Chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 61 - 64)

Trong năm chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và đào tạo lại bồi dưỡng và bổ túc học tập các văn bản mới toàn diện các mặt nghiệp vụ Ngân hàng căn cứ trình độ, sở trường năng lực của cán bộ đã tham mưu giúp Ban giám đốc phân công đúng người đúng việc nên đã phát huy được hiệu quả trong công việc. Đã đào tạo 17 lớp tại Chi nhánh với lượt 1.145 cán bộ đã tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại chỗ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng, Thanh toán Quốc tế, Kế toán-Ngân quỹ, , và Vi tính …Cử đi đào tạo số lớp được đào tạo 32 lớp với 77 lượt cán bộ …. Bình quân 21 ngày/1cán bộ/1 năm. Nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán trong từng mặt nghiệp vụ đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong năm chi nhánh đã tổ chức thi nghiệp vụ giỏi nghiệp vụ KT-NQ. Qua kết quả hội thi có gần 85% cán bộ đạt khá giỏi

Đánh giá chung về công tác đào tạo: Nhìn chung, qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cán bộ được đào tạo đã vận dụng kiến thức đã học góp phần vào thành quả hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh, mặt khác qua công tác đào tạo phát hiện được nhiều nhân tố có đủ năng lực, phẩm chất trình độ để có cơ sở đưa vào

diện quy hoạch cán bộ và cũng từ đó có thể xác định được năng lực trình độ, sở trường của cán bộ lãnh đạo để bố trí công việc cho phù hợp với khả năng từng người.

2.4. Những biện pháp Marketing Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội đã sử dụng

Hiện tại cả hai phương pháp nghiên cứu thị trường đó là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp đều được phòng Marketing thực hiện trên địa bàn Hà Nội.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ở AGRIBANK Hà Nội bao gồm báo chí, mạng Internet,… thông tin từ các nguồn này, thường được phòng Marketing dùng để viết báo cáo trình ban lãnh đạo một số vấn đề nổi bật trong kỳ như tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của AGRIBANK Hà Nội, thị phần hoạt động của AGRIBANK Hà Nội so với các ngân hàng trên địa bàn. Các loại báo chí mà NH đã sử dụng là: Hà Nội mới, Đầu tư, tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng, thời báo kinh tế, tạp chí thương mại, tạp chí thông tin tín dụng…

Thực tế ở phòng Marketing cho thấy, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp chưa được đánh giá đúng vị trí của nó, chưa thể hiện thành các bản báo cáo thường xuyên, còn mang tính tổng hợp đơn thuần, chưa mang tính dự báo. Do đó giá trị của các bản báo cáo này chưa cao.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bao gồm: các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, cử nhân viên đến các chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội để phỏng vấn khách hàng. Hiện tại phòng Marketing đã thực hiện các phiếu thăm dò ý kiến khách

hàng như: phiếu điều tra khách hàng của AGRIBANK Hà Nội, phiếu điều tra khách hàng không phải là của NH, phiếu điều tra tích góp dự thưởng, vay mua ô tô…

Thông qua các phiếu điều tra, các buổi phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thì phòng Marketing thu được một số thông tin như là: nhu cầu khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới, thông tin thêm về khách hàng, một số thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra còn thu thập được thêm các thông tin về đối thủ cạnh tranh trên địa bàn từ các khách hàng sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng. ( xem mẫu phiếu điều tra khách hàng của Agribank Hà Nội tại phụ lục đính kèm)

Thực tế của việc thu thập thông tin sơ cấp của NH còn gặp nhiều khó khăn do việc thiết kế phiếu điều tra có qua nhiều thông tin và chưa khoa học, khách hàng khi đến giao dịch có rất ít thời gian để trả lời, thậm trí một số khách hàng còn mang tâm lý e ngại khi nhân viên phòng Marketing tiếp cân.

Thêm vào đó NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện công tác quản lý gắn với sử dụng tốt các công cụ điều hành, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các mặt hoạt động, tăng cường mở rộng thị trường, thị phần . . . .đặc biệt là công tác phát triển dịch vụ, sản phẩm mới. Trong năm 2008, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về phát triển dịch vụ, sản phẩm. Các dịch vụ, sản phẩm được áp dụng triển khai kịp thời, có hiệu quả, rộng rãi tới các thành phần dân cư và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm hiện có, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã triển khai áp dụng kịp thời, có hiệu quả các dịch vụ sản phẩm mới như SMS

Banking, Vn Topup, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ ghi nợ quốc tế, giao dịch Thẻ ghi nợ nội địa qua thiết bị POS, kết nối khách hàng là các Tổng công ty, công ty…

Một phần của tài liệu Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 61 - 64)