1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ý THỨC xã hội CHỦ NGHĨA của SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học NGÀNH KHOA học xã hội và NHÂN văn ở hà nội HIỆN NAY

89 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 396,5 KB

Nội dung

Ý thức dân chủ XHCN là một trong những phẩm chất chính trị quan trọng của mỗi công dân, nhất là đối với SV các trường ĐH ngành KHXHNV, những người đang trực tiếp học tập nghiên cứu về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhờ có ý thức dân chủ XHCN mà SV có nhận thức, niềm tin đúng đắn về chế độ dân chủ XHCN, có ý chí quyết tâm trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện; có thái độ chính trị tích cực, góp phần trực tiếp vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường và xã hội. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, phát huy dân chủ XHCN ở mọi tầng lớp nhân dân, trong đó SV các trường ĐH ngành KHXHNV ở Hà Nội, đang là yêu cầu mang tính chiến lược và cấp bách hiện nay.

Trang 1

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Báo chí và Tuyên truyền BC&TT

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ý THỨC

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

11

Trang 2

NHÂN VĂN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

1.1 Một số vấn đề lý luận về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của

sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân

1.2 Thực trạng ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các

trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý THỨC

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

2.1 Yêu cầu nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh

viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở

2.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ

nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài đề tài

Ý thức dân chủ XHCN là một trong những phẩm chất chính trị quantrọng của mỗi công dân, nhất là đối với SV các trường ĐH ngànhKHXH&NV, những người đang trực tiếp học tập nghiên cứu về các vấn đềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Nhờ có ý thức dân chủ XHCN mà SV cónhận thức, niềm tin đúng đắn về chế độ dân chủ XHCN, có ý chí quyết tâmtrong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện; có thái độ chính trị tích cực,góp phần trực tiếp vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trường và xã hội.Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa sự phát triển đất nước, phát huy dân chủ XHCN ở mọi tầng lớp nhân dân,trong đó SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội, đang là yêu cầumang tính chiến lược và cấp bách hiện nay

Sinh viên các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội là lực lượngđông đảo, có trình độ, nhận thức nhanh, dễ thích ứng với các vấn đề mới Sauhơn một phần tư thế kỷ của quá trình đổi mới, nền dân chủ XHCN đã cónhiều thành tựu quan trọng, ý thức dân chủ của nhân dân trong đó có SV cáctrường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội ngày càng được nâng cao Đại đa số

SV đều có quyết tâm, hoài bão, lý tưởng, vươn lên, khắc phục những khókhăn, say mê trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và các phong tràoxung kích của tuổi trẻ

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang thực hiệnchiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá chế độ XHCN ở nước ta, trong đóchúng coi “dân chủ” là một trong những đột phá, thế hệ trẻ là đối tượng quantrọng để chúng lôi kéo, kích động Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thịtrường; những bất cập của quá trình hội nhập quốc tế, tệ quan liêu thamnhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận

Trang 4

không nhỏ cán bộ đảng viên đang diễn ra có chiều hướng phức tạp Ý thứcdân chủ XHCN của một bộ phận SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở HàNội hiện nay, vẫn còn những hạn chế nhất định Một bộ phận chưa có ý thứcdân chủ đúng đắn, hiểu sai lệch về dân chủ XHCN, xói mòn niềm tin đối vớiĐảng, với chế độ dân chủ XHCN Từ đó dẫn đến mơ hồ, lệch lạc trong tư duylối sống, bị lôi kéo mua chuộc, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, pháp luật Nhànước, giảm sút ý chí quyết tâm trong học tập, nghiên cứu khoa học và rènluyện, ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam, phẩm chấtđạo đức của người SV dưới mái trường XHCN.

Xây dựng SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội vữngmạnh về mọi mặt, chính là xây dựng và vun trồng cho tương lai của dântộc Đây là vấn đề quan trọng, là đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệpcách mạng, nhằm góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốcXHCN Điều đó đặt ra tính cấp thiết phải nâng cao ý thức dân chủ XHCN

cho SV Chính vì vậy, đề tài: “Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa to lớn cả

về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có nhiều tác phẩm, bài viết về vấn đề dân chủ, dân chủ XHCN, cũng như ýthức dân chủ XHCN trong sự nghiệp cách mạng XHCN Đảng, Nhà nước,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên ViệtNam, Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, đã ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết,chỉ thị liên quan đến vấn đề dân chủ và xây dựng ý thức dân chủ XHCN ởnước ta, trong ngành giáo dục, trong các học viện, nhà trường, trong đội ngũ

Trang 5

thanh niên, học sinh, SV Đó là những quan điểm, tư tưởng lý luận và phươngpháp luận rất cơ bản, định hướng cho quá trình nghiên cứu của đề tài Hiệnnay đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài như:

Về dân chủ Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học như: “Dân chủ

tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”, của Thái Ninh và Hoàng Chí Bảo, Nxb

Sự thật, Hà Nội, 1991; “Vấn đề dân chủ trong lĩnh vực dân chủ ở nước ta hiện nay”, luận án phó tiến sĩ Triết học của Ngô Hữu Thảo, Hà Nội, 1991;

“Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, luận án phó tiến sĩ Triết học của Mẫn Văn Mai, Hà Nội, 1994; “Dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị”, của GS Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Triết học số 3 (97), 6-1997; “Một

số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”, của TS Đỗ Trung

Hiếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004…Trong đó các công trình:

“Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” của

Đỗ Trung Hiếu đã luận giải dân chủ từ khái lược chung, chiều cạnh triết họcđến chiều cạnh chính trị Từ trình bày sơ lược về thuật ngữ và về lịch sử của

“dân chủ”, tác giả nhận định nội dung của khái niệm “dân chủ” “về cơ bảnvẫn giữ nguyên nghĩa cho đến ngày nay Điểm khác biệt căn bản giữa cáchhiểu về dân chủ thời cổ đại với thời hiện đại là ở tính trực tiếp của mối quan

hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu còn hạn hẹp về khái niệm nhândân” [20, tr.8] Nghiên cứu sự khác nhau của các quan niệm về dân chủ, tácgiả chỉ ra: “Sự phức tạp của vấn đề dân chủ còn nằm ở chỗ: bản thân thuật

ngữ dân chủ ngày nay được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa Bởi vậy, phân

biệt các chiều cạnh khác nhau của nó cũng là việc làm rất cần thiết” Và chínhtác giả đã nghiên cứu vấn đề dân chủ từ những chiều cạnh khác nhau đó Mặc

dù đưa ra nhiều cách tiếp cận phong phú, đa dạng, nhiều chiều về dân chủ,song để luận giải cho vấn đề chính của mình, tác giả đã tiếp cận dân chủ với

tư cách là một nền dân chủ, mà trung tâm của nó là vấn đề nhà nước

Trang 6

Với công trình “Dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị”, Hoàng

Chí Bảo đã luận giải cách xem xét dân chủ dưới góc độ là một chế độ chínhtrị Tác giả chỉ ra: “dân chủ có căn nguyên sâu xa từ kinh tế, có cơ sở trực tiếp

về chính trị, nó là sản phẩm của sự phát triển kinh tế và sự vận động củachính trị” Bên cạnh việc luận giải các mặt không trùng hợp, tác giả còn chỉ ra

sự trùng hợp giữa dân chủ và chính trị dẫn đến sự trùng hợp giữa chế độ dânchủ với chế độ chính trị và chế độ nhà nước [5, tr.56]

Còn với công trình “Nâng cao trình độ văn hoá dân chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”

của Mẫn Văn Mai Công trình đã luận giải vấn đề trung tâm - Trình độ vănhoá dân chủ, tác giả đã tiếp cận dân chủ với tư cách là một giá trị văn hoá Từ

đó đưa ra quan niệm riêng về dân chủ: “Dân chủ là một hiện tượng xã hội,một quan hệ xã hội khách quan Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng vàquyền làm chủ của nhân dân, là quyền lực thuộc về nhân dân và tự do bìnhđẳng của nhân dân trong đời sống xã hội và quan hệ xã hội” Đáng chú ý làtác giả đã chỉ ra nội dung cấu trúc, nội dung trình độ văn hoá dân chủ củanhân dân ta [43, tr.4]

Về ý thức và ý thức dân chủ, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

tương đối toàn diện về ý thức nói chung và ý thức dân chủ nói riêng Trong

cuốn “Ý thức pháp luật” của mình, được Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản

năm 1994, Lê Đức Tiết đã tiếp cận cấu trúc của ý thức bao gồm: “Nhận thức,tri thức, học thuyết, trường phái; tình cảm, thái độ, quan điểm, lập trường,khuynh hướng; ý chí, thói quen…” [62, tr.15] Giáo trình Triết học Mác -Lênin của Nxb Quân đội nhân dân, năm 1995 và của Nxb Chính trị quốc gia,năm 1999 đã luận giải nhiều chiều cạnh của ý thức, từ nguồn gốc, bản chất,kết cấu đến vai trò và tác dụng của nó Đã chỉ ra, ý thức là một hiện tượngtâm lý xã hội, bao gồm toàn bộ quá trình tâm lý tích cực, sự hiểu biết của conngười đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó [23, tr.85]

Trang 7

Về các giải pháp nâng cao ý thức dân chủ XHCN Có rất nhiều công

trình đề cập đến các giải pháp nâng cao ý thức dân chủ XHCN ở các góc độkhác nhau Đáng lưu ý là hệ thống giải pháp, vấn đề tác động về nhận thức,nội dung, phương pháp, phương tiện, cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

của dân chủ, đã luận giải và làm rõ các vấn đề một cách khá toàn diện trong

đề tài: “Nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa” trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ của Phạm Hồng Chương (2004), được Nxb CTQG xuất

Các công trình ngiên cứu về Quy chế dân chủ ở cơ sở, có đề tài: "Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" do

TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn Thông đồng chủ trì [59, tr.63] “Để thực hiện

quy chế dân chủ ở cơ sở” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí cộng sản, số 2 năm

1999; “Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của Lênin để thực hiện

quy chế dân chủ ở cơ sở” của Trần Văn Đam, Tạp chí Dân vận, số 4 năm

2000; "Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với củng cố chính quyền

cơ sở" của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,

số 1 năm 2002; "Dân chủ ở cơ sở - một sức mạnh truyền thống của dân tộcViệt Nam" của Trần Bạch Đằng, Tạp chí Cộng sản, số 35 năm 2003; "Thực

hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp"

Trang 8

của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 năm 2004 Có thể tìm

hiểu khái quát về công trình nghiên cứu này qua cuốn sách cùng tên do NxbCTQG phát hành năm 2003

Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước về: "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay" do GS Hoàng Chí Bảo - Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2002 Đề tài "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống

xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta", do TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 [52, tr 45] "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS, TS Dương Xuân Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

“Chất lượng thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” sách chuyên khảo của TS Tạ Việt Hùng, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội, 2010 [42, tr.21] Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâunghiên cứu về việc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với tăng cường hệ thống chínhtrị ở cơ sở ở các lĩnh vực, môi trường khác nhau, chỉ ra các giải pháp cụ thể đểthực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập nhiều tới vấn đề dân chủ, ýthức dân chủ, với những đối tượng, phạm vi nghiên cứu và hệ thống các giảipháp nhằm mục đích khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách có hệ thống Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn nội dung nghiên cứu không trùng lặp

với các công trình đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích:

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về ý thức dân chủ XHCNcủa SV các trường ĐH ngành KHXH&NV trên địa bàn Hà Nội, đề xuất

Trang 9

những yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức dân chủ XHCN củacủa SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội hiện nay.

HV BC&TT; HV Hành chính (HV CTHCQG Hồ Chí Minh); một số ngànhthuộc HV Ngoại giao; ĐH Công đoàn; ĐH Luật; ĐH Văn hóa và ĐH Hà Nội.Quá trình khảo sát thực tiễn tập trung vào hai trường điển hình là: ĐHKHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) và HV BC&TT (HV CTHCQG Hồ ChíMinh) Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ

nghĩa duy vật lịch sử; vận dụng các tư tưởng, luận điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về dân chủ, dân chủ XHCN, ý thức dân chủ XHCN, xây dựng ý thức dân

Trang 10

chủ XHCN.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn ý thức dân

chủ của SV trong thực hiện dân chủ XHCN trong các trường ĐH ngànhKHXH&NV ở Hà Nội, qua các nghị quyết, báo cáo tổng kết, các nhận định,đánh giá của các nhà trường về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; về côngtác thanh niên; SV trong tình hình mới Sử dụng phương pháp đặc thù củaCNXHKH, vận dụng tổng hợp các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích, sosánh; qua thu thập các số liệu, khảo sát điều tra xã hội học của tác giả và phươngpháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Bộ GD&ĐT, lãnh đạocác trường, các cấp bộ Đoàn, Hội sinh viên trong việc nâng cao ý thức dânchủ XHCN của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội

Đề tài góp phần nâng cao ý thức dân chủ XHCN, đồng thời trực tiếpthúc đẩy việc thực hiện tốt hơn những quy định về thực hiện QCDC trong SV

và định hướng cho SV trong hoạt động thực tiễn

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy, địnhhướng giáo dục về dân chủ và kỷ luật trong các học viện, nhà trường trong cảnước, nhất là ngành KHXH&NV về ý thức chính trị xã hội, ý thức dân chủXHCN và một số chủ đề trong các môn KHXH&NV

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ý THỨC

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề lý luận về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay

1.1.1 Dân chủ và ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

* Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là một hiện tượng xã hội, là một sản phẩm của xã hội loài

người phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định Xét về mặt lịch sử, kháiniệm dân chủ xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại Trong ngôn ngữ của người

Hy-lạp cổ đại đã xuất hiện cụm từ Démos Kratos, trong đó démos là nhân

dân, kratos là quyền lực Như vậy, theo nghĩa ban đầu của nó, dân chủ có

nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân Nói cách khác, dân chủ là một khái

niệm để chỉ một chế độ xã hội mà ở đó “nhân dân là chủ thể của quyềnlực”[60, tr.60] Sự phát triển của dân chủ đã làm xuất hiện nhiều cách tiếp cậnmới, khác nhau đối với phạm trù dân chủ, song dân chủ vẫn là một phạm trùlịch sử phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan mànội dung cốt lõi của nó là khát vọng, là quyền làm chủ, quyền tự do, bìnhđẳng về quyền lực của nhân dân, của một giai cấp nhất định trong một xã hộixác định Phạm vi đề tài này tiếp cận dân chủ dưới góc độ là một hình thứcnhà nước và quyền, nghĩa vụ của công dân dưới chế độ nhà nước, đó là trithức, tình cảm, niềm tin và ý chí về dân chủ

Chế độ dân chủ XHCN Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm chế độ dân

chủ là một phạm trù lịch sử, là một hình thức nhà nước, một hình thức chínhtrị Các hình thái xã hội không có hoạt động chính trị như: chủ nghĩa cộng sản

Trang 12

nguyên thuỷ trước đây và giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sau này lẽ dĩnhiên là không có chế độ dân chủ V I Lênin viết: “Dân chủ là một phạm trùthuộc riêng lĩnh vực chính trị thôi” [31, tr.258] và “Dân chủ tức là chínhquyền của nhân dân” [29, tr.284] Chế độ dân chủ là một chế độ xã hội màquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và đi liền với chuyên chính của nhân

dân Dân chủ đối lập với quân chủ, chuyên chế, độc tài và phát xít.

Như vậy, ngay từ đầu “chế độ dân chủ” là khái niệm dùng để chỉ tínhchất của mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước, nhân dân là chủ thể củaquyền lực C Mác chỉ rõ: “trong chế độ dân chủ, thì chế độ nhà nước, luậtpháp, bản thân nhà nước - trong chừng mực nhà nước là một chế độ chính trịnhất định - chỉ là sự tự quy định của nhân dân và là nội dung xác định củanhân dân” [33, tr.351]

Chế độ dân chủ là một phạm trù chính trị, là sự khái quát thực tại về

các xã hội có hoạt động chính trị và quan hệ chính trị, giai cấp trong xã hội cógiai cấp Dân chủ bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, gắnliền với chuyên chính, phản ánh lợi ích của giai cấp thống trị, không có thứdân chủ trừu tượng, phi giai cấp, siêu giai cấp, ngoài giai cấp Chế độ dân chủ

là một hình thức nhà nước, mà ở đó thừa nhận quyền bình đẳng giữa các công

dân Chế độ dân chủ là một phạm trù lịch sử, nó không thể xuất hiện khi xã

hội chưa nảy sinh giai cấp, sẽ mất đi trong xã hội không còn giai cấp

Chế độ dân chủ XHCN là thành quả đấu tranh cách mạng của giaicấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân, nhândân lao động tiến hành cuộc cách mạng, lật đổ chính quyền của giai cấp tưsản (phong kiến), thiết lập chính quyền và xây dựng bộ máy nhà nước củamình, tạo tiền đề thực hiện dân chủ XHCN, mở rộng tự do cho giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và thực hành chuyên chính với kẻ thù, thôngqua nhà nước của giai cấp công nhân “Đồng thời với việc mở rộng rất

Trang 13

nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho ngườinghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu -chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự dođối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư sản” [28, tr.109]

Bản chất của chế độ dân chủ XHCN là bảo đảm quyền làm chủ thực tế

của nhân dân lao động trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội và tinh thần; phát huy tính tích cực sáng tạo của toàn thể nhân dân trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN thông qua nhà nước XHCN,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đó là “chính quyền của nhân dân, donhân dân làm chủ” [26, tr.218] và cũng là một chế độ dân chủ “hơn gấp triệulần” bất cứ một chế độ dân chủ nào trong lịch sử, như V.I Lênin đã từngkhẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa phát triển sáng tạo quan điểm dânchủ và dân chủ XHCN, Người cho rằng: “dân chủ nghĩa là dân là chủ và dânlàm chủ”[45, tr.375] Triết lý cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thiết kế và

tổ chức xây dựng một chế độ chính trị cách mạng đầu tiên ở nước ta được tómtắt trong hai từ “dân chủ”, nghĩa là “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là

dân, vì dân là chủ”[44, tr.515]; “Nhà nước do nhân dân làm chủ ”[44,

tr.452]; toàn bộ quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân và được thực hiệnqua các hình thức dân chủ

Như vậy, chế độ dân chủ XHCN là một chế độ chính trị mà trong đó

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, một hình thức tự quy địnhcủa nhân dân để chi phối hoạt động của nhà nước, xã hội và công dân trên cơ

sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các công dân, được pháp luật thừanhận, bảo đảm trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và độitiền phong là Đảng Cộng sản

Đặc điểm của chế độ dân chủ XHCN là: Nhân dân lao động là chủ thể

mọi quyền lực của xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm,cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau; phủ định biện chứng

Trang 14

chế độ dân chủ tư sản, kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ và văn minhcủa nhân loại; là hành động cách mạng không ngừng của nhân dân trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội không còn nạn

áp bức giai cấp, dân tộc và “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho

sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [38, tr.628]

* Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc của con người một cách năng động sáng tạo Theo triết học Mác - Lênin, ý thức “chẳng qua

chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến

đi ở trong đó”[36, tr.35]; là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” [27,tr.138]; là “hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức

mà chỉ riêng con người mới có được”[57, tr.1066] Ý thức được nảy sinhtrong mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quanthông qua hoạt động thực tiễn Nội dung ý thức do thế giới khách quan quyđịnh, song ý thức luôn mang tính chủ quan bởi kết quả phản ánh của ý thứcphụ thuộc vào năng lực chủ quan của chủ thể phản ánh

Như vậy, ý thức là một hiện tượng xã hội, mang tính xã hội, không tồntại chung chung, trừu tượng mà nó luôn tồn tại dưới những hình thái ý thức cụthể như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức dân chủ, ýthức tôn giáo… Các hình thái ý thức đó tồn tại tương đối độc lập, phản ánhnhững mặt, những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chúng thườngxuyên tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận động biến đổi và pháttriển Ý thức mang tính tích cực, tự giác, sáng tạo, mang bản chất xã hội, ýthức còn là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp

Ý thức dân chủ XHCN là một dạng ý thức xã hội, phản ánh bản chấtchế độ dân chủ XHCN, đời sống hiện thực XHCN Theo đó sự phản ánh hiệnthực khách quan về ý thức dân chủ, được đề tài xác định bao gồm các yếu tố

cơ bản là: tri thức (nhận thức, hiểu biết); tình cảm (gồm cả niềm tin); thái độ

và ý chí (gồm cả ý chí và quyết tâm)

Trang 15

Từ quan niệm về dân chủ, ý thức có thể quan niệm:

Ý thức dân chủ là một hình thái ý thức đặc thù của ý thức xã hội

trong một xã hội nhất định, phản ánh mối quan hệ dân chủ của đời sống xãhội đó; khát vọng quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực thuộc về nhândân, tổng hòa của nhận thức, thái độ, niềm tin và ý chí của nhân dân về dânchủ, mà trong đó nhân dân là chủ thể quyền lực của một xã hội xác định

Đồng thời có thể đưa ra nội dung: Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa là một dạng đặc thù của ý thức dân chủ, phản ánh đời sống dân chủ của xã hội

xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giai cấp công nhân, phản ánh quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là tổng hoà của nhận thức, niềm tin, thái độ và ý chí quyết tâm; thể hiện bằng hành vi thực hiện dân chủ, định hướng cho nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa

Xét về cấu trúc ý thức dân chủ XHCN gồm: nhận thức; niềm tin; thái

độ và ý chí quyết tâm của chủ thể Nhận thức, niềm tin, thái độ và ý chí dânchủ XHCN hoà quyện, gắn bó với nhau, tác động lẫn nhau trong ý thức dânchủ XHCN Việc nghiên cứu ý thức dân chủ XHCN đòi hỏi phải làm rõ cácnội dung cơ bản này Xác định những nội dung cơ bản đó chỉ có tính chấttương đối, bởi tính chất, cấu trúc và nội dung của ý thức dân chủ XHCN rấtrộng và phức tạp Một mặt, nó được kết cấu như ý thức nói chung (có cảchiều ngang lẫn chiều dọc); mặt khác, nó lại được kết cấu theo các dạng của ýthức xã hội (có cả ý thức thông thường lẫn ý thức lý luận) Cả hai dạng cấutrúc đó lại đồng thời phản ánh mặt tư tưởng và tâm lý của ý thức dân chủXHCN Do đó, khi phân tích theo những nội dung cơ bản (nhận thức, niềmtin, thái độ, ý chí) vừa phải luôn xem xét chúng trong các mối quan hệ với cácnội dung, các yếu tố cấu thành ý thức dân chủ XHCN như kết cấu cơ bản của

ý thức và ý thức xã hội, vừa phải đặt trong các mối quan hệ với chế độ dân

Trang 16

chủ XHCN Ý thức dân chủ XHCN thể hiện thông qua hành vi, hành động thựchiện dân chủ, trong xây dựng, bảo vệ chế độ dân chủ XHCN

1.1.2 Quan niệm ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội

* Sinh viên các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội

Sinh viên các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội hiện nay là lực

lượng đông đảo, đang học tập nghiên cứu tại các học viện, nhà trường thuộcngành KHXH&NV trên địa bàn Thành phố Hà Nội Họ có độ tuổi trung bình

từ 18 đến 24; phần lớn là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; phầnđông là SV nữ, SV nam ngày càng có chiều hướng giảm những năm gần đâychiếm khoảng trên 30%, cá biệt có chuyên ngành chỉ có dưới 15% Họ đượcsinh ra và lớn lên trong quá trình đất nước tiến hành công cuộc đổi mới; đượcgiáo dục trong môi trường thuận lợi, thừa hưởng những thành quả của ông,cha với một nền giáo dục XHCN đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hướngđến xây dựng nền kinh tế tri thức Họ lớn lên trong điều kiện đất nước vừađấu tranh, vừa xây dựng, hoàn thiện và mở rộng nền dân chủ XHCN trên tất

cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo cho mọi người dân thực sự làm chủmọi lĩnh vực đời sống trên thực tế Phần lớn SV xuất thân từ con em nôngdân, công nhân và viên chức, thuộc các dân tộc khác nhau

Sinh viên ngành KHXH&NV, cơ bản có kiến thức tốt về các môn xãhội, có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng, có tình cảm, niền tin, nhạy bén đối vớicác vấn đề chính trị, xã hội Đại đa số các em đều có nhận thức và tình cảmnhất định đến các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, có tâm hồn phong phú,tính nhân văn sâu sắc Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá những vấn

đề trong nước và quốc tế trên các bình diện một cách tương đối nhạy cảm,nhanh chóng Thời gian đào tạo thường là 4 năm; cuối thời gian học tập,nghiên cứu, SV đi thực tế cuối khóa; thi tốt nghiệp, làm khóa luận, tốt nghiệp

ra trường được cấp bằng “cử nhân”

Trang 17

Các trường ĐH ngành KHXH&NV, với các chuyên ngành học và nghiên

cứu đều tập trung, liên quan đến các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa hết sức đadạng, phong phú [Phụ lục 9] Phần lớn các trường ngành này ở Hà Nội đều thuộccác trường công lập nhà nước, có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển.Các nhà trường đã đào tạo nhiều thế hệ SV thành danh là các lãnh tụ chính trị,nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà khoa học có uy tín trong cáclĩnh vực, đã có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển củadân tộc, làm rạng danh đất nước và ngành trong quá trình phát triển Ngày naytrước xu thế hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức, các trường ĐH ngànhKHXH&NV đang vươn lên đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng GD&ĐT,nghiên cứu các lĩnh vực KHXH&NV với nhiều cấp học, bậc học, ngành học, đangành, đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời cung cấp nhiều luận

cứ khoa học có giá trị, những vấn đề thực tiễn vận động xã hội đang đặt ra trongquá trình phát triển đất nước Hiện nay các trường đang mở rộng hợp tác quốc tế,nâng cao chất lượng GD&ĐT, trở thành những trung tâm đào tạo có chất lượngcao trong khu vực và trên thế giới, thu hút nhiều SV trong nước và quốc tế

Hiện nay, cũng giống như một số lĩnh vực, ngành đào tạo khác, ngànhKHXH&NV đang đứng trước những khó khăn thách thức nhất định Do tácđộng của cơ chế thị trường; do nhận thức, tâm lý của người học; do nội dung

và chương trình giáo dục còn nhiều bất cập Do đó hiện nay lượng SV theohọc ngành này đang có chiều hướng giảm, học sinh nam, học sinh giỏi ngàycàng ít thi vào ngành này

Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của cả

nước, Thành phố vì hòa bình, với truyền thống Thăng Long ngàn năm vănhiến, nơi hội tụ những giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc qua các triều đại.Nơi đánh dấu những chiến công oai hùng, hiển hách của dân tộc ta qua cácthời kỳ lịch sử trước đây và trong thời đại Hồ Chí Minh Sau khi mở rộng địa

Trang 18

giới hành chính, Hà Nội đang phát triển vươn lên trở thành một trong nhữngThủ đô hiện đại trong khu vực và trên thế giới Là nơi tập trung hầu hết cáctrường ĐH tại khu vực phía bắc, trong đó có các trường ĐH ngànhKHXH&NV Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các nguồn lực, trung tâm nghiêncứu, ứng dụng quan trọng trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, Thủ đô Hà Nội cũng là nơi các thế lực thù địch đang tìmcách chống phá ta trên mọi lĩnh vực, nhất là thực hiện âm mưu “diễn biến hòabình”, nhằm chuyển hóa, chống phá chế độ và con đường đi lên CNXH củanhân dân ta Đặc biệt, chúng tập trung lợi dụng, kích động, lôi kéo thế hệ trẻ,

SV đang sống và học tập tại Thủ đô Thành phố Hà Nội cũng như các đô thịkhác đang phải chịu những hậu quả của quá trình đô thị hóa, của quá trìnhphát triển nóng, những bất cập trong công tác quản lý xã hội như: văn hóa, y

tế, giáo dục, giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, tội phạmtrong nước, quốc tế, nạn buôn lậu và các vấn đề xã hội phức tạp khác Nhữngthực tế của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội trên đia bàn Thủ đô, đã trựctiếp tác động đến ý thức dân chủ XHCN của SV các trường ĐH ngànhKHXH&NV hiện nay với các mức độ khác nhau

* Ý thức dân chủ XHCN của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở

Hà Nội hiện nay là biểu hiện đặc thù của ý thức dân chủ XHCN của nhân dân

ta, được thể hiện ở một đối tượng cụ thể là SV ngành KHXH&NV

Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành Khoa học xã hội và Nhân văn ở Hà Nội hiện nay là tổng hòa những tri thức, niềm tin, thái độ và ý chí quyết tâm của sinh viên đối với nhiệm vụ thực thi, bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và các quyền lợi, nghĩa

vụ của sinh viên.

Ý thức dân chủ XHCN của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở

Hà Nội là một bộ phận của ý thức xã hội XHCN, chịu sự tác động nhiều mặtbởi các hình thái ý thức xã hội XHCN khác, thường xuyên, trực tiếp nhất là ý

Trang 19

thức chính trị; ý thức pháp quyền; ý thức kỷ luật học đường Do đó, việcnghiên cứu ý thức dân chủ XHCN của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV

ở Hà Nội đồng thời phải xem xét đến các loại ý thức có liên quan

* Ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của SV các trường ĐH ngành

KHXH&NV ở Hà Nội hiện nay, được biểu hiện ở các nội dung sau:

Về nhận thức dân chủ XHCN

Đó là nhận thức về quyền dân chủ, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của

công dân, được Đảng, Nhà nước quy định trong quá trình xây dựng CNXH,

nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản thông qua sự quản lý điều hành của Nhà nước pháp quyền XHCN

Hiểu biết về các thiết chế, cơ chế dân chủ XHCN bao gồm các tổ chứcchính trị xã hội, các mối quan hệ của các tổ chức đó với nhau và quan hệ với nhân

dân Thể hiện bản chất của chế độ XHCN, đảm bảo quyền lực thực tế trên mọi

lĩnh vực thuộc về nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bản chấtcủa giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các văn kiện nghị quyết của Đảng ta, nội dung của dân chủ XHCNđược thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như dân chủ về kinh tế;chính trị; văn hóa; xã hội và trong các mối quan hệ xã hội đa dạng của conngười và cộng đồng xã hội

Biết được các hình thức dân chủ bao gồm: dân chủ đại diện là nhân dân

thực hiện quyền dân chủ thông qua các cơ quan đại diện và người đại diện

trong các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội; dân chủ trực tiếp là

nhân dân trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý xã hội theo quyền hạn,nghĩa vụ, chức trách công dân của mình; hình thức tự quản, qua đó cộng đồngdân cư tự đề ra các quy định thực hiện quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của mìnhtheo những quy định đó một cách tự giác, nhất là trong thực hiện QCDC

Trang 20

Các điều kiện bảo đảm, trước hết là ý chí của nhân dân, vai trò lãnh đạocủa Đảng Cộng sản, vai trò của hệ thống chính trị, năng lực thực hành dânchủ của nhân dân Tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, thông quahoạt động của Nhà nước, phương thức sản xuất, trình độ phát triển xã hội,truyền thống văn hóa, năng lực thực hành dân chủ, QCDC của nhân dân.

Nhận thức sự khác nhau về bản chất dân chủ XHCN và dân chủ tư sản,đây là một trong vấn đề cốt lõi, quan trọng định hướng chính trị, dân chủ cho

SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội Biết được những nội dungtrọng tâm mà các thế lực thù địch, phản động đang tập trung chống phá chúng

ta, với chiêu bài “dân chủ”, “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ không tính từ.”Đối tượng tác động lôi kéo của chúng chính là thế hệ trẻ, học sinh, SV, cáctầng lớp nhóm người bất mãn, cơ hội chính trị, thù hằn với dân tộc, chế độ.Đồng thời vạch trần âm mưu thủ đoạn của kẻ thù là việc làm cần thiết, cấpbách cả trước mắt lẫn lâu dài, giữ vững niềm tin và sự ổn định của chế độXHCN ở nước ta

Về niềm tin dân chủ XHCN

Sự tin tưởng của SV vào chế độ dân chủ XHCN, tin tưởng vững chắcvào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sẽ đảm bảo quyền dân chủcủa nhân dân Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, mục tiêu Đảng

và nhân dân ta đề ra, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến gữa thế kỷ nước ta trở thành nướccông nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, trong đó dân chủ XHCN ngàycàng phát triển và hoàn thiện

Sự tin tưởng của SV về các quyền dân chủ sẽ được thực hiện tốt hơntrong SV, đây là niền tin dân chủ được cụ thể hóa trong đời sống học tập, rènluyện, sinh hoạt hàng ngày của SV Thông qua các tổ chức các hoạt động, SVđược thực hiện quyền nghĩa vụ của mình trên tất cả các nội dung, bằng QCDC

Trang 21

tại các nhà trường Trên thực tế từ nhận thức đến hành động trong thực hiệndân chủ XHCN là điều kiện, môi trường tốt nhất để mỗi SV đáng giá, kiểm trađúng bản chất và có niềm tin về dân chủ XHCN Khi mà niềm tin dân chủXHCN được hình thành trong mỗi SV, thì nó sẽ được củng cố, chuyển hóathành ý chí hành động thực tiễn

Thái độ của SV trước mọi sự việc, việc làm liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình trong thực hiện dân chủ XHCN

Có thể là phản ứng tích cực hay tiêu cực, song nhìn chung khi ý thứcdân chủ XHCN đã được hình thành thì cách xem xét, đánh giá, giải quyết vấn

đề diễn ra một cách, khoa học, tích cực, có phân biệt đúng sai, tốt sấu Thái độ

còn được biểu hiện ở việc xem xét mọi hoạt động chính trị, xã hội trong nước

cũng như trên thế giới, sẽ được SV xử lý dưới “lăng kính” của ý thức dân chủXHCN một cách tích cực, trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh Điều đó khẳng định một khi ý thức dân chủ XHCN trở thành niềmtin trong SV thì thái độ biểu hiện là rõ ràng nhất quán, trước các vấn đề, họ làngười tích cực tán thành ủng hộ hay phản đối, nhất là các vấn đề chính trị, xã hộinhạy cảm, phức tạp Đây thật sự là liều “thuốc thử” đối với SV trước những vấn

đề thực tiễn đạt ra cần giải quyết Nếu được trang bị tốt về ý thức dân chủ XHCN,đứng vững trên lập trường giai cấp thì từng SV sẽ có thái độ chính trị rõ ràng, cóquan điểm đúng đắn và xử lý tốt trước mọi vấn đề

Ý chí quyết tâm của SV trong thực hiện các quyền dân chủ, xây dựng,

bảo vệ chế độ dân chủ XHCN.

Đây là biểu hiện tập trung, là đỉnh cao của ý thức dân chủ XHCN của

SV, là sự chuyển hoá trực tiếp, là kết quả tất yếu của quá trình tích lũy tri

thức, xây dựng niềm tin, thái độ dân chủ XHCN Thông qua ý chí quyết tâm

thực hiện các quyền dân chủ, xây dựng, bảo vệ, thực thi chế độ dân chủXHCN, trực tiếp quyết tâm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, có

Trang 22

thể nhận biết tính toàn diện hay phiến diện của ý thức dân chủ XHCN

Chủ động, nhiệt tình, sáng tạo, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thửthách, vươn lên trong quá trình thực hiện dân chủ, hoàn thành tốt nhiệm vụhọc tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện Mỗi SV có ý chí quyết tâm cao trongthực hiện và phát huy dân chủ XHCN, trong học tập nghiên cứu, trong hoạtđộng xã hội và cuộc sống theo quy định của pháp luật Luật Giáo dục Đại họcquy định nhiệm vụ của người học: “Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyệntheo quy định; Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viêncủa cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rènluyện; Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường,bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử,phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội” [56, tr.36]

1.1.3.Vai trò ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay

Vai trò là chức năng, tác động, tích cực của cái gì hoặc của ai, trong

mối liên hệ với sự vật, hiện tượng và với người khác Mỗi sự vật, hiệntượng trong thế giới khách quan đều có một vai trò nhất định trong mốiquan hệ đối với khách thể Là một bộ phận của ý thức xã hội XHCN, ý thứcdân chủ XHCN của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội có vaitrò cơ bản như ý thức xã hội XHCN Nhưng là ý thức dân chủ của một đốitượng cụ thể, nên vai trò của nó được biểu hiện trên những vấn đề cụ thể sau:

Một là, ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng nhà trường, các tổ chức vững mạnh

Sự phấn đấu, vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ

chính trị trung tâm của mỗi SV Do đó ý thức dân chủ là một động lực, mộttiền đề để SV nỗ lực cố gắng vươn lên, phát huy trí tuệ, tinh thần chủ động

Trang 23

khắc phục mọi khó khăn, tích cực học tập, tìm tòi nghiên cứu nắm chắc cáckiến thức chuyên ngành Nhờ có ý thức dân chủ, SV biết bảo vệ quyền lợichính đáng của mình, trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, say mêtìm tòi khám phá tri thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu của lý luận

và thực tiễn, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập vànghiên cứu khoa học

Ý thức dân chủ XHCN giúp SV tích cực, chủ động trong tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, đây là một trong yêu cầu không thể thiếu, nó hình thành

nhân cách của SV các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội hiện nay.Mục tiêu của giáo dục đào tạo là dạy nghề và dạy người, mục tiêu kép để hìnhthành phẩm chất năng lực cho SV Nhờ có ý thức dân chủ XHCN mà SV tựgiác trong nhiệm vụ tu dưỡng, rèn luyện hiện nay Nhất là hiện nay tác độngcủa mặt trái nền kinh tế thị trường, tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị,đạo đức đang diễn ra khá phổ biến trong Đảng và toàn xã hội, làm ảnh hưởng,cản trở trực tiếp quá trình xây dựng CNXH, đe dọa đến sự tồn vong của chế

độ ta Do đó việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nhân cách người SV là yêu cầuquan trọng Do đó ý thức dân chủ là cơ sở để SV tích cực, chủ động, sáng tạotrong rèn luyện bản lĩnh, nhân cách, chấp hành tốt mọi quy định của nhàtrường, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ mộtcách tự giác, hiệu quả

Ý thức dân chủ XHCN giúp SV tích cực tham gia xây dựng nhà trường, các tổ chức vững mạnh Thông qua hoạt động của nhà trường, Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam làm cho ý thức dânchủ của mỗi SV ngày càng phát triển; mặt khác ý thức dân chủ của SV lại làmột nhân tố quan trọng để mỗi SV phát huy vai trò, khả năng, tình độ, nănglực thực hành dân chủ của mình, thực hiện ước mơ hoài bão, lý tưởng cáchmạng của mình Ý thức dân chủ góp phần quan trọng để SV đề đạt được

Trang 24

những nhu cầu khát vọng của tuổi trẻ như: vấn đề việc làm, xu hướng nghềnghiệp, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, tri thức, giải trí, khám phá, văn hóa…

Hai là, ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa góp phần nâng cao phẩm chất

chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp của sinh viên

Ý thức dân chủ XHCN đóng vai trò quan trọng giúp SV hiểu được cácgiá trị tự do, công bằng, bình đẳng của chế độ ta; đồng thời nắm vững hệthống các tổ chức chính trị, thiết chế bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của côngdân, là điều kiện thuận lợi để nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấpcông nhân Nhờ đó, lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc và chế độ XHCNcàng được tỏ rõ; lòng tin vào công cuộc đổi mới xây dựng CNXH càng đượcnâng cao; ý chí quyết tâm học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện và các hoạtđộng được thực hiện hiệu quả hơn Ý thức dân chủ của SV là một tiêu chíđánh giá trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của SV.Thông qua việc đánh giá đúng, đủ ý thức dân chủ của SV, làm cho công tácnắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng chính trị cho đoàn viên, thanh niên,

tự do, bình đẳng giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo… trong chế độ ta

Ý thức dân chủ là cơ sở để SV nhận thức mối quan hệ giữa dân chủ và

kỷ luật, SV sẽ chấp hành triệt để kỷ luật học đường, chế độ, quy định nhàtrường và các tổ chức đề ra, tuân thủ nghiêm, các quy định của Bộ GD&ĐT

và luật pháp Nhà nước Do đó ý thức chính trị của SV ngành này sẽ được

Trang 25

nâng lên; họ sẽ tự giác tuân theo các chuẩn mực, quy định, nguyên tắc hành viđạo đức xã hội, quan hệ công dân, quan hệ bạn bè Như Bác Hồ từng nhậnđịnh: “củng cố thêm lập trường quan điểm giai cấp vô sản của mỗi người,nâng cao lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện để tăng cường đoànkết nhất trí trên, dưới Đó là kết quả tốt đẹp của sinh hoạt dân chủ, của phêbình và tự phê bình đúng đắn” [46, tr.353]

Ba là, ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở giúp sinh viên nâng

cao nhận thức, phòng chống, đấu tranh với các biểu hiện, hành vi sai trái về dân chủ XHCN.

Trước tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phácủa các thế lực thù địch, nhiệm vụ phòng chống, đấu tranh, ngăn chặn và đẩylùi những tư tưởng, hành vi sai trái, về dân chủ, đã trở nên cấp thiết Ý thứcthức dân chủ XHCN được tạo lập sẽ tạo điều kiện cho SV đấu tranh, ngănchặn, đẩy lùi những ảnh hưởng của tư tưởng cá nhân, tự do vô tổ chức, coinhẹ lợi ích tập thể; nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, đấu tranh chống giannận trong học tập, nghiên cứu khoa học, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân vớilợi ích tập thể và lợi ích xã hội

Ý thức dân chủ còn làm cho SV luôn có tinh thần cảnh giác, kịp thờiđấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, âm mưu thủ đoạn, lợi dụng dân chủchống phá cách mạng của các thế lực thù địch, một cách chủ động Tích cựctuyên truyền, bảo vệ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về dân chủ, bảo vệ đường lối chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhànước, đồng thời, tạo cho họ cơ sở để bảo vệ quan điểm của Đảng trên vấn đềdân chủ, góp phần xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta Mặt khác nhờ

có ý thức dân chủ XHCN, tạo cho họ khả năng “đề kháng”, “miễn dịch”, pháthiện, phân biệt, đấu tranh với những tư tưởng, hành vi, vi phạm dân chủ, phảndân chủ, như chuyên quyền, lạm quyền, độc đoán, gia trưởng và các quanđiểm, tư tưởng dân chủ tư sản, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập Nhận rõ

Trang 26

âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lựcthù địch nhằm “dân chủ hoá”, “phi chính trị hóa học sinh, sinh viên”

Bốn là, ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo nền tảng cho sinh viên xây dựng và phát huy vai trò làm chủ của người công dân, và thực hiện dân chủ ở địa phương, nơi mình công tác trong tương lai.

Với vốn tri thức dân chủ được trang bị trong quá trình học tập, khi tốtnghiệp, SV sẽ hiểu được những vấn đề dân XHCN; biết được những quyềnlợi và nghĩa vụ chủ yếu của người công dân; biết các phương thức thực hiệncác quyền và nghĩa vụ; biết cách giải quyết các mối quan hệ xã hội, quan hệcông dân với chính quyền cơ sở, với nhà nước; cách ứng xử của công dân khiphát huy dân chủ với thực thi pháp luật… làm cho việc thực hiện trách nhiệm,nghĩa vụ công dân được tốt hơn Nhờ đó, họ không những không bị kíchđộng, lôi kéo vào các hành động dân chủ quá trớn, coi thường kỷ cương, phápluật, mà còn gương mẫu chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè,nhân dân, thực hiện tốt mọi đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhànước Tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, làmchủ mọi lĩnh vực, khắc phục khó khăn, thử thách, dũng cảm chống tiêu cực,bảo vệ lẽ phải, thực hiện công bằng, bình đẳng ở cơ quan, đơn vị, địa phương

mà mình công tác trong tương lai

Sinh viên được đào tạo, trang bị kiến thức một cách cơ bản, nhất là ýthức dân chủ XHCN khi hết thời gian học tập, họ sẽ là một nguồn nhân lựcquan trọng, bổ sung lực lượng cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp Là lựclượng tin cậy, nòng cốt, góp phần xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền

cơ sở; thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xãhội, văn hoá; giữ vững trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ởđịa phương, thực hiện tốt QCDC ở nơi mình công tác Sinh viên ngành nàykhi ra trường hầu hết công tác, làm việc trong các cơ quan dân, chính đảng

Trang 27

của hệ thống chính trị do đó khi có ý thức dân chủ XHCN đúng đắn là điềukiện thuận lợi cho công tác sau này của SV.

1.2 Thực trạng ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các

trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân

1.2.1 Những ưu điểm về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân

* Những ưu điểm

Một là, bước đầu sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về dân chủ, dân chủ XHCN ở nước ta trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

Trước khi học ĐH, đa số SV đã được giáo dục và có sự cảm nhận về

những nét cơ bản của dân chủ và dân chủ XHCN Khi vào học, SV được trang bịtri thức, lý luận của nhiều môn KHXH&NV, những kiến thức từ đơn lẻ đến cơbản về hệ thống dân chủ XHCN, ngày càng được bồi đắp vững chắc, nhiều kiếnthức chuyên sâu và cả thực tiễn dân chủ XHCN được định hướng qua cácchuyên ngành học chuyên sâu, được bổ sung trực tiếp hàng ngày Những nộidung cơ bản về dân chủ trong SV, xây dựng môi trường sư phạm theo nhữngyêu cầu nội dung cơ bản của dân chủ XHCN được SV nắm bắt tương đối tốt

Qua khảo sát với câu hỏi: “Bạn hiểu như thế nào về dân chủ?”, đã có gần 41,1%

ý kiến trả lời đúng các vấn đề dân chủ đặt ra Trong đó, 58,7% biết được dân chủ

là: Quyền lực thuộc về nhân dân; 38,8% biết được Dân chủ là một trong những hình thức của nhà nước [Phụ lục 1]

Họ biết được một số quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản củacông dân và của SV Họ hiểu được mọi SV đều được hưởng đầy đủ các quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân, SV thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật,Luật Giáo dục, chế độ quy định của Bộ GD&ĐT, quy định các nhà trường,

Trang 28

các tổ chức Qua học tập quy chế, các chế độ quy định hầu hết biết được tráchnhiệm, các chế độ, nghĩa vụ của SV Qua khảo sát cho thấy, phần nhiều SVcác trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội hiện nay nắm vững các điều quyđịnh về quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập Sinh viên biết được cácQuy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong nhà trường, QCDC của trườngmình Khi tham gia vào hoạt động của nhà trường, họ nắm tương đối vữngcác nội dung thực hiện dân chủ trên các nội dung cơ bản; biết được các hìnhthức, chế độ, phương pháp thực hiện dân chủ ở nhà trường theo quy định của

Nhà nước, Luật Giáo dục, Quy định của Bộ GD&ĐT Khi được hỏi: “Bạn có được quán triệt, học tập Quy định về thực hiện dân chủ ở nhà trường hay không?”, đã có 77,45% trả lời là Có được học [Phụ lục 3b]

Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong môitrường học tập Phần lớn hiểu được dân chủ và kỷ luật trong SV, đó là haimặt quan hệ chặt chẽ, thống nhất, tác động lẫn nhau, thể hiện bản chất tốtđẹp của người SV Biết được việc giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ pháthuy năng lực, trí tuệ, trách nhiệm của mọi SV, là cơ sở để nâng cao giácngộ chính trị, tính tự giác của SV trong chấp hành kỷ luật, đấu tranh vớicác biểu hiện thiếu dân chủ, dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ vi phạm

kỷ luật, pháp luật Qua câu hỏi: “Môi trường sư phạm trong GD&ĐT là môi trường dân chủ?”, có: 84,6% SV trả lời đúng Dân chủ phải gắn liền với kỷ luật Ở Lớp CNXHKH K29, K30; Lớp Lịch sử Đảng K30, K31 (HV

BC&TT) và Lớp Chính trị học K56 (ĐH KHXH&NV) đã có kết quả là:83,5%, 82,3% và 89,5% [Phụ lục 2a]

Sinh viên, biết được một số biện pháp cơ bản thực hiện dân chủ ở cácnhà trường Nhiều SV nắm được việc thực hiện dân chủ, bảo đảm các quyền

và nghĩa vụ của SV trước hết phải thông qua các tổ chức và đội ngũ cán bộcác cấp Vứi nội dung trao đổi, khi có những vướng mắc trong cuộc sống sinh

Trang 29

hoạt và học tập, bạn sẽ “gặp ai để giải quyết khi có những vướng mắc trong cuộc sống sinh hoạt và học tập?”, có 36,4% ý kiến SV cho biết: sẽ thông qua Cán bộ và các tổ chức đại diện Trong đó Lớp CNXHKH K29, K30 (HV BC&TT) có: 86,6% SV trả lời gặp Lãnh đạo, cán bộ quản lý; Lớp Văn học K55 (ĐH KHXH&NV) có: 42,85% trả lời gặp Cán bộ Đoàn thanh niên, Hội SV; ở Lớp Chính trị học K56 (ĐH KHXH&NV) có: 29,37% trả lời sẽ gặp Cán bộ phụ trách khóa, lớp [Phụ lục 3a]

Biết nhận diện được một số quan điểm, tư tưởng, hành vi phi dân chủ,

thiếu dân chủ, vi phạm dân chủ Nhiều SV còn nhận thức được các biểu hiện

trên còn tồn tại ở nhà trường Kết quả khảo sát có: 5-17% SV các trường ĐH

ngành KHXH&NV được hỏi, đã xác nhận các biểu hiện như: gia trưởng, quan liêu, coi thường tập thể, hách dịch, cửa quyền, tham ô, thiếu công bằng, trù úm sinh viên… còn xảy ra ở trường mình [Phụ lục 4b]

Hai là, hầu hết sinh viên tin tưởng vào chế độ dân chủ XHCN ở nước

ta, tại các nhà trường cũng như đối với xã hội.

Đa số họ tin tưởng vào con đường đi lên CNXH, sự nghiệp đổi mới và

tiến trình dân chủ hoá XHCN do Đảng ta lãnh đạo, thừa nhận quy luật pháttriển của các chế độ xã hội trong lịch sử, sự thắng lợi tất yếu của XHCN, sựthành công của việc xây dựng chế độ dân chủ XHCN trên thế giới cũng như ởViệt Nam Họ thấy được, mặc dù vừa qua CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp

đổ, bất lợi cho CNXH Song cũng thấy rõ những thành quả trong công cuộccải cách, đổi mới của các nước XHCN, đã củng cố thêm niềm tin vào chế độ

và con đường đi lên CNXH, quá trình xây dựng XHCN ở nước ta Họ tin

tưởng dân chủ XHCN ở nước ta sẽ ngày càng phát triển, nhân dân sẽ phát huyđược quyền làm chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội Tệ quan liêu, thamnhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ được khắc phục, tình trạng thiếu tôntrọng pháp luật sẽ bị đẩy lùi Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền

Trang 30

XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ thu được nhiều thành tựu Mục tiêu:

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” sẽ trở thành hiện thực

Với câu hỏi: Thời gian tới, “thực hiện cải cách hành chính ở nhà trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN sẽ được thực hiện như thế nào?” trong thời gian tới, có 75,7% SV ngành này được hỏi, cho rằng sẽ Được thực

hiện tốt hơn [Phụ lục 6a].

Phần lớn SV tin tưởng vào các chế độ, quy định thực hiện dân chủtrong SV và các trường ĐH Quá trình thực hiện dân chủ hóa trong các nhàtrường ngày càng được tổ chức và thực hiện tốt, đảm bảo mọi quyền lợi vànghĩa vụ của SV, nhất là khi ra trường có việc làm ổn định, như ngành, nghềmình đã học Sinh viên nhận thấy, việc ban hành và đẩy mạnh thực hiện cácquy định thực hiện dân chủ trong SV hiện nay là rất cần thiết Sinh viên tintưởng rằng các biểu hiện mất dân chủ, lợi dụng dân chủ, tự do, vô kỷ luật,những hành động biểu hiện sai trái ở một số SV sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi Với

câu hỏi: “Theo bạn, thời gian tới việc thực hiện dân chủ và QCDC ở nhà trường và xã hội sẽ được thực hiện như thế nào?”, đã có tới 80,5% SV được

hỏi tin rằng sẽ Được thực hiện tốt hơn [Phụ lục 6b]

Tỷ lệ này được kiểm chứng ở SV năm cuối các trường ngành này, có71,0% ý kiến xác nhận những mặt tích cực trong ý thức dân chủ XHCN của SV

hiện nay, là Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở nước ta, trong các nhà trường Tại Lớp Chính trị học K54 (ĐH

KHXH&NV) và Lớp Báo chí K29 (HV BC&TT) là: 76,1%, và 81,5% [Phụ lục7]

Sinh viên phấn khởi, tin tưởng, có sự nhất trí cao trước việc Đảng tathực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” theo Nghịquyết Trung ương 6/khóa VIII; “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay” theo Nghị quyết Trung ương 4/khóa XI, từng bước làm trong sạch

Trang 31

Đảng, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ởmột bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã

hội, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Với câu hỏi:“trước những thành tựu của công cuộc đổi mới, tiến trình dân chủ hoá XHCN ở nước ta thì bạn cảm thấy thế nào?”, có: 80,1%, 73,4% và 67,3% SV được hỏi bày tỏ sự Cảm

phục, phấn khởi và Vui mừng [Phụ lục 5a]

Đa số SV cũng bày tỏ sự phấn khởi, vui mừng trước việc Đảng, Nhànước, Bộ GD&ĐT và các nhà trường triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, banhành quy định tổ chức và hoạt động của các tổ chức, dân chủ trong các nhàtrường, tích cực cụ thể hoá, triển khai thực hiện các quy định này Với câu

hỏi: “Trước những kết quả thực hiện dân chủ ở trong các nhà trường ngành này bạn cảm thấy thế nào?”, đã có: 91,7%, 80,2% và 73,0% SV được hỏi xác

nhận có sự Cảm phục, phấn khởi và Vui mừng [Phụ lục 5b].

Qua tiếp xúc, trao đổi với nhiều SV được biết: không chỉ nhất trí mà họcòn tích cực ủng hộ việc đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở, coi đó là mộttrong những hình thức, biện pháp để “sinh viên biết, sinh viên bàn, sinh viênlàm, sinh viên kiểm tra” Bên cạnh đó, họ còn tích cực đóng góp ý kiến cho

đội ngũ cán bộ, đảng viên và SV, phê phán, đấu tranh với các tư tưởng, hành

vi dân chủ sai trái, bảo vệ các chế độ, quy định thực hiện dân chủ Những saiphạm của cán bộ, giảng viên, đảng viên và bạn bè, luôn nhận được sự quantâm, giúp đỡ, đóng góp xây dựng của SV thông qua sinh hoạt góp ý, lấy ýkiến Được biết trong các đợt đóng góp ý kiến phê bình cán bộ các cấp, giảngviên, đảng viên và bạn bè thường có thái độ tích như thế nào, có 34,6% SV

được hỏi xác nhận là có thái độ Tích cực [Phụ lục 4a].

Ba là, sinh viên luôn nêu cao tinh thần làm chủ trong các nhiệm vụ, có thái

độ tuân thủ nghiêm pháp luật Nhà nước; kỷ luật, quy định của Bộ GD&ĐT và các nhà trường.

Đại đa số SV xác định được mình là chủ nhân của sự nghiệp xây

Trang 32

dựng, bảo vệ Tổ quốc, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sựnghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp xây dựng, bồi dưỡng thế hệ trẻ, có ýchí phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành chức trách,nhiệm vụ học tập, rèn luyện Họ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, đề caodân chủ trong thực hiện nhiệm vụ học tập chính trị, văn hoá, quân sự,nghiên cứu khoa học, rèn luyện bản lĩnh và tác phong Nhận định củasinh viên năm cuối các trường ĐH ngành KHXH&NV ở Hà Nội về những

mặt tích cực trong ý thức dân chủ XHCN, khi được hỏi đã xác nhận Hầu hết có thái độ tôn trọng và tuân thủ nghiêm pháp luật nhà nước, quy định của Bộ GD&ĐT, kỷ luật nhà trường; Lớp Lịch sử K54 (ĐH KHXH&NV)

tỷ lệ này lên tới gần: 60%; Lớp Báo chí K29 (HV BC&TT) là gần: 63%

sư phạm không mẫu mực, hay lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật ở một

bộ phận cán bộ, giảng viên, đảng viên và SV Họ cũng lên án và đấu

tranh với tệ gia trưởng, quan liêu, tham ô, thiếu công bằng, trù úm, trongviệc đối xử với SV, hay dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ, vi phạmpháp luật, ở một bộ phận cán bộ, giảng viên, đảng viên và SV Trong cácđợt đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, giảng viên, đảng viên và bạn bè,

bạn thường có thái độ thế nào như thế nào, qua trao đổi cho thấy ở Lớp

CNXHKH, K29, K30 (HV BC&TT) có 42,8%; Lớp Lịch sử đảng K30,

K31 (HV BC&TT) có 50,8% SV được hỏi, bày tỏ mình có thái độ Tích cực [Phụ lục 4a] Ở SV năm cuối có 47,1% lượt công nhận Tích cực tham

Trang 33

gia sinh hoạt tự phê bình và phê bình [Phụ lục 7]

Bốn là, phần nhiều sinh viên có ý chí quyết tâm cao, biết làm chủ bản thân, ra sức khắc phục khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện dân chủ, sẵn sàng nhận và thực hiện nhanh chóng có hiệu quả các nhiệm vụ.

Hầu hết SV có quyết tâm cao làm chủ bản thân, làm chủ quá trình học

tập, rèn luyện Dù phải rèn luyện, học tập trong môi trường sư phạm, vất vả,thiếu thốn, nhiều SV xa gia đình, cuộc sống nơi thành phố, nhiều SV khókhăn, song họ không những biết vượt lên những khó khăn, mà còn tự chủ,kiểm soát được công việc học tập, ăn ở đi lại, sinh hoạt của mình, giúp đỡ lẫnnhau, cùng nhau xây dựng lớp, trường vững mạnh Họ không để các nhu cầulợi ích cá nhân vượt quá những quy định, điều kiện cho phép; ý chí quyết tâm,

đã giúp SV chủ động tham gia các hoạt động xung kích, tình nguyện, vàocông việc chung của tập thể Nhìn chung ít có biểu biện ngại khó, ngại khổ,ngại rèn, chây ì, từ chối nhiệm vụ hay chống đối, xa đà vào các tệ nạn xã hội

và có những tư tưởng, hành vi dân chủ sai trái, không để kẻ xấu lôi kéo, kíchđộng Trong quan hệ bạn bè, thầy cô đúng mực, lễ phép, nhất là quan hệ bạn

bè khác giới, vừa có tình bạn đẹp, vừa có tình yêu trong sáng, không đểnhững biểu hiện tiêu cực sảy ra trong quan hệ nam, nữ làm ảnh hưởng đếnhọc tập, tâm lý, đạo đức, thanh niên, SV

Một ưu điểm nổi bật là đa số SV ngành này sẵn sàng nhận, hoàn thànhmọi nhiệm vụ nhà trường, các tổ chức giao cho Từ khi vào giảng đường ĐH,đến khi học tập, nghiên cứu ở khoa chuyên ngành, hầu hết mọi SV đều vuimừng, phấn khởi nhận nhiệm vụ, chấp hành sự điều hành của tổ chức Mặc dùviệc học tập xa nhà, làm đảo lộn cuộc sống bình thường của mỗi SV, songhầu hết họ đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ Nhiều trường hiện tại còn chưa

bố trí được chỗ ở trong ký túc xá, SV phải ở trọ rải rác, xa trường, nhưng họđều thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, rất ít có hiện tượng bỏ học,

Trang 34

vi phạm tệ nạn xã hội, thoái thác, lẩn tránh các hoạt động chung của đoàn,hội, nhà trường Theo số liệu thống kê qua điều tra một số lớp tại các nhà

trường những năm gần đây cho thấy có: 82,6% SV tốt nghiệp khá, giỏi (12,75% giỏi); 76,16% rèn luyện tốt; hàng năm có: 6,38% SV được kết nạp vào Đảng và có: 13,3% SV được khen thưởng hàng năm [Phụ lục 8].

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Thứ nhất, những thành tựu của công cuộc đổi mới và những bước tiến của nền dân chủ XHCN ở nước ta tạo thuận lợi căn bản cho việc hình thành, phát triển ý thức dân chủ XHCN của sinh viên

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta lãnh đạo trong nhữngnăm qua đang phát triển thuận lợi, bước đầu thu được những thành tựu hếtsức quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Sứcmạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường, đời sống của nhân dân ngàycàng thay đổi cải thiện, nền độc lập dân tộc củng cố vững chắc, chế độ XHCNđược củng cố vững chắc và giữ vững, vị thế của nước ta ngày càng được nângcao ta trên trường quốc tế

Trên lĩnh vực dân chủ, “Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã

hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốthơn Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi viphạm pháp luật được coi trọng; Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNđược đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên” [15, tr.4].Nhiều chính sách, luật pháp, quy định bảo đảm quyền dân chủ của nhândân, được triển khai có hiệu quả, đã đem lại những lợi ích, nhu cầu chínhđáng của nhân dân Trên thực tế một chế độ XHCN được đảm bảo, đã gópphần nâng cao ý thức dân chủ XHCN của toàn dân, trong đó có SV

Tiến trình dân chủ hoá XHCN do Đảng lãnh đạo đã từng bước đấutranh, ngăn chặn, hạn chế các hành vi xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân

Trang 35

Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn, đẩy lùi suythoái về chính trị, đạo đức, lối sống bước đầu đã thu được nhiều kết quả quantrọng Nhà nước pháp quyền XHCN tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện,nền hành chính được cải cách một bước tích cực trên thực tế Nhân dân pháthuy được vai trò người chủ đất nước, biết cống hiến, biết hưởng thụ nhữnggiá trị, thành quả do mình sáng tạo nên

Chúng ta đã chủ động đấu tranh đẩy lùi những tư tưởng, hành động saitrái về dân chủ, góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồngthuận trong xã hội… giáo dục ý thức nâng cao cảnh giác cách mạng, vạch trầncác thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, chính trị góp phần làm thất bại chiến lược

“diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch Trên mặt trận tư tưởng văn hoá,chính trị, ngoại giao đã đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, của các thế lựcphản động, thù địch núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” vu cáo,xuyên tạc, gây sức ép chống phá Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị,nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Thứ hai, có sự nhận thức và quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo quản lý, trong nhà trường trong giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện ý thức dân chủ XHCN cho sinh viên.

Thời gian qua, hầu hết các cấp lãnh đạo, quản lý ở các nhà trường đã có

sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức chính trị nóichung và ý thức dân chủ XHCN nói riêng cho SV Trong đó, việc thực hiệndân chủ là vấn đề thuộc về nguyên tắc, bản chất của người SV Có dân chủmới làm cho SV phấn khởi, tự nguyện, tự giác đề ra sáng kiến, đoàn kết nội

bộ, giữ nghiêm kỷ luật, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, thực hiệntốt mọi nhiệm vụ được giao “Lấy giáo dục chính trị tư tưởng làm địnhhướng, lấy hoạt động hỗ trợ đoàn viên, sinh viên phát triển toàn diện làmtrọng tâm, trên cơ sở phát huy vai trò của đội ngũ đoàn viên, cán bộ; phát huy

Trang 36

vai trò nòng cốt chính trị đẩy mạnh phong trào Hội sinh viên tạo không khígiao lưu đoàn kết, xây dựng phong cách sinh viên Nhân văn hướng tới xâydựng một học đường trẻ trung, kỷ cương, văn minh” [9, tr.2] Đồng thời “do

có sự nhận thức và quan tâm đúng mức của cán bộ các cấp về xây dựng lậptrường, quan điểm, động cơ, thái độ chính trị, nhất là việc giáo dục, rèn luyệntinh thần làm chủ, ý thức kỷ luật nên đã tạo cơ sở rất quan trọng để xây dựngnên ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên”[49, tr.6]

Các cấp uỷ đảng, lãnh đạo, quản lý các nhà trường đã tích cực phổbiến, quán triệt nhiều văn bản, chỉ thị, quy định về thực hiện dân chủ trongcác trường đại học Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quyết định số

04/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường Quy định những

nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

và các cơ sở giáo dục công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Các cơquan và ban ngành cũng thường xuyên phối hợp, tuyên truyền, quán triệt chocán bộ, giảng viên, học sinh, SV các kiến thức pháp luật, bảo vệ an ninh chínhtrị nội bộ, xây dựng nếp sống chính quy, tuân thủ pháp luật, Luật Giáo dục,quy định các nhà trường Các văn bản, thị thị của Chính phủ, hướng dẫn của

Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác bảo vệ, nội bộ, chính trị tư tưởng, đấutranh về nhân quyền trong tình hình mới

Thứ ba, thường xuyên phát huy vai trò các tổ chức của sinh viên trong xây dựng, củng cố vững chắc môi trường dân chủ và kỷ luật ở các nhà trường

Hệ thống tổ chức đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của SV, thườngxuyên được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả Các tổ chức lãnh đạo, quản

lý, (Đoàn thanh niên, Hội SV, Công đoàn, Phụ nữ…) luôn được củng cố, đổimới về nội dung, hình thức hoạt động Nhiều mô hình tổ chức hoạt động hiệu

Trang 37

quả, chẳng hạn như tại trường ĐH KHXH&NV với “Câu lạc bộ sinh viên,Hội sinh viên trường đã tiếp tục phát triển một số mô hình sinh hoạt câu lạc

bộ mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sinh viên, Câu lạc bộ Thể dục cổ động,Đội văn nghệ” [9, tr.7] Hiện nay tại đây có các câu lạc bộ đang hoạt động,thu hút trên 12.000 lượt SV, hội viên tham gia, tạo sân chơi lành mạnh, bổ íchcho đoàn viên, thanh niên, SV trong và ngoài nhà trường

Các quan hệ SV thường xuyên được củng cố, quan hệ bạn bè hài hòa,được đề cao, nhất là trong tình bạn, tình yêu đôi lứa, không vụ lợi, khôngchạy theo vật chất tầm thường đánh mất nhân cách người SV nhân văn dướimái trường XHCN Quan hệ thầy trò, các khóa, các chuyên ngành, quan hệgiữa giảng viên với SV được coi trọng, giảng viên “vừa dạy chữ vừa dạyngười”, SV luôn kính trọng, yêu mến, vâng lời thầy cô Người giảng viênluôn tôn trọng danh dự, thương yêu, giúp đỡ, lắng nghe ý kiến, tâm tư,nguyện vọng của SV; luôn gương mẫu về đạo đức, lối sống và hành động

Nhiều hình thức sinh hoạt dân chủ ở các nhà trường được thực hiện đápứng được nhu cầu của SV Bên cạnh sinh hoạt đoàn, hội, công đoàn, khoachuyên ngành trong đó các nội dung: tài chính công khai, bình bầu thi đuakhen thưởng, SV xuất sắc, giảng viên giỏi, đóng góp ý kiến phê bình… đượcthực hiện Tại nhiều nhà trường, phong trào thi đua phát huy dân chủ diễn ra,sôi động, rộng khắp, xác định được các nội dung dân chủ và kỷ luật Các mụctiêu, nội dung thi đua không chỉ là những khẩu hiệu mà còn trở thành các hoạtđộng cụ thể, sâu rộng Nhờ đó đã thường xuyên tạo dựng môi trường dân chủ,

kỷ luật, lành mạnh, các nhà trường đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để ýthức dân chủ và kỷ luật của SV không ngừng được củng cố, phát triển

Thứ tư, sinh viên có tri thức, tình cảm đối với các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ nhận thức

về ý thức dân chủ XHCN

Chất lượng SV ngành này hiện nay, nhìn chung cao hơn các giai đoạn

Trang 38

trước cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên những mặt tích cực về ýthức dân chủ XHCN Sinh viên khi học phổ thông trung học đã được trang bịkhá tốt các môn khối C (Văn học, Lịch sử, Địa lý), các kiến thức xã hội, nhânvăn là vượt trội Đặc biệt là các kiến thức cơ bản về luật pháp, quyền lợi và nghĩa

vụ công dân, các kiến thức về văn hóa, chính, xã hội được SV chú ý, say mê họctập Đó là cơ sở tốt cho việc xây dựng phẩm chất chính trị quan trọng hình thành

ý thức dân chủ XHCN Bước đầu họ cũng đã tham gia một số hình thức sinhhoạt dân chủ tại nhà trường, xã hội khi còn là học sinh phổ thông Vì vậy, cóthể thấy hiện nay, trình độ văn hoá nói chung và sự hiểu biết về pháp luật, về dânchủ của thanh niên các trường các ngành này tốt hơn các giai đoạn trước

Hầu hết SV có nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên, tự giác học tập, tu

dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, sự hiểu biết về pháp luật, dân chủ

và kỷ luật Nhiều SV luôn tỏ rõ đức tính trung thực, tận tụy, khắc phục mọikhó khăn học tập, rèn luyện và công tác; cùng chia sẻ những khó khăn; đoànkết, gắn bó, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng hoàn thành nhiệm vụ

1.2.2 Những hạn chế về ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của sinh viên các trường đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân

* Những hạn chế

Một là, một bộ phận SV có nhận thức chưa đầy đủ về dân chủ XHCN.

Nhiều SV chưa biết được tính toàn diện và nội dung quyết định bản chấtcủa dân chủ, dân chủ XHCN ở nước ta và trong môi trường sư phạm Với những

vấn đề cơ bản về dân chủ được nêu ra, chỉ có 41% SV được hỏi xác nhận đúng

được nội dung [Phụ lục 1] Qua trao đổi càng thấy rõ, hầu hết SV ngành này

chưa thấy được dân chủ có căn nguyên từ kinh tế và do kinh tế quyết định Tại

Khoa Kinh tế chính trị (HV BC&TT), nơi có chất lượng SV nhận thức vấn đề

này cao hơn, cũng chỉ có một số SV biết được sự quyết định của kinh tế đối với vấn đề dân chủ, song không thể nào lý giải được mối quan hệ giữa dân chủ trên

Trang 39

lĩnh vực kinh tế với dân chủ trên lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội…

Một số SV chưa hiểu được bản chất giai cấp của dân chủ Họ chỉ biết

được và thừa nhận Dân chủ là của số đông nhân dân lao động, mà chưa hiểu được Dân chủ bao giờ cũng là dân chủ của một giai cấp nhất định Chỉ có

hơn 18% SV được hỏi là thừa nhận vấn đề này [Phụ lục 1] Khi trao đổi với

câu hỏi: “Dưới chủ nghĩa tư bản thì dân chủ là của ai?”, hầu hết trả lời là Của giai cấp tư sản Nhưng khi hỏi: “Dưới chủ nghĩa xã hội thì dân chủ là của ai?”, thì họ chỉ trả lời chung là Của nhân dân lao động, hỏi thêm: “Có mang bản chất giai cấp công nhân?”, thì có không nhiều SV thừa nhận

Hai là, một bộ phận sinh viên có niềm tin chưa vững vàng đối với chế độ dân chủ XHCN ở nước ta và dân chủ trong các nhà trường mình đang học tập.

Một bộ phận không nhỏ thiếu niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, tiến

trình dân chủ hoá XHCN ở nước ta Với câu hỏi: Thời gian tới “thực hiện cải cách hành chính ở nhà trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN sẽ được thực hiện như thế nào?”, có tới 20,3% SV được hỏi, trả lời Khó có thể thực hiện tốt hơn, cá biệt có 2,52% cho rằng Không thể thực hiện được [Phụ lục 6a].

Qua khảo sát cũng cho thấy, còn một bộ phận SV chưa cảm nhận sâusắc trước những chuyển biến tích cực trong đời sống dân chủ ở nước ta nhữngnăm qua Họ thường thấy những mặt tiêu cực nhiều hơn là tích cực trong xã

hội Khi tiến hành khảo sát, với câu hỏi: “Trước những thành tựu của của công cuộc đổi mới, tiến trình dân chủ hoá XHCN ở nước ta bạn cảm thấy thế nào?, có tới: 19,3%, 26,6% và 32,4% SV được hỏi đã thừa nhận Ít cảm phục;

Thiếu phấn khởi và Lo lắng [Phụ lục 5a]

Mặt khác, còn một bộ phận thiếu tin tưởng vào quá trình thực hiện dânchủ XHCN trong môi trường sư phạm và các nhà trường mình đang học tập

Trang 40

Nên khi được hỏi:“Thời gian tới, việc thực hiện dân chủ và QCDC ở nhà trường sẽ được thực hiện như thế nào?”, có 17,10% SV được hỏi, trả lời Khó

có thể thực hiện tốt hơn, đặc biệt còn 1,59% cho rằng Không thể thực hiện

SV vi phạm, kỷ luật nhà trường, pháp luật nhà nước Phần nhiều SV, nhất là

SV các năm đầu chưa tạo lập vững chắc được thói quen, nếp sống dân chủ Ýthức làm chủ của họ chưa có tính thường trực, tự giác, mà thường lo lắng, sợ

kỷ luật mà thực hiện, chứ chưa trở thành nhu cầu, thói quen, nếp sống

Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ SV thiếu bản lĩnh và dũngkhí, bảo vệ và thực hiện dân chủ, chưa mạnh dạn trong tự phê bình và phê

bình Trong sinh hoạt dân chủ, chưa nói thật, nói hết những khuyết điểm, hạn

chế của mình, ngại đưa ra chính kiến khen, chê, ngại đấu tranh đối với nhữngviệc làm sai, trái, vi phạm dân chủ trong tập thể Nhiều SV nể nang, qua loa,đại khái, không nói thẳng, nói thật, nhiều khi bao che, dung túng cho bạn bètrước những việc làm sai trái Việc nhận thức chưa đúng đó còn thể hiện ở

việc xử lý kém tình huống, qua câu hỏi điều tra: “Khi quy định cấp trên ban

ra, sinh viên sẽ làm thế nào cho đúng?” thì gần 73% SV được hỏi trả lời sai Trong đó, 9,81% cho rằng Được quyền tranh luận, 63,6% hiểu rằng Được

Ngày đăng: 15/10/2016, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w