An Giang là tỉnh biên giới miền Tây Nam Bộ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp Cần Thơ, Nam giáp tỉnh Kiên Giang còn phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Tàkeo của nước láng giềng Campuchia. Địa hình tỉnh An Giang khá phong phú và phức tạp: vừa có đồng bằng với những sông ngòi chằng chịt và cửa khẩu quốc tế cả thuỷ lẫn bộ, thuận lợi nhiều mặt cho phát triển kinh tế-xã hội, lưu thông, quan hệ, giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế, đồng thời, cũng có cả những vùng biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kém thuận lợi lại có khá nhiều dân tộc ít người sinh sống, có đời sống còn rất nhiều khó khăn.
An Giang ra đời khá sớm trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ đời Minh Mạng năm thứ 13 (1883) [76]. Hiện nay, các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện là: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên, với 122 xã, 13 phường
chiếm tỷ lệ 72,48% tổng diện tích. Vùng Tứ giác Long Xuyên có tổng diện tích 504.300 ha thì đã nằm hoàn toàn trong tỉnh An Giang tới 239.200 ha chiếm tỷ lệ 47,43%. Đường biên giới giáp Campuchia dài gần 100km.
An Giang là tỉnh nông nghiệp trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, đa số dân cư sống ở nông thôn. Theo tổng điều tra dân số lần thứ III (năm 1999), tổng dân số An Giang là 20.38949 người, đa số sống tập trung ở nông thôn, chiếm gần 80% dân số của tỉnh, còn lại sống ở khu vực thành thị khoảng hơn 20%. Sống ở đây chủ yếu gồm 4 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer và Chăm, trong đó: 1.947.147 người Kinh; 11.201 người Hoa; 78.259 người Khmer và 12.432 người Chăm. Nếu tính đến nay (15/6/2004) dân số toàn tỉnh đã là 2.113.429 người [28,tr.4].
Vào năm 2000, tỉ lệ lao động trong khu vực nông thôn đủ tuổi 15 trở lên (chiếm 80,5% trong tổng số lao động của tỉnh), đạt lớp học cao nhất tính bình quân 1 người (lớp/12) là 4,7, trong khi bình quân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 5,6 còn bình quân cả nước là 7,0. Con số này nếu so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đứng thứ hạng rất thấp (11/12), chỉ cao hơn duy nhất một tỉnh là Sóc Trăng (4,4).
Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn An Giang chưa biết chữ là 11,08%, trong khi bình quân Đồng bằng sông Cửu Long là 6,96% còn cả nước thì tỉ lệ này là 4,79%. Tỉ lệ lao động nông thôn An Giang chưa hết cấp I lên đến 42,47%, cấp III mới đạt 3,53%, chỉ cao hơn hai tỉnh là Sóc Trăng (2,52%) và Kiên Giang (2,97%). Riêng số lao động khu vực nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật rất cao, chiếm tới 91,94% [78].