1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2016 2020

54 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 342 KB

Nội dung

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đượccác cấp ủy, lãnh đạo cấp tỉnh, huyện quan tâm, đặc biệt là đã kịp thời banhành văn bản, xây dựng các chế độ, chính sác

Trang 1

ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Khổng Văn Mạnh

Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B4 - 15

Chức vụ: Phó Trưởng ban

Đơn vị công tác: Ban Tổ chức Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Là học viên được các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Chính trị Khuvực I truyền thụ kiến thức và giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn Tôi xin trântrọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Họcviện, những người đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ khóa học

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnhLạng Sơn, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng, Ban Tổ chức Huyện

ủy, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Bồi dưỡng chínhtrị huyện Chi Lăng, các cơ quan liên quan, các bạn đồng nghiệp đã tạo điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu xây dựng

Đề án tốt nghiệp

Do phạm vi đề án rộng, với thời gian và trình độ bản thân có hạn, đề án sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được các thầy giáo, cô giáo, cácbạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề án ngày càng hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2016

HỌC VIÊN

Khổng Văn Mạnh

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do xây dựng đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

3 Giới hạn của đề án 3

B NỘI DUNG 5

1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 13

1.3 Cơ sở thực tiễn 17

2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 19

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 19

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 22

2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 29

2.4 Giải pháp 33

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 39

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 39

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 40

3.3 Kinh phí thực hiện đề án 42

4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 43

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 43

4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 43

4.3 Những thuận lợi, khó khăn và tính khả thi của đề án 44

C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 46

1 Kiến nghị 46

2 Kết luận 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do xây dựng đề án

Cán bộ, công chức là một bộ phận nhân lực đặc biệt trong tổng thểnguồn nhân lực xã hội, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế - xã hội Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức mạnh cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạnhiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giữ vai trò hết sứcquan trọng

Xã, thị trấn là nơi trực tiếp tiếp nhận, chấp hành và thực hiện các chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Hiệu quả hoạt độngcủa cấp ủy, chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đấtnước Cấp ủy, chính quyền cấp xã không thể đảm nhận được vai trò, nếu thiếunhân tố có ý nghĩa quyết định - là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Vì vậy,việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là nhiệm vụ thường xuyên, có ýnghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài, trong điều kiện toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế hiện nay

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã đượccác cấp ủy, lãnh đạo cấp tỉnh, huyện quan tâm, đặc biệt là đã kịp thời banhành văn bản, xây dựng các chế độ, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng.Nhận thức của cán bộ, công chức về đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, bướcđầu xác định học tập là để đáp ứng yêu cầu công việc, đào tạo, bồi dưỡng theo

vị trí việc làm

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Nghị định của Chính phủ vàcác văn bản của tỉnh, huyện Chi Lăng đã có nhiều giải pháp tích cực để

Trang 6

nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Các cấp

ủy đảng đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nhằmkhông ngừng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở Nhìnchung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả sốlượng và chất lượng Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở vàđưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, thị trấn côngtác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đượcnâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinhnghiệm thực tiễn Hệ thống chính trị cơ sở đã có nhiều chuyển biến tíchcực, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần quan trọngđảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

Hiện nay, cán bộ cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng côngviệc ngày càng nhiều, trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại chưa qua đào tạochuyên môn nghiệp vụ cơ bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được thay đổi,nhưng ít được bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ, pháp luật, kỹ năng hànhchính, tin học Việc chậm nắm bắt thông tin, dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linhhoạt trong xử lý công việc, hiệu quả thực thi công vụ còn thấp, chưa đáp ứng tốtnhất yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở địa phương

Là Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn,trong thời gian nghiên cứu, học tập chương trình Cao cấp lý luận chính trịtại Học viện Chính trị khu vực I, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tôi chọn đề án:

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 - 2020 làm đề án

tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị

Trang 7

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến sâu sắc về nội dung, phương phápđào tạo, bồi dưỡng để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

đủ về số lượng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý; chuyên môn, nghiệp

vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạchcông chức, nâng cao đạo đức công vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyệntrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

2.2 Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu từ năm 2016 đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp

xã của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được đào tạo, bồi dưỡng, trong đó95% đạt tiêu chuẩn về trình độ các mặt theo quy định

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo,chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ ở địa phươnggóp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trởlên Trong đó, có từ 40% đến 50% có trình độ đại học

- 100% công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhànước, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhậttình hình kinh tế - xã hội, nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóatối thiểu 5 ngày)

3 Giới hạn của đề án

3.1 Đối tượng

- Đối tượng đề án áp dụng: Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã

Trang 8

- Đối tượng (Chủ thể) thực hiện đề án: Ban Tổ chức Huyện ủy Chi

Trang 9

Trong Từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được xác định: là người làm côngtác nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể; (hoặc)

là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệtvới người không có chức vụ Trong thực tế, khái niệm “cán bộ” có thể được

sử dụng theo nghĩa:

- Trong quân đội, cán bộ là người chỉ huy từ cấp tiểu đội trở lên, hoặc

là các sỹ quan cấp úy trở lên

- Trong tổ chức Đảng và đoàn thể, cán bộ là người được bầu vào cáccấp lãnh đạo từ cơ sở đến Trung ương (cán bộ lãnh đạo); để phân biệt vớiđảng viên thường, với đoàn viên, hội viên; hoặc là những người làm công tácchuyên trách, được hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể

- Trong cơ quan Nhà nước, “cán bộ” thường được hiểu chung là côngchức, viên chức (cán bộ Nhà nước)

Theo Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức: Cán bộ là công dânViệt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theonhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọichung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 10

Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo

nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó

bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội

Theo Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 92/2009/NĐ - CP củaChính phủ “Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối vớicán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khôngchuyên trách ở cấp xã”, gồm:

Cán bộ cấp xã gồm có 11 chức vụ sau đây:

a) Bí thư, phó bí thư đảng ủy;

b) Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch hội nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thịtrấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức hội nông dânViệt Nam);

h) Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam

1.1.1.2 Công chức

Theo định nghĩa ban đầu, công chức để chỉ những người làm việc trong

cơ quan hành chính, thực hiện chức năng chuyên môn trong bộ máy nhà nước(được gọi là công chức hành chính); còn viên chức là người làm việc trong cơquan tổ chức sự nghiệp (còn được gọi là công chức sự nghiệp) Tóm lại, kháiniệm “công chức” để chỉ những người làm việc trong bộ máy nhà nước (hànhchính hoặc sự nghiệp), được hưởng lương theo ngạch bậc từ ngân sách nhànước, do cơ quan nhà nước chi trả

Sau này, khái niệm “công chức” được mở rộng trong đội ngũ nhữngngười hoạt động, làm việc trong hệ thống chính trị, thực hiện công tác

Trang 11

chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức Đảng, đoàn thể và cơ quan Nhà nước,được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo quy định chung của Nhànước Theo tinh thần đó, Luật cán bộ, công chức đã xác định: Công chức làcông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộcquân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệpcông lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức

danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

Công chức cấp xã gồm có 07 chức danh sau đây:

a) Trưởng công an;

b) Chỉ huy trưởng quân sự;

Trang 12

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã, phường được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã, phường Cụ thể:

a) Cấp xã loại 1: không quá 25 người

b) Cấp xã loại 2: không quá 23 người

c) Cấp xã loại 3: không quá 21 người

1.1.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo là quá trình truyền thụ khối lượng kiến thức mới một cách có hệ

thống, để người công chức thông qua đó trở thành người có trình độ cao hơntrước đó Như đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị, đào tạo cử nhân hành chính

và các chuyên gia đầu ngành Chương trình của đào tạo gắn liền với một trình

độ học vấn ở một cấp độ nhất định Vì vậy, sau một quá trình đào tạo mỗingười học được cấp bằng

Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho

những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậcnhất định, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao Khối lượng, kiến thức,

kỹ năng được quy định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đốitượng công chức Kết quả của các khóa bồi dưỡng, người học sẽ nhận đượcchứng chỉ ghi nhận kết quả

Như vậy, có thể khái quát khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức làquá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới cáchình thức khác nhau cho công chức, phù hợp với yêu cầu giải quyết có chấtlượng công việc được Nhà nước giao, do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng côngchức thực hiện Quan niệm này mang tính thực tiễn của Việt Nam và cũngphù hợp với khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng trong Từ điển tiếng Việt do Nhàxuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2004: Đào tạo, bồi dưỡng là làm tăng nănglực và phẩm chất cho người được đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng trong xây dựng độingũ cán bộ, công chức cấp xã Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán

Trang 13

bộ, công chức cấp xã phải có tác động điều chỉnh các hoạt động đào tạo,bồi dưỡng, làm cho các hoạt động này có tác động tích cực, góp phần xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét, đánh giácán bộ đến quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổnhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Trong cáckhâu đó công tác đào tạo, bồi dưỡng là một thể thống nhất, có quan hệ mậtthiết, chặt chẽ với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau vì thực hiện tốt khâu này

sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác Trong các khâu trên cócông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, mỗi khâu có vai trò, vị tríquan trọng khác nhau, nên không tuyệt đối hóa hay coi nhẹ bất cứ khâu nào

Đề án đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

là việc tạo điều kiện cho những cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được vềnăng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm, còn thiếu các văn bằngchứng chỉ theo quy định Cán bộ trong diện quy hoạch các chức danh cán bộchủ chốt cấp xã; giữ các chức danh chủ chốt nhằm đào tạo, bồi dưỡng nănglực quản lý, lãnh đạo toàn diện, rèn luyện kỹ năng cần thiết trong lãnh đạo,chỉ đạo thực tiễn ở cơ sở, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và pháttriển nhanh, toàn diện hơn

Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đượcxác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tíchcực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng

và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; hướng tới mục tiêu tạo được sựthay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập

Trang 14

nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc đượcgiao".

1.1.2 Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.1.2.1 Chất lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Chất lượng” được dùng theo 2 nghĩa: 1 Cái tạo nên

phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc (đánh giá chất lượng sản

phẩm Nâng cao chất lượng giảng dạy) 2 (chuẩn mực, id) như chất (ng.3) 1

“Chất lượng” ở đây được dùng theo nghĩa thứ nhất, chứ không phải là “chất”theo nghĩa triết học: là tổng thể nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật;cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác; phân biệt với “lượng”

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là cái tạo nên giá trị của công tác đào tạo, bồi

dưỡng Vì vậy, Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng: là tổng hợp chất lượng của các

yếu tố cấu thành, là mức độ đạt được so với mục đích, yêu cầu đề ra và biểu hiệntập trung nhất ở đối tượng sau tác động của công tác đào tạo, bồi dưỡng

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: là tổng

hợp chất lượng của các yếu tố cấu thành, là mức độ đạt được so với mục đích,yêu cầu đề ra và biểu hiện tập trung nhất ở chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã sau tác động của công tác đào tạo, bồi dưỡng

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng được thể hiện qua các tiêu chínhư: chất lượng chương trình giảng dạy và mức độ phù hợp giữa chương trìnhgiảng dạy đó với năng lực cần có của đội ngũ giảng viên; chất lượng giáotrình và mức độ phù hợp với chương trình giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nănglực của đội ngũ cán bộ cấp xã và có tính thực tiễn cao, phản ánh đầy đủ cácnội dung lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

1

Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1998, tr.144.

Trang 15

và quan điểm của Đảng, Nhà nước; chất lượng của phương pháp giảng dạythể hiện ở việc vận dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp giảng dạykhác nhau; chất lượng của việc tổ chức các hệ lớp đào tạo cũng như chấtlượng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập.

1.1.2.3 Yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhìn bề ngoài có thể là đơn giản,nhưng khi đi sâu nghiên cứu, phân tích khá phức tạp Đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: lịch sử, chính trị, kinh tế, vănhoá, con người, phương tiện, điều kiện học tập, nghiên cứu…Việc đào tạo,bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong quátrình cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý hiện đại không chỉđơn thuần là vấn đề chi tiết hoá nội dung và cơ cấu khoá học cũng như việcxây dựng các kế hoạch riêng lẻ cho các nhóm đối tượng Nó liên quan tớichiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trước mắt và lâu dài,

cụ thể và trực tiếp chịu tác động bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, nhận thức của cán bộ, lãnh đạo quản lý; đội ngũ cán bộ,

giảng viên và học viên

Nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của conngười Nhận thức giúp các cá nhân và cộng đồng định hướng cho hành vi củamình Mặt khác, nhận thức cũng giúp con người điều chỉnh hành vi bản thântrong quá trình hoạt động thực tiễn, để đạt được các mục tiêu đã định hoặc đểcác hành vi đó phù hợp với các chuẩn mực xã hội Chất lượng công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phụ thuộc rất lớn vào nhận thức củangười đứng đầu địa phương, cơ sở, người đào tạo, bồi dưỡng và người đượcđào tạo, bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý, giảng viên, học viên có nhận thứcđúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp xã, mới có sự quan tâm đúng mức, có tinh thần,

Trang 16

thái độ giảng dạy, học tập nghiêm túc Ngược lại, nếu nhận thức của đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học viên chưa đúng, chưa thấy đượctính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã, chắc chắn chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã sẽ thấp,dẫn đến hoạt động của chính quyền cơ sở kém hiệu quả

Thứ hai, nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phải gắn

với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã

Nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã thiết thực, phù hợp với từng đối tượng và loại hình đào tạo Nộidung đào tạo, bồi dưỡng trang bị được cả kiến thức và yêu cầu về phẩm chấtđạo đức, cả lý luận và thực tiễn, cả kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành,phương pháp dạy đổi mới, khoa học sẽ tác động tích cực đến chất lượng đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Thứ ba, môi trường xã hội và cụ thể hơn là môi trường làm việc, điều

kiện cơ sở vật chất có tác động tích cực hoặc hạn chế tới đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức Môi trường tốt và điều kiện cơ sở vật chất tốt là điều kiệnthuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng và ngược lại

- Thứ tư, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, giảng

viên là yếu tố rất quan trọng, làm nhiệm vụ cầu nối truyền tải kiến thức tớingười học, hướng dẫn phương pháp, nội dung kiến thức, giúp cho người học

dễ hiểu biết, rút ngắn được thời gian nhận thức Có được đội ngũ giảng viên

có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốttới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thứ năm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức được cụ thể hoá trong các nghị quyết, quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trong chính sách về tiềnlương (có yếu tố trả lương theo bằng cấp đào tạo), chế độ bổ nhiệm, khen

Trang 17

thưởng, kỷ luật… Từ chính sách, thể chế tác động đến cán bộ, công chức cấp

xã, buộc họ phải suy nghĩ, học tập, phấn đấu tốt hơn

Thứ sáu, nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, năng lực của cán bộ, công

chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, luôn có nhu cầu hoànthiện bản thân mình, mong muốn và cố gắng nhận thức thế giới được nhiềuhơn, tạo cho mình các năng lực, kỹ năng làm việc và sử dụng nó một cách tốthơn, có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao

Bên cạnh đó, các yếu tố về nhân cách và uy tín của giảng viên, uy tín

của nhà trường cũng ảnh hưởng, tác động đến chất lượng, hiệu quả công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

Cơ sở chính trị của đề án là chủ trương đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trongthời gian qua, đặc biệt là từ Đại hội IX đến nay; các quan điểm này được thểchế hóa thành chính sách của Nhà nước

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳngđịnh: Nhiệm vụ hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coitrọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thituyển cán bộ, công chức Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết

là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và

kỹ năng quản lý hành chính nhà nước Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chứctheo đúng chức năng, tiêu chuẩn Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán

bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoáihóa Tăng cường cán bộ cho cơ sở Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng,đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Trang 18

Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về đổi mới vànâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn (Hộinghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa IX) xác định: Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực

tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huysức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm locông tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối vớicán bộ cơ sở Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: thực hiện cácgiải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ,công chức; cơ cấu lại độ ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theoyêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức Văn kiệnĐại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng đội ngũcán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII tiếp tục xác định: Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức; đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm,thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình

độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới Tiếptục đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nângcao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2015

-2020 xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, nângcao chất lượng và từng bước chuẩn hóa cán bộ theo quy định của Trung ương.Thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lâu dài của tỉnh, chú trọngcán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, cán bộ khoa học trẻ có triển vọng phát

Trang 19

triển Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcđảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chi Lăng nhiệm kỳ 2015 - 2020 xácđịnh: Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đánh giáquy hoạch cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện côngtác luân chuyển cán bộ Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lýđáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức xã, thị trấnđạt chuẩn theo quy định, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trongtình hình mới

1.2.2 Cơ sở pháp lý

- Luật cán bộ, công chức (2008)

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ ở xã, phường,thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đàotạo, bồi dưỡng công chức

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tàichính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sáchnhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ vềcông chức xã, phường, thị trấn

- Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29/7/2011 của Bộ Nội vụ về côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định

số 1956/QĐ-TTg

- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướngdẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,phường, thị trấn

Trang 20

- Chính phủ nước CHXHCNVN: Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày

08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng,một số chế độ, chính sách đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn và nhữngngười hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 13/02/2012 của Tỉnh ủy Lạng Sơn vềxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 vànhững năm tiếp theo

- Kế hoạch số 34-KH/HU ngày 23/8/2012 của Huyện ủy Chi Lăng vềthực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 13/02/2012 của Ban Thường vụTỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm

2015 và những năm tiếp theo

- Nghị quyết số 111/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của Hội đồngnhân dân tỉnh Lạng Sơn về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, côngchức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người cótrình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn

- Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của Uỷ ban nhândân tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối vớicán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thuhút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn

- Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 09/8/2012 của Ủy ban nhân dânhuyện Chi Lăng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các xã, thị trấn đếnnăm 2015 và những năm tiếp theo

- Kết luận số 207 - KL/TU, ngày 06/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Lạng Sơn về thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 13/02/2012 củaTỉnh ủy Lạng Sơn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấnđến năm 2015 và những năm tiếp theo

Trang 21

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Tình hình chung của cả nước

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ởcác cấp nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xãnói riêng đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quantrọng Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị, địaphương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễncủa đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Độingũ cán bộ, công chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt được nhữngthành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta gia nhập các nướcđang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, bảo đảm vững chắc an ninh,quốc phòng

Báo cáo số 2880/BC-BNV, ngày 30/7/2014 của Bộ Nội vụ về kết quả 3năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12-8-2011 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcgiai đoạn 2011-2015 cho thấy, đối với cán bộ, công chức cấp xã và nhữngngười hoạt động không chuyên trách: Đào tạo trình độ chuyên môn cho cán

bộ cấp xã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định đạt gần 75%; đào tạo trình độtrung cấp chuyên môn trở lên cho 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùngđồng bằng và 87% công chức cấp xã vùng miền núi; 60% cán bộ cấp xã đượcbồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí côngviệc; 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểuhằng năm; 50% những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được bồidưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Đã tiến hành bồi dưỡng chogần 286.000 lượt đại biểu hội đồng nhân dân các cấp

Trang 22

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số cán bộ, công chức, nhất là ởcác địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Một số cấp ủy,chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồidưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; vì vậy, một số chỉtiêu theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định đạtthấp Cán bộ, công chức chủ yếu vừa học, vừa làm, còn để công việc chiphối quá trình học tập Có tình trạng cán bộ, công chức không muốn đihọc; vì đi học có thể bị sắp xếp, điều chuyển vị trí công tác khác, không

“hấp dẫn” bằng vị trí hiện tại Cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc,vùng sâu, vùng xa, cán bộ có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngại đihọc vì phải đi tập trung, không phụ giúp được cho gia đình Công tác đàotạo, bồi dưỡng mặc dù đã có những đổi mới, nhưng vẫn còn tình trạng chạytheo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyênngành cần đào tạo, bồi dưỡng; vì thế, chưa đáp ứng được nhu cầu công việccủa cơ quan, tổ chức Việc đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với sử dụng,nhiều trường hợp được cử đi đào tạo, nhưng không bố trí công việc theochuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp Nội dung và chất lượng đào tạochưa cao, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thật phù hợpvới từng đối tượng cán bộ Việc đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung vẫn cònnặng về lý thuyết, tính ứng dụng không cao, chưa chú trọng tính đặc thùriêng biệt của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức Nội dung và thờilượng khung cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục thay đổi vàcải cách, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễncủa từng ngành, từng địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu từng vị trí việclàm của cán bộ, công chức Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, côngchức chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị vàchuyên môn nghiệp vụ, chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điềuhành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn

Trang 23

Thêm vào đó, chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo,bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước,song còn thấp và chưa phù hợp

1.3.2 Đối với huyện Chi Lăng và tỉnh Lạng Sơn

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Chi Lăng nóiriêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao trình độ, nănglực cho đội ngũ cán bộ, công chức Việc bố trí cán bộ, công chức tham giacác lớp đào tạo bồi dưỡng được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đốitượng và nội dung đào tạo, đồng thời gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ.Qua đó, chất lượng cán bộ, công chức cơ sở đã từng bước được củng cố, sốcán bộ, công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng trở về công tác, đãphát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chínhquyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương

Tuy nhiên, việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã về trình độ lýluận, chuyên môn, kỹ năng, năng lực hoạt động có mặt còn hạn chế Phầnlớn cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thứcđào tạo tại chức, vừa học vừa làm và các lớp bồi dưỡng tập trung ngắn hạn,khi học xong các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng, nắm được nhữngvấn đề cơ bản về lý luận, nhưng việc áp dụng những kiến thức vào giảiquyết những công việc cụ thể còn nhiều hạn chế

Vì vậy cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay

2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn, cáchThành phố Lạng Sơn hơn 30 km Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và Cao Lộc;

Trang 24

phía Tây giáp với huyện Hữu Lũng; phía Đông giáp với huyện Lộc Bình; phíaNam giáp với huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Huyện có diện tích tự nhiênhơn 703 km2, địa hình chủ yếu là đồi núi Huyện có 19 xã và 02 thị trấn, trong

đó có 03 xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (vùng 135); dân số trên

78 nghìn người, đại bộ phận dân cư là người dân tộc Tày, Nùng sống tậptrung ở các xã, thị trấn Người Chi Lăng luôn phát huy tinh thần đoàn kết,truyền thống lịch sử quê hương Chi Lăng anh hùng; chủ động, tích cực, cần

cù, sáng tạo vượt khó trong lao động sản xuất

Vị trí địa lý và con người Chi Lăng đã tạo nên những nét đặc trưng vềkinh tế, xã hội của Chi Lăng Cụ thể:

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội của huyện tiếp tụcphát triển, duy trì tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng, nông lâm nghiệp phát triển ổn định; thương mại, dịch vụ có nhiềuchuyển biến tích cực, công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá; kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; thu ngân sách vượt kế hoạch

đề ra Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội đượcđảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, ngày càngđược cải thiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chi Lăng lần thứ XXII,nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp,chủ động, sáng tạo, phấn đấu xây dựng huyện Chi Lăng ngày càng pháttriển” Trong giai đoạn 2015 - 2020, huyện phấn đấu đạt 18 chỉ tiêu sau:(1) Phấn đấu giá trị sản xuất bình quân tăng hàng năm từ 13 - 15%, trongđó: Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 10 - 12%, công nghiệp - xây dựng 15 - 17

%, thương mại - dịch vụ 16 - 18%; (2) Cơ cấu kinh tế các ngành: Nônglâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 30%, Công nghiệp - xây dựng 38%, thươngmại - dịch vụ 32%; (3) GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 45 -

Trang 25

50 triệu đồng/người/năm; (4) Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt34.600 tấn trở lên; (5) Trồng rừng mới là 1.000 ha/năm; tỷ lệ che phủ rừngđến năm 2020 đạt 51%; (6) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 8 xã; (7) Tỷ lệcứng hoá đường ô tô đến trung tâm xã đến năm 2020 đạt 100%; (8) Hàngnăm tăng thu ngân sách so với dự toán thu từ 9% trở lên; (9) Tổng vốn đầu

tư xã hội giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 10 - 11 nghìn tỷ đồng; (10) Giảm

tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,2%/năm trở lên; (11) Số xã, thị trấn đạt bộ tiêu chíquốc gia về y tế 13 xã, thị trấn; phấn đấu có 7 bác sĩ và 29 giường bệnhtrên 1 vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%; (12) Phấnđấu có thêm 10 trường học đạt chuẩn quốc gia; (13) Tỷ lệ lao động quađào tạo đến năm 2020 là 52%; (14) Tỷ lệ thôn, khu phố có nhà văn hóa đạt99%; (15) Tỷ lệ số hộ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch 99,9%, tỷ

lệ số hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 95%; (16) Tỷ lệchất thải nguy hại được xử lý đạt 95%; (17) Giảm tỷ lệ tai nạn giao thông

cả 3 tiêu chí; (18) Kết nạp mỗi năm 150 đảng viên trở lên; tỷ lệ tổ chức cơ

sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh đến cuối kỳ 65% Tỷ lệ đảng viên hoànthành tốt nhiệm vụ đến cuối kỳ đạt 80% trở lên Tỷ lệ đảng viên là cán bộlãnh đạo quản lý các cấp hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ đến cuối kỳ

đạt 95% trở lên

Để đạt được các mục tiêu nhiệm kỳ đề ra, huyện Chi Lăng đã triểnkhai toàn diện, đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tưtưởng và tổ chức Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác cán bộ,đảm bảo dân chủ, công khai, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, đúng quy trình,trong đó có giải pháp hàng đầu là tăng cường hiệu quả công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội tại địa phương

Trang 26

Các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thực hiện đề án bao gồm:Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên.

Nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phải gắn vớiyêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của công tác tổ chức

Nhân cách và uy tín của giảng viên, uy tín của nhà trường cũng ảnhhưởng, tác động đến chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộnghiệp vụ tổ chức

Quản lý tốt học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ tác động tíchcực đến hoạt động thực tiễn của cán bộ làm nghiệp vụ tổ chức sau khi ra trường

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1.1 Tình hình chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ởhuyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Đến nay, theo số liệu thống kê (tính đến tháng 12/2015) tổng số cán

bộ, công chức cấp xã toàn huyện là 421 người Trong đó: cán bộ xã 208người; công chức xã 213 người

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Chi Lăngphần lớn là những người có kinh nghiệm công tác, am hiểu tình hình thực

tế của địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân

cư và được nhân dân lựa chọn; có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tâmhuyết với công việc của địa phương

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh LạngSơn đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện quan tâm củng cố vềmặt tổ chức, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng

Trang 27

cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ đã đạtđược những kết quả quan trọng

Cơ cấu độ tuổi, nguồn cán bộ, trình độ của đội ngũ trên như sau:

- Về độ tuổi:

Từ 30 tuổi trở xuống: 78 người, chiếm 18,6%;

Từ 31 đến 45 tuổi: 192 người, chiếm 45,6%;

Từ 46 đến 60 tuổi: 151 người, chiếm 35,8%;

- Về nguồn hình thành:

Nguồn tại chỗ: 418 người, chiếm 99,3%;

Nguồn tăng cường: 03 người, chiếm 0,7%;

- Về trình độ văn hoá:

Trình độ Trung học phổ thông: 408 người, chiếm 97%;

Trình độ Trung học cơ sở: 13 người, chiếm 3%;

Không còn người trình độ dưới THCS

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Trình độ đại học: 63 người, chiếm 15%;

Trình độ cao đẳng: 50 người, chiếm 11,9%;

Trình độ trung cấp: 260 người, chiếm 61,8%;

Trình độ sơ cấp: 19 người, chiếm 4,5 %;

Chưa qua đào tạo: 29 người, chiếm 6,9%.

- Về trình độ lý luận chính trị:

Trình độ lý luận chính trị cao cấp : 03 người, chiếm 0,7%;

Trình độ lý luận chính trị trung cấp : 210 người, chiếm 49,9%;

Trình độ lý luận chính trị sơ cấp : 136 người, chiếm 32,3%;

Chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị, có 72 người, chiếm tỷ lệ 17,1%.

- Về trình độ đào tạo quản lý nhà nước:

Trình độ chuyên viên: 74 người, chiếm 17,6%;

Đã qua bồi dưỡng: 74 người, chiếm 17,6%;

Ngày đăng: 25/10/2017, 23:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb. Chính trị"quốc gia
Tác giả: Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
Nhà XB: Nxb. Chính trị"quốc gia"
Năm: 2000
8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/2013/NĐ-CPngày 08 tháng 04 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCNVN
Năm: 2013
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX, X, XI, XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Banchấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
11. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (Đồng Chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Tác giả: Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (Đồng Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chínhtrị quốc gia
Năm: 2005
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậttổ chức HĐND và UBND
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
14. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, 2013 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam năm1946, 1959, 1980 và 1992
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2013
2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
3. Bộ Nội vụ (2011), Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày 29/7/2011 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg Khác
4. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
5. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối Khác
6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ- CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Khác
15. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI Khác
16. Đảng bộ huyện Chi Lăng, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII Khác
17. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2012), Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 13/02/2012 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo Khác
18. Huyện ủy Chi Lăng (2012), Kế hoạch số: 34-KH/HU ngày 23/8/2012 của Huyện ủy Chi Lăng về thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 13/02/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo Khác
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2013), Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn Khác
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2013), Nghị quyết số 111/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn Khác
21. Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng (2012), Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 09/8/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các xã, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w