1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ẢNH HƯỞNG của NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN đến học SINH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cụm THƯỜNG tín PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

108 553 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 740 KB

Nội dung

Kế thừa truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người giáo viên trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng khẳng định: “Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”

Trang 1

Trung học Phổ thông THPT

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY

ĐỊNH ẢNH HƯỞNG NHÂN CÁCH CỦA GIÁO VIÊN ĐẾN HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỤM THƯỜNG TÍN - PHÚ XUYÊN,

1.1 Thực chất ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh

ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú

1.2 Những nhân tố cơ bản quy định ảnh hưởng nhân cách của

giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 23

Chương 2 TÌNH HÌNH ẢNH HƯỞNG NHÂN CÁCH CỦA GIÁO

VIÊN ĐẾN HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỤM THƯỜNG TÍN - PHÚ

2.1 Tình hình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh

ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội hiện nay 35 2.2 Những vấn đề đặt ra về ảnh hưởng nhân cách của giáo viên

đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay 47

Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG NHÂN

CÁCH CỦA GIÁO VIÊN ĐẾN HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỤM THƯỜNG TÍN - PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY. 57 3.1 Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể và đổi mới nội dung,

phương pháp dạy học nhằm phát huy ảnh hưởng nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh trung học phổ thông cụm

Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay 57 3.2 Phát huy nhân tố chủ quan của mỗi chủ thể trong quá trình

ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên,

3.3 Xây dựng môi trường thuận lợi và cơ chế chính sách phù

hợp nhằm phát huy ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đếnhọc sinh ở các trường trung học phổ thông cụm ThườngTín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay 74

Trang 3

Nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp “Trồngngười”, những năm qua, đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội, đã quán triệt và tổ chứctriển khai thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng về giáo dục, đào tạo;

về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới Trực tiếp nhất là cácNghị quyết TW 2 khóa VIII, Nghị quyết TW 3 khóa XI về công tác giáo dục,đào tạo; Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng nền văn hóa và conngười Việt Nam trong thời kỳ mới vào nâng cao chất lượng, hiệu quả giáodục và đào tạo học sinh ở nhà trường nói chung và phát triển nhân cách nóiriêng ở các trường trung học phổ thông

Tuy nhiên, do sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, của văn hóanước ngoài xâm nhập trong xu thế mở cửa, giao lưu hội nhập và mặt trái củamạng internet đã làm cho không ít giáo viên, nhất là giáo viên trẻ thiếu kinh

Trang 4

nghiệm, bản lĩnh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội hiện nay bị lôi cuốn và nhiễm vào các cái tiêu cực,cái phản văn hóa, phản giá trị nên đã gây ảnh hưởng không tốt tới sự hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông hiện nay.

Mặt khác, từ khi có Nghị quyết 03/NQ-TW của Ban Chấp hành Trungương khóa XI, đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá sâusắc về nhân cách đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông ở nhiềuphương diện khác nhau Nhưng việc làm rõ lý luận, thực tiễn và đề xuất cácđịnh hướng một cách có hệ thống, toàn diện về ảnh hưởng nhân cách của giáoviên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyện thành phố Hà Nội dưới góc độ triết học thì có rất ít công trình khoahọc đề cập đến

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nhân cách

Trong những năm gần đây, bàn về nhân cách là vấn đề đã thu hút nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, ở cácphạm vi khác nhau, nổi bật là các công trình khoa học, các bài viết, bài báo sau:

Khi nghiên cứu văn hóa và nhân cách, đặc biệt là nghiên cứu nhân cáchtrong điều kiện xã hội phát triển, các nghiên cứu của AV.Lunatsaroxki, PN.Phedoxeep, AG Egrop, GL Gomman, AK Uledop và LN Cogan (Liên Xô)

đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ triết học, xã hội học, chỉ ra sự tương tácchặt chẽ giữa văn hóa và nhân cách; khẳng định sự tồn tại trọn vẹn của conngười, sự phát triển toàn diện lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tìnhcảm cũng như đời sống thể lực của con người

Công trình của Raja Roy Singh, “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI” [49], đã

đề cập một cách toàn diện các vấn đề liên quan tới công tác giáo dục và đào

Trang 5

tạo của nhân loại trong thế kỷ XXI Trong đó, tác giả đề cập và đã đưa ra quanđiểm về nhân cách, giá trị, luận chứng bản chất và sự thống nhất giữa giá trị bảnthân và giá trị xã hội trong nhân cách, coi đó là tố chất cơ sở, nó thẩm thấu vàảnh hưởng rất mạnh đối với sự hình thành, phát triển các tố chất khác Việc tudưỡng tố chất văn hóa là điều kiện tiên quyết nhằm hoàn thiện nhân cách ở mỗingười Đồng thời, nhân tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng của quá trìnhnày là đối ngũ giáo viên, đặc biệt là sự ảnh hưởng nhân cách của họ tới học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế

kỷ XXI” [2]; Nguyễn Hữu Công, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” [5]; Vũ Văn Dụ, “Để tạo sự chuyển biến căn bản chất lượng bồi dưỡng giáo viên phổ thông” [8]; Phạm Minh Hạc, “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và tâm lý học nhân cách” [15]; Phạm Minh Hạc, “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” [17]; Đặng Xuân

Kỳ, “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người” [19];

Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm, “Lịch sử giáo dục thế giới” [50]; Thái

Duy Tuyên, “Giáo dục học hiện đại” [51], v.v…

Các công trình khoa học trên đã bàn về vấn đề giáo dục, đào tạo conngười một cách toàn diện Trong đó, khi bàn về sự phát triển nhân cách củahọc sinh đều thống nhất chung môi trường tạo lên nhân cách và nhân cách củahọc sinh chịu sự ảnh hưởng, chi phối từ nhiều nhân tố Nhưng nhân tố chiphối mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất là giáo viên Các tác giả cũng cho rằng:quá trình giáo dục, định hướng nhân cách cho học sinh cần có sự kết hợp chặtchẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nhân cách

giáo viên và học sinh

Đề cập ở nội dung này, còn có các bài viết của: GS Đặng Xuân Kỳ

“Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người” [19]; PGS,

TS Trịnh Doãn Chính “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” [4]; TS Vũ

Trang 6

Kim Thanh “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách” [47];

Lê Công Triêm, “Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học” [53]; PGS, TS Lê Sĩ Thắng “Mấy vấn đề về “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [56] v.v

Các tác giả đã có sự thống nhất phát triển nhân cách con người mới làcon người phát triển toàn diện, với sự thống nhất chặt chẽ giữa đức và tài, lấyđức làm gốc và một trong yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển nhâncách con người là con đường giáo dục và tự giáo dục, thông qua hoạt độngthực tiễn của con người Trong đó, tác giả Lê Công Triêm nhận định theo:

“Mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải là nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, đào tạo nhân tài trên cơ sở phát triển nhân cách con người Việt Namvừa “hồng”, vừa “chuyên” [53] PGS, TS Lê Sĩ Thắng chỉ rõ: “Hồ Chí Minh

đã không bàn luận dài dòng về vấn đề “tính người là thiện hay ác” Điều màNgười quan tâm và nhấn mạnh là vai trò có tính chất quyết định của giáo dụcđối với “tính người” “Tính ấy”, phần nhiều do giáo dục mà nên và gắn liềnvới hoạt động của con người” [56]

Công trình nghiên cứu của Trần Hồng Quân, “Về vai trò của giáo viên và vị trí của hệ thống sư phạm” [48]; Nguyễn Hữu Dũng, “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên” [7]; Lê Khánh Bằng, “Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm” [3], v.v Các tác giả đã

thống nhất cách nhìn nhận con người toàn diện như là một thể thống nhất,

sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố, các mặt thể lực, trí tuệ, trình độ thẩm

mỹ, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng phát triển con người toàndiện trước hết phải tập trung phát triển tất cả các bộ phận cấu thành nênchỉnh thể đó Các tác giả bước đầu đã chỉ ra cơ chế ảnh hưởng trực tiếpnhân cách của giáo viên đến học sinh

Trang 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng nhân cách của giáo

viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyên thành phố Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm phát huy giá trị ảnh hưởng này

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

- Đánh giá tình hình và xu hướng ảnh hưởng nhân cách của giáo viênđến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyênthành phố Hà Nội hiện nay

- Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng nhân cách củagiáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín -Phú Xuyên thành phố Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông

* Phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản về ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến họcsinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thànhphố Hà Nội hiện nay Các số liệu, tư liệu được nghiên cứu khảo sát từ 2008đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng conngười mới xã hội chủ nghĩa và người làm công tác sư phạm; các nghị quyết

Trang 8

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới, cũng như các công trìnhkhoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài

* Cơ sở thực tiễn

Từ thực trạng nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhân cách giáo viên cáctrường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố HàNội hiện nay; các báo cáo tổng kết công tác xây dựng đội ngũ giáo viên; cáckết quả điều tra, khảo sát tại các trường trung học phổ thông ở cụm ThườngTín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một hệ thống cácphương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống - cấu trúc; phương phápphân tích và tổng hợp; logic và lịch sử; trừu tượng hóa và khái quát hóa;phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia…

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sâu sắc thêm lý luận

và thực tiễn nhân cách giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay; góp phần cung cấpnhững cơ sở khoa học cho các cấp ủy, ban giám hiệu các nhà trường vận dụngtrong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển triển nhân cách giáoviên, học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội hiện nay

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của luận văn gồm có: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH ẢNH HƯỞNG NHÂN CÁCH CỦA GIÁO VIÊN ĐẾN HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỤM THƯỜNG TÍN

-PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Thực chất ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

1.1.1 Quan niệm về nhân cách và nhân cách giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

* Quan niệm về nhân cách

Khái niệm nhân cách là một khái niệm đa diện và có tính đa dạng,tùy theo góc độ tiếp cận để có sự quan niệm về nhân cách Dưới góc độ tiếpcận của tâm lý học, trong “Từ điển tâm lý học”:

Nhân cách là một hệ thống chức năng vận động, tự điều chỉnh gắn liềnvới các thuộc tính quan hệ và hành động tương hỗ với nhau, tích lũy trong quátrình phát sinh cá thể của con người Cấu tạo cốt yếu của nhân cách là sự tựđánh giá, được xây dựng trên cơ sở những đánh giá về cá nhân bởi nhữngngười người khác và đánh giá của người khác Ở nghĩa rộng mang tính truyềnthống, nhân cách là cá nhân mang tính chủ thể của các mối quan hệ xã hội vàhoạt động có ý thức Ở nghĩa hẹp, nhân cách là những phẩm chất có tính hệthống của cá nhân được quy định bởi việc tham gia vào các mối quan hệ xãhội và được hình thành trong hoạt động chung và giao tiếp [6, tr 542]

Dưới góc độ tiếp cận của triết học, đề cập: “Nhân cách là toàn bộnhững năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý của cá nhân tạothành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định

và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình” [18, tr 476]

Trang 10

Từ các các góc độ tiếp cận trên, cho thấy các quan niệm đề cập vềnhân cách đều thống nhất ở vấn đề: nhân cách chỉ có ở con người, nhưngkhông phải là con người nói chung mà ở từng cá nhân Vì vậy, khái niệmnhân cách gắn liền với khái niệm con người và khái niệm cá nhân.

Theo đó, có thể hiểu, nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cánhân, là sự tổng hợp các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưngriêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhântheo cách riêng của mình Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến củavăn hóa xã hội và qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của cá nhân để hình thành cácgiá trị định hướng của nhân cách Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan

hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lậpcác hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội C.Mác chỉrõ: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cánhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòacác quan hệ xã hội” [24, tr.11]

* Nhân cách giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội

Giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội, phần lớn là người địa phương, nên họ mang trongmình truyền thống quê hương hiếu học, cần cù, chịu khó, hay làm, yêu laođộng, có tinh thần vượt khó, cầu thị tiến bộ, khát vọng vươn lên, không camchịu, sôi nổi, nhiệt tình trong công tác xã hội, v.v Họ cũng chịu ảnh hưởngmặt trái của phong tục, tập quán địa phương như: bảo thủ, gia trưởng, thậm chíkèn cựa, cục bộ, v.v Điểm chung nhất của Giáo viên các trường trung học phổthông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội mang đầy đủ nhữngđiểm chung của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở nước ta, cụ thể là:

Họ đảm nhiệm một nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người,nên đòi hỏi họ phải có sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử côngbằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị, v.v với người học; Công cụ chủ yếu để

Trang 11

“hành nghề” là nhân cách của chính mình Do đó, trong dạy học và giáo dục,

người giáo viên phải dùng nhân cách (phẩm chất và năng lực) của chính mình

để tác động vào học sinh Đó là phẩm chất chính trị là sự giác ngộ về lý tưởngđào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thànhthạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách ứng xử và kỹ năng giao tiếp Nghề đàotạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ

phẩm hay phế phẩm Theo đó, để trở thành một giáo viên tốt, trước hết cần

phải sống một cuộc sống chân chính, vẹn toàn nhưng đồng thời phải có ý thức

và kĩ năng tự hoàn thiện mình Tâm hồn của nhà giáo phải được bồi bổ rấtnhiều để có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ

Họ đảm nhiệm một nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội.Trong khi đó, sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ởtrong con người, nhân cách sinh động của cá nhân cần thiết để sản xuất ra sảnphẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội Nên chức năng của giáo dục,

mà thầy giáo là lực lượng chủ yếu, chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh

đó ở trong con người Hơn nữa, nghề giáo viên đảm nhiệm đòi hỏi tính khoahọc, tính nghệ thuật và tính sang tạo cao, làm việc với đầy đủ tinh thần tráchnhiệm và lương tâm nghề nghiệp cao Do đó, lao động sư phạm là một loạilao động đặc biệt căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khungtrong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường

Trong dạy học, giáo viên phải dựa trên nền tảng khoa học xác định,khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục và có những kĩ năng sử dụngchúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinhđộng Tính khoa học, tính sáng tạo cao đến mức khi thể hiện nó như là mộtngười thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ của quá trình sư phạm Họ đảm nhiệmmột nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, với sự đòi hỏi phải có thời kì khởiđộng, nghĩa là thời kì để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả và vượt

ra khỏi không gian (lớp, trường), thời gian (hành chính) một ngày

Trang 12

Từ những nội dung cơ bản trên, có thể hiểu: Nhân cách của giáo viên

các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố

Hà Nội là tổng hòa hệ thống phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ và cuộc sống đời thường của họ

Từ sự khái quát trên có thể hiểu khi đề cập đến nhân cách của giáo viênnói chung, giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lựctạo nên bản sắc - nét đặc trưng và giá trị tinh thần - giá trị làm người, của mỗingười Theo đó, tiếp cận cấu trúc nhân cách giáo viên các trường trung họcphổ thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trên haiphương diện chính là: phẩm chất (đức) và năng lực (tài)

Ở phương diện phẩm chất chính trị, đạo đức:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Đạo đức cách mạng là quyếttâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng Đó là điều chủ chốt nhất”

[41, tr 281] Điều chủ chốt nhất trong đạo đức cách mạng cũng là nét đặc

trưng bản chất nhất và là tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ, đảng viên Theo

đó, Giáo viên các trường trung học phổ thông ở cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội là người thực sự gương mẫu trong sinh hoạt vàcông tác, nêu gương sáng về; “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” về;

“nhân , lễ, trí, dũng, liêm, trung”, thực hiện: “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốtchứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,không kiêu ngạo, không hủ hóa” [41, tr 284], có niềm say mê nghề nghiệp,lòng yêu trẻ lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh với công việc, tác phonglàm việc cần cù, trách nhiệm cao lối sống giản dị và chân tình, v.v Nhữngcái đó giúp người giáo viên thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn về vậtchất và tinh thần, hoàn thành nhiệm vụ Hơn nữa nó sẽ để lại những dấu ấnđậm nét trong tâm trí học sinh, nó có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quátrình hình thành và phát triển của trẻ

Trang 13

Ở phương diện năng lực của giáo viên các trường trung học phổ thông ởcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội bao gồm: nhóm năng lực dạyhọc; nhóm năng lực giáo dục; nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.

Nhóm năng lực dạy học, trước hết là năng lực hiểu học sinh trong quátrình dạy học và giáo dục Đó là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trongcủa trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quansát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh Tri thức và tầm hiểu biết củangười giáo viên, là năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong nhữngnăng lực trụ cột của nghề dạy học Người giáo viên có nhiệm vụ phát triểnnhân cách học sinh nhờ một phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm Do đó,đòi hỏi công việc người giáo viên là vừa dạy học, vừa giáo dục - một dạng laođộng phong phú và đa dạng Vừa dạy một môn học, vừa bồi dưỡng cho thế hệtrẻ có một nhãn quan rộng, có những hứng thú và thiên hướng thích hợp Vìvậy, người giáo viên phải nắm vững và hiểu biết rộng môn mình giảng dạy Cónăng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình

Nhóm năng lực giáo dục bao gồm: năng lực vạch dự án phát triển nhâncách học sinh và năng lực giao tiếp sư phạm Là năng lực biết dựa vào mụcđích giáo dục, yêu cầu đào tạo, hình dung trước hết cần phải giáo dục chotừng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng họat động của mình

để đạt tới hình mẫu trọn vẹn của con người mới

Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng nhữngbiểu hiện bên ngoài và bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời, biết sử dụnghợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển

và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục Biểu hiện của nănglực giao tiếp: Kỹ năng định hướng giao tiếp: dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắcthái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ cử chỉ, tác động, thời điểm vàkhông gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệgiữa chủ thể (giáo viên) và đối tượng (học sinh) giao tiếp

Trang 14

Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếpcủa mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí Nói cách khác, đó là khảnăng làm cho học sinh nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm, niềm tin.Năng lực đối xử khéo léo sư phạm Là kỹ năng mà trong bất kỳ tình huốngnào cũng tìm ra tác động sư phạm đúng đắn nhất như là một nghệ thuật

Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm, biết tổ chức và cổ vũ học sinhthực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục trên lớp hayngoài nhà trường Biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh,

có kỷ luật, có nề nếp Biết tổ chức và vận động nhân dân, phụ huynh học sinh vàcác tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu xác định Để có

kỹ năng trên, người thầy phải biết vạch kế họach, suy nghĩ chín chắn, sâu sắc cáctình huống giáo dục và đặc điểm đối tượng, kế hoạch phải kết hợp yêu cầu trướcmắt và lâu dài, bảo đảm tính nguyên tắc và linh họat, kiểm tra kế hoạch để đánhgiá hiệu quả và biết bổ sung kế hoạch

1.1.2 Quan niệm về ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Theo hướng đáp ứng yêu cầu của quá trình giáo dục đào tạo học sinhbậc trung học hiện nay, cho thấy sản phẩm lao động của người thầy là nhâncách học sinh do những yêu cầu khách quan của xã hội quy định Theo đó,sản phẩm nhân cách học sinh là kết quả tổng thể của cả thầy lẫn trò nhằm biếnnhững tinh hoa của nền văn minh xã hội thành tài sản riêng - sự phát triển tâm

lý, của trò Sự phù hợp giữa yêu cầu khách quan của nghề dạy học với nhữngphẩm chất tương ứng trong nhân cách người thầy sẽ tạo nên chất lượng cao củasản phẩm giáo dục Trong đó, giáo viên là người quyết định trực tiếp chất lượnggiáo dục Được thể hiện ở trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn

và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vàochương trình và sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách họcsinh, mà còn phụ thuộc vào người thầy, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên

Trang 15

môn và khả năng tay nghề của nhân vật chủ đạo trong nhà trường Vì vậy, có thểkhẳng định rằng giáo viên là cái “dấu nối” giữa văn hóa nhân loại và dân tộc vớiviệc tái tạo nền văn hóa đó chính trong thế hệ trẻ Điều đó có nghĩa là: Nền vănhóa của nhân loại, của dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sựlĩnh hội nền văn hóa của thế hệ trẻ Tuổi trẻ không làm được việc đó màphải huấn luyện theo phương thức đặc biệt là nhà trường thông qua vai tròcủa người giáo viên Tri thức khoa học là phương tiện hoạt động dạy củangười thầy, đồng thời là mục đích hoạt động học của trò Trò hoạt độngtheo sự tổ chức và điều khiển của thầy để tái sản xuất nền văn hóa của nhânloại, của dân tộc, tạo ra sự phát triển tâm lý của chính mình, tạo ra nhữngnăng lực mới mang tính người

Người giáo viên đã biến quá trình giáo dục của mình thành quátrình tự giáo dục của trò Vì thế giáo dục và tự giáo dục thống nhất vớinhau trong việc làm nên sản phẩm giáo dục nhân cách Sứ mạng trên củangười giáo viên thật vẻ vang, nhưng công việc không đơn giản, khôngmang tính lặp lại, nó phải dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loàingười đã đi qua khi phát hiện ra những tri thức khoa học phải dựa trên cơ

sở của những thành tựu tâm lý học, giáo dục học hiện đại, đồng thời phải

am hiểu đầy đủ đặc điểm và trình độ phát triển về mọi mặt của trẻ nhất làtrí tuệ và đạo đức Công việc đó đòi hỏi một quá trình học tập lí luậnnghiêm túc, trau dồi chuyên môn, rèn luyện tay nghề…, nói chung là trau

dồi nhân cách người giáo viên

Từ định hướng trên bước đầu có thể hiểu: Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là sự tương tác hợp quy luật mang tính cực, chủ động giữa các chủ thể giáo viên với học sinh, thông qua con đường truyền dẫn bằng chính nhân cách của họ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mô hình, mục tiêu, yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay

Trang 16

Từ quan niệm trên có thể cụ thể hóa quan niệm ảnh hưởng nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín

- Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ở những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các

trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

là sự tương tác hợp quy luật mang tính cực, chủ động giữa các chủ thể giáoviên với học sinh

Một vấn đề mang tính tất yếu khách quan, của việc hình thành và phát triểnnhân cách cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và

hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nềnhất vì họ là những người chuyên trách công việc giáo dục Theo đó, họ là nhữngngười trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo dục

Giáo viên là người có trách nhiệm truyền đạt cho học sinh hệ thống trithức khoa học, và kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lýtưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dântộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước

Có thể nói thầy giáo là cái “dấu nối” giữa nền văn hoá xã hội và việc tái sảnxuất nền văn hoá đó ở thế hệ trẻ Mặt khác, việc hình thành và phát triển nhâncách con người là một quá trình lâu dài, nhưng giai đoạn được giáo dục ở nhàtrường là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nhân cách Vì vậy, những tácđộng và kết quả giáo dục của giáo viên đối với học sinh vừa có tác dụng đặtnền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhâncách Trong thực tiễn đời sống xã hội cho thấy, sự phát triển nhân cách củahọc sinh nhất là học sinh ở bậc trung học phổ thông phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, nhưng một trong những yếu tố cơ bản quyết định nhất chính là kết quảgiáo dục của người giáo viên đối với học sinh - giáo viên chính là “kiến trúc

sư thiết kế tâm hồn” học sinh

Trang 17

Ngày nay, những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy họcngày càng nhiều, các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiệnđại nhưng chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạyhọc, giáo dục của giáo viên chứ hoàn toàn không thể thay thế vai trò của họ.Điều đó có thể lý giải rằng giáo viên không chỉ dạy tri thức khoa học, dạy kỹnăng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ học sinh mà còn truyền bá cho họ thế giớiquan khoa học, lý tưởng, niềm tin đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họnhững phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạo của một người công dân

Giáo viên vừa giáo dục học sinh về tâm hồn, về đạo lý, công lý, vừaphải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người” Giáo viên phải giáo dục nhân cáchhọc sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy móc nàohiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người

Vì vậy, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trunghọc phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là sự tươngtác hợp quy luật trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh

Trong mối quan hệ tương tác giữa dạy và học, vị trí của một đối tác có

bề dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổitrội, sự đóng góp của đối tác đó trong quá trình học sẽ rất lớn không phảibằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ

và sự từng trải của mình Rõ ràng là giáo viên có thể và cần phải khẳng định

vị trí của mình trong các mối tương tác đó Qua mối quan hệ tương tác nàynhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến người học

Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ranhững yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mớigiáo dục một cách toàn diện Xu hướng đổi mới cơ bản là chuyển từ kiểu dạyhọc “lấy giáo viên làm trung tâm” sang kiểu “dạy học lấy học sinh làm trungtâm” Nói cụ thể hơn là dạy học phải hướng vào người học Đặt người họcvào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục - dạy học không có nghĩa là phủnhận hay xem nhẹ vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình giáo dục Cần

Trang 18

phải nhận thức rằng học sinh là đối tượng của giáo dục, do đó phải tôn trọnglợi ích, nhu cầu của người học Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của học sinh là

sự phát triển nhân cách của họ, cho nên mọi nỗ lực của nhà trường, của giáoviên trong hoạt động giáo dục và dạy học đều phải hướng tới việc tạo điềukiện thuận lợi để học sinh, bằng hoạt động của mình, hình thành và phát triểnnhân cách Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vai trò chủ động, tíchcực, sáng tạo của học sinh được phát huy, nhưng vai trò của giáo viên không

hề bị hạ thấp, yêu cầu đối với người dạy không hề giảm nhẹ, trái lại, giáo viêncàng phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đóng vai trò làngười cố vấn, người trọng tài luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sưphạm Theo đúng châm ngôn: “Người giáo viên bình thường mang chân lýđến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy cho trò đi tìm chân lý”

Thứ hai, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các

trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội

là kết quả tương tác giữa chủ thể tác động với học sinh trong quá trình hiệnchức trách, nhiệm vụ của người giáo viên

Mục đích ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các

trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội,nhằm phát huy lan tỏa các phẩm chất nhân cách của người giáo viên đến mọihọc sinh trung học phổ thông hiện nay

Khi bước vào bậc trung học phổ thông, học sinh phải hòa nhập vào môitrường văn hóa học đường hoàn toàn mới, gắn với những tác nhân trong quan

hệ đó là các thầy, cô giáo mới; bạn bè mới; chương trình, nội dung giáo dụcmới; v.v Những cái mới xuất hiện tạo ra những mâu thuẫn mới thuộc quátrình phát triển Trước những nhân tố mới tác động làm cho mỗi học sinh tựhình thành mục tiêu, hướng phát triển khác nhau tùy theo thiên hướng, khảnăng của mỗi cá nhân học sinh Trong tính đa dạng về mục tiêu phấn đấu vàhướng phát triển có thể thấy có hai hướng cơ bản Một là, tiếp tục phấn đấu

Trang 19

theo con đường học ở cấp cao hơn Hai là, không theo con đường học ở cấp caohơn, tức là bước vào tự lập trong cuộc sống thông qua các hình thức lao động,hoạt động xã hội Từ hai hướng mục tiêu cơ bản ấy xuất hiện tiếp nhận văn hóaứng xử khác nhau Những học sinh có mục tiêu tiếp tục học lên cấp cao hơn thìứng xử trong tiếp thu tri thức; ứng xử trong quan hệ thầy trò và quan hệ bạn bèv.v thường giữ vững sắc thái của văn hóa ứng xử học sinh với toàn bộ sự tinh

tế, trong sáng, cầu tiến bộ về tri thức Học sinh phải đối mặt với những mâuthuẫn khác nhau trong đó mâu thuẫn giữa mục tiêu, yêu cầu chuẩn văn hóa vớinhững tác động, sự lôi kéo làm chệch hướng văn hóa

Chủ thể ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường

trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội, baogồm các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các thầy, cô giáo ở các nhàtrường, cùng gia đình và bản thân học sinh

Cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong và ngoài nhà trường là nhân

tố bảo đảm cho sự thống nhất giữa các chủ thể trong cơ chế hoạt động, làchủ thể lãnh đạo trong và ngoài nhà trường Đối với cấp ủy đảng, qua nghịquyết, tạo dựng sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động và kiểmtra, hướng dẫn các chủ thể khác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Ở cácnhà trường, lãnh đạo có chủ trương khắc phục những biểu hiện lệch chuẩncủa từng chủ thể, tiếp tục bổ sung, phát huy những mặt ưu điểm và tạo sựthống nhất về nhận thức, thái độ, động cơ, ý chí trong toàn trường Tiếpđến, các chủ thể quản lý, tổ chức hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ củamình triển khai nghị quyết lãnh đạo, cụ thể hóa vào từng chương trình hoạtđộng, đưa nghị quyết vào thực tiễn Các chủ thể là cấp ủy đảng, chínhquyền, đoàn thể ở địa phương cùng tham gia vào quản lý, nắm bắt hoạtđộng của những học sinh trên địa bàn và qua dư luận của khu dân cư đểtuyên dương, khen thưởng những cháu ngoan ngoãn, chăm học, có thànhtích cao trong học tập và rèn luyện; đồng thời có biện pháp sát thực để kịp

Trang 20

thời uốn nắn những cháu có biểu hiện lệch chuẩn, hành vi ứng xử chưa phùhợp với văn hóa và đạo đức xã hội.

Trong các nhà trường nói chung và các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội nói riêng, các thầy, cô giáo

là chủ thể quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng nhân cách của mình tới học sinh.Bởi, họ là người tuân thủ nghị quyết và chương trình, kế hoạch hoạt động củanhà trường, thực hiện đúng chức năng vừa truyền thụ tri thức, rèn luyện tưduy sáng tạo vừa giáo dục nhân cách, phẩm chất, lối sống, rèn luyện kỹ năngứng xử cho học sinh theo chuẩn mực văn hóa của nhà trường Các thầy, côgiáo luôn ứng xử một cách nhân văn, văn hóa là tiền đề giáo dục những thế hệhọc trò biết ứng xử có văn hóa, có phép tắc và nề nếp

Gia đình học sinh là chủ thể rất quan trọng trong việc thực hiện chứcnăng nuôi dạy con cái theo định hướng của nhà trường, của xã hội Giađình là cái nôi giáo dục đầu tiên, là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗingười Do đó, giáo dục những giá trị truyền thống gia đình, cách ứng xửtrong gia đình là rất cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh trung họcphổ thông hiện nay

Đối tượng ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

là học sinh - chủ thể trực tiếp tiếp nhận sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viênnhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình

Những chủ thể trên tuân thủ và thực hiện thống nhất theo định hướngmục tiêu, chức năng, vai trò của mình sẽ tạo cho môi trường phát triển nhâncách của học sinh phổ thông trung học phổ thông hiện nay có những tác độngđồng thuận, cùng chiều tích cực về ý chí, động cơ, thái độ và hành vi trongmôi trường văn hóa học đường Trong quá trình thực hiện, các chủ thể cùngnhau tháo gỡ những vướng mắc và phát huy những mặt ưu điểm trong ảnh

Trang 21

hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Về nội dung ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các

trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội,

là một vấn đề đang được bàn nhiều trong các phương tiện thông tin đại chúng,trong các diễn đàn và cả trong các công trình nghiên cứu khoa học, là mối

quan tâm chung của toàn xã hội Song, trong khi đề cập về nội dung ảnh

hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh là nói tới sự truyền thụ chohọc sinh những tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, lịch sử truyền thống đấtnước, địa phương và chính phẩm chất nhân cách của người giáo viên lantỏa tới học sinh Từ đó, mỗi học sinh tiếp thu lĩnh hội tri thức, phẩm chấtnhân cách và tự hình thành thái độ, động cơ ý chí, trách nhiệm hoàn thiệnnhân cách của mình

Cơ chế ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trườngtrung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, là cơchế truyền giá trị, là quá trình lan tỏa nhân cách của người giáo viên đến họcsinh từ thấp đến cao, từ những yếu tố cấu thành nhân cách, đến toàn vẹn nhâncách Theo chu trình từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nhân cách củangười giáo viên đối với học sinh đến chuyển hóa nhận thức đó thành chươngtrình, kế hoạch và tiến tới sự hiện thực nó trong thực tiễn học tập, công táccủa người dạy và người học Hay nói cách khác, chu trình ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là từ sự lan tỏa giá trị nhân cáchcủa người giáo viên đến học sinh và chính từ người học sinh lan tỏa giá trịnhân cách của mình trong thực tiễn

Quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trườngtrung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội, cũng làmột quá trình người học sinh phải qua đấu tranh tự chiến thắng mình, chiến

Trang 22

thắng những thói quen tự do, tùy tiện, buông thả để khuôn mẫu, điều chỉnhmình theo chuẩn mực nhân cách Điều này thật sự mang tính tự giác, tự nguyện

mà chỉ có danh dự, lương tâm, trách nhiệm đối với nhà trường, gia đình và xãhội được hun đúc thì mới thực hiện được

Thứ ba, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường

trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theohướng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, ngày càng cao của quá trình giáo dục đàotạo học sinh bậc trung học phổ thông

Kết quả ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố HàNội, phải được thể hiện ra ở kết quả công việc, sự tận tâm và mức độhoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể của mỗi người học sinh trong mọicông việc, đặc biệt là trong kết quả học tập, rèn luyện của họ đáp ứngmục tiêu, yêu cầu của quá trình giáo dục đào tạo học sinh bậc trung học phổthông hiện nay

Như vậy, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nộikhông chỉ dừng lại ở vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa sự lan tỏa nhân cách

và tiếp nhận nhân cách, ở việc chủ thể học sinh giáo dục, rèn luyện nhâncách và khả năng tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện ảnh hưởng nhâncách của từng học sinh, mà sự ảnh hưởng đó còn phải được thể hiện thôngqua sự chuyển hóa các yếu tố cấu thành nhân cách người học sinh vào thựctiễn thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của họ

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thùc hµnh lµ kÝch thíc cña sùthËt, lµ nÒn t¶ng cña hiÓu biÕt” [34, tr 254] Từ đó cho thấy, quá trình ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là chuyển hóa những giá trịnhân cách vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của họ thì

Trang 23

phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong sinh hoạt của họ được thựctiễn kiểm chứng Bản thân họ nhận thức được, thấy được cái tốt, cái xấu, cáiphù hợp, cái không phù hợp, cái tiến bộ, cái lạc hậu trong nhân cách của mình

và tự mình có sự điều chỉnh bổ sung những cái thiếu hụt, phát huy các mặttích cực, tiến bộ trong nhân cách của mình, hiển nhiên sự lan tỏa nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh không ngừng phát triển

1.2 Những nhân tố cơ bản quy định ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

1.2.1 Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên các trường trung học phổ

thông ở cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội chịu sự quy địnhcủa các chủ thể và chất lượng giảng dạy của giáo viên

Cũng như quá trình tương tác của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới

khách quan, quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nộicũng luôn bị chi phối bởi nhiều nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quátrình đó Song, sự tác động của các chủ thể và chất lượng dạy học của nhàtrường luôn là nhân tố cơ bản, nền tảng hàng đầu quy định quá trình ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn: Công tác giáodục, chính là công việc huấn luyện con người nhằm mục đích phụng sự Tổquốc, phục sự nhân dân Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa” Dạy dỗ, giáo dụclàm phát triển hoàn toàn những phẩm chất, năng lực sẵn có, để mỗi người vừa

có đức, vừa có tài Rèn giũa để mọi người nâng cao khả năng và tẩy rửakhuyết điểm, quá trình này đòi hỏi phải có thời gian, phải trường kỳ gian khổ,

vì đó là một cuộc cách mạng trong mỗi con người Theo đó, sự tác động của

Trang 24

các chủ thể và chất lượng dạy học của nhà trường góp phần trực tiếp làm lantỏa nhân cách của người giáo viên đến học sinh một cách có hiệu quả nhất

Hơn nữa, sự tác động của các chủ thể và chất lượng dạy học của nhàtrường còn tác động trực tiếp trau dồi tri thức, tình cảm, niềm tin, xây dựngđộng cơ và ý chí quyết tâm của học sinh trong tiếp nhận sự ảnh hưởng nhâncách từ người giáo viên cho sự phát triển nhân cách của họ Bởi, chỉ có thôngqua sự tác động của các chủ thể và chất lượng dạy học của nhà trường mới tạocho học sinh có được phẩm chất đạo đức, tình cảm chính trị, năng lực kiếnthức cần thiết chuẩn bị hành trang của một công dân theo luật định Sự tácđộng của các chủ thể và chất lượng dạy học của nhà trường còn góp phần trựctiếp tạo ra cơ chế, con đường, biện pháp giúp cho mỗi học sinh chuyển hóanhững yếu tố cấu thành nhân cách chung cần phải có của người học sinh trunghọc hành nhân cách riêng của mỗi học sinh

Trong một thế giới khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển vừa manglại sự biến đổi nhanh trong đời sống xã hội, vừa tạo ra sự chuyển dịch cácđịnh hướng giá trị, thì người giáo viên không thể chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức, mà đồng thời phải có khả năng phát triển những cảm xúc, thái độ,hành vi ứng xử của học sinh, bảo đảm cho học sinh làm chủ được và biết ứngdụng hợp lý những tri thức đó Một trong những tư tưởng chủ yếu trongchiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO là giáo viên phảiđược đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyềnđạt kiến thức Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên phổ thông trong thờiđại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinhthần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của từng dân tộc

Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách củamình tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh Trong xã hội hiện đại, thông qua chức năng dạy học và giáo dục, độingũ giáo viên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 25

luôn luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong xã hội mới, coi họ

là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “không có thầy giáo thì không cógiáo dục” Người cũng chỉ rõ: vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục

là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáodục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh…

Cố tổng Bí thư Lê Duẩn cũng từng nói: “Đảng và nhân dân ta giao phó việcdạy dỗ con em mình cho các giáo viên, cũng là phó thác cho họ sứ mệnh đàotạo thế hệ tương lai cho cả dân tộc ta” Nhà thơ Ấn Độ Tago viết: “ Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông; giáo dục một người đàn bà được

cả một gia đình; giáo dục một người thầy được cả một xã hội”

Người giáo viên nói chung, giáo viên ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên là người truyền đạt các kiến thức, những kinhnghiệm sống cho học sinh những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể ở nhiềulĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả những kiếnthức để hình thành nhân cách học sinh trung học, góp phần tạo dựng một xãhội tốt đẹp Muốn làm được điều đó bản thân mỗi giáo viên phải tự rèn luyệnmình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của người giáo viên Muốn người kháctôn trọng mình thì trước hết bản thân mình phải đáng được tôn trọng Ngườigiáo viên phải luôn là tấm gương cho học trò noi theo, phải có lối sống giản

dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng, xã hội,được mọi người tôn trọng và kính nể; để đứng được trên bục giảng người thầyphải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấy không dừnglại ở một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, không ngừng pháttriển nó, người học luôn muốn tiếp thu được những điều hay, mới và bổ íchcho cuộc sống của mình, nếu người thầy không đáp ứng được điều này sẽ làmcho người học dễ nhàm chán, uy tín của giáo viên sẽ giảm sút

Giáo viên nói chung, giáo viên ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên nói riêng, phải luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới

Trang 26

phương pháp giảng dạy, người có trình độ chuyên môn giỏi nhưng nếu khôngbiết kết hợp với phương pháp tốt thì hiệu quả công việc sẽ không cao hoặckhông có hiệu quả Và một điều không thể không nhắc đến đó là sự tâm huyếtvới nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phải xem đây là sự nghiệp của mình

và gắn bó với nó suốt cuộc đời Có như vậy, mới giữ gìn và phát huy, làmcho nghề giáo ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với những gì mà xã hội đãdành tặng và tôn vinh nghề giáo.Theo đó, mà nhân cách của giáo viên ngàycàng lan tỏa bền vững vào nhân cách của mỗi người học sinh

1.2.2 Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội phụ thuộc vào nhân tố chủ quan - tự thân của giáo viên và học sinh

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, khi nói về nhân tố chủ quanđối với quá trình ảnh hưởng nhân cách đã có rất nhiều các nhà tư tưởng đề cậpđến Khổng Tử đã khuyên mọi người quân tử muốn “tề gia, trị quốc, bình thiênhạ” thì trước hết phải “tu thân”, phải “sửa mình”, Khổng Tử nhấn mạnh:

“Muốn xứng đáng là người trị dân thì phải tu thân, mà muốn tu thân thì phảihọc” [23, tr 147]; C Mác chỉ rõ: “Phát triển phong phú bản chất con người coinhư là một mục đích tự thân” [25, tr 55]; V.I.Lê nin khẳng định: “Không tựmình bỏ ra một công phu nào đó, thì không thể tìm ra sự thật trong bất cứ mộtvấn đề hệ trọng nào cả và hễ ai sợ tốn công sức thì không bao giờ tìm ra sự thật”[21, tr 130 - 131]

Hồ Chí Minh chỉ ra quá trình xây dựng nhân cách con người mới xã hộichủ nghĩa trong đó có có các cháu học sinh và sự ảnh hưởng tương tác nhâncách giữa các thành viên trong xã hội phụ thuộc có tính quyết định trực tiếpvào nhân tố chủ quan - tự thân của mỗi chủ thể con người Tư tưởng Hồ ChíMinh đã được thể hiện cô đọng, rõ ràng:

“Gạo đem vào giã, bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông

Trang 27

Sống ở trên đời người cũng vậy:

Gian nan rèn luyện mới thành công.”[30, tr 350]

Như vậy, Khổng Tử và các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, HồChí Minh tuy sống ở các thời đại khác nhau và lập trường, phương pháp tiếpcận, luận giải khác nhau, nhưng đều có chung sự thống nhất quá trình ảnhhưởng nhân cách trong đời sống xã hội con người phụ thuộc rất lớn vào nhân

tố chủ quan của chính các chủ thể trong xã hội Vì vậy, sự ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội phụ thuộc vào nhân tố chủ quan -

tự thân của người giáo viên và học sinh là vấn đề mang tính khách quan, hợpquy luật với sự ảnh hưởng nhân cách giữa các chủ thể trong xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan,đoàn thể và bản thân cả người dạy và người học: “Phải nâng cao và hướngdẫn việc tự học Học tập ở trường của đoàn thể không phải như các trường lối

cũ, không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phải biết tự động họctập” [33, tr 50] Theo đó, để sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến họcsinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thànhphố Hà Nội ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc theo khuynh hướng pháttriển, đòi hỏi cả người dạy và người học phải tự động trong học tập, rèn luyệnphát triển nhân cách của mình, đòi hỏi người giáo viên phải huy động tối đa hệthống các tiềm năng phẩm chất, năng lực, tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin vàtâm huyết của mình vào thực hiện tự động trong dạy học thực hiện lan tỏa nhâncách của mình Đồng thời, quá trình này thường gắn rất chặt với việc ngườihọc sinh tự giác tiếp nhận nhân cách và hiện thực hóa nó vào trong thực tiễn

Từ đó chính giáo viên mới tự mình thấy được phẩm chất nhân cách mình đã cócần phải tiếp tục phát huy, tỏa sáng và người học sinh thấy được những thiếuhụt về phẩm chất nhân cách cần phải được bổ sung, hoàn thiện, củng cố

Thực tiễn cho thấy, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên chỉ được khẳngđịnh thông qua hệ thống phẩm chất, năng lực thực hiện cương vị, chức trách,

Trang 28

nhiệm vụ ở từng trường Đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn luôn tự mình rènluyện, phẩm chất nhân cách suốt đời, gắn với mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ,sinh hoạt cộng đồng và xử lý mọi mối quan hệ của mình để cho cái hay, cái tốt,cái thiện, cái tích cực thường xuyên nảy nở, phát triển và lan tỏa tới học sinh

Vai trò nhân tố chủ quan - tự thân của giáo viên và học sinh đối với quátrình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung họcphổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội còn được thể hiện ởviệc, mỗi chủ thể tự mình trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; nângcao trình độ tri thức mọi mặt, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, phát triển tư duysáng tạo, rèn luyện bản lĩnh, năng lực và phương pháp, tác phong công tác; thực

sự là người giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa “đức” vừa “tài” đáp ứngcương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao; những học sinh ngoan, học giỏi, mẫumực, những đoàn viên ưu tú, những công dân gương mẫu trong xã hội

Tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo không chỉ đóng vai trò là yếu

tố nội lực bên trong thôi thúc sự chuyển hóa nhận thức thành động cơ, thái độ,

ý chí quyết tâm phấn đấu của học sinh trong tiếp nhận và chuyển hóa mô hìnhnhân cách của học sinh trung học phổ thông thành phẩm chất riêng có củamỗi học sinh, mà còn là biện pháp tự thân giúp cho mỗi người giáo viên thựchiện quá trình lan tỏa ảnh hưởng nhân cách của mình đến học sinh Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Muốn thành công ắt phải: Đặt mức 10 phần, phải có biện pháp

15 phần và phải cố gắng 20 phần” [42, tr 264] Với ý nghĩa đó, quá trình ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội thuận lợi hay khó khăn phụthuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan - tự thân của giáo viên và học sinh Chính vìthế, việc nêu cao tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của giáo viên và họcsinh với mục đích là tạo ra sức mạnh nội lực từ bên trong giúp cho họ có đượcnhận thức đúng, tình cảm chân thành, tốt đẹp, niềm tin son sắt, mãnh liệt, động

cơ trong sáng, lành mạnh, ý chí quyết tâm cao và tìm ra con đường, biện phápphù hợp thực hiện quá trình ảnh hưởng và tiếp nhận nhân cách của mình

Quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà

Trang 29

Nội, với mục đích cao nhất là làm cho mỗi học sinh có đủ phẩm chất, nănglực và tác phong sinh hoạt, công tác phù hợp với mặt bằng học thức và độtuổi của họ Vì vậy, cần phải thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch HồChí Minh: “Phải học tập, học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớncũng như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp” [39, tr 61] Do đó, cùngvới việc đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, rèn luyện học sinh trong thựctiễn Bản thân người giáo viên và học sinh phải toàn tâm, toàn ý ra sức tựmình nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện ảnhhưởng và tiếp nhận nhân cách

1.2.3 Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội phụ thuộc vào môi trường sống, công tác, học tập của giáo viên và học sinh

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, con người vừa làchủ thể vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, C Mác khẳng định: “Con người tạo

ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh sáng tạo ra con người đến mức đó”[25, tr 55] Từ luận điểm của C Mác cho thấy, không bao giờ có con ngườitách khỏi xã hội, khỏi giai cấp và các điều kiện sống của nó Vì vậy, sự ảnhhưởng nhân cách con người không phải là do ý muốn chủ quan, hoặc chỉ làyếu tố ngẫu nhiên mà nó là sự tương tác mang tính quy luật và phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó môi trường xã hội là yếu tố tác động, chi phối to lớnđến sự ảnh hưởng và tiếp nhận nhân cách con người, thông qua sự tác độngbiện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân

Đề cập tới môi trường gồm có môi trường tự nhiên và môi trường xãhội Ở góc độ triết học môi trường được hiểu là toàn bộ các điều kiện tự nhiên

và xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người Trong phạm vi

đề tài chúng tôi đề cập đến môi trường sống, công tác, học tập của người giáoviên và học sinh

Trang 30

Môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triểnnhân cách của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Môi trường tạo nênnhân cách” Theo đó, môi trường như là một đường truyền dẫn cho sự ảnhhưởng tương tác giữa các chủ thể trong xã hội Nên quá trình ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội cũng chịu sự tác động, chi phốicủa môi trường “rộng” và môi trường “hẹp” Môi trường “rộng” chính là điềukiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đấtnước, nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục v.v Môi trường “hẹp” chính làmôi trường sống, công tác, học tập của người giáo viên và học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Sự tác động của cả hai môi trường đó diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhautrực tiếp hay gián tiếp, nhưng đều tác động đến sự đến ảnh hưởng nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín

- Phú Xuyên thành phố Hà Nội Tuy nhiên, trong sự tác động tổng thể củamôi trường xã hội, thì môi trường sống, công tác, học tập của người giáo viên

và học sinh là nhân tố tác động trực tiếp nhất đến sự ảnh hưởng nhân cách củagiáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín -

Phú Xuyên thành phố Hà Nội Ở đây cần thống nhất trên hai góc độ: Thứ nhất,

môi trường công tác, học tập của giáo viên và học sinh ở góc độ chung, chính

là toàn bộ môi trường hoạt động của ngành sư phạm; Thứ hai, môi trường sinh

sống, công tác, học tập của giáo viên và học sinh ở góc độ phạm vi cụ thể làmôi trường nơi cư trú, nhà trường, lớp học của người giáo viên và học sinhđang hằng ngày, hằng giờ thực hiện nhiệm vụ dạy học và nghĩa vụ trách nhiệmcủa người công dân Hay có thể nói môi trường sinh sống, công tác, học tậpcủa giáo viên và học sinh chính là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần hợpthành một chỉnh thể trong không gian và thời gian xác định có quan hệ trực tiếpvới họ Được biểu hiện cụ thể ra chính là hệ thống tổ chức lãnh đạo, quản lý, tổchức quần chúng, các hoạt động sư phạm, chính trị, lao động, công tác của lớp

Trang 31

học, nhà trường và gia đình Với những mối quan hệ bao gồm: quan hệ cấp trên

và cấp dưới; quan hệ giữa giáo viên và học viên; quan hệ đồng chí, đồngnghiệp, bè bạn; quan hệ giữa nhà trường với nhân dân địa phương, v.v

Môi trường sinh sống, công tác, học tập của giáo viên và học sinh tácđộng trực tiếp đến nhận thức, động cơ, thái độ, tình cảm, niềm tin và ý chí

quyết tâm của họ thực hiện quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến

học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên,thành phố Hà Nội Sự hiển nhiên, trong cuộc sống mỗi cá nhân con ngườikhông thể tách mình ra khỏi môi trường công tác của mình Hồ Chí Minh chỉrõ: “Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việccàng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thểđứng riêng lẻ mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội” [41, tr 282]

Từ đó cho thấy, sự tác động của môi trường công tác đến ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội thông qua các mối quan hệ giađình - nhà trường và xã hội như là các cầu nối để chuyển tải nhân cách củangười giáo viên đến học sinh, nhờ đó môi trường sinh sống, công tác, học tậpcủa người giáo viên và học sinh phát huy được vai trò của mình, thườngxuyên tác động đến sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội Tác động của môi trường sinh sống, công tác, học tập của người giáoviên và học sinh công tác đến sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến họcsinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành

phố Hà Nội, được diễn ra với nhiều phương thức đặc trưng và hình thức hoạt

động đa dạng, phong phú không ngang bằng nhau Trong sự tác động này trựctiếp nhất là: chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo, hoạt động lãnh đạo, cơchế lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp; hoạt động của cơ quan chức năng,hoạt động lãnh đạo, quản lý; công tác sư phạm của các trường trung học phổthông hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh; cơ sở vật chất đảm bảo cho

Trang 32

hoạt động dạy học và các tình huống nảy sinh trong quá trình hoạt động củangười giáo viên và học sinh Những yếu tố đó vừa là cơ sở, vừa là động lựckích thích tính tích cực, phấn đấu vươn lên của mỗi học sinh; là thành tố quantrọng của quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở cáctrường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Trong sự thống nhất biện chứng, các lực lượng cùng với giáo viên vàhọc sinh đóng vai trò chủ thể của người chủ trì thiết kế xây dựng môi trườngsinh sống, công tác, học tập, nhưng sau đó cũng là người trực tiếp ảnh hưởng,

“tiếp nhận” các tác động từ môi trường sinh sống, công tác, học tập đến quátrình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung họcphổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hồ Chí Minh chỉrõ: Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt Cho nên các

cô, các chú phải quan tâm đến việc xây dựng chi bộ, phải làm cho chi bộ trởthành “bốn tốt” và “chi bộ tốt, mới có đảng viên tốt” Điều đó cho thấy, nếumôi trường công tác tốt là điều kiện thuận lợi, tác động tích cực đến ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội - ngược lại, môi trườngkhông tốt là điều kiện không thuận lợi tác động tiêu cực, gây cản trở đến ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Tác động từ môi trường sinh sống, công tác, học tập đến quá trìnhảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học

phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, còn được thể

hiện thông qua tác động của cơ chế, chính sách đối với các chủ thể nhất làđội ngũ giáo viên Cơ chế, chính sách đối với người giáo viên nói chung,với giáo viên ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội nói riêng là thể hiện sự quan tâm, tôn vinh củaĐảng, Nhà nước, nhân dân đối với sự cống hiến của đội ngũ giáo viêntrong sự nghiệp trồng người cho xã hội

Trang 33

Sinh thời, mối quan tâm hàng đầu của Bác Hồ là làm sao có một cơ chế,chính sách phù hợp bảo đảm cho sự thống nhất ý chí trong toàn xã hội vàquyền lợi về vật chất và tinh thần cho người giáo viên, với nguyên tắc: “vấn đềcán bộ quyết định mọi việc” [41, tr 284] Với tinh thần đó, cho thấy cơ chế,chính sách là nhân tố tác động, có ảnh hưởng trực tiếp mang tính động lực đến

sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung họcphổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Cụ thể là:

Ở góc độ cơ chế, chính sách phù hợp, và thực hiện đúng trong thựctiễn sẽ tác động theo chiều hướng tích cực tới quá trình ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Bởi, cơ chế, chính sách phùhợp và thực hiện đúng trong thực tiễn thì trực tiếp tác động tích cực đếnnhận thức, động cơ, thái độ, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm phấnđấu của giáo viên trong quá trình phát triển nhân cách và lan tỏa nhâncách của mình đối với học sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tách rờichính sách ra một đường, nhiệm vụ ra một đường là sai lầm Tách rờichính sách và nhiệm vụ ra một đường, và đường lối quần chúng ra mộtđường cũng là sai lầm Tinh thần trách nhiệm là gắn liền chính sách vàđường lối quần chúng, để làm tròn nhiệm vụ” [35, tr 346] Theo đó, cơchế, chính sách phù hợp sẽ khắc phục được cách xem xét, đánh giá thái

độ, trách nhiệm của người giáo viên một cách chung chung, trừu tượng.Đồng thời, làm cho “đức” và “tài” của người giáo viên gắn bó với nhau,hòa quyện vào nhau, đòi hỏi có nhau

Ở góc độ cơ chế, chính sách không phù hợp hoặc có phù hợp nhưngthực hiện trong thực tiễn có sự lệch lạc sẽ tác động tiêu cực đến quá trìnhảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung họcphổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội Đó là, khôngkích thích sự tìm tòi sáng tạo của người giáo viên trong nâng cao năng lựccông tác, trau dồi phẩm chất nhân cách của mình Người giáo viên nhụt ý

Trang 34

chí, động cơ phấn đấu, tinh thần trách nhiệm thấp, thái độ thờ ơ, thiếu chítiến thủ, hiệu quả công tác thấp, thậm chí không làm tròn cương vị, chứctrách, nhiệm vụ được giao Với tinh thần đó, nếu cơ chế, chính sách khôngphù hợp, hoặc đã phù hợp nhưng việc tổ chức thực hiện của lãnh đạo, chỉhuy các cấp thiếu sự công tâm, tắc trách, không phản ánh đúng cơ chế,chính sách ban hành thì sẽ kìm hãm tới quá trình ảnh hưởng nhân cách củagiáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín -Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Từ các vấn đề trên cho thấy, môi trường sinh sống, công tác, học tập

và cơ chế, chính sách là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu,thường xuyên tác động to lớn đến quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáoviên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - PhúXuyên, thành phố Hà Nội

*

Trong phạm vi của chương 1, luận văn tập trung đề cập đến những nộidung cơ bản về nhân cách, nhân cách của giáo viên trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, luận văn quanniệm: Ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trunghọc phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là sự tươngtác hợp quy luật giữa các chủ thể giáo viên với học sinh, thông qua con đườngtruyền dẫn bằng chính nhân cách của họ tác động tích cực đến sự hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh theo yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạohiện nay Đồng thời, luận giải những nhân tố cơ bản quy định quá trình ảnhhưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Có thể khẳng định rằng toàn bộ những nội dung trên đây là cơ sở lýluận để luận văn đi vào đánh giá tình hình và chỉ rõ những vấn đề đặt ra về

Trang 35

ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổthông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

Trang 36

Chương 2 TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ ẢNH HƯỞNG NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG CỤM THƯỜNG TÍN - PHÚ XUYÊN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1 Tình hình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

Xem xét tình hình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ởcác trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà

Nội hiện nay đi từ việc làm rõ sự nhận thức đến chuyển hóa nhận thức của các

chủ thể về các nội dung có liên quan tới ảnh hưởng nhân cách và kết quả củaảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ

thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay, làm cơ sở

thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng nhân cáchcủa giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín

- Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay, cụ thể sau đây:

2.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân

Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể về các nội dung ảnh hưởng nhân

cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

Từ sự khảo sát, điều tra, phân tích đánh giá nhận thức của các chủ thể vềcác nội dung có liên quan tới ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ởcác trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố HàNội hiện nay, cho thấy đại bộ phận các chủ thể có nhận thức tương đối tốt về vấn

đề này Nhận định trên được minh chứng cụ thể ở các phương diện sau:

Nhận thức của các chủ thể hiện nay về cơ chế ảnh hưởng nhân cách củagiáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín -

Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay là tương đối toàn diện, đúng đắn Theo

Trang 37

kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, có hơn 75% số người được hỏi lựa chọn

cơ chế ảnh hưởng nhân cách là: các chủ thể quan hệ giao tiếp với nhau; Quaviệc làm, hành vi ứng xử của giáo viên; Thông qua giảng dạy, sinh hoạt tậpthể [phụ lục 2.1] Cũng theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, nhận thức củacác chủ thể về quá trình học sinh tự tiếp nhận sự ảnh hưởng nhân cách củagiáo viên là khá toàn diện, cụ thể: 74,8% số người được hỏi cho rằng là sự tựgiác tiếp nhận; 22,4% sự tiếp nhận gò ép có tính chất thái của môi trường họcđường; 2,8% khó trả lời [phụ lục 2.2] Kết quả trên phản ánh phần lớn các chủthể hiện nay đã có sự nhận thức đúng đắn về cơ chế ảnh hưởng nhân cách củangười giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm ThườngTín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

Nhận thức về vai trò của sự ảnh hưởng nhân cách của người giáo viênđến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên,thành phố Hà Nội hiện nay, của các chủ thể là tương đối tốt, theo kết quảkhảo sát, điều tra của tác giả luận văn cho thấy, có 80,4% số người được hỏicho rằng nhân cách của người giáo viên và sự ảnh hưởng nhân cách của họ tớihọc sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển, hoàn thiện nhân cáchhọc sinh trung học phổ thông hiện nay [phụ lục 2.4]

Mặt khác, qua trao đổi với các chủ thể (đóng vai trò là chủ thể ảnhhưởng và chủ thể là đối tượng được ảnh hưởng nhân cách), thì đại bộ phậncác chủ thể đều có chung nhận định: quá trình ảnh hưởng nhân cách củangười giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm

Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay phải tuân theo quy

luật khách quan của sự phản ánh là đi từ thấp đến cao, từ sự lan tỏa dần dầncác yếu tố cấu thành nhân cách của người giáo viên, đến sự thẩm thấu cácgiá trị nhân cách của người giáo viên vào nhân cách của người học sinh Đi

từ sự giải quyết mâu thuẫn giữa hệ thống giá trị, phẩm chất nhân cách cầnphải có với khả năng của mỗi học sinh Chủ động, tích cực trong phát hiệnmâu thuẫn nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống học tập, giao tiếp, tu dưỡng, rèn

Trang 38

luyện phát triển nhân cách phù hợp với khả năng của mỗi người, trên cơ sở

sự tác động ảnh hưởng nhân cách từ ba kênh chính là của gia đình, xã hội

và giáo viên

Khảo sát nhận thức của các chủ thể về những nhân tố cơ bản quy địnhquá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trunghọc phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay.Theo kết quả điều tra, có hơn 80% số người được hỏi cho rằng: ảnh hưởngnhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội phụ thuộc vào hoạt động dạy họccủa nhà trường; vào nhân tố chủ quan - tự thân của giáo viên và học sinh; vàomôi trường sống, công tác, học tập của giáo viên và học sinh Cũng theo kếtquả điều tra, có hơn 70% số người được hỏi cho rằng, ngoài những nhân tố cơbản trên, ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trunghọc phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội hiện nay cònphụ thuộc vào môi trường văn hóa gia đình, làng, xã; vào công tác tuyêntruyền, giáo dục qua các thông tin đại chúng và các hoạt động văn hóa, nghệthuật phong phú, sinh động, v.v [phụ lục 3.1]

Từ các thông số khảo sát cho thấy, các chủ thể có nhận thức khá đầy

đủ, toàn diện về những nhân tố cơ bản quy định quá trình ảnh hưởng nhâncách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay Đây là cơ sở giúp chocác chủ thể thấy được sự ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ởcác trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố HàNội hiện nay Từ đó, có sự quan tâm thỏa đáng, có chủ trương, hình thức,biện pháp phù hợp tạo động lực cho mỗi giáo viên thực hiện sự ảnh hưởngnhân cách của mình đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay

Thứ hai, sự chuyển hóa nhận thức của các chủ thể về các nội dung

ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh ở các trường trung học

Trang 39

phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện naytrong hoạt động thực tiễn

Chuyển hóa nhận thức là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức.Giai đoạn này đòi hỏi bản thân chủ thể đóng vai trò lan tỏa, ảnh hưởng nhâncách của mình đến học sinh, cũng như học sinh là đối tượng bị ảnh hưởng đã

có sự chuyển hóa nhận thức thành các hoạt động thiết thực trong sự phối hợp,quan tâm của các chủ thể từ gia đình, địa phương đến nhà trường và ngay bảnthân chủ thể bị ảnh hưởng nhân cách

Qua khảo sát, điều tra cho thấy, 76% số người được hỏi cho rằng sựcộng tác giữa gia đình, khu dân cư và nhà trường trong ảnh hưởng nhân cáchcủa người giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên thành phố Hà Nội hiện nay ở mức độ thườngxuyên, 11,8% nhận định ở mức độ chưa thường xuyên [phụ lục 3.2] Nhưvậy, từ sự nhận thức đúng, các chủ thể có liên quan đến ảnh hưởng nhâncách của người giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay, đã có sự thốngnhất, đồng thuận trong sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, địa phương vànhà trường trong quá trình ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học sinh Thực trạng sự chuyển hóa nhận thức của các chủ thể về những nội dungảnh hưởng nhân cách của người giáo viên đến học sinh ở các trường trung họcphổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay cònđược thể hiện ở việc xác định, triển khai thực hiện chương trình, nội dunggiáo dục và công tác tuyên truyền của nhà trường hướng đến phát triển nhâncách của học sinh hết sức khả quan và đạt hiệu quả cao Đánh giá về vấn đềnày, theo kết quả điều tra cho thấy, có 79% số người được hỏi nhận định ởmức rất tốt, 13,2% đánh giá ở mức tốt vừa [phụ lục 3.3]

Sự chuyển hóa nhận thức của các chủ thể về các nội dung có liên quantới ảnh hưởng nhân cách của người giáo viên đến học sinh ở các trường trunghọc phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay,

Trang 40

cũng thể hiện ở việc nhà trường, gia đình, địa phương đã đặc biệt quan tâm và

có sự quan tâm đến giáo dục, định hướng nhân cách của học sinh Kết quảkhảo sát, điều tra cho thấy có 89,6% tán thành nhận định này [phụ lục 3.4]

Ở vấn đề này, còn được thể hiện ở ngay chính chủ thể bị ảnh hưởngnhân cách Với câu hỏi theo anh, chị học sinh trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay chú tâm đến ảnh hưởngnhân cách từ đội ngũ giáo viên trong sự phát triển nhân cách của mình hiệnnay như thế nào Kết quả điều tra có 58,8% số học sinh được hỏi cho rằng rấtchú tâm đến ảnh hưởng nhân cách từ đội ngũ giáo viên và 32,8% cho rằng cóchú tâm [phụ lục 3.5]

Từ các số liệu điều tra, khảo sát trên cho thấy, thực trạng sự chuyển hóanhận thức của các chủ thể về các nội dung có liên quan tới ảnh hưởng nhâncách của người giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụmThường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay trong hoạt động thựctiễn là khá tốt, có tính toàn diện, sâu sắc

Thứ ba, kết quả biểu hiện ảnh hưởng nhân cách của giáo viên đến học

sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín - Phú Xuyên, thànhphố Hà Nội hiện nay

Đánh giá thực trạng kết quả biểu hiện ảnh hưởng nhân cách của ngườigiáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thông cụm Thường Tín -Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phảiđứng vững trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quán triệt và vận dụng tốt cácnguyên tắc, phương pháp của phép biện chứng duy vật và nhận thức xã hội

để đánh giá Do đó, đánh giá thực trạng kết quả biểu hiện ảnh hưởng nhâncách của người giáo viên đến học sinh ở các trường trung học phổ thôngcụm Thường Tín - Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay là làm rõ mức

độ và nội dung ảnh hưởng, từ đó chỉ ra cả mặt tích cực, hạn chế và nguyênnhân của nó

Ngày đăng: 14/12/2016, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo (1998), “Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh” Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Số 6, tr. 10 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ ChíMinh” "Tạp chí Nghiên cứu lý luận
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1998
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thếkỷ XXI
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Lê Khánh Bằng, “Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, 122. Số 9/ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viênvà phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm”, "Tạp chí Giáo dục
4. Trịnh Doãn Chính (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, Tạp chí Triết học, Số 3 (142), tr. 10 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, "Tạp chíTriết học
Tác giả: Trịnh Doãn Chính
Năm: 2003
5. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con ngườitoàn diện
Tác giả: Nguyễn Hữu Công
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
6. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
7. Nguyễn Hữu Dũng, “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1996, tr. 7 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên”,"Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
8. Vũ Văn Dụ, “Để tạo sự chuyển biến căn bản chất lượng bồi dưỡng giáo viên phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, Số 96, tháng 9/ 2004), trang 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để tạo sự chuyển biến căn bản chất lượng bồi dưỡng giáoviên phổ thông”, "Tạp chí Giáo dục
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị TW3 khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị TW3 khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbCTQG
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị TW6 lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb CTQG, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị TW6 lần 2 Banchấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2016
16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phát triển giáo dục, phát triển con người phụcvụ phát triển xã hội - kinh tế
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
17. Phạm Minh Hạc (2002), “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2002
18. Đào Đức Hiếu (2005), Vấn đề con người trong triết học Mác - Lê nin, Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lê nin
Tác giả: Đào Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005
19. Đặng Xuân Kỳ (2002), “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người”, tạp chí Triết học, Số 10 (137), tr. 29 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bảnchất con người"”, tạp chí Triết học
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Năm: 2002
20. Đặng Xuân Kỳ (2007), “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, Số 7, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, "Thông tin Công tác tư tưởng lý luận
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Năm: 2007
21. V.I.Lê nin (1914), “Điểm sách”, toàn tập, tập 25, Nxb Mátxơcva, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm sách”, "toàn tập
Tác giả: V.I.Lê nin
Nhà XB: Nxb Mátxơcva
Năm: 1914

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w