Quân khu 9 là một trong những địa bàn chiến lược, có vị trí cực kỳ quan trọng trong xây dựng tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, quân sự của đất nước và trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo chủ chốt thuộc đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu 9 có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương. Vì vậy, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, nhất là kiến thức QPAN cho đội ngũ này là một vấn đề cơ bản của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban ngành các cấp.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Tran g
Trang 2Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 2 Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 9 11
1.1. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh và những
vấn đề cơ bản về chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốcphòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự
1.2. Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninhcho đối tượng 2 ở Trường Quân sự quân Quân khu 9 34
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 2 Ở
2.1. Yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
ở Trường Quân sự Quân khu 9 hiện nay 51
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quân khu 9 là một trong những địa bàn chiến lược, có vị trí cực kỳ quantrọng trong xây dựng tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, quân sựcủa đất nước và trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranhnhân dân bảo vệ Tổ quốc Đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo chủ chốtthuộc đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu 9 có vị trí, vai trò hết sức quan trọngtrong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và xây dựng nền quốcphòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương Vì vậy, bồidưỡng kiến thức toàn diện, nhất là kiến thức QP&AN cho đội ngũ này là mộtvấn đề cơ bản của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban ngành các cấp
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng an ninhnhằm góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tìnhhình mới, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đã ban hành
Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 30/05/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới” Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục xác định: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới”.
Đối tượng 2 là bộ phận của gắn kết phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vớiQP&AN cũng như thực hiện công tác QSQP ở địa phương Tuy nhiên, hiệnnay nhận thức về vị trí, vai trò trong lãnh đạo, quản lý, điều hành công tácQSQP ở địa phương của một bộ phận cán bộ, công chức, lãnh đạo chủ chốtthuộc đối tượng 2 chưa sâu sắc, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
và BVTQ XHCN Do đó, bồi dưỡng kiến thức QP&AN đảm bảo cho độingũ cán bộ này có đủ kiến thức, năng lực tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ
Trang 4QSQP, nhất là công tác xây dựng khu vực phòng thủ; kết hợp kinh tế vớiQP&AN; xây dựng thế trận QPTD, thế trận CTND địa phương; chuẩn bịnhân tài, vật lực cho chiến tranh ngay từ thời bình của từng địa phươnghiện nay là vấn đề cấp thiết.
Những năm qua, công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2trên địa bàn QK9 đã được các cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năngcủa địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ,nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng, nhờ đó mà trình độ, kiếnthức QP&AN của đội ngũ này được nâng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy côngtác QSQP, an ninh ở địa phương trên địa bàn Quân khu phát triển Tuy nhiên,trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước sự phát triển mới của tìnhhình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là công tác QSQP địa phương,việc bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu vẫncòn bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần phải xem xét nghiên cứu và khắc phục
kịp thời Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9 hiện nay”
là vấn đề cơ bản có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Giáo dục QP&AN nói chung và chất lượng bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đội ngũ cán bộ là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và
đã ban hành nhiều chỉ thị, quy định để chỉ đạo thống nhất và có hiệu quả.Trong những năm gần đây, vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đềcập ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn, điềukiện, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, tiêu biểu như:
* Nhóm đề tài khoa học
Giáo dục QP, AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đội ngũcán bộ, công chức, lãnh đạo chủ chốt thuộc đối tượng 2 trên địa bàn QK9 nóiriêng là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành quan tâm và đã ban
Trang 5hành nhiều chỉ thị, nghị định, thông tư, hướng dẫn để chỉ đạo thực hiện thốngnhất, có hiệu quả Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa họccủa các tập thể, cá nhân được công bố, tiêu biểu như: Lê Minh Vụ, Chủ nhiệm
đề tài (2006), Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia,
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Trên cơ sở làm rõ khái niệm quốc phòng,GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, đề tài đi sâu phân tích quá trình pháttriển tư duy lý luận của Đảng về quốc phòng và GDQP qua từng giai đoạn cáchmạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước Đề tài khẳng định, đổi mớiGDQP là đổi mới toàn diện tất cả các nội dung, biện pháp cấu thành giáo dụcquốc phòng, từ nhận thức đến hành động; từ nội dung, chương trình, phươngpháp giáo dục đến đánh giá kết quả; từ cơ chế quản lý đến người dạy, ngườihọc, điều kiện đảm bảo và chế độ chính sách Yêu cầu đổi mới GDQP phải hợp
lý, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với đối tượng người học
Đề tài xác định những căn cứ, đánh giá thực trạng và rút ra những kinhnghiệm giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia Từ đó, dự báonhững nhân tố tác động, xu hướng vận động của công tác giáo dục quốcphòng trong hệ thống giáo dục quốc gia đến năm 2020; đề tài xác định 3 quanđiểm, 6 giải pháp cơ bản nhằm đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thốnggiáo dục quốc gia ở nước ta đến năm 2020
Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu (1996), Giáo dục quốc phòng đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, Đề tài khoa học cấp
Bộ Quốc phòng; Hồ Sỹ Luyến (Chủ biên), Tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể,
Nxb CTQG, Hà Nội, 2001
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục, giáo dục quốcphòng, các công trình đi sâu luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của đềtài Các công trình đã làm rõ một số khái niệm liên quan như: giáo dục, bồi
Trang 6dưỡng kiến thức QP&AN đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước vàĐoàn thể; chỉ rõ vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc đối vớicông tác GDQP và tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòngcho cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể; đánh giá thực trạng
và rút ra một số kinh nghiệm GDQP, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiếnthức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ Từ đó, dự báo những nhân tố tác động,xác định phương hướng, yêu cầu và những giải pháp chủ yếu nâng cao chấtlượng GDQP, tổ chức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho độingũ cán bộ, công chức của Đảng, Nhà nước và đoàn thể
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2001), Công tác giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Hà Tây hiện nay, Đề tài khoa học cấp Viện; Phạm Xuân Hảo (2002), Giáo dục quốc phòng cho sinh viên đại học hiện nay, Chuyên đề khoa học cấp Viện Khoa học xã hội và
nhân văn quân sự
Dưới góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học nêu trên đãphân tích, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đisâu làm rõ một số quan niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tínhnguyên tắc trong giáo dục quốc phòng ở một số các nhà trường, địa bàn mà
đề tài nghiên cứu; trên cơ sở đó xác định phương hướng, yêu cầu và nhữnggiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng trong giai đoạnhiện nay Các công trình khoa học trên là những tài liệu quan trọng, có giá trị
cả về lý luận và thực tiễn để tác giả có thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa,vận dụng vào quá trình thực hiện luận văn
* Nhóm các luận văn, luận án
Một số luận văn thạc sĩ liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như: Phan
Viết Vần (2004), Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ đầu ngành cấp tỉnh thành phố và cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện ở Trường Quân sự Quân khu 3 trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học
Trang 7viện Chính trị Quân sự; Đàm Quốc Việt (2006), Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho CBCC cấp quận, huyện của Quân khu Thủ Đô hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quân sự; Hà Công Chờ (2007),
Phát triển ý thức quốc phòng của học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng ở Trường Quân sự Quân khu 7 hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự; Nguyễn Huy Hoàng (2009), Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quân sự; Lê Bá Thiệu (2011), Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị; Chau Chắc (2015), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc tôn giáo trên địa bàn
An Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị.
Luận văn thạc sĩ của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu khá toàn diện, sâusắc về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ đầu ngành cấp tỉnh, thànhphố và cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện ở các địa bàn chiến lược trọng điểmnhư: Thủ đô Hà Nội, Quân khu 3, Quân khu 7 Các công trình này nêu bật quanniệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, tiêu chí và những vấn đề có tính nguyên tắc trongbồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ đầu ngành cấp tỉnh, thành phố vàcán bộ chủ chốt cấp quận, huyện; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân vàrút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộnày Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất nhữnggiải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng chocán bộ đầu ngành cấp tỉnh, thành phố và cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện hiệnnay ở các địa bàn nêu trên, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ phẩm chất, kiếnthức và năng lực quản lý nhà nước về QP&AN ở địa phương Đây là những tàiliệu quan trọng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để tác giả có thể nghiêncứu, tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình thực hiện đề tài luận văn
Trang 8* Nhóm các bài báo, tạp chí, sách
Trong những năm gần đây có nhiều bài báo khoa học đã được công bố
đề cập đến vấn đề GDQP và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng,
như: Hồ Quốc Toản, Bước phát triển trong công tác giáo dục quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta, Tạp chí QPTD, 8/2007; Ngô Xuân Thứ, Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho chức sắc, chức việc tôn giáo ở Bắc Ninh - kết quả và kinh nghiệm, Tạp chí QPTD, 9/2008; Hoàng Văn Thuận, Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trường Quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí QPTD, 3/2009; Nguyễn Xuân Hoè, Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 5, Tạp chí QPTD, 3/2010; Trần Đơn, Một số bài học 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP&AN ở Quân khu 7, Tạp chí QPTD, 5/2011; Phạm Hồng Kỳ, Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên, Tạp chí QPTD, 4/2012; Nguyễn Tuấn Khanh, Trường Quân
sự Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN, Tạp chí QPTD, 11/2012; Phạm Văn Bé Tư, Bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho chức sắc, chức việc các tôn giáo ở Vĩnh Long, Tạp chí QPTD, 5/2013; Tống Thành Phong, Công tác Bồi dưỡng kiến thức QP, AN ở Trường Quân sự Quân khu 9, Tạp chí QPTD, 8/2014
Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các bài báo khoa học đã tập trunglàm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, nhất
là phân tích làm rõ vị trí, vai trò, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bảnđẩy mạnh giáo dục QPTD nói chung và chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&
AN cho đối tượng 2 nói riêng Đây là tài liệu quan trọng mà tác giả có thểnghiên cứu, kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài.Như vậy, các công trình, bài báo khoa học nêu trên, đã bàn khá toàn diện
về công tác giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninhcho các đối tượng, trong đó có đối tượng 2 Nhưng chưa có công trình nàonghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về bồi dưỡng kiến thức quốc
Trang 9phòng, an ninh cho đối tượng 2 ở TQSQK9 hiện nay dưới góc độ chuyên
ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy, Chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2 ở Trường quân sự Quân khu 9 hiện nay là đề tài có hướng nghiên cứu độc lập, không trùng lắp
với các công trình khoa học đã nhiệm thu, công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải phápnâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ởTQSQK9 hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2
ở TQSQK9 hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động chất lượng bồi
dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9 với các tư liệu, số liệuđiều tra, khảo sát giới hạn chủ yếu từ năm 2012 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nềnQPTD, BVTQ XHCN; các chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của
Trang 10Đảng, Nhà nước, của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng thammưu, Tổng cục Chính trị, của các bộ, ngành…về giáo dục QP&AN, về bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2.
* Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của đề tài là hiện thực hoạt động bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9; các tài liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết vềcông tác QSQP địa phương, về công tác giáo dục QP&AN cho các đối tượng,trong đó có đối tượng 2 trên địa bàn QK9; các tư liệu, số liệu và kết quả điềutra khảo sát thực tế bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 trên địa bànQK9 trong thời gian qua
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụngtổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liênngành, trong đó, chú trọng các phương pháp: lôgíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp,
so sánh, phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học và tổng kết thực tiễn
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học,giúp Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh QK9, TQSQK9 trong lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành cáchoạt động nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu giảng dạy về bồi dưỡng kiến thức QP&AN trong các nhàtrường quân đội, nhất là ở các Trường Quân sự của Quân khu
7 Kết cấu đề tài
Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 2 Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 9
1.1 Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh và những vấn đề cơ bản về chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
1.1.1 Trường Quân sự Quân khu 9 và những vấn đề
cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
* Trường Quân sự Quân khu 9 và đối tượng 2 ở Trường Quân
sự Quân khu 9
Trường Quân sự Quân khu 9
Trường Quân sự Quân khu 9 hiện nay đứng chân trên địa bàn Phường 2 thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng TQSQK9 ngày nay, tiền thân là TrườngQuân chính Quang Trung, ra đời trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược, được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1945 tại bãi Khai Long, xã ĐấtMũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Ra đời trong lòng chiến trường miềnTây Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Khu ủy, Đảng ủy - Bộ
-Tư lệnh Quân khu 9; được sự đùm bọc, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền,đoàn thể nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, Nhà trường từng bước xâydựng, huấn luyện, chiến đấu và trưởng thành, lập nên nhiều thành tích đặcbiệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành, Nhà trường đã đàotạo, bổ túc, tập huấn trên 115.737 học viên, đáp ứng yêu cầu bổ sung cán bộ,nhân viên cho lực lượng vũ trang Quân khu 9 và Quân đội qua các thời kỳ.Nhiều đồng chí đã trưởng thành cán bộ cấp cao của Đảng, sĩ quan cao cấptrong Quân đội Hàng ngàn cán bộ, giáo viên, học viên đã trực tiếp chiến đấu
Trang 12trên chiến trường miền Tây Nam Bộ, chiến trường Campuchia, gắn Nhà trườngvới chiến trường, với đơn vị; góp công sức, xương máu cho thắng lợi của cáchmạng Việt Nam Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Nhà trường đã đượcphong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ đổi mới(02/7/2002), Anh hùng LLVT nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứunước (27/4/2012); 02 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dântrong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tổ chức biên chế của Nhà trường hiện nay: Ban Giám hiệu và 15 đơn vịtrực thuộc, bao gồm: 04 Phòng, 05 Khoa giáo viên, 05 Tiểu đoàn quản lý họcviên, 01 Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh Tương ứng với hệ thống tổchức hành chính quân sự, hệ thống tổ chức đảng ở Đảng bộ Nhà trường đượcxác lập theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định của Bộ Chính trị về
“Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân” Do đặc điểm tổ chức, hoạt động và số
lượng đảng viên ở các phòng, khoa giáo viên, tiểu đoàn quản lý học viên khônggiống nhau nên có sự khác nhau bao gồm: Đảng ủy Nhà trường là cấp trên trựctiếp của 15 tổ chức cơ sở đảng với 06 đảng bộ cơ sở và 9 chi bộ cơ sở Tổ chứcquần chúng trong Nhà trường gồm có Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và Công đoàn - Phụ nữ Hội đồng quân nhân được thành lập ở các đại đội củaTiểu đoàn quản lý học viên và ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Nhà trường.Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường hiện nay là đào tạo hạ sĩ quan chỉhuy bộ binh và binh chủng, đào tạo, tập huấn, chuyển loại các đối tượng sĩquan dự bị, bồi dưỡng, bổ túc quân sự địa phương; tập huấn cán bộ; bồidưỡng kiến thức QP - AN cho cán bộ đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu theo
kế hoạch được giao (từ năm 2000 đến nay)…Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ Nhà trường lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: “… nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đối tượng 2 và giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên”.
Đối tượng 2 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ở Trường Quân
sự Quân khu 9
Đối tượng 2, theo Điều 5 của Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính
Trang 13phủ về giáo dục QP&AN, gồm: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cục, vụ, viện, các tổ chức sự nghiệp và chức danh tương đương thuộc các Bộ, Ban, ngành Trung ương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thành lập theo quyết định của các Bộ, ngành Trung ương Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các chức danh tương đương có trụ sở trên địa bàn quân khu Bí thư, Phó Bí thư, Thường vụ Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận (sau đây gọi là cấp huyện) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các Sở, Ban, ngành
và chức danh tương đương ở cấp tỉnh Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không giữ các chức vụ nêu trên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại trường quân sự quân khu Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan Trung ương có trụ sở trên địa bàn quân khu quyết định triệu tập cán bộ thuộc quyền theo chỉ tiêu của quân khu Căn cứ số lượng cán bộ thuộc đối tượng 2, Tư lệnh quân khu quyết định kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP, AN tại Trường Quân sự quân khu và Trường quân sự cấp tỉnh ”.
Đặc điểm học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng
2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Trước hết, học viên bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2 ởTQSQK9 là đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt, là nòng cốt, trực tiếp tham mưu
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hộicũng như thực hiện công tác QSQP ở cơ quan, địa phương cấp huyện vàtương đương
Trang 14Đây là những cán bộ chủ trì, chủ chốt của Đảng trong hệ thống chính trị
ở cấp huyện và tương đương trên địa bàn Quân khu, phụ trách một địaphương, một lĩnh vực; là đội ngũ cán bộ nắm giữ chức vụ, quyền hạn, lãnhđạo, quản lý quan trọng nhất trong tổ chức Đảng, chính quyền cấp huyện và
sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và LLVT cấp tỉnh của các địa phương
và của trung ương đóng trên địa bàn Quân khu
Chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụcủa lực lượng cán bộ chủ trì, chủ chốt này ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả thực hiện công tác QP&AN ở địa phương, nhất là công tácxây dựng khu vực phòng thủ, kết hợp kinh tế với QP&AN, QP&AN với kinh
tế và đối ngoại; xây dựng thế trận QPTD, thế trận CTND địa phương; xâydựng LLVT địa phương, chuẩn bị nhân tài, vật lực cho chiến tranh ngay từthời bình của từng cơ quan, địa phương hiện nay
Hai là, học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2 ởTrường Quân sự Quân khu 9 rất đa dạng, phong phú về đối tượng, thành phần.Đối tượng 2 bồi dưỡng kiến thức QP&AN trên địa bàn QK9 là cán bộđầu ngành cấp tỉnh, thành phố và cán bộ chủ trì, chủ chốt cấp quận, huyệntrên địa bàn QK9 có số lượng đông nhất nước (12 tỉnh, thành phố với 119huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh, số liệu năm 2015) Đối tượngtham gia bồi dưỡng rất đa dạng phong phú về mọi mặt:
Đây là đội ngũ cán bộ giữ những cương vị, trọng trách khác nhau trong cơquan đảng, bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp Phạm vi đối tượng rất rộng và đa dạng, nhưng có thể phân ra 5 nhóm chính sau:
Nhóm lãnh đạo của cấp ủy và cơ quan nhà nước ở địa phương, bao gồm
những đồng chí trong Thường vụ Huyện ủy (Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy);Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị,thành; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các sở, ban, ngành cấptỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không giữ các chức vụ trên
Trang 15Nhóm lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, bao gồm những
đồng chí trong Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn, Hội nôngdân, Hội cựu Chiến binh, Liên minh Hợp tác xã thuộc tỉnh, thành phố…
Nhóm lãnh đạo trong lực lượng vũ trang địa phương, bao gồm các đồng chí
trong Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành, Bộđội biên phòng, Ban Giám đốc công an tỉnh không trong thường vụ tỉnh ủy.Nhóm lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và những người có chứcdanh tương đương có cơ sở đóng quân trên địa bàn Quân khu
Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp kinh tế lớn được thành lập theo quyết địnhcủa Bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn Quân khu
Cán bộ tham gia bồi dưỡng có nhiều thành phần xuất thân, dân tộc, tôngiáo trên địa bàn Quân khu, nhiều lứa tuổi, nhiều địa bàn công tác (thành thị,nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới …); đa dạng về trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, tuổi đời, nguồn quy hoạch cán bộ…
Đặc biệt trong giai đoạn gần đây số lượng học viên là cán bộ trẻ, cán bộ nữtăng nhanh, đây là thuận lợi vì những cán bộ này được đào tạo cơ bản, có trình
độ cao (đa phần có trình độ thạc sỹ trở lên), kiến thức toàn diện, năng nổ nhiệttình, ham học hỏi Tuy nhiên lực lượng này lại ít kinh nghiệm trong thực tiễn,đặc biệt là kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực QP&AN
Ba là, học viên bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2 ở TrườngQuân sự Quân khu 9 có trình độ, phẩm chất, năng lực cao nhưng đa phần hạnchế về kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
Phần đông học viên bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2 ởTQSQK9 có sức khỏe tốt, đúng độ tuổi qui hoạch, trình độ học vấn, chuyênmôn nghiệp vụ, lý luận cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, chuyên sâutrên từng lĩnh vực mình phụ trách; có bản lĩnh và tư duy đổi mới, năng động,sáng tạo, có kiến thức khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, luật pháp và côngtác vận động quần chúng, thích ứng nhanh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ;
Trang 16một số đồng chí đã trãi qua chiến đấu, hoạt động thực tiễn phong phú trongquân đội và công an, cho nên thuận lợi trong tiếp thu kiến thức QP&AN vàsẵn sàng chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho mọi người
Tuy nhiên đa phần học viên là những cán bộ trưởng thành trong điều kiệnthời bình, cán bộ trẻ, cán bộ trưởng thành từ thực tiễn công tác của địa phương,chủ yếu học tập, nghiên cứu trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội và cáclĩnh vực chuyên môn khác, ít có điều kiện nghiên cứu, tiếp xúc về lĩnh vựcQPTD, QSQP…do đó, nhận thức, kiến thức về lĩnh vực QSQP cũng như nănglực, kinh nghiệm trong tham mưu và tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụquân sự, quốc phòng của tổ chức, cơ quan và cá nhân còn nhiều hạn chế Đốitượng này cũng gặp khá nhiều khó khăn khi được tổ chức học tập, bồi dưỡngtập trung trong môi trường quân sự, nghiêm túc, chặt chẽ về nền nếp, chế độtrong sinh hoạt, học tập, công tác và luôn phải hoạt động với cường độ cao.Bốn là, quá trình tham gia bồi dưỡng học viên thường bị chi phối bởinhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị mình
Là đội ngũ cán bộ chủ tùy, chủ chốt của các địa phương cấp huyện, sở, ban,ngành cấp tỉnh và tương đương nên đa phần học viên thuộc đối tượng 2 là cán bộchủ trì của các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở địa phương Đây là đặc điểm chi phốiđến chất lượng, hiệu quả tham gia bồi dưỡng kiến thức QP&AN của đối tượng2
Bởi vì trong thực tế cho thấy hiện nay khối lượng công việc trong hệthống chính trị của địa phương rất lớn đòi hỏi vai trò chỉ đạo và trực tiếp giảiquyết của cán bộ chủ trì Điều này đã chi phối đến việc lập kế hoạch, lựachọn, triệu tập cán bộ tham gia bồi dưỡng tập trung; ảnh hưởng đến thời gian
và hiệu quả, chất lượng trong quá trình tham gia bồi dưỡng của đối tượng này.Thời gian qua để khắc phục tình trạng này, được sự cho phép của Hộiđồng Giáo dục QP&AN Quân khu, Nhà trường đã mở nhiều lớp bồi dưỡng tạicác tỉnh, các cơ quan của Quân khu để bồi dưỡng cho số cán bộ không có điều
Trang 17kiện tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung tại Trường Quân sự Quân khu.
* Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnhhội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, giáo dục QP, AN nói chung và bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 nói riêng luôn được Đảng, Nhànước ta hết sức coi trọng, Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính
trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới” đã khẳng định: “Giáo dục quốc phòng,
an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương” và: “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng,
an ninh là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ”.
Bồi dưỡng, theo Từ điển tiếng Việt là “làm cho khỏe thêm, mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn”, còn theo từ điển Hán - Việt là “sự vun trồng, nuôi dưỡng” Trong công tác cán bộ, bồi dưỡng còn được hiểu theo nghĩa là hoạt
động trang bị, bổ túc thêm tri thức, kinh nghiệm, xây dựng những phẩm chấtnhân cách để người cán bộ được đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trongmọi lĩnh vực xã hội
Bồi dưỡng khác với giáo dục, giáo dục là hoạt động có mục đích, có ý thức,diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể nhằm truyền thụ tri thức, kinhnghiệm đến với một đối tượng cụ thể, làm cho đối tượng có phẩm chất, năng lựctheo mục tiêu, yêu cầu đặt ra Bồi dưỡng là trên cơ sở kiến thức đã có, bổ sungthêm kiến thức nhằm bảo đảm hệ thống, thống nhất và cập nhật những nội dungmới, làm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao
Quốc phòng, theo Khoản 1, Điều 3, Luật Quốc phòng qui định: “Quốc
Trang 18phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong
đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt”
An ninh, có hai cách tiếp cận, nghĩa rộng và nghĩa hẹp An ninh hiểu
theo nghĩa hẹp là an ninh trật tự, bao gồm những gì có liên quan đến trật tự antoàn xã hội Còn an ninh hiểu theo nghĩa rộng là an ninh chính trị, an ninh
quốc gia Khoản 1, Điều 3, Luật An ninh Quốc gia qui định: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Quan niệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
ở Trường Quân sự Quân khu 9
Với cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9 là toàn bộ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và thực hành quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm về quốc phòng và an ninh; kết hợp giữa quốc phòng và an ninh với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại… bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu 9 có
đủ kiến thức, năng lực, ý thức trách nhiệm, để hoàn thành tốt nhiệm vụ theo cương vị, chức trách được giao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 là một quá trình, tức có khởiđầu, phát triển và kết thúc, diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định vàbao giờ cũng gắn chặt với các chủ thể thực hiện, diễn ra trong môi trường quân
sự, có yêu cầu cao về thể lực, tri thức và chấp hành các chế độ, qui định củaquân đội, Nhà trường Do đó, luôn chịu sự chi phối một cách khách quan bởinhững điều kiện chính trị, kinh tế, quân sự phong phú, đa dạng của xã hội, củaQuân khu và Nhà trường, trong đó nhân tố quân sự là nhân tố thường xuyên,trực tiếp qui định toàn bộ quá trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN
Trang 19Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 là quá trình tổ chức truyềnthụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những kiến thức quân sự, là sự tác độngtích cực nhiều chiều đối với học viên, nhưng học viên ở đây là những cán bộchủ trì, chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước ở cấp huyện vàcấp tỉnh Đây là nét nổi bật của quá trình bồi dưỡng và cũng là khó khăn,thách thức lớn đối với Quân khu và Nhà trường trên ba phương diện: tổ chứclãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện chương trình nội dung; bảo đảm vật chất,phương tiện cho quá trình này Như vậy, thực chất quá trình bồi dưỡng kiếnthức QP&AN cho đối tượng 2 là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức,một bộ phận của hoạt động sư phạm nói chung, chức năng của nó là trang bịkiến thức QP&AN.
Nội hàm bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9 đãchỉ rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng:
Mục đích bồi dưỡng: nhằm trang bị, bổ sung, phát triển, hoàn thiện tri
thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về QP&AN cho đối tượng 2, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ QP&AN xây dựng, bảo vệ địa phương và góp phần xâydựng, BVTQ trong tình hình mới
Chủ thể bồi dưỡng: Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, Đảng ủy, BanGiám hiệu Nhà trường, các cơ quan, đơn vị, đội ngũ giáo viên Trong đóĐảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Quân sự Quân khu trực tiếp lãnh đạo, chỉđạo, quản lý điều hành; các cơ quan chuyên môn các cấp làm tham mưu, triểnkhai tổ chức thực hiện và làm công tác bảo đảm mọi mặt, hiệp đồng phối hợphoạt động; đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy bồi dưỡng kiếnthức quốc phòng và an ninh
Đối tượng bồi dưỡng: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường đạihọc, cao đẳng và các chức danh tương đương có trụ sở trên địa bàn quânkhu Bí thư, Phó Bí thư, Thường vụ Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành
ủy thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân huyện, quận (sau đây gọi là cấp huyện) Người đứng đầu
Trang 20và cấp phó của người đứng đầu các Sở, Ban, ngành và chức danh tươngđương ở cấp tỉnh Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không giữ cácchức vụ nêu trên
Lực lượng tham gia: các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán
bộ, đảng viên của địa phương Trong đó, lực lượng tham gia trực tiếp là Hộiđồng giáo dục QP&AN Quân khu; Phòng Dân quân Tự vệ - Bộ Tham mưuQuân khu; cấp ủy, chính quyền và Hội đồng Giáo dục QP&AN 12 tỉnh (thànhphố) trên địa bàn Quân khu 9
Đặc điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:
Một là, chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TrườngQuân sự Quân khu 9 đa dạng, phong phú, có nhiều tổ chức nhiều lực lượngtham gia, trong đó, chủ thể trực tiếp bồi dưỡng là đội ngũ giáo viên ởTQSQK9 Đây là những sĩ quan QĐND Việt Nam, được đào tạo cơ bản quacác học viện, nhà trường quân đội, có học vấn cao, 100% có trình độ đại học vàsau đại học Đội ngũ này cơ bản có trình độ, kiến thức quân sự QP&AN, nhiềungười đã từng công tác trong lĩnh vực QSQP địa phương; có phương pháp sưphạm và kinh nghiệm nhất định trong giảng dạy… tuy nhiên, đội ngũ này lạichưa trải nghiệm qua thực tiễn chiến đấu, trình độ, kiến thức về kinh tế, vănhóa, xã hội, pháp luật…còn hạn chế Trong khi đó, đối tượng bồi dưỡng là nhữngngười có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong quản lý KT -XH, nhiềungười đã từng giữ các cương vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, phục vụtrong quân đội, thậm chí tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Hai là, quá trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ởTQSQK9 gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ KT - XH, QP&AN ở địaphương Bởi lẽ, đối tượng 2 là những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản
lý, điều hành trong các tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương; là lực lượngnòng cốt, là những “cái đầu” trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, QP&AN ở địa phương Hoạt động của đội ngũ này luôn gắn liền vớihoạt động của địa phương Mặc dù tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức
Trang 21QP&AN tập trung tại trường hay là ở địa phương, hoặc động tự học tập, tựbồi dưỡng, nhưng đội ngũ đối tượng 2 không thoát khỏi các hoạt động KT -
XH, QP&AN ở địa phương Họ vừa tham gia học tập, vừa trực tiếp chỉ đạođiều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT- XH, củng cốQP&AN của địa phương theo chức trách, nhiệm vụ được giao Điều đó vừatạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này vận dụng ngay những kiến thức đượctrang bị vào giải quyết các công việc theo chức trách, vừa gây nên những khókhăn, hạn chế đến chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN, do họ chi phốibởi nhiều công việc khác nhau
Ba là, số lượng khóa bồi dưỡng và số lượng học viên từng khóa trongcác năm không đồng đều (có năm tổ chức được 8 khóa bồi dưỡng, có năm chỉ
03 khóa) mặc dù nhu cầu bồi dưỡng và số lượng cán bộ đối tượng 2 trên địabàn rất cao và khả năng đảm bảo của Trường Quân sự Quân khu có thể tổchức mỗi năm từ 08 đến 10 khóa Đặc điểm này là do tính đặc thù của đốitượng 2 và đặc thù hoạt động kinh tế - xã hội mọi mặt của các địa phương trênđịa bàn Quân khu quy định, nhất là trong những giai đoạn như năm cuối vànăm đầu của nhiệm kỳ đại hội Đảng các cấp, giai đoạn đầu và cuối năm Những đặc điểm cơ bản trên đây tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9,đòi hỏi các chủ thể bồi dưỡng cần nắm vững để xác định nội dung, biện phápbồi dưỡng cho phù hợp, nhằm làm cho hoạt này đạt kết quả cao
Vai trò của bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:
Một là, bồi dưỡng kiến thức QP&AN trực tiếp trang bị, bổ sung những trithức cần thiết về QSQP cho đối tượng 2 để họ có đủ khả năng đáp ứng yêu cầuthực hiện thắng lợi các nhiệm vụ QSQP của địa phương trong tình hình hiệnnay
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người cán bộ muốnđạt hiệu quả cao phải được tiến hành dựa trên cơ sở những tri thức khoa học
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của địa phương, đặc biệt là nhiệm vụ QPQS,
Trang 22lĩnh vực có sự biến đổi nhanh chống và đòi hỏi rất cao, cán bộ đối tượng 2phải được trang bị những tri thức cần thiết, đồng thời, những tri thức đó phảiluôn được cập nhật, bổ sung phù hợp với sự vận động biến đổi của thực tiễn.
Từ trước đến nay, Đảng ta xác định: xây dựng và BVTQ là hai nhiệm vụchiến lược của cách mạng Việt Nam Cả lý luận, thực tiễn đều cho thấy sự cầnthiết phải kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và BVTQ, phát triển kinh tếphải đi đôi với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc QP&AN Trongtình hình hiện nay vấn đề đó càng trở nên cấp thiết Nếu cán bộ đối tượng 2không có hoặc hạn chế về kiến thức QP&AN thì sẽ không thể hoàn thành tốtcương vị chức trách của mình, nhất là trong xây dựng nền QPTD, thế trậnCTND, kết hợp phát triễn kinh tế, văn hóa, xã hội với QP&AN, thậm chí nguyhại Vì vậy, phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức QP&AN, thông qua hoạtđộng bồi dưỡng kiến thức QP&AN trang bị, bổ sung cho đối tượng 2 những trithức cần thiết về QSQP, tạo điều kiện cho đối tượng 2 có cơ sở khoa học trongphát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của các tổ chức, các lực lượng thuộcquyền vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ QSQP địa phương được giao.Hai là, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 trực tiếp góp phầnnâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ đối tượng 2 trong tiếnhành công tác QSQP địa phương, nhất là trong tình hình hiện nay
Thông qua hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP&AN, đối tượng 2 quántriệt, nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh về chiến tranh và quân đội, về BVTQ XHCN của Đảng, Nhà nước,
về nhiệm vụ QSQP của địa phương, nhận thức đắn về âm mưu thủ đoạn của
kẻ thù, có thêm kiến thức cần thiết về QSQP làm cơ sở giúp người cán bộnhận thức đúng đắn hơn về vai trò và sự cần thiết tiến hành công tác QSQP.Trên cơ sở nhận thức đúng mới xác định đúng trách nhiệm của mình đối vớinhiệm vụ QP&AN Ngược lại, nếu cán bộ thiếu hiểu biết cần thiết vềQP&AN sẽ không nhận thức đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của công tácQSQP địa phương, dẫn tới lơ là, mất cảnh giác, thiếu tích cực, chủ động trong
Trang 23thực hiện những nội dung công tác QSQP địa phương theo phạm vi chứctrách được phân công hoặc thực hiện miễn cưỡng, thiếu trách nhiệm chấtlượng, hiệu quả thấp.
Ba là, bồi dưỡng kiến thức QP&AN trực tiếp góp phần nâng cao nănglực tiến hành công tác QSQP địa phương cho đội ngũ cán bộ đối tượng 2.Thông qua hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP&AN, đối tượng 2 đượctrang bị, bổ sung không chỉ những kiến thức QSQP mà còn kinh nghiệm,phương pháp và kỹ năng tiến hành công tác QSQP địa phương cần thiết Cónhững hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết về QSQP thì người cán bộmới có đủ khả năng quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP ở địa phương,ngành mình phụ trách, tham mưu đề xuất với cấp ủy địa phương những chủtrương, kế hoạch, nội dung, biệp pháp lãnh đạo công tác QSQP địa phương,
kế hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế mộtcách đúng đắn và hiệu quả; mới có khả năng đề xuất những hình thức,phương pháp phù hợp; huy động tốt nhất các lực lượng, công cụ, phương tiện,
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác QP&AN đạt hiệu quả cao
Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh chođối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Căn cứ vào Thông tư số 38/2014/TT-BQP về Ban hành chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nội
dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 khối lượng kiến thức 120
tiết; cấu trúc chương trình gồm các chuyên đề: Đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QP&AN; Đườnglối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước ViệtNam về phát triển KT - XH gắn với tăng cường, củng cố QP&AN và hoạt độngđối ngoại trong tình hình mới; Chiến lược QP&AN một số nước có liên quanđến QP&AN của Việt Nam; Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản,chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền QPTD, thếtrận QPTD gắn với thế trận ANND trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Trang 24quốc Việt Nam XHCN; Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chínhtrị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trong tìnhhình mới; Phòng, chống chiến lược “DBHB” BLLĐ của các thế lực thù địchđối với Việt Nam; Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốcgia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới;Xây dựng và phát triển công nghệ quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, vũ khícông nghệ cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN; Thứ tự các bước chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương vào trạng tháiquốc phòng, chuyển hoạt động của LLVT trong trạng thái sẵn sàng chiếnđấu; Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệpquốc phòng; công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương; Nội dung cơbản của Luật: QP&AN quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, GDQP và an ninh, Dânquân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam, Pháp lệnh Dự bị động viên;Một số vấn đề về xây dựng KVPT cấp tỉnh, cấp huyện thành khu vực phòngthủ vững chắc; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựngKVPT; Nội dung, phương pháp soạn thảo hệ thống văn kiện chuyển cơquan, tổ chức, địa phương từ thời bình sang thời chiến; diễn tập một số nộidung về khu vực phòng thủ cấp huyện; luyện tập và bắn súng k54 bài 1; thamquan, nghiên cứu thực tế; viết thu hoạch.
Hình thức, tổ chức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng kiến thức quốcphòng và an ninh cho đối tượng 2 ở trường Quân sự Quân khu 9
Hình thức tổ chức: các lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng
2 do Bộ Tư lệnh QK9 trực tiếp quản lý và mở lớp tại TQSQK9; học viêntừng khóa ở các tỉnh do thường trực tỉnh ủy, ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệutập Tùy tình hình cụ thể, Quân khu có thể mở lớp tại các trường quân sựtỉnh hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương mở lớp Căn cứ đối tượngtừng khóa và chương trình của Bộ, Quân khu xác định nội dung, thời gian
Trang 25phù hợp, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó do Quân khu chỉ định trong
số học viên dự học
Hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng: tập trung giảng những
chuyên đề chính; giới thiệu nghiên cứu các chuyên đề quan trọng; lên lớp tậptrung tại giảng đường bằng phương pháp trình chiếu, hướng dẫn nghiên cứucác nội dung bổ trợ, thảo luận từng cụm kiến thức theo từng tổ học tập cógiáo viên điều khiển; hội thảo toàn lớp các vấn đề then chốt do Ban Giámhiệu chủ trì, nghiên cứu thực tế tại địa phương, đơn vị và nghiên cứu các nộidung bổ trợ qua băng hình; viết thu hoạch cuối khóa học
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự quân Quân khu 9
* Quan niệm về chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Chất lượng: theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 1998: “Chất lượng: 1 Cái làm nên phẩm chất giá trị của con người, sự vật; 2 Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [55, tr 331] Tuy nhiên, do cấu trúc, chức năng, tính chất đặc thù mà
có quan niệm cụ thể về chất lượng của sự vật, hiện tượng, quá trình Chẳnghạn chất lượng của một sản phẩm hàng hoá có thể sử dụng các thiết bị kỹthuật hiện đại để đo đếm dựa trên các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật và kiểmđịnh trong quá trình sử dụng Nhưng đối với các hoạt động của con người và
tổ chức xã hội, mà kết quả hoạt động chịu sự tác động của các yếu tố kháchquan và chủ quan thì khó có thể dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để
đo đếm, có khi phải cần nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ mới đánh giáđược Đó là đặc thù khi nghiên cứu chất lượng và đánh giá chất lượng cáchoạt động xã hội, các phong trào xã hội, so với các hoạt động khoa học kỹthuật, công nghệ, sản xuất
Từ thực tiễn hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP&AN và chất lượng bồi
Trang 26dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9 có thể quan niệm:
Chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9 là tổng hợp những giá trị được kết tinh bởi tính đúng đắn của chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tính khoa học trong xây dựng chương trình, cụ thể hóa nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp và trong vận hành các khâu, các bước của quy trình bồi dưỡng; được phản ánh ở mức độ chuyển biến trong nhận thức và hành vi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh theo cương vị chức trách của đối tượng 2 trên địa phương Quân khu.
* Những yếu tố quy định chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Một là, chất lượng của các chủ thể bồi dưỡng
Đây là yếu tố tiền đề, quyết định chất lượng hoạt động bồi dưỡng Chấtlượng của các chủ thể bồi dưỡng thể hiện ở nhận thức, trách nhiệm của Đảng
ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu; của Hội đồng giáo dục QP&AN Quân khu vàPhòng Dân quân tự vệ Quân khu; cấp ủy, chính quyền, Hội đồng giáo dụcQP&AN các địa phương trên địa bàn Quân khu; trực tiếp là nhận thức, nănglực, trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Quân sự Quân khu;năng lực các cơ quan chức năng của Nhà trường trong tham mưu, đề xuấtgiúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, trong chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡcác chủ thể, lực lượng bồi dưỡng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9.Phẩm chất năng lực của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, các cơquan chức năng, các khoa giáo viên và đội ngũ giáo viên của TQSQK9 là yếu
tố trực tiếp quyết định việc tạo ra chất lượng của hoạt động bồi dưỡng kiếnthức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9 Nếu các chủ thể này nắm chắc lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ thị, nghị quyết của Quân
Trang 27khu về nhiệm vụ QP&AN và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2,thì chất lượng hoạt động này mới được bảo đảm, nâng cao và ngược lại Hai là, chất lượng của các đối tượng bồi dưỡng
Năng lực nhận thức, phẩm chất chính trị, đạo đức, tính tích cực, ý thức tựgiác trong học tập, nghiên cứu và tự học tập, nghiên cứu của cán bộ, công chứcthuộc đối tượng 2 trong bồi dưỡng kiến thức QP&AN là yếu tố trung tâm củaquá trình bồi dưỡng; là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu quả của toàn
bộ quá trình bồi dưỡng Bởi vì, hoạt động giáo dục, đào tạo chỉ đạt chất lượng,hiệu quả cao khi các chủ thể và đối tượng cùng nhau hợp tác chuyển quá trìnhgiáo dục thành quá trình tự giáo dục Hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP&ANcho đối tượng 2 xét về bản chất là hoạt động giáo dục, do đó năng lực, động cơ,
ý thức trách nhiệm của đối tượng bồi dưỡng luôn là yếu tố hạt nhân, quyết địnhchất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho bản thân họ
Ba là, chất lượng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp bồidưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
Chất lượng của nội dung, chương trình bồi dưỡng, trước hết phản ánh ở sựphù hợp giữa nội dung, chương trình bồi dưỡng với các đối tượng bồi dưỡng, ởtính khoa học, tính thực tiễn, tính lôgíc, tính thiết thực so với nhu cầu nhận thức
và chức năng, nhiệm vụ, chức trách của các đối tượng bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở TQSQK9hiện nay được quy định cụ thể trong Thông tư 38/2014/TT-BQP ngày30/05/2014 của Bộ Quốc phòng Tuy nhiên, khi cụ thể hóa xây dựng nội dung,chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng 2 ở TQSQK9, phải cụ thể hóa, vậndụng cho sát với đặc điểm, nhu cầu, chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng
cụ thể, bảo đảm tính khoa học, tính hiệu quả, tính cập nhật thực tiễn
Chất lượng của các hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP&ANcho đối tượng 2 là chất lượng của quá trình tổ chức, thực hiện các hình thức,phương pháp bồi dưỡng Chất lượng của các hình thức, phương pháp cụ thể được
Trang 28gắn liền với từng nội dung bồi dưỡng cụ thể Các chủ thể bồi dưỡng phải biết căn
cứ vào từng nội dung, đối tượng cụ thể để vận dụng linh hoạt các hình thức,phương pháp bồi dưỡng; kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với hiện đại,khai thác ứng dụng tối đa các phương tiện thông tin và công nghệ hiện đại
Bốn là, chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2 Vì, chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cho đối tượngnày là tổng hợp nhiều yếu tố, có thể qui về hai yếu tố cơ bản con người và vậtchất, trong đó con người có vai trò quyết định, và vật chất có vai trò quantrọng nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đốitượng 2 Việc bảo đảm tốt cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị còn thểhiện sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền đến chất lượng bồi dưỡngkiến thức QP&AN cho đối tượng 2
* Những tiêu chí đánh giá chất lượng bồi lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
Theo từ điển tiếng Việt: “tiêu chí dùng để chỉ tính chất, dấu hiệu, làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm…” [56, tr 990] Theo
đó, chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 so với mục tiêu,tiêu chuẩn đặt ra được xác định bởi một loạt các dấu hiệu, các chỉ số, cả vềmặt định lượng và định tính Việc xác định các dấu hiệu, chỉ số càng rõ ràng,
cụ thể, chi tiết thì đánh giá kết quả chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&ANcho đối tượng 2 càng chính xác và khoa học bấy nhiêu, có cơ sở để đổi mới vànâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 Vì vậy,đánh giá chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ởTQSQK9 cần dựa trên các tiêu chí như sau:
Một là, tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủthể bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
Chủ thể chủ tiến hành chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối
Trang 29tượng 2 ở TQSQK9 là Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, cơ quan chứcnăng và đội ngũ giáo viên Do đó, khi đánh giá chất lượng của chủ thể, cần cócách nhìn toàn diện và cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân, theo đúng chứcnăng, trách nhiệm và phạm vi công tác.
Trình độ nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2; nhận thức về vai trò tầm quan trọng của công tácbồi dưỡng kiến thức QP&AN và sự cần thiết nâng cao chất lượng của côngtác này Mức độ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ bồi dưỡng kiếnthức quốc phòng và an ninh
Đối với Đảng ủy, chính quyền và Hội đồng giáo dục QP&AN các tỉnhtrên địa bàn Quân khu, cần tập trung xem xét đánh giá, chủ trương, biện pháplãnh đạo của các cấp ủy đối với nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP&AN chođối tượng 2; việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kếhoạch bồi dưỡng hàng năm; thực hiện số lượng, chất lượng chiêu sinh…
Đối với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, tập trung xem xét, đánhgiá nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2; tính đúng đắn của các chủ trương, biện pháp lãnhđạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng2; tính khoa học trong quản lý, điều hành quá trình bồi dưỡng của Ban Giámhiệu và trách nhiệm cụ thể của mỗi thành viên trong thực hiện nhiệm vụ bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 ở Nhà trường
Đối với các cơ quan và đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành, cần xem xétđánh giá mức độ chính xác, tính khoa học trong thực hiện nhiệm vụ thammưu đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ về bồi dưỡng kiến thức QP&AN như:tham mưu về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức bố trí lớp học; xâydựng kế hoạch, quản lý chương trình; chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiệnhọc tập; tiếp nhận và bố trí nơi ăn, ở sinh hoạt, học tập của học viên trongđiều kiện thuận lợi nhất và mức độ quan tâm nhất; hiệp đồng với cơ quan,
Trang 30đơn vị, địa phương liên quan đến nhiệm vụ học tập và tham quan thực tế.Đối với đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, cần đánh giá toàn diện từ nhậnthức, trách nhiệm đến kết quả, chất lượng tham gia bồi dưỡng kiến thức QP&
AN đối tượng 2, trước hết phải xem xét thái độ tiếp nhận công việc; trình độ,khả năng nắm vững các quan điểm, đường lối của Đảng, lý luận chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về QP&AN trong tình hình mới; kinhnghiệm, tri thức, phong cách trong giảng dạy nói chung và trong bồi dưỡngkiến thức QP&AN nói riêng; công tác chuẩn bị bài giảng và chuẩn bị cáccông cụ, phương tiện cho hoạt động giảng dạy; thái độ tiếp nhận những thôngtin ngược chiều, những tri thức mới, tư duy đổi mới nội dung và phương pháptrong quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy
Chất lượng giảng dạy của giáo viên còn thể hiện ở mức độ sâu sát, tincậy, khả năng nắm chắc đối tượng và luôn đặt ra những yêu cầu cao trongđiều kiện sư phạm vừa thuận lợi, vừa khó khăn
Hai là, tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện chương trình, nội dung,hình thức, phương pháp, công cụ, phương tiện bồi dưỡng kiến thức quốcphòng và an ninh cho đối tượng 2
Chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN được biểu hiện cụ thể, sinhđộng thông qua chất lượng thực hiện từng nội dung, hình thức, phương pháp,công cụ phương tiện tiến hành Tổng hợp chất lượng các nhân tố này, sẽ phảnánh chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2 ở TQSQK9
Nội dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN là một tiêu chí quan trọng đểđánh giá chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN đối tượng 2, bởi nó lànhững văn kiện cơ bản mang tính pháp lý và cơ sở để diễn ra hoạt độngtruyền thụ và lĩnh hội kiến thức QP&AN; là yếu tố cốt lõi tác động làmchuyển hóa đối tượng về mặt nhận thức, hành động theo hướng mục đích,yêu cầu đặt ra, đồng thời qui định việc sử dụng các hình thức, phương pháp,công cụ phương tiện giảng dạy Khi đánh giá về mặt nội dung bồi dưỡng phải
Trang 31xem xét tính khoa học, tính đúng đắn; tính toàn diện, hệ thống; tính cơ bản,hiện đại; tính giáo dục, tính hiệu quả của các nội dung bồi dưỡng thể hiệntrong xây dựng chương trình, cụ thể hóa và biên soạn nội dung các chuyên đề
do cơ quan có thẩm quyền ban hành Xem xét kế thừa, chọn lọc, phát triển và
cụ thể hóa, mô hình hóa chương trình, nội dung giáo trình do cấp trên quiđịnh; xem xét mức độ, phù hợp với đối tượng, sát với tình hình thực tiễn củacác địa phương, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn Quân khu 9
Đánh giá theo hình thức, cần đánh giá toàn diện các mặt như: cách thức tổchức lớp học và cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng củagiáo viên và đối tượng bồi dưỡng; tính khoa học của việc xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình quy định; tính chặt chẽ, nghiêmtúc của các buổi lên lớp, thảo luận, thu hoạch, các buổi bổ trợ, tham quan…Phương pháp bồi dưỡng, là toàn bộ những cách thức, biệp pháp truyềnđạt và lĩnh hội của giáo viên và đối tượng bồi dưỡng Đánh giá theo tiêu chínày xem xét toàn diện trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy, mức độ truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức QP&AN, khả năngnêu vấn đề và giải quyết linh hoạt vấn đề, kinh nghiệm xử lý các tình huống
sư phạm, ngôn ngữ, lời nói…
Đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo vật chất bảo đảm, các công cụ,phương tiện bồi dưỡng kiến thức QP&AN cần xem xét đánh giá các dấu hiệunhư: mức độ đảm bảo tài liệu phục vụ bồi dưỡng, tài liệu tham khảo, môhình, học cụ huấn luyện, các phương tiện máy tính, máy chiếu, băng hình,phim ảnh bổ trợ…
Ba là, tiêu chí đánh giá sự chuyển biến, phát triển kiến thức QP&AN và kếtquả thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở địa phương của đội ngũ cán bộ đối tượng 2.Đây là tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chất lượng bồi dưỡng kiếnthức QP&AN cho đối tượng 2, bởi suy cho cùng, mục tiêu bồi dưỡng là sựchuyển biến, phát triển kiến thức của người học và khả năng vận dụng có
Trang 32hiệu quả kiến thức trong hoạt động thực tiễn Đánh giá chất lượng bồi dưỡngtheo tiêu chí này, cần xem xét chất lượng bồi dưỡng ở kết quả học tập tạitrường và kết quả vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước vềQP&AN ở địa phương.
Đối với kết quả học tập bồi dưỡng kiến thức tại Trường của học viên:
trước hết phải xem khối lượng kiến thức mà đội ngũ cán bộ tiếp thu được trong
quá trình bồi dưỡng ở Nhà trường như thế nào: không chỉ đơn thuần là ngườihọc đã hoàn thành, hay chưa hoàn thành toàn bộ khối lượng kiến thức QP&ANtheo chương trình quy định, mà điều quan trọng hơn chính là mức độ nhậnthức và hiểu biết về bản chất của những vấn đề đã được trang bị Căn cứ vàonội dung, chương trình bồi dưỡng cũng như yêu cầu cụ thể của từng nội dung
để xem xét đánh giá toàn diện như: thái độ, trách nhiệm, động cơ của ngườihọc khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới, công tác chuẩn bị bài, nghe, ghi, chép,quá trình thảo luận, tham quan, học bổ trợ… ; thông qua hình thức trao đổitrực tiếp với người học; tỷ lệ (%) khi kiểm tra, viết thu hoạch Kết quả học tậptại trường cần phải xem xét đánh giá việc chấp hành các chế độ qui định điềulệnh, điều lệ Quân đội và Nhà trường, nền nếp, tác phong khi tham gia quátrình giáo dục, đào tạo trong môi trường quân sự, nhất là việc chấp hành thờigian học tập, nghiên cứu, thời gian đi lại, nghỉ ngơi, đội hình lên xuống lớp vàthực hiện một số chế độ trong ngày, tuần theo qui định
Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QSQP của đốitượng 2 ở địa phương
Trong lãnh đạo và quản lý Nhà nước về QP&AN, đánh giá theo tiêu
chí này không chỉ dừng lại ở quan điểm, nhận thức mà còn phải xem xétchất lượng của các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, chương trình hànhđộng, kế hoạch công tác trong thực hiện nhiệm vụ QP&AN của các cấp
ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành các cấp; xem xét năng lực, tráchnhiệm của từng thành viên trong cấp ủy, chính quyền trong việc bám sátthực tiễn, nâng cao trình độ, phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm, thamgia xây dựng đảng ủy quân sự TSVM, cơ quan quân sự địa phương vững
Trang 33mạnh toàn diện
Trong lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, đánh giá thể hiện ở mức
độ chủ động trong hướng dẫn, động viên các tổ chức, các lực lượng và quầnchúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở địa phương và tínhnăng động, sáng tạo, tìm mọi biện pháp để thực hiện nhiệm vụ QP&AN của
cơ quan, tổ chức mình
Trong lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương, đánh giá thể hiện trên hai
phương diện, trình độ năng lực và kết quả tham mưu cho cấp ủy đảng, chínhquyền về nhiệm vụ QP&AN ở địa phương và lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy xâydựng và hoạt động của LLVT địa phương
Đánh giá năng lực và kết quả tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiệnnhiệm vụ QP&AN ở địa phương gồm 5 nhóm nhiệm vụ cụ thể như: Nghiêncứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; thẩm định, thẩm tra; phối hợp, kếthợp giữa các hoạt động; thực hiện một số nhiệm vụ khác do thường vụ, thườngtrực tỉnh ủy, ủy ban nhân dân giao nhanh chóng, chính xác, kịp thời…Mặt khác,đánh giá kết quả tham mưu thực hiện cơ chế theo Nghị quyết 02/BCT và Nghịquyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị đối với công tác QSQP ở địa phương
Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy trong xây dựng và hoạt độngcủa LLVT địa phương, bao gồm ở năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy xâydựng và hoạt động tác chiến của LLVT địa phương; vai trò làm nòng cốt chotoàn dân thực hiện đường lối QPTD và chiến tranh nhân dân ở địa phương;năng lực tổ chức triển khai điều hành diễn tập khu vực phòng thủ và các tìnhhuống khác trên địa bàn địa phương Kết quả thực hiện mối quan hệ giữa xâydựng, củng cố, bố trí lực lượng QP&AN với tăng cường quản lý Nhà nước vềlĩnh vực này trong bộ máy chính quyền địa phương
Trong lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và những người có chứcdanh tương đương có cơ sở đóng quân trên địa bàn Quân khu Đánh giá kếtquả thực hiện của nhóm này phải xem xét đánh giá sự quan tâm của lãnh đạocác nhà trường đối với môn học GDQP; việc thực hiện đúng, đủ nội dung,
Trang 34chương trình theo qui định; ghi điểm vào học bạ và cấp chứng chỉ môn họctheo qui chế; chất lượng đội ngũ giáo viên GDQP, sự phối hợp chặt chẽ với
cơ quan chức năng Quân khu trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng;kết quả nhận thức quan điểm, ý thức, đúng về QP&AN của đội ngũ cán bộ,giảng viên trong các nhà trường; hoạt động của lực lượng tự vệ trong Nhàtrường; công tác bảo vệ an ninh trật tự Nhà trường…
Trong lãnh đạo các doanh nghiệp kinh tế lớn được thành lập theo quyết
định của Bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn Quân khu Tiêu chí thể
hiện trong lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp kinh tế với QP&AN và QP&AN với đốingoại; trong qui hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, các dự án đầu tư,các liên doanh, liên kết; trong tổ chức huấn luyện, diễn tập của các lực lượng
tự vệ, các tình huống QP&AN khi có yêu cầu; trong huy động một cáchnhanh chóng, kịp thời, đủ số lượng và chất lượng các lực lượng, phương tiện
đã đăng ký cho động viên chiến tranh khi diễn tập…
1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
1.2.1 Thực trạng chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở Trường Quân sự Quân khu 9
* Ưu điểm
Một là, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và các cơquan chức năng đối với bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đốitượng 2 từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Đối với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh và Hội đồng giáo dục QP&AN Quân khu,trong những năm qua đã quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 62-CT/TW ngày12/01/2001 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục quốc phòngtoàn dân trước tình hình mới, Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/05/2001của Chính phủ về giáo dục QPTD, Chỉ thị số 2-CT/TW ngày 03/5/2007 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục
Trang 35QP&AN trong tình hình mới, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007của Chính phủ về giáo dục QP&AN, Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/03/2010của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác Giáodục QP&AN năm 2010 và những năm tiếp theo, Luật giáo dục quốc phòng và
an ninh năm 2013 và các thông tư, hướng dẫn, quy định, quyết định của các
bộ, ngành cơ quan chức năng có thẩm quyền về giáo dục QP&AN như: BộQuốc phòng, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, của Đảng uỷQuân sự Trung ương (Quân uỷ Trung ương), Ban Tổ chức Trung ương, Hộiđồng giáo dục QP&AN Trung ương, Hội đồng giáo dục QP&AN QK9 vềgiáo dục QP&AN và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng nóichung và cho đối tượng 2 nói riêng Qua đó, đã nhận thức đúng đắn về vị trí,vai trò, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiếnthức QP&AN cho các đối tượng trong đó có đối tượng 2, từ đó đề cao tráchnhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 trên địa bàn Quân khu Kết quảđiều tra, khảo sát cho thấy, có 96.94% ý kiến đánh giá cao sự quan tâm, chăm
lo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đối với công tác bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2
Hầu hết các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trên địa bàn Quânkhu, đã nêu cao vai trò trách nhiệm, tích cực chủ động trong lãnh đạo, tổ chứcthực hành, kiểm tra việc thực hiện về nhiệm vụ giáo dục QP&AN nói chung
và nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2, kịp thời có nghịquyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục QP&AN, trong đó có nội dungbồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp Sự quantâm của cấp ủy đảng, chính quyền không chỉ thể hiện ở việc bảo đảm đủ sốlượng, thành phần cử đi bồi dưỡng, các phương tiện vật chất bảo đảm quátrình bồi dưỡng mà còn ở chất lượng tuyển chọn các thành phần học viên theođúng tiêu chuẩn qui định Các Ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy có kế hoạch bồi
Trang 36dưỡng cán bộ theo nhiệm kỳ và từng năm, đã thường xuyên quan tâm tạo điềukiện thuận lợi nhất để cán bộ tham gia vào quá trình bồi dưỡng kiến thứcQP&AN Các cơ quan báo chí địa phương đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền
về nhiệm vụ QP&AN và dành riêng một chuyên mục về QP&AN, nội dung hìnhthức khá phong phú, sinh động gắn kết, chặt chẽ với các hoạt động KT - XH củađịa phương Các cơ quan quân sự đã làm tốt vai trò tham mưu, phối hợp và tổchức thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp Thực tế qua điều tra, khảo sát chothấy, có 59.18% ý kiến đánh giá các cấp ủy đảng, chính quyền địa phươngthời gian qua đã quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng 2
Đối với Đảng ủy, Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản
lý và các cơ quan của Trường Quân sự Quân khu đã nhận thức nhiệm vụ bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 đã thật sự coi trọng chất lượng bồidưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2 Trong quá trình bồi dưỡng, Nhàtrường luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền về mục tiêu, yêu cầu, ýnghĩa, tầm quan trọng to lớn của nhiệm vụ và chất lượng bồi dưỡng kiến thứcQP&AN để thống nhất nhận thức, nâng cao vai trò trách nhiệm, coi đây lànhiệm vụ trung tâm trong công tác giáo dục, đào tạo, một nội dung quan trọngtrong nghị quyết thường kỳ của Đảng ủy Nhà trường Trên cơ sở nghị quyết,Thường vụ Đảng ủy phân công một đồng chí trong Thường vụ trực tiếp theodõi, chỉ đạo lớp học Ban chỉ đạo lớp bồi dưỡng cũng được thành lập vớithành phần tham gia rộng rãi Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, đánhgiá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ và chất lượng bồidưỡng với tinh thần đổi mới và cầu thị, cái gì làm tốt thì nhân rộng, phát huy,cái gì còn hạn chế, khuyết điểm thì nhanh chóng sửa chữa, khắc phục kịpthời
Đồng thời với lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung, Đảng
ủy, Ban Giám hiệu luôn coi trọng công tác tổ chức bảo đảm cho quá trình bồi
Trang 37dưỡng được liên tục với những điều kiện tốt nhất, các cơ quan đào tạo, chínhtrị, hậu cần, kỹ thuật, hành chính đóng vai trò tham mưu tích cực và hiệu quả
từ công tác củng cố, kiện toàn nhân sự quản lý, chiêu sinh, đón tiếp, bố trí nơi
ăn, ở đúng qui định, đến các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, đọc báo,xem ti vi, tổ chức hội trường, thao trường bãi tập Trong điều kiện còn nhiềukhó khăn, Nhà trường vẫn dành một phần kinh phí để đầu tư những trang bịcần thiết cho nhiệm vụ bồi dưỡng Thực tế qua điều tra, khảo sát cho thấy, có88,78% ý kiến đánh giá Đảng ủy - Ban Giám hiệu thời gian qua đã quan tâmđúng mức đến công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 2
Đối với đội ngũ giáo viên, báo cáo viên bồi dưỡng kiến thức QP&AN chođối tượng 2, đã nhận thức đúng vai trò là người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinhnghiệm cho người học, là một trong những chủ thể giữ vai trò quyết định đến chấtlượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN Vì vậy, đội ngũ này luôn đề cao trách nhiệm,
có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ,kiến thức, trau dồi phẩm chất, đạo đức, nâng cao năng lực và kỹ năng sư phạm.Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy có 56,12% ý kiến đánh giá trình độ lý luận tốt,khá 40,81%; và 58,16% đánh giá có kiến thức thực tiễn tốt, có 38,78 kiến thứcthực tiễn khá Thường xuyên được Nhà trường tạo điều kiện để đi cơ sở, thamquan thực tế các hoạt động QP&AN, KT - XH của địa phương trên địa bàn, gắn lýluận với thực tiễn, làm phong phú nội dung giảng dạy
Hai là, việc xây dựng nội dung, chương trình, xác định hình thức,phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ngày càng khoa họcphong phú, phù hợp với đối tượng bồi dưỡng và thực tiễn địa phương
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nội dung, chương
trình bồi dưỡng kiến thức QP&AN trong thời gian qua trên cơ sở nội dung,chương trình qui định, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thực hiện chặtchẽ, nghiêm túc, đúng nội dung, chương trình khung theo quy định; đồng thờicăn cứ vào mục tiêu, thời gian, tập trung vào lựa chọn các nội dung phù hợp
Trang 38với thực tiễn địa bàn QK9, sát cương vị, chức trách người học Chỉ đạo việcxác định nội dung bổ trợ, tham quan thực tế, xem băng hình… bảo đảmchương trình luôn đạt yêu cầu về tính toàn diện và hệ thống, tính cơ bản vàhiện đại, tính giáo dục và hiệu quả Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có52.04% đánh giá nội dung, chương trình bồi dưỡng là phù hợp với đặc điểmđối tượng học viên và đặc thù của Quân khu 9.
Về hình thức, phương pháp tổ chức bồi dưỡng, thể hiện ở sự tuân thủtriệt để hình thức bồi dưỡng tập trung tại Trường Quân sự Quân khu Về hìnhthức tổ chức theo lớp, mỗi khoá tổ chức thành một lớp, trong một lớp chiathành các tổ Năm 2012 có 6 lớp quân số 551 học viên; năm 2013 có 6 lớpquân số 605 học viên; năm 2014 có 8 lớp quân số 934 học viên; năm 2015 có
3 lớp quân số 279 học viên; năm 2016 đến tháng 03/2016 có 2 lớp 201 họcviên Trong quá trình bồi dưỡng Nhà trường đã xây dựng kế hoạch huấn luyệnmột cách khoa học, hợp lý, sau mỗi chuyên đề hoặc cụm chuyên đề đều cócác nội dung bổ trợ, tham quan hoặc xem băng hình bổ sung cho chuyên đề
đã giới thiệu Đối với các buổi lên lớp, việc nghiên cứu, tham quan cũng nhưkiểm tra đánh giá kết quả được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc Phương phápbồi dưỡng luôn được cải tiến phù hợp với từng cụm chuyên đề, nếu là chuyên
đề chính thì phương pháp diễn giải là chủ đạo, kết hợp với gợi mở, nêu vấn
đề Nếu là chuyên đề bổ trợ thì giới thiệu có trọng tâm, trọng điểm đặt ra vấn
đề nghiên cứu và giải quyết cả lý luận và thực tiễn Chú trọng kết hợp chặtchẽ với phương tiện kỷ thuật đã được trang bị, đặc biệt là khả năng khai tháccông nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 96,94% số họcviên đánh giá hình thức, phương pháp bồi dưỡng là khoa học, phù hợp
Về nghiên cứu, học tập và vận dụng của học viên, đại bộ phận cán bộ,
công chức sau khi được bồi dưỡng một cách có hệ thống các kiến thức QP&
AN đã nhận thức rõ và hoàn toàn nhất trí với những quan điểm của chủ nghĩa
Trang 39Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về
chiến tranh và quân đội, về nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN trong tình hìnhmới, về quan điểm, chủ trương kết hợp kinh tế với QP&AN, QP&AN với đốingoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nhận rõ âm mưu,thủ đoạn chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch chống phá cáchmạng nước ta Thấy rõ tính tất yếu của việc kết hợp hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN, đặt niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạocủa Đảng đối với nhiệm vụ tăng cường, củng cố quốc phòng, giữ vững anninh quốc gia trong tình hình mới Vì vậy, tuyệt đại đa số học viên đã nêu caotinh thần trách nhiệm, có thái độ nghiêm túc trong chấp hành thời gian họctập, nghiên cứu, thời gian đi lại, nghỉ ngơi, đội hình lên xuống lớp và thựchiện tốt chế độ, nền nếp qui định của Nhà trường Trong quá trình học tập đãthể hiện tốt vai trò chủ thể trong tiếp thu và lĩnh hội kiến thức Tham gia thảoluận sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn của địa phương, ngành mình, ra khôngkhí sôi nổi, cởi mở, học tập lẫn nhau Kết quả kiểm tra, viết thu hoạch có100% khá, giỏi có 99,81% đạt khá, giỏi
Ba là, đội ngũ cán bộ đối tượng 2 đã có nhiều chuyển biến về mức độnhận thức và trách nhiệm đối với công tác quân sự quốc phòng địa phương Kết quả nghiên cứu, học tập của học viên là sự phản ánh sức mạnh tổnghợp của hệ thống các thành tố tác động lẫn nhau trong quá trình sư phạm quân
sự Điều quan trọng là kết quả vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lýNhà nước về nhiệm vụ QP&AN của đội ngũ cán bộ đối tượng 2 đối với địaphương, ngành mình Qua khảo sát ở nhiều địa phương cho thấy, sau khi đượcbồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trường Quân sự Quân khu, đội ngũ cán bộnày có những chuyển biến sâu sắc về nhận thức QP&AN, gắn QP&AN vớikinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có74,49% số học viên đánh giá rất cần thiết
Trang 40Nhận thức đó được thể hiện trong quá trình vận hành cơ chế theo Nghịquyết 02-NQ/TW của BCT và trong ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên
đề, chương trình hành động, kế hoạch công tác của địa phương, của ngành,của cấp mình Các thành viên trong cấp ủy, chính quyền luôn bám sát thựctiễn, nâng cao trình độ, phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm, tham gia xâydựng đảng ủy quân sự, cơ quan quân sự địa phương vững mạnh toàn diện, chủđộng hướng dẫn, động viên các tổ chức, các lực lượng quần chúng nhân dâncùng tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ QP&AN Nhận thức về QP&AN củađối tượng 2 còn thể hiện khá rõ trong chỉ huy, chỉ đạo xây dựng và hoạt độngtác chiến của LLVT địa phương một cách hiệu quả; năng lực tổ chức triểnkhai, điều hành diễn tập khu vực phòng thủ và xử lý các tình huống khác trênđịa bàn địa phương theo cương vị, chức trách của đối tượng 2 được thực hiệnkhá tốt Việc giải quyết các mối quan hệ giữa xây dựng và củng cố, bố trí lựclượng QP&AN với tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực này trong bộmáy chính quyền ở địa phương địa bàn Quân khu ngày càng nhịp nhàng, hiệuquả hơn Nhờ vậy, trong những năm qua địa bàn QK9 luôn giữ vững được sự
ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển KT-XH, lòng tin củanhân dân đối với Đảng, đối với chế độ được củng cố vững chắc Kết quả điềutra, khảo sát cho thấy, có 84,69% số học viên đánh giá rất quan trọng
* Hạn chế, khuyết điểm
Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể, lực lượng trong bồidưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 ở TQS QK9 còn cónhững hạn chế, bất cập
Trước hết là nhận thức về vị trí, vai trò của nhiệm vụ bồi dưỡng kiếnthức QP&AN của một số cấp ủy địa phương và lãnh đạo các ban ngành, nhất
là các ngành hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chưa đầy đủ, còn tồn tại nhậnthức cho rằng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 2 chỉ là nhiệm
vụ riêng của Quân đội, công an Dẫn đến trong hoạt động chỉ đạo quán triệt,