1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện ba vì, thành phố hà nội hiện nay

95 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Xây dựng nền QPTD củng cố, giữ vững thế trận QPTD gắn liền thế trận ANND trên địa bàn thành phố Hà Nội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, khó khăn và phức tạp của Đảng, Nhà nước nói chung và của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Thủ đô Hà Nội

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là một trong hai nhiệm vụchiến lược của cách mạng Việt Nam Xây dựng nền QPTD củng cố, giữ vữngthế trận QPTD gắn liền thế trận ANND trên địa bàn thành phố Hà Nội là nhiệm

vụ cực kỳ quan trọng, khó khăn và phức tạp của Đảng, Nhà nước nói chung vàcủa Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng, nhằm đập tanmọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với trung tâmchính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị,TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Thủ đô Hà Nội

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tìnhhình mới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban

hành Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới”.

Trong đó nhận định: “Giáo dục quốc phòng, an ninh là một bộ phận của nềngiáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng và an ninh

là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội…” Đặc biệt từ sau khi

có Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 thì công tác giáo dục, bồidưỡng và phổ biến KTQP&AN đã trở thành nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thườngxuyên và cấp thiết Chính vì vậy công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN giữ

vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,đòi hỏi phải được thường xuyên xây dựng và củng cố vững chắc

Đội ngũ cán bộ thuộc diện đối tượng 4 của huyện Ba Vì là một bộ phậntrong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta; là lực lượng giữ vị trí, vai tròquan trọng tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả trong việc nghiên cứu,quán triệt và thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở địa phương, cơ sở Để bảo đảmcho đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ tất yếu phải tổ chức bồidưỡng KTQP&AN theo luật định

Trang 2

Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 ở huyện Ba Vì đã được tổ chức thực hiện khá chặt chẽ, nghiêm túc và

bước đầu có hiệu quả Tuy nhiên, công tác này vẫn bộc lộ những hạn chế, bất

cập nhất định cần được khắc phục, tháo gỡ Đáng chú ý là nhận thức, tráchnhiệm và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quanchức năng của huyện Ba Vì và của chính đối tượng 4 trên địa bàn còn có nhữnghạn chế nhất định; quá trình thực hiện có thời điểm chưa phù hợp, chưa chặtchẽ, thiếu đồng bộ ở các cấp; việc đổi mới nội dung, hình thức, phương phápbồi dưỡng chưa thường xuyên và thiếu mạnh mẽ; kết quả thực hiện nhiệm vụQP&AN của địa phương, cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán

bộ thuộc diện đối tượng 4 có nơi chưa cao vv

Hiện nay, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội

và huyện Ba Vì có nhiều diễn biễn phức tạp; nhiệm vụ chính trị của huyện

Ba Vì đã có sự phát triển so với trước, do đó nhiệm vụ xây dựng nềnQPTD, nền ANND ngay từ địa phương, cơ sở cũng phải thay đổi phù hợpvới đặc điểm, tình hình của địa phương Mặt khác, để không ngừng nângcao nhận thức và năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, bảo vệ vững chắc địa bàn trong tình hìnhmới đòi hỏi cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện ba Vì, thành phố Hà Nội

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội hiện nay.” làm đề tài luận văn Đây là vấn đề cơ bản cấp

thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho

Trang 3

vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng;chỉ thị, quy định của Nhà nước; các tài liệu phục vụ học tập chính trị, tuyêntruyền; đồng thời đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ khácnhau Xét trên góc độ khoa học chính trị, nội dung này đã có nhiều côngtrình khoa học, đề tài, luận văn, luận án… nghiên cứu, đề cập với nhữngphương diện và đối tượng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện, nhiệm vụ

cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị Trong đó tiêu biểu như:

* Nhóm công trình khoa học bàn về công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP &AN cho các đối tượng

Lê Minh Vụ, chủ nhiệm đề tài đề khoa học cấp Nhà nước, Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia, Hà Nội (2006) Tác

giả đã phân tích làm rõ quan niệm về quốc phòng, về GDQP; vị trí vai tròcủa công tác GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia và sự phát triển tư duy

lý luận của Đảng về quốc phòng, đồng thời khẳng định phải đổi mới toàndiện về nhận thức, hành động, nội dung, chương trình, phương pháp giáodục, hình thức tổ chức và cách thức đánh giá kết quả; cơ chế quản lý, điềuhành đối với người dạy, người học, điều kiện đảm bảo, chế độ chính sáchtrong GDQP Đề tài cũng chỉ rõ đổi mới GDQP phải đáp ứng yêu cầu đồng

bộ và thống nhất, phù hợp với các bậc học, ngành học và đem lại hiệu quảthiết thực Đồng thời, đề tài xác định những cơ sở lý luận và thực tiễn, đánhgiá thực trạng và rút ra bốn kinh nghiệm, dự báo những nhân tố tác động ảnhhưởng tích cực và tiêu cực, xu hướng vận động của công tác GDQP trongnhững năm tới; xác định rõ ba quan điểm và sáu giải pháp cơ bản trong đổimới GDQP của nước ta đến năm 2020

Một số luận văn khoa học chính trị như: Đàm Quốc Việt, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bôn chủ chốt cấp quận, huyện của Quân khu Thủ Đô hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quân sự (2006); Lê Bá Thiệu, Bồi dưỡng KTQP&AN cho chức sắc, chức

Trang 4

việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc

sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2011); Vũ Đức Hạnh, Bồi dưỡng KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính

trị (2015) Bên cạnh đó còn có các bài báo được đăng trên Tạp chí Quốcphòng toàn dân: Trần Ngọc Hải (2017), “Đồng Nai thực hiện công tác giáodục quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo”, Tạp chíQPTD, số 2-2017; Nguyễn Quang cường (2017), “Quân khu 3 thực hiện tốtcông tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới”, Tạp chíQPTD, số 3-2017; Lê Hồng Vân (2017), “Thành phố Việt Trì Thực hiện tốtcông tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc quốc phòng và anninh”, Tạp chí QPTD, số 4-2017; Nguyễn Bá Xuân (2018), “Huyện DuyTiên tập trung nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh”, Tạpchí QPTD, số 4-2018…

Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy, các công trình trên đã đi sâu luậngiải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổbiến KTQP&AN dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục,bồi dưỡng KTQP&AN; làm rõ bản chất và tầm quan trọng của công tác giáodục, bồi dưỡng KTQP&AN đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước

và các đoàn thể chính trị trong giai đoạn hiện nay Chỉ rõ đặc điểm, vai trò,những vấn đề có tính nguyên tắc đối với công tác GDQP&AN cho các đốitượng bảo đảm phù hợp với từng địa phương theo đúng quy định; đánh giáđúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm GDQP&AN Đồng thời dự báonhững nhân tố tác động, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giảipháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục bồi dưỡng KTQP&ANtrong những năm tiếp theo Đây là những tài liệu quan trọng, để tác giả

Trang 5

* Nhóm công trình khoa học bàn về chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng

Nguyễn Văn Bạo, chủ nhiệm đề tài khoa học chính trị, Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2 hiện nay tại Học viện Chính trị, Hà Nội (2012) Đề tài đi

sâu nghiên cứu làm rõ quan niệm về vị trí, vai trò của bồi dưỡngKTQP&AN, đặc điểm của đối tượng 2 Bồi dưỡng KTQP&AN tại Học việnChính trị, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sựphát triển tư duy của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, bồi dưỡngKTQP&AN Đặc biệt đề tài đã chỉ rõ các yếu tố tác động chủ yếu đến chấtlượng bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị hiện nay;đồng thời đánh giá đúng thực trạng, nhất là những bất cập trong công tác bồidưỡng KTQP&AN tại Học viện; chỉ rõ năm ưu điểm, ba hạn chế còn tồn tại

và nguyên nhân dẫn đến chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 2 hiện nay Trên cơ sở đó dự báo chuẩn xác những đặc điểm tình hình,

đề xuất sáu giải pháp cơ bản, thiết thực nâng cao chất lượng bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị trong giai đoạn tiếp theo

Phạm Gia Cư, chủ nhiệm đề tài khoa học chính trị, Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn

Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị, Hà Nội (2010) Tác giả đã luận giải làm

rõ vị trí, vai trò của đối tượng sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP&ANtrong giai đoạn hiện nay Từ đặc điểm và những yếu tố quy định, tác động đếnchất lượng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên hiện nay đề tài chỉ ranhững yêu cầu, vấn đề có tính nguyên tắc và kinh nghiệm quan trọng trong quátrình giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn

Hà Nội Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên hiệnnay chưa thực sự hiệu quả, đề tài đã đề cập sáu giải pháp có tính đột phá nhằm

Trang 6

nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên; trong đó tậptrung làm rõ giải pháp “Đổi mới nội dung chương trình, đa dạng hoá các hìnhthức, biện pháp giáo dục quốc phòng cho sinh viên” [11, tr.85] Vì đối tượngsinh viên rất năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thích hành động nhưng dễ nảnchí, khó tiếp thu, chuyển biến nhận thức nếu công tác giáo dục QP&AN cònnặng về lý luận chính trị cũng như hành chính hóa công tác giáo dục.

Liên quan trực tiếp đến luận văn của tác giả còn có những công trình

khoa học như: Nguyễn Huy Hoàng, Chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2009); Chau Chắc, Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho chức sắc tôn giáo trên địa bàn An Giang hiện nay (2015), Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị; Võ Văn Nhiệm, Chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở Trường quân sự Quân khu 9 hiện nay, Luận

văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2016); Kiều Đăng Khôi,

chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2017)

… Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo khoa học đã được công bố đề cập đếnvấn đề GDQP và bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng như: Đặng VănHọc (2015), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trườngquân sự tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí QPTD, số 8-2015; Phạm Thanh Hải (2015),

“Chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trường quân sự Bộ tư lệnh Thủ

đô Hà Nội”, Tạp chí QPTD, số 11-2015; Phùng Văn Thiết (2016), “Đào tạogiảng viên giáo dục QP&AN hiện nay”, Tạp chí QPTD, số 1-2016; NguyễnĐức Hiệp (2016), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng KTQP&AN cho cán bộ chủchốt cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí QPTD, số 9-2016;Lương Văn Kiểm (2017), “Tỉnh Nam Định nâng cao chất lượng công tác bồi

Trang 7

(2018), “Trường Quân sự Quân khu 9 nâng cao chất lượng công tác giáo dục,bồi dưỡng KTQP&AN”, Tạp chí QPTD, số 2-2018;…

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình khoa học trên đều đisâu nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về chất lượng và nâng cao chấtlượng công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN cho cán bộ các cấp ở các

bộ, ban, ngành Trung ương, các sở, ngành của các tỉnh, thành phố; cán bộ,đảng viên các quận, huyện, xã (thị trấn) ở các quân khu và học sinh, sinhviên cả nước Nội dung chủ yếu là làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm công tácgiáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN gắn với từng đối tượng ở từng địa phương,

cơ quan, đơn vị; đồng thời đưa ra tiêu chí đánh giá và những vấn đề có tínhnguyên tắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN cho các đốitượng Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo nhữngnhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ đảng viên,bảo đảm cho đội ngũ cán bộ này có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,kiến thức và năng lực quản lý nhà nước về QP&AN ở địa phương Đây lànhững tài liệu quan trọng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để tác giả cóthể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình thực hiện đề tàiluận văn của mình

Tóm lại, các công trình, bài báo khoa học nêu trên, đã bàn khá toàn diện vềcông tác giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng,trong đó có đối tượng 4 Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiêncứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về chất lượng công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay dưới

góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy, “chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” là đề tài có hướng nghiên cứu độc lập,

không trùng lắp với các công trình khoa học đã được nhiệm thu và công bố

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượngcông tác bồi dưỡng KTQP&AN và đề xuất những giải pháp nâng cao chấtlượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thànhphố Hà Nội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN,chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng côngtác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộinhững năm qua

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&ANcho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong những tiếp theo

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN chođối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Các tư liệu, số liệu phục vụcho việc nghiên cứu được giới hạn chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2017

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa trên hệ thống quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Trang 9

quân đội, xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân, về giáo dục QP&AN vàbồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng trong hệ thống chính trị.

* Cơ sở thực tiễn

Thực trạng chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ởhuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; tài liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của các xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị trên địabàn huyện Ba Vì; các tư liệu, số liệu do tác giả trực tiếp tiến hành điều tra, khảo sát

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sửdụng cả phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành,chú trọng các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, sosánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học, giúp Đảng uỷ, Ủy bannhân dân huyện Ba Vì và các cơ quan, đơn vị cơ sở trên địa bàn huyện trong lãnhđạo, chỉ đạo, tiến hành nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN chođối tượng 4 hiện nay Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu, giảng dạy về bồi dưỡng KTQP&AN trong trường quân sự củaBTLTĐ Hà Nội, các quân khu và trường quân sự các tỉnh, thành phố khác

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 4 Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và

an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

1.1.1 Đối tượng 4 và công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

* Khái quát về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Huyện Ba Vì là một trong 17 huyện của thành phố Hà Nội Thực hiện Nghị

quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập vào Thủ đô Hà Nội (tháng 8 năm2008) Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc, cửa ngõ nối liền thành phố Hà Nộivới các tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, có địa hình bán sơn địa với diện tích tự nhiên

là 424 km² lớn nhất Thủ đô Hà Nội, dân số toàn huyện khoảng 293 nghìn người

Có rừng quốc gia Ba Vì với diện tích 10.814 ha, là vùng đất địa linh, nhân kiệt,

có truyền thống văn hoá lâu đời với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêngbiệt được tạo nên bởi 15 dân tộc, trong đó 3 dân tộc có số lượng người đông hơn

là Kinh, Mường, Dao, và 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lànhvới số lượng khoảng 3540 tín đồ Hiện nay, huyện Ba Vì được tổ chức thành 31đơn vị hành chính cấp xã (30 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã miền núi); 214

đơn vị hành chính cấp thôn với các tổ chức chính trị, xã hội tương ứng ở mỗi cấp.

Trên địa bàn huyện có nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội của nhà nước và cácdoanh nghiệp hoạt động bao gồm: 01 trường cao đẳng dạy nghề, 16 đơn vị lựclượng vũ trang, 07 trung tâm bảo trợ xã hội của Trung ương và thành phố Hà Nội,

08 trường trung học phổ thông, 109 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,

01 trung tâm giáo dục thường xuyên và nhiều khu di tích lịch sử cấp quốc gia trên

Trang 11

đảng, 499 chi bộ đảng với tổng số đảng viên là 14.091 đảng viên [Phụ lục 7].

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND thànhphố Hà Nội, huyện Ba Vì đã có sự phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực:chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng và năng lựcsản xuất ngày càng được tăng cường, từ năm 2012 đến nay, tốc độ tăngtrưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 13.5%, tổng sản phẩm trong huyện bìnhquân hàng năm ước đạt 23.795 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 35triệu đồng [33, tr.2] Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, 100% số xã cóđường ô tô được trải nhựa hoặc bê tông tới trung tâm xã và đến hầu hết các thôn;tất cả các xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia và mạng bưu chính viễn thông;

hệ thống trường học, trạm y tế được xây dựng cơ bản, kiên cố; đa phần số thôn,bản có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt công đồng Văn hóa xã hội phát triển, đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, bộ mặt đôthị, nông thôn từng bước được đổi mới QP&AN ngày càng được củng cố vàtăng cường góp phần giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn huyện

Tuy nhiên, tình hình KT-XH của huyện Ba Vì đang đứng trước nhiềukhó khăn thách thức Tốc độ phát triển kinh tế giữa các khu vực trong huyệnchưa đồng đều, vững chắc; cơ cấu kinh tế còn thiếu hợp lý, kết cấu hạ tầngKT-XH chưa đồng bộ Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là vùngthuần nông, vùng 7 xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt trongnhững năm gần đây trên địa bàn huyện còn xảy ra điểm nóng do khiếu kiệnviệc đền bù dẫn đến cản trở hoạt động nhà máy xử lý rác thải của thành phố

Hà Nội đặt tại xã Tản Lĩnh Tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm vàcác hủ tục mê tín, dị đoan vẫn còn diễn ra, có chiều hướng gia tăng; một sốloại hình tôn giáo lạ không được pháp luật Việt Nam công nhận nhưng vẫnngang nhiên hoặc lén lút hoạt động như tà đạo Hồ Chí Minh, tà đạo Hội thánhđức chúa trời Mẹ… Hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụngvấn đề dân tộc, tôn giáo, những khó khăn về đời sống kinh tế, trình độ dân trí

Trang 12

thấp của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi vànhững sai sót của chính quyền cơ sở cấp xã, cấp thôn để kích động, chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc, hòng gây mất ổn định chính trị ở địa phương.

Mặt khác, nhiệm vụ QP&AN trong thời kỳ mới đang đặt ra yêu cầu cao

do phải chịu nhiều tác động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải

có sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và hoạt động của LLVTĐP; kết hợpphát triển KT-XH với tăng cường, củng cố QP&AN, xây dựng và hoạt độngcủa khu vực phòng thủ cấp huyện Từ những đặc điểm trên cho thấy số lượngđối tượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì phải bồi dưỡng KTQP&AN hàng năm làrất lớn và phức tạp, đồng thời cũng luôn đặt ra những yêu cầu cao về phẩmchất, năng lực, KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở địaphương nhằm góp phần ổn định tình hình về QP&AN trên địa bàn huyện nóiriêng cũng như trên toàn thành phố Hà Nội nói chung

* Đối tượng 4 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Theo Hướng dẫn số 90/HD-HĐGDQPAN, ngày 31/05/2016 của Hộiđồng giáo dục QP&AN Trung ương về danh mục đối tượng bồi dưỡngKTQP&AN thì đối tượng 4 bồi dưỡng KTQP&AN ở huyện Ba Vì thành phố

Hà Nội hiện nay gồm:

Chuyên viên không thuộc đối tượng 2, 3, viên chức các phòng, ban,ngành, đoàn thể và đại biểu Hội đồng nhân dân, UBND huyện không thuộc đốitượng 2, 3; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trườngtiểu học, trường mầm non, giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học

cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế trên địa bàn huyện và các chức danh tương đương thuộc cơquan tổ chức của thành phố Hà Nội có trụ sở trên địa bàn huyện Công chức cán

bộ không chuyên trách cấp xã, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ; Trưởng thôn, bản, Tổtrưởng tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (gọi chung là cấp thôn) Chủ nhiệm,

Trang 13

Phó Chủ nhiệm hợp tác xã thuộc xã; Trưởng các đoàn thể cấp thôn Đại biểu hộiđồng nhân dân cấp xã và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [32, tr.5,6].

Đối tượng 4 ở huyện Ba Vì là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ củaĐảng và Nhà nước ta, là lực lượng chính giữ vai trò quan trọng trong việctrực tiếp quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác QP&AN ở cơ sở Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ họ là lực lượng tích cực tham mưu, đề xuấtnhiều nội dung và giải pháp quan trọng về công tác QP&AN, trực tiếp giúpcho cấp uỷ và chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ QP&AN ở địa phương, cơ sở Bên cạnh việc cố gắng, nỗ lực hoànthành nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách, họ còn là lực lượng quan trọngphát huy tốt năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tácQS,QPĐP góp phần giữ vững và ổn định tình hình ANCT ngay từ cơ sở

* Quan niệm công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Bồi dưỡng là “làm cho khỏe thêm,mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [49, tr.8]; còn theo từ điển Tiếng Việt

(2008), Bồi dưỡng là “sự vun trồng, nuôi dưỡng” [50, tr.6] Trong công tác cán bộ, bồi dưỡng còn được hiểu theo nghĩa là hoạt động trang bị, bổ túc thêm

tri thức, kinh nghiệm, xây dựng những phẩm chất nhân cách để người cán bộ

được đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội

Luật Giáo dục QP&AN năm 2013 chỉ rõ: Kiến thức QP&AN bao gồm

“Hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về QP&AN; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và

kỹ năng quân sự” [43, tr.7]

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ là bồi

dưỡng những kiến thức về quốc phòng, an ninh; những vấn đề về kinh tế, vănhoá, xã hội; những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 14

về đối nội, đối ngoại có liên quan đến quốc phòng, an ninh Đó là những đơn

vị kiến thức cơ bản giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nâng caonhận thức, trách nhiệm và hành động trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụgắn với quốc phòng, an ninh góp phần giữ vững hoà bình, ổn định của đấtnước làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địchbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Công tác bồi dưỡng KTQP&AN là tổng thể các hoạt động có tổ chức,

có mục đích, với những nội dung, hình thức, biện pháp của chủ thể để trang

bị, bổ sung phát triển và hoàn thiện kiến thức về quân sự, quốc phòng, an ninhnhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụcủa đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong thời kỳ mới

Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là tổng thể các

hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tham mưu, hướng dẫn, bảođảm của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp; công tác giảngdạy, truyền thụ KTQP&AN của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyềnviên và sự lĩnh hội, chuyển hóa tích cực những kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm của đối tượng 4 trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ gắn vớiQP&AN góp phần giữ vững ổn định tình hình mọi mặt của huyện Ba Vì,thành phố Hà Nội

Từ quan niệm trên có thể chỉ ra:

Mục đích công tác bồi dưỡng: nhằm không ngừng nâng cao năng lực

lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; công tác quản lý, điều hành của chínhquyền; tham mưu, tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng ở địaphương cơ sở và năng lực lĩnh hội, chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm thành hành động thực tiễn của đội ngũ cán bộ đối tượng 4 về nhiệm

vụ QP&AN gắn với cương vị công tác; phát huy vai trò của đối tượng 4

Trang 15

bảo vệ địa phương, cơ sở vững mạnh góp phần xây dựng và bảo vệ vữngchắc Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.

Chủ thể công tác bồi dưỡng: cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức

năng của huyện bao gồm: Cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên môn củahuyện (Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Huyện ủy Ba Vì), của xã; Hội đồnggiáo dục QP&AN cấp huyện, cấp xã (thị trấn); Trung tâm Bồi dưỡng chính trịcủa huyện Ba Vì; Đảng uỷ BCHQS huyện Ba Vì; Đảng uỷ Công an huyện BaVì; BCHQS và công an các xã, thị trấn của huyện, các đơn vị đứng chân trênđịa bàn; đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy bồi dưỡngKTQP&AN Trong đó Huyện ủy Ba Vì và Hội đồng GDQP&AN huyện Ba

Vì trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; cơ quan chuyên môn các cấp làmtham mưu, triển khai tổ chức thực hiện

Lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng: các tổ chức trong hệ thống

chính trị ở cấp huyện, cấp xã (thị trấn); đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyêntruyền viên; cán bộ, đảng viên thuộc diện đối tượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì

Nội dung bồi dưỡng: Thực hiện theo Thông tư số 38/2014/TT-BQP,

ngày 30/5/2014 của Bộ Quốc phòng, nội dung bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì gồm: 7 chuyên đề, viết thu hoạch và cơđộng với tổng thời gian bồi dưỡng tập trung là 32 tiết [Phụ lục 4]

Nội dung công tác bồi dưỡng: bao gồm những hoạt động của chủ thể và

lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng như: hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo củacấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong huyện; hoạtđộng tham mưu, hướng dẫn, bảo đảm của cơ quan chức năng các cấp; công tácgiảng dạy, truyền thụ KTQP&AN của đội ngũ sư phạm và khả năng tham gia,lĩnh hội, chuyển hóa tích cực những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của đốitượng 4 trong quá trình bồi dưỡng KTQP&AN ở huyện Ba Vì

Hình thức và phương pháp công tác bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng

KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì được tiến hành theo hình thức mở

Trang 16

các lớp, các khoá bồi dưỡng tập trung theo khối các đơn vị công tác do Hộiđồng GDQP&AN cấp huyện tổ chức gồm: Lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 là cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành cấp huyện, các doanh nghiệptrên địa bàn huyện, địa điểm tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện; Lớpbồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 thuộc cán bộ cấp xã, cấp thôn, địa điểmtại các xã (thị trấn) hoặc cụm các xã BCHQS huyện Ba Vì và Trung tâm Bồidưỡng chính trị huyện Ba Vì phối hợp tổ chức các lớp học theo quy định; họctập thông qua giảng dạy các chuyên đề cơ bản, trao đổi, bổ trợ kiến thức quabăng hình ngay tại lớp học Kết hợp tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của độingũ đối tượng 4 trong quá trình công tác Viết thu hoạch cuối khóa học có đánhgiá xếp loại kết quả học tập, học viên hoàn thành khóa học được cấp ‘‘Giấychứng nhận đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng KTQP&AN ở cơ sở’’

* Đặc điểm công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một là, chủ thể công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của

huyện Ba Vì đa dạng, phong phú, có nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia

Chủ thể giữ vai trò trung tâm có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý công tác

bồi dưỡng KTQP&AN cho cho đối tượng 4 của huyện Ba Vì là cấp ủy, chính

quyền cấp huyện, cấp xã (thị trấn) của huyện Đồng thời, còn có nhiều chủ thểkhác như: đảng ủy, chỉ huy cơ quan quân sự, cơ quan công an huyện, BCHQScấp xã (thị trấn); Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện; Ban Tuyên giáoHuyện ủy, Đài truyền thanh các cấp và các ban, ngành đoàn thể khác trongđịa bàn huyện Chủ thể công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 củahuyện Ba Vì giữ vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4

Lực lượng trực tiếp bồi dưỡng là đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyêntruyền viên của Ban Tuyên giáo huyện ủy; cơ quan quân sự, cơ quan công anhuyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đội ngũ giáo viên tham gia bồi

Trang 17

dưỡng KTQP&AN của huyện đều đã qua đào tạo, hoặc được bồi dưỡng chuyênmôn về công tác QS,QPĐP; đội ngũ này 100% có trình độ đại học và sau đạihọc, nhiều đồng chí đã và đang công tác trong LLVT địa phương [Phụ lục 6].Tuy nhiên, kinh nghiệm và năng lực sư phạm, trình độ của đội ngũ giáo viêntham gia bồi dưỡng KTQP&AN không đồng đều, hầu hết đội ngũ này chưa trảinghiệm qua thực tiễn chiến đấu, trình độ, kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội,pháp luật…còn ở mức độ nhất định Từ đặc điểm này cho thấy chất lượng côngtác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì chịu ảnh hưởngkhông nhỏ từ chủ thể công tác bồi dưỡng liên quan cả về nội dung, hình thức,phương pháp bồi dưỡng Để khắc phục hạn chế, bất cập này yêu cầu đối với cấp

ủy, chính quyền các cấp của huyện phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng caotrình độ, kiến thức, năng lực, trách nhiệm cho các chủ thể công tác bồi dưỡngnhất là đội ngũ giáo viên và triển khai đồng bộ ở các cấp đối với công tác này

Hai là, đối tượng tham gia bồi dưỡng KTQP&AN có số lượng đông, đa

dạng về thành phần, không đồng đều về độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độchuyên môn nghiệp vụ, vừa phải tham gia bồi dưỡng vừa phải thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ thường xuyên ở cơ quan, đơn vị

Đối tượng 4 bồi dưỡng KTQP&AN của huyện Ba Vì chủ yếu là cán bộ,

công chức, cán bộ không chuyên trách của tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành,đoàn thể ở cơ quan huyện, xã (thị trấn), cán bộ chủ trì cấp thôn Hiện nay, số

lượng đối tượng 4 của huyện Ba Vì phải tham gia bồi dưỡng KTQP&AN đông,

tại thời điểm cuối năm 2015 có tổng số 13.461 người, đã được bồi dưỡng 7.398người, chưa bồi dưỡng 6.063 người [Phụ lục 8]; đa dạng về thành phần, tuổi đời,trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không đồng đều Tuy nhiên, trước yêucầu đòi hỏi ngày càng cao nhiệm vụ QS,QP&AN của huyện, yêu cầu về chấtlượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ công chức các cấp nhất là ởtuyến cơ sở thì số lượng cán bộ đối tượng 4 huyện Ba Vì phải bồi dưỡng hàngnăm là rất lớn Mặt khác, đội ngũ học viên là cán bộ công chức vừa phải tham

Trang 18

gia học tập vừa phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của cơ quan,đơn vị cho nên ít nhiều chi phối đến kết quả học tập Từ đặc điểm này, đòi hỏicác chủ thể công tác bồi dưỡng phải có chủ trương, xây dựng kế hoạch bồidưỡng phù hợp, biện pháp thực hiện sát thực tế ở cơ sở, bảo đảm khi mở lớpbồi dưỡng quân số tham gia cao nhất; quá trình mở lớp bồi dưỡng chú trọngcác yếu tố như thời điểm, địa điểm, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tài liệuhọc tập nghiên cứu; có cơ chế chính sách phù hợp mới có thể nâng cao chấtlượng bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của huyện Ba Vì hiện nay.

Ba là, điều kiện bảo đảm cho công tác bồi dưỡng KTQP&AN đã từng

bước được đầu tư, nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập

Những năm gần đây cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho hoạt độngbồi dưỡng KTQP&AN cũng được quan tâm đầu tư, huyện đã chú trọng nângcấp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị với nguồn kinh phí đầu tư ngày càngnhiều; ngoài các trang thiết bị, cơ sở vật chất được cấp trên đầu tư theo quyđịnh thì các xã, cụm các xã đã tích cực, chủ động mua sắm trang thiết bị dạyhọc hiện đại và những vật chất cần thiết khác phục vụ cho giảng dạy và họctập Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng công tácbồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 trong thời gian tới

Trang 19

Tuy nhiên, Ba Vì là huyện ở xa trung tâm, có diện tích lớn nhất và làmột trong những huyện nghèo so với các huyện ngoại thành của Thủ đô HàNội Kinh phí đầu tư phục vụ đi lại, giảng dạy, học tập của cán bộ giảng viên,báo cáo viên và học viên còn eo hẹp; các tài liệu, giáo trình phục vụ cho nghiêncứu giảng dạy, học tập của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, học viên còn ít; cơ

sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng có xã còn chưa bảođảm Đặc biệt một số cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở 07 xã miền núi của huyện,

đa phần là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình còn nghèo, đời sống gặpnhiều khó khăn Mặt khác, do địa bàn rộng, nhiều nơi đi lại khó khăn cho nêndẫn đến một số ít cán bộ ngại đi học hoặc từ chối tham gia các lớp bồi dưỡng.Những đặc điểm cơ bản trên đây đã tác động không nhỏ và ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 ở huyện Ba Vì, đòi hỏi các chủ thể công tác bồi dưỡng cần nắm vững

để xác định rõ quan điểm, nội dung, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp, bảođảm cho hoạt động này đạt kết quả cao

* Vai trò công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN trực tiếp góp phần nâng cao

năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; năng lực quản lý, điều hành củachính quyền và vai trò tham mưu tổ chức thực hiện của cơ quan chức năngcác cấp trong huyện Ba Vì đối với nhiệm vụ QP&AN

Năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, quản lý, điềuhành của chính quyền và vai trò tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên cáclĩnh vực của cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba Vì có ý nghĩa hết sứcquan trọng, quyết định đến sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt của địaphương Công tác bồi dưỡng KTQP&AN là một trong các nhiệm vụ bắt buộc

mà cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba vì phải quantâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc nhằm xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt Chất lượng hoàn thành nhiệm

Trang 20

vụ QP&AN của địa phương (có sự đóng góp của đối tượng 4) là một trongnhững cơ sở để đánh giá, khẳng định năng lực toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý, tham mưu, điều hành… của cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chứcnăng các cấp của huyện đối với nhiệm vụ QS,QPĐP nói riêng và nhiệm vụQP&AN của huyện Ba Vì nói chung Vì vậy, tiến hành tốt công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 là góp phần xây dựng cấp ủy đảng trong sạch vữngmạnh, xây dựng chính quyền, cơ quan chức năng các cấp vững mạnh toàn diện,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP&AN của huyện Ba Vì trong tình hình mới.

Hai là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN trực tiếp góp phần quan trọng

nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QPĐP, góp phần xây dựng nềnQPTD và nền ANND của huyện Ba Vì vững mạnh

Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QPĐP, góp phần xây dựng nền QPTD

và nền ANND vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới vừa là chủtrương, vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, chính quyền và nhândân huyện Ba Vì Trong đó, xây dựng về tiềm lực và lực lượng QP&AN trựctiếp là tiềm lực và lực lượng chính trị tinh thần giữ vai trò quan trọng quyết định,cần phải được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ ở cáccấp, nhất là cấp cơ sở Đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến nhân tố con người,trong khi cán bộ thuộc diện đối tượng 4 là lực lượng quan trọng trong hoạt độnglãnh đạo, chỉ đạo, động viên, huy động mọi nguồn lực ở địa phương Trong tìnhhình hiện nay nếu cán bộ đối tượng 4 không được bồi dưỡng hoặc hạn chế vềKTQP&AN thì sẽ không thể hoàn thành tốt cương vị, chức trách nhiệm vụ củamình, nhất là trong xây dựng nền QPTD, nền ANND; xây dựng thế trận QPTDgắn với thế trận ANND, kết hợp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với củng cốQP&AN Như vậy, công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở địaphương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ nhằm đối phó thắng lợi trước mọitình huống ngay trong từ thời bình ở cơ sở

Ba là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN góp phần nâng cao phẩm chất và

Trang 21

năng lực cho đội ngũ cán bộ đối tượng 4 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựngđịa phương, cơ sở vững mạnh

Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ thuộc diện đối tượng 4không những phải có kiến thức toàn diên về các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật mà phải có những kiến thức cầnthiết về nhiệm vụ QP&AN mới có thể làm tốt công tác tổ chức xây dựng

và quản lý Nhà nước về QP&AN ở địa phương Thông qua hoạt động bồidưỡng KTQP&AN, đội ngũ cán bộ bộ đối tượng 4 được quán triệt sâu sắcnhững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nắmvững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước,nhiệm vụ QP&AN của địa phương; nhận thức rõ hơn về những âm mưuthủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bổ xung thêm những kiếnthức cần thiết về quân sự, về QP&AN làm cơ sở giúp mỗi cán bộ nhậnthức đúng đắn hơn về vai trò và sự cần thiết phải tiến hành công tácQS,QPĐP cơ sở Vì vậy, tiến hành tốt công tác bồi dưỡng KTQP&AN làgóp phần nâng cao phẩm chất mọi mặt, năng lực toàn diện giúp cho đốitượng 4 huyện Ba Vì hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như làmtốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện thựchiện thắng lợi nhiệm vụ QP&AN ở cơ sở trong tình hình mới

Bốn là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN là nhiệm vụ thường

xuyên, liên tục, là một tiêu chí trong xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ

chủ chốt ở địa phương cơ sở

Nghị định của chính phủ đã xác định: “Học tập, bồi dưỡngKTQP&AN là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân.KTQP&AN tương ứng với chức danh cán bộ là một trong các tiêu chuẩn bắtbuộc và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm đối vớingười giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức các cấp, các

Trang 22

ngành” [13, tr.1] Vì vậy, vai trò công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho mọicán bộ nói chung và cán bộ đối tượng 4 nói riêng là rất quan trọng và cầnthiết Một mặt công tác bồi dưỡng KTQP&AN giúp cho đối tượng 4 nângcao trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ công tác chuyên môncũng như thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở cơ quan, đơn vị Mặt khác, trên cơ

sở nâng cao nhận thức, trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ QP&ANhọc viên hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp ‘‘Giấy chứng nhận đã hoàn

thành chương trình bồi dưỡng KTQP&AN ở cơ sở’’ đây là một tiêu chí đápứng các yêu cầu trong công tác cán bộ của Đảng; là cơ sở pháp lý quan trọngđòi hỏi các tổ chức, mỗi cá nhân quán triệt và thực hiện nghiêm túc tiêu chínày trong việc đề bạt, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lýtrong cơ quan, tổ chức ở các cấp, các ngành Do đó chủ thể công tác bồi

dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì phải chỉ đạo tăng cường

rà soát và tổ chức học tập bổ sung cho những cán bộ chưa có điều kiện thamgia bồi dưỡng KTQP&AN theo cương vị chức trách

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

* Quan niệm chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng

4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Chất lượng, theo cách hiểu chung nhất là “cái tạo nên bản chất, giá

trị của một con người, một sự vật, sự việc” [50, tr.189] Theo Đại từ điểntiếng Việt xác định “Chất lượng: 1 Cái làm nên phẩm chất, giá trị của conngười, sự vật; 2 Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với

sự vật kia” [49, tr.331]

Chất lượng bồi dưỡng là phẩm chất, giá trị của con người được bổ sung

phát triển và hoàn thiện trong và sau quá trình bồi dưỡng, làm cho nhận thức và

Trang 23

hành động của người đó thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với những tiêuchuẩn nhất định Khi yêu cầu, cuộc sống thay đổi thì tiếp tục được bồi đắp làmcho những phẩm chất, năng lực đó được tăng thêm để đáp ứng sự đòi hỏi mới.

Chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN là giá trị được tạo nên bởi

năng lực, trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng, chất lượng các khâu, các bướctrong quá trình bồi dưỡng; việc phát huy vai trò của các lực lượng tham gia bồidưỡng và trình độ hiểu biết KTQP&AN của đối tượng được bồi dưỡng; sựchuyển biến về nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực hiện nhiệm vụQP&AN, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN

Từ thực tiễn công tác bồi dưỡng KTQP&AN trên địa bàn thành phố Hà

Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng có thể quan niệm: Chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

là tổng hợp những giá trị được tạo nên bởi năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản

lý, điều hành, tham mưu, hướng dẫn, bảo đảm của cấp ủy đảng, chính quyền

và cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba Vì đối với nhiệm vụ QP&AN;năng lực truyền thụ, lĩnh hội KTQP&AN của đội ngũ sư phạm và người họcthể hiện ở mức độ chuyển biến nhận thức, hành động trong thực hiện nhiệm

vụ QP&AN theo cương vị chức trách của cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ởhuyện Ba Vì

* Những yếu tố quy định chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phong và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một là, trình độ, năng lực của chủ thể công tác bồi dưỡng và lực lượng

tiến hành bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Cùng với đối tượng, chủ thể và lực lượng tiến hành là những nhân tốquan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác bồi dưỡng Trình độ, nănglực của chủ thể và lực lượng tiến hành được biểu hiện thông qua nhận thức,

Trang 24

trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong huyện; thôngqua công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, vai trò tham mưu,phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện của các cơ quan có liên quan

Trong suốt quá trình của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4,năng lực của chủ thể và lực lượng tiến hành luôn tác động không nhỏ, chi phối toàn

bộ hoạt động bồi dưỡng Trước hết là năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việcnghiên cứu, đề xuất chủ trương và các giải pháp lãnh đạo phù hợp bảo đảm cho mọihoạt động bồi dưỡng đúng hướng chính trị ngay từ đầu và suốt quá trình bồi dưỡng.Tiếp theo là vai trò của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng có liên quanchủ động tham mưu, đề xuất và quản lý, điều hành phù hợp về nội dung, chươngtrình, thời gian và phương pháp tổ chức thực hiện trong quá trình bồi dưỡng

Năng lực đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy, cơ quan và cán bộquản lý duy trì nghiêm túc và hiệu quả các chế độ theo quy định cũng chi phốiđến chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN Giáo viên muốn truyền đạt mộtcách có hiệu quả nhất đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong xửtrí các vấn đề về QP&AN Do vậy, đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng,quyết định đến chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Hai là, chất lượng nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp

công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Đây là yếu tố cốt lõi tác động làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm,

khả năng thực hiện nhiệm vụ QP&AN của cán bộ đối tượng 4, có vai trò quantrọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng Chính vì vậy, trên

cơ sở giáo trình chuẩn của Bộ Quốc phòng qui định, sự chỉ đạo của Bộ tư lệnhThủ đô Hà Nội và của hội đồng GDQP&AN huyện thì Trung tâm Bồi dưỡngchính trị huyện căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng khóa học để cấu trúcchương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đảm bảo thiết thực, phù hợp vớiđối tượng 4 Với phương châm bồi dưỡng những gì cơ sở cần, nâng cao nhận

Trang 25

thức, chuyển biến hành động Sự đúng đắn, phù hợp của các yếu tố trên được thểhiện bởi tính khoa học, tính thực tiễn, tính phong phú, tính lôgíc và tính thiếtthực, phù hợp với nhu cầu, trình độ, khả năng nhận thức, chức năng, nhiệm vụ

và chức trách của người học giúp cho học viên dễ tiếp thu và dễ vận dụng Dovậy cần phải cụ thể hoá nội dung, chương trình và vận dụng linh hoạt các hìnhthức, phương pháp booig dưỡng sát với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, kếthợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại, chủ độngkhai thác ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại, thường xuyên cập nhật nhữngthông tin mới, phù hợp vào quá trình bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao

Ba là, chất lượng của đối tượng 4 trong công tác bồi dưỡng kiến thức

quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện Ba Vì

Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, tính tích cực, ý thức tựgiác trong học tập, nghiên cứu là nền tảng ban đầu giữ vai trò quan trọng, lànhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho cán bộ đối tượng 4 Bởi vì, hoạt động giáo dục, đào tạo chỉđạt chất lượng, hiệu quả cao khi các chủ thể và đối tượng cùng nhau hợp tácchuyển quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Hoạt động bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 xét về bản chất là hoạt động giáo dục, do đó nănglực, động cơ, ý thức trách nhiệm của đối tượng được bồi dưỡng luôn là yếu tố hạtnhân, quyết định chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho bản thân họ.Ngoài ra, chất lượng đối tượng 4 huyện Ba Vì cũng ảnh hưởng đến chất lượngcông tác bồi dưỡng KTQP&AN bởi trình độ học vấn, sức khỏe, điều kiện hoàncảnh gia đình, phong tục tập quán… nhất là các xã miềm núi của huyện

Bốn là, chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho công tác bồi

dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4

Chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 là tổng hợp các tố tạo nên, nhưng bao gồm hai yếu tố cơ bản làcon người và vật chất, trong đó con người giữ vai trò quyết định, còn

Trang 26

vật chất đóng vai trò quan trọng Cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm

là yếu tố cơ bản không thể thiếu, trực tiếp tác động ảnh hưởng đến chấtlượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng Việc bảo đảmchất lượng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho bồidưỡng KTQP&AN đối tượng 4 vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm thểhiện sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác này.Bảo đảm tốt cơ sở vật chất, phương tiện sẽ cầu nối giúp cho lực lượngtham gia bồi dưỡng hoàn thành nhiệm vụ được tốt hơn và ngược lại

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Theo từ điển tiếng Việt: “tiêu chí dùng để chỉ tính chất, dấu hiệu,

làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm…” [49, tr.990] Theo đó, chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4 ở huyện Ba Vì so với mục tiêu, tiêu chuẩn đặt ra được xácđịnh bởi một loạt các dấu hiệu, các chỉ số, cả về mặt định tính và địnhlượng Việc xác định các dấu hiệu, chỉ số càng rõ ràng, cụ thể, chi tiếtthì đánh giá kết quả chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN chođối tượng 4 càng chính xác và khoa học Đó là cơ sở để xác định yêucầu, những yếu tố tác động, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm

và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 Vì vậy, đánh giá chất lượng công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì cần dựa trên cáctiêu chí như sau:

Một là, nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của các chủ thể công

tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Chủ thể tiến hành công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4bao gồm: Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp của huyện, Hội đồngGDQP&AN huyện, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và BCHQS các

Trang 27

cấp, đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách, quản lý với các chức năng khácnhau như: lãnh đạo, quản lý điều hành, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra vàtrực tiếp giảng dạy Do đó, đánh giá nhận thức, trách nhiệm, trình độ, nănglực của chủ thể và lực lượng tiến hành bồi dưỡng phải có cách nhìn toàndiện và cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân theo chức trách, nhiệm vụ,quyền hạn sát với thực tiễn Trình độ nhận thức, vai trò, trách nhiệm củachủ thể tiến hành công tác bồi dưỡng KTQP&AN được biểu hiện ở mức độnhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính tất yếu khách quan phải nâng caochất lượng công tác bồi dưỡng; mức độ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chấtlượng, hiệu quả tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ côngtác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp của huyện cần tập trung xem xétđánh giá tiêu chí cụ thể về quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, biện pháplãnh đạo của các cấp ủy đối với nhiệm vụ bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4; việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan có liên quan xây dựng và triểnkhai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác bồi dưỡng hàng năm có phùhợp không; việc phát huy vai trò của cơ quan chức năng các cấp Đối với Hộiđồng GDQP&AN và cơ quan chức năng các cấp cần đánh giá mức độ, hiệuquả công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn và bảo đảm cho việc triển khaithực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng KTQP&AN theo chức năng, nhiệm vụ như:tham mưu về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, bố trí lớp học; xâydựng kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện học tập; kết quả thựchiện triệu tập đối tượng 4 cả về số lượng và chất lượng; tiếp nhận và bố trí nơi

ăn, ở sinh hoạt, học tập, đi lại của giảng viên, học viên trong điều kiện thuậnlợi nhất, quản lý và duy trì học tập theo qui định Đánh giá đội ngũ giáo viêncần toàn diện từ trình độ, nhận thức, trách nhiệm, khả năng quán triệt, nắmvững bản chất cách mạng và cụ thể hoá nội dung các chuyên đề gắn sát vớitình hình địa bàn và định hướng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn công

Trang 28

tác cho người học Chất lượng giáo viên còn thể hiện ở mức độ sử dụng cácphương pháp, phương tiện giảng dạy, truyền thụ KTQP&AN; năng lực quản

lý và đánh giá đối tượng người học, từ đó đặt ra những yêu cầu cao buộcngười học phải tích cực nghiên cứu, vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ

Hai là, mức độ phù hợp của nội dung, chương trình, nội dung, hình thức,

phương pháp công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng KTQP&AN

là những vấn đề cơ bản góp phần quan trọng phản ánh chất lượng công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 Trong đó nội dung chính là yếu tố cốt lõitác động làm chuyển hóa đối tượng được bồi dưỡng; mặt khác nó có ý nghĩaquyết định đến việc sử dụng hình thức, phương pháp và các công cụ phương tiệntrong quá trình bồi dưỡng Khi đánh giá, chương trình, nội dung bồi dưỡngKTQP&AN cần dựa vào một số tiêu chí như: tính khoa học, tính phù hợp, tínhđúng đắn; tính toàn diện, hệ thống; tính cơ bản, hiện đại; tính giáo dục, tính thiếtthực và hiệu quả Vấn đề này được thể hiện ở việc xây dựng chương trình, biênsoạn và giảng dạy bảo đảm tính lôgic, khoa học, phù hợp cho cả đội ngũ sưphạm cũng như người học trong quá trình bồi dưỡng Các chủ đề bồi dưỡng đãđược xác định theo “Thông tư số 38/2014/TT-BQP, ngày 30/5/2014 của BộQuốc phòng”; ngoài ra cần lựa chọn những nội dung kiến thức về QP&AN phùhợp với đối tượng 4 và tình hình địa bàn để bồi dưỡng bảo đảm dễ vận dụngnhưng sát với yêu cầu, nhiệm vụ QP&AN của địa phương, cơ sở

Đánh giá kết quả thực hiện hình thức công tác bồi dưỡng, cần đánh giátoàn diện cả trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác bồidưỡng hàng năm do Hội đồng GDQP&AN các cấp xây dựng bảo đảm tínhkhả thi, phù hợp nhưng vẫn đúng theo quy định; cách thức triệu tập học viên,

tổ chức và duy trì kỷ luật từng lớp học, khoá học Tổ chức các hoạt động bồidưỡng của giáo viên và tự bồi dưỡng của các học viên bảo đảm chặt chẽ,

Trang 29

nghiêm túc, duy trì thực hiện các quy chế, quy định của các buổi học tậptrung và tính tự giác, chủ động tự học của học viên

Phương pháp bồi dưỡng KTQP&AN có vai trò quan trọng, giữachương trình, nội dung, hình thức, phương pháp và đối tượng có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau đó là những nhân tố tạo nên chất lượng công tác bồidưỡng KTQP&AN; trong đó phương pháp bồi dưỡng là tổng hợp nhữngcách thức, biện pháp truyền đạt của giáo viên và tiếp cận lĩnh hội nhữngnội dung bồi dưỡng của học viên Đánh giá chất lượng phương pháp bồidưỡng phải toàn diện, chú trọng vào trình độ, khả năng sử dụng hiệu quảcác phương tiện, phương pháp sư phạm, kết hợp với sử dụng ngôn ngữ, lờinói, cử chỉ của giáo viên trong giảng dạy; kinh nghiệm và khả năng xử lýcác tình huống sư phạm, cách thức phát hiện, lựa chọn, nêu vấn đề và giảiquyết vấn đề; chất lượng hiệu quả lĩnh hội kiến thức của người học vv Chất lượng, hiệu quả sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiệnbồi dưỡng KTQP&AN bao gồm: Tài liệu học tập, nghiên cứu, tham khảo;phương tiện nghe, nhìn, mô hình phục vụ tham quan

Ba là, sự chuyển biến về kiến thức, năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm

và kết quả thực hiện nhiệm vụ QP&AN của đối tượng 4

Đây là tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chất lượng công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 Bởi vì, mục tiêu của công tác bồi dưỡng là

sự chuyển biến tích cực về nhận thức, năng lực, trách nhiệm và khả năng vậndụng hiệu quả kiến thức KTQP&AN vào trong hoạt động thực tiễn của đối tượng

4 theo cương vị, chức trách ngày càng tốt hơn Đánh giá sự chuyển biến về kiếnthức, năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ QP&AN

của đối tượng 4 cần xem xét, đánh giá toàn diện từ kết quả bồi dưỡng tập trung

tại các lớp, các khóa học đến kết quả vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vàothực hiện nhiệm vụ, chức trách thường xuyên hoặc nhiệm vụ trọng tâm về

Trang 30

Khi xem xét, đánh giá sự chuyển biến về kiến thức, năng lực, tráchnhiệm, kinh nghiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ QP&AN của đối tượng 4nhất thiết phải kết hợp đánh giá cả hai vấn đề: chuyển biến về nhận thức vàchuyển biến về hành động; không chỉ đánh giá người học đã hoàn thành haychưa hoàn thành nội dung, chương trình bồi dưỡng theo quy định, kết quảphân loại ở mức độ nào Xem xét, đánh giá lượng kiến thức thực tế mà họcviên tiếp thu, lĩnh hội được từ đội ngũ sư phạm nhiều hay ít; mức độ chuyểnbiến tích cực về thái độ, động cơ, trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật thựchiện các chế độ quy định học tập của người học cao hay thấp và điều quantrọng hơn đó là kết quả vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của người học vàohoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP&AN của địaphương, của cơ quan, đơn vị Tuy nhiên, thành phần đối tượng 4 trên địa bànhuyện phong phú, đa dạng nên khi đánh giá tiêu chí này cần phân theo nhómđối tượng để bảo đảm tính cụ thể, khách quan, khoa học, sát với thực tiễn

Nhóm đối tượng 4 không thuộc diện cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước chủyếu là đảng viên, cán bộ, viên chức của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, đơn vị

sự nghiệp của huyện cần đánh giá vào chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, đềxuất cho cơ quan, đơn vị về công tác xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thựchiện các văn bản pháp luật, quy chế, quy định, cơ chế, chính sách về công tácQP&AN và chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của bản thân đối tượng 4gắn với chất lượng thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở cơ quan, đơn vị đang công tác

Nhóm đối tượng 4 thuộc diện cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước củacác cơ quan, đơn vị trong huyện cần đánh giá theo tiêu chí chất lượng côngtác tham mưu, giúp việc cho cấp trên trong xây dựng, ban hành các văn bản,chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, hướng dẫn, kế hoạch… trên các lĩnh vực hoạtđộng Năng lực quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết,

Trang 31

nhiệm vụ QP&AN Trên cơ sở nhiệm vụ, chức trách được phân công, xemxét, đánh giá năng lực, trách nhiệm và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từngthành viên đạt được mức độ đến đâu

Bốn là, kết quả thực hiện nhiệm vụ QP&AN của địa phương, cơ quan,

đơn vị cơ sở gắn với chức trách, nhiệm vụ của đối tượng 4

Cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở huyện Ba Vì là lực lượng chính, giữ vaitrò quan trọng, trực tiếp quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trươngcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác QP&AN ở cơ sở

Sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ thuộc diện đối tượng 4 là yếu tố góp phầnkhông nhỏ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ QP&AN của mỗi cơ quan, đơn vịnơi họ công tác Do vậy, khi đánh giá chất lượng công tác quân sự QP&AN củamỗi cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện phải kết hợp với đánh giá chất lượngcông tác bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng trong đó có đối tượng 4 gắnvới từng cương vị, chức trách được giao Nội dung đánh giá cần tập trung vàomức độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ QP&AN như: xây dựng và hoạt độngcủa LLVTĐP, xây dựng thế trận QPTD, thế trận ANND; phối hợp, hiệp đồngtrong xây dựng, hoạt động và diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập tác chiếnphòng thủ… xử lý có hiệu quả các tình huống về QP&AN trong phạm vi đảmnhiệm đạt được ở mức độ nào; kết quả xây dựng các yếu tố về lực lượng, tiềmlực, thế trận QP&AN vững mạnh ra sao…

Những tiêu chí trên có vị trí, vai trò khác nhau, là cơ sở để đánh giá chấtlượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, Thành phố

Hà Nội Quá trình tiến hành công tác bồi dưỡng phải thực hiện cả bốn tiêu chínhằm bảo đảm tính khách quan, toàn diện và chính xác

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện

Trang 32

Ba Vì, thành phố Hà Nội

1.2.1 Thực trạng chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

* Ưu điểm

Một là, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, trách nhiệm và năng lực

lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và các cơ quanchức năng các cấp đối với công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4.Đối với cấp uỷ, chính quyền và Hội đồng GDQP&AN các cấp của huyện

“trong những năm qua đã tích cực, chủ động quán triệt đầy đủ và nghiêm túccác các chỉ thị, nghị quyết, thông tư và hướng dẫn các cấp về công tác giáodục, bồi dưỡng và phổ biến KTQP&AN cho các đối tượng” [33, tr.7] cụ thểnhư: Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QP&AN trong tình hình mới;Luật giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13; Nghị định số13/2014/NĐ-CP ngày 25/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện phápthi hành luật GDQP&AN; Thông tư số 24/2014/TT-BQP, ngày 15/5/2014 của

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn

vị thuộc BQP, chỉ huy quân sự Bộ, nghành Trung ương về GDQP&AN, bồidưỡng KTQP&AN trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 38/2014/TT-BQP, ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về ban hànhchương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng KTQP&AN; Chỉ thị07/CT-TU ngày 14/11/2008 của Thành ủy Hà Nội về lãnh đạo thực hiện Chỉthị số 12/CT-TƯ của Bộ Chính trị; các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND,Hội đồng nhân dân, Hội đồng GDQP&AN thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ

đô Hà Nội về GDQP&AN, về bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng nóichung và cho đối tượng 4 nói riêng Trên cơ sở đó, Huyện ủy, UBND, Hộiđồng nhân dân, Hội đồng GDQP&AN huyện, cấp ủy, chính quyền các cấp,các ngành, các cơ sở trong huyện đã “nhận thức đúng đắn vị trí vai trò, tầm

Trang 33

quan trọng, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục, bồi dưỡng và

phổ biến KTQP&AN cho các đối tượng trong tình hình hiện nay” [33, tr.7].

Do đó, đại đa số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã thống nhất nhận thức, đềcao vai trò trách nhiệm Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụQP&AN được nâng lên biểu hiện: chủ động đề xuất các chủ trương, giải pháphữu hiệu, có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan xâydựng và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình, kế hoạch côngtác bồi dưỡng hàng năm góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụbồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 trên địa bàn Mặt khác đã phát huy tốtvai trò của Hội đồng GDQP&AN, BCHQS các cấp trong tham mưu, đề xuất,xây dựng và hưỡng dẫn thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KTQP&AN theo đúngquy trình Các đồng chí là cấp uỷ viên, thành viên của Hội đồng GDQP&ANhuyện, xã cơ bản đã xác định tốt nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm, hoàn thànhtốt chức trách, nhiệm vụ được giao Sự quan tâm của cấp ủy đảng, chínhquyền không chỉ thể hiện ở việc chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền bảo đảm đủ

số lượng, thành phần cử đi bồi dưỡng, các phương tiện vật chất bảo đảm quátrình bồi dưỡng mà còn ở chất lượng tuyển chọn các thành phần học viên đốitượng 4 theo đúng tiêu chuẩn qui định Trong những năm qua sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đã tạo cơ sơ nền tảng, địnhhướng đúng đắn để công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 huyện Ba

Vì được tổ chức chắt chẽ, thống nhất đạt hiệu quả cao

Các cơ quan chức năng trong công tác bồi dưỡng KTQP&AN mà cơquan trung tâm là Đảng ủy, BCHQS huyện Ba vì và các xã (thị trấn) tronghuyện phát huy tốt vai trò, trách nhiệm; đã tích cực, chủ động tham mưu cóhiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quanchức năng khác trong huyện để triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết,chỉ thị, kế hoạch, quyết định của cấp ủy, chính quyền về công tác này Cơquan thông tin địa phương đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nhiệm vụ

Trang 34

giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến KTQP&AN, phổ biến kiến thức pháp luật vớinhiều nội dung, hình thức khá phong phú, sinh động gắn kết chặt chẽ với cáchoạt động xây dựng và phát triển KT-XH của địa phương Thực tế qua điềutra, khảo sát cho thấy, có 88,5% ý kiến đánh giá các cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương thời gian qua đã quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡngKTQP&AN cho đối tượng 4 [Phụ lục 2].

Xuất phát từ những bất cập như: cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ giáoviên còn thiếu, số lượng học viên rất đông với thành phần phong phú đa dạngkhông thể triệu tập toàn bộ đối tượng 4 bồi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bồidưỡng chính trị huyện Do đó, các cơ quan chức năng các cấp trong huyện đãtham mưu cho cho cấp ủy, chính quyền huyện và chủ động phối hợp, hiệp đồng

tổ chức các lớp bồi dưỡng tại nhiều địa điểm ở Trung tâm bồi dưỡng chính trịhuyện, các xã, cụm các xã cho phù hợp (cơ quan thường trực là BCHQS huyệnlàm trung tâm hiệp đồng) Kết quả bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 củahuyện Ba Vì chỉ tính năm 2017 đã mở được 18 lớp cấp xã (thị trấn) gồm 15 lớptheo từng xã, 3 lớp theo cụm các xã và mở 2 lớp đối tượng 4 cấp huyện với tổngquân số 1025 người [31, tr.3] Thường xuyên bảo đảm sự ổn định về quân số,duy trì thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình và thời gian học tập, tạođiều kiện tốt nhất về mọi mặt cho công tác bồi dưỡng KTQP&AN Đối với độingũ giáo viên bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4, đã nhận thức đầy

đủ về vai trò là người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học,

là một trong những chủ thể giữ vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng kiếnthức QP&AN Vì vậy, đội ngũ này luôn có sự cố gắng, đề cao trách nhiệm, khắcphục khó khăn, nâng cao trình độ, kiến thức, trau dồi phẩm chất, đạo đức, tíchcực tìm tòi, học hỏi, phát huy tốt năng lực và kỹ năng sư phạm Kết quả điều tra,khảo sát cho thấy có 63,8% ý kiến đánh giá trình độ lý luận tốt, 33,1% ý kiếnđánh giá trình độ lý luận khá và 71,5% đánh giá có kiến thức thực tiễn tốt và26,2% kiến thức thực tiễn khá [Phụ lục 2]

Trang 35

kiến thức quốc phòng và an ninh ngày càng khoa học, phù hợp với đối tượngbồi dưỡng và thực tiễn địa của phương.

Nội dung, chương trình khung bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4độc thực hiện theo Thông tư số 38/2014/TT-BQP, ngày 30/5/2014 của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng về ban hành chương trình, nội dung; chương trìnhkhung bồi dưỡng KTQP &AN đó là những nội dung, chương trình cơ bảnphải thực hiện Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tiễn nhiệm vụ QS,QPĐP

và cán bộ đối tượng 4, để cụ thể hoá một cách hợp lý nội dung, chương trìnhbồi dưỡng đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nâng cao chấtlượng hiệu quả công tác bồi dưỡng Báo cáo công tác GDQP&AN năm 2017của Hội đồng GDQP&AN huyện khẳng định: “Hội đồng GDQP&AN củahuyện đã chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, thống nhất nội dung, chươngtrình giáo dục, bồi dưỡng và phổ biến KTQP&AN cho các đối tượng” theoquy định” [31, tr.2] Trên cơ sở nội dung cơ bản, căn cứ vào mục tiêu, yêucầu, thời gian bồi dưỡng gắn với điều kiện thực tiễn các ngành, các xã cơ sở

để cụ thể hoá và lựa chọn nội dung phù hợp, sát cương vị, chức trách ngườihọc, từ đó làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm và nâng cao năng lực, kinhnghiệm của người học; nội dung, chương trình bồi dưỡng KTQP&AN cho cácđối tượng đã có sự cụ thể hoá ngày càng phù hợp với đối tượng và yêu cầunhiệm vụ QP&AN của các địa phương, đơn vị

Hình thức, phương pháp, tổ chức bồi dưỡng giữ vai trò quan trọng là cầunối trong việc truyền tải nội dung từ người dạy đến với người học Đội ngũ cán

bộ đối tượng 4 đa dạng về thành phần cho nên hình thức, phương pháp tổ chức

và quản lý bồi dưỡng KTQP&AN bảo đảm phù hợp cho các nhóm đối tượng làrất khó Song “Hội đồng GDQP&AN của huyện đã chỉ đạo, theo dõi mở các lớpbồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 theo đúng kế hoạch, bảo đảm phù hợpvới đặc điểm, tình hình của địa phương” [30, tr.4] Do vậy, hàng năm việc mởcác khóa, lớp bồi dưỡng luôn được bố trí sắp xếp phù hợp theo tính chất công

Trang 36

việc, địa bàn, thời gian tham gia, nhóm đối tượng bồi dưỡng Nhóm đối tượng 4của các ban, ngành, đoàn thể cơ quan của huyện, các doanh nghiệp đứng chântrên địa bàn huyện được bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.Nhóm đối tượng 4 của cấp xã được tổ chức tại các xã, cụm các xã Kết quả báocáo hàng năm cho thấy: năm 2012 mở 01 lớp cấp huyện quân số 160 học viên và

mở 05 lớp cấp xã quân số 451 học viên [27, tr.3]; nhưng đến năm 2016 đã mở

02 lớp cấp huyện quân số 300 học viên, 31 lớp cấp xã quân số 1209 học viên[30, tr.3] Kết quả trên đã khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,nghiêm túc và phù hợp của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc mở lớp bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì; tạo điều kiện thuận lợi nhiềumặt cho cán bộ đối tượng 4 trên địa bàn huyện tham gia đạt kết quả tốt nhất.Trong quá trình bồi dưỡng “phát huy tốt vai trò của đội ngũ giáo viên, báocáo viên, tuyên truyền viên trong việc truyền tải nội dung cơ bản, định hướngvận dụng KTQP&AN vào hoạt động thực tiễn cho người học” [30, tr.4] Chủ thểcông tác bồi dưỡng đã xây dựng kế hoạch huấn luyện một cách khoa học, hợp

lý, sau mỗi chuyên đề đều có các nội dung bổ trợ, hoặc xem băng hình bổ sungcho chuyên đề đã giới thiệu Nội dung, phương pháp bồi dưỡng luôn được cảitiến phù hợp với từng chuyên đề, gắn việc giới thiệu nội dung cơ bản theo quyđịnh với liên hệ thực tiễn cơ quan, đơn vị công tác và với chức trách nhiệm vụcủa người học Kết hợp giảng dạy theo phương pháp diễn giải là chủ đạo vớiphương pháp gợi mở, nêu vấn đề, trao đổi trực tiếp Tăng cường cung cấp thôngtin liên quan nội dung bồi dưỡng, kịp thời định hướng tư tưởng, hành động chongười học Sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật đã được trang bị, nhất là làkhả năng khai thác công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, góp phần tích cựccho hoạt động tiếp thu kiến thức và chuyển hóa nhận thức của người học Kếtquả điều tra, khảo sát cho thấy, có 87,7% số học viên đánh giá hình thức,phương pháp bồi dưỡng là khoa học, phù hợp [Phụ lục 2]

Trang 37

quả vận dụng kiến thức bồi dưỡng QP&AN trên cương vị chức trách

Báo cáo kết quả công tác GDQP&AN năm 2016, phương hướng, nhiệm vụcông tác năm 2017 của Hội đồng GDQP&AN huyện Ba Vì nêu rõ kết quả bồi

dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng: “ đã giúp cho các đồng chí học viên nhận

thức rõ hơn quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ QS,QP&AN, kinh tế đốingoại; Nhà nước quản lý đối với nhiệm vụ QP&AN trong điều kiện hội nhập Quốctế Từ đó trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đã có nhiều chuyển biến đáng kểtrong tham gia xây đựng, củng cố QP&AN ở cơ sở.” [30, tr4,5] Biểu hiện cụ thể đó

là sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm đối với việc tham gia các khóa, các lớpbồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 theo qui định; việc quán triệt đầy đủ,nghiêm túc các văn bản, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn liên quan đến công tác bồidưỡng KTQP&AN của cấp ủy, chính quyền và Hội đồng GDQP&AN các cấp; ýthức tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật, quy chế, quy định lớp học, xác định tốt tráchnhiệm học tập Có nhiều học viên nhất là học viên ở các xã miền núi của huyện đãkhắc phục khó phăn, cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tích cực học tập tiếp thuđược những nội dung cơ bản của các chuyên đề, mạnh dạn nghiên cứu trao đổi,thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn đang đặt ra của cơ quan, đơn vị, địaphương mình Kết quả đánh giá thông qua hình thức viết thu hoạch (tính từ năm

2012 đến 11/2017 có 4.618 người được bồi dưỡng và đánh giá) trong đó 100% đạtyêu cầu trở lên, tỷ lệ giỏi và khá chiếm 82,3% [Phụ lục 3]

Kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng KTQP&AN đội ngũ cán bộ đối tượng 4 cơbản đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quantrọng của nhiệm vụ QP&AN ở mỗi cấp (nhất là cấp cơ sở) trong sự nghiệpBVTQ Việt Nam XHCN Thống nhất nhận thức về quan điểm đường lối củaĐảng và chính sách của Nhà nước về QP&AN; về bảo vệ an ninh chính trị,kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vềvấn đề dân tộc, tôn giáo gắn với QP&AN trong tình hình mới Đặc biệt là sựchuyển biến nhận thức về kiến thức pháp luật như: Luật Quốc phòng, luật An

Trang 38

ninh quốc gia, luật Nghĩa vụ quân sự, luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bịđộng viên Thấy rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đốivới cấp cơ sở của ta Những kiến thức đó trực tiếp giúp cho cán bộ đối tượng

4 nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện trước hết là năng lực quán triệt và

tổ chức hiện nhiệm vụ QP&AN ở cơ quan, đơn vị công tác

Trên cơ sở chuyển biến về nhận thức, đội ngũ cán bộ đối tượng 4 huyện Ba

Vì đã đề cao trách nhiệm và vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế hoạtđộng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiệm vụQP&AN đạt kết quả thiết thực, góp phần quan trọng giữ vững ANCT,TTATXH, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới Vì vậy, những năm gần đây, các nội dung của công tácQP&AN ở địa phương có sự đóng góp của đối tượng 4 đã có nhiều chuyển biếntích cực, nhiều nhiệm vụ đã đạt và vượt chỉ tiêu như: nhiệm vụ GDQP&AN chocác đối tượng, tuyển chon, gọi công dân nhập ngũ, xây dựng lực lượng dân quân

tự vệ, lực lượng dự bị động viên, nhiệm vụ diễn tập dưới các hình thức khácnhau Mỗi cán bộ đối tượng 4 đã biết kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền vớihướng dẫn, động viên các tổ chức, các lực lượng quần chúng nhân dân chấphành kỷ cương, pháp luật, hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối vớinhiệm vụ QP&AN

Bốn là, kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trên địa bàn

huyện có nhiều chuyển biến tích cực

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tham mưu và tổ chứcthực hiện nhiệm vụ QP&AN của cấp ủy, chính quyền, Hội đồng GDQP&AN

và các cơ quan chức năng các cấp đã không ngừng được hoàn thiện và nângcao Nhận thức, trách nhiệm và hành động thực tiễn của đội ngũ cán bộ đốitượng 4 được có nhiều chuyển biến là cơ sở khẳng định mức độ hoàn thànhnhiệm vụ QP&AN của địa phương Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu

Trang 39

sắc công tác QS,QPĐP, giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn”

Kết quả vận dụng KTQP&AN của cán bộ thuộc diện đối tượng 4 vàothực hiện nhiệm vụ theo chức trách đã góp phần không nhỏ vào sự phát triểntoàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội của huyện, trong đó có lĩnh vựcQP&AN Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo đảm tốt ANCT,TTATXH, diễn tập khu vực phòng thủ; “Hàng năm hoàn thành xuất sắc 100%chỉ tiêu công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm chính sách hậuphương quân đội Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, phòng chốnglụt, bão, úng, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn” [33, tr.7] Chủ động phòng chống,đấu tranh có hiệu quả đối với những hoạt động chống phá của các thế lực thù

địch, giải quyết tốt các “điểm nóng” về an ninh trật tự Công tác điều tra, trấn

áp, kiềm chế tội phạm, tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cao; phong trào toàn dânbảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì, các mô hình tự quản phát huy tác dụngtốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

* Hạn chế

Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện

của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp của huyện đối vớicông tác bồi dưỡng KTQP&AN còn những hạn chế nhất định

Bên cạnh những mặt đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điềuhành công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 thì các chủ thể còntồn tại những hạn chế nhất định như: Công tác quán triệt, giáo dục nângcao nhận thức về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới, các văn bản quy định về công tác giáo dục, bồidưỡng KTQP&AN chưa thực sự hiệu quả dẫn đến “Một số cấp ủy, chínhquyền, cơ quan, đơn vị và cán bộ địa đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về

vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đốitượng 4, nhất là cán bộ khối cơ quan của huyện và khối các doanh nghiệp

Trang 40

trên địa bàn” [28, tr.5] Một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý có lúc nhậnthức chưa thật đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của cán bộ đối tượng 4trong nhiệm vụ QP&AN, chưa thấy hết âm mưu, thủ đoạn của các thế lựcthù địch chống phá ta từ cơ sở Thực tế cho thấy còn có biểu hiện nhậnthức cho rằng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 đây lànhiệm vụ riêng của cơ quan quân sự và công an các cấp ở địa phương,không phải nhiệm vụ và trách nhiệm chung của mọi cơ quan chức năngdẫn đến thiếu chủ động trong tiến hành một số nội dung công tác bồidưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4

Công tác chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năngcủa địa phương còn thiếu kiên quyết, có biểu hiện khoán trắng cho cơ quanquân sự “Việc triển khai công tác bồi dưỡng KTQP&AN còn chậm, chưađúng kế hoạch; chất lượng bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của một

số địa phương, đơn vị chưa thực sự được coi trọng đúng mức, chưa đi vàochiều sâu dẫn tới một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy

đủ về nhiệm vụ QP&AN Hoạt động của Hội đồng GDQP&AN chưa đều,trách nhiệm của từng thành viên chưa cao, tham gia các phiên họp của Hộiđồng còn thiếu vắng” [28, tr.5], “Hội đồng GDQP&AN cấp xã còn lúngtúng trong việc xác định đối tượng và xây dựng, phê duyệt kế hoạch tổchức bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng thuộc quyền” [30, tr.6] Sự phốihợp giữa Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và BCHQS các cấp với các cơquan chức năng khác trong tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch bồi dưỡng, triệu tập cán bộ đi học; trong quản lý, duy trì các nề nếp,chế độ học tập, thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thực hiện cácchế độ của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 có lúc chưađược chặt chẽ Thực hiện các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ nên chưaphát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia bồi

Ngày đăng: 05/01/2019, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bạo (Chủ nhiệm đề tài 2012), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị hiện nay, Đề tài khoa học chính trị , Bộ Quốc phòng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng bồi dưỡngkiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trịhiện nay
2. Bộ Chính trị (2007), Chỉ thị số 12-CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, Hà Nội, 3/5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 12-CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2007
3. Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết số 28/NQ-TW về Tiếp tục xây dựng các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới, Hà Nội, 22/09/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số "28/NQ-TW" về Tiếp tục xây dựng cáctỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vữngchắc trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2008
4. Bộ Công an (2015), Thông tư số 05/2015/TT-BCA Quy định về công tác giáo dục QP&AN trong Công an nhân dân”, Hà Nội, 07/01/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 05/2015/TT-BCA Quy định về công tácgiáo dục QP&AN trong Công an nhân dân”
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2015
5. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 176/2011/TT-BQP về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, Hà Nội, 15/9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 176/2011/TT-BQP về việc Banhành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2011
6. Bộ Quốc phòng (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BQP Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, BCHQS bộ, ngành Trung ương về giáo dục QP&AN; bồi dưỡng kiến thức QP&AN trong quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 15/05/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 24/2014/TT-BQP Quy định về nhiệmvụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, BCHQS bộ,ngành Trung ương về giáo dục QP&AN; bồi dưỡng kiến thức QP&ANtrong quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2014
7. Bộ Quốc phòng (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BQP Quy định về tiêu chuẩn tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh, Hà Nội, 15/05/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 25/2014/TT-BQP Quy định về tiêu chuẩntuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2014
8. Bộ Quốc phòng (2014), Thông tư số 38/2014/TT-BQP về Ban hành nội dung, chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, Hà Nội, 30/05/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 38/2014/TT-BQP" về "Ban hành nộidung, chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòngvà an ninh
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2014
9. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ (2007), Hướng dẫn số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về giáo dục QP&AN, Hà Nội, 04/12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV thực hiện Nghịđịnh số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về giáo dục QP&AN
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ
Năm: 2007
10. Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Quânđội nhân dân
Năm: 2005
11. Chau Chắc (2015), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho chức sắc tôn giáo trên địa bàn An giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, HVTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&ANcho chức sắc tôn giáo trên địa bàn An giang hiện nay
Tác giả: Chau Chắc
Năm: 2015
12. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hà Nội, 10/7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về Giáo dụcquốc phòng - an ninh
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 152/2007/NĐ-CP về Khu vực phòng thủ, Hà Nội, 10/10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 152/2007/NĐ-CP về Khu vực phòng thủ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 13/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, Hà Nội, 25/02/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 13/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết vàbiện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
15. Hà Công Chờ (2007), Phát triển ý thức quốc phòng của học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ở Trường quân sự quân khu 7 hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, HVCT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ý thức quốc phòng của học viên bồidưỡng kiến thức quốc phòng ở Trường quân sự quân khu 7 hiện nay
Tác giả: Hà Công Chờ
Năm: 2007
16. Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu (2008), Các văn bản về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản về công tácgiáo dục quốc phòng và an ninh
Tác giả: Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2008
17. Phạm Gia Cư (Chủ nhiệm đề tài 2010), Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn Hà nội hiện nay, Đề tài khoa học chính trị , HVCT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng giáo dụcquốc phòng cho sinh viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn Hànội hiện nay
18. Đảng bộ huyện Ba Vì (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì khóa XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Số 09-NQ/ĐH, Ba Vì, 22/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện BaVì khóa XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Đảng bộ huyện Ba Vì
Năm: 2010
19. Đảng bộ huyện Ba Vì (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ba Vì khóa XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Số 13-NQ/ĐH, Ba Vì, 04/8/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện BaVì khóa XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Tác giả: Đảng bộ huyện Ba Vì
Năm: 2015
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w