1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi DƯỠNG NĂNG lực CÔNG tác của đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp xã ở TỈNH bạc LIÊU HIỆN NAY

109 630 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 790 KB

Nội dung

Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị. Cấp xã giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của cấp trên giao, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Đội ngũ CBCCCX tỉnh Bạc Liêu có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc quán triệt, cụ thể hóa và triển khai tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp trên; trực tiếp củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng ở cơ sở; xây dựng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở xã, vững mạnh toàn diện…

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UB.MTTQVN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP

XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU

13

1.1 Năng lực công tác và một số vấn đề về bồi duỡng

năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

xã ở tỉnh Bạc Liêu

13

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng,

năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

xã ở tỉnh Bạc Liêu

46

Chương2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ

Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY

62

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu

bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

62

2.2 Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực

công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

68

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công của Cách mạng gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ ta, là khâu then chốt trong côngtác xây dựng Đảng Chính vì vậy việc bồi dưỡng năng lực công tác cho cán bộ làcông việc gốc của Đảng ta

Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là một cấp trong hệ thốnghành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị.Cấp xã giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối,chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của cấp trên giao, là cấp chính quyền trực tiếpchăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân Độingũ CBCCCX tỉnh Bạc Liêu có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việcquán triệt, cụ thể hóa và triển khai tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quyếtđịnh của cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp trên; trực tiếp củng cố, tăng cường mốiquan hệ giữa Đảng với quần chúng ở cơ sở; xây dựng cấp ủy, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, vững mạnh toàn diện…

Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủytỉnh Bạc Liêu mà trực tiếp thường xuyên là các huyện ủy, thành ủy, công tác bồidưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX đã quán triệt sâu sắc đường lối,quan điểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của các cấp, vận dụng đúng đắn, sángtạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của từng cơ sở Nhờ đó đã gópphần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quảcông tác từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCXtrong những năm qua vẫn còn những hạn chế bất cập, cả trong nhận thức, tronglãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Một số cấp ủy, cán bộ chủ trì chưa nhậnthức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của đội ngũ CBCCCX và mục tiêu, nộidung, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX; lúng túngtrong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, dẫn đến trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lýcủa đội ngũ CBCCCX còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thựchiện chức trách nhiệm vụ được giao

Trang 4

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh BạcLiêu có bước phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao phải xây dựng hệ thống chính trịcấp xã vững mạnh Tình hình đó đã và đang trực tiếp đặt ra yêu cầu ngày càngcao đối với công tác bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX tỉnhBạc Liêu

Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay” làm đề tài

luận văn khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhànước Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đồng thời mang tínhcấp thiết hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề cán bộ nói chung và bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán

bộ nói riêng trong những năm qua đã được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy Đảng

và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau;liên quan trực tiếp tới đề tài gồm các nhóm công trình tiêu biểu sau đây:

* Nhóm các công trình về xây dựng đội ngũ cán bộ

PGS,TS Nguyễn Phú Trọng “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”, đề tài khoa học cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000, mã số KHXH05.03.

Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Trên cơ

sở đó đưa ra những quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng cả hiện tại và tương lai; luận giải nhữngyêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ trong hoàn cảnh mới của đất nước và thờiđại Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tác giả chỉ rõ phải căn cứ vào tiêuchuẩn cán bộ, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, có tính đến môi trường vàđiều kiện công tác, mức độ tín nhiệm của quần chúng trong cơ quan và nhân dânnơi cán bộ sinh sống; trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp ủy tổ chức Đảng

và các tổ chức trong hệ thống chính trị

Trang 5

PGS,TS Trần Xuân Sầm, “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới” , đề tài khoa học cấp Nhà nước

giai đọan 1991-1995, mã số KX-05,11

Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử (1996), Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”, Luận Văn thạc

sĩ lịch sử (2000), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TS Nguyễn Văn Sáu, “Nâng cao tổ chức họat động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”, đề tài

khoa học cấp bộ, năm 2001

Nguyễn Thái Sơn, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, luận án

tiến sĩ lịch sử (2002), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Quốc Tuấn, “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Nghị quyết đảng đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long” Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội, 2004

Vũ Văn Hiền: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH,HĐH đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.

Phạm Văn Dũng, “7 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán

bộ ở Tiền Giang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2012.

Vũ Thị Thủy, “Những khó khăn, bất cập và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở” Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2013.

Lê Đình Chếch: “Về nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Hải Hưng”, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 1994.

Nguyễn Thị Hải: “Về đổi mới tổ chức và họat động của chính quyền cấp

xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước”, Hà Nội,

2001

Thạc sĩ Phạm Đức Thắng: “Mấy suy nghĩ về việc củng cố tổ chức Đảng

và chính quyền cấp xã hiện nay”, Thông tin Chính trị học, số8, 2001.

Trang 6

Phạm Công Khâm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án tiến sĩ Lịch sử, H.2002

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu và giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên: “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã nước ta hiện nay”, Học viện

chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

Phạm Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở thành phố Cần Thơ hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Nguyễn Thái Hòa, “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở cơ

sở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam Bộ” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Mỗi công trình khoa học, mỗi đề tài, luận văn, luận án tiếp cận nghiên cứu

từ nhiều góc độ khác nhau, đã tập trung nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những

vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ theo từng phạm

vi, cấp độ nghiên cứu; đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Các công trình nghiên cứuđều cho rằng để nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ phải tiến hànhtoàn diện, đồng bộ nhiều nội dung, vận dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡngkhác nhau, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có nề nếp, đổi mới nội dung,chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng; phát huy tốt vai tròcủa các tổ chức, các lực lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kết hợp chặt chẽgiữa đào tạo, bồi dưỡng tại trường với đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị và

Trang 7

tự bồi dưỡng của cán bộ, đồng thời thực hiện tốt các công tác chính sách đối vớiđội ngũ cán bộ.

*Nhóm các công trình về bồi dưỡng cán bộ

Nguyễn Đăng Quế (2013), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2013.

Nguyễn Quốc Minh “ Bồi dưỡng năng lực công tác Đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở Binh đoàn Tây Nguyên hiện nay”, Luận án thạc

sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2008

Bùi Thanh Cao “ Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác tư tưởng cho học viên đào tạo chính trị viên đại đội ở Học viện chính trị quân sự hiện nay”,

Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2008

Trần Xuân Kỳ “ Bồi dưỡng năng lực tiến hành công tác tư tưởng cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường sỹ quan lục quan 1 hiện nay”, Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2009

Nguyễn Văn Tượng “ Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay”, Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2010

Lê Bá Thiệu “ Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho chức sắc chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay”, Luận án

thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2011

Lê Minh Hoàng “ Bồi dưỡng nhân tố chính trị tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn phòng không Hà Nội đáp ứng yêu cầu chiến tranh công nghệ cao hiện nay” Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước,

Hà Nội 2012

Vũ Văn Khải “ Bồi dưỡng phương pháp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay” Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà

nước, Hà Nội 2013

Lê Tất Lam “ Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ cấp uỷ viên thuộc đảng bộ khoa giáo viên ở Trường sỹ quan lục quân 2 hiện nay” Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2013

Trang 8

Nguyễn Trung Kiên “ Bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội ở binh đoàn Quyết thắng hiện nay”

Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2013

Trần Sinh Huy “Bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đọan hiện nay” Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị Hà Nội , 2013

Đỗ Minh Cương, “Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí xây

dựng Đảng, số 9/2013

Đặng Hoài Thiêm “ Bồi dưỡng năng lực xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ các đơn vị quản lí học viên ở Học viện Hậu cần hiện nay” Luận án

thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2014

Trần Minh Tùng “ Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay” Luận án thạc sĩ xây dựng Đảng và

chính quyền Nhà nước, Hà Nội 2014

Những công trình trên ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã đề cập khásâu sắc về vai trò của năng lực và bồi dưỡng năng lực cán bộ nói chung Đó lànhững tài liệu có giá trị để tác giả nghiên cứu kế thừa trong giải quyết các vấn

đề nghiên cứu của đề tài Song do mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vinghiên cứu của mỗi công trình khác nhau, nên những công trình trên chưa đềcập đến việc bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởtỉnh Bạc Liêu một cách cơ bản, có hệ thống với tính chất của một đề tài khoahọc độc lập

Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu “ Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay”, không trùng

lặp với các công trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố trong những nămgần đây

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuấtnhững giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực công tác và bồi dưỡng nănglực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tỉnh Bạc Liêu.

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnhBạc Liêu

- Đề xuất những giải pháp tăng cường, bồi dưỡng năng lực công tác củađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Bồi dưỡng năng lực công tác củađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc6/7 huyện, thành phố ở tỉnh Bạc Liêu, các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát từnăm 2005 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

* Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm của chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam, về cán bộ và công tác bồi dưỡng cán bộ

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ởtỉnh Bạc Liêu hiện nay; các báo cáo tổng kết của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnhBạc Liêu; Thành ủy, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu, ủy bannhân dân các huyện ở tỉnh Bạc Liêu, những tư liệu, số liệu điều tra; khảo sát củatác giả ở các xã thuộc tỉnh Bạc Liêu

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liênngành, trong đó coi trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử,điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Trang 10

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo choTỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy xã, Ủy ban nhân dân xã; các Đoàn thể chính trị xãhội các cấp trong bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

7 Kết cấu của đề tài

Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết lụân, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU 1.1 Năng lực công tác và những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

1.1.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

* Khái quát về cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899, là một tỉnhthuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau,miền đất cực Nam của Việt Nam Phía Bắc giáp với Hậu Giang, phía đông vàđông bắc giáp với Sóc Trăng, phía Tây Nam giáp với Cà mau, phía Tây Bắcgiáp với Kiên Giang, phía Đông Nam giáp với biển Đông Diện tích đất tự nhiêncủa tỉnh là 2 570km2, chiếm 0, 8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khuvực đồng bằng sông Cửu Long Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu làđồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậunhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mua rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng

4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11 và mùa khô bắt đầu tháng 10, tháng 11 nămtrước đến tháng 4, tháng 5 năm sau Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C, caonhất là 360C Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, chủ yếu là rừng tràm,chà là, giá, cóc Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loại dây leo RừngBạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát

Bạc Liêu có tài nguyên biển khá dồi dào với chiều dài bờ biển 56km, diệntích vùng biển là 4 vạn km2, động vật biển gồm 661 loài cá, trong đó nhiều loại

có giá trị cao, trữ lượng lớn (800 ngàn tấn), có thể đánh bắt 100 tấn mỗi năm…

Bờ biển thấp và bằng phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồngtrọt, nuôi trồng thủy hải sản Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày mộttăng Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tốquan trọng để phát triển kinh tế biển Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịchsinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim,vườn nhãn…đồng thời với những di tích lịch sử - văn hóa như: tháp cổ Vĩnh

Trang 12

Hưng, đồng lịch sử Ngọc Nạng, đền thờ chủ tịch HCM, nhà lưu niệm cố nhạc sĩCao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa…sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ởnhững nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội

Với những lợi thế về thiên nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để pháttriển kinh tế biển và nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp và du lịch

Dân số Bạc Liêu (tính đến năm 2011) là 873.300 người, mật độ dân cưtrung bình là 354 người/km2 Trong đó, dân số sống ở thành thị đạt 234.700người

Dân số ở nông thôn đạt 638.600 người Phần lớn đồng bào trong tỉnh làngười Việt, người Khơ me chiếm 4, 7%,người Hoa chiếm 3, 3% và người Chăm.Đồng bào trong tỉnh chủ yếu theo các tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo

Về hành chính:Qua nhiều lần chia tách sát nhập, hiện nay tỉnh Bạc Liêu 7đơn vị hành chính cấp huyện, 63 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó gồm 10phường, 53 xã; 3/7 đơn vị hành chính cấp huyện có đường bờ biển

- Xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bạc Liêu

Xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp cơ

sở, ở đó có những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong sinh hoạt vật chất vàtinh thần trên địa bàn cố định; có hệ thống tổ chức hành chính ổn định hoạt độngtheo Hiến pháp và pháp luật Trong xã bao gồm các làng, xóm, thôn, bản, ấp,buôn; phường chia thành khóm, tổ dân phố; thị trấn chia thành ấp

Các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bạc Liêu có các đặc điểm nổi bật sau:

Hiện nay, hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu được tổ chức rộngkhắp, khá chặt chẽ, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả Đứng đầu cấp xã

là chủ tịch UBND cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra Hội đồng nhân

Trang 13

dân cấp xã được cử tri cấp xã bầu ra 5 năm một lần, theo nguyên tắc phổ thôngđầu phiếu, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bên cạnh Chủ tịch, có phó Chủtịch phụ trách một số việc được giao Bộ máy làm việc của cấp xã gồm có cácban: Ban chỉ huy quân sự, Công an, tư pháp, tài chính, thương binh – xã hội, vănhóa…với các trưởng, phó ban và một số nhân viên Cán bộ, công chức cấp xãhưởng lương theo chế độ bằng cấp và ngạch bậc do Nhà nước quy định Ngoài

bộ máy chính quyền còn có các tổ chức đoàn thể, xã hội đặt dưới sự lãnh đạotrực tiếp của Đảng ủy như: Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Hội nông dân, Hộiphụ nữ, Hội cựu chiến binh, vv,…

Hệ thống chính trị cấp xã có trách nhiệm:Tổ chức và vận động nhân dânthực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ở cơ sở;tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huyđộng mọi khả năng ở cơ sở địa phương phát triển kinh tế, xã hội và giữ vững ổnđịnh chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Những năm gần đây, hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu khôngngừng được xây dựng, củng cố và đã hoàn thành khá tốt những chức năng,nhiệm vụ được xác định trong các văn bản pháp lý Song quá trình hoạt độngcòn gặp không ít khó khăn, về cơ bản cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nghèo nàn,lạc hậu, đời sống kinh tế và dân chí vẫn còn thấp; chức năng, nhiệm vụ, phươngthức hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị ở một số cơ sở chưa

rõ ràng; không tổ chức tập hợp được nhân dân, còn để xảy ra tham nhũng tiêucực làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, trình độ đội ngũ cán

bộ, công chức còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu thực hiện chức trách,nhiệm vụ

Thứ hai, về kinh tế - văn hóa – xã hội

Do điều kiện địa lý tự nhiên và tổ chức hành chính, hiện nay cấp xã ở tỉnhBạc Liêu hình thành 3 vùng rõ rệt: xã vùng duyên hải, xã vùng đồng bằng (thuầnnông) và phường thị trấn Theo đó, việc sản xuất, phát triển kinh tế ở các xã,phường, thị trấn không thuần nhất Các xã vùng duyên hải chủ yếu làm kinh tếbiển, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, trồng rừng, dịch vụ du lịchsinh thái,…các xã đồng bằng phát triển kinh tế chủ yếu trồng lúa, cây trái…Các

Trang 14

phường thị trấn chủ yếu là kinh tế chế biến, kinh doanh dịch vụ và nghề thủcông.

Trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc liêuphát triển khá mạnh về số lượng, quy mô, song chủ yếu vẫn là loại hình kinh tếsản xuất nhỏ, hộ gia đình, dịch vụ và nghề thủ công, chưa chuyển mạnh sang cơchế thị trường; kinh tế - xã hội giữa các xã, phường, thị trấn ở thành phố, thị xãcòn có sự chênh lệch lớn với các xã vùng sâu, vùng xa

Về xã hội, cấp xã là địa bàn cư trú của một bộ phận nhân dân, có tính kếtcấu bền vững trong sinh hoạt cộng đồng, dòng họ, phong tục, tập quán, tínngưỡng, tâm thức khá đồng nhất Song về mặt lịch sự, vùng đất Bạc Liêu hìnhthành trên 200 năm Do điều kiện đất đai và cấu tạo dân cư buổi đầu, Bạc Liêukhông giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc Dân cư không hình thành từ các

“ lũy tre làng”, “cha truyền con nối” Dân cư Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”nghèo khổ “tha hương cầu thực” Họ định cư rải rác trên những gò đất cao, trêncác bờ sông Người Kinh, Hoa, Khmer ở đan xen nhau, luôn tương trợ, đoàn kếtkhi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”, phong cách ứng xử ngườidân Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã chất phát, bộc trực

Những năm gần đây đời sống văn hóa tinh thần của các xã, phường, thịtrấn có sự cải thiện, phát triển rõ rệt Đến nay các xã, phường, thị trấn đã hoànthành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ Đời sống văn hóa ở cấp xã từngbước được nâng cao, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được giữgìn, phát huy Các dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, việc khám chữabệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo ở các xã phường, thị trấn cònthấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa cònnhiều khó khăn, ở một số xã, bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc đang

bị mai một Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển

Thứ ba, về quốc phòng – an ninh

Tiềm lực và thế lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở các xã,phường, thị trấn trong tỉnh được củng cố tăng cường, tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội ở cơ sở cơ bản ổn định nhưng chưa thực hiện vững chắc.Hiện nay, ý thức trách nhiệm, tình hình hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ của

Trang 15

mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo về Tổ Quốc được nâng lên Cơ chế quản lýcông tác quốc phòng, an ninh ở cấp xã đã được vận dụng sáng tạo và ngày càngphát huy hiệu lực Lực lượng dân quân tự vệ và an ninh cơ sở thường xuyênđược củng cố kiện toàn Hệ thống làng xã, (khu phố) và cụm chiến đấu đượchình thành, từng bước được xây dựng vững chắc Công tác tuyển chọn và gọicông dân nhập ngũ, quản lý, huấn luyện lực lượng dự bị động viên đã được thựchiện có nền nếp Các xã, phường, thị trấn đã thực hiện ngày càng tốt việc quản

lý các đối tượng, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, giải quyết có hiệu quả các điểmnóng…Tuy nhiên, việc xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chínhtrị trật tự an toàn xã hội ở địa phương chưa thực sự vững chắc Ý thức quốcphòng và sự hiểu biết của nhân dân về kẻ thù còn hạn chế, kiến thức quân sựchưa được phổ cập rộng rãi trong nhân dân Công tác quản lý sử dụng, huấnluyện lực lượng dân quân tự vệ ở một số cơ sở chưa tốt, chất lượng chính trịchưa bảo đảm

* Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tỉnh Bạc Liêu

Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tỉnh Bạc Liêu.

Cán bộ: Theo luật cán bộ, công chức năm 2008 “Cán bộ là công dân ViệtNam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội

ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấptỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấphuyện) trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách Nhà nước” Cán bộ xã,phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳtrong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng

ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội Cán bộ cấp xã bao gồm cả cán bộ,công chức được luân chuyển, điều động về cấp xã Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xãhội, quy mô, đặc điểm của địa phương, chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, côngchức cấp xã

Cán bộ chủ chốt: Theo từ điển công tác Đảng, công tác chính trị Quân đội

nhân dân Việt Nam “cán bộ chủ chốt, gọi chung là những người đứng đầu, giữcác cương vị chỉ huy, lãnh đạo, quản lý một tổ chức, một đơn vị, một phongtrào, được bổ nhiệm hoặc do dân chủ bầu cử, được bố trí trong các cấp, các

Trang 16

ngành, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, cáctỉnh, thành từ Trung ương đến cơ sở”.

Đội ngũ cán bộ, theo Tổng cục chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ quânđội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đọan cách mạng mới, Nhà xuất bảnQuân đội nhân dân, H.2006, Tr.6 đã xác định: “Đội ngũ cán bộ là tập hợp nhữngngười cán bộ thành một lực lượng có số lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp,trình độ, thâm niên công tác, giới tính …) tương ứng với yêu cầu nhiệm vụchính trị, chức năng của một tổ chức, một lĩnh vực họat động”

Theo đó có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu là một bộ phận đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, đó là những công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh trong biên chế theo nhiệm kỳ của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cấp xã, đó là những người đứng đầu giữ vai trò nòng cốt có tác động, ảnh hưởng đến lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành họat động của tổ chức và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có các chức vụ: Bí thư, phó bí thư đảng

ủy, Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhândân; chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh; chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ; chủ tịch Hội nông dân (áp dụng đốivới xã, phường, thị trấn có họat động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức HộiNông dân Việt Nam); chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có đặc trưng cơ bản: Họ là người có vị tríquan trọng của các tổ chức, các lực lượng ở cơ sở địa phương trong việc xácđịnh phương hướng, mục tiêu, phương pháp công tác; đề ra các quyết định và tổchức thực hiện các quyết định của cấp mình hoặc cấp trên giao; kiểm tra, giámsát kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc Trong một chừng mựcnhất định, họ là người quyết định thành công hay thất bại của phong trào cáchmạng ở cơ sở

* Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

Căn cứ vào Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004

về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, căn cứ vào tiêu

Trang 17

chuẩn cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Cán bộ chủchốt cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

1 Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương

2 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy vớidân không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức kỷluật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,được nhân dân tín nhiệm

3 Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ học vấn, chuyên môn, đủnăng lực và sức khỏe để làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

* Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ chủ chốt cấp

Nhiệm vụ của Bí thư

Nắm vững cương lĩnh Điều lệ Đảng và đường lối chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chứcnăng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cấp mình, nắm vững nhiệm vụ trọng tâm,giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất, nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổchức Đảng trực thuộc và nhân dân trên địa bàn, chịu trách nhiệm chủ yếu về cácmặt công tác của đảng bộ

Chủ trì các cuộc học của Ban chấp hành, Ban thường vụ và chỉ đạo việcchuẩn bị xây dựng nghị quyết của Đảng bộ, của Ban chấp hành, Ban thường vụ

và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó

Trang 18

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động

và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các

tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn

Lãnh đạo kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấptrên, của đảng bộ, của Ban chấp hành và Ban thường vụ Đảng ủy

Nhiệm vụ của phó bí thư, thường trực Đảng ủy

Giúp Bí thư Đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo Nghịquyết của Ban chấp hành, Ban thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ

Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Banthường vụ cho các ủy viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên,của Ban chấp hành, Ban thường vụ

Tiêu chuẩn cụ thể

Tuổi đời không quá 45 khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên

Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trungcấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lầnđầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụcông tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụquản lý kinh tế

Đối với chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng Sản HCM, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân, chủ tịch Hội cựu chiến binh.

Chức trách: là cán bộ chuyên trách đứng đầu UB MTTQVN và các đoàn

thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổchức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoànthể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước

Nhiệm vụ:

Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình

Trang 19

Cùng tập thể Ban thường trực (UBMTTQ) Ban thường trực (4 tổ chứcđoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đốivới Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố

Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫncán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thựchiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cửxây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và cácphong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chứcchính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra

Tổ chức chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và pháp luật Nhà nước, các chủ trương nghị quyết đối với đoàn viên, hội viêncủa tổ chức mình

Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạtđộng và các quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đốivới tổ chức mình

Tham mưu với cấp ủy Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựngđội ngũ cán bộ của tổ chức mình

Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá vàbáo cáo với cấp ủy cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của

tổ chức mình

Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban thường vụ, Ban chấphành cấp cơ sở tổ chức mình, chỉ đạo hoạt động của Ban thường vụ, Ban chấphành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng

Tiêu chuẩn cụ thể

Các tiêu chuẩn ( do các đoàn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộchuyên trách thuộc UB MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội được giữnguyên trong nhiệm kỳ hiện tại Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể

từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể

Tuổi đời:

Chủ tịch UBMTTQVN không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổiđối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

Trang 20

Bí thư đoàn TNCS HCM không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụcông tác.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, không quá 55 tuổiđối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham giữ chức vụ lần đầu

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh không quá 65 tuổi khi tham gia công tác.Học vấn: có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồngbằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi

Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên

Chuyên môn nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhận tương đương trình độ sơ cấp trởlên

Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, phường,

thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Triệu tập, chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp vớiUBND trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc thamgia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân

Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồngnhân dân

Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếunại, tố cáo của nhân dân

Giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân, phối hợp công tác vớiUB.MTTQVN cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân vớiUB.MTTQVN

Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân cấp huyện

Chủ trì và phối hợp với UBND trong việc quyết định đưa ra và bãi nhiệmđại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của UBMTTQVN cùng cấp

Nhiệm vụ của Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân

Trang 21

Căn cứ vào nhiệm vụ của chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Hộiđồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dânphân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việckhi chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.

Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Tuổi đời của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do chủ tịchUBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưngtuổi tham gia lần đầu phải bảo đảm làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vựcđồng bằng, khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đươngtrình độ sơ cấp trở lên

Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối vớikhu vực đồng bằng.Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên Ngành chuyên môn phù hợpvới đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại đơn vị hành chính xã, phường, thịtrấn Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước

Nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp xã

Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách

nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động quản lýNhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng đã đượcphân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Nhiệm vụ của chủ tịch Ủy ban nhân dân

Lãnh đạo phân công công tác của UBND, các thành viên UBND, công tácchuyên môn thuộc UBND cấp xã gồm:

Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộcUBND trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấptrên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của UBND xã,phường, thị trấn

Trang 22

Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBNDcấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể UBND.

Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộmáy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả

Ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, côngchức nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã, tiếp dân, xét,giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật,giải quyết và trả lời các kiến nghị của UB.MTTQVN và các đoàn thể nhân dân ở

Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ

sở theo sự phân cấp quản lý

Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn và tổ dânphố

Nhiệm vụ của Phó chủ tịch UBND.

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khốikinh tế - tài chính, khối văn hóa – xã hội…) của UBND do chủ tịch UBND phâncông và những công việc do chủ tịch UBND ủy nhiệm khi chủ tịch UBND đivắng

Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND

Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND do Chủtịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phươngnhưng tuổi tham gia lần đầu phải bảo đảm làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

Học vấn: có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vựcđồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đươngtrình độ sơ cấp trở lên

Trang 23

Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấpchuyên môn trở lên, với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn(tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độtrung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểmkinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Đãđược bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.

* Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng nòng cốt quán triệt

và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Đảng tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn bộ xã hộikhông chỉ thông qua hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, các đoàn thểchính trị - xã hội, mà còn thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên Đội ngũ cán bộchủ chốt cấp xã chính là người trực tiếp tiếp thu ý kiến của nhân dân, trực tiếpđóng góp vào các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh

ở cơ sở; tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, quản lý điềuhành mọi mặt ở địa phương Đồng thời, họ cũng là lực lượng trực tiếp quán triệtvận dụng và tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng; pháp luật củaNhà nước, nghị quyết chỉ thị của tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy và ủy ban nhân dânhuyện, thành phố ở cơ sở Với ý nghĩa ấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vaitrò quyết định đối với việc quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, quanđiểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước ở cơ sở

Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người trực tiếp góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện.

Cán bộ chủ chốt cấp xã là những người đứng đầu các tổ chức trong hệthống chính trị cơ sở Vì vậy, phẩm chất, năng lực của họ có vai trò đặc biệtquan trọng đối với việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sởvững mạnh toàn diện Là người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ

sở, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trực tiếp nghiên cứu sọan thảo và tham giavào các quyết định của cấp ủy, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, mặt trận vàban chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội Trực tiếp quản lý, điều hành

Trang 24

họat động của các tổ chức và kiểm tra quá trình triển khai tổ chức thực hiện cácchủ trương, nghị quyết, kế hoạch, nhiệm vụ do cấp ủy, chính quyền mặt trận vàđoàn thể chính trị - xã hội đã đề ra; trực tiếp xây dựng nâng cao năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của cấp ủy, chi bộ và hiệu lực quản lý của ủy ban nhân dân;đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng thực hiệnthắng lợi các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương Vớicương vị là người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, có bảnlĩnh chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao đối với công việc; có kiến thức

và năng lực tổ chức thực tiễn, lối sống lành mạnh, có khả năng đoàn kết, phongcách dân chủ, tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, được cán bộ đảng viên,nhân dân tín nhiệm, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã sẽ là tấm gương sáng chocán bộ đảng viên, nhân dân ở cơ sở học tập Với ý nghĩa ấy, đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã là nhân tố chủ yếu xây dựng bộ máy đảng, chính quyền và đoàn thểchính trị - xã hội ở cơ sở vững mạnh toàn diện

Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu có vai trò quan trọng, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ Đảng, Nhà nước và nhân dân

ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã khi thực hiện chức trách nhiệm vụ củamình, hàng ngày, hàng giờ phải trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phải giải quyếtnhiều vấn đề phát sinh trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước đúng theo quy định Đồng thời, phải đối mặt với các thếlực và các phần tử xấu lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôngiáo chống phá ta từ cơ sở; Lập trường chính trị vững vàng, phương pháp, tácphong khoa học, tỉ mỉ, thái độ giao tiếp cần mẫn, dịu dàng, khiêm tốn trong ứng

xử của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, niềm tin của các tầng lớp nhân dânđối với Đảng, với chế độ, với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội Với ýnghĩa ấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu có vai trò rất quan trọngtrong việc củng cố tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ở

cơ sở

* Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

Một là, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có tính đa dạng về lọai hình, chức danh, cương vị công tác.

Trang 25

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu bao gồm cán bộ Đảng,cán bộ chính quyền và khối mặt trận, đoàn thể với những cương vị công tác khácnhau Họat động ở mỗi ngành, mỗi cương vị công tác đòi hỏi cán bộ phải cóphẩm chất, năng lực, phương pháp công tác cụ thể để đáp ứng yêu cầu chứctrách, nhiệm vụ Xuất phát điểm của từng cá nhân khi trở thành chủ chốt cấp xãcũng khác nhau Có người trưởng thành từ phong trào cách mạng của quầnchúng ở cơ sở được đi đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị; Có người do chínhsách luân chuyển cán bộ từ huyện, thành phố xuống xã, giữ các chức vụ chủchốt, có người tốt nghiệp đại học, trung cấp ở các trường quản lý, kỹ thuật đượctuyển chọn vào các khối của ủy ban, đoàn thể … chính sự đa dạng của nguồn vàchức danh, cương vị công tác làm cho việc bồi dưỡng năng lực công tác của độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu khá đa dạng, đòi hỏi các chủ thể khitiến hành bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phảinắm vững trách nhiệm, trình độ năng lực của từng người để xác định đúngnhững giải pháp khắc phục sự thiếu hụt của họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hệthống chính trị cơ sở.

Hai là, có sự chênh lệch về tuổi đời, tuổi nghề nghiệp, kiến thức năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ

Sự chênh lệch về tuổi đời, tuổi nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp xã làvấn đề hiện hữu có tính khách quan do xuất phát điểm của mỗi người trước khiđược tổ chức thuên chuyển, điều động, bổ nhiệm, tuyển chọn vào những cương

vị cụ thể trong hệ thống chính trị cơ sở khác nhau, có người làm tổ trưởng tổ dânphố, trưởng khóm, ấp, có người là chi hội trưởng chi hội phụ nữ, có người trongBan chấp hành Mặt trận Tổ quốc, có người mới công tác ở xã 1 năm, 2 năm, 5năm, có người thâm niên công tác hơn 10 năm … Sự chênh lệch về tuổi đời,kinh nghiệm thực tế, đồng nghĩa với việc chênh lệch về tuổi nghề và chênh lệch

về kiến thức năng lực toàn diện làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chungcủa cả đội ngũ

Trình độ học vấn không đều là một đặc điểm làm chi phối việc bồi dưỡngnăng lực công tác của đội ngũ CBCCCX Có người tốt nghiệp phổ thông trunghọc nhưng chưa được trang bị kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý Nhữngcán bộ có bằng cử nhân lại thiếu kiến thức về lý luận chính trị, kinh nghiệm lãnh

Trang 26

đạo, quản lý ở cơ sở … trình độ ngoại ngữ và tin học của nhiều cán bộ chủ chốtcòn không ít hạn chế Vì vậy, khi bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã các chủ thể cần nắm vững sự khác biệt về tuổi đời, tuổi nghềnghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý thực tế của mỗi người

để xác định nội dung, biện pháp bồi dưỡng sát thực đáp ứng yêu cầu hiện đạihóa, chuẩn hóa đội ngũ CBCCCX

Ba là, phần lớn trưởng thành từ thời bình, địa bàn và môi trường hoạt động đa dạng Đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu phần lớn sinh ra và lớn lên

trong thời bình chưa có điều kiện trải nghiệm, thử thách trong chiến tranh, ítđược tôi luyện trong những tình huống cá biệt, phức tạp, gian khổ, hy sinh Địabàn và môi trường hoạt động của đội ngũ CBCCCX đa dạng Có xã thuần nông,

có xã sản xuất cả nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, du lịch, … hệ thống chính trị cơ

sở đang trong quá trình củng cố, trình độ dân trí không đồng đều, cộng đồng dân

cư có sự chênh lệch về khoảng cách giàu, nghèo; mặt trái kinh tế thị trường vàcác tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp, điều kiện làm việc, đời sống hậuphương gia đình của đội ngũ CBCCCX còn khó khăn Theo đó, khi bồi dưỡngnăng lực công tác của đội ngũ CBCCCX đòi hỏi các chủ thể một mặt phải nắmvững quan điểm, nguyên tắc, tiêu chuẩn chung, đồng thời phải đặc biệt chú ýđến hoàn cảnh, điều kiện công việc, chức năng của mỗi tổ chức, đặc điểm từngđịa bàn để xác định nội dung, hình thức biện pháp bồi dưỡng thiết thực, khôngrập khuôn, máy móc

* Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

- Quan niệm:

Các Mác cho rằng: “… sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộnhững năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một conngười đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giátrị sử dụng nào đó” (20,Tr251) Dưới góc độ triết học Mác xít, năng lực của conngười là khả năng thể hiện mình trong một bối cảnh nhất định và đó là thuộctính bản chất của con người Còn theo từ điển Tiếng Việt: “ Năng lực” 1 Khảnăng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một họat động nào

đó 2 Phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một lọaihọat động nào đó với chất lượng cao (45,Tr79) Theo từ điển Bách Khoa Việt

Trang 27

Nam: “ Năng lực, đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là cóthể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt độngnào đó Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trítuệ, tính cách của cá nhân Năng lực có thể phát triển trên sở trường năng khiếu,song không phải là bẩm sinh mà là kết quả phát triển của xã hội và con người(44,Tr41).

Như vậy, năng lực theo nghĩa chung nhất là tổng hợp những tố chất củacon người đáp ứng yêu cầu của một hoặc một số hoạt động, bảo đảm cho nhữnghoạt động ấy nhanh chóng được thực hiện và đạt kết quả cao Năng lực bao giờcũng là của một chủ thể cụ thể Nói tới năng lực là nói tới năng lực người do đó,năng lực gắn với bản chất “người” của con người Trình độ “người” càng cao thìkhả năng nhận thức và hành động của họ càng lớn, năng lực không đứng độclập, mà đi liền với phẩm chất trong cấu trúc nhân cách Năng lực phải thể hiệnthông qua hành động, đo bằng hiệu quả công việc, là khả năng điều kiện chủquan bên trong để con người thực hiện có hiệu quả họat động nhận thức và cảitạo thế giới nhằm phục vụ cuộc sống của mình

Năng lực tồn tại dưới hai dạng chính: dạng tiềm năng (tích lũy) và dạnghiện thực (động năng) Dạng tiềm năng bao gồm hệ thống những yếu tố chủquan của chủ thể như: tố chất, tâm sinh lý, tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹxảo, quan điểm lập trường, tình cảm, ý chí … mà chủ thể tích lũy được Dạnghiện thực là tổng hợp những yếu tố tiềm năng được huy động cho hoạt động củachủ thể Dạng này càng phong phú, đầy đủ, chất lượng cao thì càng có điều kiệnhuy động cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả Tuy nhiên không phải chủ thểnào có tiềm năng tốt thì đương nhiên họat động thực tiễn tốt Năng lực ở dạnghiện thực tốt hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan và kháchquan khác Nếu chủ thể có nhiều “tiềm năng” nhưng không hành động hoặchành động trái quy luật thì không thể cải biến được hiện thực, như thế cũngngang với không có năng lực Do đó, năng lực ở dạng hiện thực giữ vai trò quantrọng trong việc tạo nên chất lượng họat động của chủ thể, đồng thời có tác dụng

bổ sung hoàn thiện năng lực ở dạng tiềm năng Sự tác động qua lại đó là quátrình nâng cấp độ phát triển năng lực người

Trang 28

Chức năng, nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đã đặt ra

và giao phó cho CBCCCX khối lượng công việc to lớn và rất phức tạp Họ vừaphải nghiên cứu, kịp thời tham mưu đề xuất cho cấp ủy, chính quyền những chủtrương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở địa phương theo chức năng,nhiệm vụ của cơ quan mình, vừa phải chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra đônđốc các lực lượng thực hiện, vừa phải xây dựng, củng cố cơ quan, đội ngũ nhânviên vững mạnh; quan hệ, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan kháctrong hệ thống chính trị để cùng thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ chuyênmôn của cơ quan mình

Mỗi công việc, mỗi loại hình hoạt động cụ thể đòi hỏi CBCCCX phải cótrình độ, khả năng tiến hành phù hợp Như vậy năng lực công tác của đội ngũCBCCCX là tổng hợp các năng lực cụ thể để họ thực hiện có hiệu quả khốilượng công việc theo cương vị, chức trách nhiệm vụ được giao

Năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX luôn vận động phát triển Ở mỗicương vị, hoàn cảnh công tác cần có năng lực tương ứng Theo đó, năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX cũng thường xuyên được bổ sung hoàn thiện,phát triển để đáp ứng sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ ở cơ sở

Năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX luôn gắn với năng lực chungcủa người cán bộ chính trị cán bộ quản lý của Đảng và phù hợp với đặc điểm tổchức hoạt động, đáp ứng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệthống chính trị cơ sở

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu là sự kết tinh các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và khả năng huy động các yếu tố đó để thực hiện có chất lượng, hiệu quả cao các công việc theo cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Những yếu tố cấu thành năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu.

Một là, tri thức - hệ thống những kiến thức nói chung mà đội ngũ CBCCCX đã tích lũy được, bao gồm: Tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm thực tiễn công tác.

Tri thức lý luận của đội ngũ CBCCCX bao gồm: hệ thống các quan điểm

tư tưởng, nguyên lý luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí

Trang 29

Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về: Hệ thống chính trị XHCN, xây dựngĐảng và chính quyền Nhà nước, đường lối nhiệm vụ xây dựng Đảng và bảo vệ

Tổ quốc, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam; về công tác dân vận, khoa học

tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn… mà cá nhân đã tích lũyđược thông qua giáo dục đào tạo ở các học viện, nhà trường của trung ương vàđịa phương Trong hệ thống tri thức lý luận có kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở

và kiến thức chuyên ngành, trong đó hệ thống những kiến thức lý luận chính trịvề: Hệ thống chính trị XHCN; Xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước và côngtác dân vận là yếu tố cơ bản, cốt lõi, là cơ sở, điều kiện để đội ngũ CBCCCXtiến hành các họat động cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong

hệ thống chính trị cơ sở Giải quyết hài hòa các mối quan hệ, tạo cơ sở để xâydựng phương pháp, tác phong công tác khoa học, thực hiện có hiệu quả công táclãnh đạo, quản lý cơ quan

Tri thức kinh nghiệm thực tiễn công tác trong các tổ chức của hệ thốngchính trị cơ sở là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống trình độ kiến thức của độingũ CBCCCX Các kinh nghiệm này một phần được trang bị trong quá trình họctập, đào tạo chính quy tại trường, bồi dưỡng tại chức; một phân do học tập kinhnghiệm của đồng đội, nhưng cốt lõi chủ yếu nhất do cá nhân tự tích lũy, thu thậptrong quá trình tham gia vào cách mạng của quần chúng ở địa phương và thựctiễn hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở Đây là những kinhnghiệm quý, là vốn sống của mỗi người, phản ánh sự trải nghiệm và trình độlãnh đạo quản lý cơ quan, đơn vị, có vai trò quan trọng trong phát triển năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX

Hai là, kỹ năng: Là những hành động thao tác được thực hiện thuần thục,

ổn định trên cơ sở tập luyện và vận dụng kiến thức, để thực hiện và hoàn thànhnhiệm vụ cụ thể theo chức danh cương vị công tác Đối với đội ngũ CBCCCX,

kỹ năng chính là khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, phương pháp,cách thức và phương tiện sẵn có để thực hiện có kết quả, chức năng, nhiệm vụcủa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và chức trách, nhiệm vụ của ngườicán bộ ở các cơ quan đó Kỹ năng công tác của đội ngũ CBCCCX bao gồm kỹnăng tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vậnđộng quần chúng; kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy theo chức trách, nhiệm vụ; kỹ năng

Trang 30

thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của cơ quan; kỹ năng tham mưu đề xuất,

kỹ năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; kỹ năng phân tích, tổng hợp dự báo; kỹnăng tổ chức phối hợp hiệp đồng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống

Ba là, Kỹ xảo: Là trình độ thao tác nhanh chóng, chính xác gần như

không tự động hoá, không cần sự tham gia trực tiếp của ý thức đối với họat độngcủa con người Trong mọi lĩnh vực họat động, con người cần có những kỹ xảonhất định Công tác của đội ngũ CBCCCX có nhiều thao tác, nhiều công việcđược lặp đi lặp lại hàng ngày là điều kiện để người cán bộ rèn luyện kỹ xảo Vìvậy nên đội ngũ CBCCCX chịu khó luyện tập, kết hợp hoàn thiện dần các thaotác tới mức trở thành kỹ xảo sẽ giúp cho đội ngũ tiết kiệm tối đa thời gian, côngsức, hoàn thành mọi việc theo chức trách nhiệm vụ vẫn được tiến hành một cáchchuẩn xác Như vậy, kết quả chất lượng các thao tác, trình độ của ngườiCBCCCX đạt tới trình độ kỹ xảo sẽ làm tăng chất lượng, hiệu quả của các tổchức trong hệ thống chính trị cơ sở mà đội ngũ CBCCCX là người trực tiếp tổchức tiến hành

Bốn là, tư chất, năng khiếu tư chất, năng khiếu của đội ngũ CBCCCX là

tiềm năng có tính di truyền, là tố chất bẩm sinh gắn với đặc điểm riêng của cánhân, tạo nên sự khác biệt giữa các CBCCCX, tư chất, năng lực lãnh đạo, chỉhuy quản lý của người CBCCCX Tư chất, năng khiếu chỉ phát huy khi cá nhânthực sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp, công việc được giao

Như vậy, trong các yếu tố tạo thành năng lực công tác của đội ngũCBCCCX, mỗi yếu tố có một vị trí vai trò riêng, là một chỉnh thể thống nhất hỗtrợ, tác động, thúc đẩy nhau tạo thành năng lực công tác trong mỗi con người và

cả đội ngũ CBCCCX Trong đó, tri thức, tư chất, năng khiếu là tiền đề để nângcao năng lực công tác; kỹ xảo, kỹ năng là những yếu tố thể hiện trình độ pháttriển năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu

- Những biểu hiện năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu.

Một là, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đây là năng lực nổi trội của đội

ngũ CBCCCX so với đội ngũ cán bộ ở các lĩnh vực khác Năng lực chuyên môn,nghiệp vụ bao gồm: Toàn bộ tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng, kỹxảo, khả năng về xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước và vận động quầnchúng, cơ chế vận hành hệ thống chính trị được tích lũy trong quá trình đào tạo

Trang 31

tại trường và thực tiễn công tác trên các cương vị, chức vụ công tác, gắn vớichức trách nhiệm vụ được giao; năng lực chuyên sâu ngành nghiệp vụ của các tổchức trong hệ thống chính trị cơ sở Cán bộ làm việc ở bộ phận nào phải có nănglực giỏi về ngành nghiệp vụ ở bộ phận ấy như: Đảng ủy cơ sở; Ủy ban nhân dân;Hội đồng nhân dân; Mặt trận Tổ quốc; Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Côngđoàn; hội Cựu chiến binh, hội Nông dân… đồng thời cũng phải nghiên cứu mởrộng kiến thức của các ngành khác để phối hợp hoàn thành công việc được giao.

Hai là, năng lực lãnh đạo, quản lý theo chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực

công tác

Đội ngũ CBCCCX là những người đứng đầu các tổ chức chính trị cơ sở,đồng thời thường được bầu, được cơ cấu vào đảng ủy, chi ủy làm bí thư, phó bíthư, cấp ủy viên hoặc là thành viên của hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổquốc… Vì thế, ngoài năng lực chung và chuyên môn, nghiệp vụ, còn phải cónăng lực lãnh đạo, quản lý cơ quan theo cương vị, chức trách nhiệm vụ, lĩnh vựcđược phân công

Ba là, năng lực chuyên biệt

Năng lực chuyên biệt của đội ngũ CBCCCX là những kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo … mang tính chất chuyên biệt do vị trí công việc mà cá nhân cần có để

có thể đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ, bao gồm:

Năng lực tham mưu đề xuất.

Đây là năng lực rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xãtrong thực hiện chức trách, nhiệm vụ Để hệ thống chính trị cơ sở hoàn thànhchức năng, nhiệm vụ mỗi CBCCCX phải có năng lực tham mưu, đề xuất theochuyên ngành nghiệp vụ của mình và trên từng mặt công tác được phân công.Nếu năng lực tham mưu, đề xuất của đội ngũ CBCCCX hạn chế sẽ ảnh hưởngđến kết quả hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên vàtoàn bộ hệ thống chính trị cơ sở Để tham mưu, đề xuất trúng, đúng có hiệu quảđòi hỏi đội ngũ CBCCCX phải nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình mọi mặt của các tổ chức, đơn vịmình, có năng lực chung, có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, vốn sống thực tiễn;

am hiểu ngành nghiệp vụ, nhạy cảm về chính trị, năng động, sáng tạo với tráchnhiệm chính trị cao

Trang 32

Năng lực chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra.

Đây là năng lực rất đặc trưng của đội ngũ CBCCCX Các tổ chức trong hệthống chính trị cơ sở phải chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị, các tổdân phố, khóm, ấp trong địa bàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấptrên, kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những việc làm sai trái, giúp đỡnhân viên, cơ quan … giải quyết khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới đặt

ra, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, chính sách ở cơ sở để báo cáo, phảnánh với Đảng ủy cơ sở, thủ trưởng các phòng, Đảng ủy, chính quyền huyện,thành phố, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực, kịp thời Vì vậymỗi CBCCCX đều phải có năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan đơn vịthuộc cơ sở, địa phương theo phạm vi trách nhiệm được phân công, theo ngànhnghiệp vụ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

Năng lực phân tích, tổng hợp và dự báo tình hình.

Đây là năng lực đòi hỏi rất cao ở mỗi CBCCCX Bởi vì, có năng lực phântích, tổng hợp và dự báo thì đội ngũ CBCCCX mới có thể tham mưu, đề xuấtđúng đắn kịp thời với lãnh đạo, chỉ huy cấp mình, cấp trên và chỉ đạo, hướngdẫn sát sao các cơ quan đơn vị thuộc quyền, xử lý giải quyết tốt những vấn đềphát sinh Thực tiễn hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng -

an ninh ở cơ sở đã và đang diễn ra rất sôi động, đa dạng, phức tạp, đan xen cảnhững tác động thuận lợi và khó khăn Do đó, mỗi CBCCCX phải có năng lựcphân tích, tổng hợp tình hình mọi mặt của cơ quan, đơn vị, ngành mình rút ranhững ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ dó dự đoánnhững vấn về mới nảy sinh, kiến nghị những chủ trương, giải pháp thực hiệnnhằm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện

Năng lực tổ chức phối hợp hiệp đồng.

Đây là năng lực được sử dụng thường xuyên trong hoạt động của đội ngũCBCCCX Hoạt động xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, vận động quầnchúng ở cơ sở liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều tổ chức,nhiều lực lượng ở các cấp, các ngành, do đó không có năng lực tổ chức, phốihợp hiệp đồng sẽ dẫn đến chồng chéo kế họach, gây rối bận cho các tổ chứctrong hệ thống chính trị cơ sở, gây lãng phí thời gian và nhân lực của cơ sở địa

Trang 33

phương Những sai sót trong phối hợp, hiệp đồng công tác của các tổ chức trong

hệ thống chính trị cơ sở đều bắt nguồn từ những hạn chế về năng lực tổ chứcphối hợp, hiệp đồng công tác của đội ngũ CBCCCX

Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống.

Trong quá trình công tác đội ngũ CBCCCX phải giải quyết các mối quan

hệ với các cơ quan đơn vị của trung ương, địa phương bạn … đứng chân trên địabàn, với cơ quan Đảng, chính quyền cấp trên Vì vậy, người CBCCCX cần phải

có năng lực giao tiếp, văn hóa ứng xử trong giải quyết các mối quan hệ công tác

Có năng lực giao tiếp và xử lý tốt các tính huống diễn ra ở cơ sở sẽ mang lạihiệu quả công việc cho cá nhân và tổ chức, từ đó làm nâng cao uy tín của độingũ CBCCCX

Trên đây là các nhóm năng lực chủ yếu của đội ngũ CBCCCX, các nhómnăng lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động, thâm nhập vào nhau,thúc đẩy lẫn nhau tạo nên tính toàn diện và chuyên sâu trong năng lực công táccủa đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng năng lựccủa đội ngũ CBCCCX của tỉnh Bạc Liêu cần chú ý cả 3 nhóm năng lực này, khôngđược tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ nhóm năng lực nào

- Con đường hình thành, phát triển năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX

là điều kiện là tiền đề quan trọng để đội ngũ CBCCCX hình thành, phát triểnnăng lực, phẩm chất nghề nghiệp, phương pháp tác phong công tác đáp ứng sựphát triển của tình hình, nhiệm vụ chính trị cơ sở Vì vậy, việc bồi dưỡng, đàotạo tại các nhà trường ngoài trang bị kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, phải đặc

Trang 34

biệt coi trọng bồi dưỡng thế giới quan và phương pháp luận khoa học làm cơ sởcho việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và tạo điều kiện chongười học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Hai là, năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX tiếp tục được củng cố và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn.

Hoạt động thực tiễn chính là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy phát triểnnăng lực của con người Thực tế hiện nay cho thấy, toàn bộ thời gian hoạt độngcông tác của cán bộ nói chung, đội ngũ CBCCCX nói riêng, thời gian học tậptrung ở nhà trường không phải là nhiều Trong thời gian đào tạo tại các học việnnhà trường của Trung ương, địa phương, đội ngũ CBCCCX mới chỉ được trang

bị một lượng kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất định để thực hiện chức trách, nhiệm

vụ ban đầu thực tiễn công tác của đội ngũ CBCCCX rất đa dạng, phong phú vàthường xuyên biến đổi luôn đặt ra yêu cầu cao về năng lực công tác của đội ngũCBCCCX Thông qua thực tiễn công tác thực hiện chức trách, nhiệm vụ, độingũ CBCCCX vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường vào họatđộng thực tiễn, từ đó tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất chính trị, nghề nghiệp,

sở trường, tài năng được thể hiện Đồng thời, những hạn chế bất cập về phẩmchất năng lực của đội ngũ CBCCCX cũng được bộc lộ Song thông qua họatđộng giao ban, kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm của tổ chức, sự giúp đỡ tậntình của đồng nghiệp, nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũCBCCCX củng cố, nâng cao trình độ năng lực công tác

Ba là, năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu được hình thành, phát triển thông qua bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị và tự bồi dưỡng của

Trang 35

là yếu tố chủ quan quyết định chất lượng họat động bồi dưỡng Chỉ khi nàoCBCCCX tự giác, tích cực, chủ động học tập, rèn luyện thì hoạt động bồi dưỡngcủa cơ quan, đơn vị mới có kết quả Kết hợp bồi dưỡng của tổ chức và tự bồidưỡng của cá nhân là con đường, biện pháp cơ bản để hình thành, phát triểnnăng lực công tác của đội ngũ CBCCCX.

1.1.2 Những vấn đề cơ bản bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu

*Quan niệm về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu

Theo từ điển Tiếng Việt: “1 Bồi dưỡng là làm cho khỏe thêm, mạnhthêm; 2 Làm cho tốt hơn, giỏi hơn” (45, Tr 191)

Dưới góc độ giáo dục, đào tạo “Bồi dưỡng” xét theo nghĩa rộng là toàn

bộ quá trình giáo dục, đào tạo để hoàn thiện, phát triển nhân cách của đối tượngtheo mục tiêu, yêu cầu đã xác định Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổsung, phát triển, hoàn thiện thêm những cái đã có hoặc bổ sung, phát triển hoànthiện kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và những phẩm chất nhân cách cho conngười, để họ có đủ khả năng hoạt động theo cương vị, chức trách đảm nhiệm

Đội ngũ CBCCCX là thành viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị

cơ sở đồng thời là đối tượng thuộc diện Ban thường vụ huyện ủy, thành phốquản lý Do đó, việc bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX khôngchỉ là trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở mà còn là trách nhiệm của cấp

ủy, chính quyền, các ban xây dựng Đảng, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ởcác huyện, thành phố tỉnh Bạc Liêu

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu là tổng thể những chủ trương,hình thức, biện pháp, của chủ thể, các lực lượng tham gia và sự phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ để mở rộng tri thức, bổ sung kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện kỹ xảo, củng cố, nâng cao năng lực công tác, nhằm bảo đảm đội ngũ CBCCCX hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Quan niệm trên chỉ rõ:

- Mục tiêu bồi dưỡng

Trang 36

Mục tiêu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh BạcLiêu nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo đảm các cơ quan hệ thốngchính trị cơ sở hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ.

Đối tượng xây dựng bao gồm: từng con người và cả đội ngũ MỗiCBCCCX vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình tự bồi dưỡng

- Nội dung bồi dưỡng:

Thứ nhất, bồi dưỡng kiến thức lý luận cơ bản

Bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCCX nắm được kiến thức các môn lý luận cơbản: Triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hộiKhoa học, Đường lối quân sự, Lịch sử Đảng, tâm lý, giáo dục Đặc biệt các kiếnthức về đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh; nhiệm

vụ chính trị của địa phương; những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chínhtrị XHCN, xây dựng nông thôn mới,quản lý đô thị, phát huy dân chủ ở cơ sở

Thứ hai, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Trên cơ sở chức trách nhiệm vụ, năng lực chuyên môn của ngườiCBCCCX, trong quá trình công tác cần tiếp tục bổ sung kiến thức, kinh nghiệmtiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng; cải cách hành chính, nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; phát huy vai trò củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh,Hội nông dân tập thể trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Trang 37

Thứ ba, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý.

Cập nhật những kiến thức mới nhất về khoa học lãnh đạo, quản lý, tinhọc, ngoại ngữ, làm cơ sở cho CBCCCX vận dụng vào lãnh đạo, quản lý cơquan gắn với chức trách nhiệm vụ Truyền thụ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý cơquan, xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện

Thứ tư, bồi dưỡng năng lực chuyên biệt của đội ngũ CBCCCX

Quan tâm bồi dưỡng năng lực tham mưu, đề xuất; năng lực chỉ đạo hướngdẫn, kiểm tra; năng lực phân tích, tổng hợp và dự báo; năng lực tổ chức phốihợp và hiệp đồng; năng lực giao tiếp và xử lý tình huống thông qua thực tiễn;năng lực hướng dẫn cơ quan, đội ngũ nòng cốt, chủ chốt thực hiện các nhiệm vụchính trị và phong trào cách mạng ở địa phương, cơ sở; năng lực hướng dẫn cơquan lập và thực hiện kế họach theo chức năng nhiệm vụ Đặc biệt là bồi dưỡngnăng lực tư duy, tính nhạy bén về chính trị, bản lĩnh giải quyết mối quan hệtrong công tác và cuộc sống

- Hình thức, phương pháp bồi dưỡng: Thông qua các con đường hình

thành, phát triển năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX, bồi dưỡng năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX ở TBL rất phong phú đa dạng Trong giai đọanhiện nay, cần vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp cơ bản sau đây:

Bồi dưỡng thông qua tổ chức các lớp tập huấn do Đảng, Nhà nước mở, cácđợt sinh họat chính trị và học tập chính trị hàng năm của cán bộ ở địa phương

Bồi dưỡng thông qua thực hiện các chế độ công tác của tổ chức Đảng,chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, thông qua hội ý, giao bannhận xét, đánh giá phân tích chất lượng cán bộ, đảng viên hàng năm và thôngqua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Bồi dưỡng thông qua thực tiễn triển khai các nội dụng công tác theo chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức Bồi dưỡng thông qua việc lập, triển khai kế họachcông tác, thông qua kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, thông qua tham quan,hội thi, hội thao

Bồi dưỡng bằng việc tuyển chọn gửi đi học ở các nhà trường, luân chuyểncán bộ; kết hợp giữa bồi dưỡng của cấp trên với bồi dưỡng của đơn vị cơ sở,giữa bồi dưỡng CBCCCX với xây dựng đội ngũ CBCCCX; thực hiện chế độ thủtrưởng, cơ quan cấp trên, bồi dưỡng hướng dẫn và kiểm tra cấp dưới thực hiện…

Trang 38

đồng thời động viên đội ngũ CBCCCX tích cực tự học tập, tự rèn luyện nângcao trình độ năng lực và phương pháp tác phong công tác của bản thân.

* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Bạc Liêu

Một là, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ của các

tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng hàng đầu, quy định mục tiêu,phương hướng, nội dung bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX.Thực hiện nguyên tắc này các chủ thể bồi dưỡng cần quán triệt, nắm chắc quanđiểm, đường lối công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH; bám sátnhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chínhtrị cơ sở để xác định mục tiêu, thiết kế chương trình nội dung, lựa chọn hìnhthức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũCBCCCX có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao, có kiến thức,

kỹ năng, kỹ xảo thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ

Thường vụ Đảng ủy, các cơ quan chức năng huyện, thành phố và thường

vụ Đảng ủy xã, phường phải thường xuyên bám sát thực tiễn cơ sở địa phương,yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đánh giá đúng thực trạng năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiêncứu, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, khắc phục mặt hạn chế, tạođiều kiện để đội ngũ CBCCCX nâng cao năng lực, hoàn thành tốt chức tráchnhiệm vụ Các tổ chức, các lực lượng trong hệ thống chính trị cơ sở cần quántriệt tốt phương hướng, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên tích cực, chủđộng giúp đỡ đội ngũ CBCCCX tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực côngtác cho tương xứng với nhiệm vụ yêu cầu của tổ chức

Hai là, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu phải quán triệt sâu sắc nguyên lý giáo dục, nguyên tắc, phương châm, tư tưởng chỉ đạo huấn luyện và quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo.

Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX là một bộ phận củacông tác cán bộ, công tác giáo dục, đào tạo quốc gia, được tiến hành thường

Trang 39

xuyên ở địa phương liên quan đến nhiều tổ chức nhiều lực lượng Theo đó đểbảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX pháttriển đúng hướng, đạt hiệu quả cao, phải quán triệt thực hiện nguyên lý giáo dục

và nguyên tắc, phương châm, tư tưởng giáo dục, đào tạo của Đảng

Hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX phải quántriệt và thực hiện tất các quan điểm: lý luận, liên hệ với thực tiễn, lý thuyết điđôi với thực hành, lấy thực hành làm chính, coi trọng bồi dưỡng năng lực hànhđộng, tổ chức thực tiễn, nhất là trình độ tổ chức lãnh đạo, chỉ huy quản lý, nănglực chuyên biệt Bám sát thực tiễn của đất nước, của cơ sở địa phương và thựctrạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCCCX, để xác định nội dung, biệnpháp bồi dưỡng xác thực đáp ứng kịp thời những thực tiễn của cuộc sống

Bồi dưỡng phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, theo cương vịchức trách Chú trọng truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng công tác trongcác hoàn cảnh cụ thể Thực hiện tất các phương châm cán bộ thiếu, thiếu cái gìthì bồi dưỡng cái đó Khắc phục tình trạng bồi dưỡng chung chung, xa rời thựctiễn, máy móc, chủ quan, vô nguyên tắc, không thiết thực, kém hiệu quả Tíchcực đổi mới chương trình, nội dung sử dụng đồng bộ các hình thức lãnh đạo bồidưỡng; bồi dưỡng theo chức trách, nhiệm vụ làm chính Phát huy sức mạnh tổnghợp các tổ chức, các lực lượng ở địa phương, để bồi dưỡng nâng cao năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX

Ba là, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu phải sát đối tượng, tích cực, chủ động, sáng tạo thường xuyên, liên tục.

Thực tế hiện nay trình độ kiến thức, năng lực kinh nghiệm của đội ngũCBCCCX có sự chênh lệch Đồng thời thực tiễn nội dung, yêu cầu, đối tượngtác động của hệ thống chính trị cơ sở cũng luôn vận động cho nên, để đáp ứngyêu cầu thực tiễn; họat động bồi dưỡng năng lực của đội ngũ CBCCCX phải cụthể sát đối tượng, thường xuyên, liên tục

Ngày nay, trước sự biến đổi của tình hình, sự phát triển như vũ bão củakhoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin đòi hỏi việc bồi dưỡng năng lựccông tác của đội ngũ CBCCCX cũng phải được tiến hành thường xuyên, liêntục, bằng nhiều con đường khác nhau Chỉ có như vậy đội ngũ CBCCCX mới

Trang 40

không tụt hậu và đáp ứng kịp thời sự phát triển của tình hình nhiệm vụ ở cơ sởđịa phương.

Quán triệt vấn đề có tính nguyên tắc trên Yêu cầu các cấp ủy Đảng, cơquan chức năng, cán bộ chủ trì tỉnh, huyện, thành phố cần có sự nhìn nhận, đánhgiá chính xác sự phát triển mới của tình hình, nhiệm vụ, thực trạng năng lực độingũ CBCCCX, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một cách tích cực, chủ động,sáng tạo, thường xuyên liên tục với mọi đối tượng

Bốn là, bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Bạc Liêu phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của cán bộ chủ trì, hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và các ban của cấp

ủy địa phương.

Xuất phát vị trí vai trò của Đảng đối với hệ thống chính trị, phương thứclãnh đạo của Đảng cầm quyền và quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công táccán bộ Việc bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCCCX phải đặt dưới

sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy, thành ủy, đảng ủy các xã phường, sự điềuhành của chủ tịch, bí thư huyện, thành phố; hướng dẫn của ban ngành đoàn thể,

tổ chức chính trị xã hội cấp trên và ban của huyện ủy, thành ủy Đây là vấn đềthuộc về nguyên tắc của Đảng, là điều kiện bảo đảm chắc chắn cho đội ngũCBCCCX phát triển đúng hướng

Thực hiện vấn đề có tính nguyên tắc trên, đòi hỏi các cấp ủy đảng phảiluôn nêu cao vai trò trách nhiệm, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng,nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác cán bộ, thực tiễn địa phương cơ sở,thực trạng năng lực đội ngũ CBCCCX kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnhđạo họat động bồi dưỡng sát đáng Chú trọng đào tạo đội ngũ CBCCCX thuộccác dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa Nâng cao trách nhiệm của các tổ chứccác lực lượng tham gia bồi dưỡng, đồng thời làm tốt việc phân công, triển khai,kiểm tra, tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng Chấp hành nghiêm quy chếcông tác cán bộ, thường xuyên tạo sự thống nhất cao trong quản lý, bồi dưỡng,

sử dụng đội ngũ CBCCCX

Cán bộ chủ trì các cấp ở địa phương là cán bộ của Đảng được giao đầy đủquyền hạn trong phạm vi được phân công, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhànước cán bộ cấp trên về hoạt động của tổ chức mà mình phụ trách, trong đó có

Ngày đăng: 14/12/2016, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w