1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ GIẢNG VIÊN ở các TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG, AN NINH TRÊN địa bàn hà nội HIỆN NAY

119 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 751,5 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, đội ngũ giảng viên ở các trường đại học có vị trí đặc biệt quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố trực tiếp góp phần tạo nên chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay là yêu cầu cơ bản, mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới.

Trang 1

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nghiên cứu khoa học

Nhà xuất bản

NCKH NxbQuân đội nhân dân Việt Nam

Quốc phòng và An ninh

QĐNDVN QP&AN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN

1.1 Những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên và

nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáodục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội 111.2 Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 53

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và những yêu cầu nâng

cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dụcquốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện

2.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

ở các trung tâm giáo dục giáo dục quốc phòng và an trên địa bàn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, đội ngũ giảng viên ởcác trường đại học có vị trí đặc biệt quan trọng, giữ vai trò quyết định trongviệc đảm bảo chất lượng giáo dục Chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tốtrực tiếp góp phần tạo nên chất lượng giáo dục và đào tạo Vì vậy, nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay là yêu cầu cơbản, mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục và đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới

Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc trường đạihọc trên địa bàn Hà Nội là một bộ phận trong đội ngũ giảng viên của cáctrường đại học, có nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức QP&AN chosinh viên các trường đại học và cao đẳng, góp phần nâng cao nhận thức, tráchnhiệm, hoàn thiện nhân cách của sinh viên - thế hệ trẻ tương lai của đất nướctrong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chất lượng giảng dạy Bộ môn giáo dục QP&AN ởcác trung tâm giáo dục QP&AN thuộc trường đại học phụ thuộc rất lớn vàochất lượng của ĐNGV giáo dục QP&AN

Nhận thức rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên ở cáctrung tâm giáo dục QP&AN; những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạocùng với Bộ Quốc phòng, trực tiếp là các quân chủng, binh chủng, nhà trườngtrong Quân đội, Bộ Tư lệnh thành phố Hà Nội đã kết hợp chặt chẽ với Đảng

ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học có trung tâm giáo dục QP&AN, đầu tưxây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN có nhiều chuyển biến tích cực,chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN từng bước được nâng lên,đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo và bồi dưỡngkiến thức QP&AN cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học trên địa bànthành phố Hà Nội

Trang 4

Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dụcQP&AN, chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc trườngđại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cómặt chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục QP&AN hiệnnay Năng lực toàn diện của một bộ phận giảng viên chưa ngang tầm với sựphát triển của tình hình, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo và chấtlượng, hiệu quả giáo dục QP&AN cho thế hệ trẻ.

Trong thời kỳ mới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu bảo vệ Tổ quốcXHCN đòi hỏi ý thức, trách nhiệm của công dân nói chung, sinh viên nóiriêng đối với nhiệm vụ QP&AN rất cao Thực tiễn nhiệm vụ giáo dụcQP&AN cho sinh viên của các trường đại học và các trung tâm giáo dụcQP&AN thuộc trường đại học trên địa bàn Hà Nội đặt ra yêu cầu phải thựchiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên theo Luật Giáo dục đại học, nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN ngang tầm nhiệm vụ Vì vậy, việc

nghiên cứu vấn đề Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay là

vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về lí luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giáo dục QP&AN là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, được pháp luật Nhà nước quy định.Những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết củacán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội tiếp cận từ nhữnggóc độ, cấp độ khác nhau bàn về giáo dục QP&AN, xây dựng đội ngũ giảngviên giáo dục QP&AN mà luận văn có thể tham khảo, kế thừa, tiêu biểu là:

* Các đề tài khoa học, luận án, luận văn

Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (2001), Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Hà Tây hiện nay, đề tài khoa học cấp Viện, mã số KH.B4.02, Hà Nội 2001 Đề tài đã

Trang 5

làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác giáo dục quốc phòng và anninh ở các trường Trung học phổ thông thuộc tỉnh Hà Tây; đánh giá thực trạngcông tác giáo dục QP&AN cho học sinh ở các trường Trung học phổ thôngthuộc tỉnh Hà Tây; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nâng caochất lượng giáo dục QP&AN cho học sinh ở các trường Trung học phổ thôngthuộc tỉnh Hà Tây hiện nay.

Đại tá, tiến sĩ Phạm Xuân Hảo (2002), Giáo dục QP&AN cho sinh viên đại học hiện nay, chuyên đề khoa học cấp Viện Khoa học Xã hội Nhân văn

quân sự Tác giả bước đầu đã luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản vềgiáo dục QP&AN cho sinh viên đại học và đề xuất một số giải pháp nâng caochất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học hiện nay

Đề tài khoa học cấp Nhà nước (2006), Đổi mới giáo dục quốc phòng và

an ninh trong hệ thống giáo dục quốc gia, do Trung tướng, PGS, TS Lê Minh

Vụ làm chủ nhiệm Đề tài đã phân tích luận giải, làm rõ về vị trí, vai trò giáodục QP&AN trong hệ thống giáo dục quốc gia; xây dựng khái niệm, phân tíchlàm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục QP&AN, đổi mới giáo dụcQP&AN trong hệ thống giáo dục quốc gia Nghiên cứu, khảo sát đánh giáthực trạng công tác giáo dục QP&AN ở các nhà trường, tìm ra nguyên nhâncủa những thành tựu đạt được và những hạn chế bất cập, chỉ rõ những vấn đềđặt ra đối với đổi mới giáo dục QP&AN trong hệ thống giáo dục quốc gia.Trên cơ sở đó, xác định phương hướng, yêu cầu, xây dựng hệ thống các nhómgiải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡngkiến thức QP&AN cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc gia.Kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Bộ Gi áo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng vàcác bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục QP&AN trong

hệ thống giáo dục quốc gia ở nước ta hiện nay

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2010), “Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh trong giai

Trang 6

đoạn hiện nay”, do Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm đề tài Đề tài đã đi sâu luận

giải rõ chất lượng đào tạo giáo viên GDQP-AN; đánh giá thực trạng ưu điểm,hạn chế chất lượng đào tạo giáo viên GDQP-AN, chỉ ra nguyên nhân, rút rakinh nghiệm bước đầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP-AN; trên

cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chấtlượng đào tạo giáo viên GDQP-AN trong giai đoạn hiện nay

Đề tài khoa học cấp Học viện Chính trị (2010), Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay hiện nay, do Đại tá, Tiến sĩ Phạm Gia Cư làm chủ nhiệm Đề tài đã phân tích

làm rõ vị trí vai trò của công tác giáo dục QP&AN hiện nay cũng như thựctrạng giáo dục QP&AN cho sinh viên, trên cơ sở đó kiến nghị các giải phápnhằm nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên trên địa bàn HàNội giai đoạn hiện nay

Trịnh Xuân Ngọc (2012), Phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn cao học, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội 2012.

Trong đề tài luận văn, tác giả đã luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản vềđội ngũ giảng viên GDQP-AN và phát triển đội ngũ giảng viên GDQP-AN ở các

cơ sở giáo dục quốc phòng thuộc địa bàn thành phố Hà Nội; đánh giá thực trạngphát triển đội ngũ giảng viên GDQP-AN ở các cơ sở giáo dục đại học trên địabàn thành phố Hà Nội; đề xuất phương hướng, yêu cầu và giải pháp phát triểnđội ngũ giảng viên GDQP-AN ở các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thànhphố Hà Nội giai đoạn hiện nay

Đề tài khoa học cấp ngành Tổng cục Chính trị (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2 tại Học viện Chính trị hiện nay, do Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Bạo làm chủ nhiệm Tác giả đã phân tích làm rõ vị trí vai trò của công tác giáo

dục, bồi dưỡng kiến thức QP&AN hiện nay và những vấn đề cơ bản về lý luận

Trang 7

nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2

ở Học viện Chính trị; đánh giá thực trạng bồi dưỡng kiến thức QP&AN chođối tượng 2 tại Học viện Chính trị; trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải phápnâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 tại Họcviện Chính trị hiện nay

* Các bài báo khoa học.

Phan Ngọc Diễn (2000), Giáo dục QP&AN cho thế hệ trẻ trong các nhà trường - những vấn đề lưu tâm, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tháng 02/2000; Lê Doãn Thuật (2002), Giáo dục QP&AN trong các trường đại học

và cao đẳng - bốn vấn đề bức xúc cần tháo gỡ từ cơ sở, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tháng 01/2002; Trung tướng Phùng Khắc Đăng (2003), Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tháng 12/2003; Nguyễn Mạnh Dũng (2006), Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN trong các bộ, ban, ngành hiện nay, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tháng 9/2006; Đại tá Trần Đình Đích (2006), Một số vấn đề về đổi mới chương trình, nội dung giáo dục QP&AN hiện nay, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tháng 10/2006 Nguyễn Thiện Minh (2014), Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới, Tạp chí Giáo dục, tháng 5/2014.

* Tài liệu tham khảo

Tài liệu tập huấn giảng viên giáo dục QP&AN của Bộ Giáo dục và Đàotạo tháng 7/2014; Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh, Nhà xuất bảnGiáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2014; Luật Giáo dục Quốc phòng và Anninh, năm 2013 Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, đề tài luận văn cóthể kế thừa và phát triển Ngoài những nội dung trang bị kiến thức về chuyênmôn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN, tài liệu đề cậpnhững vấn đề cơ bản yêu cầu rèn luyện về phẩm chất, năng lực theo tiêuchuẩn đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN trong giai đoạn hiện nay

Trang 8

Các công trình khoa học đã công bố được tiếp cận dưới nhiều cấp độ,góc độ khác nhau, song đều hướng vào làm rõ những vấn đề cơ bản về giáodục QP&AN trong hệ thống giáo dục quốc gia, các trường phổ thông, trườngđại học trên địa bàn Hà Tây (cũ) và Hà Nội, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng,

an ninh cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị Đặc biệt là, một số công trìnhgần đây đã đi sâu nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo và phát triểnĐNGV giáo dục QP&AN ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Các côngtrình đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn về nâng cao chấtlượng giáo dục QP&AN, đào tạo và xây dựng ĐNGV giáo dục QP&AN Đây

là nguồn tư liệu để tác giả tham khảo, nghiên cứu, kế thừa, vận dụng trong quátrình thực hiện đề tài Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình độc lập nào

đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống, chuyên sâu về nâng cao chấtlượng ĐNGV giáo dục QP&AN ở các Trung tâm giáo dục QP&AN trên địabàn Hà Nội dưới góc tiếp cận của chuyên ngành khoa học Xây dựng Đảng vàChính quyền Nhà nước Do vậy, đề tài luận văn là vấn đề nghiên cứu có tínhcấp thiết về lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình khoa học

đã được nghiệm thu, công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn

* Mục đích:

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễnnâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN, đề xuất nhữnggiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dụcQP&AN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay

Trang 9

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội tronggiai đoạn hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

* Đối tượng nghiên cứu:

Nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địabàn Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng vànâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn

Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, điều tra xãhội học tại các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các trường đại học trên địabàn Hà Nội Các số liệu, tư liệu, điều tra khảo sát tính từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Là hệ thống những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật củaNhà nước về giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng - an ninh; về cán bộ vàcông tác cán bộ; về xây dựng ĐNGC ở các trường đại học

-* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn công tác đào tạo ĐNGV, nâng cao chất lượng ĐNGV giáodục QP&AN ở các trường đại học, các trung tâm giáo dục QP&AN trên địabàn Hà Nội Các báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị ở các trungtâm giáo dục QP&AN và các số liệu, tư liệu khảo sát của tác giả luận văn

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành,

Trang 10

liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn Trong đó, chú trọng các phươngpháp: phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgích - lịch sử, tổng kết thực tiễn,điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những luận

cứ khoa học cho cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp và các cơ quan chức năngthuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, BanGiám hiệu trường đại học, cấp ủy, càn bộ chủ trì các trung tâm giáo dụcQP&AN trên địa bàn Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng ĐNGV ởcác trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy

bộ môn giáo dục QP&AN ở các nhà trường, các trung tâm giáo dục QP&ANđược giao nhiệm vụ đào tạo giảng viên, giảng viên giáo dục QP&AN

7 Kết cấu của đề tài

Bao gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ

NỘI

1.1 Những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

1.1.1 Đội ngũ giảng viên và chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

* Các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Các trung tâm giáo dục QP&AN trực thuộc trường đại học trên địa bàn

Hà Nội, nằm trong hệ thống các nhà trường đại học thuộc Bộ GD&ĐT quản

lý Đây là cơ sở giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳngtheo phân luồng và đào tạo giảng viên giáo dục QP&AN Trung tâm giáo dụcQP&AN có nhiệm vụ giảng dạy môn học giáo dục QP&AN cho sinh viêntheo phân luồng của Bộ GD&ĐT và theo các chương trình đào tạo quy định,nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về QP&AN như: xâydựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân; nghệ thuật quân sự; kỹ thuật và chiến thuật quân sự; phòngchống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biêngiới quốc gia; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đứccách mạng, góp phần hoàn thiện nhân cách, nếp sống tập thể và tác phongcông tác của sinh viên

Trang 12

Ngoài ra, trung tâm giáo dục QP&AN còn có nhiệm vụ phối hợp vớiTrường Quân sự, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức QP&AN chocán bộ, giảng viên của nhà trường thuộc các đối tượng 3, 4 và tương đương;thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có các trung tâm giáo dục QP&AN, đó là:Trung tâm Giáo dục QP&AN Hà Nội 1 (thuộc Trường Đại học Sư phạm Thểdục Thể thao Hà Nội), Trung tâm Giáo dục QP&AN Hà Nội 2 (thuộc TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2) và Trung tâm Giáo dục QP&AN (thuộc Đại họcQuốc gia Hà Nội) Theo quyết định số 412/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 4 năm

2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáodục QP&AN giai đoạn 2011 đến 2015, các trung tâm tiếp tục mở rộng quy

mô, bảo đảm kiên cố hệ thống giảng đường, phòng học chuyên dùng, thaotrường, bãi tập, ký túc xá, nhà ăn… đáp ứng yêu cầu học tập và rèn luyện củasinh viên tại các trung tâm

Hằng năm, mỗi trung tâm phải bảo đảm giáo dục QP&AN cho khoảng15.000 sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố HàNội thuộc các trường đại học chưa có khoa giáo dục quốc phòng và an ninh.Song, thực tế hiện nay, do lưu lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳngtrên địa bàn Hà Nội quá lớn nên các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn

Hà Nội đã vượt trên 20.000 sinh viên/năm

SƠ ĐỒ

Hệ thống tổ chức và điều hành của trung tâm giáo dục quốc phòng

và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Trang 13

* Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Quan niệm về đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, "Giảng viên: 1 Người giảng dạy tạitrường đại học hay lớp huấn luyện cán bộ; 2 Chức danh công chức giảng dạythấp nhất trong đại học” [59, tr.731] Như vậy, hiểu chung nhất, giảng viên làngười giảng dạy trong các trường đại học, là chức danh thấp nhất của đội ngũgiảng viên trong trường đại học Chỉ có những người giảng dạy trong trườngđại học mới được gọi theo chức danh là giảng viên, những người giảng dạy ởbậc học thấp hơn như: trường trung cấp, trường kỹ thuật, trường dạy nghề, cáctrường từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học phổ thông… đều không được gọi

là giảng viên

Theo Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 củaChính phủ về biệt phái SQQĐ nhân dân Việt Nam, thì những người làm côngtác giáo dục QP&AN tại các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc trường đạihọc quản lý là những SQQĐ biệt phái, được cử đến từ các đơn vị, nhà trườngtrong Quân đội

Căn cứ vào quyết định số 01/QĐ-QP ngày 03/1/1997 của Bộ trưởng BộQuốc phòng về ban hành tiêu chuẩn và quy chế xét công nhận chức danh củangành chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ trong quân đội, thì người làm công tácgiảng dạy ở các trung tâm giáo dục QP&AN thuộc các trường đại học quản lý

có chức danh là giảng viên

Theo phân định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, thì sĩquan quân đội phân thành 5 nhóm ngành chính: “1 Sĩ quan chỉ huy, tham mưu:

2 Sĩ quan chính trị; 3 Sĩ quan hậu cần; 4 Sĩ quan kĩ thuật; 5 Sĩ quan chuyênmôn khác” Căn cứ vào kết cấu chương trình đào tạo của bộ môn giáo dụcQP&AN, đội ngũ giảng viên ở các trung tâm là sĩ quan đủ 5 nhóm trên

Thực tế hiện nay, ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn HàNội, ĐNGV giáo dục QP&AN chủ yếu thuộc 2 nhóm chính, đó là sĩ quan

Trang 14

chính trị và sĩ quan chỉ huy, tham mưu Vì vậy, ở các trung tâm giáo dụcQP&AN việc phân định sĩ quan theo nhóm ngành chỉ mang tính tương đối.

Từ cách tiếp cận luận giải trên, có thể quan niệm: ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội là những sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được biệt phái đến từ các đơn vị, nhà trường trong quân đội, là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, NCKH về lĩnh vực QP&AN, quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, NCKH về QP&AN và xây dựng các trung tâm giáo dục QP&AN vững mạnh toàn diện.

* Đặc điểm đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng

và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Một là, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà nội

là những sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được biệt phái đến từ các đơn

vị, nhà trường trong quân đội, kiêm nhiệm giảng dạy nhiều nội dung khác chuyên ngành được đào tạo.

Theo Nghị định số 165/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái SQQĐ nhân dân Việt Nam, ĐNGV ở các trung tâm

giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội hiện tại có 63 giảng viên là những sĩquan được đào tạo cơ bản từ các học viện, trường sĩ quan trong quân đội, do

Bộ Quốc phòng cử biệt phái chủ yếu từ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường

Sĩ quan Lục quân 1 ĐNGV chủ yếu là sĩ quan chỉ huy tham mưu và sĩ quanchính trị được đào tạo cơ bản theo phân ngành sĩ quan Trong số 63 giảngviên, có 22 giảng viên gốc là sỹ quan chính trị, 41 giảng viên là sỹ quan quân

sự và các ngành nghề chuyên môn khác; trong quá trình giảng dạy một sốgiảng viên phải kiêm nhiệm những nội dung thuộc chuyên ngành khác Đặcbiệt là những nội dung giảng dạy về lĩnh vực an ninh, do chưa có sĩ quan công

an biệt phái nên sĩ quan quân đội phải tập huấn và kiêm nhiệm giảng dạy

Hai là, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội trình độ, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy và trải nghiệm thực tiễn không đồng đều, một số chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ sư phạm.

Trang 15

ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN do được biệt phái từ nhữngđơn vị, nhà trường khác nhau, nên những giảng viên biệt phái từ nhà trườngtrong quân đội có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, nhưng hạnchế trải nghiệm thực tiễn hoạt động quân sự Ngược lại, những giảng viênbiệt phái từ các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ yếu là sĩ quanlàm nhiệm vụ chỉ huy, quản lý ở các đơn vị, tuy được đào tạo cơ bản và cóthời gian giảng dạy nhất định, được trải nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy

bộ đội trong các hoạt động ở đơn vị, nhưng hạn chế về năng lực chuyên môngiảng dạy, kỹ năng sư phạm, một số chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ

sư phạm Cả hai nhóm giảng viên nêu trên đều có những hạn chế, bất cậptrong quá trình giảng dạy ở môi tường dân sự, bậc đại học Qua điều tra,khảo sát cho thấy ở 63 cán bộ giảng viên trước khi điều động về các trungtâm có 38 người đã từng là giảng viên ở các học viện, nhà trường trong quânđội, 15 người có thâm niên giảng dạy ít hơn 5 năm, 22 người từ 5 - 10 năm,

26 người trên 10 năm; trong số đó 45 giảng viên có bằng cử nhân, 7 giảngviên có bằng thạc sĩ

Ba là, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội là những SQQĐ thực hiện nhiệm vụ trong môi trường đặc thù, chịu chi phối của đối tượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường đại học.

Với nhiệm vụ chính trị trung tâm là giáo dục trang bị kiến thứcQP&AN cho sinh viên, đưa sinh viên vào học tập, rèn luyện trong môi trườngquân sự Các hoạt động giảng dạy diễn ra trong môi trường quân sự, sinh viênbên cạnh việc phấn đấu học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục đào tạo, cònphải đáp ứng đòi hỏi chấp hành nghiêm ngặt về điều lệnh, kỷ luật quân sự.Bên cạnh đó, nhiều nội dung giáo dục QP&AN và nhiều hoạt động diễn ra vớicường độ cao, đòi hỏi phải rèn luyện gian khổ, căng thẳng về tâm lý, thể lực.Song, các lớp sinh viên về học tập tại trung tâm tuy có tư chất thông minh,nhạy cảm, hăng hái, sáng tạo, nhưng thói quen tự giác chấp hành kỷ luật chưa

Trang 16

có, bản lĩnh rèn luyện trong môi trường quân sự với cường độ cao chưa có,các quan hệ ứng xử trong môi trường tập thể quân sự còn bỡ ngỡ… Hoạtđộng đó đòi hỏi người giảng viên giáo dục QP&AN vừa phải thực hiện chứctrách người thầy, vừa phải thực hiện chức trách của nhà quản lý đối với đốitượng chưa hiểu biết đáng kể về quân sự, về nghĩa vụ người quân nhân

Bốn là, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN phần lớn có gia đình sống trên địa bàn Hà Nội, mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú.

Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước; nơi cónhiều trường đại học, cao đẳng nhất so với tất cả các tỉnh, thành phố khác.Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực trực tiếp của ĐNGV; Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, cấp uỷ, ban giám hiệu các trường đại học có trungtâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện

ổn định cuộc sống hậu phương gia đình cho đội ngũ cán bộ giảng viên giáo dụcQP&AN Đây là điều kiện thuận lợi để cho ĐNGV giáo dục QP&AN dànhnhiều thời gian tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ… Tuy nhiên, do tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sựphân hóa giàu nghèo, giữa cống hiến với hưởng thụ, chi phối không nhỏ đếntâm tư tình cảm, đời sống vật chất, tinh thần của ĐNGV Nếu ĐNGV không cóbản lĩnh chính trị vững vàng rễ nảy sinh tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống

* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN là nhữn nhà sư phạm,hoạt động của giảng viên giáo dục QP &AN là lao động sư phạm ở ngành,lĩnh vực đặc thù nhằm đào tạo con người với các giá trị xã hội theo ngành,chuyên môn quy định Giảng viên là chức danh nghề nghiệp lao động trongtrường đại học, thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của trường đại học Do

đó, chức trách, nhiệm vụ của ĐNGV giáo dục QP&AN ở các trung tâm giáodục QP&AN trên địa bàn Hà Nội được xác địnhnhư sau:

Trang 17

Chức trách của giảng viên giáo dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội Là nhà lao động sư phạm truyền thụ kiến thức

cơ bản, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo về lĩnh vực quốc phòng và

an ninh cho sinh viên; tiến hành nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, gópphần phát triển lý luận và ứng dụng vào quá trình giảng dạy, truyền thụ kiếnthức về quốc phòng và an ninh; tham gia công tác quản lý theo chức trách,nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và

đào tạo của trường đại học

Nhiệm vụ cơ bản của giảng viên giáo dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội.

Trực tiếp giảng dạy, truyền thụ tri thức, kinh nghiệm về lĩnh vựcQP&AN cho sinh viên đại học và cao đẳng, hướng dẫn ôn luyện, viết khóaluận, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Tiến hành nghiên cứu khoa học về lĩnh vực QP&AN, ứng dụng vàonâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục QP&AN trong các trường đạihọc và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội

Hướng dẫn sinh viên luyện tập, rèn luyện theo nội dung, yêu cầu củamôn học và theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của trường đại học, góp phần hoànthiện, phát triển nhân cách cho sinh viên

Tham gia công tác quản lý sinh viên và các hoạt động quản lý khác theo

sự phân công của tổ chức

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy tại trung tâm, giảng viên giáo dục QP&ANcòn có nhiệm vụ tham gia bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng, 4 và 5

là cán bộ, giảng viên của nhà trường đại học

* Vai trò đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và

an ninh trên địa bàn Hà Nội

Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn xây dựng, trưởng thành của cáctrung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội có thể thấy, vai trò củaĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN như sau:

Trang 18

Một là, ĐNGV giáo dục QP&AN là lực lượng giữ vai trò trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục và NCKH về QP&AN của các trung tâm.

Nghị quyết Trung ương hai (khóa VIII) đã khẳng định: "Giáo viên lànhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh" [27, tr.38].Điều 15, Luật Giáo dục được Quốc hội khoá XI thông qua và ban hành năm

2005 đã xác định: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chấtlượng giáo dục" [42, tr.15] Như vậy, có thể thấy, mặc dù xác định mụctiêu cao nhất của các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội làchất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên; chất lượng đó là kết quả tổnghợp của nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan Song, suy cho cùng, chấtlượng giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&ANtrên địa bàn Hà Nội là sản phẩm trực tiếp của ĐNGV ở trung tâm

Mặc dù, hiện nay các phương tiện dạy học phát triển hiện đại, cơ sở vậtchất kỹ thuật được trang bị đầy đủ hơn so với trước, nhưng không thể thay thếđược vai trò to lớn của người giảng viên đối với sự nghiệp GD&ĐT của cáctrung tâm giáo dục QP&AN Người giảng viên không chỉ "dạy nghề" mà còn

"dạy người" theo đúng mục tiêu, yêu cầu giáo dục QP&AN đã xác định.ĐNGV giáo dục QP&AN là lực lượng cơ bản của trung tâm; vì vậy, chấtlượng ĐNGV cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dụcQP&AN cho sinh viên

Hai là, ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

có vai trò quan trọng trong quản lý, giáo dục, rèn luyện nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khả năng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của sinh viên.

Thông qua việc tổ chức học tập, rèn luyện - “tập làm người chiến sĩ” tạitrung tâm giáo dục QP&AN một cách chuyên nghiệp, khoa học; công tácquản lí, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất và tác phong “người lính”

Trang 19

cho sinh viên được chú trọng và đi vào nền nếp hàng ngày ĐNGV giáo dụcQP&AN giữ vai trò rất quan trọng trong giáo dục phẩm chất, nhân cách chosinh viên thông qua quá trình tổ chức hoạt động thường xuyên và mối quan hệgiữa dạy và học, góp phần xây dựng cho sinh viên thế giới quan khoa học,niềm tin cộng sản chủ nghĩa và các phẩm chất khác nhằm bảo đảm người họcphát triển toàn diện cả phẩm chất, năng lực theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo củatrường đại học đã xác định.

ĐNGV giáo dục QP&AN chịu trách nhiệm trực tiếp bồi dưỡng cho sinhviên về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trang bị một khối lượng kiến thức rấtlớn về QP&AN để học viên đảm nhiệm tốt chức trách nhiệm vụ sau khi ratrường Thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục kết hợp với định hướngdẫn dắt việc tìm tòi nghiên cứu khoa học về QP&AN, ĐNGV giáo dụcQP&AN còn có vai trò quan trọng phát triển năng lực trí tuệ, tư duy lý luậnquân sự, quốc phòng cho sinh viên, giúp họ có khả năng sáng tạo, linh hoạttrong quá trình học tập tu dưỡng rèn luyện cũng như kinh nghiệm thích nghivới những điều kiện và tình huống khác nhau trong thực tiễn hoạt động quân

sự quốc phòng bảo vệ Tổ quốc

Ba là, ĐNGV giáo dục QP&AN giữ vai trò to lớn trong xây dựng chi

bộ, đảng bộ ở trung tâm giáo dục QP&AN, xây dựng đảng bộ nhà trường đại học trong sạch vững mạnh; xây dựng trung tâm và xây dựng nhà trường đại học chính qui, tiên tiến, mẫu mực.

Theo cơ cấu tổ chức đảng, ở các trung tâm giáo dục QP&AN thành lậpcác chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ trường đại học Qua khảo sát thực tế có100% giảng viên giáo dục QP&AN là đảng viên nên ĐNGV giáo dụcQP&AN là lực lượng có vai trò và uy tín rất lớn trong đảng bộ nhà trường,ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng chi bộ ở các trung tâm giáo dục QP&ANthuộc trường đại học, tác động ành hưởng đến việc rèn luyện, tu dưỡng phẩmchất đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách của sinh viên

Trang 20

ĐNGV giáo dục QP&AN là những người trực tiếp quán triệt và thựchiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, của cấp trên và của chi bộ; là lựclượng chủ yếu tham gia các ý kiến có chất lượng vào xây dựng nghị quyết củachi bộ, đảng bộ trong các kỳ đại hội đảng Kết quả xây dựng chi bộ, đảng bộtrong sạch vững mạnh một phần phụ thuộc vào chất lượng đảng viên và tổchức đảng ở các trung tâm giáo dục QP&AN Với tính đảng, tính khoa học,

sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm cao với nghề nghiệp, sự trong sáng về đạođức, lối sống, ĐNGV giáo dục QP&AN là tấm gương sáng có tính giáo dục,thuyết phục cao với các đảng viên khác trong toàn đảng bộ trường đại học.ĐNGV giáo dục QP&AN không chỉ là đối tượng xây dựng mà còn là chủ thểtrực tiếp xây dựng các phòng, khoa, ban trong trung tâm giáo dục QP&AN,xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, đặt ra cho các cấp uỷ đảng cầnphải quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng ĐNGV giáo dục QP&AN ở cáctrung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

Bốn là, ĐNGV giáo dục QP&AN có vai trò quan trọng trong nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục QP&AN nói chung, cho học sinh viên nói riêng.

Luật giáo dục QP&AN xác định “Giáo dục quốc phòng và an ninhtrong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa”.Môn học QP&AN so với nhiều môn học chính khóa khác trong các nhàtrường là môn học mới, thực tiễn môn học cho thấy có nhiều vấn đề về nộidung, chương trình môn học này cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện

Ngoài nhiệm vụ là những người trực tiếp giảng dạy môn học QP&ANcho sinh viên, cho các đối tượng, ĐNGV ở các trung tâm còn có nhiệm vụnghiên cứu khoa học, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng nền quốcphòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay Thông quaquá trình thực hiện nhiêm vụ đó ĐNGV là những sớm phát hiện ra nhất nhữngvấn đề cần tiếp nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới nội dung chương trình bồi

dưỡng, giáo dục QP&AN cho các đối tượng, nhất là cho sinh viên

Trang 21

* Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Một là, yêu cầu về phẩm chất Đội ĐNGV ở các trung tâm giáo dục

QP&AN phải có phẩm chất chính trị, đạo đức và nghề nghiệp mẫu mực Đây

là yêu cầu quan trọng nhất đối với chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ởtrung tâm giáo dục QP&AN

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cảtài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất là quan trọng Nếukhông có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [45, tr.400] Đạo đức làcái gốc, là nền tảng của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên phải có cảđức và tài, trong đó, đức làm gốc Đối với người giảng viên giáo dục QP&ANthì đạo đức cách mạng càng cần phải được chú trọng hơn Đây chính là cơ sởnền tảng để mỗi giảng viên giáo dục QP&AN phấn đấu hoàn thiện mình, nângcao và phát triển năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và còn là một

tấm gương sáng để học viên noi theo.

Phẩm chất chính trị, đạo đức của ĐNGV giáo dục QP&AN được thểhiện ở lòng nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, vớinhân dân và chế độ XHCN, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn luôn tintưởng, nhất trí cao vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị; có ý thức phấn đấu thực hiện thắng lợimục tiêu, lý tưởng của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy đảng; sống có mụctiêu, có lý tưởng, có ước mơ hoài bão, có kỷ luật; trung thực, lành mạnh; cólòng nhân ái, khoan dung với mọi người; có tinh thần ham học hỏi, cầu tiếnbộ; có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp dạy học; có tinhthần đoàn kết, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư; trung thực thẳng thắn, không cục bộ bản vị,không tham vọng cá nhân, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chốngtham nhũng, không cơ hội và chống mọi biểu hiện cơ hội; kiên quyết đấu

Trang 22

tranh những quan điểm tư tưởng sai trái, những biểu hiện tiêu cực trong dạy

và học; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và nghiên cứu khoa học vềQP&AN Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với chất lượng ĐNGV giáo dụcQP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Hai là, yêu cầu về trình độ, năng lực ĐNGV giáo dục QP&AN ở trung

tâm giáo dục QP&AN phải có trình độ có kiến thức và năng lực toàn diện, cókhả năng tổng hợp và khái quát cao về quân sự quốc phòng, nhất là kiến thứckhoa học xã hội nhân văn về QP&AN; năng lực chuyên môn nghiệp vụ sưphạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nếu có đức mà không có tài ví như ôngBụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” [47, tr.172].Cùng với phẩm chất, năng lực là yếu tố cơ bản xây dựng con người phát triểntoàn diện, là phạm trù phản ánh sức mạnh và khả năng của con người, baogồm cả năng lực về tri thức và hoạt động thực tiễn, được biểu hiện ở trình độkiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp Năng lực gắn liền với bản chất conngười là thước đo trình độ của con người trong quá trình tồn tại và phát triển.Năng lực của con người càng hoàn thiện, càng phát triển thì trình độ của conngười càng cao

Nhiệm vụ chính trị trung tâm của các trung tâm giáo dục QP&AN làgiáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trungcấp chuyên nghiệp theo phân luồng của Bộ GD&ĐT; tham mưu cho Đảng ủy,Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác quân sự địa phương, điều đó đòi hỏingười giảng viên giáo dục QP&AN phải có trình độ năng lực toàn diện, cókhả năng tổng hợp khái quát cao Phải có trình độ kiến thức lý luận chính trị,quân sự, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng vào xây dựng quân độinhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiến hành chiến tranh nhândân Có trình độ khoa học, nghệ thuật quân sự và những kiến thức cần thiết về

Trang 23

quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật, có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụtheo yêu cầu của từng chức danh giảng viên; có năng lực trí tuệ và năng lựchoạt động thực tiễn; có tư duy sắc sảo, nhạy bén, đủ khả năng tham mưu choĐảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác quân sự, quốc phòng địaphương, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho cán bộ, viên chức; có năng lựcgiảng dạy, nghiên cứu khoa học về QP&AN Biết làm việc một cách chủđộng, tích cực sáng tạo có hiệu quả, có độ tuổi và sức khoẻ phù hợp.

Ba là, về phương pháp, tác phong công tác Phương pháp, tác phong

công tác của cán bộ là một trong những điều kiện cơ bản có ý nghĩa quyếtđịnh trực tiếp đến kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: “Nhưng, nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn,khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa” [45, tr.232,233].Phương pháp, tác phong công tác là tổng thể các cách thức, biện pháp tiêubiểu mà người giảng viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ; là sự biểu hiện vềphẩm chất và năng lực trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của người giảngviên Yêu cầu đặt ra, người giảng viên phải có phong cách của một nhà giáogắn liền với phong cách nhà quân sự với tác phong khoa học, sâu sát, cụ thể tỉ

mỉ, dân chủ tập thể, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong trung tâm, trong nhàtrường, có tín nhiệm với mọi cán bộ giảng viên và sinh viên

Bốn là, yêu cầu về số lượng và cơ cấu ĐNGV giáo dục QP&AN phải

có số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm giáo dụcQP&AN Bởi vì, nếu số lượng và cơ cấu ĐNGV mất cân đối thì trung tâmgiáo dục QP&AN sẽ rất khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao

Về số lượng, phải bảo đảm đủ và có lực lượng dự trữ nhất định Trướchết, phải bảo đảm đủ giảng viên theo biên chế của từng khoa và bộ môn đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục QP&AN Đồng thời, phấn đấu có một lựclượng dự trữ để có thể thay thế nhau đi học, thực hiện các nhiệm vụ đột xuấtcủa Trung tâm và đi bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm ĐNGV

Trang 24

ở các Trung tâm giáo dục QP&AN số lượng hợp lý còn đòi hỏi đội ngũ không

ùn tắc, nhưng cũng không được gây ra biến động quá lớn về nhân sự ĐNGV

Vì vậy, cần phải kết hợp giữa việc tạo nguồn, tuyển chọn đưa vào đội ngũ,đào tạo, bồi dưỡng, điều động sắp xếp, đề bạt bổ nhiệm và chuyển ra mộtcách chặt chẽ, hợp lý

Về cơ cấu, phải bảo đảm đồng bộ và hợp lý Đây cũng là vấn đề đặt ravới chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay Do nhucầu biên chế ở các khoa, tổ bộ môn khác nhau, mỗi khoa, mỗi bộ môn có đặcthù yêu cầu riêng đối với ĐNGV Giải quyết cơ cấu đội ngũ phải rất cụ thể,gắn với từng đối tượng, từng tập thể, do thực hiện nhiệm vụ biệt phái theothời hạn nên hàng năm thường có sự luân phiên ĐNGV Điều này đòi hỏiphải tính đến số lượng, cơ cấu không để gây sự hẫng hụt về số lượng và mấtcân đối về cơ cấu Nhu cầu tổ chức biên chế luôn luôn đòi hỏi giải quyết vấn

đề số lượng và cơ cấu phù hợp Hiện nay tình trạng mất cấn đối về tuổiquân, tuổi đời, tuổi nghề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, đàotạo và nghiên cứu khoa học của các Trung tâm giáo dục QP&AN Vì vậy,giải quyết cơ cấu đội ngũ phù hợp đòi hỏi phải đáp ứng được cơ cấu sốlượng giữa các phòng, khoa, ban trong toàn Trung tâm Để ĐNGV giáo dụcQP&AN vận hành đồng bộ, nhịp nhàng cần giải quyết tốt mối quan hệ trong

cơ cấu về cấp bậc, tuổi quân, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn, kinhnghiệm chiến đấu, thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị… Một số yêu cầu cụthể như: về tuổi đời phải bảo đảm được bốn lớp: từ 50 tuổi trở lên = 1/4,

từ 40-50 = 1/4, từ 30 – 40 = 1/4 , và dưới 30 tuổi = 1/4; trình độ học vấn có

từ 20 - 25% sau đại học, trong đó, có từ 3 - 5% là tiến sĩ; cấp bậc quân hàm:thượng tá trở lên = 20%, thiếu tá và trung tá = 30%; cấp úy = 50%, qua thựctiễn lãnh đạo chỉ huy đơn vị từ cấp trung đội trở lên trên 100% Giải quyếttốt cơ cấu sẽ làm cho chất lượng ĐNGV đồng đều, phát huy được thế mạnhcủa mỗi người và cả đội ngũ

Trang 25

* Quan niệm và những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Quan niệm về chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội:

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng:1 Cái làm nên phẩm chất giátrị của con người, sự vật; 2.Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật nàykhác với sự vật kia”[59, tr 331] Như vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong

tự nhiên, xã hội đều có chất của nó Chất của sự vật là tổng hợp những tínhquy định, những thuộc tính, những đặc điểm cấu trúc khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì và làm cho nó khác với cái khác

Chất lượng của sự vật, hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộctính của nó Mỗi thuộc tính tham gia vào việc quy định chất lượng của sự vật,hiện tượng lại không giống nhau Có thuộc tính bản chất, có thuộc tính khôngbản chất Các thuộc tính bản chất tồn tại trong suốt quá trình vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng và làm cho nó khác với sự vật, hiện tượng khác.Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì sự vật, hiện tượng không còn

Chất của sự vật còn quy định bởi đặc điểm cấu trúc của sự vật, đó là cácyếu tố, các bộ phận cấu thành một hệ thống của sự vật, tức là cấu trúc bêntrong Cấu trúc bên trong nếu sắp xếp theo những cách thức khác nhau cũng sẽtạo thành những mặt, những thuộc tính khác nhau của sự vật, hiện tượng Vìvậy, khi xác định chất của sự vật, hiện tượng cần phải tính đến đặc điểm cấutrúc của sự vật, hiện tượng

Đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượnggiáo dục Tuy nhiên vai trò đó chỉ có thể thực hiện đầy đủ khi đội ngũ nàythực sự có chất lượng Điều đó đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu về chất lượngĐNGV Một ĐNGV có chất lượng phải bao hàm các thành viên có đủ phẩmchất, năng lực phương pháp tác phong công tác tốt Tuy nhiên, chất lượngĐNGV không phải là cộng lại đơn thuần chất lượng của mỗi con người

Trang 26

ĐNGV của các trung tâm giáo dục QP&AN là một bộ phận quan trọngtrong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quân sự,quốc phòng, là lực lượng nòng cốt của ở các trung tâm giáo dục QP&AN; chấtlượng ĐNGV của trung tâm giáo dục QP&AN vừa có những đặc điểm chungvừa có những đặc thù riêng

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là tổng hòa những giá trị được tạo ra từ số lượng, cơ cấu tổ chức đội ngũ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm và trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên; bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thực hiện chức trách nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu yêu, cầu nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh của trung tâm.

Những yếu tố cấu thành chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

Thứ nhất, số lượng và cơ cấu tổ chức đội ngũ giảng viên

Số lượng của ĐNGV là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, phảnánh quy mô nhiều, ít của đội ngũ Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ giáo dụcQP&AN của trung tâm mà ĐNGV cần có số lượng và cơ cấu hợp lý, ngangtầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ ĐNGV giáo dục QP&AN mạnh, nhấtthiết phải được biên chế, kiện toàn thường xuyên, đảm bảo có số lượng hợp lý.Không có số lượng hợp lý không thể có cơ sở để tạo dựng thành ĐNGV cóchất lượng Bởi lẽ, sự thiếu hụt về số lượng gây ra sự quá tải trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, đồng thời làm cho mỗi giảng viên không có điều kiện đểhọc tập, tích lũy kiến thức nâng cao trình độ thì chất lượng không thể nânglên Khi có số lượng giảng viên thích hợp sẽ tạo nên tính đồng bộ và khả nănghoàn thành nhiệm vụ của cả đội ngũ Yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm giáodục QP&AN càng mở rộng, càng cần phải tăng số lượng giảng viên Tuynhiên, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ còn phụ thuộc vào cách sắp xếp, sử dụngsao cho phát huy hết khả năng của từng người và cả đội ngũ, tức là phải có

Trang 27

một cơ cấu cân đối, hợp lý về chuyên môn, nghiệp vụ, độ tuổi Cơ cấu giảngviên hợp lý trong mỗi tổ bộ môn, mỗi khoa giáo dục QP&AN sẽ tạo điều kiện

để các thành viên bổ sung cho nhau những điểm mạnh, hạn chế những điểmyếu của mỗi người, tạo thành một sức mạnh tổng hợp hài hòa, phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ của trung tâm, đồng thời hạn chế những thiếu sót trong quản

lý, sử dụng ĐNGV

Thứ hai, phẩm chất và trách nhiệm đội ngũ giảng viên

Chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn HàNội là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó phẩm chất và trách nhiệmđội ngũ giữ vai trò cực kỳ quan trọng Phẩm chất và trách nhiệm đội ngũ củamỗi giảng viên là tổng hợp của nhiều yếu tố như: phẩm chất chính trị, tư tưởng,phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm chính trị của ngườicán bộ, giảng viên với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước và quân đội.Phẩm chất và trách nhiệm của người giảng viên giáo dục QP&AN không chỉdừng lại ở phẩm chất và trách nhiệm của người sĩ quan, mà phải đáp ứng yêucầu về phẩm chất và trách nhiệm của người giảng viên - nhà giáo dục; đượcbiểu hiện ở lòng say mê với sự nghiệp giáo GD&ĐT, sự nghiệp QP&AN bảo

vệ Tổ quốc XHCN… Sự nghiệp cách mạng càng phát triển, càng đòi hỏi ngườicán bộ quân đội nói chung, người giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&ANtrên địa bàn Hà Nội nói riêng phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện đủ đức, đủtài, đủ khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao

Thứ ba, trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên.

Môn học giáo dục QP&AN là môn học có tính tổng hợp vềQS,QP&AN do vậy trình độ và năng lực là tiêu chuẩn cơ bản để tạo nên chấtlượng giảng viên và ĐNGV Trình độ và năng lực của ĐNGV giáo dụcQP&AN ở các trung tâm GDQP trên địa bàn Hà Nội thể hiện ở trình độ lýluận chính trị, QS,QP &AN, trình độ nghiệp vụ chuyên ngành; trình độ nghiệp

vụ sư phạm… và phải có khả năng truyền thụ kiến thức, cảm hóa, giáo dục

Trang 28

đạo đức cách mạng, giáo dục nhân cách cho sinh viên đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ giáo dục của trung tâm, của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và sự nghiệp đẩymạnh CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ mới Trình độ và năng lực ĐNGV ởcác trung tâm GDQP trên địa bàn Hà Nội không chỉ là những tri thức vềQS,QP,AN, mẫu mực, tài năng sư phạm trước sinh viên, học viên, mà cònphải là những người tinh tế, nhanh nhạy, chủ động sáng tạo trong giải quyếtcác mối quan hệ nhất là với đồng nghiệp, với sinh viên nhằm tạo nên sự đồngthuận nhằm phát huy tính tích cực của người học, góp phần vào quá trình đổimới giáo dục - đào tạo ở các nhà trường

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

* Quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nâng cao là đưa lên cao hoặc lên mức caohơn”[60, 851] Theo đó, có thể hiểu nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trungtâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội là việc vận dụng các cách thức,biện pháp để tác động vào những yếu tố cấu thành chất lượng ĐNGV, làmcho các giá trị tạo nên chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&ANtriển cao hơn so với trước

Như vậy, có thể quan niệm: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay là tổng thể những chủ trương, biện pháp, cách thức của chủ thể và các lực lượng tham gia nhằm phát triển các giá trị tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm lên trình độ mới, cao hơn về chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh của trung tâm.

Quan niệm trên chỉ ra:

Mục đích nâng cao: Nhằm tạo ra một trình độ mới cao hơn về chất theo

đúng mô hình, mục tiêu đã xác định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất

Trang 29

lượng công tác giáo dục QP&AN và NCKH của trung tâm trong tình hình mới.Thực chất là làm cho ĐNGV ngày càng được hoàn thiện ở trình độ cao hơn,trên các yếu tố cấu thành từ số lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ và năng lực.

Chủ thể nâng cao: Chủ thể của nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục

QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN bao gồm cấp uỷ, ban giám hiệunhà trường đại học; cấp ủy, chỉ huy các trung tâm giáo dục QP&AN, ĐNGV;các cơ quan phòng, khoa, ban chức năng ở các trường đại học và trung tâmgiáo dục QP&AN; lãnh đạo chỉ huy các cơ quan đơn vị cử cán bộ sĩ quan biệtphái; các tổ chức, các lượng liên quan đến hoạt động QP&AN

Nội dung nâng cao nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ở cáctrung tâm giáo dục QP&AN cần tập trung nâng cao những yếu tố tạo thànhchất lượng đội ngũ nhất là phẩm chất, trình độ, năng lực của từng giảng viên.Phải tạo ra ĐNGV có số lượng và cơ cấu hợp lý, đồng bộ, cân đối, đảm bảo tỷ

lệ so với mức độ sinh viên tham gia học tập, rèn luyện hằng năm Trên cơ sở

đó tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lýluận chính trị, trình độ quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ của từng giảng viên

và toàn đội ngũ đáp ứng với sự phát triển nhiệm vụ giáo dục QP&AN của cáctrung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

Hình thức biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ởcác trung tâm giáo dục QP&AN là tổng thể các biện pháp cách thức của chủthể lực lượng trong thực hiện các nội dung đã xác định nhằm làm cho chấtlượng ĐNGV phát triển đạt tới một trạng thái chất lượng mới cao hơn trước

Đó là một quá trình, phải tiến hành nhiều khâu, nhiều bước, vừa tác động trựctiếp, vừa tác động gián tiếp đến giảng viên, qua đó tạo nên sự chuyển biến vàphát triển cả về số lượng, chất lượng người giảng viên và cơ cấu đội ngũ; làmcho chất lượng của ĐNGV ngày càng được hoàn thiện ở trình độ cao hơnthuộc tất cả các yếu tố cấu thành từ số lương, cơ cấu, phẩm chất, trình độ vànăng lực; làm cho đội ngũ trưởng thành ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp giáodục QP&AN giai đoạn hiện nay

Trang 30

* Tiêu chí đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể và lực lượng tham gia quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm

giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu để sử dụng xem xét, đánh giá thựctrạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dụcQP&AN trên địa bàn Hà Nội hiện nay Bởi nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội là kết quả tổnghợp của nhiều yếu tố: sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các chủ thế, sự thamgia của các lực lượng và sự tự thân vận động của từng giảng viên Sử dụngtiêu chí này, khi xem xét, đánh giá cần căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản sau:Nhận thức của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường đại học, các cơ quanchức năng của trường đại học; cấp ủy, chỉ huy đơn vị cử cán bộ biệt phái; chi

uỷ, chi bộ và cán bộ, đảng viên của trung tâm về vị trí vai trò của ĐNGV vàchất lượng của ĐNGV, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường đạihọc, các cơ quan chức năng của nhà trường; cấp ủy, chỉ huy cử cán bộ biệtphái; chi ủy, chi bộ trung tâm giáo dục QP&AN, đội ngũ đảng viên trongquán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo,hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Đi sâu đánh giá sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, cán bộ chủ trìcủa trung tâm trong việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị của trên, hướng dẫn của

cơ quan chức năng về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâmgiáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội Nghị quyết lãnh đạo, chương trình, kếhoạch của cấp uỷ, chỉ huy trung tâm trong lãnh đạo triển khai tổ chức thực

Trang 31

hiện nhiệm vụ giáo dục QP&AN, nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dụcQP&AN ở trung tâm Đánh giá ý thức, trách nhiệm hướng dẫn của các cơquan chức năng, của tố chức quần chúng có liên quan đến nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN của trung tâm.Chỉ rõ mức độ chuyến biến nhận thức đúng và chưa đúng, trách nhiệm caohay thấp của chủ thể, các lực lượng tham gia nâng cao chất lượng ĐNGV.

Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội.

Đây là tiêu chí rất quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng ĐNGV Vậndụng tiêu chí, cần đi sâu đánh giá mức độ chính xác, khoa học, hợp lý củaviệc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, nội dung chủ yếu, chỉ tiêu phấn đấucủa từng cán bộ, giảng viên trong từng thời gian, nhiệm vụ cụ thể (năm, quý,tháng, nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên, đột xuất) Xem xét, đánh giá mức

độ quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của trên, đánh giá chính xác tình hình, đặcđiếm của ĐNGV giáo dục QP&AN ở trung tâm đế đề ra các mục tiêu, nhiệm

vụ lãnh đạo cụ thể, thiết thực Cần đi sâu đánh giá các chủ trương, biện pháp

mà chi bộ đề ra để thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp nâng cao trongtừng thời gian, điều kiện cụ thể, khắc phục khâu yếu mặt yếu, xác định cáckhâu đột phá

Xem xét các nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao còn phải xem xétcác nội dung, biện pháp tự học tập, tự rèn luyện nâng cao của từng giảng viên

và cả ĐNGV Đồng thời xem xét ý chí quyết tâm của đội ngũ giảng viên trongxây dựng và tố chức thực hiện kế hoạch tự rèn luyện tu dưỡng; tính khả thicủa các nội dung, biện pháp, cách thức tiến hành của từng giảng viên

Ba là, sự chuyển biến tiến bộ về chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Đây là tiêu chí phản ánh kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chứcđảng cấp trên và sự nỗ lực phấn đấu của các chi uỷ, của ĐNGV ở các trung

Trang 32

tâm gióa dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội Sử dụng tiêu chí này để xem xét,đánh giá, trước hết cần xem xét năng lực quán triệt, cụ thể hoá, vận dụng nghịquyết, chỉ thị của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên, đề ra chủ trương, biện pháplãnh đạo, chỉ đạo Đánh giá năng lực triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết,năng lực kiểm tra giám sát; sơ tổng kết rút kinh nghiệm của chi uỷ, chi bộlãnh đạo nâng cao chất lượngĐNGV Xem xét trách nhiệm của từng giảngviên tự rèn luyện, tu dưỡng, nói đi đôi với làm trong giảng dạy, NCKH vàquản lý sinh viên Xem xét kết quả lãnh đạo thực hiện nâng cao chất lượngĐNGV của chi bộ, kết quả học tập, rèn luyện và sự chuyển biến về chất lượngcủa ĐNGV, đi sâu đánh giá kết quả nâng cao ở chất lượng giáo dục QP&ANcho sinh viên và chất lượng NCKH của trung tâm.

Các tiêu chí trên có mối quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau, mỗi tiêuchí có nội dung, yêu cầu xem xét, đánh giá khác nhau Khi vận dụng xem xét,đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dụcQP&AN trên địa bàn Hà Nội cần bám sát các dấu hiệu ở từng tiêu chí đã chỉ

ra để vận dụng xem xét, đánh giá chính xác

* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

Một là, nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN phải quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, nhiệm vụ của quân đội, của nhà trường và trung tâm.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng trong xây dựng và tổ chức

thực hiện các nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN Xét về bản chất việc nâng cao chất lượng ĐNGV ở các

trung tâm giáo dục QP&AN là những vấn đề liên quan đến cán bộ, công táccán bộ với một đối tượng cụ thể, trong một lĩnh vực đặc thù là giảng dạy,NCKH ở các trung tâm giáo dục QP&AN

Trang 33

Để nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&ANtheo đúng hướng và đạt kết quả thiết thực, các cấp uỷ đảng phải luôn bám sátđường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, nhiệm vụ của quân đội,nhất là phải nắm vững đường lối quan điểm nguyên tắc của Đảng về công táccán bộ và những tiêu chuẩn của người cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, lấy

đó làm tiêu chí căn bản để đánh giá và xác định mục tiêu, phương hướng,giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN.Cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trungương tám (khoá XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đểvận dụng xây dựng kế hoạch, xác định chủ trương biện pháp nâng cao sátyêu cầu nhiệm vụ

Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức điều hành của cán

bộ chủ trì các cấp.

Cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp là chủ thể nâng cao chất lượng ĐNGVgiáo dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN Mọi hoạt động nâng caophải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì mớiđảm bảo đi đúng hướng và đem lại hiệu quả Cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộchủ trì ở các trung tâm phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tráchnhiệm nâng cao chất lượng ĐNGV, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ theophạm vi được phân công, phân cấp, theo đúng đường lối của Đảng và nghịquyết của cấp uỷ cấp trên

Cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp cần bám sát nghị quyết của cấp ủy, chỉthị thị, kế hoạch của cấp trên để có những chủ trương biện pháp lãnh đạo chỉđạo nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN Đồngthời, chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả thực hiện và quản lý chặt chẽcác nội dung về nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ở các trungtâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

Trang 34

Ba là, nâng cao chất lượng ĐNGV phải được tiến hành một cách toàn diện với các giải pháp đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm và những hình thức, bước đi phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của trung tâm giáo dục QP&AN

Chất lượng ĐNGV ở trung tâm giáo dục QP&AN là kết quả tổng hợpcủa các yếu tố: số lượng, cơ cấu và chất lượng của từng giảng viên Quá trìnhnâng cao chất lượng ĐNGV ở trung tâm giáo dục QP&AN phải nâng cao chấtlượng toàn diện, đồng bộ tất cả các yếu tố đó Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạnkhác nhau, ở mỗi tập thể ĐNGV khác nhau, lại có những yêu cầu cụ thể khácnhau, trong những điều kiện khác nhau của các trung tâm

Do vậy, trong khi nghiên cứu, xác định những chủ trương, biện phápnâng cao chất lượng ĐNGV các chủ thể cần có quan điểm toàn diện, lịch sử,

cụ thể Đồng thời, phải xác định trọng tâm, trọng điểm khâu đột phá để cónhững nội dung, biện pháp thiết thực bảo đảm tính khả thi, tính hiệu quả nângcao chất lượng ĐNGV ở trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội

Bốn là, quá trình nâng cao chất lượng ĐNGV giáo dục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà nội phải kết hợp chặt chẽ giữa

sự quan tâm của tổ chức với sự nỗ lực phấn đấu của từng giảng viên.

Nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địabàn Hà Nội là một quá trình rất lâu dài và công phu đòi hỏi phải giải quyếtđúng đắn mối quan hệ giữa trách nhiệm của tổ chức và ý thức tự tu dưỡng, rènluyện của từng giảng viên Đây là hai mặt của một quá trình, mỗi mặt đều có

vị trí, vai trò riêng, trong đó, phát huy tính tích cực, tự giác học tập, phấn đấucủa từng giảng viên bao giờ cũng là vấn đề có ý nghĩa trực tiếp quyết định

Vận dụng nguyên tắc này, cần phải khéo kết hợp chặt chẽ nhiềuhình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của nhiều lựclượng Kết hợp chặt chẽ việc phát huy vai trò của tổ chức với tư cách là

Trang 35

chủ thể và tính tích cực tự giác của mỗi giảng viên với tư cách là đốitượng nâng cao chất lượng Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và pháthuy vai trò của tổ chức trong mỗi khâu, mỗi bước của quy trình nâng caovới việc giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất năng lực,phương pháp tác phong công tác cho giảng viên Kết hợp các hình thứcđào tạo, bồi dưỡng dài hạn với ngắn hạn, kết hợp đi thực tế nắm tình hìnhthực tiễn ở cơ sở Đồng thời, phải động viên tính tích cực, tự giác, tínhchủ động sáng tạo của từng giảng trong việc tự học tập, tự rèn luyện, hìnhthành nhu cầu, động cơ học tập, lòng quyết tâm, sự nỗ lực cố gắng vươnlên để tự hoàn thiện và khẳng định mình; biến quá trình đào tạo, bồidưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, làm cho người giảng viên

tự giác, tự kiểm tra, kiểm soát mọi hành động của mình, luôn nghiêm khắcvới chính mình để tự phấn đấu vươn lên

Năm là, nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội phải gắn liền với mục tiêu yêu cầu xây dựng đội ngũ cán

bộ, xây dựng đội ngũ nhà giáo trong Quân đội thời kỳ mới.

Nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN là mộtnội dung cụ thể nhằm thực hiện chiến lược cán bộ trong Quân đội thời kỳ mới.Bởi vậy, mọi chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV phải gắn chặtvới thực hiện mục tiêu yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng đội ngũnhà giáo trong Quân đội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạotrong thời kỳ mới

Phải trên cơ sở cụ thể hóa tiêu chí cán bộ, công tác cán bộ để tuyển chọn, bồi dưỡng tạo nguồn; xây dựng quy trình đánh giá đúng chất lượng giảng viên Trên cơ sở đánh giá đúng thực chất ĐNGV là cơ sở lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ trì phải gắn với chuẩn bị nhân sự, kiện toàn cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì, cấp ủy viên gắn với các kỳ đại hội.

Trang 36

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

1.2.1 Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội

* Những ưu điểm cơ bản

vụ Các cấp ủy trung tâm giáo dục QP&AN đã có những chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức sư phạm, nâng cao năng lựcchuyên môn và phương pháp giảng dạy cho ĐNGV Nhiều giảng viên đã được

cử đi học ngoại ngữ, tin học, học đại học văn bằng 2 và sau đại học để phục

vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và NCKH Các trung tâm giáo dục QP&AN

đã chú trọng tổ chức tập huấn cho giảng viên, cử giảng viên tham gia các lớptập huấn do cấp trên tổ chức; thường xuyên cập nhật kiến thức mới, thốngnhất về phương pháp tổ chức giáo dục QP&AN, biên soạn giáo trình, nângcao chất lượng đề cương chi tiết môn học Các trường đại học có trung tâmgiáo dục QP&AN luôn động viên, khuyến khích ĐNGV tích cực tham gia cáchội thi, hội thao của cấp trên như: thi bắn súng ngắn K54, thi báo cáo viên giỏi;thi giảng viên giáo dục QP&AN giỏi do quân đội và Bộ GD&ĐT tổ chức Đồngthời, phối hợp với đơn vị quản lý sĩ quan biệt phái chọn cử nhiều giảng viên đibồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ ở các trường trong và ngoài quân đội Nhờ đó,phần lớn giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nội đãđáp ứng tiêu chí người giảng viên đại học

Trang 37

Các cấp ủy Đảng ở nhà trường và các trung tâm giáo dục QP& đã lãnhđạo, chỉ đạo quản lý ĐNGV toàn diện về phẩm chất, năng lực, sức khỏe, cácmối quan hệ xã hội, chế độ sinh hoạt và làm việc theo nền nếp chính quy.Thực hiện nghiêm túc quy định hành chính quân sự, duy trì việc kiểm tra sổsách, phê duyệt giáo án, kiểm tra giáo dục QP&AN thường xuyên theo từngcấp Thông qua tự kiểm điểm đảng viên, nhận xét cán bộ hàng năm để có biệnpháp nâng cao chất lượng giảng viên phù hợp Tăng cường kiểm tra các mốiquan hệ xã hội của giảng viên, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện sai sót, lệchlạc trong quan hệ xã hội.

Đảng ủy trường đại học đã phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị quânđội cử cán bộ biệt phái đã kết hợp làm tốt quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồidưỡng và bổ nhiệm cán bộ Mọi vấn đề về nhân sự cán bộ đều do cấp uỷ trungtâm giáo dục QP&AN đề nghị và được tập thể Thường vụ, Đảng ủy Nhàtrường bàn bạc quyết định và được tiến hành theo một quy trình thống nhất,chặt chẽ, chính quy, theo hướng công khai, dân chủ, do đó việc bố trí sử dụng

và đề bạt, bổ nhiệm giảng viên giáo dục QP&AN đúng đắn và phù hợp

Thứ hai, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiều đổi mới.

Căn cứ vào tiêu chuẩn người cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, cấp ủyđảng ở các nhà trường đại học có trung tâm giáo dục QP&AN đã tiến hành

xây dựng tiêu chuẩn chức danh giảng viên giáo dục QP&AN làm cơ sở để

phối hợp với các đơn vị quân đội cử cán bộ biệt phái xem xét, lựa chọnĐNGV đảm bảo đúng tiêu chuẩn Các cấp uỷ đảng ở trung tâm đã phối kếthợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội cử cán bộ biệt phái quy hoạch tổng thểĐNGV và quy hoạch cán bộ chủ trì cấp khoa và bộ môn ở trung tâm 5 năm 1lần Xác định rõ chỉ tiêu chuyển ra, bổ sung, đi học, đi thực tế cho từng năm.Thực hiện được mục đích của công tác quy hoạch là bảo đảm được số lượng,chất lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ giảng viên, đáp ứng yêu

Trang 38

cầu, nhiệm vụ của từng khoa và bộ môn Căn cứ vào kết quả xem xét đánhgiá giảng viên giáo dục QP&AN hàng năm, Đảng ủy nhà trường đã phối kếthợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội cử cán bộ biệt phái lãnh đạo, chỉ đạoxem xét, điều chỉnh bổ sung quy hoạch và tuyển chọn ĐNGV Đối với mỗichức danh cán bộ chủ trì khoa và bộ môn đều đảm bảo hai nguồn kế cận và dựbị; đưa công tác quy hoạch ĐNGV giáo dục QP&AN đã cơ bản đi vào nềnnếp Trên cơ sở đó đề ra chủ trương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượngtrình độ và năng lực cho từng vị trí, chức danh, điều chỉnh trong nội bộ, mặtkhác xin trên điều động để bổ sung vào số giảng viên thiếu, từng bước giảiquyết vấn đề số lượng, khắc phục dần tình trạng thiếu giảng viên ở một sốkhoa, bộ môn Cùng với việc giải quyết về số lượng, nhà trường cũng rất quantâm đến vấn đề củng cố, kiện toàn về cơ cấu của ĐNGV theo hướng trẻ hóađội ngũ cán bộ, có sự kế thừa và kết hợp vững chắc giữa các độ tuổi Nhìnchung cơ cấu của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay cơ bản

đã được cải thiện, tính hợp lý, tính đồng bộ đã từng bước được nâng lên từngbước vững chắc

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chất lượng toàn diệncho ĐNGV được các trung tâm đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằngnhiều hình thức phong phú đa dạng Cùng với đào tạo cơ bản, nhà trường vàcác đơn vị quân đội đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tại chức, nâng caochất lượng bản lĩnh nghề nghiệp và năng lực sư phạm cho ĐNGV Hằng năm,vào năm học mới, nhà trường đều tổ chức tập huấn cho giảng viên Tổ chứcrút kinh nghiệm về phương pháp giảng bài giáo dục QP&AN; phương phápnghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo khoa học, mời các chuyên gia nóichuyện chuyên đề Đẩy mạnh các hoạt động sư phạm như giảng thử, giảngmẫu, kiểm tra giảng dạy, tổ chức thi giảng viên dạy giỏi Vì vậy, trình độ nhậnthức, mặt bằng kiến thức, trình độ năng lực ĐNGV được nâng lên, phươngpháp giảng dạy có nhiều chuyển biến tốt Nhà trường đã vận dụng phương

Trang 39

pháp dạy học tích cực với việc sử dụng trang thiết bị dạy học tương đối hiệnđại, 100% giảng viên giáo dục QP&AN lên lớp đều sử dụng thành thạo trìnhchiếu Powerpoint.

Thứ ba, ý thức trách nhiệm tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ,

năng lực bản thân của đội ngũ giảng viên đã được nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Phần lớn của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN được đào tạo

cơ bản, đã trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở các đơn vị cơ sở, cónhiều kinh nghiệm trong công tác Tuyệt đại đa số đều có nhu cầu phấn đấu,rèn luyện, luôn biết tự định hướng trong phấn đấu, rèn luyện của bản thân đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người giảng viên, với yêu cầu của hoạt độngtrong lĩnh vực quân sự đặc thù ĐNGV thực sự là chủ thể tích cực của quátrình tự giáo dục, rèn luyện bản thân, tự kiểm tra, kiểm soát được hành vi của

cá nhân, nghiêm khắc với những sai lầm khuyết điểm, tự giác tu dưỡng, rènluyện ở mỗi lúc, mỗi nơi không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực trí tuệ

Nhìn chung trình độ nhận thức, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổchức hoạt động thực tiễn, trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trình độhọc vấn của ĐNGV ở các trung tâm giáo dục QP&AN đã ngày càng đượcnâng lên Cùng với sự phát triển về năng lực nhận thức, năng lực tư duy, nănglực tổ chức hoạt động thực tiễn, giảng dạy và nghiên cứu khoa học củaĐNGV cũng được nâng lên một bước Hầu hết giảng viên đã biết vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,đường lối của Đảng và nghị quyết chỉ thị của cấp trên vào điều kiện cụ thểcủa trung tâm giáo dục QP&AN Trên cơ sở đó, chất lượng giảng dạy vànghiên cứu khoa học của các trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn Hà Nộingày càng cao hơn Hiện nay, có 40% giảng viên có thể đảm nhiệm giảng dạytoàn bộ chương trình của bộ môn có chất lượng cao Nhiều giảng viên cóphương pháp giảng dạy tốt Số giờ giảng bình quân của giảng viên các khoa

Trang 40

đều đạt và vượt giờ chuẩn của giảng viên chính Năng lực giảng dạy củaĐNGV được chứng minh trong thực tiễn ĐNGV thường xuyên hoàn thànhtốt các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Tỷ lệ giảng viên dạy giỏihàng năm đạt 17,08%.

Đại bộ phận ĐNGV đã phát huy được vai trò tiền phong gương mẫucủa người cán bộ sĩ quan quân đội, người đảng viên, người giảng viên giáodục QP&AN; chính những suy nghĩ và việc làm của họ đã có tác dụng cảmhoá và lôi cuốn cán bộ, nhân viên và sinh viên trong toàn trung tâm cố gắngphấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ Đánh giá chung mức độ hoàn thànhnhiệm vụ hàng năm có 100% giảng viên hoàn thành nhiệm vụ chức trách,trong đó có 23% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 31% hoàn thành khá nhiệm vụ,không có giảng viên nào vi phạm kỷ luật nghiêm trọng Các chi bộ hàng nămđều đạt trong sạch vững mạnh

Thứ tư, chất lượng đội ngũ đảng viên ở các trung tâm giáo dục quốc

phòng và an ninh trên địa bàn Hà Nội đã từng bước đạt được những thành quả đáng khích lệ.

Hiện nay, số lượng ĐNGV giáo dục QP&AN đạt 52% so với nhu cầubiên chế Đã có sự chuyển biến tương đối toàn diện cả về cơ cấu nhóm ngành,cấp bậc quân hàm, độ tuổi, trình độ học vấn…đã tạo được sự cân đối về tỷ lệgiữa các nhóm ngành của giảng viên Tỷ lệ giảng viên trẻ được tăng dần đạt35%, tỷ lệ cân đối về tuổi quân, tuổi đời, cấp bậc quân hàm, thâm niên giảngdạy có sự chuyển biến tương đối toàn diện Phẩm chất chính trị, đạo đức lốisống của ĐNGV giáo dục QP&AN trong thời gian qua, trước những khó khănthách thức, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới

và trong nước vẫn giữ vững và phát huy được bản chất truyền thống cáchmạng; kiên định lập trường giai cấp công nhân, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng

và con đường đi lên CNXH, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH

Ngày đăng: 01/10/2016, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w