1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp huyện ở tỉnh phú thọ

132 327 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

* Trong hệ thống Nhà nước, từ cán bộ được hiểu cơ bản là trùng với từ công chức, được chỉ: - Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước thuộc ngành hành chính, tư pháp, kinh tế, văn

Trang 1

BÙI THỊ LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở

TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

BÙI THỊ LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở

TỈNH PHÚ THỌChuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THỊ BẠCH TUYẾT

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN ht t p : / / www lrc.tnu e du v n

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất

kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng nhưLôn bất kỳ một chương trìnhđào tạo cấp bằng nào khác

Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi Cáckết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều

là kết quả làm việc của cá nhân tôi

Học viên

Bùi Thị Lan Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của:

PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết - Người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn

này và các thầy cô giáo Phòng Đào tạo, Bộ phận sau Đại học - Trường Đại họcKinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên; Tập thể lãnh đạo Đảng ủy khối các cơquan tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này

Sự giúp đỡ đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả lý luận vàthực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu

Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và nghiêmtúc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết nhất định

Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo

và những độc giả đến đề tài này

Tác giả

Bùi Thị Lan Phương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 2

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

4 1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện

4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cán bộ, công chức cấp huyện

4 1.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

12 1.1.3 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 13

1.1.4 Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

20 1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 24

1.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 27

1.2.1 Kinh nghiệm về của một số địa phương trong nước

27 1.2.2 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đối với tỉnh Phú Thọ 30

Trang 6

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 33

Trang 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 33

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 34

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 34

2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 34

2.3.1 Phẩm chất chính trị 34

2.3.2 Trình độ chuyên môn 35

2.3.3 Sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với công việc đảm nhiệm 35

2.3.4 Sức khỏe 36

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ

37 3.1 Khái quát chung về tỉnh phú thọ 37

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ 37

3.1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú Thọ 41

3.2 Thực trạng đội ngũ và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ 43

3.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú Thọ 43

3.2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú Thọ 46

3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ 58

3.3 Đánh giá việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ 61

3.3.1 Kết quả đạt được 61

3.3.2 Những hạn chế 62

3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế 64

Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ 69

4.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quan điểm về nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú

Trang 8

4.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 69

4.1.2 Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ 75

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 78

4.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển dụng CBCC cấp huyện trong tỉnh

78 4.2.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện 81

4.2.3 Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, công chức cấp huyện gắn với thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức cấp huyện phát huy hết năng lực 84

4.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh Phú Thọ 88

4.2.5 Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt quy định về quy phạm hành vi cán bộ, công chức 90

4.3 Một số kiến nghị đồng bộ 95

4.3.1 Đối với Bộ Nội Vụ 95

4.3.2 Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ 95

4.3.3 Đối với UBND các huyện 95

4.3.4 Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99 PHỤ LỤC 101

Trang 9

UBND : Uỷ ban nhân dân

UBND, HĐND: Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dânXHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ

Bảng 3.1 Đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh Phú Thọ năm 2014 43

Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn với chức danh nghề nghiệp, đáp ứng yêu

cầu công việc giai đoạn 2010 - 2014 46Bảng 3.3 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh

Phú Thọ năm 2014 48Bảng 3.4 Trình độ Tin học và ngoại ngữ cán bộ, công chức cấp huyện

tỉnh Phú Thọ 49Bảng 3.5 Kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh Phú Thọ

giai đoạn 2010 - 2014 50Bảng 3.6 Hiệu quả thực thi công vụ cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 51Bảng 3.7 Phẩm chất chính trị và đạo đức cán bộ, công chức của cán bộ,

công chức cấp huyện tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 53Bảng 3.8 Năng lực cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2010 - 2014 56Bảng 3.9 Sức khỏe cán bộ, công chức cấp huyện tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2010 - 2014 57

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo, đất nước ta đã có nhiều thay đổi lớn lao, nền kinh tế tăng trưởngliên tục trong nhiều năm với tốc độ cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện; ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nước ta vẫnđạt tăng trưởng dương với mức độ cao; quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng Những thành tựu đạt được đó, có sự đóng góp rất lớn của độingũ cán bộ, công chức

Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã được tăngcường cả về số lượng và chất lượng; trình độ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp

vụ, lý luận được nâng lên, cơ cấu cán bộ ngày càng hợp lý hơn Tuy nhiên, chấtlượng đội ngũ cán bộ công chức còn bất cập, cơ cấu vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ.Công tác cán bộ chưa theo kịp tình hình phát triển đất nước Chính sách cán bộ côngchức còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự tạo động lực tốt cho cán bộ công chứclàm việc và cống hiến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước yếu kém, đã và đang gâynên bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống chính trị ở địaphương; gây trở ngại đối với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong những năm gần đây, ở tỉnh Phú Thọ đội ngũ cán bộ công chức đã cónhững bước trưởng thành quan trọng Về cơ bản, họ đã đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ chính trị của tỉnh trong thời gian qua Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ côngchức này ở cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ còn có những hạn chế Hạn chế về năng lựcchuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức, sự thiếu hợp lý trong cơ cấu độingũ cán bộ công chức ở cấp huyện, đang là những nguyên nhân hạn chế hiệu quảquản lý nhà nước ở cấp huyện, theo đó, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế cáchuyện ở cả tỉnh Phú Thọ

Do đó, để có thể đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng được đội ngũcán bộ công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các huyện vàcủa cả tỉnh Phú Thọ trong điều kiện mới, vấn đề đặt ra là cần có sự nghiên cứu mộtcách khoa học, toàn diện, có hệ thống về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ côngcấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

Trang 12

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn

thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấphuyện ở tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ; góp phần phát triển nguồn nhânlực về số lượng và chất lượng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp huyện

Thời gian khảo sát: Giai đoạn 2010 - 2014, đề xuất giải pháp đến năm 2020

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn có thể dùng tham khảo để nghiên cứu việc nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ Phân tích, hệ thống hoá nhữngvấn đề lý luận chung về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Trang 13

Luận văn góp phần thực hiện chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ; phân tích, hệ thống hoá thực trạng chất lượngcủa đội ngũ cán bộ, công chức, nghiên cứu điểm mạnh, điểm hạn chế cơ bản của độingũ cán bộ, công chức cấp huyện, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở

tỉnh Phú Thọ

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

Trang 14

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cán bộ, công chức cấp huyện

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại cán bộ, công chức cấp huyện

a Một số khái niệm có liên quan:

Cán bộ là một khái niệm được du nhập từ Trung Quốc và được dùng phổ biếntrong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Ở Trung Quốc, từ cán bộ để chỉ chung nhữngnhân viên, công chức để phân biệt với những nhân viên tạp vụ, binh lính, công nhân,lãnh đạo các đoàn thể Dần dần, từ cán bộ dùng để chỉ tất cả những người hoạt độngkháng chiến thoát ly, để phân biệt với nhân dân

Trong từ điển Nhật - Việt, từ cán bộ cũng được dùng để chỉ lãnh đạo của cácđoàn thể Hiện nay ở Nhật, từ cán bộ phần lớn được dùng trong quân đội để chỉnhững người đóng vai trò bộ khung, còn để chỉ công chức hay viên chức người tadùng từ quan liêu, theo nghĩa phổ biến là những người làm việc trong BMNN Nghĩacủa từ cán bộ ở Nhật trung thành nhiều hơn với từ gốc mà nó được dịch ra (Cadre).Trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Pháp, từ này có nghĩa là người nòng cốt,những người chỉ huy trong quân đội, trong một tổ chức làm thành một nòng cốt

Ở nước ta, theo cách hiểu thông thường, trước đây: Cán bộ đựơc coi là tất cả lànhững người thoát li, làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, quân đội.Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi như những người có mức lương cán

sự một Trong Từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là:

- Người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan, Nhà nước, Đảng,

và đoàn thể;

- Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệtvới người không có chức vụ

* Trong tổ chức Đảng và Đoàn thể, từ cán bộ được dùng với nghĩa:

- Chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến trungương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên, đoàn viên, hội viên thường(không giữ chức vụ trong tổ chức);

Trang 15

- Những người làm công tác chuyên trách có hưởng lương trong các tổ chứcĐảng và Đoàn thể.

* Trong quân đội, cán bộ thường được chỉ các đối tượng:

- Là những người chỉ huy từ tiểu đội trở lên;

- Là sỹ quan từ cấp uý trở lên

* Trong hệ thống Nhà nước, từ cán bộ được hiểu cơ bản là trùng với từ công chức, được chỉ:

- Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước thuộc ngành hành chính,

tư pháp, kinh tế, văn hoá và xã hội;

- Những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo;

Như vậy, từ những vấn đề ở trên, chúng ta có thể đi đến một quan niệm đầy đủhơn: Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốttrong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệtrong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của

Tác giả Tô Tử Hạ, trong "Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay" khẳng định: "chế độ công chức ra đời ở các nước tư bản phương Tây

vào nửa cuối thế kỷ XIX, nó phản ánh nhu cầu khách quan của lịch sử phát triểnnhà nước "Nhân vật" trung tâm của chế độ công chức là đội ngũ công chức với tiêu

Trang 16

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Ở nước ta trước đây không có sự phân biệt rành rọt về khái niệm công chức.Tất cả những người làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, thậm chí trong

cả các đơn vị SXKD đều được điều chỉnh trong một khái niệm chung là cán bộ,công nhân viên Với phạm vi này, khái niệm công chức không xác định

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề công chức được bàn bạc vàxuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, một số ý kiến cho rằng công chức bao gồm nhữngngười làm việc trong bộ BMNN nói chung, kể cả những cán bộ, chiến sĩ trong lựclượng vũ trang như quân đội nhân dân, bộ đội biên phòng và các cán bộ lãnh đạochủ chốt trong các tổ chức SXKD của Nhà nước

Cũng có lúc chúng ta giới hạn công chức trong khuôn khổ của bộ máy hànhchính và xem công chức là "công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm, giữmột công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở trung ương hay địaphương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương dongân sách nhà nước cấp" Quan điểm này cho rằng công chức gồm những ngườihoạt động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước và bộ máy phục vụcủa các cơ quan nhà nước khác

Xuất phát từ những đặc thù của đất nước, Đảng ta đã khẳng định: "Ở nước ta,

sự hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước Cán bộ làm

Trang 17

do Đảng lãnh đạo Bởi vậy, cần có một văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh

Trang 18

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

chung đối với cán bộ trong toàn bộ HTCT bao gồm: các công chức nhà nước (trong

đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh ) cán bộ làm việcchuyên trách trong các cơ quan Đảng, đoàn thể"

Điều đó đã được thể hiện trong điều 1 của Pháp lệnh CBCC do Quốc hội nướccộng hoà XHCN Việt Nam ban hành ngày 26/02/1998: "CBCC quy định tại Pháplệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước”, bao gồm:

1 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

2 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

3 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một công vụthường xuyên được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếpvào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thểhiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

4 Thẩm phán toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;

5 Những người được tuyển dụng , bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thườngxuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là

sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơquan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp"

Như vậy, có thể thấy cán bộ cấp huyện là “Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

+ Khái niệm công chức cấp huyện

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra khái niệm công chức (Khoản 2 Điều4) như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc

Trang 19

Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lươngngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật.

Tại điểm C khoản 1 điều 2 Nghị định 97 và khoản 2 điều 1 Pháp lệnh, vẫn cónhững "công chức biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp mà các tổ chức này đã được cơ quan có thẩm quyền giaochỉ tiêu biên chế"

Có thể thấy: “Công chức cấp huyện là công dân Việt Nam, được tuyển dụng,

bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sáchnhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện”

Căn cứ vào hai văn bản nói trên, có thể thấy:

Thứ nhất: công chức nhà nước tham gia vào các hoạt động bằng hình thức

tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên hoặc giao giữ mộtcông vụ thường xuyên

Thứ hai: được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn.

Thứ ba: được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp.

b Phân loại cán bộ, công chức cấp huyện

+ Theo đặc thù và tính chất công việc

Theo cách phân loại này ta có thể dễ dàng hình dung được công việc của từngloại cán bộ, công chức Cách phân loại này rất tốt cho việc quy hoạch CB, CC; vì dễdàng trong việc sắp xếp, tổ chức, đào tạo, và có thể đáp ứng yêu cầu của từng loạicông việc khác nhau Có thể chia CBCC các loại chính như sau:

- CB, CC lãnh đạo Đây là những CB, CC giữ những cương vị chỉ huy trongđiều hành công việc, họ là những người được quyền ra các quyết định quản lý, tổchức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc

Trang 20

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

- CB, CC chuyên gia Họ là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,

có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi côngviệc chuyên môn phức tạp

- C, BCC thi hành công việc Đây là những người thực thi công việc thi hànhcông vụ, thừa hành công việc, nhân danh quyền lực của nhà nước Họ không có thẩmquyền ra quyết định như các cán bộ, công chức lãnh đạo, họ cũng được trao nhữngthẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi thực thi công việc

- Nhân viên Họ là những người thừa hành nhiệm vụ do các công chức lãnhđạo giao phó, phục vụ trong bộ máy nhà nước Trình độ chuyên môn kỹ thuật củanhân viên hành chính ở mức thấp, nên họ phải tuân thủ sự hướng dẫn, chỉ bảo củacấp trên

+ Theo trình độ đào tạo.

Đây là căn cứ cơ bản để xét mức lương, phân công sắp xếp các vị trí công việccho cán bộ, công chức nói chung và CB, CC cấp huyện nói riêng Theo điều 4 nghịđịnh 117/2003/ NĐ-CP ngày 10/10/2003 của chính phủ, công chức được chia thànhcác loại A, B, C Công chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêucầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; công chức loại B

là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáodục nghề nghiệp; công chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêucầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp

Theo Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12

Điều 34 Phân loại công chức

1 Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấphoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặctương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặctương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên

Trang 21

2 Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

5 Kỹ thuật viên đánh máy

6 Nhân viên đánh máy

7 Nhân viên kỹ thuật

8 Nhân viên văn thư

9 Nhân viên phục vụ

1 0 Lái xe cơ quan

1 1 Nhân viên bảo vệ

Tóm lại: Lao động của CB, CC cấp huyện là loại lao động trí tuệ phức tạptrong hệ thống QLNN Vì trong QLNN, tổ chức thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnhvực; mỗi một ngành, một lĩnh vực có đặc thù riêng nên đòi hỏi đội ngũ CBCC ởngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnh vực đó thì mới thựcthi tốt nhiệm vụ, công vụ được giao

1.1.1.2 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp huyện

Cán bộ, ,công chức cấp huyện có đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất: Cán bộ, công chức cấp huyện tham gia vào các hoạt động bằng hình

thức tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên hoặc giao giữmột công vụ thường xuyên

Thứ hai: được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn.

Thứ ba: được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp.

Trang 22

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Cán bộ, công chức cấp huyện là chủ thể của nền công vụ, lao động của họ làmột dạng của lao động quyền lực, lao động thực thi pháp luật Họ có quyền giảiquyết mọi công việc theo đúng cương vị, quyền hạn theo luật định, đồng thời cónghĩa vụ thực thi mọi nhiệm vụ theo đúng chức trách được giao trong cơ quan, tổchức nhà nước nhất định Xét dưới góc độ xã hội - chính trị, người cán bộ, côngchức cấp huyện có vai trò to lớn trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Còn xét dưới góc độ xã hội -dân sự thì người cán bộ, công chức cấp huyện đảm nhận vai trò lao động sáng tạotrong một lĩnh vực lao động đặc thù là lao động quyền lực, khác với lao động sảnxuất, kinh doanh và các dạng lao động xã hội khác, sản phẩm lao động của họ là cácquyết định quản lý, các đạo luật, các bản án, dịch vụ công,… Quyền lực của nhànước suy cho cùng cũng là quyền lực của nhân dân, vì quyền lực ấy do nhân dân tạo

ra, nhân

Cán bộ, công chức cấp huyện là những người thực thi pháp luật, chính trị, kinh

tế, xã hội thực thi quyền lực của nhà nước do vậy họ phải là những người tinhthông, am hiểu pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện đúng pháp luật Đồngthời qua quá trình thực tiễn thực thi pháp luật, chính trị, văn hóa, xã hội chính họ làngười sáng tạo pháp luật, là lực lượng tham mưu đề xuất ý kiến để tạo nên một hệthống pháp luật hoàn chỉnh của nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Cán bộ, công chức cấp huyện phải có đầy đủ chuẩn mực đạo đức của một nềncông vụ chính qui hiện đại Để thực hiện và hoàn thành tốt công việc của mình và

để thực sự trở thành công bộc của dân, cán bộ, công chức cấp huyện, ngoài tài năng

và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải có đầy đủ các chuẩn mực đạo đức “cầnkiệm, liêm chính, chí công vô tư” Trong bối cảnh mới của nền kinh tế đòi hỏi độingũ cán bộ, công chức cấp huyện phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thànhvới Đảng, Chính phủ, Tổ quốc và nhân dân, phải có kiến thức và năng lực thực tiễnquản lý kinh tế xã hội, có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, tận tụy, tận tríphục vụ sự nghiệp chung của đất nước

Trang 23

1.1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

V.I.Lênin đã từng viết: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giànhđược quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra trong hàng ngũ của mình nhữngngười lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnhđạo phong trào" Như vậy, cán bộ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành cônghay thất bại của sự nghiệp cách mạng Cán bộ là những người đại diện cho nhân dânhay một nhóm người có cùng lợi ích, họ có khả năng tổ chức, lãnh đạo, thống nhấtcác ý kiến và giải quyết các mục tiêu chung của người dân Họ là những người tiênphong đi đầu để khơi dậy sức mạnh của mỗi cá nhân tổng hợp thành sức mạnh tolớn của một tập thể

Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ, công chức cấphuyện là mối quan hệ nhân quả Đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng trongtừng giai đoạn, trong từng thời kỳ do những cán bộ, công chức cấp huyện đề ra vàcũng là những người chỉ đạo để thực thi những đường lối và nhiệm vụ đó, do vậychỉ có đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện có phẩm chất tốt và đủ năng lực mới

có thể đề ra được đường lối đúng, mới có thể cụ thể hóa, bổ sung, hoàn chỉnhđường lối và thực hiện tốt đường lối Không có đội ngũ cán bộ, công chức vữngmạnh thì cho dù đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng đắn đến đâu cũng khó cóthể trở thành hiện thực

Cán bộ, công chức cấp huyện có vai trò như là cầu nối giữa Đảng, chính phủ

và quần chúng nhân dân Họ là những người mang các chính sách của Đảng, phápluật của nhà nước tuyên truyền và giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành DoViệt Nam vẫn là một quốc gia nghèo, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp,nông dân lạc hậu, trình độ học vấn chưa cao, dẫn đến sự hiểu biết và ý thức chấphành pháp luật còn rất thấp, vai trò của người cán bộ, công chức cấp huyện lúc này

là hết sức quan trọng Không chỉ đơn thuần là truyền đạt những đường lối, chủtrương của Đảng và nhà nước, cán bộ, công chức cấp huyện còn là hệ thống phảnhồi thông tin, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nước, những yêu cầu, kiến nghị của nhân dân,phản ánh lại cho Đảng và nhà nước để có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng

và phù hợp với tình hình thực tế

Trang 24

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

1.1.3 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.1.3.1 Trình độ của cán bộ, công chức cấp huyện

Trình độ: là mức độ về sự hiểu biết, được thể hiện qua các văn bằng, chứngchỉ mà cá nhân đó nhận được thông qua quá trình học tập trong hệ thống giáo dục

và được nhà nước thừa nhận Ở Việt Nam và nhiều nơi trên trên thế giới, người cóbằng cấp cao, tức là trình độ cao, thường sẽ được hưởng chế độ tiền lương, thưởng,được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn Tuy nhiên trong thực tế có không ít trườnghợp mặc dù có những người chỉ được trải qua các khóa học, khóa đào tạo với bằngcấp, chứng chỉ thấp nhưng nhờ quá trình tự học, tự rút kinh nghiệm họ vẫn có nănglực làm việc tốt nhờ vốn kiến thức sâu rộng

Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là mức độ đạt được vềbằng cấp và mức thành thạo ở lĩnh vực thực thi công vụ

Căn cứ vào đặc thù hoạt động và phạm vi lĩnh vực công tác, cán bộ, côngchức cấp huyện cần có các loại trình độ sau:

- Trình độ học vấn: Là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thứcphổ thông, bao gồm các mức: Tiểu học, THCS và THPT Đây là hệ thống kiến thứcphổ thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt động củacon người Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định đến toàn bộ năng lực

và hiệu quả làm việc nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng, đồng thời cũng là chỉ tiêuquan trọng để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, côngchức cấp huyện Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng của ngườicán bộ, công chức trong hoạt động công tác như: hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hộiđường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạocủa cấp trên; làm hạn chế khả năng phổ biến những chủ trương, chính sách đó chonhân dân; làm hạn chế năng lực tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vận độngquần chúng…

Trình độ chuyên môn: Là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngànhnghề nào đó Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môncủa người cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức (CBCC) những ngườithực hiện một công vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Trang 25

Trình độ lý luận chính trị: Là mức độ đạt được trong hệ thống những kiếnthức lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồm cáckiến thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị… Hệ thốngkiến thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quan điểm củaĐảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam Nó giúp cho mỗi cán bộ, công chức cấphuyện có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ củamình.

Trình độ quản lý nhà nước: Là mức độ đạt được trong hệ thống tri thức vềlĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhà nước,pháp luật, nguyên tắc, công cụ…quản lý nhà nước Hệ thống kiến thức này giúpngười cán bộ, công chức hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiệnnhư thế nào, cụ thể là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụquản lý, kỹ năng và phương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành của hệthống tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thi côngviệc đúng pháp luật và có hiệu quả

Trình độ tin học, ngoại ngữ: Là mức độ đạt được về những kiến thức, những

kỹ năng trong lĩnh vực tin học Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong

xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học,ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp huyện nóiriêng lại càng trở nên cấp thiết Bởi mọi công việc từ việc quản lý hồ sơ, văn bảnđến việc giải quyết công việc đều thông qua hệ thống máy tính và mạng internet.Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng vàchính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt công việc cho người cán bộ,công chức cấp huyện Những kiến thức tin học mà cán bộ, công chức cơ sở cần nhấthiện nay đó là tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word, Excel); những kiến thức về

kế toán máy, kế toán tổng hợp,… Kiến thức ngoại ngữ giúp cho CBCC nhanhchống hội nhập với xu thế phát triển CNH - HĐH hiện nay

Trang 26

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

chung và CBCC cấp huyện nói riêng hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện trong hệ thống cơ quan

Trang 27

nhà nước cần phải có để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của vị trí công tác.

1.1.3.2 Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp huyện

Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thihoạt động quản lý nhà nước, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi hoạt độngquản lý nhà nước của cán bộ, công chức Kết quả thực hiện nhiệm vụ bao gồm kếtquả thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung củatập thể Kết quả thực hiện nhiệm vụ còn được xem xét trên nhiều khía cạnh khácnhau ví dụ như kết quả thực hiện một vụ việc; kết quả thực hiện nhiệm vụ trongngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ

Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vốnrất phong phú và đa dạng Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực thi hoạt động quản lýnhà nước cũng hết sức đa dạng Có sản phẩm làm ra được kết quả ngay, ví dụ nhưcác quyết định xử phạt hành chính, nhưng cũng có những sản phẩm phải đến mộtnăm thậm chí phải một thời gian dài mới có thể đánh giá được kết quả ví dụ như kếtquả thực hiện Nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hàngnăm hay như cho vay xoá đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng

Thông thường, việc đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của một cơ quan hoặcđánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của một cán bộ, công chức được tổ chức đánhgiá trong thời gian một năm

Chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước trongnhóm thứ nhất được quyết định bởi chất lượng của các văn bản quản lý hành chínhNhà nước mà Sở hoặc Vụ ban hành Như vậy, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ,công chức cấp huyện chính là chất lượng của các loại văn bản quy phạm pháp luậtthuộc thẩm quyền ban hành của Sở hoặc Vụ và các quyết định hành chính của Giámđốc Sở hoặc Vụ

Hiệu quả thực thi công vụ là khả năng của mỗi người để làm công việc đượcgiao, để xử lý các tình huống, để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môitrường xác định Điều đó có nghĩa là phải biết sử dụng tất cả các khả năng của mộtcon người như kiến thức, kỹ năng để đạt được các mục đích, mục tiêu cụ thể Hiệu

Trang 28

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

quả thực thi nhiệm vụ của mỗi người mang tính cá nhân và năng động Đối vớingười công chức, hiệu quả thực thi nhiệm vụ không chỉ bao gồm các kiến thức về lýluận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ

mà còn bao hàm cả khả năng quan hệ giữa công chức với nhau, quan hệ với cấptrên, với các tổ chức cá nhân bên ngoài và cả nhân dân trên cơ sở thái độ và những

kỹ năng cần thiết

Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cũng phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, đó là: Năng lực của cán bộ công chức (trong đó có trình độ, kỹ năng làmviệc, phương pháp làm việc, tác phong); Kiến thức thực tế; Sức khoẻ (thể chất, tâmlý); Năng khiếu bẩm sinh; Các điều kiện khách quan như: cơ chế, chính sách, phápluật; cơ sở vật chất kỹ thuật; chế độ đãi ngộ;…

Như vậy hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức thể hiện một cáchtrực tiếp nhất việc nhận thức, khả năng giải quyết công việc, phương pháp và kỹnăng làm việc cũng như kết quả giải quyết công việc của CB, CC cấp huyện

1.1.3.3 Kiến thức, và kỹ năng làm việc

Kiến thức của CB, CC cấp huyện: được hiểu là những hiểu biết của CB, CC

có được thông qua quá trình được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự đào tạo, tự trau dồi vàrút ra kinh nghiệm về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, kinh tế

Kỹ năng làm việc của CB, CC cấp huyện: là khả năng biết vận dụng nhữngkiến thức đã học được vào một lĩnh vực nào đó mà bản thân đang làm việc, tức làkhả năng đưa kiến thức vào thực hành trong thực tế Trong thực thi hoạt động quản

lý nhà nước đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng quản lý (thu thập và xử lý thôngtin, phân tích, hoạch định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá); kỹ năng lễ tângiao tiếp; kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng; kỹnăng sử dụng các thiết bị nghiệp vụ; kỹ năng tác nghiệp Người có kỹ năng làm việctốt tức là mức độ thành thạo trong công việc cao Mức độ thành thạo trong côngviệc có thể do thời gian cá nhân đó tiếp xúc với công việc nhiều, thường xuyên thì

có nhiều kinh nghiệm hơn Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khácnhau có thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau, cóngười tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu

Trang 29

được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạtđược mức trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng Ngoài ra không nói đến vấn

đề trong thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học,thể thao những hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất định mới

có thể đạt kết quả

Các hoạt động của CB, CC cấp huyện rất đa dạng và phức tạp, thường xuyênphải giải quyết những vấn đề phát sinh do vậy vừa phải có kiến thức sâu rộng, đểđánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm, vừa phải biết vận dụng những kiến thức đóvào thực tế công việc một cách linh động và sáng tạo

1.1.3.4 Đạo đức công vụ

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong giađình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi Đạo đức quy định hành vi,quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; Là những nguyên

lý (nguyên tắc) phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với

xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định

Theo đó, đạo đức công vụ là đạo đức của cán bộ, công chức trong khi thựcthi nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, những chuẩn mực quy địnhnghĩa vụ của những người thừa hành Người CBCC có đạo đức công vụ là thể hiệnlương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ýthức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó

Ở nước ta, khái niệm này vẫn còn mơ hồ và chưa được luật hoá cụ thể Đây

là vấn đề luôn được quan tâm, xem xét và nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau

Tuy nhiên, đạo đức công vụ là biểu hiện rất quan trọng của chất lượng CBCCcấp huyện nói riêng và tính hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ nói chung Bởinếu có đạo đức công vụ và có ý thức cao về đạo đức công vụ thì CBCC sẽ thực hiệnnhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân, bằng hết khả năng với tinhthần tận tụy, nhiệt tình phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc;bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công; có thái độ cư xử đúng mực và phảiluôn hoàn thiện; lấy hiệu quả công việc làm niềm vui, lẽ sống và là động cơ để phấnđấu Với những cán bộ, công chức như vậy sẽ góp phần xây dựng CBCC cấp huyệnvững mạnh, nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và trong sạch

Trang 30

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Đạo đức nghề nghiệp, thể hiện ở thái độ thực thi công vụ và cách ứng xử.Công việc của CB, CC cấp huyện mang nhiều tính chất phức tạp, nhiều mâu thuẫnphát sinh chính vì vậy người CB, CC cấp huyện phải có khả năng kiểm soát cảmxúc, điều chỉnh cảm xúc trong từng tình huống thực thi công vụ để tránh đượcnhững sai lầm không đáng có, đồng thời góp phần hoàn thiện bản thân trong quátrình hoạt động Thái độ và cách ứng xử đó còn được thể hiện trong mối quan hệgiữa người với người trong cả đời công và đời tư trên các mặt tác phong chính trị,tác phong đạo đức, lối sống, tác phong đối với cấp dưới và nhân dân

Tuy nhiên, một bộ phận CB, CC cấp huyện còn quan liêu, hách dịch, thamnhũng; tha hóa về đạo đức, lối sống sẽ làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tincủa nhân dân đối với Nhà nước, làm suy yếu đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CCcấp huyện nói riêng cũng như làm giảm hiệu quả, hiệu lực khi thực thi công vụ

1.1.3.5 Phương pháp làm việc của cán bộ công chức cấp huyện

Phương pháp giải quyết công việc là cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụhay một chủ trương, chính sách, một công việc cụ thể Nếu nhiệm vụ là việc phảilàm tức là trả lời cho câu hỏi “làm gì?” thì phương pháp là cách thức phải làm tức làtrả lời cho câu hỏi “làm như thế nào?” để đạt hiệu quả cao nhất

Phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá quá trình “xử lý”

để đạt được kết quả đầu ra của thực thi hoạt động quản lý nhà nước Sẽ thật thiếusót nếu như đánh giá năng lực làm việc của CB, CC cấp huyện chỉ xem xét kết quả

mà không xem xét phương pháp làm việc Nếu như trình độ kiến thức là nền tảnggiúp cán bộ quản lý, điều hành đạt “lý” thì phương pháp giúp cán bộ quản lý điềuhành đạt “tình” Người CB, CC có trình độ kiến thức, có phương pháp hoạt động tốt

sẽ thực thi hoạt động quản lý nhà nước “thấu tình đạt lý”, hợp lòng dân, có khả năngkhơi dậy sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, được nhân dân tin yêu Ngược lại, nếu

có trình độ kiến thức mà không có phương pháp hoạt động tốt, phù hợp thì côngviệc khó hoàn thành, hoặc có hoàn thành nhưng khả năng phát sinh các vấn đềkhiếu nại, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc hoặtmất lòng dân

Phương pháp giải quyết công việc thể hiện phong cách, thái độ ứng xử và sựsáng tạo của CBCC cấp huyện trong thực thi nhiệm vụ Với mỗi việc phát sinh,

Trang 31

người CBCC cấp huyện có nhận định, đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất hoặc vớimỗi đối tượng có cách ứng xử phù hợp Với kết quả giải quyết công việc như nhaunhưng người có phương pháp tốt sẽ cho kết quả trong thời gian ngắn nhất, kết quảđạt được sẽ có sức thuyết phục cao, được nhân dân hài lòng hơn, tin tưởng hơn.

Như vậy, phương pháp và kỹ năng của CB, CC cấp huyện thể hiện chấtlượng thực tế của cán bộ, công chức đó trong hoạt động công vụ của họ

1.1.3.6 Tiêu chí về sức khoẻ

Thể hiện thông qua một số tiêu chí thuộc về thể lực, thể chất của mỗi CB,

CC cấp huyện như: Sức khoẻ (thể chất, tâm lý), độ tuổi, thâm niên công tác,…

Những tiêu chuẩn này đã được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chứcsửa đổi, bổ sung năm 2003

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí

cơ bản là thể lực và trí lực Thể lực được đánh giá thông qua sức mạnh cơ bắp, còntrí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn, linh hoạt trong phản ứng, trong giảiquyết công việc Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sứckhỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạtđộng thực tiễn được Một người có kiến thức, có năng lực được đào tạo cơ bản, cónhiệt tình tâm huyết với công việc, có sự tín nhiệm của mọi người nhưng quanhnăm đau ốm, như vậy thì không thể đảm đương được công việc được giao Hơnnữa, cấp xã, phường là cấp trực tiếp giải quyết các công việc mà không qua một cấptrung gian nào khác, mọi công việc phải tự mình đảm nhiệm Bởi thế sự phát triểnbình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của người CB, CC cấp huyện

Mặt khác, độ tuổi hay thâm niên công tác cũng biểu hiện phần nào năng lực củangười CB, CC cấp huyện Thông thường tuổi càng cao, thâm niên công tác càng lâuthì kinh nghiệm của CB, CC càng nhiều, dày dạn, họ đã tích luỹ được nhiều kiếnthức, nhiều kỹ năng, phương pháp để giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.Tuy nhiên, độ tuổi cũng chỉ là một tiêu chí phản ánh chất lượng CB, CC một cáchtương đối Một số những người trẻ tuổi họ cũng rất ham hiểu biết, trình độ, năng lựccủa họ khá cao mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế Vì vậy cần phải nắm

Trang 32

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

được những đặc điểm này để sử dụng cán bộ, công chức cho phù hợp với từng vị trí

và năng lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ quan, tổ chức

1.1.4 Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có

ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sựnghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thànhcông trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trên yêu cầu cán bộ, công chức cấp huyệncần đảm bảo các yêu cầu sau:

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể.Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, mang tính chất “cứng” mà bất cứ công dân nàomuốn tham gia công vụ đều phải hội đủ Tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện đủ, gắn vớitừng vị trí việc làm cụ thể Nó thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực

và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể Người được tuyển dụng vào mỗi vị trícông tác cụ thể hoặc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, bên cạnh tiêu chuẩnchung đối với công chức, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến ngạchcông chức hoặc chức vụ tương ứng

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải "Sớm xây dựngchiến lược cán bộ của thời kỳ mới" Trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ chủ yếu làtrong 10 năm đổi mới, tại hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII

đã khẳng định về yêu cầu đối với công tác cán bộ, như sau:

Tiêu chuẩn chung:

1 Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

2 Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng và kiên quyết đấutranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật Trung thực, không cơ hội, gắn

bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

3 Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ nănglực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Trang 33

Các tiêu chuẩn đó, có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cả đức và tài, đức

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống Có tác phong dân chủ, khoa học, có khảnăng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hànhđúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý Đã học tập có hệ thống ở cáctrường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn cóhiệu quả

- Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủđộng, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoànkết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triểncủa lĩnh vực công tác được phân công phụ trách

- Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vươnlên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quy hoạch nhữngnhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địaphương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiềutriển vọng phát triển

Căn cứ vào yêu cầu chung của cán bộ và yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạoĐảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, đối với cán bộ, công chức cấp huyện đượcquy định cụ thể như sau:

- Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trang 34

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xãchịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaUBND cấp huyện, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội trên địa bàn huyện, quận, thị xã

Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện:

+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND cấp huyện doChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địaphương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vựcđồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đươngtrình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối vớikhu vực đồng bằng Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyênmôn tương đương trình độ sơ cấp trở lên Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểmkinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã Đã qualớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức

và kỹ năng hoạt động đại biểu UBND cấp huyện

- Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyệnChức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp huyên,chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của HĐND và hoạt độngquản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã đượcphân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND:

+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch HĐND và Phó chủ tịch HĐND do Chủ tịchHĐND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưngtuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vựcđồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đươngtrình độ sơ cấp trở lên

Trang 35

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyênmôn trở lên Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tươngđương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấpchuyên môn trở lên Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hộicủa từng loại hình đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã Đã được bồi dưỡngnghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.

Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố con người, yếu tố năng động và quyếtđịnh nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước Bộ máy hành chính nhà nước từTrung ương xuống cơ sở vận hành có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc rấtlớn vào phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thầntrách nhiệm, thái độ, động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức

- Đối với các chức danh công chức cấp huyện:

Công chức cấp huyện là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân cấp huyện; có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhànước về lĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá -Xãhội, Công an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp huyện giao

Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đôthị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luậnchính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ:

Với công chức đang công tác ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấpchuyên môn trở lên Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tốithiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn; nếu mới được tuyển dụnglần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Phải qua bồi dưỡng quản lýhành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng Sử dụng thành thạo các trang thiết

bị phù hợp với ngành chuyên môn, ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụngđược kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn

Trang 36

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

ĐHTN ht t p : / / www lrc.tnu e du v n

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.1.5.1 Nhân tố bên ngoài

- Các chính sách của chính phủ, quốc gia về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện

Chất lượng CB, CC cấp huyện là nguồn vốn con người vô cùng quý giá.Đảng ta chỉ rõ, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người lànguồn lực quan trọng nhất Để sử dụng và phát huy năng lực sáng tạo của nhân lựctrong các tổ chức cần đề ra chiến lược đúng đắn có tham khảo kinh nghiệm của cácnước, trong đó đặc biệt coi trọng cơ chế pháp lý nhân lực khoa học công nghệ nóichung và nhân lực trong các tổ chức nói chung

Xác định rõ vai trò quan trọng CB, CC cấp huyện, các cấp lãnh đạo từ Nhànước, Bộ cho đến cấp Tỉnh đều luôn quan tâm đến chất lượng CB, CC cấp huyệnnhất là đối với các đơn vị tổ chức cấp huyện

- Yếu tố kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các đơn vị, tổ chức đang ngày có nhu cầu

mở rộng quy mô do vậy cần phát triển đội ngũ nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng

CB, CC cấp huyện Hơn nữa việc mở rộng quy mô và chất lượng trong tổ chức, đòihỏi các đơn vị của huyện phải tuyển thêm một đội ngũ nguồn nhân lực mới có nănglực, có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và có kiến thức về hành chính, kinh

tế, xã hội… nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của tổ chức đặt ra

- Yếu tố chính trị

Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điềukiện đầu tiên đảm bảo môi trường bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi tổ chức có cơhội cạnh tranh lành mạnh, có mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người lãnh đạo

và nhân viên… Xu thế toàn cầu hóa thế giới, bảo hộ của Nhà nước dần nhường chỗcho thị trường cạnh tranh tự do Các tổ chức, tổ chức phải cạnh tranh với những tổchức, tổ chức nước ngoài do đó đòi hỏi trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công

Trang 37

Do đó nâng cao chất lượng CB, CC cấp huyện là vô cùng quan trọng với nước nhà.

Trang 38

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

1.1.5.2 Nhân tố bên trong

- Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức cấp huyện

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của mỗi cán bộ,công chức nói riêng và đội ngũ CB, CC cấp huyện nói chung bởi vì nó là yếu tố chủquan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người Nhận thức đúng là tiền đề, là kimchỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.Nếu người cán bộ, công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phảinâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công việc, kỹnăng, kinh nghiệm thì họ sẽ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tíchcực, ham mê và có hiệu quả Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, họchỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả Nếu

họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp là hết sức quan trọng, là cái mànhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ CB, CC cấphuyện, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức

để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạođức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm

Ngược lại, khi CB, CC cấp huyện còn xem thường những chuẩn mực đạođức, nhân cách, coi nhẹ trình độ chuyên môn nên thiếu nghiêm khắc với bản thân,không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dùi mài tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đếnviệc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địaphương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷluật, tha hóa về đạo đức, lối sống Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền,sách nhiễu, và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giaophó để nhận hối lộ, tham nhũng, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đíchthực của người cán bộ, nhà giáo, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làmsuy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước

Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng cao chấtlượng CBCC cấp huyện cũng như các cấp khác trong bộ máy nhà nước hiện nay

- Công tác quy hoạch và tuyển dụng cán bộ, công chức cấp huyện

Công tác này giữ một vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc xây dựngđược một đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về

Trang 39

cơ cấu, đảm bảo sự kết nối một cách nhuần nhuyễn giữa các thế hệ và xây dựngđược đội ngũ nhân lực đầu ngành.

Để tuyển được những CB, CC cấp huyện có phẩm chất tư tưởng chính trị,đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, cầ n tuyển chọn những sinh viên tốtnghiệp loại giỏi trở lên sau đó được đào tạo nâng cao Cần sơ tuyển qua hồ sơ,sau đó thực hiện các hình thức thi tuyển để đánh giá về nhận thức chính trị, trình

độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học

- Công tác đào tạo và phát triển cán bộ, công chức cấp huyện

Xây dựng CB, CC cấp huyện có đủ về đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức

và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao

Xây dựng và phát triển CB, CC cấp huyện hợp lý về quy mô và cơ cấu, có

đủ năng lực để xây dựng một tổ chức tiên tiến Dự báo số lượng cán bộ đến năm

2020 của tổ chức Dự báo đội ngũ nhân lực với có học vị tiến sĩ, thạc sỹ, cửnhân… Xây dựng CB, CC cấp huyện đầu ngành có uy tín cao đồng thời đội ngũCBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao với thôngthạo nghiệp vụ, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp, sử dụng thành thạotin học văn phòng và phần mềm quản lý

Bên cạnh đó các tổ chức cũng đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển nguồnnhân lực đó là phát triển CB, CC cấp huyện hợp lý về quy mô và cơ cấu, có đủ nănglực thực hiện sứ mệnh của tổ chức:

Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ phù hợp với quy mô đào tạo Xây dựngchiến lược phát triển nguồn nhân lực để có được đội ngũ cán bộ giỏi, xuất sắc vềchuyên môn Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và trọng dụng nhân tài.Đầu tư tương xứng với tiềm năng của CB, CC và mức độ ưu tiên của công việc.Xây dựng cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho CB, CC cấp huyện theo kết quả làm việc

Có chế độ định kỳ đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CB,

CC cấp huyện Đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị tổ chức Xây dựng văn hóa công

sở Tăng cường công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động nói riêng Thực hiện tốtcông tác khen thưởng, kỷ luật đối với CB, CC cấp huyện

Trang 40

Số hóa bởi trung tâm Học liệu–

- Công tác sử dụng cán bộ, công chức

Việc phân công công tác và quản lý cán bộ, công chức thực chất là là giaotrách nhiệm cho một CB, CC cấp huyện nào đó thực hiện hoặc đảm trách một côngviệc có mục đích cụ thể, rõ ràng, trong thời gian nhất định Tuy nhiên việc phâncông không đúng về chuyên môn, kỹ năng cũng như trình độ sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng CB, CC cấp huyện

- Đánh giá cán bộ, công chức

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp hiệu quả đến chấtlượng cán bộ, công chức chính là đánh giá chất lượng CB, CC cấp huyện Việcđánh giá chất lượng thường được thực hiện thep quy định Sở Nội vụ và UBND tỉnh.Việc đánh giá được thực hiện công bằng, công khai, đúng năng lực của cán bộ, côngchức thì sẽ đảm bảo chất lượng đánh giá, ngược lại

- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức

Trong điều kiện hiện nay, chế độ tiền lương, phụ cấp cùng các chính sách đãingộ hợp lý là những yếu tố tác động không nhỏ tới chất lượng và ý thức làm việccủa CB, CC cấp huyện Bởi nó góp phần quan trọng đảm bảo cuộc sống đồng thờithúc đẩy sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến hết mình cho tổ chức củabản thân mỗi cán bộ, công chức Khi lương và các chế độ phụ cấp khác đảm bảo thunhập và các điều kiện sống tốt cho cán bộ, công chức sẽ là động lực gắn bó, thúcđẩy họ muốn làm việc cho nhà nước suốt đời Đồng thời cũng để hạn chế tình trạngnhũng nhiễu nhân dân để có tiền trang trải thêm cho cuộc sống Là những ngườiphải làm việc trực tiếp với dân, giải quyết nhiều việc phát sinh với đủ mọi thànhphần trong xã hội, áp lực mà họ phải chịu đựng rất lớn, chính vì vậy nơi nào có chế

độ phụ cấp và phúc lợi tốt sẽ tạo được tâm lý yên tâm, tinh thần tận tụy làm việc vàđảm bảo cho người cán bộ giữ được thanh danh, địa vị của mình trước nhân dân

1.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.2.1 Kinh nghiệm về của một số địa phương trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm ở tỉnh Bắc Giang

Kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần có sự đồng

bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực

Ngày đăng: 06/01/2019, 00:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Ngô Thành Can (2001), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước thiên niên kỷ mới", Tạp chí Tổ chức Nhà nước (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứctrước thiên niên kỷ mới
Tác giả: Ngô Thành Can
Năm: 2001
16. Ngô Thành Can (2002), "Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay", Tạp chí Tổ chức Nhà nước (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức hiện nay
Tác giả: Ngô Thành Can
Năm: 2002
17. Lại Đức Vượng (2000), "Một số nội dung về cải cách hệ thống quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CBCC Nhà nước", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (12), tr.24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung về cải cách hệ thống quản lý đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, CBCC Nhà nước
Tác giả: Lại Đức Vượng
Năm: 2000
18. Phùng Thị Thu Vinh (2003), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chínhquyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Phùng Thị Thu Vinh
Năm: 2003
19. Phạm Hồng Thái (2009), "Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1, tr.27-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức
Tác giả: Phạm Hồng Thái
Năm: 2009
20. Trần Thị Minh Châu (2007), "Kinh nghiệm thi tuyển CBCC của một số nước trên thế giới", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm thi tuyển CBCC của một số nướctrên thế giới
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Năm: 2007
21. Trần Văn Quảng (2011), "Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 01, tr.25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộnhân tài
Tác giả: Trần Văn Quảng
Năm: 2011
14. Ngô Quang Minh chủ biên (2002), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.326 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w