1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pptx

90 3,9K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 692,5 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay Mở ĐầU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ đảng viên (ĐNĐV) là nhân tố chính, cơ bản, chủ yếu nhất cấu thành tổ chức của Đảng. Cho nên, một khi đã xây dựng được ĐNĐV thật sự trong sạch, vững mạnh sẽ là điều kiện, tiền đề đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định làm cho từng tổ chức đảng vững mạnh, theo đó, cả hệ thống tổ chức Đảng và toàn Đảng vững mạnh. Khẳng định nội dung tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một cách cô đọng: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [62, tr. 92]. Hiện nay, cả nước đã và đang thực hiện “nhiệm vụ trọng tâm” là phát triển kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa (HĐH, HĐH) đất nước, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thời kỳ mới đang đặt ra hàng loạt các vấn đề rất mới mẻ, vừa có những thời cơ, thuận lợi lớn, đồng thời, cũng xuất hiện không ít những khó khăn và phức tạp, đòi hỏi ĐNĐV của Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao cả về phẩm chất, năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và hoạt động thực tiễn. Trong khi đó những năm qua, công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng ĐNĐV nói riêng, tuy có đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, song cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp những yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Tổng kết thực tiễn công tác xây dựng Đảng nhiều năm qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng đã xác định: Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống” [41,tr.138]. Kiểm điểm nửa nhiệm kỳ Đại hội IX, Hội nghị Trung ương lần thứ 9, khoá IX còn tiếp tục chỉ thêm rằng: Nhiều tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt lỏng lẻo, sức chiến đấu yếu, vai trò lãnh đạo giảm sút, mờ nhạt. Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện naytình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn rất nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm”[43,tr. 188]. Chính vì những lẽ đó, nên để đảm bảo cho Đảng ta vững mạnh về mọi mặt, xứng đángđội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân (GCCN), của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đủ sức lãnh đạo hội, đất nước phát triển một cách toàn diện, vững chắc, Đảng đã chỉ đạo một cách kiên quyết: phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo của khóa IX, đặc biệt là những nội dung về xây dựng Đảng của Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX mới đây. Trong đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, làm trong sạch, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (NCCLĐNĐV) là một trong những nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa mang tính bức thiết, cấp bách đồng thời cũng vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. An Giang là một tỉnh trọng điểm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu vực biên giới Tây Nam Bộ, với địa hình khá phong phú, đa dạng và phức tạp. Một mặt, An Giangtỉnh có đồng bằng với những sông ngòi chằng chịt, mang đầy phù sa, mầu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều mặt kinh tế-xã hội của tỉnh, thuận tiện trong việc giao thông, quan hệ giao lưu nhiều chiều với các nước bạn Lào và Campuchia láng giềng. Đồng thời mặt khác, An Giang lại có cả những vùng núi, vùng dân tộc, khu biên giới, cửa khẩu, khu kháng chiến cũ, vùng sâu, vùng xa với điều kiện thiên nhiên kém ưu đãi, đã và đang thực sự là những trở ngại, gây không ít những khó khăn cho sự cố gắng và nỗ lực của cả Đảng bộ và nhân dân An Giang trong công cuộc phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Nơi đây, tại các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang, ĐNĐV đang hoạt động, cũng đang rất cấp thiết và cấp bách trong việc xây dựng, NCCLĐNĐV đáp ứng yêu cầu đòi hỏi bức xúc của nhiệm vụ chính trị (NVCT) chung của cả nước và nhiệm vụ cụ thể, do đặc thù của tỉnh đang đặt ra. Với nhận thức ý nghĩa của việc xây dựng, NCCLĐNĐV nói chung và xây dựng NCCLĐNĐV các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang nói riêng như vậy, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với những cấp độ và cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, gần đây có nhiều công trình khoa học của các học viên, các nghiên cứu sinh, các nhà khoa học nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến đề tài như: “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn đồng bằng sông Hồng”, luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (CTQG) Hồ chí Minh (1995) của Đỗ Ngọc Ninh; “ Khắc phục sự thoái hoá, biến chất của đảng viên trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay” luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện CTQG Hồ chí Minh (1996) của Ngô Kim Ngân; “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên các tổ chức cơ sở đảng phường và ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay”, luận án Phó tiến sỹ khoa học lịch sử, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1996) của Đặng Đình Phú; “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nông thôn đồng bằng sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, luận án Tiến sỹ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002) của Cao Thị Thanh Vân; “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vùng có đồng bào công giáo các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay”, luận án Tiến sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2003) của Nguyễn Văn Giang; “Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay”(2000), do Phó giáo sư, Tiến sỹ Tô Huy Rứa và Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Khắc Việt đồng chủ biên Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện những vấn đề liên quan đến đảng viên và tổ chức cơ sở đảng một số vùng, miền trọng điểm của đất nước. Tuy nhiên, trong số các đề tài đã nghiên cứu và công bố đó, chưa có đề tài nào nghiên cứu chất lượng ĐNĐV hoạt động các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang, một tỉnh biên giới Tây Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long với địa hình khá phong phú, đa dạng và phức tạp như đã nêu. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các công trình nói trên, tác giả đi sâu nghiên cứu việc NCCLĐNĐV tại các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV đang hoạt động các đảng bộ tỉnh An Giang, qua đó xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm NCCLĐNĐV các đảng bộ của các này trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Phân tích vai trò, đặc điểm của ĐNĐV hoạt động các đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay, đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV và chỉ ra những yêu cầu mới về chất lượng ĐNĐV này. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm NCCLĐNĐV các đảng bộ đó trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn nghiên cứu chất lượng ĐNĐV và hoạt động NCCLĐNĐV các đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng ĐNĐV hoạt động tất cả các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang thời gian từ 1996 đến 2010. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (CNMLN), tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng ĐNĐV của Đảng nói riêng. - Luận văn dựa trên hoạt động thực tiễn sinh động của ĐNĐV sinh hoạt các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật mác-xít, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: gắn lý luận với thực tiễn; lôgic với lịch sử; kết hợp giữa điều tra và khảo sát, phân tích và tổng hợp, trong đó đặc biệt chú trọng tổng kết thực tiễn. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNĐV hoạt động các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm NCCLĐNĐV hoạt động các đảng bộ thuộc tỉnh An Giang đến năm 2010. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc NCCLĐNĐV hoạt động các đảng bộ xã, nông thôn An Giang hiện nay. Do đó có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp bộ đảng, các cơ sở nghiên cứu, các nhà trường của tỉnh An Giang trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn và đào tạo cán bộ. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm 3 chương 6 tiết. Chương 1 NÂNG CAO CHấT LƯợNG ĐộI NGũ ĐảNG VIÊN CáC ĐảNG Bộ TỉNH AN GIANG HIệN NAY- NHữNG VấN Đề Lý LUậN Và THựC tiễn 1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Đảng viênđội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay Qua nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm của CNMLN, TTHCM và Đảng ta về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng, NCCLĐNĐV nói riêng, chúng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng: những đặc trưng cơ bản, bản chất vốn có của người đảng viên cộng sản chân chính và cơ sở hình thành những đặc trưng, bản chất đó; những hệ thống các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy định về điều kiện, thủ tục, những biện pháp căn bản, chủ yếu để lựa chọn kết nạp người vào Đảng, đã được C. Mác và Ph. Ăngghen xác lập, đặt nền móng tư tưởng vững chắc ngay trong quá trình hai ông trực tiếp viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và soạn thảo Điều lệ Liên đoàn của những người cộng sản vào những năm 1847, 1848. Chính dựa trên nền tảng tư tưởng vững chắc này, các chính đảng vô sản đã tiếp thu, bảo vệ, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo phù hợp điều kiện, thực tiễn sinh động của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi thời kỳ và giai đoạn cách mạng khác nhau, xây dựng, củng cố Đảng mình ngày càng vững mạnh, tiến lên theo tiến trình cách mạng cho đến ngày nay. Chúng ta đều biết, đảng viên ĐCSVN hay đảng viên của bất kỳ một Đảng Mác-Lênin chân chính nào cũng đều là những chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong có tổ chức chặt chẽ nhất của GCCN- còn gọi là giai cấp vô sản (GCVS). Nghĩa là, những đảng viên cộng sản và GCCN có cùng bản chất là bản chất GCCN, đồng thời họ có lợi ích thống nhất không tách biệt, đối lập nhau. Đây là một trong những đặc trưng căn bản, chủ yếu nhất của các Đảng Cộng sản đã sớm được C. Mác và Ph. Ăngghen phát hiện, xác lập khi hai ông viết Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: “Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách rời khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản” [59, tr.557]. Trước tiên chúng ta thấy rằng, chính sự thống nhất không tách rời về mặt lợi ích giữa những đảng viên cộng sản trong đội tiên phong của GCVS với GCVS là cội nguồn, gốc rễ chủ yếu xác lập nên lập trường cách mạng kiên định, triệt để, phẩm chất chính trị chân chính, trong sáng đặc thù riêng có của người chiến sỹ cộng sản. Càng hiểu rõ bản chất đảng viên cộng sản, chúng ta càng hiểu và tin tưởng rằng: trong toàn bộ quá trình hoạt động của mình, Đảng và ĐNĐV của Đảng ngoài mục đích, lợi ích thống nhất chung với GCVS họ tuyệt nhiên không có bất kỳ mục đích, lợi ích nào khác. Bản chất cách mạng chân chính, trong sáng đó trước hết được thể hiện bằng việc cả mục đích trước mắt, mục đích lâu dài và mục đích cuối cùng của Đảng đều được trang trọng, công khai rõ ràng, không giấu giếm tại điều 1 Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo, được Đại hội II của Liên đoàn thông qua, công bố vào cuối mùa thu năm 1847 Luân Đôn: “Mục đích của Liên đoàn là: Lật đổ giai cấp tư sản, lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt hội cũ, tư sản, dựa trên sự đối kháng giai cấp, và xây dựng một hội mới không có giai cấp và không có chế độ tư hữu”[60, tr. 691]. Đó cũng là lý do làm cho GCCN và ĐNĐV tiên phong của nó luôn đoàn kết gắn một cách bền chặt, không tách rời nhau trong suốt tiến trình thực tiễn đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, trong khi khẳng định ĐNĐV là bộ phận của GCCN, mang bản chất GCCN, đứng vững trên lập trường GCCN, mọi chủ trương, chiến lược, sách lược và hoạt động của Đảng và ĐNĐV đều xuất phát từ lợi ích của GCCN, điều đó hoàn toàn không có nghĩa Đảng và ĐNĐV của Đảng chỉ là Người đại biểu cho quyền lợi cục bộ, riêng tư của GCCN, tách biệt Đảng, ĐNĐV của Đảng và GCCN ra khỏi quần chúng lao động khác, đối lập lợi ích của Đảng và GCCN với lợi ích của quần chúng lao động còn lại, mà trái lại chính là để chỉ rõ rằng, Đảng và ĐNĐV của Đảng một khi đã thực sự đứng vững trên lập trường GCCN, họ sẽ đấu tranh một cách kiên định, triệt để cho sự nghiệp cách mạng chung của toàn thể nhân dân lao động. Nghĩa là, Đảng và ĐNĐV của Đảng không những là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, mà họ còn đồng thời là đại biểu đích thực cho quyền lợi của mọi tầng lớp quần chúng nhân dân lao động. Đây mới chính là bản chất cách mạng đầy đủ nhất, thể hiện phẩm chất đạo đức cao cả, trong sáng, lập trường tư tưởng tiên tiến, nhân văn vượt thời đại, riêng có những người đảng viên cộng sản chân chính. C. Mác và Ph. Ănghen đã phân tích rất sâu sắc và đi đến kết luận chính xác rằng, hội tư sản vận động và phát triển dựa trên sự đối kháng giai cấp mà trước hết và chủ yếu là giữa GCVS và giai cấp tư sản. Nền đại công nghiệp càng phát triển sẽ càng đẩy tất cả các tầng lớp lao động trung gian khác, thậm chí kể cả một bộ phận nhỏ của giai cấp tư sản, bộ phận của giai cấp thống trị, cũng đứng về cùng một phía, chung chiến hào với GCVS, bởi mục đích lợi ích, mục tiêu cách mạng căn bản của tất cả họ với GCVS ngày càng thống nhất làm một: Những nhà tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân, tất cả tầng lớp dưới của giai cấp trung gian xưa kia, đều rơi xuống hàng ngũ của giai cấp vô sản [59,tr.550-551] Hơn nữa như chúng ta vừa thấy, từng bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản lúc mà đấu tranh giai cấp tiến gần đến giờ quyết định đến nỗi bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng [59, tr, 553-554]. Giai cấp thống trị tư sản không chỉ là kẻ thù riêng của GCVS mà là kẻ thù chung của tất cả các tầng lớp lao động: “Các tầng lớp trung đẳng, những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản vì giai cấp này là một nguy cơ cho sự sống còn của họ ”[59,tr.554]. Như vậy, mục tiêu của cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ chế độ cũ, chế độ tư sản áp bức, bóc lột, bất công, để xây dựng một chế độ hội mới, hội hội chủ nghĩa tiên tiến nhất từ trước tới nay, chính là sự nghiệp chung của mọi tầng lớp lao động bị áp bức, của một lực lượng cách mạng đông đảo, hùng hậu trong toàn thể quần chúng có chung mục đích lợi ích và kẻ thù mà trong đó Đảng và GCVS của nó chỉ là một lực lượng thiểu số. Chỉ với nhận thức này cũng đủ để ta có thể tin tưởng một cách sâu sắc rằng, Đảng và GCVS của họ sẽ không thể tự giải phóng được mình nếu họ không đồng thời cùng giải phóng cho tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong hội thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Điều đó sẽ càng có ý nghĩa gấp bội trong điều kiện những nước nông nghiệp chậm phát triển, quần chúng lao động chủ yếu là nông dân, tỉ lệ công nhân nhỏ bé, không đáng kể, mà Việt Nam ta là một điển hình. Có nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, đầy đủ từ cội nguồn, gốc rễ như vậy, chúng ta mới có đủ tri thức và niềm tin để khẳng định bản chất cách mạng chân chính và trong sáng của Đảng ta, mới hiểu rõ hết ý nghĩa vì sao trong các văn kiện của Đảng luôn khẳng định lập trường tư tưởng, chỉ rõ bản chất cách mạng tiên phong của Đảng ngay từ buổi đầu thành lập cho đến nay: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”[40, tr. 3]. Do lợi ích của GCCN và lợi ích của cả dân tộc luôn thống nhất nhau, nên Đảng ta thường nhấn mạnh bản chất GCCN của Đảng không có gì khác hơn là để cho Đảng một khi đứng vững trên lập trường tư tưởng của GCCN thì sẽ đấu tranh một cách kiên quyết, triệt để cho sự nghiệp cách mạng chung, phục vụ cho lợi ích của toàn thể nhân dân dân lao động, cho cả dân tộc được nhiều nhất, tốt nhất. Nói cách khác, đứng về mặt tư tưởng mà xét thì Đảng ta chỉ có thể là đảng của GCCN chứ không thể là đảng của bất kỳ một giai cấp nào khác, nhưng nếu đứng góc độ về mối liên hệ lợi ích của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc thì Đảng không những là Người đại biểu cho lợi ích của GCCN mà còn là Người đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và cho cả dân tộc. Mặt khác, trong khi khẳng định Đảng và ĐNĐV của Đảng luôn gắn chặt chẽ với GCVS mà họ là một bộ phận, điều đó cũng không có nghĩa Đảng và ĐNĐV của Đảng với giai cấp của nó là một khối hỗn độn phức hợp không rõ ràng, mà ngược lại, giữa họ có một ranh giới phân biệt rất rành mạch không thể lẫn lộn được. Ranh giới để phân biệt giữa Đảng và ĐNĐV của Đảng với toàn bộ giai cấp vô sản chính là vai trò tiên phong riêng có của mình trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Trên lĩnh vực lý luận, lĩnh vực đặc thù của Đảng và ĐNĐV của Đảng, do được vũ trang bởi hệ thống lý luận tiên tiến của chủ nghĩa hội mác-xít, nên Đảng và ĐNĐV có đủ kiến thức, trình độ và khả năng nắm vững quy luật khách quan của tự nhiên và hội, nhận thức một cách rõ ràng, căn bản toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng: “Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”[58, tr.554]. Chính có được năng lực tư duy và trình độ hiểu biết như vậy, nên đã dần xác lập cho người đảng viên cộng sản một trình độ giác ngộ cách mạng rất cao, ý thức lợi ích giai cấp rất rõ ràng, và họ tự ý thức sâu sắc rằng, chính họ chứ không phải ai khác có trách nhiệm luôn đặt lên hàng đầu và bảo [...]... trong nhiều hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của các An Giang, nhất là những vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, những nơi đã và đang bị kẻ xấu tìm mọi cách lợi dụng tuyên truyền chống phá ta rất quyết liệt, làm kìm hảm, cản trở sự phát triển của địa phương 1.2 Chất lượng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viêncác đảng bộ tỉnh An Giang. .. dựng Đảng các đảng bộ các đây là phải thường xuyên NCCLĐNĐV lên những tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao 1.1.3 Đặc điểm của đội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang Tổng số đảng viên (ĐV) của toàn tỉnh An Giang vào cuối năm 2003 là 26.344 ĐV, chiếm tỷ lệ 1,238% dân số và đến giữa năm 2004 là 27.151 ĐV chiếm 2,28% dân số [8] Đây là một tỉ lệ khá lý tưởng xét về mặt số lượng. .. đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá 1.2.1 Chất lượng đội ngũ đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá Từ lý luận và thực tiễn xây dựng ĐNĐV của Đảng ta và những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước cho thấy, chất lượng ĐNĐV không phải là một phép cộng giản đơn từ chất lượng từng đảng viên mà là kết quả của... người đảng viên các đảng bộ các của tỉnh An Giang mới thực sự là những chiến sỹ cách mạng tiên phong, đại diện cho tổ chức đảng cơ sở và là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân - Về số lượng đảng viên Số lượng đảng viên được coi là hợp lý khi bố trí đảng viên một cách tương đối đầy đủ, đều khắp, đáp ứng được yêu cầu của mỗi tổ chức trong HTCT, của các tổ chức kinh tế, văn hoá, hội, an ninh... nhiệm của nhân dân các đó đối với ĐNĐV như trên đã đề cặp 1.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viêncác đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá ĐNĐV phải luôn có chất lượng ngày càng tốt hơn để luôn đáp ứng yêu cầu mới và ngày càng cao hơn theo đòi hỏi của NVCT thường xuyên thay đổi và không ngừng phát triển, tiến lên mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau... chức đảng; mức độ về dân chủ trong nội bộ và ngoài nhân dân; mức độ về việc chấp hành kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước; và mức độ về sự tín nhiệm của nhân dân đối với ĐNĐV như đã nêu trên Cũng như chất lượng ĐNĐV trong toàn Đảng, chất lượng ĐNĐV các đảng bộ tỉnh An Giang là sự tổng hợp của ba yếu tố chính chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên và cơ cấu ĐNĐV của từng đảng bộ, chi bộ, được thể hiện. .. đảng bộ tỉnh An Giang hiện nay Trước tiên ta cần nhận thức rằng, tất cả các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) cấp nói chung và từng đảng bộ cơ sở các tỉnh An Giang nói riêng đều có vị trí là những tổ chức nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị, là đơn vị chiến đấu trực tiếp của Đảng, có trách nhiệm làm chiếc cầu nối liền giữa Đảng và quần chúng nhân dân của các đó Nghĩa là, các tổ chức đảng. .. Đảng ta là giữ gìn và nâng cao chất lượng đảng viên [26,tr.44, 33] - Chất lượng đảng viên có nội dung rất toàn diện, bao gồm cả phẩm chất đạo đức cách mạng, cả tri thức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi đảng viên Đó là sự tổng hợp các yếu tố tạo nên phẩm chất và giá trị của mỗi đảng viên Chất lượng đảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tổng thể các yếu tố cấu thành chất lượng ĐNĐV, chất. .. để xem xét, đánh giá chất lượng ĐNĐV đây còn phải đặt nó trong điều kiện đặc thù của nông thôn An Giang và cần lưu ý những điểm sau: - Về chất lượng đảng viên Đảng viên các đảng bộ tỉnh An Giang chỉ có thể được coi là có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực tốt thực sự khi những phẩm chấtnăng lực đó đã được thể hiện trong thực tế bằng những biểu hiện hết sức cụ thể là:... dân tham gia các phong trào cách mạng nông thôn An Giang Mặt khác, do được đào luyện trong thực tiễn công tác cơ sở, nên họ cũng nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, tạo ra nguồn cán bộ dồi dào cung cấp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp trên Do ĐNĐV các Đảng bộ tỉnh An Giang có vị trí và vai trò rất quan trọng như đã nêu trên, cho nên một trong những nội dung đặc biệt quan trọng công . NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã thuộc tỉnh An Giang nói riêng như vậy, nên tác giả quyết định chọn đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay . LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay Mở ĐầU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ đảng viên. AN GIANG HIệN NAY- NHữNG VấN Đề Lý LUậN Và THựC tiễn 1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Đảng viên và đội

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w