Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đổi ngũ đảng viên nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 52 - 55)

- Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế (2001 – 2003)

2.2.2.Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đổi ngũ đảng viên nguyên nhân của thực trạng

nguyên nhân của thực trạng

2.2.2.1. Những ưu điểm

Qua thực tế khảo sát cho thấy, từ khi có Nghị quyết Trung ương 3, khoá VII,

xác định tiêu chuẩn đảng viên trong thời kỳ mới, chỉ rõ mục đích, yêu cầu về xây dựng, NCCLĐNĐV; khẳng định quan điểm “lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” của Đại hội VIII; chủ trương thực hiện “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); sự chỉ đạo ngày càng quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là tập trung chỉ đạo xây dựng, chỉnh đốn nâng chất đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở cấp xã của Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã lôi cuốn một cách mạnh mẽ, làm cho các cấp uỷ trong Đảng bộ An Giang ngày càng chú tâm cao độ, dành thời gian, công sức thích đáng cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới NCCLĐNĐV ở cơ sở, nhất là những năm từ 1996 đến nay.

Bằng nhiều chương trình và biện pháp hợp lý, tích cực, công tác đảng viên ở An Giang nói chung và hoạt động NCCLĐNĐV ở cơ sở xã nói riêng đã mang lại những kết quả rất khả quan, trên cả ba mặt chủ yếu: bồi dưỡng, sàng lọc và phát triển đảng viên mới.

- Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên được nhiều đảng bộ xã rất

quan tâm, thực hiện đúng quy định, quy trình nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên. Làm cho số lượng đảng viên mới kết nạp tăng đáng kể, tỉ lệ đảng viên nữ, đảng viên là

người dân tộc ít người đều tăng, trong đó đa số là đoàn viên ưu tú của Đoàn TNCSHCM với trình độ học vấn, và trình độ chuyên môn cao hơn trước. Sau ba năm số đảng viên mới kết nạp trong toàn tỉnh là 6.792 đồng chí, trong đó các đối tượng cụ thể là: nữ 1.904 đồng chí; đoàn viên Đoàn TNCS HCM là 3.696 người; dân tộc ít người là 112 đồng chí; người trong các tôn giáo có 2.321 người; trong ngành giáo dục là 785 đồng chí; y tế kết nạp được 275 đảng viên mới; đối tượng là học sinh, sinh viên kết nạp được 8 đồng chí; còn tính riêng khu vực xã, phường, thị trấn đã kết nạp được tổng số là1.902 đồng chí [8].

Điểm nổi bật đáng được ghi nhận đầu tiên ở đây chính là sự quan tâm của các cấp uỷ An Giang trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên cho các cấp trong tỉnh. Kết quả được thể hiện rõ nét cụ thể qua phong trào học tập ngày càng rầm rộ, liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Cán bộ, đảng viên theo dự học với đủ các loại chương trình và nhiều trường lớp khác nhau rất đa dạng phong phú, trong đó không ít cán bộ, đảng viên đã tỏ rõ sự quyết tâm thể hiện rất nghiêm túc trong nghiên cứu và học tập. Cán bộ, đảng viên đã theo học từ những lớp tập trung dài hạn kể cả trong tỉnh và ngoài tỉnh cho đến những khoá tại chức, ở các loại chương trình khác nhau. Học để nâng cao kiến thức phổ thông, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, học để nghiên cứu, quán triệt những quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, và pháp luật của Nhà nước. Học để tiếp thu những chương trình về khuyến nông, khuyến công, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ vào trong sản xuất.

- Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, việc kiện toàn tổ chức đảng, đổi mới HTCT ở

cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn, thôn làng, khóm, ấp, được nhiều tổ chức đảng ở cơ sở chú trọng. Hầu hết cán bộ, nhân viên, quần chúng tích cực, ưu tú sống và làm việc ở đây được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về nguyên tắc, tổ chức của Đảng, về phấn đấu, rèn luyện trở thành đảng viên trước khi họ được xét kết nạp vào Đảng và tất cả đảng viên mới kết nạp đều được bồi dưỡng lớp kiến thức đảng viên mới.

Cho đến nay có thể nói, đại bộ phận cán bộ, đảng viên ở các xã, trước hết là đảng viên cán bộ chủ chốt, kế cận chủ chốt, hầu hết đã thông qua chương trình trung cấp chính trị, trung cấp quản lý nhà nước. Đặc biệt, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm,

từ chỗ đa số đảng viên là bí thư đảng uỷ, chủ tịch UBND xã, phuờng, thị trấn của tỉnh hiếm có người có bằng cấp đại học, cao đẳng nói chung, nhưng đến nay thì gần như hoàn toàn ngược lại. Hầu hết trong số đối tượng này đã được học qua các chương trình cao cấp, đại học chính trị, đại học, cao đẳng chuyên môn. Tuy nhiên, do chủ yếu được đào tạo bởi hệ tại chức, nên chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đây bước đầu có sự chuyển biến nhất định, nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với yêu cầu đòi hỏi rất cao của NVCT trong thời kỳ mới.

Nhờ có chủ trương, biện pháp hợp lý của các cấp uỷ, được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên nên phong trào học tập rất sôi nổi và đã trở thành một trong những tác nhân chủ yếu làm chuyển biến khá mạnh mẽ trước hết trong nhận thức đúng về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, xây dựng ĐNĐV. Một trong những biểu hiện dễ thấy là trong công tác đảng viên là, bước đầu đã có tính hợp lý, tính khoa học trong cơ cấu, phân bố ĐNĐV ở các đảng bộ xã. Các tổ chức đảng ở đây đã biết kết hợp phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên với việc phân công bố trí và đào tạo, bồi dưỡng. Một số mặt công tác đảng viên khác đã làm khá tốt như: đã kết hợp khá tốt giữa thực hiện tốt công tác kiểm tra với thi hành kỷ luật, thanh lọc đảng viên và công tác phát triển đảng viên mới, qua đó, làm cho tổ chức đảng vừa đảm bảo đủ lực lượng phân bổ theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời từng bước chất lượng từng đảng viên và ĐNĐV được nâng lên cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, cả trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn. Tình hình ĐNĐV và TCCSĐ các xã từng bước được kiện toàn, số lượng, quy mô phát triển một cách đều đặn, năm sau thường cao hơn năm trước. Nếu như năm 1996 đảng viên ở xã, phường, thị trấn toàn tỉnh chỉ 7.114 người thì đến cuối năm 2003 con số đã là 12.464 người, 100% xã thành lập được đảng uỷ và 100% ấp có chi bộ, có đảng viên hoạt động. Ngay cả những nơi có điều kiện khó khăn điển hình nhất ở An Giang như các xã thuộc huyện Tịnh Biên, một huyện vừa là miền núi, vừa là vùng sâu, vùng xa; vừa thuộc khu biên giới, khu căn cứ cách mạng và là nơi có dân tộc Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất tỉnh (tổng số người dân trong huyện này là 136.560 thì đã có đến 32.262 người Khmer chiếm tỉ lệ tới 28,41%) [75]. Điều kiện mọi mặt các xã nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, đời sống vật chất của người dân gắn liền chủ yếu với lao động sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu, năng suất kém và lấy tín ngưỡng tôn giáo, chùa chiền

làm đời sống văn hoá và tinh thần. Với điều kiện khó khăn như vậy, nhưng các đảng bộ xã ở đây cũng đã thành lập được 59/59 chi bộ khóm ấp. Đến nay riêng huyện này đã có 95 đảng viên Khmer, chiếm 03% so với tổng số dân là người Khmer và mỗi khóm ấp đều có đảng viên người Khmer hoạt động [75]. Tuy tỉ lệ này vẫn còn khá thấp so với yêu cầu, song, bước đầu cũng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cơ bản, tạo ra khả năng thực tế làm cho các đảng bộ xã, các chi bộ ấp ở đó có thể dễ dàng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ là hạt nhân chính trị, làm chiếc cầu nối liền giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, đặc biệt những quần chúng nhân dân là người dân tộc.

2.2.2.2.Những hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 52 - 55)