1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP KINH tế ở TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

96 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 202,75 KB

Nội dung

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là ngành “công nghiệp không khói” mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v...

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

MỤC LỤC

3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở

1.1 Những vấn đề chung về kinh tế du lịch và kinh tế du lịch

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 111.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển

kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TỈNH

2.1 Thành tựu, hạn chế của phát triển kinh tế du lịch trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa 342.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra

Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT

TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA 633.1 Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế du lịch trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa 633.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa 73

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hộihóa cao Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịchngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ”các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài Nhiều nước đã coi KTDL làngành “công nghiệp không khói” mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước.KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo độnglực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập chongười dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v

Ở Việt Nam, sự phát triển của KTDL không những góp phần khôngnhỏ thúc đẩy KT - XH phát triển mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tếquốc tế nhanh hơn, sâu, rộng hơn, mang hình ảnh đất nước, con người ViệtNam đến với bạn bè quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biếtgiữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới

Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã cótốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp pháttriển KT - XH của địa phương Tuy nhiên, quy mô và tính hiệu quả của kinh

tế du lịch Khánh Hoà còn chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng của nó.KTDL chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng vàlợi thế về du lịch của Tỉnh Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hìnhchưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có đượcnhững sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao Giá cả trong một số khâu dịch

vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế Nhiều khu du lịch, điểm dulịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để Khánh Hòa phát huy tối đa cáclợi thế so sánh, tận dụng tốt những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang

Trang 4

Hòa trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước Xuất

phát từ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa" làm đề tài luận văn cao học

chuyên ngành kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển kinh tế du lịch trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế đến nay ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều côngtrình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ đã có cáccông trình chủ yếu sau:

* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch

Trần Quốc Nhật (1995), Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận

văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề cập đến vai trò

và xu hướng phát triển của du lịch; thực trạng phát triển du lịch ở Bà RịaVũng Tàu; đưa ra phương hướng và những giải pháp lớn nhằm phát triển dulịch ở Vũng Tàu

Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn

Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tác giả đã tiếp cận lý luận về kinh tế dulịch; thực trạng phát triển KTDL ở tỉnh Nghệ An; phương hướng và giải phápnhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở tỉnh Nghệ An

Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc – tiềm năng

và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Luận văn đã đề

cập đến lý luận về KTDL; tiềm năng phát triển KTDL ở tỉnh Vĩnh Phúc; nhữnggiải pháp nhằm phát triển KTDL ở Vĩnh Phúc

Trần Xuân Cảnh: Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tại Việt Nam Tạp chí phát triển kinh tế số 123, tháng 1/2001 Bài viết đã đưa ra

những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch tạiViệt Nam

Trang 5

Đề án: “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên" (2001) của Tổng cục Du lịch Việt Nam Nội dung đề án

đã phác họa bức tranh về đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên;chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để

đề xuất chủ trương và giải pháp như: Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch MiềnTrung - Tây Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên;những cơ hội và thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên

Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp phát triển mạnh du lịch MiềnTrung - Tây Nguyên: i, Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cậncác điểm du lịch trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên; ii, Về đầu tưphát triển du lịch: Cần huy động các nguồn lực phát triển du lịch MiềnTrung - Tây Nguyên; iii, Về tài chính: Cần tạo nguồn vốn phát triển du lịchnhư cho phép phát hành trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụngquỹ đất, “đổi đất lấy hạ tầng", tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địaphương; iv, Về xúc tiến, quảng bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: Tăngcường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế; đa dạnghóa sản phẩm du lịch là công việc xuyên suốt trong quá trình thực hiệnchiến lược phát triển du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên; v, Phát triểnnguồn nhân lực du lịch; vi, Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; vii, Tăngcường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: Thành lập được Hội du lịch củacác doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung - Tây Nguyênnhằm ngày càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thương hiệu du lịch “Conđường di sản”, “Thành phố Xanh" v.v

Nguyễn Huy Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb CTQG, Tiếp cận du

lịch ở góc độ tổng quan, coi du lịch là ngành kinh tế trong quá trình phát triển

Hồ Viết Chiến (2003), Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,

Trang 6

Tàu; đưa ra các giải pháp để KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơcấu kinh tế của địa phương.

Nguyễn Đình Sơn (2003), Phát triển kinh tế du lịch và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ, Học viện

CTQS, Tác giả đã đề cập đến lý luận chung về KTDL, thực trạng phát triểnKTDL ở tỉnh Hà Tây; tác động của phát triển KTDL tới QP - AN trên địa bàntỉnh Hà Tây; mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển KTDLgắn với củng cố QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Bùi Thu Hằng (2004), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn Thạc sỹ

kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn tập trung đề xuất các giảipháp phát triển du lịch ở An Giang

Mai Văn Điệp (2006), Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của

nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn

Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Luận văn đã luận giải một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL biển và tác động của nó đến củng

cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một số quan điểm và giảipháp cơ bản gắn phát triển KTDL biển với củng cố quốc phòng trên địa bàntỉnh Khánh Hoà hiện nay

Nguyễn Anh Tuấn (2009), Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Luận văn đề

xuất một số giải pháp phát triển KTDL ở Khánh Hòa

Nguyễn Anh Tuấn (2015), Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng an ninh ở tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sĩ kinh tế chính

trị, Luận án trình bày những khái niệm cơ bản về kinh tế du lịch và phát triểnKTDL, một số giải pháp gắn phát triển KTDL với tăng cường quốc phòng anninh ở Khánh Hòa

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nên trên đã đề cập tới những lýluận chung nhất về kinh tế du lịch và phát triển KTDL, đưa ra những giải

Trang 7

pháp phát triển KTDL cho từng địa phương và khẳng định vai trò của pháttriển KTDL đối với quốc phòng an ninh nói riêng và đối với sự phát triểnchung của KT - XH.

* Nhóm công trình nghiên cứu khoa học về du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế.

Phạm Quang Hưng (2004), Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Vũ Đức Minh (2004), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các DNDL Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới ”, bảo vệ

tại trường Đại học Thương mại, Hà Nội Trong đó, tác giả đã nghiên cứunhững vấn đề cơ bản có tính chất lý thuyết về nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực, yêu cầu của nguồn nhân lực du lịch trong quá trình hội nhập khuvực và quốc tế của Việt Nam Nhấn mạnh đến những quan niệm hiện nay về hiệuquả sử dụng nguồn nhân lực, các chỉ tiêu tính toán, phương pháp đo lường và cácnhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các DNDL hiệnnay Cùng với việc trình bày những kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực ở một số quốc gia như các nước ASEAN, Trung Quốc, Liênminh Châu Âu và những bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện của ViệtNam, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực,tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích ở phần tiếp theo

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các DNDLNhà nước trên địa bàn Hà Nội thông qua các chỉ tiêu, phương pháp đo lường

và các nhân tố tác động Luận án đã phân tích các nguyên nhân của việc sửdụng nguồn nhân lực chưa cao trong các DNDL Nhà nước ở Hà Nội hiện nay

và đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lựccủa các DNDL Nhà nước trên địa bàn Hà Nội

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập ” bảo vệ tại trường

Trang 8

Đại học Thương mại Hà Nội Nội dung luận án đã hướng vào phân tích làm

rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST xu thếHNKTQT Trong đó, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triểnDLST trong xu thế hội nhập

Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLSTcủa một số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, CôxtaRica, Pháp, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của ViệtNam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụngđối với Việt Nam

Đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu Từ đó, tác giả luận

án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giaiđoạn tới bao gồm: (i) Hoàn thiện quy hoạch DLST bền vững theo hướng cộngđồng; (ii) Hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ pháttriển DLST; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

kỹ thuật; (iv) Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DLST; (v) Nâng caochất lượng sản phẩm DLST; (vi) Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học

và bảo vệ môi trường; (vii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DLST; (viii)Tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DLST; (ix) Tăngcường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DLST; (x) Đẩy mạnhtuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DLST

Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn

về thị trường du lịch trong HNKTQT, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp

mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới

Trong nhóm công trình nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu một vàimặt hoạt động của KTDL trong môi trường hội nhập quốc tế, bước đầu thấyđược vai trò của hội nhập quốc tế trong việc phát triển KTDL

Trang 9

Tóm lại, mặc dù có thế chưa thống kê hết được các công trình nghiêncứu, nhưng những công trình nghiên cứu mà tác giả được biết cho đến nay

chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về “Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa” Vì thế, đề tài tác giả lựa chọn là hoàn toàn không trùng lặp với bất cứ

một công trình nghiên cứu nào đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh KhánhHoà, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu đẩy mạnhphát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở KhánhHòa thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận về: Phát triển kinh tế du lịch trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế ở Khánh Hòa trong thời gian qua

Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triểnkinh tế du lịch trong quá trình HNKTQT ở Khánh Hòa thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dướigóc độ kinh tế chính trị

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch, kinh tế dulịch, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa Phân tích các nhân tố tác động đến pháttriển KTDL trong quá trình HNKTQT ở tỉnh Khánh Hòa Đánh giá thực

Trang 10

trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDL trong quá trìnhHNKTQT ở Khánh Hòa thời gian tới

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế du lịchtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa

Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển KTDL trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin, là phép biện chứng duy vật

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị baogồm: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích - tổng hợp, lôgic kếthợp với lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, chuyên gia vàmột số phương pháp khác

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thựctiễn của phát triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở tỉnh Khánh Hòa nóiriêng và ở các Tỉnh có thế mạnh về phát triển KTDL nói chung Đồng thờicung cấp những cứ liệu khoa học để phát triển KTDL Khánh hòa hội nhậpngày càng sâu rộng hơn với khu vực và quốc tế

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiêncứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị ở các trường trong và ngoài Quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, ba chương (6 tiết), kết luận, phụ lục vàdanh mục tài liệu tham khảo

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ở TỈNH KHÁNH HÒA 1.1 Những vấn đề chung về kinh tế du lịch và kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Kinh tế du lịch

* Quan niệm về du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quan niệm: “Du lịch là hoạtđộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡngtrong một khoảng thời gian nhất định” [35, tr.8]

Với quan niệm này, du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu Tuynhiên, không phải mọi nhu cầu đều là du lịch, mà chỉ có hoạt động nào dẫnđến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời giannhất định mới được gọi là du lịch

Dưới góc độ kinh tế chính trị, đó là tổng thể những hiện tượng vànhững mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữakhách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân

cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch Du lịch là mộthoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sứcphức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm chung của ngành kinh tế, đồngthời có đặc điểm riêng Đặc điểm riêng của hoạt động du lịch nằm tập trung ởsản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch: “là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhucầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch" [35, tr.2] Sản phẩm du lịch cóthể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể, sản phẩm du lịch phi vật thểđược cung ứng bởi các hoạt động dịch vụ du lịch

Trang 12

Sản phẩm du lịch ngoài những đặc điểm chung của hàng hóa thôngthường, nó còn có những đặc trưng riêng:

Một là, với hàng hoá thông thường, sau khi bán và được người mua sử

dụng, giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có thể mất luôn sau lần sử dụngđầu tiên Với sản phẩm du lịch thì ngược lại, giá trị của nó sẽ tồn tại trongcảm nhận và đánh giá của khách du lịch và còn có thể được ghi nhận theokênh lan truyền từ du khách này sang du khách khác

Hai là, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không thường xuyên mà

chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộphận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể loại du lịch cuối tuần),trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch: Du lịch nghỉ núi, dulịch nghỉ biển ) Chính vì đặc tính này của sản phẩm du lịch mà hoạt động du lịchmang tính thời vụ cao

Dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch: “là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khácnhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [35, tr.10] Dịch vụ du lịch có nétđặc thù tập trung ở chỗ:

Thứ nhất, dịch vụ du lịch có tính phi vật thể Đây là đặc điểm quan

trọng nhất, nó làm cho du khách không thể sử dụng thử trước khi trực tiếptiêu dùng dịch vụ du lịch, vì quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụdịch vụ du lịch Vì vậy, đối với du khách khi họ chưa tiêu dùng dịch vụ dulịch, thì nó vẫn là trừu tượng Dịch vụ thường xuyên đồng hành với những sảnphẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình khiếncho du khách thực sự khó đánh giá dịch vụ

Thứ hai, tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch Đặc

tính này thể hiện sự khác biệt giữa hàng hóa dịch vụ và hàng hoá vật chất Đốivới hàng hoá vật chất quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau Việc sản

Trang 13

xuất và tiêu dùng thường diễn ra ở những thời gian và địa điểm khác nhau.Còn đối với hàng hóa dịch vụ thì ngược lại, việc sản xuất và tiêu dùng thườngtrùng nhau về “không gian” và “thời gian” Sản xuất không phải để lưu khohay cất đi như các hàng hoá thông thường Chẳng hạn, vào mùa đông thờigian rỗi của nhân viên du lịch ở các vùng ven biển không thể để dành đến lúc caođiểm của mùa hè, hoặc một phòng khách sạn không cho thuê được trong ngày thì

đã coi như mất dịch vụ, do đó mất nguồn thu v.v Dịch vụ được sản xuất và tiêudùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rời nhau và cần phải tạo ra sự

ăn khớp giữa cung và cầu Vì thế, công tác dự báo nhu cầu trong kinh doanh dịch

vụ du lịch là hết sức quan trọng

Thứ ba, sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ.

Đặc điểm này nói lên rằng, khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã trởthành nội dung của quá trình sản xuất Do việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụdiễn ra đồng thời, nên ở đó có sự gặp gỡ giữa hai chủ thể: Khách hàng vàngười sản xuất Sự gắn liền họ trong sự tác động qua lại này khẳng định sựphụ thuộc vào mức độ lành nghề, khả năng của người cung cấp dịch vụ cũngnhư ý nguyện của người tiêu dùng Do có sự đa dạng về yêu cầu, sở thích,trình độ cũng như khả năng cảm nhận và đánh giá của khách du lịch, mà nhàcung ứng dịch vụ du lịch cần sáng tạo trong quá trình sản xuất của mình đểthoả mãn nhu cầu của du khách Người tiêu dùng ở đây không chỉ là ngườihưởng thụ những lợi ích do nhà cung ứng mang lại, mà còn có tác động đếnkhả năng phục vụ và mức độ hoàn thiện của dịch vụ Họ trở thành người đồngsáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ du lịch

Thứ tư, tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch và tính không

chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ Cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa lànơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch không thể dịch chuyển được Trênthực tế, không thể cung cấp dịch vụ du lịch đến tận tay du khách được mà du

Trang 14

kinh doanh du lịch muốn thu hút du khách du lịch, cần phải đẩy mạnh côngtác tuyên truyền quảng bá du lịch Đây là một trong những nội dung hết sứcquan trọng để phát triển KTDL.

Khi mua sản phẩm vật chất, người mua có quyền sở hữu đối với sản phẩm

đó Còn đối với dịch vụ du lịch thì không như vậy Khi khách hàng mua dịch vụ

du lịch, sự tiêu dùng dịch vụ của họ song song với quá trình sản xuất của nhàcung ứng Vì vậy, khách hàng chỉ mua quyền hưởng thụ dịch vụ do nhà cungứng mang lại, không thể mua được quyền sở hữu dịch vụ của nhà cung ứng

Thứ năm, tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch và tính không đồng

đều về sản lượng Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ đời sống nhằm thoảmãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch Dịch vụ du lịchkhác với các hoạt động dịch vụ KH - CN, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sốngkhác: dịch vụ du lịch chỉ thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch, chứ không thoảmãn nhu cầu cho tất cả mọi người trong toàn xã hội Mặt khác, do khách hàngrất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịchthường bị cá nhân hoá và không đồng nhất Vì vậy, DNDL rất khó đưa ra cáctiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì

sự thoả mãn ấy phụ thuộc vào sự cảm nhận của du khách

Do quá trình sản xuất dịch vụ du lịch gắn liền với quá trình tiêu thụ nênsản lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của du khách Mặtkhác, nhu cầu của khách du lịch rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, tình hình chính trị - xã hội, an ninh quốcphòng, thiên tai, dịch bệnh Vì vậy, số lượng khách du lịch thay đổi và kéotheo sản lượng dịch vụ du lịch cũng thay đổi theo từng ngày trong tuần, từngtuần trong tháng, từng tháng trong năm và giữa năm này so với năm khác

* Các loại hình du lịch

Trên cơ sở các tiêu thức khác nhau, du lịch được phân thành các loạikhác nhau

Trang 15

Theo phạm vi lãnh thổ có:

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểmđến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia, với loại hình du lịch nàykhách du lịch phải qua biên giới và sử dụng dịch vụ ở nơi đến du lịch Du lịchnội địa, là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùngnằm trong lãnh thổ của một quốc gia

Theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch có: Du lịch chữa bệnh, dulịch nghỉ dưỡng và giải trí, du lịch thể thao, du lịch tham quan, du lịch công

* Quan niệm về kinh tế du lịch

Theo Luật du lịch Việt Nam tại điều 38 quan niệm: Kinh doanh du lịch

là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: i, Kinh doanh lữhành; ii, Kinh doanh lưu trú du lịch; iii, Kinh doanh vận chuyến khách dulịch; iv, Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; V, Kinh doanh dịch

vụ du lịch khác [35, tr.39]

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kinh tế du lịch là một loại hình

kinh tế có đặc thù mang tính dịch vụ và được xem như ngành công nghiệpkhông khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năngnhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tàinguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hútkhách du lịch trong nước và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất nhập khẩu tạichỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch.”

Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế du lịch Tuy

Trang 16

kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành,nghề: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyếnkhách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanhdịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lạilợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thânDNDL KTDL là ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vậtchất và tinh thần rất cao.

Từ sự phân tích trên có thể quan niệm kinh tế du lịch: “Là tổng thể các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch giữa các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách và mạng lại lợi ích kinh tế - xã hội cho doanh nghiệp và địa phương làm du lịch.” 

1.1.2 Kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

* Hội nhập kinh tế quốc tế là: “Quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và

khoa học công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu; là quá trình thamgia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân

số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống…, là quá trình tham gialoại bỏ dần các hàng rào trong thương mại, thanh toán quốc tế và việc dichuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước”

Hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóahiện nay mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tham gia, nếu đóng cửa với thếgiới là đi ngược với xu thế chung và khó tránh khỏi rơi vào tụt hậu Tuynhiên, hội nhập luôn có tính hai mặt, vừa tạo cơ hội cho các quốc gia phát triển,nhưng cũng đặt ra những thách thức mới Tuy nhiên, HNKTQT vẫn là bước đicần thiết hướng tới sự phát triển của mỗi nước Bản chất của HNKTQT là mỗiquốc gia dựa trên những lợi thế so sánh của mình để từ đó tham gia vào phâncông lao động khu vực và thế giới, biến nền kinh tế của một nước trở thành một

bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế khu vực và thế giới

Trang 17

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình diễn ra với nhiều cấp độ.Hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều hình thức, nhiều mức độ, quy môhội nhập kinh tế quốc tế Về quy mô có tam giác, tứ giác, tiểu khu vực, khuvực, liên khu vực, liên châu lục và toàn cầu Về cấp độ, của HNKTQT bắt đầu

từ sự thỏa thuận song phương và đa phương về buôn bán, trao đổi hàng hóa,dịch vụ; tiếp theo là thỏa thuận song phương và đa phương về thuế quan bằngcác hiệp định thương mại trong buôn bán kinh doanh; cấp độ thứ ba là thiếtlập ưu đãi thuế quan dài hạn thông qua việc ký kết thỏa thuận giữa các bên;cấp độ thứ tư là thành lập thị trường chung; cấp độ cao nhất hiện nay là liênminh kinh tế, tiền tệ, hình thành đồng tiền chung, ngân hàng trung ươngchung và có sự phối hợp chính sách kinh tế với nhau

* Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Nội dung hội nhập là những yêu cầu mà các nước tham gia vào các tổchức kinh tế khu vực và thế giới cam kết thực hiện Cam kết kinh tế mang tínhtoàn cầu là tổ chức thương mại thế giới (WTO), được thành lập năm 1995 từ tổchức tiền thân là hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) thànhlập năm 1947 Nguyên tắc hoạt động của WTO đưa ra là không phân biệt đối

xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng, giành ưu đãi cho các nước chậmphát triển Do đó, nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thịtrường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư

Về thương mại hàng hoá: Bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch,giấy phép xuất nhập khẩu và thay vào đó là thuế; biểu thuế nhập khẩu đượcgiữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận Các quy định về tiêuchuẩn kỹ thuật, dịch tễ, môi trường…, được áp dụng trên cơ sở khoa học vàcông bằng không lạm dụng để cản trở thương mại

Về thương mại dịch vụ: Các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả 4phương thức cung cấp dịch vụ như: Cung cấp dịch vụ qua biên giới, sử dụng dịch

vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, sử dụng thể nhân người nước ngoài

Trang 18

Về đầu tư: Thực hiện các cam kết trong lĩnh vực đầu tư theo hướngthuận lợi hóa các điều kiện và lĩnh vực đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuậnlợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc điều chỉnh hệthống luật pháp, cơ chế chính sách đồng bộ Tuân thủ nguyên tắc “khôngphân biệt đối xử” mà WTO và BTA của các nước với Việt Nam đưa ra.Nguyên tắc này được thể hiện các qui chế: Quy chế tối huệ quốc - MFN vàQuy chế đối xử quốc gia - NT.

Về tài chính tiền tệ: Tham gia vào các tổ chức tiền tệ, tài chính, ngânhàng thế giới và khu vực như WB, IMF, ADB, tham gia vào các thị trường tàichính tiền tệ như bảo hiểm, chứng khoán; điều chính các cơ chế, chính sách,luật pháp theo các quy định của WTO để mở cửa các thị trường tiền tệ, tàichính ngân hàng

Về khoa học công nghệ: Thực hiện các cam kết song phương và đaphương trong các chương trình hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giaokhoa học công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế

Hội nhập kinh tế quốc tế cần phải đi trước một bước để tạo cơ sở, tiền đềthúc đẩy hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác, trong đó có hội nhập quốc tếcủa KTDL

* Hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế du lịch

Hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế du lịch: Là sự gắn kết ngành kinh

tế du lịch của một quốc gia, vùng lãnh thổ với ngành kinh tế du lịch của mộtquốc gia hay các vùng lãnh thổ, khu vực khác trên thế giới Các thành viêngắn kết trong một quan hệ chung nhằm đem lại hiệu quả khi khai thác du lịch

Ngành KTDL tham gia hội nhập quốc tế với nhiều điều kiện thuận lợi

Vì nó liên quan đến khám phá các vùng đất mới, các nền văn hóa mới, conngười phải di chuyển từ nước này sang nước khác tạo nên sự giao lưu, hộinhập quốc tế về du lịch

Chính Hội nhập quốc tế của du lịch đã tạo ra cho KTDL nhiều cơ hội:

Trang 19

Mở rộng thị trường ra khu vưc, thế giới; Thu hút đầu tư nước ngoài vào dulịch; Chuyển giao KH-CN tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,

và tất cả những cơ hội đó tạo ra sự phát triển cho KTDL

Phát triển KTDL thực chất là phát triển điểm đến, phát triển thị trường,

Nó không bó hẹp ở một quốc gia mà nó phải phát triển ra các nước trong khuvực và thế giới KTDL càng phát triển thì càng thúc đẩy hội nhập quốc tế củaKTDL sâu, rộng hơn Từ đó ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữahội nhập và phát triển của KTDL, đây là mối quan hệ biện chứng

* Đặc điểm của kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đặc điểm của kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế baogồm những đặc điểm chung của kinh tế du lịch như: là ngành kinh tế du lịch cótính nhạy cảm, tính đa ngành, tính tổng hợp cao, tính thời vụ và gồm nhiều thànhphần kinh tế tham gia Nó còn có những đặc điểm riêng đặc thù đó là:

Thứ nhất, kinh tế du lịch có một thị trường rộng lớn.

Thị trường du lịch không chỉ bó hẹp ở trong nước mà còn vươn ra thịtrường khu vực và quốc tế Ngoài ra khách du lịch, DNDL trong nước có điềukiện thuận lợi đi du lịch quốc tế, hợp tác du lịch với các quốc gia trong khuvực và trên thế giới Các nước mở cửa thị trường du lịch cho nhau với cácphương thức cung cấp dịch vụ như: Cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch quabiên giới, sử dụng dịch vụ du lịch ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, liênkết Thông qua mở cửa thị trường du lịch, nhằm nhằm kết hợp các nguồn lựctrong nước với nguồn lực nước ngoài phát triển KTDL và xây dựng thươnghiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế Kinh tế du lịch có được một thịtrường rộng lớn sẽ tạo cơ hội cho ngành du lịch thu hút được một lượng lớn

du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ các nước có nền kinh tế phát triển

Thứ hai, kinh tế du lịch có sự liên doanh, liên kết giữa các quốc gia

trong khu vực và trên thế giới

Trang 20

 Trong xu thế hội nhập, một sản phẩm du lịch, một tour du lịch với mộtquần thể các điểm du lịch không chỉ nằm ở một khu vực, một quốc gia nhấtđịnh mà nó nằm trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó khôngthể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia Vìvậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn phát triển KTDL cần phảiđưa mình vào “quỹ đạo’’ chung của quốc tế và khu vực KTDL ở một vùng,một quốc gia khó có thể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến,điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

Thứ ba, kinh tế du lịch tham gia vào các tổ chức du lịch của khu vực

Du lịch Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác từcuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN (1995) Việt Nam từng bướctham gia đầy đủ các hoạt động trong các nhóm/tiểu ban công tác du lịch từđầu những năm 2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm 2000 Đối vớicác cam kết về thị trường, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối vớicác lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống

và kinh doanh lữ hành quốc tế. 

1.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển kinh

tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa

1.2.1 Quan niệm phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hoà

Trang 21

Như trên đã đề cập, kinh tế du lịch là một là một loại hình kinh tế đặcthù mang tính dịch vụ Tính đặc thù của KTDL được thể hiện ở chỗ, nó gắnchặt với khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để tạo ra cácsản phẩm, dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch Do đó, phát triển kinh

tế du lịch trước hết phải là phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến (lớn lên) về mọi mặt của nềnkinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theohướng tiến bộ Phát triển là một quá trình bao gồm, sự thay đổi số lượng vàchất lượng kinh tế, xã hội và cấu trúc nền kinh tế Phát triển bao hàm quátrình tăng trưởng tương đối ổn định và hiệu quả

Chính vì tính đặc thù của KTDL, cho nên sự phát triển của nó cũngmang tính đặc thù so với các ngành kinh tế khác:

“Phát triển kinh tế du lịch là quá trình gia tăng số lượng và chất lượngdịch vụ du lịch, hình thành một cơ cấu kinh tế du lịch hợp lý Thông qua việckhai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, để có một số lượng sản phẩn

du lịch ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao, hướng tới hiệu quả kinh tế

xã hội và phát triển bền vững cho ngành kinh tế du lịch.’’

Như vậy, từ quan niệm trên cho thấy, phát triển KTDL là quá trình mởrộng quy mô và nâng cao về chất lượng các dịch vụ du lịch, không ngừng mởrộng thị trường du lịch làm cho KTDL có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định lâudài, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP Kinh tế du lịch ngàycàng tạo được nguồn tích lũy lớn và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tếkhác phát triển, giải quyết các vấn đề về xã hội, cơ cấu KTDL chuyển dịchtheo hướng tiến bộ

Phát triển kinh tế du lịch liên quan trực tiếp tới môi trường Vì vậy, nếukhông khai thác hợp lý đi đôi với giữ gìn, bảo vệ, thì con người có thể làmcạn kệt, ô nhiễm môi trường Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trườngsống của con người cũng như sự phát triển của KTDL Chính vì vậy, để

Trang 22

KTDL phát triển ổn định, lâu dài không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,thì phát triển KTDL phải là phát triển bền vững.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, phát triển kinh tế du lịch là quá trình vậnđộng, hoàn thiện cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thúc đẩytăng trưởng bền vững các dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở đổi mới, ứngdụng những thành tựu khoa học - công nghệ, phương pháp sản xuất tiêntiến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắnvới thị trường, phân công lại lao động, bảo vệ môi trường, góp phần thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, của đất nước

Như vậy, dưới góc độ kinh tế chính trị phát triển KTDL phải được xemxét cụ thể cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và sự phù hợp của quan

hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong ngành du lịch.Phát triển KTDL là quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng các dịch vụ dulịch theo hướng hiệu quả, bền vững dựa trên sự đổi mới, ứng dụng các thànhtựu KH - CN hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến; đẩy mạnh sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng sảnxuất hàng hóa lớn gắn với thị trường Mục đích phát triển KTDL nhằm gópphần thực hiện các mục tiêu KT - XH của đất nước

Từ sự phân tích về: Phát triển kinh tế du lịch và KTDL trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế Ta có thể quan niệm phát triển kinh tế du lịch trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa như sau:

“Phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa là hoạt động chủ động, tích cực của các chủ thể trong việc tận dụng

cơ hội, khắc phục khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển kinh tế du lịch bền vững và từng bước đưa kinh tế du lịch hội nhập sâu, rộng vào thị trường du lịch khu vực và thế giới.’’ 

Từ quan niệm trên, có thể hiểu nội hàm của nó trên một số vấn đề sau:

Trang 23

Một là, chủ thể phát triển KTDL trong quá trình HNKTQT ở Khánh

Hoà là: Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnhKhánh Hòa Trong đó, Đảng bộ, chính quyền đề ra đường lối, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, chương trình phát triển KTDL, còn doanh nghiệp và nhândân thực hiện chủ trương đường lối đó

Hai là, mục đính của chủ thể là tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn do

hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm: Mở rộng thị trường, các loại hình, sảnphẩm du lịch ngày càng đa dang, phong phú, góp phần gắn thị trường du lịchKhánh Hòa với thị trường du lịch khu vực, thế giới Khai thác có hiệu quả tàinguyên du lịch của Khánh Hòa tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đápứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách Làm cho du lịch thực sự trở thànhngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tếkhác cùng phát triển Phấn đấu đưa địa phương trở thành trung tâm du lịch khôngchỉ của cả nước mà của cả khu vực, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cảnước và trên trường quốc tế Bên cạnh những cơ hội mà HNKTQT mang lạiKhánh Hòa cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức cần phải vượt qua

đó là: Văn hóa truyền thống có thể bị mai một, lai căng; môi trường sinh thái bịphá hủy, ô nhiễm; sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ sở, tiền đề thuận lợi để Đảng bộ, chínhquyền, doanh nghiệp và nhân dân Khánh Hòa đưa KTDL của Tỉnh từng bướchội nhập với KTDL khu vực và thế giới; Bằng cách tích cực tham gia nhiềuhơn vào các tổ chức, hiệp hội du lịch thế giới, tham gia xây dựng thị trường

du lịch chung của khu vưc và thế giới Khánh Hòa cần tích cực đầu tư pháttriển du lịch ra nước ngoài và cùng với đó là thu hút đâu tư nước ngoài đểphát triển KTDL của Tỉnh

Ba là, Phương thức phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà là: Mở cửa,

phát triển thị trường du lịch của Tỉnh ra khu vực và thế giới, có chính sách ưuđãi về thuế đối với hàng hóa và dịch vụ du lịch Điều chỉnh chính sách của

Trang 24

Tỉnh sao cho phù hợp với tình hình, luật lệ trong khu vực và thế giới; Nhằmthuận lợi hóa cho đầu tư và phát triển KTDL Khánh Hòa đảm bảo cho KTDLvận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Phát triển du lịchchuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,phương pháp quản lý, kinh doanh tiên tiến trên thế giới để nâng cao tínhchuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, bền vững Xây dựng du lịch Khánh Hòa

có thương hiệu mạnh và sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế

1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa

Thứ nhất, mở rộng thị trường du lịch trên cơ sở, đa dạng hóa các loại

hình và sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng du kháchtrong nước và quốc tế

Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới

và trong nước, thị trường khách du lịch của Khánh Hòa hiện nay và đến năm 2020gồm hai nhóm chính: Thị trường khách truyền thống và thị trường khách tiềm năng

Thị trường khách truyền thống trong nước gồm có: Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồngbằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên trong đó Khánh Hòa đặc biệtchú trọng phát triển thị trường khách nội địa từ các tỉnh Tây Nguyên

Thị trường khách truyền thống ngoài nước: Các nước Mỹ, Úc, NhậtBản, Thụy Điển, Hàn Quốc các nước ASEAN, GMS, Nga, Ukraina,Uzbekistan Trong số những thị trường này có thị trường khách Nga thời gianvừa qua đã tăng đột biến

Thị trường khách tiềm năng trong nước của Khánh Hòa gồm có cáctỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Huế, ThanhHóa, các Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ; các Tỉnh miền Tây Nam Bộ

Trang 25

Thị trường khách tiềm năng ngoài nước: Trung Quốc, các khối Bắc Âu,khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân,Canada, khối WTO.

Trong thời gian tới Khánh Hòa giữ vững các thị trường truyền thống,tập trung mở rộng các thị trường tiềm năng Song song với đó, Khánh Hòacũng chủ động đầu tư phát triển du lịch ra các nước trong khu vực và trên thếgiới, để hình thành các tour du lịch quốc tế, sản phẩm du lịch mới độc đáo,hấp dẫn, tham gia vào chuỗi cung cấp giá trị dịch vụ du lịch của khu vực vàthế giới Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, giúp cho khách du lịch KhánhHòa có điều kiện đi các tour du lịch nước ngoài, khám phám những vùng đất,những nền văn hóa mới trên thế giới Hiện Khánh Hòa đã có các tour NhaTrang đi các nước: Singapo, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Inđônêxia,Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước khác

Mở rộng thị trường cũng giúp Khánh Hòa có nhiều tour, tuyến du lịchmới đặc biệt là các tour quốc tế; Nhiều loại hình du lịch mới cũng được hìnhthành như: Du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch công vụ, thăm thân Điềunày góp phần làm phong phú thêm các loại hình du lịch của Khánh Hòa

Thứ hai, chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới để phát

triển KTDL, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, độc đáo, chất lượng cao

Hội nhập là cơ hội để Khánh Hòa đi tắt đón đầu về KH – CN mới đểhiện đại hóa các phân ngành KTDL, đặc biệt là những phân ngành: Kinhdoanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, kinh doanh lưu trú, phát triển điểm,khu du lịch cần nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất của ngành để nâng caochất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củakhách, nhất là khách quốc tế Ứng dụng những công nghệ vật liệu mới để tạo

ra những dịch vụ mới, phát triển các điểm, khu du lịch mới liên hoàn, hiệnđại Khánh Hòa chuyển giao công nghệ của Nhật để xây dựng đường giaothông kết nối các điểm du lịch, xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi

Trang 26

giải trí chất lượng cao, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyêntruyền quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, đưahình ảnh mảnh đất, con người Khánh Hòa đến bạn bè quốc tế.

Thứ ba, xây dựng cơ cấu kinh tế du lịch theo hướng tiến bộ, hợp lý,

từng bước hội nhập với kinh tế du lịch khu vực và thế giới

Cơ cấu KTDL có thể được xem xét từ ba góc độ, đó là cơ cấu ngành;

cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch và cơ cấu về thành phần kinh tế

Về các ngành của KTDL bao gồm: Ngành kinh doanh lữ hành; kinhdoanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyến khách du lịch; kinh doanh pháttriển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác Đảm bảo chocác ngành phát triển cân đối, các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạođiều kiện cho nhau phát triển Sự phát triển của các ngành không chỉ bó hẹptrong phạm vi lãnh thổ Khánh Hòa mà còn mà vươn ra hợp tác với các ngànhKTDL ở các nước trong khu vực và thế giới

Về cơ cấu vùng, lãnh thổ: Khánh Hòa tập trung vào phát triển khônggian du lịch biển - đảo Giới hạn không gian này là dải ven biển từ Vạn Ninhđến Cam Ranh và các đảo ven bờ tỉnh Khánh Hòa Sản phẩm du lịch chủ yếutrong không gian này là khai thác hệ thống tài nguyên biển như: Nghỉ dưỡngbiển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển Ngoài ra, do đặc điểmThành phố Nha Trang nằm trong không gian này, nên Khánh Hòa cũng đangphát triển mạnh các loại hình dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch hội nghị, hộithảo v.v Không gian du lịch sinh thái núi ở phần lãnh thổ phía tây KhánhHòa Sản phẩm đặc trưng trong không gian này là khai thác hệ thống tàinguyên sinh thái núi như: Nghỉ dưỡng núi, tham quan, khám phá, du lịch thểthao leo núi Về không gian du lịch văn hóa; Do đặc điểm tài nguyên du lịchnhân văn được phân bố dải rác trên toàn địa bàn Tỉnh, nên không gian du lịchvăn hóa được tổ chức đan xen vào không gian du lịch biển và không gian dulịch sinh thái, với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm các loại hình du lịch

Trang 27

của địa phương Phát triển KTDL đều giữa các vùng là chủ trương mà KhánhHòa đang hướng tới, tranh thủ những kỳ nghỉ trong năm để tổ chức nhiều sựkiện văn hóa quốc tế trên mỗi không gian một cách hợp lý để thu hút kháchquốc tế Khánh Hòa cũng có thể tổ chức các sự kiện ở nước ngoài để quảng

bá thương hiệu du lịch cho địa phương

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Hiện nay, kinh tế du lịch Khánh Hòa có

sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Mọi thành phần kinh tế đềuđược khuyến khích tham gia hoạt động kinh doanh du lịch nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp của địa phương, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước vàthành phần kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo định hướng dẫn dắt các thànhphần kinh tế khác đi theo đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng Trongquá trình phát triển KTDL, Khánh Hòa cần tôn trọng và tạo điều kiện thuậnlợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranhlành mạnh theo pháp luật; đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các thành phần kinh tế,khuyến khích các DNDL trong nước đầu tư ra nước ngoài

1.2.3 Những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa.

Thứ nhất, là tình hình thế giới, khu vực và trong nước.

Tình hình thế giới trong những năm tới có nhiều diễn biến phức tạp,nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếlớn Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất làgiữa các nước lớn ngày càng tăng Cuộc cách mạng KH - CN, đặc biệt là côngnghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọttrên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia

Trang 28

Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rấtphức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnhthổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiếntranh cục bộ, chiến tranh mạng , tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực

Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh,đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và khu vực

Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, anninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch cónhiều diễn biến phức tạp Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khókhăn, thách thức và còn nhiều biến động khó lường Các quốc gia tham giangày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Biến động của giá

cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công tiếp tục gây ra những hiệuứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới

Khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vịtrí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới Đồngthời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, cónhiều nhân tố bất ổn Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực

và trển Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gặt, phức tạp ASEAN trở thành Cộngđồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúcđẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khókhăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài

Tình hình trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tănglên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền

đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Năm nămtới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồngASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hộinhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước

Trang 29

Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng,nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưavững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao,năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp Bảo vệ chủquyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn Tình hình chínhtrị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định

Tình hình thế giới, khu vực và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ vàkhó khăn thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn,phức tạp hơn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế nói chung và phát triểnkinh tế du lịch nói riêng

Thứ hai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khánh Hòa ảnh hưởng

tới phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Khánh Hoà nằm ở vị trí địa lý từ 11041’53’’ đến 12052’35’’ vĩ độ Bắc và

từ 108040’ đến 109023’24’’ kinh độ Đông Phía bắc Khánh Hoà giáp Phú Yên,phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây giáp Đăck Lăck và Lâm Đồng, phíaĐông giáp biển với đường bờ biển dài 385 km Diện tích tự nhiên là5.217,7 km2, dân số 1.174.100, chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân

số của cả nước, đứng thứ 24 về diện tích và thứ 32 về dân số trong cả nước

Khí hậu Khánh Hoà hết sức đa dạng, vừa chịu sự chi phối của khí hậunhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ônhoà Do có những vùng núi cao trên 1000 m, nên có các đặc trưng của khí hậunhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượngthời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối Nhiệt độ trung bình trong năm là

là 260C Mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh

Với những lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết khí hậu, Khánh Hòa lại đượcthiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều tài nguyên, danh lam thắng cảnh và phân

bố đều khắp ở ba khu vực: Thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và Khukinh tế Vân Phong Dọc bờ biển và thềm ven bờ có những vũng, vịnh, bãi cát

Trang 30

trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh và có cảnh quan đẹp Có thể kể ra một

số vũng, vịnh, bãi biển như: Vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh; Đại Lãnh,Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Tiên, Bãi Sạn, Ngoài ra, khu vực ven bờ còn có 8 cửalạch và nhiều đảo, bán đảo còn nguyên sơ như: Bán đảo Cam Ranh, Hòn Gốm,Hòn Hèo, đảo Hòn Tre, Hòn Mun, đảo Bình Ba,… cùng với quần đảo nổi tiếng

là Trường Sa đã hình thành một hệ thống tài nguyên biển, đảo quý giá, có hệsinh thái đa dạng với các dải san hô đa sắc màu trải dài hàng chục km, cùng vớicảnh quan ven biển, Nha Trang - Khánh Hòa còn có các hồ, thác, đầm, suốikhoáng nóng, kết hợp với núi rừng, đồng bằng tạo nên những cảnh quan môitrường vừa hùng vĩ vừa thơ mộng trữ tình như: Mũi Hời - Cam Lập, bán đảoHòn Gốm, Hòn Hèo… Đây là những điều kiện lý tưởng, thuận lợi để phát triểnkinh tế du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí độc đáo, đadạng, mới lạ, thu hút du khách trong và ngoài nước

Đặc biệt trong những năm gần đây, Nha Trang - Khánh Hòa còn đượcbiết đến như một thành phố của lễ hội, của Festival và các sự kiện lớn về vănhóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch, trở thành địa điểm lý tưởng cho loại hình

du lịch hội nghị, sự kiện, hội chợ triển lãm (gọi tắt là M.I.C.E) và ngày càngkhẳng định ưu thế của mình để phát triển tiềm năng của loại hình du lịch nàycũng như kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc gia vàquốc tế Vì vậy, Nha Trang - Khánh Hòa luôn là điểm ngắm của du khách vàcác cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn làm địa điểm lý tưởng

để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trongnước và quốc tế như: Hội nghị cấp Thứ trưởng ngoại giao ASEAN 2006, Hộinghị Bộ trưởng tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010 và các sự kiện văn hóathể thao lớn khác như: Festval biển theo định kỳ 2 năm một lần; Đua Thuyềnbuồm quốc tế Hồng Kông - Nha Trang; Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008,Hoa hậu Thế giới Người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010… Thu húthằng trăm quốc gia trên khắp các châu lục tham gia Có thể nói, đó là những

Trang 31

tiền đề thuận lợi tạo những lợi thế để Nha Trang - Khánh Hòa có cơ sở đểphát triển các loại hình du lịch trong đó có loại hình M.I.C.E.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 xác định: Khánh Hòa là một trong những địa bàntrọng điểm phát triển du lịch của vùng duyên hải miền trung và của cả nước,một địa bàn có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tuyến điểm du lịchNam Trung Bộ - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung Những nămqua, du lịch Khánh Hòa luôn giữ vai trò là một trung tâm nghỉ dưỡng lớn khu

vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du

lịch ở Khánh Hòa

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển củangành du lịch Khánh Hòa thông qua các nhân tố của HNKTQT:

Một là, Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm ra đờihoạt động du lịch rồi sau đó thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn.Giữa nhu cầu và hiện thực còn tồn tại một khoảng cách nhất định, khoảngcách ấy phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, trình

độ phát triển càng cao thì khoảng cách càng được rút ngắn Sự phát triển của

du lịch còn phụ thuộc vào việc giải quyết các nhu cầu đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi

và các loại hình dịch vụ khác của con người Những bảo đảm thiết yếu nhấtcho khách du lịch như giao thông, thông tin liên lạc, Phải dựa vào một nềnsản xuất xã hội phát triển

Du lịch chỉ phát triển khi mức sống (vật chất và tinh thần) của conngười đạt đến một trình độ nhất định Nhân tố then chốt nhất chính là thunhập Không có mức thu nhập (của cá nhân và xã hội) cao thì không nghĩ đếnviệc nghỉ ngơi - du lịch Các nước có nền kinh tế phát triển, có mức thu nhậpbình quân đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ

Trang 32

Chính vì vậy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới sẽ ảnh hưởngđến lượng khách quốc tế đi du lịch tới Khánh Hòa.

Ba là, Đường lối chính sách

Các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, phải tuân thủ các quyđịnh do các tổ chức quốc tế đưa ra với những ưu đãi về thuế quan, đi lại tạođiều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của con người từ quốc gia này đến quốcgia khác, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển Khi Khánh Hòa tham giaHNKTQT sẽ có cơ hội nhận được sự trợ giúp của các chính phủ, tổ chức quốc

tế về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ để phát triển KTDL

Bốn là, Cơ sở hạ tầng

Về hệ thống và phương tiện giao thông: Cơ sở hạ tầng, mạng lưới vàphương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu, đáp ứng nhucầu đi lại và di chuyển của du khách Chỉ có thông qua mạng lưới giao thôngthuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong

xã hội, các tuyến điểm du lịch mới mau chóng hình thành, phát triển

Về hệ thống cung cấp điện: Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồnnăng lượng cần thiết đảm bảo sinh hoạt tối thiểu của khách du lịch cũng nhưcung cấp năng lượng cho hoạt động dịch vụ kinh doanh du lịch

Trang 33

Về hệ thống cấp thoát nước: Nước là nhu cầu thường trực phục vụkhách tham quan du lịch bao gồm nước sinh hoạt và nước dành cho các ngànhdịch vụ du lịch

Về hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc là một phần quantrọng trong cơ sở hạ tầng, nó là điều kiện cần thiết bảo đảm giao lưu chokhách du lịch trong nước và quốc tế

Như vậy, nhân tố cơ sở hạ tầng đảm bảo tốt sẽ góp phần thúc đẩyKTDL của Khánh Hòa phát triển

Năm là, Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn tài nguyên cung cấp các sảnphẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí,chữa bệnh, mua sắm cho du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sự tiện nghihấp dẫn du khách Hoạt động du lịch của các địa phương, các quốc gia cóphát triển bền vững không, mức độ hấp dẫn du khách như thế nào phụ thuộcrất nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở phục vụ lưu trú ăn uống: Là các cơ sở kinh doanh buồng, giường,hay các căn hộ, nhằm phục vụ khách vãng lai hay khách đến nghỉ ngơi Các

cơ sở lưu trú có thể bao gồm trong đó các cơ sở ăn uống

Mạng lưới thương mại, dịch vụ: Được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầumua sắm của khách du lịch về các loại hàng hóa lưu niệm, thực phẩm, hànghóa chuyên dùng khác

Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí là một

bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đẩy mạnh thuhút khách, tạo nên sự phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần kéodài thời gian lưu trù, chi tiêu của khách

Cơ sở y tế, điều dưỡng: Cơ sở y tế, điều dưỡng tại các điểm du lịch,trung tâm du lịch nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch

vụ bổ sung tại các điểm du lịch Nó bao gồm: Các trung tâm chữa bệnh bằngnước khoáng, bùn, ánh nắng Mặt Trời, các món ăn kiêng, các phòng luyện tập

Trang 34

Ngoài ra còn một số công trình thông tin văn hóa, nghệ thuật và các cơ

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế chung của thờiđại Nó đã đem đến cho du lịch Khánh Hòa những cơ hội để phát triển và hộinhập với thị trường du lịch khu vực và thế giới Phát triển KTDL trong quátrình HNKTQT đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huytiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của KhánhHòa Mà quan trọng hơn là ra tiền đề để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xãhội giữa Khánh Hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới Từ đó tạo ranhững cơ sở, điều kiện để KTDL Khánh Hòa tăng trưởng nhanh và bền vững

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở TỈNH KHÁNH HÒA 2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Khánh Hòa

2.1.1 Thành tựu phát triển kinh tế du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Khánh Hòa thời gian qua

Một là, trong thời gian qua, thị trường khách du lịch của Khánh Hòa

không ngừng phát triển và mở rộng, từng bước hội nhập thị trường du lịchkhu vực và thế giới, các sản phẩm và loại hình dịch vụ du lịch ngày càngphong phú và đa dạng

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi như, dịch bệnh và sự bất ổn chínhtrị diễn ra ở một số nước trên thế giới Nhưng trong những năm qua KTDLcủa Khánh Hòa vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao, thị trường khôngngừng được mở rộng

Tính đến tháng 10-2015, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn tiếp tụcphát triển và mở rộng Trong đó, dẫn đầu là khách Nga chiếm hơn 22,8% tổnglượt khách quốc tế (174.353 lượt khách), tiếp đến là khách Trung Quốc tăngđột biến (132.767 lượt khách) tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2014, chiếm17,3% tổng lượt khách quốc tế, tiếp đến là khách Hàn Quốc: 52.056 lượtkhách, Úc: 33.929 lượt khách, Mỹ: 27.287 lượt khách, Pháp: 18.504 lượtkhách Ngoài ra trong những năm vừa qua số lượng khách Anh, Đức, NhậtBản, Canada cũng đã có mặt ở Khánh Hòa [38, tr.5]

Hiện Khánh Hòa có khoảng 15 DNDL đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu làcác doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; các tour du lịch từ Nha Trang đi một sốnước trong khu vực và trên thế giới cũng đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầucủa khách nội địa Các tour chính như: Nha Trang đi Campuchia, Lào,Mianma, Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Singapo

Trang 36

Năm 2011 lượng khách nội địa từ Khánh Hòa đi các tour quốc tế là 30.329người Năm 2012 là 32.531 người so với năm 2011 tăng 2.292 người bằng7,5% Năm 2013 là 35.972 người so với năm 2012 tăng 3.441 người bằng 10%.Năm 2014 là 40.543 người so với năm 2013 tăng 5.571 người bằng 14% Năm

2015 là 46.978 người so với năm 2014 tăng 6.435 người bằng 16% [38, tr.8].những năm trở lại đây khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của ngườilao động tăng lên, nhu cầu của người dân được vui chơi, giải trí, đi du lịchnước ngoài có chiều hướng tăng Kinh tế du lịch của Khánh Hòa đã bước đầuhội nhập vào thị trường du lịch khu vực và một số nước trên thế giới

Chính nhờ sự duy trì và không ngừng mở rộng thị trường du lịch củaKhánh Hòa trong thời gian qua dẫn đến doanh thu từ ngành du lịch của Tỉnhnăm sau cao hơn năm trước

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 2.252 2.568 3.950 5.991 6.914

2 Tổng lượt khách người 2.180.008 2.317.950 3.000.122 3.590.000 4.071.029

3 Khách quốc tế người 440.390 530.660 708.981 847.000 974.546

Bảng 1: Kết quả doanh thu du lịch và lượng khách đến Khánh Hòa

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa

Theo số liệu thống kê bảng 1 cho thấy doanh thu về du lịch năm sau đềutăng so với cùng kỳ năm trước Nến như doanh thu của ngành du lịch năm

2011 là 2.252 tỷ đồng thì năm 2013 tăng lên 3.950 tỷ đồng và đến năm 2015tăng lên 6.914 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15 - 25% Đặc biệtnăm 2013 là năm đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của Du lịch Khánh Hòa, cácchỉ tiêu đều đạt và vượt xa so với 2012 năm 2013 tổng doanh thu đạt gần 4.000

Trang 37

tỷ đồng (không tính thu nhập xã hội từ du lịch) tăng gần 36%, tổng lượt kháchđạt trên 03 triệu lượt khách tăng 29%, trong đó khách quốc tế đạt gần 710.000lượt tăng 34 % Trong năm 2015, ngành du lịch Khánh Hòa đã đón 4,07 triệulượt khách tăng 1,87 lần so với năm 2011 (2,18 triệu lượt khách), vượt hơn 1,3lần so với kế hoạch đề ra (3,1 triệu lượt khách), với tổng doanh thu đạt gần7.000 tỷ đồng tăng 3,1 lần so với năm 2011 (2.252 tỷ đồng), vượt hơn 1,6 lần

so với kế hoạch đề ra (4.300 tỷ đồng); Hoạt động tổ chức phục vụ khách dulịch bằng tàu biển đang dần hồi phục trở lại Trong năm 2015 đã đón 48 chuyếntầu du lịch tăng 13 chuyến so với năm 2014, tổng lượt khách lên bờ 47.000 lượtkhách tăng hơn 16.300 lượt khách so với năm 2014.[38, tr.4]

Cùng với việc duy trì và mở rộng thị trường, thời gian qua các loại hình

và sản phẩm du lịch đã từng bước được đa dạng hóa, đồng thời nâng cao chấtlượng dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch Ngoài các sản phẩm đang khaithác như: Các tuyến du lịch sinh thái núi, nghỉ mát, thể thao leo núi, du lịchđồng quê, thăm quan lễ hội, còn có nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới.Giai đoạn (2011-2015) Khánh Hòa phát triển được 12 sản phẩm du lịchmới Năm 2011 phát triển được 01 sản phẩm đó là dịch vụ dù lượn trênbiển Năm 2012 phát triển được 02 sản phẩm đó là: Dịch vụ mô tô nước,biểu diễn cá heo ở khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Năm 2013 phát triểnđược 03 sản phẩm đó là: Dịch vụ lặn biển xem san hô, dịch vụ tắm bùn,khoáng nóng ở Thác Bà, xem sinh vật biển bằng tầu đáy kính Năm 2014phát triển được 03 sản phẩm đó là: Tour Đảo Yến Đông Tằm, khu du lịchHòn Tằm, khu nghỉ dưỡng I-resort Năm 2015 phát triển được 03 sản phẩm

đó là: Đi bộ dưới đáy biển, trò chơi bay nhào lộn trên mặt nước, công viênnước I-resort, [38, tr.6]

Các khu vui chơi giải trí lớn không ngừng đầu tư nâng cấp các sản phẩm mới phục vụ du khách, như Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã đưa biểu diễn cá heo vào phục vụ du khách; Khu Du lịch Hòn Tằm đã đưa vào

Trang 38

phục vụ dịch vụ đi bộ dưới đáy biển, tour trọn gói và thưởng thức dịch vụ, buffet trên đảo; Khu du lịch sinh thái Đảo Yến Đông Tằm đưa vào khai thác nhà hàng và Tour đảo Yến Đông Tằm; Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I- resort Nha Trang đã đưa Công viên nước khoáng I-resort vào hoạt động từ ngày 01- 01- 2016

Các khu mua sắm lớn đáp ứng nhu cầu mua sắm cao cấp của khách du lịchtrong và ngoài nước được hình thành như siêu thị Big C, Maximax, Coop Mart,Nha Trang Center và nhiều cửa hàng trên các tuyến đường của TP Nha Trang

Các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao trên biển, gồm dù lượn, du lịchbằng thuyền buồm, xem sinh vật biển bằng tàu đáy kính, du lịch lặn biển vàhiện đang thử nghiệm trò chơi bay nhào trên mặt nước bằng thiết bị áp suấtnước, đi bộ dưới đáy biển

Ngoài các chương trình đã được tổ chức tại các điểm ca nhạc, câu lạc

bộ, các sân khấu nhỏ, chương trình nghệ thuật đường phố biểu diễn vào cácđêm thứ Bảy, Chủ nhât hằng tuần; từ năm 2014 đã đưa các Chương trình nghệthuật tuồng, dân ca, múa rối nước, nhạc cụ dân tộc tại Nhà hát nghệ thuậttruyền thống, Trung tâm Văn hóa Tỉnh tại 46 Trần Phú để tổ chức phục vụnhân dân và khách du lịch

Hai là, trong những năm qua Khánh Hòa đã tích cực trong tiếp nhận

công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch độcđáo, chất lượng cao

Tận dụng những cơ hội mà HNKTQT mang lại, trong thời gian quaKhánh Hòa đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào ngành KTDL Từ đó,

đã tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn cùng với những dịch vụ tiện ích đápứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước

Một số công trình dịch vụ du lịch biển đã áp dụng công nghệ hiện đạicủa Nhật Bản để xây dựng như: Nhà kính ở hồ cá Trí Nguyên, khu du lịchthủy cung ở Vinpearl, đã tạo ấn tượng tốt cho du khách Ngoài ra, công nghệ

Trang 39

vật liệu composite cũng đã được một số DNDL ở Nha Trang sử dụng để chếtạo các phương tiện vận chuyển khách và quan sát các rạn san hô qua đáykính Cũng với công nghệ của Nhật Bản Nha Trang đã áp dụng xây dựngtuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á vận chuyển khách du lịch từđất liền ra đảo Vinpearl.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tiếp tục phát triển theo hướng đầu tưchiều sâu và quy mô lớn Nhiều cao ốc hiện đại đã và đang xây dựng áp dụngcông nghệ mới của các nước tiến tiến trên thế giới như: Khách sạn BestWestern Premier Havana Nha Trang, Intercontinental Nha Trang, MườngThanh Nha Trang, Galliot, Galina, Liberty Central Nha Trang, Legend Sea

Bảng 2: Hệ thống cơ sở lưu trú của Khánh Hòa

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa

Theo số liệu bảng 2 cho thấy cũng do áp dụng công nghệ xây dựng mới

mà số cơ sở lưu trú của Khánh Hòa tăng nhanh qua các năm đặc biệt là giaiđoạn 2012 - 2015 tăng rất mạnh Năm 2012 Khánh Hòa có 511 cơ sở lưu trúvới 12.700 phòng so với năm 2011 tăng 8 cơ sở tương ứng với 652 phòngbằng 1,5%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 32 cơ sở tương ứng với 2.249

Trang 40

1.364 phòng bằng 6%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 39 cơ sở tương ứngvới 4.104 phòng bằng 6,7%

Chất lượng phòng cũng không ngừng tăng Năm 2012 Khánh Hòa có 84khách sạn chuẩn 1*- 5* với 6.215 phòng so với năm 2011 tăng 8 cơ sở tươngứng với tăng 652 phòng hạng sao bằng 13%; năm 2013 so với năm 2012 tăng

31 cơ sở tương ứng với tăng 705 phòng bằng 11%; năm 2014 so với năm 2013tăng 16 cơ sở tương ứng với tăng 603 phòng bằng 8%; năm 2015 so với năm

2014 tăng 22 cơ sở tương ứng với tăng 1.177 phòng bằng 15% Tính đến tháng12/2015, trên địa bàn Tỉnh có khoảng 615 cơ sở lưu trú, trong đó có 61 kháchsạn hiện đại từ 3 sao đến 5 sao, với hơn 6.600 phòng, có những hội trường, sânkhấu lớn có sức chứa từ 1.000 - 7.500 chỗ Dự kiến trong năm 2016, sẽ đưavào hoạt động khoảng 07 khách sạn với quy mô từ 4 - 5 sao, tương ứng với3.000 phòng (Vinpearl:1.500 phòng, Mipec Hotel: 300 phòng, Mường Thanh:

168 phòng và 700 căn hộ, Fusion: 350 phòng, Riviera: 156…) [38, tr.7]

Ngày đăng: 01/10/2016, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ bảo vệ tại Học viên Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Trần Xuân Ảnh
Năm: 2011
2. Trần Xuân Cảnh (2001), Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 123, tháng 1/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
Tác giả: Trần Xuân Cảnh
Năm: 2001
4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa (2015), Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2015
5. Hồ Viết Chiến (2003), Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay
Tác giả: Hồ Viết Chiến
Năm: 2003
6. Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An
Tác giả: Hoàng Đức Cường
Năm: 1999
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Chỉ thị số 40/CT-TƯ ngày 19/10/1999 của BCHTW khoá VII “Về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/CT-TƯ ngày 19/10/1999 của BCHTW khoá VII “Về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1999
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XV, Nxb Khánh Hòa, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XV
Nhà XB: Nxb Khánh Hòa
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, Nxb Khánh Hòa, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI
Nhà XB: Nxb Khánh Hòa
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII, Nxb Khánh Hòa, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII
Nhà XB: Nxb Khánh Hòa
15. Mai Văn Điệp (2006), Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay
Tác giả: Mai Văn Điệp
Năm: 2006
16. Nguyễn Văn Định (2003), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, chủ động hội nhập du lịch quốc tế”, Tạp chí du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, chủ động hội nhập du lịch quốc tế”
Tác giả: Nguyễn Văn Định
Năm: 2003
17.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, (2008), Giáo trình kinh tế du lịch Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2008
18. Nguyễn Huy Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Huy Giáp
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
19. Bùi Thu Hằng (2004), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch ở An Giang
Tác giả: Bùi Thu Hằng
Năm: 2004
20. Phan Quang Huy (2002), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, "Tạp chí du lịch Việt Nam
Tác giả: Phan Quang Huy
Năm: 2002
21. Phạm Quang Hưng (2004), Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Quang Hưng
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w