- Tiến hành đánh giá chất lượng, xếp loại đảng viên
3.2.7. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp thường xuyên quan tâm theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn kịp thời về công tác đảng viên cho các đảng bộ xã
hướng dẫn kịp thời về công tác đảng viên cho các đảng bộ xã
Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng, chất lượng lãnh đạo và tổ chức thực hiện mọi mặt của các đảng bộ cơ sở các xã ở An Giang được quyết định chủ yếu bởi sự tự nỗ lực trực tiếp của chính bản thân của từng đảng bộ, cấp uỷ và ĐNĐV ở các xã đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, do mọi công việc cuối cùng đều diễn ra ở cơ sở, vì vậy củng cố NCCLĐNĐV, nâng cao năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của toàn Đảng, của mỗi cấp uỷ các cấp. Các cấp uỷ thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của mình mà không nắm được cơ sở thì cũng giống như đi lơ lững trên mây, chân không chạm được đất. Cách mạng càng phát triển thì những vấn đề mới, khó khăn và phức tạp mà cơ sở phải giải quyết ngày càng nhiều. Điều đó đã và đang đặt ra trực tiếp cho từng đảng bộ cơ sở phải nỗ lực, phấn đấu không ngừng, thế nhưng nếu thiếu sự tác động của các cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp đối với cơ sở thì việc củng cố cũng sẽ rất khó thành công. Nhận rõ điều này, Nghi quyết Hội nghị Trung ương 9, khoá IX của Đảng đã chỉ đạo: “Toàn Đảng tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở và hướng về cơ sở, tạo sự chuyển biến rõ rệt, nâng cao năng lực lónh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”. Đặc biệt, Hội nghị còn nói rất rõ rằng: “Trách nhiệm trực tiếp và trước hết trong việc chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng thuộc về cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở” [43,tr. 155]; “Cán bộ lónh đạo chủ trì và cấp uỷ cấp trên trực tiếp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để tổ chức cơ sở đảng yếu kém” [43,tr.211].
Thực tế cho thấy, kết hợp giữa sự nỗ lực, phấn đấu của cơ sở với tăng cường lónh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên nhất là các huyện, thị uỷ là một trong những
nguyên nhân quan trọng tạo nên sức mạnh ở các đảng bộ cơ sở cấp xã. Các cơ sở, nhất là những cơ sở còn yếu kém mặt này, mặt khác sẽ nhanh chóng vươn lên một cách dễ dàng phần lớn nhờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn chặt chẽ, sự giúp đỡ tận tình của cấp huyện.
Trách nhiệm lónh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ của cấp uỷ cấp huyện,
thị, thành đối với các đảng bộ xã ở An Giang có nội dung rất toàn diện, riêng về công tác đảng viên nổi lên một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Trước hết, huyện, thị, thành uỷ có trách nhiệm quán triệt trong toàn đảng bộ và cả HTCT cấp huyện tập trung hướng sự lónh đạo, chỉ đạo về cơ sở nhất là các cơ sở xã còn yếu kém mặt này, mặt khác và xác định rõ vị trí trọng tâm của việc NCCLĐNĐV ở các đảng bộ, chi bộ các xã đó.
- Cấp uỷ các huyện, thị, thành phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước các cấp ở các đảng bộ cơ sở các xã trong huyện theo đúng quy định điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Trung ương. Trong đó, đặc biệt chú trọng kiểm tra chất lượng thực hiện các mặt công tác đảng viên như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện nâng cao mọi mặt cho ĐNĐV, công tác đào tạo bồi dưỡng, cả trường lớp và rèn luyện trong thực tiễn công tác, trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng... công tác phân công, kiểm tra, quản lý, đánh giá chất lượng, phân loại đảng viên, công tác phát triển đảng viên mới và công tác kiểm tra, thi hành kỷ luật ở cơ sở. - Tổ chức và hướng dẫn các đảng bộ trực thuộc, nhất là các đảng bộ xã vận dụng, xây dựng và cụ thể hoá tiêu chuẩn đảng viên theo chức danh. Việc này các huyện, thị, thành uỷ cần tiến hành có kế hoạch, thận trọng, phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tổ chức làm thí điểm sau đó tổ chức hội nghị toàn đảng bộ để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo triển khai thực hiện đại trà.
- Trên cơ sở có tiêu chuẩn đảng viên cụ thể, phù hợp đặc điểm địa phương, cấp uỷ huyện, thị, thành chỉ đạo toàn đảng bộ tiến hành một đợt kiểm tra toàn diện, trong đó đi sâu phân tích đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên các xã.
- Từ kết quả chất lượng, phân loại đảng viên và tổ chức đảng, huyện, thị, thành uỷ kịp thời đối chiếu chất lượng đánh giá trước đó, nếu thấy rõ những đảng viên, cán bộ có biểu hiện chất lượng hoàn thành nhiệm vụ thấp kéo dài, nhất là những đảng bộ có dấu hiệu mất đoàn kết thì mạnh dạn điều chuyển cán bộ ngay, điều chuyển những cán bộ chủ chốt nhất như Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND và những cán bộ chuyên trách công tác đảng.
- Nếu tập trung làm tốt những nội dung đó, cấp huyện sẽ giúp cho các xã nhanh chóng trưởng thành, các đảng bộ cơ sở các xã sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh và lãnh đạo các nhiệm vụ ngày càng có hiệu quả cao.
Tóm lại, tất cả các giải pháp có nội dung, yêu cầu và tác dụng ở những khía cạnh khác nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết, tác động biện chứng, bổ trợ, thúc đẩy bổ sung cho nhau, gắn bó rất chặt chẽ thành một hệ thống các giải pháp. Cho nên, không được xem nhẹ bất cứ nội dung, yêu cầu của mỗi giải pháp nào trong quá trình tiến hành các mặt công tác NCCLĐNĐV. Nói cách khác, chỉ khi sử dụng hệ thống các giải pháp đã nêu cho việc NCCLĐNĐV một cách đồng bộ, không được xem nhẹ bất cứ nội dung, giải pháp nào thì mới có thể đạt được kết quả mong muốn.
Kết luận và KIếN NGHị 1. kết luận
Không ngừng NCCLĐNĐV đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng luôn
phát triển và không ngừng tiến lên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Công cuôc đổi mới toàn diện đất nước nói chung và CNH, HĐH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi rất cao đối với chất lượng ĐNĐV đang hoạt động ở khu vực kinh tế trọng điểm này, trong đó, ĐNĐV ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang là một bộ phận. Những năm qua, bên cạnh những thành tựu do công cuộc đổi mới mang lại là rất to lớn, rất đáng phấn khởi và tự hào, một lần nữa đã chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành của Đảng, song, đồng thời trong Đảng cũng đang bộc lộ những yếu kém, bất cập là không thể xem thường. Nghĩa là, những thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông thôn như các vấn đề về: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã nghèo, các vùng sâu, vùng xa, được quan tâm phát
triển [43,tr.185], cho thấy chất lượng của ĐNĐV ở nông thôn trong cả nước đã được nâng lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, ĐNĐV ở nông thôn nói chung và ĐNĐV ở các đảng bộ các xã tỉnh An Giang nói riêng, đang bộc lộ những yếu kém, bất cập nhiều mặt.
Thực trạng chất lượng ĐNĐV và việc NCCLĐNĐN ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang qua khảo sát cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nhất là các cấp uỷ cấp trên trực tiếp, các đảng bộ xã trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc NCCLĐNĐV. Các đảng bộ ở đây đã quan tâm chú trọng nhiều mặt công tác như: giáo dục, bồi dưỡng, quản lý, phát triển đảng viên, nhất là việc bồi dưỡng, phát triển đảng viên vùng sâu, vùng xa, đảng viên là người dân tộc thuộc các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú…Làm cho ĐNĐV ở các đảng bộ này được củng cố, kiện toàn và nâng lên một bước về tổ chức, nhờ đó tạo cho họ có được những nỗ lực, cố gắng và vượt qua những khó khăn, thử thách, lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện công cuộc đối mới, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà bước đầu thu được nhiều kết quả rất phấn khởi. Song, bên cạnh những ưu điểm đó, việc NCCLĐNĐV ở đây hiện vẫn chưa khắc phục một cách có hiệu quả những khuyết điểm yếu kém và bất cập, chất luợng, hiệu quả công tác giáo dục, quản lý đảng viên còn thấp, nhất là quản lý đảng viên ở các vùng sâu, vùng xa còn lỏng lẻo và nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy, thực chất chất lượng ĐNĐV các đảng bộ ở các xã này vẫn chưa đáp ứng một cách tương xứng yêu cầu đòi hỏi bức xúc của nhiệm NVCT mới đang đặt ra. Như vậy, chất lượng ĐNĐV ở đây cần phải được kịp thời nâng cao hơn nữa cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, cả về trình độ, năng lực hoạt đông thực tiễn và cả về ý thức tổ chức kỷ luật. Điều đó cũng có nghĩa, việc NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã nơi đây hiện vẫn đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi rất bức thiết và cấp bách.
Qua nghiên cứu, quán triệt và tiếp thu lý luận của CNMLN, TTHCM và Đảng ta về xây dựng Đảng, xây dựng ĐNĐV, tiếp thu có chọn lọc những công trình khoa học có giá trị đã được công bố ở những năm gần đây liên quan đến vấn đề chất lượng và NCCLĐNĐV, vận dụng vào thực tiễn khảo sát thực trạng chất lượng ĐNĐV và việc NCCLĐNĐV ở các đảng xã tỉnh An Giang, tác giả luận văn đã nêu lên những vấn đề cơ bản và chủ yếu về chất lượng và việc NCCLĐNĐV ở các đảng bộ của các xã này bao gồm:
Một là, chất lượng ĐNĐV ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang là sự tổng hợp các
yếu tố chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên và cơ cấu ĐNĐV, thể hiện ở kết quả thực hiện NVCT của các đảng bộ, chi bộ ở đây. Trong đó, căn cứ chủ yếu để xác định mức độ hoàn thành NVCT phải dựa vào thực chất mức độ dân chủ cả trong nội bộ và ngoài quần chúng, mức độ tín nhiệm của tuyệt đại bộ phận nhân dân đối với ĐNĐV và mức độ chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở đó.
Hai là, NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã này là trách nhiệm chung của toàn Đảng bộ, của cấp uỷ các cấp trong Đảng bộ An Giang và của nhân dân ở các xã đó, mà trước nhất và chủ yếu là sự chủ động của bản thân từng đảng bộ, từng cấp uỷ và ĐNĐV của mỗi xã trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp tác động trực tiếp vào ĐNĐV, làm cho chất lượng ĐNĐV được nâng cao, đáp ứng tốt việc thực hiện NVCT của đảng bộ đang đặt ra.
Ba là, Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện để có thể NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang được luận văn đề cập đó là: cụ thể hoá tiêu chuẩn đảng viên; tăng cường giáo dục lý luận chính trị, nâng cao trình độ nhận thức, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực cho ĐNĐV; củng cố cấp uỷ cơ sở và chi bộ vững nạnh; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCT; làm tốt công tác kiểm tra, phân công, quản lý, phân loại và sàn lọc đảng viên; nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới; thường xuyên quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Các giải pháp đó hợp thành một hệ thống có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc tác động bổ trợ nhau, nên không được xem nhẹ bất cứ nội dung, giải pháp nào. NCCLĐNĐV là vấn đề rộng lớn, có quan hệ đến nhiều bộ phận, nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan đan xen, tác động hoà quyện lẫn nhau, nên cần phải có giải pháp đồng bộ và sự tác động hỗ trợ, tổng hợp từ nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những kết quả nghiên cứu được tác giả nêu lên trong luận văn là những vấn đề cơ bản, nhằm cố gắng đóng góp phần nhỏ vào việc NCCLĐNĐV ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. Với khả năng hạn chế của tác giả, điều kiện hạn hẹp, thời gian không nhiều, chắc rằng luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong được các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân có quan tâm, góp ý chân tình, tác giả xin được nghiêm túc, chân thành tiếp thu và học hỏỉ.
2. kiến nghị
Để các phương hướng và những giải pháp NCCLĐNĐV được thực hiện thuận
lợi, dễ đạt hiệu quả cao như mong muốn trên thực tế, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với Đảng như sau:
Một là, Trung ương nên có chủ trương rõ ràng về chế độ cán bộ chuyên trách
công tác đảng tại các xã, phường, thị trấn...(cả trách nhiệm và quyền lợi phải tương xứng).
Hai là, nên chăng, Trung ương nên kịp thời cụ thể hoá quan điểm, chủ trương rất đúng đắn và bức thiết của Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX về: “xây dựng và
thực hiện quy chế khuyến khích, biểu dương, bảo vệ người có tinh thần đấu tranh, tố
cáo những vi phạm” [43,tr.210]. Chừng nào chưa có đủ biện pháp khả thi, thiết nghĩ Trung ương, Đại hội Đảng nên có chủ trương, chỉ đạo các cấp nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện những quy định về việc: đảng viên không được tố cáo mà không ghi địa chỉ rõ ràng; chi bộ không có thẩm quyền khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý (Nghĩa là, nên chăng cho phép làm như từ Đại hội VIII trở về trước đã từng làm).
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO
1. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (5/12/2000), Thống kê số liệu công tác đảng viên,
2. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (11/12/2001), Một số nét cơ bản về đảng viên và
TCCSĐ năm 2001.
3. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (29/3/2002), Báo cáo phân tích chất lượng TCCSĐ
năm 2001.
4. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (29/3/2002), Báo cáo phân tích chất lượng đảng
viên năm 2001.
5. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (30/12/2002), Một số nét cơ bản về đảng viên
và TCCSĐ năm 2002.
6. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (13/6.2003), Báo cáo phân tíc chất lượng TCCSĐ
năm 2002.
7. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (13/6/2003), Báo cáo phân tích chất lượng đảng
viên năm 2002.
8. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (29/2/2004), Báo cáo công tác kết nạp đảng viên
(2001-2003).
8. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (3/3/2004), Báo cáo phân tích chất lượng TCCSĐ
năm 2003.
9. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (01-07-2004), Báo cáo công tác xây đựng Đảng về
tổ chức.
10. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ An Giang (3/3/2004), Báo cáo phân tích chất lượng đảng
viên năm 2003.
11. Ban Tổ chức Trung ương (10/7/1993), Hướng dẫn kế hoạch nâng cao chất lượng
đội ngũ đảng viên, số 355-TC/TW.
12. Ban Tổ chức Trung ương (2002), “Quy đinh, hướng dẫn cụ thể thi hành Điều lệ
Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng.
13. Ban Tổ chức Trung ương (30/10/2002), Hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng
viên, số 10-HD/TCTW.
14. Ban Tổ chức Trung ương (2/3/2003), Hướng dẫn số 20- HD/TCTW.
15. Ban Tổ chức Trung ương (2/9/2003), Hướng dẫn số 18- HD/TCTW.
16. Ban Tổ chức Trung ương (2004), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và