chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là cấp thực hiện cácQuyết định, Chỉ thị của UBND cấp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cấp xã.Tuy nhiên thực tế cho thấy năng l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CỦA UBND HUYỆN VĂN CHẤN
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
VĂN PHÒNG UBND HUYỆN VĂN CHẤN Người hướng dẫn : Hà Thị Minh Hiếu Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Phương Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
Hà Nội-2015
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÊ UBND HUYỆN VĂN CHẤN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ 5
1.1 Tổng quan về cơ quan 5
1.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND&HĐND huyện Văn Chấn 5
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 10
1.1.3 Lịch sử hình thành 17
1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn Chấn 30
1.2.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức 30
1.2.2 Vai trò của chất lượng cán bộ, công chức 31
1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ 32
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ 34
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘIG NGŨ CÁN BỘ TẠI UBND HUYỆN VĂN CHẤN 43
2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Văn Chấn 43
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Văn Chấn 46
2.2.1 Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức 46
2.2.2 Đạo đức 48
2.3 Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tại cơ quan 48
2.3.1 Ưu điểm 48
2.3.2 Hạn chế 49
Trang 32.4 Tính cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn
Chấn 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ UBND HUYỆN VĂN CHẤN 53
3.1 Mục tiêu và quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND huyện Văn Chấn 53
3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 53
3.1.2 Quan điểm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 53
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 53
3.2.1 Quy hoạch cán bộ, công chức huyện Văn Chấn 53
3.2.2 Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức huyện 56
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện 57
3.2.4 Vấn đề tiền lương, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức 59
3.2.5 Một số giải pháp khác 61
LỜI CẢM ƠN 62
PHẦN KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và đangtrong thời kỳ hội nhập kinh tế Song song với quá trình đó là sự phát triển khôngngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngàycàng nâng cao Quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta những cơ hội lớn, bêncạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng đểvượt qua
Trong tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quanhành chính Nhà nước, không chỉ cấp Trung ương mà cấp địa phương cũng phải có
đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về nhân phảm chính trị mới có thể đưa đấtnước ta vượt qua những thử thách và khó khăn để đưa nước ta tiến lên con đường
Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã chọn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ cán bộ là gốc của vấn đề” Đội ngũ cán bộ,công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước, đóngvai trò quan trọng, cán bộ coonhg chức là công bộc của dân, là người thực hiệnchính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân Và trongthời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, như vậy cónghĩa là gia tăng khối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu Cán bộ,công chức là người phải đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước, đặcbiệt là phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu Việt Nam đến thế giới, để thế giới biếtdân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường Muốn được như vậy thì người cán bộ,công chức phải không ngừng học hỏi, trao đổi các kiến thức, phát huy nội lực củabản thân để tạo ra sức mạnh cho tập thể
Trong Bộ máy hành chính Nhà nước, cấp huyện là cô cùng quan trọng, làcấp trung gian giữa tỉnh, xã và thành phố Cấp huyện là cấp trực tiếp thực hiện các
Trang 5chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là cấp thực hiện cácQuyết định, Chỉ thị của UBND cấp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cấp xã.Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực của cán bộ, cống chức còn nhiều mặt yếu kém,chưa đáp ứng được yêu cầu trong cuộc đổi mới dẫn đến nhiều bất cập trong côngtác quản lý cũng như trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Với đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tạiUBND huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái” tôi muốn đóng góp một chút công sức củamình vào việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện
để hoàn thiện hơn về trình độ chuyện môn và thái độ phục vụ nhân dân
Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp củaquý thầy cô trong nhà trường, các anh chị, cô chú trong UBND huyện Văn Chấn đểbáo cáo kiến tập của tôi được hoàn thiện hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo này được viết nhằm mục tiêu sau:
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Văn tỉnh Yên Bái
Chấn- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tạiUBND huyện Văn Chấn nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, xứngđáng với vị trí, vai trò, tình hình phát triển địa phương
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết nâng cao đội ngũ cán bộ tại UBNDhuyện Văn Chấn
Trang 6 Khảo sát thực trạng, đội ngũ cán bộ tại cơ quan
Phân tích những điểm mạnh, phù hợp và những điểm chưa phù hợp về sốlượng, chất lượng, cơ cấu và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó
Đưa ra giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nâng cáo chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức
4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại UBND huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái
Thời gian: từ năm 2013 cho đến nay
Nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống thực trạng và đưa ra giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn Chấn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu thập số liệu: tại các đơn vị Văn phòng và phòng Nội Vụ UBND huyệnVăn Chấn
Phân tích, tổng hợp: thông qua các tài liệu thu thập được chon lọc và tổnghợp lại
Quan sát: tiến hành quan sát tại các phòng ban chuyên môn, phòng bạn chứcnăng, cách thức làm việc và giải quyết các vấn đề liên quan đến công việccủa nhân dân trong địa phương
Phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ, nhân viên làm việc trong Văn phòng, nhânviên làm viên làm việc tại phòng Nội Vụ ( 5 người) Thời gian là vào ngày18/05/2015
Trang 77 Kết cấu cấu của đề tài.
Báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Văn Chấn và cơ sở lý luận về vấn
đề nâng cao đội ngũ cán bộ
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện VănChấn
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyệnVăn Chấn
B PHẦN NỘI DUNG
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÊ UBND HUYỆN VĂN CHẤN VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ.1.1 Tổng quan về cơ quan
1.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND&HĐND huyện Văn Chấn.
Văn chấn là huyện miền núi nằm trên Quốc lộ 32 và 37, là cửa ngõ đi cáchuyện, thị xã miền Tây tỉnh Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là120.758,5 ha Huyện có 31 đơn vị hành chính với nhiều thành phần dân tộc
Huyện Văn Chấn được thành lập trên cơ sở nhiều địa giới hành chính giwuaxthị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn Uỷ bạn nhân dân huyện Văn Chấn có 13 cơquan chuyên môn và 09 đơn vị sự nghiệp thuộc huyện
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế công chức, số lượng ngườilàm việc tại cơ quan, đơn vị
Khó khăn
- Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, địa bàn rộng, giao thông đi lại chưathuận lợi Việc triển khai và thực hiện chức năn, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vịcòn gặp nhiều khó khăn
Trang 9Hiện nay UBND huyện Văn Chấn có 13 cơ quan chuyên môn và 09 đơn vị sựnghiệp công lập được giao biên chế Căn cứ vào biên chế được giao hàng năm,UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng vàquản lý cán bộ theo đúng quy định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà các cấp,các ngành giao cho Tuy nhiên với số lượng biên chế được giao chưa đáp ứngđượcvới đầu công việc, các cơ quan, đơn vị đều phải phân công bổ sung kiêm nhiệmthêm công việc cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trình độ không đồng đều nhất là các cán bộ cơ sở xã, thị trấn, một số cán bộtuổi cao, năng lực công tác hạn chế
Việc chia tách, sáp nhập cơ quan phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng của cán
2 Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và biện pháp phát huy mọi tiềm năng củacác thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanhcủa các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật;
3 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chingân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyếttoán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực
Trang 10hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cầnthiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
4 Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi
và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thuỷ lợi, bảo vệ rừng theo quy định củapháp luật;
5 Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thamnhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội vàđời sống, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triểnmạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạchchung;
2 Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sựnghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương;
3 Quyết định biện pháp giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị cáccông trình văn hoá, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnhtheo phân cấp;
4 Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương;
5 Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng, chốngdịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo
vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
Trang 116 Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước; biện pháp thựchiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói, giảmnghèo.
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Hội đồngnhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sángkiến cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ởđịa phương;
2 Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồnnước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quyđịnh của pháp luật;
3 Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chống và khắcphục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương;
4 Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đolường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàngkém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồngnhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế
-xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùngcòn nhiều khó khăn;
Trang 122 Quyết định biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, chínhsách tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương;
2 Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3 Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài sảncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương;
4 Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hànhchính, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trựcHội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ bannhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân,Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu Hội đồngnhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đạibiểu theo quy định của pháp luật;
2 Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu;
Trang 133 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ bannhân dân cùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
4 Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đólàm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Hội đồng nhân dân cấptỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
5 Thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ của 13 phòng ban và 09 đơn vị sự nghiệp:
- Uỷ ban nhân dân huyện văn chấn có 13 cơ quan chuyên môn và 09 đơn vị sựnghiệp
Trang 14- ủy ban nhân dân huyện văn chấn đã ban hành Quyết định Quy định chứcnăng, nhiệm vụ và quy chế làm việc để các cơ quan, đơn vị thực hiện và tổ chức cánhân thuận lợi trong quá trình công tác.
+ Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn:
1 Văn phòng HĐND &UBND
- Tổ chức việc thu thập thông tin, tổng hợp tình hình hoạt động các lĩnh vựckinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng… trên địa bàn huyện Trên cơ sở tổng hợp tìnhhình, tham mưu đề xuất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dânhuyện những nội dung, những vấn đề cần quan tâm trong công tác kiểm tra giámsát của Hội đồng nhân dân huyện và công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhândân huyện
- Tổ chức các điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện các chương trình côngtác thao kế hoạch và các nhiệm vuj phát sinh đột xuất của Thường trực Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện
- Tổ chức các hoạt động hội chữ thập đỏ, đối nội, đối ngoại của Trường trựcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện
2 Phòng Nội Vụ
Có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nước về các lĩnh vực : Tổ chức biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệpNhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; tổchức Hội; công tác Văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; Thi đua- Khen thưởng;công tác thanh niên
3 Phòng Tư Pháp
Trang 15Có chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành các vănbản quy phạm pháp luật, chứng thực, hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở vàcông tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
4 Thanh tra huyện
Có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
5 Phòng Tài Chính- Kế Hoạch
Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thốngnhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật
Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thựchiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định củaPháp luật
6 Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nướcvề: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường,…
7 Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về các lĩnh vực : Việc làm, dạy nghề, lao động; tiền lương, tiềncông, bảo hiểm xã hội; an toàn lao động, người có công; Bảo trợ xã hội, bảo vệ vàchăm sóc trẻ em; bình đẳng giới ; phòng chống tệ nạn xã hội( gọi chung là lĩnh vựclao động, người có công và xã hội)
Trang 168 Phòng Văn hóa và Thông tin
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, vàác dịch vụcông thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; Báo chí; xuấtbản, bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở
hạ tầng thông tin, phát thanh- truyền hình; thông tin và truyền thông trên địa bànhuyện
9 Phòng Giáo dục và Đào tạo
Có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nướ về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nộidung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáodục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử
và cấp văn bằng, chứng chỉ đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo
10 Phòng Y tế
Có chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện
11 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước ở địa phương về lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủylợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nôngthôn; kinh tế hợp tác xã nông thôn, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nôngthôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhândân huyện và theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý củangành, lĩnh vực công tác ở địa phương
Trang 17+ Các đơn vị sự nghiệp
14 Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên
Được thành lập theo Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm
2014 của UBND tỉnh Yên Bái trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị là Trung tâm dạy nghề
và Trung tâm giáo dục thường xuyên- HDND Trung tâm có chức năng dạy nghề,đào tạo nghề; liên kết đào tạo; giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừalàm, học liên tục, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình dộn kiến thức; tư vấn, hướngnghề nghiệp cho người lao động
Trang 18trong sản xuất Hướng dẫn kỹ thuật Nông lâm nghiệp cho nông dân, tuyên truyền
về kỹ thuật và các điển hình sản xuất giỏi Xây dựng hệ thống Khuyến nông cở sở,thông tin về giá cả thị trường nông sản đến với nông dân
16 Văn phòng Đăng ký đất đai
Được thành lập theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm
2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Phát triểnquỹ đất và văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
Có chức năng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy địnhcủa pháp luật; tổ chức việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất
để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và ổn định thịtrường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển khu táiđịnh cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấuthầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hổi, đã nhận chuyển nhượng, đãtạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặtbằng
17 Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện
Là đơn vị sự nghiệp có chức năng là cơ quan tuyên truyền Đảng bộ, chínhquyền cấp huyện
18 Ban Quản lý nước sạch và Vệ sinh môi trường
Ban quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Văn Chấn được thànhlập theo Quyết định số 353/QQD-UBND, ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái
Trang 19Thực hiện chức năng:
- Quản lý vận hành và khai thác nhà máy nước sạch Sơn Thịnh
- Quản lý khai thác chợ Son Thịnh
- Vệ sinh môi trường khu dân cư trên các tuyến đường trung tâm xã Sơn Thịnhhuyện Văn Chấn
Ngoài nhiệm vụ trên Ban quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường cònthực hiện một số nhiệm vụ của UBND huyện giao:
- Bảo dưỡng đường giao thông huyện nội
- Quản lý nghĩa trang nhân dân xã Sơn Thịnh
- Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng
- Quản lý cổng chào, công viên vườn hoa, cây xanh hè phố
19 Nhà khách UBND huyện
Được thành lập tại Quyết định số 172/QQD-UBNDA ngày 25/12/2007 của Uỷban nhân dân huyện Văn Chấn Với chức năng thực hiện công tác bố trí ăn nghỉcho các Đoàn Khách từ Trung ương, tỉnh và các huyện thị đến công tác; bố trí ănnghỉ tại các kỳ Đại hội Đảng bộ; các kỳ họp, các lớp tập huấn trên địa bàn huyện
Các cơ quan đơn vị đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,hoàn thành nhiệm vụ các cấp, các ngành giao Các cơ quan đã có sự phối hợp nhằmhoàn thành tốt công việc và không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơquan, đơn vị Tuy nhiên, so với chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vịđều phải thực hiện kiêm nhiệm cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đặcbiệt là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mỗi cán bộ đều thực hiện ítnhất 02 nhiệm vụ nên đôi khi còn chưa kịp thời giải quyết các công việc một cáchhiệu quả, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn chưa đúng tiến độ
Trang 20Do địa bàn huyện rộng với 31 xã, thị trấn nên trong công tác của các đơn vịcòn gặp nhiều khó khăn Số cán bộ , công chức được bố trí để thực hiện nhiệm vụcòn hạn chế Một số đơn vị phải thực hiện việc hợp đồng cán bộ để tăng cường chocông tác cơ sở và một số nhiệm vụ khác của cơ quan, đơn vị Tuy nhiên, đây khôngphải là giải pháp lâu dài do kinh phí của đơn vị còn hạn chế và quyền lợi của cán
bộ thực sự chưa đảm bảo
1.1.3 Lịch sử hình thành.
Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộGiao Chỉ Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý,Trần nhiều lần thay đổi phiên hiệu, và đến cuối thời Trần Văn Chấn nằm trongchâu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng, một trong 16 châu Thái của Tây Bắc
Năm Quang Thuận thứ 7 (1446), để tăng cường sự thống nhất về hành chính,
Lê Thánh Tông chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên Đến năm thứ 10 (1469), thìđịnh lại bản đồ cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các thừa tuyên Lúc đóVăn Chấn thuộc phủ Quy Hoá, đạo thừa tuyên Hưng Hoá
Đến triều Nguyễn thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau đó là vùng Tamtổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá
Thời Pháp thuộc, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai
Ngày 11 tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ,Yên Bái và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái, theo đóVăn Chấn là một châu thuộc tỉnh Yên Bái
Từ năm 1940 đến năm 1945 châu Văn Chấn được đổi thành phủ Văn Chấn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộnghoà ra đời,Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vùng Tây Bắc được hoàntoàn giải phóng, tháng 5 năm 1955, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tựtrị Thái – Mèo, Văn Chấn là một trong 16 châu thuộc Khu tự trị
Trang 21Tháng 10 năm 1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái – Mèo thànhKhu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh trực thuộc Ngày 24 tháng 12 năm 1962, tỉnhNghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Thái – Mèo chính thức được thành lập, Văn Chấn thuộctỉnh Nghĩa Lộ.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (1976) quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính trong cả nước Ngày 03 tháng 01 năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn
Ngày 01 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội (khoá VII), tỉnh Yên Bái được tái thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Yên
Bái.
Định hướng phát triển trong thời gian tới của UBND huyện Văn Chấn
Tên dự án: Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn thời kỳ 2001 - 2010 và đến 2015
Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Cơ quan chủ dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn.
Cơ quan chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Văn
Trang 22ngành triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế
-xã hội trên địa bàn huyện
Mục tiêu tổng quát của dự án:
Chủ động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương,tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh tốc
độ phát triển; kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêutiến bộ xã hội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng; cải thiện vànâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nhân dân
Một số chỉ tiêu chủ yếu của dự án:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2015 là 12,1%, trongđó: Nông lâm nghiệp tăng 7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 15%, Dịch vụ tăng14,18%
+ Thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 12%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 15,5%, Dịch vụ tăng 14,16%
+ Thời kỳ 2011 - 2015 tăng bình quân 12,2%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 14,6%, Dịch vụ tăng 14,2%
- Cơ cấu kinh tế (%):
Năm 2010 Năm 2015
Nền kinh tế 100 100
+ Nông lâm nghiệp 36 31
+ Công nghiệp, xây dựng 39 41
+ Dịch vụ 25 28
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9 triệu đồng, năm 2015 đạt16,8 triệu đồng
Mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu:
Nông Lâm nghiệp:
Trang 23Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Tăng cường đầu tư thâm canh, ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tếhợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô hợp lý Hìnhthành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn, đảm bảo nguồn nguyên liệucho công nghiệp chế biến Hình thành vùng rừng phòng hộ cho cánh đồng Mường
Lò, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững
Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng7,7%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 7,75%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 7,68% Một
số sản phẩm nông lâm nghiệp dự kiến như sau:
Trang 24tư khai thác quặng sắt tại các xã Tân Thịnh, An Lương và Sùng Đô Đồng thời chútrọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
Tập trung đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đạinhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng các vùng nguyên liệu như giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng 19,9%,trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 18,6%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 21,3% Giá trị sảnxuất công nghiệp năm 2010 đạt 172,81 tỷ đồng, năm 2015 đạt 454,37 tỷ đồng Một
số sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự kiến như sau:
Năm 2010 Năm 2015
- Nước máy thương phẩm (1.000 m3) 1.200 2.000
Trang 25Củng cố các cơ sở thương nghiệp nhà nước tại các thị trấn, thị tứ, điểm dân
cư, cụm xã, liên xã để đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính sách, các vật tư thiếtyếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân Phát huy vai trò kinh tế tập thể, mởrộng mạng lưới đại lý bán lẻ để góp phần cùng thương nghiệp nhà nước và hợp tác
xã giữ vai trò chủ đạo Đầu tư nâng cấp hệ thống chợ hiện có, xây dựng chợ đầumối tại khu vực vùng ngoài và các chợ xã vùng cao để tăng cường trao đổi giao lưuhàng hoá, phát triển dịch vụ
Xúc tiến xây dựng Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóngBản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với nhữngnét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… Kêu gọi đầu tư khu du lịchsinh thái Suối Thia (xã An Lương), Suối Hán (xã Thượng Bằng La)
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông,
du lịch, vận tải… đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất vàđời sống của nhân dân Các ngân hàng tạo điều kiện, khuyến khích cho vay vốn đốivới các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề theo địnhhướng phát triển của huyện và của tỉnh Đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng phục
Trang 26vụ của ngành bưu chính viễn thông Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho cácbưu cục, các điểm bưu điện văn hoá xã Sắp xếp lại các hộ kinh doanh vận tải, từngbước thành lập các hợp tác xã vận tải với các phương tiện chất lượng cao đáp ứngnhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá.
Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân 10 năm 2006 - 2015tăng 13,6%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 13,2%, 5 năm 2011 - 2015 tăng14,1% Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010đạt 165,5 tỷ đồng, năm 2015 đạt 322,7 tỷ đồng
Phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội:
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình Dự kiến năm 2010 dân
số trung bình là 150.000 người, năm 2015 là 158.000 người Dân số trong độ tuổilao động năm 2010 là 85.000 người, năm 2015 là 90.000 người Lao động trong cácngành kinh tế quốc dân năm 2010 là 76.500 người, năm 2015 là 81.000 người Xâydựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực Từng bước đào tạo nguồn nhânlực theo quy hoạch, phù hợp với từng giai đoạn Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên38% năm 2010 và 45% năm 2015 Khuyến khích phát triển các ngành nghề sửdụng nhiều lao động, tăng cường công tác xuất khẩu lao động Phấn đấu giảm tỷ lệlao động chưa có việc làm xuống 2,1% năm 2010 và 1,5% năm 2015 Thực hiện tốtcông tác xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 26% năm 2010 và còndưới 10% năm 2015
- Phát triển giáo dục cân đối giữa các vùng, các cấp học, cân đối giữa giáo dục
và đào tạo Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo nghề Đổimới, cải tiến phương pháp giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đàotạo và trình độ dân trí Tăng cường đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kiến thức khoahọc kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống Nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đếnlớp ở các cấp: mầm non đạt 65 - 70%, tiểu học 99%, trung học cơ sở 95 - 99%,trung học phổ thông 60 - 65% Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
Trang 27chống mù chữ và tái mù chữ cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa Phấn đấu đếnnăm 2008 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Tăng cường công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnhcho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc và nhân dân các vùng đặc biệt khókhăn Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế Có kếhoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế Thực hiện xãhội hoá sự nghiệp y tế, tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ cho cộng đồng nhằmthực hiện mục tiêu nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộcsống Đến năm 2010 cơ bản khống chế một số bệnh, giảm tỷ lệ mắc bướu cổ xuống8% năm 2010 và 5% năm 2015, tỷ lệ mắc sốt rét còn 0,2% năm 2010 và 0,1% năm
2015 Năm 2010 có 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại vắc xin Tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng còn 25% năm 2010 và 23% năm 2015
- Phát triển văn hoá trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá nhân loại gắn vớibản sắc văn hoá dân tộc Phục hồi các nét văn hoá đẹp của các dân tộc đang bị maimột Nâng cao chất lượng nội dung các hoạt động văn hoá thông tin ở cơ sở, đẩymạnh phong trào văn hoá quần chúng, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thầncho nhân dân Từng bước đầu tư hiện đại hoá các cơ sở vật chất ngành văn hoáthông tin
- Củng cố và từng bước đổi mới các trang thiết bị hiện đại để nâng cao chấtlượng phát sóng và tiếp sóng của Đài truyền thanh truyền hình Hiện đại hoá cáctrạm truyền thanh, xây dựng thêm các trạm phát lại truyền hình ở vùng lõm Phấnđấu tỷ lệ dân số được nghe đài phát thanh đạt 92% năm 2010 và 100% năm 2015;
tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 80% năm 2010 và đạt 90% năm 2015
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá thể dục thể thao Tỷ lệ dân số tham gia luyệntập thể dục thể thao tăng lên 25 - 30% Từng bước đào tạo dội ngũ huấn luyện viên,vận động viên một số môn thể thao: bóng đá, cầu lông, bắn súng… tham gia cácgiải thi đấu
Trang 28 Phát triển các khu dân cư:
- Thành lập thị trấn Văn Chấn với hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh Phấnđấu đến 2015 thị trấn Văn Chấn trở thành thị trấn huyện lỵ phát triển, được xếp đôthị loại V
- Điều chỉnh quy hoạch các thị trấn: Nông trường Trần Phú, Nông trườngNghĩa Lộ và Nông trường Liên Sơn để có kế hoạch cụ thể đầu tư nâng cấp và xâydựng hệ thống kết cấu hạ tầng
- Đầu tư xây dựng các trung tâm cụm xã và các trung tâm xã dọc theo quốc lộ
37 và 32 trở thành các thị tứ phát triển, làm vệ tinh thúc đẩy các xã toàn huyện pháttriển
Phát triển cơ sở hạ tầng:
- Giao thông: Phấn đấu đến năm 2015 có trên 95% số thôn, bản có đường xe
máy đi lại được; 60% thôn, bản có đường cho xe công nông và xe tải nhỏ đi lạiđược; đường tới trung tâm xã có 75% được trải nhựa
+ Nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế - Cầu Gỗ
+ Cải tạo, nâng cấp đường Đại Lịch - Minh An
+ Mở mới các tuyến: Mậu A - Nà Hẩu - Sơn Lương, Phong Dụ - Gia Hội, AnLương Mậu A
+ Nâng cấp các tuyến đường do huyện quản lý, hoàn chỉnh hệ thống đườngtrung tâm huyện lỵ
+ Các xã, thị trấn đều có đầy đủ hệ thống đường liên thôn, liên xã
+ Cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông nội đồng
- Thông tin liên lạc: Xây dựng mới 3 tổng đài, 6 bưu cục, 5 điểm bưu điện văn
hoá xã Nâng cấp các thiết bị kỹ thuật thông tin của các tổng đài hiện có Tăng số
xã được phủ sóng điện thoại di động
- Thuỷ lợi: Đến năm 2015 có trên 95% đầu mối công trình thuỷ lợi được kiên
cố hoá, gần 2.200 ha diện tích lúa ruộng được tưới tiêu chủ động Tiếp tục thực
Trang 29hiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng Đối với các xã vùng cao và vùngthượng huyện xây dựng các công trình thuỷ lợi với quy mô vừa và nhỏ.
- Điện: Đến năm 2015 có 100% xã, thị trấn có các trạm hạ thế với hệ thống
các trạm biến áp và đường dây 0,4 KV Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máythủ điện theo kế hoạch đã đề ra
- Nước:
+Nước sinh hoạt đô thị: Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước của các thị trấn:Nông trường Nghĩa Lộ, Nông trường Liên Sơn, Nông trường Trần Phú; các thị tứ:Mỵ, Ba Khe, Tú Lệ… Phấn đấu đến năm 2008 có 100% hộ dân thành thị được sửdụng nước hợp vệ sinh
+Nước sinh họat nông thôn: Vùng thấp xây dựng giếng lọc, giếng khoanbơm tay Vùng cao xây dựng các giếng lọc và công trình tự chảy Các thôn bảnvùng sâu vùng xa không có nguồn nước xây dựng hệ thống bể chứa nước mưa.Phấn đấu đến năm 2010 có 85% và năm 2015 có 100% hộ dân nông thôn đượcdùng nước hợp vệ sinh
Khoa học công nghệ, tài nguyên, môi trường:
Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên cơ sở lựa chọn, tiếp thu,ứng dụng và làm chủ các thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực phát triểnkinh tế - xã hội Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngsinh thái Phát triển sản xuất các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụđều phải có các biện pháp sử lý nước thải, rác thải và bảo vệ môi trường để đảmbảo mục tiêu phát triển bền vững Xây dựng hệ thống sử lý rác thải, nước thải đạttiêu chuẩn tại trung tâm huyện lỵ; xây dựng bãi rác thải tại các thị trấn, thị tứ; vàxây dựng hệ thống sử lý chất thải theo quy định tại các bệnh viện
Các giải pháp tổ chức thực hiện:
- Về huy động vốn đầu tư phát triển:
Trang 30Để đạt được các mục tiêu trong quy hoạch đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư pháttriển thời kỳ 2006 - 2015 là 9.192,93 tỷ đồng, bình quân mỗi năm trên 919 tỷ đồng,trong đó thời kỳ 2006 - 2010 là 3.198,76 tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2015 là 5.994,17
tỷ đồng Nhu cầu đầu tư là rất lớn, trong khi nền kinh tế chưa phát triển, hệ thốngkết cấu hạ tầng chưa đủ điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư Do đó ngoài phát huy nộilực, phải có các giải pháp và cơ chế thích hợp để thu hút các nguồn vốn đầu tư từbên ngoài
- Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế bằng các cơ chế chínhsách thông thoáng Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyđộng sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất và kinhdoanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm
- Phát triển hệ thống ngân hàng, xây dựng thêm các quỹ tín dụng nhân dân Có
cơ chế cho vay thích hợp đối với các thành phần kinh tế để tăng tỷ trọng vốn tíndụng trong tổng đầu tư phát triển
- Lập các dự án khả thi tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các chính phủ và các tổchức quốc tế đối với các lĩnh vực văn hoá xã hội như: giáo dục, y tế, xóa đói giảmnghèo…
Về thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của huyện:
-Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông lâm sản Tăng cường liên doanhliên kết với các tổ chức, cá nhân và đối tác nước ngoài để phát triển sản xuất, mởrộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu Đồng thời chú trọng thị trườngnông thôn, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn, nhất là chợ ở vùngcao Nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sảnphẩm truyền thống của huyện
Trang 31-Có chính sách và giả cả hợp lý trong thu mua nguyên liệu cho nhân dân,đảm bảo đủ tiêu chuẩn phục vụ cho công nghiệp chế biến Thường xuyên thông tin
về thị trường để người sản xuất có lợi nhất trong tiêu thụ sản phẩm
Về đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm:
-Nhiệm vụ hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực là phải quan tâm đầu tưcho phát triển y tế và giáo dục đào tạo Chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ chonhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng cao thể lực nguồnnhân lực Đổi mới phương thức đào tạo và dạy nghề Có kế hoạch đào tạo và tạocác cơ hội thuận lợi cho người lao động được qua các lớp đào tạo nghề theo yêucầu phát triển của các ngành Khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ khoahọc kỹ thuật học tập nâng cao trình độ
-Khuyến khích phát triển các ngành nghề, thành lập các doanh nghiệp, hợptác xã, tổ hợp sản xuất, tạo việc làm cho người lao động Đồng thời tích cực tìmkiếm đối tác để xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
-Coi trọng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong các lĩnhvực sản xuất Từng bước hình thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa họccông nghệ
-Có chế độ ưu đãi đối với cán bộ khoa học có trình độ đến công tác tại các xãvùng cao, vùng sâu, vùng xa Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa họccông nghệ tới mọi tầng lớp nhân dân
-Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển giao kỹ thuật và công nghệ
từ huyện xuống xã, thôn Gắn các đề tài nghiên cứu khoa học với yêu cầu thực tiễnsản xuất Gắn khoa học với sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái, đảmbảo mục tiêu phát triển bền vững
Về tổ chức thực hiện:
Trang 32-Dự án sau khi được phê duyệt sẽ phổ biến rộng rãi tới các cấp, các ngành.Trên cơ sở các mục tiêu định hướng, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong quyhoạch, các phòng, ban của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, xây dựng các chươngtrình, dự án và có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và kế hoạch đã đề ra.
-Trong quá trình thực hiện quy hoạch, định kỳ 3 - 5 năm cần tiến hành ràsoát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu đã đề ra cho phù hợp với tình hình thực tế vàđịnh hướng phát triển của tỉnh
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, của các cấp chính quyền và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân:
-Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉđạo và điều hành của Đảng và các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở trong quátrình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch Nâng caovai trò làm chủ của nhân dân và các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong công táckiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch Thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi, nhằm tập hợp
và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân thực hiện thắng lợi các mụctiêu đã đề ra
1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn Chấn.
1.2.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức.
Ở nước ta phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng,đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “ cán bộ, công chức Theo pháp lệnh cán bộ,công chức ngày 09/3/1998 và các văn bản khác của chính phủ như: Văn bản sủa