1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG CÔNG tác GIÁO dục CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

96 962 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 719,5 KB

Nội dung

Thành phố Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất nước ta. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 69 trường đại học, cùng với 22 trường cao đẳng, đào tạo nhiều ngành nghề quan trọng. Do vậy, số lượng sinh viên học tập và cư trú trên địa bàn thành phố tương đối đông đảo. Với đặc điểm là lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất của cuộc đời, có nhiệm vụ học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, lại tập trung với số lượng lớn trên địa bàn thành phố nên sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là “rường cột”, là chủ nhântương lai quan trọng của nước nhà Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng,Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên nói chung, sinh viên nói

riêng Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi

dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [14, tr 207] Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X của Đảng

tiếp tục khẳng định vai trò to lớn đó: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn,

một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”[16, tr.35-36].

Thành phố Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớnnhất nước ta Trên địa bàn thành phố hiện nay có 69 trường đại học, cùng với

22 trường cao đẳng, đào tạo nhiều ngành nghề quan trọng Do vậy, số lượngsinh viên học tập và cư trú trên địa bàn thành phố tương đối đông đảo Vớiđặc điểm là lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất của cuộc đời, có nhiệm vụ họctập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, lại tập trung với số lượng lớn trên địabàn thành phố nên sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố đóngvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng và sựphát triển của đất nước nói chung

Để sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội pháthuy hết khả năng của mình trong học tập rèn luyện, thực sự trở thành chủnhân tương lai của nước nhà, sinh viên phải được giáo dục đầy đủ, toàn diện,đặc biệt là giáo dục chính trị Công tác giáo dục chính trị nâng cao nhận thứccho sinh viên về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhànước, góp phần bồi đắp ở sinh viên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm côngdân, xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, định hướng tư tưởng và

Trang 2

hành động của sinh viên theo chuẩn mực con người mới xã hội chủ nghĩa,giúp sinh viên có thế giới quan, nhân sinh quan vững vàng, đánh giá và xử lýđúng các tình huống trong thực tiễn, nhất là trước những biến động lớn củatình hình thế giới và trong nước hiện nay.

Nhận thức đúng về vai trò quan trọng của công tác giáo dục chính trịcho sinh viên, những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố HàNội, đảng ủy, ban giám hiệu các trường đại học đã đặc biệt quan tâm công tácgiáo dục chính trị cho sinh viên Công tác giáo dục chính trị đã góp phần giáodục, đào tạo những sinh viên tiên tiến có nhận thức tốt và ý thức chính trị cao,vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc,góp phần làm rạng rỡ cho Thủ đô và đất nước

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, của thành phố HàNội hiện nay thì chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa ngang tầm, tồn tại

nhiều hạn chế Nghị quyết Trung ương sáu, Khoá IX đánh giá: “Vấn đề bức

xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học” [13, tr.40] Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương §¶ng khóa X đánh giá: “Chương trình, nội dung, phương

pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhµ trêng chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu xã hội”[15, tr.37] Nội dung, chương trình chưa

cập nhật kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại vµ chưađảm bảo tính lôgic Hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho sinh viêncòn sơ cứng, thiếu sinh động, việc áp dụng các thành tựu công nghệ để nângcao chất lượng giáo dục chính trị chưa được đẩy mạnh Những hạn chế nêutrên đã làm giảm tính hứng thú của sinh viên đối với nội dung giáo dục chínhtrị Đáng lo ngại là, một bộ phận sinh viên có biểu hiện thụ động và thờ ơ vớitình hình chính trị của đất nước, một số sinh viên do thiếu bản lĩnh, kinhnghiệm trong cuộc sống, khi gặp phải tác động từ những thông tin xấu, độc

Trang 3

hại lan truyền trên internet, không đủ bản lĩnh, trình độ đánh giá các quanđiểm, tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật, lối sống không phù hợp từ bên ngoài đãdao động về lập trường, mất phương hướng chính trị, mờ nhạt về lý tưởng

cách mạng Đúng như Đảng ta đã chỉ ra: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một

bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp” [11,

tr.24]

Thực trạng đó đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, trong đó có giáo dụcchính trị, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, khắc phục những hạn chế trên

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố

Hà Nội hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Những công trình bàn về công tác giáo dục chính trị tư tưởng

Công trình “Một số vấn đề về công tác tư tưởng” của tác giả Đào

Duy Tùng, do nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành 1985, đã đề cập toàndiện các mặt, các nội dung công tác tư tưởng của Đảng Dưới góc độ của khoahọc xây dựng Đảng, tác giả khẳng định: “Đảng là chủ thể quản lý các quátrình tư tưởng trong toàn xã hội Yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả côngtác tư tưởng là tăng cường vai trò lãnh đạo, hoàn thiện cơ chế quản lý tưtưởng và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện những nhiệm vụ công tác tưtưởng của Đảng” Tác giả đã đề cập đến công tác tư tưởng của Đảng, nhưngchưa đi sâu vào công tác giáo dục chính trị cho thanh niên

Trong công trình “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm

công tác tư tưởng” do Nxb CTQG xuất bản năm 2010, tiến sỹ Trần Thị Anh

Đào xác định công tác tuyên truyền là một nội dung của công tác tư tưởng Mục

Trang 4

đích của công tác này nhằm truyền bá cho quần chúng nhân dân hiểu rõ lý luậnMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,trang bị cho nhân dân những tri thức về các quy luật phát triển của xã hội, trên

cơ sở đó xây dựng niềm tin vào lý tưởng cộng sản và nâng cao tính tích cực,sáng tạo của quần chúng trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới Ở đây, tácgiả chưa bàn đến khái niệm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhưng có thểthấy giáo dục chính trị, tư tưởng được tác giả xác định là một nội dung của côngtác tuyên truyền Công trình này tuy không đề cập trực tiếp đến giáo dục chínhtrị cho sinh viên, nhưng đã đề cập đến giáo dục chính trị cho học viên ngành báochí, tuyên truyền Những luận bàn của tác giả về công tác tư tưởng, về giáo dụcchính trị cho học viên ngành báo chí, tuyên truyền là những gợi ý quan trọng đểtác giả luận văn nghiên cứu xác định chủ thể, nội dung, phương pháp giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm 1999, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có công

trình “Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới

ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1999 Từ thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị trong những năm đổimới, công trình này đã đề cập đến việc vận dụng quan điểm, tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về công tác đảng, công tác chính trị, làm sáng tỏ nhận thức

về chức năng, nhiệm vụ và xác định một số biện pháp nhằm giải quyết nhữngvấn đề cơ bản, cấp bách về công tác đảng, công tác chính trị trong giai đoạnhiện nay

Bàn về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong quânđội, công trình này còn cho rằng, phải “đẩy mạnh công tác tư tưởng cả bềrộng đến từng ngành, từng tổ chức, từng con người và chiều sâu từ giáo dụcquan điểm lý luận đến quán triệt đường lối, chính sách, pháp luật, từ địnhhướng tư tưởng đến hướng dẫn hành động, từ tạo sức mạnh thống nhất của tổchức tập thể đến phát huy sức mạnh nhân cách nhân cách của mỗi cán bộ,đảng viên, chiến sỹ, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống” Công trình đã chỉ rõ

Trang 5

công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong quân đội phải đặc biệt chú ý đếnđối tượng đoàn viên thanh niên quân nhân.

* Những công trình bàn về thanh niên, công tác thanh niên và giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên

Những năm gần đây, đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, luậngiải về bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau, công tác giáo dụcchính trị cho đoàn viên, thanh niên và sinh viên Dưới đây là một số côngtrình, bài viết tiêu biểu:

Nguyễn Phương Đông: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Phạm Đình Trung: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Lê Văn Mạnh: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,

Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Đỗ Duy Môn: Tình thương yêu con người trong

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Lê Huy Bình: Lời dặn của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb QĐND,

Hà Nội, 2009 Phạm Gia Cư: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bồi

dưỡng thanh niên quân đội hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Đây là

những bài viết đăng trong sách: Di chúc của Chủ tịch Hò Chí Minh – Giá trị

lịch sử và hiện thực của Học viện Chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Các

tác giả đã luận bàn khá sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ về thanh niên và công tácthanh niên, giá trị của những tư tưởng đó đối với việc bồi dưỡng thanh niênhiện nay Bàn về ý nghĩa giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanhniên, các tác giả đều thống nhất cho rằng, ngày nay thanh niên sinh ra và lớnlên trong điều kiện đất nước hòa bình, họ đã và đang được thừa hưởng nhữngthành quả của nền hòa bình, độc lập dân tộc do các thế hệ cha, anh mang lại.Tuy nhiên trước hoàn cảnh mới của đất nước, thời đại, bên cạnh những thuậnlợi, thanh niên ngày nay cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thứcmới Vì vậy việc giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên cần tập trungvào làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có khát vọng vươn tới cái chân, thiện,

mỹ Giáo dục cho thanh niên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng của

Trang 6

Đảng, về con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ vànhân dân đã lựa chọn.

Năm 2004, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có Giáo trình

công tác dân vận Trong giáo trình này có chủ đề về công tác vận động thanh

niên, trong đó xác định giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên thanh niên

là một nhiệm vụ, nội dung của công tác đoàn Những luận bàn của công trình

về giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên là cơ sở khoa học để tác giảnghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác giáo dục chính trị chosinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Các công trình nghiên cứu về giáo dục chính trị cho sinh viên

Nhìn tổng quát, các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục chính trịcho thanh niên, sinh viên đều dựa vào quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ ChíMinh Các tác giả đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho tuổi trẻ Các công trình đã đánh giá thực trạng công tácnày, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc và khẳng định những yêu cầukhách quan của công tác giáo dục chính trị cho thanh niên, sinh viên Tuy mỗicông trình, bài viết có mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiêncứu và phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng đều thống nhất cho rằng, giáo dụcchính trị cho thanh niên, sinh viên là một tất yếu khách quan Việc quán triệt quanđiểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho thanh niên, sinh viên mà Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ ChíMinh đã xác định trong các Nghị quyết, văn kiện sẽ là căn cứ xác định phươnghướng, mục tiêu, chủ trương, giải pháp giáo dục chính trị cho đoàn viên thanhniên mỗi lĩnh vực công tác, là cơ sở bảo đảm cho công tác giáo dục chính trị chothanh niên, sinh viên đạt hiệu quả trong tình hình mới

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cơbản, có hệ thống về chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Vì vậy, đề tài luận văn khôngtrùng lặp với các công trình khoa học, luận văn, luận án đã công bố trongnhững năm gần đây

Trang 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, xác định yêu cầu, đề xuất cácbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viêncác trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng công tác giáo dục chính trị chosinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệmnâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đạihọc trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Xác định yêu cầu, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng công tácgiáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố HàNội trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại họctrên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục chính trị cho sinhviên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Phạm vi khảo sát tậptrung vào một số trường đại học như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tếQuốc dân, Đại học Thủy Lợi, Đại học Ngoại Thương, Đại học Khoa học xãhội & nhân văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,Đại học Công đoàn Thời gian và các số liệu sử dụng khảo sát, điều tra tính

từ 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nângcao chất lượng giáo dục chính trị cho sinh viên

Trang 8

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại họctrên địa bàn thành phố Hà Nội; các báo cáo về tình hình, chất lượng giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, kếtquả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về công tác giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứucủa khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng cácphương pháp lôgic – lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, so sánh,tổng kết và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sởkhoa học giúp cấp ủy, ban giám hiệu các trường đại học trên địa bàn thànhphố Hà Nội nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chứccông tác giáo dục chính trị cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiêncứu môn giáo dục chính trị ở các nhà trường, trung tâm bồi dưỡng chính trị

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ

NỘI 1.1 Công tác giáo dục chính trị và những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

1.1.1 Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

* Các trường đại học và sinh viên của các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất cảnước Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có hơn 69 trường đại học, trong đó có 56trường công lập, 13 trường ngoài công lập và 22 trường cao đẳng, đào tạo hầuhết các ngành nghề quan trọng Nhiều trường đại học ở đây là những trườngđào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam, có bề dầy lịch sửxây dựng và trưởng thành lâu đời như Đại học Y Hà Nội (1902), Đại họcQuốc gia Hà Nội (1945), Đại học Công đoàn (1946), Đại học Sư phạm HàNội (1951), Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Xây dựng (1956), Đại họcNông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam - 1956), Đạihọc Thủy lợi và Đại học Văn hóa (1959), Đại học Ngoại thương (1960), Họcviện Ngân hàng (1961), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1962), Đạihọc Giao thông Vận tải (24/3/1962), Học viện Kỹ thuật Quân sự(28/10/1966), Đại học Kinh tế Quốc dân (1974)…

Với vai trò là trung tâm giáo dục đại học lớn nhất cả nước, các trườngđại học trên địa bàn Thủ đô có nhiều nhiệm vụ quan trọng Nhiệm vụ đầu tiên

và quan trọng nhất, là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, ở

Trang 10

nhiều ngành nghề khác nhau như: giáo viên, giảng viên (các trường Đại học

Sư phạm, Học viện Báo chí tuyên truyền ), kỹ sư điện, điện tử, tin học (Đạihọc Bách Khoa, Đại học Kỹ thuật công nghiệp ), y khoa (Đại học Y HàNội), chuyên viên kế toán, tài chính ngân hàng (Đại học Kinh tế quốc dân,Học viện Ngân hàng, Đại học Công đoàn ), kỹ sư nông nghiệp (Đại họcNông nghiệp), kỹ sư lâm nghiệp (Đại học Lâm nghiệp), kỹ sư bảo hộ laođộng (Đại học Công đoàn), thủy lợi, thủy điện và tài nguyên nước phục vụcho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh, kinh tế và phát triển nôngthôn trên phạm vi cả nước (Đại học Thủy lợi), kinh tế - kỹ thuật giao thôngvận tải (Đại học Giao thông Vận tải), xây dựng (Đại học Xây dựng)…Đó đều

là những ngành nghề quan trọng, thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, đóng vai trò trụ cột đối với sự phát triển của Thủ đô và đất nước

Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt là đào tạo sinh viên trở thành nhữngcon người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” như

Hồ Chí Minh đã dạy, cùng với quá trình trang bị tri thức, kỹ năng chuyênmôn, một nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên của các trường đại họctrên địa bàn Thủ đô là thường xuyên đẩy mạnh giáo dục chính trị cho sinhviên Quá trình giáo dục chính trị góp phần hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học, làm cơ sở hình thành cho sinh viên những phẩm chất đạođức trong sáng, lý tưởng cao đẹp, khát vọng sống và cống hiến đúng đắn, ýthức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, tính tự giác tronghọc tập, lao động, phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Là trung tâm giáo dục đại học lớn nhất của cả nước, số lượng sinh viêntập trung ở Thủ đô Hà Nội rất đông Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đàotạo, năm 2007, Thủ đô Hà Nội có 606.207 sinh viên Sau khi Hà Tây sát nhậpvào Hà Nội (tháng 8 năm 2008) tăng thêm 29.435 sinh viên, nâng tổng số sinhviên trên địa bàn lên 635.640 sinh viên Độ tuổi của sinh viên phổ biến từ 18đến 25, là lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất của đời người Trong cơ cấu, sinhviên nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn sinh viên nam Sinh viên nữ chủ yếu tập trung

Trang 11

ở các trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Côngđoàn, Học viện báo chí tuyên truyền, Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học xãhội và nhân văn Một số trường đặc thù như Đại học Giao thông Vận tải, Đạihọc Xây dựng, Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh, sinh viên nam chiếmđại đa số Đa số sinh viên đến từ các tỉnh phía Bắc, một số ít đến từ các tỉnhphía Nam Do vậy, phần lớn sinh viên đều phải thuê nhà trọ vì hầu hết cáctrường đều không đủ ký túc xá cho sinh viên ở trong trường Sinh viên thường

ở theo nhóm, rải rác trên địa bàn Thủ đô, ngoài việc học tập, nhiều sinh viêncòn dành thời gian để đi làm thêm, tạo thu nhập trang trải cho sinh hoạt, trợgiúp gia đình Vì thế, có thể coi đời sống sinh viên là xã hội thu nhỏ, phản ánhhầu hết đặc điểm kinh tế, xã hội của Thủ đô

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ ngườihọc ở bậc đại học Theo quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong các trườngđào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: “sinh viên” là người đang theo học

hệ đại học và cao đẳng Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm “sinh viên” là nhữngngười đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, ở đó học được truyền đạtkiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ

Sinh viên là lực lượng ưu tú của thanh niên, là chủ nhân tương lai củađất nước, có vai trò to lớn, quyết định đến vận mệnh của dân tộc, như Nghị

quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X của Đảng đã khẳng định: Thanh

niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc…công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc Hồ Chí Minh đã từng nói, một năm khởi đầu bằng mùa xuân, đời

người khởi đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Sinh viên nóichung, sinh viên Hà Nội nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triểnchung của đất nước và sự phát triển riêng của Thủ đô Hà Nội Là lực lượngtrẻ, có sức khỏe, trí tuệ và khát vọng, được sống, học tập và rèn luyện trongmột môi trường thủ đô – trung tâm chính trị đầu não của cả nước, tập trungđông dân cư, thường xuyên diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất

Trang 12

nước, nhiều sự kiện liên quan đến thế giới, có tầm cỡ quốc tế, khu vực Dovậy, sinh viên Thủ đô có nhiều cơ hội học tập, trưởng thành, đồng thời môitrường Thủ đô cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn đối với sinh viên

về trách nhiệm chính trị, về rèn luyện, phấn đấu so với các địa bàn khác của

cả nước

Nhiệm vụ chính và to lớn nhất của sinh viên các trường đại học trên địabàn thành phố Hà Nội là học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp Với đặcthù đến từ nhiều vùng miền của đất nước, lại được đào tạo ở nhiều ngànhnghề quan trọng, sau khi tốt nghiệp, sinh viên của các trường đại học trên địabàn thành phố Hà Nội tỏa đi cả nước để làm việc Do đó, sinh viên tích cực họctập, rèn luyện, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc, có phẩm chấtđạo đức trong sáng, đẹp đẽ sẽ là động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự pháttriển của Thủ đô và đất nước phát triển

Quá trình học tập tại trường, sinh viên của các trường đại học trên địabàn Thành phố Hà Nội là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng và bảo vệ Thủ

đô, cùng với nhân dân trên địa bàn tạo nên một Hà Nội hòa bình, ổn định,xanh - sạch - đẹp, xứng đáng là trái tim của cả nước, Thành phố vì hòa bình,tiếp nối truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, là điểm đến hấp dẫn, antoàn của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế Với số lượng lên đến

635.640 người, thời gian học tập mỗi khóa diễn ra tương đối dài, đa phần là 4năm, một số trường lên thới 6 năm (Đại học Y Hà Nội), 4 năm rưỡi (Đại họcXây dựng, Đại học Kiến trúc), sinh viên của các trường đại học trên địa bànthành phố Hà Nội tham gia và có ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống, sinh hoạt củathủ đô như môi trường, nhà ở, nước sạch, giao thông, các dịch vụ công cộng,nơi vui chơi giải trí, tình hình an ninh trật tự…

Một trong những trách nhiệm chính trị quan trọng của sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội là phải góp phần tích cực tuyêntruyền, quảng bá hình ảnh của thủ đô đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc

tế Trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa và mở cửa hiện nay, thành phố Hà

Trang 13

Nội muốn phát triển mạnh cần phải có sự giao lưu hợp tác, học hỏi các nước,các thủ đô khác trên thế giới, thu hút đầu tư của nước ngoài Do vậy, cần phảiquảng bá hình ảnh của Hà Nội sâu rộng trong và ngoài nước Sinh viên cáctrường đại học, thông qua các hoạt động học tập, văn hóa thể thao, giao lưuvới các trường bạn, với thanh niên, sinh viên quốc tế…sẽ là cầu nối quantrọng, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với nhân dân trong nước vàbạn bè quốc tế.

* Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Giáo dục là hoạt động truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rènluyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đốitượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợpvới mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất vàtham gia đời sống xã hội

Giáo dục chính trị là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo vệ và pháttriển hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tập hợp, huy động và phát huyvai trò của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ màgiai cấp đề ra

Giáo dục chính trị là giáo dục trong xã hội có giai cấp, giai cấp cầmquyền sử dụng giáo dục chính trị như là một công cụ xây dựng và quản lý xãhội, là con đường, biện pháp truyền bá, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng củađảng cầm quyền; giáo dục chính trị mang tính giai cấp sâu sắc và mang tínhlịch sử, xã hội

Sinh viên là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xâydựng và phát triển của mỗi quốc gia, vì sinh viên là lực lượng trẻ, có tri thức.Vào những năm đầu cách mạng, khi bàn về phong trào thanh niên, chủ tịch

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chỉ có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy nhữnghồi âm của phong trào cách mạng ở phương Tây Chỉ có họ mới có thể nhìnthấy, suy ngẫm, so sánh và hiểu được vấn đề Vì vậy, họ là những người đầutiên tham gia đấu tranh” [25, tr.484] Người đặt nhiều kỳ vọng vào lực lượng

Trang 14

sinh viên, học sinh Việt Nam, trong thư gửi học sinh năm 1945, Người đãviết: “Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốcnăm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của cácem” [26, tr.35] Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết Giáo dục thanh niên là tráchnhiệm của Đảng, chính phủ và của toàn dân.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản ViệtNam luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cáchmạng của dân tộc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngkhoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: Sự nghiệpđổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theocon đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượngthanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện các thế hệ thanh niên; công tácthanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng Vì vậy phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng,rèn luyện và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của thanhniên, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của thanh niên

Từ những cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Công tác giáo dục

chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội làhoạt động có mục đích, có tổ chức của cấp ủy, ban giám hiệu, các cơ quanchức năng của các trường đại học với sự tham gia của chính quyền và các tổchức, lực lượng trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằmnâng cao nhận thức, hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học;rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đúng đắn cho sinh viên, cổ vũsinh viên tích cực học tập, rèn luyện theo chuẩn mực con người mới xã hộichủ nghĩa, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần

Mục đích của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại

học trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm làm cho sinh viên thấy được vai trò,tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị đối với bản thân họ để sinh

Trang 15

viên xác định thái độ và động cơ học tập đúng đắn Bên cạnh đó, sinh viênphải nắm được những nội dung cơ bản của việc giáo dục chính trị để làm cơ

sở, nền tảng định hướng cho hành động thực tiễn Từ đó, công tác giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nộinhằm xây dựng sinh viên thành những con người tha thiết với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng,

có ý chí kiên cường, có tinh thần tự lực tự cường để xây dựng và bảo vệ toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công

Chủ thể công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học

trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm chủ thể lãnh đạo và chỉ đạo, hướngdẫn tổ chức thực hiện Đảng ủy, ban giám hiệu, phòng đào tạo, phòng công tácsinh viên, ban chủ nhiệm các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp, chính quyền nơisinh viên tạm trú trên địa bàn thành phố là những chủ thể có vai trò quantrọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục chính trịcho sinh viên Các cơ quan chức năng, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên,tuyên truyền viên ở các trường đại học là lực lượng trực tiếp quyết định hiệuquả của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên Các tổ chức như hội sinhviên, đoàn thanh niên, ban nữ công, công đoàn…và gia đình sinh viên cóchức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các phong trào sâu, rộng và cósức lan tỏa, hỗ trợ phong phú, sinh động cho việc nâng cao hiệu quả của côngtác giáo dục chính trị cho sinh viên

Đối tượng công tác giáo dục chính trị là lực lượng sinh viên các trường

đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Là một trung tâm kinh tế, chính trịlớn của đất nước, lực lượng sinh viên các trường đại học trên địa bàn thànhphố Hà Nội có sự khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp và cương vịcông tác, do đó cần phải nắm vững đối tượng sinh viên của từng trường để cóhình thức, biện pháp tiến hành các hoạt động giáo dục chính trị cho phù hợp,khả thi và hiệu quả

Nội dung giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa

Trang 16

bàn Thành phố Hà Nội bao gồm học tập chính trị nâng cao nhận thức, hiểubiết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục sinh viên vềđường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước làm cơ sởđịnh hướng cho hành động, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luậtcủa sinh viên Giáo dục về các sự kiện chính trị lớn, ngày lễ trọng đại của đấtnước, của Thành phố Hà Nội như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(3/2/1930), ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944), ngàyQuốc khánh (2/9/1945), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngàygiải phóng Thủ đô (10/10/1954), ngày giải phóng miền Nam thống nhất đấtnước (30/4/1975) Qua đó bồi đắp lòng yêu nước,niềm tự hào, tự tôn dântộc, ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị đó của dân tộc Giáo dục vềnhững chủ trương chính sách của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hà Nội.Sống và học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội, sinh viên phải nắm vữngnhững chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, những quy định của Ủy bannhân dân Thành phố, nắm được các phong trào, các cuộc vận động, các hoạtđộng văn hóa thể thao, chính trị xã hội diễn ra trên địa bàn

Hình thức tổ chức công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường

đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội được sử dụng đa dạng, linh hoạt, vậndụng tổng hợp các hình thức, biện pháp của công tác tuyên truyền, giáo dục,kết hợp với tổ chức hoạt động thực tiễn phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý củasinh viên như: học tập lý luận chính trị theo nội dung, chương trình quy định;sinh hoạt chính trị, thông báo chính trị; giáo dục chung, giáo dục riêng; hoạtđộng giáo dục của các tổ chức lãnh đạo, ban giám hiệu, cơ quan chức năng,chính quyền, quần chúng; kết hợp giáo dục chính trị với các hình thức kháccủa công tác tư tưởng (tuyên truyền cổ động, văn hoá văn nghệ quần chúng).Giáo dục chính trị thông qua các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, thủ đôphát động, các đợt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt Đảng, đoàn, tự phê bình vàphê bình; thông báo thời sự chính sách; thông qua tự nghiên cứu, tự học tập lýluận chính trị của sinh viên Những biện pháp giáo dục chính trị đạt đượchiệu quả cao hay thấp là tuỳ thuộc vào việc tổ chức chặt chẽ, khoa học, việc

Trang 17

triển khai cụ thể, việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên Những hình thức,phương pháp giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bànthành phố Hà Nội được vận dụng phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của mỗinhà trường, không máy móc, giáo điều

Lực lượng tham gia công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các

trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm các tổ chức, các lựclượng trong trường đại học, các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trịcủa thành phố; địa phương, gia đình của các sinh viên cũng góp phần quantrọng trong công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trênđịa bàn thành phố Hà Nội

Vai trò công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Công tác giáo dục chính trị là một nội dung bảo đảm mục tiêu, mô

hình đào tạo toàn diện của các trường đại học Mục tiêu của bậc đại học là

đào tạo những sinh viên có trình độ chuyên môn sâu, vì thế, chương trình đàotạo chủ yếu ở các trường đại học là nhằm trang bị cho sinh viên trình độchuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ Tuy nhiên, sản phẩm của các trường đại họckhông chỉ là những con người có chuyên môn thuần túy, mà phải là nhữngngười có khát vọng sống, cống hiến đúng đắn, có đạo đức nghề nghiệp vữngvàng, đó là những người vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ và cókiến thức toàn diện về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thực sựxứng đáng là những chủ nhân tương lai của nước nhà Việc giáo dục chính trịcho sinh viên là yêu cầu khách quan, tất yếu, là nội dung, biện pháp góp phầnquan trọng thực hiện mục tiêu đào tạo của mỗi trường, đồng thời đáp ứngđược yêu cầu chung của đất nước về đào tạo sinh viên – nguồn nhân lực chấtlượng cao của xã hội

Thông qua việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,giáo dục về truyền thống, về đạo đức cách mạng….giúp cho sinh viên nhận thứcđầy đủ hơn về các quy luật hoạt động của chính trị - xã hội, có khả năng nhìnnhận, đánh giá khách quan, chân thực về thế giới, với những mâu thuẫn vốn có

Trang 18

của nó và cách thức giải quyết mâu thuẫn Từ đó, sinh viên có cơ sở khoa học đểkhám phá, đánh giá và cải tạo thực tiễn theo chiều hướng tốt đẹp hơn Sinh viên sẽhình thành được bản lĩnh vững vàng, kiên định trong quan điểm, lập trường,không tỏ ra hoang mang, dao động trước những biến động chính trị và những tácđộng phức tạp của cuộc sống xã hội, biết lựa chọn phương pháp giải quyết hợp lýnhững khó khăn thách thức đối với bản thân, luôn trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Luôn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmtrong quá trình thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn của bản thân

Công tác giáo dục chính trị góp phần tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của các trường đại học cho sinh viên Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức

chính trị duy nhất có vai trò lãnh đạo Vai trò lãnh đạo của Đảng là cao nhất

và toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là nhân tố thường xuyên,quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Nắm vữngđường lối chủ trương của Đảng trở thành nhiệm vụ bắt buộc, thể hiện tráchnhiệm nghiêm túc của mỗi công dân đối với đất nước, nhất là sinh viên – chủnhân tương lai của nước nhà Quá trình giáo dục chính trị trực tiếp đưa chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụcủa địa phương, nhiệm vụ của nhà trường đến với sinh viên một cách nhanhchóng, chính xác, kịp thời, góp phần định hướng tư tưởng, cố vũ, động viênsinh viên ra sức thi đua thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, đồng thời còngóp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần, xây dựng nhân cách, lối ứng xử văn hóa cho sinh viên

Công tác giáo dục chính trị góp phần xây dựng các trường đại học vững mạnh, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong địa bàn Thủ đô và trong xã hội

Thông qua công tác giáo dục chính trị - tư tưởng mà góp phần quantrọng vào việc làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối của Đảng chiếm ưu thế chủ đạo trong đời sống tinh thần củasinh viên, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh về chính trị của tổ chức đoàn

Trang 19

Thông qua công tác giáo dục chính trị cho cho sinh viên các trường đại họctrên địa bàn thành phố Hà Nội tạo được sự thống nhất về nhận thức, sự đồngthuận trong hành động của các tổ chức, các lực lượng trong các trường đạihọc, góp phần xây dựng các nhà trường vững mạnh về chính trị - tư tưởng.Quá trình giáo dục chính trị góp phần tạo sự đồng thuận về ý thức trách nhiệm củasinh viên với nhà trường, với xã hội, định hướng cho sinh viên khắc phục khó khăn,tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụgiáo dục, đào tạo của nhà trường, của bản thân, đấu tranh khắc phục các tư tưởnglệch lạc, sai trái, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện.

Lực lượng sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội rấtđông đảo, sự lan tỏa ảnh hưởng của sinh viên trên các lĩnh vực hoạt động xã hộicủa Thủ đô là rất nhanh và mạnh, với thế mạnh về trình độ tri thức, khả năng làmchủ khoa học công nghệ và đặc tính nhanh nhạy trước cái mới, sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng trong địnhhướng tư tưởng, tạo trạng thái cảm xúc tâm lý trước các hiện tượng, sự kiện củađời sống xã hội Lực lượng sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố HàNội từ khắp mọi miền hội tụ về Thủ đô, quá trình học tập, rèn luyện tại các trườngđại học, lực lượng sinh viên vẫn thường xuyên giữ mối liên hệ với quê hương,hình ảnh của họ, tính cách của họ thậm trí trở thành niềm tự hào của tầng lớpthanh niên địa phương Vì thế, nhận thức đúng của sinh viên, trạng thái tích cựccủa sinh viên không chỉ là là tác nhân rất quan trọng góp phần tạo nên sự thốngnhất, đồng thuận cao trong đời sống xã hội của Thủ đô Hà Nội mà còn có ý nghĩaquan trọng tạo nên định hướng tích cực cho tâm trạng, đời sống tư tưởng trong đờisống xã hội của cả nước

* Đặc điểm công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Một là, hoạt động giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học

trên địa bàn Thành phố Hà Nội được lồng ghép với các hoạt động của các nhàtrường, hội sinh viên, đoàn thanh niên Mục tiêu của giáo dục đại học được

Trang 20

nêu trong Luật giáo dục nước ta ghi rõ “Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạongười học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, cókiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo,

có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đểthực hiện được mục tiêu đó, cần phải giáo dục sinh viên toàn diện cả vềchuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Cùng vớinội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị đã được đưa vào chươngtrình đào tạo chính khóa của các trường đại học, hoạt động giáo dục chính trịcho sinh viên được các trường tổ chức lồng ghép với hoạt động như: thôngqua những đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, những buổi nói chuyện về tìnhhình thời sự trong nước, thế giới, tham gia các cuộc vận động chung do Trungương đoàn, Trung ương hội tổ chức, những cuộc vận động do các tổ chứcphát động hoặc nhân các ngày lễ lớn của đất nước, của nhà trường, của Thủ

đô Công tác giáo dục chính trị cho sinh viên còn được thực hiện thông quacác hoạt động phong trào của sinh viên như “sinh viên tình nguyện”, “sinhviên lập nghiệp” …

Hai là, chủ thể công tác giáo dục chính trị cho cho sinh viên các trường

đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội rất đa dạng, phong phú Công tác giáodục chính trị cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố HàNội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong các trường đại học, cấp ủy,chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố và địa phương, gia đình của sinhviên Các chủ thể giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học có vaitrò, vị trí, chức năng khác nhau, mỗi lực lượng có những khả năng và lợi thếriêng trong quá trình tham gia giáo dục chính trị cho sinh viên

Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thủ đô, đảng ủy, ban giámđốc và cơ quan chức năng ở các trường đại học là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo,xây dựng và điều hành kế hoạch giáo dục chính trị của các nhà trường Độingũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị là những người truyền thụcho sinh viên nội dung kiến thức của môn học, đồng thời thông qua đó tạo

Trang 21

dựng cho sinh viên niềm tin lý tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tình yêu đốivới quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tráchnhiệm và đạo đức nghề nghiệp Đội ngũ cán bộ đoàn thanh niên, hội sinh viêntại các trường là lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục chính trị,thông qua các hoạt động mang đặc thù thanh niên như tổ chức phong trào

“thanh niên tình nguyện”, các hoạt động diễn đàn sinh viên, truyền thống sinhviên từ đó hình thành cho sinh viên nhiệt huyết, niềm đam mê của tuổi trẻ Độingũ báo cáo viên, cộng tác viên là lực lượng tham gia truyền thụ, cập nhậtnhững vấn đề mới về tình hình thời sự, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thực tiễncủa dân tộc thời đại, từ đó góp phần bồi đắp cho sinh viên bản lĩnh, thái độđúng đắn, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân Địa phương vàgia đình của sinh viên là chỗ dưa về tinh thần, vật chất, động viên, giúp đỡ sinhviên học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành

Nếu các lực lượng trên đây có nhận thức đúng có năng lực chuyênmôn tốt, có trách nhiệm cao, có sự phối kết hợp chặt chẽ thì chắc chắn bảođảm cho công tác giáo dục chính trị cho sinh viên được triển khai nghiêm túc,

nề nếp; công tác giáo dục chính trị cho sinh viên sẽ được đầu tư cần thiết vềlực lượng và cơ sở vật chất để đạt hiệu quả cao và ngược lại, nếu nhận thứckhông nhất quán, năng lực chuyên môn yếu và sự phối kết hợp không chặtchẽ thì chắc chắn công tác giáo dục chính trị sẽ gặp nhiều khó khăn

Ba là, công tác giáo dục chính trị cho cho sinh viên các trường đại học

trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.Trong thực tế hoạt động, công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trườngđại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, bất cập Một

số cấp ủy, chính quyền và ban giám đốc một số trường đại học chưa đánh giá

và quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục chính trị cho sinh viên, ở một sốtrường đại học còn tồn tại quan niệm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chosinh viên là nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách công tác chính trị, tư tưởngnhư văn phòng đảng ủy, phòng công tác sinh viên của các trường Nội dung,

Trang 22

chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giáo dục chính trị cho sinh viên cáctrường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội chậm được đổi mới Nhiều nộidung chương trình dàn trải, thiếu sự chọn lọc, không mang tính tiêu biểu, đạidiện Hình thức, phương pháp giáo dục chính trị còn khuôn mẫu, sơ cứng, íthấp dẫn…

Bốn là, công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên

địa bàn Thành phố Hà Nội chịu sự chi phối của tình hình kinh tế, chính trị, xãhội trên địa bàn thủ đô Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị,hành chính, kinh tế lớn của cả nước, tập trung đông dân, với khoảng 8 triệungười Các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hộiđều đóng trụ sở tại Hà Nội Là thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòabình, Hà Nội còn là trung tâm du lịch hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, danhlam thắng cảnh nổi tiếng, với nhiều nét văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảokhách du lịch trong nước và nước ngoài đến thăm, nhiều khu công nghiệp lớn,quan trọng đóng trên địa bàn thủ đô với lượng công nhân lớn…Vì thế, mật độdân số của Hà Nội xếp hàng cao nhất nước Tình hình kinh tế, chính trị, anninh trật tự ở Hà Nội hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội phức tạpnhư ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội, quá tải về trường học, bệnh viện, nhà ở,nước sạch…Những thuận lợi và khó khăn trên đây tác động tới đời sống, sinhhoạt của sinh viên các trường đại học, tạo nên những tác động cả thuận lợi vàkhó khăn chi phối đến công tác giáo dục chính trị cho sinh viên

1.1.2 Một số vấn đề về chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Từ điển tiếng Việt quan niệm: Chất lượng là thuộc tính vốn có, là cáitạo nên giá trị của sự vật, hiện tượng, con người Mỗi một sự vật, hiện tượng

có chất lượng khác nhau, giá trị tác dụng khác nhau Chất lượng của một sự vật,hiện tượng, con người được biểu hiện ở giá trị, tác dụng trong đời sống Đánhgiá chất lượng hoạt động trong lĩnh vực chính trị - xã hội thường là phức tạphơn trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ, y học…Vì bản chất

Trang 23

con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội

Công tác giáo dục chính trị là một chỉnh thể bao gồm nhiều nhân tốhợp thành Các yếu tố ấy có mối quan hệ hữu cơ với nhau Yếu tố này là tiền

đề, điều kiện của yếu tố kia và ngược lại Nếu thiếu hụt hoặc có sự khiếmkhuyết một yếu tố nào đó đều làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáodục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Vìvậy, xem xét chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trườngđại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải xem xét toàn diện các mặt, các bộphận, yếu tố hợp thành trong tính chỉnh thể của nó

Căn cứ vào quan niệm về chất lượng, về bản chất công tác giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể

hiểu: chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên

địa bàn Thành phố Hà Nội là tổng hợp chất lượng các yếu tố, các bộ phận của hoạt động giáo dục chính trị, được biểu hiện ở nhận thức, năng lực của chủ thể, sự linh hoạt, sinh động của nội dung, hình thức giáo dục chính trị và sự phát triển về nhận thức, phẩm chất chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm và kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập tại các trường đại học.

* Các yếu tố tạo thành chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Yếu tố thứ nhất, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các

chủ thể công tác giáo dục chính trị Đó là năng lực của Đảng ủy, Ban Giámhiệu, đội ngũ giảng viên, cán bộ đoàn thanh niên, hội sinh viên, báo cáo viên,cộng tác viên ở các trường đại học Họ là người tổ chức thực hiện và trực tiếpgiáo dục chính trị cho sinh viên Do vậy, đội ngũ này phải được đào tạo về cơbản, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có nhiệt huyết với nghề nghiệp,yêu nghề, yêu người, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng nổ với cácphong trào đoàn thể Từ đó mới có thể giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện chosinh viên tinh thần yêu nước, yêu lao động, yêu con người, yêu cuộc sống, tin

Trang 24

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vững vàng trước những biến đổi của cuộcsống, không bị cám dỗ, dao động.

Yếu tố thứ hai, nội dung, chương trình giáo dục chính trị Đây cũng là yếu

tố quyết định đến chất lượng giáo dục chính trị cho sinh viên Công tác giáo dụcchính trị có nhiều nội dung, giáo dục sinh viên về nhiều vấn đề khác nhau Dovậy, từng nội dung phải xác định và xây dựng chương trình phù hợp, gắn liềnvới mục tiêu cụ thể của nội dung đó và với mục tiêu đào tạo chung Nội dungchương trình của các môn học lý luận chính trị phải đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu,phù hợp với từng đối tượng sinh viên, với sự nhận thức của sinh viên, có tươngquan, hệ thống với các môn học khác trong toàn bộ chương trình đào tạo củaNhà trường Từ đó, mới trang bị được thế giới quan, nhân sinh quan cho sinhviên Nội dung chương trình liên quan đến việc tuyên truyền đường lối chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phải chính xác, đầy đủ.Việc tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày lễ lớn, trọng đại của dân tộc phảiphản ánh chân thực, sinh động khí thế của sự kiện lịch sử đó, mới tạo ra bứctranh chân thực về sự kiện, tăng niềm tin, niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc chosinh viên khi học tập Tuyên truyền về các cuộc vận động, các sự kiện chính trịlớn của đất nước, của nhà trường phải hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên, làm cho sinhviên thấy rõ trách nhiệm của mình khi tham gia

Yếu tố thứ ba là phương pháp, hình thức sử dụng trong giáo dục Đây là

lĩnh vực góp phần chuyển tải nội dung giáo dục chính trị đến sinh viên, yếu tốquan trọng tạo nên chất lượng của việc giáo dục chính trị Phương pháp, hìnhthức giáo dục được xây dựng và xác định dựa trên chương trình, nội dunggiáo dục và đối tượng sinh viên cụ thể Chất lượng của công tác giáo dụcchính trị thể hiện ở chỗ các phương pháp có phong phú đa dạng hay không, cóthường xuyên được đổi mới hay không, chủ thể giáo dục có linh hoạt trongviệc sử dụng phương pháp hay không Các phương pháp có phù hợp với từngđối tượng sinh viên hay không, hay một phương pháp lại áp dụng cho tất cảsinh viên, ở tất cả các trường Bên cạnh đó còn thể hiện ở chỗ phương pháp

Trang 25

và hình thức giáo dục có phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viênhay không, có lối cuốn hấp dẫn sinh viên tham gia học hay không Giáo dụccác môn lý luận chính trị phải kết hợp nhiều phương pháp, hình thức như dạyhọc nêu vấn đề, dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, thuyết trình,đàm thoại, thảo luận, kết hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ Như vậy mớiphát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tránh tình trạngnhàm chán, thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào giảng viên Các nội dung vềgiáo dục về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhànước phải đưa vào hình thức giáo dục chính khóa, bắt buộc với các phươngpháp phong phú, hấp dẫn sinh viên như thuyết trình, thảo luận nhóm, sânkhấu hóa, tổ chức các cuộc thi Đối với giáo dục các sự kiện chính trị, ngày lễlớn của dân tộc và Thành phố Hà nội có thể kết hợp hình thức giáo dục ngoạikhóa, tự giáo dục với các phương pháp như tổ chức các cuộc vận động, cuộcthi tìm hiểu, kể chuyện, sân khấu hóa…

Yếu tố thứ tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình giáo dục chính trị

cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đây là yếu

tố rất quan trọng, tạo cơ sở cho các chủ thể giáo dục chính trị chuyển tải nộidung giáo dục đến sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tiếp nhận

và phát huy những nội dung giáo dục Cơ sở vật chất bảo đảm quá trình giáodục gồm khuôn viên các nhà trường, nhà hiệu bộ, giảng đường, sân bóng, nhàthể chất, phòng học tin học và ngoại ngữ, ký túc xá sinh viên, điều kiện sinhhoạt, điện nước…Để việc giáo dục chính trị có chất lượng phải có các cơ sởđồng bộ bảo đảm, giúp các chủ thể phát huy được vai trò, tạo niềm tin, giúpsinh viên tự tin, yên tâm học tập Đơn cử, việc giáo dục chính trị không chỉ có

lý thuyết mà phải gắn liện với minh họa, dẫn chứng, mới làm cho nội dung trởnên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục cao Do vậy, cần phải có sự hỗ trợcủa các phương tiện, máy móc tiên tiến, hiện đại như máy tính, máy chiếu,thiết bị âm thanh, internet Sinh viên được học tập trong điều kiện tốt, việctiếp thu sẽ có chất lượng hơn

Trang 26

Yếu tố thứ năm, tinh thần, thái độ của sinh viên các trường đại học trên

địa bàn Thành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ học tập chính trị Đây cũng làyếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục chính trị Tình thần thái độ của sinhviên thể hiện ở ý thức, sự cần cù chăm chỉ, nghiêm túc, tích cực, chủ động,nhiệt tình, có trách nhiệm tham gia các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoạikhóa cũng như tự giáo dục Việc giáo dục là nhiệm vụ của các nhà trường,nhưng người tiếp nhận là sinh viên Nếu sinh viên không cần cù, tự giác,không ý thức được vai trò của việc giáo dục chính trị, không tự giác học tập,rèn luyện, thì các chủ thể giáo dục có tích cực đến mấy cũng không có hiệuquả cao

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Một là, nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chủ thể

giáo dục chính trị là nhân tố đấu tiên quan trọng nhất quyết định đến chấtlượng giáo dục chính trị Do vậy, việc Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giảng viên,cán bộ các đoàn thể, cộng tác viên, báo cáo viên của các Nhà trường ý thứcđược trách nhiệm to lớn của mình trong việc giáo dục chính trị cho sinh viên

là một nhân tố quan trọng làm nên thành công của công tác này Từ việc ýthức này sẽ dẫn đến các chủ thể nêu trên tích cực học tập, rèn luyện, nâng caonăng lực của mình về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp phục vụcho việc giáo dục chính trị cho sinh viên Trên cơ sở ý thức và năng lực đó,các chủ thể giáo dục chính trị mới phát huy hết vai trò, khả năng, nhiệt huyết,tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp, hình thức phù hợp với nội dung củaviệc giáo dục chính trị cho sinh viên, tạo ra chất lượng, hiệu quả cao

Hai là tính khoa học, sát hợp của nội dung, chương trình, sự phong phú về hình thức, biện pháp giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nội dung chương trình là vấn đề cần

được chuyển tải đến sinh viên, trên cơ sở đó hình thành, trang bị cho sinh viên

Trang 27

kiến thức, thái độ, kỹ năng, bản lĩnh, ý thức trách nhiệm Tính khoa học thểhiện ở chỗ nội dung chương trình có đầy đủ, phong phú, chính xác, ngắn gọn,

dễ hiểu, dễ nhớ, sát hợp với đối tượng, mục tiêu đào tạo chung và mục tiêugiáo dục chính trị nói riêng hay không Tính chính xác, khoa học, sát hợp củanội dung tạo cho sinh viên sự niềm tin, yên tâm tiếp nhận Trên cơ sở nắmvững những nội dung chính xác đó mà sinh viên mới có thể giải quyết nhiềuvấn đề khác của thực tiễn cuộc sống, công việc, học tập trong suốt cuộc đời

Hình thức, phương pháp giáo dục chính trị là nhân tố tạo nên sức hấpdẫn, thu hút, lôi cuốn sinh viên vào việc học tập chính trị Nội dung giáo dụcchính trị thường là những vấn đề lý luận khô khan, cứng nhắc, khó tiếp cận,đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ, nghiền ngẫm suy tư Nhưng nếu cóhình thức, biện pháp giáo dục phong phú, sinh động vẫn thu hút được sinhviên học tập Có hứng thú, say mê học tập thì việc giáo dục chính trị mới cóchất lượng cao, sinh viên mới hiểu được nội dung, mục đích giáo dục, biếnbài giảng của thầy thành kiến thức, hành trang của riêng mình, là nền tảng đểhình thành thái độ, kỹ năng, bản lĩnh chính trị cho sinh viên

Ba là, kết quả giáo dục chính trị của sinh viên (biểu hiện ở mức độ

chuyển biến về nhận thức, tình cảm, tư tưởng của sinh viên qua từng nămhọc; ở kết quả học tập, phấn đấu, mức độ hoàn thiện nhân cách của sinh viêncác trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội) Đây là thước đo chấtlượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở các trường đại học Việcnhận thức đúng đắn những nội dung giáo dục, thấm nhuần mục đích, giá trị, ýnghĩa của việc giáo dục sẽ được thể hiện qua thái độ, tư tưởng, hành động củasinh viên trong học tập, rèn luyện, trong việc tham gia các hoạt động xã hội từthiện, phong trào do nhà trường, đoàn, hội tổ chức Cụ thể đó là việc nghiêmchỉnh chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củanhà nước, nội qui, qui định của các nhà trường, đi học đầy đủ, đúng giờ, tíchcực chuẩn bị bài, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi,không sa vào các tệ nạn xã hội Biểu hiện cao độ và là kết quả tập trung là thể

Trang 28

hiện ở kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên qua mỗi năm học và trong cảkhóa học.

1.2 Một số vấn đề về chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội – thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm

1.2.1 Thực trạng chất lượng công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội

* Ưu điểm:

Thứ nhất, nhận thức trách nhiệm, năng lực của các chủ thể giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã

có sự chuyển biến tích cực Hầu hết các nhà trường đều ý thức được tầm quan

trọng của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên và ý thức được vai trò chủthể trong giáo dục chính trị cho sinh viên Đảng ủy, Ban Giám hiệu các nhàtrường luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao nhiệm vụ giáo dục chính trị cho sinhviên, coi đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là nội dung biện phápquan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạocủa mỗi trường, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện Hàng năm căn

cứ vào chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về phương hướng, nhiệm vụ giáodục đào tạo, xuất phát từ đặc điểm, khối lượng nhiệm vụ cũng như khảnăng cụ thể của nhà trường, cấp uỷ, ban giám đốc các trường đại học tiếnhành ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo theo quy định,trong nghị quyết đều đề cập lãnh đạo công tác giáo dục chính trị cho sinhviên trong mỗi giai đoạn, mỗi học kỳ và năm học

Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt các kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫncủa trên, cấp ủy, ban giám đốc các trường đại học đã chỉ đạo các phòngcông tác sinh viên, kết hợp với tổ chức đoàn xây dựng chương trình kếhoạch giáo dục chính trị cụ thể cho sinh viên, gắn với đặc thù các năm học,điều kiện của từng trường, nhằm bảo đảm nội dung, hình thức giáo dụcchính trị cho sinh viên phù hợp và hiệu quả cho từng trường và từng đốitượng Qua khảo sát thực tế, có 57.7% ý kiến cho rằng nội dung, hình thức

Trang 29

giáo dục chính trị cho sinh viên đã có đổi mới thiết thực hơn; 71.7% ý kiếnkhẳng định phương pháp giáo dục chính trị cho sinh viên đã sinh động và

có sức thuyết phục hơn (Phụ lục 5)

Phòng công tác sinh viên và ban chấp hành đoàn các trường đại họctrên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng thammưu cho cấp ủy, ban giám đốc trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dụcchính trị cho sinh viên Đồng thời làm tốt trách nhiệm tổ chức, duy trì cáchoạt động giáo dục chính trị cho sinh viên theo chức năng Dưới sự lãnh đạocủa cấp uỷ; sự chỉ đạo của ban giám hiệu, phòng sinh viên của các trường đạihọc đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng, trực tiếp là cơ quan tuyêngiáo của Thành ủy Hà Nội để xây dựng kế hoạch công tác giáo dục chính trị -

tư tưởng hàng năm, kế hoạch tuyên truyền cổ động, văn hóa văn nghệ cụ thểtrong các học kỳ Tổ chức biên soạn, cụ thể hóa các tài liệu tuyên truyền vềtruyền thống đất nước, truyền thống thủ đô và nhiệm vụ của nhà trường đểphục vụ trực tiếp cho công tác giáo dục chính trị của sinh viên

Xác định vai trò quan trọng và sức tác động to lớn của lực lượng sinhviên, lãnh đạo, chính quyền các cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã lãnhđạo, chỉ đạo gắn công tác giáo dục chính trị cho sinh viên với các hoạt động

cụ thể trong đời sống xã hội của thủ đô, thu hút được sự quan tâm, góp sứccủa các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị xã hội của toàn thành phố,tạo sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị chosinh viên Đồng thời, qua quá trình giáo dục chính trị cho sinh viên mà nângcao trình độ và phương thức lãnh đạo của cấp ủy, của đội ngũ cán bộ chủ trìcác cơ quan, đơn vị; nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và hoàn thiệnphương pháp, tác phong công tác, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ,đảng viên trong hệ thống chính trị của thủ đô

Thứ hai, nội dung, hình thức giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã từng bước được đổi mới, sát hợp và hiệu quả hơn

Trang 30

Nội dung giáo dục chính trị của các nhà trường trước hết thể hiện ởviệc bám sát các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, quy định của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Thành phố

Hà Nội để tiến hành giảng dạy các môn lý luận chính trị bảo đảm đúng nộidung chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo qui định, thống nhất trên toànquốc Các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nghiêm túc thựchiện giảng dạy nội dung các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh theo đúng giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia phát hành Sự thống nhất về nội dung chương trình là

cơ sở để các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự thống nhấttrong việc giảng dạy của giảng viên và học tập sinh viên, tạo điều kiện đểgiảng viên, sinh viên trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong từng trường và giữa cáctrường với nhau Việc giáo dục đường lối, chỉ thị nghị quyết của Đảng đượccác trường chú trọng, bám sát nội dung, chuyển tải trung thực đến sinh viên.Nhiều trường đã rất sáng tạo trong việc thiết kế nội dung chương trình, sơ đồhóa để sinh viên dễ hiểu, dễ tiếp cận

Các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đặc biệt đã coitrọng việc tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, quán triệt vận dụng những vấn đề

cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và tình hình nhiệm vụ của Thủ đô và củatừng trường Dựa trên mục đích yêu cầu của công tác giáo dục chính trị, đặcđiểm của mỗi trường, của Thủ đô, của đất nước, các nhà trường đã thiết kếhình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn thu hútcao Hầu hết các nhà trường đều áp dụng nhiều hình thức giáo dục như giáodục chính khóa, giáo dục ngoại khóa, tự giáo dục Việc kiểm tra, giám sátđược các trường tổ chức chặt chẽ, với sự phối hợp giữa giảng viên, giáo viênchủ nhiệm và các phòng ban chức năng như phòng Đào tạo, phòng Công tácsinh viên, phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng Lãnh đạo, ban giám đốccác trường đại học rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho

Trang 31

công tác giáo dục chính trị như bảo đảm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo,tạp chí, máy chiếu…Qua khảo sát ý kiến sinh viên các trường cho thấy có84.4% ý kiến đánh giá sự quan tâm của các chủ thể (đặc biệt là đội ngũ giảngviên) đối với công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở mức tâm huyết, rấtquan tâm.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng lồng ghép với các hoạt động củamỗi trường và của Thành phố Hà Nội, phòng công tác sinh viên các trường đạihọc đã triển khai thực hiện hệ thống chương trình giáo dục chính trị đa dạng,phong phú, phù hợp và sinh động cho sinh viên, nội dung giáo dục chính trị chosinh viên đã được gắn kết với các chương trình hoạt động hướng về nguồn, sinhviên lập nghiệp, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng; chương trình bồi dưỡng đảngviên mới Hình thức giáo dục ngoại khóa được các nhà trường áp dụng trong việcgiáo dục sinh viên về lịch sử, truyền thống của dân tộc, của Thủ đô Các sự kiệnlịch sử trọng đại của đất nước, các cuộc vận động lớn đều được các trường kịpthời nắm bắt, triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo sinh viên tham gia như cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tấm lướinghĩa tình”, “Vì biển đảo quê hương”, cuộc thi tiếng hát “Tôi yêu Hà Nội”, phongtrào sinh viên tình nguyện, phong trào sinh viên hiến máu nhân đạo… Các trườngđại học còn kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội tổchức các cuộc thi “Rung chuông vàng”, “Theo dòng lịch sử”, “Tôi yêu Hà Nội”.Tham gia thi Olimpic các môn khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minhtoàn quốc Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóacủa người Thủ đô, các trường còn giao cho Đoàn thanh niên tổ chức cho sinh viênthường xuyên tổ chức đi tham quan, dã ngoại thực tế, tổ chức cho sinh viên thamgia dọn vệ sinh ở địa bàn vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần…

Phòng công tác sinh viên các trường đại học đã chú trọng triển khai việcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của phòng sinh viên và tham mưu cho lãnhđạo, ban giám hiệu các trường đại học tiêu chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảngviên chính trị của các trường đại học, đến nay, đội ngũ giảng viên chính trị tại

Trang 32

các trường đại học đã có 3.9% đạt trình độ giáo sư, phó giáo sư, 18.6% đạt trình

độ tiến sỹ, 50,9% đạt trình độ thạc sỹ Lãnh đạo, ban giám đốc các trường đạihọc đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chăm lo bảo đảm cơ sởvật chất cho nhiệm vụ học tập chính trị cũng như các hoạt động giáo dục chínhtrị cho sinh viên, tạo điều kiện về thời gian, lực lượng để các phòng sinh viên kếthợp với tổ chức đoàn của các trường đại học tổ chức 719 buổi bồi dưỡng, hỗ

trợ kỹ năng sống cho sinh viên có 237506 sinh viên tham gia, 454 lần tổ chức

phong trào ngày thứ 7 tình nguyện, chủ nhật xanh với hơn 1697699 lượt sinh

viên tham gia, tổ chức hoạt động Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh với

hơn 38901 công trình, phần việc hữu ích được thực hiện [phụ lục 7] Thống kê

kết quả hoạt động giáo dục của phòng sinh viên các trường cho thấy từ năm

2010 đến năm 2014 các trường đạo học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổchức 09 lần nói chuyện thời sự, tuyên truyền phòng chống âm mưu “diễn biến

hòa bình” cho 9647 sinh viên tham gia Tổ chức 527 buổi diễn đàn, tọa đàm

về cuộc vận động “Học tập và làm theo lời Bác” cho 141211 sinh viên, thanhniên tham dự [Phụ lục 7], tổ chức 5 buổi Biểu dương, tuyên dương "Sinhviên sống đẹp" Phòng đào tạo của các trường đại học đã thực hiện tốt việctheo dõi kiểm tra, tổng hợp tình hình, tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất cácbiện pháp và phổ biến các kinh nghiệm giáo dục chính trị của các trường điểnhình tiên tiến Thường xuyên thực hiện có nền nếp việc bồi dưỡng, kiểm trachất lượng giáo dục chính trị ở cơ sở Tìm tòi, đổi mới nội dung, phương phápgiáo dục chính trị cho sinh viên, từ năm 2010 đến 2015 các phòng sinh viêncùng với tổ chức đoàn ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã

tổ chức gần 384 lần Hội thi kiến thức, tìm hiểu lịch sử dân tộc với 251949

sinh viên, thanh niên tham gia [Phụ lục 7]

Lãnh đạo, ban giám đốc các trường đại học trên địa bàn thành phố HàNội đã chỉ đạo tổ chức đoàn kết hợp lồng ghép việc giáo dục chính trị với cáchoạt động phong trào của Đoàn thanh niên như các phong trào “Tuổi trẻ xungkích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Sinh viên lập nghiệp” ; “Tuổi

Trang 33

trẻ giữ nước”; “Sinh viên tình nguyện”; “Mùa hè xanh”; “Tiếp sức mùa thi”…góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp về lớp sinh viên Thủ đô thời kỳ mới Tổchức Đoàn thanh niên các trường đại học đã phát động phong trào: sinh viênthi đua học tập, lao động sáng tạo để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, khoa họccông nghệ mới; tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam tiếnbước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh” “Thi đua, tìnhnguyện đi xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Các phong trào, hoạt động thực tiễnphong phú, các đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp và phong phú của sinh viêncác trường đại học không những trực tiếp góp phần giáo dục, nâng cao nhậnthức, trách nhiệm chính trị cho sinh viên mà còn tạo môi trường, điều kiệntích cực để sinh viên thể hiện và tự khẳng định bản thân.

Thứ ba, mức độ chuyển biến về nhận thức, tình hình tư tưởng của sinh viên ngày càng tích cực và vững chắc hơn Thông qua học tập chính trị, trình độ

giác ngộ và bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn HàNội được nâng lên Tuyệt đại đa số nhất trí với quan điểm đường lối đổi mới củaĐảng, nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạngViệt Nam Phần lớn trong số họ ý thức rõ vinh dự và trách nhiệm trong học tập,làm chủ tri thức để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, nêu cao tính tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, tích cực học tập, rènluyện tu dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt và không ngừng hoàn thiện phẩm chấtngười sinh viên Thủ đô Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ củaThủ đô và của nhà trường, xác định đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm đối vớinhiệm vụ học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, khi tốt nghiệp sẵn sàngnhận và đi bất cứ đâu khi Tổ quốc cần Nhiều sinh viên có nguyện vọng được trởthành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Vừa là sinh viên, vừa là công dân sống trên địa bàn Thủ đô, sinh viêncác trường đại học trên địa bàn Hà Nội ý thức được vai trò và nhiệm vụ củamình trong việc tham gia xây dựng hình ảnh Thủ đô thanh lịch và văn minh,hiện đại Họ là những người đi tiên phong trong việc chấp hành mọi nội quy,

Trang 34

quy chế của nhà trường, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh quychế dân chủ ở cơ sở, tạo ra sự đồng thuận và đoàn kết trong mỗi trường Sovới ngày đầu mới vào trường đại học, đa số sinh viên đã trưởng thành hơn,nhận thức tiến bộ rõ rệt

Đại đa số sinh viên đều có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,

sự điều hành quản lý của Nhà nước Phần lớn sinh viên đều sống và làm việctheo hiến pháp và pháp luật, thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của nhà nước Bản lĩnh của sinh viên được hìnhthành và khẳng định ngày càng rõ, vững vàng trước những biến động của thựctiễn Tuyệt đại đa số sinh viên đã xác định đúng động cơ, thái độ học tập, rènluyện, tư tưởng lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu quê hương, đất nước, tíchcực học tập rèn luyện là tư tưởng chỉ đạo của đại đa số sinh viên Nhiều sinhviên dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vẫn tự tin, cố gắng quyết tâm học tập,rèn luyện Trước những vẫn đề chính trị nhạy cảm, phức tạp như sự việcTrung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào vùng biển của Việt Nam,sinh viên Thủ đô rất vững vàng về tư tưởng, lập trường, không bị kích động,lôi kéo vào các cuộc biểu tình gây rối trật tự an ninh, làm ảnh hưởng đến quan

hệ Việt Nam với Trung Quốc và ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của nướcViệt Nam trên trường quốc tế Sinh viên Hà Nội không bị lôi kéo, kích động,lợi dụng tham gia vào các cuộc biểu tình, các hoạt động tôn giáo trá hìnhchống phá Đảng, Nhà nước, làm mất trật tự an ninh an toàn ở Thủ đô Nhữngbiểu hiện lệch lạc về tư tưởng hành động trong sinh viên được phát hiện vàuốn nắn kịp thời Có thể nói, công tác giáo dục chính trị ở các trường đại họctrên địa bàn Thủ đô đã góp phần to lớn giữ vững ổn định chính trị, tạo nên sựthống nhất, đồng thuận trong xã hội, tạo nên một thủ đô văn minh, lịch sử,xứng đáng là thành phố “vì hòa bình”, thành phố “xanh – sạch – đẹp”, làtrung tâm kinh tế chính trị đầu não của cả nước

Kết quả học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nộihàng năm chuyển biến ngày càng tiến bộ, số lượng sinh viên tiên tiến ở các

Trang 35

trường những năm gần đây liên tục tăng Số sinh viên tham gia nghiên cứukhoa học, tham gia các cuộc thi olimpic, thi Nhà doanh nghiệp tài ba ngày càngđông hơn Đại bộ phận sinh viên ý thức được mình phải là người tự học hỏi vàhoàn thiện bản thân mình Tinh thần tự giác trong học tập và hoạt động củasinh viên cũng ngày một cao hơn Đông đảo sinh viên các trường tích cực thamgia các phong trào “mùa hè xanh”, “sinh viên tình nguyện”, cuộc vận động “vìbiển đảo quê hương”, cuộc thi tiếng hát “tôi yêu Hà Nội”… Hưởng ứng “NămThanh niên” do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2011, đông đảo sinh viên ở cácnhà trường nhiệt tình tham gia phong trào tình nguyện “Giao thông xanh” doĐoàn trường các trường đại học tổ chức Cũng trong năm 2011, đông đảo sinhviên tham gia phong trào “tình nguyện xanh”, làm sạch bảo tàng, công viên, ditích lịch sử…vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Nhiều sinh viên đã tạmgác việc về quê, đi du lịch, tình nguyện ở lại để tham gia các phong trào “Đền

ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”; chăm sóc các gia đình thương binh liệt

sĩ, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Sinh viên các nhà trường đã hưởng ứng tíchcực phong trào “Tôi yêu Hà Nội”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”, “Sinh viên tình nguyện”… Nổi bật là tham gia các hoạt động xãhội nhân đạo, tình nguyện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiếp sức mùathi; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; xung kích giữ gìn trật tự an toàngiao thông; xung kích phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, bảo tồn và pháttriển truyền thống Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi, xung kích trong hộinhập kinh tế quốc tế…

Hè năm 2012, sinh viên các trường Đại học Công đoàn, Đại học Kinh tế, Đạihọc Giao thông - Vận tải…đã tích cực tham gia phong trào sinh viên tình nguyệntại huyện Đảo Cô Tô (Quảng Ninh), huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa (Hà Nội), TỉnhQuảng Bình, Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, tặng quà cho các chiến sĩhải đảo, dân tộc ít người ở tỉnh Lào Cai, tham gia cuộc thi tiếng hát “Tôi yêu HàNội”, chương trình “tiếp sức mùa thi” tại Hà Nội Bên cạnh đó, sinh viên các

Trang 36

trường đại học còn tích cực tham gia phong trào “vệ sinh giảng đường”, nhằm tạomôi trường cảnh quan sạch đẹp, lớp học kiểu mẫu, tích cực tham gia “Hội chợ từthiện”, xây dựng và ra mắt các quỹ nhân ái như: “Vòng Tay Công đoàn”; “vi tínhcho trẻ em nghèo”…

Cùng với hoàn thành nhiệm vụ học tập, những năm qua sinh viên cáctrường đại học có sự tiến bộ trong tham gia nghiên cứu khoa học Điển hìnhnhư Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 2014 đã triển khai cuộc thi “Sảnphẩm sáng tạo công nghệ thông tin” dành riêng cho những sinh viên đam mêcông nghệ, thực hiện các ý tưởng sản phẩm mang tính thực tiễn ứng dụng cao

Vì thế, trong năm 2014, số lượng cũng như chất lượng các công trình nghiêncứu khoa học của sinh viên tăng hơn so với năm 2013 Cụ thể, đã có 804 sinhviên, với 390 công trình nghiên cứu cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của 468thầy, cô giáo Hội đồng xét chọn đã chấm 23 giải Nhất, 23 giải Nhì, 22 giải

Ba cho các đề tài nghiên cứu xuất sắc với 23 Hội đồng cấp Khoa, Viện.Trường đại học kinh tế quốc dân thành lập “câu lạc bộ sinh viên nghiên cứukhoa học” Năm 2014, đã có 46 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viêntham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học Riêng khoa Pháp luật hình

sự có 18 công trình, Khoa Pháp luật kinh tế 15 công trình, Khoa Pháp luật dân

sự 4 công trình, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế 04 công trình, Khoa Hànhchính-Nhà nước có 2 công trình, Khoa Pháp luật quốc tế 1 công trình, Trungtâm Đảm bảo chất lượng đào tạo 01 công trình, Viện Luật so sánh 01 côngtrình Hội đồng thẩm định Nhà trường đã lựa chọn ra 02 công trình đạt giảinhất, 04 giải nhì, 06 giải ba và 08 giải khuyến khích 02 công trình đạt giảinhất đã được gửi tham dự cuộc thi “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” do BộGiáo dục và Đào tạo tổ chức, kết quả cả 02 công trình này đều được giảikhuyến khích

* Hạn chế, khuyết điểm

Thứ nhất, nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể về giáo dục chính trị cho sinh viên còn chưa đầy đủ, sâu sắc Nhận thức, trách nhiệm,

Trang 37

năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động công tác giáo dục chính trị cho sinhviên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội của một số cấp uỷ, ban giám hiệu,các cơ quan chức năng và đội ngũ giảng viên chính trị còn hạn chế Về nhậnthức, biểu hiện rõ nhất là còn quan điểm cho rằng công tác giáo dục chính trịcho sinh viên chỉ gói gọn trong các hoạt động quán triệt, học tập các chỉ thị,nghị quyết của Đảng cho sinh viên; hoặc cho rằng công tác giáo dục chính trị

là nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách như đảng ủy, phòng công tác sinh viên.Một số chủ thể giáo dục chính trị chưa quán triệt đầy đủ sâu sắc nhiệm vụ,mục tiêu của công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trênđịa bàn Hà Nội, cấp uỷ, ban giám hiệu và chinh quyền cơ sở và cơ quan chứcnăng ở một số trường đại học chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của côngtác giáo dục chính trị cho sinh viên, từ đó chưa quan tâm, đầu tư đúng mức chocông tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thủ

đô Cá biệt có cấp ủy, ban giám hiệu còn biểu hiện khoán trắng việc giáo dụcchính trị cho phòng công tác sinh viên hoặc cho tổ chức đoàn cơ sở nhà trường.Phòng công tác sinh viên một số trường đại học còn có biểu hiện máy móc,thiếu linh hoạt trong tổ chức giáo dục chính trị cho sinh viên; hiện tượng ỷ lạicho cấp trên hoặc thiếu tin vào bản lĩnh, khả năng nhận thức của sinh viên vẫntồn tại trọng một bộ phận giảng viên và cán bộ chuyên trách công tác sinh viên

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng hoạt động chỉ đạo, quản lý, hướng dẫncông tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nộicũng còn bộc lộ những hạn chế; công tác xây dựng kế hoạch chưa thật khoa học Ởmột số trường đại học, nhất là các trường đào tạo về kỹ thuật, khoa học tự nhiên,việc theo dõi và giúp đỡ phòng công tác sinh viên và các tổ chức đoàn tiến hànhcông tác giáo dục chính trị cho sinh viên chưa thật có nền nếp Một bộ phận giảngviên chính trị chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, qua khảo sát thực tế còn13.9% ý kiến sinh viên cho rằng mức độ tâm huyết của đội ngũ giảng viên chính trịcác trường đại học còn ở mức bình thường [phụ lục 6] Thậm chí có tới 38.1%giảng viên chính trị đánh giá thời lượng giành cho nội dung, chương trình giáo dục

Trang 38

chính trị của sinh viên hiện nay là ở mức nhiều [Phụ lục 5]

Do thiếu tâm huyết nghề nghiệp nên một bộ phận giảng viên chính trịchưa tích cực nghiên cứu, học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, phươngpháp giảng dạy còn thiếu đổi mới, nhiều giảng viên giảng dạy các môn học lýluận chính trị chỉ nặng về lý thuyết, dập khuôn theo nội dung của giáo trình

mà ít liên hệ, dẫn chứng thực tiễn để minh họa, giải thích, nâng cao tính sinhđộng,thuyết phục của bài giảng Qua khảo sát thực tế có 24.1% ý kiến sinhviên đánh giá khả năng vận dụng lý luận với thực tiễn và mức độ sinh động,

dễ hiểu của các bài giảng chính trị ở mức bình thường [phụ lục 6]

Tình trạng chỉ quan tâm, chú trọng đến giáo dục kiến thức chuyên mônthuần túy, coi nhẹ, lơ là việc giáo dục về ý thức, thái độ, tinh thần tráchnhiệm, tác phong, lối sống cho sinh viên vẫn tồn tại ở các trường đại học, vìthế, một số cấp ủy, ban giám hiệu, cơ quan chức năng một số trường đại họcchưa thường xuyên sâu sát nắm bắt tình hình tư tưởng của sinh viên trongtrường; chưa thực hiện tốt việc phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng chăm

lo bảo đảm những điều kiện cần thiết cho công tác giáo dục chính trị cho sinhviên nên hiệu quả, sức thu hút của công tác giáo dục chính trị cho sinh viêncòn hạn chế, công tác giáo dục chính trị chưa thật sự phát huy hiệu quả, hiệntượng sinh viên đến lớp ăn mặc hở hang, trang phục kệch kỡm, văng tục, ănquà bánh trong lớp học, xả rác bừa bãi… mà không bị thầy cô nhắc nhở vẫntồn tại Lối sống tự do, vô tổ chức, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng,thậm chí thờ ở vô cảm, hưởng thụ vẫn là một vấn đề cần quan tâm trong đờisống sinh viên của Thủ đô Hà Nội hiện nay

Thứ hai, nội dung giáo dục chính trị cho sinh viên còn chưa thật sự thiết thực, cụ thể, sáng tạo và linh hoạt, phương pháp, hình thức tiến hành giáo dục chính trị cho sinh viên còn chưa thật phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên Do chưa nhận thức đầy đủ sâu sắc về nhiệm vụ, mục

tiêu công tác giáo dục chính trị cho sinh viên nên một số cấp ủy, ban giámđốc và cơ quan chức năng chưa đề cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ

Trang 39

đạo, hướng dẫn công tác giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại họctrên địa bàn Hà Nội, chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các nội dung côngtác giáo dục chính trị với các hoạt động của mỗi trường, với chức trách,nhiệm vụ chuyên môn của mỗi đối tượng đào tạo, vì thế, nội dung giáo dụcchính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nhìn chung vẫncòn tình trạng dập khuôn, máy móc và thiếu bản sắc chủ thể của từng trường.Đến nay vẫn còn có trường đại học chưa quan tâm thoả đáng đến môi trường,điều kiện giáo dục; chưa tạo được không khí dân chủ, cởi mở, phấn khởitrong học tập chính trị, trong việc kết hợp giáo dục chính trị với các hoạt độngngoại khóa của nhà trường một cách hiệu quả nhất.

Ngoài hình thức lên lớp truyền thống, các hình thức như tọa đàm, trao đổi;kết hợp tham quan, viết thu hoạch…còn ít được tổ chức trong giáo dục chính trịcho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Trong điều kiện môitrường một trung tâm văn hóa của đất nước, việc phối, kết hợp, khai thác tiềmnăng tác động của các di tích lịch sử, của lực lượng cán bộ lão thành cách mạng

và truyền thống văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến để tạo thành sức mạnhđồng bộ trong giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn

Hà Nội còn chưa được khai thác hiệu quả Các bài giảng giáo dục chính trị kếthợp sử dụng trình chiếu Powerpoint, sân khấu hóa hoặc kết hợp các hình thức

kể chuyện truyền thống, tham quan lịch sử …tỷ lệ chưa được nhiều Qua khảosát cho thấy còn tới 40% ý kiến sinh viên được hỏi cho rằng nội dung, chươngtrình giáo dục chính trị cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nộihiện nay chưa thật phù hợp [Phụ lục 5]

Ba là, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị và cán bộ chuyên trách phòng sinh viên còn hạn chế cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục chính trị cho sinh viên còn có trường thiếu và không đồng bộ Trình độ kiến thức,

năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị tại các trường đại học trên địa bànthành phố Hà Nội còn chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị

Trang 40

cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng Mặc dù Đảng,Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp quantâm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học (trong đó có độingũ giảng viên chính trị), nhưng thực trạng đội ngũ giảng viên chính trị ở cáctrường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung vẫn chưa đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ Không ít giảng viên chính trị còn thiếu tâm huyết nghềnghiệp, kiến thức, kỹ năng chuyên môn chưa ngang tầm, thậm chí, một bộphận giảng viên chưa thật sự gương mẫu, mô phạm về lối sống, nhân cách nênảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giáo dục chính trị cho sinh viên

Đội ngũ cán bộ phòng công tác sinh viên các trường đại học tuy đượcđào tạo cơ bản từ ngay các trường đại học, nhưng đa số trong đội ngũ nàychưa được bồi dưỡng đào tạo cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác tuyêngiáo, do còn trẻ nên nhiều đồng chí thiếu hụt về kiến thức, kinh nghiệm vốnsống, vì vậy phong cách, kỹ năng viết, nói, diễn đạt còn nhiều khiếm khuyết.Những hạn chế trên đây là nguyên nhân nảy sinh tình trạng đơn giản, côngthức, giáo điều trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, làm hạn chếtính sắc bén trong đấu tranh phê phán những quan điểm, khuynh hướng sailầm, lệch lạc, những thói hư tật xấu, thị hiếu thấp hèn, văn hoá xấu độc trongsinh viên hiện nay

Mặc dù Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương,chính sách đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng trang thiết bị phục vụ giáodục, đào tạo của các trường đại học trên địa bàn Thủ đô, tuy nhiên, với sốlượng các trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội hiện nay rất lớn, phần lớncác trường đại học đã được xây dựng từ lâu, quy mô đào tạo, phạm vi khônggian được thiết kế nhỏ hẹp so với nhu cầu hiện nay rất nhiều Trước sự pháttriển nhanh chóng về phạm vi đào tạo và số lượng sinh viên hiện nay, cáctrường đại học trên địa bàn Hà Nội đều bị quá tải về không gian và điều kiện

cơ sở vật chất Mặt khác theo lộ trình đã được phê duyệt, phần lớn các trườngđại học sẽ phải di dời, chuyển dịch ra ngoài trung tâm Hà Nội, do đó, việc đầu

Ngày đăng: 14/12/2016, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ và giải pháp tăng cườngcông tác tư tưởng trong tình hình hiện nay
Nhà XB: Nxb CTQG
2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng các quan điểmsai trái, thù địch
Nhà XB: Nxb CTQG
4. Ban Chấp hành Thành Đoàn Thành phố Hà Nội. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn các năm 2010, 2011, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếtcông tác Đoàn
5. Lê Huy Bình: Lời dặn của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và hiện thực, Học viện Chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời dặn của Bác Hồ về bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và hiện thực
Nhà XB: Nxb QĐND
6. Phạm Gia Cư: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bồi dưỡng thanh niên quân đội hiện nay, Di chúc của Chủ tịch Hò Chí Minh – Giá trị lịch sử và hiện thực, Học viện Chính trị Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bồidưỡng thanh niên quân đội hiện nay
Nhà XB: Nxb QĐND
7. Lê Duy Chương, Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chínhtrị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, lần thứ 6, Nxb CTQG, Hà Nội 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toànquốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, lần thứ 6
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1994
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCHTrung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ sáu, khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCHTrung ương Đảng lần thứ sáu, khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ năm, khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCHTrung ương Đảng lần thứ năm, khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2007
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ bảy, khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCHTrung ương Đảng lần thứ bảy, khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2007
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Nhà XB: Nxb CTQG
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ tám, khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị BCHTrung ương Đảng lần thứ tám, khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
19. Trần Thị Anh Đào. Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộlàm công tác tư tưởng
Nhà XB: Nxb CTQG
20. Nguyễn Phương Đông: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và hiện thực của Học viện Chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và hiện thực "của Học việnChính trị, "Nxb
Nhà XB: Nxb "QĐND
21. Nguyễn Hoàng Lân, Nghiên cứu kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở trong Quân đội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Chính trị, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ởđơn vị cơ sở trong Quân đội
22. V.I.Lênin Toàn tập, Tập 6, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
23. V. I.Lênin, Toàn tập, tiếng Việt, tập 41, Nxb, Tiến Bộ, Mátxcơva, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w