d) Phó chủ tịch UBND cấp xã
2.2.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trác hở cấp xã
Cán bộ chuyên trách ở cấp xã là những cán bộ được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.
Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994, Nghị định số 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ "Về quy định cơ cấu thành viên UBND và số Phó chủ tịch UBND các cấp". Tại kỳ họp nhất HĐND cấp xã của tỉnh Phú Thọ (nhiệm kỳ 1994-2004) đã tiến hành bầu UBND cùng cấp, kết quả cụ thể như sau:
Đầu nhiệm kỳ, tỉnh Phú Thọ có 270 xã, phường, thị trấn: số thành viên UBND cấp xã được bầu là 1.854 (trong đó có 1.161 thành viên tái cử), đã được Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn theo đúng luật định. Trong quá trình hoạt động đã giảm 36 người (trong đó do bị kỷ luật 2 người; chết 2 người; chuyển công tác 30 người; nghỉ hưu 2 người).
Thực hiện Nghị định số 39/2002/NĐ-CP ngày 08-4-2002 của Chính phủ, tháng 4-2002 tỉnh Phú Thọ thành lập phường Bến Gót, đưa số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ lên 271 đơn vị. Đến nay các xã, phường, thị trấn thiếu số lượng thành viên UBND theo luật định và phường Bến Gót đã bầu bổ sung đủ số thành viên thiếu. Tổng số thành viên UBND cấp xã của tỉnh Phú Thọ tại thời điểm hiện nay là 1.872 người.
- Về cơ cấu:
Trong tổng số 1.872 thành viên có 271 chủ tịch, 271 Phó chủ tịch UBND và 1.330 ủy viên (trong đó có: Công an 24; quân sự 269; tài chính 271; địa chính 267; văn
phòng 249; văn hóa - xã hội 236; nông lâm nghiệp 4; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã 10).
+ Là nữ: 84 người (= 4,5% trong đó có 15 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch UBND). + Là nam: 1.788 người (=95,5%).
+ Là người dân tộc ít người: 306 (= 16,4%) + Là người công giáo: 73 người (= 3,9%).
+ Là đảng viên: 1.705 người (= 91,1%), trong đó là huyện ủy viên 8 người (= 0,4%); Đảng ủy cơ sở: 844 người (= 45,1%); Chi ủy: 237 người (= 12,6%); đảng viên thường: 616 người (= 33%).
+ Là người ngoài Đảng: 167 người (= 8,9%). - Về độ tuổi:
Từ 35 tuổi trở xuống: 365 người (= 19,5%); Từ 36-49 tuổi: 1.434 người (= 76,6%); Từ 50 tuổi trở lên: 73 người (= 3,9%)
- Về trình độ văn hóa:
Trình độ văn hóa tiểu học: 8 người (= 0,4%); trình độ văn hóa THCS: 618 người (= 33%); trình độ văn hóa PTTH: 1.246 người (= 66,6%).
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học: 69 người (= 3,7%); trung cấp: 339 người (=18,1%); sơ cấp: 306 người (= 16,4%).
Chưa có chuyên môn: 1.158 người (= 61,8 %). - Trình độ lý luận chính trị:
Cao cấp: 3 người (= 0,16%); trung cấp: 595 người (= 31,8%); sơ cấp: 849 người (= 45,4 %).
Với số lượng, cơ cấu thành viên UBND cấp xã như nêu ở trên đã thể hiện đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ cơ bản được bố trí đủ về số lượng và
từng bước đã có sự "trẻ hóa" hơn so với các nhiệm kỳ trước, nhất là đối với số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã (tuổi dưới 35: Phó chủ tịch HĐND cấp xã tăng 1,56%, Phó
chủ tịch UBND tăng 0,8% và chỉ còn
1 Chủ tịch HĐND trên 55 tuổi, không có Chủ tịch UBND trên 55 tuổi).
Về trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng được nâng lên rõ rệt. Trình độ văn hóa tiểu học chỉ còn 8 người = 0,4% chủ yếu là thuộc các xã miền núi, vùng cao; gần 40% số cán bộ cấp xã đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị; số chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã giảm từ 74% (nhiệm kỳ 1994 - 1999) xuống còn 61,8% (nhiệm kỳ 1999 -2004). Nhưng điều đó cũng cho thấy trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ về chuyên môn nghiệp vụ còn một bộ phận không nhỏ cán bộ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn như trong đề án xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Tuy số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đã được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước đạt 100% nhưng số cán bộ chính quyền cấp xã được đào tạo kiến thức về quản lý kinh tế, tin học còn ở mức quá thấp: Chủ tịch HĐND 10,7%; Phó chủ tịch HĐND 4,43%; chủ tịch UBND 16,93%; Phó chủ tịch UBND 4,03%.
Số cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 1999-2004 được bố trí đủ số lượng ở cả 4 chức danh. Cơ cấu cán bộ nữ là 5,92 % cao nhất là chức danh Phó chủ tịch HĐND. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ là thành viên UBND còn thấp (4,5%).
Trong Báo cáo khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ HĐND các cấp và đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã cũng chỉ rõ: Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số xã đầu nhiệm kỳ còn lúng túng do không có quy hoạch, thiếu nhân sự. Cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 1999- 2004 nhiều đồng chí cấp ủy, thành viên UBND khóa trước không trúng cử đại biểu HĐND, khó khăn cho việc bố trí nhân sự của xã. Đây cũng là điều đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Khi đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành công chức nhà nước. Ngoài vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị... đáp ứng yêu cầu của một công chức nhà nước, cần phải chú ý đến khâu tổ chức cán bộ. Ngoài những
chức danh không bị thay đổi qua các cuộc bầu cử như: Địa chính, tư pháp, tài chính, văn phòng. Còn hầu hết các chức danh khác đều bị ảnh hưởng ít nhiều qua kết quả bầu cử, kết quả đại hội Đảng bộ. Khi không trúng cử thì nhiều chức danh cũng đồng nghĩa với việc phải bố trí công việc khác cho họ hoặc phải giải quyết chế độ cho họ như trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức và quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng là điều đòi hỏi các cán bộ cấp xã luôn phải phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn của UBND cấp xã.
Theo quy định tại Nghị định số 09/1998/ NĐ- CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, bốn chức danh cán bộ chuyên môn của cấp xã của tỉnh Phú Thọ được bố trí như sau:
- Cán bộ Tài chính - Kế toán: Tổng số có 222 người làm chuyên trách; 49 xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Trong đó có: + Nữ 30 người (= 13,51%). + Nam: 192 người (=86,49%). + Dân tộc ít người 32 (= 14,41%). + Đảng viên 169 (= 76,13%).
+ Tuổi đời: Dưới 40 tuổi có 140 (= 63,06%); từ 40 - 49 tuổi có 159 (=71,6.); trên 50 tuổi có 19 (= 8,56%).
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học: 1 người (= 0,45%); THCS: 2 (= 12,61%) PTTH: 193 (= 86,94%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 7 người (= 3,17%); trung cấp: 130 (= 58,56%); sơ cấp: 41 (= 18,47%).
- Chưa qua đào tạo 34 (= 18,8%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 1 (= 0,45%); trung cấp: 11 (= 4,95%); sơ cấp: 90 (= 40,54%).
+ Tin học sơ cấp: 1 (= 0,45%).
- Cán bộ Địa chính: Tổng số có: 228 người làm chuyên trách; 43 xã bố trí làm kiêm nhiệm.
+ Là nữ: 4 (= 1,75 %).
+ Là nam: 224 người (= 98,25%).
+ Là người dân tộc ít người: 39 người (= 17,11%). + Là đảng viên: 160 người (= 70,18%).
+ Tuổi đời: Dưới 40: 102 người (= 44,74%); tuổi từ 40- 49: 101 người (= 44,3%); tuổi từ 50 trở lên: 25 người (= 10,96%).
+ Trình độ văn hóa: THCS: 69 người (= 30,26%); PTTH: 159 người (= 69,74%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 7 (= 3,07%); trung cấp: 85 (=37,28%); tơ cấp: 65 (= 28,51%).
+ Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp: 1 (= 0,44%); sơ cấp: 9 (=3,95%). + Trình độ lý luận: Trung cấp: 18 (= 7,89%); sơ cấp 73 (= 32,02%). + Tin học sơ cấp: 1 (= 0,44%).
- Cán bộ Văn phòng - Thống kê: Tổng số: 232 cán bộ Văn phòng- thống kê chuyên trách, còn 39 xã bố trí kiêm nhiệm.
+ Là nữ: 45 người (= 19,4%). + Là nam: 187 người (= 80,6%).
+ Là người dân tộc ít người: 41 (= 17,67%). + Là đảng viên: 159 (= 68,53%).
+ Trình độ văn hóa: THCS: 62(= 26,72%); PTTH: 170 (=73,2%).
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 4 (= 1,72%); trung cấp: 79 (= 34,05%); sơ cấp: 49 (= 21,12%).
+ Trình độ quản lý nhà nước: trung cấp: 5 (= 2,16%); sơ cấp: 5 (=2,16%). + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 19 (= 8,19%); sơ cấp: 72 (= 31,03%). + Sơ cấp tin học: 1 (= 0,43%).
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch: Tổng số có 270 cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách, có 1 xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm.
+ Là nữ: 11 người (= 4,07%). + Là nam: 259 người (= 95,93%).
+ Là người dân tộc ít người: 47 (= 17,41%). + Là đảng viên: 205 (= 75,93%).
+ Tuổi đời: Dưới 40 tuổi:133 (= 49,26%); từ 40 - 49 tuổi: 97 (= 35,93%); trên 50 tuổi: 40 (= 14,81%).
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học: 4 (= 1,48%); THCS: 94 (= 34,81%); PTTH: 172 (= 63,7%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 6 (= 2,22%); trung cấp: 53 (= 19,63%); sơ cấp: 63 (= 23,33%%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 22 (= 8,15%); sơ cấp: 99 (= 36,67%). + Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp: 4 (= 1,48%); sơ cấp: 17 (= 6,3%).
Cán bộ chủ chốt công tác Đảng, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội xã, phường, thị trấn.
Thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, trong tổng số từ 19 - 21 định biên cán bộ/ 1 xã, phường, thị trấn, đều bố trí đủ 2 cán bộ công tác Đảng, cụ thể là:
- Bí thư Đảng ủy: Tổng số có 271 người (trong đó có 14 huyện ủy viên). + Là nữ: 7 người (= 2,58%).
+ Là nam: 264 người (= 97,42%).
+ Là người dân tộc ít người: 46 (= 16,97%).
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học: 3 (= 1,11%); THCS: 73 (= 26,94%); PTTH: 195 (= 71,96%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 11 (= 4,06%); trung cấp: 34 (= 12,55%; sơ cấp: 18 (= 6,64%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 3 (= 1,11% đều ở các xã đồng bằng); trung cấp: 97 (= 35,79); sơ cấp: 171 (= 63,1%).
+ Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 89 (= 32,84%).
+ Trình độ tin học: Trung cấp: 23 (= 8,49%); sơ cấp: 8 (= 2,95%)
- Phó bí thư (Thường trực Đảng ủy) xã, phường, thị trấn: Tổng số có 271 đồng chí là cán bộ chuyên trách, trong đó có 9 phó bí thư, 262 thường trực Đảng.
+ Là nữ: 18 người (= 6,64%). + Là nam: 253 người (= 93,36%).
+ Là người dân tộc ít người: 46 (= 16,97%).
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học: 2 (= 0,74%); THCS: 63 (= 23,25%); PTTH: 206 (= 76,1%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 2 (= 0,74%); trung cấp: 27 (= 9,96%); sơ cấp: 8 (= 2,95%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 58 (= 21,4%); sơ cấp: 213 (= 78,6%). + Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 24 (= 8,86%).
+ Trình độ tin học: Trung cấp: 13 (= 4,8%); sơ cấp: 18 (= 6,64%).
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể: Thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ trong tổng số định biên cán bộ cấp xã(19- 21), các xã, phường, thị trấn cơ bản đã bố trí đủ 5 cán bộ làm công tác đoàn thể (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Trưởng các đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM). Tỉnh Phú Thọ đã bố trí 1.343 cán bộ chuyên trách, trong đó có: 271 Chủ tịch Hội phụ nữ; 271 Bí thư Đoàn thanh niên; 270 Chủ tịch Hội cựu chiến binh (1 Phó chủ tịch HĐND kiêm nhiệm); 268 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (3 Thường trực Đảng ủy kiêm): 263 Chủ tịch Hội nông dân (8 Chủ nhiệm HTX nông nghiệp kiêm nhiệm).
Trong tổng số 1.343 Trưởng các đoàn thể chuyên trách có: + Là người dân tộc ít người: 237 (= 17,65%).
+ Trình độ văn hóa: Tiểu học: 17 (= 1,27%); THCS: 479 (= 35,67%); PTTH: 847 (= 63,07%).
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 18 (= 1,34%); trung cấp: 62 (= 4,62%); sơ cấp: 64 (= 4,77%).
+ Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 97 (= 7,22%).
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 269 (= 20,03%); sơ cấp: 275 (= 20,48%).
Đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cấp xã
Trình độ qua đào tạo của bốn chức danh chuyên môn: Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Địa chính có thể nói là rất thấp. Toàn tỉnh có 1.068 cán bộ hoạt động chuyên trách bốn chức danh chuyên môn (trong đó có cả cán bộ hoạt động kiêm nhiệm) nhưng chỉ có 26 người có trình độ đại học, 406 trung cấp, 212 sơ cấp. Số còn lại 424 người đang đảm nhiệm các chức danh chuyên môn của chính quyền cấp xã mà chưa hề qua đào tạo. Thậm chí còn có 5 cán bộ cấp xã có trình độ văn hóa tiểu học (4 người là cán bộ tư pháp các xã ở huyện Phù Ninh và 1 người là cán bộ tài chính xã ở huyện
Thanh Sơn - xem bảng tổng hợp theo năm công tác, tuổi đời, trình độ văn hóa của số cán bộ chưa qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến tháng 5 năm 2002).
Trong số cán bộ 4 chức danh chưa qua bất cứ loại hình đào tạo nào có khá đông cán bộ mới chỉ có văn hóa THCS. Chỉ tính riêng trong số cán bộ từ 35 tuổi trở xuống có 52 người.
Với trình độ như vậy, đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã chắc chắn trong quá trình tác nghiệp hành chính của chính quyền cấp xã khó có thể có chất lượng, hiệu quả cao như mong đợi. Đây cũng là vấn đề rất lớn đặt ra cho tỉnh Phú Thọ phải có kế hoạch đào tạo tích cực để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, đặc biệt là trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cấp xã như đã nêu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
Một là: Đối với đội ngũ cán bộ thuộc 4 chức danh chuyên môn do chính các xã, phường, thị trấn quyết định, tự chọn lựa lấy nên khó có thể tránh khỏi cảm tính tùy ý của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chính quyền cấp xã mà trước hết là đồng chí Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND. Việc bổ nhiệm cán bộ chuyên trách ở cấp xã cũng chưa có một quy chế cụ thể. Đồng thời ở cấp xã yếu tố về dân cư (trình độ dân trí, dòng họ, sự quan tâm của người dân đối với đội ngũ cán bộ cấp xã...) cũng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Hai là: Việc quy hoạch, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho bốn chức danh trên chưa có cơ chế cụ thể để lựa chọn người có đủ trình độ năng lực hoặc sử dụng ngay các đối tượng là sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm trở về để phục vụ địa phương.
Số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung, tuy rất khó khăn tìm việc làm nhưng họ cũng không muốn về địa phương (xã, phường, thị trấn) để làm việc. Những trở ngại phải kể đến đó là: Chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã vừa thấp, vừa không ổn định; khả năng thăng tiến hầu
như rất khó khăn; cơ chế dân cử tạo một thực tế nay làm, mai nghỉ đã làm cho người cán bộ không yên tâm công tác cũng như không có ý chí phấn đấu học tập nâng cao trình độ...
Trong quá trình đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, trước thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn bốn chức danh ở cấp xã còn thiếu, không ổn định và bất cập so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cấp xã là rất quan trọng.