Điều kiện tự nhiên của xã Vân Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 40)

3.1.1.1. Vị trí địa lý :

Vân Nội là một xã nằm ở phía Tây huyện Đông Anh – ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý rất quan trọng về chiến lược quân sự, dân số trung bình, nghề làm ruộng là chủ yếu nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Cách Thủ đô Hà Nội 15 km, cách trung tâm huyện Đông Anh 6 km, có hệ thống giao thông và vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp xã Bắc Hồng và xã Nguyên Khê. - Phía Đông giáp xã Tiên Dương.

- Phía Tây giáp xã Nam Hồng, xã Kim Nỗ.

- Phía Nam giáp xã Vĩnh Ngọc, có đầm Vân Trì hay còn gọi là sông Thiếp.

Vân Nội có trục đường 23b là tuyến đường đô thị, trục kinh tế Đông Tây huyện Đông Anh. Xã Vân Nội được thành phố quy hoạch là khu vực phát triển đô thị, sinh thái. Cách sân bay quốc tế Nội Bài 10km, nằm giữa 2 tuyến đường: đường 3 và đường cao tôc Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi để xã có thể gia thương với các địa phương khác, mở rộng thị trường, thuận lợi phát triển kinh tế, hàng hóa, công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng như sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thị trường rau an toàn.

3.1.1.2. Địa hình

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Vân Nội có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc theo hướng từ Bắc xuống Nam và hệ thống đầm Vân Trì nằm bao bọc từ Tây Bắc xuống Tây Nam, điểm cao nhất là 11,5 m (tại khu đất trồng cây lâu năm xóm Thổ) và điểm thấp nhất là 6,1 m (tại xứĐồng Vác, xóm Đầm).

Với đặc điểm địa hình trên thì xã Vân Nội có điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng rất nhiều loại giống cây rau khác nhau : đất vàn cao trồng các loại cây rau màu; đất trung bình và vàn trũng cấy lúa; đất ao, hồ mặt nước nuôi nhiều loại thủy sản….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Vân Nội mang sắc thái đặc trưng của vùng với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 23 – 24oC, tổng nhiệt lượng hàng năm từ 8.500 – 8.700o C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình trên 30o C; nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 17oC, nhiệt độ thấp nhất vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 11 – 14oC. Độẩm trung bình hàng năm là 82 %. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700 – 1.900 mm, số ngày mưa ở mức 150 ngày/năm. Mưa nhiều nhất vào khoảng tháng 8 ( 16 – 18 ngày ), lượng mưa trung bình khoảng 350 – 500 mm.

Những tháng đầu mùa đông rất ít mưa,song nửa cuối lại là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt, đôi khi có sương muối gây khó khăn cho các cây rau vụđông như bắp cải, cải thảo,… Điều kiện khí hậu, thời tiết trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song ảnh hưởng của gió, bão, lụt đặc biệt là các điều kiện bất thường của thời tiết như sương muối, mưa đá… dễ gây thiệt hại cho sản xuất.

Với đặc điểm khí hậu trên thì Vân Nội thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất rau an toàn, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng.

3.1.1.4 Thủy văn

Vân Nội có đầm Vân Trì và sông Thiếp chảy bao bọc phía Tây và Nam. Xã Vân Nội có hệ thống sông dày đặc với 85,32 ha diện tích đất sông và nước mặt chuyên dùng và 35,32 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, bao gồm các hồ, ao nằm rải rác ở các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã.

Nguồn nước tưới của xã tương đối dồi dào, chủ yếu được lấy từ hệ thống nước sông Hồng và đầm Vân Trì, sông Thiếp với chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa khá phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Nông hóa, thổ nhưỡng

Theo đánh giá thổ nhưỡng, đất sản xuất trên địa bàn xã có độ phì nhiêu khá cao, tầng đất canh tác dày nên ngoài việc trồng lúa có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng có tính sản xuất hàng hóa cao cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn trồng lúa là cây rau được sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn – rau sạch rất phù hợp với điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

kiện của người dân. Chuyển đổi những diện tích có khả năng và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Qua điều tra ý kiến người dân sản xuất rau cho biết vào năm 2000, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tổ chức kiểm định chất lượng đất sản xuất RAT tại địa phương, chất lượng đất trồng phục vụ sản xuất rau đã đảm bảo cho việc trồng rau an toàn. Hầu như các hộ dân trên địa bàn xã đều sản xuất rau an toàn, chỉ có 5% hộ dân vừa sản xuất rau an toàn vừa chăn nuôi gia súc nhưng các chuồng trại đều cách xa khu vực trồng rau nên chất lượng rau luôn đảm bảo.

Đất đai xã Vân Nội có thể chia thành các kiểu thích nghi S1, S2, S3 và N. Mức độ thích nghi S1 : rất thích nghi Mức độ thích nghi S2 : thích nghi Mức độ thích nghi S3 : ít thích nghi Mức độ N : không thích hợp Bảng 3.1. Diện tích đất đai thích nghi đối với các loại hình sử dụng đất TT Loại hình sử dụng S Mức độ thích nghi 1 S2 S3 N

1 Chuyên lúa – màu 178,18 100,16 42,61 -

2 Chuyên rau 159,01 61,78 100,16 -

3 Cây ăn quả 11,37 25,62 174,33 109,63

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Vân Nội, 2013)

Chuyên rau 49.54% 19.25% 31.21% S1 S2 S3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Qua bảng 3.1 chúng ta thấy diện tích phù hợp với chuyên rau chiếm 49,54% diện tích trồng rau. Do loại đất này có đặc tính phù hợp với sản xuất trồng rau: có độ dày tầng canh tác phù hợp, thành phần cơ giới đáp ứng yêu cầu và chế độ tưới tiêu đảm bảo…Còn lại 50,46% đất phù hợp với trồng các loại cây ăn quả, canh tác lúa nước...(Hình 3.1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.6. Tình hình sử dụng đất

Vân Nội là một xã nông nghiệp, trong đó trồng trọt là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân ở xã. Tổng diện tích tự nhiên của xã Vân Nội là 639,09 ha với diện tích đất nông nghiệp là 331,32 ha, chiếm 51,84% tổng diện tích tự nhiên. Theo đánh giá thổ nhưỡng , đất sản xuất trên địa bàn có độ phì nhiêu khá cao, tầng đất canh tác dày, thành phần cơ giới thuộc 2 loại chính: đất pha cát chiếm chủ yếu (74,22 %) và đất thịt nhẹ (19,48%), với hàm lượng dinh dưỡng trung bình, nên ngoài việc trồng lúa có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng có tính sản xuất hàng hóa cao cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn trồng lúa là cây rau được sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn – rau sạch rất phù hợp với điều kiện của người dân.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Vân Nội năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Đất nông, lâm nghiệp - Đất trồng cây hằng năm - Đất trồng cây lâu năm - Diện tích mặt nước NTTS 331,32 280,00 16,00 35,32 51,84

2. Đất phi nông nghiệp - Đất ở

- Đất chuyên dùng

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng - Đất nghĩa trang, nghĩa địa

- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng

305,90 93,87 116,63 0,85 10,42 84,13 47,86 Đất chưa sử dụng 1,87 0,3 Tổng 639,09 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường tại khu vực sản xuất rau xã vân nội, huyện đông anh, hà nội (Trang 40)