vực đặc biệt khó khăn, nên ít được đào tạo qua trường lớp một cách bài bản và có hệ thống, và lại do họ xuất thân từ nông dân nên trình độ nhận thức của họ nhìn chung là thấp; cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề thường không sâu; phương pháp nhận thức và hành động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, nên hiệu quả công tác không cao, tính thuyêt phục của công tác tư tưởng thấp. Có thể nói, cả trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận khá đông đảng viên ở đây nhìn chung là hạn chế, còn một khoảng cách khá xa mới có thể đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
- Ba là, ĐNĐV ở đây phần đông vào Đảng từ sau năm 1975. Chỉ còn một số đảng viên trưởng thành trước năm 1975, còn tham gia sinh hoạt đảng và sinh sống ở đây. Nếu các đảng bộ xã ở An Giang còn quá ít đảng viên cao tuổi đời, nhiều tuổi đảng thì ngược lại, ở các đảng bộ thị trấn, phường, ven đô số đảng viên cao tuổi hoặc đã nghỉ hưu khá đông. Với thực tế đó tạo cho các đảng bộ các xã ở An Giang vừa có
thuận lợi mặt này nhưng đồng thời lại cũng gặp khó khăn ở mặt khác, tỷ lệ đảng viên trẻ hoạt động ở các đảng bộ xã cao là một thuận lợi lớn, nhưng cũng có khó khăn do thiếu sự dìu dắt, giúp đỡ của thế hệ đảng viên lớn tuổi.
- Bốn là, có khá đông đảng viên đang được giữ những trọng trách ở cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở các xã thường không yến tâm làm việc lâu dài ở cơ sở. Nhiều người trong số họ tìm mọi cách để được làm việc ở cấp trên. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, những đảng viên có năng lực, có triển vọng đều tính chuyện lên cơ quan cấp trên công tác. Trong khi đó, cán bộ ở cấp trên lại thường rất ngại xuống công tác, làm việc ở cơ sở, với nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau. Trừ một số trường hợp cá biệt, còn phần đông đảng viên buộc phải xuống làm việc ở cơ sở do không còn cách để chọn lựa, chứ ít thấy đảng viên tự giác, tự nguyện, xung phong xuống làm việc ở các xã. Đây là thực trang đang làm cho sự thiếu hụt cán bộ giỏi ngày càng thường xuyên hơn ở các xã vùng nông thôn An Giang, nhất là những vùng nông thôn có rất ít điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Chúng tôi tự nhận thấy, đã đến lúc lãnh đạo cấp trên cần đặc biệt chú trong nhiều hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của các xã ở An Giang, nhất là những xã vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, những nơi đã và đang bị kẻ xấu tìm mọi cách lợi dụng tuyên truyền chống phá ta rất quyết liệt, làm kìm hảm, cản trở sự phát triển của địa phương.
1.2. Chất lượng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá
1.2.1. Chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá nay - quan niệm và tiêu chí đánh giá
Từ lý luận và thực tiễn xây dựng ĐNĐV của Đảng ta và những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước cho thấy, chất lượng ĐNĐV không phải là một phép cộng giản đơn từ chất lượng từng đảng viên mà là kết quả của sự tác động tổng hợp, biện chứng giữa các yếu tố chính là: chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên và cơ cấu ĐNĐV.
Có thể khẳng định, trong ba yếu tố đó, yếu tố con người, yếu tố chất lượng đảng viên là hạt nhân, cốt lõi và quan trọng nhất: “Con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của tổ chức; từng người mạnh làm cho tổ chức mạnh”. Chất lượng ĐNĐV
phụ thuộc “trước hết là ở chất lượng đảng viên”, vì vậy “mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta là giữ gìn và nâng cao chất lượng đảng viên” [26,tr.44, 33].