1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN địa bàn HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

85 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 571,5 KB

Nội dung

Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nền nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, năng suất thấp và mang nặng tính tự cung, tự cấp lên sản xuất lớn theo hướng kinh tế hàng hóa.Trong kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay, kinh tế trang trại chăn nuôi có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, nhiều địa phương trong cả nước nói chung, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội nói riêng, đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN

1.1 Những vấn đề chung về kinh tế trang trại, kinh tế

trang trại chăn nuôi và phát triển kinh tế trang trại

1.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát

triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN BA VÌ,

2.1 Thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế trang trại

chăn nuôi ở huyện Ba Vì thời gian qua 332.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ,

3.1 Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại chăn

nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại chăn

nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhànước ta nhằm đưa nền nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, năng suất thấp vàmang nặng tính tự cung, tự cấp lên sản xuất lớn theo hướng kinh tế hàng hóa

Trong kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay, kinh tế trang trại chăn nuôi

có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trởthành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp Nhận thức sâu sắc vấn đề này,nhiều địa phương trong cả nước nói chung, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộinói riêng, đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triểnkinh tế trang trại chăn nuôi

Ba Vì là huyện miền núi bán sơn địa nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội,

là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triểnchăn nuôi Trong những năm qua kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì

có bước phát triển đáng kể, góp phần đưa ngành chăn nuôi của huyện Ba Vìđạt được những bước tăng trưởng khá Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khácnhau, kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì chưa phát triển đúng vớitiềm năng, thế mạnh của huyện, vẫn chủ yếu là mô hình kinh tế hộ với quy

mô manh mún, nhỏ lẻ, số lượng vật nuôi phát triển chậm, chất lượng vật nuôicòn nhiều hạn chế v.v

Từ tình hình trên, rất cần những công trình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ

sở lý luận, thực tiễn đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địabàn huyện Ba Vì, đưa kinh tế trang trại chăn nuôi trở thành trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của Huyện ? Với mong muốn góp phần trả lời câu hỏi trên,

học viên lựa chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề phát triển kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chăn nuôi trênphạm vi cả nước cũng như ở nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hà Nộithu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, nhà khoa học Vì vậy cho đến nay,liên quan đến đề tài luận văn đã có nhiều công trình khoa học được công bố:

* Những công trình tiêu biểu nghiên cứu về kinh tế trang trại trên phạm vi cả nước:

- Cuốn sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trongthời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bảnChính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Cuốn sách đã đưa ra những cơ sở lý luận

về phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại, trang trại chăn nuôi;Đồng thời phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế trangtrại trên phạm vi cả nước, những vấn đề cần đặt ra, đề xuất những định hướnggiải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tiếp theo

- Cuốn sách: “Làm giàu bằng kinh tế trang trại - mô hình kinh tếtrang trại trẻ”, tác giả Trần Kiên, Phúc Kỳ, Nhà xuất bản Thanh niên,năm 2000 Cuốn sách đã luận giải quan điểm cơ sở lý luận cơ bản vềkinh tế nông nghiệp, trong đó tập trung vào kinh tế trang trại ở ViệtNam trong sự nghiệp đổi mới; đặc biệt làm rõ con đường, cách thức,biện pháp làm giàu bằng kinh tế trang trại Tác giả cuốn sách đã chongười đọc sự cuốn hút về con đường sang tỏ, mơ ước đạt được sự “làmgiàu” từ con đường làm ăn chân chính, nhất là đối với thanh niên mớilập nghiệp

- Cuốn sách: “Tư liệu về kinh tế trang trại”, tác giả Trần Cát (chủbiên), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000 Cuốn sách tậphợp một số bài viết của các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế về pháttriển kinh tế trang trại ở nước ta Cuốn sách cho bạn đọc cách nhìn đa

Trang 4

dạng dưới nhiều góc độ về phát triển kinh tế trang trại với tổng hợpnhững tư liệu phong phú của nhiều miền, nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Cuốn sách: “Kinh tế trang trại với xóa đói, giảm nghèo”, tác giảNgô Đức Cát, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 Cuốnsách cho bạn đọc góc nhìn về vai trò của kinh tế trạng trại với xóa đóigiảm nghèo, đặc biệt góc độ giảm nghèo bền vững ở Việt Nam nóichung; Đặc biệt là phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong việcphát triển kinh tế trang trại Người đọc nhìn nhận vai trò của kinh tếtrang trại với xóa đói giảm nghèo bền vững, đặc biệt trong bối cảnh cảnước tập trung cho xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở khảo sát thựctrạng, qui mô kinh tế trang trại, tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đã điphân tích vai trò kinh tế trang trại với xóa đói, giảm nghèo ở nông thônViệt Nam nói chung, từng địa phươg nói riêng

- Cuốn sách: “Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc độ địa lýkinh tế và sinh thái”, tác giả Ngô Viết Thịnh, Nhà xuất bản thành phố Hồ ChíMinh, năm 2009 Cuốn sách cho bạn đọc những cơ sở lý luận về kinh tế trangtrại, vị trí địa lý, vai trò của vị trí địa lý, mối quan hệ với môi trường sinh thái,đặcc biệt là phát triển kinh tế trang trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, sựphát triển bền vững

Đồng thời, phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở so sánhvới nguồn lực đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái của Việt Nam;phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuấtgiải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển theo hướng bền vững

* Những công trình tiêu biểu nghiên cứu về kinh tế trang trại trên một

số vùng, miền và địa phương

- Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh TháiNguyên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Thắc, Trường Đại họcnông nghiệp I Hà Nội, 1999 Luận văn luận giải cơ sở lý luận về kinh tế trang

Trang 5

trại, những vấn đề đặt ra của thực tiễn mang tính đặc thù riêng biệt của ThaiNguyên và đề xuất phương hướng, giải quyết của thực tiễn phát triển kinh tếtrang trại ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

- Cuốn sách: “Kinh tế trang trại ở Nam Bộ, thực trạng và giải pháp”,Trương Thị Minh Sâm (2002), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn sách phântích trên cơ sở đặc điểm chung của kinh tế trang traị ở Việt Nam và 1 số vùngcủa cả nước Từ đó, phân tích đặc điểm, đánh giá thành tựu, hạn chế của kinh

tế trang trại ở Nam Bộ, một vùng trọng điểm nông nghiệp sông nước với nhiềuđặc thù của Nam Bộ

Cuốn sách cho tác giả một số định hướng quan trọng về kinh tế trang trạivùng miền Trên cơ sở đó đề xuất định hướng giải pháp đẩy mạnh phát triểnkinh tế trang trại ở Nam Bộ

- Cuốn sách: “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, tác giả Trần Đức,Nhà xuất bản thống Kê Hà Nội, năm 2005 Cuốn sách luận giải những

cơ sở quan trọng của kinh tế trang trại vùng đồi núi, trung du của ViệtNam; đồng thời chỉ ra thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở khu vựcđồi núi, có nhiều điểm phù hợp với vùng núi Ba Vì, Hà Nội; đề xuấtnhững giải pháp đối với việc phát triển KTTT vùng đồi núi trong thờigian tới

- Đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựngtiềm lực quốc phòng, an ninh các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, Luận ántiến sĩ kinh tế, tác giả Phạm Bằng Luân, Học viện Chính trị quân sự, 2006.Luận án luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn vai trò của phát triển kinh tế trangtrại đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh trên địa bàn các tỉnh miềnnúi phía Bắc nước ta Có nhiều điểm phù hợp với vùng núi Ba Vì, Hà Nội

- Đề tài: “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trạitại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Trần LệThị Bích Hồng (2007), Đại học Thái Nguyên, 2007 Luận văn luận giải cơ sở lý

Trang 6

luận, đánh giá thực trạng và đế xuất phương hướng, giải pháp phát triển kinh tếtrang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội hiệnnay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Nguyễn Bá Vận, Học viện Chính trị, 2009.Luận văn luận giải cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giảipháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới Cuốnsách đặc biệt có ý nghĩa với học viên trong quá trình nghiên cứu, hòa thiện luậnvăn trên cơ sở cách nhìn tổng thể về phát triển kinh tế trang trại tại thành phố HàNội, từ đó có cơ sở về bài học kinh nghiệm cho Ba Vì nói riêng

- Bài báo: “Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tếtrang trại tỉnh Trà Vinh”, tác giả Minh Hiệp, Tạp chí Cộng sản, số 5/2013 Bài báo

đề xuất các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ởtỉnh Trà Vinh

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn đã làm rõnhững cơ sở lý luận, thực tiễn, quá trình hình thành và phát triển kinh tế trangtrại ở nước ta; đưa ra các khái niệm, đặc điểm kinh tế trang trại, thực trạngphát triển kinh tế trang trại ở nước ta và phát triển kinh tế trang trại tại một sốvùng, miền, địa phương, nhất là những địa phương của các tỉnh vùng núi,trung du phía Bắc, có nhiều điểm phù hợp với Ba Vì, Hà Nội; đề xuất giảipháp phát triển kinh tế trang trại; nghiên cứu vai trò và tác động của kinh tếtrang trại đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xóa đói, giảm nghèo, bảo

vệ môi trường bền vững v.v Kết quả của các công trình nghiên cứu có liênquan đã cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng, trong đó đặc biệt

là những vấn đề chung về kinh tế trang trại, phát triển kinh tế trang trại để tácgiả có thể kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn

Mặc dù liên quan đến đề tài luận văn có nhiều công trình khoa học đãcông bố; kết quả của các công trình này sẽ được kế thừa trong quá trình thựchiện luận văn Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nghiên

Trang 7

cứu một cách hoàn chỉnh và hệ thống về “Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” Do vậy, đề tài

luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp pháttriển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải quan niệm chung về kinh tế trang trại, phát triển kinh tếtrang trại; phân tích quan niệm, nội dung, các yếu tố tác động đến phát triểnkinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bànhuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian qua, xác định nguyên nhân thànhtựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Đề xuất các quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩymạnh phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi dưới

góc độ kinh tế chính trị

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại chăn

nuôi dưới góc độ kinh tế chính trị bao gồm sự phát triển về quy mô, trình độ

và cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại chănnuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 8

- Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát từ năm 2010 đến năm 2015;

đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trênđịa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng là phép biện chứng duy vật để phân tích, nhìn nhậnxem xét các hiện tượng, quá trình kinh tế liên quan đến phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì một cách khách quan, toàn diện,lịch sự, cụ thể và phát triển

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặcthù của Kinh tế chính trị Mác - Lênin như sau:

- Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu bản chấtcác quan hệ kinh tế kinh tế trang trại, trang trại chăn nuôi; xây dựng và phântích nội hàm các khái niệm công cụ và khái niệm trung tâm của đề tài v.v

- Sử dụng phương pháp kết hợp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổnghợp, thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế

về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi và xác định nguyên nhân và nhữngvấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba

Vì thời gian qua; phân tích quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh

tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì trong thời gian tới

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến tư vấn của các nhàquản lý kinh tế, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở một số cơ quan, nhàtrường, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội về phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa họccho Huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan chức năng của huyện Ba Vì xây

Trang 9

dựng chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bànhuyện giai đoạn 2015 - 2020.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảonghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

đề tài có kết cấu gồm 3 chương (6 tiết)

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Những vấn đề chung về kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chăn nuôi và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

1.1.1 Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi

* Trang trại

Quan niệm về trang trại:

Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đìnhnông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong nền kinh tế hàng hóa khiphương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại, C.Mác đãphân biệt kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông ở hai khía cạnh, đó là: Trongkinh tế trang trại, người chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm

ra, còn trong kinh tế tiểu nông, người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩmlàm ra và trao đổi sản phẩm càng ít càng tốt Như vậy, mô hình trang trại rađời là kết quả tất yếu của việc phát triển nền nông nghiệp từ sản xuất tự cấp,

tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Ở Việt Nam, mô hình sản xuất trang trại ra đời trên cơ sở phát triển kinh

tế hộ gia đình trong nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa Ý thức được tính tất yếucủa việc phát triển trang trại đối với toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế nóichung và nông nghiệp nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có những ưu tiên,khuyên khích cho sự ra đời và phát triển của trang trại trong nông nghiệp nước

ta Cùng với các chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, các chính sách, quyđịnh và luật pháp định hướng, tạo khung pháp lý, khuyến khích trang trại hìnhthành và phát triển được ban hành và ngày càng hoàn thiện

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và Luật đất đai (1993) ban hành

đã mở đường và là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu

Trang 11

kinh tế và hình thành các trang trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuấthàng hoá mà cả ở những vùng chỉ quanh quẩn sau hàng rào tự cấp, tự túc Tiếptheo đó là nhiều nghị quyết, văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và Nhànước ta được ban hành nhằm khuyến khích phát triển trang trại.

Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển trang trại được Nhà nước giaođất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theopháp luật để sản xuất kinh doanh Nhà nước thực hiện nhất quán chính sáchphát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển trang trại đi đôi với chuyểnđổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sấn xuất -kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốcdoanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn pháttriển Đồng thời, nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ chế hiến, tiêu thụsản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trạiphát triển bền vững

Mặc dù mô hình trang trại trong nông nghiệp ở nước ta đã hình thành,phát triển trên 20 năm, song hiểu về trang trại còn có những quan niệm cụ thểkhác nhau Tuy nhiên, các quan niệm đó có sự thống nhất chung là:

Thứ nhất, mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ

sản hàng hoá với quy mô lớn

Thứ hai, mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu

tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ởquy mô sản xuất như: đất đai, số lượng gia súc, gia cầm, giá trị nông, lâm,thuỷ sản hàng hoá

Thứ ba, chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành

sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận chuyển giaocông nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bênngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ

Trang 12

Từ những vấn đề chung đó, có thể quan niệm về trang trại ở nước ta

như sau: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân dưới sự điều hành chủ hộ, có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nông sản lớn hơn, hiệu quả sản xuất cao và có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

Phân loại trang trại:

Có nhiều cách phân loại trang trại khác nhau, trong đó phổ biến là phânloại trang trại theo lĩnh vực sản xuất Theo cách phân loại này, các trang trại ởnước ta bao gồm các trang trại chuyên ngành và trang trại tổng hợp

Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản): Là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngànhchiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm

Trang trại tổng hợp: Là những trang trại mà không có ngành nào chiếmtrên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp

* Kinh tế trang trại

Quan niệm về kinh tế trang trại:

Khi mô hình sản xuất trang trại trong nông nghiệp xuất hiện thì cũngxuất hiện phạm trù kinh tế trang trại Kinh tế trang trại được quan niệm như

sau: Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại.

Như vậy, “trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm khôngđồng nhất Trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủthể của các quan hệ kinh tế đó Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trìnhtồn tại và phát triển của trang trại bao gồm quan hệ giữa trang trại với môitrường bên ngoài và quan hệ nội tại trong trang trại Quan hệ giữa trang trạivới môi trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ vô (cơ chế,chính sách chung của Nhà nước ) và môi trường vi mô (các đối tác, kháchhàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh )

Trang 13

Quan hệ nội tại bên trong trang trại cũng gồm các mối quan hệ rất đadạng và phức tạp, như các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho cácngành, các bộ phận trong trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đếnviệc phân phối kết quả làm ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách

là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê làrất quan trọng

Đặc trưng của kinh tế trang trại:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay, kinh tế trang trại có những đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất, tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và tiền vốn được

tập trung theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá Sự tập trung ruộng đất và tiềnvốn tới một quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá là điềukiện tiên quyết cho sự hình thành và tồn tại của trang trại Tuy nhiên, khôngphải bất kỳ sự tập trung ruộng đất và tiền vốn nào cũng có thế tới hình thànhtrang trại mà sự tập trung đó phải đạt tói một quy mô nhất định thì mới cóthề dẫn tới sự hình thành trang trại

Thứ hai, sản xuất nông phẩm hàng hoá Trong điều kiện kinh tế thị

trường, sản xuất của các trang trại là sản xuất hàng hoá Lúc này các trangtrại sản xuất nông sản phẩm chủ yếu là để bán nhằm đem lại thu nhập và lợinhuận cho chủ trang trại Sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất thểhiện bản chất của kinh tế trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường

Thứ ba, người chủ trang trại có năng lực, trình độ, có hiểu biết nhất định

về chuyên môn kỹ thuật, về tồ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Thứ tư, các trang trại đều có thuê mướn lao động Lao động làm việc

trong các trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình và một phần lao độngthuê mướn thường xuyên hay thời vụ Lao động chính thường là chủ trangtrại cùng với những người trong gia đình, thường có quan hệ huyết thốnggần gũi (vợ, chồng, cha mẹ, anh em, ) nên tổ chức lao động gọn nhẹ không

Trang 14

quy định mang tính hành chính, vì vậy quản lý điều hành linh hoạt dễ dàngđem lại hiệu quả lao động cao.

Lao động thuê ngoài không nhiều, thường cùng ăn, cùng làm với chủtrang trại nên dễ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau trong công việc cũng nhưtrong hưởng thụ thành quả lao động Có hai hình thức thuê mướn lao độngtrong các trang trại, đó là thuê lao động thường xuyên và thuê lao động thời

vụ Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người laođộng làm việc ổn định quanh năm, còn trong hình thức thuê lao động thời

vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất

* Kinh tế trang trại chăn nuôi

Quan niệm kinh tế trang trại chăn nuôi:

Như đã đề cập ở trên, căn cứ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trangtrại được phân ra nhiều loại: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trangtrại lâm nghiệp, trang trại thủy sản,… Tương ứng với sự phân loại trang trại,kinh tế trang trại cũng được phân ra thành: kinh tế trang trại trồng trọt, kinh tếtrang trại chăn nuôi,…

Như vậy, kinh tế trang trại chăn nuôi là một hình thức, đồng thời là một

bộ phận của kinh tế trang trại, bao gồm tổng thể các trang trại sản xuất kinhdoanh gia súc, gia cầm

Do vậy, từ khái niệm chung về kinh tế trang trại, có thể quan niệm kinh

tế trang trại chăn nuôi như sau: Kinh tế trang trại chăn nuôi là một hình thức của kinh tế trang trại, bao gồm tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của các trang trại sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm.

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại chăn nuôi:

Căn cứ vào quy mô sản xuất , giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụbình quân 1 năm Theo Thông tư số: 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13 tháng

4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá nhân, hộ gia

Trang 15

đình sản xuất kinh doanh gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trạichăn nuôi phải thỏa mãn điều kiện giá trị sản lượng hàng hóa phải đạt từ1.000 triệu đồng/năm trở lên.

Như vậy, so với các trang trại khác (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lâmnghiệp, tổng hợp), trang trại chăn nuôi không có tiêu chí quy định diện tíchđất đai của trang trại mà chỉ có tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa hàngnăm Đồng thời, tiêu chí xác định kinh tế trang trại chăn nuôi không cố định,

mà được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trongtừng thời kỳ, ổn định trong thời gian nhất định (thường tối thiểu là 5 năm)

Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại chăn nuôi, theoqui định hiện hành, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan cấp,cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại, trong đó có kinh

tế trang trại chăn nuôi

Đặc điểm kinh tế trang trại chăn nuôi:

Ngoài những đặc điểm chung của kinh tế trang trại, kinh tế trang trạichăn nuôi có những đặc điểm riêng, đó là:

Thứ nhất, sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại chăn nuôi phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, như đất đai, mặt nước và khí hậu

Thứ hai, đối tượng sản xuất của kinh tế trang trại chăn nuôi là các vậtnuôi với quy mô lớn và sản xuất diễn ra theo quy trình nhất định

Thứ ba, sản xuất của kinh tế trang trại chăn nuôi có tính tổng hợp, có sựliên kết, gắn chặt chẽ giữa các khâu sản xuất kinh doanh, các phân ngành củangành chăn nuôi và nhiều ngành kinh tế khác

Thứ tư, đầu tư ban đầu trong kinh tế trang trại chăn nuôi lớn, độ rủi ro cao

1.1.2 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

* Quan niệm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

Tiếp cận dưới góc độ triết học, phát triển được quan niệm là quá trìnhvận động tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn

Trang 16

thiện đến hoàn thiện của sự vật, hiện tượng Phát triển là xu hướng tự nhiêntất yếu của thế giới vật chất nói chung, xã hội loài người nói riêng.

Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, phát triển là sự tăng trưởng kinh tếgắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượngcuộc sống

Từ quan niệm chung về phát triển, phát triển kinh tế, cho thấy pháttriển kinh tế trang trại chăn nuôi là quá trình lớn mạnh của kinh tế trang trạichăn nuôi về mọi mặt trong một khoảng thời gian cụ thể, đặc biệt không chỉ là

sự tăng trưởng đơn thuần về chăn nuôi thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận, quy

mô sản lượng, thị phần chiếm lĩnh … mà còn là sự hoàn chỉnh về cơ cấu vàthể chế kinh tế trang trại chăn nuôi

Từ những vấn đề nêu trên, có thể quan niệm phát triển kinh tế trang

trại chăn nuôi như sau: Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là sự tăng thêm về quy mô, số lượng, chất lượng; xây dựng cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi hợp lý thông qua đầu tư và khai thác giá trị các nguồn lực, nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là sự gia tăng về quy

mô, số lượng, chất lượng và thay đổi cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi theohướng hợp lý Tuy nhiên, tùy theo phạm vi phát triển kinh tế trang trại chănnuôi ở từng địa phương sẽ có sự khác nhau về mục đích, chủ thể lãnh đạo,quản lý, lực lượng tham gia, cũng như phương thức và nội dung phát triển

* Vai trò phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi đối với kinh tế - xã hội

Trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng là hình thức tổchức sản xuất quan trọng trong nền công nghiệp thế giới, các trang trại giađình nông nghiệp ở các nước phát triển có vai trò đặc biệt to lớn vì đại bộphận các nông sản hàng hóa cung cấp cho xã hội được sản xuất từ các trangtrại gia đình

Trang 17

Ở Việt Nam kinh tế trang trại chăn nuôi mặc dù mới phát triển trongnhững năm gần đây nhưng đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như những lợi ích về mặt xã hội vàmôi trường của mỗi địa phương Tùy theo đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể củamỗi địa phương nước ta, kinh tế trang trại chăn nuôi có thể có những vai tròkhác nhau, song trên góc độ chung nhất và trong điều kiện hiện nay ở nước ta,kinh tế trang trại có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong

đó nổi lên các vai trò sau:

Một là, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi đóng góp vào tăng trưởng

ngành nông nghiệp, phát triển hát triển kinh tế - xã hội các địa phương và củađất nước Phát triền kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần sử dụng có hiệu quảđất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, phái triển nông nghiệp bền vững,tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảmnghèo, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng lại nông thôn mới Bên cạnh

đó phát triển kinh tể trang trại còn góp phần quan trọng trong việc làm tăng sổ

hộ giàu trong nông thôn; điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyếtvấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc, cấp thiết trongnông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay

Hai là, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Các trang trại chăn nuôi góp phần đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất phát từ việc sản xuất hàng hóa theonhu cầu thị trường mà các vật nuôi có giá trị được tập trung sản xuất và pháttriển, tạo nên những vùng chuyên môn hóa cao, bước đầu hình thành những

cơ sở chăn nuôi quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm vật nuôicho các địa phương Bên cạnh đó sự phát triển của kinh tế trang trại chăn nuôicũng giúp thúc đẩy phát triển các ngành khác như: công nghiệp chế biến thựcphẩm, dịch vụ sản xuất

Trang 18

Ba là, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần bảo vệ môi

trường Do các chủ trang trại chăn nuôi được tự chủ hoàn toàn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh và vì lợi ích thiết thực, lâu dài trong tương lai củamình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo

vệ các yếu tố môi trường Các mô hình chăn nuôi ở quy mô lớn của các trangtrại tạo nên những “hệ sinh thái” nhỏ, tận dụng tối ưu quy luật sinh học vềchuỗi thức ăn, tuần hoàn vật chất… từ đó góp phần cải tạo không gian sinhthái của chính trang trại và của vùng xung quanh Các trang trại chăn nuôithuộc các địa phương trung du, miền núi góp phần quan trọng vào việc trồng,bảo vệ và tái sinh rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mặt khác cũng tạo rahiệu quả sử dụng tốt các tài nguyên đất đai, rừng

1.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển kinh

tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

1.2.1 Quan niệm, nội dung phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

* Quan niệm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

Từ quan niệm chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, tiếp cận

dưới góc độ kinh tế chính trị có thể quan niệm: Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là tổng thể các hoạt động của chủ thể nhằm thay đổi qui mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu kinh

tế trang trại chăn nuôi theo mục tiêu, kế hoạch đã xác định.

Việc phân tích các dấu hiệu nội hàm về mục đích, chủ thể, lực lượng,phương thức và nội dung phát triển sẽ làm rõ hơn quan niệm phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Mục đích phát triển: Nhằm tăng quy mô, số lượng, chất lượng và

xây dựng cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi hợp lý, góp phần thúc đẩytăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội

Trang 19

Chủ thể phát triển: Chủ thể trực tiếp lãnh đạo, quản lý phát triển kinh

tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là cấp ủy,chính quyền các cấp của huyện Ba Vì, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng các cấp

có vai trò đề ra đường lối, chủ trương để định hướng quá trình phát triển kinh

tế thủy sản; chính quyền các cấp xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh

tế thủy sản và tổ chức thực hiện Lực lượng tham gia phát triển kinh tế trangtrại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, bao gồm: Lựclượng thuộc các thành phần kinh tế của huyện Ba Vì và các lực lượng thuộccác thành phần kinh tế ở trong nước và ngoài nước (liên kết, liên doanh vớidoanh nghiệp nước ngoài trong chăn nuôi) Tuy nhiên ở Ba Vì hiện nay, lựclượng chủ yếu phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là kinh tế tư nhân, baogồm các chủ trang trại

Phương thức phát triển: Các chủ thể phát triển phát triển kinh tế trang

trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thông qua phươngthức đầu tư vốn (vốn từ ngân sách của chính quyền các cấp, vốn đầu tư củacác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn sự đầu tư của các chủtrang trại, hộ nông dân) Trong đầu tư phát triển kinh tế trang trại trên địahuyện Ba Vì có thể diễn ra theo hai phương thức: kết hợp đầu tư phát triểntheo chiều rộng và đầu tư phát triển theo chiều sâu (vừa tăng cường đầu tưvốn theo hướng phát triển thêm những cơ sở trang trại chăn nuôi mới, vừa đầu

tư theo hướng nâng cấp, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ ở các cơ sởtrang trại chăn nuôi đã có)

* Nội dung phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

Căn cứ vào quan niệm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địabàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, xác định nội dung phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì hiện nay bao gồm những nộidung chủ yếu sau:

Trang 20

Một là, mở rộng qui mô, số lượng kinh tế trang trại chăn nuôi.

Mở rộng quy mô kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì thực chất

là phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi về chiều rộng, biểu hiện ở việc tăng

số lượng trang trại chăn nuôi mới nhằm tăng sản lượng chăn nuôi gia súc, giacầm, bảo đảm kinh tế trang trại chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định

Việc mở rộng qui mô qui mô kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vìcòn bao gồm bao gồm nội dung đầu tư, nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuấtkinh doanh của các cơ sở trang trại chăn nuôi hiện có ở huyện nhằm nâng caosản lượng, tốc độ tăng trưởng của các trang trại này

Đồng thời, mở rộng quy mô kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vìhiện nay còn bao hàm nội dung đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi, mở rộngthị trường cung cấp sản phẩm, hàng hóa đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, hànghóa đầu ra của kinh tế trang trại chăn nuôi của Huyện

Hai là, nâng cao chất lượng kinh tế trang trại, hàng hóa của trang trại chăn nuôi.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa của kinh tế trang trại chănnuôi ở huyện Ba Vì được hiểu là những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm, hàng hóa chăn nuôi lên mức cao hơn trước nhằm thỏa mãnnhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ trưng trại và củađịa phương Thực chất của nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa trang trạichăn nuôi ở huyện Ba Vì hiện nay hiện nay là phát triển kinh tế trang trạichăn nuôi trên địa bàn Huyện theo chiều sâu

Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa trang trại chăn nuôi là nộidung rất quan trọng trong quá trình phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Ba

Vì hiện nay Bởi vì chất lượng sản phẩm, hàng hóa của kinh tế trang trại chănnuôi là nhân tố quan trọng bậc nhất tạo nên uy tín, thương hiệu, nâng cao khảnăng cạnh tranh của kinh tế trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường Đồngthời, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa kinh tế trang trại chăn nuôi là

Trang 21

biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết hợp lợi íchcủa chủ trang trại với người tiêu dùng và xã hội.

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì theo chiều sâuđược biểu hiện trên các nội dung chủ yếu là:

- Nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiếnvào quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, vừa nhằmgiảm chi phí đầu vào, vừa nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm, hàng hóagia xúc, gia cầm đáp ứng nhu cầu thị trường

- Hợp lý hóa tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở các trang trạichăn nuôi nhằm tiết kiệm chi phí về lao động, vốn đầu tư;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba

Vì thông qua việc nâng cao năng lực cạnh trạnh của sản phẩm, hàng hóa củatrang trại chăn nuôi

- Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái củakinh tế trang trại chăn nuôi

Ba là, xây dựng kinh tế trang trại chăn nuôi hợp lý về cơ cấu

Xây dựng kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp lý về cơ cấu

là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của Huyệnhiện nay Cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp lý là sự cânđối về cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tếthành phần phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và phát huy tối đa các nguồnlực, tạo ra sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữa các ngành chăn nuôi, vùng vàthành phẩn kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ởhuyện Ba Vì

Xây dựng cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp lý baogồm các nội dung chủ yếu là:

- Xây dựng hợp lý về cơ cấu ngành chăn nuôi:

Xét trên phạm vi huyện Ba Vì, kinh tế trang trại chăn nuôi bao gồm cácphân ngành khác nhau, như: chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm Trong

Trang 22

chăn nuôi gia súc lại phân ra thành chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, Trong chănnuôi gia cầm, lại phân thành chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, Các ngành này

có quan hệ chặt chẽ với nhau

Đồng thời, kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì không chỉ có mốiquan hệ trong nội bộ ngành chăn nuôi, mà còn có mối quan hệ với các ngànhkinh tế khác, như: cung ứng vật tư, con giống, chế biến gia súc, gia cầm;thương mại tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, giao thông vận tải, cung cấp điệnnước, thông tin liên lạc,

Do kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì có mối quan hệ rất chặtchẽ với nhau, đòi hỏi phải được phát triển đồng bộ, cân đối nhằm phát huytiềm năng, thế mạnh của Huyện và đem lại hiệu quả cao Nếu các ngành củakinh tế trang trại chăn nuôi không được phát triển đồng bộ, cân đối thì việchoạt động của từng ngành sẽ ách tắc, gặp khó khăn

Đối với phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì về cơ cấu kinh tếngành cần tập trung vào phát triển một số phân ngành chủ yếu sau:

Chăn nuôi gia súc: Tập trung vào những vật nuôi có giá trị kinh tế cao

và phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì, như chăn nuôi

bò, dê, lợn

Chăn nuôi gia cầm: Tập trung vào chăn nuôi những gia cầm có giá trịkinh tế cao và phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì, như

gà đồi, chim cút, vịt, ngan, ngỗng,

Ngoài phát triển các phân ngành trên, trong nội dung phát triển kinh tếtrang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì còn bao gồm phát triển các ngành, lĩnhvực kinh tế - xã hội phục vụ, bảo đảm cho kinh tế trang trại chăn nuôi, như:cung ứng vật tư, con giống, chế biến gia súc, gia cầm; thương mại, giao thôngvận tải, điện nước, thông tin liên lạc,

- Xây dựng hợp lý về cơ cấu vùng:

Xét trên phạm vi huyện Ba Vì, cơ cấu vùng của kinh tế trang trại chănnuôi biểu hiện ở sự phân bố các trang trại chăn nuôi Xây dựng kinh tế trang

Trang 23

trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp lý về cơ cấu vùng là sự phát triển trang trạichăn nuôi ở những địa bàn, địa phương, của Huyện có tiềm năng, thế mạnh vềchăn nuôi và tạo ra mối liên hệ giữa các trang trại chăn nuôi nhằm đáp ứngnhu cầu của thị trường, như phát triển trang trại chăn nuôi gia súc ở những địabàn rừng, đồi, núi; trang trại chăn nuôi gia cầm ở vùng sông, đầm, hồ, ao v.v

- Xây dựng hợp lý về cơ cấu thành phần:

Xây dựng kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp hiện nay hợp

lý về thành phần kinh tế, thực chất là xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp trong ngành nông nghiệp

Xây dựng kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hợp hợp lý về cơcấu thành phần biểu hiện ở việc phát triển quan hệ sản xuất trong kinh tế trangtrại, mở rộng qui mô sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong trang trại, đưacác trang trại từ kinh tế cá thể lên tiểu chủ, từ tiểu chủ lên tư bản tư nhân.Đồng thời, trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì phảihuy động các thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triểnkinh tế trang trại và xây dựng mối liên hệ, liên kết chặt chẽ giữa các các tổchức, lực lượng thuộc các thành phần kinh tế

1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn Ba Vì hiện naychịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó nổi lên là các yếu tố sau:

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì

Trang 24

của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểuvùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnhhưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi Nhóm đất vùngđồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện Nhóm đấtvùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện Đồng thời, Ba Vì lànơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được baobọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà Ngoài ra trong khu vựccòn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưalượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thácKhoang Xanh, Lượng mưa ở Ba Vì tương đối lớn, lượng mưa trung bìnhhàng năm đạt từ 1600-2.400 mm/năm, diễn ra tương đối đồng đều trên cáckhu vực Mùa khô lượng mưa ít, tuy nhiên được bù đắp bằng hệ thống nướcngầm tương đối lớn

Với điều kiện vị trí, khí hậu, đất đai, thủy văn như vậy, khá thuận lợicho vật nuôi sinh trưởng và phát triển Đây là cơ sở để xây dựng, phát triểncác mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi

Về thực vật, theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện

có 10.724,9 ha Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ

độ cao 400m trở lên Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thựcvật phong phú, đa dạng Động thực vật ở Ba Vì rất đa dạng, phong phú Hiệnnay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại

Điều kiện khí hậu nhiệt đới, thêm phần cận nhiệt đới núi cao, đất đaivùng đồi trung du màu mỡ, địa hình bán sơn địa khá bằng phẳng là điều kiệnđặc biệt thuận lợi cho việc phát triển trang trại chăn nuôi rộng lớn với quy

mô đàn gia súc lớn

Trang 25

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cho Ba Vì một điều kiện giaolưu thuận lợi: đó là hệ thống đường giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi nối liềncác tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô

Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước Từ Trung tâmhuyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộhoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc Đồng thời cũng từ trung tâmhuyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên TâyBắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc Ngoài

ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412,

413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà thôngthương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn

Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điềukiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, không chỉtiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đadạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp màcòn có điều kiện phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế trang trạichăn nuôi

Như vậy có thể thấy rằng, nằm trong địa bàn Thủ đô, với những lợi thế

về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi tronggiao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹthuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng trong chăn nuôi Đồng thời, Ba

Vì là huyện miền núi có tiềm năng về đất đai và có khí hậu rất thuận lợi choviệc phát triển chăn nuôi Từ những năm 1960 Khoa chăn nuôi thú y học việnnông lâm (nay là Viện chăn nuôi) đã chọn Ba Vì là địa điểm để đặt các trungtâm nghiên cứu và phát triển các loại vật nuôi, như: Trâu Moncada, Trungtâm nghiên cứu bò, Trại gà, Trại đà điểu, Trại thỏ, Những trung tâm nàyvẫn phát triển cho đến ngày nay, điều đó chứng tỏ khí hậu Ba Vì rất phù hợpcho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm

Trang 26

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, hiện nay ở Ba Vì tình trạng ônhiễm môi trường ngày càng gia tăng kéo theo dịch bệnh trên vật nuôi có khảnăng bùng phát, nên ngành chăn nuôi luôn phải đối mặt với tình hình dịchbệnh, điển hình là dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tai xanh, long móng lở mồm ởlợn, Đây là yếu tố rủi ro, tiềm ẩn gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất cũngnhư ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

* Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì

Trong thời gian qua thực hiện chủ trương CNH,HĐH và xây dựng nôngthôn mới, huyện Ba Vì đạt nhiều thành tựu trong phát kinh tế - xã hội nóichung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng Kinh tế của huyện Ba Vì tăngtrưởng nhanh, ổn định; thu nhập của người dân ngày càng tăng, có điều kiệnđầu tư cho phát triển chăn nuôi

Về kinh tế xã hội: Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng giá trị sản xuấtđạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt16% Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷđồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba

Vì đó là chè (sản lượng đạt 12.800 tấn/năm) và sữa tươi (sản lượng đạt 9.750tấn/năm) Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp bình quân giai đoạn2010-2014 tăng thêm 340 tỷ đồng/năm Huyện có hai cụm công nghiệp (CamThượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.Doanh thu du lịch hằng năm bình quân đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượtkhách đến với Ba Vì Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch v.v

Đồng thời, hiện nay huyện Ba Vì có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, cónhiều thuận lợi trong việc bảo đảm nhân lực cho phát triển kinh tế trang trạichăn nuôi Dân số tính đến thời điểm năm 2015 trên 265.000 người, gồm cácdân tộc kinh, mường, dao cùng sinh sống [50, tr.1]

Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Ba Vì tương đốiphát triển Tuy là huyện miền núi song hệ thống giao thông tương đối pháttriển, đường ô tô nối liền các xã, thị trấn trong huyện; hệ thống cung cấp điện

Trang 27

đến các thôn, xóm, bản làng; có hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho sản xuấtnông nghiệp v.v…

Ngoài ra, huyện Ba Vì nằm trong địa bàn Thủ đô Hà Nội nên có nhiềulợi thế để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, như có các cơ sở nghiên cứu

về chăn nuôi, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật về chăn nuôi v.v

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, Ba Vì là huyện miền núi nênđiều kiện kinh tế - xã hội, nhất là nguồn lực về vốn của Huyện còn nhiều hạnchế, ảnh hưởng nhất định đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Đồngthời, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Ba Vì cho phát triển kinh tế trangtrại chăn nuôi còn có hạn chế Trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý, tổchức kinh tế trang trại của các cấp chính quyền của huyện và của các chủtrang trại chăn nuôi còn cũng có những hạn chế nhất định

* Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì

Luật pháp, chính sách phát triển nông nghiệp của Trung ương, Hà Nội

và Ba Vì có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ởhuyện Ba Vì, như hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai, đầu tư, tàichính, chính sách khuyến nông v.v

Từ khi Đảng ta có chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế trong nôngnghiệp, với Nghị quyết 10 (4/1988) của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng khoá VI,thừa nhận quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp Tiếp đó

là nghị quyết số 05 NQ/TW ngày 10/6/1993 của BCHTƯ Đảng khoá VII, chủtrương đẩy mạnh phát triển nông nghịêp hàng hoá, đã mở đường cho hộ nôngdân vươn lên làm giàu bằng chính sức lực của mình Tiếp đến các Nghị quyếtsau này của Đảng và chính phủ khi bàn về phát triển nông nghịêp, nông thônđều tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng và nhà nước, khuyến khích vàtạo điều kiện hơn nữa đối với nông nghịêp hàng hoá Nghị quyết 06 NQ/TWngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng khoá VIII, xác định: Nhànước có chính sách phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình

Trang 28

sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình Đặc biệt khuyến khích các hội nôngdân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau,hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh, thu hút và hỗ trợ gia đình còn khó khăn.

Các chủ trương, chính sách trên đã được vận dụng và cụ thể hoá trongtừng địa phương của Hà Nội và cũng được các địa phương trong địa bàn căn

cứ vận dụng đầu tư để phát triển và có các bước đi phù hợp trong phát triểnkinh tế trang trại của từng địa phương

Trong những năm vừa qua, luật pháp và chính sách về đất đai ở nước ta

đã có nhiều đổi mới Hiến pháp 2013 và Luật đất đai 2013 đã qui định đất đaithuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý; Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai lâu dài cho các tổ chức, cá nhân; các

tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất được quyền chuyển nhượng,cho thuê, góp vốn sản xuất kinh doanh bằng quyền sử dụng đất v.v Các quiđịnh pháp luật về chính sách đất đai đã ảnh hưởng mạnh và tích cực tới độnglực của người nông dân trong đầu tư phát triển kinh tế trang trại

Cùng với luật pháp và chính sách về đất đai, luật pháp và chính sáchđầu tư cho nông nghiệp cũng tác động đến phát triển kinh tế trang trại chănnuôi ở huyện Ba Vì Hiện nay ở Ba Vì, phần lớn vốn đầu tư phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế nông nghiệp do ngân sách nhà nước đảm nhiệm Chính sáchđầu tư cho nông nghiệp tạo ra kết cấu hạ tầng để phát triển ngành nông nghiệpnói chung và ngành chăn nuôi nói riêng; giao thông, thủy lợi, thông tin liênlạc, cung cấp điện,… phát triển sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế trang trại chănnuôi phát triển; giúp chủ trang trại tiếp cận nhanh với thị trường và thông tinkinh tế quan trọng để quyết định đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhchăn nuôi Thực tế ở Ba Vì vừa qua cũng cho thấy, những vùng, địa phương,địa bàn có kết cấu hạ tầng đồng bộ đã thu hút được nhiều vốn đầu tư cho nôngnghiệp nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng

Trang 29

Cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách khuyến nông của Trungương, của thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, như chính sách hỗ trợ ứng dụngthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến về chăn nuôi, chính sách hỗ trợ vốn;chính sách ưu đãi về thuế,… có tác dụng thúc đẩy kinh tế trang trại chăn nuôi

ở huyện Ba Vì phát triển

* Thị trường đầu vào và đầu ra của kinh tế trang trại chăn nuôi

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của kinh tế trang trại chăn nuôichịu sự chi phối rất mạnh mẽ của cơ chế thị trường Cả 3 vấn đề cơ bản của cáctrang trại chăn nuôi là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều

do thị trường quyết định Thị trường không chỉ quyết định về số lượng mà còn

về chất lượng, cơ cấu sản phẩm của trang trại chăn nuôi Thị trường tác độngtrực tiếp tới quy mô, trình độ phát triển của trang trại chăn nuôi

Như vậy, đối với phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì,

sự tác động của thị trường có tính hai mặt: theo hướng tích cực hoặc hạn chế

sự phát triển Thị trường kích thích các trang trại chăn nuôi thay đổi cách làm

ăn, suy nghĩ, tạo ra động lực để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, ứng dụng khoahọc công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và hiệuquả sản xuất kinh doanh

Đồng thời, sự tác động của thị trường đang đặt ra cho các trang trạichăn nuôi ở huyện Ba Vì trước sự cạnh tranh trên thị trường địa phương, trongnước và quốc tế Thị trường đặc biệt là các quan hệ cung, cầu, cạnh tranh vàgiá cả sản phẩm chăn nuôi là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầutiên tới sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại Bởi vì, trong kinh tế thịtrường những sản phẩm nào có lợi nhuận cao, thị trường ổn định thì các trangtrại chăn nuôi sẽ đầu tư vốn để phát triển

Đồng thời, thông qua những chức năng như điều tiết và kích thích sảnxuất, thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và quản lý, thị trườngtác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu vật nuôi Bởi vì, mục đích của cáctrang trại chăn nuôi là tối đa hoá lợi nhuận, nếu có thị trường ổn định để tiêu

Trang 30

thụ hàng hoá, giá cả có thể chấp nhận được thì đó chính là căn cứ, là tiếng gọiđối với các chủ trang trại chăn nuôi.

Thực tế hiện nay, kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì đang phảiđối mặt với giá vật tư đầu vào của chăn nuôi liên tục tăng, trong khi giá bánsản phẩm tăng không tương ứng nên không kích thích chăn nuôi phát triển.Đồng thời, hàng hóa nông phẩm là vật nuôi của huyện ba Vì phải cạnh tranhquyết liệt với các sản phẩm vật nuôi khác ở cả thị trường trong nước và trênthế giới

* Hội nhập quốc tế

Trong điều kiện nước ta mở rộng hội nhập quốc tế (trước mắt Việt Namvới tư cách là thành viên của TPP) là thành viên thì nhân tố quốc tế có sự tácđộng, ảnh hưởng của rất mạnh mẽ tới sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói

chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng (nhất là hiệp định TPP với yêu cầu về môi trường: nếu sản phẩm đã cam kết mà vi phạm về yếu tố môi trường sẽ phải đối mặt với những trừng phạt thương mại) Việc tham gia

ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân công quốc tế sẽ tạo ra thời cơcho nước ta nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó có huyện Ba Vìkhai thác và sử dụng mọi nguồn lực của địa phương có lợi nhất trên cơ sởphát huy các lợi thế so sánh

Mặt khác, thông qua thị trường quốc tế, các địa phương ở nước ta,trong đó có huyện Ba Vì tăng thêm các cơ hội tiếp cận những thành tựu khoahọc, công nghệ mới cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm phát triểncác ngành nông nghiệp, trong đó có trang trại chăn nuôi Đồng thời, việc mởrộng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các sản phẩm của kinh tế trang trạichăn nuôi ở nước ta, trong đó có các trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì pháttriển ra thị trường quốc tế

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập quốc tế cũngđặt ra không ít những thách thức đối với phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi

ở nước ta nói chung và ở huyện Ba Vì nói riêng Do trình độ chăn nuôi còn

Trang 31

lạc hậu, năng suất và chất lượng còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh của sảnphẩm chăn nuôi trên thị trường quốc tế của nước ta còn nhiều hạn chế, trên cả

3 lĩnh vực: số lượng, chất lượng, chủng loại (như sản phẩm sữa tươi, thịt bò,thịt lợn, gà đồi… của Ba Vì) Do đó, hội nhập quốc tế đòi hỏi kinh tế trangtrại chăn nuôi ở nước ta, trong đó có huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội phải tiếptục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, mở rộng thịtrường quốc tế v.v

hộ Kinh tế trang trại chăn nuôi là một hình thức của kinh tế trang trại, baogồm tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tể nảysinh trong quá trình hoạt động của các trang trại sản xuất kinh doanh gia xúc,gia cầm Phát triển trang trại chăn nuôi đang là xu hướng ở các địa phương ởnước ta có tiềm năng, thế mạnh về chăn nuôi, trong đó có huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội là tổng thể các hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền và cáclực lượng, các thành phần kinh tế của huyện nhằm thay đổi qui mô, chấtlượng và cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi theo mục tiêu, kế hoạch đã xácđịnh Quá trình phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hiện nay, chịu sựtác động của các yếu tố: Vị trí, địa lý, điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế -

xã hội của huyện Ba Vì; cơn chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tếtrang trại; kinh tế thị trường; hội nhập quốc tế

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

2.1 Thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì thời gian qua

2.1.1 Thành tựu về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở Ba Vì thời gian qua

Một là, số lượng trang trại, sản lượng, giá trị sản xuất và qui mô nhiều trang trại chăn nuôi tăng.

Về số lượng trang trại chăn nuôi

Theo thống kê năm 2010, tổng số trang trại chăn nuôi (đạt chuẩn theotiêu chí mới) ở huyện Ba Vì là 154 trang trại, đến năm 2014, số lượng trangtrại chăn nuôi là 175 trang trại (tăng 21 trang trại) [9, tr.81]

Về sản lượng chăn nuôi, từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng chănnuôi nhiều vật nuôi tăng, như sản lượng thịt trâu, thịt gia cầm, sữa tươi, mậtong tăng (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Sản lượng một số sản phẩm của trang trại chăn nuôi ở

huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Tấnn v tính: T nị tính: Tấn ấn

Sản lượng vật nuôi Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Trang 33

Tăng về số lượng đàn gia súc trọng điểm: Tính đến thời điểm 5/2015,

hiện tại tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện đạt 7.504 con, trong đó số bò đangvắt sữa khoảng 4.500 con; sản lượng bình quân 14 lít/ngày, tổng sản lượngsữa tươi khoảng 63 tấn/ngày

Về giá trị sản xuất, nhiều sản phẩm của kinh tế trại chăn nuôi ở huyện

Ba Vì có xu hướng tăng.

Giá trị sản xuất trâu, bò năm 2010 là 138.138 tiệu đồng, năm 2014 tănglên 220.864 triệu đồng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 12%); giá trị sảnxuất gia cầm năm 2010 là 754.223 triệu đồng, năm 2014 là 827.950 triệuđồng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 2%)[9, tr.79]

Về qui mô trang trại, ở huyện Ba Vì ngày càng hình thành nhiều trang trại chăn nuôi với qui mô lớn: Trang trại chăn nuôi lợn (từ 300 - 2.500 con):

55 trang trại; trang trại chăn nuôi gia cầm (từ 5000 con - 25.000 con): 72trang trại [50, tr.1]

Hai là, kinh tế trang trại chăn nuôi có sự phát triển về chiều sâu.

Trong thời gian qua, vấn đề đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến vàosản xuất tại các trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì đang được chú trọng Hiệnnay đã có đến trên 60% các trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì đã đầu tưnhững trang thiết bị vào sản xuất: các loại máy vắt sữa, thái cỏ, trộncỏ, không chỉ góp phần tăng năng suất hiệu quả từ các trang trại chăn nuôingày một cao, đồng thời còn đảm bảo các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượngmôi trường (đặc biệt là các sản phẩm nhạy cảm về an toàn vệ sinh thực phẩmnhư: sữa, thịt bò, mật ong…)

Cùng với việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, máymóc vào sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý ở các trang trại chăn nuôi ở huyện

Ba Vì được nâng lên, đảm bảo dây chuyền hệ thống, khoa học, hiệu quả từkhâu chọn giống, cơ sở vật chất chuồng trại, thức ăn, chế biến sản phẩm mangthương hiệu Ba Vì…tất cả các khâu đều được phân công lao động chuyênsâu, hợp lý, năng suất, hiệu quả thiết thực

Trang 34

Đồng thời, huyện Ba Vì đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền, nhânrộng các mô hình kinh tế trang trại, các chủ trang trại điển hình tiên tiến, tổchức các đoàn đi thăm quan, học tập kinh nghiệm Đã có rất nhiều mô hìnhkinh tế trang trại chăn nuôi và chủ trang trại được huyện tuyên dương khenthưởng, như: Trang trại chăn nuôi bò sữa gia đình ông Khanh ở Phú Châu,hằng năm cho thu nhập từ 1-1,2 tỷ đồng; mô hình nuôi trồng thủy sản HTXthủy sản Đồng Tâm với 2,5 ha đem lại thu nhập gần 1,0 tỷ đồng

Trong thời gian qua huyện Ba Vì đã khai thác, phát huy vai trò củanhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố Hà Nội tham gia phát triểnkinh tế trang trại chăn nuôi Một số doanh nghiệp, tiêu biểu như Công ty Cổphần sữa Quốc tế IDP, Công ty Cổ phần sữa Ba Vì, đã trợ giúp đắc lực chonhiều trang trại chăn nuôi về vốn, con giống, khoa học công nghệ, tiêu thụ sảnphẩm v.v

Hiện nay Phòng kinh tế huyện Ba Vì đang phối hợp với Công ty TNHHMTV Giống gia súc Hà Nội, đơn vị được Thành phố giao làm chủ đầu tư dự

án sản xuất giống Bê F1 BBB ra đời trên cơ sở lai giữa phôi bò BBB nhậpngoại và bò cái nền lai sind có giá trị, hiệu quả kinh tế cao

Do được đầu tư về chiều sâu, nên năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì được nâng lên.

Thu nhập bình quân của các lao động trong các trang trại chăn nuôi đã đượcnâng lên rõ rệt; hiện nay thu nhập bình quân là 2.500.000đ/tháng [50, tr.2]

Nhiều trang trại chăn nuôi đã có lợi nhuận cao, điển hình là các trangtrại nuôi cá tầm, trang trại nuôi bò sữa Nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa cóthu nhập trên 1 tỷ đồng/năm Nhiều trang trại chăn nuôi lợn kết hợp thả cá ởthôn Quang Húc, xã Đông Quang, diện tích 1,51 ha đem lại thu nhập 600triệu đồng/năm; trang trại nuôi cá ở xã Phú Đông, diện tích 2,5 ha đem lại thunhập 850 triệu đồng/năm v.v

Trang 35

Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng đàn bò sữa, dần thay thế

bò kém chất lượng bằng bò có chất lượng cao Hàng năm UBND huyện Ba Vì

đã giao cho cơ quan chức năng, chuyên môn phối hợp với Trung tâm pháttriển chăn nuôi tổ chức bình tuyển đàn bò sữa trên địa bàn

Về nguồn vốn, tài sản của các trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì

khoảng 500 tỷ đồng, trong đó n guồn vốn chủ trang trại tự có khoảng 40%;vốn vay khoảng 50%, còn lại là vốn liên kết với doanh nghiệp chiểm khoảng10% [50, tr.3]

Trong thời gian qua, UBND huyện Ba Vì cũng thường xuyên chú trọngcông tác chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã tăng cường phối hợpvới các doanh nghiệp (như Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP, Công ty Cổphần sữa Ba Vì, ) tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, cho vay ưu đãi để phát triểntổng đàn gia súc, mua sắm vật tư, sửa chữa chuồng trại đảm bảo vệ sinh và tổchức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Kết quả trong năm 2013 đã hỗ trợ mua bògiống được 100 con; hỗ trợ cho 1.700 hộ sửa chữa và xây dựng chuồng trại;

tổ chức được 10 lớp tập huấn cho 500 lượt người …

Ba là, cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi có sự chuyển dịch hợp lý.

Xét về cơ cấu sản phẩm chăn nuôi, kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện

Ba Vì chuyển dịch theo hướng phát triển các trang trại chăn nuôi trâu, bò vàgia cầm, trong đó đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò Trong khi giá trị sản xuấtchăn nuôi lợn có xu hướng giảm (giảm quân bình10%/năm) thì giá trị sảnxuất gia cầm và trâu, bò tăng (giá trị sản xuất gia cầm tăng bình quân2%/năm; giá trị sản xuất trâu, bò tăng bình quân 12%/năm) Sự chuyển dịch

cơ cấu vật nuôi này phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Ba Vì (chăn nuôitrâu, bò) và phù hợp nhu cầu thị trường

Xét về cơ cấu địa bàn, kinh tế trang trại chăn nuôi được chuyển dịchtheo hướng tăng ở những địa bàn có tiềm năng, thế mạnh về phát triển chănnuôi.Với đặc thù là một huyện vùng núi, bán sơn địa và đồng bằng nên huyện

Trang 36

Ba Vì còn chú trọng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi theo từng vùng Cụthể là: tập trung phát triển chăn nuôi bò, lợn, gia cầm tại các xã Sơn Đà, CẩmLĩnh, Ba Trại, Thụy An, Vật Lại.

Để giúp các hộ gia đình nông dân thoát nghèo bền vững, huyện Ba Vìcòn triển khai Dự án nuôi bò sinh sản với nguồn vốn ban đầu gần 2,5 tỷ đồng,triển khai tại 350 hộ dân của 7 xã Thái Hòa, Khánh Thượng, Minh Châu, PhúSơn, Phú Đông, Phú Cường, Tòng Bạt Từ 350 con bò đến nay đàn bò của Dự

án đã nhân lên trên 4.000 con Việc phát triển gia súc tại gia đình nông dântheo Dự án nuôi bò sinh sản của Huyện không chỉ đem lại nguồn thu đáng kểcho người dân, giúp xóa đói, giảm nghèo mà quan trọng hơn cả là đã đónggóp quan trọng vào việc xây dựng, phát riển kinh tế trang trại của huyện nhàvới việc cung ứng con giống đầu vào tại địa phương, giảm bớt giá thành nhậpđàn đầu vào cho các trang trai Đồng thời còn tạo công ăn, việc làm, tăng thunhập bền vững cho bà con nông dân

Mô hình liên doanh, liên kết chăn nuôi lợn với các công ty sản xuấtthức ăn gia súc như: Công ty cổ phần Chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam(CP Việt Nam); Tập Đoàn Dabaco Việt Nam … Mô hình này trong nhiềunăm qua đã phát huy hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.Đây là mô hình nhằm hướng đến chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôicho nông dân, giúp nông dân phát triển kinh tế và góp phần sử dụng hiệu quảlao động địa phương Theo đó, để thực hiện mô hình liên kết này, nông dân tự

bỏ vốn và xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn kỹ thuật Sau khi hoàn tấtchuồng trại, các công ty sẽ tiến hành cung cấp giống heo chất lượng cao đểngười dân chăn nuôi Đồng thời, đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y củacông ty sẽ hướng dẫn, giám sát, giúp nông dân thực hiện quy trình kỹ thuậtchăn nuôi hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế hộ gia đình Với mô hình này,người nuôi không còn lo ngại về con giống kém chất lượng, thức ăn chăn nuôi

Trang 37

trôi nổi trên thị trường Con giống và thức ăn là yếu tố quyết định hiệu quảchăn nuôi Người nuôi cũng không còn lo ngại về vấn đề dịch bệnh, do có độingũ nhân viên kỹ thuật, bác sĩ thú y thường xuyên giám sát hướng dẫn kỹthuật nuôi, vệ sinh chuồng trại, theo dõi chăm sóc trực tiếp trên đàn heo, côngtác tiêm phòng dịch bệnh được thực hiện nghiêm ngặt.

Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn huyện đãđược quan tâm gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bềnvững không chỉ môi trường sinh thái mà còn đảm bảo cho sản phẩm được đủtiêu chuẩn về chất lượng môi trường Các trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vìđược chuyển dịch theo hướng xa khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường khudân cư Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều tập trung ở các xã vùng đồi gò,vùng bãi, ven sông Điều kiện cơ sở vật chất trong các trang trại phục vụ choviệc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được nâng cấp, hiện đại hơn, hệ thống liênhoàn trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm tiếtkiệm hiệu quả, an toàn, chất lượng cho sản phẩm bền vững (mô hình liênhoàn hệ thống khí BIOGA từ chất thải gia súc đang được nhân rộng)

Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm chăn nuôi, quan hệ sản xuất trong kinh tế trang trại chăn nuôi ở Ba Vì cũng đang phát triển theo hướng tiến bộ, phù hợp Từ các trang trại chăn nuôi, huyện Ba Vì đã t riển

khai xây dựng một số mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả là hợp tác xã chănnuôi tổng hợp ở Châu Sơn, chăn nuôi bò sữa ở Tản Lĩnh, nuôi ong ở xãKhánh Thượng, chăn nuôi gia súc ở Ba Trại

Hiện nay ở Ba Vì đã hình thành mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tậptrung có hiệu quả, cho thu nhập cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Tầm tại

xã Khánh Thượng, năm 2012 chỉ có 01 hộ tham gia, do mang lại hiệu quảkinh tế cao nên đến nay đã có 10 hộ tham gia nuôi cá tầm và dự kiến năm

2015 có 30 hộ tham gia nuôi v.v…

Trang 38

2.1.2 Hạn chế về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba

Vì thời gian qua

Bên cạnh những thành tựu trên, sự phát triển kinh tế trang trại chănnuôi ở Ba Vì thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém như sau:

Một là, tăng trưởng của kinh tế trang trại chăn nuôi không ổn định, sản lượng và giá trị sản xuất một số sản phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm.

Kinh tế trang trại chăn nuôi có sự phát triển không ổn định, nên tỷtrọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp củahuyện có xu hướng giảm

Về giá trị sản xuất chăn nuôi : Năm 2010 chiếm tỷ trọng 70% trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2014 tỷ trọng này giảm xuống còn66% [9, tr.75]

Về số lượng nhiều vật nuôi của kinh tế trang trại ở huyện Ba Vì có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí (số lượng, số đàn, sản lượng) Theo số lượng thống

kê, số lượng trâu ở huyện Ba Vì năm 2010 là 7.480 con, năm 2014 giảmxuống còn 5.140 con; số lượng bò năm 2010 là 46.170 con, năm 2014 giảmxuống còn 30.131 con; số lượng lợn năm 2010 là 269.490 con, năm 2014giảm xuống còn 171.330 con [9, tr.94] Như vậy cả 3 loại gia súc chính trongkinh tế trang trại của Ba Vì đều giảm nhiều qua các năm, giảm nhiều nhất là

bò và lợn

Cùng với sự giảm về số lượng, sản lượng nhiều vật nuôi của kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì cũng có sự giảm sút đáng kể : Sản lượng

thịt bò hơi xuất chuồng năm 2010 là 1.237 tấn, năm 2014 giảm xuống còn

920 tấn; thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2010 là 56.976 tấn, năm 2014 giảmxuống còn 29.668 tấn; sản lượng trứng gà, vịt, ngan, ngỗng năm 2010 là91.159 tấn, năm 2014 giảm xuống còn 54.115 tấn [9, tr.94] Thịt lơn là loạigiảm nhiều nhất trong số gia súc đang được chăn nuôi tại các trang trại củahuyện Ba Vì

Trang 39

Hai là, qui mô trang trại chăn nuôi nhỏ còn khá phổ biến.

Tính đến thời điểm 5/2015, số trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì đạtchuẩn kinh tế trang trại theo tiêu chí mới là 175 trang trại, số trang trại chănnuôi qui mô nhỏ chưa đạt chuẩn theo tiêu chí trang trại còn khá phổ biến (xembảng 2.2)

Bảng 2.2: Phân loại trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì hi n nayện nay

theo qui mô (s lố lượng vật nuôi) ượng vật nuôi)ng v t nuôi)ật nuôi)

Loại trang trại Số lượng vật nuôi Số lượng trang trại

Trang trại chăn nuôi bò thịt 10 - 45 con 50

Trang trại chăn nuôi lợn 300 - 2.500 con 55

Trang trại chăn nuôi lợn nái 100 - 300 con 90

Trang trại chăn nuôi gia cầm 5.000 - 25.000 con 72

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Vì

của UBND huyện Ba Vì, số100/BC-UBND, ngày 29/5/2015)

Ba là, tổ chức sản xuất, công nghệ chăn nuôi ở các trang trại còn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Theo đánh giá của UBND huyện Ba Vì, hiện nay việc tổ chức sản xuấtcủa các trang trại chăn nuôi vẫn mang tính thời vụ và thời điểm do giá cả thịtrường, không tạo được các vùng sản xuất tập trung

Đồng thời, các trang trại chưa thật sự đẩy mạnh chuyển giao, áp dụngtiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất chăn nuôi Trongsản xuất chăn nuôi, việc sử dụng lao động thủ công là khá phổ biến, sử dụngmáy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến còn chiếm tỷ trọng thấp Đồng thời, việckhó khăn về vốn vẫn là “bài toán nan giải” đối với việc đầu tư xây dựng cơ sởvật chất đảm bảo chăn nuôi theo hướng hiện đại, như đầu tư xây dựng chuồngtrại chăn nuôi ở các trang trại còn hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu về mật độ

Trang 40

chăn nuôi( chuồng nhỏ, quá dày); vệ sinh thú y chưa đạt yêu cầu, chưa tuânthủ các quy định “ngặt” của phòng, dịch bệnh gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩnquốc tế nên dễ phát sinh và lây lan bệnh tật, nhất là các bệnh về chân, mónglàm giảm khả năng sinh sản và năng suất chăn nuôi.

Bốn là, cơ cấu vật nuôi của các trang trại chưa đa dạng, phong phú, chưa có nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay sản phẩm vật nuôi của kinh tế trang trại chăn nuôi ở Ba Vìchưa đa dạng, phong phú Sản phẩm vật nuôi vẫn chủ yếu là trâu, bò, lợn vàgia cầm, chưa chú trọng phát triển những vật nuôi có giá trị kinh tế cao

Quan trọng nhất trong các hạn chế của phát triển kinh tế trang trại chănnuôi của Ba Vì, đó là chưa đa dạng hóa được các sản phẩm đầu ra của trang

trại ( Nuôi bò sữa mới chỉ có sản phẩm sữa tươi, sữa chua, bánh sữa….) Đó

là chưa kể khó khăn cho thị trường tiêu thụ khi yêu cầu bảo quản sản phẩmchưa đạt yêu cầu khi vận chuyển xa

Mặc dù hiện nay ở Ba Vì đã có một số hộ gia đình, một số trang trại đãtiến hành sản xuất kinh doanh một số vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, nhưnuôi nhím, đà điểu, Tuy nhiên, số lượng và sản lượng những vật nuôi nàychưa nhiều

2.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

2.2.1 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế về phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì

* Nguyên nhân thành tựu:

Nguyên nhân khách quan:

Một là, Ba vì có tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cho phát triển chăn nuôi nhiều loại gia xúc, gia cầm.

Hai là, có sự quan tâm của Chính Phủ, các bộ, ban ngành của Trung ương và của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đối với phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ ngành có liên

Ngày đăng: 06/06/2017, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w