Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 37)

a. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu nước mặt và nước ngầm:

Mẫu nước mặt và nước ngầm được lấy theo phương pháp lấy mẫu đơn TCVN 5994:1995 tiêu chuẩn Việt Nam hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; TCVN 6000:1995 tiêu chuẩn Việt Nam hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bịđịnh vị toàn cầu (GPS).

Thiết bị đo các thông số ngoài hiện trường – thiết bị đo chất lượng nước đa thông số TOA WQC-22A.

Dụng cụ lấy mẫu mở và dụng cụ lấy mẫu bề mặt.

Mẫu nước sau khi lấy xong được chuyển vào bình chứa trơ hóa học đậy kín, ghi rõ địa điểm, thời gian lấy mẫu..., bảo vệ khỏi ánh sáng và sức nóng và chuyển thẳng đến phòng thí nghiệm ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Mẫu được bảo quản lạnh ở 40C trong phòng thí nghiệm. TCVN 5993-1995 (ISO5667-3:1985).

b. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu đất

- Mẫu đất được lấy theo TCVN 5297:1995 (tiêu chuẩn về chất lượng đất- lấy mẫu- yêu cầu chung). Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bịđịnh vị toàn cầu (GPS).

Thiết bị lấy mẫu đất sử dụng ống dung trọng 5cm3 và thiết bị lấy mẫu theo tầng. Theo TCVN 5297:1995, lấy mẫu đất canh tác xác định hàm lượng các hóa chất trong đất cần lấy một hỗn hợp từ ít nhất hai mẫu đơn trên một tầng thổ nhưỡng độ sâu 0 đến 5cm và từ 5 đến 20cm

Mẫu đất sau khi được lấy xong được bảo quản trong chai lọ, túi nilon... ghi rõ vị trí, ngày lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 37)