7. Kết cấu của khoá luận
2.2.3. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Phụng Hiệp vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục như sau:
* Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở huyện phụng Hiệp vẫn còn mang tính dàn trãi và không đồng đều, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, hầu hết họ mới trãi qua hệ đào tạo trung cấp lý luận, còn chuyên môn nghiệp vụ hầu như chưa được đào tạo mới chỉ có 60 đồng chí có trình độ về quản lý hành chính ở bậc đại học. Hơn nữa cấp xã bầu trúng cử vào các vị trí chủ chốt mới đưa đào tạo chứ chưa thật sự gắn việc quy hoạch cán bộ với đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế, bởi hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã được đào tạo thông qua các lớp tại chức và bồi dưỡng ở huyện (vừa học, vừa làm), cho nên trong quá trình tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế . Ngòai ra, chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của trường tham gia cũng là vấn đề góp phần tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã của huyện.
* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Sơ cấp có 02 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,22% - Trung cấp có 90 đồng chí, chiếm tỷ lệ 55,21%
- Đại học có 13 đồng chí, chiếm tỷ lệ 7,97% - Chưa qua đào tạo 58 đồng chí, chiếm 35,58%
Phần đông số cán bộ chủ chốt cấp xã trưởng thành trong thực tiễn công tác, được quy hoạch, lựa chọn, bố trí trong đội ngũ cán bộ xã nên có sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Song số cán bộ chủ chốt chưa qua đào tạo còn chiếm số lượng lớn. Vì thế, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp trình độ chuyên môn nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
* Về trình độ học vấn:
Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy trình độ học vấn của cán bộ có trình độ 12/12 chiếm 5,52%; cấp II, chiếm 2,45%%; cấp III, chiếm 92,02%. Trình độ phổ thông như thế là thấp, lại chủ yếu là bổ tức văn hóa, chấp vá và thiếu hệ thống. Cho nên việc quán triệt tiếp thu chủ trương, nghị quyết của cấp trên còn thụ động, khả năng nắm bắt thực tiễn, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết ở cơ sở vào lĩnh vực mình phụ trách sẽ khó khăn hơn.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định số 15 của Ban Bí thư TW về trình độ văn hóa phổ cập cho cán bộ thuộc các độ tuổi phải đạt, thì đây là một cố gắng lớn của địa phương, là sự đổi mới nhanh chóng đáng kể, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới thì rõ ràng đây là mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý và vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống của địa phương.
* Về lý luận chính trị:
Đối với cán bộ chủ chốt tính đến thời điểm 12/2009 thì trình độ sơ cấp chiếm 17,79%, trung cấp chiếm 67,48%, cao cấp chiếm 5,52%, cử nhân chiếm 1,22%, chưa qua đào tạo chiếm 7,97%. Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy 7,97% cán bộ chủ chốt chưa qua lớp đào tạo nào về lý luận chính trị. Điều đó cho thấy, công tác quy hoạch đào tạo chưa tốt, khi trúng cử mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, như vậy học xong đã quá nửa nhiệm kỳ.
Tình hình chung là cán bộ chủ chốt cấp xã đều nhận thức được việc học lý luận là cần thiết, là bổ ích. Song, họ ngại đi học, nhất là học dài hạn, một phần do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, tuổi đời đã nhiều. Mặt khác, vẫn còn tâm lý học xong tới nhiệm kỳ có được đề cử, có được giữ chức vụ nữa hay không?
* Về trình độ quản lý Nhà nước:
Hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp mới chỉ có 81/163 cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vế quản lý Nhà nước từ sơ cấp đến đại học, chủ yếu tập trung vào các chức danh.
Bí thư Đảng ủy xã là 16 đồng chí Chủ tịch HĐND xã là 26 đồng chí Chủ tịch UBND xã là 28 đồng chí Trưởng Công an xã là 8 đồng chí
Số cán bộ chủ chốt còn lại chưa được đào tạo. Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp có trình độ về quản lý Nhà nước là thấp chỉ chiếm 49,69%. Do đó, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn địa phương.
* Về cơ cấu giới tính:
Với 12 chức danh cán bộ chủ chốt ở 14 xã, thị trấn với tổng số cán bộ chủ chốt là 163 đồng chí, trong đó nam là 148 đồng chí, chiếm 90,79%, nữ là 16 đồng chí, chiếm 9,81%. Trong số cán bộ nữ này, thì có 2 phó chủ tịch, 2 bí thư đoàn thanh niên, còn lại là chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn. Như vậy, tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã là nữ hiện nay là quá thấp so với tỷ lệ dân số là nữ ở huyện phụng Hiệp., chiếm tỷ lệ 49,87%. Bên cạnh đó mặt bằng chung của xã hội đòi hỏi cán bộ nữ chiếm tỷ lệ ít nhất là 20 – 25% trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. trong khi đó cán bộ chủ chốt cấp xã là nữ ở huyện phụng Hiệp chỉ chiếm 12,5%. Qua nghiên cứu, tìm hiểu thì thấy rằng cán bộ nử là do một phần chị em chưa cố gắng phấn đấu vươn lên, một phần nữa là do vai trò của người phụ nữ rất lớn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, mặt khác cũng còn do những quan niệm
cũ ở nông thôn, phụ nữ thường nghỉ học sớm, chỉ chăm lo săn sóc con cái và gia đình. Chính vì vậy, mà cán bộ chủ chốt cấp xã là nữ ở huyện phụng Hiệp chưa hợp lý.
* Về cơ cấu độ tuổi:
- Độ tuổi dưới 30 tuổi có: 12 đồng chí, chiếm tỷ lệ 7,36%
- Độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi có: 75 đồng chí, chiếm tỷ lệ 46,01% - Độ tuổi từ 46 đến 50 tuổi có: 30 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18,40% - Độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có: 46 đồng chí, chiếm tỷ lệ 28,22%
Qua số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp có độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (64,41%). Đây là điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Vừa phản ánh được bề dày kinh nghiệm và sức khỏe của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, đồng thời lại phản ánh được độ “chín”, chiều sâu của trí tuệ và thể hiện được tính kế thừa của đội ngũ cán bộ trong tiến trình phát triển.
Tuy nhiên, qua số liệu trên cũng cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có tuổi đời dưới 30 tuổi còn quá ít, chỉ chiếm 7,36% mà chủ yếu nằm trong cán bộ bí thư đoàn thanh niên và hội phụ nữ. Điều này chứng tỏ việc thu hút lực lượng thanh niên tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội ở cơ sở nông thôn là cán bộ chủ chốt cấp xã còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới nếu không giải quyết được vấn đề này thì khó có thể thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông thôn ở huyện phụng Hiệp tiến lên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên khá cao (chiếm 28.22%) mà chủ yếu nằm trong số cán bộ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, Bí thư Đảng ủy xã, Phó Bí thư và Chủ tịch xã. Mặc dù ở xã, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt rất cần có uy tín và kinh nghiệm, song với tuổi đời trên 50 thì số cán bộ này có nhiều bất cấp như sức khỏe, độ ỳ lớn… Trong khi đó, cơ chế thị trường và những tiến bộ khoa học – công nghệ đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nhanh nhạy, đánh bắt thời cơ, khắc phục những khó khăn đưa xã hội phát triển.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp
Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp, huyện phụng Hiệp nói trên là kết quả của nhiều nguyên nhân. Nó xuất phár từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả nhân tố bên trong lẫn bên ngoài, cả trách nhiệm của từng cá nhân đến từng tổ chức Đảng. Song, tựu chung lại nó là kết quả tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu sau:
2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, trong những năm qua, đất nước ta nói chung và huyện phụng Hiệp nói riêng đã thu được những kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị-kinh tế-xã hội, đã tạo tiền đề quan trọng cho công tác cán bộ và làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp trưởng thành một cách nhanh chóng.
Trong những năm gần đây, Đảng ta đã đề ra hàng loạt các nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng như NQ TW 3 khóa VII, NQTW 3 khóa VIII, NQTW 6 (lần 2) khóa VIII, NQTW 5 khóa IX, NQ 11 của Bộ Chính trị ra ngày 25/1/2002, Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khóa IX về tiếp tục thực hiện NQTW 3 khóa VII, NQTW 3 và NQTW 7 khóa VIII, về công tác tổ chức và cán bộ, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và trong công tác cán bộ nói riêng.
Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của tỉnh, huyện, cấp ủy cơ sở đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của trung ương phù hợp với từng cơ sở tạo nên sự chuyển biến lớn trong công tác cán bộ cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Nhờ sự chỉ đạo lãnh đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng ở địa phương đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp ra sức tu dưỡng, rèn luyện và đào tạo góp phần nâng lên một bước mới, họ phấn khởi tin tưởng và ra sức cống hiến cho quê hương.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phụng Hiệp đã biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, địa phương, vùng kháng chiến Xẻo Rô. Phát huy được bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, nhiều cán bộ đã nổ lực, phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn ở cơ sở, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và được quần chúng nhân dân tin cậy ủng hộ nhiệt tình.
- Huyện phụng Hiệp là huyện trọng điểm trong 5 huyện là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, cho nên những năm qua luôn được sự đầu tư, quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành của tỉnh cả về vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn trên toàn huyện ngày càng khang trang hơn.
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy đối với cấp xã về công tác cán bộ còn nhiều khâu chưa hợp lý và lỏng lẽo, còn mang tính chung chung chưa xác hợp với từng cơ sở xã. Do đó, sự gắn kết giữa các khâu trong công tác cán bộ như: giữa quy hoạch với đào tạo; giữa đào tạo với bố trí sử dụng… cho nên hiệu quả của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã chưa cao.
- Nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã chưa qua đào tạo cho nên trong công tác chủ yếu dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hiện có. Chưa được nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao trình độ nhận thức chính trị, vì vậy việc nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước chưa sâu nên hiệu quả công tác chưa cao. Có đồng chí thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nên trong lối sống có những biểu hiện tư tưởng cá nhân, vi phạm phẩm chất đạo đức cách mạng.
- Cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ ở địa phương, cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, phương pháp làm việc, năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện còn yếu. Cho nên trong quá trình thực hiện
công tác cán bộ còn nhiều lúng túng, bất cập, chậm. Đặc biệt là trong quá trình đánh giá cán bộ hay tuyển dụng cán bộ chủ yếu vì nể nang, quen biết thiếu tính khoa học.
Những biến động phức tạp về chính trị trên thế giới gây bất lợi cho cách mạng, sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, hoạt động của các thế lực thù địch, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đã làm cho một số cán bộ chủ chốt cấp xã có những biểu hiện thiếu vững vàng về quan điểm, lập trường về chính trị, sa sút về đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác.
- Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chủ chốt cấp xã còn những điểm chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, nên nhìn chung họ chưa an tâm công tác. Thực tế cho thấy, so với yêu cầu cuộc sống vẫn chưa đủ sức chi trả, sinh hoạt đời thường của cán bộ chủ chốt cơ sở nên không thu hút được cán bộ, nhất là cán bộ có tài, đức và có năng lực tích cực và an tâm công tác.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã ở huyện phụng Hiệp
3.1.1. Phương hướng
* Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên tất cả các mặt, song tập trung vào một số mặt chủ yếu:
- Nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng quy tụ đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đây là một nội dung hết sức quan trọng mà người cán bộ chủ chốt cấp xã cần có đề hoàn thành nhiệm vụ. Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã, nét đặc thù lớn nhất của họ là linh hồn của tổ chức, của đơn vị. Họ là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, của đảng viên trên địa bàn nên có thể nói họ vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiện. Điều đó khiến cho lao động của họ vừa là lao động trí óc sáng tạo, vừa là lao động điều hành qua các hoạt động thực tiễn. Họ phải gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, sâu sát với quần chúng để thực hiện các nhiệm vụ. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải chú trọng xây dựng về năng lực trí tuệ, khả năng tổ chức thực tiễn và khả năng quy tụ tập hợp quần chúng nhân dân ở cơ sở.
- Tăng cường giáo dục bản chất giai cấp công nhân, giáo dục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống:
Là lực lượng đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của nó ở nông thôn, nhưng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hầu hết xuất thân từ nông dân, sống và làm việc trong một địa bàn bao gồm chủ yếu là nông dân, nông nghiệp và nông thôn; nên một mặt thông qua họ mà thể