Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của khoá luận

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

cấp xã ở huyện phụng Hiệp

3.1.1. Phương hướng

* Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên tất cả các mặt, song tập trung vào một số mặt chủ yếu:

- Nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng quy tụ đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Đây là một nội dung hết sức quan trọng mà người cán bộ chủ chốt cấp xã cần có đề hoàn thành nhiệm vụ. Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã, nét đặc thù lớn nhất của họ là linh hồn của tổ chức, của đơn vị. Họ là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, của đảng viên trên địa bàn nên có thể nói họ vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiện. Điều đó khiến cho lao động của họ vừa là lao động trí óc sáng tạo, vừa là lao động điều hành qua các hoạt động thực tiễn. Họ phải gắn lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, sâu sát với quần chúng để thực hiện các nhiệm vụ. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải chú trọng xây dựng về năng lực trí tuệ, khả năng tổ chức thực tiễn và khả năng quy tụ tập hợp quần chúng nhân dân ở cơ sở.

- Tăng cường giáo dục bản chất giai cấp công nhân, giáo dục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống:

Là lực lượng đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của nó ở nông thôn, nhưng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hầu hết xuất thân từ nông dân, sống và làm việc trong một địa bàn bao gồm chủ yếu là nông dân, nông nghiệp và nông thôn; nên một mặt thông qua họ mà thể hiện sự liên minh giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức ở nông

thôn, mặt khác họ cũng chịu ảnh hưởng ít, nhiều những mặt hạn chế của nông dân. Vì vậy, cần phải tăng cường giáo dục bản chất giai cấp công nhân trong xây dựng đội ngũ cán bộ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay.

Trong tình hình trong nước và thế giới hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp trong điều kiện thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp và những hoạt động của âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Do đó, họ phải được trang bị kiến thức lý luận về Chủ nghĩa mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, nghị quyết của Đảng, để có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng; cương quyết đấu tranh chống lại mọi quan điểm, khuynh hướng sai trái trên mọi lĩnh vực, bảo vệ đường lối của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng ở địa phương. Đồng thời, thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh.

* Gắn việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và việc kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể địa phương.

- Mục đích cuối cùng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương, xa rời nhiệm vụ chính trị thì công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt sẽ mất phương hướng, không có hiệu quả. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị là môi trường rèn luyện, tuyển chọn, đào tạo, nâng cao phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ chủ chốt cấp xã phải xuất phát và gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Cán bộ chủ chốt cấp xã chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có một đội ngũ cán bộ đồng bộ, tổ chức đảng, bộ máy chính quyền và các tổ

chức đoàn thể cơ sở vững mạnh và ngược lại. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải kết hợp với việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả công tác của tổ chức đảng, chính quyền, đòan thể và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, cơ sở.

- Phát huy tính tích cực chủ động của cơ sở, tranh thủ sự giúp đở của cấp trên; cấp ủy cơ sở địa phương phải chủ động, tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cho cấp mình, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan cấp trên, đặc biệt là cấp trên trực tiếp, để công tác cán bộ được đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy, kết hợp tính tích cực, chủ động của cơ sở với sự giúp đỡ của cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thật sự vững mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w