1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ GIÁO dục đạo đức CÁCH MẠNG CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG ở nội THÀNH, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

92 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 587 KB

Nội dung

Đạo đức cách mạng là yếu tố cốt lõi trong phẩm chất nhân cách của con người, có vai trò định hướng, điều chỉnh hoạt động của họ theo những giá trị chuẩn mực xã hội XHCN. Người có ĐĐCM là ngọn nguồn cho mọi thành công của những lý tưởng, ước mơ chân chính, đồng thời là nền tảng nuôi dưỡng trí tuệ, tài năng cho họ. Sinh thời, Chủ tịnh Hồ Chí Minh đã dạy: Phải quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm cần kíp. Giáo dục ĐĐCM cho thế hệ trẻ là một nội dung căn bản trong chiến lược xây dựng con người mới XHCN “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong đó, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội là nền tảng cho sự hình thành phẩm chất chính trị tinh thần, nhân cách công dân thế hệ mới, kế tục sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước giàu mạnh, văn minh.

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN

1.1 Một số vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cách mạng

cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành

1.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh

trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Yêu cầu cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức

cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội

2.2 Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đạo

đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đạo đức cách mạng là yếu tố cốt lõi trong phẩm chất nhân cách của conngười, có vai trò định hướng, điều chỉnh hoạt động của họ theo những giá trịchuẩn mực xã hội - XHCN Người có ĐĐCM là ngọn nguồn cho mọi thànhcông của những lý tưởng, ước mơ chân chính, đồng thời là nền tảng nuôidưỡng trí tuệ, tài năng cho họ Sinh thời, Chủ tịnh Hồ Chí Minh đã dạy: Phảiquan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việclàm cần kíp Giáo dục ĐĐCM cho thế hệ trẻ là một nội dung căn bản trongchiến lược xây dựng con người mới XHCN “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứngyêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Trong đó, giáo dụcĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội là nền tảng cho sựhình thành phẩm chất chính trị tinh thần, nhân cách công dân thế hệ mới, kếtục sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước giàu mạnh, văn minh

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang bước vào giai đoan mới, có

cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức Sựnghiệp giáo dục và đào tạo đang đặt ra yêu cầu mới Hội nghị lần thứ TámBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI đã ra NghịQuyết số 29 - NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạođáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” Một trong những nội dungmới trong quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo là: Chuyển mạnhquá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện nănglực, phẩm chất người học Trong đó, phẩm chất ĐĐCM của học sinh THPTcần phải được quan tâm, chú trọng đầu tư thỏa đáng, bảo đảm cho họ pháttriển trí tuệ, năng lực và tài năng vững bước trong tương lai

Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức xã hội nói chung,giáo dục ĐĐCM nói riêng ở các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội, đã

Trang 4

được các cấp, ngành quan tâm, chú trọng Các nhà trường đã tích cực đổi mớichương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, ngày càng nâng caochất lượng và hiệu quả thiết thực Tuy nhiên, trước sự tác động tiêu cực củađời sống xã hội, nhất là những mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức củamột bộ phận không nhỏ học sinh THPT Việc xây dựng chương trình nộidung giáo dục ĐĐCM, có trường còn chưa phù hợp, hình thức, phương phápgiáo dục thiếu linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm của các chủ thể giáo dục cóbiểu hiện chưa tích cực, hiệu quả giáo dục còn thấp Từ thực tiễn giáo dụcĐĐCM cho học sinh THPT và hệ quả tiêu cực của nó đang đòi hỏi hoạt độngnày phải được nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc, khách quan và xác định nhữngnguyên tắc, phương pháp giáo dục phù hợp, ngày càng nâng cao chất lượng

hiệu quả Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn thạc sĩ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay, vấn đề đạo đức nói chung, giáo dục ĐĐCM nóiriêng đã có nhiều công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước bàn đếnvới các góc độ tiếp cận khác nhau Trong đó, một số công trình nghiên cứunổi bật sau:

* Các công trình khoa học ở ngoài nước.

Trong cuốn sách “Đạo đức học” của G.Bandzeladze, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1985, tác giả đã tập trung luận giải 2 vấn đề tổng quát là đặc trưngcủa đạo đức và quy luật phát triển của đạo đức, từ đó xác định những nguyên

lý, nguyên tắc của đạo đức Cộng sản chủ nghĩa

Trong cuốn sách “Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng” của Giáo sư La Quốc

Kiệt, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tác giả trình bày một cách hệ thống nhữngyêu cầu chuẩn mực đạo đức và phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

Trang 5

Trong cuốn sách “Thế nào là quân nhân có đạo đức”, của Đ.A

Vôn-cô-gô-nốp (1977), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1982, tác giả đã đưa ra nhữngkhái niệm cơ bản của đạo đức học Mác – Lênin, chỉ rõ nội dung và những khíacạnh biểu hiện của đạo đức quân nhân, luận giải những phẩm chất đạo đức cầnthiết của người chiến sĩ Xô Viết Đồng thời, xác định phương pháp, tu dưỡng rènluyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người quân nhân cách mạng

* Các công trình khoa học ở trong nước

Trong cuốn sách “Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” của Phạm Minh Hạc, Nxb CTQG, Hà Nội,

2001, tác giả đã nêu lên 6 giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho con ngườitrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là: tiếp tục đổi mới nội dung,hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ởgia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việcgiáo dục đạo đức cho con người; kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việcthực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổ chứcthống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạođức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy cô cáctrường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội vềgiáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người

Trong cuốn sách “Những vấn đề về giáo dục học” của Đặng Vũ Hoạt,

Nxb Giáo dục Hà Nội, 1984, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của giáo viêntrong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh và đưa ra một số định hướngcho giáo viên trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giáo dục đạođức cho học sinh trường phổ thông

Theo hướng nghiên cứu trên, cuốn sách “Một số khái niệm về quản lý giáo dục” của Đặng Quốc Bảo, trường Cán bộ Quản lí giáo dục và Đào tạo

Trung ương 1, Hà Nội, 1998, tác giả đã đưa ra một số ý kiến về nhân cách thế

hệ trẻ, học sinh THPT

Trang 6

Một số công trình khác có liên quan như cuốn sách:“Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”của Nguyễn Chí Mỳ, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009; cuốn sách: “Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam” của Vũ Khiêu và Thành Duy, NXb khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; cuốn sách: “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của Huỳnh

Khánh Vinh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001… Các công trình trên nghiên cứu cácquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, vaitrò của đạo đức xã hội, những tác động của điều kiện lịch sử mới đến sự pháttriển đạo đức của con người Việt Nam, của cán bộ, đảng viên, thế hệ trẻ trongthời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác địnhphương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới trong điều kiện mới

Luận án: “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay”của Lê Thị Thủy, Hà Nội 2011; cuốn sách:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” do Phó Giáo sư Thành Duy làm

chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996… các công trình trên đã nghiên cứu mộtcách có hệ thống và sâu sắc về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khẳng định vaitrò, giá trị to lớn của nó trong sự nghiệp cách mạng của đất nước

Một số cuốn sách: “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ Đảngviên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” của Tiến sĩ Đào Duy Quát (chủ biên),Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, tác giả đã đưa ra các quan điểm, nhận thức đúngđắn và bổ ích về đạo đức, lối sống đúng đắn lành mạnh trong xã hội chúng tahiện nay; “Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới” (Chương trình bồidưỡng chuyên đề dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) của Ban Tuyên giáoTrung ương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2008, cuốn sách đã đưa ra một hệthống các khái niệm đạo đức cơ bản nhằm xây dựng nền tảng tinh thần của xãhội, phát huy vai trò của đạo đức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trang 7

Đề tài: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho quân nhân ở đơn vị cơ sở hiện nay - thực trạng và giải pháp”, đề tài cấp Viện Khoa học xã hội nhân văn quân

sự - Bộ Quốc Phòng, Mã số: KH.B5.01, 2000, do Đoàn Mô - Chủ biên Trongcông trình này tác giả đã làm rõ các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận nhằmxây dựng đạo đức của người cán bộ quân đội hiện nay, phân tích làm rõ bản chấtquá trình phát triển ĐĐCM, đánhgiá thực trạng và đề xuất các giải pháp có tínhphương pháp luận để phát triển ĐĐCM

Các cuốn sách: “Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Phú, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006; “Vận dụng tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về đạo đức trong xây dựng đạo đức quân nhân hiện nay” của Đặng Đức Thắng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010; “Bồi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sĩ quan trẻ hiện nay” của

Phạm Xuân Hảo, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010 Từ các góc độ tiếpcận khác nhau, những công trình trên đã trình bày sâu sắc các quan điểm củachủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩmchất, chuẩn mực của ĐĐCM, lối sống, lối sống XHCN và ĐĐCM cho đội ngũcán bộ, sĩ quan và sĩ quan trẻ trong quân đội, đưa ra những yêu cầu, giải pháp

để giáo dục, bồi dưỡng lối sống XHCN và ĐĐCM cho đội ngũ này Từ đó đềxuất ra hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức con ngườiViệt Nam, bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho quân nhân và đội ngũ sĩ quantrong Quân đội Nhân dân Việt Nam

Một số bài viết tiêu biểu như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giáodục đạo đức cách mạng cho thanh niên” của thạc sĩ Thái Bình Dương, Tạp chíGiáo dục Lý luận, Số 9, 2005; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đứccách mạng cho thanh niên” của Ngô Thị Thu Hà, Tạp chí Giáo dục Lý luận,

số 5, 2007; “Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh lớp 10 trung học phổthông qua việc dạy và học môn giáo dục công dân của Nguyễn Văn Cư, Tạpchí Giáo dục, số 186, kỳ 2-3/2008 Các bài viết trên đã kế thừa di sản của Chủ

Trang 8

tịnh Hồ Chí Minh về vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn của thanh niên, từ

đó tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản để giáo dục ĐĐCM cho thanh niên,khẳng định thanh niên là một trong những động lực chủ yếu của cách mạng,

là lực lượng quyết định với vận mệnh của dân tộc

Từ tổng quan diễn đạt các công trình trên đây cho thấy, vấn đề ĐĐCM

và giáo dục ĐĐCM đã được nghiên cứu ở các góc độ, đối tượng khác nhau.Một số công trình đã phân tích, luận giải khá sâu sắc cả về phương diện lýluận, thực tiễn thể hiện tính khoa học, tính chính trị, thực tiễn của vấn đềnghiên cứu Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đềgiáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT một cách toàn diện, hệ thống dưới góc

độ chính trị - xã hội Vì thế, đề tài: “Giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay” mà tác giả

lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp không trùng lặp với các côngtrình đã công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Luận văn luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dụcĐĐCM cho học sinh các trường THPT ở nội thành Thành phố Hà Nội; đềxuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐCMcho học sinh các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ởnội thành thành phố Hà Nội hiện nay

- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo ĐĐCM cho học sinh THPT ở nộithành thành phố Hà Nội hiện nay

- Đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng,giáo dục ĐĐCM cho học sinh các trường THPT ở nội thành thành phố HàNội hiện nay

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục ĐĐCM cho học sinhTHPT trong một số trường công lập ở 5 quận nội thành thành phố Hà Nội; các

số liệu sử dụng trong đề tài từ 2010 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổnghợp, lôgíc, lịch sử, nghiên cứu tư liệu, điều tra xã hội học, so sánh, phương phápchuyên gia và các phương pháp liên ngành khác để làm rõ vấn đề nghiên cứu

6 Ýnghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ khoahọc cho hoạt động giáo dục, rèn luyện ĐĐCM cho học sinh THPT ở các trườngthuộc nội thành thành phố Hà Nội: đồng thời, đề tài có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn giáo dục công dân ở các nhà trường THPTđịa bàn thành phố Hà Nội cũng như cả nước

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

1.1 Một số vấn đề lý luận về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

1.1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng

* Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức và đạo đức cộng sản

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ buổi bình minh củalịch sử xã hội loài người Những tư tưởng đạo đức, giá trị đạo đức, đạo đức học

đã hình thành hơn 26 thế kỉ trước đây trong triết học phương Đông như: TrungQuốc, Ấn Độ… và triết học phương Tây như: Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại…

Đạo đức theo tiếng Latin là từ ghép của movis có nghĩa là lề thói và moralis nghĩa là đạo nghĩa, hay còn gọi đạo đức với nghĩa dùng để chỉ những

lề thói và tập tục của xã hội được mọi người thừa nhận và chi phối các hành

vi giao tiếp hàng ngày Trong triết học Trung Quốc cổ đại, đạo đức được xem

là khái niệm luân thường đạo đức của con người, nó được hiểu là các vấn đềtốt – xấu, đúng – sai trong lương tâm con người

Trước C.Mác và Ph.Ăngghen, những nhà triết học (kể cả duy tâm vàduy vật) đều rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội và đạođức Họ không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vậnđộng của xã hội nói chung và đạo đức nói riêng Do vậy, đạo đức với tínhcách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, của xã hội được nhìnnhận một cách tách rời cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và quy định nó Các nhàtriết học, đạo đức trước Mác đã tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức hoặc ởngay chính bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài

Trang 11

con người, bên ngoài xã hội Nét chung của các lý thuyết này là không coiđạo đức phản ánh cơ sở xã hội, hiện thực khách quan Trái với các quan điểmtrên, các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác – Lênin đã xem xét vấn đề đạo đức vàgiáo dục đạo đức dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng thể hiện bảnchất khoa học và cách mạng của nó

Với việc phát hiện ra tính quy định của phương thức sản xuất đời sốngvật chất đối với đạo đức và các hiện tượng tinh thần khác, C.Mác khẳng định:Đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và bị quy định bởitồn tại xã hội Điều đó có nghĩa là, các quan niệm, quan điểm, nguyên tắc,chuẩn mực, lý tưởng, niềm tin và tình cảm đạo đức,… tức toàn bộ ý thức đạođức, xét đến cùng, đều là biểu hiện của một trạng thái, một trình độ phát triểnnhất định những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Đạo đức có bản chất

xã hội, nó không phải là biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xãhội, bên ngoài các quan hệ người, cũng không phải là sự biểu hiện của nhữngnăng lực thiên nhiên, nhất thành bất biến của con người

Tiếp tục và cụ thể hóa tư tưởng của C.Mác tính quy định của tồn tại xãhội đối với ý thức xã hội nói chung và đạo đức nói riêng, Ph.Ăngghen đã luậnchứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng việc chỉ ra tính thời đại, tính dântộc và tính giai cấp của đạo đức Ph.Ăngghen khẳng định về thực chất và xétđến cùng, các nguyên tắc, chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng qua làsản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế Đồng thời, đạo đức còn

bị chi phối bởi những yếu tố mang tính dân tộc, “Từ dân tộc này sang dân tộckhác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện - ác đãbiến đổi nhiều đến mức chúng thường đều ngược hẳn nhau [30, tr.135]

Cùng với tính thời đại và tính dân tộc, Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý đếntính giai cấp của đạo đức Ông cho rằng: Trong xã hội có phân chia giai cấp,mỗi hệ thống đạo đức đều biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định Không

có đạo đức chung chung đứng trên mọi sự phân biệt giai cấp Mỗi hệ thống

Trang 12

đạo đức đều phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp xã hội tương ứng.Ph.Ăngghen khẳng định: “Con người dù tự giác hay không tự giác rút cuộcđều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễnđang làm cơ sở cho giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đóngười ta sản xuất và trao đổi” [30, tr.136].

Đạo đức được rút ra từ nguyên tắc lợi ích, đó là thứ đạo đức bị giớihạn bởi lợi ích giai cấp Mặc dù vậy cũng thừa nhận mối liên hệ giữa lợiích và đạo đức được xem là một bước tiến chung về đạo đức Nó cho thấy,đạo đức có cơ sở đời sống hiện thực của con người C.Mác viết: “Nếu nhưlợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sứclàm cho cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích củatoàn thể loài người” [29, tr.199-200]

Theo quan điểm này, vấn đề không phải ở chỗ hợp một cách tách rờigiữa lợi ích và đạo đức, mà là giải quyết như thế nào quan hệ giữa lợi ích cánhân và lợi ích xã hội để hành vi thực hiện lợi ích của con người trở thànhhành vi có đạo đức Lợi ích cá nhân khi phù hợp với lợi ích xã hội thì trởthành một bộ phận của lợi ích xã hội và trong trường hợp đó, hành vi thựchiện lợi ích cá nhân là chính đáng về mặt đạo đức Tuy nhiên, trong điều kiện

xã hội còn phân chia giai cấp, thì lợi ích cá nhân khó có thể phù hợp với lợiích xã hội một cách phổ biến Vì vậy, ra sức làm cho lợi ích của cá nhân cábiệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người chính là ra sức điều hành chosự hình thành xã hội Cộng sản Chủ nghĩa Ở đó, lợi ích cá nhân hoàn toànthống nhất với lợi ích toàn thể xã hội, của loài người

Về giáo dục đạo đức, C.Mác đã nêu ra quan niệm và vai trò của nó đốivới sự hình thành nhân cách và nhân cách đạo đức Lần đầu tiên trong lịch sử,C.Mác đã nêu ra khái niệm giáo dục đạo đức một phạm vi khái quát rộng lớnvới tư cách là qúa trình hình thành và phát triển những năng lực, những phẩmchất đạo đức của con người; do đó, làm cho nó có nội dung đầy đủ và phong

Trang 13

phú hơn Giáo dục đạo đức, theo nghĩa rộng là sự hình thành đạo đức, khôngđơn giản chỉ là việc truyền đạt, dạy dỗ những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội,cách ứng xử giữa người với người theo những yêu cầu nhất định (các hệthống giáo dục đạo đức trước Mác chỉ dừng lại ở quá trình này) C.Mác đặcbiệt chú ý đến việc tạo ra “hoàn cảnh có tính người”, “những điều kiện xứngđáng nhất, hợp với bản chất người nhất”, coi đó là cơ sở, đồng thời là mộtphương tiện hữu cơ của giáo dục đạo đức, là điều kiện tối hậu quyết định sựphát triển đạo đức con người Trong giáo dục đạo đức, C.Mác chủ trương phảikết hợp hai phương tiện: Truyền đạt và nêu gương Những tấm gương đạođức là hiện thân sinh động của giá trị, các chuẩn mực đạo đức Nhờ vậy,chúng có sức cảm hóa, có khả năng thâm nhập một cách tự nhiên vào ý thứccon người Đòi hỏi nhà giáo dục đạo đức phải là tấm gương về đạo đức.Nhưng để trở thành tấm gương, họ cần phải có những phẩm chất đáp ứng cácyêu cầu của giáo dục Vì vậy, bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáodục Khẳng định tiến bộ của đạo đức, chỉ ra tính quy luật của sự phát triển đạođức: Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra dự báo về sự xuất hiện mộtnền đạo đức mới – đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nền đạo đức này là sự tiếptục và phát triển của đạo đức vô sản xuất hiện cùng giai cấp vô sản trong lòng

xã hội tư bản Mặc dù vậy, đạo đức vô sản chứa đựng một số lượng nhiều nhấtnhững nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài và tiêu biểu cho tương lai Cùngvới thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, đạo đức cộng sản sẽ được xác lập như mộtnền “… đạo đức thực sự có tình người, đứng trên những đối lập giai cấp và trênmọi hồi ức về những đối lập ấy” [30 tr.137]

Kế thừa những quan điểm tiến bộ về đạo đức của C.Mác, V.I.Lêninkhẳng định: “Cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố vàhoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [27, tr.372] Do đó, đạođức cộng sản là “… những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột vàgóp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sảnđang sáng tạo ra xã hội mới của người cộng sản” [27, tr.369]

Trang 14

Sự hình thành nền đạo đức mới, suy cho cùng, phải thể hiện ở nhữngnhân cách đạo đức, là những chủ thể của các quan hệ, các hoạt động người.

Vì thế, giáo dục đạo đức nhằm hình thành và phát triển những năng lực đạođức cá nhân đáp ứng yêu cầu của xã hội, hơn là quan tâm của các họcthuyết về đạo đức

* Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn

diện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việccông, từ lao động sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ họctập, công tác đến sinh hoạt hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bàn đếnđạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốcgia đến quốc tế Người đã xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện, kháchquan, phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng của đời sống xã hội và mỗicon người, từ đó, khái quát thành tư tưởng đạo đức mang tên mình

Chủ tịch Hồ chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưngtrong sử dụng thuật ngữ đạo đức được dùng với 3 nghĩa: Rộng, hẹp, và rấthẹp Nghĩa rộng, đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tựgiác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tínhngười trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.Nghĩa hẹp, đạo đức là các qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi conngười trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống Nghĩa rấthẹp đó là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thể hiệnquan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thểhiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thùkhông lặp lại Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹpvới 3 mối quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với người và vớiviệc) và ĐĐCM

Trang 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm ĐĐCM là đạo đức của người cáchmạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ĐĐCM

gồm những nội dung cơ bản sau: Một là, trung thành vô hạn với Tổ quốc, tận

hiếu với nhân dân, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội; hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; ba là, luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa; bốn là, có tinh thần quốc

mà đi ngược với cái chung là chủ nghĩa cá nhân, là vi phạm đạo đức

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức mới là ĐĐCM, nó khác với đạođức cũ về chất, ngược lại nó hoàn toàn thống nhất với đạo đức của chủ nghĩaMác - Lênin Đó là sự kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc vớiđạo đức mang bản chất giai cấp công nhân và tinh hoa đạo đức của nhân loại.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ViệtNam Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổnglên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầungửng lên trời” [45, tr.220] Đạo đức cũ - đạo đức thực dân phong kiến, là thứđạo đức ích kỷ, nó kìm hãm, trói buộc con người, tàn phá con người Còn đạođức mới - ĐĐCM là: “Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ vàthoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư”;

“Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thì sau thiên hạ” là “Vô luận trong hoàn cảnh

Trang 16

nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”, “là hòamình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắngnghe ý kiến của quần chúng” [46, tr.609].

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đạo đức là nền tảng của người cách mạng,cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Người còn víđạo đức đối với người cách mạng như sức khỏe của người gánh nặng và đi xa.Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ cách mạng không dễ dàng, đơn giản mà bao giờcũng khó khăn, phức tạp Thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi người cáchmạng phải có quyết tâm phấn đấu thật cao, phải dám hy sinh, phải kiên trì bền

bỉ “thắng không kiêu, bại không nản”

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng lấy đạo đức làm gốc, không có nghĩa làtuyệt đối hóa mặt đức, xem nhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài, “hồng”

và “chuyên” phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể thiếumặt này hay thiếu mặt kia

Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đạo đức cách mạng là toàn bộ những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh những hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và với bản thân mình theo mục tiêu lý tưởng của cách mạng XHCN Dựa vào những

chuẩn mực đó, người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm

về thiện và ác, về cái không được làm và nghĩa vụ phải làm

Về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm

chăm lo mọi mặt cho thanh, thiếu niên, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ thành đội hậu

bị vững chắc của Đảng Người luôn nhắc nhở Đảng và Nhà nước phải giáodục lý tưởng, ĐĐCM, văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực thựctiễn cho thanh niên… Ngay từ khi hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Chủtịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn thế hệ trẻ nước nhà tiếp thu một nền giáodục Cộng sản Chủ nghĩa tốt đẹp Trong đó, giáo dục đạo đức được đặt lênhàng đầu và để các em trở thành những con người tốt, những công dân tốt, có

Trang 17

ích cho bản thân, gia đình và đất nước Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh

về giáo dục, đào tạo, nổi bật là quan điểm giáo dục toàn diện Trong đó,Người luôn coi trọng cả “đức” và “tài” và thường nhấn mạnh mối quan hệkhông thể tách rời của hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách con ngườimới, để có được một người cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” Người nhấnmạnh: “Thanh niên phải có đức có tài Có tài mà không có đức ví như mộtanh làm kinh tế rất giỏi nhưng lại đi đến thụt kém thì chẳng những khônglàm được việc gì có ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu cóđức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng khônglợi gì cho loài người” [46, tr.399]

Người chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm về đạo đức của mỗi chế độ,mỗi thời đại, “Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngàynay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới” [41, tr.149] Có đạo đức mới thì cócon người mới XHCN, nhiệm vụ của nhà trường dưới chế độ mới là đào tạonên những con người có đạo đức, có kiến thức, có văn hóa, kỹ năng lao độngnghề nghiệp chứ không phải đào tạo ra “một lũ cao bồi” Theo Chủ tịch Hồ ChíMinh, giáo dục là để hình thành và phát triển nhân cách cho con người Do đó,giáo dục bao gồm cả dạy người lẫn dạy chữ, trong đó dạy người là mục tiêucao nhất Giáo dục hình thành nhân cách cho con người có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với sự nghiệp cách mạng Con người với nhân cách hoàn thiện vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng Sự nghiệp cách mạng doChủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, suy cho cùng lànhằm mục tiêu giải phóng con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, làmcho con người ngày càng hoàn thiện hơn Mặt khác, con người có đạo đức, trítuệ là động lực quan trọng đưa cách mạng đến thắng lợi Người cho rằng:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, tức làphải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa… Đạo đức xã hội chủ nghĩa

là cần kiệm xây dựng nước nhà” [48, tr.542]

Trang 18

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãdành nhiều công sức cho việc đào tạo, bồi dưỡng các thế cách mạng ViệtNam Với tấm lòng yêu thương bao la, với trí tuệ sâu sắc và kinh nghiệmphong phú, Người đã dìu dắt thế hệ trẻ, trực tiếp tổ chức công tác đào tạo thế

hệ trẻ và tự mình nêu gương sáng về mọi mặt cho thanh thiếu niên noi theo.Trước lúc đi xa người còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [49, tr.622]

Con đường hình thành ĐĐCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh là conđường giáo dục, rèn luyện, kết hợp tự giáo dục, tự rèn luyện thông qua hoạtđộng thực tiễn và phải tu dưỡng kiên trì, bền bỉ suốt đời Bởi vì, “Đạo đứccách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉhàng ngày mà phát triển và cũng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong” Mặt khác, đạo đức của con người “phần nhiều

do giáo dục mà nên”, vì thế, phải kết hợp việc giáo dục của các tổ chức vớiphát huy cao độ vai trò tự giáo dục rèn luyện của mỗi người

1.1.2 Đặc điểm, nội dung, vai trò về giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

* Đặc điểm học sinh trung học phổ thông ở nội thành Thành phố Hà Nội

Học sinh THPT ở nội thành Thành phố Hà Nội là một bộ phận của họcsinh THPT của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, vì thế họvừa có biểu hiện đặc điểm chung, vừa có những nét đặc thù bởi sự quy định,tác động của các điều kiện, hoàn cảnh môi trường xã hội, gia đình đến quá

trình học tập, tu dưỡng và phát triển nhân cách Học sinh THPT ở nội thành

thành phố Hà Nội có thể khái quát một số đặc điểm sau:

Một là, học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có sự chuyển biến nhanh về thể chất.

Theo điều 4, điều 23 của Luật giáo dục 2005 và điều 26 trong nhữngđiểm mới của Luật Giáo dục 2005 ở nước ta: Giáo dục THPT được thực hiện

Trang 19

trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mườiphải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm Điều lệ trường trung học

ở nước ta cũng quy định rõ tuổi của học sinh THPT là từ 15 đến 19 tuổi

Đây là lứa tuổi nở rộ sức mạnh thể chất, tinh thần và trí tuệ; lứa tuổi vớinhững hoạt động đặc trưng để hình thành nhân cách và phẩm chất của mộtcông dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng; là lứa tuổi luôn luôn tự tìmhiểu bản thân mình và tìm hiểu người khác; lứa tuổi tự khẳng định và tìmcách xác định vị trí, vai trò của mình trong xã hội

Cũng như đối tượng là học sinh THPT khác, học sinh THPT ở nộithành thành phố Hà Nội là lứa tuổi đang dần dần hoàn chỉnh về mặt thể chất.Tuy nhiên do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội thủ đô, điều kiện giađình, nguồn gốc gia đình, cuộc sống ngày càng được nâng cao hơn trước nênhọc sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có sự phát triển tốt hơn về chiềucao, trọng lượng, thể trạng so với học sinh ngoại thành, nông thôn Có thể nóiđây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, đẹp và khỏe mạnh, bắt đầu cósự trưởng thành về giới tính Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổiquan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của nãophát triển Bộ não, hệ thần kinh các em phát triển và khỏe mạnh, tạo cơ sở chocác em tiếp thu, xử lý một khối lượng lớn tri thức trong quá trình học tập

Hai là, đa số học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có trí tuệ,

năng lực nhận thức nhanh

Học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội đa số là người có tố chất,

có trí tuệ, khả năng nhận thức nhanh các tri thức tự nhiên, xã hội và kỹ năngsống Bởi vì, nguồn gốc xuất thân và điều kiện học tập của đa số học sinhđược bảo đảm tốt Đa phần học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội đềuđược sinh ra và lớn lên ở Thủ đô – trung tâm chính trị, xã hội của cả nước,nên họ có điều kiện học tập tốt hơn so với học sinh ở ngoại thành và các địaphương khác Họ có điều kiện không chỉ tiếp cận nguồn tri thức chủ yếu qua

Trang 20

thầy cô và sách vở, mà còn tiếp cận dễ dàng thông qua các phương tiện truyềnthông hiện đại như báo trí, truyền hình, mạng internet những kho tàng trithức của nhân loại

Mặc dù học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có điều kiện tiếpcận các nguồn thông tin tri thức nhanh, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởinhững tác động tiêu cực của mặt trái xã hội, như tệ nạn xã hội, môi trườngsống, mặt trái của nền kinh tế thị trường

Ba là, phần lớn học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có sự

phát triển nhanh về tâm lý, ý thức và sớm hình thành thế giới quan

Họ là những người có thay đổi, phát triển nhanh đời sống tâm lý, nhạycảm trước những tích cực và tiêu cực của xã hội Học sinh THPT thuộc lứatuổi giàu ý chí, khát vọng, tình cảm và cảm xúc; ham hiểu biết, hăng hái thamgia các hoạt động của Đoàn, hoạt động xã hội, có nhu cầu về tình bạn, tìnhyêu Những đặc điểm này tác động tích cực tới việc xây dựng và phát triểnnhân cách của học sinh, giúp các em làm phong phú thêm đời sống nội tâm vàthu lượm được nhiều kinh nghiệm xã hội Đây cũng là lứa tuổi có những hạnchế nhất định Đó là tâm lý ít nghe, ít bàn luận đến các vấn đề chính trị, thờisự Các em còn thiếu kinh nghiệm sống nên đời sống tâm lý dễ bị chi phối, dễ

mơ hồ về chính trị, dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Thực tiễn cuộc sống trong nội thành, bên cạnh những cái đáng tự hào củaThủ đô thì còn vô số những điều thị phi liên quan đến mọi mặt của đời sống xãhội, vì vậy nó tác động đến sự tiếp nhận và xử lý thông tin của học sinh THPT

ở nội thành thành phố Hà Nội cũng khác so với học sinh ngoại thành và nôngthôn để thich nghi với điều kiện sống, học tập và sinh hoạt của mình

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thếgiới quan - hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc vàquy tắc cư xử… những điều kiện về mặt trí tuệ và xã hội để xây dựng một hệthống quan điểm riêng trong giai đoạn này đã được hình thành (đặc biệt là sự

Trang 21

phát triển của tư duy lý luận, tư duy trừu tượng) Suốt thời gian học tập ởTHPT, học sinh đã lĩnh hội được những tâm thế, thói quen đạo đức nhất định,

ý thức được cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác… thông qua các tiêu chuẩn vànguyên tắc hành vi xác định

Bốn là, học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội dễ hòa nhập

cộng đồng, nhưng tính tự lập, tính kiên trì vượt khó không cao so với học sinhngoại thành và các địa phương khác Họ là người dễ hòa nhập vào tập thể,nhanh chóng hình thành các nhóm có cùng sở thích, sở trường, sở đoản hoặcnhững biểu hiện tương đồng khác Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mang tínhchất tập thể nhất, các em rất coi trọng việc sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi

để khẳng định vị trí của mình trong nhóm Trong các lớp học dần dần xảy ramột sự phân cực nhất định - xuất hiện những người được lòng nhất và nhữngngười ít được lòng nhất Những em có vị trí thấp, ít được lòng các bạn thườngbăn khoăn, suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình

Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vàocha mẹ dần dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập Sự mở rộngphạm vi giao tiếp và sự phức tạp hoá hoạt động riêng của học sinh THPT là

do số lượng nhóm mà các em tham gia tăng lên Việc tham gia vào nhiềunhóm sẽ dẫn đến những sự khác nhau nhất định và có thể xung đột về vai trònếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khác nhau ở các nhóm

Bên cạnh đó sự kiên trì, bền bỉ, vượt qua khó khăn thử thách của họcsinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội hạn chế hơn so với học sinh THPT

ở ngoại thành Hà Nội và các vùng nông thôn, xuất thân từ nông dân Đa phầnhọc sinh ở nội thành có điều kiện vật chất đầy đủ, tinh thần phong phú, nhiều giađình có điều kiện kinh tế, mức sống cao đáp ứng mọi nhu cầu học tập và vuichơi của con cái mình Do vậy, mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, trong quan

hệ với bạn bè, thầy cô thì sự kiên trì vượt khó không cao

Nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT là một trongnhững căn cứ quan trọng để xác định nội dung, cách thức giáo dục ĐĐCM

Trang 22

phù hợp, góp phần thực hiện tốt chương trình, mục tiêu giáo dục THPT trongquá trình hình thành nhân cách những công dân Thủ đô trong giai đoạn mới.

* Quan niệm về giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội

Giáo dục - hiểu theo nghĩa rộng là quá trình trao đổi và chuyển giao trithức, là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích,yêu cầu định sẵn Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thànhnhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáodục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Giáo dục là hoạt động nhằm tác độngmột cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượngnào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lựcnhư yêu cầu đề ra

Dưới góc độ triết học, có thể hiểu rằng, giáo dục ĐĐCM cho học sinhTHPT ở nội thành thành phố Hà Nội là một quá trình tương tác lẫn nhau giữahai mặt của một vấn đề Một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượnggiáo dục (sự tác động của tri thức, văn hóa nhân loại thông qua các chủ thể sưphạm đến mọi hoạt động của học sinh) Mặt khác, thông qua sự tác động này,đối tượng giáo dục (học sinh THPT) tiếp thu, tự biến đổi, tự hoàn thiện phẩmchất nhân cách đầy đủ theo những nguyên tắc, chuẩn mực của con người mớiXHCN, của người cách mạng

Về bản chất, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thànhphố Hà Nội là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động nhận thức cho học sinh,nhằm giúp họ nhận thức đúng, có tình cảm và thái độ đúng, hình thành nhữngthói quen hành vi ứng xử với mọi người, cộng đồng xã hội và cao hơn nữa là

Tổ quốc, vận mệnh dân tộc Quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động của họcsinh ở trường THPT, cũng như ngoài xã hội được tiến hành có kế hoạch chặtchẽ, có mục đích rõ ràng, dựa trên những điều kiện vật chất bảo đảm nhất

Trang 23

định nhằm thực hiện những lợi ích tinh thần của học sinh cũng như của cácchủ thể giáo dục Đó là hoạt động tự giác, sáng tạo, có sự đổi mới thườngxuyên về hình thức, phương pháp tổ chức, qua đó học sinh THPT có thể tiếpnhận những tri thức đạo đức một cách thuận lợi, tuân theo quy luật của quátrình nhận thức, phù hợp với những đặc điểm về thể chất, tinh thần của họ.Tuy nhiên, hoạt động tiếp nhận những tri thức ĐĐCM của học sinh THPT ởnội thành thành phố Hà Nội cũng bị chi phối bởi tính quy luật riêng Đó làtính quy luật của sự tiếp nhận tri thức chính trị - xã hội, tính quy luật của sựhình thành, phát triển những phẩm chất chính trị tinh thần ở lứa tuổi đanghoàn chỉnh về thể chất, đang ấp ủ những hoài bão, ước mơ cho tương lai.

Vì thế, quá trình tổ chức, hoạt động giáo dục ĐĐCM và tự giáo dục,rèn luyện của học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội luôn bị chi phối,tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau Sự tác động

đa chiều của các chủ thể, đối tượng giáo dục đối với các khâu, các mối quan

hệ giữa truyền thụ và lĩnh hội, nhận thức và hành động hành vi trong giáodục, rèn luyện và tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM đối với học sinh THPT Đó làmột quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các chủ thể giáo dục và đối tượnggiáo dục phải nhận thức sâu sắc các mối liên hệ bản chất của nó, đồng thờiphải có lòng kiên trì, bền bỉ, tâm huyết, say mê với nhiệm vụ

Từ những phân tích tích trên đây, tác giả quan niệm: Giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội là hoạt động tương tác có

tổ chức, có kế hoạch, quy trình của các chủ thể giáo dục và học sinh, thông qua quá trình truyền thụ, lĩnh hội và rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực của người cách mạng, góp phần hoàn thành tốt chương trình, mục tiêu giáo dục của nhà trường, hình thành nhân cách công dân, phát triển nguồn nhân lực trẻ của Thủ đô và đất nước.

Mục đích giáo dục ĐĐCM là: Xây dựng những nguyên tắc, chuẩn

mực của người cách mạng cho học sinh THPT ở nội thành thành phố HàNội, tạo nền tảng tinh thần, để họ thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và tu

Trang 24

dưỡng, phấn đấu trở thành người thanh niên, người công dân Thủ đô cóđức, có tài, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trẻcủa Thủ đô và cả nước.

Chủ thể giáo dục: Hoạt động giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở

nội thành thành phố Hà Nội là các tổ chức, các lực lượng sư phạm, quản lígiáo dục của nhà trường, xã hội và gia đình học sinh Mỗi lực lượng có vị trí,vai trò khác nhau và phương pháp tác động riêng đối với quá trình hình thành

ý thức, hành vi ĐĐCM của học sinh Tuy nhiên, các lực lượng đó có mốiquan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề, điều kiện hổ trợ cho nhau, tạo nên sứcmạnh tổng hợp tác động đến nhận thức và hành động của học sinh Trong cáclực lượng ấy thì đội ngũ giáo viên ở trường THPT ở nội thành thành phố HàNội giữ vai trò chủ đạo, quyết định đến quá trình hình thành nên phẩm chấtĐĐCM của học sinh

Đối tượng giáo dục: Học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội là

đối tượng của hoạt động giáo dục ĐĐCM Họ chịu sự tác động của các lực lượnggiáo dục, tiếp nhận, lĩnh hội các tri thức ĐĐCM một cách chủ động, tích cực, sángtạo Đồng thời, họ là chủ thể của của hoạt động giáo dục, rèn luyện ĐĐCM Nóicách khác, học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội vừa là đối tượng, vừa làchủ thể của hoạt động giáo dục ĐĐCM và tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM, giữ vaitrò quyết định trực đến kết quả cuối cùng của hoạt động này

Về hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM: Trong quá trình giáo dục

nhân cách cho học sinh, nhất là giáo dục ĐĐCM thì nội dung giáo dục baogiờ cũng gắn với hình thức và phương pháp giáo dục Đó là con đường đểtruyền thụ những thông tin tri thức đạo đức đến người học một cách dễ dàng,hấp dẫn, hiệu quả, khiến họ có hứng thú, say mê, không nhàm chán trong lĩnhhội và ra sức tu dưỡng, rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐCM

Cả hình thức và phương pháp giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nộithành thành phố Hà Nội được thể hiện thông qua quá trình tổ chức dạy và họccác môn học, nhất là các môn học xã hội và môn giáo dục công dân là chủ

Trang 25

yếu Giáo dục ĐĐCM còn được thông qua các hình thức, phương pháp khácnhư: Các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, thể thao của các tổchức đoàn thể Kết hợp giữa nhà trường với xã hội và gia đình học sinh, giáodục bằng việc nêu gương tốt, việc tốt, thông qua tự tu dưỡng, tự rèn luyệnĐĐCM của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động.

Các hình thức và phương pháp giáo dục ĐĐCM như trên là một chỉnh thểthống nhất, quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thựchiện Tuy vậy, mỗi hình thức, phương pháp có vai trò, thế mạnh riêng, đòi hỏi tổchức hoạt động giáo dục ĐĐCM cho học sinh, các chủ thể giáo dục phải nắmvững những ưu điểm, hạn chế của từng hình thức, phương pháp; đồng thời tíchcực, sáng tạo ra các hình thức, phương pháp mới thích hợp với đặc điểm họcsinh, nhiệm vụ của nhà trường và từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định

* Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng

Hoạt động giáo dục ĐĐCM cho các đối tượng về cơ bản bám sát nhữngnội dung biểu hiện của ĐĐCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Đạo đức Hồ ChíMinh); quan điểm chỉ đạo của Đảng Tại Nghị quyết Trung ương Chín khóa

XI, Đảng ta khẳng định: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và conngười Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạođức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụcông dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc,lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộngđồng, xã hội và đất nước” [17, tr 47] Tuy vậy, tùy từng đối tượng cụ thể đểxác định những nội dung cụ thể sao cho phù hợp Đối với học sinh THPT cảnước nói chung, học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội nói riêng, nộidung ĐĐCM được xác định là: Lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dântộc, lý tưởng XHCN và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo; lòng nhân ái, biết quý trọng lao động và các thành quả lao động; vềtính trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, lời nói đi đôi với việc làm; về ý thức

Trang 26

cộng đồng, tập thể, tinh thần quốc tế, nhân loại; kết hợp chặt chẽ giữa giáodục đạo đức và giáo dục pháp luật Những nội dung giáo dục ĐĐCM như đãtrình bày, được thể hiện ở trong chương trình giáo dục THPT và tập trungnhất ở môn giáo dục công dân và các môn học khác, nhất là các môn xã hộinhư: Tiếng việt, lịch sử, văn học,… Mỗi môn học đều hàm chứa nội dungkhác nhau, mức độ khác nhau Trong các môn học ấy, thì giáo dục công dân

là môn học chứa đựng nhiều nội dung về nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐCM Cácchủ đề của môn học này đều chứa đựng những nội dung ĐĐCM hoặc có ýnghĩa giáo dục ĐĐCM như: Trang bị cho học sinh biết cách nhìn nhận, xemxét thế giới (thế giới quan), phương pháp luận khoa học, là những chuẩn mựccủa người công dân trong chế độ mới - chế độ XHCN, đóng góp vai trò to lớntrong quá trình nhận thức và thực tiễn đối với sự phát triển hình thành nhâncách con người Bên cạnh đó, một số môn học xã hội khác cũng hàm chứa nộidung giáo dục ĐĐCM rất sâu sắc, không những giáo dục về tri thức mà còngiáo dục cả niềm tin, tình cảm, giáo dục luôn gắn kết với hình thức có cả lýthuyết và trực quan sinh động Chẳng hạn, thông qua môn tiếng việt, văn học,lịch sử… trang bị cho học sinh những giá trị đích thực của cuộc sống, của đạolàm người, làm cán bộ, thái độ, tình cảm đối với đất nước, vận mệnh của dântộc, tình yêu thương con người, ý thức cộng đồng, nhân loại, quốc tế Xâydụng chương trình, nội dung giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thànhthành phố Hà Nội Là căn cứ cơ bản, quan trọng, phản ánh tính khoa học, hợp

lý của quá trình giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố

Hà Nội Theo đó, việc đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ĐĐCM chohọc sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay được dựa trên chấtlượng của việc xây dựng, thiết kế chương trình, nội dung giáo dục THPT của

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và sự sáng tạo những nội dung mới phùhợp với điều kiện, môi trường giáo dục của nhà trường, điều kiện kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội của Thủ đô, cũng như gia đình học sinh

Trang 27

* Vai trò của giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

Thứ nhất, giáo dục ĐĐCM góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học đúng đắn cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

Đạo đức nói chung, ĐĐCM nói riêng, là một hình thái ý thức xã hội,phản ánh tồn tại xã hội mà trực tiếp là các quan hệ đạo đức của con người,được khái quát thành hệ thống quan niệm, chuẩn mực, nhằm điều tiết chínhnhững quan hệ ấy Hệ thống tri thức ĐĐCM phản ánh khá toàn diện thế giớiquan, nhân sinh quan của con người, bao gồm cách nhìn nhận, đánh giá mộtcách khoa học về mối quan hệ con người với con người, con người với tựnhiên và xã hội, đánh giá vai trò, vị trí và trách nhiệm của bản thân trongnhững quan hệ đó, từ đó có nhận thức và hành vi đúng đắn trong ứng xử vớicon người, tự nhiên và xã hội

Ở cấp độ thấp, cấp độ ý thức xã hội thông thường, ý thức đạo đức đượchình thành một cách tự phát từ chính cuộc sống hàng ngày của con người đểđáp ứng đòi hỏi khách quan của sinh hoạt cộng đồng Mặt khác, ý thức đạođức ở trình độ lý luận, trở thành thế giới quan, nhân sinh quan phản ánh đờisống đạo đức xã hội được hình thành và phát triển chủ yếu bằng con đường

giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng

nhấn mạnh: “hiền dữ phải đâu là tính sẳn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.[43, tr.413] Theo đó, giáo dục ĐĐCM sẽ góp phần chuyển hóa các tri thứcđạo đức thành ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cho học sinh; giúp cho họngày càng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từtrình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học Để đạt trình

độ cao, trình độ ý thức lý luận, đòi hỏi phải có quá trình giáo dục đạo đức vàrèn luyện ĐĐCM Bởi vì, nhận thức khoa học phản ánh các giá trị đạo đức

Trang 28

một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá trị đạo đức hiện tại và cả nhữnggiá trị đạo đức của tương lai Qua giáo dục ĐĐCM, nội dung các phạm trù,các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắnhơn và niềm tin của học sinh trở thành niềm tin khoa học Từ đó, giúp chohọc sinh điều chỉnh được hành vi của mình theo yêu cầu xã hội đặt ra.

Như vậy, hoạt động giáo dục ĐĐCM có vai trò quan trọng trong hìnhthành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, đúng đắn cho học sinh THPT ởnội thành thành phố Hà Nội hiện nay, làm cơ sở cho họ xác định đúng đắn vaitrò, trách nhiệm của mình trong học tập, rèn luyện cũng như ứng xử với chínhmình, với môi trường tự nhiên và xã hội

Thứ hai, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố

Hà Nội góp phần hình thành nhân cách công dân, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô

Đây là vai trò quan trọng của công tác giáo dục ĐĐCM ở các nhàtrường thuộc nội thành thành phố Hà Nội đối với việc hình thành một thế hệtrẻ của Thủ đô có đầy đủ phẩm chất, nhân cách con người mới XHCN, đápứng yêu cầu xây dựng và phát triển của thành phố trong giai đoạn hiện nay.Theo đó, giáo dục ĐĐCM sẽ góp phần làm cho học sinh THPT ở nội thànhthành phố Hà Nội hình thành và phát triển ý thức đạo đức, ý thức công dân, ýthức chính trị, ý thức pháp luật, có năng lực làm chủ, sống có trách nhiệm vớibản thân với gia đình và xã hội, tạo thành nền tảng hình thành, phát triển vàhoàn thiện nhân cách công dân, trở thành những công dân mẫu mực, xứngđáng là những công dân của Thủ đô – trái tim của cả nước Trên nền tảng đó,mỗi học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội sẽ nhận thức sâu sắc vaitrò, trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, chủ động giải quyết hàihòa các mối quan hệ của bản thân, tích cực học tập, rèn luyện, trở thànhnhững công dân có lương tâm, trách nhiệm, có tinh thần tập thể, mình vì mọingười, mọi người vì mình

Trang 29

Không chỉ có vai trò to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đờisống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị nhâncách tốt đẹp, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố HàNội hiện nay còn có vai trò tích cực trong hình thành nguồn nhân lực trẻ cóchất lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô hiện nay Bởi lẽ,trong nội dung cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, thì phẩm chất đạo đứcluôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, là “kim chỉ nam” cho tài năng được nảy nở,khẳng định và phát huy tác dụng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Có tài màkhông có đức là vô dụng, ngược lại, có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó Do đó, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố

Hà Nội đã góp phần quan trọng hình thành và tạo tiền đề phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô hiện nay

Thứ ba, giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, đấu tranh với những nhận thức và hành vi phi đạo đức

Giáo dục ĐĐCM không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, giữ gìnnhững giá trị, chuẩn mực đạo đức đã được các thế hệ trước tạo nên, nó còn gópphần tạo ra những giá trị đạo đức mới; xây dựng những quan niệm sống tíchcực cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay Khi nhữngchuẩn mực ĐĐCM được hình thành trong nhân cách học sinh sẽ trở thành

“nguồn vốn” đặc biệt tạo ra những giá trị, chuẩn mực mới của con người mới,phù hợp với sự phát triển của xã hội Từ đó, học sinh sẽ hình thành những quanniệm sống tích cực, với những biểu hiện lối sống có văn hóa, lối sống XHCN,

ra sức phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, là xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN Mặt khác, đấu tranh vớinhững quan điểm sai trái, lệch lạc về đạo đức và ĐĐCM, sự lệch chuẩn các giátrị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức đang len lỏi, xâm nhâptrong các quan hệ xã hội, trong nhà trường THPT, tạo ra một “trận địa” văn hóa

Trang 30

đạo đức vững chắc, để phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện của lối sống thựcdụng, trái với chuẩn mực ĐĐCM Qua đó, góp phần xây dựng môi trường đạođức - sư phạm mẫu mực, lành mạnh và nhân văn.

1.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trung học phổ thông ở nội thành thành phố Hà Nội hiện nay

1.2.1 Những ưu điểm và nguyên nhân

* Ưu điểm

Trong những năm qua, các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội

đã tích cực, chủ động xây dựng chương trình, nội dung giáo dục ĐĐCM cho học sinh phù hợp và thiết thực Đây là thành tựu cơ bản đạt được ở các trường

THPT nội thành thành phố Hà Nội Những nội dung giáo dục ĐĐCM đượcthể hiện ở các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa Trong các mônhọc chính khóa, nội dung giáo dục ĐĐCM được thể hiện tập trung chủ yếu ởmôn giáo dục công dân, gồm có 11 chủ đề [Phụ lục 4] Việc xây dựng các chủ

đề đó đã có sự sáng tạo, bổ sung dựa trên cơ sở chương trình khung của BộGiáo dục và Đào tạo đã triển khai, phổ cập từ nhiều năm nay Đối với cácmôn học khác như: Giảng văn, lịch sử, giáo dục quốc phòng đã được các tổ

bộ môn xây dựng chủ đề theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu các chứcnăng, nhiệm vụ của môn học Trong đó, những nội dung ĐĐCM đã được thểhiện khá sinh động, cụ thể trong các chủ đề

Trong các hoạt động ngoại khóa, nội dung giáo dục ĐĐCM ở các trườngTHPT nội thành thành phố Hà Nội cũng được thể hiện khá sâu sắc, nhất lànhững hoạt động giáo dục truyền thống như thông tin tuyên truyền, lễ kỷ niệm,tham quan di tích lịch sử quốc gia và Thủ đô nghìn năm văn hiến; tham gia cáchoạt động mang tính chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao

Hiện nay, các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội đang tiếp tụcnghiên cứu, kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tiến

Trang 31

hành điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình môn giáo dục công dân,trong đó có nhiều nội dung liên quan đến ĐĐCM.

Những nội dung giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở các trường nộithành thành phố Hà Nội trong những năm qua đã bám sát những nội dung cơbản về ĐĐCM theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những quan điểm vềgiáo dục đạo đức, lối sống của Đảng Cộng sản Việt Nam Kết hợp giữa giáo dụcđạo đức của giai cấp công nhân với đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam,tinh hoa văn hóa của nhân loại Từ các nội dung cơ bản ấy, các chủ thể giáo dục

ở các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa cho phù hợp vớiđiều kiện giáo dục của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh

Nội dung giáo dục ĐĐCM cho học sinh THPT ở các trường nội thànhthành phố Hà Nội đã không ngừng được bổ sung các giá trị đạo đức mới, đólà: Tính chủ động, sáng tạo, ý thức làm chủ, tự chủ, tự lập, tinh thần vượt khó,

đề cao sức khỏe, học vấn, đề cao trách nhiệm công dân, lao động giỏi, sống cóvăn hóa, nghĩa tình, tinh thần quốc tế chân chính Việc bổ sung những giá trịđạo đức mới đã giúp học sinh học tập, rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu, đáp ứngyêu cầu của nhà trường, xã hội và sự mong mỏi của gia đình

Các nội dung giáo dục ĐĐCM cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi củathực tiễn cuộc sống đang đặt ra Đó là yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nướcnói chung, sự nghiệp xây dựng phát triển Thủ đô nói riêng; yêu cầu của pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế, gắn với phát triển kinh tế tri thức; những mục tiêucủa việc xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh - xã hội có cộng đồng công dântốt, được nuôi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức từ môi trường giáo dụcTHPT Những chuẩn mực ĐĐCM được thể hiện ngay trong cuộc sống học tập,

tu dưỡng rèn luyện tại nhà trường, gia đình và hoạt động ngoài xã hội Qua đó,học sinh đã tiếp cận, lĩnh hội một cách dễ dàng, không gò ép, nhàm chán Kết

Trang 32

quả điều tra khảo sát của tác giả cho thấy: Có 73,3 % số người được hỏi cho rằngnội dung giáo dục ĐĐCM cho học sinh là rất thiết thực, 15% là thiết thực và11,7% là không thiết thực [Phụ lục 1.2]

Các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM cho học sinh Trong những

năm qua, để thực hiện tốt quan điểm, chủ trương đổi mới căn bản, toàn diệnnền giáo dục nước nhà, nhất là giáo dục THPT, các trường THPT nội thànhthành phố Hà Nội đã tích cực chủ động đổi mới các hình thức giáo dục nóichung, giáo dục ĐĐCM nói riêng, gắn với đổi mới phương pháp giáo dục cácmôn học, từng chủ đề có nội dung liên quan đến ĐĐCM Các hình thức giáodục ĐĐCM cho học sinh ngày càng được hiện sự phong phú, sinh động hơn,không chỉ thông qua thực hành giảng bài môn giáo dục công dân, mà cònđược lồng ghép trong giảng bài các môn khoa học xã hội, giáo dục quốcphòng trong chương trình chính khóa Các bài giảng về đạo đức và ĐĐCM đã

có sự đổi mới về phương pháp truyền đạt, vận dụng các phương pháp truyềnthụ tích cực như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phươngpháp đàm thoại, học tập theo nhóm… tạo cho học sinh trạng thái học tập thoảimái, không nhàm chán, nhiều bài giảng tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người học

Cùng với các hình thức giáo dục truyền thụ kiến thức đạo đức trên lớp,các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hình thức hoạtđộng ngoại khóa nhằm giáo dục ĐĐCM cho học sinh Các hình thức thể hiệnnhư: Thông tin, tuyên truyền; tổ chức các hội thi với các hình thức viết, xâydựng tiểu phẩm vui, chương trình văn nghệ; tọa đàm, giao lưu các nhân chứnglịch sử nhân các ngày lễ của quốc gia, thành phố Hà Nội, ngày truyền thốngcủa ngành giáo dục và nhà trường; thông qua các hoạt động tham quan, dulịch; thông qua các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; hoạt động tình nguyện;giao lưu kết nghĩa… Các hình thức hoạt động ngoại khóa đã thể hiện sự đa

Trang 33

dạng về hình thức, phong phú về thể loại, tạo sự hấp dẫn, ấn tượng, tác độngmạnh mẽ đến nhận thức và hành vi, hành động theo những chuẩn mực ĐĐCMcho học sinh Thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa trên tạo nên sựtươi mới tác động đến sự cảm nhận của học sinh một cách đa diện theo chiềuhướng tích cực [phụ lục 1.5].

Nhà trường đã rất chú trọng hình thức giáo dục bằng việc nêu gươngngười tốt, việc tốt Đây là hình thức được các chủ thể giáo dục từ Ban Giámhiệu đến giáo viên thực hiện thường xuyên trong thực hành giảng bài trên lớp,trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa, văn nghệ và trong cácbuổi sinh hoạt tập trung toàn trường, cũng như sinh hoạt lớp Các gươngngười tốt việc tốt được các giáo viên lựa chọn để giáo dục là các nhà hoạtđộng cách mạng xuất sắc, các anh hùng dân tộc, các doanh nhân có nhiềucống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, nhất là những doanhnhân đã từng là học sinh của nhà trường Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cònthường xuyên nêu gương tốt việc tốt từ những tấm gương học giỏi của họcsinh trong nhà trường, những tấm gương đạt thành tích xuất sắc trong côngtác giảng dạy, quản lý giáo dục, cũng như đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạonói chung

Đặc biệt, các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội đã tổ chức vàthực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theochỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị Đây là hoạt động chính trị - xã hội có

ý nghĩa rất thiết thực đối với công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nóichung, học sinh THPT nói riêng Thông qua hoạt động này, đã kịp thời nêugương tốt việc tốt, người thực việc thực ngay tại môi trường giáo dục THPT,tạo ra sự ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng đối với học sinh Bằng những câu chuyện

kể với nhiều hình thức khác nhau đã làm cho học sinh nhận thức sâu sắc nhữngnội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 34

Bên cạnh những hình thức, phương pháp giáo dục trên đây, hình thứcgiáo dục gia đình đã được các trường THPT nội thành thành phố Hà Nội chútrọng, quan tâm Các gia đình đã quan tâm giáo dục con cái phát triển toàndiện, trong đó, không ít gia đình đã chú tâm đến việc định hướng các chuẩnmực, giá trị ĐĐCM, nhất là những gia đình lão thành cách mạng, gia đình cócông với nước, gia đình gia phong, có truyền thống hiếu học, trọng đức.Thông qua các hoạt động sống, sinh hoạt, bằng những lời giáo huấn và nhữngtấm gương đạo đức mẫu mực của thành viên trong gia đình, dòng họ, đã gópphần bồi đắp cho học sinh những chuẩn mực ĐĐCM, cùng với nhà trường và

xã hội giáo dục, đào tạo ra những con ngoan, trò giỏi, những công dân Thủ đômẫu mực, ngời sáng nhân cách, phẩm giá Việt Nam

Có thể nói, những hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM cho họcsinh mà các trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội đã thực hiện trongnhững năm qua cơ bản phù hợp, phong phú, đa dạng và tạo sự hấp dẫn, lôicuốn Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: Có 60 % số người được hỏi các hìnhthức, phương pháp giáo dục ĐĐCM trong nhà trường là rất phù hợp, 26,6 %

là phù hợp, 11,7 % là không phù hợp [Phụ lục 1.3]

Trong những năm qua, hiệu quả giáo dục rèn luyện ĐĐCM cho học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao kết quả học tập và hình thành nhân cách công dân của học sinh Nhờ

sự linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới nội dung, chương trình cũng như phươngpháp, hình thức giáo dục ĐĐCM, phần đông các trường THPT nội thành đã cónhiều biện pháp, hình thức đa dạng, phong phú, với sự tham gia của các tổ chức,các lực lượng giáo dục, đem lại hiệu quả khá tốt trong thực hiện nhiệm vụ này

Hiệu quả giáo dục, rèn luyện ĐĐCM cho học sinh THPT được thể hiệntrước hết ở kết quả học tập, rèn luyện của họ qua từng năm học Theo số liệu báocáo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội về kết quả xếp loại văn hóatrong 3 năm (tính trung bình chung), từ 2012 đến nay cho thấy: Có 8,12 % học

Trang 35

sinh đạt loại giỏi, 33 % đạt loại khá, 42,3 % đạt trung bình còn lại là yếu và kém[Phụ lục 2] Về xếp loại hạnh kiểm: Có 52,06 % học sinh đạt hạnh kiểm tốt,32,89 % đạt hành kiểm khá còn lại xếp loại trung bình và yếu [Phụ lục 3]

Tương xứng với kết quả học tập, rèn luyện, học sinh THPT các trườngnội thành thành phố Hà Nội đã có sự trưởng thành về nhân cách đạo đức,nhân cách công dân Đại đa số học sinh nhận thức ngày càng sâu sắc nhữngnguyên tắc, chuẩn mực ĐĐCM, trở thành tình cảm, niềm tin đối với Đảng,Nhà nước và chế độ XHCN và toàn Đảng, toàn dân ta đang phấn đấu Từ đó,

họ đã hình thành những thói quen hành vi sống, học tập, rèn luyện theo mụctiêu, lý tưởng XHCN, ứng xử các mối quan hệ xã hội dựa trên cơ sở Hiếnpháp, pháp luật Nhà nước, dựa vào đạo lý, truyền thống của dân tộc và Thủ

đô ngàn năm văn hiến Đó là lối sống có kỷ cương, kỷ luật có văn hóa đối với

xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân Nhiều học sinh đã có sự điều chỉnhnhận thức và hành vi theo chuẩn mực đạo đức qua từng năm học, tích cực tudưỡng, phấn đấu để trở thành những trò giỏi, con ngoan, những công dân tốt.Đặc biệt, ý thức chính trị của đa số học sinh không ngừng nâng lên Họ quan tâmnhiều hơn đến tình hình thế giới, trong nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng Họ có thái độ phản ứng tích cực khi chủquyền an ninh quốc gia bị đe dọa, xâm hại cũng như những vấn nạn, tiêu cực xãhội, những bất công, bạo ngược từ xã hội đến nhà trường và gia đình Nhiều họcsinh đã hình thành ý thức tập thể, tính cộng đồng cao, cùng chung tay, góp sức

để xây dựng tập thể lớp, nhà trường mẫu mực, tiên tiến, xứng đáng là trườngđiểm của Thủ đô - tiêu biểu trong ngành giáo dục của thành phố Hà Nội và cảnước Tinh thần đoàn kết tập thể ngày càng nâng cao sẵn sàng chia sẻ nhữngniềm vui, nỗi buồn, cũng như những khó khăn vất vả thiệt thòi của bạn bè, thầy

cô, thậm trí không ít học sinh sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng tư để mang lại lợi íchcho lớp, nhà trường và giúp đỡ bạn bè tiến bộ

Trang 36

Có thể nói, giáo dục ĐĐCM đã giúp học sinh THPT ở nội thành thànhphố Hà Nội từng bước hình thành, phát triển từ nhân cách học sinh thànhnhân cách công dân, nhân cách con người mới XHCN, góp phần nâng cao vịthế, niềm tin của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nềngiáo dục nước nhà.

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Thứ nhất, các trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội có điều kiện môi trường giáo dục đầy đủ, thuận lợi cho việc giáo dục ĐĐCM cho học sinh

Các trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội trên địa bàn Thủ đô –Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế của cả nước, lại được sự quantâm chú ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành trung ương

Cơ sở vật chất, tài liệu học tập của các trường khá đầy đủ, có điều kiện tiếpcận nhanh, dễ dàng các nguồn thông tin khoa học, chính trị - xã hội, và nhữngtri thức ĐĐCM Điều kiện vật chất, kỹ thuật đầy đủ, hiện đại còn đáp ứng yêucầu tổ chức các hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM phong phú, hấp dẫn.Hơn nữa, các trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội, nhất là các trườngcông lập đều có bề dày thành tích trong sự nghiệp giáo dục THPT, tạo nênmôi trường văn hóa đạo đức mẫu mực, sinh động, lành mạnh và nhân văn.Điều kiện vật chất đầy đủ, thuận lợi; đời sống chính trị, văn hóa tinh thầnphong phú là yếu tố hàng đầu tạo nên những thành tựu của nhiệm vụ giáo dụcĐĐCM cho học sinh

Thứ hai, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội và gia đình học sinh đã phát huy vai trò trách nhiệm cùng tham gia phối hợp giáo dục ĐĐCM cho học sinh.

Các cấp ủy Đảng, các quận nội thành Hà Nội đã quan tâm hơn đếncông tác giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục ĐĐCM nói riêng; kịp thờiquán triệt sâu sắc các văn kiện, nghị quyết của Trung ương, chỉ thị của Bộ

Trang 37

Chính trị, nghị quyết của Thành ủy liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sốngcho thế hệ trẻ Thủ đô nói chung, học sinh THPT nói riêng Việc chỉ đạo và tổchức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định về thực hiện các cuộc vậnđộng, các phong trào chính trị - xã hội của các trường THPT chặt chẽ, côngtác kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Chính quyền các quận nội thành Hà Nội đã đề cao trách nhiệm trongquản lý xã hội, quản lý các hoạt động của nhà trường giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội, môi trường lành mạnh Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố HàNội đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, kịp thời chỉ đạo thốngnhất chương trình, nội dung giáo dục đạo đức; phối hợp chặt chẽ với cấp ủyĐảng, chính quyền các quận nội thành các chương trình, hình thức hoạt độngliên quan đến giáo dục ĐĐCM cho học sinh Các đoàn thể địa phương đã cósự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn thể của nhà trường tổ chứccác hoạt động văn hóa, thể thao, các phong trào xã hội, qua đó, học sinh cóđiều kiện tiếp nhận tri thức và tự giáo dục rèn luyện ĐĐCM

Gia đình học sinh các trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội đa

số là những gia đình có điều kiện về kinh tế, gia đình công chức, có học thức

đã có sự quan tâm hơn đến giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, nhiềugia đình đã coi trọng định hướng cho con em mình những chuẩn mực giá trịĐĐCM, những lý tưởng, hoài bão ước mơ chân chính để trở thành công dân

có ích cho gia đình và xã hội Nhiều gia đình đã có quan điểm thái độ tích cựctrong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và phối hợp nhiệt tình, trách nhiệm vớinhà trường, thầy cô giáo để giáo dục, quản lý học sinh

Thứ ba, các lực lượng sư phạm ở trường THPT nội thành thành phố

Hà Nội đã nhận thức đúng đắn, trách nhiệm cao đối với hoạt động giáo dục ĐĐCM cho học sinh

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, quyết định đến các kết quả hoànthành nhiệm vụ giáo dục THPT nói chung, hoạt động giáo dục ĐĐCM cho

Trang 38

học sinh nói riêng, Trong những năm qua, các lực lượng giáo dục ở cáctrường THPT nội thành Hà Nội, từ Ban Giám hiệu nhà trường đến từng giáoviên cơ bản đã nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục ĐĐCM cho học sinh,coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị, một mục tiêu cơ bản của nềngiáo dục thời đại mới, giai đoạn mới; kết hợp chặt chẽ giữa “dạy chữ” và “dạyngười” là bổn phận, trách nhiệm to lớn của trường THPT Từ nhận thức đó,đội ngũ giáo viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng nội dung giáodục đạo đức phù hợp, thiết thực; tích cực đổi mới hình thức, phương phápgiáo dục một cách đa dạng, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh vào từngđiều kiện hoàn cảnh Giáo viên các bộ môn đã lồng ghép các nội dung ĐĐCM

để truyền thụ và định hướng cho học sinh rèn luyện, phấn đấu, nhất là giáoviên các môn xã hội, các chủ nhiệm lớp Trong đó, giáo viên môn Giáo dụccông dân đã tích cực nghiên cứu cụ thể hóa các chương trình trong sách giáokhoa, bổ sung những tri thức mới, xây dựng chủ đề hợp lý hiệu quả để giáodục ĐĐCM cho học sinh Cùng với việc truyền thụ tri thức đạo đức và tổchức rèn luyện ĐĐCM cho học sinh, các lực lượng sư phạm ở các trườngluôn thể hiện là tấm gương đạo đức mẫu mực, nhân cách nhà giáo, qua đó, tạosự ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành ý thức đạo đức và ra sức thựchành rèn luyện ĐĐCM

Thứ tư, học sinh THPT ở nội thành thành phố Hà Nội cơ bản có nhận thức nhanh, có ý thức tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM thường xuyên

Một mặt, do nguồn gốc xuất thân, mặt khác, do môi trường đang sống,học tập của học sinh ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội, nên đa số họnhanh nhạy trong lĩnh hội tri thức, kịp thời nhận rõ bản chất của vấn đề giáodục và tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM Cùng với quá trình lĩnh hội kiến thứcvăn hóa cơ bản, rèn luyện kỹ năng sống, học sinh các trường THPT đã tíchcực, tự giác rèn luyện theo những chuẩn mực ĐĐCM ở mọi lúc, mọi nơi.Nhiều học sinh đã thực sự là tấm gương mẫu mực mang lại niềm vinh dự chogia đình, nhà trường và ngành giáo dục của Thủ đô

Trang 39

1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Các nội dung giáo dục ĐĐCM trong chương trình chính khóa còn mờ nhạt,thiếu tính thời sự, tính thực tiễn Trong các chương trình hoạt động ngoại khoá củahọc sinh, nội dung giáo dục ĐĐCM cũng có biểu hiện chưa rõ nét ở một số hìnhthức, còn thiên về hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ Một số nội dung còn xathực tiễn cuộc sống, có nơi, có lúc còn diễn ra tình trạng giữa bài học và thực tế làmột khoảng cách lớn Chưa có các chuyên đề chuyên sâu về ĐĐCM dành cho đốitượng học sinh THPT Một số tài liệu đã phát hành còn cũ, thiếu cơ sở khoa học,một số bài học đạo đức thiếu tính cụ thể với đối tượng đang hình thành nhân cáchcông dân Từ thực trạng như vậy, học sinh không hào hứng, thậm chí học hìnhthức, chống đối, chiếu lệ, dẫn tới hiệu quả không cao

Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, coi nhẹ vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, vớithực tiễn đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu củathị trường lao động Thủ đô và cả nước Giáo dục nặng về lý thuyết, khônggắn với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Đặc biệt, chương

Trang 40

trình giáo dục chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹnăng làm việc

Về chương trình, nội dung sách giáo khoa có nhiều ưu điểm hơn so vớitrước nhưng do nội dung chương trình thay đổi liên tục theo chủ trương cảicách của Bộ Giáo dục cũng dẫn đến sự hoang mang lo lắng trong học sinh.Thực tế, đang có sự khác biệt rất lớn giữa những điều giảng dạy trong nhàtrường với thực tế cuộc sống, chúng ta dạy các em phải tôn trọng và giữ gìncủa công trong khi người lớn sử dụng của công như của chùa Chúng ta dạyhọc sinh không nên quay cóp bài thì ngoài xã hội nhiều người mua bằng, bánđiểm, “học giả bằng thật”, chúng ta dạy các em phải tôn trọng lẽ phải, dũngcảm đấu tranh để bảo vệ điều đúng đắn trong xã hội lại không ít người có thái

độ vô cảm, lạnh lùng trước những điều bất công, sai trái…

Việc thiết kế, xây dựng chương trình giáo dục nói chung, giáo dụcĐĐCM nói riêng còn nhiều khâu bất cập, thiếu cân đối, chưa phản ánh hếtyêu cầu về phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ cũng như của học sinh THPTThủ đô, nhiều nội dung giáo dục đạo đức bị cắt xén hoặc chỉ lồng ghép trongnhững môn học khác, nên chưa tạo được hệ thống chương trình, nội dunghoàn chỉnh, khoa học và phù hợp Có trường thiếu linh hoạt, sáng tạo chưakịp thời bổ sung những tri thức đạo đức mới để giáo dục học sinh

Hình thức, phương pháp giáo dục có lúc còn có biểu hiện sơ cứng, thiếu sinh động, sáng tạo, chưa hấp dẫn, thu hút người học Mặc dù đã sử

dụng nhiều hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM phù hợp cho học sinhTHPT ở các trường nội thành thành phố Hà Nội hiện nay Tuy nhiên, một sốhình thức giáo dục vẫn còn sơ cứng, thiếu linh hoạt, sáng tạo, chưa hấp dẫn.Kết quả điều tra khảo sát của đề tài cho thấy: Có 13 % số người được hỏi trảlời một số hình thức, phương pháp giáo dục ĐĐCM còn không phù hợp [Phụlục 1.3] Tình trạng thiên về “dạy chữ”, lơi lỏng “dạy người” còn khá phổ

Ngày đăng: 01/10/2016, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w