Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó chi phối mạnh mẽ mọi mặt của đời sống con người, trong các quan hệ xã hội, đạo đức là gốc của mọi sự tốt đẹp, đặt nền tảng cho mọi công việc như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân ”
Trang 1Ý thức đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó chi phối mạnh mẽ mọi mặt của đời sống conngười, trong các quan hệ xã hội, đạo đức là gốc của mọi sự tốt đẹp, đặt nền tảng cho mọi công việc
như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân ” [44, tr 252 - 253].
Trong hoàn cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO, điều này đã tạo ra một sức sống mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước Nhưng, ngược lại
có nguy cơ cắt đứt mối dây liên hệ với các giá trị truyền thống của dân tộc Văn kiện Đại Hội Đảng
lần thứ VIII khẳng định: Đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa nhân loại song phải luôn coi trong những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc sao chép người khác Trong thời gian vừa qua tình trạng suy thoái đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói
riêng ở nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều nghành nghề Đặc biệt ởthế hệ trẻ nói chung và HS,SV nói riêng đã trở thành một hồi chuông cảnh báo buộc chúng ta nhữngngười làm công tác lí luận và công tác giáo dục không thể làm ngơ
Vì vậy, Đảng ta đã mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” Theo Chỉ thị số 06 -TC/TW ngày 17/11/2006 của Bộ Chính Trị Tại hội nghị tổng kết năm học 2006-2007 do Bộ GD - ĐT tổ chức ngày 22-7-2007 tại Vũng Tàu từ Cuộc vận động “hai không” năm học 2007-2008 của ngành sẽ được tiếp tục thành cuộc vận động “bốn không”: Nói không với
tiêu cực trong thi cử ; nói không với bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với giáo viên khôngđạt chuẩn và nói không với học sinh ngồi “nhầm” lớp với những bước đột phá về nhận thức củaĐảng, Bộ giáo dục sẽ giúp cho công tác giáo dục và giáo dục đạo đức sẽ có những bước chuyển biếnnhất định
Ngày nay, với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động không nhỏ tới đời sốngđạo đức nói chung và đạo đức của HS,SV nói riêng Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đanglàm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Vì vậy, mỗi HS,SV (Họcsinh, sinh viên) Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹpcủa cha ông, các lớp đàn anh đi trước, xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; đáp ứng đượcyêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bảnthân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội Đây cũng chính là nhữngyêu cầu cơ bản của giáo dục và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
Trường Cao Đẳng LT - TP Đà Nẵng với Mục tiêu đào tạo cử nhân, công nhân công nghệ thực
Trang 2phẩm, công nghệ sinh học, kế toán viên, cán bộ quản trị kinh doanh, tin học ứng dụng có phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kĩ năng thựchành về công nghiệp thực phẩm; có khả năng thực hành về nghiệp vụ kế toán; các quá trình kinhdoanh và quản trị ở các loại hình doanh nghiệp đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường
về chuyên môn và tổ chức công tác sản xuất thực phẩm ở đơn vị; đồng thời có khả năng học tập,nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường;trong điều kiện hội nhập quốc tế HS,SV sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinhdoanh các mặt hàng thực phẩm thuộc các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức; quản lí chất lượng, kiểmnghiệm tại các đơn vị sản xuất [72, tr 5-6 ]
Song song với mục tiêu đào tạo đó thì công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV
của trường là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm tốt công tác tư tưởng trong trường
học và các cơ sở đào tạo Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chống lại “Âm mưu diễn biến hoà bình " của các thế lực thù địch và hạn chế những vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống con người
Như vậy, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV gắn liền với cuộc đấu tranh trênmặt trận tư tưởng và là một nhiệm vụ chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc
Cùng với sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung, Trường Cao Đẳng LT TP Đà Nẵngtrong những năm qua đã đào tạo được rất nhiều cán bộ, kĩ sư, công nhân giỏi về chuyên môn vànghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước sự tác độngmạnh mẽ của công cuộc đổi mới và nhất là cơ chế thị trường nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tớinhững biểu hiện tiêu cực trong tư tưởng và lối sống của HS,SV Đặc biệt, với những ngành nghề
mang tính chất “nhạy cảm” nếu HS,SV không được giáo dục đạo đức nghề nghiệp thì sau khi ra
trường có nhiều điểm đáng lo ngại khi các em bước vào nghề Việc nhìn nhận đánh giá đúng tìnhhình thực tế đã giúp chúng ta sớm đưa ra những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tíchcực trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV để sau khi ra trường các em sẽ trở thành những
cán bộ, kĩ sư, công nhân “vừa hồng, vừa chuyên”
Trong lịch sử triết học, vấn đề đạo đức, ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức, giáo dục đạođức là những đề tài được đưa ra bàn luận rất gay gắt Mỗi trường phái có quan điểm riêng trên lậptrường thế giới quan của họ Quan niệm về đạo đức, ý thức đạo đức và chuẩn mực đạo đức, giáo dụcđạo đức của mỗi trường phái tuy khác nhau, chưa được đề cập một cách toàn diện và giải quyết mộtcách triệt để, nhưng nhìn chung đã có những đóng góp nhất định cho nhân loại
Trong những thập kỷ gần đây có rất nhiều công trình khoa học của nhiều nhà nghiên cứutrong và ngoài nước bàn về vấn đề này Ở nước ngoài, các công trình viết về vấn đề này cũng chiếmmột vị trí đáng kể Đó là các tác phẩm:
“P.R Apecian đạo đức và chức năng xã hội cơ bản của nó ”, Nxb khoa học, Mockva 1988.
Trang 3“Xem N.N Crutov, O.N Crutova Con người giữa những con người ”, Nxb Kiến thức,
Mockva, 1989
A.I Côchêtốp, Những vấn đề lí luận đạo đức, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1995.
Vladimir Soloviev, Karol Vojtila, Albert Schweitzer, Triết học đạo đức, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội, 2004
Ở nước ta do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước nên đã có nhiều công trình viết về đạođức, giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp Nhìn chung, họ tiếp cận nghiên cứu theo nhiều hướngkhác nhau Trong đó phải kể đến các công trình:
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin (1972): “Bàn về đạo đức UB khoa học xã hội Việt Nam ”, Viện triết học, Hà Nội Đồng tác giả (1993), “Các dạng đạo đức xã hội ”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS TS Nguyễn Văn Phúc (2003): “Những vấn đề về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội PGS.
TS Vũ Văn Viên: “Vấn đề giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”; Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2002), “Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Luận án Tiến sĩ triết học của Đỗ tuyết Bảo (2001): “Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông cơ sơ ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay”.
Lê Ngọc Anh (2002) “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" TS Lê Hữu Ái (chủ biên) (2007): “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay” , Nxb Đà Nẵng v.v.
Trên các tạp chí Triết học, xã hội học, tạp chí Cộng sản, tạp chí con người, tạp chí giáo dục,tạp chí lí luận và một số tạp chí khác cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này: Đặc biệt, trong tạp chí
Giáo dục số 104 (2004) có bài viết của TS, Lê Thanh Thập: “Giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên" Trong bài viết này tác giả đã nêu lên một số thực trạng của ý thức đạo đức nghề
nghiệp từ đó đề cập đến việc giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên và chỉ ra quá trìnhhình thành ý thức đạo đức nghề nghiệp Sinh viên; Trong tạp chí Triết học số 125 (2001), có bài viết
của TS triết học Nguyễn Văn Phúc: “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” tác giả chủ yếu đi sâu phân tích tác động của cơ chế thị trường đến các hoạt động nghề nghiệp từ đó xây dựng đạo đức kinh doanh; Hay trong cuốn sách “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp ” TS Đinh Thúy Hằng (chủ biên) (2007), Nxb Lao động Xã hội, Hà
Nội Tác giả đi sâu phân tích các đặc điểm của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Từ
đó nêu lên sự cần thiết của hoạt động chuyên nghiệp PR, và hơn hết là đặt ra các vấn đề về đạo đứcnghề nghiệp PR
Trang 4CHƯƠNG 1:
QUAN NIỆM VỀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Để xây dựng, rèn luyện ý thức đạo đức nghề nghiệp của HS,SV đòi hỏi chúng ta trước hếtphải hiểu thế nào là đạo đức, ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức và giáo dục nghề nghiệp, đạo đứcnghề nghiệp? Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể đi sâu tìm hiểu thực trạng, phương hướng và đề ranhững giải pháp thực tiễn để xây dựng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho HS,SV trong giai đoạnhiện nay
1.1 Khái niệm đạo đức và ý thức đạo đức
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiệnhơn 26 thế kỷ trước đây trong các trường phái triết học Trung Quốc, Ản Độ, Hy Lạp cổ đại Danh từđạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) có nghĩa là lề thói, và moralis nghĩa là có liên
quan đến lề thói, đạo nghĩa Còn “luân lĩ” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ
Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói, tập tục Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức
là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sựgiao tiếp với nhau hàng ngày Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức, cònEthicos là đạo đức học
Trong quá trình hình thành và phát triển của đạo đức thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiềuđịnh nghĩa về đạo đức, dưới đây là một trong hai định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận
đó là:
Theo Tầm nguyên từ điển viết: Đạo là nhiều tài nghệ, đức là tu hạnh tột cùng, hiểu theo nghĩahẹp người có đạo đức là người có tài nghệ và nết hạnh tốt Còn trong từ điển triết học giản yếu lạiđịnh nghĩa: đạo đức hay luân lí là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồmnhững nguyên lý (đạo lí), quy tắc chuẩn mực, điều tiết hành vi của con người trong quan hệ vớingười khác và
cộng đồng
Trong từ điển triết học định nghĩa: “ đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ” [75, tr 301].
Từ những định nghĩa trên thì tựu trung lại đạo đức được hiểu theo hai nghĩa như sau: Hiểu theo nghĩa hẹp: đạo đức là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con
người với con người Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mởrộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực, ứng xử của con người, với công việc
và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống Như việc phá hoại môi trường đang dẫnđến những hậu quả nghiêm trọng đe doạ sự tồn vong của nhân loại thì nội dung của đạo đức khôngchỉ là lòng yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu con người, lòng nhân ái nói chung mà nội dung của đạo
Trang 5đức còn bao gồm những vấn đề như: giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó
là lòng yêu nước, nhân ái, tự lực, tự cường, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, hiếu học, thuỷ
chung, tình nghĩa, tôn trọng người già.; bảo vệ môi trường sinh thái; vấn đề dân số và kế hoạch hoágia đình; chống bạo lực và tệ nạn xã hội; đấu tranh cho một thế giới hoà bình, ổn định và bình đẳng,dân chủ và phát triển bền vững
Theo nghĩa rộng: định nghĩa đạo đức liên quan chặt chẽ đến phạm trù chính trị, pháp luật, lối
sống thì đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách nó phản ánh bộ mặt của nhân cách, của một cánhân đã được xã hội hoá đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng ởhành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn Khi thừa nhận đạo đức là mộthình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xãhội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại
Còn trong thời đại ngày nay thì đạo đức được xem xét ở ba phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ những quan
điểm, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử trong quan hệ con người vớicon người, con người với xã hội nhằm bảo đảm quan
hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng
Thứ hai, đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người mà những chuẩn mực
(khuôn phép) và quy tắc ấy lại là những yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định nhằmđiều chỉnh mỗi hành vi của cá nhân trong quan hệ với nhau và với xã hội Những chuẩn mực và quytắc, hành vi nhất định được công luận xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận, hướng dẫncác cá nhân hoạt động trong khuôn khổ được phép và tránh những hành vi không được phép
Thứ ba, đạo đức là một hệ thống giá trị: đó là các giá trị vật chất tinh thần, giá trị sản xuất và
tiêu dùng, các giá trị chính trị - xã hội, nhận thức, đạo đức, thẫm mỹ, tôn giáo
đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội là tổng số các nguyên tắc, các quy tắc địnhhướng hành vi con người trong giao tiếp xã hội Những nguyên tắc và quy tắc ấy là sự biểu hiệnnhững quan hệ hiện thực xác định của con người với nhau, những cộng đồng người khác nhau như(gia đình, giai cấp và dân tộc )
Về bản chất, đạo đức thực chất là những hành vi của con người trong đời sống hiện thựcđược nhận thức, những đánh giá qua lăng kính đó không giống nhau qua các thời đại, các trình độ
Trang 6kinh tế - xã hội và bản sắc văn hoá khác nhau Như vậy, đạo đức là chuẩn mực trong ứng xử xã hội.
Nó được nhận thức từ rất sớm, trãi qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử, với những bước ngoặtcủa sự thay thế các hình thái ý thức xã hội và được luận giải theo những chuẩn mực khác nhau, theocách nhìn của từng nhóm, từng cộng đồng người trong xã hội (giai cấp, dân tộc, tôn giáo.)
Đương nhiên trong xã hội có giai cấp, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấp cầmquyền bao giờ nó cũng chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội và được pháp luật bảo vệ
đạo đức là một phạm trù của nhận thức và ứng xử (dưới hình thức của các hoạt động hay hànhvi) có tính xã hội Thói quen hay tập tính của một người luôn được xem xét, được xét đoán bằng suynghĩ, đánh giá của số đông, của cộng đồng Vì vậy, khi nghiên cứu đạo đức không nên dừng ở cáchgiải thích là thói quen hay tập tính thuần tuý mà là thói quen, tập tính của một cá nhân thông quacách đánh giá của cộng đồng ( là đúng hay là sai, là nên làm hay không nên làm, có được sự đồngtình, được nhiều người làm theo hay bị phê phán, phản đối,.) Bên cạnh đó đạo đức còn là hệ thốnggiá trị mà chuẩn mực đạo đức có khả năng điều khiển hành vi mang tính động cơ, có khi mang tính
“mệnh lệnh" đối với bản thân con người ( như khi ta gặp tình huống của sự thôi thúc lương tâm).
Với đặc trưng đó, đạo đức được nhận thức như là sự định hướng trong hệ thống các quan hệ xã hội
Với tư cách là một hiện tượng tinh thần của xã hội, các chuẩn mực đạo đức là một thành tốcủa nền văn minh, ở đó có chứa đựng những vấn đề về lý tưởng xã hội, về các giá trị tinh thần khác,
về tự do ý chí, về tôn trọng quyền và phẩm giá con người, về công bằng và bình đảng, về chống tội
ác và bạo lực Thì đạo đức được hình thành trong các quan hệ xã hội và suy cho cùng là do hoạtđộng xã hội mà trong đó lao động xã hội của con người giữ vai trò là nền tảng Vì vậy, đạo đức làmột “tiểu” hệ thống hợp thành hệ thống giá trị nói chung, mọi cá nhân trong xã hội đều nằm trongmối quan hệ đa chiều với các cá nhân khác và với cả cộng đồng Hành vi của họ bị chi phối bởi cácyếu tố bên ngoài và được thúc đẩy bởi yếu tố nội tâm là lương tâm, là trách nhiệm, dục vọng của cánhân và cùng với đó là cộng đồng xã hội thông qua các chuẩn mực xã hội, tập quán đạo đức, các quyphạm pháp luật và niềm tin Những chuẩn mực ấy gắn với các chủ thể khác nhau cùng tồn tại trong
xã hội
Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, của đời sống con người, chuẩn mực đạo đứcnhư một hệ thống phát triển biện chứng, biến đổi cùng với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội.Theo thời gian có những chuẩn mực nó mất ý nghĩa, biến dạng, nhưng cũng có những chuẩn mựctiếp tục phát triển, đổi mới và nó được coi là bộ luật của xã hội, chi phối và quyết định hành vi đạođức của con người Các chuẩn mực đạo đức giúp con người hiểu được rằng, trong cuộc sống cónhững việc có thể làm được, có những việc không nên làm giúp con người nên hành động như thếnào, điều đó con người lại phải tự kiềm chế Nghĩa là nó làm cho con người khi hành động phải tuântheo những yêu cầu, những ràng buộc hoặc những điều ngăn cấm của xã hội Tuy nhiên việc tuântheo những chuẩn mực đạo đức khác với việc tuân thủ pháp luật Trong đạo đức việc hành động theo
các chuẩn mực là do sự tự nguyện, hay nói cách khác, “Các chuẩn mực đạo đức phản ánh tính tất
Trang 7yếu đạo đức mà không có các sắc luật đặc biệt để hợp pháp hoá sự hoạt động của nó” [40, tr.46].
Ngược lại, pháp luật được ấn định dưới dạng các sắc luật do nhà nước ban hành Mặt khác, chủ thểcủa sự sáng tạo các chuẩn mực trong luật pháp bao giờ cũng được xác định dưới dạng người sáng tạo
ra luật pháp; còn chủ thể của việc sáng tạo ra các chuẩn mực đạo đức là toàn thể xã hội Và nếu nhưtrong đạo đức, tự ý thức của con người hoặc dư luận xã hội bảo đảm cho việc tuân thủ các chuẩnmực thì trong luật pháp, ngoài điều đó ra, việc tuân thủ các chuẩn mực được bảo đảm bởi một hệthống cưỡng chế của nhà nước
Như vậy, chuẩn mực đạo đức còn gọi là (giá trị đạo đức) là những phẩm chất đạo đức có tính
chất chuẩn mực, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một đòi hỏi khách quan, làthước đo giá trị cần có ở mỗi người Những chuẩn mực đạo đức ấy được coi như là mục tiêu giáodục, rèn luyện ở mỗi người, ở nhiều bậc học, cấp học, lứa tuổi, ngành nghề Đồng thời, chuẩn mựcđạo đức đó lại có giá trị định hướng, chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành
vi của mỗi người
Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức cần thiết, phải có cơ sở xác định hệ thống giá trị đạođức của mỗi nhóm người, cộng đồng, dân tộc, mỗi nước, trong thời kỳ lịch sử có những nội dung vàđịnh hướng khác nhau Việc xác định những giá trị đạo đức không phải là ý muốn chủ quan của mỗi
cá nhân Những giá trị đạo đức của một thời kỳ lịch sử phải xuất phát từ những yêu cầu khách quancủa sự phát triển xã hội và phải góp phần phát triển nhân cách, phát triển con người, góp phần vàoviệc thiết lập quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên, với môi trường sống nhằmlàm cho xã hội phát triển Xuất phát từ những yêu cầu đó thì hệ thống những chuẩn mực đạo đức củacon người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải xuất phát từ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Kế thừa và phát triển những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc vì đạo đức
truyền thống là sức mạnh nội sinh của mỗi người Song điều quan trọng là phải biết kế thừa nhữngtruyền thống tốt đẹp và phải thổi vào đó những nội dung mới, phù hợp với thời đại thì truyền thốngmới có ý nghĩa sức mạnh tinh thần
Thứ hai: Trong thời đại hội nhập, để cùng phát triển và tồn tại không thể không tiếp thu
những giá trị đạo đức nhân văn chung của nhân loại mà chúng ta cần phải tiếp thu những chuẩn mựcđạo đức nhân văn và kinh nghiệm của thời đại một cách có chọn lọc Trong khi thực hiện đổi mới đấtnước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường có sự quản
lý và điều tiết của Nhà nước Điều đó liên quan đến những giá trị kinh tế, văn hoá của thời đại Vìvậy, tiếp thu những giá trị đạo đức chung của thời đại là điều kiện để con người Việt Nam có khảnăng hội nhập một cách năng động, sáng tạo trong sự phát triển chung của xã hội
Thứ ba: Coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức với
giáo dục pháp luật là việc làm cần thiết Vì chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền nên việctrang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bức xúcđối với mỗi công dân hiện nay Thực hiện quá trình CNH, HĐH phải giáo dục tinh thần công dân
Trang 8Song cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải thấy được “đạo đức là cái
gốc”, nhất là những giá trị nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá nhân Hành
vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống Còn hành vi phápluật được điều tiết bằng cơ chế quản lý và giám sát của cơ quan chức năng
1.1.3 Ý thức đạo đức
Khi nghiên cứu đạo đức chúng ta đều biết rằng, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từnhững cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức Trên cơ sở của ý thức đạo đức, chủ thể hành độngđưa ra những nhận định và phán quyết của mình cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạođức Do vậy, việc hiểu những cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó như thế nào? Đó là điều có ýnghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, đồng thời giúp chúng ta có được những lí giải vềrất nhiều vấn đề đạo đức phức tạp trong thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phức tạp của một giai đoạnđang có sự chuyển đổi những giá trị đạo đức ở nước ta khi bước vào cơ chế thị trường, toàn cầu hoákinh tế tri thức và hội nhập thế giới
Trong lịch sử tư tưởng đạo đức đã có nhiều quan điểm khác nhau về cơ sở ý thức của đạođức Trong số những quan điểm khác nhau đó, nổi lên hai khuynh hướng đối lập nhau giữa một bên
đề cao tình cảm, xúc cảm và một bên là lý trí trong ý thức đạo đức Theo quan điểm thứ nhất, G.Rutxô cho rằng khởi nguyên của ý thức là tình thương Đối với ông, tình thương là loại tình cảm
nguyên thuỷ của “ con người tự nhiên ”, và chính sự mở rộng tình thương nguyên thuỷ này sẽ tạo
nên cơ sở đạo đức của xã hội Coi tình thương là hiện tượng thứ nhất của đạo đức, là đầu nguồn củanhững nghĩa vụ pháp lý nghiêm ngặt và nghĩa vụ đạo đức, là ngọn nguồn của chính nghĩa lẫn lòngnhân, ông đã cho rằng nhờ có tình cảm nguyên thuỷ này mà con người mở rộng lòng độ lượng,khoan dung, nhân ái với những kẻ yếu, những người phạm tội và cả loài người nói chung
đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực,hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức, nó đều có những ranh giới của hành vi và những quan
hệ đạo đức đang tồn tại Mặt khác, nó còn bao trùm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức conngười Trong quan hệ giữa người và người về mặt đạo đức đều có những ranh giới của hành vi vàgiá trị đạo đức Đó là ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tinh thầntập thể về mặt giá trị của hành vi đạo đức cũng có ranh giới: lao động là hành vi thiện, ăn bám bóclột là vô nhân đạo Ngay cả trong một hành vi thiện mức độ giá trị của nó không phải lúc nào cũngngang nhau, mà có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt, được) Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái
độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành
vi và những qui tắc đạo đức xã hội đặt ra, nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoànthành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảmxúc, tình cảm đạo đức của con người
Ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức, thực tiễn đạo đức ( là hoạt động củacon người do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong
Trang 9cuộc sống) thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là một yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức Mỗi yếu tốkhông tồn tại độc lập, mà liên hệ tác động nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bêntrong của hệ thống đạo đức.
“Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định thường và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức,
mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ ” [86, tr 2] Thiện là đạo đức, hay nói đúng hơn, bản chất đạo đức là cái thiện.
Chỉ nói cái thiện không thôi thì con người nhận thức vẫn còn nông cạn, nó phải được phát triểnthành thông điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới dạng thức
cụ thể và có tính thực hành Không có cái thiện thì không thể có đạo đức và không có cái thiện thìngười ta gọi là đạo đức giả
Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau,đều được xã hội hoá Họ sống, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong
xã hội Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và cácthước đo văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cánhân cần phải tuân theo đạo đức có cấu trúc của nó và các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức,hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức
Như vậy, ý thức phản ánh lĩnh vực nào của xã hội? Với tư cách là một hình thái ý thức, đạođức không là kết quả riêng biệt của bất kỳ một tác động nào, mà tính phức tạp và thống nhất của hiệntượng cũng như biện chứng của sự phát triển của nó luôn đặt ra và gắn liền với chính các tác động đatầng và đa hướng đó Nhưng vấn đề đặt ra là: vậy phải chăng trong sự hình thành và phát triển củađạo đức, các yếu tố đã tác động vào xã hội khác nhau đều mang vai trò và ý nghĩa như nhau? Vềthực chất chúng bao gồm những yếu tố nào? về vấn đề này theo sự nhận định của các tác giả Xô viết
trong công trình “đạo đức học macxit ” là tương đối hợp lý đó là: Sự hình thành và phát triển của
đạo đức ở đây được xác định gắn liền với các yếu tố là hướng vận động của các lợi ích hiện có trong
xã hội; là hệ thống các giá trị đạo đức đang tác động; là sự thay đổi các tình huống của sự lựa chọnđạo đức (chẳng hạn sự thay đổi các chuẩn mực trong cách mạng khoa học kỹ thuật); là sự tác độngcủa các phương tiện điều chỉnh xã hội khác (quy định của pháp luật, các thiết chế hành chính ); làđiều kiện giao tiếp, dư luận xã hội, kinh nghiệm đạo đức cá nhân; là trạng thái tâm lý xã hội; là sựtác động của các yếu tố trong lĩnh vực văn hóa tinh thần: khoa học, nghệ thuật, tôn giáo Và xét đếncùng đó là sự tự quy định của các điều kiện kinh tế, xã hội Trong hệ thống các yếu tố kể trên thì sựtác động của các lợi ích được coi là một trong những yếu tố có vai trò trực tiếp và gần gũi nhất trongviệc tạo ra các định hướng đạo đức ở con người
Tóm lại: Ý thức đạo đức như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống bên ngoài
các mối quan hệ xã hội Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá
Trang 10nhân và những quyền lợi cộng đồng Để tồn tại, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợiích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phùhợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thứcđạo đức.
1.2 Quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học
Trong lịch sử triết học, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức luôn được các nhà triết học quantâm sâu sắc kể cả triết học Phương Đông và triết học Phương Tây Nhưng mỗi quan điểm triết học vềđạo đức dù ở phương Đông hay Phương Tây mặc dù có khác nhau nhưng tựu trung lại đó là sựhướng con người đến với cái thiện, cái nhân văn cao cả Tất cả đều hướng tới một xã hội tốt đẹp chocon người
1.2.1 Quan điểm triết học Phương đông về đạo đức
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách
hiểu về “Đạo” và “Đức” của họ “Đạo” là một trong những phạm
trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại, “Đạo ” có nghĩa là con đường, đường đi Theo Thuyết văn giải tự, về sau có thêm nghĩa là con đường có chí hướng nhất định, hướng dẫn hành vi
con người theo một phương hướng nào đó
Như vây, “Đạo ” còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội, “Đức” trong
nghĩa thông dụng của người Trung Quốc cổ đại chỉ đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, thẳng thắn của con
người “Đức” thường được hiểu là biểu hiện của “Đạo ” và khi nói “đạo đức ” liền nhau thường để
chỉ những yêu cầu, những nguyên tắc Khái niệm đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ conđường của tự nhiên
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó đượcngười Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức
là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy, có thể nói đạo đức của ngườiTrung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi ngườiphải tuân theo
Theo Lão tử , “Đạo ” là bản nguyên, là con đường sinh thành, biến hoá của vạn vật, cũng còn
có nghĩa là đạo lý Mở rộng phạm trù “đạo trong quan hệ chính trị - xã hội ”, Lão Tử đã đề ra thuyết “vô vi ”, có nghĩa là “con người cần phải hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính chất giả tạo, gò ép trái với bản tính tự nhiên của mình” [78, tr.52] Để làm được
điều đó con người phải sống từ ái, khoan dung, khiêm nhường, không phô trương, thái quá, phảithâu suốt mọi lẽ của tự nhiên
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, phạm trù “đạo ” luôn được xem xét trong mối quan hệ với phạm trù “Đức”, đức là biểu hiện của đạo, đức đó chính là “biểu hiện khát vọng được trời ban cho điều tốt lành” hay Cí điều tốt lành mà các thế hệ trước để lại cho con cháu” Theo Khổng Tử làm người thì phải “khắc kỷ tu thân 1 ”, có nghĩa là để đạt được đức con người phải tu dưỡng, phải hoàn
Trang 11thiện về mặt đạo đức, làm những việc chính đáng mà không gượng ép, đây cũng chính là hạnh kiểmcủa nhân cách con người.
Trong hệ thống triết học Trung Quốc nói chung, đều lấy đạo đức - luân lý làm nội dung chủyếu cho các luận thuyết, xem nó là yếu tố chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, thậm chí
luân lý còn nằm trong cả vạn vật vì vậy, những nguyên tắc đạo đức được xem như là “khuôn vàng, thước ngọc” [74, tr 66] để đánh giá con người và vạn vật Trong cuộc sống con người phải “tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính”, có nghĩa là phải rèn luyện đạo đức, nhân cách Khi có được phẩm chất đạo đức
cao đẹp thì lúc đó con người không chỉ biết mình mà còn biết được cả thiên hạ, sẵn sàng chấp nhậngian khổ, hy sinh để đạt được luân lý - đạo đức và khi đó sẽ được xã hội đánh giá cao Mặc dù, ởmột khía cạnh nào đó quan niệm trên có ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động đạo đứccủa con người, xây dựng mẫu hình nhân cách lý tưởng cho thời đại, nhưng xét về góc độ triết họccác quan niệm về đạo đức, đạo lý của triết học Trung Quốc cổ đại với hạn chế là: đều mang tính chấtduy tâm và quá đề cao đạo đức - luân lý, coi đây là phương thức chủ yếu để xây dựng xã hội.Nhưng, trong xã hội đương thời hay ngay cả thời đại hiện nay thật khó khi chỉ dùng đạo đức, luân lí
để điều chỉnh, xây dựng trật tự xã hội mà không cần đến những quy định của pháp luật
Trong triết học Kitôgiáo, dựa vào Kinh thánh đã khẳng định đạo đức có nguồn gốc từ thượng
đế Trong vũ trụ bao la này, con người là thực thể duy nhất có khả năng điều chỉnh hành vi của mìnhthông qua sự cảm nhận về ý nghĩa của hành vi Đó không phải là kết quả hợp thành từ thực tiễn sinhtồn của con người mà là sự mặc định sẵn bởi Thiên chúa Con người là hình ảnh của chúa nhưng làmột hình ảnh không hoàn chỉnh, vì con người đã tự đánh mất cái chân, thiện, mỹ vĩnh cửu, nhữngtặng vật của Thiên chúa chỉ có ban cho con người và trong quá trình sáng tạo ra muôn loài, do không
vâng lời Chúa nên đã phạm “tội tổ tông''” Chính vì thế, đạo đức ở trần gian và đạo đức của loài
người tuy cùng cái tâm nhưng có khác biệt với đạo đức của Đức chúa Theo quan niệm của Kitôgiáo,cuộc sống của con người trên hành tinh này chỉ là cái bắt đầu cho sự quy hồi vĩnh cửu Bởi vậy, conngười phải toàn tâm, một lòng hướng về Thiên chúa Một trong những nhân tố hợp thành lực đẩycho sự quy hồ đó là con người phải biết gột sạch mình khỏi những cám dỗ của bụi trần, để đạo đứcbén rễ về Nước chúa và trở thành đức tin Quan điểm về đạo đức của Kitôgiáo mang đậm màu sắcduy tâm, họ không nhận ra được đạo đức phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng mới có chứ không phải doyếu tố thần linh nào sáng tạo ra cả Một quan điểm duy tâm ngớ ngẩn và xa rời hiện thực của
Kitôgiáo đó là: khi con người mất đi thì lúc đó mới có đạo đức.
Nếu như Kitôgiáo sống là cứu chuộc tội tổ tông thì với vai trò, chức năng và những giá trịnhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộphận quần chúng Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cáchcon người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng Phật giáo lấy con người là trung tâm, thấy được nỗikhổ của chúng sinh và mong muốn chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ Bằng chủ trươngcứu nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm, vượt qua
Trang 12mọi cám dỗ để hoàn thiện dần nhân cách Những chuẩn mực trong giá trị đạo đức của Phật giáomang tính triết lý nhân văn sâu sắc ngoài việc hoàn chỉnh đạo đức, nó còn ăn sâu vào suy nghĩ, hành
vi, lối sống của mỗi người dân, góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống
Phật giáo khẳng định: “Nghiệp” là cái đeo đẳng và là chuẩn mực để định đoạt các kiếp của
sinh linh người Sống là trả nợ và tháo nghiệp, chúng sinh được hợp thành từ ngũ uẩn và biến đổi
trong từng Shatna, nên cái thống ngự ở thế giới này là vô thường Đời mỗi nguời chỉ là: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô - có nghĩa là người như một ánh chớp có đó, không đó” với quan niệm nền
tảng đó Phật giáo nguyên thuỷ đã tuyên truyền tư tưởng đạo đức hướng nội song hành với chủtrương xuất thế Mặc dù, chứa đựng những luận điểm hợp lý trong quan niệm về đạo đức nhưkhuyến khích con người làm điều thiện, xa lánh điều ác, điều chỉnh hành vi của cá nhân bằng nhữnggiới luật của tôn giáo Nhưng, Phật giáo cũng như Kitôgiáo không thể cắt nghĩa một cách đúng đắn
về nguồn gốc và bản chất của hình thái ý thức đạo đức khi dùng lăng kính của tôn giáo để thay thếcho thế giới quan khoa học, và vẫn xa rời thực tiễn của cuộc sống con người
1.2.2 Quan điểm triết học Phương Tây về đạo đức
Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học Phương Tây kể cả trường phái duy vật và duy tâm, đều bàn về đạo đức, khác với ở Phương Đông họ coi đạo đức là nội dung chủ yếu trong các học thuyết chính trị - xã hội, và là khuôn mẫu để cả xã hội tuân theo thì ở
Phương Tây, đạo đức được bàn đến như là một bộ phận của hệ thống triết học, có mối quan hệ mậtthiết với triết học
Khi bàn về đạo đức, Democrit (460-370 TCN) nhà triết học cổ đại Hy lạp đã cho rằng: đạo đức
đã trở thành nhân tố quyết định đời sống của con người, chính vì thế mà khi đứng trên lập trườngduy vật thì ông lại tìm thấy đúng đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống của con người,
ông viết: “Cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi con người cụ thể là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học và để nhận biết một người trung thực và nhận biết một người không trung thực, không những căn cứ vào việc làm của họ mà còn phải căn cứ vào ý muốn của họ ” [36, tr.65]
Với luận điểm nổi tiếng “con người hãy nhận thức chính mình ”, Socrate đã bàn nhiều vấn đề
liên quan đến con người trong đó có đạo đức Ông cho rằng, đạo đức không phải tự nó có mà phải domỗi con người tự ý thức, mà muốn có điều này thì phải có tri thức Vì vậy, tri thức là cái cốt lõi củađạo đức, tri thức chính là cái thiện Còn Aristote thì cho rằng, đạo đức là cái vốn có của con người,sống trong xã hội con người phải tuân theo những quy tắc, để hướng tới cái cao cả, cái thiện:
“Chúng ta không bất tử, song chúng ta không nên phục tùng những điều xấu xa mà hãy vươn tới sự bất tử sống phù hợp với những gì tốt nhất ở nơi ta, ta đang có” [36, tr 68] Theo Aristote, phẩm
hạnh là cái quan trọng nhất của đạo đức, phẩm hạnh có được một mặt là do kết quả của giáo dục khi
con người có tri thức, mặt khác, kinh nghiệm còn là “con đẻ ” của thói quen, tập quán Như vậy,
Aristote đã nhìn thấy ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với sự hình thành đạo đức, nhân cách của conngười, và nhân cách đó không chỉ thuần tuý phụ thuộc vào sự tác động của hoàn cảnh mà còn phụ
Trang 13thuộc vào khả năng con người tiếp nhận nó như thế nào Tuy nhiên, đứng trên lập trường giai cấpchủ nô, ông lại biện hộ cho trật tự xã hội có đẳng cấp, và cũng từ đó chúng ta nhận thấy rằng, trong
xã hội có giai cấp đối kháng đạo đức không thể là yếu tố chung, chuẩn mực chung cho mọi giai cấp
mà những chuẩn mực đó nó chỉ phù hợp với một giai cấp nào đó mà thôi
Đến thời Trung cổ, các nhà triết học bàn đến đạo đức chủ yếu bằng đức tin và coi đức tin lànền tảng của mọi hành động, theo đó Chúa đã thiết định tất cả, mọi sự vùng vẫy, níu kéo của conngười chỉ là hiện tội tổ tông, con người cần phải tin vào
Chúa, Chúa là đấng tối cao, không có đạo đức nào ngoài sự tuân theo ý Chúa Vì vậy, con ngườiphải sống khổ hạnh, chấp nhận xã hội hiện tại để có thể về với Chúa, lên Thiên đường sau khi chết.Thật là thiếu xót khi cho rằng con người chỉ cần tin theo Chúa là con người có đạo đức
Quan niệm về đạo đức trong các thời kỳ triết học trước Mác không thể không đề cập đến hệthống triết học cổ điển đức Bởi vì, khi bàn về đạo đức những triết gia tiêu biểu như : Lessing,I.Kant, Hegel, Feurbach, v.v đó là những đại biểu triết học bàn về đạo đức một cách cơ bản và có
hệ thống
Với I.Kant (1724-1804), người đặt nền móng cho triết học cổ điển Đức Ông đã tự đặt nhiệm
vụ cho mình là khám phá ra những động lực ẩn chứa đằng sau những hành vi đạo đức của con người
và ông cho rằng đạo đức của con người là do con người tự tạo nên chứ không phải tự nhiên mà có.Trong những bài giảng về đạo đức học, ông khẳng định tình cảm đạo đức là một loại tình cảm đặcbiệt được nảy sinh ra từ chủ thể Bởi vậy, hành vi đạo đức không chịu chi phối của luật nhân quả,không mang tính nguyên nhân và cũng không phải là hành động nói chung (vì hành động chung là
do nguyên nhân quy định) mà là những hành vi chuyển tải ý đồ, động cơ và nghĩa vụ mà chủ thể dothôi thúc của ý chí đạo đức làm nảy sinh ra Như vậy, với logíc đó theo ông lý tính vẫn là nguồn gốccủa đạo đức và là những năng lực bẩm sinh của chủ thể
Tuy chưa thoát khỏi lối đi của các nhà duy tâm chủ quan, thường tìm nội lực của đạo đức từthần linh, tôn giáo nhưng ở Kant đã có sự khác biệt khi lí giải về mối quan hệ giữa đạo đức và niềm
tin tôn giáo với quan niệm Tôn giáo chỉ tồn tại trong khuôn khổ của lý tính (và đây cũng chính là
nhan đề của một tác phẩm của ông) Vì vậy ông cho rằng những ảo giác của những giáo sĩ cần đượclàm sáng tỏ qua những ảo giác của nhà siêu hình học Khi xét về bản chất của mối quan hệ giữa đạođức và tôn giáo, ông vẫn đánh giá cao vai trò của đạo đức, ông cho rằng tôn giáo dựa trên đạo đức,chứ không phải đạo đức dựa trên tôn giáo
Là một nhà triết học duy lý ông cho rằng, chỉ có lý tính mới có thể kìm nén và hạn chế cácnhu cầu cảm tính, bởi những nhu cầu này sẽ đưa con người tới sự hưởng thụ cá nhân, thực hiệnnhững hành vi phi đạo đức, ích kỷ Ông cũng cho rằng, nguyên tắc đạo đức là phải tuân theo mệnhlệnh tuyệt đối và chính mệnh lệnh này sẽ hướng con người vào hoạt động cộng đồng, tôn trọng bảnthân, tôn trọng người khác, sống đúng với trách nhiệm công dân trong xã hội Phạm trù trung tâm
của đạo đức học của Kant là phạm trù “Tự do ”, tự do đó chính là sự bất diệt của linh hồn, là những
Trang 14chuẩn mực lý tưởng mà con người phải luôn hướng tới, tự do cũng chính là niềm tin để con ngườithực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức.
Trong hệ thống triết học của Kant, các quy tắc đạo đức có quyền uy tối thượng, là mệnh lệnhtuyệt đối mà con người phải tuân theo Bởi theo ông, nhiệm vụ của triết học không gì khác hơn làphải giải quyết các vấn đề mà con người băn khoăn, trăn trở trong suốt quá trình tồn tại của mình.Tuy nhiên, so với các nhà triết học duy tâm chủ quan thời bấy giờ, quan điểm đạo đức của Kant cónhững nhân tố hợp lý nhưng khi lý giải bản chất của vấn đề ông vẫn chưa thoát được khỏi ngưỡngthời đại mà ông đang sống, mặc dù ông có đề cao vai trò của chủ thể đạo đức thì đạo đức cũng mớichỉ là điểm hội tụ của kinh nghiệm mà thôi
Tuy thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, lên án chế độ phong kiến, hướng con người tới một xãhội tốt đẹp hơn, mong muốn cuộc sống tự do cho con người, v.v nhưng những quan niệm củaKant đã thể hiện lập trường duy tâm rõ rệt, thể hiện tính phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở thựctiễn trong các quan niệm về đạo đức
Hegel (1770-1831) nhà triết học Đức và là đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm khách quan trướcMác Mặc dù có thế giới quan duy tâm, nhưng ông vẫn được lịch sử tư tưởng thế giới thừa nhận làmột nhà biện chứng lỗi lạc Hệ thống triết học của ông được coi là một hệ thống quan trọng để hìnhthành triết học Mác
Nếu như Platon cho rằng đạo đức của con người là sự mô phỏng ý niệm thiện thì khi bàn vềđạo đức Hegel cho rằng, đạo đức có nguồn gốc từ pháp luật, một ý niệm phát sinh từ ý niệm tuyệtđối Giống như ý niệm tuyệt đối, ý niệm pháp lý vận động từ trừu tượng đến cụ thể Quá trình vận
động của ý niệm pháp luật có ba nấc thang đó là : điểm xuất phát, với tên gọi là pháp luật trừu
tượng, là cơ sở khách quan của quan hệ giữa người với người Sự vận động và phát triển của ý niệm
pháp luật trừu tượng sẽ dẫn đến nấc thang thứ hai đó là pháp luật chủ quan, giữ vai trò điều chỉnh hành vi của cá nhân, ông gọi là luân lý đạo đức là nấc thang phát triển thứ ba của ý niệm pháp luật,
theo ông đạo đức là sự thống nhất giữa pháp luật khách quan và pháp luật chủ quan Như vậy, vớiHegel hình thái ý thức đạo đức, một trong những tấm gương phản chiếu tồn tại xã hội đã bị xoá đicái cơ sở tồn tại chân thực của nó, chỉ còn là một trắc diện biểu hiện của ý niệm tuyệt đối Bên cạnh
đó ông còn cho rằng, con người chỉ thực hiện các hành vi đạo đức khi có sự thôi thúc bên trong, từniềm tin của chính mình, mà không ai có thể ra lệnh hay cưỡng bức Hay nói cách khác, trong quan
hệ đạo đức Hegel đề cao vai trò chủ thể của con người
Phạm trù trung tâm trong đạo đức học của Hegel là “Lương tri ”, theo ông, con người có
lương tri thì mới hành động phù hợp với các quy tắc khách quan và các nguyên tắc đạo đức Cácnguyên tắc này chỉ thực sự được coi là nguyên tắc đạo đức khi tồn tại trong cộng đồng xã hội và
được xã hội thừa nhận Trong sách Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tác giả đánh giá: “Trong quan niệm về đạo đức mặc dù cách luận giải có tính chất duy tâm chủ nghĩa, nhưng Hegel cũng đã nêu lên được một số quan niệm hợp lí về quy tắc đạo đức, về ý nghĩa của đời sống con người" [36,
Trang 15tr 405].
Feurbach (1804-1872), nhà triết học duy vật kiệt xuất người Đức Khi đánh giá về con ngườiông đã có cái nhìn mới như: xem con người là trung tâm của hệ thống triết học của mình và thừanhận quan hệ đạo đức chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa người với người Tuy nhiên, ông lại khôngthấy được tính quy định của các mối quan hệ kinh tế - xã hội đối với đạo đức mà theo ông, nguyêntắc và nền tảng của đạo đức là tình yêu thương chân thành giữa con người với con người Với quanniệm trên thì nó lại mang tính phi thực tế, bất khả thể không thể xảy ra trong xã hội đề cao tuyệtđỉnh quyền tư hữu, thân phận con người Do vậy, xét đến cùng đạo đức trong quan niệm của ôngcũng vẫn chỉ là năng lực bẩm sinh Engel đã nhận xét:
Tình yêu luôn luôn và bất cứ ở đâu, đối với Feurbach cũng là ông thần có lắm phép lạ vàđiều đó có ở cả trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp với những quyền lợi hoàn toàn đối lậpnhau Do đó mà những di tích cuối cùng của tính chất cách mạng đã biến khỏi triết học của ông vàchỉ còn lại bài hát cổ: Hãy yêu nhau đi, hãy hôn nhau đi không không phân biệt trai gái và địa vị.Thật say sưa hoà thuận khắp nơi [27, tr 365 ]
Tóm lại, những quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học, tuy được rất nhiều các nhà triết
học bàn đến nhưng những quan niệm đó vẫn mang đậm tính chất duy tâm, họ cho rằng đạo đức làcái nằm ngoài và là cái có trước con người và nó tách ra khỏi đời sống thực tiễn, xã hội của conngười và không mang tính khoa học Để khắc phục những hạn chế của các nhà triết học trong lịch sử
về vấn đề đạo đức thì đây là nhiệm vụ của triết học Mác - Lênin
1.2.3.Quan điểm triết học Mác - Lênin về đạo đức
Từ những quan điểm triết học trước Mác về đạo đức đã cho chúng ta thấy rằng dù là quan điểmtriết học duy tâm hay duy vật về đạo đức đều rơi vào quan niệm duy tâm khi xem xét vấn đề xã hội
và đạo đức Họ không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động của xã hộinói chung và đạo đức nói riêng Do vậy, với tính cách là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của conngười và xã hội, đạo đức được nhìn nhận một cách tách rời bởi cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra vàquy định nó Các nhà triết học cho rằng, đạo đức trước Mác đã tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đứchoặc ở ngay chính bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người, bênngoài xã hội Nét chung của các lý thuyết này là không coi đạo đức phản ánh cơ sở xã hội và hiệnthực khách quan
Các nhà triết học, thần học coi con người và xã hội chẳng qua chỉ là những hình thái biểuhiện cụ thể khác nhau của một đấng siêu nhiên nào đó Những chuẩn mực đạo đức, do vậy là nhữngchuẩn mực do thần thánh tạo ra để răn dạy con người Mọi biểu hiện đạo đức của con người do vậyđều là sự thể hiện cái thiện tối cao từ đấng siêu nhiên và tiêu chuẩn tối cao để thẩm định cái thiện,cái ác chính là sự phán xét của đấng siêu nhiên đó
Những nhà duy tâm khách quan tiêu biểu như Platon, sau là Hêghen tuy không mượn tới thần
linh, nhưng lại nhờ tới “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối”, về các lý giải nguồn gốc và bản chất đạo
Trang 16đức suy cho cùng cũng tương tự như vậy Những nhà duy tâm chủ quan nhìn nhận đạo đức như là
những năng lực “tiên thiên " của lý trí con người Ý chí đạo đức hay là “thiện ý” theo cách gọi của
Kant, là một năng lực có tính nhất thành bất biến, có trước kinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lậpvới những hoạt động mang tính xã hội của con người
Những nhà duy vật trước Mác, mà tiêu biểu là L.Feurbach đã nhìn thấy đạo đức trong quan hệcon người (người với người) Nhưng với ông, con người chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biếnnghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại Phải chăng, nhữngngười theo quan điểm Đác-Uyn xã hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa duy vật bằng cách cho rằngnhững phẩm chất đạo đức của con người là đồng nhất với những bản năng bầy đàn của động vật.Đối với họ, đạo đức về thực chất cũng chỉ là những năng lực được đem lại từ bên ngoài con người,
từ xã hội
Khác với tất cả các quan niệm trên, Mác và Ăngghen đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhucầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử Mác, Ăngghen cho rằng con người khi
sống phải có “quan hệ song trùng” vì một mặt, con người quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự
nhiên để thỏa mãn cuộc sống của mình Tự nhiên không thỏa mãn con người, điều đó buộc conngười phải tác động vào tự nhiên để thỏa mãn mình Mặt khác, khi tác động vào tự nhiên, con ngườikhông thể đơn độc, con người phải quan hệ với con người để tác động vào tự nhiên Sự tác động lẫnnhau giữa người và người là hệ quả của hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần mà cơ bản là hoạtđộng thực tiễn và hoạt động nhận thức
Khi bàn về vai trò của lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài
người Mác và Ăngghen cho rằng: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người ”, rằng “người ta phải ăn, ở, mặc, đi lại trước khi làm chính trị, khoa học, nghệ thuật ” [29,
tr 641] Xuất phát từ con người thực tiễn, chứ không phải con người thuần túy ý thức hay con ngườisinh học, hai ông đi đến quan niệm về phương thức sản xuất quyết định đối với toàn bộ các hoạt
động của con người, xã hội loài người Trong "Lời tựa” của tác phẩm “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học'’”, Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [28, tr.15] Luận điểm này chính là
-chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có đạo đức
Như vậy, đạo đức không phải là sự biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xã hội,
bên ngoài các quan hệ con người; cũng không phải là sự biểu hiện của những năng lực “tiên thiên ”,
nhất thành bất biến của con người mà với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm
của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội và cơ sở kinh tế “Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [29, tr.
137]
Những phong tục đạo đức của người nguyên thủy được thể hiện trong đời sống của xã hội
Trang 17văn minh, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và các hoạt động nhận thức của xã hội đó Mà, sựphát triển từ phong tục đạo đức của người nguyên thủy đến ý thức đạo đức của xã hội văn minh làkết quả của sự phát triển từ thấp đến cao của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của conngười.
Xã hội Cộng sản nguyên thủy là bước đầu tiên con người thoát khỏi trạng thái động vật Hoạtđộng thực tiễn của xã hội hết sức thấp kém, chưa tạo nên sản phẩm thặng dư, và do đó, tư hữu và chế
độ tư hữu chưa có tiền đề khách quan để xuất hiện Trong xã hội chưa có hiện tượng áp bức xã hội,nhưng con người vẫn bị nô dịch bởi những lực lượng tự phát của tự nhiên Tuy nhiên, xã hội nguyên
thủy đã đem lại nội dung “ngây thơ”, “thuần phác 1 " nhưng “tốt đẹp thơ mộng''” cho đạo đức người nguyên thuỷ đạo đức này chưa biết nói đến thói xấu, cái ác trong xã hội văn minh vì đây là “ý thức bầy đàn đơn thuần ” của “bản năng được ý thức’” Ý thức đạo đức chưa tách ra thành hình thái độc
lập mà đạo đức của con người nguyên thuỷ là hình thái sinh thành trừu tượng của đạo đức và không
có tính duy lý
Những hình thái kinh tế - xã hội có đối kháng giai cấp tạo nên những cơ sở kinh tế, xã hội vàtinh thần cho sự phát triển ý thức đạo đức Những hệ thống đạo đức của các giai cấp khác nhau và
đối nghịch nhau đều lấy “những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm
cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [29, tr.136 ] Những hệ thống đạo đức đó phản ánh và điều chỉnh những quan hệ xã hội đa
dạng, phong phú và phức tạp, trong khi ý thức nói chung và đạo đức nói riêng của người nguyênthủy chỉ phản ánh hoàn cảnh gần nhất có thể cảm giác được đạo đức đã tự khẳng định mình là mộthình thái ý thức xã hội, là lĩnh vực sản xuất tinh thần của xã hội Đây là một bước tiến, làm đạo đứcphát triển so với xã hội nguyên thủy Tuy nhiên, bước phát triển này cũng làm nảy sinh những cái ác,tham lam, ích kỷ, lừa dối mà loài người phải đấu tranh hàng ngàn năm nay để chống lại nó
về mặt hình thức, đạo đức của xã hội văn minh đã phát triển vượt bậc Do nhận thức của loàingười vượt bỏ tư duy cụ thể, chuyển sang xây dựng lý luận Nội dung đạo đức được thể hiện dướihình thức kinh nghiệm, khái niệm, lý tưởng, chuẩn mực và đánh giá đạo đức, do đó đạo đức ngàycàng phát triển về cấu trúc Và đến lượt mình, sự hoàn thiện cấu trúc làm cho phản ánh và điều chỉnhđạo đức trở nên sâu sắc, tự giác Nội dung của đạo đức được thể hiện dưới những hình thức cụ thể.Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, nội dung và hình thức của đạo đức phát triển nhưng chưathật nhân đạo, chưa hoàn thiện Sự hoàn thiện của nội dung đạo đức (thật sự nhân đạo) chỉ có thể đạtđược khi con người chiến thắng được tình trạng đối kháng giai cấp và tạo ra những điều kiện để có
thể “quên được tình trạng đối kháng giai cấp ” Điều kiện đó chỉ có thể bắt đầu có được bằng đạo
đức cộng sản trong xã hội cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa Sự hoàn thiện đạo
đức được bắt đầu từ đạo đức của giai cấp công nhân “có nhiều nhân tố hứa hẹn ” để dẫn tới một kiểu đạo đức “thật sự có tính nhân đạo” Như vậy, xã hội cộng sản nguyên thủy với trình độ bắt đầu
làm nảy sinh đạo đức do hoạt động thực tiễn và nhận thức đã phát triển đạo đức Xã hội cộng sản
Trang 18chủ nghĩa trong tương lai mà hiện thực hôm nay đang bắt đầu xây dựng sẽ hoàn thiện đạo đức cả vềnội dung lẫn hình thức.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầuphối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sảnphẩm để con người tồn tại và phát triển Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệthống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển,ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp
đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạtđộng thực tiễn và nhận thức của con người Những quan hệ người - người, cá nhân - xã hội càng có
ý thức tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con
người càng có đạo đức Đạo đức, “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại ” [26, tr 43].
Với ý nghĩa đạo đức là sản phẩm của xã hội nên nó là lĩnh vực quan hệ thật sự của con người.Trong khi phát triển với tính cách là thực thể xã hội, con người lựa chọn và chịu trách nhiệm với sựlựa chọn, với hậu quả của những sự lựa chọn đối với hành vi ứng xử giữa người với người Tự dolựa chọn và sự lựa chọn có trách nhiệm nảy sinh trong quan hệ giữa người - người, trong quan hệ cánhân và xã hội Mỗi người chấp nhận kiểm tra những yêu cầu của xã hội để nhận được sự đánh giá,
sự ủng hộ của xã hội Còn xã hội thì với những chuẩn mực của nó, yêu cầu các cá nhân điều chỉnhcác hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội
đạo đức là một bộ phận phản ánh tồn tại xã hội và mang bản chất xã hội nên đạo đức do hoạtđộng thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phảnánh đạo đức, làm cho đạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội Sựhình thành, phát triển, hoàn thành bản chất xã hội của đạo đức được qui định bởi trình độ phát triển
và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người Nói cách khác, nội dung khách quancủa các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện của trạngthái, một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sởkinh tế
Việc khẳng định tính qui định của cơ sở kinh tế đối với đạo đức cho phép nhìn nhận sự biếnđổi của đạo đức theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến
trúc thượng tầng mà trong đó đạo đức là một yếu tố của nó, Mác viết: “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [28, tr 15].
Tiếp tục và cụ thể hoá tư tưởng của Mác về tính qui định của cơ sở kinh tế đối với ý thức xãhội nói chung và đạo đức nói riêng, Ăngghen đã luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng
cách cử chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ của các thời đại đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực
đạo đức với tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức của các thời đại kinh tế Phê phán quan điểm của
Trang 19Đuyrinh về những chân lý đạo đức vĩnh cửu, Ăngghen đã khẳng định rằng, thực chất và xét đếncùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan điểm đạo đức chẳng qua là sản phẩm của các chế độ
kinh tế, các thời đại kinh tế mà thôi Lấy ví dụ về nguyên tắc không được “ăn cắp ”, Ăngghen cho
rằng đó không phải là một nguyên tắc, một chân lý vĩnh cửu gắn liền với bản chất trừu tượng củacon người Nguyên tắc này có cơ sở kinh tế của nó và nó sẽ mất ý nghĩa khi cơ sở kinh tế của nókhông còn nữa Ông cho rằng từ khi sở hữu tư nhân về động sản phát triển thì tất cả các xã hội có
chế độ sở hữu tư nhân ấy, tất phải có một lời răn chung về đạo đức: không được trộm cắp Vậy, là
chỉ từ khi có sở hữu tư nhân, người ta mới yêu cầu bảo vệ nó Trước khi có sở hữu tư nhân, không
thể có nguyên tắc đạo đức không được trộm cắp Cũng như vậy, “ trong một xã hội mà mọi động cơ trộm cắp bị loại trừ” nghĩa là trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, lời răn đạo đức đó sẽ không có ý
nghĩa nữa
Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm khoa học về loại hình đạo đức.Mặc dù đạo đức có qui luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sảnsinh ra nó nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đómỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định đạo đức nguyên thủy, đạo đứcchiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và sau đó, đạo đức Cộng sản chủ nghĩa lànhững thời đại tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại
Cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạođức Có thể nhìn nhận tính dân tộc như là sự biểu hiện đặc thù tính thời đại của đạo đức trong cácdân tộc khác nhau Không phải các học thuyết đạo đức trước Mác không thấy sự khác biệt trong đờisống đạo đức của các dân tộc Có điều, việc giải thích sự khác biệt ấy hoặc là dựa trên cơ sở tôn giáohoặc là dựa trên các quan niệm duy tâm triết học nên chưa được lý giải một cách đúng đắn
Khi xem đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đãdặt cơ sở khoa học cho việc luận chứng tính dân tộc của đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội, ýthức đạo đức vừa bị qui định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hộikhác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo ) Tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sựkhác biệt nhau, làm thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc Bản sắc ấy được phảnảnh vào đạo đức nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa làtạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc Nhìn nhận tính độc đáo và sự khác biệt
ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặp khái niệm thiện
- ác, Ph Ăngghen chỉ ra sự biến đổi cúa chúng qua các thời đại và dân tộc đó là từ dân tộc này sangdân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiềuđến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có vai trò, địa vị khác nhau trong
hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà họ có các lợi ích khác và đối nghịch nhau đạo đức với tư cách
là hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp, ý thức đạo đức giúp
Trang 20mỗi giai cấp hiểu được lợi ích của nó, hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng địnhlợi ích giai cấp Mặt khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như là công cụ bảo vệ lợi íchcủa mình Như vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và sự thể hiện lợi ích của các giai cấp,
là biểu hiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo đức trong xã hội có giai cấp (vì xã hội là quan hệngười - người, quan hệ người - người không trừu tượng mà gắn với những quan hệ kinh tế - xã hội)
Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng và cũng có những quan niệm về đạo đức, hệ thống đạođức riêng Những hệ thống đạo đức này có sự tác động khác nhau, triệt tiêu nhau (nên đối kháng), do
đó mà tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội Tuy nhiên, hệ thốngđạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị (mặc dùtrong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình) Dochiếm được địa vị thống trị trong đời sống xã hội, giai cấp thống trị đã làm cho đạo đức của mình trởthành yếu
tố thống trị trong đời sống xã hội
Giai cấp thống trị nắm khâu tuyên truyền điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất tinh thần,trong đó có sản xuất các giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích giai cấp của nó, và buộc mọi thành viêntrong xã hội phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức này Từ đó, nó trở thành cái phổ biến trong xãhội và được cũng cố thành thói quen, phong tục, tâm lí Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng trong tâm lí
xã hội và cá nhân
Còn giai cấp bị trị, do bị tước đoạt mất những điều kiện và tư liệu sản xuất, tinh thần các giaicấp bị thống trị không thể phát triển đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thống trị
Hệ thống này luôn bị chèn ép và do đó kém phát triển đạo đức của giai cấp bị trị không đủ điều kiện
để ảnh hưởng đến toàn bộ các thành viên của giai cấp mình, nó tồn tại như cái không chính thống,không phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống trị Vì các giai cấp thống trị không có điều kiện đểsản xuất, tuyên truyền và sử dụng đạo đức của mình trên phạm vi toàn xã hội
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mạng tính giai cấp nhưng bên cạnh đó đạo đức còn mang tínhnhân loại Tính nhân loại của đạo đức tồn tại ở hình thức thấp là biểu hiện của những quy tắc đơngiản, thông thường nhưng lại cần thiết để bảo đảm trật tự bình thường cho cuộc sống hàng ngày củacon người Biểu hiện cao hơn trong tính nhân loại của đạo đức là ở những giá trị đạo đức tiến bộ nhấttrong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, những giá trị đạo đức này thường thường là những giá trịđạt được ở giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại Đi đến tột đỉnhcác giá trị đạo đức của giai cấp tiến bộ của từng thời kỳ lịch sử, nhân loại sẽ bắt gặp đạo đức củamình tương ứng với các thời kỳ lịch sử đó
Tóm lại: đạo đức ra đời nhằm mục đích gì? Nó có vai trò như thế nào trong đời sống của con người? Con người muốn vươn lên cái “chân - thiện - mỹ” bên cạnh đó con người lại là sản phẩm của
lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũngtạo ra con người đến mức ấy Chính vì vậy, con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội
Trang 21Hệ thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống Hệ thống đạo đức do conngười tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá
tác động, chi phối con người
Trong xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân chịu sựtác động bởi môi trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễnđạo đức, nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân Thực tiễnđạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức mà các hành vi đạo đức lặp đi lặplại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thànhthói quen, truyền thống, tập quán đạo đức
Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ đa chiều và phức tạp nên để thực hiện đạođức trong xã hội là không hề đơn giản, đòi hỏi phải giáo dục đạo đức Vậy, giáo dục đạo đức như thếnào để đạt được hiệu quả? Như chúng ta đã biết, hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiệnkinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trongquá trình giáo dục Vì vậy, giáo dục đạo đức phải gắn với tiến bộ đạo đức mà nhân đạo hóa các quan
hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức
và mức độ phổ biến của nó sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giáđúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng thông qua mục đích, yêucầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi
cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi và thực tiễn đạo đức đúng đắn
Như vậy, giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng; mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các
cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sựphản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hìnhthái ý thức khác đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người Nếu xét dướigóc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn tại xã hội Nhưng xét dướigóc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn, hành động củacon người Do vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành độnghiện thực Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức và đa số trường hợp có sự hòaquyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức (Khác những khoa học và ứng dụng nghiên cứu thànhtựu khoa học có khoảng cách về không gian và thời gian) Nhận thức của đạo đức là quá trình vừahướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức có nghĩa là hướng vào chính mình, chínhchủ thể)
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng
Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống., những
“cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạo đức Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức
Trang 22đã chuyển hóa đạo đức của xã hội như là cái chung, thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cáiriêng.
Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình (chủ thể đạo đức) làm đối tượng nhậnthức Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức củamình với những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng Từ cách nhận thức này mà chủ thể hìnhthành phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởngthụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác, v.v
Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn Dư luận xã hội là sựbình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm là sự phê bình Cả hai đều giúpchủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình đó là giá trị mà xã hội mong muốn
Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng để hoàn thành tráchnhiệm đó và trong cuộc sống có vô số những trách nhiệm như vậy Nó luôn đặt ra trong quan hệphong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc,giai cấp và Tổ quốc
Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ: trình độ thông thường vàtrình độ lý luận:
Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những giá trị riêng lẻ Nóđáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triểnbình thường của xã hội Mọi cá nhân đều có thể và cần
phải phản ánh đạo đức ở trình độ này
Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc được chỉ đạo bởinhững giá trị đạo đức có tính tổng quát Trình độ này đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đạođức và tiến bộ xã hội và đây là yếu tố không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các giaicấp cầm quyền
Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức mà các cá nhân, nhờ tri thức đạođức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá nhân) Cá nhân hiểu và tin ở cácchuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiệnđạo đức (hiện thực hóa đạo đức)
đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, đời sống của con người nên đạo đức là vấn
đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại pháttriển Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra nhữngcon đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đóbảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ
yếu quyết định Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư
duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc Sự tiến bộ, phát triển của xã hội không thể thiếu vai
Trang 23trò của đạo đức và một khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cáithiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích
thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, “xốc lên” thì đạo đức lại trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động
lực để phát triển xã hội
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản đó là: Chức năngđiều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên
Tóm lại: quan điểm triết học Mác- Lênin về đạo đức, đó là một hệ thống quan điểm hoàn
chỉnh về đạo đức, nó được xây dựng trên cơ sở của phép biện chứng duy vật và là sự kế thừa vượtqua di sản tư tưởng đạo đức của nhân loại, làm cho nhu cầu đạo đức của con người trở nên lànhmạnh, tình cảm đạo đức trở nên trong sáng, tri thức đạo đức phản ánh chân thực đời sống đạo đức, lítưởng đạo đức trở nên cao đẹp và hiện thực
1.3 Giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
Từ lâu vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức là vấn đề không phải của riêng ai, và đó là vấn đề củatất cả mọi người nói chung và của những người làm công tác giáo dục nói riêng Song song với vấn
đề giáo dục đạo đức thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn Bởi vì conngười trong quá trình sinh tồn của mình không thể tách khỏi hoạt động nghề nghiệp để mưu sinh vàđóng góp vào sự phát triển xã hội
1.3.1 Giáo dục đạo đức
Ngày nay, việc tiến vào nền văn minh tri thức sẽ đặt ra những thách thức mới, câu hỏi mới vềngười đại diện của nền văn minh mới đó là ai, phải chăng là con người có giáo dục? Một thuật ngữcủa Peter F Drucker, tác giả của những công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới về kinh tế và xã hội
mà chúng ta có thể tham khảo Theo P Drucker: Sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức,
về hình thức và nội dung, về ý nghĩa của tri thức, về những trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục Con người đó là một “nguyên mẫu xã hội ”, theo cách nói của các nhà xã hội học, “Con người có giáo dục sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội Con người này cũng là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội” [71, tr.240-250].
Dồn sức cho giáo dục - đào tạo, liệu có phải là quá sớm khi đặt vấn đề nói trên khi chúng tađang đối diện với tầng tầng lớp lớp những khó khăn về kinh tế và xã hội trước thách thức của tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế? Chẳng những không sớm mà còn là quá muộn khi chúng ta đang phảibức xúc về chất lượng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta Nếu không nhanh chóng bứtlên khỏi thực trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống giáo dục và đào tạo hiện tồn thì khó mà nói đến
sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội
Chúng ta đang ngày ngày phải trả giá cho sự không tương thích giữa nguồn nhân lực chưađược đào tạo có bài bản, có chất lượng với những đòi hỏi ngày càng cao của công việc phải đảmđương và sẽ đảm đương Chúng ta đang thiếu và quá thiếu những con người thành thạo về chuyênmôn và nghiệp vụ ở trình độ cao Đây không là chuyện ngày một ngày hai, mà là hậu quả của cả một
Trang 24thời đoạn của những sai lầm, hạn hẹp của cách phê phán một chiều cái gọi là “chuyên môn thuần túy
” và đề cao một cách cực đoan quan điểm “chính trị là thống soái”, mà quên rằng khi bàn về chính
sách kinh tế mới, Lênin đã từng đòi đổi hàng tá những anh chính trị suông chỉ biết làm hỏng việc để
lấy những “chuyên gia tư sản” thành thạo nghiệp vụ Khi đi vào thời đại của những bước tiến như vũ
bão của khoa học và công nghệ thì vấn đề giáo dục và đào tạo lại càng trở nên bức xúc, chỉ khi xã
hội cảm nhận được sâu sắc sự bức xúc ấy thì vấn đề “con người có giáo dục ” mà trước hết là giáo
dục đạo đức, hiện thân của giá trị, niềm tin và trách nhiệm của xã hội mới có thể hình thành và pháttriển Có lẽ đó chính là vấn đề của mọi vấn đề cho giai đoạn lịch sử mới
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn cũng là trung tâmchú ý của mọi thành viên trong xã hội Trước đây nhiều người vẫn cho rằng khi kinh tế phát triển,con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn Nhưng có lẽ thật thiếusót khi cho rằng như vậy, bởi một khi con người chưa tự ý thức bản thân mình, chưa có trách nhiệmvới bản thân mình, gia đình, cộng đồng và xã hội thì vấn đề giáo dục đạo đức vẫn là quan trọng vàrất cần thiết ở bất kỳ thời đại nào
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách con người phát triểntoàn diện Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người phải có đức, có tài mới đónggóp được nhiều lợi ích cho xã hội Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội có mục tiêu, nội dung,chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục cụ thể nhằm xây dựng nhân cách toàn diện cho thế
hệ trẻ, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi phát triển của xã hội
Ngày nay, xã hội đã giàu lên rất nhiều, nhưng đâu đâu cũng báo hiệu về sự suy thoái đạo đứcthể hiện dưới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành của xã hội loàingười Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân tăng lên, nhiềungười đã trở thành giàu có, nhân cách con người đã có những biến đổi, nhưng bên cạnh mặt tích cực,
đã xuất hiện những biểu hiện tiêu cực Vì vậy, nghiên cứu giáo dục đạo đức đang đựơc đặt ra trongnhững điều kiện mới Để có được những nghiên cứu cụ thể chúng ta phải nêu được thực trạng, đặcđiểm, yêu cầu và phương pháp giải quyết vấn đề giáo dục đạo đức nhằm góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quan trọng này
1.3.2 Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp
Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp có nhiều quan niệm khác nhau, theo quan niệm của quốc tế vềđạo đức nghề nghiệp không giống với quan niệm của Việt Nam Từ trước tới nay ở Việt Nam, nóiđến đạo đức nghề nghiệp, chúng ta thường liên tưởng tới việc một người có dối trá, lừa gạt, vi phạmpháp luật, v.v hay không? Trong khi đó theo quan niệm của quốc tế, nói đến đạo đức nghề nghiệp
là nói đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp như trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, v.v hoặc các quan hệ về kinh tế tài chính như góp vốn, đầu tư, vay nợ, v.v Tuân thủ nguyên tắc đạođức nghề nghiệp là đảm bảo được sự độc lập, khách quan và không lệ thuộc vào các quan hệ kinh tếtài chính trong quá trình hành nghề Nhưng tổng hợp những quan niệm đạo đức nghề nghiệp lại có
Trang 25hai khuynh hướng sau:
Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động cơ bản của conngười Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp và thiết yếu nhất của con người đượcthực hiện Nhưng khi thực hiện lợi ích của mình, con người không thể không có quan hệ về mặt lợiích đối với người khác, với xã hội Vì thế, hoạt động nghề nghiệp cũng là hoạt động mà ở đó, nhữngquan hệ đạo đức cơ bản giữa con người và con người, giữa con người và xã hội được thể hiện Dotính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về nghềnghiệp cũng như về đạo đức đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định Vì thế, từ lâu đạođức nghề nghiệp, dưới những hình thức và mức độ nhất định, đã hình thành như một lĩnh vực đặcthù của đạo đức xã hội
Có thể nhận thấy những biểu hiện đầu tiên của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của cácphường hội thủ công hay trong việc hành nghề của các thầy thuốc Trong các phường hội thủ công(ở Phương Tây cũng như Phương Đông), những yêu cầu về chữ tín, về chất lượng sản phẩm luônđược đề cao Ban đầu, những yêu cầu đó bị quy định bởi chính yêu cầu và quá trình của sản xuất vàtrao đổi hàng hoá, nhưng cùng với thời gian, việc tuân thủ chúng đã trở thành danh dự và nghĩa vụđạo đức của các thành viên trong phường hội nghề nghiệp Tương tự như vậy, y tế cũng là một trongnhững lĩnh vực mà từ lâu đã xuất phát những yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp Do có liên quan trựctiếp đến sinh mệnh của bệnh nhân, lĩnh vực này đòi hỏi một trách nhiệm cao, một sự tận tâm, một
tình thương “lương y như từ mẫu” Chính vì thế, ngay từ thời cổ đại Hipôrát, người được coi là ông
tổ của ngành y, đã đề xuất những yêu cầu y đức mà về sau, những yêu cầu đó đã trở thành nội dunglời tuyên thề nghề nghiệp mang tên ông đó là lời thề Hipôcrát: Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chi tiết có lợi chongười bệnh tu ỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công Tôi sẽkhông trao chất độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và không tự mình gợi ý cho họ Tôi suốt đờihành nghề cho sự vô tư và thân thiết Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh,tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ thiếu niên, tự do hay nô lệ Dù tôi cónhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trướcnhững điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ [84,tr.121]
Ở nước ta danh y Lê Hữu Trác cũng đòi hỏi người thầy thuốc chân chính phải là người nêu
cao tám đức tính: Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, Cần; và tránh xa tám điều tội lỗi: Lười, Tham, Keo, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt Với một ý nghĩa nhất định, có thể coi:
Tu, Tề, Trị, Bình, nêu gương như là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà Nho giáo đòi hỏi ở
những nhà quản lý xã hội
Như vậy, có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện
đặc thù những yêu cầu đạo đức chung của xã hội trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụthể Chúng bị quy định bởi chính đặc thù của từng hoạt động nghề nghiệp nhất định Tuy nhiên, tính
Trang 26đặc thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người có những chuẩn mựchoàn toàn riêng biệt Thực ra, tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp là ở chỗ, mức độ và quy mônhững yêu cầu, những đòi hỏi
của xã hội đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau là khác nhau
Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách nỗibật, làm thành tính đặc thù đạo đức của nghề nghiệp đó Như đã nêu trên, tình thương, lương tâm,trách nhiệm là yêu cầu đồng thời là chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc ; giữ chữ tín, trungthực là yêu cầu đạo đức của người kinh doanh chân chính; tận tụy với công vụ, thanh liêm gươngmẫu là yêu cầu đạo đức của người quản lý xã hội, độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; nănglực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn là yêu cầucủa người làm kế toán và kiểm toán viên.Những yêu cầu, chuẩn mực đó một mặt, là sự phản ánh cụthể những đòi hỏi của xã hội; mặt khác, lại là động lực tinh thần để con người có được hiệu quả tíchcực trong hoạt động nghề nghiệp
Trong xã hội truyền thống, do kém phát triển về kinh tế, sự phân công lao động chưa sâu, nênchỉ có một số ít hoạt động tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành hoạt động nghề nghiệp đặc thù với
số lượng người không nhiều Đồng thời, định hướng đạo đức truyền thống “trọng nghĩa khinh lợi ”,
như một điều chỉnh, góp phần làm giảm thiểu những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xãhội Vì thế, đạo đức nghề nghiệp tuy hình thành từ lâu đời, nhưng trên bình diện quản lý xã hội, nókhông trở thành vấn đề mang tính phổ biến và cấp bách như trong điều kiện xã hội hiện đại
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân công lao động trở nên cực kỳ sâu sắc,
nhiều hoạt động trước đây không mang tính nghề nghiệp nay trở thành phương thức kiếm sống củacon người, nhiều ngành nghề mới xuất hiện Những đặc thù của hoạt động nghề nghiệp gây ra nhữngkhó khăn cho con người khi phải ứng xử trước những tình huống đạo đức Các chuẩn mực chung củađạo đức xã hội không còn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp Đặcbiệt, tác động của kinh tế thị trường đang làm cho những đặc trưng và yêu cầu đạo đức nghề nghiệpthể hiện rõ hơn Do đó, việc xây dựng và giáo dục đạo đức nghề nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờhết
Khác với mọi loại hình kinh tế trước thị trường, kinh tế thị trường hoạt động dưới sự tác độngcuả các quy luật: giá trị, cung cầu, cạnh tranh Những quy luật này đảm bảo cho nguyên tắc tối đahoá lợi ích cá nhân được thực hiện Khi thực hiện nguyên tắc tối đa hoá lợi ích cá nhân, các chủ thểtham gia vào quan hệ thị trường có thể làm tổn hại đến lợi ích của người khác, của xã hội Chính vìthế mà đạo đức kinh doanh đang trở thành điểm nóng của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp hiệnnay
Xây dựng đạo đức kinh doanh chính là chế định và giáo dục những nguyên tắc, những chuẩnmực đạo đức điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết một cách hợp lý nhất quan hệ giữalợi ích cá nhân (chủ thể kinh doanh) và lợi ích xã hội (lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích xã hội nói
Trang 27chung) Tuy nhiên, hiện vẫn còn những cách nhìn nhận khác biệt nhau xung quanh việc giải quyếtmột cách hợp lý quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong hoạt động kinh doanh.
Không ít người vẫn cho rằng, hành vi kinh tế (mà trong điều kiện kinh tế thị trường là hành
vi kinh doanh) và hành vi đạo đức là hai loại hành vi hoàn toàn khác biệt nhau, thậm chí đối lậpnhau Sự khác biệt hay sự đối lập chủ yếu giữa hai loại hành vi này là ở chỗ, hành vi kinh tế giả địnhlợi ích cá nhân, còn hành vi đạo đức lại hướng vào lợi ích của người khác Vì thế, không thể đòi hỏi
sự điều chỉnh đạo đức trong kinh doanh Do tính đặc thù của mình, kinh doanh chỉ có thể thực hiện
và phát triển được thông qua cạnh tranh kinh tế Việc giải quyết một cách hợp lý, quan hệ lợi íchgiữa cá nhân và xã hội chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh, trong khi thực hiện lợi ích của mình,không làm tổn hại đến lợi ích được đảm bảo bằng pháp luật của người khác Như vậy theo cách nhìnnày, vấn đề đặt ra không phải là xây dựng đạo đức kinh doanh với tư cách một loại hình đạo đứcnghề nghiệp, mà là xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt làluật kinh tế, luật kinh doanh
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủđạo đức nghề nghiệp cơ bản Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và những nguyên tắcchuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằmđảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh
Nghề dạy học, các thầy giáo, cô giáo không chỉ dạy cái chữ để chống lại sự dốt
nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người Làm người phải đạo, làm người có
đủ phẩm chất, Chân, Thiện, Mỹ Do mục tiêu cao cả ấy "nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,''Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống của mọi dân tộc.
Nghề chữa bệnh, các thầy thuốc cầu cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, chốnglại thần chết, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc Vớimục tiêu cao cả ấy, người làm nghề chữa bệnh không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu
người Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh “Thầy thuốc như mẹ hiền 1 ”.
Nghề sản xuất, kinh doanh, người làm nghề đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận.Những khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có
sự gian dối Đó là đạo đức của người làm nghề chân chính
Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạothành người có đủ phẩm chất Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòngngay thẳng, nhân hậu Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vựcpháp luật của Nhà nước Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liênquan mà thôi.v.v
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là một bộ phận hữu cơ trong đạo đức của người làm báo đó
là phải trung thực không ba hoa, không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu Khi cầm bút viết phải
đề ra mục tiêu: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.
Trang 28Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đốivới việc làm của mình Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngànhnghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làmnghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được mà đạo đức nghề nghiệp được tuân theotrong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn mực và quy phạm đạo đức đặc trưng của bản thân nghềnghiệp đạo đức nghề nghiệp xuất hiện theo sự phân công mà từng bước hình thành, theo sự pháttriển của phân công mà không ngừng phát triển Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp, thì có bấynhiêu đạo đức nghề nghiệp.
Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, đạo đức nghề nghiệp đều là đạo đức xã hội hoặc giai cấp đươngthời, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp Do đạo đức nghềnghiệp có liên hệ với hoạt động nghề nghiệp của người ta, so với đạo đức chung của xã hội hoặc đạođức giai cấp, nó có cách thức và có tác dụng đặc thù
Trong xã hội hiện đại, đạo đức nghề nghiệp là một loại đạo đức có vai trò xã hội hóa cao độ
Nó không chỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã hội, mà còn là một cấp độ đạo đứctương đối có tính đại biểu Nó có đặc trưng thời đại của đạo đức, làm đạo đức chủ thể của xã hộihiện đại, nó lại có tính chung và tính thị phạm của xã hội, là một loại đạo đức thực tiễn hóa mà bất
cứ làm nghề nào cũng phải có
1.3.3 Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên con đường Cách Mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tốtinh thần của nhân dân trong việc khắc phục muôn vàn khó khăn thử thách để đánh thắng những kẻthù lớn nhất và xây dựng một đất nước thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc Chính vì vậy mà trong quátrình phát huy và vận dụng sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh rất quan tâm tới các vấn đề về đạo đức, đặc biệt là những ý thức tư tưởng và quan điểm triế t lý
đã tồn tại lâu ngày và sâu sắc trong nhân dân về đạo đức Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh đã đềcập ở rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đạo đức Trong đó vấn đề đạo đức cách mạngđược Người đặc biệt quan tâm và làm rõ Nhưng, vì phạm vi của đề tài nên tác giả luận văn chỉ đềcập đến một số khía cạnh có liên quan đến quan niệm đạo đức nghề nghiệp của Hồ Chí Minh màthôi
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều tác phẩm của
Người Trước năm 1930, tác phẩm “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc là một trong những
văn kiện lý luận quan trọng đầu tiên dùng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách
mạng Việt Nam “Đường kách mệnh ” giữ vai trò quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính
trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và làm cơ sở hoạchđịnh đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 80 năm qua
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 và tiến hành cuộc “kháng chiến, kiến quốc” thì giáo dục cán bộ, đảng
Trang 29viên, xây dựng và củng cố Đảng ta thành một Đảng Mác - Lênin chân chính, điều này đã trở thành
vấn đề cốt tử Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào tháng 10/1947
với bút danh XYZ thực sự đã trở thành văn kiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đáp ứng yêucầu cốt tử nêu trên Người cho rằng người đảng viên, người cán bộ muốn trở nên người cách mạngchân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra Lòng mình chỉ biết vìĐảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư Mình đã chí công vô tư thì khuyếtđiểm ngày càng ít mà những tính tốt ngày càng thêm
Hồ Chí Minh là người tiếp thu khá nhiều những giá trị và sử dụng khá nhuần nhuyễn nhữngquan niệm về đạo đức Nho giáo Điều đó không đồng nghĩa với việc dùng nguyên mẫu của ngườixưa mà không có phần sáng tạo Nếu như Nho giáo xác định tiêu chuẩn đạo đức của người quân tử
là nhân, nghĩa, trí, tín thì Hồ Chí Minh đã khái quát đạo đức của người cán bộ là "những tính tốt" gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm Nội hàm của 5 tính tốt ấy được người giải thích với một tinh thần
mới, rất khoa học, hiện đại, nhưng cũng rất dân tộc:
Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào Vì thế mà kiên quyếtchống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổtrước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ,không sợ uy quyền Những người đã không ham, không sợ thì việc gì là phải, họ đều làm được
Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có gì phải dấu Đảng.Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan Lúc Đảng giao việc, thì bất kỳ to nhỏđều ra sức làm cẩn thận Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói, không sợ người ta phê bìnhmình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn
Trí nghĩa là, vì không có việc tư túi nó làm mù quáng cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt
Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng Biết xem người, biết xem việc Vì vậy mà biết làm việc cólợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian
Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải làm có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửachữa, có gan chống lại và những sự vinh hoa phú quý không chính đáng Nếu cần có gan hi sinh cảtính mạng cho Đảng cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát
Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham ngườitâng bốc mình Vì vậy, mà quang minh chính đại không bao giờ hủ hoá, chỉ có một thứ ham là hamhọc, ham làm, ham tiến bộ
Kết hợp nhuần nhuyễn và tài tình những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với quanniệm đạo đức tiến bộ nhất của thời đại - quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người
đã xây dựng lên khái niệm đạo đức cách mạng Đó là “đạo đức mới, đạo đức vĩ đại ”, nó không
phải là danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người Người nhấnmạnh vai trò căn bản của đạo đức:
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải gốc, không
Trang 30có gốc cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc totát mà tự mình không có đạo đức, không căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn nói việc gì? [44,
tr 252-253 ]
Vấn đề đạo đức trong "Sửa đổi lối làm việc" được đề cập với dung lượng không lớn nhưng nó là
sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức tinh hoa của nhân loại trên cơ sở đạo đức truyền thống
của dân tộc Việt Nam Vì vậy, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là "cuộc hành trình đạo đức từ Đông sang Tây, từ nhân loại trở về dân tộc” [30, tr 154 ] Tìm hiểu khái niệm đạo đức cách mạng trong
tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo của Người vào hoạt động nghề nghiệp, chúng ta thấynhững chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nói chung, của những nhàhành nghề nói riêng là một sự hoà quyện trong một chỉnh thể thống nhất Cụ thể hoá các chuẩn mực
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" trong tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh trong
hoạt động nghề nghiệp chúng ta thấy:
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được
Như Hồ Chí minh lấy một ví dụ về kết quả của “Cần” đó là: Trong 20 triệu đồng bào ta, cho 10 triệu
là thanh niên và thành nhân có sức làm việc Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng
hồ, thì mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ, mỗi năm lên 3.600 triệu giờ Chỉ những giờ ấy đã bằngđộng viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ Cứ tính một giờ làm là đáng giá một đồng bạc,thì mỗi năm nước ta thêm được 3.600 triệu đồng Đưa số tiền đó vào kháng chiến, thì kháng chiến ắtmau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công Đó là kết quả của chữ “Cần”[44, tr 364-365]
Theo Người hoạt động nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đa dạng và phong phú,phức tạp đòi hỏi tầm trí tuệ cao, hiểu biết rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lựcnghề nghiệp Người hành nghề phải biết phát hiện, tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ,phải có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phải có ý chí tựcường, tự lực, kém thì phải cố mà học Chúng ta phải làm thế nào đế vượt khó khăn, làm tròn nhiệm
vụ Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn,phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phảinâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cốgắng thì nhất định thành công Như vây, làm nghề gì thì cũng phải siêng năng, chăm chỉ, cùng với trítuệ vững chắc thì sẽ nhanh tới mục đích mà mình mong muốn
Kiệm đó là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi Nhưng Hồ Chí Minh
lại đề cập, “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, vì lợi ích của đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng Như thế mới là tiết kiệm” [44, tr 636-637].
Liêm là trong sạch không tham lam, có “Kiệm ” thì mới “Liêm " được, vì xa xỉ mà sinh tham
Trang 31lam, tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng Đối với người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúckhó khăn mà bắt chẹt nhân dân thì đều làm trái với chữ “Liêm" Dân chủ trong xã hội ta ngày càngđựơc mở rộng Trong quá trình làm việc phải giữ được lập trường chính trị và tính khách quan trong
công việc, nếu không giữ được “liêm ”, mất đi sự trong sạch, trở nên tham lam, ích kỷ, vun vén lợi
ích cá nhân, lợi dụng nghề nghiệp của mình để trục lợi, kiếm tiền bất chính, vi phạm pháp luật, bấtchấp đạo đức nghề nghiệp
Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn Đối với người, bất kỳ làm nghề gì điềuquan trọng là phải có cái tâm trong sáng Như Bác khuyên các nhà báo , trong đấu tranh cách mạng,
trong công cuộc “sáng tạo và cải tạo thế giới”, nhà báo phải có “cái đầu lạnh”, “trái tim nóng” và
“ngòi bút sạch" Tìm trong di sản báo chí Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rất rõ điều này Trong một lần
nói chuyện về công tác báo chí cách mạng, Người nói: Báo chí muốn có sức thuyết phục người xem,
thì nó phải mang tính chân thực cao Theo Người, cán bộ làm báo “Viết phải thiết thực, nói có sách mách có chứng, tức là nói việc ấy ở đâu, thế nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả ra sao ” "Chống tham ô thì phải nói rõ ai tham ô, ai lãng phí, cơ quan nào tham ô, lãng phí cách nào? ngày tháng nào ”.
Chí công vô tư theo Người đó là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau; là lo trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, mình vì mọi người, phải đặt lợi ích củacách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trước hết
Muốn thực hành “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa
cá nhân Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là một trong ba kẻ địch cần phải chống, mà kẻ địch này
nó lại ẩn lấp trong mỗi mình chúng ta Nó là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dànhngười ta đi xuống dốc Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hóa, lãngphí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinhquần chúng, độc đoán, độc quyền, quan liêu mệnh lệnh ; chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cáchmạng; nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp, hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi
để phát triển để che lấp đạo đức cách mạng
Tóm lại, Điểm nổi bật trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là hệ thống lý thuyết,
các khái niệm về đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội mà ở chỗ các quy tắc đạo đức được diễngiải một cách dễ hiểu Hơn thế nữa, bản thân Người là một tấm gương đạo đức sáng ngời được mọingười noi theo Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp của Hồ Chí Minh đó là đạo đức cách mạng, đạođức mới Làm nghề gì và trong thời đại nào thì con người cũng cần phải nêu cao đạo đức cách mạng
đó là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, cótinh thần quốc tế trong sáng, v.v
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Vấn đề đạo đức xưa nay vẫn được xem là một mục tiêu có vị trí quan trọng của cả loài người,của mọi xã hội, mọi thời kỳ phát triển Trong lịch sử triết học, dù triết học Phương Đông hay triết
Trang 32học Phương tây, thì vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức vẫn là vấn đề được các nhà triết học quantâm và xem đó là điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của con người.
Bản thân vấn đề đạo đức vốn là một phạm trù có tính lịch sử, gắn với mỗi thời đại, mỗi giaicấp, mỗi quan niệm về học thuyết, về khuynh hướng tư tưởng, về tôn giáo, thậm chí mỗi nghề
nghiệp Điều này được Ph.Ăngghen cho rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có
từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” và “trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình, và đều vi phạm đạo đức
ấy, mỗi khi thấy có thể vi phạm mà không bị trừng phạt” [29, tr 425].
Từ vấn đề đạo đức nói chung, khi đề cập đến giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp trongthời đại ngày nay Với sự tác động của kinh tế thị trường và do đặc trưng nghề nghiệp quy định nêntrong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn gặp những vấn đề mà việc giải quyết chúng sẽ không
có hiệu quả nếu chỉ áp dụng máy móc những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.Chẳng hạn người làm báo không thể vì yêu cầu trung thực trong đưa tin mà để lộ bí mật làm phươnghại đến lợi ích quốc gia Trong những tình huống nhất định, người làm kinh tế, vì lợi ích kinh tế, cóthể và cần thiết phải giữ kín những bí quyết công nghệ, những thông tin kinh tế, mặc dù điều đó có
vẻ như là ích kỷ nếu xem xét từ những nguyên tắc đạo đức thông thường Bởi vậy, những chuẩn mựcđạo đức nghề nghiệp với tư cách là sự cụ thể hóa các yêu cầu đạo đức xã hội sẽ tạo ra một hành lang
an toàn giúp con người ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động vừahợp đạo lí, vừa thực hiện được lợi ích cá nhân, vừa tăng cường được lợi ích của xã hội
Để làm được việc đó, con người phải có đạo đức, có trách nhiệm, tâm huyết với công việcmình đảm nhiệm Cần phải rèn luyện và xây dựng đạo đức cho bản thân một cách nghiêm túc Cónhư vậy, thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường nói riêng và giáo dục đạo đứcnghề nghiệp trong xã hội nói chung mới đạt được hiệu quả thiết thực nhất