Thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các cấp luôn trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cách mạng, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực thực tiễn, gắn bó máu thịt với nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra góp phần to lớn vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Trang 2lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
42
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở
2.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay 70 2.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay 78
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trải quacác thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnhđạo, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị các cấp luôn trungthành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cách mạng, có phẩmchất, bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực thực tiễn, gắn bó máu thịt với nhândân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra góp phần to lớn vào thắng lợi
sự nghiệp cách mạng của Đảng
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác cán
bộ Theo người “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành cônghay thất bại là do cán bộ tốt hay kém” [10, tr.478-492] Chất lượng cán bộ chủchốt ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định đến việc thực hiện thắng lợimọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Mặtkhác, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò trọng yếu trong quản lý và tổchức thực hiện công việc của chính quyền ở cơ sở và tuyên truyền, giải thíchcác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với nhândân; đồng thời nắm bắt, phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhândân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chínhsách cho phù hợp với thực tiễn ở cơ sở
Nhận thức đầy đủ những vấn đề trên, thời gian qua, cấp ủy, chínhquyền, cơ quan chức năng các cấp ở tỉnh Sóc Trăng đã có chủ trương, nghịquyết, chính sách cán bộ đúng đắn và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợpvới điều kiện mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương từngbước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội,QP-AN của địa phương Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh SócTrăng đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, cả về phẩm chất, trình độ, năng
Trang 4lực, phong cách, phương pháp, tác phong công tác, góp phần vào xây dựngHTCT và bộ máy chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổnđịnh chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các nhiệm vụkhác ở địa phương Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế,văn hóa - xã hội, QP-AN của địa phương thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã,tỉnh Sóc Trăng còn bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế cả về phẩm chất,trình độ, năng lực cũng như phong cách, phương pháp, tác phong công tác,theo đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH xây dựng và nhiệm vụbảo vệ tổ quốc XHCN, trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã trong hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện và từ yêu cầu đòi hỏi nhiệm
vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, QP-AN của địa phương trong tình hìnhmới Chính vì thế, để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trịcấp xã, tỉnh Sóc Trăng đáp ứng được nhiệm vụ của địa phương mới nổi lênnhư một đòi hỏi khách quan mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Vì
vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
tỉnh Sóc Trăng hiện nay” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề cán bộ nói chung và công tác cán bộ nói riêng đã được nhiềuhọc giả quan tâm Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu vềvấn đề này, trong đó công tác xây dựng cán bộ cơ sở là nội dung được các nhàlãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những góc độ
và phạm vi khác nhau đã được công bố
Thời gian qua, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đếncông tác xây dựng cán bộ, công chức nói chung, xây dựng cán bộ chủ chốt xã,phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh… mà tác giả đã tìm hiểu, thống kê được,tiêu biểu có các công trình và các nhóm đề tài sau đây:
Trang 5- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm có:
PGS, TS Trần Xuân Sầm (chủ biên), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1998
Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng
nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án Tiến sĩ, 2000.
Bùi Khắc Hằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc
nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hoá hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2004.
Nguyễn Mậu Dựng, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ lịch sử, 2000.
Nguyễn Thái Sơn, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đâị hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2002.
PGS, TS Bùi Tiến Quý, Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000
Nguyễn Hồng Tân, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
quận ở Thành Phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2000.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc Khmer ởtỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị,chuyên nghành Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2014
Các đề tài trên nghiên cứu sâu sắc quan điểm của Đảng về việc xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về đội ngũ này,
Trang 6về khả năng làm việc, môi trường làm việc, cũng như khẳng định rõ quá trìnhhình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt để chủ động trong tạo nguồn cán bộ kếcận và đề xuất những phương án, những chế độ chính sách nhằm tạo điều kiệncho đội ngũ cán bộ chủ chốt chủ động hơn trong các quyết định phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Nó là cơ sở để Đảng ta rút ranhững bài học cho giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đổi mới đất nước, thực hiệnCNH,HĐH và HNQT
Các đề tài này bước đầu đi vào nghiên cứu xác định cơ cấu và tiêuchuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong HTCT thời kỳ đổi mới, xây dựng độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiệnnay, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng cao năng lựclãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đấtnước Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có tầm quan trọng trong sựnghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, quyết định phát triển kinh tế, chính trị, vănhóa - xã hội, QP-AN tại địa phương Là vấn đề rộng lớn và phức tạp, cầnđược tiếp tục đi sâu nghiên cứu Đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã cũng chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống dướigóc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
- Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán
bộ chính quyền cơ sở gồm có:
Vũ Thị Nghĩa, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính
trị các xã ở tỉnh Đồng nai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Hà
Nội, 2004
Phạm Thị Thúy Vân, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở
thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ
Khoa học Chính trị, 2005
Trang 7Trần Trung Trực, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị
cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Chính trị, 2005.
Hà Thị Bích Thủy, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, 2006.
Nguyễn Thị Lương Uyên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc
nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007
Đỗ Thanh Hiệp, Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính trị, Hà
Nội, 2010
Biện Thanh Lâm, Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt
các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ khoa học chính
trị, Hà Nội, 2010
Nguyễn Văn Hòa, Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã,
phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay, Bạc Liêu, 2012.
Nhóm đề tài trên đây tiếp cận theo các hướng nhất định, với một đốitượng nghiên cứu cụ thể là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộchủ chốt Tập trung phân tích làm rõ mẫu hình người cán bộ lãnh đạo trongthời kỳ đổi mới, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị,trình độ kiến thức, trình độ lãnh đạo… Các nội dung này một mặt khẳng địnhtầm quan trọng của chính quyền cấp cơ sở, đồng thời chỉ ra những phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống, năng lực, tác phong, phương pháp công tác, giúp
Trang 8cho địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhìn chung, các đề tài này đều có đề cập đến vấn đề đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoahọc nào làm nỗi bậc chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, làm rõ việcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng vàviệc đánh giá sâu sắc thực trạng chất lượng cũng như kinh nghiệm nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng để pháthuy vai trò của đội ngũ này trong quá trình phát triển kinh tế , chính trị, vănhóa - xã hội, QP-AN tại địa phương Vì vậy, vấn đề chất lượng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và HNQT ở SócTrăng hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu
- Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí như:
Trương Minh Nguyệt, Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Lạng Sơn,
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2012
Phúc Sơn, Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 5/2012
Lê Ngọc Xuyên, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở
ở Tây Nguyên, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 + 2/2014.
Trần Minh Quế, Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán
bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Bắc Giang, Tạp chí Xây dựng Đảng, (9),
2007
Vũ Thị Phương, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Nâng cao chất lượng
cán bộ, công chức cơ sở ở Hải Dương, Tạp chí Xây dựng Đảng số 9/2010.
Trang 9Cao Thị Minh Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng Ban
Dân vận Thị uỷ Thái Hoà, tỉnh Nghệ An, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã – Thực tế của thị xã Thái Hòa, Nghệ An; Tạp chí
Xây dựng Đảng, ngày 3/9/2014
TS Nguyễn Thế Tư, TS Phan Thanh Giản, Học viện Chính trị khu vực
III, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Gia Lai hiện nay, Tạp chí Dân
tộc số 169, tháng 01/2015
Nguyễn Thanh Tuấn - Phạm Ngọc Hà, Kiện toàn, chuẩn hóa các chức
danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Tạp chí lý luận
chính trị số 7 – 2015
Với những góc độ khác nhau, trong những công trình, đề tài nghiêncứu trên có ý nghĩa rất lớn, có những đóng góp nhất định cả về lý luận và thựctiễn theo phạm vi nghiên cứu, tác giả trân trọng, kế thừa kết quả nghiên cứu củamột số công trình có liên quan đến luận văn, từ đó xác định yêu cầu và đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nóichung và cán bộ chủ chốt trong HTCT trên các địa bàn, địa phương ở nước ta
Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về “Chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay” một cách có hệ thống,
toàn diện, sâu sắc dưới góc độ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyềnnhà nước Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã đượccông bố, cùng với những tìm tòi, điều tra, nghiên cứu, tác giả lựa chọn vấn đềnghiên cứu là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài,luận văn, luận án đã nghiệm thu, bảo vệ và công bố Qua đó nhằm góp phầnnâng cao kiến thức đã học và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
ở tỉnh Sóc Trăng ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 10* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượngđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản chất lượng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân và rút ra một sốkinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh SócTrăng
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Trang 11Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước về cán bộ nói chung và về chất lượng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luậnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành và liên ngành Trong đóchú trọng phương pháp kết hợp: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, tổng kết
- đánh giá, thống kê - so sánh, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát vàtổng kết thực tiễn
6 Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học chocấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở của tỉnh Sóc Trăng Tập trungxây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêucầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Trang 12- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiêncứu, giảng dạy, học tập ở các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, thị
xã, thành phố và Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Trang 131.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt và những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
Địa hình dân cư tỉnh Sóc Trăng với mật độ dân số là 395 người/km2sinh sống dọc theo các giồng đất cao, các trục lộ giao thông thủy và giaothông bộ với đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề,
Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông, hệ thống sông ngòi chằn chịt, có 4 Quốc lộ:Quốc lộ 1A, Nam Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp và Quốc lộ 61 đi ngangqua, khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm với 2 mùa mưa và mùa nắng rõ rệt với cấutạo địa hình đồng bằng có 2 vùng ngọt, mặn ven biển Nằm trong vùng nhiệtđới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ bình quânkhoảng 27,30C, lượng mưa trung bình đạt 1.500-1.800mm/năm, số giờ nắng2.300 - 2.500 giờ trong năm và độ ẩm tương đối trung bình 75-80%
Tài nguyên đất: Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính:
nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất giồng Hiện trạng đất tính đếnngày 31/12/2013 là 331.165 ha Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 63%,đất lâm nghiệp 3,0%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 34,0%
Tài nguyên nước: Sông Hậu và một hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu
ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao độngtrung bình tại Sông Hậu (Đại Ngãi) 0,3 m đến 1,8 m Về mùa mưa một phầncác huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm bị ngập úng Về mùa khô các
Trang 14huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú,thị xã Ngã Năm nguồn nước mặt bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuấtnông nghiệp và đời sống của nhân dân Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng7.000 – 8.000 m3/giây trong mùa mưa, giảm xuống còn 2000 - 3000 m3/giâytrong mùa khô Ngoài ra tỉnh còn có lượng nước ngầm phong phú Nướcngầm mạch sâu từ 100m đến 180m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng chosinh hoạt Nước ngầm mạch nông từ 5m - 30m lưu lượng phụ thuộc vàonguồn nước mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Tài nguyên biển: Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định
An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giaothông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cùlao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều câytrái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Cù Lao Dung, vườn
cò Tân Long là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái
Tài nguyên rừng: Sóc Trăng có diện tích rừng 16.015 ha với các loạicây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 5 huyện, thị xã Vĩnh Châu,Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung Rừng của Sóc Trăng thuộc
hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn
Tài nguyên khoáng sản: Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy cótriển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gầnSóc Trăng
- Về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP - AN tỉnh Sóc Trăng
+ Về kinh tế
Kinh tế truyền thống của người dân Sóc Trăng bao gồm cả nghề nông,nghề khai thác biển, nuôi trồng và chế biến thủy sản và các loại hình chế biến,dịch vụ khác Hình thái kinh tế đó đã giúp cho đời sống của người dân SócTrăng phát triển khá phồn thịnh Là vùng đất phù sa nằm cuối nguồn dòngCửu Long với ba vùng sinh thái: ngọt, lợ và mặn, Sóc Trăng đang tập trung
Trang 15khai thác 2 thế mạnh, mang tính đột phá là cây lúa chất lượng cao với kinh
tế vườn và thuỷ, hải sản Là tỉnh thuần nông nên Sóc Trăng đặc biệt chú ýchuyển đổi kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cơ cấu câytrồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ công nghiệp chế biến
và xuất khẩu, kết hợp khai thác dịch vụ - du lịch
Sóc Trăng là một tỉnh có bờ biển dài so với các tỉnh trong khu vực và
cả nước nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng nước mặn xâm nhậpngày càng sâu trong đất liền làm cho việc phát triển nông nghiệp, thu hút đầu
tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa… gặp nhiềukhó khăn Kinh tế Sóc Trăng khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước(năm 2014, GDP của Sóc Trăng là 10,04%), thu nhập bình quân đầu ngườităng chậm và còn thấp (năm 2010 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2014 là34,30 triệu đồng/ người) Trong khu vực miền Tây Nam bộ tỷ lệ này năm
2010 là 13,8% và 26 triệu đồng/người/năm Điều đó, ảnh hưởng nhiều đếnđời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có đội ngũ cán bộ nóichung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng
sở Bộ máy chính quyền từng bước được cũng cố, hoạt động đi vào nền nếp,theo đúng chức năng, nhiệm vụ, làm cho hiệu lực quản lý được tăng cường và
Trang 16hiệu quả quản lý ngày càng cao MTTQ và các đoàn thể từng bước được kiệntoàn và đổi mới tổ chức, hoạt động, đảm bảo chăm lo lợi ích thiết thực củanhân dân và chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả trên các lĩnh vực đờisống xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của HTCT cấp xã ở Sóc Trăng vẫn cònmột số hạn chế Nổi bật nhất là tình trạng chồng chéo chức năng của các tổchức thành viên; sự hụt hẫng, bất cập của đội ngũ cán bộ; thái độ bàng quancủa một bộ phận dân cư…, làm cho việc thực hiện và phát huy dân chủ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới… ở một số nơi vẫn cònnhiều khó khăn, hạn chế
+ Về văn hoá - xã hội, quốc phòng – an ninh
Là tỉnh hình thành và phát triển từ lâu đời, được chia tách từ tỉnh Hậu
Giang cũ, trong lịch sử, các dân tộc kinh, khmer, hoa đã đoàn kết chống giặcngoại xâm Sóc Trăng là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, lànơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Hậu Giang cũ, là quê hương củanhững con người tài năng, có học thức uyên thâm như nhà bác học LươngĐịnh Của, anh hùng Trần Văn Bảy, Huỳnh Cương, Mai Thanh Thế Đặcbiệt, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, quân và dân Sóc Trăng đã chiến đấu anh dũng và đầy sáng tạo, góp phần
to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc Sóc Trăng cũng là một trong nhữngtỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất ở Miền Nam Trải qua cuộc chiến đấu
ác liệt, Sóc Trăng đã gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, nhất là về mặt
xã hội, với hơn 15.307 liệt sĩ, 6.483 thương binh, 1.810 Bà mẹ Việt Nam anhhùng (hiện còn sống là 266 mẹ), gần 1.151 người bị nhiễm chất độc hoá học
và địch bắt tù đài
Dân số 1.303.700 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa,Khmer Mật độ 395 người/km2 Sóc Trăng có nhiều tôn giáo và thờ cúng tínngưỡng dân gian Tín đồ Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm số đông, còn lại làTin lành, Tịnh độ Cư sĩ, Cao Đài, Hòa Hảo… Người kinh thường theo Phật
Trang 17giáo Bắc Tông, người Hoa theo Phật giáo Hoa Tông, người Khmer theo Phậtgiáo Nam Tông.
Phát huy truyền thống quê hương, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăngkhông ngừng phấn đấu, vượt thắng khó khăn, thực hiện tốt công tác đền ơnđáp nghĩa với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” gắn liền với cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (Đặc biệt là
“Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại Cù Lao Dung, được xem là một trongnhững nơi được cây dựng đầu tiên trong cả nước) Vì vậy, đời sống nhân dântừng bước được cải thiện và ngày càng nâng cao; công tác y tế, vệ sinh, chămsóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm đúng mức, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững Sóc Trăng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểuhọc và trung học cơ sở… Nhưng, tỉ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng vẫn còn cao, tínhđến cuối năm 2014, còn 39.717 hộ/317.990 hộ, chiếm 12,49% số hộ trongtoàn tỉnh) Những mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hoákinh tế tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội rất đáng lo ngại
Từ đó, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra trên lĩnh vực xã hội ngày càng gay gắt.Nổi lên là vấn đề lao động, việc làm, thu nhập cá nhân, công bằng xã hội, cáctiêu cực và tệ nạn xã hội… Đặc biệt là tình trạng tranh chấp đất đai và khiếukiện đông người, vượt cấp, dẫn đến tiềm ẩn những yếu tố có thể làm mất ổnđịnh xã hội - chính trị
* Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
- Quan niệm cán bộ
Từ khi Đảng ra đời lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từ “Cán bộ” mới được
sử dụng để chỉ những người có trọng trách trong tuyên truyền, tổ chức, tập hợpquần chúng, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh; một lòng, một dạ đấu tranh vìđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cùng với sự phát triển của cách mạng, độingũ cán bộ ngày càng đông đảo Ngày nay, trong hệ thống tổ chức đảng và cácđoàn thể chính trị, cán bộ là những người được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp
Trang 18và những người được bổ nhiệm làm công tác chuyên môn; trong hệ thống chínhquyền, cán bộ là những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước có chức vụlãnh đạo, quản lý thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước [64, tr.7] “Cán bộ là những người đem chính sách củaĐảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thờiđem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, đểđặt chính sách cho đúng” [11, tr.269]
Vì vậy quan niệm cán bộ cần được hiểu là: những người có chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy được bầu, được bổ nhiệm hoặc có chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, giữ trọng trách trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị; có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó
- Cán bộ chủ chốt là những người nắm các chức vụ chủ chốt của tổ
chức Đảng, các ban, ngành, đoàn thể của các bộ, ngành chuyên môn Ở nướcnào và vào thời điểm nào cũng vậy, sự thành bại của mọi sự nghiệp hay sự tồnvong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũcán bộ nói chung, trong đó đặc biệt quan trọng là cán bộ chủ chốt
Quan niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt: “là những người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng nhất, có tác dụng làm nồng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; những người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vực công tác được giao”.
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt có những đặc trưng cơ bản như sau:
Trang 19+ Đội ngũ cán bộ chủ chốt là người có vị trí quan trọng, giữ vai tròquyết định trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, phương pháp côngtác; đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện tốt các quyết định của cấp mìnhhoặc cấp trên giao Kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểuhiện lệch lạc; bổ sung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khi cần thiết; đúc rútkinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận Đồng thời, độingũ cán bộ chủ chốt còn là người giữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sứcmạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội
+ Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: “là công dân Việt Nam, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”
* Tổ chức biên chế đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
Từ nhận thức đó, đặc biệt theo quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thịtrấn; theo quy định tại Điều 4, khoản 3 của Luật cán bộ, công chức năm 2008;Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn; Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thịtrấn; tác giả luận văn đề cập đến cán bộ chủ chốt cấp xã, tỉnh Sóc Trăng cócác chức danh sau đây: Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịchHĐND; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ tịch
Trang 20Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thư Đoàn Thanh niên;Chủ tịch Hội Nông dân.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã
Chức năng: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng giữ vai trò
nồng cốt lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã,là nhân
tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh, là những ngườitrực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mốiquan hệ chặt chẽ với dân Họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến củanhân dân Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đội ngũcán bộ chủ chốt cấp có chức năng tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhândân Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm choĐảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịtgiữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
và chế độ Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không, tùythuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân dân thực hiệncủa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Nhiệm vụ: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướctại địa phương Là những người có nhiệm vụ giữ vai trò trụ cột, có tác dụngchi phối mọi hoạt động tại cơ sở, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không nhữngphải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của các tổ chức Đảng, Nhànước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quầnchúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của địaphương để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trươngchính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở
Trang 21Quyền hạn: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng cán bộ cấp cơ
sở trong hệ thống chính trị nước ta, là những người thay mặt Đảng, Nhà nướctrực tiếp lãnh đạo, quản lý xã hội đến tận người dân, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, bảo đảm mọi quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của họ, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọichủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, độngviên quần chúng nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Họ có quyềnhạn quyết định trong việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của HTCT cấp
xã vững mạnh và phát động, lãnh đạo, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, QP– AN, các phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở Đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã còn là một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ chohuyện, thị xã, thành phố và tỉnh Qua thực tế, có thể khẳng định rằng, xã làmôi trường thực tiễn rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu,
tu dưỡng và trưởng thành Thông qua hoạt động ở xã, cán bộ tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức không ngừng được bổ sung, năng lựclãnh đạo, quản lý, phương pháp, phong cách công tác được nâng lên rõ rệt
Các mối quan hệ: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là hạt nhân trung tâm
của sự đoàn kết của địa phương, không những có mối quan hệ với cấp trên màcòn phải sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân Chỉ cóquan hệ sâu sát cơ sở, với nhân dân, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã mới kiểmnghiệm được sự sát đúng các chủ trương, chính sách trong cuộc sống, mớiphát hiện được sự đúng sai trong chỉ đạo, đồng thời phát hiện những nhân tốmới, những điển hình tiên tiến để ủng hộ và nhân rộng Chỉ có quan hệ, thâmnhập vào phong trào cách mạng ở cơ sở mới hoạch định những chính sách,chủ trương mới, quyết định mới, sát đúng đáp ứng thiết thực, kịp thời yêu cầucủa cuộc sống đặt ra
- Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
Trang 22Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tỉnh Sóc Trăng phần lớn là trưởng thành sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nhất
là trong công cuộc đổi mới Đại bộ phận là người dân tại địa phương, mang đặc điểm của người dân Nam bộ
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tỉnh Sóc Trăng sinh ra, trưởngthành và hoạt động trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, kiên cường,bất khuất… Cho nên, họ thừa hưởng những giá trị tốt đẹp đó, giữ gìn và pháthuy trong công tác cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình Tuynhiên, khách quan mà nói, đặc điểm này cũng dễ phát sinh những “thứ bệnh”
mà trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, nhất là bệnh công thần,
“kiêu ngạo cộng sản”, ỷ lại, tự mãn,…
Đại bộ phận là người dân tại địa phương gắn liền với điều kiện sảnxuất, kinh doanh ở gia đình, địa phương, được đào tạo, bồi dưỡng một cách
cơ bản và có tư duy, nhạy bén, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành,quản lý, tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật và những vấn đề mới rất nhanh.Đồng thời, họ được kế thừa truyền thống cách mạng của cha ông và được sựgiúp đỡ, hướng dẫn của thế hệ cán bộ đi trước, nên trưởng thành nhanhchóng, trở thành nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo cao hơn ở cơ sở hoặc chohuyện, thị xã, thành phố và cho tỉnh Sóc Trăng
Ngoài những tính cách chung của người đồng bằng sông Cửu Long,
do đan xen và kết tụ nhiều phong tục, tập quán của miền Bắc, miền Trung,của người Việt, người Khmer, người Hoa, cùng với sự hình thành lâu đời, conngười của vùng đất Sóc Trăng có nhiều phẩm chất đáng quý thể hiện rất đậmnét trong đội ngũ cán bộ Đó là bình dị, chân chất, trọng nghĩa, trung thực,thẳn thắn; kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh; đoàn kết, hòanhập trong cộng đồng; tinh thần dám nghĩ, dám làm, cần cù sáng tạo trong laođộng, mạnh dạn tiếp thu cái mới, nhạy bén với thị trường, năng động trongcách làm ăn; gắn bó, quý trọng và có ý thức gìn giữ mảnh đất làng quê củamình đã được hình thành rõ nét ở người dân Sóc Trăng Nó tạo điều kiện
Trang 23cho sự xuất hiện những cán bộ năng động, tháo vát, biết quản lý, nhạy bén với
cơ chế thị trường
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đại bộ phận là cấp uỷ viên cơ
sở và là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Có thể nói về chất lượng chính trị, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấntham gia nhiều tổ chức trong HTCT ở cơ sở và cấp trên, nên họ là lực lượngnắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần pháttriển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố và tỉnh Sóc Trăng khánhanh (năm 2014 nền kinh tế của tỉnh tăng 10,04%)
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã đều là đảng viên và đa số họ làđảng uỷ viên Về nguyên tắc họ là lực lượng đại biểu cho giai cấp công nhân vànhân dân ở địa phương Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãđều là người ở địa phương, có nguồn gốc xuất thân đa dạng từ nông dân, dânnghèo thành thị, bộ đội xuất ngũ,… sống và làm việc gắn bó với địa phương.Cho nên, một mặt họ vừa là lực lượng thể hiện sinh động của mối quan hệgiữa các yếu tố trong liên minh công - nông - trí, vừa là lượng trực tiếp thựchiện sự liên minh này trên thực tế Mặt khác, họ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiềunhững hạn chế của giai cấp nông dân, sự tác động của truyền thống và thóiquen lạc hậu
Dù mỗi cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với một tổ chức và chức danh cụthể, nhưng họ có điểm chung, đó là: các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốtđều là chức danh bầu cử và là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền bốncấp, hầu hết họ đều là đảng ủy viên; là người có vai trò quyết định, chịu tráchnhiệm chính trong việc cụ thể hóa, triển khai, tổ chức thực hiện mọi chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên, đề ra nghịquyết, chỉ thị và tổ chức thực hiện trong phạm vi địa phương, tổ chức củamình; là người tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhân dân thường xuyên nhất
Trang 24Họ trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các công việc hằng ngày với dân không chỉvới tư cách vừa là người lãnh đạo, quản lý vừa là người đại diện cho nhândân, do nhân dân “ủy thác” trách nhiệm.
Ba là, cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng không đồng bộ, tỷ lệ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số đạt thấp
Về cơ cấu đội ngũ, mặc dù Tỉnh ủy rất quan tâm đến quy hoạch, đào tạođội ngũ cán bộ chủ chốt trẻ, nữ, dân tộc Nhưng tỷ lệ nữ đạt rất thấp (nữ208/1.181, chiếm 17,61%) [Phụ lục 03] Tỷ lệ nữ tham gia làm công tác đảng,quản lý nhà nước còn thấp (toàn tỉnh có 50 đồng chí là Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủtịch UBND xã, phường, thị trấn, 158 đồng chí là Chủ tịch MTTQ và các đoànthể) Về cơ cấu độ tuổi được các cấp uỷ đảng quan tâm, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hộiĐảng và bầu cử HĐND, UBND, các đoàn thể quần chúng đều có định hướng về
cơ cấu độ tuổi mang tính kế thừa liên tục Tuy nhiên, lực lượng cán bộ trẻ đến nayvẫn còn thấp, dưới 30 tuổi chỉ chiếm 8,89 % (chủ yếu là lực lượng Đoàn thanhniên và Hội Liên hiệp phụ nữ) Tỷ lệ cán bộ chủ chốt là đồng bào dân tộc có112/1.181 đồng chí, chiếm 9,48 % [Phụ lục 03]
Bốn là, đại bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ…
Đại bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn tỉnh SócTrăng được rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn địa phương; được đào tạo,bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lựchoàn thành nhiệm vụ; về chuyên môn nghiệp vụ đã qua đào tạo, bồi dưỡngchiếm tỷ lệ khá cao 69,26%; tỷ lệ được đào tạo tin học, ngoại ngữ đồng đều, đạt54,19%) % [Phụ lục 04] Từ đó, khả năng hoàn thành nhiệm vụ điều hành, quản
lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Đặc biệt đến nay còn 360 cán bộ chưa quađào tạo chuyên môn, chiếm 30,84% [Phụ lục 03]
Trang 25Sóc Trăng là tỉnh mang nhiều nét đặc thù khá rõ so với các tỉnh, thành kháctrong khu vực Một trong những nét tiêu biểu chính là tỉnh có đông đồng bào dântộc Khmer và chùa chiềng nhiều nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với hệthống sông ngòi chằng chịt Chính những đặc điểm này, đã hình thành nên mộtSóc Trăng thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên Tiêu biểu nhất là các sinh hoạtcủa cộng đồng dân cư vùng ven biển, các giồng đất cao Sông ngòi, kinh rạch ởSóc Trăng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ Nó gắnliền với mọi sinh hoạt, cung cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡngmang đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng
* Vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương
Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trongcông tác tổ chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đườnglối, chính sách, chủ trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổchức quần chúng thực hiện”[38, tr.160] và Đảng ta xác định phải: “có một độingũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn
và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, làsinh mệnh của Đảng cầm quyền” [45, tr.127] Bước vào thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước, Đảng ta càng nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ Nghịquyết Trung ương ba (khóa VIII) xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sựthành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước vàchế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [45, tr.166]
Xác định được tầm quan trọng đó, trong mỗi giai đoạn cách mạng, quamỗi lần Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đều cóchủ trương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình vànhiệm vụ mới Đồng thời luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng cho được đội ngũcán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng
Trang 26Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán, trước hết là ởcấp chiến lược và cấp cơ sở.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi ban hành muốnđảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống Muốn vậy, đòi hỏiđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng củanhân dân, để mọi chủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích của nhândân, dựa trên ý kiến của nhân dân, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủđộng của mỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển,mọi người dân đều được tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn
đề nãy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sựphát triển mạnh mẽ của đất nước Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳngđịnh, chính từ vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn trong việc nắmbắt tâm tư, nguyện vọng của nhân, nên Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vai trò quyết định trong việc hiện
thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt ở cơ sở
Là những người giữ vai trò “trung tâm”, “trụ cột” tại cơ sở, họ khôngnhững có trách nhiệm nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và đem chủ trương, chính sách tuyên truyền, phổbiến, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải có khả năng nắm bắt, amhiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thểhóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phù hợp với điều kiện, đặc điểmtừng cơ sở đi vào cuộc sống và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao
Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước muốn đi vào đờisống xã hội đều phải triển khai xuống cơ sở cho quần chúng nhân dân thônghiểu và thực hiện Để làm được điều đó, ngoài những cán bộ cấp trên thì cầnphải có một lực lượng ở cơ sở có khả năng nắm rõ chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước làm nòng cốt, có nhiệm vụ làm “cầu nối”
Trang 27giữa Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân Lực lượng nòng cốt đó không
ai khác mà chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Họ là người gần dân nhất,thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, họ là “tai mắt” của Đảng bộ vàChính quyền trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển các mặt trong đời sống
xã hội, là “cầu nối” quan trọng nối liền sự lãnh đạo của Đảng với nhân dânđược nhân dân nắm bắt, nhận thức mới chỉ là khởi đầu, để kiểm nghiệm đượctính đúng đắn của chủ trương, đường lối đó thì điều kiện đủ là phải tổ chứcthực hiện trong thực tiễn Muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộchủ chốt cấp xã, bởi cán bộ chủ chốt cấp xã là người tiếp xúc nhiều nhất, hiễu
rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất của nhân dân
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, QP – AN ở địa phương
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người trực tiếp, gắn bó với nhândân, triển khai, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước Đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời sống xã hội và trở thành hiệnthực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hay không là tuỳ thuộc vào sự vận động, tuyêntruyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tỉnh, nhất là đội ngũ cán
bộ xã, phường, thị trấn Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở tỉnh Sóc Trăng làmột mắt xích góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôncủa tỉnh Sóc Trăng Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã phải cókhả năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vào hoạt động,phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình và khả năng tổng kết, sơkết việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vai trò quyết định trong việc xây
dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở, là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng, nhà nước với nhân dân
Trang 28Là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, có mối quan hệ chặtchẽ với nhân dân Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn
và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật Nhà nước Trong quá trình đó, họ đã tạo ra “cầu nối” giữa Đảng, Nhànước với nhân dân và ý Đảng lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm choĐảng và Nhà nước ăn sâu bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối quan hệ máuthịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối vớiĐảng, với Nhà nước và chế độ
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã là những trụ cột, là trungtâm đoàn kết, tổ chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổ chứctrong hệ thống tổ chức bộ máy ở phường, xã Có vai quyết định đến năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ cơ sở, đến năng lực và hiệu quả quản
lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể quần chúng của địaphương Các tổ chức này có hoàn thành nhiệm vụ hay không, trước hết tùythuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Cán bộ lãnh đạo chủchốt phường, xã “tốt” sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tổ chức hoạt động cóhiệu quả Ngược lại cán bộ lãnh đạo chủ chốt “kém” sẽ kìm hãm hoạt độngcủa tổ chức đó Đồng thời làm ảnh hưởng chung đến cả hệ thống chính trị
Đối với phong trào quần chúng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtphường, xã vừa là người khởi xướng chủ trương, thúc đẩy phong trào vừa làngười chủ chốt tổ chức thực hiện phong trào đó ở địa phương Họ khôngnhững là người dẫn dắt, định hướng và duy trì các phong trào mà còn tổng kếtrút kinh nghiệm, nhân các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, xâydựng văn hóa và nhiều phong trào khác ở địa phương Thực tế cũng cho thấy,
ở những phường, xã có phong trào quần chúng mạnh là do có đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt có năng lực, có tâm huyết với phong trào
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của HTCT ở cơ sở, là một trong những nguồn
bổ sung vào đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh
Trang 29Thực tiễn chứng minh, có lúc, có nơi HTCT ở cơ sở mạnh hay yếu vàphong trào cách mạng của quần chúng có phát triển hay không đều gắn vớivai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở Về tổ chức bộ máy, họ là trụ cột,
là trung tâm đoàn kết nội bộ, là lực lượng huy tụ lực lượng tổ chức, sắp xếp,kiện toàn các tổ chức trong HTCT ở cơ sở
Mặc khác, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Sóc Trăng có vai tròquyết định đến năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nănglực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền và mọi hoạt động củađoàn thể quần chúng của cơ sở Quan tâm đến đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã xã ở tỉnh Sóc Trăng là nhằm nâng cao chất lượng, củng cố, tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng; điều hành, hoạt động của Nhà nước,đoàn thể quần chúng cấp xã và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ củanhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
Vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng có vai trò đặc biệtquan trọng về nhiều mặt, là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược,quyết định đến sự thành bại trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa - xãhội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là một trong những nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ các cấp của tỉnh Trong thực tế, một số cán bộ chưa được rèn
luyện từ thực tiễn ở cơ sở, nên khi được phân công đảm nhận các vị trí lãnhđạo ở cấp cao hơn thường không thích ứng với nhiệm vụ và sẽ gặp nhiều khókhăn Ngược lại, cán bộ được thông qua công tác ở cơ sở, thì khi phát triểnđảm nhiệm với vị trí cao hơn, thì sẽ vững vàng, có bản lĩnh trong quyết đoán,
xử lý công việc, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới, đúng như V.I Lêninkhẳng định: “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã được thử tháchqua thực tiễn” [75, tr.178] Thực tiễn nước ta, khi đề cập đến vấn đề này, Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ công chức cơ sở không những là cái
Trang 30khâu liên hệ mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới Nếuđội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằngkhông Đảng sẽ khô héo.
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng
* Quan niệm chung về chất lượng
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, ““chất lượng” biểu thị những thuộc
tính của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt
nó với các sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chấtlượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về sự vật của nó vàkhông thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thốngnhất của chất lượng và số lượng” [38, tr.419]
Từ điển tiếng Việt ““chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị mộtcon người, một sự vật, một sự việc Đánh giá chất lượng sản phẩm Nâng caochất lượng giảng dạy” [40, tr.144]
* Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là tổng hợp các yếu tố, các giá trị về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách, phương pháp, tác phong, kinh nghiệm công tác được thể hiện ở mức độ và kết quả hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đa số là những người nằm trong cơ cấucủa Ban Chấp hành Đảng ủy xã Nhiệm vụ, trách nhiệm của họ là thay mặtĐảng, Nhà nước lãnh đạo các bộ phận ban ngành, đoàn thể và quần chúngnhân dân ở cơ sở họ phụ trách Đồng thời, phải quán triệt các quan điểm, chỉthị, nghị quyết, quyết định của cấp trên cũng như quan điểm, đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể
ở xã Họ là những người có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến vấn
Trang 31đề phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế… đảm bảo ổn định chínhtrị xã hội, QP-AN ở địa phương và đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cácquyết định của mình
* Các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
tỉnh Sóc Trăng
- Một là, số lượng
Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cần đủ số lượng, tức là có đủ
số lượng cán bộ để phân công phụ trách hoạt động ở các xã, phường, thị trấncủa tỉnh Sóc Trăng
Tổng số cán bộ chủ chốt cấp xã nhiệm kỳ 2010-2015 là 1.181 đồng chí, sốlượng cán bộ này đã giảm 05 đồng chí, so với đầu nhiệm kỳ Trong đó có 106 đồngchí là cấp ủy cấp huyện, có 69 đồng chí giữ chức vụ Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND
xã, có 05 đồng chí giữ chức vụ Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã [Phụ lục 03] Với
số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện tại cũng đủ để bố trí vào các vịtrí lãnh đạo chủ chốt của cấp xã Trong thời gian qua Ban Thường vụ cácHuyện ủy của tỉnh Sóc Trăng đã tích cực chuẩn bị để bổ sung số lượng cán bộchủ chốt cần thiết cho các xã, trước hết là kiện toàn, bổ sung đủ số lượng đểđảm bảo đủ cán bộ bố trí vào các vị trí trọng yếu của xã
- Hai là, cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hợp lý, tức là có cơ cấu độ tuổi,giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ chuyên môn để phân công phụ trách phùhợp với từng địa phương và đối tượng lãnh đạo
+ Độ tuổi: Đội tuổi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng có
tuổi đời dưới 30 có 105 đồng chí, từ 31 đến 45 có 502 đồng chí, từ 46 đến 60
có 563 đồng chí, trên 60 có 11 đồng chí Như vậy, cơ cấu độ tuổi của đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã chưa thật đảm bảo theo tỷ lệ lý tưởng: cán bộ trẻ:8,89%, cán bộ tuổi trung bình: 42,5%, cán bộ tuổi cao: 47,67%, cán bộ ngoài
60 tuổi vẫn còn 0,93% chủ yếu giữ chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã
Trang 32[Phụ lục 03] Song cơ cấu hiện tại của đội ngũ cán bộ chủ chốt đang có xuhướng phát triển tích cực, nhất là sau Đại hội Đảng các cấp sắp tới.
+ Giới tính: So với nhiệm kỳ 2005-2010 số lượng cán bộ nữ trong đội
ngũ cán bộ chủ chốt tăng khá nhanh: từ 87 đồng chí lên 208 đồng chí Cơ cấugiới tính của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có chuyển biến tích cực, sốlượng cán bộ nữ chiếm trên 17,61% [Phụ lục 03] Cơ cấu này bước đầu đảmbảo sự lãnh đạo của cấp uỷ trên địa bàn, nơi có đông đảo nữ cán bộ, côngchức và nhân dân
+ Dân tộc: Sóc Trăng là tỉnh có đông bồng bào dân tộc hoa và Khmer
sinh sống nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long nên trong 1.181 cán bộ chủchốt cấp xã có 112 đồng chí, chiếm 9,48%, dân tộc Hoa có 33 đồng chí,chiếm 2,79%, dân tộc kinh có 1.036 đồng chí, chiếm 87,72% Người dântộc Khmer giữ vụ chủ chốt cấp xã còn rất ít, chỉ có 9,48% nên chưa pháthuy tốt vai trò của đồng bào Khmer trong phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn tỉnh [Phụ lục 03]
+ Tôn giáo: Trải qua hàng thế kỷ tồn tại và phát triển, đặc biệt là qua 2
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nên các tôngiáo ngoài phật giáo các tôn giáo khác cũng du nhập vào cộng động các dântộc tỉnh Sóc Trăng Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có rất ít người
là tín đồ các tôn giáo, chỉ có 26 người thiên chúa, chiếm 2,2%, còn lại các tôngiáo khác chiếm 12,6% [Phụ lục 03]
- Ba là, chất lượng
+ Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người cótri thức và văn hoá chính trị, có khả năng lãnh đạo nhân dân thực hiện cácphong trào hành động cách mạng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh ở địa phương, đấu tranh giành bảo vệ độc lập dân tộc và xâydựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh Lênin đã chỉ ra rằng: Đảng củagiai cấp công nhân là trí tuệ, lương tâm và thời đại Hồ Chí Minh cũng khẳng
Trang 33định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” vì vậy, người cán bộ của Đảng phảibiết làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng tri thức nhân loại đã tạo ra.
So với nhiệm kỳ 2005 - 2010 trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã tăng lên một bước khá lớn: cán bộ có trình độ trung học cơ sở từ
50 đồng chí giảm xuống còn 32 đồng chí; cán bộ có trình độ tốt nghiệp cấp 3tăng từ 1.040 đồng chí lên 1.135 đồng chí [Phụ lục 04]
Đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càngcao Cán bộ có trình độ trung cấp chuyên môn giảm từ 466 xuống 390 đồngchí; cán bộ có trình độ đại học chuyên môn tăng từ 222 lên 410; cán bộ cótrình độ thạc sỹ tăng từ 1 lên 3 đồng chí
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 785; Cao cấp: 212; Cử nhân: 40.[Phụ lục 04]
Ngoại ngữ: chứng chỉ A,B có 537 đồng chí, chiếm 45,47%; về tinhọc: chứng chỉ A,B có 640 đồng chí, chiếm 54,19% [Phụ lục 04]
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tậntụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, cần kiệm liêmchính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống thamnhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, gắn bó mật thiếtvới nhân dân và được nhân dân tín nhiệm Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cóphẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan
Trang 34trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết củaĐảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiệnsai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có quyếttâm đưa địa phương cơ sở nơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt,thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh Biểu hiện thông qua thái độ phục vụnhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối vớiđời sống của đồng bào nhân dân tại địa phương Phải là người luôn trăn trởtrước những khó khăn ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức độngviên, cổ vũ nhân dân thực hiện nhiệm vụ, chính trị của địa phương, cơ quan,đơn vị Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nó làcái “gốc” của người cán bộ Đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ đạo đức cáchmạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụĐảng Nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt côngviệc được giao và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng tạo nênnguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có tinh thần đạo đức cách mạng, luônluôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chícông vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thầnđấu tranh chống tham nhũng quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, sâusát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho dân, tácphong làm việc khoa học, dân chủ, không chạy theo vụ lợi, nói đi đôi với làm,làm nhiều hơn nói Suy nghĩ và hành động vừa phải phù hợp với đạo đứctruyền thống, vừa phải gắn bó chặt chẽ với quan niệm của thời đại mới, vớiyêu cầu nhiệm vụ
+ Trình độ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 35Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gồm trình độ họcvấn về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, sự hiểu biết
về khoa học lãnh đạo quản lý, về kinh tế thị trường về một số khoa học xã hộinhân văn, tin học, ngoại ngữ
Năng lực và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãđược tạo nên qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đào tạo, bồidưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước để cán bộ có trình độ học vấn, trình độchuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, trình độ lãnh đạo, quản
lý Đây là yếu tố tạo nên năng lực của cán bộ Song năng lực và chuyên mônnghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn được tạo nên bởi sự nỗ lựcrèn luyện phấn đấu, lăn lộn trọng thực tiễn của cán bộ Năng lực là yếu tố đặcbiệt quan trọng, có quan hệ mật thiết với trình độ học vấn, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của cán bộ Để làm tốt công việc, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã phải được đào tạo, bồi dưỡng tri thức chuyên môn và kinh nghiệm lãnhđạo quản lý Để có trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã phải giỏi xuất sắc mọi lĩnh vực, song cụ thể từng người việcbiết và giỏi ở một vài lĩnh vực là điều cần thiết Với sự đa dạng phong phúcủa thực tiễn đòi hỏi các địa phương phải năng động sáng tạo trong cụ thể hoánghị quyết cấp trên, đề ra nghị quyết cấp mình và tổ chức thực hiện thắng lợicác nghị quyết đó, nên tốt nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có trình
độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên
Từ những phân tích như trên có thể hiểu trình độ, năng lực, chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở là tổng hợp khả năng lãnhđạo, quản lý điều hành hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở với chất lượng
và hiệu quả cao
+ Phong cách, phương pháp, tác phong công tác
Phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt là thuộctính, đặc trưng rất cần thiết của cán bộ Có phong cách lãnh đạo, quản lý khoa
Trang 36học họ sẽ quy tụ được cán bộ, công chức, giải quyết công việc đạt kết quảcao, không quá sa đà vào sự vụ Phong cách của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã được thể hiện ở làm việc có chương trình, kế hoạch, sâu sát thực tiễn, gầngũi cán bộ, công chức và nhân dân, làm việc với tinh thần trách nhiệm, luônkiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
Phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp giữvai trò quan trọng trong tất cả các khâu hoạt động và thực thi của cán bộ.Phong cách ấy được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức vàđiều kiện hoạt động của người cán bộ, phương pháp, cách thức làm việc là bộphận cấu thành phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ Tronggiai đoạn hiện nay, muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tự giác, nănglực sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân Vì thế, việc xây dựng phongcách, tác phong làm việc dân chủ, tập thể của cán bộ đang là vấn đề hết sứcquan trọng của thực tiễn cách mạng nước ta Kinh nghiệm của những năm đổimới cho thấy, ở đâu cán bộ biết khơi dậy và thực hiện tốt phong cách làm việcdân chủ, tập thể thì ở đấy quần chúng ủng hộ, tháo gỡ được khó khăn, vướngmắc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra, thúc đẩy công cuộc đổi mới pháttriển Ngược lại, nơi nào cán bộ làm việc mất dân chủ, cửa quyền, độc đoánthì ở đó mất đoàn kết, các quyết định không sát thực tế, các nhiệm vụ đặt rakhông được thực hiện; đồng thời nơi đó trở thành miếng đất màu mỡ chonhững kẻ cơ hội, lợi dụng thực hiện những mưu đồ cá nhân Đây cũng là nguy
cơ dẫn đến mất lòng tin và mất dân chủ trong Đảng và Chính quyền, và hậuquả tất yếu dẫn đến Đảng, chính quyền mất quyền lãnh đạo Bởi vậy, tronggiai đoạn hiện nay, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể là yêu cầukhông thể thiếu với mỗi cán bộ lãnh đạo
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo ở địa phương, đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã còn phải là những người có tác phong gần gũi quần chúng, có
Trang 37phương pháp khoa học trong giao tiếp và làm việc với các đối tượng khácnhau, làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân cảm thấy tự tin hơn, phấn chấnhơn, do đó họ tin tưởng, tự giác và quyết tâm thực hiện những quyết định lãnhđạo của đảng bộ và sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
+ Kinh nghiệm công tác
Kinh nghiệm công tác là vấn đề cực kỳ quan trọng của phương pháplãnh đạo để bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển đường lối, nghị quyết đã đề ra.Muốn thực tiễn có kết quả tốt, yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt phải liên hệmật thiết với quần chúng, với thực tiễn, không mắc bệnh quan liêu, bàn giấy
và với thái độ khiêm tốn, cầu thị, học hỏi nhân dân, học hỏi quần chúng Thứnhất là để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm hay cho mọi nơi cùnglàm, thứ hai là để bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách
Kinh nghiệm công tác còn biểu hiện ở khả năng nắm bắt tình hình thựctiễn, xem xét chọn vấn đề cần tập trung giải quyết và biết đề xuất các giảipháp thực hiện đạt kết quả, khả năng xử lý các tình huống phức tạp nảy sinhtrong quá trình hoạt động Đó là năng lực tổ chức thực tiễn, khả năng tổng kếtcác hoạt động, chỉ ra các ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệmsát thực; khả năng cuốn hút, quy tụ, tập hợp cán bộ, đảng viên và nhân dânthực hiện nhiệm vụ
* Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
- Thứ nhất, nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đối với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Nhận thức trách nhiệm có vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã Đây là tiêu chí cơ bản quan trọng hàng đầu trong hoạt độngnâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đối vớichức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Hiệu quả nâng cao nhận thứctrách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đối với chức trách, nhiệm vụ,
Trang 38quyền hạn được giao của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phụ thuộc vào hoạtđộng giáo dục, rèn luyện của chủ thể và quá trình tiếp nhận, tự rèn luyện, tudưỡng của đối tượng – khách thể Do vậy lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy phải bámsát nhiệm vụ chính trị, quy định, quy chế và các giải pháp, đảm bảo nguyêntắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ chủchốt, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chínhtrị Mặt khác, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đào tạo, bồi dưỡng nângcao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, đổi mới về phongcách lãnh đạo, có ý thức trách nhiệm cần được các cấp ủy đảng coi trọngtrọng Ở tiêu chí này, các huyện uỷ và đảng uỷ các xã là chủ thể và bản thâncán bộ chủ chốt các xã là khách thể Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáodục đạo đức cách mạng cho khách thể là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, đòihỏi các huyện uỷ, đảng uỷ các xã và bản thân người cán bộ chủ chốt cấp xãphải có sự nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với chứctrách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với người cán bộ Nếu không có sựnhận thức đúng, không hiểu rõ vị trí, vai trò chức trách, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao của người cán bộ thì không thể quan tâm đúng mức, quan tâmthường xuyên và không thể lãnh đạo chặt chẽ, thậm chí buông lỏng hoạt độnggiáo dục, rèn luyện phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giaocho cán bộ chủ chốt các xã.
Thứ hai, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Đây là tiêu chuẩn, là điều kiện đối với mỗi người cán bộ Để trở thànhnhững nhà tổ chức, những người cán bộ có năng lực trước hết phải là người
có phẩm chất chính trị Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãđược biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng,kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường mà
Trang 39Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khókhăn thử thách Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễncuộc sống của nhân dân địa phương.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có phẩm chất chính trị tốt không chỉbằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnhchấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhànước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xãhội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước
Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn biểu hiệnthông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinhthần trách nhiệm đối với đời sống của đồng bào nhân dân tại địa phương Phải
là những người luôn trăn trở trước những khó khăn ở địa phương; phải cóquyết tâm đưa địa phương cơ sở nơi mình công tác ngày càng phát triển vềmọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh
Phẩm chất đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Đây làphẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ nó là cái “gốc” của người cán bộ.Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì mới có
đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng Nếu thiếuhoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao
và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọađến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ Chính vì vậy, Hồ ChíMinh rất coi trọng đạo đức cách mạng Người viết: “cũng như sông thì cónguồn, mới có nước, không có nguồn thì cạn, cây phải có gốc, không có gốcthì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [33, tr.252-253]
Trang 40Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần kiệm, liêmchính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, cótinh thần đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ mật thiết với quần chúng nhândân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho dân,tác phong làm việc khoa học, dân chủ, không chạy theo vụ lợi, nói đi đôi vớilàm, làm nhiều hơn nói, đó là những tiêu chí đánh giá đạo đức của đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải luôn có ý thức tổchức kỷ luật và tinh thần tập thể, khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội,
có nếp sống văn minh, nêu gương cho quần chúng Như vậy mới tạo đượclòng tin từ phía nhân dân, thuyết phục được nhân dân tin vào sự lãnh đạo củaĐảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng
Thứ ba, kiến thức, trình độ, năng lực, phong cách, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Kiến thức, trình độ văn hóa: không phải là yếu tố duy nhất quyết địnhhiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nhưng đây là yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ này Nó là nền tảngcho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sáchtrong thực tiễn Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ hạn chế về khả năng nhận thức
và năng lực tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở việc thựchiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của người cán bộ chủ chốt cấp xã
Do vậy cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định lậptrường quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã nói riêng Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng đượclập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổchức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Đặc