Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò quan trọng trong nhận thức và cải tạo thực tiễn “chìa khóa” giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới. Chỉ khi nào nắm vững lý luận TGQDVBC, biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; khi đó vai trò và hiệu lực cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội sẽ được củng cố, tăng cường. Sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ là những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế tương lai trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của đất nước. Vì vậy, phát triển TGQDVBC của họ không chỉ là việc làm thường xuyên lâu dài, mà còn là vấn đề cấp thiết trong phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phần ngăn ngừa, phòng, chống thực phẩm bẩn, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhân dân.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THẾ
GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ
11
1.1 Những vấn đề lý luận về thế giới quan duy vật biện
chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
1.2 Thực trạng thế giới quan duy vật biện chứng của sinh
viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển
Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI
QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
2.1 Nhân tố tác động và yêu cầu với việc phát triển thế
giới quan duy vật biện chứng của sinh viên TrườngCao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc
2.2 Một số giải pháp phát triển thế giới quan duy vật biện
chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay 59
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò quan trọng trong nhận thức
và cải tạo thực tiễn - “chìa khóa” giúp con người nhận thức và chinh phục thếgiới Chỉ khi nào nắm vững lý luận TGQDVBC, biết vận dụng các nguyên tắcphương pháp luận một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; khi đóvai trò và hiệu lực cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội sẽ được củng cố, tăngcường Sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc
Bộ là những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế tương lai trong lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn của đất nước Vì vậy, phát triển TGQDVBC của họkhông chỉ là việc làm thường xuyên lâu dài, mà còn là vấn đề cấp thiết trongphát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phần ngăn ngừa,phòng, chống thực phẩm bẩn, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch, lànhmạnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhân dân
Nhìn vào thực trạng TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay cho thấy, bên cạnhmặt tích cực, tiến bộ là cơ bản, vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhấtđịnh Một bộ phận sinh viên có phương pháp xem xét, đánh giá và giảiquyết các vấn đề học tập, sinh hoạt không dựa trên cơ sở khoa học, chưatuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Một số sinh viên đứng trướckhó khăn, bế tắc trong học tập, công việc và các vấn đề phức tạp của đờisống xã hội lại xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề theo xu hướng duytâm, siêu hình, máy móc Do đó, trong nhận thức, đánh giá và giải quyếtcác vấn đề thực tiễn dễ mắc sai lầm, hiệu quả thấp; gặp nhiều khó khăn,
bế tắc trong cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, yêu cầu xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dântheo hướng hiện đại, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới khó khăn, phức
Trang 3tạp Nếu không có đủ tri thức, TGQ và phương pháp luận khoa học để nhậnthức đúng bản chất, quy luật tác động của chúng thì một mặt, không thểđịnh ra được những phương cách giải quyết chính xác, hiệu quả những đòihỏi bức thiết của cuộc sống Mặt khác, với TGQ và phương pháp luận duytâm, tôn giáo, phi khoa học sinh viên dễ mắc sai lầm, chệch hướng trongnhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn phức tạp Đại hội Đại biểu toànQuốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [22;tr.109] Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “Kiên định chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới” [24, tr.186] Như vậy, sự “thốngtrị” của hệ tư tưởng - TGQ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn bộhoạt động của Đảng, là nhân tố nền tảng giữ vững con đường, mục tiêu địnhhướng XHCN mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn Vì vậy, trêncương vị là những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vựcnông nghiệp tương lai, đòi hỏi sinh viên Nhà trường phải có TGQDVBC đểxây dựng nhân sinh quan, lẽ sống và phương pháp luận khoa học, cáchmạng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới
Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứumột cách cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về TGQDVBC của sinh viênTrường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ Với những lý
do trên, tác giả chọn vấn đề ‘‘Thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay’’ làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Triết học.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Nhóm công trình nghiên cứu về thế giới quan và thế giới quan duy vật biện chứng
Tác giả Trần Thước (1993), trong tác phẩm “Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí thức Việt Nam” [54] đã trình bày khái
Trang 4quát về vấn đề TGQ, TGQ XHCN và tính quy luật hình thành TGQ XHCN
ở tầng lớp trí thức Việt Nam Đồng thời, tác giả khẳng định TGQ XHCN
do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là TGQ của giai cấp vô sản - kim chỉnam của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào giảiphóng dân tộc, đấu tranh giải phóng xã hội khỏi áp bức, bóc lột
Các tác giả: Nguyễn Huy Hoàng (2003), “Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất của thế giới quan” [35]; Hoàng Đình Cúc (2007), “Xây dựng, củng cố thế giới quan khoa học cho thanh niên, sinh viên nước ta hiện nay” [10]; A.P.Môi Xô ep và I.A.Môi ep, “Thế giới quan và hệ tư tưởng” [1]; Lê Xuân Vũ (1986), “Thế giới quan Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của nhân dân ta” [74], v.v., đã có những luận giải khá sâu sắc về vấn đề TGQ
nói chung, TGQDVBC nói riêng; chỉ ra các hình thức TGQ từ khi hìnhthành xã hội đến nay; làm rõ vai trò, tác động của TGQ, TGQDVBC đốivới quá trình nhận thức và cải tạo thực tiễn của con người Tác giả NguyễnHuy Hoàng đi sâu làm rõ bản chất của TGQ, trên cơ sở đó, khẳng địnhTGQ triết học Mác - Lênin khác về chất so với các TGQ duy tâm, tôn giáo.Tác giả Hoàng Đình Cúc tập trung nghiên cứu về TGQ khoa học ở đốitượng thanh niên, sinh viên nước ta hiện nay Tác giả khẳng định, thanhniên, sinh viên là trụ cột của nước nhà, do đó, xây dựng, củng cố TGQkhoa học là rất quan trọng và cấp thiết hiện nay; TGQ của thanh niên đangtrong quá trình định hình, chưa rõ nét và còn thiếu vững chắc Tác giảcũng đi sâu khái quát một số quy luật về xây dựng, củng cố TGQ cho đốitượng này Tác giả A.P.MôiXôep và I.A.Môiep tập trung luận giải khá rõmối quan hệ biện chứng giữa TGQ và hệ tư tưởng, chỉ ra các nhân tố cấuthành nên TGQ và các yếu tố tác động đến hệ tư tưởng Tác giả đưa ramột số biện pháp xây dựng TGQ, xác lập hệ tư tưởng đúng đắn, tiến bộ
Trang 5* Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng, bồi dưỡng và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng
Tác giả Bùi Ỉnh (1988), trong tác phẩm “Vấn đề xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng đối với cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta” [39] đã luận giải khá rõ quan niệm,
khái niệm, bản chất TGQDVBC, chỉ ra biểu hiện TGQDVBC ở cán bộ, đảngviên dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhất là một số hạn chếcần khắc phục Đồng thời, chỉ rõ một số đặc thù về TGQDVBC của đốitượng này, đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng TGQDVBC cho họ
Tác giả Nguyễn Văn Vinh (2001), trong tác phẩm “Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho sĩ quan cấp phân đội quân đội nhân dân Việt Nam” [75] đã đi sâu phân tích, làm rõ cấu trúc TGQDVBC, tầm quan trọng
phát triển TGQDVBC cho đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dânViệt Nam Tác giả chỉ ra một số quy luật phát triển TGQDVBC cho đốitượng này; phân tích những nhân tố quy định sự phát triển TGQDVBC ở họ.Tác giả đưa ra yêu cầu, đề xuất một số giải pháp phát triển TGQDVBC cho
sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới
Các tác giả: Nguyễn Thị Toan (2004), “Bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho sinh viên sư phạm thông qua môn Triết học Mác - Lênin” [62]; Trần Viết Quân (2010), “Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay” [47]; Đào Thị Minh Thảo (2010), “Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở nước ta hiện nay (từ thực tế Hải Phòng) ” [57],
v.v., đã đề cập tới một số nội dung cơ bản về vấn đề TGQ như: Khái niệm,
vị trí, vai trò, cấu trúc, bản chất của TGQ nói chung, TGQDVBC nói riêng;tầm quan trọng và tính tất yếu xây dựng, phát triển TGQDVBC trong giaiđoạn hiện nay Các công trình đã chỉ ra những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan hình thành TGQDVBC Qua đó, xác định những nguyên tắc và
Trang 6phương pháp luận xây dựng TGQDVBC cho các đối tượng cụ thể trong thời
kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta Các công trình nghiên cứu còn trình bàymột số quan điểm, phương hướng và giải pháp xây dựng, bồi dưỡng và pháttriển TGQDVBC cho từng đối tượng cụ thể, gắn với các vùng miền khácnhau trong giai đoạn hiện nay
* Nhóm công trình khoa học bàn về phát triển tri thức khoa học, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng
Tác giả Trần Xuân Sầm (1992), trong tác phẩm “Thống nhất giữa tri thức khoa học và tình cảm cách mạng với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [48] đã tập trung phân tích, làm rõ vị trí của nhân tố tri thức
và tình cảm, mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố đó trong hoạt động củacon người, vai trò thống nhất giữa tri thức khoa học và tình cảm cách mạngcủa giai cấp lãnh đạo cách mạng đối với sự phát triển của xã hội Trên cơ sở
đó, đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục sự không thống nhấtgiữa tri thức khoa học và tình cảm cách mạng của chủ thể lãnh đạo cách mạngtrong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Tác giả Lương Thanh Hân (2012), trong tác phẩm “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [36] đã tập trung luận
giải tương đối cơ bản và hệ thống về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thứckhoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan.Tác giả khẳng định, đó là quá trình làm cho bản lĩnh chính trị và tri thức khoahọc phát triển đồng bộ, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong nhân cách sư phạm thỏamãn yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ khoa học xãhội nhân văn ở các trường sĩ quan Tác giả cũng đưa ra giải pháp phát triển hàihòa bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hộinhân văn ở các trường sĩ quan hiện nay
Các tác giả: Phan Đình Nhân (1996), “Nâng cao niềm tin về Chủ nghĩa xã hội khoa học của học viên các trường sĩ quan Quân đội hiện nay” [46]; Đỗ Đào
Trang 7Khái (2002), “Vai trò của tư duy biện chứng đối với phát triển niềm tin cộng sản của học viên Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp hiện nay” [40], v.v., đã tập trung
luận giải với nhiều góc độ, khía cạnh vấn đề xây dựng, bồi dưỡng, phát triển niềmtin cách mạng, lý tưởng cộng sản cho đối tượng thanh niên, trong đó có học viêncác trường sĩ quan Quân đội Về cơ bản, các công trình khoa học đều khẳng địnhvai trò của niềm tin cách mạng, lý tưởng cộng sản đối với sự hoàn thiện nhân cáchnói chung của con người; chỉ ra được những vấn đề mang tính quy luật và đề xuấtnhững giải pháp nhằm phát triển niềm tin cộng sản, lý tưởng cách mạng cho từngđối tượng cụ thể
Tuy nhiên, cho đến nay trong số những công trình khoa học đã đượccông bố, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vàchuyên sâu về TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Bắc Bộ, đưa ra giải pháp phát triển TGQDVBC của họ
Vì vậy, trên cơ sở trân trọng và kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các
công trình trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp phát triểnthế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, cấu trúc thế giới quan duy vật biện chứng, đặc thùphát triển thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay
Trang 8- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, những vấn đề đặt
ra đối với phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên TrườngCao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay
- Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản phát triển thế giới quanduy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Bắc Bộ hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
*Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Caođẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ Các số liệu điều tra, khảosát được nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 trở lại đây
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng dựa trên những quan điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về xây dựng, củng cố và phát triển thế giới quanduy vật biện chứng trong giai đoạn hiện nay
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu đã đượccông bố, các số liệu báo cáo tổng kết của các cơ quan, đơn vị thuộc TrườngCao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ Đồng thời, dựatrên kết quả khảo sát, điều tra của tác giả về thực trạng thế giới quan duyvật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Bắc Bộ hiện nay
Trang 9* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở vận dụng phương phápluận của Triết học Mác - Lênin và sử dụng một số phương pháp cụ thể như:Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phươngpháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lôgíc, khảo sát thực tiễn, v.v
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học
để ban giám hiệu và các lực lượng chức năng Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ vận dụng, đề ra những chủ trương, biện phápnhằm phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Nhà trườngtrong giai đoạn hiện nay
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giáo dục chuyên đềcho sinh viên Nhà trường và công tác nghiên cứu, giảng dạy các chủ đề cóliên quan trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục và một số ảnh
Trang 10Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ 1.1 Những vấn đề lý luận về thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
1.1.1 Thế giới quan và thế giới quan duy vật biện chứng
Từ điển tiếng Việt, Nxb Hà Nội - Đà Nẵng, 1996, nêu rõ: “Thế giới quan là quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và
xã hội” [79, tr.901].
Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về TGQ
Theo tác giả Trần Thước: “Thế giới quan là hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí và chức năng của con người trong thế giới, mối quan hệ của con người đối với thế giới và với chính bản thân mình” [54, tr.28] Tác giả Hoàng Đình Cúc định nghĩa: “Thế giới quan là sự nhìn nhận toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần Trong sự nhìn nhận ấy có các quan niệm về thế giới, về con người và cuộc sống của con người Vì vậy, có thể hiểu rằng thế giới quan là tổng hợp những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới, về chính bản thân, về cuộc sống của con người và loài người” [10, tr.24].
Thế giới quan hiểu theo nghĩa chung nhất: Là hệ thống những quan điểm, quan niệm của con người về quá trình tự nhiên, xã hội được thực
Trang 11hiện trong thế giới cùng các mối quan hệ của con người đối với thế giới ấy.
Như vậy, TGQ có thể được luận giải ở nhiều góc độ, cấp độ và khía cạnhkhác nhau tùy theo cách tiếp cận và phân tích Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào, TGQvẫn luôn được hiểu là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, là sản phẩmtinh thần của con người, phản ánh thế giới hiện thực thông qua nhu cầu, lợi ích, lýtưởng của cá nhân và xã hội, phát triển cùng sự phát triển nhận thức và hoạt độngthực tiễn TGQ là cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hộithành hệ thống quan điểm thống nhất TGQ là công cụ đắc lực giúp con ngườikhám phá, chinh phục và cải tạo thế giới khách quan TGQ có vai trò to lớntrong cuộc sống của mỗi con người, mỗi cộng đồng người, mỗi giai cấp vàmỗi xã hội nói chung
* Thế giới quan duy vật biện chứng
Quan niệm thế giới quan duy vật biện chứng
Thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao của TGQ triếthọc mà hạt nhân lý luận của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng Về thực chất,TGQDVBC là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất, coi tự nhiên, xã hội vàlịch sử như một “chỉnh thể động” có khả năng tự phát triển theo những quy luậtkhách quan vốn có của nó Do đó, TGQDVBC hoàn toàn đối lập với TGQ duytâm, tôn giáo và siêu hình
Thế giới quan duy vật biện chứng là trình độ phát triển cao của thế giới quan triết học mà hạt nhân lý luận của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, là hệ thống những quan niệm chung nhất về tự nhiên, xã hội và về con người.
Như vậy, thế giới quan duy vật biện chứng là một hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về hoàn chỉnh về tự nhiên, xã hội và tư duy, cùng những định hướng giá trị của con người trong quan hệ với hiện thực dựa trên việc giải quyết một cách duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học.
Trang 12Thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học và tính cáchmạng triệt để nhất, nêu cao tính phê phán đối với xã hội cũ, xây dựng xã hộimới; đánh giá đúng vị trí, vai trò của con người trong thế giới hiện thực vàtrong thực tiễn cải tạo thế giới Do vậy, TGQDVBC khác hẳn về chất so vớicác TGQ đối lập như: TGQ duy tâm, tôn giáo, TGQ tư sản, v.v TGQDVBCphát triển trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử TGQDVBC phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và những lợi ích cănbản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, khẳng định con người làchủ thể sáng tạo ra lịch sử TGQDVBC là sự thống nhất giữa lý luận và thựctiễn, bắt nguồn từ bản chất triết học Mác - Lênin Khi phê phán các nhà triếthọc trước đây và khẳng định mục đích của triết học mới, C.Mác viết: “Cácnhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề làcải tạo thế giới” [7, tr.12]
Cấu trúc của thế giới quan duy vật biện chứng gồm những yếu tố cơ bản: Tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng…
Tri thức khoa học là nhân tố quan trọng của TGQDVBC TGQDVBC
gồm những tri thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và con người Tuy nhiên,không phải bất kỳ tri thức nào về tự nhiên, xã hội và con người đều làTGQDVBC, chỉ những tri thức khoa học, biểu thị những quan điểm chung vềtồn tại, nhận thức mới được coi TGQDVBC Tri thức của TGQDVBC lànhững hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới, là kết quả của quá trìnhhoạt động nhận thức và thực tiễn đúng đắn của con người trong hiện thựckhách quan Nó bao quát những lĩnh vực rộng lớn như: Tri thức về tự nhiên,
về xã hội, về con người Tri thức khoa học có thể đi sâu vào một số lĩnh vực
cụ thể như: Tri thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, tri thức về kỹthuật và công nghệ, v.v Trong nội dung tri thức khoa học của TGQDVBC,tri thức triết học Mác - Lênin đóng vai trò nền tảng, là hạt nhân củaTGQDVBC Tri thức chỉ gia nhập vào TGQDVBC khi trở thành niềm tinkhoa học của con người; đồng thời, chỉ khi nào biến thành niềm tin khoa học,
Trang 13tri thức mới trở nên sâu sắc, bền vững, trở thành cơ sở vững chắc cho mọi suynghĩ và hành động của con người.
Niềm tin khoa học có vai trò tạo động lực thúc đẩy quá trình nhận thức, cải
tạo hiện thực của con người, được phát triển trên cơ sở của tri thức khoa học Vềcấu trúc, niềm tin chính là sự hòa quyện giữa tri thức, tình cảm và ý chí cá nhân.Niềm tin khoa học là một trạng thái tâm lí - tinh thần đặc biệt, có vai trò tolớn trong hoạt động của con người Có niềm tin đúng đắn con người luôn giữvững ý chí, tăng thêm nghị lực, lòng nhiệt tình và sự cổ vũ cần thiết đối vớimọi công việc Niềm tin khoa học là một thành tố cơ bản trong cấu trúc củaTGQDVBC, được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở của tri thức khoahọc Con người khi có niềm tin đúng đắn, sâu sắc và mãnh liệt vào một điều
gì đó, luôn coi đó là chân lý; từ đó, kiên quyết hành động theo những tưtưởng, nguyên tắc đã tin, đã lựa chọn Ngược lại, trong cuộc sống không cóniềm tin khoa học, hoặc thiếu niềm tin vững vàng, con người dễ bị mấtphương hướng hoặc quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn dễ bị khủnghoảng, bế tắc
Lý tưởng cách mạng được hiểu là hình mẫu, sự hoàn thiện, mục tiêu
cao nhất của ý nguyện và hoạt động thực tiễn đối với cá nhân, một nhómngười hay của một xã hội Đây là một nhân tố cơ bản trong cấu trúc củaTGQDVBC, có vai trò quan trọng và sức mạnh định hướng to lớn đối với chủthể trong hoạt động thực tiễn Lý tưởng cách mạng là sự phản ánh hiện thựckhách quan trong ý thức con người dưới dạng hình tượng, chuẩn mực mà conngười cần phấn đấu đạt tới Lý tưởng cách mạng hướng hoạt động của conngười vào việc thực hiện chân lý và cải tạo thực tiễn Sống và hoạt động có lýtưởng đúng đắn, cao đẹp giúp con người tạo niềm tin, hy vọng lớn lao, gópphần hình thành thái độ, lập trường sống, lao động, học tập và công tác lànhmạnh, tích cực Đó là những cơ sở quan trọng để đạt tới những giá trị cao đẹp:Chân, thiện, mỹ
Trang 14Như vậy, TGQDVBC được cấu thành thống nhất biện chứng bởi các
yếu tố tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng Trong đó,yếu tố tri thức khoa học đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để phát triển niềm tinkhoa học, lý tưởng cách mạng Đồng thời, niềm tin khoa học và lý tưởng cáchmạng cũng tác động trở lại mạnh mẽ tới quá trình lĩnh hội tri thức khoa họcđược sâu sắc, toàn diện và vững chắc TGQDVBC không chỉ có vai trò và ýnghĩa quan trọng về mặt lý luận nhận thức, mà còn có một ý nghĩa lớn lao vềmặt thực tiễn Sự thống nhất biện chứng của những yếu tố tri thức khoa học,niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng giúp con người luôn có nhận thứcđúng đắn, tạo cơ sở, điều kiện cho hoạt động cải tạo thế giới hiện thực ngày cànghiệu quả hơn
Đặc trưng cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng
Thứ nhất, thế giới quan duy vật biện chứng là thế giới quan khoa học, loại hình phát triển cao nhất của lịch sử loài người so với các loại hình thế giới quan khác đã có trong lịch sử triết học Khác với TGQ duy tâm, tôn giáo phản ánh
xuyên tạc, hư ảo và hoang đường hiện thực khách quan, không đánh giá hết vịtrí, vai trò của con người trong nhận thức, cải tạo và phát triển xã hội.TGQDVBC phản ánh một cách đầy đủ, sâu sắc và chân thực hiện thực kháchquan; giúp con người tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới.Nội dung của TGQDVBC được biểu hiện ở nguyện vọng vươn tới sự côngbằng, bình đẳng trong xã hội; xây dựng, thiết lập những quan hệ sản xuất mới,tiến bộ, xây dựng con người mới Nó đối lập với sự bảo thủ, trì trệ và lạc hậu.Tính chất khoa học của TGQDVBC giúp con người có khả năng nhìn nhận vàđánh giá được chuẩn xác mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, nhất là đốivới những cái mới, cái tiến bộ thực sự; kiên quyết phê phán, đấu tranh chốnglại những cái cũ, cái xấu đã lỗi thời, lạc hậu TGQDVBC luôn có cách nhìnnhận, đánh giá đúng đắn, đầy đủ và tương đối sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quantrọng của con người trong thế giới hiện thực, đối với sự phát triển của xã hội
Trang 15Thứ hai, thế giới quan duy vật biện chứng là sự thể hiện thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Đây là một trong những đặc trưng của
TGQDVBC, cơ sở quan trọng để phân biệt với TQG duy tâm, tôn giáo Sự thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn của TGQDVBC được bắt nguồn từ bản chất củatriết học Mác - Lênin - hạt nhân của TGQDVBC Điều này được C.Mác khẳngđịnh trong luận cương của Ông về PhoiơBắc: “Các nhà triết học đã chỉ giải thíchthế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [7, tr.12].Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là mộtnguyên tắc cơ bản của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin Người dạy rằng: “Tronglúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế” [34,tr.272] Sự thể hiện rõ nhất của đặc trưng này ở chỗ: Những tri thức, quan niệm,nguyên tắc và niềm tin trong TGQDVBC đều được bắt nguồn từ thực tiễn, đượckhẳng định và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng và sángtạo của con người Đồng thời, có vai trò định hướng đúng đắn cho mỗi chủ thểTGQ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạtđộng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con người
Thứ ba, thế giới quan duy vật biện chứng là sự thống nhất chặt chẽ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng C.Mác và
Ph.Ăngghen đã cải tạo một cách biện chứng chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phụctriệt để tính chất siêu hình tạo ra hình thức cao của chủ nghĩa duy vật biệnchứng Hai ông cũng đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâmcủa Hêghen, giải thoát nó khỏi chủ nghĩa duy tâm, đặt nó trên cơ sở hiệnthực tạo ra hình thức cao của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật.TGQDVBC của triết học mácxít ra đời đã khắc phục được hạn chế củaTGQ duy vật thời cổ đại, của TGQ duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII,cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen tạo nên sự thống nhất chặtchẽ giữa TGQ duy vật và phương pháp luận biện chứng
Trang 16Thứ tư, thế giới quan duy vật biện chứng cho thấy tinh thần lạc quan khoa học Đây là một đặc trưng tiêu biểu của TGQDVBC khi đã đạt tới một
trình độ nhất định Nếu như TQG duy tâm, tôn giáo thường có xu hướng đặtniềm tin vào “thế giới bên kia”, hoặc vào “thần thánh”, vào “chúa”, thìTGQDVBC đặt niềm tin vào chính mình, thông qua sự nỗ lực nhận thức vàquyết tâm cải tạo thế giới hiện thực bằng hoạt động thực tiễn Tinh thần lạcquan của TGQDVBC được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, khoa học; biểu thịniềm tin sâu sắc, mạnh mẽ của con người vào sự tiến bộ không ngừng của xãhội, thông qua hoạt động xây dựng, cải tạo của con người TGQDVBC trang
bị, cổ vũ cho con người lòng tin sâu sắc, vững chắc vào sự phát triển, thắng lợitất yếu của cái mới, cái thiện, cái tiến bộ trước những cái lạc hậu, cái ác, cái phinghĩa trong đời sống thực tiễn; động viên, cổ vũ và khích lệ con người tích cực,chủ động, sáng tạo trong nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, giúp xãhội phát triển không ngừng
Thứ năm, thế giới quan duy vật biện chứng thể hiện sâu sắc tính đảng.
Đây là đặc trưng nổi bật của TGQDVBC Điều này được thể hiện, các chủ thểTGQDVBC, các đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ởcác nước trên thế giới phải luôn có thái độ kiên quyết, dứt khoát đoạn tuyệtvới hệ tư tưởng tư sản, tích cực đấu tranh chống các thế lực phản động, thùđịch Đồng thời, cũng đòi hỏi một tinh thần quyết tâm cao, không khoannhượng trong đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chống lại hệ tư tưởng
tư sản, tàn dư tư tưởng phong kiến; mọi biểu hiện phi đạo đức, phi văn hóatrong xã hội V.I.Lênin nhấn mạnh: “Nó là một học thuyết hoàn bị và chặtchẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệpvới bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo
Trang 17Tiền thân của Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thônBắc Bộ là Trường Trung học Nghiệp vụ Quản lý Trung ương, thuộc BộNông trường; được thành lập ngày 16 tháng 01 năm 1961 Năm 1998, trên
cơ sở hợp nhất giữa Trường Trung học Nghiệp vụ Quản lý và TrườngCông nhân Kỹ thuật Chăn nuôi gia cầm Trung ương, trường đổi tên thànhTrường Trung học Dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I Năm
2007, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Bắc Bộ như hiện nay
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng viên có kỹ năng về chuyên môn tốtvới 90% giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 06 tiến sĩ, 120 thạc sĩ.Với kinh nghiệm 54 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã xây dựngđược một mạng lưới với các cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước và các đốitác nước ngoài trong thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyểngiao khoa học kỹ thuật Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo đượctrên 40 ngàn cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế nông nghiệp cho ngànhnông nghiệp và nông thôn Trong những năm đổi mới vừa qua, Nhà trường đãgóp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp vàphát triển nông thôn
Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường: Phát triển nguồn nhân lực
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; hội nhập khuvực và quốc tế, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn khu vực đồng bằng Bắc Bộ và miền núi trung du miền Bắc;trong đó, lấy đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triểnnông thôn làm trọng điểm Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực -đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn của đất nước Xây dựng tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch phát triểnNhà trường Triển khai các hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, cácnhiệm vụ được Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật Phát triển các
Trang 18chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa cácchương trình và trình độ đào tạo Thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn vàchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôntheo quy định của pháp luật Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôntheo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật Thực hiện hợp tác quốctế; liên kết, hợp tác với các tổ chức về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyểngiao công nghệ theo quy định của pháp luật, v.v
* Đặc điểm sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Sinh viên Nhà trường là những học sinh tốt nghiệp phổ thông trunghọc, được tuyển chọn chặt chẽ theo chế độ tuyển sinh (hoặc cử tuyển) của BộGiáo dục và Đào tạo Sau khi trúng tuyển, họ có nhiệm vụ thực hiện các kếhoạch học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT để trở thành nhữngcán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn Qua quá trình học tập, rèn luyện cho thấy, sinh viên Nhà trường có một
số đặc điểm cơ bản sau:
Về năng lực trình độ, sinh viên Nhà trường là những thanh niên được
học tập cơ bản, có tuổi đời trẻ, có thể lực và nền tảng tri thức cơ bản khá vữngchắc; tư duy nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng nhận thức và giải quyết khátốt mọi vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống và công việc Họ là những ngườiham hiểu biết, cầu tiến bộ, thích tìm tòi, sáng tạo, bước đầu xác định nôngnghiệp, nông thôn và nông dân là nghề nghiệp gắn bó lâu dài Trong quá trìnhhọc tập, rèn luyện, họ luôn thể hiện tinh thần tích cực, tự giác và say mê trongnghiên cứu, tìm tòi, tích lũy, kế thừa và khám phá các tri thức mới, kiến thứchay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Họ là những thanh niên có trình
độ, có bản lĩnh, có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, sinh viên Nhà trường đều là những
thanh niên có sức khỏe tốt, lý lịch trong sạch, có phẩm chất đạo đức trong sáng,lối sống lành mạnh, có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm hiến
Trang 19pháp và pháp luật Nhà nước Họ cơ bản đều là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, vaitrò, trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai đất nước; có niềm tin vững chắc vào
sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, công cuộc xây dựng, phát triểnnông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng, Nhà nước
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên xác định chưa rõ xuhướng nghề nghiệp, còn bị chi phối, phân tán nhiều từ gia đình, bạn bè và lốisống thiếu lành mạnh Một số sinh viên thi vào Nhà trường không phải donguyện vọng và lựa chọn của bản thân, mà theo ý muốn của gia đình, lờikhuyên của bàn bè, v.v Vì vậy, họ thường có biểu hiện ngại học, ngại rèn,thiếu tích cực, thiếu cố gắng trong học tập, rèn luyện, chưa chủ động, sáng tạotrong lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp Đa số sinh viênNhà trường mới tốt nghiệp phổ thông thi vào, kinh nghiệm sống còn hạn chế, trình
độ hiểu biết xã hội chưa nhiều Đặc biệt, thói quen tư duy tiểu nông, nếp nghĩ của
họ thiếu thực tế, thiếu cơ sở khoa học, thiên về cảm tính; đồng thời, những dấu ấn(bao gồm cả tích cực và tiêu cực) của văn hóa địa phương nơi cư trú có tác độngnhất định đến xây dựng TGQ của họ
1.1.3 Thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
* Quan niệm về thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Từ khái niệm TGQDVBC và những đặc điểm của sinh viên TrườngCao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, tác giả quan niệm:
Thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ là hệ thống tri thức khoa học, niềm tin cộng sản và lý tưởng cách mạng được hình thành, phát triển ở người học chủ yếu trong môi trường hoạt động nông nghiệp, nông thôn, gắn bó với nông dân.
Về mặt nguyên tắc, TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ cơ bản tương đồng với nội dung của
Trang 20TGQDVBC Điểm khác biệt chỉ có thể về giới hạn phạm vi và cấp độ vấn đềTGQDVBC Về bản chất, TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ là sự phản ánh của TGQDVBC nóichung, thông qua lăng kính chủ quan của họ trong môi trường nông nghiệp,nông thôn; đồng thời, chịu sự tác động, chi phối bởi các đặc điểm của bản thânsinh viên Tư duy và nhận thức về TGQDVBC của sinh viên Nhà trường cũngtuân theo con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý dưới tác độngcủa môi trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
Đặc thù thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Một là, TGQDVBC của sinh viên Nhà trường luôn gắn liền với nông
nghiệp, nông thôn và nông dân, khác với sinh viên các trường cao đẳng, đạihọc khác Đây là nét đặc thù tương đối rõ, thể hiện ở hệ thống các tri thức khoahọc, niềm tin, lý tưởng, tình yêu nghề nghiệp,… của sinh viên Nhà trường đều
bị chi phối, ảnh hưởng lớn bởi vấn đề nông nghiệp, nông thôn và người nôngdân Sự hình thành, phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường gắn chặtvới tri thức về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; tình yêu, niềm tin của họ gắnliền với ngành nông nghiệp, với nông thôn và người nông dân Nếu như đối vớiTrường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, TGQDVBC của sinh viên gắn với nhàmáy, công trường, với khoa học - công nghệ, thì TGQDVBC của sinh viênTrường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ gắn liền vớiruộng đồng, cây, con, với chăn nuôi, trồng trọt, với người nông dân
Hai là, sinh viên Nhà trường phần lớn xuất thân từ con em nông dân,
sống ở nông thôn, các quan hệ đời sống chủ yếu với người nông dân (bố, mẹ,bạn bè) Đây là điểm tạo nên nét đặc thù khá rõ trong TGQDVBC của sinhviên Nhà trường Vì vậy, hệ thống tri thức, hiểu biết về nông nghiệp, nông thôn
và người nông dân của họ rất rõ; khác với TGQDVBC của sinh viên một sốtrường cao đẳng, đại học Ví dụ, sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội,phần lớn sinh viên xuất thân từ các thành phố, thị xã, không có điều kiện tiếp
Trang 21xúc, nên không biết nhiều về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; tri thức, hiểubiết của họ chủ yếu về các địa danh, về kiến thức văn hóa, kỹ năng sống, ngôn
ngữ… Nói cách khác, sinh viên Nhà trường có những cơ sở, điều kiện thuận lợi
trong xây dựng, hình thành và phát triển TGQDVBC của những cán bộ kỹthuật, cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tương lai
Ba là, đặc thù TGQDVBC của sinh viên Nhà trường được thể hiện rõ qua các yếu tố cấu thành TGQDVBC của họ Về tình cảm, luôn yêu ruộng
đồng, tâm huyết, gắn bó với trồng trọt, chăn nuôi, gắn bó với nông nghiệp,nông thôn, thương người nông dân Do xuất thân từ nông nghiệp, lớn lên ởnông thôn và gắn bó mật thiết với cuộc sống người nông dân; vì vậy, sinh viênrất hiểu và luôn dành tình cảm lớn đối với nghề nghiệp, muốn tạo bước “độtphá” cho nền nông nghiệp, thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao đời
sống người nông dân Về niềm tin, sinh viên Nhà trường phần lớn xuất thân từ
con em nông dân, đi theo Đảng làm cách mạng, mang bản chất giai cấp côngnhân nên trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN Kiênđịnh với mục tiêu của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước và công
cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Về ý chí, sinh viên Nhà trường được
thừa hưởng những đức tính của người nông dân nên có ý chí kiên cường, kiênđịnh, nghị lực lớn, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn vươn lên thoát nghèo,nâng cao chất lượng cuộc sống Đây là những yếu tố quan trọng trong xâydựng, hình thành và phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường
* Các yếu tố cấu thành thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Một là, tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, tri thức về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Tri thức khoa học nói chung và tri thức về khoa học chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, tri thức vềnông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng đóng vai trò quan trọng, quyếtđịnh nhất cấu thành nên TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nông
Trang 22nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ Đây là yếu tố cốt lõi, chủ đạo trongquá trình hình thành TGQDVBC của họ; tạo cơ sở, nền tảng cho hoàn thiệnTGQDVBC ở cấp độ cao hơn TGQDVBC của sinh viên Nhà trường khônghình thành một cách tự phát, nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâudài, vất vả; trong đó, có quá trình trang bị, bồi dưỡng về tri thức khoa học chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,tri thức về nông nghiệp, nông thôn Tất cả các tri thức khoa học đó giúp sinhviên có được cách nhìn nhận, xem xét, đánh giá và giải quyết mọi sự vật, hiệntượng trên thực tiễn một cách đúng đắn, có hiệu quả cao Vì vậy, cần tích cực,chủ động trang bị, bồi dưỡng tri thức khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, tri thức về nông nghiệp, nôngthôn, nông dân góp phần hình thành TGQDVBC của sinh viên Nhà trường
Hai là, sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, mục tiêu, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn Niềm tin đúng đắn, có cơ sở khoa học, tác động
lớn tới sự hình thành TGQ và phương pháp luận của sinh viên; trong đó,niềm tin khoa học là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc TGQDVBC Đốivới sinh viên Nhà trường, niềm tin khoa học có vai trò quan trọng tronghình thành TGQDVBC của họ Niềm tin của sinh viên Nhà trường thể hiện
ở sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, cơ chế quản lýcủa Nhà nước, vào mục tiêu, con đường CNXH mà Đảng, Bác Hồ và Nhândân ta đã lựa chọn Đặc biệt, sinh viên Nhà trường tin tưởng vào sự thànhcông của công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn mớihiện nay Niềm tin đúng đắn sẽ giúp sinh viên có động lực mạnh mẽ, hìnhthành động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, chủ động vươn lên tự hoànthiện, góp phần phát triển toàn diện, trong đó có TGQDVBC Sự lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nôngdân là những yếu tố thiết thực, rõ ràng nhất, thường xuyên tác động, chiphối tới sự hình thành TGQ, phương pháp luận của sinh viên Nhà trường
Trang 23Do đó, cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng xây dựng niềm tin cho sinh viênNhà trường góp phần hình thành TGQDVBC của họ.
Ba là, lý tưởng phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp, xây dựng xã hội tốt đẹp, đất nước giàu mạnh, vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng.
Trong các yếu tố cấu thành nên TGQDVBC của sinh viên Nhà trường, mụctiêu, lý tưởng có vai trò rất quan trọng Mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, đúng đắn
sẽ giúp họ nỗ lực không ngừng trong hoàn thiện bản thân, hình thànhTGQDVBC Lý tưởng của sinh viên Nhà trường hiện nay đó là: Phấn đấu vìmục tiêu cao đẹp, xây dựng xã hội tốt đẹp, đất nước giàu mạnh; phát triểnngành nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới và thay đổi cuộc sốngngười nông dân Việt Nam; vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính
đáng Lý tưởng đúng đắn, cao đẹp sẽ tạo động lực mạnh mẽ, thôi thúc con
người vươn lên tự hoàn thiện, đạt nhiều thành công trong cuộc sống Ngượclại, sống không có lý tưởng hoặc lý tưởng không đúng, không đẹp dễ khiếnngười ta chán nản, thiếu động lực và thường rơi vào bế tắc, tiêu cực Do đó,
để hình thành TGQDVBC của sinh viên Nhà trường hiện nay cần tăng cườnggiáo dục, bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn, cao đẹp cho họ
Bốn là, ý chí, nghị lực vươn lên mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản thân Đây chính là nhân tố chủ quan có vai
trò và ý nghĩa quyết định tới sự hình thành TGQDVBC của sinh viên Nhàtrường Ý chí, nghị lực vươn lên khắc phục khó khăn, chiếm lĩnh tri thức toàndiện, trong đó có tri thức về nông nghiệp, nông thôn, nông dân tác động trựctiếp tới sự hình thành, phát triển TGQDVBC của họ TGQDVBC không tựnhiên được hình thành, mà là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài,gian khổ của mỗi người Thực tiễn quá trình GD - ĐT ở Nhà trường cho thấy,tính tích cực, tự giác, sự chủ động vươn lên trong học tập, rèn luyện của mỗisinh viên là yếu tố quyết định lớn tới sự hoàn thiện của họ, trong đó sự hìnhthành TGQDVBC Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống,những biến động, đổi mới của ngành nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn
Trang 24nghề nghiệp hiện nay, cần tiếp tục tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựngnên những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình Đó là truyền thống yêunước, căm thù giặc; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất;truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm,v.v Tất cả những điều đó đã hòa quyện vào nhau, tạo nên truyền thống vănhóa dân tộc Việt Nam, trở thành nền tảng đời sống tinh thần của con ngườiViệt Nam Do vậy, kế thừa và phát triển giá trị văn hóa dân tộc Việt Namluôn có tác động, chi phối đến phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhàtrường Để kế thừa và phát triển TGQ triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam có hiệu quả trong phát triểnTGQDVBC của sinh viên Nhà trường, cần tập trung trang bị cho họ nắm chắcnhững quan điểm, nguyên lý, quy luật cơ bản của triết học Mác - Lênin,
Trang 25những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị truyềnthống nổi bật của dân tộc.
Hai là, chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường và tính tích cực,
tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên Đối với sinh viên Nhà trường, sự
phát triển TGQDVBC của họ phụ thuộc lớn vào chất lượng GD - ĐT của Nhà
trường và tính tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện của mỗi người Quá
trình GD - ĐT ở Nhà trường với tính chất là cách thức, phương thức, conđường chuyển hóa người học theo hướng thích nghi với thực tiễn hoạt độngnông nghiệp, nông thôn, diễn ra theo một logic nhất định; là quá trình tácđộng tổng hợp những hành động chủ quan của con người thông qua sự phảnánh chủ quan về quy luật khách quan vốn có của quá trình GD - ĐT Đó chính
là mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo, khối lượng tri thức, kinhnghiệm, kỹ năng cho việc hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết củasinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn nôngnghiệp, nông thôn Vì vậy, chất lượng GD - ĐT của Nhà trường trực tiếp tácđộng, chi phối tới phát triển TGQDVBC của sinh viên
Để có tri thức, niềm tin, lý tưởng, có điều kiện học tập, làm phong phú,sâu sắc thêm tri thức của mình về thế giới, về vấn đề nông nghiệp, nông thôn
và nông dân, không có con đường nào khác là bản thân mỗi sinh viên phảiphát huy tính tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện, tự trau dồi kiến thức,
nỗ lực biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Thời gian tới, Nhàtrường cần tạo bước “đột phá” trong nâng cao chất lượng GD - ĐT; bằngnhiều biện pháp, cách thức phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trongcủng cố kiến thức, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng, ý chí, nghị lực vươn lên tựhoàn thiện mình, qua đó phát triển TGQDVBC của họ
Ba là, môi trường học tập, rèn luyện của Nhà trường, nhất là các hoạt động rèn luyện thực tiễn vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Phát
triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường là quá trình xây dựng nhân cáchcho họ, từng bước thực hiện chuẩn hóa mục tiêu xây dựng con người mới
Trang 26XHCN Tuy nhiên, điều này không tự hình thành một cách chủ quan, tự phát
mà chịu sự quy định và tác động không nhỏ của môi trường học tập, rèn luyệncủa Nhà trường, nhất là các hoạt động rèn luyện thực tiễn về nông nghiệp,
nông thôn và nông dân Môi trường học tập, rèn luyện ở Nhà trường được
hiểu là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, yếu tố về văn hóa,dân chủ, kỷ luật, đến năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, v.v.,các yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động nhất định tới phát triểnTGQDVBC của sinh viên Nhà trường
Để tiếp tục tạo ra môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi, lành mạnhcho sinh viên, nhất là các hoạt động về thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn
và nông dân, góp phần phát triển TGQDVBC của sinh viên, Nhà trường cầntiếp tục quan tâm, đầu tư đúng mức tới hoạt động này Cần làm tốt công tácgiáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, giảng viên và sinhviên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng môi trường học tập, rènluyện lành mạnh trong Nhà trường Đồng thời, có kế hoạch, nội dung và cácbiện pháp cụ thể trong đầu tư, xây dựng môi trường Nhà trường thật sự trongsạch, lành mạnh
Bốn là, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục - đào tạo, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo Phát triển
TGQDVBC của sinh viên Nhà trường phụ thuộc lớn vào nội dung, chươngtrình, hình thức, phương pháp, phương tiện GD - ĐT, hệ thống giáo trình, tàiliệu tham khảo Sinh viên khó có được khối lượng tri thức khoa học cơ bản,
hệ thống và toàn diện, niềm tin khoa học, lý tưởng cách mạng, tình yêu vớinghề nghiệp, v.v., nếu như nội dung, chương trình đào tạo thiếu khoa học,thiếu cân bằng, lạc hậu, không phù hợp với đối tượng; hình thức, phươngpháp, phương tiện GD - ĐT không đa dạng, thiếu tiến bộ, linh hoạt, không bắtkịp đòi hỏi của thực tiễn; hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo vừa thiếu,vừa lạc hậu, chưa được chuẩn hóa, hiện đại hóa Thực tiễn hoạt động GD -
ĐT của Nhà trường những năm qua cho thấy, chất lượng GD - ĐT nói chung
Trang 27và phát triển TGQDVBC của sinh viên nói riêng đều chịu sự tác động, ảnhhưởng nhất định từ nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, phươngtiện GD - ĐT, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo Nhà trường cần tạobước “đột phá” về nội dung, chương trình GD - ĐT, tích cực đổi mới hìnhthức, phương pháp, phương tiện giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tínhtích cực của người học, lấy người học làm trung tâm; đảm bảo tốt nguồn giáotrình, tài liệu tham khảo phục vụ tốt quá trình học tập, nghiên cứu của giảngviên và sinh viên, thông qua đó góp phần phát triển TGQDVBC của sinhviên.
Năm là, chất lượng của đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận Mác Lênin nói chung, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng nói riêng Sự phát
-triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường phụ thuộc lớn vào chất lượnggiảng dạy của đội ngũ giảng viên dạy các môn lý luận Mác - Lênin, nhất
là giảng viên giảng dạy chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng.Đội ngũ giảng viên là những chủ thể đóng vai trò quan trọng trongtruyền thụ tri thức, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng, củng cố ý chí, nghị lựccho sinh viên trong quá trình học tập Họ còn có vai trò quan trọng tronghướng dẫn, tổ chức rèn luyện nâng cao kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm
hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên Đối với việc phát triển TGQDVBC
của sinh viên, đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy chủ nghĩa duy vật biệnchứng, phép biện chứng có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt Bởi, chủ nghĩaduy vật, phép biện chứng là những nhân tố “cốt lõi” hình thành nênTGQDVBC, chỉ khi sinh viên nắm và hiểu sâu sắc những nội dung đó, họ mới
có cơ sở, điều kiện phát triển TGQDVBC của mình Vì vậy, đội ngũ giảngviên giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nói chung, chủ nghĩa duy vật,phép biện chứng nói riêng phải nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của mônhọc, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị kiến thức lý luậnnền tảng, tạo điều kiện để sinh viên phát triển TGQDVBC
Trang 28* Đặc thù phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
Phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường ngoài việc tuân theonhững quy luật chung, còn mang những nét đặc thù riêng biệt của đối tượng
và môi trường hoạt động nông nghiệp, nông thôn quy định Sinh viên Nhàtrường phần lớn xuất thân từ các vùng nông thôn, chịu ảnh hưởng lớn bởi cácphong tục, tập quán nơi sinh sống, suy nghĩ tiểu nông; tri thức hiểu biết còn ởdạng cảm tính, thiếu hệ thống và thường lạc hậu Cùng với đó, môi trườngsinh hoạt, lao động và công tác của họ tính ổn định không cao, luôn có sự tácđộng, chi phối lớn từ các yếu tố khách quan; niềm tin thường thiếu cơ sở khoahọc, thiếu thực tế Sinh viên Nhà trường chủ yếu học về các ngành nghề kỹthuật, các nội dung khoa học xã hội và nhân văn, nhất là tri thức về lý luậnMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị rất hạn chế, v.v Nhữngyếu tố đó tác động không nhỏ tới phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhàtrường Có thể khái quát đặc thù phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhàtrường trên một số nội dung cơ bản sau:
Một là, phát triển TGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ gắn với hệ thống tri thức về nôngnghiệp, nông thôn và nông dân Hệ thống kiến thức này đóng vai trò quyếtđịnh sự phát triển TGQDVBC của họ
Hai là, phát triển TGQDVBC của sinh viên Nhà trường phụ thuộc vào
chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; phụ thuộc vào chấy lượng độingũ giảng viên; phụ thuộc vào cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, các điềukiện bảo đảm, chế độ đối với cán bộ nông nghiệp, nông thôn
Ba là, nét đặc thù trong phát triển TGQDVBC của sinh viên Trường cao
đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ được thể hiện rõ qua các yếu tố
tạo tạo nên TGQDVBC Theo đó, về tình cảm luôn gắn với đồng ruộng, mùa vụ,
cây cối, chăn nuôi, trồng trọt, v.v sự vất vả, lam lũ của sản xuất nông nghiệp, củangười nông dân khiến cho yếu tố tình cảm của họ hướng nhiều về người nông dâ,
Trang 29thương nông dân, mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ họ vươn lên Về niềm tin, tin
tưởng vào thành tựu của khoa học công nghệ, sự đổi thay do khoa học công nghệmang lại - động lực cải thiện nền nông nghiệp, nâng cao đời sống vùng nông thôn
và người nông dân Đồng thời, có xu hướng chống TGQ duy tâm, tôn giáo, niềm
tin thiếu cơ sở khoa học Về ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, tích cực xây
dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí, làm thay đổi căn bản, toàn diện bộ mặt nôngthôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tóm lại, đặc thù phát triểnTGQDVBC của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thônluôn gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
1.2 Thực trạng thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay
1.2.1 Những ưu điểm
Đa số sinh viên đã được trang bị khối lượng tri thức khoa học cơ bản
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp, nông thôn; nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn bản chất các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội; nhận thức và đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái của thế giới quan phi khoa học Đây là một trong những
ưu điểm nổi trội về TGQDVBC của sinh viên Nhà trường Ngay những năm họcđầu tiên, sinh viên Nhà trường đã được trang bị những nội dung cơ bản các trithức khoa học về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng, tri thức về ngành nông nghiệp, nông thôn Vì vậy, đa số sinh viênNhà trường có nhận thức khoa học, quan niệm đúng đắn về bản chất các sự vật,hiện tượng trong tự nhiên, xã hội; đồng thời, coi đó là vũ khí lý luận sắc bén trongđấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, phản khoa học của TGQ duy tâm, tôngiáo Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 99% sinh viên nhận thức được tầmquan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sốngchính trị, tinh thần ở nước ta [phụ lục 1]
Trang 30Hiện nay, về cơ bản sinh viên Nhà trường có nhận thức tương đối tốt,bước đầu biết vận dụng các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh vào quá trình học tập, rèn luyện Nhiều sinh viên đã biết cách liên hệ, vậndụng nó trong xem xét, đánh giá về các vấn đề liên quan tới nông nghiệp, nôngthôn và nông dân Quá trình theo dõi, đánh giá chất lượng học tập các môn lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên Nhà trường
từ năm 2010 đến nay cho thấy, trình độ nhận thức lý luận chính trị của sinhviên khá tốt và khá vững chắc Kết quả điều tra, khảo sát kết quả học tập cácmôn KHXH&NV của sinh viên Nhà trường trong 5 năm (2009 - 2014) chothấy rõ điều đó [phụ lục 4]
giỏi
Biểu đồ1: Kết quả học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên Nhà trường qua các năm học.
Trong quá trình đào tạo ở Nhà trường, sinh viên được chú trọng trang
bị khối lượng lớn kiến thức các môn khoa học về nông nghiệp, nông thôn,trong đó có việc tiếp cận khoa học, kỹ thuật tiên tiến trong phát triển nôngnghiệp, nông thôn hiện đại Trình độ tri thức khoa học về các môn lý luậnMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tri thức về nông nghiệp, nông thôn vànông dân của sinh viên Nhà trường liên tục được củng cố, nâng cao Đa sốsinh viên đã xác định tốt mục tiêu, động cơ học tập, rèn luyện, có nhiều cốgắng trong quá trình học tập, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn về nông
Trang 31nghiệp, nông thôn và nông dân Trong quá trình đi thực tập, thực tế cơ sở,sinh viên đã có bước đầu biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹnăng được học vào thực tiễn công việc, góp phần nâng cao chất lượng thựctập Kết quả thực tập của sinh viên Nhà trường tại cơ sở hằng năm (từ 2010đến 2014) cho thấy, có 100% đạt yêu cầu, trong đó có khoảng trên 90% khá,giỏi trở lên Chất lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm của Nhà trường trongnhững năm gần đây đã phản ánh khá cụ thể và rõ nét về chất lượng GD - ĐTcủa Nhà trường [phụ lục 6].
Biểu đồ 2: Phân loại học sinh tốt nghiệp của Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ qua các năm học.
Đa số sinh viên có mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện Sinh viên Nhà trường phần lớn xuất thân từ các làng quê,
vùng nông thôn trong cả nước, trong số đó nhiều sinh viên được kế thừa truyềnthống cách mạng từ ông bà, cha mẹ, truyền thống cách mạng của gia đình, củadòng họ Đây chính là yếu tố quan trọng, tạo động lực, niềm tự hào to lớn giúp
họ luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện Kết quả điều tra, khảo sát về lý
do, động cơ thi vào Nhà trường cho thấy, có 67,5% vì mong muốn được phục
vụ, cống hiến cho đất nước, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng [phụ lục1] Thực tiễn quá trình học tập, rèn luyện cho thấy, những sinh viên có mục tiêu,
Trang 32lý tưởng đúng đắn, cao đẹp, có niềm tin đối với nghề nghiệp, muốn cống hiếncho xã hội và đất nước luôn tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện, ngay từ khi mớinhập học, đại đa số sinh viên chấp hành nghiêm mọi quy định, nội quy củaNhà trường Trong thời gian học tập tại Trường, phần lớn sinh viên đều chấphành nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của Nhà trường Đa số sinh viên
có lối sống trong sạch, lành mạnh, có phẩm chất, đạo đức tốt, luôn tự phấnđấu vươn lên hoàn thiện bản thân Chất lượng tu dưỡng, rèn luyện của sinhviên được biểu hiện qua kết quả đánh giá rèn luyện 3 năm học gần đây đều từ95% khá và tốt trở lên [phụ lục 5] Phần lớn sinh viên Nhà trường có tinh thầnchăm chỉ, cần cù, sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, nêu cao tinh thần đoànkết, hết lòng giúp đỡ mọi người lúc khó khăn Họ chủ động, tự giác trong họctập, rèn luyện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia cáchoạt động thực tiễn để bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm về nông nghiệp,nông thôn, hiểu biết sâu sắc về người nông dân Sinh viên Nhà trường đều đãnhận thức rõ về mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT; luôn tích cực tìm biện pháp hiệuquả để nâng cao kết quả học tập, rèn luyện Đa số sinh viên mong muốn đượchọc tập, rèn luyện thường xuyên, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghềnghiệp để trở thành người cán bộ giỏi, những chuyên gia trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn Tinh thần phục vụ, vì cộng đồng, vì đất nước của sinh viênNhà trường rất đáng khích lệ, đúng với tinh thần: Đâu cần thanh niên có, việc gìkhó có thanh niên Kết quả điều tra, khảo sát với 200 sinh viên về lựa chọn nghềnghiệp sau khi ra trường, có 103 sinh viên (51,3%) sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu xãhội, đất nước cần [phụ lục 1]
Trình độ nhận thức chính trị của đa số sinh viên có cơ sở khoa học và ngày càng phát triển; sinh viên có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa xã hội, vào mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước, tin tưởng vào sự thành công trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Đa số
sinh viên Nhà trường đã nắm vững nhưng nội dung kiến thức cơ bản về lý
Trang 33luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, tri thức về nông nghiệp, nông thôn; bướcđầu biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn Điều này được thể hiện rõthông qua kết quả khảo sát về kết quả học tập của sinh viên trong 5 năm họcgần đây, kết quả học tập của sinh viên đào tạo (hệ cao đẳng) luôn có từ 80%khá, giỏi trở lên [phụ lục 3] Phần lớn sinh viên đã biết nhận định, đánh giáđúng đắn, trên cơ sở khoa học mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống,nhất là các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Sinh viên đã có cáchtiếp cận mới mẻ, đúng đắn trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập,rèn luyện, nhất là vấn đề thực phẩm bẩn đang được Đảng, Nhà nước và Nhândân ta đặc biệt quan tâm thời gian qua Về nhận thức chính trị của sinh viênNhà trường hiện nay tương đối tốt và khá đồng đều Điểm nổi bật về trình độnhận thức chính trị của sinh viên là lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với
Tổ quốc, tin tưởng vào con đường nghề nghiệp mà bản thân đã lựa chọn Phầnlớn sinh viên Nhà trường rất quan tâm trong nắm bắt các thông tin trao đổi,chất vấn của các đại biểu Quốc hội, hoạt động của các cơ quan chức năngtrong việc kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm bẩn Sinh viên Nhà trường đã tổchức nhiều hoạt động thiết thực góp phần “tẩy chay” thực phẩm bẩn
Đa số sinh viên Nhà trường đã xác định rõ mục đích, động cơ học tập,rèn luyện, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn vươn lên tự hoàn thiện Kết quảthăm dò ý kiến của 200 sinh viên về quan điểm, thái độ đối với kết quả sựnghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, có 187 sinh viên (93,5%) ủng hộ,tin tưởng đường lối đổi mới của Đảng nhất định sẽ thành công Cũng với sốlượng sinh viên trên, khi được hỏi về khả năng giữ vững định hướng XHCNcủa nền kinh tế khi thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có
167 sinh viên (83,5%) cho rằng, nước ta nhất định giữ vững được định hướngXHCN của nền kinh tế [phụ lục 1] Đánh giá về trình độ, khả năng nhận thứcchính trị của sinh viên, kết quả điều tra 150 cán bộ, giảng viên Nhà trường cho
Trang 34thấy, có 61,33% đánh giá tốt, 32,66% đánh giá khá, chỉ có 6,0% cho rằng chưa
rõ ràng [phụ lục 2]
Đa số sinh viên Nhà trường có tình yêu nghề nghiệp, ý chí tự học, tự rèn, tự vươn lên hoàn thiện bản thân Tình yêu nghề nghiệp và ý chí tự học,
tự rèn, tự vươn lên hoàn thiện là những nhân tố được cụ thể hóa trong cấu trúc
của TGQDVBC của sinh viên Nhà trường Đa số sinh viên Nhà trường có
tình yêu nghề nghiệp đúng đắn, rõ ràng Họ đã hình thành bản lĩnh chính trịvững vàng, khắc phục mọi khó khăn trong học tập, rèn luyện, quyết tâm hoànthành mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra Đa số sinh viên tích cực, tự giác vàchủ động cao trong quá trình học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm,luôn nỗ lực để trở thành những cán bộ kỹ thuật, chuyên gia giỏi trong lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn Đồng thời, phần lớn sinh viên Nhà trường có tìnhyêu nghề nghiệp, thiết tha với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN, với chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hiện đại và xâydựng nông thôn mới Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 103 ý kiến(51,5%) sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu xã hội và đất nước cần; có 135 (67,5%)khẳng định, muốn được phục vụ, cống hiến cho đất nước, vì mục tiêu, lýtưởng [phụ lục 1]
Đa số sinh viên Nhà trường đã nhận thức và quán triệt tốt tầm quantrọng của tự học, tự rèn luyện để phát triển, hoàn thiện bản thân Họ luôn tíchcực, tự giác và chủ động khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong học tập, rènluyện Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 167 ý kiến (83,5%) trên 200sinh viên được hỏi cho rằng, sự tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện củabản thân chi phối tới sự thành công; 187 ý kiến (93,5%) tin tưởng vào khảnăng giải quyết mọi vấn đề của bản thân [phụ lục 1] Do tình yêu nghề nghiệpđúng đắn, cùng sự tích cực, tự giác cao trong quá trình học tập, rèn luyện của
đa số sinh viên Nhà trường đã giúp cho thành tích học tập, rèn luyện của họ
Trang 35luôn ổn đinh và vững chắc Điều này thấy rất rõ qua kết quả học tập, rènluyện của sinh viên Nhà trường những năm gần đây [phụ lục 5], [phụ lục 6].
1.2.2 Một số hạn chế
Trình độ tri thức khoa học của một số sinh viên còn hạn chế, phương pháp xem xét, đánh giá và giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập, rèn luyện và thực tiễn hoạt động nông nghiệp, nông thôn chưa thật
sự khoa học, hiệu quả Tri thức khoa học nói chung và tri thức khoa học về
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của một số sinh viên Nhà trường còn hạn
chế, chưa được trang bị, bổ sung kịp thời Trong xem xét, đánh giá và giải
quyết một số vấn đề trong học tập, rèn luyện, nhất là trong thực tiễn nôngnghiệp, nông thôn của một số sinh viên còn mang nặng yếu tố chủ quan, suynghĩ thiên về cảm tính, giản đơn, phiến diện, chưa đi sâu vào yếu tố lý tính.Một số sinh viên mới chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá hình thức vấn đềcủa mọi sự vật, hiện tượng, chưa đi sâu vào nội dung, chỉ rõ bản chất Kết quảđiều tra, khảo về chất lượng học tập các môn lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh của học viên với 150 cán bộ, giảng viên Nhà trườngcho thấy, có 38,00% ý kiến cho rằng mới chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết cơbản những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Có32,00% cán bộ, giảng viên của Nhà trường nhận định, khả năng vận dụngnhững nguyên lý đó vào xem xét, nhận định và giải quyết các vấn đề thực tiễncủa sinh viên còn nhiều hạn chế Có 30% ý kiến chỉ ra việc nhận thức, xemxét, đánh giá các vấn đề sự vật, hiện tượng của sinh viên mới chỉ dừng lại ởhình thức, chưa đi sâu vào nội dung, bản chất [phụ lục 2] Những sinh viênđang học tập, rèn luyện tại Nhà trường cũng nhận thức rõ hạn chế về nội dungnày khi có 43,00% ý kiến cho rằng, phương pháp học tập, rèn luyện chưakhoa học, việc kết hợp giữa học với hành, giữa lý luận với thực tiễn chưa sâusắc [phụ lục 1]
Trang 36Trong quá trình học tập, rèn luyện, một số sinh viên thường có biểu hiệntuyệt đối hóa khi xem xét, đánh giá các vấn đề nông nghiệp, nông thôn Họthường coi trọng, đề cao đến sự chi phối của điều kiện khách quan, của yếu tốbên ngoài tới sự phát triển, mà quên đi vai trò quyết định của nhân tố chủ quan,yếu tố bên trong Đặc biệt, có sinh viên đề cao vai trò của một lực lượng, một cánhân, mà đánh giá chưa đúng, chưa thấy hết vai trò, sức mạnh to lớn của tập thể.Những hạn chế về tri thức khoa học của một số sinh viên trực tiếp gây khó khăncho họ trong quá trình học tập, rèn luyện, trong thực tiễn cuộc sống Vì vậy, đòihỏi các chủ thể cần có các biện pháp phù hợp, hiệu quả, không ngừng nâng cao trithức khoa học nói chung, tri thức khoa học về nông nghiệp, nông thôn và nôngdân nói riêng, góp phần phát triển TQGDVBC của sinh viên.
Một bộ phận sinh viên chưa thực sự có niềm tin khoa học vững chắc, còn bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi quan điểm, tư tưởng không đúng đắn trong quá trình học tập, rèn luyện Đa số sinh viên Nhà trường có niềm tin khoa học
khá sâu sắc, vững chắc vào quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; tintưởng vào công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của ngành nông nghiệp,nông thôn nước ta; tin tưởng vào khả năng phấn đấu học tập, rèn luyện củabản thân Tuy nhiên, vẫn còn 17,5% sinh viên có niềm tin thiếu cơ sở khoahọc, thiếu tin tưởng vào bản thân, thậm chí một vài sinh viên còn biểu hiện bănkhoăn về mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.Một số sinh viên thiếu tin tưởng vào khả năng phát triển nền nông nghiệp hiệnđại, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho nhân dâncủa Đảng, Nhà nước ta Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 8,5% khẳng địnhnhững kết quả đạt được trong học tập, rèn luyện là do các mối quan hệ và sựgiúp đỡ từ bên ngoài; 6,5% cho là do sự may mắn, số phận tạo nên [phụ lục 1]
Thiếu niềm tin khoa học khiến cho một bộ phận sinh viên gặp khó khăntrong hoạt động tu dưỡng, rèn luyện, nhất là xung quanh vấn đề nói khôngthực phẩm bẩn hiện nay Trong quá trình học tập, rèn luyện, một số sinh viên
có biểu hiện lệch lạc, sai trái trong quan điểm về đạo đức, lối sống; mức độ
Trang 37chuyển biến về tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa rõ nét, thiếu vững chắc Kếtquả điều tra, khảo sát cho thấy, có 15 ý kiến (7,5%) cho rằng, niềm tin khoahọc chưa vững chắc, còn thiếu tin tưởng vào khả năng, sự nỗ lực của bảnthân; 31 ý kiến (15,5%) chỉ ra rằng, ý thức học tập, rèn luyện, nỗ lực phấn đấuchưa cao, còn biểu hiện cầm chừng, chiếu lệ; 61 ý kiến (30,5%) cho rằng,nhận thức chưa đầy đủ về động cơ, mục tiêu, yêu cầu phấn học tập, rèn luyện;
07 ý kiến (3,5%) nhận định, còn các hạn chế khác [phụ lục 1] Niềm tin khoahọc thiếu vững chắc, hoặc niềm tin thiếu cơ sở khoa học khiến sinh viên dễ cónhững quan điểm, tư tưởng lệch lạc Khi đó, họ thiếu tin tưởng vào khả năngbản thân, không phát huy tính tích cực, nỗ lực chủ quan trong giải quyết mọivấn đề thực tiễn đặt ra Một số sinh viên thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, điềukiện khách quan tác động, thậm chí một số sinh viên còn tin tưởng vào sự tồntại của các lực lượng siêu nhiên, vào thần thánh Kết quả điều tra, khảo sát
200 sinh viên về việc tin vào thần thánh, số phận, có 03 ý kiến (chiếm 1,5%)cho rằng có tin; 12 ý kiến (chiếm 6,0%) nhận định rằng, khó trả lời [phụ lục1] Xung quanh vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay, một bộ phận sinh viên chorằng, đó là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng, Nhà nước ta, không thểkhắc phục được vấn đề này
Một bộ phận sinh viên xác định chưa đúng đắn mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, thiếu tình yêu, niềm tin nghề nghiệp, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động nghề nghiệp Đây là vấn đề thực tế đã
và đang diễn ra ở một bộ phận sinh viên Nhà trường hiện nay Một số sinhviên do thiếu mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, xác định không đúng động cơ, thái
độ học tập, rèn luyện dẫn tới việc ngại học, ngại rèn, kết quả học tập, rènluyện thấp Kết quả điều, khảo sát cho thấy, có 10% ý kiến cho rằng, lý do thivào Nhà trường là theo ý muốn của gia đình, tư vấn của bạn bè Cũng với sốsinh viên trên, khi được hỏi về thái độ đối với kết quả thực hiện sự nghiệp đổimới dưới sự lãnh đạo của Đảng, có 6,5% còn thể hiện sự băn khoăn, trăn trở
về khâu tổ chức Khi được hỏi về khả năng giữ vững định hướng XHCN của
Trang 38nền kinh tế nước ta, có 11,5% ý kiến nhận định, khó khăn trong giữ vững địnhhướng XHCN Khi được hỏi về khả năng xây dựng nền nông nghiệp hiện đại,xây dựng nông thôn mới ở nước ta, có 15 ý kiến (7,5%) không tin tưởng, 37 ýkiến (18,50%) khó trả lời Đặc biệt, khi được hỏi về khả năng kiểm soát, ngănchặn, đẩy lùi thực phẩm bẩn, có 32 ý kiến (16%) đánh giá trung bình, 73 ýkiến (36,50%) đánh giá yếu [phụ lục 1].
Một số sinh viên do thiếu tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện, ngạihọc, ngại rèn, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, họ cho rằng mọi kếtquả đều do yếu tố khách quan chi phối, quyết định Kết quả điều tra, khảo sát chothấy, có 15,0% nhận định, yếu tố chi phối đến sự thành công trong học tập, rènluyện là do các mối quan hệ, giúp đỡ của các cấp và do sự may mắn, số phận Khiđược hỏi về mục tiêu, lý tưởng sống hiện nay, có 5,5% khẳng định, vì gia đình vàbản thân Đặc biệt, 61 ý kiến trên tổng số 200 sinh viên (30,5%) được hỏi chorằng, hạn chế phổ biến của sinh viên hiện nay là nhận thức chưa đầy đủ về động
cơ, mục tiêu, yêu cầu phấn đấu học tập, rèn luyện [phụ lục 1] Do xác định khôngđúng mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, động cơ, học tập, rèn luyện thiếu đúng đắncủa một số sinh viên Nhà trường đã dẫn tới tình trạng ngại học, ngại rèn, thiếutích cực, cố gắng trong quá trình đào tạo Vì vậy, kết quả học tập, rèn luyệnthường thấp và thiếu bền vững; khối lượng tri thức được trang bị của số sinhviên này rất hạn chế, không cơ bản và thiếu vững chắc Thực tế này được thểhiện rõ thông qua kết quả học tập, rèn luyện của một bộ phận sinh viên Nhàtrường qua các năm học từ 2009 đến 2014 [phụ lục 5]
Trang 39số sinh viên bị thải loại (%)
Biểu đồ 3: Số sinh viên bị thải loại do vi phạm kỷ luật của Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ qua các năm học
Về kết quả phân loại tốt nghiệp trung bình của sinh viên Nhà trườngtrong 5 năm (2010 - 2014) cũng chứng minh rõ điều đó [phụ lục 6]
Biểu đồ 4: Số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình của Nhà trường qua các năm học
1.2.3 Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ hiện nay
* Nguyên nhân ưu điểm
Một là, những kết quả đạt được về thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên Nhà trường có nguyên nhân tác động từ tình hình phát triển
Trang 40kinh tế - xã hội của đất nước TGQDVBC là hình thức phát triển cao nhất của
TGQ triết học, nó là một bộ phận cấu thành phạm trù ý thức xã hội Do đó, sựhình thành và phát triển của nó có sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội.C.Mác chỉ rõ: “Không phải ý thức của con người quy định sự tồn tại của họ,trái lại, chính tồn tại của họ quyết định ý thức của họ” [8, tr 15] TGQDVBCcủa sinh viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộcũng không nằm ngoài quy luật đó Trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước,Đảng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, kinh tế, chính trị phát triển
ổn định, vị thế nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Điều đóminh chứng rõ ràng, con đường đi lên CNXH ở nước ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật; khẳng địnhtính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh Mặt khác, nó góp phần cổ vũ, động viên, thôi thúc sinh viên tích cựchọc tập, rèn luyện, lĩnh hội tri thức các môn khoa học nói chung, tri thức vềnông nghiệp, nông thôn nói riêng Trước những diễn biến phức tạp của tìnhhình kinh tế - xã hội đất nước, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn,nông dân, vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay đòi hỏi sinh viên Nhà trường cần chủđộng, tích cực quan tâm nghiên cứu để có cách nhìn nhận đúng đắn, tham giađóng góp có hiệu quả thiết thực Về vấn đề thực phẩm bẩn, “Không ít ngườihoặc do thiếu hiểu biết hoặc chạy theo lợi nhuận mà bất chấp hậu quả đối vớisức khỏe và an toàn của cộng đồng, vô cảm, thậm chí tàn ác khi trục lợi trên sựsống, chết của đồng báo mình” “Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vàotình thế “Tiến thoái lưỡng nan”, không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mayrủi cho số phận, bệnh đến lúc nào không hay” - (Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga)
Hai là, quá trình đào tạo của Nhà trường nói chung, xây dựng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên nói riêng luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất và thường xuyên của đảng
ủy, ban giám hiệu Nhà trường với đối tượng này Đảng ủy, ban giám hiệu
Nhà trường thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, có hiệu quả