràng An 21,98 tỷ đồng, nhà máy cần gạt nước ô tô18,74 tỷ đồng, nhà máy May Levis 14,9 tỷ đồng [1, tr.4] Năm 2014 cácdoanh nghiệp trong KCN đóng góp 800 tỷ đồng vào ngân sách của Tỉnh Sựđóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần tăngthu ngân sách của Tỉnh Giai đoạn 2005 - 2010 thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn Tỉnh là 3.100 tỷ đồng Năm 2014, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt2.963,6 tỷ đồng, đạt 107,4% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 97% so với thựchiện năm 2013 [50, tr.3]

Từ việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp của Tỉnh phát triển các KCN đã

có tác động rất lớn góp phần đẩy mạnh cơ cấu kinh tế Ninh Bình chuyển dịchtheo hướng hiện đại: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDPngày càng cao, tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống mộtcách rõ rệt Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 38,49% năm

2005 lên 42% năm 2010; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 32,33% năm 2005 lên

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Bằng (2015), “Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Báo điện tử Ninh Bình, http://baoninhbinh.org.vn, ngày 09/01/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, "Báo điện tử Ninh Bình, http://baoninhbinh.org.vn
Tác giả: Đỗ Bằng
Năm: 2015
4. Nguyễn Văn Bình (2015), “Một số giải pháp xây dựng và phát triển các KCN hướng tới mô hình KCN sinh thái”, Weside Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn, ngày 26/01/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp xây dựng và phát triển các KCN hướng tới mô hình KCN sinh thái”, "Weside Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2015
5. Nguyễn Nhân Chiến (2013), “Vai trò KCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh”, Wesite Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn, ngày 26/08/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò KCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh”," Wesite Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn
Tác giả: Nguyễn Nhân Chiến
Năm: 2013
6. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2014), Niên gián thống kế 2013, Nxb Thống kế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên gián thống kế 2013
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình
Nhà XB: Nxb Thống kế
Năm: 2014
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 164/2013/ND-CP ngày 12/11/2013, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 164/2013/ND-CP ngày 12/11/2013, "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị "định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
12. Bùi Văn Dũng (2014), “Nhà ở cho người lao động tại các KCN ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 428 (01/2014), tr.61-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở cho người lao động tại các KCN ở Việt Nam”, "Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Bùi Văn Dũng
Năm: 2014
13. Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển KCN với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, số 5 (149), tr.19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển KCN với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam”, "Tạp chí cộng sản
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2008
14. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Ninh Bình, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX
15. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Ninh Bình, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Phạm Đắc Đương (2006), Tác động của KCN tập trung đối với củng cố quốc phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của KCN tập trung đối với củng cố quốc phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Tác giả: Phạm Đắc Đương
Năm: 2006
21. Nguyễn Bình Giang (2012) Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
22. Nguyễn Hằng (2014), “Tỉnh Ninh Bình: Chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển KCN”, Weside Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn, ngày 13/05/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh Ninh Bình: Chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển KCN”, "Weside Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn
Tác giả: Nguyễn Hằng
Năm: 2014
23. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch và phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta”, Tạp chí Khu công nghiệp, số 135, tr.37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch và phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta”, "Tạp chí Khu công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2009
24. Vũ Quốc Huy (2011), “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới”, Tạp chí Khu công nghiệp, số 162, tr.4-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới”, "Tạp chí Khu công nghiệp
Tác giả: Vũ Quốc Huy
Năm: 2011
25. Lê Quốc Lý (2012), “Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững ở Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 16 (08/2012), tr.37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững ở Ninh Bình”," Tạp chí Kinh tế và dự báo
Tác giả: Lê Quốc Lý
Năm: 2012
26. Nguyễn Văn Minh (2011), “Đánh giá tác động của KCN tới KT - XH vùng lân cận”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 47 (6/2011), tr.75-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của KCN tới KT - XH vùng lân cận”, "Tạp chí Kinh tế đối ngoại
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w