PHẦN A: MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòng cốt của một phong trào. Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta, là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Vì: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho Đảng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.269).Bước vào thế kỷ 21 đất nước ta đứng trước bối cảnh có nhiều vận hội, thời cơ lớn phải kịp thời phát hiện, nắm bắt và vận dụng; song cũng có nhiều khó khăn, nguy cơ thách thức cần phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời. Do vậy đòi hỏi đảng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ chủ chốt cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ Trung ương đến cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn đáp ứng tình hình thực tế và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đề ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức trong sáng về lối sống và có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” (Đảng cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội tr.141).Yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Cán bộ chủ chốt cấp xã là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Vì vậy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không được xây dựng ngang tầm thì không thể thực hiện yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng ta đã đề ra. Nắm bắt được tầm quan trọng Đảng ta đã nhiều lần khẳng định trong các khoá Đại hội như Đại hội VII, VIII, IX, là lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, mà công tác xây dựng Đảng thì cán bộ và công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu "then chốt trong vấn đề then chốt", là nguyên nhân của nguyên nhân.Thực tế nhiều năm qua cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm và có sự trưởng thành, đáp ứng với nhiệm vụ chính trị, góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thật sự có chất lượng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần xem xét nghiên cứu làm sáng tỏ, nhằm xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.Huyện Phụng Hiệp là một trong sáu huyện của tỉnh Hậu Giang . Mặc dù điều kiện khó khăn, nằm ở vùng sâu vùng xa, đời sống của nhân dân trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lại cách xa trung tâm của tỉnh, nhưng toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện cùng nhau đồng lòng, đồng sức quyết tâm xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt. Cho đến nay đời sống của nhân dân trong huyện đã nâng cao rõ rệt, tạo thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đạt nhiều thành tựu như vậy chính là do Đảng bộ huyện đã coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng.Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập nhất là đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới còn bộc lộ nhiều yếu kém về phẩm chất và năng lực còn thấp. Do vậy việc xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách của huyện Phụng Hiệp.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay”.2. Tình hình nghiên cứu của đề tàiXây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn là vấn đề được cấp uỷ đảng quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và nhiều Nghị quyết của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ như:- Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay của Phạm công Khâm, năm 2000 – một số luận án thạc sĩ:+ “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, THành phố Hồ Chí Minh, năm 2001”.+ “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, năm 2002”.Cùng một số khoá luận tốt nghiệp cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền viết về cán bộ và công tác cán bộ; Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài báo, tạp chí, sách tham khảo nói về xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.Tuy nhiên, về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, huyện Phụng hiệp thì hiện chưa có người nào viết. Và mỗi công trình đều đề cập đến vấn đề cán bộ chủ chốt cấp xã ở nhiều cấp độ phạm vi khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình kế hoạch nói trên, luận văn đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay”, nhằm góp phần vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện Phụng hiệp đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới.
PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòng cốt của một phong trào. Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta, là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Vì: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho Đảng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.269). Bước vào thế kỷ 21 đất nước ta đứng trước bối cảnh có nhiều vận hội, thời cơ lớn phải kịp thời phát hiện, nắm bắt và vận dụng; song cũng có nhiều khó khăn, nguy cơ thách thức cần phải tỉnh táo, phán đoán xử lý kịp thời. Do vậy đòi hỏi đảng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ chủ chốt cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ Trung ương đến cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn đáp ứng tình hình thực tế và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đề ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức trong sáng về lối sống và có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” (Đảng cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội tr.141). Yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Cán bộ chủ chốt cấp 1 xã là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Vì vậy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không được xây dựng ngang tầm thì không thể thực hiện yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng ta đã đề ra. Nắm bắt được tầm quan trọng Đảng ta đã nhiều lần khẳng định trong các khoá Đại hội như Đại hội VII, VIII, IX, là lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, mà công tác xây dựng Đảng thì cán bộ và công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu "then chốt trong vấn đề then chốt", là nguyên nhân của nguyên nhân. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm và có sự trưởng thành, đáp ứng với nhiệm vụ chính trị, góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thật sự có chất lượng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần xem xét nghiên cứu làm sáng tỏ, nhằm xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới. Huyện Phụng Hiệp là một trong sáu huyện của tỉnh Hậu Giang . Mặc dù điều kiện khó khăn, nằm ở vùng sâu vùng xa, đời sống của nhân dân trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lại cách xa trung tâm của tỉnh, nhưng toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện cùng nhau đồng lòng, đồng sức quyết tâm xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt. Cho đến nay đời sống của nhân dân trong huyện đã nâng cao rõ rệt, tạo thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đạt nhiều thành tựu như vậy chính là do Đảng bộ huyện đã coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng. 2 Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập nhất là đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới còn bộc lộ nhiều yếu kém về phẩm chất và năng lực còn thấp. Do vậy việc xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách của huyện Phụng Hiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn là vấn đề được cấp uỷ đảng quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và nhiều Nghị quyết của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ như: - Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay của Phạm công Khâm, năm 2000 – một số luận án thạc sĩ: + “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Cần Giờ, TH ành phố Hồ Chí Minh, năm 2001”. + “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, năm 2002”. Cùng một số khoá luận tốt nghiệp cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền viết về cán bộ và công tác cán bộ; Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài báo, tạp chí, sách tham khảo nói về xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3 Tuy nhiên, về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, huyện Phụng hiệp thì hiện chưa có người nào viết. Và mỗi công trình đều đề cập đến vấn đề cán bộ chủ chốt cấp xã ở nhiều cấp độ phạm vi khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình kế hoạch nói trên, luận văn đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay”, nhằm góp phần vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện Phụng hiệp đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích: Nhằm xây dựng những căn cứ khoa học và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, thật sự đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở khách quan và yêu cầu cấp bách của vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích thực trạng để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp nhằm xác định được nguyên nhân và đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phụng Hiệp hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở huyện phụng Hiệp trong giai đoạn hiện nay. 4 * Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là đội ngũ cán bộ chủ chốt xã gồm 12 chức danh (Bí thư, Phó bí thư cấp uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, trưởng công an, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, xã đội trưởng) khoả sát trên 12 xã, từ năm 2005 đến năm 2010. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của khoá luận - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ. - Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) đồng thời khoá luận còn sử dụng phương pháp lôgíc lịch sử, phân tích, tổng hợp, khảo sát và so sánh để thực hiện mục đích yêu cầu nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần xác định đúng tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. - Đưa ra những giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 5 6. Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận - Luận văn có thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp Đảng bộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy đối với cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói riêng. 7. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Chương 2: Thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Phụng Hiệp. Chương 3: Phương hướng và giảI pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 6 PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG. 1.1Một số khái niệm chủ yếu. 1.1.1 Khái niệm về cán bộ: Cán bộ được hiểu theo nhiều nghĩa và rất phong phú. Nó xuất hiện trong xã hội xủa chúng ta rất lâu. Từ cán bộ du nhập vào nước ta bắt nguồn từ Trung Quốc, được phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ban đầu, từ cán bộ dùng trong quân đội để phân biệt giữa người chỉ huy và người chiến sĩ. Người chỉ huy ở đây được hiểu là cán bộ từ cấp tiểu đội phó trở lên. Dần dần từ cán bộ được hiểu rộng ra hơn dùng để chỉ tất cả những người hoạt động kháng chiến để phân biệt với nhân dân. Trong từ điển Việt - Nhật, danh từ cán bộ được dùng với nghĩa là người ở hạng cao trong một đoàn thể, là (yếu nhân) nhân vật quan trọng. Hay trong từ điển Từ Hải, cán bộ được giải thích để chỉ chung những nhân viên công chức, nhằm phân biệt với những nhân viên tạp vụ, binh lính, công nhân có nghĩa là chuyên chỉ những người có trách nhiệm lãnh đạo nào đó như trưởng thôn, đội trưởng thiếu niên tiền phong… Còn trong từ điển Tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị, Đảng và đoàn thể, hay là người làm công tác tổ chức Đảng, Nhà nước nhưng có chức vụ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, tr 269) Nói theo nghĩa chung nhất, cán bộ là những người lãnh đạo, quản lý hoặc nhà chuyên môn, khoa học hay công chức, viên chức làm việc hưởng 7 lương hay phụ cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và phân công công tác. 1.1.2. Quan niệm về cán bộ chủ chốt: Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ cán bộ chủ chốt. Song trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra cán bộ chủ chốt được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, cán bộ chủ chốt bao gồm những người giữ chức vụ và trách nhiệm cao trong một tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức bộ máy, của bộ máy, có vai trò tham gia định hướng lớn, điều khiển hoạt động của bộ máy. Chẳng hạn như: Ban thường vụ; trưởng phó các ban ngành, đoàn thể …từ cán bộ chủ chốt tiếng Anh gọi nhóm này là leades (người cầm đầu). Đó là những ngừoi quan trọng nhất, có trách nhiệm điều hành một tập thể,đơn vị, tổ chức thuộc thẩm quyền của mình theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức đó. Đây là một bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ đến hoạt động của tổ chức và của cả hệ thống chính trị. Việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt nên căn cứ vào chức vụ và trách nhiệm cụ thể của mỗi loại cán bộ và đặt nó trong mối quan hệ của toàn hệ thống tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, củng có cán bộ ở cương vị này trong tổ chức này thì chủ chốt nhưng trong mối quan hệ khác, ở vị trí khác thì không phải là chủ chốt. Ví dụ: một bí thư đảng ủy xã là cán bộ chủ chốt của xã nhưng không phải là cán bộ chủ chốt của huyện, mặc dù anh cũng có thể tham gia vào ban chấp hành của huyện, là huyện ủy viên. Theo nghĩa hẹp, cán bộ chủ chốt là những người cầm đầu tổ chức quốc gia. Họ là nhóm lãnh đạo ở tầm vĩ mô, ở nước ta những cán bộ này gọi là cán bộ lãnh đạo cao cấp, họ có vai trò quyết định đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc. 1.1.3. Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: “Đội ngũ” là từ chỉ khối đông người (chứ không phải một vài chức danh lẻ) được tập hợp, tổ chức thành một lực lượng, có cùng một tác dụng, và vai trò trong một tổ chức, một địa phương. Nó gồm nhiều chức danh nắm 8 giữ các vị trí có ảnh hưởng quyết định đến hệ thống tổ chức của một cấp. Do đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt là một tập hợp gồm những số đông người, tạo nên những biến đổi nhất định ở cấp xã. Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người đứng đầu quan trọng nhất trong hệ thống của tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và lực lượng vũ trang; có tác động chi phối việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc lãnh đạo và tổ chức các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trên địa bàn nông thôn mà họ phụ trách. Với quan niệm đó thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm: Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trưởng Công an, xã đội trưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là những người lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp và chịu trách nhiệm ở cơ sở. 1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của cán bộ: Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ và công tác cán bộ cũng đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cán bộ là một trong những nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, quyết định việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đó là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, các nhà kinh điển đã đưa ra các quan điểm, tư tưởng của mình về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản. Mác - Ăngghen khẳng định: “Muốn thực hiện tốt những tư tưởng cần có con người sử dụng một thực tiễn” (Mác - Ănghen, tt, Nxb CTQG, HN 1995, tập 2, tr 181). lịch sử đã chứng minh mỗi chính đảng của một giai cấp muốn giành và giữ chính quyền đều phải chăm lo và xây dựng đội ngũ cán bộ, đây là đại biểu trung thành của giai cấp mình, đủ sức thực hiện những yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và giai cấp đó đề ra, không chỉ riêng có Đảng Cộng sản mới thực hiện quan điểm này. Mác muốn 9 nói đến vai trò của người cán bộ là nguồn tuyên truyền, tổ chức thực hiện của đảng, chính đảng của giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải chăm lo xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản năm 1848, hai ông đã trình bày: “Những người cộng sản là một bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là một bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về lý luận…” Lênin là người kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, khi đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng kiểu mới, Lênin đã đưa ra những quan điểm vể cán bộ có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Lênin khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, Nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” (Lênin tt, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1974, tr 1479) Theo Lênin, muốn lật đổ chế độ Nga Hoàng giành chính quyền thì phải có một đội ngũ cán bộ “chuyên nghiệp”. Do đó, ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, Lênin đã rất coi trọng công tác cán bộ. Người cho mở các trường lớp đào tạo đội ngũ cán bộ cho Đảng, cho cách mạng và chính Lênin cũng đã từng tham gia giảng dạy ở các lớp huấn luyện đó. Cách mạng tháng Mười Nga không thể thành công nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo, huấn luyện như thế. Đồng thời, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Lênin cũng chỉ rỏ: phải tuân thủ quy luận, thà ít mà tốt, phải tuân theo nguyên tắc này. Thà mất hai năm thậm chí ba năm nữa còn hơn hấp tấp, vội vàng mà không có tí hy vọng nào đào tạo được một số nhân viên tốt cả. Khi có chính quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với yêu cầu của nhiệm vụ mới, Lênin đã tiến hành đánh giá, sắp xếp lại cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và Người khẳng định: “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả 10 . Hậu Giang. - Đưa ra những giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. tỉnh Hậu Giang. 6 PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG. 1.1Một