Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết số 26NQTW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
1.1 Xây dựng nông thôn mới và những vấn đề cơ bản về hoạt
động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộhuyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 111.2 Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng
bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - Thựctrạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm 28
Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH
2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng
cường hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới củaĐảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện
2.2 Những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã
ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong
đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nângcao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sựlãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằmtạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nôngthôn và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rútngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Đối chiếu với yêu cầu, mụctiêu xây dựng giai cấp nông dân, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thônmới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH theo chủ trương của Đảng, Nhà nước
ta thì việc xây dựng nông thôn mới hiện nay còn rất nhiều vấn đề khó khăn,phức tạp đặt ra cần phải giải quyết
Trong những năm qua, cùng với đảng bộ, chính quyền nhân dân cácquận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, UBND huyện Tiên Lãng đãtập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; công tác tuyên truyền,vận động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớitrong nhân dân dần từng bước có những chuyển biến rõ nét Kinh tế có sựphát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh được củng cố,tăng cường; chính trị ổn định vững chắc, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc,
Trang 4đời sống nông dân không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, quá trình triểnkhai, thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, như: công tác tuyêntruyền, quán triệt ở một số xã còn chưa được quan tâm; công tác lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện nghị quyết, triển khai thực hiện kế hoạch của một số cấp
ủy đảng, chính quyền cơ sở còn chậm, thiếu quyết liệt, chưa có phươngpháp, cách làm mới, còn ỷ lại vào cơ chế, chính sách; công tác lập quyhoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, dồn điền, đổi thửa, cắm mốc chỉ giớixây dựng ở một số địa phương triển khai còn chậm, lúng túng Sản xuấthàng hóa tập trung số lượng còn ít, nhiều địa phương chưa quy hoạch đượcvùng sản xuất, nên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ Hạ tầng kỹ thuật nông thônlâu đời, xuống cấp, nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng lớn, việc huy độngnguồn kinh phí đầu tư trong xây dựng nông thôn mới khó khăn Bên cạnh
đó, việc phát huy vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn chế, tiến độ triểnkhai thực hiện chương trình tại một số xã còn dàn trải, kém hiệu quả, mức độđạt được so với các tiêu chí nông thôn mới còn thấp
Vì vậy, để tiếp tục quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng về xâydựng, phát triển nông thôn mới, từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, tác
giả lựa chọn vấn đề: “Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng
bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay” là đề tài nghiên cứu đáp
ứng yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảiquyết vấn đề nông dân là những vấn đề đã được quan tâm của các cơ quannghiên cứu và các nhà khoa học trong và ngoài nước
* Các công trình, đề tài nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất
Trang 5bản nông nghiệp ấn hành năm 1994 Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lênnhững vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triểnthông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu
Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh Cuốn sách đã đề cập những vấn đề vềchính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuấtnông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trongquá trình đô thị hoá
Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệpcủa các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoágắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những
mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
và giải quyết vấn đề nông dân
Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott
Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hànhnăm 2000 Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặcđiểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và nhữngkết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam Nhữngđiểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyếtnhững vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay, tương laicủa các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở thếgiới thứ ba, các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ởcác nước nông nghiệp trồng lúa Đặc biệt lưu ý là những kết quả nghiên cứucủa công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhànước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế…
* Các công trình, đề tài nghiên cứu trong nước liên quan và liên quan trực tiếp đến đề tài
Trang 6Quán triệt thực hiện nghị quyết của Đảng về vấn đề phát triển nôngnghiệp, nông thôn và nông dân trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu,rộng ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệmphát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài Tiêu biểu, có các công
trình như: "Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Công trình khoa học
đã đề cập đến những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn trongquá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp nông thônViệt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôncủa một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ thống hóa những quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;những vấn đề đặt ra và đề xuất những phương hướng, giải pháp trong quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Liên quan đến đề tài còn có "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn" của GS Hoàng Chí Bảo, NXB CTQG, H 2004; "Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ cơ sở" của của PGS, TS Phan Xuân Sơn, NXB CTQG, H 2002; "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" của TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông, NXB CTQG, H 2003; "Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay" của PGS,TSKH Phan Xuân Sơn và Th.S Lưu Văn
Quảng, NXB LLCT, H 2005
Những công trình trên đã cung cấp và luận giải làm rõ thêm những luận cứ,luận chứng quan trọng của việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nôngthôn và giải quyết vấn đề nông dân, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trongthời kỳ mới Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quantrọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này
Trang 7Liên quan trực tiếp, có công trình nghiên cứu về: “Phát triển nông thôn” do GS Phạm Xuân Nam (chủ biên) NXB KHXH, năm 1997, là một
công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn Trong công trìnhnày, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xãhội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấukinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đềphân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo Trong lúc phân tích những thànhtựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thônnước ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cáchthức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn
“Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” do
GS Phan Đại Doãn và PGS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, NXBCTQG, năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong phát
triển nông thôn nước ta; “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
của PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 2003 Đây là công trìnhnghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tínhthuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm,công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ; “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”
của PGS, TS Nguyễn Văn Bích và TS Chu Tiến Quang, NXB CTQG, năm
1996 đã luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như kháiniệm về chính sách, các nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổichính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động
của chúng; “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị” của PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên, NXB CTQG, năm 1998
đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề nghiên cứu như
Trang 8phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của
hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính sáchđất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta
Đặc biệt công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Tổng kết và xây dựng
mô hình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” do PGS TS Vũ Trọng Khải làm chủ nhiệm; sản phẩm
được xuất bản thành sách do NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2004
Các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả, như: Nguyễn Thanh Sơn, “Thực trạng và giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Thái Nguyên, năm 2007; Đinh Quang Thái, “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhu cầu việc làm của lao đông nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Thái Nguyên, năm 2008; Phan Đình Hà, “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế, Hà Nội, năm 2011; Nguyễn Văn Hiệu, “Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng chương trình nông thôn mới ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, năm 2011; Lê Đức Toàn, “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, năm 2014.
Ngoài những công trình khoa học trên, các văn bản, tài liệu lãnh đạo,chỉ đạo, sơ tổng kết hàng năm, 3 năm (từ 2011 đến 2014) của Thành ủy, Ủyban nhân dân thành phố Hải Phòng, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện TiênLãng là những cơ sở quan trọng để đánh giá thực tiễn, chất lượng thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới Đặc biệt những đề án xây dựng nôngthôn, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã huyện Tiên Lãng
là những cơ sở khoa học để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn
Trang 9Như vậy, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách chuyên sâu, hệ thống về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng
bộ huyện Tiên Lãng dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhànước Các công trình khoa học, đề án đã đề cập ở trên là cơ sở khoa học, thực tiễnquan trọng để tác giả khảo cứu, kế thừa trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm tăng cường hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới củaĐảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nôngthôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệmhoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng
- Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cườnghoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng,thành phố Hải Phòng hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện TiênLãng, thành phố Hải Phòng hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;phạm vi khảo sát ở huyện và các xã trên địa bàn huyện; các tư liệu, số liệuphục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2010 đến nay
Trang 105 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận: là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về cách mạng XHCN, về nôngnghiệp, nông thôn, nông dân; pháp luật của Nhà nước, nghị định của Chínhphủ, nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy Hải Phòng về lãnh đạo thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay
* Cơ sở thực tiễn: là thực tiễn lãnh đạo thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; cácbáo cáo đánh giá hoạt động lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới, các số liệu điều tra khảo sát thực tế ở các xã trên địa bàn huyện
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa
Mác- Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa họcchuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp kết hợp lôgicvới lịch sử, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh,điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủy,chính quyền địa phương các cấp, mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Tiên Lãngtăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu vận dụng thựctiễn ở các địa bàn, địa phương khác và nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy, học tập ở nhà trường, trung tâm giáo dục chính trị hiện nay
7 Kết cấu của đề tài: Gồm mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN 1.1 Xây dựng nông thôn mới và những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
1.1.1 Đảng bộ huyện Tiên Lãng và xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng
Tiên Lãng là huyện nông nghiệp ven biển, nằm về phía Tây Nam thànhphố Hải Phòng; tiếp giáp với các huyện: Tứ Kỳ, Thanh Hà (Hải Dương); AnLão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Thái Thụy (Thái Bình) Xungquanh huyện có hai con sông lớn là Thái Bình, Văn úc và biển bao bọc.Huyện có diện tích tự nhiên 193 km2; có 22 xã và 01 thị trấn; số dân 155nghìn người Trên địa bàn huyện có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Cônggiáo (trong đó theo đạo Công giáo có hơn 13 nghìn người ở 14 xã, thị trấn;theo đạo Phật có gần 15 nghìn Phật tử)
Đến hết năm 2013, tổng giá trị sản xuất của huyện (theo giá năm 2010)đạt 6.307,50 tỷ đồng, bằng 103,0% kế hoạch, tăng 8,30% so với năm 2012 Cơcấu kinh tế: Nông nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ củahuyện tương ứng là 54,8% -17,3% - 27,9% Bình quân thu nhập thực tế theo đầungười là 27,69 triệu đồng/năm, bằng 103,60% kế hoạch Hộ nghèo còn 2.384 hộ(5,48%) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,bình quân các xã đã đạt 11/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện Tiễn Lãng thời gian qua
đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt, kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập
Trang 12bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống nhân dân có sự cải thiện rõ rệt; bộmặt xã hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có sự khởi sắc; về chính trị cơ bản
có sự ổn định vững chắc; quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường, tạođiều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ sở địa phương Tuy vậy,thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế theo thể chế thị trường, địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương, bên cạnh kết quả, thành tựu, còn nảy sinhnhững vụ việc nổi cộm, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển, cũng như tìnhhình an ninh chính trị ở một số cơ sở địa phương…đòi hỏi phải tăng cường vaitrò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, cũngnhư phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở địa phương
* Đảng bộ huyện Tiên Lãng
Đảng bộ huyện Tiên Lãng là đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; hiện có
51 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 31 đảng bộ cơ sở và 20 chi bộ cơ sở) Hiệnnay, Đảng bộ huyện vẫn duy trì mô hình 02 đảng bộ cơ sở khối cơ quan (gồmĐảng bộ khối Dân Đảng và Đảng bộ khối Chính quyền) Số chi bộ trực thuộccác đảng uỷ cơ sở có 380 chi bộ, trong đó có 311 chi bộ trực thuộc 23 đảng ủy
xã, thị trấn; 69 chi bộ trực thuộc các đảng ủy cơ sở khối cơ quan, đơn vị sựnghiệp, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang
Đảng bộ huyện hiện có 7.152 đảng viên, trong đó nữ 1.934 đồng chí,chiếm 27,76%; đảng viên là người gốc đạo (Công giáo, Phật giáo) có 263đồng chí, chiếm 3,8%; tham gia sinh hoạt Đoàn 850 đồng chí, chiếm 12,20%;
là quân nhân phục viên, xuất ngũ 1.915 đồng chí, chiếm 27,5%; được miễncông tác, miễn sinh hoạt Đảng 677 đồng chí, chiếm 9,72%; tuổi đời bìnhquân của đảng viên là 49,2 Trung bình những năm gần đây, Đảng bộ huyệnkết nạp được 150 đảng viên; 5 tháng đầu năm 2014 đã kết nạp được 58 đảngviên, đạt 41,42% kế hoạch Năm 2013, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ
sở đảng, có 36 tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, chiếm 72,0%; 10 tổ
Trang 13chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm 20,% và 04 tổ chức cơ sởđảng hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 8,0%
Về đánh giá chất lượng đảng viên, có 674 đảng viên đủ tư cách hoànthành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm 10,75%; 3.540 đảng viên đủ tư cách hoànthành tốt nhiệm vụ, chiếm 50,49%; 1.997 đảng viên đủ tư cách hoàn thànhnhiệm vụ, chiếm 31,87%; 56 đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoànthành nhiệm vụ, chiếm 0,89%, tăng 16 trường hợp so với năm 2012
- Chức năng, nhiệm vụ của BCH đảng bộ huyện Tiên Lãng
Căn cứ Điều lệ Đảng, quy định, quy chế của Thành ủy Hải Phòng, BanChấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lãng (gọi tắt là Huyện uỷ) là cơ quan lãnh đạocủa Đảng bộ huyện giữa hai kỳ Đại hội; chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Banthường vụ Thành ủy, trước Đảng bộ và nhân dân huyện về lãnh đạo, chỉ đạo, tổchức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Thành uỷ, Banthường vụ Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố tại Đảng bộ huyện
Lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốcphòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tácvận động nhân dân của huyện
Quyết định các chủ trương, giải pháp và lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chứcthực hiện Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghịquyết, chỉ thị của Trung ương; Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hộiXIV Đảng bộ thành phố, các nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, Ban Thường
vụ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố
Quyết định ban hành Quy chế làm việc, chương trình công tác toànkhoá và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá của Huyện ủy, theo từngnhiệm kỳ của đại hội
Cho ý kiến vào định hướng về quy hoạch không gian, về điều chỉnh quyhoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạchphát triển các ngành, lĩnh vực công tác; xác định phương hướng, nhiệm vụ,
Trang 14chỉ tiêu và các giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốcphòng, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng và hàng năm của huyện
Quyết định các chương trình, đề án công tác trọng tâm, then chốt vànhững vấn đề có quan hệ lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống củanhân dân; đề xuất, kiến nghị với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các
sở, ngành liên quan về việc vận dụng cơ chế, chính sách nhằm triển khai thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 27 Đảng bộ huyện, Nghị quyết Đại hội 14Đảng bộ thành phố phù hợp với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển tronggiai đoạn tiếp theo của huyện
Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thịcủa Trung ương, Thành ủy và Huyện ủy; quyết định chương trình công táckiểm tra, giám sát hàng năm của Huyện ủy và lãnh đạo công tác kiểm tra,giám sát tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chứcđảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,nghị quyết, chỉ thị và quyết định của Đảng Xem xét báo cáo định kỳ (và bấtthường) của Ban Thường vụ Huyện ủy, Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy
Kiểm tra công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ do Ban Thường
vụ Huyện ủy thực hiện theo quy chế phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và quychế phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy
Chuẩn bị phương án nhân sự bổ sung Huyện uỷ, UBKT Huyện uỷ khi
có yêu cầu, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định hoặc cho địnhhướng thực hiện
Chuẩn bị nội dung, nhân sự và quyết định triệu tập các kỳ Đại hội đạibiểu Đảng bộ huyện
Quyết định những vấn đề quan trọng khác theo quy định của Điều lệĐảng, sự chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy
* Xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng
Để có quan niệm đúng về xây dựng nông thôn mới, trước hết cần phảitiếp cận từ khái niệm về nông thôn và sự phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 15Khi đề cập nông thôn Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt xác định: là những
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, không thuộc nội thành, nội thị, ở đó, ngườidân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã
Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện có chủ ý một
cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhànước và các tổ chức khác
Xây dựng nông thôn mới là Chương trình chiến lược, chính sách về một
mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn; một kiểu tổ chức nôngthôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiệnhiện nay, là kiểu nông thôn mới được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ(truyền thống, đã có) và khác ở tính tiên tiến về mọi mặt
Sở dĩ Đảng ta có chủ trương này, bởi vì: do kết cấu hạ tầng nội thôn(điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừakhông đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thôngnông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư;
hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thônchưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạnchế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơixuống cấp Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc giarất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển Do sản xuấtnông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chếbiến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnhtranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học côngnghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp cònthấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ Bên cạnh đó, thu nhập của nông dân hiện
Trang 16nay vẫn rất thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôncòn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khuvực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã cònnhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mớitại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp;
tỷ lệ hộ nghèo còn cao Mặt khác, đời sống tinh thần của nhân dân còn hạnchế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói,phong tục, trang phục ); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dộtnát Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát,chưa theo quy hoạch Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật Qua việcxây dựng nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp khôngthể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó
Xây dựng nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia về pháttriển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm các nội dung, như:quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và ansinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ởnông thôn; phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sócsức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyềnthông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng caochất lượng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
và giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các cơ
sở địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
Trang 17kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với pháttriển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quyhoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hộichủ nghĩa Thực hiện Chương trình đến năm 2015 có 20% số xã và đến 2020
có 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo tiêu chí quốcgia về nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới nhằm cụ thể hóa một nội dung rất cơ bản, có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thônmới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCHTWĐ Khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đây cũng không phải là một dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng mà là một chương trình phát triển tổng hợp, cả về pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xâydựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hộitrên địa bàn, là chương trình cả Đảng và Nhà nước cùng chăm lo phát triểnđời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn, hay nói cách khác là chăm locho 70% dân số của đất nước
Mặt khác, cũng cần nhận thức rõ chương trình xây dựng nông thôn mớichỉ thực hiện ở cấp xã Đây là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằmtạo ra những giá trị mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường phù hợp vớinhu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Xâydựng nông thôn mới thành công, cần sự quyết tâm chính trị ở mức cao nhấtcủa Đảng và Nhà nước, và sự làm chủ thực sự cũng ở mức cao nhất của mọitầng lớp trong nông thôn và toàn xã hội
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng là huy động mọi nguồn lực trong thực hiện chương trình
Trang 18quốc gia về phát triển tổng hợp, toàn diện trên các mặt, nhằm tạo ra những giá trị mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ở địa phương; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện
Từ quan niệm trên, cần nắm vững:
Mục đích thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên
Lãng là nhằm xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuấtphát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinhthần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoátruyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lýdân chủ Đây là một cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọng nhằmphát huy vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các hình thức tổchức sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quả ở nôngthôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đô thị với nông thôn, công nghiệp vớinông nghiệp và giữa trí thức với nông dân để bảo đảm phát triển bền vững
Chủ thể xây dựng: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, của cộng đồng dân cư trên từng địa bàn,địa phương Cụ thể:
Người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò là chủ thể Họ đượcbiết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng (quyhoạch, đề án, huy động vốn, quản lý ) Đóng góp công sức, tiền của để chỉnhtrang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây dựng cáccông trình công cộng của thôn, xã
Trang 19Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức,chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt
ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện,
tổ chức thi đua gắn với khen thưởng
Nội dung xây dựng:
- Tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khókhăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiêntiến trong khu vực và đủ bản lĩnh, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khảnăng cạnh tranh cao đảm bảo vững chắc về an ninh lương thực quốc gia cảtrước mắt và lâu dài
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với pháttriển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổnđịnh, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh tháiđược bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng đượctăng cường
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân
- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa
Xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệpCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện, là động lực to lớn, nền tảng
cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo
Trang 20đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và bảo vệ môitrường sinh thái ở nông thôn
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn đểcộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nângcao Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới giúpcho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhauxây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
* Quan niệm hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng
Thuật ngữ “hoạt động” được dùng chỉ hoạt động xã hội của con người
Đó là những việc làm có mục đích, mang tính lịch sử xã hội nhằm tái tạo tựnhiên, cải tạo xã hội, cải tạo chính bản thân mình Từ điển Tiếng Việt xác định:
hoạt động là “tiến hành những việc làm, có quan hệ với nhau chặt chẽ, nhằm một
mục đích nhất định trong đời sống xã hội”
Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện TiênLãng là dạng hoạt động chính trị - xã hội nhằm xây dựng và phát huy vai tròcủa các tổ chức, lực lượng ở địa phương trong quán triệt, thực hiện nghị quyếtcủa Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong hiệnthực hóa nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thônmới phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương
Trang 21Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là tổng thể những nội dung, biện pháp của Đảng bộ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành thành phố và Ban chỉ đạo thành phố, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo phát triển tổng hợp, toàn diện các mặt, các lĩnh vực hoạt động và tổ chức triển khai, kiểm tra các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, LLVT, cán bộ đảng viên và nhân dân địa phương thực hiện; phát huy quyền làm chủ trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường, hoàn thành có hiệu quả các nội dung, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các cơ sở địa phương trên địa bàn huyện.
Từ quan niệm trên, cần nắm vững:
Mục đích hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an ninh khôngngừng được củng cố và tăng cường, hoàn thành có hiệu quả nội dung, mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương
Chủ thể hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới: là hệ thống các tổ
chức đảng, trước hết là Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy, các cấp ủy, tổ chức
đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Tiên Lãng
Nội dung hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện: tập trung lãnh đạo các
tổ chức, các cấp, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nội dung, mụctiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện Cụ thể
Xây dựng nghị quyết của Đảng bộ lãnh đạo Chương trình thực hiện mục tiêuquốc gia về Xây dựng nông thôn mới: căn cứ vào nghị quyết của Thành ủy, cácchương trình thực hiện của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố và căn
cứ tình hình cụ thể của địa phương, Đảng ủy huyện ra nghị quyết lãnh đạo xây
Trang 22dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xác định chủ trương, biện pháp, xây dựngcác chương trình hành động, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện.
Ban Thường vụ Huyện ủy ra các văn bản chỉ thị, quy định, xây dựngquy chế thực hiện trong Đảng bộ; lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, các ban,phòng, đoàn thể, các đảng ủy xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết, chức năng,nhiệm vụ để xây dựng nghị quyết chuyên đề, hoặc chương trình hành độngthực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ và Chươngtrình và kế hoạch hành động của UBND huyện về phát triển nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới
Lãnh đạo các tổ chức, các cấp, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội thựchiện: từ chủ trương triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,trên cơ sở chủ trương của Đảng, Ban thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo các banngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn xâydựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ
và toàn diện theo đúng lộ trình
Chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện hướng dẫn triển khai thực hiện:Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực của banchỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện giúp cho ban chỉ đạo xây dựng,ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện; với chức năng củatừng ngành, lĩnh vực trên cơ sở các tiêu chí nông thôn mới từng phòng ban có
kế hoạch hướng dẫn cụ thể đồng thời trực tiếp phụ trách một số xã trong quátrình triển khai, thực hiện
Chỉ đạo các cấp ủy đảng xã, thị trấn xây dựng nghị quyết phù hợp điềukiện tình hình cụ thể
Lãnh đạo phát huy vai trò các ngành, đoàn thể chính trị địa phươngtrong tổ chức thực hiện: Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện
Trang 23đến cơ sở chủ động xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết của Trungương; triển khai tích cực hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, đoànviên tham gia thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy và Huyện
ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức các phong trào thi đua yêunước và các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động;gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; phát huy hiệu quả vaitrò, trách nhiệm và góp sức vào việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; củng cố, nâng cao chất lượnghoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở
Kiểm tra, giám sát và lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát thực hiện:Kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong quá trình lãnh đạo củaĐảng, hằng năm Ban thường vụ Huyện ủy xây dựng chương trình kiểm tragiám sát, trong đó chú trọng việc kiểm tra giám sát các chi đảng bộ cơ sở việcxây dựng nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch triển khai
tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Qua kiểm tra, giámsát kịp thời uốn nắn, bổ khuyết những tồn tại, khuyết điểm trong quá trìnhthực hiện đồng thời có biện pháp phù hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị và các xã trong tổ chức thực hiện, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đề ra
Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm xây dựng,nhân rộng điển hình tiên tiến: hằng năm, hoặc định kỳ tổ chức kiểm tra, bổkhuyết, sơ kết, tổng kết các nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Huyện
ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
- Hình thức, biện pháp lãnh đạo: quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trên các
mặt của công tác tư tưởng, tổ chức, các cấp ủy, tổ chức đảng vận dụng tổnghợp, linh hoạt các hình thức, biện pháp như: tổ chức sinh hoạt quán triệt sâurộng trong các tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương;thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động; phát huy vai trò của các công cụphương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, vai trò của các đội xung
Trang 24kích, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân Thực hành dânchủ rộng rãi, phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia góp ý cho tổ chứcđảng, chính quyền địa phương trong xác định chủ trương, biện pháp, xâydựng chương trình, kế hoạch phù hợp điều kiện cụ thể của từng cơ sở xã, thịtrấn, bảo đảm tính hiệu quả cao trong thực hiện nội dung, mục tiêu xâydựng và chú trọng phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ởđịa phương.
- Đặc điểm hoạt động lãnh đạo của đảng bộ huyện Tiên Lãng trong xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, đối tượng hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ diễn ra trên địa
bàn huyện luôn thể hiện tính đa dạng, phức tạp
Huyện Tiên Lãng nằm trên vùng đồng bằng ven sông, ven biển củathành phố Hải Phòng, dân số 152.000 người, diện tích 189km2, ba mặt giápsông, 1 mặt giáp Vịnh Bắc bộ Nằm cách không xa các trung tâm kinh tế lớncủa vùng đồng bằng sông Hồng, gần các khu công nghiệp tập trung và cáckhu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long Các trục giao thông quantrọng có ý nghĩa liên vùng Với vị trí như vậy, Tiên Lãng có thể liên kết, traođổi và thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cụmcông nghiệp, cụm cảng đường sông, đồng thời là thị trường cung cấp nguồnlao động, nông sản, thuỷ sản, hàng hoá cho khu vực nội thành và các khucông nghiệp tỉnh bạn.Quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra trên địa bàncác xã vừa có nhiều thuận lợi, cũng đặt ra không ít khó khăn So với cáchuyện, quận của thành phố Hải Phòng, thì Tiên Lãng là huyện có mức độ pháttriển trung bình, quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một huyện vốn thuần nôngnên cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nôngthôn mới theo 19 tiêu chí của quốc gia Tiên Lãng là huyện có 22 xã và 01 thịtrấn Thị trấn Tiên Lãng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
Trang 25tỉnh và các xã trên địa bàn có trình độ, khả năng mọi mặt không ngang bằngnhau; chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cũng thể hiện sựphong phú đa dạng Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế ở địa phương theothể chế thị trường, cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp mới đối với hoạtđộng lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo của chính quyền.
Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, thông qua tổ chức đảng vàđảng viên; lãnh đạo hệ thống chính trị để triển khai thực hiện nghị quyết, chỉthị của Đảng Từ những vấn đề có tính nguyên tắc đó, đòi hỏi hoạt động lãnhđạo của Đảng phải trên cơ sở tính đa dạng bởi trình độ, khả năng mọi mặt củacác xã, thị trấn, của các nội dung xây dựng nông thôn mới song phải có trình
tự, hệ thống không chồng chéo, lấn sân; phải thực hiện đúng chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền phân cấp ở địa phương
Thứ hai, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tiên Lãng diễn ra
trong điều kiện thực hiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN
Đất nước ta đang trải qua quá trình phát triển thực hiện cơ chế thịtrường, định hướng XHCN, do đó hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyệnTiên Lãng phải trên cơ sở quan điểm phát triển nền kinh tế theo thể chế trịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình xây dựng phải dựa trên cơ sởthực lực, nguồn lực của địa phương Việc xây dựng theo các tiêu chí cả về cơ
sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông nông thôn, quốc phòng - anninh đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, tính toán chi phí để đạt hiệu quả caonhất Tính định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở hoạt động lãnh đạo, chỉđạo chặt chẽ quá trình xây dựng, bảo đảm các tiêu chí, định hướng nội dungxây dựng đúng đường lối, quan điểm của Đảng, tuân thủ pháp luật Nhà nước;thể hiện ở sự gắn kết trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: xâydựng, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường tiềmlực mọi mặt, bảo đảm sự phát triển một cách bền vững cả về kinh tế-xã hội,
Trang 26bảo đảm sự ổn định vững chắc của địa phương Quá trình lãnh đạo xây dựngnông thôn mới theo những tiêu chí xây dựng một cách toàn diện, đồng bộ, đạtchuẩn mục tiêu nhất định, đòi hỏi Huyện ủy có sự lãnh đạo chặt chẽ, phát huyvai trò của UBND trong việc xây dựng, hoạch định các kế hoạch, lộ trình và
sử dụng các công cụ, phương tiện hữu hiệu để thực hiện quản lý nhà nước ởđịa phương trong thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
Thứ ba, hoạt động lãnh đạo của đảng bộ gắn liền với các phong trào thi
đua của các tổ chức, các lực lượng, các tầng lớp nhân dân trong ở địa phương
Một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng
đó là coi trọng công tác thi đua khen thưởng Trong Chỉ thị số 39-CT/TW của
Bộ Chính trị đã khẳng định để tiếp tục tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ phongtrào thi đua yêu nước trong những năm tới phải tiếp tục quán triệt nội dungđổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tinhthần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 03.6.1998 của Bộ Chính Trị, Ban Bí thư có Kếtluận 83-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị(khoá IX); qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác thi đua khenthưởng Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện không thể tách rời phongtrào thi đua của các tổ chức, các đoàn thể và quần chúng nhân dân bởi phongtrào thi đua là động lực là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh để thực hiệnthắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng đề ra
Quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, để huyđộng tối đa nguồn lực, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành
và cán bộ đảng viên, nhân dân; thông qua lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành côngtác thi đua khen thưởng ở các tổ chức, tạo thành những phong trào thi đuamạnh mẽ trong các tầng lớp xã hội và quần chúng nhân dân, hướng vào thựchiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các cơ sở địa phương với nhiềuhình thức phong phú, để xây dựng các mô hình tiêu biểu, gương điển hình
Trang 27tiên tiến, rút kinh nghiệm nhân rộng và đẩy nhanh việc thực hiện theo cáctiêu chí đặt ra.
Thứ tư, hoạt động lãnh đạo của đảng bộ đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng cấp trên
Trong lãnh đạo, chỉ đạo Ban Thường vụ Huyện ủy luôn coi trọng sựlãnh đạo của Thành ủy, thường xuyên nắm bắt những chủ trương, định hướngcủa Thành ủy, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và tăng cường phối hợp, tranhthủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các sở, ngành thành phố, nhằm tháo gỡ khókhăn trong triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chương trìnhhành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là việcthực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
* Tiêu chí đánh giá hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Thứ nhất, đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, trước hết là cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đối với thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện.
Chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, lànhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự vào cuộc và đồng thuận cao củacác cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân Muốn thực hiện được, phải nhậnthức đầy đủ và đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban,ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai tròcủa Đảng đối với việc lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới hiện nay
Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, các ban ngành, đoàn thể và toànthể nhân dân địa phương phải nhận thức đầy đủ, đề cao trách nhiệm trong tổchức thực hiện và có các biện pháp cụ thể để quán triệt nâng cao nhận thức tưtưởng của mọi tổ chức, mọi người, để tạo sự nhất trí cao nhất trong thực hiện
Trang 28chương trình xây dựng nông thôn mới; đảm bảo phù hợp theo từng giai đoạn,từng thời kỳ, sát với thực tiễn của địa phương, đúng định hướng của Trungương, Thành ủy và đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.
Thứ hai, lãnh đạo thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Đây là tiêu chí trung tâm, phản ánh kết quả của công tác tuyên truyềngiáo dục, để mọi tổ chức, lực lượng, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyệnnhận thức, trách nhiệm đầy đủ về đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.Trước hết, đánh giá việc lãnh đạo thực hiện nội dung, hình thức biện pháp xâydựng nông thôn mới của các tổ chức, lực lượng
Đánh giá lãnh đạo thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới: đó làviệc xác định chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy huyện; việc ra các văn bảnchỉ thị, quy định, quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với thực hiệnChương trình xây dựng nông thôn mới trên các địa bàn, địa phương huyện.Đánh giá việc triển khai của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; việc xâydựng các chương trình, kế hoạch quản lý của chính quyền; phát huy vai tròquản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu
ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục
tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện nghị quyết, chủ trương về chương trìnhxây dựng nông thôn mới; khơi dậy và huy động tiềm năng, trí tuệ, kinhnghiệm, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, hướng vào xây dựng đội ngũ cán bộ làmột nội dung quan trọng, có tác dụng to lớn để phát huy sức mạnh đội ngũcán bộ, đảng viên tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, nghịquyết, chỉ thị và các định hướng lớn của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy
về chương trình xây dựng nông thôn mới
Trang 29Đánh giá thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, ủy ban
kiểm tra các cấp trong Đảng bộ đối với việc triển khai thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, đặc biệtthông qua kiểm tra các cá nhân đảng viên giữ những trọng trách trong chính
quyền, đoàn thể Đánh giá việc phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của
đội ngũ cán bộ, đảng viên Bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũđảng viên trong cơ quan chính quyền, đoàn thể, nhất là đảng viên giữ cáccương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền làm theo và thực hiện tốt địnhhướng chính trị theo chủ trương, đường lối của Đảng về chương trình xâydựng nông thôn mới ở địa phương, đơn vị
Thứ ba, đánh giá kết quả thực hiện nội dung chương trình xây dựng theo các tiêu chí nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện.
Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện theo nội dung chương trình xâydựng nông thôn mới, như: công tác lập quy hoạch và xây dựng đề án nôngthôn mới cấp xã; công tác tham vấn đề án của các sở, ngành thành phố và phêduyệt các đề án của UBND huyện Đánh giá kết quả phát triển sản xuất, nângcao thu nhập cho người dân; đó là việc thực hiện các nghị quyết của Banthường vụ huyện ủy và chương trình kế hoạch của UBND huyện về đẩy mạnhphát triển sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích; thực hiện chươngtrình cơ giới hóa đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các điểm sản xuất côngnghiệp – TTCN và dịch vụ, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cholao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động
Đánh giá kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: đó là việc huy độngcác nguồn vốn khác nhau đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản
xuất, phục vụ sinh hoạt của nhân dân Triển khai sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn trực tiếp của các chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ
Trang 30môi trường Đánh giá kết quả xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội: việc thực hiện các chủ trương, biện pháptrong xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng
và trật tự an toàn xã hội Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựngnông thôn mới; mức độ đạt được của các tiêu chí
1.2 Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng – Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm
1.2.1 Thực trạng hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng
* Những kết quả, ưu điểm
Một là, về cơ bản các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương đã nhận thức đầy đủ, đề cao trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia của Nhà nước về về xây dựng nông thôn mới là vấn đề có ýnghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôncủa huyện, là động lực to lớn, nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hộibền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn,phát huy bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố,Huyện ủy đã ban hành các Nghị quyết, Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo: Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 24/8/2012 về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngNTM giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 06-KL/HUngày 01/10/2013 về sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU của BTVHuyện ủy; Huyện ủy đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, do đồng chí phó bí thư huyện
Trang 31ủy, chủ tịch UBND làm trưởng ban, co sự phân công nhiệm vụ cụ thể của các thànhviên; giao phụ trách các xã để tăng cường chỉ đạo, xây dựng các chương trình hànhđộng để chỉ đạo thực hiện chủ đề hành động hàng năm trên địa bàn toàn huyện.
Trên cơ sở đó, để tạo sự thống nhất trong nhận thức ở tất các các cấp,các ngành và nhân dân, công tác tuyên truyền được chú trọng; đã thực hiện tốtcác biện pháp tuyên truyền, vận động, tích cực thực hiện với chủ đề tuyêntruyền sâu rộng là “ Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và tăng cường củng
cố cơ sở” Các cấp, các ngành đã tích cực thông tin, phản ánh kết quả thựchiện, những nhân tố, các điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nôngthôn mới Các cơ quan thông tin thường xuyên phổ biến, đưa tin, viết bài, làmphóng sự về các chủ trương, chính sách, tiến độ thực hiện, những điển hìnhtiêu biểu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địabàn huyện Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với Đài truyền thanhhuyện tổ chức cuộc thi viết bài về Chương trình xây dựng nông thôn mới
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức đoàn thể tích cực tổchức nhiều hình thức như tọa đàm, hội thảo, xây dựng kế hoạch hành độngcho các hội viên, đoàn viên tham gia hưởng ứng thực hiện phong trào chungtay xây dựng nông thôn mới; vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗtrợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và các mô hình sản xuất ở các xã.Qua đó tạo sự đồng thuận cao trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện của các tổchức, lực lượng và của mọi tầng lớp nhân dân; nhân dân đồng thuận và hưởngứng cao trong việc hiến đất, góp đất, giải phóng mặt bằng, góp công sức, vậtliệu và kinh phí tham gia xây dựng các công trình hạ tầng của địa phương
Qua điều tra khảo sát nhận thức về vai trò tầm quan trọng của việc lãnhđạo xây dựng nông thôn mới, có 87,7 % trả lời: việc thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới là rất quan trọng và quan trọng
Trang 32Hai là, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tương đối tốt, đồng bộ, toàn diện nội dung, hình thức biện pháp xây dựng nông thôn mới
Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, chương trình, kế hoạch củaUBND tỉnh, Huyện ủy ra nghị quyết lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; BanThường vụ Huyện uỷ đã chủ động tiến hành tổng kết thực hiện nghị quyếtphát triển nông nghiệp của Huyện ủy; đồng thời, xây dựng nghị quyết chuyên
đề, ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/HU để thực hiện Nghị quyết
số 26-NQ/TW của Trung ương và Chương trình hành động số 23-CT/TU BanThường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, các ban, phòng, đoànthể, các đảng ủy xã, thị trấn căn cứ nghị quyết, chức năng, nhiệm vụ để xây dựngnghị quyết chuyên đề, hoặc chương trình hành động thực hiện các nghị quyếtcủa Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ và chương trình và kế hoạch hành độngcủa UBND huyện về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện hướng dẫn triển khai thực hiện:Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực của banchỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện giúp cho ban chỉ đạo xây dựng,ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện; với chức năng củatừng ngành, lĩnh vực trên cơ sở các tiêu chí nông thôn mới từng phòng ban có
kế hoạch hướng dẫn cụ thể đồng thời trực tiếp phụ trách một số xã trong quátrình triển khai, thực hiện Căn cứ vào nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện
ủy, 22/22 Đảng uỷ xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về xây dựng nôngthôn mới phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi địa phương, đảm bảo tính khảthi cao và theo lộ trình hợp lý từng giai đoạn
Trên cơ sở các Nghị quyết và sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhândân huyện đã chủ động xây dựng cụ thể hoá chương trình hành động; chủđộng tiếp thu, triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách của Trung ương,
Trang 33Thành phố khuyến khích, hỗ trợ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.Ban hành Kế hoạch liên tịch số 01 giữa UBND huyện và Uỷ ban MTTQhuyện về việc tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân tại các cơ sởnhằm kịp thời nắm và giải quyết những kiến nghị của nhân dân, nhất là nhữngvấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ủy ban nhân dân huyện đã chọn một số xã làm điểm để triển khai trựchiện các Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, xây dựng môhình cánh đồng mẫu lớn, xây dựng điểm về xã nông thôn mới,…Đã tổ chứcmột số đoàn cán bộ từ huyện đến cơ sở đi thăm quan, học tập các mô hình sảnxuất tiêu biểu tại một số địa phương, đơn vị ngoài thành phố nhằm trao đổi, họctập kinh nghiệm tiếp thu tiến bộ về cây trồng, con vật nuôi mới, phát triển côngnghiệp - tiểu, thủ, công nghiệp, dịch vụ nông thôn và triển khai chương trình xâydựng nông thôn mới Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạtđộng của các HTX nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức vềnông nghiệp, nông thôn cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn
UBND tập trung xây dựng, triển khai các nội dung chương trình cảicách hành chính, đổi mới công tác dân vận của các cơ quan chính quyền từhuyện đến xã, thị trấn Tổ chức ký kết quy chế phối hợp công tác giữa UBNDhuyện với các đoàn thể huyện Công khai số điện thoại di động của Chủ tịchUBND huyện để lắng nghe ý kiến tham gia, phản ánh của nhân dân Thựchiện nghiêm túc kỷ luật công vụ, xem xét, xử lý nghiêm công chức vi phạm.Đồng thời, tăng cường phối hợp, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các sở,ngành thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện nghị quyếtcủa Trung ương, chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn
Trang 34Trên cơ sở nghị quyết của Huyện ủy, chương trình kế hoạch củaUBND, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở chủđộng xây dựng chương trình thực hiện; triển khai tích cực hoạt động tuyêntruyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia xây dựng nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tiếp tục đẩy mạnhphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tuyên truyền,vận động, tập hợp, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng nông thônmới; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động cho Ban Thanh tra nhândân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng các xã, thị trấn; tích cực tham gia giámsát, thực hiện phản biện xã hội Hội Cựu chiến binh tổ chức hội nghị tọa đàm
“Hội Cựu Chiến binh tham gia xây dựng nông thôn mới”, xây dựng các môhình cụ thể của Hội Cựu Chiến binh trong xây dựng nông thôn mới HộiNông dân tích cực tham mưu, phối hợp triển khai các cơ chế, chính sách củaTrung ương, thành phố và huyện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hộiliên hiệp Phụ nữ đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các cấp Hội, giúp đỡphụ nữ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; quan tâm đào tạo nghề,giải quyết việc làm cho phụ nữ; xây dựng các mô hình, điển hình tiêu biểutrong phong trào thi đua của phụ nữ Liên đoàn Lao động huyện tiếp tục triểnkhai sâu rộng phong trào “Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong cáccấp công đoàn; tăng cường tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất Đoàn Thanh niên huyện tổ chức phát động và triển khaithực hiện tốt phong trào “Tuổi trẻ Tiên Lãng chung tay xây dựng nông thônmới” bằng những chương trình, việc làm cụ thể, thiết thực, hướng về cơ sở
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ, các đảng ủy xã, thị trấn
đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vậnđộng do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động; gắn với phong trào xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở; phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm và góp
Trang 35sức vào việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựngnông thôn mới; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở Đồng thời, chủ trọng công tác kiểm tra, giám sát và lãnh đạo, chỉ đạokiểm tra, giám sát thực hiện ở các cấp ủy và UBKT, trong đó chú trọng việckiểm tra giám sát các chi, đảng bộ cơ sở việc xây dựng nghị quyết chuyên đề,chương trình hành động, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới Qua kiểm tra, giám sát kịp thời uốn nắn, bổ khuyếtnhững tồn tại, khuyết điểm trong quán trình thực hiện đồng thời có biện phápphù hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã trong việc thực hiện
Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành cáchoạt động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng điển hình tiêntiến: đã tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trungương, sơ kết 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và sơ kết
3 năm phong trào thi đua dân vận khéo, sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Dânchủ ở xã, phường, thị trấn Định kỳ hằng năm, tổ chức kiểm tra, bổ khuyết, sơkết, tổng kết các nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Huyện ủy về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Đó là việc, tổ chức tốt các
đợt sinh hoạt chính trị, để quán triệt sâu rộng trong các tổ chức đảng, chínhquyền, ban, ngành, đoàn thể Cụ thể, ở huyện: đã mở hội nghị cán bộ, với gần
200 đại biểu là các huyện ủy viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện đãnghỉ hưu trên địa bàn; các trưởng, phó các ban, phòng, đoàn thể huyện, bí thưcác chi, đảng bộ cơ sở và các chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó Chủtịch UBND, thường trực đảng ủy các xã, thị trấn dự họp
Ở xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc đã mở nhiều hội nghị, quán triệttới toàn thể đảng viên, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể tham dự học tập Nghị
Trang 36quyết Thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, đã giúp cho cán bộ, đảng viên,đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân nắm vững những nội dung quantrọng được xác định trong Nghị quyết của Trung ương Trên cơ sở đó, từHuyện ủy đến các cấp ủy cơ sở, các cấp chính quyền, đoàn thể tiến hành ràsoát, đánh giá đúng thực trạng tình hình, đề ra nhiệm vụ, giải pháp sát đúng,
có tính khả thi; phân công rõ trách nhiệm cho mỗi tổ chức, cá nhân trong triểnkhai thực hiện; gắn việc triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp,nông dân, nông thôn với thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựngnông thôn mới; kiên quyết khắc phục những nhận thức lệch lạc, những hạnchế, khuyết điểm, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết
Cùng với các hình thức nêu trên, đã tập trung làm tốt công tác tuyêntruyền, vận động nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên vànhân dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển kinh tế, tổchức đời sống
Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy có hướng dẫn cụ thể công tác tuyêntruyền cổ động, bằng nhiều hình thức biện pháp để tác động mạnh mẽ tới nhậnthức, tư tưởng của cả cộng đồng và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa củachương trình xây dựng nông thôn mới Đài phát thanh huyện à các xã mởchuyên mục về chung tay xây dựng nông thôn mới, tăng thời lượng phát sóng,tuyên truyền những mô hình hay, gương tiêu biểu trong cán bộ đảng viên vànhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; Trung tâm văn hóa thông tin xâydựng ma két, kẻ vẽ pano, áp phích tuyên truyền, giới thiệu quảng bá nhữnghình ảnh về xây dựng nông thôn mới Công tác tuyên truyền cổ động đã tácđộng mạnh mẽ, làm chuyển biến nhận thức của nhân dân tạo khí thế sôi nổi thiđua chung tay xây dựng nông thôn mới ở tựng thôn, xóm trên địa bàn huyện
Trang 37Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hành dân chủ, phát huy vai trò củanhân dân trong xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới là chươngtrình quốc gia gắn kết sự đầu tư của nhà nước đồng thời huy động nguồn lựccủa nhân dân và toàn xã hội trong đó người dân là chủ thể, do vậy thực hànhdân chủ và phát huy vai trò của nhân dân là yếu tố hết sức quan trọng trongquá trình triển khai, tổ chức thực hiện Có thể khẳng định việc thực hiện dânchủ thời gian qua đã tạo ra một bước đột phá, tạo động lực mới cho phát triểnkinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng Đảng, củng cốchính quyền, hạn chế những tiêu cực ở địa phương Các nội dung công khaitheo quy định được thực hiện khá nghiêm túc với nhiều hình thức phù hợp.Người dân có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước Được hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụcông dân, nhất là trong các lĩnh vực cụ thể tại địa bàn dân cư Hiện nay khicác địa phương đang tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựngnông thôn mới cần rất nhiều nguồn lực và vai trò giám sát của nhân dân Nhờthực hiện dân chủ, nhiều địa phương trong huyện đã phát huy được nguồn lực
từ nhân dân để triển khai thực hiện các công trình, phần việc Đến nay các xãđều đã lập đề án, xây dựng kế khoạch, triển khai các công việc cụ thể như:Khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đã khảo sát đánh giá xong và triểnkhai thực hiện các tiêu chí Đặc biệt thông qua thực hiện dân chủ, các địaphương đã huy động được sự đóng góp tích cực từ nhân dân để đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Từ nguồn lực của nhândân, cùng với nguồn hỗ trợ của nhà nước chương trình xây dựng nông thônmới ở Tiên Lãng đã đạt được những thành quả quan trọng Qua đánh giá gần 5năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nhân dân ở các xã tronghuyện đã đóng góp gần 100 tỷ đồng, trên 70.000 ngày công, hiến gần 545 hađất sản xuất nông nghiệp và đất thổ cư để có quỹ đất mở rộng, nâng cấp, đắp
Trang 38nền và cứng hóa mặt đường giao thông nội đồng, đường giao thông thôn, xóm
và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân
Đến năm 2012, 100% số xã trong huyện đã xây dựng xong Đề án xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2020, làm cơ sở để các địa phương tổchức triển khai xây dựng các công trình hạ tầng
Huyện ủy, UBND đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã rà soát Đề án xây dựngnông thôn mới, điều chỉnh, bổ sung danh mục, dự toán và tổng mức đầu tưcác công trình cho phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương: năm
2012, bình quân các xã trong huyện thực hiện đạt 6,63 tiêu chí Đến năm
2013, bình quân các xã trong huyện thực hiện đạt 11 tiêu chí; đến hết năm
2014, bình quân các xã trong huyện thực hiện đạt 12,6 tiêu chí
Thực hiện sự chỉ đạo theo Kết luận số 06-KL/HU của BTV Huyện ủy,
kế hoạch số 101/KH-UBND của UBND huyện, cùng với việc tổ chức dồnđiền, đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng và thực hiện kế hoạch thủy lợi nộiđồng, các xã đã tích cực triển khai thực hiện đắp các nền đường giao thôngtrục chính nội đồng, vận động nhân dân hiến đất, góp ngày công tham gia xâydựng công trình Thực hiện công tác xã hội hóa trong việc huy động nguồnlực, huy động sự đóng góp kinh phí, vật tư của con em xa quê, khơi dậy tìnhyêu quê hương, chung tay, góp sức cùng đảng bộ và nhân dân địa phương xâydựng thành công mô hình nông thôn mới tại quê hương mình Sau hơn 4 năm
Trang 39thực hiện, nhân dân ở các xã trong huyện đã đóng góp trên 70.000 ngày công,hiến gần 545 ha đất sản xuất nông nghiệp và đất thổ cư để có quỹ đất mởrộng, nâng cấp, đắp nền và cứng hóa mặt đường giao thông nội đồng, đườnggiao thông thôn, xóm và các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất.
Đến nay, các xã trong huyện đã triển khai đào đắp trên 408 tuyếnđường nội đồng, với chiều dài đạt 284 km = 70% tổng số chiều dài theo đề ánxây dựng nông thôn mới được duyệt
Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường: Đảng bộ đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp tích cựcphát huy vai trò của các cơ quan chức năng, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, bangiám hiệu các nhà trường thực hiện theo chủ đề năm học, nhất là thực hiện hiệuquả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dụccủa các trường học; giữ vững thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố vàquốc gia; duy trì là địa phương liên tục nhiều năm số lượng học sinh đạt giảithành phố và quốc gia Cơ sở vật chất của các trường học được quan tâm đầu tưxây dựng, tích cực triển khai xây dựng trường chuẩn Quốc gia và nâng cao chấtlượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và phổ cập bậc TH&Nghề;23/23 xã, thị trấn đều đạt 2 chuẩn
Tiên Lãng cũng là huyện đầu tiên của thành phố triển khai phong trào xâydựng xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa Các thiết chế văn hóa dần hoàn thiện Đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể đã góp phần tolớn xây dựng nông thôn Tiên Lãng theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều loại hìnhkhám, chữa bệnh cho nhân dân được mở rộng và thực hiện tốt công tác khámchữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắcxin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100% KH đảm bảo an toàn, theo đúng quy định
Về xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội Quán triệt thực hiện quan điểm, nghị quyết của Đảng, các cấp
Trang 40bộ đảng trong toàn đảng bộ đã thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, đặcbiệt là đổi mới về công tác tư tưởng, công tác cán bộ, thực hiện tốt công táctập trung dân chủ; đổi mới phong cách và lề lối làm việc, xây dựng và thựchiện nghiêm túc chế độ làm việc theo chương trình kế hoạch đã đề ra.Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể Nâng cao hiệu
lực, hiệu qủa điều hành hoạt động của chính quyền Tổ chức thực hiện có hiệuquả chương trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, quản lýNhà nước, điều hành thực hiện nhiệm vụ; sâu sát cơ sở, phân công cán bộ vàxác định rõ từng vị trí công tác để phục vụ tốt nhất cho người dân, chịu sựgiám sát chặt chẽ của nhân dân; xây đựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩmchất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụnhân dân Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã, thị trấn bầu cử Trưởng thôn,
Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện nhiệm kỳ 2014-2016 Xây dựng, banhành kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã năm 2014 Xây dựng, hoàn thiện
đề án vị trí việc làm trình UBND thành phố phê duyệt
Đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Tổ chức triển khai Chỉ thị 09-CT/TW của
Ban bí thư, Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cườngcông tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới, gắn với tiếp tục thựchiện Nghị quyết 05-NQ/HU của Ban thường vụ Huyện ủy Tập trung cao chocông tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình cơ
sở, bảo vệ tuyệt đối an toàn các nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương;làm tốt công tác định hướng dư luận, nhanh chóng ổn định tình hình, giảiquyết tốt các vụ tranh chấp, khiếu kiện phát sinh trong nội bộ Nhân dân, đặcbiệt đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp, người nước ngoài đang hoạt độngtrên địa bàn huyện Công tác xây dựng lực lượng vũ trang huyện tiếp tục làmtốt công tác huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu Tổ chức Lễ ra quân