Tình hình sản xuất rau tại xã Vân Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 46)

3.2.1.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau trên địa bàn xã Vân Nội

Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng cũng như năng suất và sản lượng rau trên địa bàn xã Vân Nội có những biến đổi đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại xã Vân Nội 2006 – 2012

Năm

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng diện tích RAT Năng suất trung bình RAT Tổng sản lượng RAT Diện tích Tỉ lệ (%) Năng suất Tỉ lệ (%) Sản lượng Tỉ lệ (%) 2006 387,6 271,5 70,05 202,3 203,1 100,4 7841,2 5514,2 70,32 2007 443 319,1 72,03 212,4 213,6 100,6 9404,8 6815,9 72,47 2008 320,9 256,5 79,93 203,3 203,5 100,1 6523,9 5219,8 80,01 2009 281,4 239,2 85 198,9 199,1 100,1 5597,1 4762,5 85,1 2010 280 254,9 91,03 180,7 181,9 100,7 5059,6 4636,6 91,64 2011 265 210 79,24 153,9 154,4 100,3 4602,6 4235,8 92,03 2012 260 190 73,08 201,05 202,3 100,4 4835,2 5510,3 93,14

(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Vân Nội năm 2013)

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: diện tích sản xuất, năng suất và sản lượng rau trên địa bàn xã Vân Nội có nhiều thay đổi. Năm 2006 tổng diện tích sản xuất của toàn xã là 387,6 ha, với năng suất đạt 202,3 tạ/ha, trong đó RAT chiếm 271,5 ha với năng suất đạt 203,1 tạ/ha. Sang năm 2007, diện tích trồng rau được mở rộng lên 443 ha, cao hơn năm 2006 và năng suất cũng tăng lên 213,6 tạ/ha. Trong đó diện tích trồng rau an toàn tăng từ 271,5 ha lên 319,1 ha gấp 1.17 lần so với năm 2006, và năng suất, sản lượng cũng cao hơn năm trước. Sang năm 2008 diện tích sản xuất của cả xã có xu hướng giảm, chỉ còn 320,9 ha. Nguyên nhân giảm là do địa bàn xã nằm trong quy hoạch xây dựng cầu Nhật Tân. Vì vậy năng suất, sản lượng rau thu được cũng giảm, diện tích trồng RAT còn lại 256,5 ha và năng suất đạt 203,5 tạ/ha. Năm 2011 và 2012 địa bàn xã Vân Nội thực hiện xây cầu Nhật Tân và dự án xây dựng khu du lịch sinh thái huyện Đông Anh nên diện tích sản xuất còn lại 260 ha ( năm 2012) với năng suất đạt 201,5 tạ/ha, diện tích trồng RAT chỉ còn 190 ha nhưng năng suất đạt 202,3 tạ/ha, cao hơn so với năm 2010, 2011 do một phần diện tích trồng lúa đã được người dân chuyển sang trồng rau màu làm tăng thêm năng suất và thu nhập.

Như vậy, diện tích trồng rau của xã Vân Nội ngày càng bị thu hẹp hơn qua các năm, song diện tích trồng RAT cũng thay đổi không đán kể. Bên cạnh đó với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, xã đã chuyển một phần diện tích đất trồng lúa và đất khác sang trồng rau an toàn nên thu nhập của người dân cũng được cải thiện đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Tính đến năm 2013, tổng diện tích trồng rau trên địa bàn toàn xã là 260ha, trong đó có 80 ha diện tích chuyên rau, chiếm 26,35% diện tích đất nông nghiệp, phân bố khá đồng đều ở các thôn và 180 ha diện tích luân canh 1 vụ lúa và 2 vụ rau hoặc 1 vụ rau và 2 vụ lúa, chiếm 73,65% diện tích đất nông nghiệp.

3.2.1.2. Cơ cấu cây trồng trong năm:

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của xã đã có những biến đổi rõ rệt theo hướng tích cực bằng nhiều biện pháp trong đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp

Với việc đưa các giống cây trồng mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất theo nhu cầu của thị trường do đó nhiều diện tích đất đã được chuyển sang mô hình đa canh, mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nhiều. Các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp và diện tích trồng lúa đã được chuyển đổi dần dần sang các mô hình chuyên rau tập trung và mô hình lúa – màu kết hợp.

Bảng 3.5. Kết quảđiều tra về cơ cấu sản xuất các loại rau tại Vân Nội

TT Chủng loại rau Di ện tích sản xuất trung bình ( sào ) Số hộ sản xuất (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Cà chua bi 2,74 19 31,67 2 Cải ngồng 3,33 31 51,67 3 Cải ngọt 2,11 20 33,33 4 Cải cúc 2,78 20 33,33 5 Cải canh 2,36 28 46,67 6 Cải xanh 2,08 24 40,00 7 Hành tỏi 1,77 16 26,67 8 Mồng tơi 1,53 24 40,00 9 Dưa chuột 3,16 14 23,33 10 Su hào 3,18 31 51,67 11 Cải bắp 3,19 31 51,67 12 Cà tím 3,25 13 21,67 13 Xà lách 2,39 39 65,00 14 Súp lơ xanh 2,98 35 58,33 Trung bình 2,63 24,64 38,50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Theo bảng số liệu trên, ta thấy rau được sản xuất trên địa bàn xã với nhiều chủng loại khác nhau, tạo ra sản phẩm rau đa dạng và phong phú, đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Trong đó, đối với rau ngắn ngày thì các loại rau xà lách và súp lơ xanh là loại rau được trồng nhiều nhất, phổ biến nhất, có tới 65% hộ trồng xà lách với diện tích trung bình 2,39 sào/hộ và 58,33% hộ trồng súp lơ xanh với diện tích trung bình 2,98 sào/hộ. Cải là cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh, không đòi hỏi đầu tư nhiều về giống, phân bón và thuốc BVTV; đặc biệt nhu cầu thị trường lớn nên dễ bán, thu lợi nhuận cao, các loại cải thường được trồng là: cải canh, cải xanh, cải ngồng, cải cúc, cải ngọt,…và nhiều nhất là cải canh, có tới 46,67% số hộđược hỏi trồng cải canh với diện tích trung bình là 2,36 sào/hộ. Tiếp là cải xanh với diện tích trung bình là 2,08 sào/hộ, có tới 40% hộ dân gieo trồng. Cải cúc, cải ngọt cũng được trồng khá nhiều, với 33,33% hộ dân gieo trồng. Đối với cây dài ngày, su hào và cải bắp là loại rau được người dân trồng nhiều nhất, trung bình diện tích lần lượt là 3,18; 3,19 sào/hộ, với 51,67% hộ gieo trồng. Tiếp đến là cà chua bi có diện tích trung bình là 2,7 sào/hộ, với 31,67% hộ gieo trồng, dưa chuột, cà tím cũng được trồng rất nhiều. Ngoài ra người dân còn trồng rau khác như: cà rốt, ngô, rau muống, đậu cove, rau gia vị như: mùi, hành tây,…

3.2.1.3. Luân canh cây trồng

Việc luân canh cây trồng khác nhau giũa các mùa vụ là một phương thức sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân quan tâm và ứng dụng nhiều.

Cơ cấu cây trồng tại xã Vân Nội có sự luân canh với cây trồng nước. Thực hiện theo nguyên tắc luân canh: có cơ cấu cây trồng hợp lý có nguồn gốc ôn đới, chú ý giữa các cây khác họ và những cây khác họ có cùng một loại sâu bệnh…

Bảng 3.6. Một số công thức luân canh RAT vụ xuân ở xã Vân Nội

Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Bắp cải Xà lách, hành tỏi Cải xanh, cải ngọt Su hào Cải ngồng Mồng tơi, cải canh Cà tím Súp lơ xanh Dưa chuột

Cải cúc Súp lơ xanh Xà lách, mùi Cải xanh Cà chua bi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Việc luân canh cây trồng khác nhau giữa các mùa vụ, giữa cây ngắn ngày với cây dài ngày là một phương thức sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng điều kiện thời tiết nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo khả năng cung ứng rau cho thị trường một cách liên tục. Mặt khác, việc luân canh các loại rau khác nhau trên cùng một mảnh ruộng còn giúp cách ly sâu bệnh hại, giảm nguy cơ bùng phát sâu bệnh trên đồng ruộng.

Bảng 3.7. Cơ cấu chủng loại rau trong phạm vi hộ tại xã Vân Nội TT Cơ cấu chủng loại rau trồng của hộ sản xuất

1 Số loại rau (loại) 3 – 4 5– 6 >6

2 Số hộ trồng (hộ) 15 16 29

3 Tỷ lệ (%) 25 26,67 48,33

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2013)

Từ bảng số liệu ta thấy, trong số các hộ sản xuất đã điều tra có tới 29 hộ tương đương với 75% số hộ lựa chọn từ 5 đến > 6 loại rau để sản xuất trong cùng một thời vụ, trong khi đó số hộ chọn từ 3 – 4 loại rau để sản xuất chỉ chiếm 25%. Tỷ lệ này phản ánh trình độ thâm canh cao của các hộ sản xuất rau tại Vân Nội, tạo điều kiện cho việc rải vụ thuận lợi và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về sản phâm rau.. Đây là những hộ có trình độ kỹ thuật thâm canh tốt hơn, điều kiện đất đai, điều kiện đầu tư cho sản xuất cũng cao hơn so với những hộ khác.

Nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân, hiện nay xã cũng đã đưa thêm các giống cây trồng mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất theo nhu cầu của thị trường, do đó nhiều diện tích đất đã chuyển sang mô hình đa canh, với trồng lúa. Các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp và diện tích trồng lúa đã được chuyển đổi dần dần sang mô hình chuyên rau tập trung và mô hình lúa – màu kết hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 46)