1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG đào tạo bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH sóc TRĂNG HIỆN NAY

116 527 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 693 KB

Nội dung

Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung trước hết phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc...muôn việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay kém” 28, tr. 269. Muốn có cán bộ tốt, Đảng phải thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng họ và Người khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Trang 1

1.1 Đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng 111.2

Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay 50

Chương 2

YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TRƯỜNG CHÍNH

2.1

Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng caochất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay 652.2

Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ởTrường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay 74

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Cán bộ, công chức CB, CCChính trị quốc gia CTQGĐào tạo, bồi dưỡng ĐT, BD

Trang 3

công việc muôn việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay kém” [28, tr 269].Muốn có cán bộ tốt, Đảng phải thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng họ và Ngườikhẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là đội ngũ cán bộ cấpxã) giữ vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền ở

cơ sở, là những người gần dân nhất, thực hiện những nhiệm vụ chính trị tại cơ

sở, nơi mà đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcđược triển khai thực hiện; trực tiếp tuyên truyền, giải thích các chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời phản ảnhnguyện vọng của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh,

bổ sung chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn Hội nghị lần thứ 5 Khóa

IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đáp ứng yêu cầu

phát triển của đất nước trong tình hình mới, đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ

ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng.”

Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy

và UBND tỉnh, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chứccủa tỉnh theo phân cấp và hướng dẫn của Trung ương Chất lượng hoạt động đàotạo, bồi dưỡng của nhà trường có liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quảhoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở, nơi mà hàng ngày, hàng giờ diễn ra cácmối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân

Thời gian qua, trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Đảng, sự hướng dẫncủa các cơ quan chức năng ở Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, của Đảng ủy nhà trường, chất lượng mọi mặt nóichung, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nóiriêng có nhiều chuyển biến, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu trực tiếp từ cơ sở, đội ngũ

Trang 4

cán bộ, công chức cấp xã có sự trưởng thành nhiều mặt, góp phần quan trọng vàothực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh.Tuy vậy, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn chưa có sự chuyển biến một cáchvững chắc; công tác giảng dạy, học tập, quản lý còn chưa thực sự đổi mới, ngườihọc còn thụ động, số lượng và chất lượng cán bộ, công chức ra trường, có mặtchưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra

Hiện nay, trước yêu cầu thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước;xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vìdân, tập trung hướng về cơ sở thì việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công tác chức cấp xã là yêu cầu trực tiếp đặt ra đối với nhà trường

Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay”

có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Những năm gần đây có nhiều công trình, đề tài, luận văn và các bài viếtcủa các tác giả đề cập đến vấn đề chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hay chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, tiêu biểu như: Luận văn Thạc sỹ

của Lê Mây (1999): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường

Chính trị tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay ", Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn

Thị Bích Hường (2006): "Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính

trị xã, phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay", " Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " của PGS - Tiến sỹ

Nguyễn Phú Trọng và PGS - Tiến sỹ Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, NXB

CTQG, Hà Nội năm 2001, Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Thu Hà (1993): " Công

Trang 5

tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Nam

-Đà Nẵng ", Luận văn Thạc sỹ của Vũ Xuân Quảng (2001): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở trường chính trị Thái Bình hiện nay", Luận văn Thạc sỹ của Thiều Quang Nhàn (2003): " Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp ", Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Trung Trực

(2005): " Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường,

thị trấn ở trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp".

Ngoài ra, còn có một số bài viết liên quan đến công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ công chức, như: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Thạc sỹ Lê Kim Việt - Học

viện CTQG Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số 24 (12 - 1999); "Nâng cao chất

lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức nhà nước" của TS Nguyễn Trọng

Điều, Tạp chí Cộng sản số 16 (8 - 2001), "Giáo dục lý luận chính trị và đạo đức

cho cán bộ hiện nay" của PGS -TS Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Cộng sản số 22 (11

- 2001), "Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở" của Đỗ Tất Cường, Tạp chí Lịch sử Đảng; Hội thảo khoa học “ Về nâng cao chất lượng

đào tạo cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn năm 2013” của Trường Chính trị

Sóc Trăng; TS Ngô Thành Can Học viện Hành chính, Học viện Chính trị -Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh (2014) “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”.

Những công trình khoa học, đề tài, luận văn, luận án và các bài viết củacác nhà khoa học, các tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn

ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, chất lượngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở nói riêng trong toàn quốc, ở những

Trang 6

địa phương khác nhau, từ đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản

để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo góc

độ, phạm vi nghiên cứu

Tuy nhiên, chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về “Chất lượng đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay” một cách có hệ thống, toàn diện dưới góc độ chuyên ngành xây

dựng Đảng và chính quyền nhà nước Do vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đềtài nghiên cứu, là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình, đề tài,luận văn, luận án đã nghiệm thu, bảo vệ Đồng thời trên cơ sở kế thừa có chọn lọccác công trình nghiên cứu nêu trên và căn cứ vào thực trạng chất lượng ĐT, BD vàchất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp

có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng ĐT, BD cán bộ, công chức cấp xã ởTrường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay, nhằm góp phần xây dựng đội ngũ CB,

CC cấp xã ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn;

đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng ĐT, BD đội ngũ CB, CCcấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng ĐT, BD đội ngũ CB, CCcấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệmnâng cao chất lượng ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng

ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp

xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

* Phạm vi nghiên cứu

Chất lượng hoạt động ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp xã; phạm vi khảo sátchất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và khảo sát ở 15 xã, thị trấn,phường trên địa bàn 2 huyện và thành phố Sóc Trăng; các tư liệu, số liệu điều trakhảo sát phục vụ đề tài từ năm 2009 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cán bộ, côngchức và công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC thời kỳ mới; nghị quyết của Tỉnh

ủy Sóc Trăng về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp xã của Trường Chínhtrị tỉnh Sóc Trăng; các báo cáo kết quả đào tạo, học tập của học viên; kết quảđiều tra, khảo sát thực tế về công tác ĐT, BD và chất lượng đội ngũ CB, CC cấp

xã thời gian qua

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụngtổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành và liên ngành; trong đóchú trọng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và tổng kết thựctiễn, kết hợp lôgic và lịch sử, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Trang 8

Kết quả nghiên cứu luận văn cung cấp những luận cứ khoa học giúp choĐảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã và cán bộ nói chung ngang tầm nhiệm vụ.Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo giảng dạy trong cáctrường chính trị tỉnh, trung tâm giáo dục chính trị huyện.

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG 1.1 Đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Trang 9

1.1.1 Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

* Khái quát về tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trongvùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ ChíMinh với các tỉnh miền Tây Nam bộ Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớnĐịnh An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông

Trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, GDP bình quân đầu ngườinăm 2010 là 910 USD (tăng 1,96 lần so với 2005 và tăng gấp 7,5 lần so với 1992chỉ đạt 122 USD), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,14% Đến nay có 100% xã có nhàvăn hóa, 30,4% khóm ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốcgia đạt 15% (tăng 2 lần so với 2005) Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập THCS vàđang triển khai thí điểm phổ cập THPT Công tác giáo dục chuyên nghiệp, dạynghề, tiếng dân tộc đã đạt nhiều kết quả tích cực Văn hóa-xã hội được quan tâm,nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Hệthống chính trị cơ sở thường xuyên được củng cố kiện toàn, dân chủ cơ sở đượcphát huy; QP,AN ngày càng được củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Tuy vậy, tình hình KT - XH của tỉnh Sóc Trăng còn nhiều khó khăn,thách thức: tốc độ phát triển kinh tế chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế còn chưahợp lý, kết cấu hạ tầng KT - XH chưa đồng bộ; đời sống của một bộ phận nhândân còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có sự hỗ trợ, chung tay góp sức của đồngbào cả nước để vượt qua khó khăn, thách thức; mức sống giữa thành thị vànông thôn có sự chênh lệch lớn; các tệ nạn xã hội và hủ tục mê tín dị đoan cóchiều hướng gia tăng…

Trang 10

Bước vào thời kỳ mới, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cảithiện đời sống nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xâydựng tỉnh Sóc Trăng giàu mạnh, văn minh chủ động xây dựng và thực hiệncác phương án phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với tình huống phức tạp, nhất

là các hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phảnđộng; đấu tranh ngăn ngừa, xoá bỏ các hoạt động mê tín dị đoan và các tụđiểm phức tạp về tệ nạn xã hội; làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng,chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam XHCN Điều đó đang đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất,năng lực, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và đoànthể ở địa phương nói chung, trong đó có đội ngũ CB, CC cấp xã nói riêngphải bảo đảm tiêu chuẩn về chức danh cán bộ theo Nghị quyết Trung ương

ba (Khóa VIII) về chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐHđất nước và các nghị quyết của các cấp ủy đảng ở địa phương Đây là yêucầu khách quan đặt ra cho công tác ĐT, BD đội ngũ CB, CC cấp xã hiện nay

* Khái quát về Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng - tiền thân là Trường Mác-xít, được thànhlập tháng 2 năm 1947 tại căn cứ Đình Rạch Giồng, xã An Thạnh Nhì, huyệnLong Phú Ngay sau khi thành lập, Trường Mác-xít tỉnh bắt tay ngay vào việc

mở lớp Lớp học đầu tiên với thời gian học tập là 30 ngày

Mặc dù phải di dời qua nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh để tránh sựtruy lùng của địch, nhưng nhà trường luôn duy trì các lớp đào tạo ngắn hạn, bồidưỡng chính trị cho hàng nghìn cán bộ trung kiên với Đảng Rất nhiều cán bộ từmái trường này đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh, góp phần quan trọng vàothắng lợi của địa phương qua các cuộc kháng chiến cứu nước

Trang 11

Trong những năm qua, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũgiảng viên thiếu thốn nhưng Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã không ngừngphấn đấu vươn lên, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức Đặc biệt, từ năm 2000, nhà Trường còn mở các loạilớp mới học ghép 2 chương trình Trung cấp như: Trung cấp Chính trị với mộtTrung cấp chuyên ngành: Công an, Quân sự, Hành chính, Thanh vận, Phụ nữ.Theo đó, cho đến nay nhà trường đã mở 79 lớp Trung cấp Chính trị cho hơn6.533 học viên, 13 các lớp Trung cấp Chính trị và Trung cấp chuyên nghiệp vớihơn 1.119 học viên tham gia; ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với các cơ sởđào tạo Trung ương mở hơn 20 lớp có trình độ Cao cấp lý luận Chính trị, Cao cấp

Lý luận chính trị - Hành chính, các lớp Đại học Chính trị với các chuyên ngành đadạng, các lớp trình độ cử nhân Hành chính, lớp Bồi dưỡng Chuyên viên chính vớihơn 1.800 học viên tham gia…đã góp phần đáng kể cho nguồn nhân lực của tỉnh vàgóp phần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh

* Chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh sóc Trăng

- Chức năng

Căn cứ Quyết định số 241-QĐ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2006 và Côngvăn số 407-CV/TU, ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ SócTrăng quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củaTrường chính trị tỉnh Sóc Trăng

Trường chính trị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ và Ủy ban nhândân tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; có chứcnăng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trịcấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hànhchính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng chính

Trang 12

quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật

và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác

- Về nhiệm vụ

Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và dự nguồncác chức danh: cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dâncấp xã và tương đương; trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện vàtương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tươngđương; cán bộ công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và một số lĩnh vực khác

Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản

lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ công chức, viên chức ở địa phương

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng năng lãnh đạo, chuyên môn,nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn,nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện.Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị; bồi dưỡng chuyên viên vàcác chức danh tương đương

Phối hợp với ban tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ,phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của các trung tâm bồi dưỡngchính trị cấp huyện

Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinhnghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở

Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu trên theo chỉđạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh

* Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng:

Trang 13

- Đào tạo theo hệ tập trung từ 8 tháng, đối với loại hình này Nhà trường sẽ

mở cho các đối tượng tuổi từ 18 đến dưới 35 tuổi cho các đồng chí cấp xã, ngànhhuyện, ban ngành cấp tỉnh

- Đào tạo theo hệ tại chức 14 tháng, đối vơí các đối tượng này được quyđịnh rất rõ theo quy định về đào tạo của Ban tổ chức Trung ương từ 35 tuổi trởlên, nhưng không quá 45 đối với nữ và không quá 50 đối với nam

- Các lớp bồi dưỡng chuyên viên 3 tháng như cán sự, chuyên viên, chuyênviên chính, bồi dưỡng các chức danh chủ chốt 2 tuần cho một chức danh như bíthư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, cán

bộ chủ chốt các tổ chức chính trị - xã hội

- Liên kết với các ban ngành, đoàn thể mở các lớp đào tạo 2 chuyên ngànhnhư: trung cấp Phụ vận – trung cấp chính trị - Hành chính, trung cấp Thanh vận –trung cấp Chính trị - Hành chính, trung cấp Nông dân – trung cấp chính trị - Hànhchính Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng còn giao cho Trường Chính trị phụtrách đào tạo lớp trung cấp Hành chính, trung cấp Văn thư lưu trữ

* Quan niệm đào tạo cán bộ, công chức cấp xã

- Cán bộ, công chức cấp xã

Quan niệm cán bộ:

Theo điều 4 của luật cán bộ công chức: cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quanĐảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,tỉnh thành trực thuộc TW, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức

vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [24, tr.153-154]

Quan niệm công chức:

Trang 14

Công chức là “những người được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một

chức vụ thường xuyên, làm việc liên tục trong cơ quan nhà nước, được phân loạitheo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính, sựnghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [57, tr.126]

Hoặc được xác định: “là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệmvào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật”[38, tr.84]

Theo quan niệm trên có thể hiểu: công chức cấp xã là công dân Việt

Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các chức danh công chức cấp xã bao gồm: trưởng công an; chỉ huytrưởng quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng; đô thị và môitrường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môitrường (đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội Đâycũng là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh

và là cơ sở để tách biệt đội ngũ công chức cấp xã, với đội ngũ công chức nhànước nói chung

- Quan niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã:

Trang 15

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được xác định là mộtnhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việcnâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làmviệc của cán bộ, công chức; hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chấttrong thực thi nhiệm vụ chuyên môn

Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị tríviệc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết đểlàm tốt công việc được giao"

Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các tổ chức, lực lượng sư phạm của nhà trường đối với việc thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, bảo đảm cho từng người và cả đội ngũ vững vàng về chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao về chuyên môn, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở địa phương.

- Mục đích đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm

đáp ứng yêu cầu về sử dụng cán bộ cho cơ sở, đảm bảo đội ngũ CB, CC vữngvàng về chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao về chuyên môn đáp ứng yêucầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở địa phương

* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo theo nội dung chương trình Học viện Chính trị QGHCM

+ Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo chương trình cũ từQuyết định 1845 của Học Viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,ngày 29 tháng 7 năm 2009, thời gian thực học 10 tháng, tổng số tiết 1760 tiết,với 7 học phần

Trang 16

+ Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo chương trình mới

từ quyết định 1479 của Học viện chính trị QGHCM, ngày 21 tháng 4 năm 2014,thời gian thực học 6 tháng, tông số tiết 1056 tiết, với 7 học phần

- Bồi dưỡng theo chương trình của Học viện Hành Chính

Đào tạo, bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính có 17 chuyên đề, tổng

số 253 tiết; tập trung vào các vấn đề lý luận về hành chính Nhà nước, chính sáchcông, nguồn nhân lực, cải cách hành chính ở các bộ, ngành, địa phương, một số

kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, thuyết trình, soạn thảo văn bản

Đào tạo, bồi dưỡng chương trình chuyên viên có 25 chuyên đề, tổng số

285 tiết; tập trung vào các vấn đề Nhà nước trong hệ thống chính trị, tổ chức bộmáy hành chính nhà nước, thủ tục hành chính, hệ thống thông tin quản lý hànhchính, kỹ năng soạn thảo văn bản, báo cáo, xử lý và thu thập thông tin

- Bồi dưỡng theo chương trình bộ nội vụ

Thực hiện theo đề án 1956 của thủ tướng chính phủ về đào tạo cán bộ,công chức cấp xã cho các chức danh như: bí thư, phó bí thư đảng ủy xã và ngườiđứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội có 31 chuyên đề, công chức tư pháp, hộtịch có 19 chuyên đề, chủ tịch, phó chủ tịch hội động nhân dân, chủ tịch, phó chủtịch ủy ban nhân dân có 22 chuyên đề, thời gian bồi dưỡng 2 tuần

* Chủ thể hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường,

cấp ủy, các phòng, khoa, đơn vị quản lý học viên; đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Đảng ủy Trường Chính trị là đơn vị trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh,

có 07 chi bộ trực thuộc, tổng số 49 đảng viên, hàng năm Đảng ủy thực hiện công tácxây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã, luôn bám sát theo nghị quyết của Tỉnh ủy Sóc Trăng, nghị quyết của đảng ủykhối và nghị quyết đảng ủy nhà trường, phối hợp với các đơn vị ban tổ chức Tỉnh ủy,ban tổ chức các huyện ủy làm công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trang 17

- Ban giám hiệu Nhà trường chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy về cơ cấu, tổchức cán bộ, thực hiện chức năng nhiệm vụ hoạt động và chịu sự quản lý, chỉ đạo của

Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí và các mặt hoạt động Hàng năm Trường Chính trịtham mưu cho Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo từngchức danh huy hoạch và cán bộ nguồn cho cấp xã; sau khi có chủ trương của Tỉnh ủy,Nhà Trường xây dựng kế hoạch mở lớp, Ủy ban nhân dân tỉnh về duyệt kinh phí đàotạo cho từng năm và những lớp năm cũ chuyển sang

- Lãnh đạo ở các phòng, khoa

Phòng Quản lý đào tạo được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu sẽ xây dựng kếhoạch đào tạo theo từng tháng, quý và năm, chịu trách nhiệm công tác chiêu sinh, quản

lý kết quả học tập và rèn luyện của học viên

Phòng Tổ chức hành chính – Quản trị chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bịgiảng dạy, tài liệu học tập, bảo đảm ăn, ở, sinh hoạt của học viên

Các khoa xây dựng kế hoạch học tập, phân công giảng viên phụ trách từng nộidung bài giảng, xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế cho từng phần học [43, tr 6-7 ]

* Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: học viên đào tạo cán bộ, công chức cấp

xã vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo theo chức danh, đào tạo các lớp trung cấp lý luận chính trị - hànhchính, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, đào tạo phối hợp với các ban, ngành,các tổ chức chính trị - xã hội

- Cấp tỉnh: các đồng chí là trưởng phòng, phó trưởng phòng ban ngành cấptỉnh, các đồng chí đang quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo trưởng phòng, phótrưởng phòng ban ngành cấp tỉnh

- Cấp huyện, thành phố, thị xã: các đồng chí là trưởng phòng, phó trưởngphòng ban ngành cấp huyện, thành phố, thị xã, các đồng chí đang quy hoạch vàocác chức vụ lãnh đạo trưởng phòng, phó trưởng phòng ban ngành cấp huyện, thành

Trang 18

phố, thị xã.

- Cấp xã: bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân, tư pháp, hộ tịch, môi trường, công an, quân sự, các đồng chí chủ chốt các

tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh

* Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: có đào tạo trung cấp chính trị - hành chính

tập trung và tại chức; đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính theo quyđịnh của Bộ Nội vụ Ngoài ra còn có các lớp bồi dưỡng chức danh thì phối hợp vớiBan Tuyên giáo, Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồidưỡng theo Quyết định số 1956/QĐ - NV về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã và khung chương trình theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ

* Đặc điểm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

mở lớp Lớp học đầu tiên với thời gian học tập là 30 ngày

Trong các cuộc kháng chiến, mặc dù phải di dời qua nhiều địa điểm khácnhau, nhưng nhà trường luôn duy trì các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chínhtrị cho hàng nghìn cán bộ trung kiên với Đảng Rất nhiều cán bộ từ mái trườngnày đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh, góp phần quan trọng vào thắng lợi củađịa phương qua các cuộc kháng chiến cứu nước

Bước vào thời kỳ cả nước thống nhất, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược;

để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất,đội ngũ giảng viên thiếu thốn nhưng Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã không

Trang 19

ngừng phấn đấu vươn lên, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đặc biệt, từ năm 2000, nhà Trường còn mởcác loại lớp mới học ghép 2 chương trình Trung cấp như: Trung cấp Chính trịvới một Trung cấp chuyên ngành: Công an, Quân sự, Hành chính, Thanh vận,phụ nữ Theo đó, cho đến nay nhà trường đã mở 79 lớp Trung cấp Chính trị chohơn 6.533 học viên, 13 các lớp Trung cấp Chính trị và Trung cấp chuyên nghiệpvới hơn 1.119 học viên tham gia; ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với các cơ

sở đào tạo Trung ương mở hơn 20 lớp có trình độ Cao cấp lý luận Chính trị, Caocấp Lý luận chính trị - Hành chính, các lớp Đại học Chính trị với các chuyên ngành

đa dạng, các lớp trình độ cử nhân Hành chính, lớp Bồi dưỡng Chuyên viên chínhvới hơn 1.800 học viên tham gia…đã góp phần đáng kể cho nguồn nhân lực củatỉnh và góp phần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh nhà

Với những thành tích đó, năm 1996, nhà trường được vinh dự đón nhậnHuân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước tặng thưởng; năm 2002,Trường đón nhận Huân chương Lao động hạng II và năm 2007, được Huânchương Lao động hạng I cùng với 04 cá nhân được tặng thưởng Huân chươnglao động hạng III; 07 cá nhân và 01 tập thể khoa được Thủ tướng tặng Bằngkhen và nhiều cá nhân và tập thể có nhiều thành tích xuất sắc khác được Chủ tịchnước UBND tỉnh tặng Bằng khen

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng Nhà trường đã tập trung xây dựng độingũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, phẩm chất đạođức, lối sống trong sáng, đoàn kết kỷ luật, có kinh nghiệm giảng dạy, yêu mến vàtâm huyết với nghề nghiệp; đội ngũ giảng viên trong nhà trường 100% có trình độđại học, trong đó có 10 đồng chí thạc sĩ; 2 đồng chí đang đào tạo trình độ tiến sĩ và

11 đồng chí đào tạo thạc sĩ Đây là những điều kiện và cơ sở vững chắc đảm bảocho nhà trường không ngừng phát triển, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng được giao

Trang 20

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng rất phong phú, đa dạng Học viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở

Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, gồm nhiều đối tượng khác nhau, có đối tượngđào tạo trung cấp chính trị - hành chính tập trung, có đối tượng đào tạo trung cấpchính trị - hành chính tại chức; có đối tượng đào tạo cán bộ, có đào tạo côngchức; có đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên, đào tạo, bồi dưỡng chuyên viênchính thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung chương trình quy định cũngkhông giống nhau Về thành phần xuất thân, đại bộ phận đối tượng đào tạo, bồidưỡng có thành phần cơ bản, gia đình có công với cách mạng, lại được đào tạo,bồi dưỡng trong hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa, một bộ phận trưởngthành trong quá trình đấu tranh cách mạng nên có bản lĩnh chính trị vững vàng,kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đường lối đổi mới của Đảng.Nhờ đó, trong điều kiện kinh tế tỉnh nhà còn nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ cán

bộ cơ sở vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, đoàn kết, phát huy dânchủ, có lối sống lành mạnh, chăm lo đến sự nghiệp chung, gắn bó với nhân dân,được nhân dân tín nhiệm

Những vấn đề đó, đòi hỏi nội dung chương trình, phương pháp tiến hành đàotạo, bồi dưỡng cho mỗi đối tượng, mỗi giai đoạn cũng không giống nhau và khôngkém phần phức tạp Đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường luôn chủđộng có kế hoạch cao, bằng nhiều nội dung chương trình, hình thức thiết thực phùhợp với từng đối tượng, nhằm chuẩn bị tốt mọi mặt về chính trị, tư tưởng, tổ chức,tâm lý bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện

Thực hiện việc phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập Hiện tại việc

đào tạo, bồi dưỡng còn chưa sát với yêu cầu, tiêu chuẩn; bố trí sử dụng cán bộsau đào tạo còn những bất cập; ngân sách đầu tư hàng năm vẫn còn thiếu, chế độchính sách cho cán bộ đi học chưa thống nhất trong toàn tỉnh

Trang 21

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa cótính kế thừa, nhiều nơi bị hụt hẫng, đã xảy ra tình trạng mỗi khi bầu cử mới tìmhiểu cán bộ, dẫn đến tốn thời gian, công sức Lựa chọn cán bộ khó khăn, thiếuchính xác, chưa nghe được ý kiến của quần chúng sát với người cần xem xét,việc cân nhắc thiếu kỹ lưỡng Quy trình lựa chọn cán bộ đã xây dựng, nhưngchưa được chấp hành triệt để, nghiêm túc, còn biểu hiện tiêu cực, cũng làm ảnhhưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

Với đối tượng học viên, về ý thức rèn luyện, phấn đấu của một bộ phậncòn nhiều hạn chế, đời sống của đại bộ phận đối tượng đào tạo còn khó khăn.Đội ngũ cán bộ, giảng viên, mặc dù có trình độ, kinh nghiệm nhất định, tâmhuyết với nghề nhưng nhiều mặt chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, đời sống của đại

bộ phận cán bộ, giảng viên còn nhiều khó khăn, vất vả Mặt khác, cơ sở vật chất

và phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường mặc dù

có nhiều tiến bộ, nhưng so yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và so với các địa phươngkhác vẫn còn nhiều lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ, cập nhật phươngphương pháp giảng dạy hiện đại

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

* Quan niệm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Quan niệm chất lượng

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, ““chất lượng” biểu thị những thuộc

tính của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nóvới các sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượngcủa sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về sự vật của nó và không thể

Trang 22

tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chấtlượng và số lượng” [44, tr.419].

Từ điển tiếng Việt “ "chất lượng" là cái tạo nên phẩm chất, giá trị một conngười, một sự vật, một sự việc Đánh giá chất lượng sản phẩm Nâng cao chấtlượng giảng dạy” [46, tr.144] Mỗi lĩnh vực cụ thể có chất lượng hoạt động ởlĩnh vực đó Ở các lĩnh vực khác nhau, thì yêu cầu về chất lượng cũng có sựkhác nhau Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chất lượng được biểu hiện ở tất cả cácmặt, các bộ phận của quy trình giáo dục đào tạo

- Quan niệm về đào tạo

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đếnmột con người, nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỷnăng, kỷ xảo v.v một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghivới cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định Về cơbản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức,nhân cách Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một conngười, còn do việc tự đào tạo của con người đó thể hiện ra ở việc tự học và thamgia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đóquyết định Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạomột cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao” [47, tr.735]

Từ điển tiếng Việt: “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực,

theo những tiêu chuẩn nhất định” [48, tr.289].

Đào tạo là một quá trình hoạt động tổng thể có mục đích, có tổ chức, diễn ratrong sự phối kết hợp của các lực lượng sư phạm và hoạt động tự đào tạo của họcviên nhằm hình thành ở người học những phẩm chất, năng lực cần thiết theo mụctiêu, mô hình đào tạo trong các nhà trường nói chung Quá trình đó thường đượcxem xét từ hai bình diện chủ yếu sau:

Trang 23

Trước hết, xét dưới góc độ các hoạt động cơ bản của quá trình đào tạo, thìquá trình đào tạo hiện nay bao gồm các hoạt động cơ bản như: hoạt động tuyểnsinh học viên; hoạt động trong quá trình đào tạo (bao gồm: hoạt động dạy, hoạtđộng học, hoạt động giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, hoạt động quản lý, điềuhành quá trình đào tạo, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo – hoạt độngbảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quá trình đào tạo …); hoạt động khảo sát,tổng kết kinh nghiệm quá trình đào tạo Từ góc độ này, cho thấy khi xem xétchất lượng đào tạo hiện nay cần xem xét tới chất lượng của từng hoạt động đó,cũng như chất lượng tổng hợp của các hoạt động trong quá trình đào tạo tạiTrường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

Mặt khác, xét dưới góc độ cấu trúc các nhân tố cơ bản trong quá trình đàotạo hiện nay, thì quá trình đào tạo được cấu thành bởi các nhân tố cơ bản như:mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp, hình thức tổchức, phương tiện đào tạo, người dạy, người học, kết quả đào tạo … Các nhân tố

đó quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động đan xen, hỗ trợ, chế ướcnhau, cùng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình đào tạo Vì vậy, đề cập tới chấtlượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, cần đề cập tới chấtlượng của từng nhân tố cũng như chất lượng tổng hợp hữu cơ của các nhân tố đó

- Quan niệm về bồi dưỡng

Từ điển tiếng Việt, xác định: "Bồi dưỡng" là làm cho tăng thêm năng

lực hoặc phẩm chất" [45, tr.98] Hay "bồi dưỡng làm cho tăng thêm sức của cơthể bằng chất bổ Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Bồi dưỡng cán

bộ trẻ, bồi dưỡng đạo đức" [49, tr 82].

Trong công tác cán bộ, bồi dưỡng, theo nghĩa rộng, đó là hoạt động trang bị,

bổ túc thêm những tri thức, kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện phẩm chất nhâncách để người cán bộ, công chức ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt

Trang 24

động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quátrình bổ sung, phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, năng lực đã có của conngười, để họ đủ khả năng hoạt động theo cương vị chức trách được phân công

Quy trình giáo dục đào tạo là một chỉnh thể thống nhất, quy định trình tựhoạt động sư phạm nhằm tạo ra những con người theo mục tiêu nhất định Từ việcthiết kế xây dựng mô hình, mục tiêu đào tạo bảo đảm tính phù hợp trong từng giaiđoạn, đến việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo trong từng thời gian củakhóa học và được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, nhằm phát huy tối đa mọi

nỗ lực của hoạt động Dạy – Học để đạt mục tiêu Công tác trung tâm là quản lý,điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo tiến trình, nhằm nâng caochất lượng học tập, khả năng nghiên cứu, rèn luyện của người học, thỏa mãn cácđiều kiện, yêu cầu quy trình đặt ra

Như vậy, có thể quan niệm: Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng là tổng hợp giá trị các yếu tố của quá trình đào tạo, bồi dưỡng do chủ thể tiến hành, thể hiện tập trung ở kết quả tổ chức hoạt động sư phạm và học tập, rèn luyện của học viên, nhằm thỏa mãn nội dung, yêu cầu đào tạo, bảo đảm cho người học, sau khi ra trường hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ, công chức cấp xã và các nhiệm vụ khác được giao ở cơ sở địa phương.

Từ quan niệm trên, cần nắm vững những vấn đề sau:

- Những yếu tố quy định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng:

Một là, chất lượng của học viên được tuyển chọn nhập học Đây cũng là

yếu tố quan trọng quy định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói chung của các nhàtrường Nếu chất lượng ổn định, đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàotạo, bồi dưỡng theo hướng thống nhất, chuyên sâu Trong cùng thời điểm đàotạo, nếu đối tượng không đồng nhất, sẽ khó khăn trong xây dựng, thực hiện nội

Trang 25

dung chương trình đào tạo, lựa chọn hình thức, phương pháp giảng dạy, đếncông tác quản lý, điều hành cũng gặp khó khăn Đối với người học, thái độ tráchnhiệm, động cơ trong học tập cũng tác động ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu,

mô hình đào tạo: xác định đúng đắn xu hướng nghề nghiệp ngay từ khi nhập học,

rõ ràng sẽ tác động tốt đến quá trình hình thành động cơ, niềm say mê trong họctập, nghiên cứu để đạt mục tiêu đặt ra, chất lượng đào tạo bảo đảm Nếu đầu vào,

có một bộ phận xu hướng xác định không rõ ràng, động cơ thiếu trong sáng, sẽảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và khả năng thực hiệnchức trách, nhiệm vụ sau này

Hai là, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng Trong nhà trường, hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn liền với quá trình đào tạo theo nộidung chương trình đã được xác định Sự phù hợp, hay chưa phù hợp của nội dungchương trình đào tạo liên quan đến chất lượng, kết quả (sản phẩm) đào tạo Chươngtrình đào tạo phù hợp, bám sát được mô hình, mục tiêu đào tạo Thể hiện ở các khốikiến thức chủ yếu trong chương trình phù hợp từng loại đối tượng, bảo đảm tuânthủ các quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính,kích thích người học nỗ lực phấn đấu, hoàn thiện mục tiêu Nếu chương trình cònnặng nề, dàn trải; thiếu chuyên sâu, thời gian, phương pháp đào tạo hạn chế, cũngảnh hưởng không nhỏ tới truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng năng lực, phương phápcông tác cho người học, sẽ tác động trực tiếp tới kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Ba là, chất lượng hoạt động dạy – học ở Trường Chính trị tỉnh Chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng được quy định bởi nhiều yếu tố, cả khách quan, chủ quan, trong

đó, trước hết và chủ yếu thể hiện tập trung ở yếu tố trung tâm là giải quyết quan hệthày – trò, hoạt động dạy và hoạt động học, yếu tố suy cho cùng giữ vai trò quyếtđịnh tới chất lượng đào tạo Hiện nay cho dù các phương tiện, trang bị kĩ thuật dạy

Trang 26

học hiện đại, dạy học từ xa rất phát triển, song cũng không thể thay thế người giáoviên Khoa học và công nghệ càng phát triển càng khẳng định vai trò to lớn củađội ngũ giáo viên đặt trong mối quan hệ trực tiếp với người học; quan hệ trungtâm trong quá trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường.

Đội ngũ giáo viên ở Trưởng Chính trị tỉnh Sóc Trăng giữ vai trò rất quantrọng trong trang bị kiến thức, bồi dưỡng năng lực, phương pháp tác phongcông tác cho học viên Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng, đội ngũ giáo viêntruyền thụ, trang bị kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp, xây dựng niềmtin, bản lĩnh chính trị và các phẩm chất cần thiết khác cho người học theo mụctiêu, yêu cầu đào tạo Đồng thời, định hướng, bồi dưỡng khả năng tư duy khoahọc, tư duy của người lãnh đạo, quản lý gắn cương vị, chức trách được giaosau khi ra trường Vì vậy, phẩm chất, năng lực, tư cách của đội ngũ giáo viên

có ảnh hưởng rất lớn đến người học, chi phối quá trình đào tạo, bồi dưỡngnăng lực cho học viên trong suốt thời gian đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường và

cả quá trình công tác sau này

Mặt khác, đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với người dạy, vai trò củangười học với hoạt động học là vô cùng quan trọng và không thể thiếu Chấtlượng của quá trình đào tạo, bồi dưỡng suy cho cùng thể hiện ở chất lượng sảnphẩm, tức chất lượng người học sau khi ra trường; thể hiện ở khả năng tự tìm tòi,nghiên cứu, sáng tạo, kết hợp với sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, biến quá trìnhđào tạo thành quá trình tự đào tạo bản thân theo mô hình, mục tiêu đào tạo cán

bộ, công chức cấp xã và có khả năng phát triển đảm nhiệm cương vị cao hơn

Bốn là, công tác quản lý, điều hành cũng là yếu tố giữ vai trò quan trọng chi

phối hoạt động và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói chung Mọi mặt hoạt độngtrong nhà trường đều lấy người học là trung tâm và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vàquản lý điều hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là trung tâm của mọi công việc

Trang 27

Trong đó, việc quản lý nội dung chương trình, quản lý tiến độ, hoạt động đào tạo,bồi dưỡng, chất lượng quá trình đào tạo, bồi dưỡng là những nội dung rất quantrọng trong công tác quản lý, điều hành Nếu được tiến hành tốt, nhịp nhàng, đồng

bộ thì chất lượng quá trình đào tạo, bồi dưỡng được bảo đảm Vì vậy, công tác quản

lý điều hành chặt chẽ khoa học, cũng là một trong những yếu tố quy định chấtlượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Năm là, công tác bảo đảm cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập là yếu tố chi phối, quy định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Công tác bảo đảm cơ sở vật chất, tài liệu, giáo khoa, giáo trình, phươngtiện, trang thiết bị, kỹ thuật góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đàotạo ở các nhà trường Hiện tại, nhu cầu của người học đòi hỏi đáp ứng ngày càngtốt hơn yêu cầu về vật chất, phương tiện trong quá trình tự học tập, nghiên cứu.Việc bổ sung và hoàn thiện hệ thống giáo trình, giáo khoa, tài liệu, đây là cơ sởpháp lý bảo đảm sự thống nhất nội dung lý luận khoa học và vận dụng vào quátrình hoạt động thực tiễn của người dạy và người học Thực tiễn cho thấy cơ sởvật chất, phương tiện cho quá trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có vai trò hếtsức to lớn, nếu cơ cở vật chất phương tiện đảm bảo, tính đồng bộ hiện đại cao

sẽ mang lại những kết quả tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện chođội ngũ học viên phát triển năng lực, khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong quátrình học tập

Tập trung bảo đảm tốt và không ngừng cải thiện về điều kiện, môi trườnghọc tập, nâng cấp chất lượng trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập, tủ đựng tàiliệu, bàn ghế, phương tiện nghe nhìn, khắc phục tình trạng thiếu và lạc hậu thôngtin, cải thiện chất lượng nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt thường xuyên để nâng cao thểchất và tinh thần cho người học là những vấn đề rất quan trọng quy định chấtlượng của quá trình đào tạo, bối dưỡng

Trang 28

Sáu là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong học tập, rèn luyện của học viên

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ quản lý nhà trường, xây dựngmôi trường văn hóa học tập, rèn luyện, góp phần quan trọng trong nâng cao chấtlượng của quá trình đào tạo Quản lý quá trình học tập, rèn luyện là khâu quantrọng của quá trình giáo dục đào tạo Các tổ chức quản lý, trong đó cấp ủy, độingũ cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, duy trì việcchấp hành các chế độ học tập, sinh hoạt, nề nếp hoạt động của nhà trường Dođặc thù của môi trường đào tạo cán bộ, công chức, việc xây dựng môi trường vănhóa cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với quá trình học tập, rèn luyệnphương pháp tư duy, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cần thiết đáp ứng mục tiêuđào tạo Đây cũng là những yếu tố quy định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đòihỏi quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng phải chú

ý và quan tâm, đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác

* Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở TrườngChính trị tỉnh Sóc Trăng là hoạt động tích cực, chủ động phản ánh sự thống nhấtgiữa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của chủ thể với sự nỗ lực tiếp nhận, lĩnh hội,rèn luyện của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Thông qua đó củng cố bổ sung, pháttriển hệ thống kiến thức, năng lực hoạt động, rèn luyện phẩm chất nhân cáchngười học theo mục tiêu đào tạo và đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ ngườicán bộ, công chức cấp xã sau khi ra trường Theo đó, có thể đánh giá chất lượngđào tạo dựa trên các tiêu chí sau:

Một là, nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể đào tạo, bồi dưỡng

Trang 29

Bao gồm nhận thức, trách nhiệm của Đảng uỷ Nhà trường, cấp uỷ, tổ chứcđảng các cấp đối với công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng Đây là chủ thể lãnhđạo, chỉ đạo, giữ vai trò quyết định, bảo đảm định hướng chính trị, nội dung,hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Nhận thức trách nhiệm của các khoa giáo viên, cơ quan chức năng nhàtrường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Đó làviệc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng tham gia cùng với tiếntrình, quy trình đào tạo, bồi dưỡng; thể hiện ở việc quán triệt mô hình, mục tiêu đàotạo, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảnghướng vào đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; là công tác kiểmtra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, đề cao trách nhiệm của từng lực lượng tham gia

Ngoài ra còn đánh giá qua xu hướng nghề nghiệp, động cơ của học viên với

tư cách là chủ thể trong quá trình tự bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ kiếnthức, năng lực tay nghề, phong cách công tác trong quá trình học tập, rèn luyện

Hai là, sự đúng đắn, phù hợp của nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Đây là căn cứ chủ yếu để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đượcxem xét ở kết quả thực hiện nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp củahoạt động đào tạo, bồi dưỡng Đó là việc thực hiện có nền nếp các chế độ giảngdạy, học tập, rèn luyện, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học, nền nếp chế độ tự học,

tự rèn của học viên trong quá trình đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Qua đó, thểhiện kết quả thực hiện nội dung, chương trình thông qua tổ chức lao động sưphạm của chủ thể và lực lượng tham gia đào tạo Ngoài ra, còn căn cứ vào kếtquả thực hiện các hình thức, phương pháp đào tạo Nếu hình thức, phương phápthiếu khoa học, đồng bộ, sẽ không thể chuyển tải được nội dung, chương trình,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Trang 30

Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cả tri thức,

kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác Quán triệt quan điểm cơ bản trongcông tác đào tạo cán bộ của Đảng và lấy "tiêu chuẩn cán bộ" làm căn cứ cho việcxây dựng chương trình; bảo đảm tính thiết thực, chú trọng cả rèn luyện phẩmchất đạo đức và trang bị kiến thức; cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức

cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành Đồng thời, phải quán triệt mục tiêu,phương châm, đào tạo, bồi dưỡng: cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đốitượng; đảm bảo không những nâng cao được kiến thức lý luận chính trị, nghiệp

vụ, kỹ năng thực hành mà còn nâng cao được bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạođức, lối sống lành mạnh, gần dân cho đội ngũ cán bộ cơ sở Mặt khác, phải coitrọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để thực hiện việc luân chuyển, cán bộ trong

hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh, theo phương châm mộtcương vị công tác có nhiều người đảm nhận và một cán bộ có thể làm đượcnhiều công việc

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn đòi hỏi phải bámsát thực tiễn của cơ sở, theo quan điểm "Đổi mới căn bản chương trình, nội dung

và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồidưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực" [22, tr.113]

Về hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: phát huy tính chủ động,

tích cực học tập, năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thựchành; gắn đào tạo với bồi dưỡng kinh nghiệm, lý luận với thực tiễn, học đi đôi vớihành; kết hợp dạy và học với bồi dưỡng, rèn luyện phong cách của người cán bộ,công chức Vận dụng tổng hợp các hình thức, phương pháp một cách linh hoạt,sáng tạo, như:

Trang 31

- Đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung, chương trình: thông qua các hình thứcbài giảng, sau bài giảng, như: xêmina, trao đổi, thực hành, ôn tập, thi, kiểm tra.Qua tọa đàm, trao đổi học thuật, tự học của học viên

- Thông qua sinh hoạt, học tập, với các hình thức cụ thể như: sinh hoạtđoàn thể; qua kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, sự đôn đốc, nhắcnhở của cán bộ quản lý

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng phương pháp của các khoa giáo viênvới tự học tập, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, phương pháp công táccủa bản thân học viên

- Thông qua thực tiễn dạy – học, qua các phong trào thi đua hướng vàonâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

- Thông qua tọa đàm với các học viện, nhà trường về công tác đào tạo, bồidưỡng của Nhà trường và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng, trong đó

có đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giảng viên của địa phương

Ba là, kết quả học tập và hoàn thành các nhiệm vụ khác của người học.

Đánh giá mức độ chuyển biến, phát triển năng lực thực hiện chức trách,nhiệm vụ cho học viên ở , trước hết cần xem xét ở khối lượng, độ sâu của trình

độ kiến thức, trước hết về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đưởng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụcách mạng, nhiệm vụ địa phương; kiến thức về xây dựng Đảng, chính quyền nhànước và hệ thống kiến thức cần thiết khác, khả năng quán triệt vận dụng nhữngtri thức đó vào thực tiễn ở các cơ sở địa phương

Đánh giá ở kết quả học tập các môn học; mức độ rèn luyện kỹ năng,phương pháp công tác và thực hiện các nhiệm vụ khác gắn với chức trách, nhiệm

vụ người cán bộ, công chức Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ khoá học tạitrường, khả năng đảm đương cương vị, chức trách sau khi ra trường

Trang 32

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

1.2.1 Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

* Những kết quả, ưu điểm

Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các tổ chức đảng, cơ quan chức năng, các khoa giáo viên đã nhận thức đúng, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về chiến lược giáo dục, đàotạo thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quan điểm,phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực toàn diện, lấyphẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng làm cơ sở; vận dụng sáng tạo cácnguyên lý giáo dục, đào tạo của Đảng, bám sát mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng,trong những năm vừa qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh SócTrăng đã xác định các chủ trương, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng sát, đúng vàphù hợp nhằm bảo đảm chất lượng quá trình đào tạo, bồi dưỡng

Trong từng năm học và từng khoá học cụ thể, Đảng uỷ, Ban Giám hiệuNhà trường đều có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, mô hình,yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên coi trọngđổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,độc lập, sáng tạo của người học nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các cơ sởđịa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng,nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã chỉ rõ: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới;trọng tâm là đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, mô hình, chương trình, nội dungđào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xâydựng và thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Trang 33

cán bộ, công chức, bảo đảm học viên ra trường có đủ phẩm chất, năng lực hoànthành tốt nhiệm vụ theo chức trách” [14]

Đội ngũ giảng viên ở các khoa giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng.Hiện nay, Nhà trường có 100 % giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ đại học trởlên (hiện có 10 thạc sĩ) Mặc dù, điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt độnggiảng dạy và học tập còn có những khó khăn nhất định, song đội ngũ giáo viên đã

có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ Kết quả điều tra, khảo sát đối tượng đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã về nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý, có 80% đánh giá nhận thức, trách nhiệm tốt; 15% đánh giákhá [Phụ lục 1] Trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên luôn tích cực trongviệc tìm hiểu, bổ sung và cập nhật những thông tin mới, những kiến thức và kinhnghiệm hay trong hoạt động thực tiễn; có nhiều cố gắng trong đổi mới các hình thứcdạy học, trong sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tăng khả năngtruyền thụ kiến thức, bồi dưỡng năng lực, làm cơ sở cho người học rèn luyện, tudưỡng phát triển và hoàn thiện nhân cách của người cán bộ, công chức Khảo sátthực tiễn cũng cho thấy: có 75% ý kiến đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ giáoviên các khoa tốt; 22,5% đánh giá khá [Phụ lục 1] Khi trao đổi với đối tượng đàotạo cán bộ, công chức cấp xã, họ đều có chung nhận xét: số lượng bài giảng tốt,khá, có phương pháp sư phạm, tính thực tiễn, phát triển năng lực cho học ngày càngtăng Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ hành chính, quản lý đàotạo, Nghị quyết Đảng bộ Nhà trường cũng chỉ rõ: “Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lýtiếp tục được kiện toàn, phát triển, chất lượng từng bước được nâng cao Thườngxuyên coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; các hình thức đào tạo, bồi dưỡngđược chú trọng Hoạt động bồi dưỡng cán bộ, giáo viên và hướng dẫn phương pháp

tự học, rèn luyện cho người học được tiến hành tích cực” [14]

Trang 34

Trên cơ sở nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường,lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng việc đào tạo, bồidưỡng cho các đối tượng nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã nói riêng Thường xuyên giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức tráchnhiệm cho các tổ chức, các lực lượng, đặc biệt là ý thức tự giác, tự tu dưỡng rènluyện của học viên nhằm nâng cao năng lực, khả năng và phương pháp công tác

để thực hiện cương vị, chức trách được giao Bên cạnh đó, lãnh đạo các khoa,phòng còn chủ động, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, quảnlý; phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, duy trì nề nếp và tổ chức rút kinhnghiệm các hoạt động; coi trọng xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vữngmạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động thi đua, tuyên truyền trong nhàtrương…nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ,công chức cấp xã nói riêng Kết quả trưng cầu ý kiến đội ngũ giảng viên các khoa,cán bộ quản lý của Nhà trường về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, người đứngđầu, cán bộ phòng đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chothấy: có 63,6% ý kiến đánh giá tốt, 30,6% đánh giá khá Cùng nhận định, đánh giátrên, ý kiến của học viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 70% đánhgiá tốt, 25% đánh giá khá [Phụ lục 1,2]

Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị đã chủ động phốihợp với các khoa giáo viên để xây dựng chương trình, nội dung, xây dựng kếhoạch khoa học, tương đối hợp lý và có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm cơ

sở vật chất, kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiệntốt nhất cho người học có thời gian tiếp thu, lĩnh hội kiến thức làm cơ sở đểthực hiện cương vị, chức trách của người cán bộ, công chức cấp xã Đánh giánhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, kết quả khảo sát cho thấy: có 65,5%đánh giá tốt; 20% đánh giá khá [Phụ lục 2]

Trang 35

Hai là, việc xây dựng, thực hiện nội dung chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản đáp ứng mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nội dung chương trình, hình thức,hương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong những năm qualuôn được chú trọng và quan tâm đúng mức ở tất cả tổ chức, lực lượng trong Nhàtrường Trên cơ sở mục tiêu, mô hình đào tạo đã được xác định, Nhà trường đãtích cực, chủ động nghiên cứu và cụ thể hóa các yêu cầu đó trong xây dựngchương trình, nội dung, xác định hình thức và phương pháp đào tạo Từ năm

2010 đến nay, Nhà trường đã xây dựng và hoàn thiện nhiều bộ chương trình đàotạo, bồi dưỡng cho các đối tượng, loại hình đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có đàotạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Ba là, nội dung, chương trình thường xuyên được đổi mới đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng; vận dụng linh hoạt hình thức, phương pháp và phù hợp đối tượng.

Căn cứ vào đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức,Trường Chính trị Sóc Trăng từng bước đổi mới nội dung chương trình theohướng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và yêu cầu của địa phương, kết hợp tốtgiữa kiến thức lý luận cơ bản với việc cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn trongtừng loại chương trình, từng đối tượng học viên Qua các báo cáo tổng kết hàngnăm của Nhà trường, cho thấy: đã tổ chức tốt các khoá đào tạo trung cấp lý luậnchính trị hệ tập trung và hệ tại chức, trung cấp hành chính; đào tạo lồng ghéptrung cấp lý luận chính trị với nghiệp vụ thanh vận, nghiệp vụ phụ vận cho nhiềuloại đối tượng học viên, từ cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, đến cấp xã,phường, thị trấn Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc

Trang 36

gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia được tuân thủ nghiêm túc,đúng quy trình, phù hợp giữa phần cứng và phần mềm trong chương trình, kếthợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý luận với việc giải quyết thực tiễn.

Tổ chức chiêu sinh và đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị Trung cấp Quân sự cho Trường quân sự địa phương, Tỉnh đội chương trìnhkhung của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu chỉ đạo cácKhoa chuyên môn bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng đối tượng.Qua đánh giá kết quả học tập và khảo sát khả năng vận dụng kiến thức vào côngviệc cho thấy việc đổi mới nội dung đào tạo đã giúp cho học viên đủ trình độ,năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong giaiđoạn hiện nay.[Phụ lục 5]

-Tổ chức loại hình bồi dưỡng theo chức danh, như bồi dưỡng nghiệp vụvận động quần chúng cho cán bộ khối Mặt trận; mời Trung tâm tôn giáo và tínngưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức tôngiáo cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan; bồi dưỡng kỹ năng hành chínhcho chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và một số nội dungchương trình bồi dưỡng khác Chất lượng nội dung chương trình biên soạn đượcHội đồng khoa học Nhà trường thẩm định kỹ càng nên khi đưa vào giảng dạy đạthiệu quả tốt

Đã thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo và đổi mới cơ chế đánh giá kết quả đào tạo.Thực tế cho thấy, hệ thống quy chế của Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh về đào tạo trung cấp lý luận chính trị, của Học viện Hành chínhquốc gia về đào tạo trung cấp hành chính và bồi dưỡng chuyên viên được Nhàtrường thực hiện nghiêm túc và trở thành căn cứ pháp lý cho công tác chiêu sinh,đánh giá kết quả và cấp văn bằng, chứng chỉ Bên cạnh đó Trường Chính trị Sóc

Trang 37

Trăng còn xây dựng bổ sung, vận dụng một số điểm về quy chế đào tạo, bồidưỡng cho phù hợp với thực tế của địa phương.

Trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, Nhà trường đã đổi mới cơ chếđánh giá kết quả đào theo một quy trình từ giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra đếnrèn luyện phẩm chất, đạo đức của học viên Những năm gần đây, Đảng uỷ, BanGiám hiệu trường Chính trị Sóc Trăng đã có bước đột phá trong đánh giá chấtlượng đào tạo, không chạy theo thành tích kết quả học tập của học viên

Nhìn tổng thể, các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chứccấp xã được xây dựng và triển khai thực hiện đã bám sát và phục vụ thiết thựccho mục tiêu, mô hình cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở

cơ sở địa phương Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, các khoa luôn có sự điềuchỉnh, bổ sung chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng một cách khá toàndiện từ kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành Các khốikiến thức về cơ bản đã đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng; thể hiệnđược phương châm “cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu”, phù hợp vớithực tiễn và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán bộ, công chức cấp

xã của tỉnh Các nội dung của môn học được sắp xếp theo trình tự khoa học, thểhiện được những quan điểm, nguyên tắc, nguyên lý giáo dục của Đảng; kết hợpchặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành; kết hợp trang bị kiếnthức với hướng dẫn nghề nghiệp, phát triển năng lực; kết hợp truyền thụ kinhnghiệm công tác với xử lý các tình huống nảy sinh trong hoạt động thực tiễn ở

cơ sở địa phương Khảo sát thực tiễn cho thấy: có 50,5% ý kiến đánh giá việcđảm bảo về nội dung, chương trình tốt, 32,5% đánh giá khá Đánh giá về vấn đềnày, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường cũng chỉ rõ: “Nội dung, chươngtrình đào tạo ở tất cả các khoa đều bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, có trọng điểm,thiết thực, giữ vững định hướng chính trị, kịp thời quán triệt Nghị quyết Đại hội

Trang 38

Đảng toàn quốc lần thứ XI, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị và của Tỉnh ủy, bám sát yêu cầu của thực tiễn, sát với chức trách,nhiệm vụ theo mô hình mục tiêu đào tạo” [14].

Cùng với việc thường xuyên đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dungđào tạo, bồi dưỡng, các khoa giáo viên cũng đã tích cực đổi mới hình thức vàphương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng nói chung, đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng nói riêng.Nhà trường đã có hệ thống các văn bản pháp quy, quy định để thống nhất cáchoạt động dạy và học cho các đối tượng Ngoài ra, để bảo đảm chất lượng đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp và cáclực lượng trong Nhà trường còn vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức,biện pháp như: thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ trung tâm học tập, rènluyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; thông qua sinh hoạt và công tác hàngngày; thông qua hoạt động tự học tập, tu dưỡng rèn luyện của mỗi học viên

Bốn là, cùng với quá trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có sự trưởng thành cả về phẩm chất, năng lực đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trườngđược thể hiện rõ nét nhất ở sản phẩm là sự trưởng thành, tiến bộ về phẩm chất,năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đối tượng học viên trong đó cóđối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã gắn với mục tiêu, yêu cầuđào tạo Đánh giá chung kết quả, thành tựu công tác đào tạo, bồi dưỡng, Nghịquyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường cũng chỉ rõ: “Coi trọng lãnh đạo nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhậnthức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp củaNhà nước” [14] Chính những thành tựu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đã trực

Trang 39

tiếp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực toàn diện cho các đốitượng đào tạo nói chung, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xãnói riêng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách, nghề nghiệp: ý thức rõ vị trí,

vai trò là người cán bộ, công chức cấp xã, là lực lượng trực tiếp xây dựng và tổchức thực hiện nghị quyết, các chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch, quản lýđiều hành, gương mẫu trong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương;góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, nghị quyết, chủ trương, quyết định của cấp ủy, chính quyền địa phươngcấp trên Vì vậy, mỗi học viên thường xuyên phấn đấu học tập, rèn luyện nâng caophẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Khác với các đối tượng và cácchuyên ngành đào tạo khác ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, học viên đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có tuổi đời, kiến thức, kinh nghiệm và thựctiễn công tác ở cơ sở xã, phường, thị trấn…Do đó, đa số học viên đào tạo, bồidưỡng có trình độ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin vào con đường đi lênchủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn Trong quá trình họctập và rèn luyện tại Nhà trường, từng người luôn tự giác tu dưỡng, rèn luyện nângcao phẩm chất đạo đức cách mạng người cán bộ, đảng viên; luôn trung thực, thẳngthắn trong sinh hoạt, khiêm tốn, cầu thị trong học tập để lĩnh hội, tiếp thu kiếnthức, kinh nghiệm làm “hành trang” khi trở về công tác ở các cơ sở địa phương

Về kiến thức, trình độ và phong cách công tác: cùng với sự trưởng thành

về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, trình độ và phong cách công tác củahọc viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã không ngừng được củng

cố, phát triển và hoàn thiện Trên cơ sở trang bị kiến thức, bồi dưỡng năng lực,phương pháp tác phong công tác của người cán bộ, công chức cấp xã ở địaphương cơ sở Người học đã chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp thu kiếnthức, kinh nghiệm và phương pháp công tác Khả năng nắm kiến thức toàn diện,

Trang 40

đặc biệt là kiến thức về công tác xây dựng Đảng, về nhà nước và pháp luật, vềquản lý nhà nước trên các lĩnh vực của địa phương

Kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng qua sự phát triển vàkhả năng đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ của học viên đã qua đào tạo cán

bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, cho thấy: đánh giáchất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng những năngqua: có 47% đánh giá tốt; có 48 % đánh giá khá; chỉ có 4% đánh giá trung bình.Khảo sát đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của học viên sau khi ra trường:

có 79% đánh giá tốt; đánh giá trung bình chỉ có 7% [phụ lục 5] Có thể nói đây

là kết quả đáng phấn khởi thể hiện sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệuNhà trường, các tổ chức, các lực lượng trong toàn trường trong lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng; sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện của học viên đào tạo cán bộ, côngchức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng

* Những hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, kết quả đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng cũngcòn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm sau:

Thứ nhất, một số cấp ủy, cán bộ, giảng viên và cơ quan chức năng còn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w