1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG THẾ TRẬN LÒNG dân TRONG bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN đảo ở TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

98 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 702 KB

Nội dung

Nhân dân có vai trò rất to lớn trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định: quần chúng nhân dân quyết định sự phát triển của xã hội, chính nhân dân lao động là người làm nên lịch sử. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, những thắng lợi vẻ vang của ông cha ta từ xưa đến nay đều dựa trên sức mạnh của nhân dân và khẳng định phải biết “lấy dân là gốc”. Cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người là “Dân là gốc nước”.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở TỈNH KHÁNH HÒA

1.1 Một số vấn đề lý luận về thế trận lòng dân trong bảo vệ

chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay 111.2 Thực trạng thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền

biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay 29

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY

DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở TỈNH KHÁNH HÒA

2.1 Yêu cầu xây dựng thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ

quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay 462.2 Một số giải pháp cơ bản xây dựng thế trận lòng dân trong

bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay 52

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 89

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân dân có vai trò rất to lớn trong sự tồn tại và phát triển của xã hội.Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: quần chúng nhân dân quyết định sựphát triển của xã hội, chính nhân dân lao động là người làm nên lịch sử Lịch

sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, những thắnglợi vẻ vang của ông cha ta từ xưa đến nay đều dựa trên sức mạnh của nhândân và khẳng định phải biết “lấy dân là gốc” Cội nguồn của tư tưởng Hồ ChíMinh và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người là “Dân là gốcnước” Người thường nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dânliệu cũng xong” Nhân dân có trí tuệ và sức mạnh vô tận, lực lượng nhân dân lànhân tố quyết định nhất để thực hiện mọi công việc của cách mạng sức mạnh đóhội tụ ở “Lòng dân” “Lòng dân” thể hiện ở tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tựtôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù, tinh thầnchịu đựng khó khăn, gian khổ, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chiếnđấu cao, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp chung Trong bảo vệ Tổ quốc, dựa vàonhân dân là một đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của cuộc đấu tranh Tuy nhiên,những yếu tố trên phải được định hướng, quy tụ, được chăm lo xây dựng, pháthuy trên cơ sở sự lãnh đạo và quản lý tập trung, thống nhất theo một mục tiêuxác định Chỉ có như vậy TTLD mới vững chắc, trường tồn, trở thành bức tườngthành vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Từ khi mới thành lập và trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạngViệt Nam, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng TTLD, củng cố, xây dựng mốiquan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân Cách mạng Việt Nam giành đượcnhững thắng lợi vĩ đại trong hơn tám thập kỷ qua là nhờ sức mạnh của nhân

dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của TTLD, không có sự đồng tình ủng hộ, sự

đoàn kết thống nhất, những hy sinh to lớn của nhân dân không thể có thắnglợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và những thành tựu của công cuộc đổimới như hiện nay

Trang 4

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương khóa

X đã khẳng định: “Chú trọng xây dựng TTLD làm nền tảng phát huy sức

mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếptục khẳng định: “… xây dựng TTLD vững chắc trong thực hiện chiến lượcbảo vệ Tổ quốc” Điều này cho thấy, xây dựng TTLD nói chung, TTLD trongbảo vệ chủ quyền biển, đảo tỉnh Khánh Hòa nói riêng là vấn đề cơ bản, lâudài, mang tính chiến lược của Đảng ta

Vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa có vị trí chiến lược về kinh tế, chínhtrị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hết sức quan trọng Tình hình mọi mặttrên vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa đặc biệt là quần đảo Trường Sa - vùngđất thiêng liêng - điểm cực đông của Tổ quốc đang xuất hiện nhiều tìnhhuống liên quan trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia, CQBĐ của Tổquốc, trong khi đó các LLVT nhân dân, quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh

và trên vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa thường xuyên phải đối mặt với cáctình huống về an ninh, quốc phòng mà chỉ riêng các LLVT địa phương, quânđội khó có thể giải quyết được

Thế trận lòng dân trên cả nước nói chung, ở tỉnh Khánh Hòa nói riêngluôn được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng và đã đạt được những kếtquả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc.Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên TTLD trên vùng biển,đảo tỉnh Khánh Hòa vẫn còn những hạn chế, đồng thời cũng đang gặp phảikhông ít khó khăn, bất cập, cả những nguy cơ, thách thức mới đang đặt ra đối

với việc xây dựng TTLD ở đây Đặc biệt, diễn biến phức tạp của tình hình Biển

Đông thời gian qua, sự chống phá, chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch

đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới niềm tin của nhân dân, sức mạnhcủa TTLD trên địa bàn

Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng TTLD trong bảo vệchủ quyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn

vấn đề: “Xây dựng thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài

* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc XHCN

Viện KHXHNVQS, Một số vấn đề về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện mới Nxb QĐND Hà Nội, 2002 Viện KHXHNVQS, Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận và

thực tiễn Nxb QĐND Hà Nội, 2003 Viện KHXHNVQS, Bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam XHCN trong thời kỳ đổi mới Nxb QĐND Hà Nội, 2010.

* Nhóm công trình nghiên cứu học thuyết của V.I Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN; tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, về bảo vệ Tổ quốc XHCN Tiêu biểu như:

Viện KHXHNVQS, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN Nxb QĐND Hà Nội, 2007 Viện KHXHNVQS, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước, đi đôi với giữ nước Nxb QĐND Hà Nội, 2004 Viện KHXHNVQS, Học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của V.I Lênin - Giá trị lịch

sử và hiện thực Nxb CTQG Hà Nội, 2011.

Một số công trình nghiên cứu về quân đội nhân dân, xây dựng các LLVT

nhân dân vững mạnh về chính trị Tổng cục Chính trị, Xây dựng nền tảng chính trị - xã hội của LLVT nhân dân trong thời kỳ mới Nxb QĐND Hà Nội,

2003 Viện KHXHNVQS, Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Nxb QĐND Hà Nội, 2007.

Một số công trình nghiên cứu về xây dựng và động viên sức mạnhchính trị - tinh thần trong công cuộc giữ nước của dân tộc ta; xây dựng ýthức bảo vệ Tổ quốc XHCN; xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần củaquân đội, nhân dân sẵn sàng đánh thắng chiến tranh công nghệ cao của chủ

nghĩa đế quốc chống Việt Nam Viện KHXHNVQS, Xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam Nxb CTQG HN 2009 Viện KHXHNVQS, Xây dựng chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta sẵn sàng đánh thắng cuộc tiến công

Trang 6

hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao của Mỹ đối với Việt Nam Nxb QĐND.

Hà Nội, 2002 Lê Minh Vụ (chủ biên), Chuẩn bị và động viên chính trị tinh thần của nhân dân và quân đội nhằm đánh thắng chiến tranh kiểu mới của địch Nxb QĐND Hà Nội, 2006 Phùng Khắc Đăng (chủ biên), Một số vấn đề về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới Nxb QĐND Hà Nội, 2006 Lê Minh Vụ (chủ biên), Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ mới.

-Nxb CTQG Hà Nội, 2009 Lê Minh Vụ (chủ biên), Nguyễn Bá Dương

(đồng chủ biên), Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của người dân Việt Nam - định hướng và giải pháp Nxb QĐND Hà Nội, 2011.

* Nhóm công trình nghiên cứu về thế trận lòng dân trong công cuộc giữ nước của dân tộc ta (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX); một số bài báo nghiên cứu

về xây dựng thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ, trong sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc hiện nay:

Nguyễn Mạnh Hưởng, TTLD của nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân ở nước ta hiện nay, in trong sách: Tạp chí giáo dục lý

luận chính trị quân sự với công tác tư tưởng - lý luận trong quân đội Nxb

QĐND Hà Nội, 2003, trang 229 - 234 Viện KHXHNVQS, TTLD trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam Nxb QĐND Hà Nội, 2007 Dương Văn Thực, TTLD trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Báo Quân đội

nhân dân điện tử, thứ hai, ngày 13/6/2011 22:2’( GMT+ 7) Trần Đức Xê,

Xây dựng “thế trận lòng dân” trọng tâm của xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần trong khu vực phòng thủ Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử Chủ

-nhật, ngày 31/7/2011- 10: 19’ 17

* Những công trình đề cập chung đến biển, đảo Việt Nam có các tác phẩm: Ban Tuyên giáo Trung ương, Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Tác

phẩm này đã đề cập đến vị trí vai trò tiềm năng của biển và kinh tế biển ViệtNam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đồng thời tác phẩm đề cậpđến bảo vệ quốc phòng - an ninh trên biển Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao

Trang 7

(1998), Một số suy nghĩ về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và quốc phòng trên biển Phụ lục giáo trình về nâng cao năng lực quản lý biển Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội, 2007, Biển và hải đảo Việt Nam.

Tác phẩm đề cập một số nhân tố mới về phát triển kinh tế biển Việt Nam

Viện Đông Nam Á, Biển với người Việt cổ, Nhà xuất bản Văn hóa thông

tin, Hà Nội, 1996 Tác phẩm đề cập khái quát lịch sử cổ xưa cái nhìn vềbiển của Việt Nam và quá trình khai thác tài nguyên biển của người Việt

Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Người Việt với biển Nhà xuất bản Thế giới,

lệnh Hải quân Liên Xô đã chỉ rõ, thực chất quyền lực trên biển của nhà nước

là biết lợi dụng có hiệu quả nhất khả năng trên các biển của thế giới để phục

vụ cho lợi ích quốc gia

Khai thác trên mạng Internet, còn khá nhiều các bài viết của các tác giảnước ngoài đề cập đến các khía cạnh khác nhau về vấn đề tăng cường khảnăng phòng thủ trên biển của nhiều quốc gia trên thế giới Trong số đó, đángchú ý là các bài: Tống Yên Hung (1998) với “Trung Quốc lập pháp biển từngbước dồn ép các nước”; Vijay Sakhuja (2001) với “Sức mạnh kinh tế biển củaTrung Quốc”; Andrew Kennedy (2003) với “Tình hình an ninh ở khu vựcBiển Đông”; James A.Boutilier (2003) với “Bức tranh về xung đột và hợp tác

ở khu vực biển châu Á”; A.Stalbov (2005), “Hoạt động kinh tế - quốc phòngcủa Nga trong việc khai thác vùng biển khu vực”

Tất cả các bài viết tập trung bàn về vấn đề an ninh, xung đột chủ quyềnbiển và xu hướng hợp tác, tăng cường sức mạnh quân sự trên biển

Trang 8

Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa họccác cấp được công bố đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan

đến biển, đảo; liên quan đến nội dung xây dựng TTLD trong sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc XHCN Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vềxây dựng TTLD trên một địa bàn tỉnh có đặc thù về kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại như biển, đảo tỉnh Khánh Hòa Vì

vậy, đề tài là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, có thể kế thừa nhữngnội dung nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài, nhưng khôngtrùng lặp với các công trình khoa học, luận án, luận văn đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn TTLD

trong bảo vệ CQBĐ, đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng TTLD trong

bảo vệ biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

* Nhiệm vụ của đề tài

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về TTLD trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh

Khánh Hòa

- Đánh giá thực trạng TTLD bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa

- Đề xuất yêu cầu, những giải pháp cơ bản xây dựng TTLD bảo vệ

CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa

hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận - thực tiễn về TTLD trong

bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa bao gồm hoạt động của cấp

ủy, chính quyền, nhân dân các huyện, thành phố, huyện đảo Trường Sa vàcác hoạt động của các cấp, các ngành, các LLVT nhân dân thuộc địa bàntỉnh Khánh Hòa

Trang 9

Số liệu, tư liệu phục vụ cho đề tài giới hạn chủ yếu từ năm 2007 (bắt đầutriển khai thực hiện Nghị quyết TW4 Khóa X của Đảng về “Chiến lược biểnViệt Nam đến năm 2020”) đến 2014

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Cơ sở lý luận:

Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ

Tổ quốc XHCN, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc XHCN

Cơ sở thực tiễn:

Cơ sở thực tiễn của đề tài bao gồm thực tiễn hoạt động của Đảng, Nhànước, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, ở cáccấp, các ngành, các LLVT nhân dân, quân đội nhân dân và của nhân dân tỉnhKhánh Hòa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN trong những năm qua.Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu các kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta về

xây dựng TTLD trong sự nghiệp giữ nước Những tư liệu, số liệu mà tác giả

nghiên cứu, khảo sát ở tỉnh Khánh Hòa trong quá trình thâm nhập thực tế Tácgiả sử dụng các nguồn tư liệu, tài liệu đó để nghiên cứu, luận giải những nộidung nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Đồng thời, tác giả sử dụngtổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháplogic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê, trừu tượng hóa, kháiquát hóa, phương pháp điều tra xã hội học … để thực hiện các nhiệm vụ của

đề tài đặt ra

Trang 10

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoahọc cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan ở các cấp, cácngành, các đơn vị quân đội, LLVT nhân dân tiến hành xây dựng TTLDbảo vệ chủ quyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cáctỉnh ven biển nói chung, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo

Tổ quốc Việt Nam XHCN

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu,tham khảo trong học tập và giảng dạy cũng như tuyên truyền về bảo vệ chủquyền biển, đảo trong các đơn vị LLVT và với nhân dân

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần Mở đầu, 2 chương (4 tiết) kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phần phụ lục

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

Ở TỈNH KHÁNH HÒA HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề lý luận về thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

1.1.1 Quan niệm thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

* Đặc điểm vùng biển, đảo của tỉnh Khánh Hòa

Điều kiện tự nhiên

Khánh Hòa nằm ở vị trí cực Đông của đất nước, trải dài theo hướng Bắc Nam trên 120 km theo đường chim bay, bờ biển dài 385 km, có gần 200 đảo lớnnhỏ gần bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa Đặc biệt, có

-3 vịnh nổi tiếng là vịnh Vân Phong nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 80

km về phía Bắc Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 32

km, chiều rộng 16 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độsâu từ 18 - 20mvà thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốtnhất Đông Nam Á trước đây được sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳrồi Liên Xô (sau này là Nga) Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhấtthế giới Tiếp đó là bãi biển Nha Trang dài 7 km

Khánh Hòa có diện tích 5.217,6 km2, dân số 1.167.744 người (năm2010) Địa giới tỉnh kéo dài từ vĩ độ 11055’00’N đến vĩ độ 12054’00’B, phíabắc giáp tỉnh Phú Yên; tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng; nam giáp tỉnh NinhThuận và phía đông là biển Đông Đây là vị trí thuận lợi để tiến ra biển trongkhai thác nguồn lợi và lùi lại có thể trấn giữ dải lãnh thổ ven biển và hải đảo.Khánh Hòa hiện nay bao gồm hai thành phố trực thuộc (Nha Trang, CamRanh), một thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, KhánhVĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa), trong đó có 6/9 đơn vị hành chínhvới 48/138 xã, phường tiếp giáp biển

Trang 12

Huyện đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Namtrên biển Đông với diện tích 180.000km2, gồm hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi đángầm và bãi đá san hô Tiềm năng vô cùng phong phú về hải sản, khoáng sảncùng với giá trị chiến lược về hàng hải và quốc phòng - an ninh đang là lợi thế

to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa

Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo địa phận Tỉnh,nối Khánh Hòa với các tỉnh, thành phố trong cả nước Quốc lộ 26 nối KhánhHòa với các tỉnh Tây Nguyên Tỉnh lộ 723 nối Khánh Hòa với Lâm Đồng.Nhiều cảng biển nước sâu như: cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảngNha Trang, cảng Cam Ranh…có vai trò vừa là cảng trung chuyển thương mạiquốc tế, vừa là vị trí chiến lược hết sức quan trọng cho thế trận quốc phòngtrên biển của nước ta

Khánh Hòa là một địa phương được Đảng, Nhà nước giao trọng tráchxây dựng các mô hình thí điểm về khu kinh tế biển, khu kinh tế - quốc phòngtrên biển Vì vậy, mọi chủ trương biện pháp đều là mới mẻ, chưa có tiền lệ,chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh.Biển Khánh Hòa là vùng biển có tranh chấp, cơ chế quản lý của Nhà nướcchưa hoàn thiện, còn chồng chéo, gây khó khăn nhất định cho quá trình quản

lý và lãnh đạo phát triển kinh tế biển của tỉnh

Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Khánh Hòa là1.156.903 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 222 Người/km²

Khánh Hòa là địa phương có rất nhiều dân tộc sinh sống với 32 dân tộctrên địa bàn tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3% sống phân bố đều khắphuyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng,

Trang 13

thành phố, thị xã, thị trấn Dân tộc Raglai chiếm 3,4% sống tập trung chủ yếu

ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh trong các bản làng (palây) Dân tộc Hoachiếm 0,86% sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng.Các nhóm chính khác gồm Cơ - ho chiếm 0,34%, Ê-đê chiếm 0,25% Ngoài

ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm Người Chăm là cư dân bảnđịa ở Khánh Hòa

Khánh Hòa có 293.280 người có tín ngưỡng chiếm 28,7% dân số toàntỉnh, nhiều nhất là Phật giáo 180.503 người, chiếm 17,6%; Công giáo97.518 người, chiếm 9,6%, còn lại là Tin Lành 0,7%, Cao Đài 0,7%; cáctôn giáo khác 0,1% Phật giáo tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (50,4%);Công giáo, Cao Đài tập trung ở Cam Ranh; Tin Lành tập trung ở KhánhVĩnh Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa riêng làm giàucho nền văn hóa chung của tỉnh nhưng cũng là đặc điểm ảnh hưởng rất lớncho việc xây dựng TTLD ở đây

Trên vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa hiện nay, do vị thế đặc biệt quantrọng về quốc phòng - an ninh nên là một vùng có nhiều đơn vị quân đội đóngquân Đó là Học viện Hải quân, Trường Sỹ quan Thông tin, Trường Sỹ QuanKhông quân, Vùng Bốn Hải quân và các đơn vị trực thuộc như các đơn vịbinh chủng hợp thành, lữ đoàn tàu chiến, Hải quân đánh bộ… và nhiều đơn vịthuộc các quân, binh chủng khác như Sư đoàn 377 - Quân chủng Phòngkhông - Không quân, Sư đoàn 305 Thông tin - Quân khu V Bộ đội Biênphòng, Cảnh sát Biển… Cùng với lực lượng bộ đội địa phương được tổ chức

từ cấp tỉnh đến các thành phố, các huyện và dân quân, tự vệ rộng khắp, trênvùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa còn có hàng chục vạn ngư dân với hàng ngàntàu thuyền thường xuyên hoạt động trên biển… tạo nên thế trận quốc phòngtoàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển; mặt khác, đây cũng

là sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển truyền thống vàvùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Ngày nay, vùng biển, đảo tỉnh khánh Hòa vẫn là nơi đang diễn ranhững tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền nhất là quan hệ giữa

Trang 14

Việt Nam và Trung quốc; nơi tiềm ẩn những bất trắc khó lường, tháchthức, đe dọa đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, sự an ninh củanước ta trên biển và từ hướng biển Vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa vẫnphải đang đối mặt với những hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích của

Tổ quốc, như các hoạt động thăm dò dầu khí, xâm nhập, lấn chiếm biển,đảo … gây ra tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với một

số nước, đồng thời cũng là vùng đặc biệt phức tạp, thường xuyên diễn ratình trạng buôn lậu trên biển, hoạt động của tội phạm

Hướng ra biển, tiến ra biển đã và đang trở thành xu thế chung của thếgiới và của khu vực Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương Do lợiích về KT-XH, chính trị, quốc phòng, an ninh mà biển đem lại cho cácquốc gia ngày càng lớn và đa dạng, nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn vềquyền lợi giữa các nước có biển và những nước không có biển, gây ranhững tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền, quyền chủ quyền,quyền tài phán và lợi ích trên biển

Từ những phân tích trên càng khẳng định vị thế đặc biệt quan trọng củavùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàndân, thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển, sẵn sàngđánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, ngăn chặncác hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, vùng biển, đảo của Tổ quốc

* Nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam là bảo vệ quyền sở hữu, quản lý,

sử dụng và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo theo luật pháp của ViệtNam và tuân theo luật pháp quốc tế Biển, đảo là bộ phận không thể tách rờicủa lãnh thổ Việt Nam Điều 3 Luật biển Việt Nam (21/6/2012) khẳng định:

“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền vàquyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật ViệtNam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa XHCN ViệtNam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Trang 15

năm 1982” Điều 19 cũng khẳng định: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền củaViệt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”

Từ mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ cần hiểu rõ một số khái niệm:

Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh

thổ của mình Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc giađược thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó

Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ

sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằmthăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vìmục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong

việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như:cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảonhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụngcác đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo

vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địacủa quốc gia đó.[2]

Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyềntài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường

để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn Bên cạnh đó, trong khi chủquyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia

có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi màquốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàuthuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biểnthuộc chủ quyền của một quốc gia khác)

* Quan niệm thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam đãchứng kiến: thế trận toàn dân giữ nước bao hàm thế trận trên các lĩnh vực như

Trang 16

kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao, cả trên lĩnh vực hoạt động vậtchất và trên lĩnh vực hoạt động tinh thần của toàn thể dân tộc Thế trận toàndân giữ nước ấy huy động toàn thể dân tộc, mọi con dân đất Việt tất cả cácvùng miền của Tổ quốc, trên cơ sở những yếu tố mang bản chất truyền thốngcủa người Việt là lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc Trong điềukiện một nước quân không đông, tiềm lực kinh tế không mạnh, vũ khí khônghiện đại so sánh tương quan lực lượng với kẻ thù còn thua kém nhiều mặt, thườngphải “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, thì không còn cách nào khác phảiphát huy cao nhất sức mạnh chính trị - tinh thần, dựa chắc vào đó mà xây dựngthế trận toàn dân giữ nước, nhờ đó mới tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn hẳn kẻthù để giữ nước thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Toàn dân ViệtNam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: quyết không chịumất nước Chỉ có một mục đích: kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lậpcho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng chungquanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyết đến mức nào, đụng đầu nhằm bứctường đó, chúng cũng phải thất bại”[29].

Lòng dân bao gồm nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chí chiến đấu vì độclập của toàn dân tộc, trong đó cốt lõi và bao trùm nhất là lòng yêu nước, tinhthần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của Tổ quốc.Các yếu tố đó được các lực lượng đại biểu lợi ích của dân tộc khơi dậy, quy tụ,phát huy, tạo nên nền tảng chính trị - tinh thần vững chắc, cho phép huy độngsức mạnh tổng hợp của cả dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giữ nước

Cội nguồn sâu xa của TTLD là lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,

ý chí tự lực, tự cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù, tinh thần sẵn sàng

hi sinh vì nghĩa lớn, vì độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Đóchính là nguồn gốc, động lực tạo nên bản lĩnh, khí phách, truyền thống anhhùng của nhân dân ta, dân tộc ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Vì vậy, TTLD trong bảo vệ CQBĐ là nền tảng chính trị - tinh thần củanền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, của tiềm lực quốcphòng của đất nước, phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân vì sự

Trang 17

nghiệp bảo vệ vững chắc CQBĐ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng khẳng định: “Giữ vững an ninh nội địa, giải quyết kịp thời các mâuthuẫn, tranh chấp trong nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó Quân đội nhân dân và Công annhân dân là nòng cốt” [14 Tr.190]

Với cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu của nhân dân được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội khơi dậy, quy tụ, phát huy, tạo nên nền tảng chính trị - tinh thần vững chắc, cho phép huy động sức mạnh tổng hợp của địa phương vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo quê hương.

Thế trận lòng dân trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh khánh Hòa là một tổ hợp cácthành tố, các bộ phận cấu thành rất phong phú, đa dạng tạo nên một chỉnh thể.Với cách tiếp cận theo nội dung thì những yếu tố cấu thành TTLD trong bảo vệCQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa bao gồm:

Một là, nhận thức, tinh thần yêu nước của nhân dân trong bảo vệ CQBĐ

Trong nội hàm của TTLD thì lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ýthức tự lực, tự cường của nhân dân ta, đó là nền tảng, nguồn gốc, động lực củathế trận toàn dân bảo vệ Tổ quốc Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiếnđấu của toàn dân được củng cố, giữ vững và nâng cao là cơ sở có ý nghĩa quyếtđịnh để huy động toàn dân tham gia giữ nước, xây dựng nền quốc phòng toàndân, thực hiện khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân giữ nước Đó là bíquyết giữ nước của dân tộc Việt Nam Vì thế, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết,

ý chí chiến đấu của toàn thể nhân dân - “lòng dân”, là nhân tố nền tảng tạo nênsức mạnh vô địch của sự nghiệp bảo vệ CQBĐ

Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu của toàn thể nhân dân

là những phẩm chất quý báu đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Namcũng như của nhân dân Khánh Hòa Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chíchiến đấu của toàn dân trong việc bảo vệ và khẳng định mình trước cộng đồngnhân loại, trước các thế lực ngoại bang bắt nguồn từ chính điều kiện KT-XH,truyền thống lịch sử và tầng sâu văn hóa dân tộc ở tỉnh Khánh Hòa

Trang 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: lòng yêu nước, sự đoàn kết củatoàn dân là một lực lượng vô địch trong sự nghiệp giữ nước Việt Nam Ngườiviết: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng tolớn, không ai thắng nổi Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quânNguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ Nhờ lực lượng ấy màchúng ta cách mạng thành công, giành được độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sứckháng chiến của ta càng ngày càng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân taquyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết mộtlòng đánh tan quân giặc cướp nước Nhờ lực lượng ấy mà với gậy tầm vông vàsúng hỏa mai lúc đầu, chúng ta đã liên tiếp thắng địch”.[30 Tr.281, 282]

Khánh Hòa là một phần của đất nước Việt Nam, nhân dân Khánh Hòa làmột phần máu thịt của dân tộc Việt Nam Sự nhận thức rõ CQBĐ, với một ýthức rõ ràng, đầy đủ từng vùng biển, từng hòn đảo, tình yêu vô bờ bến đối vớibiển, đảo quê hương, đất nước đã trui rèn nên ý chí quật cường, quyết tâmchiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống của mình là một nội dung cốtlõi, một phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta nói chung và của nhân dân KhánhHòa nói riêng Tinh thần yêu nước và ý chí quật cường ấy mỗi khi đất nướclâm nguy lại bùng lên, tạo nên bức thành vững chắc bảo vệ CQBĐ Tổ quốc.Tinh thần và ý chí ấy đã trở thành truyền thống quý báu của những người conmang trong mình dòng máu Lạc Hồng V.I.Lênin đã khẳng định: Trong mọicuộc chiến tranh “rốt cuộc” thắng hay bại phụ thuộc vào tâm trạng của quầnchúng đang đổ máu trên chiến trường Nhưng ở Việt Nam, nguyên lý ấy cònđược bổ sung thêm rằng: thắng hay bại của sự nghiệp toàn dân bảo vệ Tổquốc “rốt cuộc” phụ thuộc vào “lòng dân”

Hai là, sự thống nhất nhận thức của nhân dân về nhiệm vụ, quyền lợi và

nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng của TTLD trong bảo vệ CQBĐ Bởi vì,sức mạnh bảo vệ CQBĐ chỉ có thể được phát huy cao độ, biến thành sứcmạnh vật chất khi mỗi người dân thực sự nhận thức một cách sâu sắc vềnhiệm vụ bảo vệ CQBĐ

Trang 19

Đó là sự hiểu biết về truyền thống, kinh nghiệm bảo vệ CQBĐ của chaông trong lịch sử dựng nước và giữ nước, về mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa, nộidung, nguyên tắc, phương thức bảo vệ CQBĐ của quân và dân ta, nhữngchiến công, tấm gương anh dũng của quân và dân ta trong nhiệm vụ bảo vệCQBĐ Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Namnói chung, biển, đảo tỉnh Khánh Hòa nói riêng trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc Cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin về tình hình biển, đảo, nhữngkhu vực biển, đảo đang còn tồn tại tranh chấp về chủ quyền giữa các nướctrong khu vực; những chứng cứ, tư liệu lịch sử có giá trị pháp lý để khẳngđịnh CQBĐ của dân tộc ta từ xưa đến nay Nhận thức rõ về tình hình an ninhquốc gia trên biển; phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán củaquốc gia về tài nguyên biển, đảo nước ta; những kiến thức cơ bản, phổ thông vềlịch sử, địa kinh tế, địa chính trị của biển, đảo Việt Nam; các quan điểm củaĐảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta; Công ước của Liênhợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở BiểnĐông (DOC) Nhận thức về âm mưu, tham vọng “độc chiếm Biển Đông” củaTrung Quốc và thế lực nước ngoài

Sự nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ mọi tầng lớp nhân dâncần hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạoloạn lật đổ, tiến hành chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao khi có thời cơ; gâyxung đột quân sự, lấn chiếm lãnh thổ, CQBĐ của Tổ quốc; hiểu rõ các đối tác,đối tượng của cách mạng nước ta; có tinh thần cảnh giác cách mạng, không chủquan, mơ hồ về bạn, thù, không ảo tưởng, mất cảnh giác trước những biến đổimau lẹ của tình hình thế giới, khu vực liên quan đến bảo vệ CQBĐ, là những nộidung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên TTLD ở Khánh Hòa

Nhân dân ta hiểu rõ, quán triệt sâu sắc mọi đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa Trên cơ sở đó mỗi người dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về quyền vànghĩa vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ

Trang 20

bảo vệ Tổ quốc Chỉ có như vậy, TTLD mới đủ sức đảm bảo cho nhiệm vụ

bảo vệ CQBĐ

Còn một khi người dân thờ ơ, bàng quan về chính trị, không quan tâm đếnnhiệm vụ bảo vệ CQBĐ, không hiểu biết về yêu cầu nhiệm vụ, nội dung,phương thức bảo vệ CQBĐ; không quan tâm đến âm mưu, thủ đoạn chống phácủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, không quan tâm đến tình hìnhchính trị trong nước và thế giới, từ đó cũng không quan tâm đến quyền vànghĩa vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ thì đó là nguy cơ lớn đối với

sự mất còn của biển, đảo quê hương - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

Ba là, Niềm tin và thái độ đồng lòng, hưởng ứng của nhân dân đối với

quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và chủ trương, chính sách của tỉnh Khánh Hòa đối với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ

Thế trận lòng dân trong bảo vệ CQBĐ khi được toàn thể nhân dân, cáclực lượng hợp sức, đồng lòng ủng hộ quan điểm, đường lối lãnh đạo củaĐảng, chủ trương chính sách của ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnhtrong chống ngoại bang xâm lược, chống các lực lượng phản bội Tổ quốc, cáclực lượng xâm phạm CQBĐ xâm hại lợi ích của nhân dân Nhân dân luôn tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, sẵn sàng manghết sức người, sức của để bảo vệ CQBĐ, chống ngoại bang xâm lược dù đó làđối tượng có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh như thế nào “Lòng dân”đối với Đảng, với Tổ quốc khi nào cũng có, được biểu hiện ở tình yêu quêhương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc,tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tinh thần bất khuất, không chịukhuất phục trước ngoại bang, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí kiên cường,khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh, lòng tin vào chế độ xã hội, vàoĐảng, nhà nước, chính quyền địa phương của mình, ý chí, quyết tâm chiếnđấu, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, kể cả tính mạng của mình vì sựtồn vong của Tổ quốc Tuy mức độ khác nhau nhưng trong cuộc sống hàngngày những vấn đề trên luôn tồn tại trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ýchí của mỗi người Nếu không được định hướng, tác động, quy tụ thì những

Trang 21

nhận thức, tư tưởng, tình cảm đó sẽ rơi vào tình trạng tản mạn, manh mún,chia rẽ, thậm chí dẫn đến trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau, gây ra sựkhủng hoảng tư tưởng, niềm tin trong xã hội Vì vậy, những biểu hiện vềnhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí của “lòng dân” chỉ có thể trở thànhTTLD trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ khi được giáo dục, khơi dậy, chăm locủng cố, phát triển trong chỉnh thể thống nhất theo đường lối, chính sách,mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,thống nhất từ trên xuống dưới, đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành, làmcho nhân dân thực sự tin tưởng, đoàn kết muôn người như một, cùng nhauchung sức, đồng lòng bảo vệ CQBĐ.

Trong công cuộc bảo vệ CQBĐ ở Khánh Hòa, TTLD đã trở thành nềntảng chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranhnhân dân giữ biển, đảo Nếu thế trận toàn dân bảo vệ biển, đảo là thế trận củalực lượng vật chất và tinh thần trên mọi lĩnh vực của tỉnh Khánh Hòa được tổchức, xây dựng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ vững biển, đảo, thìTTLD là sự khơi dậy, quy tụ, phát huy lực lượng tinh thần của nhân dân, lựclượng tinh thần này thống nhất, phù hợp với ý chí của nhân dân, trở thành nềntảng để huy động sức mạnh toàn dân giữ vững CQBĐ Với TTLD, công cuộcbảo vệ CQBĐ trở nên vững chắc, bởi nó dựa vào nhân tố quan trọng nhất làlòng người, tạo thành thế trận vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu, cho phép huyđộng tiềm lực của nhân dân toàn tỉnh vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ CQBĐvừa củng cố ý chí của ta, làm tan rã ý chí xâm lược của các thế lực ngoại bangxâm lấn biển, đảo

Thái độ, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền nhà nước, chế

độ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, mà nó luôn được biểu hiện, phảnánh sinh động trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Vì vậy, ý thức,trách nhiệm của nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân,thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo

vệ CQBĐ Đây vừa là biểu hiện sinh động của TTLD trong bảo vệ CQBĐ,

Trang 22

nhưng đồng thời thông qua đó để có chủ trương, biện pháp xây dựng, củng cố

TTLD trong bảo vệ CQBĐ vững chắc

Bốn là, sự thống nhất ý chí quyết tâm, tinh thần sẵn sàng chiến

đấu, phục vụ chiến đấu của nhân dân Khánh Hòa trong sự nghiệp bảo

vệ CQBĐ

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng phản ánh trình độ, cấp độ phát triểncủa TTLD bảo vệ CQBĐ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền gốc để bảo vệvững chắc Tổ quốc là sự đoàn kết toàn dân, muôn người như một, “chỉmột ý chí”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, khôngchịu làm nô lệ” và gắn liền với nó là thực hiện một chính sách hợp lòngdân, vì nhân dân, vì con người trong thời bình cũng như thời chiến Ngườikhẳng định một chân lý: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thểđánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc… Trước nạnngoại xâm, toàn thể quốc dân đã đoàn kết chặt chẽ thành một khối kiên

cố, thành một lực lượng thống nhất mà không quân đội xâm lăng nào đánhtan được”.[27 Tr.77, 78]

Trong tình hình hiện nay, trước âm mưu độc chiếm biển Đông củaTrung Quốc, tình hình tranh chấp biển, đảo trên biển Đông ngày càng gaygắt đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức về bảo vệ CQBĐ củanhân dân tỉnh Khánh Hòa Một số nước trong khu vực đang đẩy mạnh côngtác tuyên truyền biển, đảo, nhằm tạo dư luận quốc tế có lợi để tìm mọi cáchchiếm ưu thế trong giải quyết tranh chấp CQBĐ đối với Việt Nam Các thếlực thù địch sẵn sàng gây chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao.Tuy nhiên, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào nhân dân Khánh Hòacũng luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng và ý chí quyết tâm khắcphục mọi nguy hiểm, khó khăn, gian khổ, luôn sát cánh cùng Đảng, chínhquyền và các LLVT thống nhất cao về ý chí quyết tâm bảo vệ CQBĐ sẵnsàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, coi chiến đấu bảo vệ CQBĐ - bảo vệ

Tổ quốc là trách nhiệm cao cả và là vinh dự to lớn của mọi người dân Sẵn

Trang 23

sàng xả thân bảo vệ CQBĐ đáp ứng yêu cầu chiến tranh bảo vệ CQBĐtrong mọi tình huống.

1.1.2 Những nhân tố quy định sự hình thành, phát triển của thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

- Sự hình thành, phát triển TTLD trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa phụ thuộc vào tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng

và đấu tranh bảo vệ CQBĐ của nhân dân nơi đây

Tình yêu quê hương xứ sở, lòng khao khát độc lập, tự do đã hun đúc chonhân dân Khánh Hoà lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiêncường bất khuất Tinh thần yêu nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩaMác - Lênin sớm bám rễ và phát triển, làm ngọn đuốc soi đường cho nhândân Khánh Hoà cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc

Khánh Hoà là nơi hoạt động của các chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, những người đề xướng phong trào DuyTân nhằm mục đích khuyến khích tân học, ''khai dân trí, chấn dân sinh''

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhân dân Khánh Hòa đã

có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của ông Trịnh Phong,người làng Phú Vinh (xã Vĩnh Thạnh) cùng các ông Quản trấn Lê Nghi, Tổngtrấn Trần Đường, Tham tán Phạm Chánh, Tán tương quân vụ Nguyễn Khanh,Tham tán Nguyễn Dị, Kiểm biện Nguyễn Lương, Hiệp trấn Nguyễn Sum,Nhiếp binh Phạm Long đứng lên thành lập ''Bình Tây cứu quốc đoàn'' kêu gọinhân dân gia nhập nghĩa quân, đóng góp lương thực nuôi quân, rèn vũ khí,luyện tập quân sĩ sẵn sàng chiến đấu chống quân Pháp xâm lược

Nhờ biết cách khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân, phát huy nguồnsức mạnh từ nhân dân, nghĩa quân đã quy tụ, tập hợp nhân dân Khánh Hòadưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương Kết quả, nghĩa quâncủa Bình Tây Đại tướng quân Trịnh Phong lãnh đạo đã đánh chiếm đượcthành Diên Khánh làm Tổng hành dinh, huy động nhân dân đắp đập ngănsông Cái để chặn tàu chiến của địch và dành nhiều thắng lợi trong khángchiến chống thực dân Pháp Đây được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu

Trang 24

tiên của tinh thần đoàn kết nhân dân, của TTLD trong phong trào đấu tranhcách mạng của nhân dân tỉnh Khánh Hòa chống thực dân Pháp những nămcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Ngay từ những ngày đầu khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời,hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà đã phát độngnhân dân trong tỉnh tiến hành phong trào đấu tranh rộng lớn, mở đầu bằngcuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 (năm 1930) Tiếp đến, ngày16-7-1930, Đảng bộ Khánh Hoà đã lãnh đạo trên 1.000 nhân dân huyện TânĐịnh (nay là huyện Ninh Hoà) biểu tình với cờ đỏ búa liềm, trống lệnh rầmrập tiến vào huyện đường Tân Định, đấu tranh đòi chính quyền bù nhìn tay saicủa thực dân Pháp bãi bỏ sưu cao, thuế nặng

Trong những năm 30 phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trongtỉnh Khánh Hòa đã phát triển rộng khắp ở thị xã, thị trấn và vùng nông thôn, đivào các đồn điền, xí nghiệp và công sở của địch Điển hình là cuộc đấu tranh ởvùng cao su Đồng Trăn, Suối Dầu, công nhân hỏa xa Nha Trang, của các tầnglớp tiểu thương, tiểu chủ ở Chợ Đầm (Nha Trang), chợ Dinh (Ninh Hoà)

Tháng 10 - 1945, sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, thực dân Pháptiến hành đánh chiếm Nha Trang - Khánh Hòa, hòng cắt đứt con đường chiviện của quân ta từ miền Bắc và miền Trung cho miền Nam Trước tình hìnhtrên, quân và dân Khánh Hòa lại bước vào cuộc chiến đấu với một khí thế sôinổi Cùng các đơn vị Nam tiến, lực lượng tự vệ của tỉnh đã xây dựng cácphòng tuyến và chuẩn bị tấn công vào các mục tiêu quan trọng của địch

Trận chiến đấu mở màn ngày 23-10-1945 đã làm cho kẻ thù khiếp sợ.Cũng từ đây, trong suốt 101 ngày đêm, quân và dân Khánh Hòa đã liên tụctấn công kìm hãm, giam chân quân địch, làm thất bại âm mưu ''đánh nhanhthắng nhanh'' của địch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trongtỉnh cùng cả nước tiến hành thắng lợi cuộc bầu cử đầu tiên của Quốc hộinước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (ngày 6-1-1946), được Chủ tịch Hồ ChíMinh gửi thư khen ngợi

Trang 25

Năm 1948, Tỉnh đội Khánh Hoà được thành lập nhằm thống nhất chỉhuy các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong tỉnh Trong thời gian này,thực hiện chủ trương đánh địch bằng cả hai mặt quân sự và binh vận, nhằmchống lại âm mưu dùng người Việt đánh người Việt của thực dân Pháp,quân và dân Khánh Hoà đã đánh thắng một số trận tiêu biểu như diệt đồnTrại Cá (Cam Ranh), đồn Thương Chánh (Hòn Khói - Ninh Hoà), tiến côngđồn Vĩnh Xương Với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và nhân dân địaphương, LLVT Khánh Hòa không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, cùng vớinhân dân tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dânvững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐ quêhương trong tình hình mới

- Sự hình thành, phát triển TTLD trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, năng lực quản lý của chính quyền các cấp, vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Tổ chức Đảng các cấp trong tỉnh và các cấp chính quyền từ tỉnh đếnhuyện (thành phố), xã (phường) là chủ thể lãnh đạo, quản lý toàn bộ quá trìnhbảo vệ CQBĐ Công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ các cấp thực sự vữngmạnh; luôn được đổi mới về nội dung, phương pháp theo hướng chủ độngbám sát cơ sở, tình hình dư luận xã hội và thực tiễn của địa phương, có nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; chính quyền các cấp trong tỉnh thực sựtrong sạch vững mạnh; phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnhcủa đội ngũ cán bộ, đảng viên là yếu tố có ý nghĩa quyết định để xây dựng,củng cố niềm tin của nhân dân, làm cho tổ chức Đảng và bộ máy chính quyềncác cấp có đủ uy tín và năng lực quy tụ, phát huy lòng yêu nước, ý thức tựhào, tự tôn dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng -nội dung cốt lõi của lòng dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, một nhân tố có ýnghĩa quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệCQBĐ Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành TTLD trong bảo vệ CQBĐcủa tỉnh Khánh Hòa hiện nay

Trang 26

Sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng bộ là cơ sở để hình thành, củng cố niềm tin của mọi người dân, tạo lậpđược sự đồng thuận trong xã hội, quy tụ được lòng dân, tạo nên sức mạnhtổng hợp để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh Vì thế, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng là vấn đề quyết định sự hình thành, phát triển của TTLD “Thườngxuyên xây dựng, kiện toàn và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảnggắn với xây dựng hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quầnchúng; thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung, dân chủ, giữ vững kỷ cương,

kỷ luật của Đảng Đặc biệt, coi trọng việc xây dựng và giữ vững khối đoànkết thống nhất trong nội bộ, nhất là trong Đảng, làm cơ sở để tăng cường sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của nhândân để có được sự nhất trí cao giữa lòng dân và ý Đảng, đây là bài học có ýnghĩa to lớn đối với Đảng bộ Khánh Hòa”.[19]

Chính quyền nhân dân phải thực sự của dân, do dân, vì dân; thực sự làcông bộc của nhân dân - người đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhândân, người bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của nhân dân thì mới thực sựtạo được niềm tin trong nhân dân, mới quy tụ, phát huy lòng dân trong côngcuộc bảo vệ CQBĐ

Vai trò của Đảng bộ và chính quyền nhân dân các cấp đối với sự hìnhthành, phát triển TTLD được thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên.Tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, với bản lĩnhchính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tầm cao trí tuệ, gắn bóvới nhân dân, quan tâm những lợi ích thiết thân của dân là tấm gương mẫumực để nhân dân noi theo trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ quê hương

- Sự hình thành, phát triển TTLD trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa phụ thuộc vào nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ CQBĐ ở địa phương

Trang 27

Sự hình thành, phát triển TTLD trong bảo vệ CQBĐ luôn gắn liền vớiviệc bảo đảm lợi ích thiết thân của nhân dân, được thể hiện hàng ngày ở đờisống vật chất và tinh thần của dân, ở việc thực hiện các chính sách, chế độliên quan đến nhu cầu, quyền lợi của nhân dân Nếu để cuộc sống của nhândân nghèo đói, các quyền lợi về vật chất của nhân dân bị xâm phạm, quyềndân chủ của nhân dân bị vi phạm, bị bóp nghẹt, các chế độ, chính sách đối vớiquân đội và hậu phương quân đội, với người có công không được thực hiệnnghiêm túc… sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, niềm tin của nhândân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ XHCN và với chính quyền địaphương Theo đó, khó có thể xây dựng được TTLD vững chắc, khó có thểhuy động được sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ.Trong những năm chiến tranh nhân dân ta sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn,gian khổ, huy động tối đa sức người, sức của cho cách mạng, còn hiện naytrong điều kiện thời bình, KT-XH phát triển, nhu cầu, lợi ích của nhân dânngày càng cao, vì vậy, không thể chỉ biết khai thác sức dân mà không chăm

lo sức dân, không thể chỉ biết đòi hỏi ở nhân dân đóng góp, cống hiến chocách mạng mà thiếu quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Vì thế, để xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa các chủthể phải đặc biệt quan tâm đảm bảo đời sống của nhân dân, chăm lo đến lợiích của nhân dân, thực hiện tốt các chế độ, chính sách liên quan đến quyềnlợi của nhân dân

Trong 5 năm từ 2005 đến 2010 kinh tế của tỉnh Khánh Hòa phát triểntương đối cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân hàngnăm đạt 10,85%, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước, GDP bình quânnăm 2010 đạt 1500 USD, năm 2014 đạt 2.158 USD[4] Thu ngân sách củatỉnh đạt hơn 7000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2005; tổng vốn đầu tưtoàn xã hội trong 5 năm đạt trên 47.000 tỷ đồng [4]

Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng

và nâng cao hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH Năm

2010 tổng giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu USD Tỉnh đã đầu tư kết cấu hạ tầng

Trang 28

thiết yếu cho 03 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; các công trình dân dụng,công nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao đang được xúctiến và triển khai Khu kinh tế Vân Phong thu hút được nhiều dự án đầu tưtrong và ngoài nước với vốn đăng ký gần 16 tỷ USD; khu vực Cam Ranh thuhút hơn 600 triệu USD, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế;thành phố Nha trang triển khai nhiều dự án, công trình lớn mang tầm quốc tế,một số công trình giao thông lớn được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng đãphát huy hiệu quả tốt; hoàn thành các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụcho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống cho người dân … Tỉnh ủy

đã đề ra nhiều chương trình KT-XH trọng điểm đã đạt được những kết quả tốt,tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành, lĩnh vực và các địa phương có bướcphát triển mới Nổi bật nhất là các chương trình phát triển du lịch; đào tạonghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo; phát triển KT-XH miền núi; huy độngvốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3 vùng kinh tế trọng điểm …[42]

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sự nghiệp giáo dục được quantâm đầu tư, quy mô giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển; xây dựngmạng lưới trường lớp theo hướng kiên cố hóa, bố trí đều khắp trên các địa bànsân cư Hệ thống các trường dạy nghề được đầu tư và mở rộng, phục vụ tốtcho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được thường xuyênquan tâm, chất lượng khám chữa bệnh không ngừng tiến bộ, bước đầu đã ápdụng một số phương pháp, kỹ thuật cao vào công tác chẩn đoán và điều trịbệnh; các chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai có hiệu quả Hệthống bệnh viện tuyến huyện được xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh, 100% cáctrạm y tế xã, phường được xây dựng kiên cố theo mô hình chuẩn quốc gia và

có bác sỹ làm việc Công tác dân số, gia đình và trẻ em ngày càng được quantâm nhiều hơn, chất lượng dân số từng bước được nâng cao

Hoạt động văn hóa - thông tin sôi nổi, thiết thực phục vụ nhiệm vụ chínhtrị, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Toàn tỉnh có 95% số cơ

Trang 29

quan, hộ gia đình và 50% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa Phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được phát triển tốt.Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho nhân dân thì các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng gắnkết với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng nền quốcphòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xâydựng LLVT nhân dân Vì vậy, thông qua việc thực hiện chính sách phát triểnKT-XH, gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở tỉnh KhánhHòa góp phần quan trọng xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ quê hương.

1.2 Thực trạng thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo

ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

1.2.1 Những ưu điểm và nguyên nhân của thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

* Những ưu điểm

Qua nghiên cứu cho thấy, TTLD trong bảo vệ CQBĐ của tỉnh Khánh

Hòa thời gian qua có một số ưu điểm cơ bản sau đây

Một là, trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ của nhân dân tỉnh Khánh

Hòa về quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc; tinh thần sẵn sàng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu của nhân dân khi có tình huống xảy ra ngày càng được nâng lên

Do cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục vềnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, về TTLD và xây dựng TTLD trong bảo vệCQBĐ nên hiện nay trình độ nhận thức của nhân dân trong tỉnh nhất là các địaphương trên vùng biển, đảo của tỉnh về nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ ngày càngđược nâng lên; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam củacác thế lực thù địch; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệCQBĐ, nội dung, nhiệm vụ, phương thức bảo vệ CQBĐ, trách nhiệm, nghĩa vụcông dân trong sự nghiệp bảo vệ CQBĐ Trong 5 năm, từ năm 2009 đến năm

2014, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã trực tiếp và phối hợp với các ban,ngành địa phương tuyên truyền cho nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp

Trang 30

luật của Đảng, Nhà nước, của địa phương, vận động nhân dân xây dựng đờisống văn hóa mới … được 345 buổi cho 34.347 lượt người nghe Phối hợp vớiTổng công ty khí Đông Nam bộ và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức 08buổi tuyên truyền cho 2.300 ngư dân khu vực biên giới biển về luật biên giớiquốc gia và tham gia bảo vệ an toàn đường ống dẫn khí dưới biển, phát 4000 tờrơi đến tận tay các ngư dân Phối hợp với đài báo trung ương và địa phươngxây dựng và phát sóng 61 chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, 99phóng sự, 538 tin, bài về công tác quản lý, bảo vệ biên giới [3] Qua thực tiễnhoạt động cho thấy, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức rất rõ kẻ thùcủa cách mạng Việt Nam trong mọi tình huống, có ý chí quyết tâm chiến đấurất cao, sẵn sàng đối mặt với mọi nguy cơ, thách thức có thể xảy ra, kể cảtrường hợp xảy ra chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranhcục bộ, xung đột quân sự trên biển Đông do mưu đồ độc chiếm biển Đông củacác thế lực nước ngoài gây ra, nhân dân thể hiện rõ quyết tâm sẵn sàng thamgia chiến đấu, phục vụ chiến đấu cùng với các LLVT nhân dân, quân đội nhândân khi chiến tranh xảy ra, góp phần đánh bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù,bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Ngày 20/3/2013, Ủy ban nhândân tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch số 18/KH-UBND về việc “Tổ chứctuyên truyền đấu tranh với tàu quân sự nước ngoài vi phạm chủ quyền và uyhiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam” Trong đó nêu rõ đối tượng tuyên truyền là:cán bộ, chiến sỹ LLVT, cán bộ công chức các sở, ngành, địa phương, hội viêncác đoàn thể, nhân dân khu vực biển, đảo, học sinh, sinh viên, chủ phươngtiện… Nội dung tuyên truyền gồm: Nghị quyết trung ương 4 (Khóa X) về “Chiếnlược biển Việt Nam đến năm 2020”; công ước Liên Hiệp quốc về luật biển 1982;Luật biên giới quốc gia; Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng; Nghị định 161/2003/NĐ-CP,ngày 18/12/2003 của chính phủ về “Quy chế Khu vực biên giới biển”; Luật biển ViệtNam; Các hiệp định phân chia các vùng biển giữa Việt Nam và các nước; Hệ thốngvăn bản pháp luật các nước trong khu vực khuyến cáo ngư dân không vi phạm vùngbiển khai thác hải sản; Một số phương pháp thu thập chứng cứ đấu tranh ngoại giao;Các chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển,đảo, quần đảo (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trên Biển Đông…

Trang 31

được 571 buổi cho 68.200 lượt người nghe [3] Hình thức, phương pháp tuyên truyềnphong phú đa dạng như: tuyên truyền tập trung thông qua các cuộc họp thôn, xóm, tổdân phố, các buổi sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân; phổ biến riêng đối với từng

hộ gia đình, từng người; thông qua bằng hình thức sân khấu

Hai là, ý thức, trách nhiệm chính trị của tuyệt đa số nhân dân trong thực

hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc XHCN luôn được đề cao

Trao đổi với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòngtỉnh Khánh Hòa cho thấy đa số nhân dân trên vùng biển, đảo của tỉnh hiện nay

đã nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện đường lối, chủ trương, nghịquyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụ quân

sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Có 94% số người được hỏi cho rằng: nhiệm

vụ bảo vệ CQBĐ là rất cần thiết [phụ lục 3] Các nội dung nhiệm vụ quân sự,quốc phòng như: xây dựng khu vực phòng thủ huyện, tỉnh, thành phố vữngchắc, diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ, xây dựng làng xã chiến đấu, huấnluyện dân quân tự vệ, tổ chức huy động, huấn luyện lực lượng dự bị độngviên; công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, tham gia các cuộc diễn tậptheo các phương án, tình huống chiến lược do Bộ Quốc phòng, do Quân khu

V tổ chức, tham gia xử lý các tình huống xâm phạm CQBĐ của các thế lựcnước ngoài… hầu hết nhân dân các địa phương đều tham gia rất tích cực dưới

sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp với cácđơn vị quân đội của Quân khu V, Bộ Quốc phòng của các quân, binh chủng,

Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm

vụ quân sự, quốc phòng của tỉnh

Ba là, quan hệ giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc được củng cố và giữ vững

Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở các địa phương, mối quan hệ chính trị

Trang 32

- xã hội giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội trong nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ thường xuyên được củng

cố và giữ vững Nhân dân vẫn tin tưởng và chấp hành sự lãnh đạo của cấp ủycác cấp đối với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ; phục tùng sự quản lý, điều hành củachính quyền trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, hănghái tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xãhội phát động nhằm thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổquốc Qua thực tiễn hoạt động đã củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối vớicấp ủy, chính quyền, gắn bó hơn tình cảm của nhân dân đối với Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQBĐcủa tỉnh Đại đa số nhân dân luôn in tưởng vào khả năng bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo quê hương: 44% hoàn toàn tin tưởng và 40% tin tưởng khi được hỏi

về khả năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Khánh Hòa hiện nay [phụ lục 3]

Bốn là, sự hưởng ứng, ủng hộ, tích cực tham gia của nhân dân trong

tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, góp phần xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐ

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền địaphương, các tầng lớp nhân dân đã tích cực thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốcphòng địa phương, trong xây dựng khu vực phòng thủ huyện, tỉnh, thành phốvững chắc, xây dựng làng, xã chiến đấu, diễn tập tác chiến khu vực phòngthủ, diễn tập theo các tình huống, các phương án chiến đấu của tỉnh, thành phố,Quân khu V, của Bộ Quốc phòng, trong đấu tranh xua đuổi tàu, thuyền nướcngoài xâm phạm vùng biển của Việt Nam, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản tráiphép, buôn lậu trên vùng biển, đảo của tỉnh Theo báo cáo của Bộ chỉ huy quân

sự tỉnh Khánh Hòa về kết quả công tác tuyên truyền biển, đảo cho biết, hiện naytỉnh Khánh Hòa có nhiều nghề khai thác thủy sản xa bờ với ngư trường hoạtđộng rất rộng từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đến giáp ranh vùngbiển Malaixia, Indonexia, vịnh Thái Lan Tổ chức và số lượng tàu thuyền hiệnnay toàn tỉnh có 9823 chiếc (trong đó: tàu < 20CV là 5534 chiếc, từ 20 - < 50CV

là 2536 chiếc, từ 50 - < 90 CV là 595 chiếc, từ 90 - <250 CV là 562 chiếc, từ

250 - < 400CV là 408 chiếc, từ 400 - < 4000CV là 188 chiếc)[4]

Trang 33

- Tổng số ngư dân hiện nay lao động trực tiếp: 30.000 người

- Tổng số ngư dân lao động gián tiếp: 10.000 người

- Ngư thuyền truyền thống hiện nay là: lưới cản, lưới kéo, câu vàng, phaxúc… và các nghề lưới rê, câu tay ở tuyến bờ

- Tổ chức và lực lượng Dân quân tự vệ trên biển hiện nay, biên chế hàngnăm tăng lên cả số lượng và chất lượng hoạt động có hiệu quả, trang thiết bịluôn được đáp ứng ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [Phụ lục 1]Nhân dân đã tích cực đóng góp vật chất, nhân lực góp phần quan trọng vàoxây dựng TTLD bảo vệ vững chắc CQBĐ của tỉnh

* Nguyên nhân

Thứ nhất, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý

điều hành của Nhà nước trong xây dựng TTLD bảo vệ chủ quyền biển, đảo gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên cả nước nói chung, vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa nói riêng

Đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu của những ưu điểm, thành tựuđạt được trong xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ tỉnh Khánh Hòa Bởi vì,xuất phát từ vị trí chiến lược của vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa nêntrong những năm qua tỉnh đã được Đảng, Nhà nước đầu tư trên nhiêu lĩnhvực cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; thường xuyênnhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương,của Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị, kịp thời xử lý các tình huốngphát sinh Đó là, những điều kiện rất thuận lợi cho xây dựng TTLD trongbảo vệ CQBĐ của tỉnh những năm qua

Thứ hai, đa số các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ

chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhận thức khá

rõ những vấn đề cơ bản về TTLD và trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ

Đây là nguyên nhân ưu điểm rất cơ bản, rất quan trọng trong xây dựngTTLD bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay Điều đó khẳng định rằng,

Trang 34

TTLD hiện nay đã trở thành một chủ trương, quan điểm, đường lối nhất quáncủa Đảng, Nhà nước ta, được quán triệt và tổ chức thực hiện trong thực tiễnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các cấp, các ngành, các địa phương, các LLVTnhân dân, quân đội nhân dân

Qua trao đổi, làm việc với Bộ Chỉ quân sự tỉnh Khánh Hòa, Ban Chỉ huyquân sự thành phố Nha Trang, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa

về xây dựng TTLD trên vùng biển, đảo của tỉnh cho thấy, các tổ chức, các lựclượng đều nắm chắc yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng TTLDbảo vệ CQBĐ hiểu và thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quyếtđịnh vào xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ tỉnh Khánh Hòa thời gian qua

và hiện nay Các số liệu, tài liệu báo cáo về công tác tuyên truyền, giáo dụcnâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốcXHCN; về xây dựng cơ sở chính trị - xã hội lành mạnh, đoàn kết thống nhất

về ý chí và hành động của các tầng lớp nhân dân ở các địa phương; về giảiquyết đảm bảo lợi ích, đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, thực hiệnchính sách xã hội của Đảng và Nhà nước gắn với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ ởcác địa phương trong tỉnh; về việc nhân dân tham gia đấu tranh với các lựclượng thù địch bảo vệ vững chắc CQBĐ của Tổ quốc nói chung và của tỉnhKhánh Hòa nói riêng; về việc nhân dân và các LLVT địa phương tham giathực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; về thực hiện cácchủ trương, quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữa kinh tế với quốcphòng, an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở các địaphương…được đánh giá rất đầy đủ, cụ thể đã cho thấy nhận thức và tráchnhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội vàđoàn thể nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa về TTLD và xây dựng TTLD trong bảo

vệ chủ quyền biển, đảo là khá sâu sắc, toàn diện và thực hiện rất nghiêm túc.Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI khẳngđịnh: “Thế trận lòng dân, nhất là ở địa bàn cơ sở được quan tâm xây dựngvững mạnh, góp phần tạo thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận anninh nhân dân trong khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc” [19 Tr8,9]

Trang 35

Thứ ba, sự tích cực tham gia của các đơn vị quân đội, LLVT nhân dân

trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng,các quân chủng, binh chủng và các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu Vđóng quân, bao gồm các đơn vị của Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biênphòng, Quân chủng Phòng không - Không quân, Cảnh sát biển, Sư đoàn bộbinh 305 và các đơn vị trực thuộc của Quân khu V Các đơn vị quân đội đãchủ động phối hợp với Quân khu V, trực tiếp với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa, với Thành ủy, Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Nha Trang, CamRanh, Huyện Ninh Hòa… trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng TTLD bảo vệCQBĐ đặc biệt đã phối hợp chặt chẽ với các quân, binh chủng trong diễn tậpkhu vực phòng thủ, diễn tập theo các tình huống chiến lược do Nhà nước, BộQuốc phòng, Quân khu V tổ chức, trong xử lý, giải quyết các tình huống nảysinh các vụ việc xâm phạm CQBĐ tỉnh Khánh Hòa

Thứ tư, đời sống của nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao

Đây là nguyên nhân rất quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả xâydựng TTLD Theo Báo cáo của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua tỉnh đã

có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao đời sống của nhân dân giảm tỷ lệ hộnghèo Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, GDP bình quân đầungười năm 2010 là 1500 USD, năm 2014 tăng lên 2.158 USD, tỷ lệ hộ nghèogiảm từ 7,44% năm 2012 với 20.006 hộ xuống còn 4,26% năm 2014 Tổngsản phẩm thu nhập không ngừng tăng cao [phụ lục 4], thực sự trở thành nguồnlực quan trọng cho phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng, an ninh củatỉnh Đời sống văn hóa, môi trường đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sốngtinh thần của nhân dân và trình độ dân trí được nâng lên Mạng lưới y tế đượccủng cố và mở rộng [phụ lục 7] An sinh xã hội được tăng cường và bảo đảm,các chính sách xã hội được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Năm 2013, Ngânhàng Chính sách xã hội của tỉnh thực hiện dư nợ 1.561 tỷ đồng đạt 100% kếhoạch cho các chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh

Trang 36

viên; cho vay nước sạch và vệ sinh nông thôn; cho vay vùng khó khăn; chovay đồng nào dân tộc thiểu số…Thực hiện Nghị định số 15/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ về việc cho vay hộ cận nghèo, đã giải ngân được 114 tỷđồng với 5.547 hộ vay vốn, góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo Việc thựchiện cho vay các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đãgóp phần tạo việc làm, phát triển sản xuất nông thôn, từng bước thoát nghèo

và xây dựng nông thôn mới Công tác giải quyết việc làm cho người lao độngđạt kết quả tích cực Cũng trong năm 2013 đã tạo việc làm cho 27.150 laođộng, trong đó xuất khẩu lao động là 425 người, có 5.513 lao động đăng kýthất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 5.424 lao động với kinhphí 57 tỷ đồng [3]

1.2.2 Những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

* Những hạn chế, khuyết điểm

Một là, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nhiệm

vụ bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc XHCN, chưa phát huy trách nhiệm công dân trong bảo vệ CQBĐ.

Do đời sống khó khăn, phương tiện truyền thông còn thiếu, hơn nữađồng bào ở các vùng biển, đảo thường xuyên đánh bắt khai thác, nuôi trồnghải sản trên biển, ít có điều kiện tiếp xúc với công tác truyền thông của Đảng,Nhà nước, của tỉnh về công tác quân sự, quốc phòng địa phương, quốc phòng

- an ninh, về xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐ nên nhận thức về nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc XHCN nói chung, bảo vệ CQBĐ nói riêng chưa thật đầy đủ, chưathật sâu sắc, thậm chí còn hiểu rất mơ hồ Một bộ phận nhân dân ở nhữngvùng kinh tế phát triển, nhưng chỉ chủ ý đến làm ăn kinh tế nên cũng khôngquan tâm nhiều đến quân sự, quốc phòng, nội dung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,bảo vệ CQBĐ, vì vậy cũng không nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ củamình trong thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động góp phần bảo vệ Tổ quốcXHCN trên vùng biển, đảo của tỉnh Đây là, vấn đề cần quan tâm giải quyếttrong xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐ của tỉnh thời gian tới Văn kiện Đại hội

Trang 37

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định: “Công tác dân vận còn nhiều mặt yếu kém, sự phối hợp giữa mặt trận và các đoàn thể với các cơ quan, ban ngành thiếu chặt chẽ Khả năng dự báo tình hình, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân chưa sát thực tế.”; “…Nhận thức về âm mưu “diễn biến hòa bình” của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân thiếu sâu sắc” [19 Tr12,13]

Hai là, nhân dân ở một số huyện, thành phố chấp hành chưa nghiêm chủ

trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng TTLD trong bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc

Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên vùng biển, đảo của tỉnh Khánh Hòahiện nay đòi hỏi phải đồng thời thực hiện nhiều nội dung để vừa đáp ứng yêucầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hàng ngày hàng giờ trên biển, đảo, đồng thờiđáp ứng yêu cầu xây dựng TTLD vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Với địa hình rộng lớn, khó khăn, hiểm trở của vùng biển, đảo, với điều kiệnKT-XH và khả năng hiện có của tỉnh cho thấy nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng TTLD trong bảo

vệ CQBĐ Trong đó, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện,thành phố; xây dựng và bảo dưỡng, sử dụng các công trình quốc phòng trongkhu vực phòng thủ, biển, đảo; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, nhất là lựclượng dân quân tự vệ biển, thực hiện chiến tranh nhân dân trên biển Công tácquản lý, bảo vệ trên biển chống xâm nhập, vi phạm chủ quyển biển, đảo của

Tổ quốc, công tác tuyển quân hàng năm, công tác quản lý, huấn luyện lựclượng dự bị động viên… Những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ quân sự,quốc phòng ở một số địa phương trên vùng biển, đảo của tỉnh đã ảnh hưởngtrực tiếp đến xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐ Trong Văn kiện Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần thứ XVI đánh giá: “bộ máy chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu quản lý; chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của một số cơ quan nhà nước còn chồng chéo Công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chưa đạt hiệu quả; tuyên truyền, giáo dục pháp luật thiếu sâu rộng; từng lúc, từng nơi dân chủ chưa được phát huy, có tình trạng coi thường pháp luật” [19.Tr12]

Trang 38

Ba là, kết quả xây dựng hệ thống chính trị chưa phát huy tốt chất lượng

hoạt động

Bên cạnh những ưu điểm, những thành công rất cơ bản, công tác xâydựng hệ thống chính trị ở tỉnh Khánh Hòa vẫn còn những hạn chế, khuyếtđiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐhiện nay Theo đánh giá của Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI:

“Công tác xây dựng Đảng còn một số mặt yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng còn thấp, chưa đủ sức giải quyết tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh… chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi

bộ có nơi chưa được nâng cao” [19.Tr12,13]

Công tác chính trị tư tưởng của một số tổ chức đảng thiếu chủ động, chưanhạy bén trước những vấn đề tư tưởng phức tạp, chưa sát vớí thực tiễn; tínhchiến đấu và sức thuyết phục của công tác tư tưởng chưa cao, năng lực lãnhđạo của cấp ủy, tổ chức đảng còn hạn chế, nhất là năng lực lãnh đạo nhiệm vụphát triển KT-XH, còn lúng túng trong lãnh đạo đổi mới cơ cấu kinh tế, khaithác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong điều kiện kinh tếthị trường, mở cửa hội nhập quốc tế; còn trông chờ, dựa dẫm vào sự chỉ đạocủa trên, do đó chưa tạo được sự bứt phá của địa phương trong phát triển kinh

tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kết hợp kinh tế với quốcphòng, an ninh ở địa phương Đồng thời, năng lực lãnh đạo công tác quân sự,quốc phòng địa phương của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn hạn chế, còn phụthuộc nhiều vào việc tham mưu, đề xuất của cơ quan quân sự, chưa phát huyvai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.Công tác quản lý điều hành của chính quyền, nhất là cấp cơ sở còn yếu

Ở một số nơi còn để xảy ra tình trạng khiếu kiện liên quan đến quản lý đấtđai,“từ năm 2004 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnhKhánh Hòa đã xem xét, giải quyết 4.130 đơn thư khiếu nại về đất đai, đạt tỷ lệ99,59% tổng số đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai của công dân Tínhđến ngày 30/10/2012, toàn tỉnh tồn đọng 17 vụ việc khiếu nại về đất đai đangđược các cơ quan hành chính nhà nước thẩm tra, xác minh…”[Phụ lục 2]

Trang 39

công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của nhân dân nhưng chính quyền không

đủ năng lực, trình độ để giải quyết thỏa đáng kiến nghị, đòi hỏi của nhân dân,

trở thành “điểm nóng” gây bức xúc trong dư luận “Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt” [19, Tr.11] Phong cách quản lý của chính

quyền còn quan liêu, hách dịch, không sát dân, chưa quan tâm đáp ứngnguyện vọng, lợi ích của nhân dân Có những chủ trương, chính sách của địaphương chưa xuất phát từ nhu cầu lợi ích của nhân dân, thậm chí còn vi phạmđến lợi ích của dân nên không được nhân dân ủng hộ, gây căng thẳng trongmối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân [Phụ lục 2] Chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức còn có những hạn chế Năng lực công tác, trình

độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN, cải cách nền hành chính nhà nước, một bộ phận công chức, viên chứccòn lạm dụng chức quyền sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng, lãng phítài sản của Nhà nước, của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân đối vớichính quyền Theo đánh giá của Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI:

“Một số cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ hạn chế”; “công tác tổ chức và cán bộ nhiều mặt bất cập” [19 Tr.13] Điều này

đã làm cho hiệu lực quản lý của chính quyền bị giảm sút, uy tín của chínhquyền trước dân thấp, nên tác động tiêu cực đến xây dựng TTLD bảo vệ chủquyền biển, đảo ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay

Bốn là, mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội

với nhân dân còn bộc lộ những hạn chế, bất cập

Đây là vấn đề khá nổi cộm trong xây dựng TTLD bảo vệ CQBĐ của tỉnhKhánh Hòa hiện nay Thực tế cho thấy, nhân dân chỉ mang hết tinh thần vàtrách nhiệm của mình bảo vệ CQBĐ khi tin tưởng vào cấp ủy, chính quyền địaphương, họ sẽ hưởng ứng, ủng hộ cấp ủy, chính quyền trong quá trình lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp xâydựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dânbảo vệ CQBĐ Hiện nay, do những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xâydựng cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng chính quyền các cấp, những biểu hiện suy

Trang 40

thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảngviên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, do tác động từ nhữngtiêu cực và tệ nạn xã hội nên lòng tin của nhân dân ở một số nơi đối với cấp ủy,chính quyền địa phương chưa thật vững chắc, mối quan hệ giữa nhân dân vớicấp ủy, chính quyền chưa đạt đến độ gắn bó mật thiết, máu thịt, mà còn chứađựng những mâu thuẫn, những bất đồng, có thể dẫn đến những xung đột khixuất hiện những tình huống chính trị - xã hội phức tạp Theo đánh giá của Văn

kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: “Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ có nơi chưa được nâng cao… Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp chưa thật sự chủ động trong việc phát hiện, xử lý, chấn chỉnh những sai phạm của một số đảng viên là cán bộ công chức Do vậy, vẫn còn một số cán bộ đảng viên vi phạm về phẩm chất đạo đức…cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” còn lúng túng khi chuyển trọng tâm từ “học tập” sang “làm theo”” [19,

tr.13]

* Nguyên nhân

Thứ nhất, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy; công tác

quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội, trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở một số huyện, thành phố trong tỉnh còn những hạn chế, bất cập

Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền cáccấp trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vẫn cònnhững hạn chế, khuyết điểm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xây dựng TTLDbảo vệ CQBĐ tỉnh Khánh Hòa Hạn chế dễ nhận thấy, đó là có lúc chưa kếthợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố, xây dựng quốc phòng, còn

đề cao lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài về quốc phòng, cónhững dự án phát triển kinh tế phá vỡ quy hoạch xây dựng khu vực phòngthủ Chưa kết hợp tốt giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có lúclàm cho tình hình trên biển diễn biến phức tạp như: buôn lậu, dân qua lại làm

ăn, buôn bán trái phép, tình trạng tội phạm, kẻ địch xâm nhập gây rối an ninh

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thế Anh, Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta trong tình hình mới (Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QPAN 25), HVCT. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thế Anh, "Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta trongtình hình mới (Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QPAN 25)
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam. Nxb Thông tin và truyền thông. Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tuyên giáo Trung ương", 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổitrẻ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông. Hà Nội
5. Bộ Quốc phòng, Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986- 2005), Nxb QĐND. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Quốc phòng, "Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới (1986-2005)
Nhà XB: Nxb QĐND. Hà Nội
6. Nguyễn Tiến Bình, Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - một sức mạnh văn hóa. Nxb QĐND. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tiến Bình, "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh -một sức mạnh văn hóa
Nhà XB: Nxb QĐND. Hà Nội
7. Hoàng Đình Châu, Những vấn đề tâm lý để phát huy nhân tố con người trong chiến tranh hiện đại. Nxb QĐND. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đình Châu, "Những vấn đề tâm lý để phát huy nhân tố con ngườitrong chiến tranh hiện đại
Nhà XB: Nxb QĐND. Hà Nội
8. Công an tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo tổng kết công tác công an năm 2012 9. Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công an tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo tổng kết công tác công an năm 2012"9
10. Dương Tự Đam, Chủ nghĩa yêu nước và nội dung giáo dục tuổi trẻ Việt Nam. Nxb Thanh niên. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Tự Đam, "Chủ nghĩa yêu nước và nội dung giáo dục tuổi trẻ ViệtNam
Nhà XB: Nxb Thanh niên. Hà Nội
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb ST. Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ
Nhà XB: Nxb ST. Hà Nội
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứVIII
Nhà XB: Nxb CTQG
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991- 2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG. Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương khóa X
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
19. Tỉnh ủy Khánh Hòa, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2010 - 2015) 20. Phùng Khắc Đăng (chủ biên), Một số vấn đề về giáo dục chủ nghĩa yêunước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới. Nxb QĐND. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh ủy Khánh Hòa, "Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2010 - 2015)20." Phùng Khắc Đăng (chủ biên), "Một số vấn đề về giáo dục chủ nghĩa yêu"nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân tatrong thời kỳ mới
Nhà XB: Nxb QĐND. Hà Nội
21. Lê Mậu Hấn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb CTQG. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Mậu Hấn, "Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sángtư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội
22. Đỗ Đức Huân, Xây dựng hệ thống chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển để phù hợp với tình hình ANQP trong hoàn cảnh mới (Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QPAN 28), HVCT, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Huân, "Xây dựng hệ thống chính sách đặc biệt để thu hút vàkhuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dàingày trên biển để phù hợp với tình hình ANQP trong hoàn cảnh mới(Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QPAN 28)
24. Nguyễn Mạnh Hưởng, Thế trận lòng dân của nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân ở nước ta hiện nay. Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự với công tác tư tưởng - lý luận trong quân đội.Nxb QĐND. Hà Nội, 2003, tr. 229 - 234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Hưởng", Thế trận lòng dân của nền quốc phòng toàn dânvà thế trận chiến tranh nhân dân ở nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb QĐND. Hà Nội
25. Nguyễn Quang Khải, Vận dụng học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc QPAN 26), Hà Nội: HVCT. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Khải, "Vận dụng học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tuyên truyền nâng caonhận thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Lớp bồi dưỡng kiến thức quốcQPAN 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w