Kiến nghị đốivới Ban Lãnh đạo Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Một phần của tài liệu Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 106 - 129)

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất

3.4.4. Kiến nghị đốivới Ban Lãnh đạo Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

- Cần phải quan tâm hơn nữa đến chiến lược con người để phát huy và khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là khâu tổ chức tuyển dụng đến khâu bố trì công việc phải rất cẩn thận, khoa học, hợp lý.

- Đưa tư duy kinh doanh theo quan điểm Marketing vào tất cả các phòng ban, cán bộ nhân viên ngân hàng.

- Thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ. Không ngừng đổi mới, cải tiến phong cách phục vụ khách hàng, cải tiến nghiệp vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên địa bàn.

- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các mặt nghiệp vụ, kiên quyết chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại phát hiện qua kiểm tra.

- Xử lý linh hoạt các vấn đề đặt ra trong kinh doanh gắn lợi ích trước mắt với lâu dài

- Thực hiện khoán tài chính, gắn chặt lợi ích vật chất với kết quả lao động, thường xuyên động viên, khen thưởng những người làm tốt, có hiệu quả cao, đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nội quy, quy chế.

- Xây dựng hình ảnh Agriank Hà Nội trong lòng công chúng bằng cách quảng cáo về sự an toàn, tiện lợi, tiết kiệm khi đến và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khuyến mại, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học,...để thu nhận được các ý kiến phản hồi từ bạn hàng, khách hàng của Ngân Hàng.

Toàn bộ nội dung chương III đã đề cập hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của Agribank Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Mặc dù các NHTM Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trước nhu cầu cấp thiết của hội nhập kinh tế quốc tế , nhưng sức cạnh tranh của các NHTM vẫn còn rất yếu. Việc đổi mới hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một yêu cầu cấp thiêt nhằm giữ vững thị trường. Do vậy, ở hầu hết các quốc gia phát triển, để chiến thắng trong cạnh tranh, thu hút đông đảo khách hàng để đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì không có một hoạt động nào tốt và hiệu quả hơn là: "ứng dụng Marketing vào trong

Ở Việt Nam, từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, việc áp dụng Marketing vào quá trình thực tiễn của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về nhận thức tầm quan trọng của Marketing cũng như thiếu hệ thông thông tin và thị trường, khách hàng...Agribank Hà Nội là thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Tuy nhiên, từ Ban giám đốc đến từng phòng ban và cụ thể là từng nhân viên của Ngân hàng cũng như các chi nhánh đã và đang tiến hành mọi biện pháp để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Agirank Hà Nội đã không ngừng kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động phù hợp với mọi yêu cầu thực tiễn, đưa ra chiến lược kinh doanh luôn theo sát với thực tế và từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, luôn thay đổi phong cách và lề lối làm việc văn minh, lịch sự và hiệu quả với phương châm “sự thành đạt của khách hàng là mục tiêu hành động

của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội”.

Qua những nội dung nghiên cứu đã trình bày trong chuyên đề, đề tài nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa một cách khoa học và logic các vấn đề lý luận cơ bản về Marketing trong hoạt động cạnh tranh Ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra những kinh nghiệm và bài học về ứng dụng Marketing trong nâng cao cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

2. Đánh giá được thực trạng động qua kết quả kinh doanh của Agribank Hà Nội. Phân tích sự cạnh tranh trên thị trường NH Việt Nam trong năm 2008 và qua các chỉ tiêu đã

đánh giá được phần nào thực trạng sử dụng Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Hà Nội.

3. Từ việc dự báo xu hướng cạnh tranh trên thị trường NH, cũng như định hướng hoạt động kinh doanh của Agibank Hà Nôi, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp cụ thể trước mắt để sử dụng Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo thực hiện được những mục tiêu phát triển của Agribank Hà Nội năm 2009.

Hệ thống các giải pháp được đề xuất được dựa trên các nguyên lý về sức cạnh tranh, nội dung cơ bản của Marketing NH và thực tiễn của Agriank Hà Nội, vì thế có tính khả thi và tính ứng dụng. Những đề xuất trong chuyên đề không chỉ đảm bảo Agriabank Hà Nội khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong hệ thống Agribank Việt Nam, mà còn góp phần cho sự phát triển bền vững, duy trì ổn định, lâu dài và nâng cao sức cạnh tranh của Agriabank Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.

Mặc dù đã hoàn thành, nhưng do trình độ cũng như thời gian nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, bất cứ một ý kiến đóng góp nào cũng là điều rất quý báu để việc nghiên cứu hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền và toàn thể các anh chị, cô chú trong phòng Marketing và Dịch vụ thẻ Agribank Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Phiếu điều tra khách hàng của Agribank Hà Nội 1. Đối tượng khách hàng

Tên khách hàng:...

Nam Nữ

Lứa tuổi: 18-24 25- 40 41-60 Trên 60

Nghề nghiệp:

Học sinh /sinh viên Cán bộ công chức

Chủ doanh nghiệp Nhân viên cty tư nhân Tiểu thương

Nhân viên cty liên doanh/nước ngoài Hưu trí

Khác

2. Quan hệ với AGRIBANK Hà Nội

Thời gian giao dịch với AGRIBANK Hà Nội:

Dưới 1 năm 1-2 năm 2-4 năm trên 4 năm

Các sản phẩm đang sử dụng:

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tín dụng

Thẻ Agribank

Chuyển tiền & nhận chuyển tiền Thanh toán quốc tế

Chuyển tiền nhanh WU

Dịch vụ khác: ...

3. Lý do chọn AGRIBANK Hà Nội

Quen thuộc

Địa điểm thuận lợi

Giao dịch nhanh, tốt Lãi suất/ giá phí hợp lý

4. Quý khách có biết đến các sản phẩm sau không

Tiết kiệm dự thưởng

Tiết kiệm tích góp dự thưởng

Có Có

Không Không

Cho vay mua ô tô Cho vay du học

Có Có

Không Không (Nếu không biết tất cả các sản phẩm trên, kết thúc điều tra)

Lý do biết đến sản phẩm

Nhân viên Agibank Hà Nội giới thiệu Bạn bè, người thân

Quảng cáo trên báo, đài

Quảng cáo tại trụ sở Agribank Hà Nội Tờ rơi, Bandroll quảng cáo

Website

Khác: ...

Quý khách có dự định sử dụng các sản phẩm này không

Tiết kiệm dự thưởng

Tiết kiệm tích góp dự thưởng

Có Có

Không Không

Cho vay mua ô tô Cho vay du học

Có Có

Không Không

Tiết kiệm dự thưởng

Lãi suất hấp dẫn Giải thưởng hấp dẫn

Số tiền gửi, kỳ hạn phù hợp Thay đổi hình thức gửi tiết kiệm Khác: ...

Tiết kiệm tích góp dự thưởng

Lãi suất hấp dẫn Giải thưởng hấp dẫn

Số tiền gửi, kỳ hạn phù hợp

Có một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai Khác: ...

Đối với các sản phẩm dự thưởng, Quý khách mong muốn:

Bốc thăm trúng thưởng ngay khi gửi tiền Đợi quay thưởng theo kỳ hạn của ngân hàng

Chắc chắn được trúng thưởng, kể cả giải thưởng giá trị nhỏ

Gặp may để trúng giải thưởng giá trị lớn

Lý do Quý khách quyết định không sử dụng các sản phẩm này:

Vay mua ô tô

Đang sử dụng các dịch vụ khác của Agribank Hà Nội

Lãi suất hấp dẫn

Thời gian và mức cho vay hợp lý Đại lý ô tô giới thiệu

Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng Khác: ... Vay du học Đang sử dụng các dịch vụ khác của Agribank Hà Nội Lãi suất hấp dẫn

Thời gian và mức cho vay hợp lý Công ty tư vấn du học giới thiệu

Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng Khác: ...

Tiết kiệm dự thưởng

Lãi suất không hấp dẫn Giải thưởng không hấp dẫn Số tiền gửi, kỳ hạn chưa phù hợp Không mong muốn trúng thưởng

Khác: ...

Tiết kiệm tích góp dự thưởng Lãi suất không hấp dẫn Giải thưởng không hấp dẫn Không cần có một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai Khác: ...

Vay mua ô tô Chưa có nhu cầu Lãi suất không hấp dẫn Thời gian và mức cho vay chưa hợp lý Đang sử dụng sản phẩm này tại ngân hàng khác (...)

Khác: ...

Vay du học Chưa có nhu cầu Lãi suất không hấp dẫn Thời gian và mức cho vay không hợp lý Đang sử dụng sản phẩm này tại ngân hàng khác (...) Khác: ... Ý kiến khác về các sản phẩm này: ... ... ... ... ...

1. Giáo trình Marketing Ngân hàng - Học Viện Ngân Hàng

2. Giáo trình Ngân hàng Thương mại - Ts Phan Thu Hà – Nhà xuất bản Thống Kê

3. Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ Ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng – Nhà xuất bản Thống Kê

4. Marketing căn bản - Phillip Kotler – Nhà xuất bản Thống Kê

5. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 72/ Tháng 5-2008, số 15/Tháng 8-2008, số 78/ Tháng 11-2008

6. Tạp chí Ngân Hàng, số 18 tháng 9-2007, số 7 tháng 4-2008

7. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

8. Kế hoạch phát triển dịch vụ năm 2009 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

9. Các Website :

http:// www.agribankhanoi.com.vn/

http://www.doanhnhan360.com/

http:// www.saga.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.

Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả chuyên đề

Mục lục

CHƯƠNG I.

CHƯƠNG I...5

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG...5

1.1. Tổng quan về Marketing Ngân hàng...5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Marketing Ngân hàng...5

1.1.2. Những nội dung cơ bản của hoạt động Marketing Ngân hàng...10

1.2. Cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng...22

1.2.1. Hiểu về cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng...22

1.2.2. Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng...24

1.2.3. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng...26

1.3. Sử dụng Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại...29

1.3.1. Marketing, công cụ cải thiện toàn diện các nguồn lực của Ngân hàng...30

... 33

1.4.1. Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới...33

1.4.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam...34

1.4.3. Bài học kinh nghiệm...35

CHƯƠNG II...38

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI...38

2.1. Sự cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng Việt Nam...38

2.2. Khái quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội 40 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...40

2.2.2. Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...43

2.3. Thực trạng sử dụng Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...56

2.3.1 Chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh...56

2.3.2 Chỉ tiêu thể hiện chất lượng dịch vụ...57

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động Kinh Doanh...58

2.3.4. Chỉ tiêu thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng...59

2.3.5. Thương hiệu và uy tín ...60

Thôn Hà Nội đã sử dụng ...62

2.5. Những tồn tại và nguyên nhân ...64

CHƯƠNG III...69

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MARKETING NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI...69

3.1. Dự báo xu hướng cạnh tranh trên thị trường Ngân Hàng trong thời gian tới...69

- Tiếp tục xu hướng giảm lãi suất...70

3.2. Định hướng, mục tiêu hoạt động Kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...72

3.2.1. Định hướng...72

3.2.2. Mục tiêu...73

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân Hàng Nông và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...74

3.3.1. Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động Marketing...74

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing ...76

3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên...77

* Một vấn đề cần chú trọng nữa là xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng nhiệt tình năng động tại các phòng giao dịch của AGRIBANK Hà Nội...79

3.3.4. Phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ và tối ưu hoá quá trình cung ứng dịch vụ đến khách hàng...80

3.3.6. Tăng cường các hoạt động xúc tiến hướng tới khách hàng mục tiêu...89

3.3.7. Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôi Hà nội...91

* Xây dựng thống nhất quy trình làm việc tại Agribank Hà Nội...94

3.3.8. Phát triển công nghệ Ngân hàng:...95

3.3.9. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ Ngân hàng cả về số lượng và chất lượng...96

3.3.10. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát...96

3.3.11. Mở rộng và phát triển mô hình siêu thị ngân hàng trong cả nước...98

3.4. Một số kiến nghị...99

3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước...99

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...102

3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...102

3.4.4. Kiến nghị đối với Ban Lãnh đạo Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội...106

KẾT LUẬN...108

Lý do biết đến sản phẩm...113

Lý do Quý khách có dự định sử dụng các sản phẩm này ...114

Tiết kiệm dự thưởng...114

Tiết kiệm tích góp dự thưởng...114

Tiết kiệm dự thưởng...116

Tiết kiệm tích góp dự thưởng...116

Vay mua ô tô...116

Vay du học...116

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ MÔ HÌNH

STT Tên Trang

Bảng 1. Các nhóm sản phẩm dịch vụ 6

Bảng 2.1. Thu nhập năm 2008 so với cùng kỳ năm 2008 27 Bảng 2.2. Phí dịch vụ năm 2008 tính theo các phòng giao dịch 28

Bảng 3.1. Mô hình phòng Marketing 42

Bảng 3.2. Mô hình bộ phận thông tin phòng Marketing 42 Bảng 3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức theo quan điểm khách hàng 60

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NHTM: Ngàn hàng Thương mại

NNHN: Ngân hàng Nhà nước

NH: Ngân hàng

AGRIBANK HN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

TCTD: Tổ chức tín dụng

PGD: Phòng giao dịch

TTQT: Thanh toán quốc tế

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Một phần của tài liệu Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 106 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w