1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi DƯỠNG NĂNG lực GIẢNG dạy CHO đội NGŨ GIẢNG VIÊN ở các TRUNG tâm GIÁO dục CHÍNH TRỊ cấp HUYỆN TRÊN địa bàn TỈNH sóc TRĂNG HIỆN NAY

103 611 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, đội ngũ cán bộ bao giờ cũng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân tố trực tiếp quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bất cứ chính sách, công tác gì, có cán bộ tốt thì thành công…không có cán bộ tốt thì hỏng việc”, và vì thế Người luôn nhắc nhở Đảng ta trong bất cứ hoàn cảnh điều kiện nào cũng phải coi: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” 26 tr 269273. Trong thực tiễn hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng toàn bộ các khâu của công tác cán bộ như chăm lo tạo nguồn, lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và xây dựng chính sách đãi ngộ…bảo đảm cho đội ngũ cán bộ của Đảng luôn có sự phát triển và nối tiếp vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, đội ngũ cán bộ bao giờ cũnggiữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân tố trực tiếp quyết định sự thành bại củacách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bất cứ chính sách, công tác gì, có cán

bộ tốt thì thành công…không có cán bộ tốt thì hỏng việc”, và vì thế Người luôn nhắcnhở Đảng ta trong bất cứ hoàn cảnh điều kiện nào cũng phải coi: “Huấn luyện cán bộ

là công việc gốc của Đảng” [26 tr 269-273] Trong thực tiễn hơn 80 năm lãnh đạocách mạng Việt Nam, Đảng ta đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọngtoàn bộ các khâu của công tác cán bộ như chăm lo tạo nguồn, lựa chọn, đào tạo bồidưỡng, quản lý, sử dụng và xây dựng chính sách đãi ngộ…bảo đảm cho đội ngũ cán

bộ của Đảng luôn có sự phát triển và nối tiếp vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

Hơn 80 năm qua công tác giáo dục lý luận chính trị được Đảng ta tiếnhành thường xuyên và liên tục, ngày càng sâu rộng và có bước phát triển mới.Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung, biện pháp trong công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng,lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duyđổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu củathời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá

Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộccấp ủy và ủy ban nhân dân huyện, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở về lý luận chính trị, quản lý Nhànước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng,chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Trung tâmBDCT cấp huyện không chỉ là địa chỉ quan trọng để truyền bá hệ tư tưởng, cácquan điểm đường lối của Đảng, phổ biến chính sách và pháp luật Nhà nước đếncán bộ, đảng viên và nhân dân mà góp phần nâng cao chất lượng hệ thống

Trang 2

chính trị, năng lực hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở của tỉnh SócTrăng, đồng thời tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trongnhân dân và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyếtđịnh chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm BDCT cấp huyện.

Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp,đội ngũ giảng viên ở trung tâm BDCT cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng có sựphát triển toàn diện cả số lượng, cơ cấu và chất lượng Năng lực nghiệp vụ nóichung, đặc biệt là năng lực giảng dạy có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm, nâng cao hiệu quả hoạt động của

hệ thống chính trị trong Tỉnh

Tuy nhiên năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở trung tâmBDCT các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn bộc lộ những bất cập, khảnăng tự nghiên cứu các chỉ thị văn bản và cập nhật tài liệu của đội ngũ giảngviên còn hạn chế, kỹ năng xây dựng bài giảng và phương pháp sư phạm củamột số giảng viên còn chưa thật nhuần nhuyễn, khả năng khai thác, sử dụngcác trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của nhiều giảng viên chưathật hiệu quả, khả năng vận dụng lý luận vào lý giải các vấn đề thực tiễn củađội ngũ giảng viên chưa thật sâu sắc và thuyết phục, kỹ năng ứng xử trướccác tình huống sư phạm của một số giảng viên vẫn còn hạn chế

Để thực hiện chủ trương: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tư tưởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp”, các trung

tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cần triển khai nhiều biệnpháp, trong đó nội dung biện pháp mang tính đột phá là nâng cao năng lực

chuyên môn cho đội ngũ giảng viên Vì thế, chọn nghiên cứu vấn đề “Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay” vừa có tính cấp thiết,

vừa có ý nghĩa thiết thực

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Việc nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị các trường chínhtrị được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhà khoa học từ trung ương đến

cơ sở quan tâm nghiên cứu Có nhiều đề tài cấp Nhà nước, nhiều luận văn, luận

án, hội nghị, hội thảo khoa học, bài viết đăng trên các sách, tạp chí bằng các cáchtiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng đã đề cập đến vấn đề này,

cụ thể như:

* Nhóm các đề tài khoa học

Đề tài KX 10-09D do PGS.TS Tô Huy Rứa nghiên cứu: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học cao đẳng, HN, 1994; Đề tài KX 10 - 09B của TS Nguyễn Việt Chiến, “Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; Đề tài khoa học cấp bộ, của PGS.

TS Hoàng Đình Cúc (Chủ nhiệm đề tài), “Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh H 2008; Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 22 do PGS.TS Ngô Ngọc

Thắng (Chủ nhiệm đề tài năm 2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay; “Nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hiện nay”, đề

tài khoa học cấp học viện, (2001), Tiến sĩ Tô Xuân Sinh làm chủ nhiệm

Các đề tài đã tập trung nghiên cứu, luận giải về vai trò đội ngũ giảng viên

lý luận chính trị; chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong hệthống các trường chính trị của nước ta; nghiên cứu vận dụng tư tưởng của các nhàkinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục chính trị và xây dựngđội ngũ giảng viên chính trị của Đảng; luận giải về điều kiện, yêu cầu nhiệm vụcách mạng trong tình hình mới, xác định những yêu cầu và đề xuất những giải

Trang 4

pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trịtrong các trường chính trị trong giai đoạn hiện nay.

* Nhóm các luận văn, luận án

Đỗ Thị Thìn (2008): “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục

lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Nguyên” Luận văn thạc sĩ, trung tâm khoa học, tài liệu – Đại học Thái Nguyên; Đàm Thế Sử (2011): “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh” Luận văn thạc sĩ, trung tâm khoa học, tài liệu – Đại học Thái Nguyên; “Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong diễn tập chiến thuật của cán bộ chính trị cấp phân đội ở Binh chủng Tăng - Thiết giáp giai đoạn hiện nay”,

Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Hồ Viết Thanh Học viện Chính trị

Quân sự, (2005); “Bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu Binh đoàn Cửu Long hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Lê Đức

Lự Học viện Chính trị Quân sự, (2006); “Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác tư tưởng cho học viên đào tạo CTV đại đội ở Học viện Chính trị Quân sự hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, tác giả Bùi Thanh Cao, Học viện Chính trị Quân

sự, (2007); “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Bùi Hữu Nghị Học viện Chính trị Quân sự, (2007); Nguyễn Đình Trãi: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy Mác – Lênin ở các trường chính trị tỉnh” Luận án tiến sĩ năm 2001; “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, tác giả Nguyễn Thanh Hùng; Lương Ngọc Vĩnh (2012) “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay” Luận án tiến sĩ khoa học chính trị; Mai Văn Lợi (2012) “Đổi mới hoạt động

Trang 5

của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Hậu Giang hiện nay”

Luận văn thạc sĩ

Các luận văn, luận án đã đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của quátrình bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũhọc viên đào tạo ở các bậc học tại các nhà trường quân sự; xây dựng và phân tích

rõ nội hàm khái niệm năng lực và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chỉhuy, quản lý và học viên đào tạo các cấp; chỉ rõ những vấn đề có tính nguyên tắctrong bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho các đối tượng, rút ra những bài học thànhcông, phân tích các tác động, chỉ rõ những yêu cầu và đề xuất hệ thống các giảipháp sát hợp, khả thi nhằm bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho các đối tượng đápứng yêu cầu chức trách và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Các luận văn,luận án là cơ sở để tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa trong quá trình xây dựng

đề tài của bản thân

* Nhóm các bài báo, tạp chí, sách

Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học và các luận văn, luận án,luận văn cũng đã tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trìnhnghiên cứu của các tác giả được đăng trên các sách, tạp chí chuyên ngànhnhư Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Công tác Tư tưởng - Văn hóa, Tạp chí Xâydựng Đảng, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, Tạp chí Lý luậnchính trị như:

Ngô Văn Thạo (2008), “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị”, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội; Phạm Huy Kỳ (2010), “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội; Tiến sĩ Phạm Tất Thắng (2010) “Công tác tư tưởng lý luận trong thời kỳ đổi mới: thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ngô Văn Quỳnh (2010) “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị nhằm nâng cao chất lượng học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị

cơ sở hiện nay”, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3, Hà Nội; Đặng Thị Nhiệt Thu (2010) “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong

Trang 6

các trường đại học và cao đẳng”; Trần Thị Tâm, “Xác định tính đặc thù của các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện để nâng cao chất lượng giảng dạy”, Tạp chí thông tin công tác tư tưởng, lý luận năm 2006; Ly Mí Lử, “Hà Giang nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền miệng”, Tạp chí

Tư tưởng – Văn hóa, tháng 8 năm 2006; Lê Ngọc Dính, “Đôi điều về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện”, Tạp chí

thông tin công tác Tư tưởng, lý luận, năm 2006 Tiến sĩ Vũ Ngọc Am (2011),

“Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo; Hồ Thanh Hải (2012) “Đổi mới phương pháp giảng dạy chính trị phải xuất phát từ nhu cầu “tự thân” mỗi giảng viên”, Tạp chí Tuyên giáo; Hội thảo (2015) “Nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các học viện, trường Công an nhân dân và Quân đội nhân dân”; Hội Thảo (2015) “Đổi mới phương pháp giảng dạy chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện Nghệ An”; Thông tin chuyên đề (2010)

“Vấn đề đổi mới công tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay”, học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh khu vục I

Có thể nói, những công trình nghiên cứu nêu trên với nội dungphong phú, phù hợp với phạm vi và mục tiêu cho từng đề tài đã góp phần làm

rõ nhận thức đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò và tính tất yếu về bồi dưỡngnăng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT, từ đó đã gópphần đáng kể làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phù hợp đểphát triển hơn nữa các trung tâm BDCT Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có côngtrình nào đề cập trực tiếp một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu chuyên sâu về

lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viêncủa các trung tâm BDCT Do vậy, đối với tác giả, đây là vấn đề mới, nhiều khókhăn, phức tạp, rất cần phải có nhiều tâm huyết và dày công nghiên cứu Khithực hiện đề tài này, cần kế thừa những yếu tố hợp lý từ thành quả của cáccông trình nghiên cứu khoa học đi trước, trực tiếp lý giải về lý luận và thực tiễnnhững vấn đề cần làm sáng tỏ thêm về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội

Trang 7

ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiệnnay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện tỉnh Sóc Trăng, đề xuất những giảipháp cơ bản bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trungtâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của độingũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồidưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấphuyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc

Trăng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâmbồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên 11 trung tâm bồidưỡng chính trị cấp huyện (08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.Các số liệu, tư liệu phục vụ luận văn được lấy từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng

Trang 8

sản Việt Nam, đặc biệt là; các văn bản, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trungương; nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng về giáo dục chính trị vàxây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảngviên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; thực tiễntiến hành giáo dục chính trị ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnhSóc Trăng, các báo cáo sơ, tổng kết hoạt động thực tiễn, những đánh giá có liênquan đến hoạt động giáo dục chính trị và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cáctrung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụngtổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đóchú trọng phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễnphương pháp kết hợp logíc với lịch sử, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn vàxin ý kiến chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp căn cứ khoa họccho cấp ủy đảng, ban giám đốc, các bộ phận chuyên môn, giảng viên (chuyêntrách và kiêm chức) các trung tâm BDCT nghiên cứu xác định chủ chương,biện pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đápứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục

vụ giảng dạy trong trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

6 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 1.1 Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên và những vấn đề cơ bản

về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

1.1.1 Đội ngũ giảng viên và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

*Khái quát tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đón nhận phần

hạ lưu của sông Hậu đổ ra Biển Đông Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tâybắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáptỉnh Trà Vinh, phía đông nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài khoảng

72 km Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 08 huyện: Thạnh Trị,Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Kế Sách;

02 thị xã: Ngã Năm, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng Có 109 đơn vị hànhchính cấp xã, phường (gồm 17 phường, 11 thị trấn, 81 xã) Dân số năm 2014 là1.300.826 người; trong đó dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm30,70% (có 399.463 người, với 92.000 hộ, là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmersinh sống đông nhất trong khu vực Tây Nam bộ), người Hoa chiếm 5,02% vàdân tộc khác chiếm 0,04%

Sóc Trăng nằm trên tuyến huyết mạch giao thông của cả nước là Quốc lộ

1 nối liền với các tỉnh trong cả nước; Quốc lộ 60 nối liền Sóc Trăng với cáctỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang;Quốc lộ 61 nối liền với các tỉnh như Hậu Giang, Kiên Giang Sóc Trăng nằmtrên các tuyến đường thủy quan trọng của vùng, đặc biệt là tuyến liên vận quốc

Trang 10

tế theo sông Hậu ra biển với hai cửa sông lớn là Định An và Trần Đề (còn gọi

là Tranh Đề) Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 3.311,6 km2, chiếmkhoảng 1% diện tích đất tự nhiên của cả nước và 8,3% diện tích của khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long Sóc Trăng là nơi có sự giao thoa của sinh hoạt vănhóa và các kiến trúc chùa chiền của 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer

Với vị trí như trên Sóc Trăng có điều kiện giao lưu với các tỉnh trongvùng và cả nước Đây là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nềnkinh tế mở của tỉnh trong cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập hiện nay

* Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Ngày 3/6/1995 Ban Bí thư Trung ương ban hành Quyết định100-QĐ/TW về việc tổ chức trung tâm BDCT cấp huyện, Ban Tổ chức Trungương và Ban Tư Tưởng – Văn hóa Trung ương đã kịp thời có hướng dẫn số 08-TC-TTVH/TW, ngày 26/8/1995 về việc thực hiện Quyết định 100-QĐ/TC-TTVH/TW Hướng dẫn đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ côngtác của các trung tâm BDCT cấp huyện, việc ban hành hướng dẫn này đã tạo sựthống nhất trong tổ chức hoạt động của trung tâm BDCT và giúp trung tâmBDCT đi vào hoạt động thường xuyên và có nề nếp

Thực hiện hướng dẫn số 08-TC-TTVH/TW, Ban Tổ chức Trung ương

và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã ban hành hướng dẫn số TTVH/TW ngày 28/8/2002 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Hướng dẫn 08-TC-TTVH/TW Ban Bí thư TW (khóa X) đã có Quyết định số 185-QĐ/TW ngày03/9/2008, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡngchính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, theo đó, một số nội dung hoạtđộng mới của các trung tâm bồi dưỡng chính trị được quy định là: tổ chức đàotạo về sơ cấp LLCT - hành chính, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,nghiệp vụ Xác định yêu cầu chung của chương trình sơ cấp LLCT - hành chính

2098-TC-là kênh phổ cập thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các kỹ năng cơ bản về hành

Trang 11

chính Quyết định cũng chỉ rõ yêu cầu để cập nhật kiến thức mới, xây dựng kỹnăng cho cán bộ, công chức cơ sở, các trung tâm BDCT cần thiết phải xây dựngchế độ bồi dưỡng chuyên môn hàng năm cho tất cả các đối tượng trong HTCTcủa quận, huyện và phường, xã.

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã có Quy định 184-QĐ/TT-VHngày 26/7/2002 về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận chongười học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, quy định các chươngtrình cấp giấy chứng nhận, đều kiện cấp giấy, việc tiến hành kiểm tra, đánh giákết quả học tập, xếp loại và mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp; Quy định 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương về quy chế giảngdạy và học tập của trung tâm BDCT cấp huyện, xác định rõ tiêu chuẩn, quyềnlợi, nhiệm vụ của người dạy và người học, giúp cho đội ngũ giảng viên của cáctrung tâm BDCT ngày càng được chuẩn hoá, đồng thời bản thân giảng viên, họcviên cũng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụdạy và học lý luận chính trị

Cùng với các quy định về công tác giáo dục LLCT nêu trên, các trungtâm bồi dưỡng chính trị còn thực hiện một số văn bản của trung ương về nângcao chất lượng hoạt động của công tác tuyên truyền miệng: Chỉ thị 14-CT/TWngày 3/8/1997 về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên củaĐảng Chỉ thị đã xác định rõ báo cáo viên và tuyên truyền viên là lực lượngtuyên truyền miệng có tổ chức của Đảng, lực lượng này hoạt động theo sự chỉđạo của các cấp uỷ từ trung ương đến cơ sở; Thông báo số 71-TB/TW ngày07/6/1997 về tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng;Hướng dẫn số 606-HD/TTVH ngày 24/7/1997 về thực hiện Thông báo số 71của Thường vụ Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyêntruyền miệng; Tổng kết 30 thực hiện chỉ thị 71 của thường vụ Bộ Chính trị vềtăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng ngày 15/10/2007của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quảcông tác tuyên truyền trong tình hình mới…

Trang 12

Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóaVII) về tổ chức trung tâm bồi dưỡng chính trị ở cấp huyện UBND tỉnh Sóc Trăngban hành Quyết định số 1218/QĐ.TCCB.1995 ngày 05 tháng 12 năm 1995 củaChủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về đổi tên Trường chính trị các huyện, thị thànhTrung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị Các cấp ủy đã tiến hành thành lậptrung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị và tổ chức hoạt động theo chức năngnhiệm vụ quy định của Trung ương và của tỉnh Sóc Trăng Trên địa bàn tỉnh SócTrăng hiện có 11 trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố Biên chế, của mỗitrung tâm (4 – 6 biên chế) tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương và sốbiên chế do cấp ủy địa phương quyết định Trung tâm bồi dưỡng chính trị cóđội ngũ cán bộ gồm: giám đốc, phó giám đốc, cán bộ hành chính Ngoài sốbiên chế theo quy định Trung tâm bồi dưỡng chính trị được thực hiện chế độgiảng viên kiêm chức

Trung tâm BDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủyban nhân dân cấp huyện, đặc dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên củaban thường vụ cấp ủy cấp huyện Trung tâm BDCT cấp huyện có chức năngđào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong

hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đàotạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chươngtrình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ đảng viên trên địabàn cấp huyện Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụcông tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng viên (là cấp uỷ viên

cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở Bồi dưỡng chính

Trang 13

trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; cácchuyên đề theo theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ và Ban Tuyên giáoTrung ương Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách cho đội ngũ báocáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêucầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Về cơ sở vật chất và thiết bị, 11/11 trung tâm đều có hội trường mở lớp,

có sức chứa từ 250 chỗ ngồi đến dưới 100 chỗ ngồi Có 06 phòng học nhỏ (hộitrường nhỏ), có sức chứa từ 30 – 50 chỗ ngồi, chủ yếu sử dụng cho công tácthảo luận Thư viện 07/11 trung tâm có thư viện, tuy nhiên thư viện thường gắnvới phòng làm việc của trung tâm, đảm bảo nơi lưu giữ sách, tài liệu, thiếu chỗtham khảo, đọc, nghiên cứu, số đầu sách còn rất hạn chế có 03/11 trung tâm có

từ 100 đến 200 đầu sách còn lại mỗi trung tâm có khoảng 20 đầu sách Có01/11 trung tâm có nhà ăn học viên; có 08/11 trung tâm có phòng nghỉ cho họcviên, tuy nhiên, số lượng ở một vài trung tâm còn ít Có 02/11 trung tâm có nhà

để xe Thiết bị giáo dục: có 11 máy chiếu (01 trung tâm chưa có máy chiếu); vitính có 45 cái; bàn ghế học viên cơ bản đáp ứng theo từng hội trường; tuy nhiênmột số ít tận dụng bàn ghế cũ để học tập

Cơ sở vật chất của một số trung tâm do tận dụng các cơ sở cũ của một sốngành từ trước, lại đầu tư chắp vá nên hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng hoặcchật hẹp Một số trung tâm được đầu tư mới, nhưng không theo quy chuẩn, chỉ

có hội trường và phòng làm việc của cán bộ trung tâm, khuôn viên chật hẹp

Cơ sở vật chất các trung tâm hiện tại chưa thật sự tương xứng với tầm quantrọng và mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị chođội ngũ cán bộ, đảng viên cấp huyện, xã hiện nay

Các trung tâm nằm quá xa trung tâm tỉnh (xa nhất là là các trung tâmBDCT thị xã Ngã Năm 60km, Vĩnh Châu 45 km, Cù Lao Dung 40km nhưngphải qua sông Hậu bằng phà) Chính vì thế việc thỉnh giảng các cán bộ cấp tỉnhgặp rất nhiều khó khăn, nhất là các lớp trung cấp LLCT, do đường quá xa cộng

Trang 14

thêm chế độ chưa thoả đáng nên các trung tâm mới chủ yếu mời được cácgiảng viên kiêm chức cấp huyện.

* Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Theo từ điển tiếng Việt, “Giảng viên: 1 Tên gọi chung người làmcông tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấnluyện, các trường trên bậc phổ thông 2 Học hàm của người làm công tácgiảng dạy ở trường đại học, dưới giáo sư” [48, tr.376] Thuật ngữ giảngviên bao hàm cả những yêu cầu về phẩm chất và năng lực ở hai cấp độkhác nhau, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, còn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

để xây dựng những tri thức mới hoặc ứng dụng những tri thức mới vàohoạt động xã hội Trong khi đó đối với giáo viên, nhiệm vụ nghiên cứukhoa học không được đặt ra thành một tiêu chí đánh giá, phấn đấu

Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyệntrên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy lý luận Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương, đường lối của Đảng và chínhsách pháp luật của Nhà nước Học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, nghiên cứu thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,góp phần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địaphương; góp phần phát triển lý luận, đường lối đấu tranh chống nhữngluận điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Hiện nay, đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địabàn tỉnh Sóc Trăng bao gồm 02 đối tượng:

Đội ngũ giảng viên có trong biên chế của các trung tâm bao gồm: 48 đồngchí, trong đó trên 45,8% đã được đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị,23% được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị Đội ngũ giảng viên ở cáctrung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có năng lực, trình độ

Trang 15

cũng như kinh nghiệm lãnh đạo thực tế, có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy chođối tượng người học đa dạng về trình độ, cương vị công tác.

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo chuyên đề được các trung tâm mờitheo yêu cầu của nội dung chuyên đề và đối tượng người học của mỗi lớp bồidưỡng Đối tượng này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các ban, ngành cấphuyện và tỉnh Do điều kiện các trung tâm BDCT nằm xa trung tâm tỉnh, đường

đi lại khó khăn, nên phần lớn số giảng viên thỉnh giảng ở các trung tâm BDCTcấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay là cán bộ lãnh đạo, chủ chốtcấp huyện

Đội ngũ giảng viên (cả trong biên chế và thỉnh giảng) ở các trung tâmbồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đều là đảng viênchính thức Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chấtđạo đức, có tố chất sư phạm, sức khoẻ tốt, có trình độ chính trị từ trung cấp trởlên và được đào tạo một chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực giảng dạy đãqua thực tế công tác, có phương pháp sư phạm và đào tạo nghiệp vụ sư phạm,

đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ giảng viên trong các trung tâm BDCT cấphuyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Tuy nhiên, do số lượng giảng viên trong biên chế các trung tâm quá ít, sốgiảng viên thỉnh giảng phân tán và bận công việc chuyên môn, trong khi khốilượng và phạm vi bồi dưỡng cho các đối tượng ở các trung tâm ngày một pháttriển, vì thế, các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đanggặp nhiều khó khăn trong bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên trong quátrình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chính trị cho các đối tượng

* Đặc điểm cơ bản của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đội ngũ giảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có tuổi đời và trình độ đa dạng Tuổi đời đội ngũ

giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đa phần

từ 35 đến 55 tuổi, một số ít trên 55 tuổi Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ

Trang 16

giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện là từ trung cấp trở lên; hầu hết đãđược bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; có trình độ cao đẳng, đại học về mộtchuyên ngành Đội ngũ giảng viên có trong biên chế của các trung tâm baogồm: 48 đồng chí, trong đó trên 45,8% đã được đào tạo trình độ cao cấp lý luậnchính trị, 23% được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị Đội ngũ giảngviên kiêm nhiệm là các đồng chí cán bộ phòng, ban là 124/163 đồng chí chiếm76,07%; tuổi đời dưới 25 có 3 đồng chí (1,84%), từ 26 đến 30 tuổi có 15/163(9,2%), từ 31 đến 35 tuổi là 29 đồng chí (17,79%) và từ 36 tuổi trở lên là 116đồng chí (71,17%) Trong số 163 đồng chí giảng viên, số đào tạo cơ bản chỉ có

19 đồng chí (11,66%), còn lại 144 đồng chí là cán bộ chuyển loại (88,34%)[Phụ lục 5]

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cơ bản xuất thân từ giai cấp nông dân và công nhân, sống chủ yếu là ở nông thôn, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Với đặc thù đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địabàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu được quy hoạch, tuyển chọn từ đội ngũ cán bộ cơ

sở trên địa bàn địa phương nên hiện nay, tuyệt đại đa số đội ngũ giảng viên cáctrung tâm BDCT cấp huyện xuất thân từ nông dân và hiện đang cư trú tại nôngthôn Trong 163 giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn SócTrăng, có tới 131 đồng chí (80.37%) hiện cư trú tại nông thôn, chỉ có 32 đồngchí (19.63%) cư trú tại thành thị [Phụ lục 5]

Sóc Trăng là một địa phương vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí nóichung của nhân dân còn thấp so với toàn quốc Tỷ lệ đồng bào dân tộc và đồngbào theo đạo chiếm khá cao, đời sống kinh tế của nhân dân nói chung, đặc biệt

là vùng nông thôn còn thấp Với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các trungtâm BDCT cấp huyện hiện nay, với khối lượng, phạm vi, đối tượng giảng dạycòn khiêm tốn hàng năm, đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyệnđang thụ hưởng một chế độ đãi ngộ khá thấp so với mặt bằng đời sống chungtrong xã hội Với đặc thù, tính chất nghề nghiệp, đội ngũ giảng viên các trung

Trang 17

tâm BDCT cấp huyện khó có thể có hoạt động “phụ” để cải thiện đời sống, vìthế đa phần đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện còn gặp khókhăn về đời sống Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc mà

họ đảm nhiệm tại các trung tâm BDCT

- Đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hầu hết là kiêm nhiệm Theo Quyết định 185 – QĐ/TW của Ban

Bí thư, mỗi trung tâm BDCT có biên chế từ 4 đến 6 người, gồm có giám đốc, các phógiám đốc, cán bộ hành chính nên mỗi trung tâm thường có từ 2 đến 3 giảng viênchuyên trách, số giảng viên còn lại là giảng viên kiêm chức (trên dưới 20 người/huyện) và một số cộng tác viên Các đồng chí tham gia làm giảng viên kiêm chức ởtrung tâm thường là cấp ủy huyện, trưởng, phó các ngành, đoàn thể của huyện; đượcđào tạo cơ bản, có trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đốitrung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệttình trong công tác Tuy đội ngũ giảng viên chuyên trách, kiêm chức của các trung tâmkhá đông người nhưng đa số chưa qua nghiệp vụ sư phạm, lại bận công tác chuyênmôn nên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, soạn bài lên lớp, nên ít tham gia giảngdạy Khá nhiều chương trình các trung tâm BDCT cấp huyện phải mời giảng viên củaTỉnh về thỉnh giảng

* Vai trò của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo

vệ và phát triển hệ tư tưởng, lý luận của giai cấp cầm quyền nhằm tập hợp, huyđộng và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu,nhiệm vụ mà giai cấp đề ra Giáo dục lý luận chính trị là giáo dục trong xã hội

có giai cấp, giai cấp cầm quyền sử dụng giáo dục lý luận chính trị như là công

cụ xây dựng và quản lý xã hội, là con đường, biện pháp truyền bá, bảo vệ vàphát triển hệ tư tưởng của đảng cầm quyền; giáo dục lý luận chính trị mangtính giai cấp sâu sắc và mang tính lịch sử, xã hội

Trang 18

Chất lượng quá trình giáo dục lý luận chính trị được tạo nên bởi nhiều yếu

tố, trong đó đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng, trong suốt quá trình lãnhđạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ cácnhà giáo trong sự phát triển của giáo dục - đào tạo Nghị quyết Trung ương hai(khóa VIII) đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục

và được xã hội tôn vinh Điều 15, Luật giáo dục được Quốc hội khoá XI thôngqua và ban hành 2005 đã xác định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việcbảo đảm chất lượng giáo dục”

Với vai trò là những người trực tiếp truyền thụ nội dung kiến thức cácchương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đối tượng, đội ngũ giảng viên

ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có vai trò quantrọng góp phần tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân; nâng cao nhận thức, tráchnhiệm, năng lực công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bànvững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng trực tiếp góp phần quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ địa phương.

Thông qua quá trình giảng dạy lý luận cho các đối tượng học viên, độingũ giảng viên đã giúp cho người học thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm và các chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ của địaphương, của cơ quan, đơn vị mình Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt

quan tâm đến công tác giáo dục lý luận, Người chỉ rõ: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” và “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” Muốn

Trang 19

cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào đời sống xãhội trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng,toàn dân, Đảng ta phải chủ động tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị.Đội ngũ giảng viên có vai trò trực tiếp truyền thụ nội dung, chương trình giáodục chính trị cho các đối tượng, là lực lượng góp phần quyết định đến chấtlượng giáo dục chính trị của các trung tâm.

Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên coi trọng và quan tâm vấn đềnâng cao trình độ Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên, coi đây là một nhiệm

vụ thường xuyên của Đảng Hiện nay việc nâng cao trình độ Mác – Lênintrong cán bộ, đảng viên là điều kiện chủ yếu để nâng cao trí tuệ, tăng cường

sự thống nhất trong Đảng ta, làm cho sự đoàn kết thống nhất ấy có cơ sở thậtvững chắc Vì thế, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có vai trò cực kỳ quan

trọng, góp phần quyết định trực tiếp hiện thực hóa chủ trương: “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ thực tiễn Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải quy định thành chế độ học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những biểu hiện mới, cũng là sự biểu hiện của sự thái hóa” mà Đảng ta đã đề ra.

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là hạt nhân nòng cốt góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng chính trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên trên địa bàn Tỉnh.

Mục tiêu cao nhất của các trung tâm BDCT là bảo đảm chất lượng nộidung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo kế hoạch Chất lượng đó suycho cùng là sản phẩm cán bộ, đảng viên qua đào tạo, bồi dưỡng ngày càng đápứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn đặt ra Chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cáctrung tâm BDCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Trong

đó, chất lượng đội ngũ giảng viên - lực lượng trực tiếp giảng dạy giữ vai tròquyết định Mặc dù, hiện nay các phương tiện dạy học phát triển hiện đại, cơ sởvật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ nhưng vai trò của người giảng viên ngày

Trang 20

càng được khẳng định Chất lượng đội ngũ giảng viên cao hay thấp ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán

bộ, đảng viên các cấp của tỉnh Sóc Trăng Đội ngũ giảng viên là lực lượng cơbản của mỗi trung tâm, nói đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của mỗi trungtâm trước hết phải nói đến chất lượng của đội ngũ giảng viên

Là những người trực tiếp truyền thụ nội dung bài giảng, đội ngũ giảngviên giữ vai trò rất quan trọng, không chỉ là người trực tiếp truyền thụ kiếnthức, nâng cao trình độ trí tuệ cho học viên, đội ngũ giảng viên còn là ngườichủ đạo trong xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, định hướng

thái độ hành động tích cực cho người học V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Trong bất kỳ một trường hợp nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng Cái gì quyết định phương hướng đó? hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên mà thôi” [23, tr 248].

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng góp phần quan trọng xây dựng chi bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần xây dựng các trung tâm vững mạnh toàn diện.

Đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp quán triệt và thực hiện thắnglợi các nghị quyết của Đảng, trước hết là nghị quyết của cấp ủy các cấp cho cán

bộ, đảng viên Đội ngũ giảng viên luôn luôn là lực lượng quan trọng tham gia các

ý kiến có chất lượng vào xây dựng nghị quyết của cấp ủy các cấp Với tính đảng,tính cách mạng cao, sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm cao với nghề nghiệp, sự trongsáng về đạo đức, lối sống, đội ngũ giảng viên là tấm gương sáng có tính giáo dục,thuyết phục trước cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong địa phương

Đội ngũ giảng viên không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể trực tiếpxây dựng các trung tâm bồi dưỡng chính trị vững mạnh toàn diện Chất lượngđội ngũ giảng viên, khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũgiảng viên chính là cơ sở để xây dựng các trung tâm BDCT cấp huyện trên địabàn tỉnh Sóc Trăng vững mạnh Đội ngũ giảng viên còn là lực lượng chủ yếu

Trang 21

nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, nội dung, biện pháp góp phần nâng caochất lượng các mặt hoạt động của các trung tâm cũng như của cấp ủy địaphương; bản thân đội ngũ giảng viên với sự gương mẫu, mô phạm và khả năngảnh hưởng rộng rãi của mình còn góp phần tác động, định hướng đến toàn thểcán bộ, học viên và quần chúng nhân dân noi theo

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng quan trọng trong tạo nguồn cán bộ bổ sung cho cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn.

Quá trình đội ngũ giảng viên giáo dục, trang bị kiến thức lý luận chính trịcho các đối tượng học viên cũng đồng thời là quá trình tuyên truyền, giáo dục

về mục tiêu, lý tưởng của Đảng của giai cấp; giáo dục những giá trị văn hóa,đạo đức truyền thống của dân tộc cho các thế hệ cán bộ để từ đó, xây dựng cáclớp cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, có tinh thần phấn đấutích cực, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển tỉnh SócTrăng trong giai đoạn cách mạng mới

Thông qua quá trình giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, độingũ giảng viên giúp cho các thế hệ cán bộ trong tỉnh có cơ hội trau dồi kiến thức,xây dựng tình cảm cách mạng, hun đúc ý chí về lý tưởng hoạt động của ngườiđảng viên, xác định rõ vai trò trách nhiệm, tinh thần tiền phong, gương mẫu củangười cán bộ, đảng viên để tích cực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ, hoànthiện nhân cách, đáp ứng ngày càng tốt hơn với cương vị, chức trách được giao,hình thành nên lớp cán bộ có đủ số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầuxây dựng và phát triển địa phương vững mạnh

Bản thân đội ngũ giảng viên với năng lực và phẩm chất không ngừnghoàn thiện có thể sẵn sàng luân chuyển, nhận nhiệm vụ bổ nhiệm vào các cương

vị mới trong hệ thống chính trị của huyện, tỉnh góp phần hoàn thiện hệ thống tổchức, củng cố bộ máy hành chính của địa phương vững mạnh

* Quan niệm năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trang 22

Khái niệm năng lực được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như

trong thực tiễn cuộc sống Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là: “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó”(48 Tr 879) Năng lực là tổng thể những yếu tố chủ quan bao gồm những

khả năng và trình độ thực tế của con người, gắn liền với một hoặc một số hoạtđộng cụ thể của xã hội, ở từng hoạt động trong xã hội con người phải có nhữngnăng lực tương ứng để thực hiện có hiệu quả các hoạt động đó

Năng lực của con người được biểu hiện ở từng cá nhân và quyết định trựctiếp chất lượng hoạt động của mỗi người Muốn có năng lực trong một lĩnh vựcnào đó, nhất thiết phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực hoạt động đó.Con đường hình thành năng lực là con đường tự thân vận động của chủ thểthông qua đào luyện trong một môi trường nhất định, có mục đích, có yêu cầuxác định và cá nhân con người đó phải có sự tự giác cao Năng lực của conngười bao giờ cũng mang tính cá nhân, còn năng lực của đội ngũ là sự thốngnhất biện chứng năng lực của từng cá nhân, nó không phải là sự cộng lại giảnđơn mà là sự thống nhất kết hợp nhuần nhuyễn năng lực của các cá nhân, trên

cơ sở phát huy cao độ năng lực của từng cá nhân

Từ những phân tích trên có thể quan niệm: “Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là trình độ kiến thức và khả năng vận dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện vào đối tượng, hoàn cảnh cụ thể nhằm tổ chức, tiến hành giảng dạy nội dung, chương trình chính trị đạt hiệu quả, chất lượng theo chức trách nhiệm vụ được phân công”.

* Những yếu tố cấu thành năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Tri thức, kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giảng viên, là hệ thống kiến

thức lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặcbiệt là những kiến thức về khoa học chính trị - xã hội và nhân văn mà đội ngũgiảng viên tích luỹ được thông qua quá trình học tập tại nhà trường, bồi dưỡng

Trang 23

tại chức và thực tiễn hoạt động của bản thân trong quá trình thực hiện chứctrách, nhiệm vụ được giao, trong đó có tri thức lý luận và kinh nghiệm, thựctiễn tiến hành giảng dạy.

Tri thức lý luận của đội ngũ giảng viên là hệ thống quan điểm, tư tưởng,nguyên lý, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội,giáo dục, được đội ngũ giảng viên sử dụng một cách chính xác, sát hợp vào quátrình giảng dạy theo nội dung, chương trình giảng dạy tại các trung tâm BDCT.Tri thức lý luận của đội ngũ giảng viên còn là nhận thức, trình độ hiểu biết về nộidung, chương trình, thời gian giáo dục chính trị hằng năm của các trung tâmBDCT theo quy định, những nội dung, yêu cầu đánh giá đặc điểm tâm, sinh lý củađối tượng học tập để từ đó người giảng viên chuẩn bị bài giảng và sử dụngphương pháp, phương tiện giảng hợp lý nhằm đạt được mục tiêu, mục đích củanhiệm vụ giảng dạy

Tri thức kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên là những hiểu biết của bản thânngười giảng viên về các mặt hoạt động giảng dạy trong thực tiễn nhưng chưa kháiquát thành lý luận Đó là những kinh nghiệm thu thập thông tin, tư liệu chuẩn bị vàthông qua bài giảng; kinh nghiệm kết hợp giữa truyền thụ lý luận, định hướng nhậnthức và hướng dẫn người học hành động cách mạng trong thực hiện chức trách,nhiệm vụ được giao; kinh nghiệm tổ chức các hoạt động sau bài giảng; kinh nghiệmđánh giá đối tượng; kinh nghiệm xử trí các tình huống sư phạm trong quá trìnhgiảng dạy; kinh nghiệm hoàn thiện bài giảng…

Tri thức thực tiễn giảng dạy của giảng viên là tri thức được khái quát hóa

từ thực tế việc tổ chức tiến hành các khâu, các bước của quá trình giảng dạy tạicác trung tâm bồi dưỡng chính trị Từ việc nghiên cứu kế hoạch, nội dung,chương trình; xác định mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, trọng điểm củabài giảng; những yêu cầu và chú ý trong tiến hành viết, thông qua bài giảng vàgiảng bài; những vấn đề trong thảo luận, tổ chức các hoạt động bổ trợ; nhữngvấn đề trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học…Tri thức thực

Trang 24

tiễn giảng dạy của đội ngũ giảng viên còn là khả năng nắm bắt và vận dụng cáchình thức, phương pháp giảng bài sao cho thuyết phục, cảm hoá, cách thức bốtrí địa điểm, không gian, thời gian giảng dạy phù hợp với điều kiện, đặc điểmđối tượng người học.

Kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, là một bộ phận hữu cơ cấu

thành năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấphuyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, là khả năng, trình độ thực hiện một chuỗicác thao tác kế tiếp nhau trong chuẩn bị và giảng dạy trên cơ sở vận dụng thànhthạo kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo giảng dạy vào điều kiện, đối tượng cụ thểtrong mỗi trung tâm Kỹ năng thể hiện trình độ thuần thục của đội ngũ giảngviên trong quá trình chuẩn bị, tiến hành giảng dạy cho các đối tượng, bảo đảmcho đội ngũ giảng viên có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một cách nhanhchóng, hiệu quả mà tiết kiệm thời gian, sức lực và trí tuệ Kỹ năng giảng dạycủa đội ngũ giảng viên bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau:

Kỹ năng chuẩn bị và thông qua bài giảng, bao gồm việc tiếp nhận và xử

lý thông tin; đánh giá đối tượng, yêu cầu và điều kiện của bài giảng; chuẩn bịbài giảng theo quy định; chuẩn bị, khai tác, sử dụng trang thiết bị, tài liệu phụtrợ bài giảng; dự kiến các vấn đề nảy sinh

Kỹ năng giảng bài và tổ chức các hoạt động sau bài giảng Đây là nhóm

kỹ năng cơ bản nhất trong kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, quyếtđịnh đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT

Để truyền tải được nội dung của bài giảng đến người học một cách tốt nhất,người giảng viên phải căn cứ vào yêu cầu bài giảng, đặc điểm đối tượng vàđiều kiện bảo đảm để tiến hành rất nhiều thao tác, trong đó nổi trội nhất là kỹnăng thuyết trình giảng giải (sử dụng lời nói là công cụ chủ yếu) Cùng với kỹnăng thuyết trình bài giảng, đội ngũ giảng viên khi giảng dạy còn phải có kỹnăng sử dụng sơ đồ, biểu bảng, kỹ năng khai thác trang thiết bị, kỹ năng quansát lớp học; kỹ năng xử trí các tình huống sư phạm

Trang 25

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả và quản lý qúa trình, kết quả học tập củangười học Đánh giá kết quả người học được thực hiện trên cả hai phương diện:nhận thức và hành động chính trị của đối tượng Để đánh giá được thực chất kết quảhọc tập của người học, đội ngũ giảng viên phải có kỹ năng lựa chọn nội dung, xâydựng hệ thống câu hỏi, kỹ năng tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra; kỹ năng đánhgiá chính xác sự chuyển biến tư tưởng của đối tượng thông qua việc thực hiệnnhiệm vụ theo cương vị, chức trách; kỹ năng đăng ký, thông kê, báo cáo và quản lýquá trình học tập, kết quả học tập của người học.

Kỹ xảo trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên được hiểu là trình độ

thao tác các hoạt động giảng dạy một cách nhanh chóng, chính xác tới mức gầnnhư tự động hoá, tưởng như không có sự tham gia trực tiếp ý thức của conngười Trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên có nhiều thao tác,nhiều công việc được lặp đi lặp lại thường xuyên, nếu người giảng viên tíchcực rèn luyện hoàn thiện các thao tác tới mức thuần thục trở thành kỹ xảo thì sẽgiúp họ tiết kiệm thời gian và góp phần nâng cao trình độ và hiệu quả của quátrình giảng dạy tại các trung tâm BDCT

Trong quá trình giảng dạy, kỹ xảo trước hết của người giảng viên đó là

kỹ xảo thao tác tư duy, kỹ xảo xử lý thông tin, kỹ xảo đánh giá nhận biết tưtưởng của người học, kỹ xảo chuẩn bị bài giảng và thao tác bài giảng, kỹ xảodùng lời, dùng từ, kỹ xảo tạo hưng phấn cho người nghe, kỹ xảo nắm thông tinngược…

Như vậy, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡngchính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được cấu thành bởi các thành tố chủyếu là tri thức, kỹ năng và kỹ xảo Ở các trung tâm BDCT năng lực giảng dạy củađội ngũ giảng viên còn được hợp thành bởi trình độ, kiến thức lãnh đạo, quản lý, tổchức của ban giám đốc, các cơ quan, lực lượng có liên quan ở các trung tâm Cácyếu đó luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tạo tiền đề cho sựphát triển và hoàn thiện năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên Do vậy, sự phânđịnh thành tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng

Trang 26

viên cũng chỉ là tương đối Trên thực tế, các bộ phận đó tồn tại trong một thể thốngnhất chặt chẽ, không thể tách rời trong cốt cách, bản lĩnh của đội ngũ giảng viên.

* Con đường hình thành, phát triển năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡngchính trị là một bộ phận trong năng lực sư phạm Năng lực đó được hình thành,phát triển trong quá trình đào tạo tại các nhà trường, quá trình bồi dưỡng củacác trung tâm và quá trình tự bồi dưỡng, hoàn thiện trong hoạt động của bảnthân đội ngũ giảng viên

Thứ nhất, năng lực giảng dạy của đội ngũ đội ngũ giảng viên các trung

tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hình thành

và phát triển thông qua đào tạo,bồi dưỡng tại các nhà trường

Đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ giảng viên các trung tâm bồidưỡng chính trị nói riêng đều được đào tạo qua các bậc học, với nhiều hìnhthức đào tạo khác nhau Qua quá trình học tập, năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từngbước được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp thu, lĩnh hội hệ thống lý luậnchính trị, lý luận giáo dục học, các kiến thức khoa học xã hội nhân văn, quá trìnhhọc tập lý luận về phương pháp và rèn luyện các kỹ năng sư phạm thông qua môhình trực quan là hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, bài tập cũng nhưthông qua các đợt thực tập, thực tế tại nhà trường và cơ sở Quá trình đào tạo, bồidưỡng tại các nhà trường là con đường hết sức cơ bản, là yếu tố nền tảng trongviệc hình thành phát triển năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trungtâm bồi dưỡng chính trị

Thứ hai, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT

cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được hình thành và phát triển thông quahoạt động bồi dưỡng tại các trung tâm

Trang 27

Học tập, đào tạo ở các nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, tuynhiên đây mới là bước đầu để năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở cáctrung tâm BDCT được hình thành Để năng lực đó hoàn thiện và phát triển, độingũ giảng viên cần được tiếp tục bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn tạicác trung tâm Thông qua việc tổ chức các đợt tập huấn, hội thi, hội giảng cán

bộ giảng dạy lý luận chính trị và các hoạt động dự giờ, dự giảng, thông qua bàigiảng của ban giám đốc, cơ quan chức năng để trực tiếp bồi dưỡng, nâng caonăng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT Thực tiễncho thấy, việc bồi dưỡng tại chức nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán

bộ nói chung, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCTnói riêng luôn luôn có vai trò hết sức to lớn, là một nhân tố, một khâu có ý nghĩaquyết định để đội ngũ giảng viên đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trìnhthực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng chính trị cũng như nâng cao chấtlượng bồi dưỡng chính trị trong giai đoạn mới

Thứ ba, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm

BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được củng cố, phát triển thôngqua hoạt động tự học tập, rèn luyện và công tác của đội ngũ giảng viên

Phẩm chất xã hội của con người và năng lực của họ bao giờ cũng là sảnphẩm của quá trình hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn là động lực thúcđẩy năng lực con người phát triển Thực tiễn của đời sống xã hội, của địaphương và thực tiễn bồi dưỡng chính trị tại các trung tâm đặt ra cho đội ngũgiảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhữngyêu cầu cụ thể về tri thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cần được phát triển,hoàn thiện nhằm đáp ứng nhiệm vụ, chức trách được giao Quá trình tham giahoạt động thực tiễn giảng dạy tại các trung tâm là quá trình tiếp tục củng cố,phát triển năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT.Trong hoạt động thực tiễn giảng dạy, hệ thống tri thức, kỹ năng cũng nhưphẩm chất cá nhân, phẩm chất nghề nghiệp, sở trường, năng khiếu của độingũ giảng viên được bộc lộ, được thử thách Những mặt mạnh, mặt hạn chế về

Trang 28

năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trênđịa bàn tỉnh Sóc Trăng được phát hiện Đây là cơ sở để ban giám đốc, các cơquan chức năng và bản thân đội ngũ giảng viên làm căn cứ chọn lựa nội dung,hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm phát triển, nâng cao năng lực giảng dạy củađội ngũ giảng viên.

Thực tiễn quá trình giảng dạy tại các trung tâm BDCT là con đường quantrọng giúp đội ngũ giảng viên có điều kiện vận dụng những tri thức, kinhnghiệm đã được đào tạo, tích lũy vào thực tế, đây cũng là quá trình đội ngũgiảng viên tự kiểm định năng lực bản thân, nhận rõ những ưu, nhược điểm để

từ đó tiếp tục tạo lập, củng cố, phát triển năng lực giảng dạy của mình đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ được giao tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị

Trên đây là những con đường chủ yếu hình thành, phát triển năng lựcgiảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàntỉnh Sóc Trăng Mỗi con đường có vị trí vai trò riêng nhưng có mối quan hệchặt chẽ với nhau, cùng chi phối tới quá trình hình thành, phát triển năng lựcgiảng dạy của đội ngũ giảng viên Vì vậy, để năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đượcngày càng hoàn thiện, phát triển, cần phải quan tâm coi trọng đầy đủ các conđường, các yếu tố hình thành năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

* Quan niệm bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Năng lực là trình độ thực tế và là khả năng của con người trong hoạtđộng, được đánh giá bằng kết quả hoạt động thực tiễn Năng lực của conngười không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình đào tạo, bồidưỡng, rèn luyện, tổ chức hoạt động thực tiễn, và quá trình tự học tập, phấnđấu không mệt mỏi của mỗi cá nhân

Trang 29

Quá trình bồi dưỡng, phát triển năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnhSóc Trăng là hoạt động có mục đích của cấp ủy, chính quyền địa phương,lãnh đạo, ban giám đốc, các bộ phận chuyên môn của các trung tâm vàbản thân đội ngũ giảng viên nhằm bổ sung tri thức, cung cấp thông tin,hướng dẫn hành động, truyền thụ kinh nghiệm, kiểm tra rèn luyện, tự họctập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ, bảo đảm cho đội ngũ giảngviên không ngừng hoàn thiện năng lực giảng dạy đáp ứng với yêu cầunhiệm vụ được giao.

Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm

BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: Là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của cấp ủy, chính quyền, ban giám đốc trung tâm, các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị ở địa phương và của bản thân đội ngũ giảng viên nhằm trang bị tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy, bảo đảm cho đội ngũ giảng viên không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ trên cương vị được giao.

Mục đích bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các

trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: từng bước

bổ sung, hoàn thiện, phát triển tri thức và kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy cho độingũ giảng viên tại các trung tâm BDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới

Chủ thể bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung

tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gồm: cấp ủy,chính quyền là chủ thể giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hoạt động bồi dưỡng nănglực giảng dạy của đội ngũ giảng viên bằng việc ra nghị quyết, xác định chủtrương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phân công trách nhiệm trong cấp ủy vàkiểm tra tổ chức thực hiện

Cấp ủy, ban giám đốc, cơ quan chức năng các trung tâm BDCT là chủ thểquan trọng, giữ vai trò chủ trì, trực tiếp chỉ đạo, tham gia và chịu trách nhiệm

Trang 30

trước cấp ủy, chính quyền cấp trên về toàn bộ hoạt động bồi dưỡng năng lựcgiảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện.

Đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT vừa là đối tượng, vừa là chủthể tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân

Đối tượng bồi dưỡng năng lực giảng dạy là đội ngũ giảng viên ở các

trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Việc xácđịnh chủ thể và đối tượng bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênchỉ có ý nghĩa tương đối và xét trong mối quan hệ cụ thể Do vậy, trong quátrình bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cầnxác định và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng bồidưỡng, nhằm thực hiện đúng phương châm của Đảng “biến quá trình giáo dụcthành quá trình tự giáo dục”

Nội dung bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng:

Nội dung bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở cáctrung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng rất phong phú, đa dạngnhưng có trọng tâm, trọng điểm, nhằm vào chỗ yếu, thiếu của từng cá nhân và

cả đội ngũ Trước hết, tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và kỹnăng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhânvăn vào thực tiễn hoạt động ở địa phương Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu,quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên vào xây dựngcác chuyên đề giảng dạy sát đúng, có chất lượng cho các đối tượng Bồi dưỡngnăng lực tổ chức các buổi lên lớp có chất lượng Bồi dưỡng năng lực xử trí cáctình huống sư phạm Bồi dưỡng năng lực sử dụng, khai thác các trang thiết bịphục vụ giảng dạy ở các trung tâm Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá, hoàn thiệnnội dung, phương pháp giảng dạy sau mỗi bài giảng…

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng:

Trang 31

Hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảngviên rất phong phú đa dạng, song chủ yếu thông qua những hình thức, phươngpháp sau:

Một là, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Đây là hình thức

bồi dưỡng tập trung, được tiến hành hằng năm cũng như từng đợt, do cấp ủy,chính quyền các cấp và các trung tâm BDCT tổ chức Hình thức bồi dưỡng nàydiễn ra trong thời gian ngắn nhưng được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ,nghiêm túc nên có tính thống nhất và mang lại hiệu quả cao Thông qua tậphuấn, bồi dưỡng năng lực giảng dạy, đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCTđược trang bị, củng cố, cập nhật những vấn đề lý luận, thực tiễn và cung cấpnhững thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan trực tiếp đến hoạt động giảngdạy hàng năm tại các trung tâm

Hai là, tổ chức hội thi, hội giảng cán bộ giảng dạy chính trị giỏi Đây là

hình thức, phương pháp bồi dưỡng vừa thể hiện tính tích cực, chủ động của chủthể, vừa thể hiện tính tích cực, tự giác nghiên cứu, rèn luyện không ngừng phấnđấu vươn lên trong thực tiễn của đội ngũ giảng viên giảng dạy Thông qua tổ chứchội thi, hội giảng còn là cơ sở quan trọng để cấp ủy, chính quyền và các trung tâmBDCT đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ giảng viên, có quy hoạch sử dụng,bồi dưỡng chính xác đội ngũ giảng viên tại các trung tâm, đồng thời kịp thời pháthiện, khắc phục những hạn chế, bất cập trong nội dung, phương pháp giảng dạycủa đội ngũ giảng viên

Ba là, thông qua các hội nghị sơ, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng,

giáo dục chính trị hàng quý, hàng năm Sơ tổng kết không chỉ là dịp đánh giátoàn diện về công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm, mà còn là cơ

sở để đúc rút kinh nghiệm, phát hiện điển hình trong giảng dạy tại các trungtâm bồi dưỡng chính trị, là cơ hội để các trung tâm, đội ngũ giảng viên đượctrao đổi, học hỏi lẫn nhau, đề xuất, kiến nghị giải quyết các vướng mắc, khókhăn trong quá trình giảng dạy Do đó, cần duy trì đúng nề nếp chế độ tổ chức

sơ tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm BDCT cấp

Trang 32

huyện; các tổ chức, lực lượng có liên quan cần phân công trách nhiệm cụ thể,chuẩn bị đầy đủ và chu đáo để sơ, tổng kết được hiệu quả.

Bốn là, thông qua các hoạt động thực tiễn ở các trung tâm BDCT như:

thông báo chính trị, nói chuyện truyền thống, diễn đàn, trao đổi, tổ chức thamquan, học tập các điển hình, hoạt động mẫu…Đây là hình thức, phương phápbồi dưỡng rất quan trọng, được tiến hành thường xuyên ở các trung tâm nênmang lại hiệu quả cao Hình thức, phương pháp này rất phong phú, linh hoạt,nhưng chủ yếu thông qua dự giờ, thông qua bài giảng; kiểm tra thường xuyên,định kỳ hay đột xuất của cấp trên đối với cấp dưới, của cơ quan đối với đơn vị;thông qua chế độ nghe thông báo thời sự, học tập chuyên đề, nói chuyện truyềnthống và tổ chức tham quan, học tập các điển hình về công tác cũng như vềgiáo dục chính trị của các trung tâm bồi dưỡng chính trị

Năm là, thông qua hoạt động tự học tập, tự nghiên cứu của đội ngũ giảng

viên các trung tâm BDCT, là quá trình đội ngũ giảng viên tự xây dựng và thựchiện kế hoạch học tập, nghiên cứu nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo để không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thiện năng lực giảng dạy củabản thân, hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao

Lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Bao gồm các tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên, các cơ quan trong hệ

thống chính trị tỉnh Sóc Trăng, thường xuyên, trực tiếp là cấp ủy, chính quyềncấp huyện, cấp ủy, ban giám đốc, cơ quan chức năng các trung tâm BDCT cấphuyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

* Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Tiêu chí là những chỉ số, những thang biểu, những giá trị được dùng làm cơ sở

để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng hay hoạt động nào đó Có những tiêuchí được thể hiện bằng định tính, có những tiêu chí được thể hiện bằng định lượng

Trang 33

Các tiêu chí càng cụ thể, toàn diện thì việc xếp loại, đánh giá càng chính xác, kháchquan Để đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên cónhiều tiêu chí, song chủ yếu là những tiêu chí sau:

Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể với bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Đây là tiêu chí quan trọng, bởi nhận thức, trách nhiệm

và năng lực của chủ thể càng cao thì hành động thực tiễn càng tích cực, sẽ đưa lạihiệu quả thiết thực và ngược lại, không có tinh thần trách nhiệm, năng lực của chủ thểthấp thì không thể thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra

Nhận thức, trách nhiệm của chủ thể được đánh giá, nhìn nhận qua quátrình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực giảng dạy chođội ngũ giảng viên của cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, ban giám đốccác trung tâm BDCT Thể hiện trong nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của chínhquyền, kế hoạch, hướng dẫn, chương trình hoạt động của cơ quan chức năng,của các trung tâm BDCT; nhận thức trách nhiệm đó còn được thể hiện ở việctriển khai thực hiện chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo bằng các kế hoạch và nộidung thực hiện kế hoạch riêng trong từng hình thức bồi dưỡng năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàntỉnh Sóc Trăng

Năng lực của chủ thể đối với nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực giảng dạycho đội ngũ giảng viên thể hiện trên nhiều góc độ như nhận thức về sự cần thiết

và ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy; đánh giá thực trạng năng lựcgiảng dạy hiện có của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT; việc lựa chọnnội dung, hình thức bồi dưỡng sát với đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ của mỗitrung tâm BDCT; mức độ quán triệt, vận dụng các nghị quyết, chỉ thị của cấp

ủy, chính quyền và ban giám đốc các trung tâm vào hoạt động bồi dưỡng, nângcao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên; trình độ tổ chức bồi dưỡng vàmức độ chính xác trong đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng

Trang 34

lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàntỉnh Sóc Trăng.

Hai là, mức độ phù hợp và hiệu quả của nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Đây là căn cứ có ý nghĩa trung tâm để đánh giá

hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâmBDCT cấp huyện; là các chỉ số hoạt động trên thực tế của việc triển khai thực hiện

kế hoạch đã xác định như: trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quy chếlàm việc của cấp uỷ, chính quyền các cấp; năng lực của cấp ủy, ban giám đốc cáctrung tâm BDCT; mức độ phù hợp, tính sinh động của nội dung, hình thức,phương pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy được áp dụng; nề nếp, chế độ và mức

độ chính xác của việc đánh giá phân loại năng lực giảng dạy của đội ngũ giảngviên ở các trung tâm BDCT; tính khả thi của kế hoạch bồi dưỡng năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên đã được các trung tâm xây dựng; thái độ và kết quảthực hiện kế hoạch học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viêncác trung tâm bồi dưỡng chính trị v.v

Ba là, mức độ chuyển biến về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên

ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động bồidưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấphuyện Bởi suy cho cùng mọi sự nỗ lực của lãnh đạo, chính quyền, ban giámđốc và của đội ngũ giảng viên đều được thể hiện tập trung ở kết quả xây dựngđội ngũ giảng viên, ở trình độ năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên cáctrung tâm BDCT Kết quả đó trước hết được ghi nhận ở mức độ đạt được vềnăng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên so với trước khi tiến hành bồidưỡng Muốn vậy, phải thông qua đánh giá thực tiễn hoạt động giảng dạy củađội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT Đó là những chỉ số so sánh giữa haithời điểm trước và sau hoạt động bồi dưỡng dựa trên hai cơ sở, một là, mức độ

Trang 35

chuyển biến về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên; hai là, kết quả họctập của các đối tượng học viên.

Thứ nhất, mức độ chuyển biến về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng

viên được thể hiện ở sự phát triển về trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tronghoạt động giảng dạy cho các đối tượng theo cương vị, chức trách và mức độhoàn thành nội dung, chương trình GDCT của các trung tâm BDCT đã đề ra

Để xem xét trình độ đạt được của đội ngũ giảng viên phải dựa vào nhiều căn cứnhư sự đúng đắn, độ chuẩn xác của các quan điểm chính trị, những kiến thứcliên quan mà đội ngũ giảng viên truyền thụ cho đối tượng; mức độ nhạy bén,sáng tạo của giảng viên trong việc sử dụng lý luận chính trị và kiến thức hiện

có của mình để giải quyết những vấn đề chính trị thực tiễn đặt ra ở địa phương;khả năng cuốn hút đối tượng không những bằng giá trị khoa học, tính lôgíc củathông tin mà cả độ hấp dẫn, sự tinh tế do nghệ thuật diễn giải của đội ngũ giảngviên mang lại trong giảng dạy; tính khách quan, chuẩn xác trong kiểm tra đánhgiá kết quả GDCT, v.v

Thứ hai, kết quả học tập của các đối tượng học viên là thang giá trị đánh

giá năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, được thể hiện quan trọng nhất là

sự nâng lên về trình độ nhận thức chính trị của người học qua mỗi đợt bồidưỡng chính trị Trình độ nhận thức chính trị của người học được biểu hiện ở

tư tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm chính trị cũng như phẩmchất đạo đức, lối sống của học viên trong quá trình học tập cũng như trong thựchiện chức trách nhiệm vụ của bản thân trên cương vị được giao

Các tiêu chí chủ yếu trên đây là một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ vớinhau, tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ tiêu chí nào đều không bảo đảm tính kháchquan, khoa học Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng đó mới chỉ là những tiêu chíchủ yếu, trên thực tế cần xem xét một cách toàn diện, càng tỷ mỉ cụ thể baonhiêu càng bảo đảm tính chính xác bấy nhiêu

Trang 36

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trong những năm qua các cấp ủy đảng lãnh đạo, ban giám đốc các trung tâmbồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thường xuyên coi trọngđổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho đội ngũgiảng viên ở các trung tâm BDCT tạo cơ sở để họ thực hiện thắng lợi mọi nhiệm

vụ trên từng cương vị, chức trách được giao, tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạtđược, thời gian qua vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, yếu kém Có thể kháiquát những ưu, khuyết điểm cơ bản sau đây:

* Ưu điểm:

Một là, cấp ủy, chính quyền địa phương và ban giám đốc các trung tâm bồi

dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã thường xuyên quan tâm và

có trách nhiệm cao trong việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên.Những năm qua, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, bangiám đốc các trung tâm BDCT về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán

bộ, đảng viên đã có chuyển biến rõ rệt, đây là cơ sở để cấp ủy, chính quyền cáccấp, lãnh đạo, ban giám đốc các trung tâm quan tâm đúng mức tới nâng caochất lượng giáo dục chính trị nói chung và bồi dưỡng nâng cao năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT nói riêng Trên cơ sở nghiêncứu, quán triệt các kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫn của trên, cấp ủy, chính quyềncác huyện đã chỉ đạo cho lãnh đạo, ban giám đốc các trung tâm BDCT xâydựng chương trình kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường bồi dưỡng nâng cao nănglực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị

Cùng với tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, những năm qua, cấp ủy, chính quyềncác huyện và lãnh đạo, ban giám đốc các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa

Trang 37

bàn tỉnh Sóc Trăng đã tập trung chỉ đạo mở nhiều lớp tuyên truyền chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, cơ chế,chính sách của địa phương cho đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT.Theo định kỳ, các trung tâm mở các lớp bồi dưỡng các chuyên đề về truyềnthống của Đảng, của dân tộc, các chính sách về tôn giáo, dân tộc, về hội nhậpkinh tế quốc tế, các nghị quyết của các tổ chức đoàn thể nhân dân để giúp chođội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT nâng cao nhận thức trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu rõ tình hình trong nước, quốc tế, xu hướngvận động và phát triển của thời đại, từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy chocác đối tượng phù hợp với tình hình của địa phương Qua khảo sát ý kiến 300của cán bộ, giảng viên và học viên về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền,lãnh đạo, ban giám đốc trung tâm đối với nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao nănglực giảng dạy của đội ngũ giảng viên của các trung tâm BDCT cấp huyện trênđịa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có 88 ý kiến (29.33%) đánh giá ở mức rất quan tâm,

163 ý kiến (54,34%) đánh giá ở mức quan tâm [Phụ lục 10]

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng

và các huyện đã dành khoản kinh phí khá lớn cho công tác nghiên cứu tổng kếtthực tiễn và bồi dưỡng đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức,quan tâm đến hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cả người dạy và người học,nhất là đối với giảng viên là phụ nữ, là cán bộ trẻ Cấp ủy, chính quyền cáchuyện trên địa bàn Tỉnh đã thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh đểlãnh đạo, chỉ đạo các trung tâm bồi BDCT thực hiện tốt hơn nhiệm vụ nghiêncứu, giáo dục lý luận chính trị; mạnh dạn đổi mới về kết cấu nội dung chươngtrình, phương pháp giáo dục theo hướng tinh, gọn, chuyên sâu Đặc biệt, quantâm đầu tư đổi mới trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trung tâm BDCT cấphuyện Đến nay 11/11 trung tâm BDCT đều đã có hội trường lớn, có tổng cộng

45 máy vi tính và 11 máy chiếu Power point, Một số trung tâm đã xây dựngnhà ăn, phòng nghỉ cho học viên với điều kiện trạng thiết bị khá hiện đại Côngtác điều hành, bảo đảm cho hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên tại các

Trang 38

trung tâm BDCT ngày càng chặt chẽ và đồng bộ Khảo sát 300 ý kiến của cán

bộ, giảng viên và học viên các trung tâm BDCT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăngcho thấy, có 239/300 ý kiến (79.67%) đánh giá trách nhiệm của cấp ủy, chínhquyền, lãnh đạo và ban giám đốc các trung tâm BDCT ở mức tốt và khá tốt[Phụ lục 10]

Lãnh đạo, ban giám đốc các trung tâm bồi dưỡng chính trị thường xuyênquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng caonăng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, có biện pháp sát đúng, quá trìnhthực hiện căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng giảng viên phân công theodõi chỉ đạo giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động giảng dạy Chỉ đạo các cánhân có liên quan mà trực tiếp là cán bộ giáo vụ làm tốt công tác chuẩn bị mọimặt phục vụ cho công tác giảng dạy Đề ra nhiều chủ trương chính sách tạođiều kiện thuận lợi để công tác giảng dạy đạt hiệu quả thiết thực Tăng cườngkiểm tra, nắm chắc năng lực tiến hành hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảngviên, có kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, đồng thời làmột chủ thể tích cực, có kinh nghiệm tham gia quá trình bồi dưỡng năng lựcgiảng dạy cho đội ngũ giảng viên của các trung tâm Qua khảo sát thực tế có54,67% ý kiến cho rằng vai trò của đội ngũ giảng viên với chất lượng giảngdạy ở các trung tâm BDCT là rất quan trọng; 40,67% ý kiến cho rằng vai tròcủa đội ngũ giảng viên đối với chất lượng giảng dạy ở các trung tâm BDCT làquan trọng; chỉ có 2,33% ý kiến cho rằng vai trò của giảng viên đối với chấtlượng giảng dạy ở các trung tâm BDCT là không quan trọng; 67,33% cho rằngviệc bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên ở các trung tâmBDCT là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành chức trách,nhiệm vụ, đáp ứng vị trí, vai trò là người trực tiếp giảng dạy, thực hiện việc đưachủ trương, nghị quyết của các cấp ủy đảng vào thực tiễn góp phần thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị tại cơ sở [Phụ lục 10]

Hai là, nội dung, hình thức biện pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy của

đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc

Trang 39

Trăng từng bước có sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả Từ yêu cầuđòi hỏi của nhiệm vụ chính trị, đặc điểm của đối tượng Cấp ủy đảng, lãnh đạo,ban giám đốc trung tâm, cơ quan chức năng các cấp đã thường xuyên đổi mớinội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giảng dạy Để chuẩn hóađội ngũ cán bộ cho cơ sở theo Quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày12/5/1999 về chế độ học tập chính trị trong Đảng và để tạo nguồn cán bộ cho

cơ sở, các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phối hợpvới Trường Chính trị Tỉnh mở nhiều lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên ởcác trung tâm BDCT cấp huyện Nội dung bồi dưỡng tương đối toàn diện, trên

cơ sở bồi dưỡng những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; những kiến thức khoa học xã hội nhân văn các đợt bồi dưỡng còn giúpđội ngũ giảng viên của các trung tâm được cập nhật tình hình thế giới, khu vực,đất nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương để đưa vào bàigiảng Một trong những nội dung quan trọng của các đợt bồi dưỡng đội ngũgiảng viên cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là bồi dưỡng về kỹ năng,phương pháp sư phạm, những kinh nghiệm chuẩn bị, tổ chức bài giảng cho cácđối tượng, kỹ năng xử trí các tình huống sư phạm cũng như nâng cao khả năng

sử dụng các trang bị điện tử phục vụ cho quá trình giảng dạy ở các trung tâmBDCT cấp huyện Qua khảo sát cho thấy có 158/300 ý kiến (52.67%) đánh giánội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên các trung tâm thời gian qua là sáthợp [Phụ lục 10]

Việc bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trungtâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được tiến hành thường xuyênbằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, linh hoạt, như: kếthợp chặt chẽ giữa duy trì chặc chẽ quy trình nghe giảng, thông qua bài giảngtheo chế độ với tổ chức tập huấn định kỳ cho đội ngũ giảng viên các trung tâm;

tổ chức các đợt thi giảng viên giỏi, hội thao giảng viên giảng dạy trong từngtrung tâm cũng như giữa các trung tâm với nhau; kết hợp giữa tổ chức bồi

Trang 40

dưỡng tập trung Trường Chính trị Tỉnh tổ chức với bồi dưỡng tại các trungtâmBDCT cấp huyện; kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức, trang bị, nâng cao trithức lý luận với bồi dưỡng, thống nhất về phương pháp giảng dạy Qua khảosát cho thấy có 171/300 ý kiến (57%) đánh giá hình thức bồi dưỡng cho độingũ giảng viên ở các trung tâm thời gian qua là phù hợp [Phụ lục 10].

Một trong những hình thức bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh SócTrăng có hiệu quả đó là hình thức tham quan, nghe bài giảng mẫu tại các trungtâm BDCT Thông qua thực tiễn giảng dạy ở các trung tâm BDCT cấp huyệntrên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh phát hiện các giảng viên cóbài giảng chất lượng tốt để tập trung chỉ đạo hoàn thiện, xây dựng thành bàigiảng mẫu, tổ chức cho đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyệntrong toàn Tỉnh đến dự giờ, tham quan rút kinh nghiệm

Để đổi mới, nâng cao chất lượng bài giảng ở các trung tâm, đồng thờicũng là phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, các trung tâm BDCT cấphuyện trong tỉnh Sóc Trăng còn tăng cường phối hợp, liên kết với nhau, thườngxuyên giao lưu, mời đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chéo giữa các trung tâm.Hoạt động này không chỉ bổ sung thêm lực lượng đội ngũ giảng viên cho mỗitrung tâm mà còn là thời cơ để kiểm định chất lượng đội ngũ giảng viên củatrung tâm mình, là dịp để các giảng viên được giao lưu, học hỏi nâng cao trình

độ của bản thân

Sự tìm tòi áp dụng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lựcgiảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT một cách linh hoạt đãmang lại sự phù hợp, hiệu quả trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên, qua các lớp bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên không chỉ được tiếp nhận nộidung, cập nhật các thông tin mới, mà còn có điều kiện học hỏi, trao đổi nhiềukinh nghiệm hay cách làm tốt trong giảng dạy ở các trung tâm BDCT củahuyện bạn để về áp dụng vào trung tâm mình

Ngày đăng: 14/12/2016, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở của trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở của trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Vũ Ngọc Am
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
2. Vũ Ngọc Am (2004), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị
Tác giả: Vũ Ngọc Am
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
6. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2002), Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Quy định số 184 QĐ/TTVH quy định về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho người Đang học ở Trung tâm BDCT cấp huyện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định số 184 QĐ/TTVH quy định về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Năm: 2002
11. Lê Bình (2004), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 03), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị”", Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Lê Bình
Năm: 2004
12. Các tác giả: Cao Duy Hạ, “về giảng viên lý luận chính trị”, báo nhân dân ngày 05/5/2005 và Nguyễn Văn Sáu, “Hội thi giảng viên dạy giỏi – hoạt động góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị”, Báo nhân dân ngày 20/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “về giảng viên lý luận chính trị”", báo nhân dân ngày 05/5/2005 và Nguyễn Văn Sáu, “Hội thi giảng viên dạy giỏi – hoạt động góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị”
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ tám, khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ tám, khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
18. Trần Văn Hiên (2005), Bồi dưỡng năng lực tham mưu về CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ quan tổng cục chính trị trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, học viện chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực tham mưu về CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ quan tổng cục chính trị trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Văn Hiên
Năm: 2005
19. Vũ Hiền, Đinh Xuân Lý (2002), Quán triệt vận dụng nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quán triệt vận dụng nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Vũ Hiền, Đinh Xuân Lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
20. Học viện Chính trị quân sự, Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
21. Nguyễn Thanh Hùng (2005), Bồi dưỡng năng lực công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở các binh đoàn chủ lực hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2005
22. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp "n"ghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị
Tác giả: Phạm Huy Kỳ
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia
Năm: 2010
24. Lê Đức Lự (2006), Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu Binh đoàn Cửu Long hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ trung đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu Binh đoàn Cửu Long hiện nay
Tác giả: Lê Đức Lự
Năm: 2006
25. Nguyễn Chính Lý (2006), Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác Đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác Đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Chính Lý
Năm: 2006
29. Nguyễn Quốc Minh, Bồi dưỡng công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở Binh đoàn Tây Nguyên hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở Binh đoàn Tây Nguyên hiện nay
30. Bùi Hữu Nghị (2007), Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác Đảng, công tác chính trị cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay, Luận văn khoa học chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác Đảng, công tác chính trị cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay
Tác giả: Bùi Hữu Nghị
Năm: 2007
31. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w