Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
725,77 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:NângcaochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxãởtỉnhPhúThọhiệnnay mở đầu 1. Tínhcấp thiết của đề tài luận văn Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [18, tr. 33]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cánbộ là công việc gốc của Đảng" [39, tr. 269]. Cấpxã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị. Cấpxã giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ cấp trên giao, là cấpchínhquyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân. Qua từng thời kỳ lịch sử, chínhquyềncấpxã không ngừng được xây dựng và củng cố, bảo đảm cho chínhquyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Cánbộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chínhquyềncấpxã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chínhquyềncấpxã vững mạnh thì phải xây dựng độingũcánbộ có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nângcaochấtlượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã xác định từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc trong đó ghi rõ: Xây dựng độingũcánbộở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộchính sách đối với cánbộ cơ sở [20, tr. 167-168]. Thực tế cho thấy, ở những xãchínhquyền vững mạnh là do có độingũcánbộ mạnh và những xã yếu kém thì thường cũng bắt đầu yếu kém từ khâu cán bộ. Trong những năm gần đây, độingũcánbộchínhquyềncấpxã trong cả nước nói chung và tỉnhPhúThọ nói riêng đã có những mặt tiến bộ rõ nét. Thực hiện Nghị quyết 09 ngày 14 tháng 8 năm 1997 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnhPhúThọ về xây dựng chínhquyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, độingũcánbộchínhquyềncấpxã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhiều mặt, nhất là kiến thức quản lý nhà nước. Theo đó năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cánbộchínhquyềncấpxã không ngừng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, góp phần tạo nên chuyển biến trên tất cả các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, của địa phương thì độingũcánbộchínhquyềncấpxã còn nhiều bất cập. Trong năm 2001, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã tổ chức thi chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giỏi tỉnhPhúThọ lần thứ nhất. Qua cuộc thi cho thấy trình độ năng lực của độingũ chủ tịch UBND cấpxã còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là sự hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước ởcấp xã, phường, thị trấn cũng còn nhiều hạn chế. Do những hạn chế đó, nên trong quá trình quản lý khi gặp những tình huống, những vụ việc rắc rối không đề ra được phương án giải quyết tối ưu. Cũng thông qua cuộc thi cho thấy có sự chênh lệch cả về nhận thức, năng lực giữa chủ tịch UBND các xã miền núi so với các xã, phường, thị trấn đồng bằng, thành phố, thị xã. Độingũcánbộchínhquyềncấpxã của tỉnh hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày. Những lúng túng, va vấp, vi phạm trong công việc là điều khó tránh khỏi. Đây là một vấn đề rất lớn đặt ra cho PhúThọ về đào tạo để nângcao trình độ năng lực cho độingũcánbộchínhquyềncấp xã. Bên cạnh những hạn chế do trình độ, năng lực của độingũcánbộchínhquyềncấp xã, một bộ phận không nhỏ cánbộ do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý, bán và sang nhượng đất trái phép, thậm chí bớt xét tham ô tiền của nhà nước, bị truy tố trước pháp luật gây tổn hại không nhỏ đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người vẫn còn. Bên cạnh đó, hoạt động của các đại biểu HĐND cấpxã còn nhiều hạn chế. Năng lực, trình độ của các đại biểu HĐND cấpxã không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ mà nhân dân giao cho. Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về độingũcánbộchínhquyềncấpxã để có giải pháp nângcao trình độ năng lực của độingũcánbộchínhquyềncấpxãởtỉnhPhú Thọ. Từ những phân tích nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: "Nâng caochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxãởtỉnhPhúThọhiện nay" để làm luận văn thạc sĩ. Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay, phù hợp với thực tiễn của địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nângcaonăng lực của độingũcánbộchínhquyềncấpxã từ năm 1991 đến nay đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và các nhà hoạt động chính trị quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như: Học viện Hành chính Quốc gia năm 1991, đã công bố một cuốn sách về: "Cải cách bộ máy quản lý hành chính nhà nước và xây dựng độingũ công chức nhà nước". Có nhiều công trình khoa học, các luận văn thạc sĩ, cử nhân nghiên cứu về bộ máy chínhquyềncấpxã trong đó có bàn về độingũcánbộchínhquyềncấp xã. Đáng chú ý là các công trình sau đây: Giáo sư Hồ Văn Thông: "Tình hình các tổ chức chính trị ở nông thôn nước ta" được in trong cuốn sách "Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay", tập 2, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội 1991; Lê Đình Chếch: "Về nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cánbộchínhquyềncấpxãở Hải Hưng", Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 1994; Nguyễn Thị Hải: "Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chínhquyềncấpxãở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước", Hà Nội, 2001. Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề độingũcánbộchínhquyềncấpxã được đặc biệt quan tâm. Một số đề tài khoa học, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề này và hoàn chỉnh hơn. Chẳng hạn: Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Tiến Quý "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương trong giai đoạn hiệnnayở nước ta", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000; Tiến sĩ Thang Văn Phúc và tiến sĩ Chu Văn Thành đồng chủ biên: "Chính quyềncấpxã và quản lý nhà nước cấp xã" của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cánbộchính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên "Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chínhở Việt Nam" của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001; Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu và giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên: "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001; Thạc sĩ Phạm Đức Thăng: "Mấy suy nghĩ về việc củng cố tổ chức Đảng và chínhquyềncấpxãhiện nay", Thông tin Chính trị học, số 1(8)/2001; Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo: "Một số vấn đề xử lý nạn quan liêu, tham nhũng như một tình huống chính trị", Thông tin Chính trị học, số 2 (9)/2001; Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu và Giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên: "Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chínhquyềncấpxãở nước ta hiện nay", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung: "Tổ chức chínhquyền nhà nước ở địa phương", Nxb Đồng Nai, 1997. Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Thông tin Chính trị học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Nhà nước pháp luật như: Tiến sĩ Lê văn Hòe: "Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi ", Đề tài độc lập cấp nhà nước: "Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi", Hà Nội, 2002. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập vấn đề độingũcánbộ của chínhquyềncấp xã, hoặc là ở dạng chung nhất hoặc đặt nó nằm trong phạm vi nghiên cứu tổ chức hoạt động của bộ máy chínhquyềncấpxã nói chung, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống dưới góc độ một luận văn khoa học về nângcaochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxãở một tỉnh cụ thể như đề tài luận văn lựa chọn ở đây. Tuy nhiên, trong các công trình đã được công bố có những nội dung liên quan đến đề tài sẽ được tác giả luận văn tham khảo có kế thừa, chọn lọc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nângcaochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxã của tỉnhPhúThọ trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Phân tích cơ sở lý luận về cánbộchínhquyềncấpxã và chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấp xã. Trong đó hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về độingũcánbộchínhquyềncấp xã; khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấp xã. + Phân tích thực trạng chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxãtỉnhPhú Thọ, qua đó nêu ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế đến chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxãởPhú Thọ. + Đề xuất các phương hướng, giải pháp nângcaochất lượng, độingũcánbộchínhquyềncấpxãởPhúThọ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Quan niệm về chínhquyềncấpxã còn nhiều ý kiến khác nhau. Luận văn nghiên cứu độingũcánbộchínhquyềncấpxã chỉ tập trung vào độingũcánbộ của HĐND và UBND cấp xã. - Luận văn nghiên cứu độingũcánbộchínhquyềncấpxãởPhúThọ nhưng chỉ giới hạn từ thời kỳ tái lập tỉnhPhúThọ năm 1997 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN), về cán bộ, về chínhquyềncấpxã và độingũcánbộchínhquyềncấp xã. - Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin, kết hợp các phương pháp lịch sử - thực tiễn; phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học; thống kê, so sánh 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chấtlượng và nângcaochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấp xã. Đặc biệt làm rõ đặc điểm của độingũcánbộchínhquyềncấpxãở một tỉnh trung du, miền núi như tỉnhPhú Thọ. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng về chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxã của tỉnhPhú Thọ, luận văn đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nângcaochấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấp xã, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng hiệnnayđối với một tỉnh trung du miền núi, có nhiều dân tộc, đa dạng các loại hình kinh tế như tỉnhPhú Thọ. - Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 cƠ Sở lý luận về chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxã 1.1. Chínhquyềncấpxã và vị trí, vai trò của độingũcánbộchínhquyềncấpxã 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chínhquyềncấpxã a) Khái niệm chung về chínhquyềncấpxã Trong hệ thống hành chính nước ta, chínhquyềnxã - phường - thị trấn (gọi chung là cấp xã) là chínhquyềncấp thấp nhất trong hệ thống chínhquyền 4 cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tính đến 19 tháng 4 năm 2002, nước ta có 10.579 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó có 8.964 xã, 573 thị trấn, 1.042 phường. Dưới xã, phường, thị trấn có các cộng đồng dân cư tự quản; dưới xã có thôn, làng, ấp, bản, buôn. Dưới phường, thị trấn có tổ dân phố, ở một số thành phố, thị xã giữa phường và tổ dân phố có cụm dân cư, giữa xã và thôn có khu hành chính. Số lượng xã, phường, thị trấn trong những năm qua không ổn định. Cùng với quá trình chia tách các tỉnh, huyện, việc thành lập mới các xã, phường, thị trấn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chỉ trong vòng 7 năm từ 1995 đến 2002 đã tăng 357 đơn vị trong đó có 59 xã, 213 phường và 85 thị trấn. Chínhquyềncấpxã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nângcao mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chínhquyềncấpxã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với chínhquyềncấp xã. Cùng với việc hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật chất, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nângcao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của độingũcánbộchínhquyềncấp xã. Chínhquyềncấpxã là cấpchínhquyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chínhquyềncấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấpxã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chínhquyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà nước và hoạt động của nó mang tínhchấtquyền lực của Nhà nước, bằng phương thức tác động của Nhà nước. Cấpxã là đơn vị cấp dưới cùng, vì thế Chínhquyềncấpxã chỉ bao gồm HĐND và UBND. Qua đó có thể hiểu, chínhquyềncấpxã là một cấp cuối cùng trong hệ thống chínhquyền 4 cấp của Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Từ những phân tích trên đây, có thể nêu khái quát khái niệm chínhquyềncấpxã như sau: Chínhquyềncấpxã bao gồm HĐND và UBND là cấp thấp nhất trong hệ thống chínhquyền 4 cấpở Việt Nam, thực hiệnquyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, pháp luật và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên. b) Đặc điểm của chínhquyềncấpxãChínhquyềncấpxã có những đặc điểm sau: [...]... lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc" [46, tr 144] Khi đánh giá chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thế nào là chấtlượng của đội ngũcánbộChấtlượng của độingũcánbộ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Chấtlượng của độingũcánbộ được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chínhquyềncấp xã, ở việc nâng. .. đến chấtlượng của độingũcánbộchínhquyềncấpxã 1.2.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượngđộingũcánbộChấtlượng của độingũcánbộ được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của độingũcán bộ, công chức nói chung và của độingũcánbộchínhquyềncấpxã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao Về phẩm chất. .. thiếu Hơn thế nữa, độingũcánbộchínhquyềncấpxã lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu cử Đây cũng chính là lý do tạo cho người cánbộchínhquyềncấpxã không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nângcao trình độ Điều này có hạn chế rất lớn đến chấtlượng công tác của độingũcánbộchínhquyềncấpxã Đây là một trong những nguyên nhân làm cho độingũcánbộchínhquyềncấpxã chưa đáp ứng... xã, ở việc nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chínhquyềncấpxã Chất lượng của độingũcánbộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác của họ Chấtlượng của độingũcánbộ là chỉ tiêu tổng hợp chấtlượng của từng cánbộĐối với độingũcánbộchínhquyềncấp xã, muốn xác định chấtlượngcao hay thấp ngoài... định số lượngcánbộchínhquyềncấpxã như sau: - Xã dưới 10.000 dân: 17-19 cánbộ - Xã từ 10.000 dân đến 20.000 dân: 19-21 cánbộ - Xã trên 20.000 dân, cứ thêm 3.000 dân thêm 1 cán bộ, tối đa không quá 25 cánbộ Như vậy, nếu trừ số cánbộ làm công tác đoàn thể, số lượngcánbộ làm công tác chínhquyềncấpxã đã tăng lên ở từng loại xã từ 3 đến 5 người và nếu lấy bình quân mỗi xã có khoảng 20 cán bộ, ... chấtchính trị, cần phải có trình độ, năng lực nhất định và cần nhất là phải tạo dựng được uy tín trong cộng đồng dân cư 1.2 Khái niệm chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxã và những yếu tố tác động đến chất lượngđộingũcánbộ chính quyềncấpxã 1.2.1 Khái niệm chấtlượngđộingũcánbộchínhquyềncấpxã Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2000 định nghĩa: "Chất. .. quyềncấpxã như sau: Chất lượngđộingũcánbộ chính quyềncấpxã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng caochấtlượngđộingũcán bộ, công chức chínhquyềncấpxãcần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chấtlượngđộingũcán bộ, cũng... động rất nhiều đến chấtlượng của độingũcánbộchínhquyềncấpxã Trước ngày 01/7/2003, cánbộchínhquyềncấpxã không được coi là công chức nhà nước Mặc dù chínhquyềncấpxã được Hiến pháp 1992 xác định là một cấp hành chính trong hệ thống chínhquyền của Nhà nước ta Cánbộcấpxã không được hưởng lương trong ngân sách nhà nước và lương thì gọi là phụcấp được lấy từ ngân sách xã ra để chi trả Đã... Đại hội Đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn Công tác đào tạo độingũcánbộchínhquyềncấpxã là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách Nếu không đào tạo thì không thể có độingũcánbộ công chức cấpxã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước; không thể trẻ hóa được độingũcánbộchínhquyềncấpxã Do quan niệm chưa đúng vị trí, vai trò của độingũcánbộcấp xã, cho rằng... (CNH, HĐH) đất nước, trước những hoàn cảnh và tình thế mới, độingũcánbộchínhquyềncấpxã cũng bộc lộ nhiều điểm bất cậpcần phải nghiên cứu khắc phục Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa số lượng ngày một tăng của độingũcánbộchínhquyềncấpxã nhưng chấtlượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Độingũcánbộchínhquyềncấpxã tuy rất đông về số lượng nhưng không đủ sức đảm đương được những công việc . của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở một tỉnh trung du, miền núi như tỉnh Phú Thọ. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ, luận. Sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã 1.1. Chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chính quyền cấp. LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hội nghị