1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ XÂY DỰNG ĐẢNG - CHẤT LƯỢNG QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT CHO ĐẢNG VIÊN ở ĐẢNG bộ HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

117 667 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác quán triệt nghị quyết là bộ phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng, là một nhân tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Sinh mệnh của Đảng cũng như sự thành bại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp với hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng. Nghị quyết của Đảng là văn kiện thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, mang ý nghĩa chính trị rất quan trọng, vì nghị quyết xây dựng và xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của quốc gia trong mỗi thời kỳ cách mạng và trên từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng… Nghị quyết của Đảng được xây dựng trên cơ sở yêu cầu phát triển của cách mạng trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể và trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định giá trị to lớn các nghị quyết của Đảng

Trang 2

1.1 Nghị quyết lãnh đạo và những vấn đề cơ bản về chất

lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ

1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng

cao chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ởĐảng bộ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 34

Chương

2:

YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT CHO ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG

BỘ HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng

quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện

2.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quán

triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi công tác quán triệtnghị quyết là bộ phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng, là một nhân tốcấu thành quan trọng hàng đầu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.Sinh mệnh của Đảng cũng như sự thành bại của cách mạng, có quan hệ trựctiếp với hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng Nghị quyết của Đảng là vănkiện thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, mang ý nghĩa chính trịrất quan trọng, vì nghị quyết xây dựng và xác định rõ phương hướng, nhiệm vụcủa quốc gia trong mỗi thời kỳ cách mạng và trên từng lĩnh vực chính trị, kinh tế,

xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng… Nghị quyết củaĐảng được xây dựng trên cơ sở yêu cầu phát triển của cách mạng trong mỗi hoàncảnh lịch sử cụ thể và trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định giá trị to lớn các nghịquyết của Đảng

Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, diện tích tự nhiên là

425 km2, lớn nhất Thủ đô Hà Nội, với dân số gần 27 vạn người Đảng bộ huyện

Ba Vì là một Đảng bộ lớn trực thuộc Thành ủy Hà Nội, với hơn 13.000 đảng viên,

có vai trò rất quan trọng trong xây dựng Đảng bộ thành phố Hà Nội trong sạchvững mạnh Để xây dựng Đảng bộ huyện Ba Vì trong sạch vững mạnh, phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của huyện lên một tầm cao mới,một trong những vấn đề hết sức quan trọng là phải làm tốt công tác quán triệt nghịquyết cho đảng viên trong Đảng bộ

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp ởhuyện Ba Vì đã thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác quán triệt nghịquyết cho đảng viên

Công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết ở Đảng bộ huyện Ba Vì đã đạtđược những kết quả quan trọng Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyếtđiểm Nội dung tuyên truyền, quán triệt chưa theo kịp với tình hình mới; hình thức

Trang 4

tuyên truyền, quán triệt còn thiếu sức thuyết phục, chất lượng tuyên truyền, quántriệt còn thấp Việc tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết chưa được tổ chức tốt

và chưa tìm được cách làm hay Số lượng lớp học được tổ chức cũng như số lượtđảng viên tham gia học tập nghị quyết tuy lớn, nhưng sự chuyển biến về nhậnthức, tư tưởng còn chậm Trong quá trình thực hiện, một số đảng viên và cấp ủychưa quan tâm đầy đủ đến nghị quyết của Đảng, không căn cứ vào nghị quyết

để hành động và kiểm tra công việc của mình; còn làm những việc không đúngvới nghị quyết Công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy các xã, thị trấn, cácđảng bộ trực thuộc chưa có sự đổi mới, vẫn làm theo nếp cũ, còn nhiều bất cập,thiếu kiểm tra, đôn đốc, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu lực và hiệu quảchưa cao Một số cơ sở chưa gắn việc quán triệt nghị quyết với việc tổ chứcthực hiện nghị quyết, chưa chuyển hóa nhận thức thành hành động, làm chonghị quyết chậm đi vào cuộc sống Trong quá trình tổ chức học tập, triển khainghị quyết của Đảng, còn một số chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa phát huy đượctrách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy…

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hộinhập quốc tế, yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng … đòi hỏi mỗi đảng viênphải thực sự tiên phong trong việc nắm vững, vận dụng sáng tạo và thực hiệnnghiêm túc mọi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trêncác lĩnh vực Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảngviên vừa là vấn đề cơ bản và cấp thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Với

những lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” làm

đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quán triệt nghị quyết cho đảng viên là một vấn đề lớn, có ý nghĩa rấtquan trọng Vì vậy, những năm qua đã có nhiều đề tài, bài viết đề cập đến việc

Trang 5

nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết cho đảng viên và nhândân, trong đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

PGS TS Đàm Đức Vượng (2005), Xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp, Đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL - 2005/16 Theo các tác giả, kể từ Nghị quyết Hội

nghị Trung ương đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930) đếnNghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá X (tháng 7-2006), đã có 197 nghị quyếthội nghị BCH Trung ương Trong Báo cáo tổng hợp, các tác giả đã nghiên cứu hệthống ba mảng vấn đề lớn: (1) Về quá trình xây dựng nghị quyết của BCH Trungương Đảng; (2) Về quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết Trung ương, trong đó cóvấn đề thể chế hoá nghị quyết thành luật và các văn bản pháp quy khác; (3) Vềnhững giải pháp chủ yếu bảo đảm nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả tổchức thực hiện nghị quyết của Trung ương trong giai đoạn mới của cách mạngnước ta Đề tài đã đưa ra nhiều kiến nghị trong đó đáng lưu ý là ba quy trình: Quytrình soạn thảo và thông qua nghị quyết tại hội nghị BCH Trung ương Đảng, gồm

10 bước; Quy trình thể chế hoá các nghị quyết BCH Trung ương Đảng thành luật,pháp lệnh, gồm 10 bước; Quy trình tổ chức thực hiện các nghị quyết BCH Trungương Đảng, cũng gồm 10 bước

TS Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng

Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội Thông qua nội dung cuốn sách, tác giả muốn

đóng góp thêm ý kiến của mình vào việc tìm hiểu nguồn gốc và nêu lên những đặctrưng cơ bản của phương pháp tuyên truyển Hồ Chí Minh; nghiên cứu thực trạngphương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởngcủa Đảng Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao, đổi mớiphương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng theo phương pháp tuyêntruyền Hồ Chí Minh

PGS TS Ngô Văn Thạo (Chủ biên), (2008), Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị (Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho giảng viên giảng dạy các chương trình lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện), Nxb

Trang 6

Lao động Xã hội, Hà Nội Trong cuốn sách các tác giả đã khái quát chung về lýluận chính trị và giáo dục lý luận chính trị; một số vấn đề tâm lý và giáo dục họctrong giảng dạy học lý luận chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuật diễngiảng, kiểm tra, đánh giá trong dạy học lý luận chính trị.

PGS TS Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn

sách trình bày một số vấn đề lý luận và phương pháp của công tác nghiên cứu, giáodục lý luận chính trị và công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình lịch sử đảng bộđịa phương Riêng phần lý luận và phương pháp giáo giáo dục lý luận chính trị,cuốn sách chủ yếu tập trung trình bày lý luận và phương pháp dạy học lý luận chínhtrị - nội dung hoạt động chủ yếu trong hệ thống giáo dục lý luận chính trị của Đảng

ta hiện nay

Trương Minh Tuấn (2012), Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh Trong luận án, tác giả đã làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận về tư tưởng và công tác tư tưởng ở Tây Nguyên hiện nay Luận án

đã đánh giá thực trạng tư tưởng của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dântộc thiểu số ở Tây Nguyên, từ đó rút ra một số kết luận Những biểu hiện tíchcực: phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng, sự điều hành, quản lý của Chính phủ và các cấp chính quyền Nhữnggiá trị, bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên

đã góp phần quan trọng tạo nên ý thức đoàn kết dân tộc, sự gắn bó trungthành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, từng bước ổn định tư tưởng củađồng bào các dân tộc Tây Nguyên Tác giả trình bày và phân tích các nguyêntắc, quan điểm qua đó đề xuất những giải pháp đổi mới công tác tư tưởng củaĐảng ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Chất lượng công tác tư tưởng ở Đảng bộ Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Trang 7

chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí vàTuyên truyền, Hà Nội Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về chấtlượng công tác tư tưởng của Đảng, đưa ra những đánh giá về thực trạng chất lượngcông tác tư tưởng của Đảng bộ Thành phố Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2012.

Từ đó luận văn đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng công tác tư tưởng ở Đảng bộ thành phố Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

ThS Trương Minh Tuấn (2010), “Không ngừng đổi mới phương phápcông tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở Tây

Nguyên hiện nay”, Tạp chí Báo cáo viên, số (10) Bài báo nói lên thực trạng

kinh tế - xã hội và tình hình tư tưởng, chỉ ra những đặc thù của công tác tưtưởng ở địa bàn Tây Nguyên Do vậy việc đổi mới phương pháp công tác tưtưởng ở Tây Nguyên phải tập trung vào: Đa dạng hóa, hiện đại hóa hình thức,phương pháp công tác tư tưởng; tăng cường hình thức đối thoại dân chủ trongcông tác tư tưởng Đổi mới công tác tư tưởng ở Tây Nguyên phải thườngxuyên tổng kết thực tiễn, rút ra những nhận định, đánh giá về kết quả, qua đógiúp cho cấp ủy đảng nâng cao nhận thức, phát triển những vấn đề lý luận nóichung và về công tác tư tưởng nói riêng

TS Lương Ngọc Vĩnh (2013) “Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tư

tưởng ở cơ sở”, Tạp chí Tuyên giáo, số (8) Bài báo khẳng định nâng cao chất

lượng công tác tư tưởng ở cơ sở đảng là một đòi hỏi bức thiết trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đưa ra 5 nhóm tiêu chí đánh giáchất lượng công tác tư tưởng ở cơ sở: Nhận thức và trách nhiệm của của cấp

ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp về công tác tư tưởng; chủ trương, biệnpháp, chương trình, kế hoạch tiến hành công tác tư tưởng; phẩm chất chínhtrị, đạo đức, trình độ, năng lực chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tư tưởng củacấp uỷ và cơ quan tuyên giáo; sự chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy côngtác tư tưởng ở cơ sở; khả năng của cơ quan tham mưu và cấp uỷ trong giải

Trang 8

quyết những vấn đề tư tưởng nảy sinh, dự báo đúng tình hình và đấu tranh cóhiệu quả trên mặt trận tư tưởng.

PGS TS Phạm Văn Linh (2014), “Công tác tư tưởng lý luận củaĐảng trong công cuộc đổi mới - thành tựu, hạn chế và bài học kinh

nghiệm”, Tạp chí Tuyên giáo, số (9) Bài báo đã nêu bật vai trò của công

tác tư tưởng gắn với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực:chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…, đồngthời chỉ ra một số hạn chế, yếu kém của công tác tư tưởng lý luận trongthời gian qua, rút ra 5 bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới công tác tưtưởng lý luận trong thời gian tới

Nhìn chung, các công trình khoa học trên từ nhiều góc độ khác nhau đã đisâu nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất cácgiải pháp thực hiện theo mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của mình Tuy

nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về “Chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay”.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng quán triệtnghị quyết của Đảng, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quántriệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về chất lượng quán triệt nghị quyếtcho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm nâng cao chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộhuyện Ba Vì

- Đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quántriệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì hiện nay

Trang 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì,thành phố Hà Nội hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng quán triệt nghị quyết lãnhđạo của Đảng (bao gồm nghị quyết Đại hội toàn quốc, nghị quyết của BCHTrung ương, BCT, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, của Đảng bộ huyện Ba Vì)cho đối tượng là đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì hiện nay và chủ yếu nghiêncứu hình thức học tập, quán triệt nghị quyết

Tiến hành điều tra, khảo sát tại một số đảng bộ xã, thị trấn và một số chi

bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy huyện Ba Vì

Những tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát, đánh giá chủ yếu từ Đại hộiĐảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI (2010) đến nay Những yêu cầu và giải phápứng dụng có giá trị đến năm 2025

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng Đồng thời kếthừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đầungành, các công trình khoa học có liên quan

* Cơ sở thực tiễn

Hoạt động quán triệt nghị quyết, chất lượng quán triệt nghị quyết chođảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI(2010) đến nay; các báo cáo tổng kết, các số liệu điều tra khảo sát thực tế tạimột số đảng bộ xã, thị trấn và một số chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện ủyhuyện Ba Vì

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: lôgic - lịch

Trang 10

sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát, điều tra xã hội học, tổngkết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận vềcông tác tư tưởng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta

Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, giúp cho các cấp lãnh đạo, nhất

là ở Đảng bộ huyện Ba Vì lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nâng cao chấtlượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ mình Đồng thời, luậnvăn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy liênquan vấn đề này

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 2 chương (4 tiết)

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT CHO ĐẢNG VIÊN

Ba Vì có số dân số gần 27 vạn người, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Daocùng chung sống Huyện có 31 xã, thị trấn (30 xã, 01 thị trấn), trong đó có 07 xãmiền núi, các xã miền núi đều có đồng bào dân tộc; 01 xã giữa bãi nổi sông Hồng;

xã xa trung tâm huyện nhất là xã miền núi Khánh Thượng (cách 40 km)

Ba Vì có nhiều thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch nhờ lợi thế tựnhiên Ngoài ra ở đây còn có một bề dày văn hoá mang đậm nét Việt cổ Quanhnúi Ba Vì, hồ Suối Hai đã hình thành các khu du lịch nổi tiếng được du kháchbiết đến như: Vườn Quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua, Thác

Đa, Thiên Sơn - Thác Ngà, Đầm Long - Bằng Tạ, đồi cò Ngọc Nhị, Tản ĐàResort, nước khoáng nóng Thuần Mỹ… Có thể nói, vùng đất thiêng sông núi đãmang lại cho Ba Vì tiềm năng to lớn Trong tương lai, du lịch sẽ trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần xâydựng hình ảnh huyện Ba Vì và thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, đậm đà néttruyền thống dân tộc

Trang 12

Mặc dù thuộc địa phận của thành phố Hà Nội, nhưng huyện Ba Vì là địabàn còn nhiều khó khăn, xa trung tâm thành phố, có nhiều thành phần dân cư, dântộc cùng sinh sống Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quán triệtNghị quyết của Đảng cho đảng viên; đặc biệt ở những xã miền núi điều kiện kinh

tế còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quán triệt nghị quyếtĐảng còn chưa đáp ứng được yêu cầu

Trong năm năm qua, kinh tế của huyện có bước phát triển đáng kể Tốc độtăng trưởng bình quân 5 năm đạt 14,4% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tíchcực, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 35 triệu đồng, đạt mục tiêu đề ra.Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Văn hoá - xã hội của Huyện có tiến

bộ trên nhiều mặt, đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện vànâng lên một bước Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòngtrên địa bàn huyện được giữ vững và ngày càng được củng cố

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng quán triệt nghị quyết Đảng cho đảng viên Địa bànhuyện rộng, chia cắt với nhiều địa hình, sự phát triển không đồng đều giữa các xãdẫn đến không ít khó khăn trong triển khai quán triệt nghị quyết Đảng cho đảngviên, đặc biệt đối với những xã xa trung tâm, điều kiện đi lại còn khó khăn, cơ sởvật chất phục vụ cho công tác quán triệt nghị quyết còn thiếu thốn Tuy nhiên, đờisống vật chất và tinh thần ngày một nâng cao đã củng cố thêm niềm tin của cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, chínhquyền huyện Ba Vì; đồng thời thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội chính là nguồn

tư liệu sống động trong mỗi buổi truyền đạt nghị quyết của Đảng, làm cho côngtác quán triệt nghị quyết gần gũi hơn với thực tiễn cuộc sống, thực sự là sự gắn kếtgiữa lý luận và thực tiễn

Một số nét về Đảng bộ huyện Ba Vì

Đảng bộ huyện Ba Vì được thành lập ngày 26/7/1968 với sự hợp nhất của 3Đảng bộ: Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện Từ đây Đảng bộ huyện Ba Vì với sứcmạnh tổng hợp đã góp phần xây dựng hậu phương lớn ngày càng vững mạnh, chiviện hơn nữa sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam, góp phần đánh thắnggiặc Mĩ xâm lược và làm tròn nghĩa vụ quốc tế Với những thành tích đặc biệt

Trang 13

xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đảng bộ, nhân dân huyện

Ba Vì đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Năm

2013, nhân kỷ niệm 45 năm thành lập huyện, huyện Ba Vì đã được Nhà nước traotặng Huân chương độc lập hạng ba Phát huy truyền thống anh hùng, ngày nayĐảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Đảng bộ huyện Ba Vì gồm: BCH Đảng bộhuyện Ba Vì (gọi tắt là Huyện ủy Ba Vì), Ban thường vụ Huyện ủy và tập thểThường trực Huyện ủy Giúp việc cho Huyện ủy có các cơ quan chức năng: Vănphòng Huyện ủy, Ban tuyên giáo, Ban tổ chức, Ban dân vận và Ủy ban kiểm tra

Huyện ủy (xem phụ lục 1).

Trực thuộc Huyện ủy Ba Vì có các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức cơ sởđảng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống chínhtrị huyện, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm

vụ chính trị; phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựngĐảng và hệ thống chính trị ở cơ sở Tính đến tháng 12 năm 2014 toàn huyện có 85

tổ chức cơ cở đảng (trong đó 31 đảng bộ xã, thị trấn; 14 đảng bộ và 40 chi bộ khối

cơ quan, doanh nghiệp); với 523 chi bộ

Trong 85 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy: Năm 2014, có 84/85 cơ

sở được đánh giá xếp loại (01 cơ sở mới thành lập nên không đánh giá xếp loại)

Số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh là 38 đơn vị, chiếm tỷ lệ 45,23%;

tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ là 38 đơn vị, chiếm tỷ lệ 45,23%; tổchức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ là 8 đơn vị, chiếm tỷ lệ 9,54% Kết quảđánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện từ

năm 2010 được thể hiện qua phụ lục 2.

Đối với 523 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Năm 2014, có 518/523chi bộ được đánh giá xếp loại (05 chi bộ mới thành lập không đánh giáxếp loại) Số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh là 360 chi bộ, chiếm tỷ lệ69,5%; chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 137 chi bộ, chiếm tỷ lệ 26,4%;chi bộ hoàn thành nhiệm vụ là 21 chi bộ, chiếm tỷ lệ 4,1% Kết quả đánh

Trang 14

giá phân loại chất lượng các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được thể

hiện qua phụ lục 3.

Về đội ngũ đảng viên, tính đến tháng 12 năm 2014, Đảng bộ huyện

Ba Vì có 13.155 đảng viên đang sinh hoạt 523 chi bộ Năm 2014, có10.827 đảng viên dự phân tích chất lượng, 195 đảng viên chưa đánh giá

Số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 1.245 đảng viên, chiếm tỷ

lệ 11,49%; số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là 8.229 đảng viên,chiếm tỷ lệ 76%; số đảng viên hoàn thành nhiệm vụ là 1.267 đảng viên,chiếm tỷ lệ 11,7%; số đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ là 86 đảngviên, chiếm tỷ lệ 0,8% Kết quả đánh giá phân loại chất lượng đảng viên

được thể hiện qua phụ lục 4

Đảng bộ huyện Ba Vì đặc biệt quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo đưanghị quyết của Đảng ở các cấp vào cuộc sống Các chi, đảng bộ trực thuộccũng luôn chủ động trong công tác này Tuy nhiên, Ba Vì là một huyệnmiền núi, nhiều dân tộc, kinh tế còn nhiều khó khăn, xa trung tâm Thànhphố; nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế Vì vậy việc thựchiện các nghị quyết của Đảng trên tất cả các lĩnh vực còn những khó khănnhất định Mặt khác quán triệt nghị quyết Đảng trong điều kiện địa bàn có

sự phân hóa lớn về thành phần dân cư, đa dạng về dân tộc đòi hỏi đội ngũBCV, đội ngũ truyền đạt nghị quyết ngoài những yêu cầu về trình độ,phẩm chất, sự hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phải

có sự am hiểu về văn hóa, phong tục của địa phương, cũng như ngôn ngữ,đặc điểm tâm lý, nhu cầu của các đối tượng ở địa bàn dân tộc Một số cấp

ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công táctuyên truyền, quán triệt nghị quyết cán bộ, đảng viên chưa chủ động thamgia tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướcrộng rãi trong nhân dân Đây cũng là một rào cản trong thực hiện nghịquyết của Đảng

Trang 15

* Nghị quyết của Đảng

“Nghị quyết” là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các văn bản, văn kiện,

tài liệu của Đảng và rất nhiều nước khác nhau trên thế giới cũng sử dụng thuật ngữnày

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Việt Nam, Nhà xuất

bản Đà Nẵng, xuất bản năm 2004, Nghị quyết là: “Quyết định đã được chính thức thông qua ở hội nghị, sau khi vấn đề đã được tập thể thảo luận Hội nghị thông qua nghị quyết, chấp hành nghị quyết” [69, tr.678]

Khái niệm nghị quyết của Đảng

Nghị quyết của Đảng là một văn bản đặc biệt, rất quan trọng, nó liên quanđến lợi ích trực tiếp của các giai cấp và các lực lượng xã hội

Theo Quyết định số 31-QĐ/TW ngày 01/10/1997 của BCT, khóa VIII, Banhành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành về thể thức văn bản của Đảng,

thì “Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở Đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể” [12, tr.12].

Nghị quyết của Đảng có thể được phân ra làm hai loại: nghị quyết tổngquan và nghị quyết chuyên đề

Nghị quyết tổng quan là loại nghị quyết thông qua một cách tổng thể các

vấn đề chung: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH;nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII (1996), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X (2006), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011)

Nghị quyết chuyên đề là nghị quyết về một vấn đề cụ thể về chiến lược, chủ

trương, chính sách lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối nội, đối ngoại, an ninh,quốc phòng, xây dựng Đảng nhằm cụ thể hóa Cương lĩnh chính trị, Điều lệĐảng và nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng như: nghị quyết về

Trang 16

công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; về tăng cường công táckiểm tra, giám sát của Đảng;

Cơ sở để quyết định những vấn đề cần ra nghị quyết xuất phát từ tình hìnhthực tiễn và yêu cầu cấp bách nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Những vấn đề nàythường được xác định trong chương trình làm việc toàn khóa của các cơ quan lãnhđạo của Đảng Mỗi nghị quyết của Đảng là sự cụ thể hóa làm sâu sắc hơn đườnglối của Đảng, đảm bảo cho sự phát triển của cách mạng đúng định hướng xã hộichủ nghĩa Nghị quyết là cơ sở để Nhà nước thể chế hóa đường lối, quan điểm củaĐảng, thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với xã hội

Như vậy, nghị quyết của Đảng là sản phẩm của trí tuệ tập thể, do các cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành theo quy định Đó là những quyết định chính trị, thể hiện chủ trương, quan điểm, đường lối, mục tiêu, giải pháp để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội qua các thời kỳ của cách mạng.

Trong thực tế, những vấn đề quan trọng mà Đảng quyết định được biểuhiện bằng cách ghi rõ cụm từ “nghị quyết” và ghi tiêu đề của nghị quyết Nhưng

cũng có lúc văn kiện BCH Trung ương, BCT, Ban Bí thư lại có dạng ghi “Chỉ thị” hoặc “Kết luận” đi liền với tiêu đề chỉ thị, kết luận đó, có giá trị như nghị

quyết, thậm chí có nội dung tối quan trọng, được thực thi có hiệu lực mạnh hơnnghị quyết

Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp

dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể

Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ

quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lýcông việc cụ thể

* Quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

Quan niệm quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

Trang 17

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013: “Quán triệt là thông suốt, hiểu thấu đáo và tuân thủ đầy đủ trong hoạt động” [73, tr.1289].

Quán triệt Nghị quyết của Đảng cho đảng viên là một nhiệm vụ rất quantrọng của tất cả các Đảng cầm quyền Đối với nước ta, quán triệt nghị quyết củaĐảng được Đảng ta thực hiện từ khi Đảng ra đời

Qua quá trình thực tiễn, quán triệt nghị quyết của Đảng đã đóng vai trò tolớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta Song, từ trước đến nay, quán triệt nghịquyết của Đảng thường được hiểu và quan niệm một cách chung chung như:

“Nghiên cứu, học tập nghị quyết và tổ chức thực hiện”, hay “Nghiên cứu, quán triệt nghị quyết và đưa nghị quyết vào cuộc sống”, chưa có một khái niệm cụ thể

về quán triệt nghị quyết của Đảng Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi quanniệm về quán triệt nghị quyết của Đảng như sau:

Quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là hoạt động truyền bá của các cấp ủy, cơ quan chức năng về nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì, nhằm làm cho mọi đảng viên có nhận thức đúng và thống nhất với những quan điểm của Đảng, trên cơ sở đó góp phần hình thành, củng cố, phát triển thế giới quan, phương pháp luận, bản lĩnh chính trị và tính tích cực, sáng tạo của họ, giúp cho đội ngũ đảng viên thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trên cương vị, chức trách được giao.

Quan niệm đó chỉ ra:

Mục đích của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì: Mục đích cơ bản của quán triệt nghị quyết Đảng là giúp

cho đảng viên trong Đảng bộ nhận thức đúng, sâu sắc, thống nhất với nội dungnghị quyết, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản,phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, thực hiện nghiêm túcnghị quyết của Đảng trên cương vị, chức trách được giao

Chủ thể của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì: Là Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Huyện ủy

Trang 18

Ba Vì, các cấp ủy trong Đảng bộ huyện và các cơ quan chức năng như: Bantuyên giáo Trung ương, trực tiếp là Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban tuyêngiáo Huyện ủy Ba Vì, cán bộ tuyên giáo ở cơ sở, trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp huyện, các BCV

Đối tượng của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì: Là toàn thể đảng viên trong Đảng bộ.

Nội dung của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì: Nội dung của nghị quyết ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng quán triệt nghị quyết Nghị quyết ra đời nhằm giải quyết những vấn đề

lý luận, thực tiễn trong cuộc sống nên nội dung quán triệt nghị quyết phải sâusắc, đúng trọng tâm, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn

vị, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng, được thể hiện trong các nghịquyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, của BCH Trung ương, BCT, Ban

Bí thư; của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội, của Thành ủy, BanThường vụ Thành ủy; của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì, của Huyện ủy,Ban Thường vụ Huyện ủy; của Đại hội đại biểu hay Đại hội toàn thể đảng viêncủa cơ sở, của các chi bộ Trong đó bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

Một là, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các định

hướng chiến lược trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể;

Hai là, định hướng, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo trong những lĩnh vực cụ

thể, chuyên đề cụ thể;

Ba là, thông tin tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và các yếu tố ảnh

hưởng đến việc triển khai, thực hiện nghị quyết;

Bốn là, các nhiệm vụ, giải pháp, định hướng để hiện thực hóa nghị quyết,

đưa nghị quyết vào cuộc sống

Hình thức, phương pháp của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng:

Hình thức, phương pháp phải phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của đốitượng nhưng đồng thời phải cụ thể, không phức tạp hóa vấn đề để đối tượng dễnắm bắt và thực hiện

Thông qua hoạt động giảng dạy của hệ thống trường lớp; tổ chức các lớpbồi dưỡng chính trị ; tổ chức hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết; phổ biến,

Trang 19

quán triệt thông qua sinh hoạt của các tổ chức đảng và các tổ chức mà đảng viêntham gia; ban hành sách, ấn phẩm thông tin chuyên đề, trang thông tin nội bộ…

để phổ biến nghị quyết; phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng:truyền hình, hệ thống phát thanh cơ sở, báo, tạp chí…; tổ chức các cuộc thi tìmhiểu về nghị quyết qua đó quán triệt nghị quyết

Phương tiện của hoạt động quán triệt nghị quyết của Đảng: Phương tiện

phải ngày càng hiện đại hóa để chuyển tải một cách nhanh nhất tinh thần của nghịquyết đến đối tượng Đặc biệt, sách, tài liệu liên quan đến nghị quyết phải cungcấp đầy đủ

Tuyên truyền miệng của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên, cộng tác viên dưluận xã hội; hệ thống trường, lớp giáo dục lý luận chính trị; sinh hoạt của các tổchức đảng và các tổ chức mà đảng viên tham gia; các phương tiện thông tin đạichúng; các thiết chế văn hóa, văn nghệ

Đặc điểm của công tác quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên huyện Ba Vì

Một là, quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba

Vì trong điều kiện Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì có bề dày truyền thống cách mạng trong kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới:

Huyện Ba Vì được hình thành từ 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện,thuộc vùng đất "địa linh nhân kiệt" Mảnh đất, con người với truyền thống quýbáu là nền tảng tinh thần to lớn, tạo điều kiện để nhân dân 3 huyện sớm đi theocon đường cách mạng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đồng bằng có "VậtLại oai hùng, Đồng Tâm anh dũng", đồng bào Mường - Dao ở miền núi hoànthành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn khu đầu não kháng chiến của tỉnh SơnTây Năm 1954, hòa bình lập lại, Đảng bộ, nhân dân 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt,Tùng Thiện chung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, xâydựng chủ nghĩa xã hội, với nhiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp Nhữngnăm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, nhân dân 3 huyệnhăng hái thi đua thực hiện các phong trào "Tay cày, tay súng", "Tay búa, tay súng"

Trang 20

sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, tăng cường chi viện cho tiền tuyến vì miền Nam ruộtthịt góp phần cùng cả dân tộc giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,thống nhất đất nước.

Bước vào công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển huyện Ba Vì, cán bộ

và nhân dân trong huyện ra sức thi đua đạt những thành tựu mới trong xây dựngĐảng bộ, chính quyền và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh; kinh tế - xã hộiphát triển bền vững Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc vàcác đoàn thể nhân dân thường xuyên được củng cố, tăng cường, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Đảng bộ huyện đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trungương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; quántriệt và triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh, diện mạo nông thôn, miền núi ngàycàng khởi sắc, đời sống nông dân được nâng cao

Với bề dày truyền thống cách mạng trong kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa

xã hội, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Ba Vì đã vinh

dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân ngày 20/8/1978; 19/31 xã, thị trấn và lực lượng công an huyệnđược phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 430

bà mẹ được phong tặng danh hiệu "Mẹ Việt Nam Anh hùng"; 29.400 huân, huychương các hạng được trao tặng

Chính bề dày truyền thống cách mạng trong kháng chiến, xây dựng chủnghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới của Đảng bộ

và nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì là tiền đề thuận lợi, là một đặc điểm cơ bảntrong công tác quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên trong toàn huyện

Hai là, công tác quán triệt được tiến hành trên địa bàn một huyện miền núi rất rộng (425 km 2 ), lớn nhất Thủ đô Hà Nội, kinh tế còn nhiều khó khăn, xa trung tâm thành phố, có nhiều dân tộc sinh sống:

Mặc dù thuộc địa phận của thành phố Hà Nội, nhưng những đặc điểm về tựnhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quántriệt nghị quyết Đảng cho đảng viên Địa bàn rộng, chia cắt với nhiều địa hình, sự

Trang 21

phát triển không đồng đều giữa các xã dẫn đến không ít khó khăn trong triển khaiquán triệt nghị quyết Đảng cho đảng viên, đặc biệt đối với những xã xa trung tâm,điều kiện đi lại còn khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quán triệt nghịquyết còn thiếu thốn

Ba là, Đảng bộ huyện Ba Vì có nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng; đội ngũ đảng viên đông, bao gồm nhiều đối tượng, độ tuổi, sự rèn luyện, trải nghiệm qua thực tiễn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị không đều:

Đảng bộ huyện Ba Vì có nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng Tính đến tháng

12 năm 2014 toàn huyện hiện có 85 tổ chức cơ cở đảng (trong đó 31 đảng bộ xã, thịtrấn; 14 đảng bộ và 40 chi bộ khối cơ quan, doanh nghiệp); với 523 chi bộ Đảng Sốlượng đảng viên đông 13.155 đảng viên, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau:

Hiện nay có 626 đảng viên được tặng Huy hiệu từ 30 tuổi Đảng trở lên;Đảng viên đương chức và đang làm việc: 9.140 đồng chí; Đảng viên nghỉ hưu,mất sức: 2.224 đồng chí; Đảng viên nông thôn: 4.314 đồng chí; Đảng viên miễnsinh hoạt: 1.755 đồng chí; Đảng viên người dân tộc: 1.274 đồng chí

Về trình độ chuyên môn của đảng viên: THPT có 6.569 đồng chí; Côngnhân kỹ thuật: 545 đồng chí; Trung cấp: 1.968 đồng chí; Cao đẳng: 1.370 đồngchí; Đại học: 2.638 đồng chí; Thạc sĩ: 65 đồng chí

Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị: 1.034 đồng chí; Cao cấpchính trị: 109 đồng chí

Về độ tuổi của đảng viên: Độ tuổi từ 18 - 30: có 2.248 đồng chí; Độ tuổi từ31- 40: có 3.152 đồng chí; Độ tuổi từ 41- 50: có 2.290 đồng chí; Độ tuổi từ 51-60: có 2.326 đồng chí; Độ tuổi 61 trở lên có: 3.139 đồng chí [10, tr.14,15]

Bốn là, đội ngũ BCV, tuyên truyền viên khá đông nhưng trình độ không đều, chất lượng một số BCV còn hạn chế:

Những năm qua, Ban tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường

vụ Huyện ủy xây dựng được đội ngũ BCV đảm bảo về số lượng và chất lượng

Trang 22

Hiện nay, BCV cấp huyện có 27 đồng chí được kiện toàn hàng năm, chủ yếu làđội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cấp huyện, giảng viên Trung tâm Bồidưỡng chính trị huyện, các Ban Đảng và Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn trên địabàn huyện Trong đó về trình độ học vấn có 23/27 đồng chí có trình độ chuyênmôn là Đại học, 12/27 đồng chí có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị,15/27 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, 04/27 đồng chí có trình độchuyên môn là Trung cấp 01 đồng chí Trưởng Ban tuyên giáo, 02 đồng chí là PhóBan tuyên giáo, 02 đồng chí là chuyên viên Ban tuyên giáo, 06 đồng chí là trưởng,phó các ban, ngành và 16 đồng chí là Bí thư Đảng ủy cơ sở.

Tổng số đội ngũ BCV, tuyên truyền viên cơ sở trên địa bàn huyện có 624đồng chí (BCV là 31 đồng chí, tuyên truyền viên là 593 đồng chí) Về trình độchuyên môn: 115/624 đồng chí có trình độ Đại học (18,4%), 107/624 đồng chí cótrình độ Cao đẳng (17,1%), 142/624 (22,8%) đồng chí có trình độ Trung cấp; Về

lý luận chính trị: 16/624 (2,6%) đồng chí có trình độ Cao cấp lý luận, 186/624(29,8%) đồng chí có trình độ Trung cấp lý luận, 59/624 (9,5%) đồng chí có trình

độ Sơ cấp lý luận [10, tr.16]

Với sự tổ chức hoạt động toàn diện trên địa bàn huyện, lực lượng đội ngũBCV, tuyên truyền viên đã thực sự phát huy vai trò của mình trong việc triển khaicác nghị quyết của Trung ương, của Thành phố, của Huyện ủy; góp phần nângcao chất lượng quán triệt nghị quyết trên địa bàn Đặc biệt đội ngũ BCV, tuyêntruyền viên đông đảo sẽ đảm bảo cho công tác triển khai và phát động các phongtrào, các cuộc vận động, các chuyên đề học tập… cổ vũ, thúc đẩy các tầng lớpnhân dân trong huyện tích cực, hăng hái tham gia giải quyết những nhiệm vụchính trị của Trung ương và địa phương Tuy nhiên trình độ, kiến thức chuyênmôn, kỹ năng của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên huyện Ba Vì còn nhiều hạn chếnên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quán triệt nghị quyết của Đảng chođảng viên

Vai trò công tác quán triệt nghị quyết

Trang 23

Một là, góp phần đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống:

Nghị quyết các cấp của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố hàngđầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cả nước cũng như từng địaphương Tùy theo phạm vi và tính chất, nghị quyết của Đảng xác định rõ mụctiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của mỗi thời kỳ cách mạng và trên từnglĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảngtrên phạm vi cả nước hay ở từng địa phương Đặc biệt, trong đời sống xã hội hiệnnay, nghị quyết Đảng ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn của mình trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước đi lên CNXH

Nghị quyết các cấp của Đảng được xây dựng xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụcủa cách mạng trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, dựa trên những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn cách mạng ViệtNam cũng như của từng địa phương Gần tám thập kỷ qua, lịch sử cách mạng ViệtNam đã khẳng định những giá trị to lớn của các nghị quyết Đảng - nhân tố hàngđầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Mặc dù nghị quyết củaĐảng có vai trò rất quan trọng, song cũng không thể nào trở thành hiện thực, đi vàocuộc sống nếu không được quán triệt trong toàn Đảng và quần chúng nhân dân

Quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì giúpcho đảng viên nhận thức sâu sắc, thống nhất cao, hiểu thấu đáo, có cơ sở khoa họcđối với các nghị quyết của Đảng Trên cơ sở đó củng cố niềm tin cho đội ngũđảng viên và sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Từ đó, nâng cao ý chí quyết tâm, đề cao tinhthần trách nhiệm, phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên đi đầu trongthực hiện nghị quyết; tích cực tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thựchiện tốt các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, biến nghị quyết củaĐảng thành hiện thực trong cuộc sống, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc chonhân dân

Thực tiễn cho chúng ta thấy rất rõ rằng, ở nơi nào, địa phương nào làm tốtviệc quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên, thì ở nơi đó, địa phương đó mọi

Trang 24

nghị quyết của Đảng đều được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đời sống củanhân dân ngày càng được cải thiện, các tệ nạn xã hội giảm dần Và ngược lại.

Hai là, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng:

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra và rènluyện, là người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta liêntiếp giành được những thắng lợi vĩ đại từ ngày Đảng ra đời đến nay Năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã được lịch sử khẳng định là kết quả của quátrình không ngừng xây dựng, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh là thiết thực,quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, xây dựng Đảng càng có ý nghĩa quantrọng và cấp thiết Đảng ta đã xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng và phát triển văn hóa là nền tảngtinh thần của xã hội Chỉ có như vậy mới bảo đảm hoàn thành thắng lợi hai nhiệm

vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Góp phần khẳng định công tác “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”,chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của việc quán triệt nghị quyết Đảngtrong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức Bởi vì, quán triệtnghị quyết trong xây dựng Đảng là một quá trình thống nhất giữa các mặt xâydựng chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó vừa có vị trí quan trọng không thểthiếu, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của Đảng

Đường lối chính trị đúng là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng, là gốc rễ mọithắng lợi của cách mạng Nghị quyết Đảng vạch ra đường lối chính trị đúng thìmới có thể tăng cường được vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn kết và tranh thủ được

sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, phát triển được lực lượng cách mạng lớnmạnh, đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên

Thông qua việc quán triệt nghị quyết của Đảng, đội ngũ đảng viên ngàycàng thấu hiểu hơn nghị quyết, kiên định hơn với vai trò lãnh đạo của Đảng đốivới toàn xã hội, lập trường giai cấp ngày càng được củng cố Trên cơ sở quán triệt

Trang 25

nghị quyết các cấp của Đảng, từ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, đảngviên tích cực tham gia vào việc xây dựng nghị quyết của tổ chức đảng cấp mình.Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ

ở địa phương, đơn vị Được tôi luyện trong quá trình thực hiện nghị quyết, đội ngũđảng viên ngày càng trưởng thành về lập trường, quan điểm, phẩm chất đạo đức,lối sống và công tác Số và chất lượng đảng viên ngày càng được nâng cao Qua

đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở

Ba là, nâng cao nhận thức chính trị - tư tưởng, bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đảng viên:

Nghị quyết Đảng được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tình hình thực tiễn của đất nước, địaphương, cơ sở Chính vì vậy, việc quán triệt nghị quyết Đảng giúp chođảng viên nhận thức sâu sắc về hệ thống lý luận Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, về quan điểm của Đảng để hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học, củng cố lập trường, niềm tin vào Đảng, vào con đường

đi lên của đất nước

Quán triệt nghị quyết của Đảng góp phần củng cố và nâng cao bảnlĩnh chính trị cho đảng viên, làm cho đội ngũ đảng viên có khả năng “miễndịch” trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và trong nước,trước những luận điệu, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thùđịch thông qua “diễn biến hòa bình”; đề phòng và khắc phục “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa”

Hiện nay, tham nhũng và tệ nạn xã hội là những vấn đề đã và đanggây ra nhiều tiêu cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Thực tế chothấy, không ít đảng viên đã sa ngã, biến chất và không ít người phạm tội,nhiều người phải lĩnh án chung thân, tử hình vì tham nhũng Quán triệtnghị quyết góp phần củng cố và nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức chođảng viên, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, thamnhũng và các tệ nạn trong xã hội, góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng và

cơ quan nhà nước

Trang 26

Thông qua cụ thể hóa nghị quyết Đảng, tính sáng tạo của đảng viên sẽđược phát huy, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thựctrong cuộc sống.

Bốn là, quán triệt nghị quyết của Đảng góp phần quan trọng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch:

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểutrung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.Đảng là lãnh tụ chính trị, hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị ở Việt Nam.Đảng lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng việc đề rađường lối chính trị, chủ trương và các chính sách lớn, bằng công tác tổ chức,công tác tư tưởng và công tác kiểm tra, bằng tinh thần trách nhiệm và hànhđộng gương mẫu của đảng viên Chính từ tầm quan trọng ấy mà các thế lực thùđịch, bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại luôn tìm mọi cách chống đối, phá hoại vaitrò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta, phá hoạiđường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng

Quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vìlàm cho mọi đảng viên nhận thức sâu sắc, thống nhất, đầy đủ mọi đường lối,quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng đối với cả nước và địa phương, giữvững lập trường quan điểm giai cấp, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức lối sống, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, đề cao tinh thầncảnh giác cách mạng; chủ động, tích cức đấu tranh chống lại các quan điểm saitrái, phản động, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

* Quan niệm về chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng

bộ huyện Ba Vì

Chất lượng là một phạm trù được sử dụng rộng dãi trong đời sống vàhoạt động xã hội Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực có cách tiếp cận và quanniệm khác nhau về phạm trù “chất lượng” Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà

Trang 27

xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1999: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc” [65, tr.331]

Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Vì vậy, chất lượng của mỗi sựvật, hiện tượng phải là tổng hợp chất lượng của các bộ phận, các yếu tố cấuthành sự vật, hiện tượng đó Mặt khác, trong đời sống xã hội, khi xem xét các sựvật, hiện tượng phải đặt trong mối quan hệ với nhu cầu đời sống xã hội Nếu sựvật, hiện tượng đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội thì sự vật, hiệntượng đó được coi là có giá trị, có chất lượng

Tuy nhiên, để đánh giá và hiểu đúng chất lượng, từ đó tìm ra cách để đạtđược chất lượng trong mọi hoạt động thì không đơn giản, nhất là trong lĩnh vựchoạt động của công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, quán triệt nghị quyếtcủa Đảng nói riêng Bởi vì, đây là những lĩnh vực hoạt động trừu tượng liên quanđến tư tưởng, tình cảm và lý trí của con người, phải thông qua tư duy của conngười mới dẫn đến hành động, mà hoạt động thực tiễn của con người lại là kết quảtổng hợp của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Vì vậy, hiểu cho đúng về chấtlượng công tác giáo dục lý luận chính trị cũng như quán triệt nghị quyết của Đảng

là rất khó, phải cân nhắc, xem xét, đánh giá tác động của nó một cách toàn diện

Quán triệt nghị quyết của Đảng là lĩnh vực hoạt động tương đối trừu tượng

và rất khó khi đánh giá chất lượng, đó là một thực tế, nhưng nếu kết hợp nhiềuyếu tố vẫn có thể đánh giá được chất lượng

Theo đó, bước đầu có thể quan niệm: “Chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì là tổng hòa giá trị của các yếu tố, các bộ phận hợp thành hoạt động quán triệt, được tạo lên bởi phẩm chất, năng lực của chủ thể và các lực lượng tham gia quán triệt, thông qua các nội dung, hình thức, phương pháp quán triệt, được biểu hiện tập trung ở kết quả quán triệt nghị quyết cho đảng viên”.

* Những yếu tố quy định chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên

ở Đảng bộ huyện Ba Vì

Trang 28

Một là, Phẩm chất, năng lực của chủ thể và các lực lượng tham gia quán triệt (Bao gồm các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng có liên quan, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên…):

Phải đảm bảo các yêu cầu về lập trường tư tưởng chính trị; năng lực thựctiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc; uy tín trong Đảng, trong nhân dân; tư duyđổi mới, sáng tạo, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý có hiệu quả những vấn đề mớiphát sinh; đoàn kết, quy tụ được đội ngũ cán bộ; phong cách công tác khoa học,dân chủ, sâu sát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; minh bạch, công tâm,khách quan trong công tác cán bộ; khả năng phát hiện và sử dụng người có đức,

có tài; không tham ô, tham nhũng, tiêu cực; phản bác các luận điệu xuyên tạc,phản động, trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhànước; có thái độ khắc phục, sửa chữa khuyết điểm nghiêm túc, kịp thời

Bên cạnh đó chủ thể và các lực lượng tham gia quán triệt cần phải biết gợi

mở, giải đáp, trao đổi những vấn đề mới, vấn đề khó và những vấn đề kinh tế - xãhội, quốc phòng - an ninh… mang tính nhạy cảm mà cán bộ, đảng viên và quầnchúng nhân dân quan tâm Phải là người biết xâu chuỗi, phân tích, so sánh, chọnlọc thông tin, đem đến cho đối tượng tiếp thu lượng thông tin đủ độ, có thông tin

“đắt giá” và đáng tin cậy Cần nhạy bén, lắng nghe, quan sát để điều chỉnh thôngtin, phương pháp, cách thức truyền đạt trước các thông tin phản hồi, biểu lộ thái

độ, tình cảm và sự chia sẻ với đối tượng tiếp thu

Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện quán triệt:

Về nội dung, hình thức cần biên soạn và cung cấp đề cương giới thiệu,thông tin một cách hệ thống, đảm bảo thống nhất về nhận thức trong cán bộ, đảngviên đối với những vấn đề cốt lõi, trọng tâm đặt ra trong từng chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng

Cần coi trọng việc xây dựng đề cương giới thiệu Nghị quyết; biên soạn vàcung cấp đề cương giới thiệu, thông tin một cách hệ thống và khoa học, đảm bảothống nhất về nhận thức trong cán bộ, đảng viên đối với những vấn đề cốt lõi,trọng tâm đặt ra trong từng chỉ thị, nghị quyết của Đảng Trong đó quan tâm việckhái quát những vấn đề chung của Trung ương, của thành phố và huyện Chútrọng khâu quán triệt theo hướng đề cập thẳng vào những vấn đề cốt lõi, cơ bản,

Trang 29

tập trung vào những vấn đề mới của nghị quyết, trong đó cần bổ sung cứ liệu, dữliệu có tính thực tiễn, tính thời sự Bên cạnh đó thông tin liên hệ về tình hình địaphương, cơ sở, cơ quan đơn vị gắn với nghị quyết để tạo nguồn cảm hứng, thuyếtphục người nghe Đây cũng là cơ sở rất quan trọng để đề ra chương trình, kếhoạch thực hiện nghị quyết sát hợp với thực tiễn từng cơ quan, đơn vị.

Về phương pháp tuyên truyền cần linh hoạt, đa dạng, tùy từng đối tượng cụthể để đề ra phương pháp quán triệt phù hợp Tuy nhiên cần dành thời gian thỏađáng cho phần thảo luận, nêu và giải đáp thắc mắc, trao đổi thống nhất các giảipháp để thực hiện tốt nghị quyết Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tronggiới thiệu nghị quyết, tạo hiệu ứng nghe - nhìn trực quan, làm tăng tính hấp dẫncho người nghe, giúp người nghe tiếp thu tốt hơn và có điều kiện ghi chép nhữngnội dung cơ bản, cần thiết mà báo cáo viên nhấn mạnh, phân tích, liên hệ

Phương tiện quán triệt đòi hỏi các tài liệu thông tin tuyên truyền, văn bảnchỉ thị, nghị quyết cần được trang bị đầy đủ, kịp thời, đồng thời đảm bảo tính địnhhướng thông tin tới đối tượng được quán triệt Chuẩn bị về địa điểm, hội trường,

âm thanh, hình ảnh phải đảm bảo cho việc triển khai quán triệt nghị quyết

Ba là, phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên:

Đội ngũ đảng viên phải có trình độ, năng lực, có văn hóa làm việc khoa học,

hiệu quả, có bản lĩnh vững vàng Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa

cá nhân, nói đi đôi với làm Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; chống tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không

đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén lợi ích cho bản thân và giađình Giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và phát huy tính tiền phong,gương mẫu của người đảng viên; Trung thực thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết,thống nhất trong Đảng; quan hệ gắn bó, mật thiết với nhân dân, tôn trọng và pháthuy quyền làm chủ của nhân dân Có lối sống trong sáng, lành mạnh, tôn trọng,lắng nghe ý kiến của người khác; đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái,làm mất đoàn kết nội bộ, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Trang 30

Bốn là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Huyện ủy và các cơ quan chức năng liên quan:

Thành ủy, Huyện ủy và các cơ quan chức năng liên quan cần tăng cườngcông tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiệnnghiêm túc các nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai công tác quántriệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng; tạo điều kiện bảo đảm cho việc tổ chứcquán triệt nghị quyết ở các đơn vị, địa phương đạt kết quả cao Chỉ đạo các cơquan thông tấn, báo chí của thành phố và địa phương xây dựng kế hoạch, chươngtrình tuyên truyền nghị quyết của Đảng bằng nhiều hình thức thích hợp, phổ biếnsâu rộng tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới của nghị quyết đếnđảng viên Thường xuyên thông tin phản ánh các hoạt động nghiên cứu, triển khaithực hiện quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng

* Tiêu chí đánh giá chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của chủ thể và các lực lượng tham gia quán triệt:

Từ nhiều năm nay, hầu hết việc quán triệt nghị quyết ở các nơi là do đội

ngũ BCV cấp trên đảm nhiệm Năm 2008, khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số

169- KL/BCT về phát huy vai trò của cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ trong việc tổchức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, công tác này mới thực sự cóbước chuyển mới Theo Kết luận 169, mục tiêu của việc quán triệt nghị quyết làphải thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, tạo

sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, do đó bí thư cấp uỷphải là người trực tiếp quán triệt, triển khai nghị quyết đến cán bộ, đảng viên

Các cấp ủy và đội ngũ báo cáo viên phải là người am hiểu sâu sắc nhữngvấn đề nêu trong nghị quyết, nắm vững tình hình thực tiễn của địa phương, cơ sở

Có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục; đấtnước, con người Việt Nam; địa phương, truyền thống; tình hình thế giới Đồngthời, chủ động, tích cực học tập, rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ

Trang 31

chuyên môn nghiệp vụ để có thể nhạy bén, nắm bắt được xu hướng phát triển,nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề kịp thời.

Có trình độ lý luận chính trị, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin và khả năng vận dụng vào thực tiễn Nắm vững tư tưởng Hồ ChíMinh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước Có năng lực độc lập nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, khả năng nắmbắt, hướng dẫn dư luận xã hội, phát hiện, lý giải những khuynh hướng tư tưởngphát sinh trong đời sống xã hội và trong các tầng lớp dân cư khác nhau, có khảnăng dự báo tình hình và tính sáng tạo trong công tác

Bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng và lợi ích dân tộc; cóniềm tin sâu sắc, kiên định về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tuyệt đốitrung thành với Đảng, với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, nói và làm theođúng nghị quyết của Đảng

Có đạo đức và lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, tôn trọng tập thể,trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn và quyết đoán, có sức quy tụ và đoàn kết mọingười; có trách nhiệm cao trong công tác, nói đi đôi với làm; biết phát hiện, cổ vũcái mới, kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, lạchậu Cán bộ làm công tác tuyên giáo phải là người đi đầu trong việc học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Gần gũi quần chúng, sát cơ sở; gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân; đốivới những việc có liên quan tới lợi ích của quốc gia, dân tộc, tới cương lĩnh,đường lối và nguyên tắc của Đảng, phải có thái độ rõ ràng, không chủ quan phiếndiện; có lòng nhiệt tình, cống hiến không tính toán, có tinh thần trách nhiệm cao,tận tụy với công việc, không dao động trước khó khăn, thử thách

Có kỹ năng nói và viết tốt, có khả năng ứng xử, đối thoại với đối tượng, thuhút, thuyết phục người nghe tin và làm theo nghị quyết

Hai là, sự phù hợp, sát thực, phong phú của các nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện quán triệt:

Trang 32

Nội dung của nghị quyết ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quán triệt nghịquyết Nghị quyết ra đời nhằm giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn trongcuộc sống nên nội dung nghị quyết càng sát thực, chính xác bao nhiêu thì tính hấpdẫn của nó càng lớn bấy nhiêu

Để quán triệt nghị quyết của Đảng có chất lượng và hiệu quả, phải tạo sựhứng thú học tập nghị quyết của đảng viên Có như vậy người học mới thực sựhiểu biết sâu sắc nội dung của nghị quyết

Quán triệt nghị quyết giúp đảng viên nắm được đường lối quan điểm, chủtrương của Đảng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng –

an ninh, đối ngoại , từ đó vận dụng vào địa phương mình để xây dựng chươngtrình hành động cách mạng Học tập nghị quyết, hiểu biết đường lối, chính sáchcủa Đảng giúp cho đảng viên biết tổng kết thực tiễn, khái quát rừ thực tiễn để ápdụng đường lối, chính sách hiệu quả hơn Đồng thời, tìm ra mô hình, bước đi,cách thức thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với tìnhhình thực tiễn ở địa phương, đơn vị

Nghị quyết ra đời nhằm giải quyết vấn đề lý luận, thực tiễn trong cuộcsống; hình thức và phương pháp quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viêncàng thiết thực bao nhiêu thì tính hấp dẫn của nó càng lớn bấy nhiêu Công tácquán triệt nghị quyết của Đảng được nâng cao về tính hiệu quả khi hình thức,phương pháp chuyển tải của nó đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với điều kiện,đặc điểm của đối tượng

Hình thức quán triệt nghị quyết là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng quán triệt nghị quyết Quán triệt nghị quyết có thể thực hiện dưới nhiềuhình thức, tùy vào mục đích yêu cầu, thời gian, điều kiện, phương tiện ở mỗi địaphương, cơ quan, đơn vị mà các hình thức quán triệt nghị quyết được tiến hành.Quán triệt nghị quyết chủ yếu được thông qua bốn kênh: Tổ chức các lớp học nghịquyết; thông qua phương tiện truyền thông; sinh hoạt của các cấp ủy chi bộ; sinhhoạt của các tổ chức quần chúng mà đảng viên tham gia

Phương pháp quán triệt nghị quyết của Đảng chính là cách thức được BCV

sử dụng để truyền đạt nghị quyết Tuy nhiên phương pháp quán triệt nghị quyết

Trang 33

phải đảm bảo tính sinh động, được đổi mới thường xuyên, tăng cường sự tươngtác thì mới tăng cường được sự hấp dẫn với đối tượng, phù hợp với đối tượng.

Phương tiện quán triệt nghị quyết là cái dùng để đạt được mục đích củaviệc quán triệt nghị quyết Nói đến phương tiện quán triệt nghị quyết có thể kểđến: tài liệu, màn hình, máy chiếu, máy vi tính, mạng internet, hội trường, âmthanh, ánh sáng… của đơn vị tổ chức quán triệt nghị quyết Việc sử dụng phươngtiện phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ của BCV truyền đạt nghị quyết, vào

sự chuẩn bị của cơ quan đơn vị tổ chức học tập nghị quyết Chẳng hạn, tài liệuphục vụ học tập thiếu, âm thanh quá lớn hoặc quá nhỏ cũng ảnh hưởng xấu đếnchất lượng truyền đạt nghị quyết; lạm dụng trình chiếu trong khi quán triệt nghịquyết cũng làm cho người học phân tán tư tưởng… Tóm lại, khi sử dụng phươngtiện nào trong quá trình quán triệt nghị quyết đều phải lựa chọn, cân nhắc mới cóhiệu quả

Ba là, kết quả quán triệt nghị quyết cho đảng viên:

Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng quán triệt nghị quyết củaĐảng, bởi vì mục tiêu trước mắt và lâu dài công tác quán triệt nghị quyết củaĐảng cho đảng viên là làm cho đảng viên nhận thức sâu sắc, thống nhất đối vớiđường lối, chủ trương, quan điểm mà Đảng đưa ra trong các nghị quyết Trên

cơ sở đó củng cố lập trường quan điểm giai cấp, nâng cao phẩm chất, bản lĩnhchính trị, đạo đức lối sống của người đảng viên, đề cao tinh thần trách nhiệm; tíchcực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợimọi nghị quyết ở địa phương trên cương vị chức trách của mình

Vì vậy đánh giá chất lượng quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên ởĐảng bộ huyện Ba Vì, một tiêu chí hết sức quan trọng là phải căn cứ vào kết quảquán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên

Kết quả đó được thể hiện ở qua quán triệt nghị quyết của Đảng, nhận thứccủa đảng viên đối với các nội dung trong nghị quyết đến đâu, nông hay sâu, sâusắc hay chưa sâu sắc, có thông suốt và thống nhất với những đường lối, quanđiểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mà Đảng đưa ra trong các nghị quyếtkhông; lập trường, quan điểm, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức của đảng viên cóđược củng cố và nâng cao không; lòng tin vào Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp

Trang 34

cách mạng, vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

ra sao Vấn đề mấu chốt hết sức quan trọng là đảng viên có tích cực thực hiện vàtuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết các cấp củaĐảng ở địa phương, đơn vị hay không; nghị quyết của Đảng có biến thành hiệnthực trong cuộc sống không hay chỉ dừng lại trên giấy

Đây là tiêu chí xét đến cùng đánh giá chất lượng quán triệt nghị quyết củaĐảng cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

1.2.1 Thực trạng chất lượng quán triệt nghị quyết cho đảng viên

Trong những năm qua, bên cạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo pháttriển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, công tác quán triệt nghịquyết của Đảng cho đảng viên luôn được Đảng bộ huyện Ba Vì quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả

* Những thành tựu

Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực của chủ thể và các lực lượng tham gia quán triệt đã có những chuyển biến, tiến bộ:

Sau khi tiếp thu nghị quyết của BCH Trung ương, nghị quyết, chỉ thị của

BCT, Ban Bí thư (gọi chung là nghị quyết của Trung ương), nghị quyết của Ban

Thường vụ Thành ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Tuyêngiáo Huyện ủy đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì xây dựng kếhoạch học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủchốt và BCV cấp huyện; đồng thời, hướng dẫn các cơ sở đảng, các chi, đảng bộtrực thuộc xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyếtcho đảng viên trong Đảng bộ

Qua kết quả khảo sát nhận thức của đảng viên về tầm quan trọng của việchọc nghị quyết cho thấy: Có 292/486 (chiếm 60%) ý kiến đảng viên cho rằng họctập nghị quyết là rất quan trọng chiếm tỷ lệ rất cao; có 160/486 (chiếm 33%) ý kiến

Trang 35

cho rằng học tập nghị quyết là quan trọng; có 34/486 (chiếm 7%) ý kiến đảng viên

cho rằng học tập nghị quyết là bình thường chiếm tỷ lệ rất thấp (xem phụ lục 8)

Việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết thường được

tổ chức dưới hình thức tập trung (mở các lớp, hội nghị quán triệt…) và gắn vớiviệc thảo luận chương trình, đề án thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên vàcùng cấp

Theo báo cáo của các xã - thị trấn và chi, đảng bộ trực thuộc thì tỷ lệ đảngviên tham gia học tập nghị quyết thường đạt tỷ lệ cao (85-95%), nhiều cơ sở đã cónhiều cách làm sáng tạo, nên thu hút được sự tham gia của nhiều người, hàng năm

có tới 11.594 người tham gia sinh hoạt, học tập nghị quyết của Đảng [10, tr.9]

Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết ở các tổ chức cơ sở đảng trênđịa bàn huyện đã dần đi vào nền nếp Chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ

đã từng bước được nâng cao, ngày càng thể hiện rõ tính lãnh đạo, giáo dục vàchiến đấu Sinh hoạt quán triệt nghị quyết của Đảng của các tổ chức chính quyền,đoàn thể mà đảng viên tham gia cũng ngày một cải tiến Các phương tiện thôngtin đại chúng của huyện và cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần quantrọng vào việc quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên và nhân dân Việctriển khai nghị quyết được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả, do đó nhiều nghị quyết

đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực củađời sống xã hội Nổi bật trong thời gian gần đây là việc triển khai chủ trương dồnđiền, đổi thửa Xác định đây là công việc phức tạp, liên quan đến quyền lợi củanhiều hộ nông dân nên phải làm tốt công tác quán triệt các chủ trương có liênquan, trước hết là quán triệt tới từng tổ chức cơ sở đảng, từng đảng viên nhằm tạo

sự thông suốt về tư tưởng, sau đó thường trực cấp uỷ trực tiếp họp với từng thôn,xóm, triển khai phương án đến từng hộ dân để nhân dân bàn bạc, thảo luận, thốngnhất phương án thực hiện

Nhờ có sự đồng thuận trong đảng viên và các tầng lớp nhân dân nên sauhơn một năm triển khai, 29/31 xã, thị trấn của huyện đã hoàn thành công tác dồnđiền, đổi thửa Trên cơ sở đề án xây dựng nông thôn mới cũng như tình hình thực

tế của huyện, BCH Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã ban hành chương trình số

02-CTr/HU ngày 12/12/2011 “về việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn,

Trang 36

từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015” và chương trình

số 03-Ctr/HU ngày 12/12/2011 “về phát triển Kinh tế giai đoạn 2011 - 2015”.

Mặc dù thời gian chưa dài, song đến nay 100% các xã, thị trấn đã nghiêm túc triểnkhai các chương trình của Huyện ủy, bước đầu đạt kết quả tốt như: phát triển 16làng nghề, giải quyết việc làm cho trên 5 ngàn lao động, phát triển tiểu thủ côngnghiệp; công tác dồn điền, đổi thửa đến tháng 6/2015 đã dồn được4.511,4ha/4.652ha đạt 97,7% so với chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố giao và đãđạt 76,12% so với diện tích theo phương án đã phê duyệt Sau dồn điền đổi thửa,nhân dân đã tổ chức gieo cấy vụ xuân đảm bảo diện tích và thời vụ

Chất lượng đội ngũ BCV ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng đượcyêu cầu công tác quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảng viên Ban Thường vụHuyện ủy phân công BCV là các đồng chí có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn đitập huấn về trực tiếp triển khai nghị quyết Các BCV đã tích cực cải tiến phươngpháp trình bày nội dung nghị quyết theo hướng tập trung vào những vấn đề cơ bản

và mới của nghị quyết; đồng thời có liên hệ tình hình địa phương, đặc biệt là tráchnhiệm của cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết Một sốBCV mạnh dạn ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trình chiếu hỗ trợ chobài giảng, làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người học, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình triển khai nghị quyết của Đảng

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu về sự đánh giá của đảng viên về BCV ởcác lớp học nghị quyết do Đảng bộ huyện tổ chức cho thấy: Có 153/486 (chiếm tỷ

lệ 31,5%) ý kiến cho rằng, chất lượng BCV rất tốt; có 305/486 (chiếm tỷ lệ62,8%) ý kiến cho rằng, chất lượng BCV tốt; có 24/486 (chiếm tỷ lệ 4.9%) ý kiếncho rằng, chất lượng BCV rất khá; có 5/486 (chiếm tỷ lệ 0,8%) ý kiến cho rằng,

chất lượng BCV trung bình (xem phụ lục 9).

Từ khi đồng chí bí thư cấp uỷ là người trực tiếp quán triệt nghị quyết đãkhắc phục được hạn chế về thiếu tính thực tiễn gắn với địa phương của các bàigiảng do đội ngũ BCV cấp trên đảm nhiệm Đến nay toàn huyện đã có khoảng52% bí thư cấp uỷ đảm trách tốt việc truyền đạt nghị quyết Để giúp các đồng chí

bí thư cấp uỷ nâng cao khả năng truyền đạt, hàng năm, Ban tuyên giáo Huyện ủy

Trang 37

đều tổ chức tập huấn về phương pháp truyền giảng nghị quyết cho các đồng chí bíthư, phó bí thư cấp uỷ.

Trước mỗi đợt quán triệt nghị quyết, căn cứ vào tình hình của huyện, Bantuyên giáo Huyện ủy soạn thảo đề cương tuyên truyền nghị quyết theo nguyên tắcbám sát mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương,của Thành ủy, đồng thời vận dụng để xây dựng những mục tiêu, giải pháp phùhợp với thực tiễn ở địa phương, chỉ rõ những việc cấp uỷ các cấp cần phải làm đểđưa nghị quyết vào cuộc sống Đề cương được các đồng chí trong Ban thường vụHuyện ủy duyệt và chuyển trước từ 10 đến 15 ngày để cơ sở nghiên cứu, xâydựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp

Trong quá trình các đơn vị triển khai nghị quyết, Ban tuyên giáo Huyện ủyđều phân công cán bộ theo dõi cùng đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách xã kịp thờirút kinh nghiệm cho các kỳ quán triệt lần sau Nhờ đó, đội ngũ BCV tham giatruyền đạt các nghị quyết của Đảng đều nắm rõ những quan điểm về đổi mới cáchthức, phương pháp truyền đạt, từng bước hình thành phương pháp truyền đạt đảmbảo ngắn gọn, đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi, nhất là những vấn đề đang được dưluận xã hội quan tâm, chú trọng lồng ghép tình hình thực tế địa phương, cơ sở

Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện quán triệt đã từng bước được đổi mới, ngày càng phù hợp, sát thực và phong phú:

Quán triệt nghị quyết của Đảng không chỉ là việc tuyên truyền, phổ biếnnhững quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng để đảng viên hiểu

và vận dụng vào thực tiễn mà còn cung cấp những thông tin mới, kịp thời, trựctiếp và nhanh chóng về tình hình thế giới, sự phát triển khoa học và công nghệ,những vấn đề bức xúc của thực tiễn trong nước Qua đó, trang bị cho đảng viênnhững nhận thức mới về chính trị, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị củaĐảng đang đặt ra; gắn nhận thức với chương trình, kế hoạch, biện pháp thực hiện

cụ thể, tạo ra phong trào cách mạng rộng khắp trong cả nước, đưa nghị quyết vàocuộc sống một cách tích cực, có hiệu quả Đồng thời, qua học tập nghị quyết củaĐảng giúp cho nhận thức của đảng viên ngang tầm với tình hình nhiệm vụ mới, từ

đó tăng niềm tin, xây dựng, củng cố bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm thựchiện thắng lợi đường lối đổi mới Quá trình quán triệt nghị quyết cũng là quá trình

Trang 38

làm rõ cơ sở hình thành, sự kế thừa và phát triển của nghị quyết Đảng, gắn vớinhững vấn đề thực tiễn của địa phương Đặc biệt, nội dung quán triệt nghị quyết

đã chú trọng vào việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, giải quyếtnhững vấn đề đặt ra ở địa phương, cơ sở mà nhân dân quan tâm

Kết quả điều tra cho thấy việc học tập và tổ chức thực hiện nghị quyếtĐảng đã có sự cải tiến, cụ thể: Có 38,4% ý kiến cho rằng, có cải tiến nhiều; 50,4%

ý kiến cho rằng đã cải tiến một phần (xem phụ lục 10).

Qua học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đã đến được vớicác đảng viên Một lần nữa, giá trị lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh được khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củacách mạng Việt Nam

Các điều kiện phục vụ công tác quán triệt nghị quyết của Đảng cho đảngviên được chú trọng đầu tư, đổi mới, tăng cường tính thiết thực, hiệu quả Côngtác tổ chức, quản lý, phục vụ các lớp học tập nghị quyết được các cấp ủy đảngchuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện cho đảng viên tham gia học tập đủ về số lượng vàđảm bảo về chất lượng Kết quả đảng viên trong các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộctham gia học tập các nghị quyết của Đảng đều đạt từ 90 - 95% Qua học tập, đảngviên nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ban hành nghịquyết, củng cố lập trường, quan điểm chính trị đúng đắn khi xem xét và giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn đang đặt ra

Bên cạnh đó, việc triển khai nghị quyết đều có kết hợp lồng ghép với lịchphát sóng trong chương trình thông tin thời sự của huyện để giúp đảng viên nắm

rõ tình hình và chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, góp phầnđịnh hướng dư luận xã hội, kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản độngcủa các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng Với cáchlàm này, việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết ở các tổ chức cơ sở đảng trênđịa bàn huyện Ba Vì đã dần đi vào nền nếp; việc triển khai nghị quyết được tiếnhành nghiêm túc, hiệu quả; nhiều nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 39

Công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức truyền đạt và xây dựng các

đề án, chương trình hành động được Huyện ủy và các cấp ủy đảng cơ sở quan tâmthường xuyên Do đó, những “tồn đọng” trong việc tổ chức triển khai học tập,quán triệt các nghị quyết của cấp trên so với trước đã giảm đi nhiều

Hầu hết các cơ sở đảng đều có hội trường sạch, đẹp, được các cấp ủy đảng

và chính quyền đầu tư đầy đủ phương tiện, hệ thống âm thanh chất lượng tốt, đảmbảo cho việc quán triệt nghị quyết của Đảng một cách thuận lợi nhất Riêng cáclớp học nghị quyết của Đảng bộ huyện được tổ chức ở hội trường của Huyện ủyrất trang trọng, hiện đại, rộng rãi, không có tiếng ồn… những yếu tố đó đều đãgóp phần mang lại hứng thú học tập cho đảng viên

Việc xây dựng chương trình hành động sau triển khai học tập nghị quyết của Đảng ngày càng thiết thực, gắn sát với tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị Trong mỗi đợt học tập nghị quyết, việc tổ chức thảo luận góp phần làm

cho mỗi đảng viên có cơ hội bày tỏ quan điểm về nghị quyết, cũng như đưa ranhững khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng chương trình hành động thựchiện nghị quyết của đơn vị, địa phương mình Đây là điều kiện để đảng viên nângcao nhận thức và năng lực tư duy của mình

Khảo sát ý kiến của đảng viên về việc xây dựng chương trình hành độngcủa đơn vị, địa phương mình sau khi học tập nghị quyết, kết quả được thể hiện:

Có 337/486 (69,3%) ý kiến cho rằng chương trình hành động thực hiện nghị quyết

ở cơ sở đã gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chiếm tỷ lệ cao nhất Điều đóchứng tỏ trong quá trình học tập nghị quyết, đảng viên không chỉ hiểu biết về nộidung nghị quyết mà còn có suy nghĩ, có liên hệ, so sánh, đối chiếu với nhiệm vụchính trị của cơ quan, đơn vị Trên cơ sở đó mỗi đơn vị, cá nhân vận dụng, xâydựng chương trình hành động phù hợp với yêu cầu của nghị quyết, đáp ứng mụctiêu, nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn

Ngoài ra còn 20,0% đảng viên cho rằng chương trình hành động cụ thể, dễtriển khai thực hiện Những số liệu đó cũng nói lên sự hiểu biết về nghị quyết và

Trang 40

khả năng đánh giá của đảng viên về tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết ở địaphương, đơn vị

Ba là, công tác quán triệt nghị quyết cho đảng viên ở Đảng bộ huyện Ba Vì

đã đạt được kết quả khá tốt:

Nhận thức của đảng viên đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đã có những chuyển biến và được nâng lên một bước. Qua quá trình quántriệt nghị quyết, mỗi đảng viên đều có nhận thức sâu sắc về những chủ trương,chính sách của Đảng Từ sự hiểu biết ấy, giúp cho đảng viên ngày càng tin tưởngvào con đường đi lên CNXH, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong thời kỳ mới

Nó đã biến thành động lực, bản lĩnh, niềm tin chính trị vững vàng trong nhữngngười chiến sỹ cộng sản Quán triệt nghị quyết của Đảng làm cho đảng viên vữngvàng, kiên định vào mục tiêu, lý tưởng chính trị, vào con đường đổi mới do Đảngkhởi xướng

Trình độ, năng lực tư duy lý luận, tư duy chính trị của đội ngũ đảng viên ngày một nâng lên Quán triệt nghị quyết của Đảng làm cho đảng viên hiểu sâu

sắc lý luận Mác-Lênin, về lý luận cách mạng và liên hệ với thực tiễn, nó góp phầnvào nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận chính trị của tổ chức đảng và đảngviên Hiện nay, việc nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận cho tổ chức đảng

và đảng viên là điều kiện chủ yếu để tổ chức đảng và đảng viên nâng cao khảnăng nhìn nhận, đánh giá, phân tích tình hình thực tiễn, dự báo xu thế phát triểntrong tương lai

Bản lĩnh, niềm tin chính trị của đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững chắc và được củng cố Bản lĩnh chính trị của người đảng viên được hình thành trên cơ sở

nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh với bản chất cách mạng và khoa học của nó Bản lĩnh và niềm tinchính trị ấy thể hiện ở sự gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩmchất đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; chống chủnghĩa cá nhân; không làm những việc trái với quy định của Đảng, xa lạ với bảnchất của người đảng viên cộng sản, không tham nhũng, làm ăn phi pháp; kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trongĐảng và trong xã hội; kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ,

Ngày đăng: 14/12/2016, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w