1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN ý THỨC THẨM mỹ của SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG văn hóa NGHỆ THUẬT và DU LỊCH NHA TRANG HIỆN NAY

104 830 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 835,5 KB

Nội dung

Ý thức thẩm mỹ là vấn đề cơ bản của Mỹ học Mác Lênin, là nội dung quan trọng trong đời sống tinh thần của chủ thể thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ không chỉ biểu hiện trình độ giáo dục ý thức thẩm mỹ của xã hội mà còn thể hiện quá trình tự phát triển ý thức thẩm mỹ của cá nhân. Phát triển ý thức thẩm mỹ là nội dung cốt lõi để nâng cao trình độ thụ cảm, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể. Rèn luyện và không ngừng phát triển ý thức thẩm mỹ có liên quan chặt chẽ đến đời sống tinh thần lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến và là cơ sở để con người vươn tới những giá trị chân thiện mỹ.

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 QUAN NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY ĐỊNH ĐẾN

PHÁT TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ

1.1 Quan niệm về ý thức thẩm mỹ và phát triển ý thức

thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa

1.2 Đặc điểm quy định đến phát triển ý thức thẩm mỹ của

sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT

TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

2.1 Thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha

2.2 Giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh

viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch

PHỤ LỤC

93

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ý thức thẩm mỹ là vấn đề cơ bản của Mỹ học Mác - Lênin, là nội dungquan trọng trong đời sống tinh thần của chủ thể thẩm mỹ Ý thức thẩm mỹkhông chỉ biểu hiện trình độ giáo dục ý thức thẩm mỹ của xã hội mà còn thểhiện quá trình tự phát triển ý thức thẩm mỹ của cá nhân Phát triển ý thức thẩm

mỹ là nội dung cốt lõi để nâng cao trình độ thụ cảm, đánh giá và sáng tạo thẩm

mỹ của chủ thể Rèn luyện và không ngừng phát triển ý thức thẩm mỹ có liênquan chặt chẽ đến đời sống tinh thần lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến và là

cơ sở để con người vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

là cơ sở giáo dục đa ngành, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch không chỉ cho tỉnh Khánh Hòa màcòn cho cả các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Do đó, những vấn đề về giáodục mỹ học Mác - Lênin nói chung, phát triển ý thức thẩm mỹ nói riêng trongNhà trường có vai trò rất quan trọng và trở nên cần thiết đối với sự phát triển,hoàn thiện nhân cách của người sinh viên Từ đó giúp họ biết gắn lý luận Mỹhọc Mác - Lênin với đặc thù hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch của Nhàtrường và định hướng mọi hoạt động của mỗi cá nhân theo quy luật cái đẹp,nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hoá -nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc Đó là hành trang giúp cho họ có sự cố gắng, nỗ lực caotrong sáng tạo thẩm mỹ, phát triển tài năng, góp phần bảo tồn và phát huy nhữngthế mạnh văn hóa truyền thống sau khi tốt nghiệp ra Trường

Trong những năm qua, nhìn chung ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang đã đạt đượcnhững bước tiến đáng kể, trình độ của họ về nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ,đánh giá thẩm mỹ, sáng tạo thẩm mỹ, truyền bá thẩm mỹ được nâng cao.Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, cả về khách quan và chủ quan, trongquá trình nghiên cứu, học tập, rèn luyện của sinh viên ở Trường Cao đẳng

Trang 4

Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang ý thức thẩm mỹ ở sinh viên cònchưa đồng bộ, hoạt động phát triển ý thức thẩm mỹ trong nhân cách sinhviên chưa thật sự tương xứng

Trong xu thế hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiệnchủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Bên cạnh việc tiếpthu những giá trị thẩm mỹ tiến bộ của nhân loại, còn có sự xâm nhập của nhữngphản giá trị làm đời sống thẩm mỹ trở nên đa tạp Cùng với sự phát triển của đấtnước, không chỉ nhiều loại hình nghệ thuật mới ở trong nước phát triển mànhiều loại hình nghệ thuật của các nước trên thế giới cũng có mặt ở nước tangày càng nhiều hơn Điều đó đã dẫn tới sự hụt hẫng về ý thức thẩm mỹ củamột bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân trong đó có sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Vì thế, phát triển ý thứcthẩm mỹ cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch NhaTrang là một yêu cầu khách quan Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hànhTrung ương khóa XI đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thầndân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”[17, tr 46 - 47] Chính những conngười ấy là động lực và mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới Chính

vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển ý thức thẩm mỹ, tạo ra một môitrường thẩm mỹ tích cực cho sinh viên để đánh thức các khả năng sáng tạotiềm ẩn, hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến,nâng cao trình độ và trách nhiệm của những người làm công tác văn hóa, vănnghệ trước công chúng, dân tộc và thời đại là một việc làm cần thiết củaTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Như vậy, đểnâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càngcao của Nhà trường trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc đi sâu nghiên cứu:

“Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay” là một vấn đề có giá trị cả về lý luận

và thực tiễn sâu sắc

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn đề ý thức thẩm mỹ và phát triển ý thức thẩm mỹ đã có cáccông trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đáng chú ý làcác công trình:

Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thẩm mỹ của một số tác giả nước ngoài như: I.U.LuKin, V.C XcaCherơSicCốp (1982), Nguyên lý mỹ học

Mác- Lênin, (sách dịch), Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội [52];

Đmi-Tri-Ê-Va N, (1962), Bàn về cái đẹp, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội [18]; Tsecnisépxki nghiên cứu: “Quan hệ của thẩm mỹ đối với hiện thực” Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội [87]; Van-Slốp V, Tơ-Rô-Phi-Mốp P.(1961), Cái đẹp và

cái cao thượng, Nxb Sự thật, Hà Nội [89].

Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày những nguyên lý cơ bản của

mỹ học Mác - Lênin, các vấn đề thẩm mỹ mà trung tâm là cái đẹp được bàn nhiềutrong nghệ thuật, các tác giả đã nghiên cứu những phạm trù cơ bản của mỹ học vàbiểu hiện của nó trong đời sống xã hội, đặc biệt là thẩm mỹ gắn với nhân cách củachủ thể thẩm mỹ Ý thức thẩm mỹ là một khái niệm gắn liền với hoạt động thẩm

mỹ, đối tượng mà ý thức thẩm mỹ phản ánh là hiện thực xã hội

Ở trong nước, gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cậpnhững vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thẩm mỹ ở những góc

độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau như:

Đỗ Huy (1984), Cái đẹp - một giá trị, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội [33],

Tác giả cũng đã chỉ ra giá trị của cái đẹp tồn tại khách quan và có vai trò to lớntrong đời sống Đồng thời khẳng định, không có chủ thể thẩm mỹ sẽ không cóthưởng thức, đánh giá,và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ và cũng sẽ không cócái đẹp, cái bi, cái hài, cái giá trị

Như Thiết (1986), Đưa cái đẹp vào cuộc sống, Nxb Sự thật, Hà Nội [81],

đã làm rõ: cái đẹp luôn gắn liền với cuộc sống và hoạt động của con người, hướngcon người phấn đấu vì hạnh phúc, văn minh, tiến bộ của mỗi người và xã hội,đồng thời cái đẹp gắn chặt với quy luật vận động tiến lên của chủ nghĩa xã hội Do

đó, phải đưa cái đẹp vào các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống hiện nay như: laođộng, chiến đấu, học tập, quan hệ giao tiếp, nếp sống, lối sống, trang phục, nghệ

Trang 6

thuật để vạch trần những cái xấu và những biến tướng của nó trong các lĩnh vực

ấy Từ đó, tác giả cho rằng: để thực hiện nhiệm vụ “đưa cái đẹp vào cuộc sốnghàng ngày” đòi hỏi chủ thể thẩm mỹ phải có tình cảm thẩm mỹ trong sáng, phongphú, lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, và phát huy tính chủ động, tích cựccủa chủ thể thẩm mỹ

Đỗ Huy (1989), Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội [34], đã khẳng định giáo dục thẩm mỹ có vai trò quantrọng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa; giáo dục thẩm mỹ để tạo ra nhữngchủ thể thẩm mỹ có tình cảm thẩm mỹ phong phú, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, lýtưởng thẩm mỹ tiến bộ, có khả năng đẩy lùi những phản giá trị trong thời kỳ quá độ,

có khả năng sáng tạo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Để tạo ra nhữngchủ thể thẩm mỹ đại diện cho xã hội mới cần phải đa dạng hóa các hoạt động giáodục thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt phải chú trọng giáo dục thẩm mỹ cho thanhniên

Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê (1994), Các giá trị truyền thống của con

người Việt Nam hiện nay, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07-02, Hà Nội

[22], công trình đã đề cập đến một số nội dung: “Một số suy nghĩ về quá trìnhhình thành và biến đổi của truyền thống yêu nước Việt Nam”; “Con người ViệtNam hiện tại trong mối quan hệ với các giá trị và phản giá trị của truyền thống”

Lương Quỳnh Khuê (1995), Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự

hình thành, phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay, Nxb

CTQG, Hà Nội [45], tác giả đã bàn đến ý thức thẩm mỹ trong cấu trúc nộitại của văn hoá thẩm mỹ gồm: năng lực thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ vàcác giá trị thẩm mỹ tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách củacon người Việt Nam Như vậy, vấn đề ý thức thẩm mỹ được tác giả nghiêncứu dưới góc độ văn hoá

Nguyễn Văn Phúc (1996), Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong

cuộc sống và trong nghệ thuật, Nxb KHXH, Hà Nội [72], đã quan niệm: đạo đức

và thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết bên trong, cái đạo đức làm cơ sở của cáithẩm mỹ; cái thẩm mỹ giúp cái đạo đức trở nên hoàn thiện và tự giác; quan hệgiữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức gắn kết cái thiện và cái mỹ Tuy nhiên, sự

Trang 7

thống nhất bao hàm sự khác biệt nhau như là hai hiện tượng độc lập mangnhững đặc trưng riêng biệt Trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cái thẩm

mỹ, tác giả làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt ý thức thẩm mỹ so sánhvới cái đạo đức và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng

Nguyễn Chí Linh (2000), Phát triển ý thức thẫm mỹ ở học viên sĩ quan chính

trị cấp phân đội trong quân đội ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học [51], đã chỉ ra:

“ý thức thẩm mỹ trong hoạt động quân sự là sự phản ánh và biểu hiện cảm xúc tìnhcảm, thị hiếu, lý tưởng của người quân nhân về “cái thẩm mỹ” trong hiện thựckhách quan và thực tiễn hoạt động quân sự” Khẳng định điều đó tác giả đã nêu bậttính biểu cảm, cảm tính của hoạt động quân sự, chỉ có thông qua hoạt động này mớiđem đến một cách trực tiếp cho mỗi quân nhân những cảm xúc về cái đẹp Tuynhiên tác giả chỉ bàn đến ý thức thẩm mỹ của những học viên sĩ quan trong môitrường quân đội nói riêng

Nguyễn Văn Huyên, (chủ biên) (2001), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát

triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Nxb Văn hoá, Hà Nội [36], đã

nghiên cứu làm rõ bản chất, cấu trúc và các tầng ý nghĩa của văn hóa thẩm mỹ, sự vận động của văn hóa - thẩm mỹ trong văn hóa Việt Nam dướiánh sáng của các hệ tư tưởng, quan hệ giữa văn hóa - thẩm mỹ và vấn đềphát triển con người, đặc biệt là vai trò của văn hóa - thẩm mỹ đối với sựphát triển của đời sống tinh thần và năng lực sáng tạo, những luận giải đóchủ yếu được bàn luận trong lĩnh vực nghệ thuật

-Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo

đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội [90], đã trình bày sự tác động của

các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức,chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; kế thừa và phát triển nếp sống đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc,bản sắc dân tộc và cách mạng… tác giả đề ra phương hướng, quan điểm và giảipháp xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới

Nguyễn Chương Nhiếp (2004), Thị hiểu thẩm mỹ trong đời sống, Nxb

CTQG, Hà Nội [68], đã cho rằng thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái vốn có,

mà được hình thành trong quan hệ phức tạp giữa cái sinh học và cái xã

Trang 8

hội, cái cá nhân và cái cộng đồng Luận giải vai trò của thị hiếu thẩm mỹtrong đời sống thẩm mỹ, tác giả đã chỉ ra: thị hiếu thẩm mỹ với tư cáchvừa là nhân tố chủ đạo trong thưởng thức thẩm mỹ, vừa là yếu tố quantrọng trong hoạt động của chủ thể đánh giá, vừa là một yếu tố cấu thànhnăng lực sáng tạo thẩm mỹ Nhưng thưởng thức, đánh giá, sáng tạo thẩm

mỹ ở đây mà tác giả bàn đến chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật

Lê Đình Lục (2005), Vấn đề cảm thụ thẩm mỹ, Luận án tiến sĩ triết học [53], đã làm rõ cảm thụ thẩm mỹ là nhu cầu khách quan mang tính cá

nhân của con người, tuy nhiên luôn gắn với điều kiện khách quan của xãhội Trong đó chỉ ra, cảm thụ thẩm mỹ không chỉ là thưởng thức cái hay,cái đẹp một cách cảm tính mà phải nhận thức được những tầng ý nghĩa tốtđẹp của giá trị thẩm mỹ trong các quan hệ thẩm mỹ và vai trò của nó đốivới đời sống xã hội Để cảm thụ thẩm mỹ một cách sâu sắc đòi hỏi chủ thểthẩm mỹ phải có ý thức thẩm mỹ tốt

Lê Thị Hường (2006), Nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đánh

giá, thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội

[38], đã chỉ rõ thông qua hoạt động thực tiễn của mình con người đã nảysinh nhu cầu thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật, trong đó khẳngđịnh: đánh giá thẩm mỹ là những phán đoán về giá trị thẩm mỹ, quá trìnhthẩm định mức độ phù hợp của khách thể đánh giá, chủ thể đánh giá và cơ

sở đánh giá đối với chuẩn mực, tiêu chí nhất định được rút ra từ thực tiễn xãhội và nghệ thuật Sáng tạo nghệ thuật phải được xuất phát từ những cảmhứng, say mê và tài năng của chủ thể Theo cách lý giải những vấn đề trêncủa tác giả thì đó chỉ là một khía cạnh của thụ cảm, đánh giá thẩm mỹ thôngqua thưởng thức nghệ thuật là chủ yếu

Nguyễn Văn Thủy (2010), Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học [80], cho rằng thị

hiếu thẩm mỹ là một cấp độ của năng lực thẩm mỹ “chỉ năng lực ứng xử của chủthể trước cái thẩm mỹ với tính chất có chọn lựa, định hướng, phê phán lý tính”.Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn đến ý thức thẩm mỹ chi phối đến năng lực thẩm mỹ

Trang 9

mà chưa lý giải bản chất, đặc trưng vai trò của ý thức thẩm mỹ đối với đời sốngthẩm mỹ của học viên.

Phạm Văn Hậu (2013), Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho học viên

Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học [29], đã chỉ rõ:

“Thị hiếu thẩm mỹ là tổng hòa các yếu tố cá nhân và xã hội, tình cảm và lý trí,

thống nhất với nhu cầu và lý tưởng thẩm mỹ, phản ánh năng lực của chủ thểtrong thưởng thức, đánh giá giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng khách quan,dẫn đến sự ham thích, lựa chọn hay khước từ sự vật, hiện tượng đó” Tính khoahọc, hợp lý, logic của nội dung, phương pháp và sự đa dạng, phong phú, của cáchình thức giáo dục thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng trong truyền tải các giá trịthẩm mỹ tới người học Về ý thức thẩm mỹ tác giả chỉ mới nhấn mạnh ở mặt

“Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ là phương thức cơbản mà các chủ thể giáo dục chuyển tải các giá trị thẩm mỹ tới học viên”

Ngoài ra, trên các báo và tạp chí đã có nhiều bài viết liên quan đếnvấn đề phát triển ý thức thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ Tiêu biểu như: Nguyễn

Quang Uẩn (1995), Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài

KX 07 - 04, Hà Nội; Trần Xuân Trường (Chủ biên), (2000), Định hướng xã

hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống, Công trình khoa học cấp

nhà nước, đề tài KHXH 01 - 07/HVCTQS, Hà Nội; Lê Văn Quang (2001),

phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và quân đội trong thời

kỳ mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Đặng Hữu Toàn (2001), “Hướng các

giá trị đạo đức truyền thống theo chuẩn giá trị chân thiện mỹ trong bối cảnh

toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 4; Cao Thu

Hằng (2003), “Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện

nay”, Tạp chí Triết học, số 11; Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4; Văn Đức Thanh (2004) Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nxb CTQG, Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nội; Võ Văn Thắng

(2005), “Một số mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng lối sống mới ở nước ta

hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 8; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “Toàn

cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay”,

Trang 10

Tạp chí Triết học, số 2; Phạm Thị Oanh (2009), “Vai trò của con người trong

sự phát triển xã hội theo hướng bền vững”, Tạp chí Triết học, số 8;… và một số

tài liệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban tưtưởng văn hóa Trung ương soạn thảo

Các công trình trên đã lựa chọn nhiều cách tiếp cận khác nhau gópphần làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao đời sống thẩm mỹ,phát triển ý thức thẩm mỹ của xã hội Đây là những công trình có ý nghĩatrang bị phương pháp luận, là những tư liệu quan trọng để tác giả kế thừa,nghiên cứu, luận giải thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mỗi côngtrình, đề tài là một góc nhìn riêng của tác giả, vấn đề ý thức thẩm mỹ cũngnhư các thành tố cấu thành, vị trí, vai trò của nó đã được một số tác giả đề cập

ở các góc độ khác nhau và với những nội dung, cách tiếp cận, luận giải ở mức

độ sâu, rộng khác nhau Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý cho tác giả trongquá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Song, chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống,chuyên sâu dưới góc độ triết học về vấn đề phát triển ý thức thẩm mỹ cho mộtđối tượng cụ thể Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa nội dung luận văn củatác giả với các công trình nghiên cứu trước đó, bảo đảm cho luận văn là mộtcông trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ bản chất, thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển ý thứcthẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ quan niệm và những đặc điểm quy định đến phát triển ý thức thẩm

mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang hiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Bản chất của quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

* Phạm vi nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh

viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang (sinh viênđào tạo bậc cao đẳng chính quy, tập trung 3 năm) Thời gian nghiên cứu, khảosát từ năm học 2011 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Luận văn thực hiện trên cơ sở hệ thống những quan điểm lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về côngtác cán bộ, về văn hóa xã hội, về thẩm mỹ, phát triển ý thức thẩm mỹ và chiến lượcphát triển con người nói chung, trong hoạt động của sinh viên nói riêng

* Cơ sở thực tiễn

Luận văn dựa vào thực trạng hoạt động phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinhviên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang; các báo cáo tổngkết có liên quan của các cơ quan chức năng, các khoa và phòng ban của Nhà trường

từ năm học 2011 đến nay và các số liệu điều tra xã hội học của tác giả

* Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như:phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, trừu tượng hoá và khái quát hoá, thống

kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia…

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa họcgóp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp pháttriển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và vận dụngvào những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồidưỡng sinh viên, tại các trường cao đẳng - đại học trên cả nước

7 Kết cấu của đề tài

Trang 12

Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục.

Chương 1 QUAN NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY ĐỊNH ĐẾN PHÁT TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA

NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG 1.1 Quan niệm về ý thức thẩm mỹ và phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

1.1.1 Quan niệm về ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

* Ý thức thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại

xã hội một cách độc đáo qua đó giúp con người có một cái nhìn nhân văn vềcác vấn đề của đời sống xã hội theo quy luật của cái đẹp, biết cảm thụ, thưởngthức và sáng tạo nghệ thuật chân chính đồng thời thúc đẩy con người đấutranh cho cái đẹp, cái thiện, và bài trừ cái xấu, cái ác Cho đến nay, đã có rấtnhiều quan niệm khác nhau về ý thức thẩm mỹ được đề cập trong các côngtrình khoa học Theo từ điển Triết học, ý thức xã hội dùng để chỉ phươngdiện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh từtồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Theo nội dung và lĩnhvực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khácnhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôngiáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học Từ điển Bách khoa toàn thư ViệtNam quan niệm ý thức thẩm mỹ là sự nhận biết của con người về cái hay cái đẹp trong hành vi ứng xử, trong đời sống xã hội Trong giáo trình mỹ học

Mác Lênin (Nxb CTQG, 2002): “Ý thức thẩm mỹ là một trong những hình

thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới góc độ thẩm mỹ” Trong giáo

trình Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ (Nxb Giáo dục, 2000): “ Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội của con người, phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng hình tượng thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và tiếp nhận hiện thực theo quy luật của cái đẹp”.

Trang 13

Tuy có sự khác nhau trong cách định nghĩa nhưng có thể rút ra một sốnội dung cơ bản của những quan niệm trên về ý thức thẩm mỹ như sau:

Thứ nhất, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ

hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội thông qua sự phản ánhhiện thực khách quan vào trong ý thức con người Quá trình hoạt động thựctiễn, hoạt động thẩm mỹ, con người tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng củahiện thực khách quan, sự hấp dẫn, vẻ đẹp của hiện thực tác động đến conngười thông qua các giác quan, đặc biệt là mắt và tai, mắt cảm nhận được vẻđẹp sinh động của hiện thực, tai nghe được những âm thanh kỳ diệu của cuộcsống, từ đó hình thành trong con người sự hứng thú, say mê, sự rung độngmãnh liệt trước vẻ đẹp đó Đó là cái đẹp, cái hoàn thiện, hoàn mỹ được cảmnhận, được hình thành trong ý thức con người Những cảm xúc, tâm trạngtinh thần ấy được phản ánh, được biểu hiện bằng các hình thức nghệ thuật đadạng, phong phú của con người: hội họa, điệu khắc, văn học, sân khấu, điệnảnh Những hình thức nghệ thuật thông qua những tác phẩm nghệ thuật phảnánh những hình tượng điển hình, lý tưởng trong đời sống hiện thực bằng sự cangợi, khen, chê là sự biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ

Thứ hai, ý thức thẩm mỹ với tính toàn diện của nó là một hình thái ý

thức xã hội, là sự nhận thức, đánh giá của con người đối với hiện thực, là sựphản ánh hiện thực khách quan bằng các hình tượng trực tiếp, cảm tính cụthể Sự khác nhau giữa ý thức thẩm mỹ với các hình thái ý thức khác thể hiện ởchỗ ý thức thẩm mỹ phản ánh hiện thực bằng hình tượng, trực tiếp, cụ thể, cảmtính, cái đẹp là trung tâm, nghệ thuật là hình thức biểu hiện tập trung cao nhất

Thứ ba, cơ sở tự nhiên hình thành ý thức thẩm mỹ là bộ não con người.

Bộ não người của chủ thể thẩm mỹ phải là bộ não phát triển bình thường vớicác giác quan và dưới sự tác động của hoạt động thực tiễn Trong mối liên hệphổ biến, ý thức thẩm mỹ có sự tác động qua lại biện chứng với các hình thái

ý thức xã hội khác Điều này được thể hiện rõ nét qua bản chất của ý thứcthẩm mỹ Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thựckhách quan về mặt thẩm mỹ trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định bằng hìnhtượng, trực tiếp, cụ thể, cảm tính

Trang 14

Từ những quan niệm và khái quát trên về ý thức thẩm mỹ có thể đưa ramột khái niệm tổng quát về ý thức thẩm mỹ và những đặc trưng cơ bản như

sau: “Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách

quan dưới góc độ thẩm mỹ”.

Như vậy, ý thức thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành của ý thức xã hộinhưng không đồng nhất với các hình thái ý thức xã hội khác mà nó có tínhđộc lập tương đối Bởi vì, nó phản ánh hiện thực trong quan hệ với nhu cầuthưởng thức và sáng tạo cái đẹp tạo ra giá trị thẩm mỹ từ hoạt động thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ có tác động tích cực đối với đời sống xã hội Chính ý thứcthẩm mỹ đã sáng tạo hiện thực xã hội theo quy luật của cái đẹp, sáng tạo conngười có tính nhân văn Là một yếu tố thực hiện chức năng phản ánh hiệnthực khách quan nên sự ra đời của ý thức thẩm mỹ là tất yếu khách quan dựatrên các cơ sở vật chất và bộ não con người thông qua mối quan hệ tác độngqua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội

Là một hình thái ý thức xã hội, bản chất ý thức thẩm mỹ không chỉ phản ánh tồn tại xã hội mà còn tác động tích cực trở lại với sự phát triển của tồn tại xã hội ấy Nó có khả năng không chỉ đưa lại một hình ảnh đúng đắn, chỉnh thể về thế

giới mà còn đưa lại hình mẫu của một “tương lai mong đợi”, tạo dựng cơ sở cảmxúc - ý chí cho mỗi cá nhân nhằm cải biến hiện thực

Bản chất của ý thức thẩm mỹ cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan của con người, trong đó có mối quan hệ với nhu cầu và sự thưởng thức.

Qúa trình phản ánh này có sự năng động và sáng tạo, thể hiện rõ nét nhất ởnhững tác phẩm nghệ thuật mô tả về những sự vật, hiện tượng chưa có trongthực tế, có thể tiên đoán, dự báo trong tương lai thông qua tưởng tượng

Ý thức thẩm mỹ khác so với các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ ý

thức thẩm mỹ phản ánh hiện thực theo “quy luật của cái đẹp”, với nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất Nghệ thuật phản ánh thế giới tâm

hồn của con người, phản ánh những mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đónghệ thuật sáng tạo ra cái mới nhằm phản ánh ước mơ lý tưởng của conngười Sự hư cấu sáng tạo của nghệ thuật đem lại cho nghệ thuật tính độclập cao, tuy nhiên dù có sáng tạo như thế nào thì giá trị thẩm mỹ của tất cả

Trang 15

các loại hình nghệ thuật không phải ở chỗ “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà

nó nằm ở chỗ “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Ý thức thẩm mỹ không chỉ phản ánh trung thực hiện thực khách quan

mà còn giúp cho chủ thể sáng tạo tưởng tượng hư cấu nhằm biểu hiện mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn Nó còn có tính vượt trước Cố thủ

tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: sự khái quát trong nghệ thuật là sự kết hợp

ba mặt thực - thơ - mộng Như vậy, chân lý nghệ thuật không chỉ gồm những

dữ liệu chân thực của cuộc sống mà còn gồm cả chất thơ (những giá trị mỹcảm) và cả tưởng tượng, bay bổng thậm chí đầy chất mộng tưởng

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ có cấu trúcphức tạp tùy theo góc độ tiếp cận mà có sự phân chia khác nhau Tiếp cận từphương diện các hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ thì ý thức thẩm mỹ làmột chỉnh thể thống nhất được cấu thành bởi những yếu tố sau: tri thức thẩmmỹ; nhu cầu thẩm mỹ; cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ; thị hiếu thẩm mỹ; quanđiểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ

Tri thức thẩm mỹ là toàn bộ kiến thức mỹ học đã được chủ thể thẩm mỹ

tiếp nhận, nó chi phối tới các yếu tố thẩm mỹ còn lại Một chủ thể không thể

có ý thức thẩm mỹ nếu không có tri thức thẩm mỹ Tri thức thẩm mỹ là hệthống những quan niệm, phạm trù cơ bản của mỹ học, đặc biệt là bản chất củacái thẩm mỹ trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tư cách là chủ thể thẩm

mỹ và các đối tượng của khách thể thẩm mỹ Tri thức thẩm mỹ có vai trò quantrọng giúp cho con người nâng cao năng lực cảm thụ, thưởng thức, nhận biết,đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ Đây là cơ sở, nền tảng để cho cảm xúc thẩm mỹcủa sinh viên thâm nhập sâu hơn vào đối tượng thẩm mỹ, để có thể cảm nhận,nắm bắt được nhanh nhạy, chính xác bản chất các hiện tượng thẩm mỹ trongđời sống và để có thể chiếm lĩnh được các giá trị thẩm mỹ ở mức trọn vẹn, sâusắc, đạt đến tầng sâu triết - mỹ của nó

Nhu cầu thẩm mỹ thực chất là những mong muốn, những nguyện vọng,

những đòi hỏi của con người vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, hoàn mỹ trong

quá trình tồn tại và phát triển của mình Nhu cầu thẩm mỹ có quan hệ chặt chẽ

với nhu cầu vật chất, đặc biệt là với khả năng và trình độ phát triển của nền

Trang 16

sản xuất vật chất Trình độ sản xuất càng cao, nền sản xuất xã hội càng pháttriển, xã hội càng có khả năng thoả mãn nhu cầu vật chất, thì những nhu cầuthẩm mỹ càng đòi hỏi cao hơn và xã hội cũng có những khả năng đáp ứngnhững nhu cầu ngày càng cao này.

Cảm xúc thẩm mỹ là sự rung động trực tiếp của con người trước những

hiện tượng thẩm mỹ khách quan Cảm xúc thẩm mỹ lặp đi lặp lại nhiều lần

tạo thành tình cảm thẩm mỹ Như vậy, cảm xúc thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ

gắn bó chặt chẽ không tách rời nhau Cảm xúc thẩm mỹ là những viên gạchđầu tiên xây dựng nên tình cảm thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ lại được biểu hiện

ở cảm xúc thẩm mỹ, thông qua tình cảm thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ đượcnâng lên Nhưng cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ hình thành đến mức độ nào trongchủ thể, phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ, khả năng, vốn sống, năng lực thẩm

mỹ của chủ thể thẩm mỹ Cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ có vai trò quan trọngtrong cuộc sống, nó là động lực trực tiếp cho hoạt động sáng tạo của ngườinghệ thuật cũng như các hoạt động xã hội khác Tuy nhiên cảm xúc, tình cảmthẩm mỹ không hình thành một cách tự phát, mà thông qua quá trình hoạt độngthực tế, quá trình giáo dục ý thức thẩm mỹ một cách có hệ thống, thường xuyên

từ thấp tới cao, cùng với quá trình tự giác rèn luyện của mỗi con người

Thị hiếu thẩm mỹ là một trong những thành tố cơ bản của ý thức thẩm

mỹ, phản ánh khả năng lựa chọn phổ biến của con người trước thế giới cáchiện tượng thẩm mỹ Thị hiếu thẩm mỹ biểu hiện năng lực thẩm mỹ chủ quancủa chủ thể, là sự thống nhất biện chứng của cái cá nhân và cái xã hội, đượcbiểu hiện thành năng lực thẩm mỹ của mỗi chủ thể xác định Thị hiếu thẩm

mỹ luôn có sự vận động biến đổi Thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ ở: tính phản ứngmau lẹ, tính vô tư, tính cá biệt và tính xã hội, tính giai cấp, tính dân tộc vàtính nhân loại, tính thời đại

Quan điểm thẩm mỹ là hệ thống tri thức, quan niệm về thẩm mỹ của

con người, tập đoàn người, giai cấp để chỉ đạo hoạt động thẩm mỹ, quan hệthẩm mỹ của con người và xã hội Quan điểm thẩm mỹ thể hiện trình độ caocủa ý thức thẩm mỹ Nó không phải đơn thuần là những tri thức, hiểu biết rờirạc về thẩm mỹ, cũng không phải dừng lại ở những cảm xúc, tình cảm, thị

Trang 17

hiếu cảm tính nữa, mà nó đã là hệ thống tri thức, trình độ lý luận về thẩm mỹ.Quan điểm thẩm mỹ hình thành, phát triển trên cơ sở của một chế độ kinh tế

xã hội nhất định Quan điểm thẩm mỹ thể hiện trình độ lý luận thẩm mỹ chonên nó có vai trò to lớn tác động trở lại sâu sắc tới thị hiếu, cảm xúc tình cảmthẩm mỹ, định hướng cho việc hình thành cái cảm xúc, thị hiếu, tình cảmthẩm mỹ phù hợp với quyền lợi, lợi ích giai cấp, với yêu cầu của sự phát triển

xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Quan điểm thẩm mỹ còn đóngvai trò chi phối, tác động tới sự cảm thụ, sáng tạo, xây dựng các hình tượngthẩm mỹ trong nghệ thuật

Lý tưởng thẩm mỹ là động lực thúc đẩy, nâng đỡ con người không

ngừng vươn tới hiện thực tươi sáng đẹp đẽ để con người vươn tới chân - thiện

- mỹ Là sự phản ánh vượt trước về một phương diện nào đó của hiện thựcđược thể hiện ở những khát vọng, ước mơ của con người về cái cao đẹpnhất Tuy nhiên, điều đó không phải là sự mơ mộng hão huyền, không gắnvới một cơ sở thực tế nào mà nó bắt nguồn từ những quy luật phát triển xãhội, cái đang là mầm mống nhưng sẽ là hiện thực phổ biến trong tươnglai Ở đây nhân tố hiện thực là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của lýtưởng, là cơ sở phân biệt lý tưởng thẩm mỹ chân chính với ảo tưởng Lýtưởng thẩm mỹ gắn bó mật thiết với các lý tưởng xã hội khác như lýtưởng chính trị, lý tưởng đạo đức Đối tượng phản ánh của lý tưởng thẩm

mỹ là khía cạnh thẩm mỹ của đời sống hiện thực: cái đẹp, cái cao cả, cái

bi, cái hài và mối quan hệ giữa chúng

Các yếu tố trình bày trên đây thể hiện những mặt, những góc độ, trình

độ khác nhau của ý thức thẩm mỹ, giữa chúng có quan hệ biện chứng vớinhau tạo điều kiện tồn tại và cùng thúc đẩy nhau phát triển Cho nên trongxem xét ý thức thẩm mỹ không được tuyệt đối hoá, hay tách rời những yếu tốcủa nó Mọi sự tách rời hay tuyệt đối hoá một yếu tố nào của ý thức thẩm mỹ

là không hiểu đúng, đầy đủ tính phong phú, đa dạng của nó

Tóm lại, ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phảnánh tồn tại xã hội một cách độc đáo và có tính vượt trước tồn tại xã hội thôngqua việc hưởng thụ và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp Để hiểu rõ hơn tính

Trang 18

đặc thù của ý thức thẩm mỹ ở từng chủ thể cụ thể cần đi sâu làm rõ những đặctrưng cơ bản của nó.

* Ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

và Du lịch Nha Trang

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang là một

trong những trung tâm đào tạo văn hóa nghệ thuật và du lịch lớn tại khu vựcNam Trung bộ và Tây Nguyên nói chung, tỉnh Khánh Hòa nói riêng Trường

đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và địaphương Nhiệm vụ chủ yếu của Trường là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhữngngười làm công tác văn hóa nghệ thuật và du lịch cho tỉnh, khu vực và toànquốc từ trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến liên thông đại học NhàTrường hiện có 08 khoa (Âm Nhạc, Sân khấu - Múa, Mỹ Thuật, Du Lịch, Lýluận chính trị, Đại cương - Nghiệp vụ Văn hóa, Ngoại Ngữ, Tại Chức); 06phòng (Đào tạo - kiểm định chất lượng, Nghiên cứu khoa học - Quan hệ quốc

tế, Tài Vụ, Tổ chức Hành chính, Thanh Tra Pháp chế, Công tác chính trị quản lý học sinh sinh viên); 02 trung tâm (Thông tin - thư viện, Tin học -Ngoại ngữ) và các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản

-Hồ Chí Minh, Hội sinh viên

Với sự phát triển bền vững trong hơn 35 năm qua đã giúp Nhà trườngtạo lập được uy tín và thương hiệu về đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và

du lịch trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên cũng như trên

cả nước Hàng chục nghìn học sinh, sinh viên của Trường đã tốt nghiệp đápứng cho nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành văn hóa,nghệ thuật, du lịch của tỉnh Khánh Hòa, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ vàTây Nguyên Đối tượng đào tạo ở Nhà trường rất đa dạng, trong đó đối tượngđào tạo bậc cao đẳng (thời gian đào tạo 3 năm) được xác định là đối tượngđào tạo cơ bản và chủ yếu

Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch NhaTrang là những học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, có đủ điều kiện,tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá, sức khoẻ và năng khiếu

về văn hóa nghệ thuật… đã trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển sinh hàng năm

Trang 19

của Nhà trường, được đào tạo tập trung 3 năm Sau khi tốt nghiệp trở thànhnhững người làm công tác văn hóa, nghệ thuật và du lịch có đủ phẩm chất,năng lực, có khả năng phát triển, đảm nhiệm tốt trong vai trò công tác củamình Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch NhaTrang vừa mang đặc điểm chung về tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niênthường rất sôi nổi, nhiệt tình, hăng hái, ham học hỏi, cầu tiến vừa có nhữngđặc điểm của môi trường văn hóa nghệ thuật là yêu thích những cái hay, cáiđẹp, rất nhạy bén trong khám phá, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ, thích tiếpxúc, thích hoạt động tập thể, mong muốn tự khẳng định mình, đặc biệt họ lànhững người có năng khiếu văn hóa văn nghệ

Ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

Du lịch Nha Trang có những đặc thù, chính vì vậy nghiên cứu phát triển ýthức thẩm mỹ cho đối tượng này cần thấy được những đặc điểm riêng biệt:

Đặc điểm về sự hình thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

có tư chất về cách nhìn và đánh giá nghệ thuật nói chung, đánh giá thẩm mỹnói riêng Các sinh viên trúng tuyển trong Nhà trường đã được tuyển chọn vềnăng khiếu Vì thế tiềm năng về năng lực thẩm mỹ của các sinh viên này có

sự khác biệt so với sinh viên các trường cao đẳng, đại học khác

Đặc điểm về nội dung cấu trúc ý thức thẩm mỹ

Nhận thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang có sự tương đồng Khi lựa chọn đăng kí dự thi vào

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang về cơ bản họ đã

có sở thích, có cảm tình, mong muốn, đam mê với ngành học của Nhà trường

mà mình đã chọn lựa và ước mơ trở thành những văn nghệ sĩ, những cán bộ vănhóa, hay những người làm công tác văn hóa nghệ thuật và du lịch như: công tácquản lý văn hóa, đạo diễn, nhạc sỹ, ca sĩ, giáo viên thanh nhạc, giáo viên mỹthuật, họa sỹ, nhà thiết kế đồ họa ứng dụng, thiết kế thời trang, diễn viên sânkhấu - điện ảnh, diễn viên múa hay những hướng dẫn viên du lịch Chính vìvậy, về cơ bản họ đã xác định được mục tiêu mà mình đang phấn đấu, hướng

Trang 20

tới Tuy nhiên trình độ tri thức thẩm mỹ còn đang trong quá trình định hình và

phát triển

Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

có nhu cầu thẩm mỹ cao, do được đào tạo để trở thành những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch Để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu

đào tạo của Nhà trường và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ công tác sau này đòihỏi họ cần có sự cảm thụ sâu sắc, đánh giá đúng đắn bản chất giá trị thẩm mỹtrong đời sống; phân biệt được cái đẹp và cái không đẹp trong xã hội, trong nghệthuật và trong hoạt động văn hóa, du lịch của mình

Cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang có sự nhạy bén Đó là sự nhạy bén trong

thưởng thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ và trong đấu tranh chống lại thị hiếu, cácquan điểm thẩm mỹ sai trái, thấp kém Biết giải quyết các mối quan hệ một cáchhài hoà theo tiêu chí cái đẹp Biết truyền bá, giáo dục, định hướng thẩm mỹ, gópphần xây dựng đời sống văn hoá thẩm mỹ phong phú, lành mạnh, tốt đẹp

Tính chất đa dạng về thị hiếu thẩm mỹ do văn hóa vùng miền khác nhau của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang cũng chi phối đến ý thức thẩm mỹ của những sinh viên này Việc tiếp thu và

thực hiện các chuẩn mực, giá trị thẩm mỹ ở mỗi người thường không thuần nhất,gặp ít nhiều trở ngại nhất định Vì vậy, họ dễ hoang mang, dao động trước thửthách của cuộc sống, chán nản khi thất bại, vấp ngã Sự nhạy cảm với cái mới, sựham thích những thứ mới lạ một cách thái quá, cũng dễ làm cho một bộ phận sinhviên có những ngộ nhận, sai lệch trước các hiện tượng thẩm mỹ, thậm chí có thểphủ nhận các giá trị thẩm mỹ truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc để chạy theonhững “kiểu”, “mốt” lai căng

Tri thức về lý luận thẩm mỹ chưa cao, chưa giúp họ phát huy hết khả

năng của mình Dễ thay đổi dẫn đến lựa chọn những giá trị thẩm mỹ lệchlạc Đó là thị hiếu thẩm mỹ của tuổi mới lớn, ít nhiều mang tính cá nhân cảmtính, chịu sự chi phối bởi phong tục, tập quán, kinh nghiệm cá nhân vàtruyền thống vùng miền

Trang 21

Đặc điểm về xu hướng phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang đi từ tính đa dạng về đặc điểm tâm lý xã hội, đa dạng về thị hiếu thẩm mỹ đến gia tăng tính thống nhất, tương đồng trong thị hiếu thẩm mỹ và quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ.

Chính sự đa dạng về thị hiếu thẩm mỹ nên việc tiếp thu các chuẩn mực, giátrị thẩm mỹ ở mỗi người thường không thuần nhất nhưng có chiều hướng giatăng sự thống nhất giữa các sinh viên về quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ qua

quá trình học tập tại Trường Đó cũng là xu hướng tiến tới thưởng thức,

đánh giá nghệ thuật, sáng tạo thẩm mỹ nói chung theo đời sống thẩm mỹtiến bộ hơn Đồng thời đó là một xu hướng loại bỏ dần trình độ thẩm mỹ thụ

động, hời hợt để thay bằng trình độ thẩm mỹ tích cực, sâu sắc Sự cảm thụ

bên ngoài mang tính đời thường, sự đánh giá thẩm mỹ chưa đúng đắn củasinh viên lên trình độ thụ cảm, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ cao hơn mangtính lý luận của một sinh viên trường văn hóa nghệ thuật đặc thù

Đặc điểm về sự phản ánh ý thức thẩm mỹ thông qua lăng kính chủ quan cao của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Toàn bộ thực tiễn khách quan được cải biến thông qua lăng kính chủ

quan (nhu cầu, tâm tư tình cảm, tri thức thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lýtưởng thẩm mỹ ) rất sâu sắc, khác biệt so với các hình thái ý thức xã hộikhác như ý thức khoa học, ý thức pháp luật Sở dĩ như vậy là bởi ý thức thẩm

mỹ khám phá chân lý đời sống luôn gắn bó với những ngôn ngữ hình tượngcảm quan, sinh động Không như ý thức khoa học loại trừ cái tôi của nhàkhoa học ra khỏi các định đề khách quan trong khi đó ý thức thẩm mỹ luônbảo tồn cái tôi của chủ thể thẩm mỹ trong các khám phá quy luật nhân văn vàbộc lộ thành quan điểm của nhóm, của trào lưu nghệ thuật

Đặc điểm ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay có sự khác biệt không những sovới các trường cao đẳng - đại học khác mà còn với chính Nhà trường trướcđây Quá trình hình thành, phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên luôn gắnliền với quá trình phát triển nhân cách toàn diện của người cán bộ, ngườilàm văn hóa và du lịch trong tương lai cho nên ý thức thẩm mỹ của họ đang

Trang 22

dần được định hình và ngày càng hoàn thiện cùng với quá trình giáo dục vàđào tạo của Nhà trường

Từ những phân tích trên, có thể khái quát thực chất ý thức thẩm mỹ

của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

là tổng hoà các thuộc tính tâm, sinh lý cùng vốn văn hoá có được trong quá trình học tập, rèn luyện tại Nhà trường, được hiện thực hoá trong khả năng cảm thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ phù hợp với đời sống hiện thực của sinh viên trong Nhà trường.

1.1.2 Quan niệm về phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

* Quan niệm phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Phát triển là một kiểu vận động đặc biệt, theo xu hướng tiến lên từ thấpđến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của các sự vật, hiện tượng Đó là mộtquá trình khách quan, là sự tự phát triển mà nguồn gốc, động lực của nó là cuộcđấu tranh giữa các mặt đối lập; là quá trình mà trạng thái tiến lên thông qua cácbước nhảy, chuyển hoá từ lượng sang chất và ngược lại; quá trình tiến lên đókhông phải theo đường thẳng, cũng không phải theo đường vòng tròn mà theođường "xoáy ốc", có thể có bước thụt lùi tạm thời, nhưng cái mới sẽ ra đời vàchiến thắng đó là khuynh hướng tất yếu của sự phát triển Phát triển được xemnhư hai mặt không tách rời của một quá trình: mặt vận động tiến lên theo quyluật khách quan và mặt hoạt động tự giác, có chủ đích của các chủ thể

Trong lĩnh vực xã hội, các quy luật chỉ được thực hiện thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người Vì vậy, phát triển ý thức thẩm mỹ phải thôngqua hoạt động tích cực, chủ động, tự giác của các chủ thể trong nhận thức,

vận dụng quy luật vào thực tiễn Phát triển ý thức thẩm mỹ là một quá trình liên

tục, không ngừng vừa tuân theo những quy luật chung, trực tiếp là quy luật đặc thù

của mỹ học, vừa thể hiện như một quá trình tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của

Trang 23

kết quả của quá trình tăng cường rèn luyện cảm quan thẩm mỹ của chủ thể, quátrình tích luỹ vốn sống, tri thức thẩm mỹ từ hoạt động thực tiễn thẩm mỹ dẫn đến

sự chuyển hoá về chất trong nhận thức, nhu cầu, cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ,quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ

Phát triển ý thức thẩm mỹ là quá trình đấu tranh phủ nhận, bác bỏ nhữngcái tiêu cực, cái xấu, cái thấp hèn trong đời sống thẩm mỹ của con người để lựachọn, tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái cao cả làm giàu vốn tri thức, kinhnghiệm thẩm mỹ cho mình Nguồn gốc, động lực của phát triển ý thức thẩm mỹ

là quá trình giải quyết các mâu thuẫn biện chứng trong quá trình nhận thức thẩm

mỹ, cảm thụ thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ

Phát triển ý thức thẩm mỹ là quá trình đi từ nhận thức thẩm mỹ đến cảmxúc, tình cảm thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ Trong đó có sự

đa dạng về thị hiếu thẩm mỹ tới tri thức thẩm mỹ có những nét thống nhất, tươngđồng trong quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ theo mô hình, mục tiêu giáo dục đàotạo của Nhà trường

Như vậy, Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn

hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang là quá trình vận động đi lên và ngày càng hoàn thiện của các yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên thông qua sự tác động hợp quy luật của các chủ thể, làm cho ý thức thẩm mỹ trở thành nhân

tố bền vững trong nhân cách sinh viên đáp ứng mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường và của đất nước trong thời kỳ mới

* Mục tiêu, nội dung, phương thức phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên diễn ra dưới tácđộng qua lại giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ trong môi trườngthẩm mỹ ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.Chủ thể thẩm mỹ căn cứ vào mô hình, mục tiêu đào tạo để sử dụng cácphương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục, tuyên truyền, tác động vàođội ngũ sinh viên

Mục tiêu phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn

hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Trang 24

Muốn có nhận thức, đánh giá đúng đắn và đề xuất được những giải pháp hiệu

quả, nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay cần xác định được những mục tiêu cơbản cho quá trình đó Đây là một vấn đề khó song tác giả bước đầu khái quát một sốmục tiêu như sau:

Một là, hệ thống tri thức thẩm mỹ của người sinh viên ngày càng toàn diện và sâu sắc Họ biết vận dụng tri thức thẩm mỹ từ các bài giảng cũng như

từ các hoạt động thưởng thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ rút ra trong cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch tại Nhà trường để nắm được bảnchất của đối tượng thẩm mỹ, làm cho họ thực sự trở thành những chủ thểthẩm mỹ đại diện cho một đời sống thẩm mỹ tiến bộ

Hai là, mức độ hiện thực hoá trong khả năng cảm thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ phù hợp với đời sống hiện thực của sinh viên cùng với quá trình giáo dục đào tạo tại Nhà trường Quá trình hình thành, phát triển ý thức thẩm

mỹ của sinh viên luôn gắn liền với quá trình phát triển nhân cách toàn diện củangười cán bộ, người làm văn hóa và du lịch trong tương lai cho nên hướng tớimục tiêu phải làm cho ý thức thẩm mỹ của họ dần được định hình và ngày cànghoàn thiện cùng với quá trình giáo dục và đào tạo của Nhà trường Thông qua

đó biểu hiện mức độ vận dụng chuyển hoá tri thức thẩm mỹ thông qua các hoạtđộng thẩm mỹ thành chủ thể có khả năng thụ cảm nhanh nhạy đối tượng thẩm

mỹ, đánh giá đúng đắn giá trị thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ Tức là ý thứcthẩm mỹ đã có sự tác động tích cực trở lại chủ thể thẩm mỹ

Ba là, thái độ học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ của sinh viên trong Nhà trường diễn ra một cách tự giác, tích cực

và có hiệu quả cao góp phần xây dựng đời sống văn hoá thẩm mỹ phong phú, lành mạnh, nhân văn Đây là những nhân tố bên trong, là tiền đề vật chất

quan trọng quyết định quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Làmcho sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp trở thành nhu cầu sống và tác độngđến mọi lĩnh vực hoạt động sống của chính họ Khơi gợi và bồi dưỡng khátvọng thể hiện tài năng sáng tạo thẩm mỹ, hình thành ở mỗi người động cơ,thái độ trách nhiệm đưa cái đẹp vào cuộc sống Nhân tố này phản ánh tínhtích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của chính người học trong giải quyết

Trang 25

mâu thuẫn cơ bản của quá trình giáo dục - đào tạo, tạo ra động lực nội tại thúcđẩy sự phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên.

Trên đây là mục tiêu cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay Để đánhgiá đúng thực chất của vấn đề nghiên cứu cần phải quan tâm đến cả hệ thốngmục tiêu Vì vậy, muốn đánh giá chính xác trình độ phát triển ý thức thẩm

mỹ của của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch NhaTrang hiện nay phải dựa trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong xem xét, phântích mục tiêu cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ của đối tượng sinh viên này

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay là một quá trình vận động tổnghợp của tất cả các nhân tố cấu thành ý thức thẩm mỹ của mỗi sinh viên theochiều hướng đi lên, có nhiều bước nhảy vọt về chất, do giải quyết các mâuthuẫn biện chứng của bản thân các nhân tố đó, tạo nên sự phát triển ý thứcthẩm mỹ của họ Quá trình vận động đó diễn ra trong tính toàn vẹn, thốngnhất bao gồm nhiều hoạt động, nhiều nhân tố, nhiều tầng bậc trong mốiquan hệ tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau mang tính đặc thù, gắn liềnvới quá trình phát triển nhân cách người học và tính đặc thù của quá trìnhphát triển cảm xúc thẩm mỹ, phát triển thị hiếu và phát triển lý tưởng thẩm

mỹ của sinh viên đồng thời phải thông qua hoạt động giáo dục đào tạo vàquá trình tự giáo dục, tự rèn luyện trong hoạt động thẩm mỹ của Nhàtrường thì các xúc cảm thẩm mỹ của sinh viên mới được biểu hiện ra, cácthị hiếu thẩm mỹ mới được thử thách, các lý tưởng thẩm mỹ mới đượctham gia, làm cho tính chủ thể thẩm mỹ của sinh viên từng bước đượckhẳng định qua các năm học Kết thúc mỗi giai đoạn, mỗi năm học là một

“điểm nút” đánh dấu sự biến đổi về chất của các yếu tố phẩm chất, năng lựcthẩm mỹ cấu thành nhân cách của mỗi sinh viên

Như vậy, phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Cao đẳngVăn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang tạo ra bước chuyển mạnh mẽ vềtrình độ và chất lượng, có sự chuyển hóa không ngừng các yếu tố trong cấu

Trang 26

trúc ý thức thẩm mỹ nhằm làm cho người học biết nhận thức đúng đắnnhững giá trị thẩm mỹ của dân tộc, giai cấp và thời đại, từ đó hình thành ýthức thẩm mỹ tiên tiến, phù hợp với mô hình người chuyên làm về công tácvăn hóa du lịch và người công dân trong thời đại mới, hướng tới ý thứcthẩm mỹ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Từ đó phát huy những giá trịthẩm mỹ tích cực, đấu tranh loại bỏ những phản giá trị trong quan hệ thẩmmỹ; hướng cho chủ thể thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ theoquy luật của cái đẹp

Nội dung phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Việc xác lập phương án phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang trong giai đoạn hiện nayphải bao hàm những nội dung cơ bản sau:

Phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang trước hết là chuyển tải toàn bộ tri thức thẩm mỹ và những giá trị văn hóa thẩm mỹ thực sự thấm sâu vào trong mọi chủ thể và mọi thành tố trong môi trường thẩm mỹ ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang diễn ra đúng quy luật Các giá trị thẩm

mỹ được vận dụng sáng tạo để tạo nên tính liên tục trong sự vận động khôngngừng thông qua trang bị tri thức thẩm mỹ khoa học, giáo dục quan điểm mỹhọc Mác - Lênin, tư tưởng thẩm mỹ Hồ Chí Minh và đường lối văn hóa vănnghệ của Đảng cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa thẩm mỹ giúp sinh viên

có quan điểm thẩm mỹ đúng đắn

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang mang tính toàn diện, nhưng tập trung vào các yếu tố, các khâu, các bước cơ bản có ý nghĩa quyết định đến phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên.Theo đó cần xây dựng quan điểm thẩm mỹ đúngđắn cho sinh viên, tập trung trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, toàndiện, hệ thống, chuyên sâu Bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ chosinh viên, định hướng cho sự hình thành và phát triển thị hiếu thẩm mỹ củacon người Lý tưởng đó xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

Trang 27

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóanghệ thuật, chuẩn mực đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa Đồngthời định hướng nhu cầu thẩm mỹ và tạo điều kiện tốt cho hoạt động sángtạo thẩm mỹ của sinh viên Từ đó họ sẽ là những người biết truyền bá, giáodục, định hướng thẩm mỹ cho quần chúng, góp phần xây dựng đời sống vănhoá thẩm mỹ phong phú, lành mạnh, tốt đẹp Nâng cao thị hiếu thẩm mỹcho sinh viên Giúp cho họ biết lựa chọn, tiếp thu những giá trị thẩm mỹtích cực, đấu tranh loại bỏ những phản giá trị trong quan hệ thẩm mỹ;hướng cho chủ thể thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ theo quyluật của cái đẹp Làm cho họ thực sự trở thành những chủ thể thẩm mỹ đạidiện cho một đời sống thẩm mỹ tiến bộ, nhân văn.

Phương thức phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Phương thức Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳngVăn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang thông qua quá trình tác động tíchcực, chủ động, tự giác, hợp quy luật của các chủ thể trong thực tiễn hoạtđộng giáo dục - đào tạo của Nhà trường, chủ yếu là giáo dục ý thức thẩm mỹ

cho sinh viên Quá trình đó phải sử dụng nhiều cách thức, phương pháp,

phương tiện phù hợp với điều kiện của Nhà trường, chủ yếu thông qua giáodục ý thức thẩm mỹ

Như vậy, phương thức hướng đến là một quá trình chuyển hoá về chấttrong quá trình lĩnh hội, tích luỹ tri thức, kinh nghiệm thẩm mỹ gắn liền vớiquá trình phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn biện chứng của chính quá trìnhgiáo dục đào tạo ở Nhà trường và là một quá trình phủ định, loại bỏ dần trình

độ thẩm mỹ thụ động, hời hợt để thay bằng trình độ thẩm mỹ tích cực, sâu sắc

Chủ thể phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Bao gồm chủ thể lãnh đạo, quản lí là Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhàtrường cùng với sự tham gia tích cực của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản

lý sinh viên, hội sinh viên, đoàn thanh niên trong nhà trường và chủ thể tự

Trang 28

phát triển là từng sinh viên của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Dulịch Nha Trang Đó là quá trình giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa chủthể phát triển và đối tượng được phát triển Mỗi chủ thể có vai trò, vị tríriêng, đan xen, hoà quyện, thúc đẩy nhau, nhưng suy cho cùng, bản thânngười sinh viên là chủ thể chủ yếu và trực tiếp quyết định

1.2 Đặc điểm quy định đến phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh

viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

1.2.1 Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội đặc biệt là trình độ và sắc thái riêng về văn hóa của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Ý thức thẩm mỹ là một trong các hình thái của ý thức xã hội Là một bộphận của ý thức xã hội, ý thức thẩm mỹ cũng mang đầy đủ các đặc trưngchung của ý thức xã hội Ý thức thẩm mỹ cũng là sự phản ánh tồn tại xã hội,

do tồn tại xã hội quyết định, nên chịu sự chi phối của nền kinh tế, văn hóa, xãhội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng Theo Ph Ăngghen: “Sựphát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,v.v đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế” [61, tr.271] Mức độ chịu sự ảnhhưởng như thế nào luôn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể Theo

đó khi nghiên cứu về quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang phải xét tới các yếu tố như điềukiện kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Khánh Hòa, vùng Nam Trung Bộ và TâyNguyên đặc biệt là trình độ và sắc thái riêng về văn hóa của vùng

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

là cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về cáclĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch không chỉ cho tỉnh Khánh Hòa mà còncho cả các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu nghiêncứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực vănhóa, nghệ thuật và du lịch, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, vănhóa xã hội của địa phương và khu vực Chính vì vậy, phát triển ý thức thẩm

mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha

Trang 29

Trang luôn gắn liền điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa, phong tụctập quán của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên So với nhiều vùng trong cảnước đây là vùng đất mới, là nơi có lịch sử khai phá muộn hơn so với Nam

Bộ, không thuộc địa bàn tụ cư lâu đời của người Việt như ở Bắc Bộ Ngoài ra,xưa kia nơi đây có thời kì dài là nơi định cư của các tiểu vương quốc Chăm-

pa Do vậy, đặc điểm căn bản văn hoá của vùng miền chủ yếu mang dấu tíchvăn hoá Chăm-pa Nhiều di sản văn hoá hữu thể vẫn còn tồn tại từ thời đó đếnnay như Tháp Bà PoNagar (Nha Trang - Khánh Hòa), tháp Pô Shanư (PhanThiết - Bình Thuận), tháp Hòa Lai (Ninh Hải - Ninh Thuận) Được xem nhưnhững đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúcđối với lịch sử nền văn hoá Duyên hải Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng đất chịu sự ảnh hưởng từ cácyếu tố tự nhiên như núi non đại ngàn, biển, sông ngòi, các đầm và đồngbằng vào trong các thành tố văn hoá thẩm mỹ Thể hiện qua các loại hìnhvăn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồngbằng ven biển nói riêng Với các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếngnhư: Gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận); làng dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)…Văn hóa truyền thống của vùng này còn gắn liền với các lễ hội truyềnthống đặc sắc như lễ hội đua thuyền, lễ hội cúng rước cá Ông, lễ hội cầungư của các cư dân vùng ven biển … sau đó là các lễ hội đâm trâu, mừnglúa mới, lễ hội bỏ mả của đồng bào các tỉnh Đắclắk, Gialai, Kontum dọcdải Trường Sơn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây cũngkhá phong phú Vùng đất đầy nắng và gió này còn là điểm đến du lịch vớinhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như: bãi biển Nha Trang; bãi biển Cà Ná; biểnMũi Né Với những đặc điểm kể trên, khu vực Nam Trung Bộ - TâyNguyên được xác định là một tiểu vùng văn hóa riêng, những sắc thái vănhóa nơi đây có nhiều nét độc đáo, riêng biệt, mang một vẻ đẹp khác lạtrong tổng thể văn hóa Việt Nam

Trên đất Khánh Hòa nói riêng đã có tới 32 tộc người Ngoài tộc ngườiChăm và Raglai được coi là những chủ nhân đầu tiên còn có người Kinh(Việt), Hoa, Ê - đê, K’ho, Tày, Nùng… Những giá trị văn hóa thẩm mỹ ở

Trang 30

Khánh Hòa được hình thành từ quá trình lao động cần cù, sáng tạo kết hợpvới trí tuệ của cha ông, là biểu hiện cụ thể về một nền văn hóa truyền thốngmang tính bản địa sâu sắc, là chứng cứ quan trọng không chỉ giúp chúng tahiểu biết về quá trình hình thành, phát triển của quê hương, mà còn là biểutượng rất đỗi tự hào trên quê hương Khánh Hòa

Trong quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ cư dân Khánh Hòa đãđoàn kết, chung sức, chung lòng trong lao động sản xuất, chiến đấu chốnggiặc ngoại xâm để xây dựng quê hương giàu đẹp Họ đã sáng tạo ra các côngtrình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như đình, đền,chùa, tháp, miếu mạo, thành cổ…Với các hình thức nghệ thuật truyền thống,diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian Việc giữ gìn và phát huy giá trị vănhóa thẩm mỹ sẽ góp phần bảo lưu văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu quêhương đất nước, minh chứng cho quá trình chinh phục và làm chủ biển đảo củacộng đồng cư dân miền biển nói riêng, Việt Nam nói chung Phát huy nhữnggiá trị văn hóa thẩm mỹ của vùng đất này đồng thời là mang lại cho văn hóaViệt Nam những mảng màu mới, độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn Nhằmgiữ gìn, tôn tạo, phát huy, giao lưu và quảng bá giá trị văn hóa thẩm mỹ

1.2.2 Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang chịu sự quy định của chất lượng giáo dục đào tạo và tổ chức hoạt động thẩm mỹ của Nhà trường

Sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trangchỉ có thể có được ý thức thẩm mỹ đúng đắn, nhận biết được cái đẹp, cái khôngđẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái anh hùng… trong xã hội, trong thiên nhiên,trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nếu như họ với tư cách là chủ thể thẩm mỹ cómột trình độ, năng lực, tri thức căn bản về thẩm mỹ, vốn sống và kinh nghiệmthẩm mỹ nhất định và được rèn luyện trong hoạt động thẩm mỹ đa dạng, phongphú của môi trường Nhà trường Bởi vì, những đối tượng thẩm mỹ của khách thểhiện thực rất đa dạng, phong phú và biến động nhanh chóng và phức tạp Nếukhông có vốn tri thức thẩm mỹ và những kinh nghiệm thẩm mỹ nhất định thìngười sinh viên không thể khám phá nhận thức được sâu sắc bản chất của cáchiện tượng thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ của nó, mà chỉ có những rung cảm thẩm

Trang 31

mỹ hời hợt trước hình thức bề ngoài của đối tượng thẩm mỹ Do đó, phát triển ý

thức thẩm mỹ của sinh viên phụ thuộc vào việc trang bị hệ thống những tri thức

khoa học nói chung đặc biệt là tri thức thẩm mỹ thông qua học tập môn mỹ họcMác - Lênin, môn đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Namcho đối tượng sinh viên này

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang là một quá trình hoạt động tự giác, tíchcực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể Nhận thức của các chủ thể là cơ sở

để xác định đúng mục đích, yêu cầu, động cơ, thái độ, trách nhiệm, đề raphương hướng, chương trình, nội dung, biện pháp khoa học và thiết thực đểphát triển ý thức thẩm mỹ của người sinh viên trong thực tiễn

Quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên trong Nhà trườngdiễn ra trong toàn bộ quy trình giáo dục đào tạo của Trường Nội dungphương thức giáo dục thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang là nội dung và cách thức giáo dục thẩm mỹ,được xác định trong tương quan với hệ thống dung lượng tri thức các mônhọc khác, trong chương trình giáo dục - đào tạo của Nhà trường Nội dung vàphương thức giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên không chỉ được thể hiện ở nộidung những nguyên lý cơ bản của mỹ học Mác Lênin mà còn phải được biểuhiện đan xen ở yêu cầu mang tính thẩm mỹ vào tất cả các môn học khác trong

hệ thống các môn học của chương trình giáo dục - đào tạo của Nhà trường vàtrong mọi hoạt động, sinh hoạt, quan hệ của người sinh viên, gắn liền với mụctiêu, yêu cầu phát triển hoàn thiện nhân cách người học

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên đó là quá trình tác động đồng bộ,tích cực, có kế hoạch, có sự hướng dẫn, định hướng của các tổ chức, lực lượng

từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đến các cơ quan chức năng, mà trựctiếp là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia vào quátrình giáo dục, tổ chức hoạt động thẩm mỹ cho sinh viên để phát huy mọi tiềmnăng thẩm mỹ của sinh viên, nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ, biết rungcảm, đánh giá nhận ra cái đẹp và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, thực hiệnviệc chuyển biến quá trình định hướng, giáo dục của Nhà trường thành quá trình

tự giáo dục, tự rèn luyện nâng cao ý thức thẩm mỹ của sinh viên Để có được sự

Trang 32

hợp lý, cân đối của nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ trong hệ thốngchương trình giáo dục đào tạo lệ thuộc vào quá trình phát huy vai trò của các tổchức, lực lượng của toàn Trường.

Phát triển ý thức thẩm mỹ của người sinh viên gắn liền và bị quyđịnh trước hết bởi hiệu quả tiến hành các khâu, các bước của quá trình dạyhọc: từ việc xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chương trìnhđào tạo, tới quá trình tổ chức các hoạt động dạy học Mục tiêu, yêu cầu đàotạo: sát, đúng, được quán triệt sâu sắc tới từng sinh viên Chương trình nộidung đào tạo: khoa học, thiết thực, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa cáckhối kiến thức, phù hợp với mô hình đào tạo Đội ngũ giảng viên có đầy đủphẩm chất, vốn sống, năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề nghiệp,… Quátrình tổ chức các hoạt động dạy học bao gồm: hoạt động giảng dạy, phươngpháp, cách thức kiểm tra, đánh giá của giảng viên và hoạt động học, đặc biệt làđộng cơ, thái độ, trách nhiệm, phương pháp và tác phong học tập của sinh viên

Trong chương trình giáo dục đào tạo của Nhà trường, môn Mỹ học Mác Lênin được đưa vào giảng dạy với tư cách môn khoa học nhằm trang bị nhữngkiến thức cơ bản nhất về cái đẹp, cái bi hài, cái cao cả, cái anh hùng trong xã hội.Nội dung tri thức thẩm mỹ trang bị cho sinh viên trong quá trình học tập, có vaitrò quyết định đến việc hình thành, phát triển ý thức thẩm mỹ của người học.Thông qua đó, người học mới biết thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, căm giận cáixấu, xót xa cái bi thương, khâm phục cái cao cả và anh hùng; tiến sâu vào đờisống, cải tạo đời sống theo chiều hướng tích cực, theo tiêu chuẩn của cái đẹp

-Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật và Du lịch Nha Trang là một trong những nội dung quan trọng trong quátrình giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người sinh viên của Nhà trường.Theo đó sự phát triển hoàn thiện nhân cách của họ là cơ sở, điều kiện cho sự pháttriển ý thức thẩm mỹ Đây là cơ sở quan trọng để từ đó hình thành ở người sinhviên có hệ thống tri thức thẩm mỹ, từng bước xây dựng, bồi dưỡng tình cảm thẩm

mỹ, niềm tin, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh

Trang 33

1.2.3 Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang chịu sự quy định của quá trình tự hoàn thiện nhân cách theo mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường và tiêu chí của một người làm công tác văn hóa tư tưởng trong tương lai

Quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,

cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó vai trò của nhân tốchủ quan là rất quan trọng Nghĩa là quá trình đó phải được thực hiện trên cơ

sở của sự truyền thụ, tiếp nhận, chuyển hoá những tri thức thẩm mỹ thôngqua thực tiễn học tập, rèn luyện của sinh viên trong môi trường đào tạo ởTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang Phát triển ýthức thẩm mỹ thực chất là chịu sự quy định vào quá trình chủ quan hoá cáikhách quan của các chủ thể thẩm mỹ trên cơ sở nhận thức rõ những mụctiêu, yêu cầu khách quan quá trình đào tạo của Nhà trường, biến những yêucầu đó thành nhu cầu chủ quan bên trong của mỗi sinh viên theo nhữngnguyên tắc, quy luật của cái đẹp và hành động theo những tiêu chí nhấtđịnh của cái đẹp Đây là vấn đề có tính quy luật để phát triển ý thức thẩm

mỹ của đối tượng sinh viên này

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên chịu sự quy định của quátrình tự hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhàtrường và tiêu chí của một người làm công tác văn hóa tư tưởng trongtương lai Có nghĩa phải phát huy được những tố chất thẩm mỹ tiềm tàng,tri thức thẩm mỹ, những phẩm chất cá nhân, động cơ, nhu cầu thẩm mỹ,tình cảm thẩm mỹ, ý chí, nghị lực…của người sinh viên Chính sự nỗ lực,tích cực học tập, rèn luyện về mặt thẩm mỹ của sinh viên với tư cách lànhân tố chủ quan bên trong giữ vai trò quyết định của quá trình phát triển ýthức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Dulịch Nha Trang hiện nay

Trước khi trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

Du lịch Nha Trang họ đều đã có niềm đam mê mãnh liệt vào ngành học mà

Trang 34

mình theo đuổi và xác định hoạt động, cống hiến lâu dài trong lĩnh vực vănhóa, nghệ thuật và du lịch Do đó, họ tham gia vào quá trình giáo dục đào tạothực hiện mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ với niềm đam mê cháy bỏng, với ý thức

tự giác, tích cực nhất, mong muốn được cống hiến khả năng của mình Đây lànhân tố thuận lợi rất cơ bản cho quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinhviên, góp phần tích cực cùng với quá trình giáo dục đào tạo quyết định sự bềnvững ý thức thẩm mỹ của họ

Theo C Mác, lịch sử loài người là lịch sử đào luyện năm giác quancủa con người (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) Chínhtrong lao động, học tập…thì trí tuệ, tình cảm, kinh nghiệm, ý chí của conngười trong lĩnh vực thẩm mỹ cũng như các mặt khác mới được phát triểnlên Do vậy, một cá nhân muốn phát triển về mặt thẩm mỹ luôn chịu sự chiphối của các mặt thể chất, đạo đức và trí tuệ Việc sinh viên tự ý thức thamgia vào quá trình học tập, rèn luyện và các hoạt động phong trào, hoạt độngngoại khóa, giao lưu, biểu diễn văn hóa văn nghệ sẽ có tác động tích cực đếntinh thần hứng thú, say mê sáng tạo trong quá trình phát triển ý thức thẩm

mỹ, kích thích và huy động được sự tham gia tối đa các nhân tố chủ quancủa họ Tự bản thân sinh viên sáng tạo thẩm mỹ mang đậm dấu ấn cá nhâncủa mỗi người Cách thức lựa chọn, tình cảm thẩm mỹ, khả năng đánh giá,thưởng thức, sáng tạo thẩm mỹ có lành mạnh hay không, phù hợp với nhucầu xã hội, tuỳ thuộc vào quá trình tự ý thức, tự phát triển của sinh viên Quátrình đó thực sự phát triển mạnh mẽ và bền vững khi có sự thúc đẩy của cácđộng cơ, nhu cầu, ý thức của họ

Phát triển tri thức thẩm mỹ là một quá trình không ngừng tìm tòi, khámphá, phát hiện và sáng tạo ra cái mới, tích luỹ, chuyển hoá và phát triển cái mớitrên cơ sở của những nỗ lực, công phu, tự giác và tích cực của chủ thể Mỹ họcMác - Lênin với việc trang bị cho con người thế giới quan, phương pháp luậnduy vật về cái thẩm mỹ, quan hệ thẩm mỹ trong cuộc sống… Hệ thống cácnguyên lý Mỹ học Mác - Lênin thực sự là kim chỉ nam, phát huy tác dụng đếnđâu là phụ thuộc vào mỗi sinh viên biết tự tu dưỡng, rèn luyện, hướng tới cái

Trang 35

đẹp, cái cao cả, cái hùng trong cuộc sống, trong học tập và sau này là trongcông tác Nhờ thế định hướng ở mỗi người lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, biếtđấu tranh chống lại các quan điểm thẩm mỹ sai trái, thấp hèn Qua từng nămhọc ở Nhà trường thông qua quá trình nỗ lực, cố gắng học tập, rèn luyện thườngxuyên của sinh viên để vượt qua được các mâu thuẫn trong quá trình học, dầnhình thành lên trình độ thẩm mỹ mới của sinh viên, được nâng dần lên trong cảquá trình học tại Trường, giúp cho họ ngày càng cảm nhận, hiểu biết sâu sắc,đánh giá đúng đắn hơn cái thẩm mỹ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và tronglĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

1.2.4 Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang chịu sự quy định của môi trường văn hóa thẩm mỹ của Nhà trường

Môi trường văn hóa thẩm mỹ của Nhà trường là toàn bộ những nhân

tố thuộc môi trường tự nhiên, môi trường giáo dục đào tạo, môi trường vănhóa nằm trong tính chỉnh thể thống nhất, toát lên giá trị thẩm mỹ Tức làcác yếu tố cấu thành môi trường xã hội được tiếp cận, khai thác ở phươngdiện thẩm mỹ nhằm toát lên giá trị của cái đẹp, tạo nên sự thích thú, thănghoa, hấp dẫn trong đời sống tinh thần của con người Mỗi nhân tố đều có ýnghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả về tình yêu quê hương đất nước, tình cảmthầy trò, bè bạn bền chặt

Quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên chịu sự quy định củamôi trường văn hóa thẩm mỹ của Nhà trường bởi vì môi trường văn hóa thẩm

mỹ có ý nghĩa đối với sự hình thành phát triển ý thức thẩm mỹ cũng như lànhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ của cácchủ thể trong môi trường này Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang không thể tách rời trình

độ phát triển hoàn thiện môi trường văn hoá thẩm mỹ C.Mác đã chỉ ra rằng:

“Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra con ngườiđến mức ấy” [31, tr 55] Theo C.Mác thì con người vừa là sản phẩm đồng thời

là chủ thể của môi trường hoàn cảnh do chính họ tạo ra Con người tạo ra điều

Trang 36

kiện môi trường thuận lợi cho chính họ đến đâu thì trình độ nhận thức, cải tạothế giới của họ cũng phát triển tương ứng

Những mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể Nhà trường là yếu tố chủ đạocủa môi trường thẩm mỹ, được khúc xạ trong giá trị văn hoá thẩm mỹ là sự

hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa giá trị thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Việt

Nam Xây dựng các mối quan hệ thầy trò, bè bạn tốt đẹp tạo ra sức mạnh địnhhướng đối với hoạt động của sinh viên, nó thấm sâu vào cả trong nhận thứclẫn ý chí, hành động, cả trong tư tưởng và tâm hồn, tình cảm, lối sống, tạothành sức sống bên trong và diện mạo bên ngoài thúc đẩy sự sáng tạo, bồi đắp

lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp của người sinh viên

Hoạt động văn hoá - nghệ thuật trong Nhà trường là một trong những nội

dung chủ yếu của hoạt động thẩm mỹ của sinh viên ở Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang, là hình thức sáng tạo thẩm mỹ cao của sinhviên thông qua các hình thức sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, thể thao, ca múanhạc dân tộc và hiện đại gắn với chương trình hội thảo, hội nghị, hội thi sángtác văn hóa nghệ thuật, thời trang, ẩm thực và triển lãm, trưng bày các tư liệulịch sử về Hoàng Sa -Trường Sa, biển đảo Việt Nam Qua đó vừa phát huy tiềmnăng sáng tạo của sinh viên, vừa làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ và sáng tạo của họ.Đưa hoạt động văn hóa văn nghệ của Nhà trường vào nền nếp thường xuyên sẽ tạo rakhông khí vui tươi, phấn khởi, kích thích được năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinhviên Do vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của của hoạt động văn hoá, văn nghệcủa Nhà trường là cơ sở để phát triển khả năng sáng tạo thẩm mỹ của sinh viên

Nghiên cứu những đặc điểm quy định đến phát triển ý thức thẩm mỹ củasinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang đó làviệc làm rõ vai trò quyết định của nó đối với quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ củasinh viên trong Nhà trường Những đặc điểm đó hợp thành một cơ sở thống nhất,biện chứng quyết định đến nội dung phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

*

Trang 37

Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành của ý thức xã hội, phản ánhhiện thực trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp tạo ragiá trị thẩm mỹ từ hoạt động thẩm mỹ Ý thức thẩm mỹ có tác động tích cựcđối với đời sống xã hội bởi nó đã sáng tạo hiện thực xã hội theo quy luật củacái đẹp, sáng tạo con người có tính nhân văn Trên cơ sở luận giải về ý thứcthẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật và Du lịch Nha Trang, luận văn đã chỉ ra những nét đặc thù về ý thứcthẩm mỹ của đối tượng này trong quá trình nghiên cứu phát triển ý thứcthẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịchNha Trang hiện nay.

Phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên là yêu cầu khách quan củaTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang trong tình hìnhmới, là một nội dung quan trọng trong chương trình, mục tiêu giáo dục - đàotạo của Nhà trường hiện nay Đây là yếu tố quan trọng để người sinh viên saukhi ra trường có sự cố gắng, nỗ lực cao trong sáng tạo thẩm mỹ, phát triển tàinăng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung cũngnhư những thế mạnh văn hóa truyền thống vùng miền nói riêng

Sự phát triển ý thức thẩm mỹ của họ chịu sự tác động tổng hợp củanhiều yếu tố, trong đó cơ bản chịu sự quy định về điều kiện kinh tế đặc biệt làtrình độ và sắc thái riêng về văn hóa của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; chấtlượng giáo dục đào tạo và tổ chức hoạt động thẩm mỹ của Nhà trường; quátrình tự hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường

và tiêu chí của một người làm công tác văn hóa tư tưởng trong tương lai; môitrường văn hóa thẩm mỹ của Nhà trường

Luận chứng những vấn đề thực chất phát triển ý thức thẩm mỹ củasinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang trênđây là cơ sở lý luận quan trọng nhằm hướng tới khảo sát, phân tích thực trạng

và nhận thức sâu sắc những nguyên nhân ưu, nhược điểm của vấn đề này Từ đó

đề ra những giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển ý thức thẩm

mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch NhaTrang hiện nay

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG HIỆN NAY

2.1 Thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

Đánh giá thực trạng trình độ phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay có vaitrò quan trọng trong nghiên cứu ý thức thẩm mỹ của đối tượng sinh viên này, là

cơ sở thực tiễn và cùng với cơ sở lý luận để đưa ra những giải pháp cơ bản pháttriển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

Du lịch Nha Trang hiện nay phù hợp, có chất lượng, hiệu quả Thực trạng pháttriển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

Du lịch Nha Trang hiện nay là trạng thái, trình độ ý thức thẩm mỹ ở đối tượngsinh viên này đã đạt được trong tương quan so sánh với mục tiêu, yêu cầu đàotạo và với những tiền đề nhân tố khách quan, chủ quan trong phát triển ý thức

thẩm mỹ đối với họ Đánh giá thực trạng ý thức thẩm mỹ là nghiên cứu so sánh

sự tương quan đó, chỉ ra trình độ đã đạt được ở mức độ nào về ý thức thẩm mỹtrong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

Dựa vào cách tiếp cận cấu trúc ý thức thẩm mỹ, mục tiêu và đặc điểm quyđịnh đến phát triển ý thức thẩm mỹ của đối tượng sinh viên này, có thể xem xét,đánh giá thực trạng ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay trên các nội dung sau:

2.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân trong phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

* Ưu điểm

Trong quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Caođẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay Nhà trường đã đặcbiệt coi trọng và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng

Trang 40

vào phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viên khơi dậy tính tích cực, chủ độngsáng tạo thẩm mỹ của người học, gắn giữa học và hành nhằm giữ gìn, tôn

tạo, phát huy, giao lưu và quảng bá giá trị văn hóa thẩm mỹ của vùng Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên nói chung, Khánh Hòa nói riêng Qua khảo sát,điều tra cho thấy có 70% sinh viên đều thống nhất yếu tố địa phương, vùngmiền có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển ý thức thẩm mỹ của sinh viênTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay [phụlục 1.7] Đó là nhân tố có vai trò thiết thực, cơ bản tạo điều kiện thuận lợicho quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ cho sinh viên Trường Cao đẳng Vănhóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay

Thực trạng trình độ ý thức thẩm mỹ của sinh viên Trường Cao đẳng Vănhóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay đang trong quá trình định hình,phát triển, tính chủ thể thẩm mỹ của họ từng bước được khẳng định dần trong quá

trình học tập, rèn luyện tại Nhà trường Trình độ ý thức thẩm mỹ của sinh viên

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang hiện nay xét theo các yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ được đánh giá trên một số nội dung sau:

Tri thức thẩm mỹ của sinh viên trong Nhà trường hiện nay được trang bị

khá toàn diện và bảo đảm độ sâu, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đàotạo của Nhà trường Qua trao đổi với đội ngũ giảng viên thấy rằng phần lớn sinhviên hình thành và củng cố thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận duyvật biện chứng, tiếp thu những tri thức khoa học làm giàu trí tuệ Họ tích cực, chủđộng học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn để hoàn thiện phẩm chất

và năng lực; có quan niệm thẩm mỹ đúng đắn trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lênin, phù hợp với chuẩn mực giá trị đạo đức và cái đẹp của dân tộc, tiếp thunhững giá trị thẩm mỹ của thời đại Theo kết quả điều tra về tri thức thẩm mỹcủa sinh viên cho thấy có 88% sinh viên cho rằng yếu tố tri thức thẩm mỹđược trang bị cơ bản, hệ thống [phụ lục 1.10] Họ đã dựa vào sự dẫn dắt củatri thức thẩm mỹ để biết cảm thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ Trình độ trithức thẩm mỹ của sinh viên chi phối trình độ đánh giá thẩm mỹ cũng nhưsáng tạo thẩm mỹ của họ

Nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên có nhu cầu thưởng thức, đánh giá và sáng

Ngày đăng: 01/10/2016, 22:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Văn hoá - thông tin
Năm: 1998
2. Bộ văn hóa - thông tin (2003), Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 - Những giá trị tư tưởng văn hóa, Viện văn hóa thông tin và văn phòng Bộ xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 - Những giá trị tư tưởng văn hóa
Tác giả: Bộ văn hóa - thông tin
Năm: 2003
3. Lê Đình Chi (1998), Lễ hội Tháp bà Nha Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Tháp bà Nha Trang
Tác giả: Lê Đình Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
5. Hà Chuyên (1992), Thẩm mỹ học của văn hoá Việt Nam hiện đại, Nxb Tư tưởng - văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm mỹ học của văn hoá Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Chuyên
Nhà XB: Nxb Tư tưởng - văn hoá
Năm: 1992
6. Ngô Văn Doanh (2007), “Am chúa và tín ngưỡng thờ thiên y thánh mẫu ở Khánh Hòa”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am chúa và tín ngưỡng thờ thiên y thánh mẫu ở Khánh Hòa”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 2007
7. Ngô Văn Doanh (2007), “Múa bóng trong lễ Vía bà thiên y a na”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa bóng trong lễ Vía bà thiên y a na”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 2007
8. Vũ Thị Kim Dung (2003), Sự biến đổi những chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi những chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Kim Dung
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
9. Lê Thị Thùy Dung (2013), Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Thị Thùy Dung
Năm: 2013
10. Thành Duy ( 2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2009), Mỹ học đại cương - giáo trình đại học, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cương - giáo trình đại học
Tác giả: Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2009
12.Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2005), Hai mươi năm đổi mới thực hiện tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai mươi năm đổi mới thực hiện tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2014
18. Đmi-Tri-Ê-Va (1962), Bàn về cái đẹp, Nxb Văn hoá - nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cái đẹp
Tác giả: Đmi-Tri-Ê-Va
Nhà XB: Nxb Văn hoá - nghệ thuật
Năm: 1962
19. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - những vấn đề phương pháp luận, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - những vấn đề phương pháp luận
Tác giả: Phạm Duy Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
20. Phạm Văn Đồng (1983), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sỹ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sỹ
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w