1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp xã ở HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

124 903 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở tổng kết xây dựng đội ngũ cán bộ trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta chỉ rõ, mức chính xác của đường lối chính sách, đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng công tác cán bộ. Vì vậy, công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Để xây dựng và thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, chiến lược và các nhiệm vụ chính trị do Đại hội Đảng đề ra, công tác cán bộ, đặc biệt là việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt càng cấp bách, đòi hỏi phải được đổi mới cả quan điểm, tổ chức, phương pháp, quy chế và chính sách. Theo quan điểm đó Đảng ta khẳng định, Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp, là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công, hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

Trang 2

CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

1.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt và những vấn đề cơ bản nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thanh

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ

2.1 Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

2.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp xã ở Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay 74

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở tổng kết xây dựng độingũ cán bộ trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta chỉ rõ, mức chính xác củađường lối chính sách, đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng công tác cán bộ Vìvậy, công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, lànguyên nhân của mọi nguyên nhân Để xây dựng và thực hiện thắng lợi Cươnglĩnh, chiến lược và các nhiệm vụ chính trị do Đại hội Đảng đề ra, công tác cán

bộ, đặc biệt là việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt càng cấpbách, đòi hỏi phải được đổi mới cả quan điểm, tổ chức, phương pháp, quy chế

và chính sách Theo quan điểm đó Đảng ta khẳng định, Đổi mới cán bộ lãnhđạo các cấp, là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩynhững cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng,cán bộ là cái gốc của mọi công việc Công việc thành công, hay thất bại đều docán bộ tốt hay kém

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta đãban hành nghị quyết về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã,phường, thị trấn Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ, côngchức và đề ra một loạt chủ trương, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, là một nội dung của công tác cán

bộ Vì vậy, phải quán triệt quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung công táccán bộ của Đảng vào xác định phương hướng, mục tiêu và cơ cấu, yêu cầu vềnâng cao chất lượng; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, những quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ qua từnggiai đoạn của cách mạng; quán triệt mục tiêu phương hướng xây dựng đội ngũcán bộ, đánh giá vị trí, vai trò, thực trạng, cơ cấu đội ngũ cán bộ hiện nay,

Trang 4

những ưu khuyết điểm và tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cơbản xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới

*Vai trò, vị trí cán bộ xã: Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng

trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân

cấp quản lý nhưng thấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất Do vậy,

xây dựng đội ngũ cán bộ xã là nhiệm vụ rất quan trọng Có thể đánh giá vị trí,vai trò của cán bộ cấp xã trên một số khía cạnh sau:

Đội ngũ cán bộ xã là người giữ vai trò quyết định trong việc hiện thựchoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sốngkinh tế - xã hội ở cơ sở Đội ngũ cán bộ xã là người giữ vai trò quyết định trongviệc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp uỷ cấp trên, cấp uỷcùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên,cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền xã Cán bộ xã là cầu nốiquan trọng nhất giữa Đảng, nhà nước với nhân dân Đội ngũ cán bộ xã giữ vaitrò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quầnchúng ở cơ sở

*Vai trò, vị trí công tác cán bộ xã: Công tác cán bộ là một bộ phận trong

công tác xây dựng Đảng, là công tác Đảng liên quan chặt chẽ với việc xác địnhđường lối, chủ trương, chính sách và nhiệm vụ chính trị, với việc sắp xếp tổchức, bộ máy, cơ chế và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong cả hệthống chính trị Hiểu một cách tổng quát xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã toàn

bộ hoạt động của chủ thể có đủ thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý, nhằm làmnên, tạo ra một đội ngũ cán bộ xã đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có lậptrường chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương,

cơ sở Đồng thời còn bao hàm cả việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xãhiện có, để đội ngũ này thích ứng với cơ chế mới, yêu cầu mới của nhiệm vụchính trị đang đặt ra Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã baogồm: các Huyện uỷ, Thị uỷ, trong đó trước hết là Ban Thường vụ Huyện uỷ,

Trang 5

Thị uỷ và những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cấphuyện; tổ chức cơ sở đảng xã, mà trực tiếp là Ban Thường vụ đảng uỷ xã,phường, thị trấn, và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị xã.Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã nhằm tìm ra những con người thật sự cóbản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực đủ sức gánh vác nhữngtrọng trách của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới Công tác đó baogồm: việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán

bộ của Đảng; xác định tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ và đội ngũ cán bộ, những tiêuchí nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâu trong côngtác cán bộ: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển, bố trí, sử dụng, bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chính sách cán bộ

* Về chất lượng đội ngũ cán bộ: Tiêu chí đánh giá, chất lượng đôi ngũ

cán bộ được đánh giá qua 3 tiêu chí: Số lượng cán bộ; chất lượng cán bộ và cơcấu đội ngũ cán bộ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã trong giai đoạn

hiện nay cần: Đảm bảo đủ số lượng, xây dựng và đảm bảo thực hiện cơ cấu hợp

lý (về tuổi; về giới; về chuyên môn nghiệp vụ; về dân tộc; về khu vực địalý…), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đượcgiao; mỗi cán bộ đều có đủ tiêu chuẩn về năng lực; đạo đức; lấy kết quả hoànthành nhiệm vụ của cán bộ làm thước đo chủ yếu để đánh giá

*Về nội dung công tác cán bộ ở xã: Nội dung công tác cán bộ ở xã bao gồm: Công tác đánh giá cán bộ, việc đánh giá, nhận xét cán bộ giữ vai trò

quan trọng, có tác dụng phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyếtđiểm, hạn chế, thiếu sót của mỗi cán bộ để bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, gópphần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Tuy nhiên đánh giá cán bộ làcông việc rất khó, đòi hỏi phải công tâm khách quan Phải căn cứ vào tiêuchuẩn cán bộ và việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đánh giá, trọng dụngnhững người có đức, có tài

Trang 6

*Trình độ học vấn phổ thông của cán bộ chủ chốt xã: Về trình độ chuyên

môn: Thực tế cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn thấp Mặtkhác, số được đào tạo qua các chuyên nghành chưa đáp ứng với yêu cầu thựctiễn ở cơ sở, không theo đúng với quy hoạch, còn chắp vá.Về trình lý luậnchính trị, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ xã vẫn còn thấp, số chưaqua đào tạo còn cao Đối với cán bộ chủ chốt mà số chưa qua đào tạo cao nhưvậy là điều rất đáng lưu ý bởi họ phải là những người có lập trường chính trịvững vàng, có khả năng lĩnh hội chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng,pháp luật của Nhà nước Đội ngũ cán bộ này tham gia công tác chủ yếu là ởlòng nhiệt tình cách mạng, một lòng một dạ đi theo Đảng chứ chưa hoàn toàndựa vào niềm tin có cơ sở khoa học vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của

Đảng Việc bố trí, sử dụng: cán bộ sau đào tạo còn bất cập, chưa phù hợp

giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách Công tác quy hoạch, đào tạo

và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thiếu sự đồng bộ Với thực trạng đó, đa số họlàm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, lối mòn, chất lượng và hiệu quả công tác

không cao Về đánh giá cán bộ cán bộ xã, như nhận định của Trung ương

những năm gần đây thì không chỉ đối với cán bộ xã mà cán bộ các cấp nóichung vẫn là khâu yếu Khâu yếu là nhiều nơi còn hình thức, thể hiện ở kết quảđánh giá cán bộ nhiều cơ sở không tương xứng với thực chất hiệu quả thựchiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cơ sở Hiện nay, đời sống kinh tế ở cơ sởtuy có nâng lên nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng lại có nguy cơtái nghèo Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào là như vậy nhưng tráchnhiệm thì thuộc về tập thể, chứ không phải là riêng của một cán bộ nào cả.Thực trạng trên cho thấy việc đánh giá cán bộ còn hình thức, đây cũng chính

là nguyên nhân cho các khâu tiếp theo của việc xây dựng đội ngũ cán bộ

xã Về công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ xã: Hạn chế trong công tác này làmột số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác qui hoạch cán

bộ nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng Trong qui hoạch còn dàn trải, tính

Trang 7

khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấu của qui hoạch còn nhiều mặt hạn chế;

về trình độ trong qui hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ,cán bộ người dân tộc thiểu số có nơi còn thấp

Công tác tạo nguồn qui hoạch cán bộ xã: Công tác đào tạo cán bộ chưa

được quan tâm đúng mức Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chưagắn chặt với qui hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghềthế mạnh của địa phương nhất là chưa xây dựng được chiến lược đào tạo cán

bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hoá cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưachú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn Đội ngũ cán bộ xã chưa qua đào

tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều Công tác luân chuyển:

còn chậm so với mục tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở Đồng thời, các cấp

ủy đảng chưa chú ý đúng mức đến việc luân chuyển và thực hiện chính sách sáthợp với đối tượng này

*Các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai: Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ

tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3Quốc hội khóa XII ngày 29 tháng 5 năm 2008 Theo đó, huyện Thanh Oai làhuyện ngoại thành của thành phố Hà Nội Phía Bắc và phía Tây Bắc HuyệnThanh Oai giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắchuyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy

là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Namgiáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắcgiáp huyện Thanh Trì Diện tích tự nhiên của huyện là 129,6 km² Dân số là175.800 người, theo thống kê năm 2009 Huyện Thanh Oai có huyện lỵ là thịtrấn Kim Bài và các xã: Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng,Bình Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh Thùy, Thanh Văn, Đỗ Động, KimThư, Kim An, Phương Trung, Dân Hòa, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương,Cao Dương, Xuân Dương Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghềnhư nón lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên,

Trang 8

làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo, nghề cơkhí ở làng Rùa xã Thanh Thùy Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở

ra thu hút nhiều lao động địa phương Hiên nay thành phố Hà Nội đang triểnkhai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía Namvới các khu độ thị như (Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B), dự án đườngvành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên, Bình Đà

Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rấtnhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất làng làm nón

lá ở Phương Trung (Làng Chuông), điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ(Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Cao Viên, Thanh Cao và Bình Đà.Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan Làng Chuông đã được côngnhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ Những đình chùa nổitiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật vàThiên chúa giáo Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính Trung tâm củaThiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa và nhà thờ

Từ Châu tại xã Liên Châu

Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùaHương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài Quốc lộ 6 qua phía Tây Bắchuyện, dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ

71 Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua, đểtới ga Văn Điển Các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai được thành lập theoHiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

*Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện Thanh Oai: Trong những năm

qua Huyện ủy Thanh Oai đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng,chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy Hà Nội vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã phù hợp với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của địa phương Nhờ đóchất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã từng bước được nâng lên,góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và

Trang 9

hiệu quả công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có số lượng, cơcấu ngày càng hợp lý, chất lượng được nâng cao Mặc dù phải đối mặt vớinhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế - xã hội nhưng cán bộ chủ chốt cấp

xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức quán triệt vàthực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng Cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nhận rõ trách nhiệm, vị trí vai trò củamình, nỗ lực vươn lên thể hiện rõ nét ở kết quả thực hiện các chức trách, nhiệm

vụ của mình Qua đánh giá cán bộ từ năm 2010 đến - 2015, tỷ lệ cán bộ chủchốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, có năng lực công tác ở mứcthành thạo ngày càng tăng, chất lượng công tác được đảm bảo, thực hiện tốt cácnhiệm vụ được giao Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về mức độ hoàn thànhchức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội cho thấy, có 65 % ý kiến được hỏi đánh giá tốt, 20% ý kiếnđánh giá khá, 10 % ý kiến đánh giá trung bình, chỉ có 05 % ý kiến đánh giá kếtquả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ ở mức yếu

Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên năm 2015 có 100% cán bộ chủchốt đều đạt tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó

có 59% cán bộ chủ chốt cấp xã là đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ [phụ lục 4]

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

có phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch lành mạnh, trung thực,chân thành, khiêm tốn giản dị, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,tận tụy với công việc, có tinh thần khắc phục khó khăn, có tinh thần cầu thị, ýchí phấn đấu vươn lên Trong công tác giải quyết đúng đắn mối quan hệ với tổchức và nhân dân địa phương Phần đông có tác phong công tác sâu sát, tỉ mỷ,lời nói đi đôi với việc làm, phát huy được tính tiền phong gương mẫu trongcông việc và cuộc sống đời thường Hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay nhận thức tốt vai trò của việc rèn

Trang 10

luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức với quá trình công tác và sự tiến bộ trưởngthành của mình, có thái độ kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái,tiêu cực, lạc hậu Gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, không có trườnghợp vi phạm kỷ luật phải xử lý, toàn tâm toàn ý, luôn xứng là lực lượng nòngcốt ở địa phương Kết quả trung cầu ý kiến cho thấy, có 65% ý kiến đánh giáđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội có phẩmchất chính trị, đạo đức tốt, 20% ý kiến đánh giá khá và 15 % ý kiến đánh giátrung bình Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vẫn cònnhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sởvững mạnh, xây dựng nông thôn mới Biểu hiện rõ nhất là sự thiếu hụt về phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ tư duy lý luận, năng lực công tác, sựhẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn cóđiểm bất hợp lý.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự hạn chế, bất cập cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán

bộ, một số cấp ủy, tổ chức đảng, chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, nội dung

và biện pháp, còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức thựchiện Vì thế, đã dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm trong bố trí, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, quy hoạch cũng như thực hiện chế độ, chính sách đối với cán

bộ Ở một số cấp uỷ, việc đánh giá cán bộ còn có biểu hiện hình thức, khôngthực chất, chưa chấp hành nghiêm quy trình Chưa kiên quyết bãi miễn và đưa

ra khỏi cương vị chủ chốt những cán bộ kém phẩm chất, năng lực, không đảmđương được nhiệm vụ Chưa mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ có đủ tiêuchuẩn và có triển vọng vào các cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt Vẫn còn tưtưởng phong kiến, cục bộ địa phương, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ Tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách có hiệu quả Trình độ,năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn nhiều hạn chế

Trang 11

Hiện nay, trước yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnhtoàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, đòi hỏi ở cấp xã đội ngũcán bộ chủ chốt với một số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạođức, trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực tiễn và phong cách tốt.Vì vậy,nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay làvấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ chủ chốt cấp xã, tác giả

lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ

khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua đã có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Dưới đây là một số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn:

Nguyễn Phú Trọng (2001): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, ST, Hà Nội, 2001 Trong các công trình này tác giả đã phân

tích sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Trước yêu cầu của sựnghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công trình đã xácđịnh hệ thống quan điểm và chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước

Đề tài khoa học cấp nhà nước KX04.09: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2002-2004) của Bộ Nội vụ Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và

Trang 12

thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Các công trình đã đánh giá thựctrạng công tác cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Xác định rõ vai trò của công tác xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức; khẳng định những yêu cầu khách quan củaxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền Nhà nước Làm rõ nhữngtác động ảnh hưởng, qua đó khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc, xácđịnh rõ yêu cầu, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng độingũ cán bộ, công chức của hệ thống chính quyền Nhà nước

Vũ Văn Hiền (chủ biên): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2007).

Căn cứ vào quan điểm, đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, tác giả đãđưa ra các giải pháp cơ bản trong tuyển chọn, quy hoạch đào tạo, sắp xếp, quản

lý sử dụng đội ngũ cán bộ để hình thành cơ cấu cán bộ hợp lý, nhằm đáp ứngyêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Thùy Anh: Nét mới trong tạo nguồn bí thư, chủ tịch xã, phường ở Đồng Nai, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 9 năm 2009 Bùi Văn Tiếng: Tạo nguồn lãnh đạo xã, phường ở Đà Nẵng, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 4 năm 2010 Đoàn Minh Huấn: Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay Đề tài cấp Bộ, 2005

Trần Hoàng Khải: Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2010

Hoàng Chí Bảo: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005

Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nhà nước: Hệ thống chính trị cơ sở Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.

Trang 13

-Nguyễn Thế Vịnh: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết trung ương 5 khóa IX, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2007.

Lê Thị Lý: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003

Nguyễn Mậu Dựng: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sỹ khoa học chính trị,

chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội, 2000.Tổng Cục chính trị: “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2000

Trần Danh Bích: “Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, Luận án Phó tiến sĩ khoa

học quân sự, Hà Nội, 1996

Dương Quang Bích: “Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay”, Luận

văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng ĐCSVN, Hà Nội, 2000

Võ Bá Dương: “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường sĩ quan Chỉ huy

kỹ thuật thông tin”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây

dựng ĐCSVN, Hà Nội, 2003

Nguyễn Minh Khôi: “Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý GD - ĐT ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học

chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2005

Dương Văn Hải: “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học quân sự ở Học viện Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính

trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2006

Nguyễn Văn Tháp: “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân

Trang 14

văn ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”

Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộngsản Việt Nam, Hà Nội 2007

Lê Văn Quang, “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở trường sĩ quan Lục quân 1 trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên

Nông nghiệp Hà Nội, 2013

Trần Lưu Hải (2014), Một số vấn đề về công tác cán bộ trong hoạt động cầm quyền của Đảng ta hiện nay Hội đồng lý luận Trung ương, Thông tin lý luận, Hà Nội, 2014

Đỗ Quốc Bình “ Nâng Cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015- 2020 ”.Đại

học Thái Nguyên (Đại học Kinh tế và quản trị kinh nguyên), 2015

Những công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo có giátrị lý luận và thực tiễn để tác giả nghiên cứu, chọn lọc, kế thừa trong việc luậngiải nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn

Từ thực tiễn đổi mới công tác cán bộ trong 30 năm đất nước đổi mới, tácgiả đã khái quát rõ quan điểm của Đảng về công tác cán bộ:

Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu

then chốt trong công tác xây dựng Đảng Phải thường xuyên chăm lo xây dựng

Trang 15

đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Hai là, công tác cán bộ phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế- xã

hội và bảo vệ Tổ quốc

Ba là, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức

mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết vớinhân dân, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài

Bốn là, Gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức, đổi mới cơ

chế, chính sách với học tập là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của

nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ Phải dựa vào nhân dân

để phát hiện, kiểm tra, giám sát cán bộ

Sáu là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán

bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiêm của các

tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị

Tác giả đã khái quát những thành tựu ưu điểm, hạn chế của công tác bộtrên các phương diện xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá cán bộ, quy hoạchcán bộ, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chỉ ra một số vấn đề vàgiải pháp thực hiện bao gồm: Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, Tiếptục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ cả trướcmắt và lâu dài, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Tạo sựchuyển biến sâu sắc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giảm biên chế hành chính Cải cách

hệ thống chính sách về cán bộ Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụngcán bộ Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ của cấp ủy các cấp

Những đề tài trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội

Trang 16

ngũ cán bộ Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, các đềtài đều khảng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ Các côngtrình đã đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng độingũ cán bộ, khẳng định những yêu cầu khách quan của việc xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới Tuy mỗi đề tài có đối tượng,khách thể, phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng đều thống nhất cho rằng, cán

bộ phải là những người mẫu mực về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng,giỏi về chuyên môn

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cơ bản,

hệ thống về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyệnThanh Oai, thành phố Hà Nội, với tính chất là một công trình khoa học độc lập

Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học, luận văn,luận án đã công bố trong những năm trước đây Tác giả luận văn trân trọng kếthừa kết quả nghiên cứu các công trình có liên quan, để luận giải làm rõ những

vấn đề cơ bản về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay ”, dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng

và Chính quyền Nhà nước

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý

luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất

lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện ThanhOai, thành phố Hà Nội hiện nay

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinhnghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện ThanhOai, thành phố Hà Nội hiện nay

Trang 17

- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế

chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội,Phạm vi khảo sát ở tất cả các đảng bộ xã huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội,

tư liệu, tài liệu điều tra, khảo sát chủ yếu từ năm 2011 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, nghị quyết của ĐảngCộng sản

Việt Nam về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ

* Cơ sở thực tiễn: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay, đề tài có tham khảo một sốcông trình, bài viết liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, các báocáo tổng kết về công tác xây dựng đảng thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội từnăm 2011 đến 2016, các số liệu điều tra, khảo sát thực tế ở các xã huyện ThanhOai

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác – Lê nin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành và liên ngành, chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp,lôgíc-lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Trang 18

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để

Thường vụ Huyện ủy Thanh Oai, các đảng bộ xã nghiên cứu, vận dụng gópphần nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã Đồng thời, có thể sử dụnglàm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở trường chính trị thànhphố Hà Nội, trung tâm bồi dưỡng chính trị, huyện

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và phục lục

Trang 19

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN

THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai

1.1.1 Các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai

*Quan niệm cán bộ chủ chốt cấp xã

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Cán bộ là những người đem chủ trương,chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chínhphủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[18 tr.300] Luật cán bộ, công chứcđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp

thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa cán bộ: Cán bộ là

công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ

ngân sách Nhà nước

Cán bộ xã ,là công dân Việt Nam, được bố trí các chức vụ: Bí thư, Phó

Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủtịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch HộiNông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Từ điển tiếng Việt, khái niệm chủ chốt được hiểu là giữ vai trò quan

Trang 20

trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt chi phối đối với toàn bộ hoạt động của tổ

chức, phong trào Cán bộ chủ chốt của phong trào [168] Theo các văn bản

hiện hành của Đảng, Nhà nước, cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu, cấpphó của người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy tổ chức của Đảng, chínhquyền, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xãhội trong hệ thống chính trị

Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ có các nghĩa vụ và quyền lợi:Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia Tôn trọng nhândân, tận tụy phục vụ nhân dân Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến

và chịu sự giám sát của nhân dân Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Thực hiện đúng, đầy đủ

và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Có ýthức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổchức, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm phápluật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước Chủ động và phốihợp chặt chẽ trong thi hành công vụ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiếtkiệm tài sản Nhà nước được giao Chấp hành quyết định của cấp trên

Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ là người đứng đầu bộ máyĐảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, còn phải thực hiện các nghĩavụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việcthi hành công vụ của cán bộ, công chức Tổ chức thực hiện các biện phápphòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàchịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơquan, tổ chức, đơn vị Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ

cơ sở, xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý cóhành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền,

Trang 21

gây phiền hà cho công dân Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩmquyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vàkiến nghị của cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cán bộ được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ Được giao quyền

tương xứng với nhiệm vụ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làmviệc khác theo quy định của pháp luật Được cung cấp thông tin liên quan đếnnhiệm vụ, quyền hạn được giao Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

Cán bộ được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Đất nước,được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật Đượchưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theoquy định của pháp luật Cán bộ được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoahọc, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng chính sách ưu đãi, chế

độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nếu bị thươnghoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chínhsách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyềnkhác theo quy định của pháp luật

Cán bộ thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn quy định của Luật cán bộ, công chức các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức màmình là thành viên Cán bộ khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảohiểm Cán bộ phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạtđộng công vụ Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp,ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ phải lắng nghe ýkiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá,thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ, cán bộ phải mangphù hiệu, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức,đơn vị và đồng nghiệp Cán bộ phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ

Trang 22

lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn Cán bộ không được hách dịch, cửa quyền, gâykhó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Những việc cán bộ không được làm: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thácnhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đìnhcông Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật Lợi dụng,lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụlợi Phân biệt đối xử dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáodưới mọi hình thức Cán bộ không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mậtnhà nước dưới mọi hình thức Cán bộ làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến

bí mật Nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết địnhnghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề

mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cánhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài Chính phủ quy định cụ thểdanh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ không được làm vàchính sách đối với những người phải áp dụng quy định này Ngoài những việckhông được làm trên đây, cán bộ còn không được làm những việc liên quanđến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chốngtham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theoquy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền

*Quan niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai là những người được bầu cử,phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, PhóChủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủtịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch HộiCựu chiến binh ở cấp xã Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ xã (theo Quyết định

04/2004/QĐ-BNV) được thể hiện:

Trang 23

Thứ nhất: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy,Thường trực đảng uỷ xã.

*Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi

chưa thành lập Đảng bộ) xã, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạotoàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã

*Nhiệm vụ của Bí thư: Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắmvững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc

và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn;

chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ

*Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ: Giúp Bí thư đảng bộ

chuẩnbị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, BanThường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ Tổ chức việc thông tin tình hình

và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấphành và tổ chức đảng trực thuộc Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết,chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ

Thứ hai: Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

*Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Trang 24

*Nhiệm vụ: Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họpcủa tổ chức

mình; cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thườngtrực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫnhoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp,bản, tổ dân phố; phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động,hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dântham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng,hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã vàcác phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổchức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra

Thứ ba: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

* Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, chịu

trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hộiđồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trên địa bàn xã

*Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Triệu tập, chủ toạ các kỳ

họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị

kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết củaHội đồng nhân dân Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân; tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết cáckiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân; giữ mối quan hệ với đại biểu Hộiđồng nhân dân, phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùngcấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân

và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trongviệc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp

Trang 25

*Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Căn cứ vào nhiệm vụ

của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thựchiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công cụ thể và thaymặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồngnhân dân vắng mặt

Thứ tư: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

*Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã,

chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân

và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã

*Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhândân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, gồm: Tổ chức chỉđạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dântrong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghịquyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân xã

*Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế

- tài chính, khối văn hoá - xã hội ) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ bannhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủynhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải

có lực lượng bao gồm những con người có nghề nghiệp, hoặc thực hiện mộtchức năng nhất định nào đó trong một tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực hoạt độngnhất định Từ những nghiên cứu trên có thể quan niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt

Trang 26

cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội: Tập thể những cán bộ giữ vai trò chủ trì, nòng cốt trong các tổ chức của hệ thống chính trị xã.

1.1.2 Những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Để tạo thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thànhphố Hà Nội trước hết phải có một số lượng cán bộ nhất định.Việc xác định sốlượng cán bộ cần thiết không phải tuỳ tiện mà phải xuất phát từ chức năng,nhiệm vụ của các tổ chức và các quy định của cấp trên về tổ chức biên chế độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Cơ cấu, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội bao gồm cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn Nếutrong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội màkhông bảo đảm sự kế thừa chuyển tiếp giữa các thế hệ thì sẽ dẫn đến sự hẫnghụt Bởi lẽ, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội luôn có sự biến đổi Do đó cầnphải bảo đảm cơ cấu về độ tuổi và thâm niên công tác , sự phát triển liên tục,vững chắc của đội ngũ

Phẩm chất nhân cách của từng người và cả đội ngũ, đó phẩm chất chính

trị của người cán bộ thể hiện ở bản lĩnh chính trị, lý tưởng chính trị, nghềnghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và phong cách công tác

Giữa các yếu tố tạo thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo điều kiện làm tiền

đề hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ Vì vậy phải đặcbiệt quan tâm xây dựng các yếu tố đó, không coi nhẹ bất cứ yếu tố nào, trong

đó đặc biệt coi trọng phẩm chất, năng lực, phong cách cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Trang 27

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là những người đem chủ trương,chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chínhphủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Từ tư tưởng của Người có thể kháiquát chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyệnThanh Oai Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai là người đượcgiao nhiệm vụ, quyền hạn đứng đầu, chủ trì, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhànước, đảng ủy, cán bộ cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động của tổchức trong hệ thống chính trị xã.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai trực tiếp đề xuất chủtrương, biện pháp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các mặt công táccủa cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên, cấp ủy cấp mình vềtoàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức mà mình phụ trách, xây dựng cơ quan,

tổ chức vững mạnh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

*Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội giữ vai trò nòng cốt trong việc nghiên cứu, quán triệt tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ở mỗi xã, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc,muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Sự nghiệp đổimới đất nước do Đảng lãnh đạo đòi hỏi phải phát huy sức mạnh và trí tuệ sángtạo của nhân dân, trong đó đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt Thực tiễncách mạng ở nước ta cho thấy, ở địa phương nào có đội ngũ cán bộ tốt, thì ở đóphong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, mối quan hệ giữa Đảng và

Trang 28

quần chúng được củng cố, tăng cường Vì thế, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng

ta khẳng định: Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất màĐảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng

Họ là lực lượng nòng cốt, là hạt nhân bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong hệthống chính trị, trong nhân dân Thông qua hoạt động của

đội ngũ cán bộ, vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng được củng cố, mối quan hệgiữ Đảng và quần chúng được củng cố, tăng cường Đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã giữ vai trò nòng cốt trong việc chỉ đạo cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đềxuất và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật Nhà nước Đội ngũ cán bộ xã là người trực tiếp đưađường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước vào nhân dân

và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương chính sách thành hiệnthực Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã dưới sự lãnh đạo của cấp

ủy và tuân theo Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, tham gia vào những quyết địnhquan trọng của tập thể, góp ý bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật Nhà nước về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Với ý nghĩa

ấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng nòng cốt trong thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, thực hiện đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Theo báo cáo và văn kiện Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ huyện ThanhOai nhiệm kỳ 2015 – 2020, kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá, tổng giá trịsản xuất bình quân giai đoạn 2010 – 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt9.714 tỷ đồng/ năm Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăngtrưởng tỷ trọng công nghiệp và phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả, bềnvững Năm 2015, cơ cấu kinh tế ước đạt: công nghiệp và xây dựng 53,03%(chỉtiêu 46%); thương mại và dịch vụ 29,6%(chỉ tiêu 35%); nông nghiệp, thủy sản17,35%(chỉ tiêu 19%) Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 26triệu đồng/người/năm(chỉ tiêu 25 triệu đồng/người/năm) Kết quả củng cố, kiện

Trang 29

toàn tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Tổ chức 35 lớp bồidưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, 05 lớp sơ cấp và 04 lớp trung cấp lýluận chính trị Kết nạp 1.340 đảng viên trong đó 90% trình độ THPT, 65%trình độ Cao đẳng, Đại học, tỷ lệ trẻ chiếm 65% và tỷ lệ nữ chiếm 70% Từnăm 2011- 2015 Huyện đã luân chuyển 28 cán bộ, là trưởng phó các phòng,ban về công tác tại xã 08 đồng chí, cán bộ xã luân chuyển nên huyện là 05đồng chí, 15 đồng chí giữa các phòng ban, MTTQ và các đoàn thể Chất lượngđảng viên được nâng lên, năm 2014, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm

vụ trở lên chiếm 86,5%.Giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm(2010-1015) đạt1.785 tỷ đồng/năm Tích cự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã thực hiện1.256 ha, cây ăn quả 324 ha, rau an toàn 150 ha, nuôi thủy sản và lúa, cá 720

ha, triển khai 1.215 ha lúa chất lượng cao Năm 2012-2013, tập trung chỉ đạoquyết liệt công tác dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch và xây dựng hệ thốnggiao thong thủy lợi nội đồng Toàn huyện đã dồn 5.165 ha đạt 101,7% kế hoạchđến nay mỗi hộ còn 1-2 thửa, vận động nhân dân hiến gần 80 ha để mở rộng hệthống giao thong thủy lợi nội đồng và đào đắp 2.602.363 m3 đạt 126% kếhoạch Công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm và khâu độtphá huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với những giải pháp quyết liệt, huyđộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào “Toàn dânchung sức xây dựng nông thôn mới ” Đến hết năm 2015 toàn huyện đã đạt 7/17 xã đạt xã chuẩn nông thôn mới

Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị, trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân trong xã.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc diện Huyện ủy Thanh Oai, thànhphố Hà Nội quản lý trực tiếp chỉ đạo xây dựng các tổ chức vững mạnh về mọi

Trang 30

mặt, đặc biệt là về chính trị Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng trựctiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, xâydựng cấp uỷ, chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyềnvận động nhân dân vừa thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước, đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn và hành động phá hoại củacác thế lực thù địch chống phá Đảng, chính quyền, phá vỡ khối đại đoàn kếtgiữa các dân tộc, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời,tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương, giải quyết các vấn đềphát sinh ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ Với ý nghĩa ấy đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã là nhân tố chủ yếu xây dựng bộ máy đảng, chính quyền vàđoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan vững mạnh

Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội là lực lượng chủ yếu cung cấp nguồn cán bộ cho cấp huyện.

Đội ngũ cán bộ thuộc diện Huyện ủy Thanh Oai, thành phố Hà Nội quản

lý là lực lượng nòng cốt góp phần quyết định việc củng cố, tăng cường mốiquan hệ của Đảng, Nhà nước với nhân dân ở địa phương, cơ sở Đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là người tiếp nhận vàtrực tiếp truyền đạt, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội bao hàm tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội ở địa phương, hội tụ đầy đủ mọi nội dung lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện ThanhOai thành phố Hà Nội hàng ngày họ phải đối mặt với những diễn biến phức tạpcủa cuộc sống, là nơi hàng ngày cảm nhận trực tiếp thái độ của các tầng lớpnhân dân đối với từng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước vàtâm trạng của nhân dân, nắm và xử lý những vấn đề nảy sinh Hoạt động củađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội thườngxuyên phải đối mặt với sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và các

Trang 31

phần tử xấu trong nước, địa phương cơ sở, cùng những vấn đề tôn giáo, tínngưỡng, dân chủ, nhân quyền đang bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ở

cơ sở Chính thông qua những hoạt động ấy mà đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trưởng thành về phẩm chất, năng lực,phong cách, là cơ sở để bổ sung nguồn cán bộ cho cấp trên

* Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Một là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

đa dạng về chức danh, cương vị công tác

Theo quyết định số 67- QĐ/TW ngày 7-7-2007 của Bộ Chính trị về phâncấp quản lý cán bộ Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội do ban Thường vụ Huyện ủy trựctiếp quản lý Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố HàNội là những người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội Có người công tác trong tổ chức đảng., ngườicông tác làm việc trong bộ máy chính quyền Người trong khối Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Con đường bổ nhiệm tuyển dụng cũngkhác nhau Cán bộ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là bổnhiệm, hoặc thông qua bầu cử, luân chuyển Sự đa dạng về loại hình, môitrường, điều kiện công tác, nhiệm vụ chính trị quy định nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phải hếtsức cụ thể Khi nâng cao chất lượng một mặt phải nắm vững quan điểm,nguyên tắc chung phải đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh, điều kiện, công việc của

tổ chức, lực lượng, coi đây là một căn cứ, cơ sở để xác định quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đánh giá phẩm chất, năng lực phong cách của cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội đa dạng về nguồn vào và trình độ, học vấn

Trang 32

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nộiđều đã được đào tạo tại các trường của cao đẳng, đại học, trung cấp chuyênnghiệp Nhà nước và của Đảng Sự đa dạng phức tạp của nguồn vào và trình độhọc vấn dẫn đến sự khác biệt về trình độ nhận thức và năng lực công tác Cócán bộ chủ chốt cấp xã từ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ trưởng thành từ

cơ sở Một số cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc diện luân chuyển cán bộ Trình độhọc vấn không đồng đều cũng là một đặc điểm chi phối đến chất lượng đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Nhìn chungnhững người ở trình độ cử nhân, trung cấp, cao đẳng, chuyên môn kỹ thuật thìchưa được trang bị kiến thức về lý luận chính trị một cách cơ bản, có hệ thống.Những người trưởng thành từ cơ sở trình độ ngoại ngữ và tin học còn nhiềuhạn chế Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyệnThanh Oai, thành phố Hà Nội, các chủ thể phải nắm vững trình độ học vấn củamỗi người để xác định đúng những giải pháp khắc phục những thiếu hụt của họđáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội có

sự khác biệt nhất định về bản lĩnh chính trị, về kinh nghiệm và vốn sống, tuổiđời Số cán bộ đã qua các cương vị lãnh đạo, quản lý, được tu dưỡng, rèn luyệntrong thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội, nên ở họ có khả năng tự ý thứcđược về bản thân Tuy nhiên, ở đội ngũ này dễ nảy sinh tư tưởng công thần,chủ quan Nhìn nhận cấp dưới đôi khi mang theo lề thói gia trưởng, độc đoán,dựa vào kinh nghiệm cũ, thiếu phương pháp tiếp cận thế hệ Những cán bộ trẻchưa trải qua thử thách nhiều trong thực tiễn chính trị - xã hội Những đức tínhcủa người cán bộ như: tính kỷ luật, tính tự kiềm chế, khả năng làm chủ bảnthân, ý thức tự phê bình và phê bình, kỹ năng đánh giá hành vi, mặt mạnh, mặtyếu của bản thân còn nhiều mặt hạn chế Trong cách tư duy thiếu biện chứng,mềm dẻo Trong giao tiếp, quan hệ với con người, thiếu tế nhị hoặc theo cảmtính, che giấu khuyết điểm cho nhau

Trang 33

Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội đa dạng, phức tạp về cơ cấu, thành phần xuất thân

Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đều có lai lịch chính trị rõ ràng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với

Tổ quốc, với nhân dân, có kiến thức, năng lực toàn diện, chuyên môn nghiệp

vụ Tuyệt đại đa số yên tâm với nhiệm vụ được giao Trong nền kinh tế thịtrường thành phần xuất thân của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện ThanhOai, thành phố Hà Nội thường xuyên biến đổi Chính điều này quy định sựkhác biệt về nhận thức, nhu cầu, tình cảm, thị hiếu của họ Trong ý thức, hành

vi của họ luôn in đậm dấu ấn cả tích cực và tiêu cực của những phong tục, tậpquán của địa phương mà họ sinh sống Tuyệt đại đa số cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đều cư trú ở xã Điều này một mặt tạođiều kiện thuận lợi cho việc nhận xét, đánh giá, học tập lẫn nhau; mặt khác lạigây trở ngại cho công tác xây dựng cán bộ, do những thói quen tập tục lạc hậu.Trong ý thức, hành vi của một số cán bộ còn tàn dư của quan điểm cũ Đó là,

“một người làm quan” cả họ được nhờ, trong quan hệ ứng xử, nhận xét đánhgiá thường bị chi phối bởi quan hệ gia đình, dòng họ

* Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Chất lượng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống Ởmỗi lĩnh vực hoạt động có mục đích, đối tượng, tính chất, phương thức hoạtđộng khác nhau, do vậy có những quan niệm khác nhau về chất lượng Triếthọc Mác - Lênin cho rằng mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể đều có chất và lượng;

là sự thống nhất giữa chất và lượng; sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượngdẫn đến thay đổi về chất và ngược lại là cách thức của sự vận động,

phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Quan niệm của triếthọc Mác - Lênin về chất và lượng là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu sự

Trang 34

vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Từ điển Tiếng Việt cho rằng “Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một

sự vật, hiện tượng, con người” [43,tr.319] Nghiên cứu các quan niệm chấtlượng thấy rằng, cần phải quán triệt nguyên tắc về các mối liên hệ, giá trị củahoạt động và sử dụng phương pháp hệ thống cấu trúc Bởi lẽ, bất cứ một sự vật,hiện tượng nào trong thế giới khách quan và trong đời sống xã hội đều có mốiliên hệ nhất định; chúng gồm các bộ phận, các yếu tố hợp thành, giá trị củachúng đều phải thông qua các mối liên hệ mà bộc lộ Từ quan điểm và phương

pháp tiếp cận trên, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là tổng hoà cácyếu tố số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, đạo đức, nănglực, phong cách làm việc, được biểu hiện ở kết quả thực hiệnchức trách, nhiệm vụ của mỗi người và cả đội ngũ

* Các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội.

Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội: Để tạo thành đội ngũ cán bộ trước hết phải có một số lượng nhất định.

Đó là tổng số các cán bộ ở các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở Số lượngcán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội không chỉ bảođảm các tổ chức hoạt động hàng ngày mà còn có thể bảo đảm sự luân

chuyển, điều động khi cần thiết và tạo nguồn cho cấp trên

Cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố

Hà Nội: Để có một đội ngũ đồng bộ phải có một cơ cấu hợp lý, bao gồm cơ

cấu về độ tuổi, thâm niên, trình độ học vấn, giới, dân tộc, tôn giáo, lĩnh vựchoạt động… Nếu trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội mà không bảo đảm sự kế thừa chuyển tiếp giữa các thế hệ thì

sẽ dẫn đến sự hẫng hụt Bởi vì mỗi cán bộ đều có giới hạn nhất định về độ tuổi

Trang 35

theo quy chế công tác cán bộ Vả lại, do nhiều nguyên nhân khác nhau màtrong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nộiluôn có sự biến động Do đó, cần phải bảo đảm cơ cấu về độ tuổi và thâm niêncông tác để bảo đảm sự phát triển liên tục, vững chắc của đội ngũ cán bộ cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Phẩm chất, năng lực, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội: Phẩm chất chính trị thể hiện ở

thế giới quan khoa học, niềm tin và lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dântộc, phẩm chất chính đạo đức cách mạng, lòng mong muốn, thái độ tích cực đốivới hoạt động ở địa phương Năng lực của cán bộ thể hiện ở việc làm chủ kiếnthức và khả năng vận dụng các kiến thức vào tiến hành công tác Tuy nhiên,chất lượng của đội ngũ cán bộ không chỉ là sự cộng lại thuần tuý các phẩm chất

cá nhân của mỗi người mà là tổng hoà các phẩm chất ấy, được thể hiện ởnhững đặc trưng của một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, thống nhất, trên cơ sởnguyên tắc, chế độ, quy định

* Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội phải được xem xét một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụthể, phù hợp với chức trách nhiệm vụ của từng người Mỗi loại cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đều có tiêu chuẩn cụ thể về phẩmchất, năng lực Khi đánh giá chất lượng cán bộ cần phải đặt trong mối quan hệvới các yếu tố tạo thành chất lượng tổng hợp của đội ngũ cán bộ chủ chốt

Một là, đánh giá về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Đánh giá về số lượng là xem xét đội ngũ cán bộ đủ số lượng cho thực

Trang 36

hiện yêu cầu, nhiệm vụ, đồng thời có lượng dự trữ để sẵn sàng bổ sung thay thếkhi cán bộ đi học, luân chuyển, điều động thực hiện các nhiệm vụ khác Về cơ

cấu, phải tạo ra cơ cấu hợp lý về độ tuổi, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

thực tiễn, cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu xã hội - giai cấp, …của đội ngũ cán

bộ đáp ứng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

Hai là, đánh giá về phẩm chất, năng lực, phong cách của đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Phẩm chất chính trị được thể hiện ở lập trường chính trị vững vàng Tinhthần yêu nước và tự cường dân tộc, quyết tâm phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Kiên định và quyết tâm thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổquốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, có quyếttâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ, coi đó là vinh dự, trách nhiệm của mỗi người

Phẩm chất chính trị được đánh giá thông qua việc kiên quyết bảo vệđường lối của Đảng, biết phân tích đúng, sai trước các sự kiện, hiện tượng xảy

ra trong đời sống chính trị, xã hội, dám đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểmcủa Đảng, không mơ hồ trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, không bi quan daođộng trước khó khăn, thách thức, tích cực, tự giác tham gia mọi hoạt động xâydựng công tác ở địa phương Bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷluật và tính đảng, tính nguyên tắc cao, luôn tiếp cận mọi vấn đề của cuộc sốngtrên quan điểm của Đảng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, vớimục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hết lòng phấn đấu vì lợi ích củanhân dân, dân tộc, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng, có tinh thần đấutranh kiên quyết, không điều hoà với những quan điểm, tư tưởng sai trái, thùđịch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thànhmọi nhiệm vụ được giao

Về phẩm chất đạo đức là việc giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện nâng cao

Trang 37

đạo đức cách mạng, đảm bảo cán bộ là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đứccách mạng và lối sống, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khôngquan liêu, tham nhũng, lãng phí, không lợi dụng việc công để mưu cầu lợiriêng; say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, gần gũi, yêu thương conngười, không vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc củaquần chúng, chín chắn trong lời nói và hành động Về năng lực là sự hiểu biếttoàn diện về các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là kiến thức toàn diện vàchuyên sâu, kinh nghiệm, sự thành thạo kỹ năng công tác, năng lực làm chủchức trách, nhiệm vụ của mình và có khả năng tự hoàn thiện, phát triển Nhữngvấn đề đó được đánh giá thông qua khả năng vận dụng của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của địa phương vào thực hiện nhiệm vụ, chứctrách Khả năng nắm vững và sử dụng thành thạo phương tiện, biết vận dụng trítuệ của mình để sử trí mọi tình huống khó khăn phức tạp, kiên quyết vượt quamọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, có khả năng hoàn thành nhiệm vụtrong những hoàn cảnh khó khăn phức tạp, gặp vấp váp, thất bại không sờnlòng, nản chí Khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcvào thực hiện nhiệm vụ công tác ở địa phương, cơ sở, khả năng tham gia và tổchức thực hiện có hiệu quả các quyết định của tập thể, của tổ chức mà họ làthành viên, ở trình độ hiểu biết, năng lực phát huy sáng kiến đề xuất về chínhsách, chủ trương, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực hoạtđộng của mỗi người

Về phong cách làm việc thể hiện ở việc quán triệt vận dụng đường lốiquan điểm của Đảng, những kiến thức đã được trang bị vào chức trách, nhiệm

vụ, bảo đảm sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năngđộng, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, phương pháp làm việc khoa học, dânchủ, tôn trọng tập thể và có tính quyết đoán, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao,đoàn kết, sâu sát cơ sở, có tinh thần hợp tác trong mọi việc, gắn bó với nhân

Trang 38

dân; luôn thống nhất giữa nhận thức với hành động, lời nói đi đôi với việc làm,thực sự tiền phong gương mẫu và là hạt nhân đoàn kết thống nhất trong các tổchức của hệ thống chính trị, tích cực học tập, tu dưỡng và rèn luyện để đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ đặt ra

Ba là, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Không thể đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội nếu không xem xét kết quả thực hiệnnhiệm vụ của họ Trình độ giác ngộ chính trị, nhận thức, trách nhiệm đối vớinhiệm vụ bao giờ cũng phải được thể hiện trong hoạt động thực tiễn thực hiệnchức trách, nhiệm vụ chính trị Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phải được đánh giá thông qua kếtquả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và tập thể

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nộithành viên của các tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể Do đó, đánh giá chấtlượng phải thông qua kết quả phân loại đảng viên, đoàn viên, hội viên và chấtlượng các tổ chức mà họ là thành viên Kết quả hoàn thành nhiệm vụ còn đượcđánh giá ở mức độ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chấp hànhđường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng,

an ninh, các cuộc vận động, các phong trào thi đua của địa phương theo vị trícông tác của mỗi người

* Quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Bất cứ một hoạt động nào đó đều do một chủ thể nhất định tiến hành vớimục đích, kế hoạch, chương trình hành động, các chủ trương, giải pháp để tácđộng vào đối tượng làm hình thành, phát triển ở đối tượng những phẩm chấtcần thiết để đáp ứng yêu cầu khách quan của cuộc sống xã hội Muốn đạt được

Trang 39

điều đó chủ thể phải có phương hướng chính trị rõ ràng, phải nắm được bảnchất quy luật vận động, phát triển của đối tượng và phải có ý chí quyết tâmcao trong hoạt động.

Từ quan điểm trên có thể quan niệm: Nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là quá trình chủ thể, đối tượng, các lực lượng tham gia sử dụng tổng hợp các giải pháp tác động vào từng người và cả đội ngũ nhằm tạo sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và phong cách công tác đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ.

Thực chất của nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là hoạt động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể và đối tượng trong việc xác định các giải pháp tác động vào nhữngnhân tố cấu thành của đội ngũ, bảo đảm cho đội ngũ đủ về số lượng, có cơ cấuhợp lý, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xâydựng hệ thống chính trị xã vững mạnh

Mục đích, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội là có số lượng đủ, có cơ cấu hợp lý và chất lượngngày càng nâng cao, bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định

Chủ thể, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội bao gồm chủ thể lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo và tổchức thực hiện theo quy chế công tác cán bộ của Đảng Theo đó chủ thể lãnhđạo, quản lý là Thường vụ huyện ủy, Đảng ủy xã Chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng có chức năng,nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện hoạtđộng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo của cán bộ chủ trì

Trang 40

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thànhphố Hà Nội phụ thuộc một cách quyết định vào nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức thực hiện của các chủ thể đó Mỗi chủ thể của nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

có một chức năng, nhiệm vụ cụ thể Vì vậy, cần xác định rõ ràng, cụ thể chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng tổ chức, cơ quan,

cá nhân theo quy chế công tác cán bộ trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Xây dựng cơ chế lãnhđạo, quản lý khoa học, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ

Lực lượng tham gia, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chínhtrị - xã hội và nhân dân ở cơ sở

Đối tượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội là từng người và cả đội ngũ cán bộ

Nội dung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội bao gồm số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cáchtrong đó phẩm chất, năng lực là nội dung cốt lõi

Về số lượng, phải bảo đảm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội đủ số lượng cho thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ,đồng thời có lượng dự trữ để sẵn sàng bổ sung thay thế khi cán bộ đi học, luânchuyển, điều động thực hiện các nhiệm vụ khác

Về cơ cấu, phải tạo ra cơ cấu hợp lý về độ tuổi, trình độ chuyên môn,

kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu xã hội - giai cấp, củađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Về phẩm chất, đó là giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị,

đạo đức, năng lực, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởhuyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 18/12/2016, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w