Quản lý phát triển ĐNGV ở các trường ĐHCĐ nước ta hiện nay nói chung, ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng là một trong những vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng GDĐT trong các nhà trường. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả quản lý phát triển ĐNGV sẽ trực tiếp đảm bảo cho ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN trong bối cảnh hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Quản lý phát triển ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ nước ta hiện naynói chung, ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng là một trongnhững vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng GD&ĐTtrong các nhà trường Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả quản lý pháttriển ĐNGV sẽ trực tiếp đảm bảo cho ĐNGV ở các trường CĐYT trên địabàn TPHN luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ
về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu đào tạo NNL y tế trên địabàn TPHN trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tácquản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đang đặt
ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết Chính vì vậy, đề tài luận án
“Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ và quan tâm
nghiên cứu từ lâu Trong quá trình công tác tại Trường CĐYT Hà Đông vàhọc tập tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, bản thân nghiên cứu sinh
có nhiều công trình nghiên cứu, cùng các bài báo khoa học liên quan đến
đề tài luận án và được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành khác nhau
Khung lý thuyết của nội dung nghiên cứu được tác giả dựa trên cơ sởphân tích vị trí, vai trò, khẳng định giá trị, tính đúng đắn và sự cần thiết củaviệc nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN hiện nay.Trên cơ sở, công trình đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thựctiễn quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó,
đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần thiết thực trongxây dựng ĐNGV đáp ứng tốt với nhu cầu số lượng, chất lượng NNL y tế
Trang 2trên địa bàn TPHN, cũng như mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chiến lược pháttriển của từng nhà trường.
2 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của giáo dụcđối với sự tồn tại và phát triển nước nhà Người nhấn mạnh: “Không có giáodục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá” [78,tr.345] Đểthực hiện được điều đó, Người đặc biệt coi trọng đến đội ngũ giáo viên, bởiNgười cho rằng: “nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [78, tr.345].Quán triệt sâu sắc quan điểm trên, trong mọi giai đoạn lịch sử cách mạng,Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến phát triển đội ngũ giáo viên; coi đó vừa
là yêu cầu, nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng là vấn đề cốt lõi để phát triển nềngiáo dục nhằm đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn cách mạng Đặcbiệt, trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta đã vàđang bước vào thời kỳ hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trênthế giới Điều này đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi nền giáo dục nước ta nói chung,các cơ sở giáo dục đại học nói riêng cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới, khôngngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL để góp phần thiết thực vàothành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng nhưnhanh chóng rút ngắn về khoảng cách, trình độ phát triển so với tương quancác quốc gia trên thế giới… Chính vì vậy, Đảng ta xác định đổi mới căn bản,toàn diện GD&ĐT là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; đồngthời, coi “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải phápthen chốt” [9] là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định đến chấtlượng GD&ĐT ở các nhà trường
Đối với các trường CĐYT trên địa bàn TPHN (bao gồm Trường CĐYTBạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông), đây là các nhàtrường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đào tạo, cung cấp NNL y tế cho
Trang 3TPHN cũng như các tỉnh, thành lân cận khác của cả nước Xuất phát từ vấn đềtrên, trong những năm gần đây, các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn nỗlực đổi mới toàn diện quá trình đào tạo, trong đó xác định quản lý phát triểnĐNGV vừa là mục tiêu, nhưng đồng thời cũng là một hướng đi đúng đắn, cơbản, cần thiết để từng nhà trường có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu, yêu cầuđào tạo, cũng như yêu cầu của ngành, yêu cầu về phát triển NNL y tế trên địabàn Thành phố đặt ra Chính vì thế, đã góp phần làm cho ĐNGV ở các nhàtrường không ngừng “tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từngbước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển cáccấp học và trình độ đào tạo” [41] Tuy nhiên, từ thực tiễn hiện nay cho thấy,trong quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN vẫn còntồn tại nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục chưa đáp ứng yêu cầu” [58, tr.114], trong đó, “Đội ngũ nhà giáo vừa thừa,vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn… Tỷ lệ nhà giáo cótrình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp Năng lực của một bộ phậnnhà giáo còn thấp Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứngđược các yêu cầu đổi mới giáo dục” [41] Đây vừa là thực trạng, nhưng đồngthời cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng sản phẩmđào tạo là một bộ phận đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế ở TPHN vẫn còn có biểuhiện trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; trong công việc thiếu ýthức trách nhiệm khi chăm sóc, phục vụ sức khỏe nhân dân, chạy theo giá trị của
đồng tiền… Đúng như Nghị quyết Số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã
thẳng thắn chỉ rõ: “Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đadạng của nhân dân; chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật…” [17]
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua, cùng với cáchọc viện, trường ĐH&CĐ y trong các nước nói chung, các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đa
Trang 4chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đến quản lý phát triểnĐNGV, điều này đã góp phần cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học
cả trên phương diện lý luận, thực tiễn để từng nhà trường vận dụng trongquá trình phát triển ĐNGV Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêucầu đòi hỏi cao về số lượng, chất lượng của NNL y tế trên địa bàn TPHN đã
và đang đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý phát triển ĐNGV ở cáctrường CĐYT, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đảm bảo
có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quản lý
phát triển ĐNGV Chính vì vậy, tác giả lựa chọn: “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý phát triểnĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ sở đó, đề xuất các biệnpháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo ĐNGV ở từng nhà trườngluôn có đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứngtốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trên địa bàn TPHN đặt ra
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV
ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở các trườngCĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN hiện nay
- Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn,khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
Trang 54 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1 Khách thể nghiên cứu
Qúa trình phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay
4.3 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ
sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trênđịa bàn TPHN đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trênđịa bàn TPHN đã và đang đặt ra hiện nay
* Phạm vi về không gian: Luận án tập trung khảo sát, tọa đàm, trao đổi
với các đối tượng là đội ngũ CBQL; giảng viên, sinh viên ở các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN, bao gồm 3 trường là: Trường CĐYT Bạch Mai, TrườngCĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông
* Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ luận án được giới hạn chủ
yếu từ năm 2011 đến nay
4.4 Giả thuyết khoa học
Phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là một trongnhững vấn đề then chốt, quyết định đến chất lượng GD&ĐT ở các nhà trường
Nếu đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ được thực chất quản lý ĐNGV; xác định
được những biện pháp đúng đắn trong quản lý phát triển ĐNGV, nhất là trongcác vấn đề như: Giáo dục nâng cao nhận thức đối với đối với mọi chủ thể; xâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV; đổi mới công tác tuyển dụng gắnvới đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV; thiết lập mối quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽvới các học viện/ trường đại học y, các cơ sở y tế trên địa bàn TPHN; đổi mới
cơ chế, chính sách đãi ngộ cho ĐNGV thì sẽ làm cho ĐNGV ở các trường
ngày càng phát triển, đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay đặt ra
Trang 65 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tưtưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về GD&ĐT, về phát triểnĐNGV ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay Trong quá trình nghiên cứu, tácgiả tiếp cận vấn đề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm phức hợp:hoạt động - giá trị - nhân cách; quan điểm lịch sử - lô gíc; quan điểm thực tiễn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứukhác nhau, cụ thể là các phương pháp:
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề quanghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộcphạm vi nghiên cứu của đề tài
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp:
- Tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết liênquan đến ĐNGV của các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay
- Quan sát sư phạm: tiến hành quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụcủa ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN
- Điều tra xã hội học: Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 03 đốitượng là CBQL (140 phiếu), ĐNGV (210 phiếu), sinh viên (210 phiếu); ngoài
ra còn tiến hành sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi với 03 đối tượng trên
ở 03 trường CĐYT trên địa bàn TPHN là: Trường CĐYT Bạch Mai, TrườngCĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học trong vàngoài quân đội
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thửnghiệm tại Trường CĐYT Hà Đông
Trang 7* Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng
trong khoa học giáo dục để xử lý các số liệu điều tra
6 Những đóng góp mới của luận án
- Bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các
trường CĐYT trên địa bàn TPHN
- Luận án giúp cho các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đánh giáchính xác, khách quan thực trạng ĐNGV nói chung; quản lý phát triển ĐNGV
ở các nhà trường hiện nay nói riêng Đồng thời, đề xuất các biện pháp quản lýphát triển ĐNGV đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao, góp phần xây dựngđược ĐNGV luôn có đầy đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng,đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt với yêu cầu đào tạo NNL y tế của từng nhàtrường trong bối cảnh mới
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vềquản lý phát triển ĐNGV, cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các
trường CĐYT trên địa bàn TPHN Đặc biệt, luận án đã đưa ra những biện
pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiệnnay có tính thiết thực, khả thi cao
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo
và vận dụng ngay vào trong thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV ở các trườngCĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó, góp phần đảm ĐNGV ở các nhà trường ngàycàng phát triển, đáp ứng thiết thực với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra
8 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm : Phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiêncứu có liên quan đến đề tài, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục côngtrình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 8TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI: “QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY”
1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về quản
lý phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên
Có thể thấy, ngay từ thời cổ đại, những tư tưởng liên quan đến quản lýphát triển ĐNGV đã bắt đầu xuất hiện thông qua các tư tưởng của các nhà giáo
dục nổi tiếng trên thế giới như: Khổng Tử (551 - 479 TCN), Socrate (469 - 399
TCN), Platon (427 - 347 TCN)… Mặc dù, không trực tiếp đề cập đến các hoạtđộng quản lý phát triển ĐNGV; tuy nhiên, thông qua các tư tưởng về vị trí, vaitrò của người thầy giáo đối với sự phát triển xã hội; những phẩm chất nhân cách,tri thức và phương pháp giảng dạy… mà mỗi người thầy cần phải đạt được, cácông bước đầu đã đặt ra vấn đề đòi hỏi giai cấp cầm quyền cần có những biệnpháp quản lý trong thực tiễn phù hợp để đào tạo được nhiều người hiền tài (giáoviên) đi giúp đỡ, chỉ bảo, dẫn dắt những người khác Đồng thời, bản thân chính
họ cũng phải biết tự quản lý các vấn đề phẩm chất, tri thức, năng lực… sao chotrở thành hình ảnh mẫu mực để mọi người noi theo
Khi thế giới bước vào thời kỳ hiện đại, các quốc gia trên thế giới ngàycàng nhận thức sâu sắc vai trò của phát triển giáo dục đối với sự phát triển củamỗi quốc gia, dân tộc Trong mối quan tâm đó, việc nghiên cứu vấn đề quản lýphát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên được coi là trung tâm của sự phát triểngiáo dục Điều này được thể hiện ngày càng xuất hiện nhiều công trình của nhiềutác giả trên thế giới bàn về vấn đề này dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau
Trang 9Dưới góc độ bàn về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, năm
1985, trong nghiên cứu về“Những vấn đề quản lý trường học” [140], 3 tác giả
Zimi P.V., Konđakôp M.I., Saxerđôtôp N.I đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnhđạo công tác giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, coi đó là khâu then chốttrong hoạt động quản lý của hiệu trưởng Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tậptrung vào nghiên cứu một số vấn đề về quản lý ở các nhà trường sư phạm vànhấn mạnh: “Đối với công tác đào tạo ở các trường sư phạm, để đào tạo đượcđội ngũ giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định thì mỗi nhà trường cần chăm loxây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Cán bộ lãnh đạo nhà trường phải biếtlựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trởthành những giảng viên tiêu biểu nhất so với các nhà trường khác”[140, tr.28]
Để chuẩn bị cho nhân loại bước vào thế kỷ 21, các nhà giáo dục trên thếgiới đều thống nhất trong nhận thức khi thông qua Khuyến cáo của Uỷ ban quốc
tế chuẩn bị giáo dục khi vào thế kỷ XXI của UNESCO đã khẳng định rõ: “Độingũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có tráchnhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa” [50, tr.16].Đồng thời khẳng định “Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chấtlượng giáo dục Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phảiphát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng” [50, tr.20]
Năm 1987, tác giả D.Ph Êxarêva đã viết cuốn tài liệu “Đặc điểm hoạt động của cán bộ giảng dạy đại học” [65] Trong cuốn tài liệu này, tác
giả phân tích khá rõ nét những đặc điểm hoạt động dạy học của ĐNGV,trên cơ sở đó, tác giả khái quát: hoạt động dạy học đại học là hoạt động đặcthù Không như các hoạt động thuộc ngành, nghề khác, cán bộ giảng dạyđại học chủ yếu là tiếp xúc và làm việc với tri thức
Trong nghiên cứu “Acion research as a form of staff development in higher education” của tác giả David Kember và Lyn Gow năm 1992 đã bàn
trực tiếp về phát triển ĐNGV các trường đại học [148] Với cách tiếp cậntheo quan điểm thực tiễn, coi các hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng để
Trang 10phát triển ĐNGV, tác giả cho rằng: để phát triển ĐNGV đại học cần cố gắngcải thiện hoạt động giảng dạy của ĐNGV thông qua các hành động lập kếhoạch; biên soạn đề cương chi tiết; tổ chức các mối quan hệ với sinh viên vàtài liệu học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kếtquả học tập của sinh viên
Đánh giá toàn diện việc phát triển nhà trường dựa trên các nhân tố củaquá trình đào tạo, trong công trình nghiên cứu của 2 tác giả là B Davies và
L Ellison về “School Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà trường” [145] đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV là một bộ phận, nội dung quan
trọng trong phát triển NNL của nhà trường Theo đó, các tác giả đã phân tích
10 yếu tố đảm bảo cho sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo của mỗi nhàtrường là chương trình học, việc dạy và học; NNL; phúc lợi cho học sinh vàsinh viên; cơ sở vật chất; nguồn tài chính; hồ sơ học sinh và marketing; cơcấu và các cách thức quản lý; cơ chế quản lý và đánh giá nội bộ; sự quan tâmcủa cộng đồng, xã hội; xây dựng thông tin chiến lược qua việc điều tra
Đi sâu vào nghiên cứu chỉ ra các chức năng cơ bản của ĐNGV trong
thế kỷ XXI, trong 2 công trình “Staff Development for Higher Education Instituitions - Phát triển đội ngũ nhân viên cho các tổ chức giáo dục đại học” của tác giả Victor Minichiello viết năm 2008 [150]; “How to Become a Lecturer - Làm thế nào để trở thành người giảng viên” [142] của tác giả
Catherine Armstrong viết năm 2010 đều xem ĐNGV là lực lượng quyết địnhđến chất lượng đào tạo của một trường đại học Một trường đại học danh tiếng
là trường đại học có một ĐNGV xuất sắc Đồng thời, các tác giả cũng đều chorằng, giảng viên đại học trong thế kỷ XXI có 3 chức năng cơ bản là nhà giáo,nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội
Ở nước ta, trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục mới, Chủtịch Hồ Chí Minh được coi là người đầu tiên có tư tưởng đề cập đến quản lý pháttriển đội ngũ giáo viên Ngay sau khi đất nước dành được độc lập, Người đã
Trang 11khẳng định: “Để đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động thì cần có người thầygiáo” [77, tr.72] Muốn vây, “Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức
và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn…giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hộichủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt Đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy,giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trườngvới nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” [79, tr.507]
Quán triệt sâu sắc các quan điểm trên, trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất
là khi đất nước bước vào thể kỷ XXI, vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáoviên nói chung, ĐNGV ở các trường đại học nói riêng không chỉ được Đảng,Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, mà nó còn thu hút được sự quan tâm nghiêncứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục với nhiều cách tiếp cận, nội dungkhác nhau và góp phần quan trọng trong đào tạo NNL đáp ứng thiết thực vớinhu cầu mà thực tiễn đặt ra
Năm 2001, tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan đã viết cuốn
sách“Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [48] Trong
cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra quan điểm xem ĐNGV là nhân tố quantrọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng đào tạo NNL ở mỗi
cơ sở giáo dục đại học, cũng như chất lượng NNL ở nước ta Trên cơ sởphân tích thực trạng NNL ở các trường đại học, trong đó có thực trạngĐNGV, các tác giả đã đề xuất 5 giải pháp khác nhau nhằm phát triển NNLgiáo dục đại học, cụ thể: Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực quản lý Nhànước đối với giáo dục đại học và NNL của nó; cải thiện môi trường giáo dục,nâng cao mức sống và chất lượng của NNL với các mục tiêu kỷ cương, dânchủ và nhân văn; nâng cao mức sống của nhân sự bằng thu nhập chính đáng,nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua phát triển các hình thức đào tạo vàviệc rèn luyện, bồi dưỡng sức khỏe thường xuyên; nâng cấp, mở rộng và đầu
Trang 12tư mới cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đại học và quy hoạch,xây dựng cơ bản nhà trường, tăng kinh phí cho các trường đại học; khai thácmọi nguồn lực và cơ hội thuận lợi để phát triển NNL thông qua các nguồn lực
và cơ hội phát triển từ trong nước và từ nước ngoài; áp dụng và phát triểncông nghệ quản trị nhân sự hiện đại tại các cơ sở giáo dục đại học
Bàn trực tiếp đến việc đổi mới công tác phát triển ĐNGV để nâng caochất lượng đào tạo trong các trường ĐH&CĐ, tác giả Lê Đức Ngọc đã chủ
biên cuốn sách “Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp” [103] Theo tác
giả nhận định, có hai lý do chính làm cho vấn đề ĐNGV trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nhà trường đại học, đó là: Thứ nhất, trình độ của đội ngũ
quyết định chất lượng và khả năng của một trường trong giảng dạy, nghiên
cứu và phục vụ xã hội trong nền kinh tế hàng hóa Thứ hai, chi phí lương và
phụ cấp cho đội ngũ này là khoản chi phí lớn nhất của mỗi trường đại học, nógắn liền với vấn đề chất lượng, hiệu quả và hiệu xuất đào tạo
Từ những vấn đề trên, tác giả đưa ra 2 đề nghị mang tính khái quáttrong phát triển ĐNGV các trường đại học:
“Cần có một tổ chức để thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ giảng viên Đó có thể là một trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học haymột tổ chức có tư cách pháp nhân của Hiệp hội các trường đại học Việt Nam sẽđảm nhận giữ vai trò đầu mối cho các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên.Cần có kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giảngviên Kinh phí này lấy từ nguồn bồi dưỡng cán bộ hành chính sự nghiệp hàngnăm, từ chương trình khoa học cơ bản, từ các nguồn tài trợ và đóng góp củacác thành viên tham gia hoạt động” [103, tr.165]
Nghiên cứu chuyên sâu về một nội dung quan trọng trong quá trìnhquản lý phát triển ĐNGV các trường ĐH&CĐ hiện nay, năm 2008, tác giả
Trần Xuân Bách đã lựa chọn “Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn
Trang 13hoá trong giai đoạn hiện nay” [6] làm công trình luận án tiến sĩ Trong công
trình này, tác giả quan niệm: Đánh giá giảng viên là quá trình mô tả, thuthập, xử lý, phân tích một cách toàn diện, hệ thống những thông tin vềngười giảng viên, để rồi phán đoán giá trị lao động thực thụ của họ Đâyđược coi là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý phát triểnĐNGV, việc xây dựng tiêu chí, cũng như phương pháp đánh giá giảng viên sẽgiúp hình thành cơ sở để thực hiện các khâu của quá trình quản lý phát triểnĐNGV các trường ĐH&CĐ
Đi sâu vào nghiên cứu trực tiếp các giải pháp phát triển ĐNGV trongphạm vi ở một trường đại học nhất định, tác giả Nguyễn Văn Hòa đã chủ
nhiệm đề tài NCKH cấp bộ “Thực trạng và những giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở Đại học Huế giai đoạn 2000 - 2010” [74],
mã số B2001 - ĐHH - 01 Đây là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện,công phu; đã chỉ ra được cơ bản về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,công chức ở các trường đại học nói chung, Đại học Huế nói riêng Ngoài ra,công trình cũng đã khảo sát thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu,nguyên nhân của thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của 7 trường đại họcthành viên Đặc biệt, dựa trên thực trạng đó, công trình đã đề xuất 6 nhómgiải pháp khác nhau nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,trong đó tập trung chủ yếu vào ĐNGV của Đại học Huế giai đoạn 2001 đến
2010, cụ thể là: Tăng cường số lượng đội ngũ; nâng cao trình độ đội ngũ; xâydựng cơ cấu đội ngũ hợp lý; sử dụng đội ngũ lao động tạo ra động lực caotrong hoạt động của họ; duy trì môi trường làm việc thuận lợi cho sự pháttriển của đội ngũ; hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ
Trong năm 2010, tác giả Nguyễn Văn Đệ có công trình luận án tiến sĩ
“Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học” [60] Trong luận án này, tác
Trang 14giả đã dựa trên cách tiếp cận và cụ thể hóa một số nội dung, quan điểm của lýthuyết quản lý NNL vào việc nghiên cứu, quy hoạch, dự báo phát triển ĐNGVtrong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nói chung và vùng Đồngbằng sông Cửu Long nói riêng Đặc biệt, luận án đã khái quát và rút ra được cácbài học kinh nghiệm về phát triển ĐNGV ở một số nước trên thế giới; chỉ rõđược thực trạng ĐNGV các trường đại học vùng Đồng bằng Sông Cửu long(gồm 8 trường đại học và 4 trường cao đẳng) Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã
đề xuất 6 giải khác nhau nhằm phát triển ĐNGV các trường đại học vùng Đồngbằng Sông Cửu long đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Cũng tiếp cận hướng nghiên cứu này nhưng ở phạm vi hẹp hơn, năm
2013, tác giả Nguyễn Mỹ Loan nghiên cứu về “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long” [92] Trong công trình này, tác giả đã
khẳng định: Quản lý phát triển ĐNGV trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầuđào tạo nhân lực là sự tác động của chủ thể quản lý nhằm đảm bảo ĐNGV đạtchuẩn và đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu theo quy định; đồngthời, chịu tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan trong điều kiện hộinhập khu vực và quốc tế Nội dung quản lý phát triển ĐNGV trường cao đẳngnghề bao gồm các khâu: quy hoạch; tuyển dụng và sử dụng; đào tạo và bồidưỡng; quan hệ hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; thực hiệnchính sách và kiểm tra đánh giá Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở và thực tiễn đãkhái quát, tác giả còn đề xuất 8 giải pháp khác nhau nhằm phát triển ĐNGVcao đẳng nghề đạt chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chấtlượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Longđến năm 2020
Gần đây nhất, trong năm 2015, tác giả Nguyễn Bách Thắng đã lựa chọn
“Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang theo tiếp
Trang 15cận quản lý nhân lực” [120] làm luận án tiến sĩ Trong công trình này, dựa
trên cách tiếp cận quản lý nhân lực, tác giả đã đưa ra những yêu cầu cơ bảntrong quản lý phát triển ĐNGV Trường Đại học An Giang ở các khía cạnh về
số lượng, chất lượng và cơ cấu Đặc biệt, tác giả đã khái quát những nhân tốảnh hưởng, thực trạng việc quản lý phát triển ĐNGV Trường Đại học AnGiang; chỉ ra những kinh nghiệm trong quản lý phát triển ĐNGV ở một sốquốc gia tiêu biểu có nền giáo dục phát triển trên thế giới Dựa trên cácnghiên cứu đó, vận dụng vào trong quản lý phát triển ĐNGV theo tiếp cậnquản lý nhân lực, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp khác nhau nhằm phát triểnĐNGV Trường Đại học An Giang, cụ thể: Xác định qu y hoạch, kế hoạch pháttriển ĐNGV phù hợp với động thái phát triển của nhà trường; tổ chức tuyểnchọn, sử dụng ĐNGV nâng cao chất lượng theo hướng chuẩn hóa; chỉ đạoviệc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV để nâng cao năng lực đào tạo của nhà trườngđảm bảo sự phát triển bền vững trường đại học An Giang; tăng cường sự kiểmtra, đánh giá đối với công tác phát triển đội ngũ để thực hiện được mục tiêuphát triển của nhà trường; xây dựng cơ chế và cụ thể hóa chính sách tạo môitrường thuận lợi cho ĐNGV làm việc và sáng tạo khoa học
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, hiện nay, ở nước ta còn có rấtnhiều các công trình nghiên cứu khác đề cập xung quanh đến vấn đề quản lý pháttriển ĐNGV Những công trình này là những cuốn sách, các đề tài NCKH các cấp,các luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học… Tiêu biểu như: Cuốn sách “Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn” [76] của tác giả Trần Bá Hoành; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [66] của tác giả Ngô Văn Hà; Luận án tiến sĩ “Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học thuộc ngành giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu của thời kì mới” [124] của tác giả Phạm Văn Toàn; Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu mô hình quản
Trang 16lý đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập” [58] của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào; Bài hội thảo “Một số vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường/khoa sư phạm kỹ thuật” [63] của tác giả Trần Khánh Đức;
“Biện pháp bồi dưỡng giảng viên trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, giai đoạn 2010-2015” [1] của tác giả Cao Tuấn Anh; “Đổi mới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm- giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên” [2] của tác giả Phạm Thị Kim Anh; “Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học tiếp cận khung năng lực” [82] của tác giả Phạm Xuân Hùng
2 Những công trình nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở các nhà trường đào tạo nguồn nhân lực y tế
Năm 1983, tác giả Nigel C H Stott đã viết cuốn sách “Ethics, practices and problems, Primary Health care - Đạo đức, vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe” [152] Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra thực
chất của việc chăm sóc y tế là tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần chongười bệnh để họ sớm được trở về với môi trường sống và làm việc Để làmđược điều đó, tác giả nhấn mạnh mỗi quốc gia cần phải tăng cường nâng caochất lượng đào tạo NNL y tế; đồng thời, cũng khẳng định vai trò quan trọngcủa ĐNGV ở các trường đào tạo NNL y tế trong đào tạo đội ngũ bác sĩ trêntất cả các phương diện: trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, thực hành lâmsàng và nghiên cứu y học
Trong bài viết “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế ở một số nước
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [46] của tác giả Nguyễn Đình Chung,
khi đề cập đến việc đào tạo NNL ở nước Mỹ, tác giả khẳng định: Tại Mỹ, ngành
Y là ngành học lâu nhất và tốt nhất Thời gian trung bình để thành bác sĩ tại Mỹ
là 12 năm Tuy nhiên, hiện nay các trường Y tại Mỹ đào tạo không đủ bác sĩtrong nước Do đó, 1/4 bác sĩ tại Mỹ tốt nghiệp Y khoa từ nước ngoài(International Medical Graduates) Chính vì thế, từ năm 1978 đã có nhiều trường
Y tư nhân vùng Caribbean được mở ra như Ross University hoặc St George
Trang 17University Nhìn chung, các trường y ở Mỹ đều có đặc điểm chung là coi trọngviệc phát triển ĐNGV; trong đó, đặc biệt coi trọng xây dựng các chính sáchnhằm thu hút NNL chất lượng cao về công tác tại các nhà trường, nhất là đội ngũnhà khoa học và chuyên gia với các hình thức như: Tạo điều kiện tốt về lương,chỗ ở, điều kiện đi lại, làm việc…
Khi nghiên cứu về “Kinh nghiệm đào tạo Y khoa ở Singapor” [127], tác
giả Nguyễn Mạnh Tường đã khái quát: Singapore là quốc gia chuyên đào tạo
về Y khoa tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới với cáctrường đại học nổi tiếng như: Trường Yong Loo Lin thuộc Đại học quốc gia
Singapore, Trường Đại học Công nghệ Nanyang, Trường đại học Republic
Polytechni… Để được điều đó, nhà nước cũng như các trường đại học đào tạo
y khoa đặc biệt coi trọng phát triển ĐNGV ở các nhà trường Theo đó, hàngnăm, chính phủ cũng như từng nhà trường dành phần lớn ngân sách để đầu tưcho giáo dục; trong đó, đầu tư phục vụ cho các chính sách nhằm khuyếnkhích, động viên ĐNGV tích cực nghiên cứu khoa học, giảng dạy là mộttrong những nội dung trọng yếu Bên cạnh vấn đề trên, đối với lĩnh vực đàotạo NNL y tế, quốc gia này coi việc thu hút nhân tài vào công tác, giảng dạy ởcác trường Y khoa là chiến lược ưu tiên hàng đầu Trong đó có những chínhsách sử dụng người nhập cư hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nướcngoài như đòn bẩy về nhân khẩu để bù vào sự thiếu hụt lực lượng còn thiếu ởtừng nhà trường Những người này được trợ giúp để cư trú tại Singapore
Trong nghiên cứu của tác giả Sưlao SôTuKy về “Nguồn nhân lực chophát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn” [90] Luận án tiến sĩ chuyênngành Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khi đềcập đến hạn chế, bất cập của NNL y tế ở Viêng Chăn hiện nay, tác giả khẳngđịnh: “Hiện nay, Thủ đô chỉ có 4 bệnh viện lớn thuộc Trung ương và 9 bệnhviện huyện, 42 trạm y tế, 108 phòng khám tư nhân và 493 hiệu bán thuốc Vềtrình độ học vấn của nhân lực y Thủ đô Viêng Chăn như sau: Thời kỳ 2001 -
Trang 182005 số lượng cán bộ, nhân viên Sở y tế Thủ đô là 475 người (nữ 270), sauđại học 9 người; thạc sĩ 6 người; cao đẳng 95 người; trung cấp 165 người; sơcấp 202 người Theo đó, so với quy mô về dân số, NNL y tế của thủ đô vẫncòn chưa đáp ứng theo yêu cầu” Đồng thời, để tháo gỡ vấn đề này, tác giả đãđưa ra 2 giải pháp cơ bản:
“Một là, nhà nước và chính quyền Thủ đô cần xây dựng các chính sách
phát triển ĐNGV ở các trường đào tạo NNL y tế Trong đó, trọng tâm là cácchính sách quốc gia và chính sách ưu đãi riêng của Thủ Đô để trọng dụng, bồidưỡng, thu hút được các nhà khoa học, đội ngũ những người có trình độ,chuyên môn cao về công tác tại các trường y tế
Hai là, thực hiện chế độ phụ cấp cao cho ĐNGV giảng dạy”
Ở nước ta, năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Dịp có nghiên cứu vấn đề
“Định hướng chiến lược phát triển đào tạo cán bộ y tế” [49] Trong công
trình này, tác giả cho rằng thực trạng “tỷ lệ đội ngũ cán bộ tế ở tuyến xã vàhuyện vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Thậm chí, tình trạng mất cân đối về nhân lực y tế còn xảy ra giữa các chuyênngành… Đặc biệt, chất lượng nguồn nhân lực y tế còn nhiều bất cập bởi việcđào tạo của nhiều trường còn chạy theo số lượng, đào tạo chưa dựa trên chuẩn
kỹ năng và yêu cầu nghề nghiệp đầu ra… Sau 6 năm đào tạo, đa số sinh viêntrường y chưa đủ năng lực để hành nghề độc lập bởi việc dạy và học hiện naykhông sát với thực tiễn, khối lượng kiến thức lý thuyết quá nhiều và dàn trải”[49, tr.10] Một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm phát triển độingũ cán bộ y tế hiện nay, theo tác giả “phải nâng cao cao chất lượng cáctrường y, trong đó, xây dựng đội ngũ CBQL, đội ngũ giảng viên ở các nhàtrường này là vấn đề mấu chốt” [49, tr.11]
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Trương Việt Dũng về “Đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu của xã hội” [53] đã đi vào phân tích thực trạng
NNL y tế và xu thế đào tạo NNL y tế ở nước ta hiện nay Tác giả nhận định,
Trang 19“đến thời điểm 8/2008, cả nước có 19 cơ sở y tế đào tạo nhân lực y tế trình độđại học và sau đại học, 25 cơ sở đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng trở xuống,
45 trường trung học y tế, cơ sở đào tạo nhân lực trung học và nghề… Dựa trên
xu hướng và thực trạng đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện nay, trong tương laigần, số lượng cán bộ y tế bậc đại học ra trường vào năm 2010 về cơ bản sẽ đápứng nhu cầu các cơ sở y tế công lập như hiện nay với điều kiện các sinh viên ratrường đều đi làm và được tuyển dụng đồng đều giữa các vùng, miền, songđiều này là không thể diễn ra trên thực tế; cũng như xu hướng rời cơ sở y tế nhànước sang tư nhân ngày càng lớn…Điều này dẫn đến vẫn còn tồn tại thiếu cán
bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học” [53, tr.28] Dựa trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất 4 giải pháp khác nhau nhằm khắc phục các thực trạng NNL y tế hiệnnay Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để khắc phục thực trạngthiếu NNL y tế chất lượng cao, tác giả đề xuất cần phải “Tăng chỉ tiêu tuyểnsinh chính quy để đạt mức sinh viên cho phép theo đúng quy định của BộGD&ĐT Mặt khác, gắn liền với đó là phát triển ĐNGV ở các nhà trường đảmbảo tương ứng với số lượng sinh viên đào tạo, cùng với các điều kiện đảm bảokhác trong từng nhà trường” [53, tr.32]
Cũng tiếp cận với hướng nghiên cứu trên, tác giả Trần Thị Mai Oanh
có công trình nghiên cứu “Thực trạng nhu cầu bác sĩ giai đoạn hiện nay”[104] Trong công trình này, tác giả đi vào phân tích khá rõ nét thực
trạng việc phân bổ bác sĩ theo các vùng trên cả nước tính đến ngày31/12/2008 và khẳng định: “Có tình trạng thiếu bác sĩ về mặt số lượng trênphạm vi cả nước và có sự khác biệt lớn giữa các vùng” Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng là do năng lực đào tạo của các trường Đại học Ychưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế Muốn khắc phục được điều đó, cáctrường Đại học Y cần phải đổi mới toàn diện theo hướng mở rộng phạm viđào tạo, nâng cao chất lượng ĐNGV, cơ sở vật chất; đổi mới nội dung,chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận theo năng lực của người học…
Trang 20Đề cập dưới góc độ coi việc phát triển ĐNGV các trường ĐH&CĐ y tế
là một nội dung trong thực hiện xã hội hóa y tế ở nước ta hiện nay, tác giả
Đặng Thị Lê Xuân đã lựa chọn “Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn và giải pháp” [139] làm công trình luận án tiến sĩ Trong công trình này,
tác giả khẳng định: “Xã hội hóa y tế là hoạt động có sự tham gia các hoạtđộng và sự đóng góp theo khả năng của mọi thành phần kinh tế, mọi ngànhnghề, cá nhân và tổ chức xã hội vào chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm đạtkết quả cao nhất” Đồng thời chỉ rõ, việc phát triển ĐNGV trên các phượngdiện về số lượng, chất lượng, cơ cấu ở các trường y tế được coi là một trongnhững nội dung quan trọng, quyết định trong huy động NNL đầu vào của toàn
xã hội tham gia vào đào tạo NNL y tế
Đề cập dưới khía cạnh về phát triển ĐNGV trong đào tạo cán bộ Y Dược
cổ truyền, tác giả Trịnh Yên Bình (2013) Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương có công trình nghiên cứu “Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ Y Dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp” [16] Trong công trình này, tác giả khẳng định: Xuất phát từ
nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân ngày càng tăng;trong khi đó số lượng, chất lượng cán bộ Y học cổ truyền và hiệu quả khámchữa bệnh bằng y học cổ truyền chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tiễn
Để khắc phục được điều đó, tác giả đề xuất 4 giải pháp khác nhau, trong đó cógiải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH&CĐ chuyên ngành
y học cổ truyền và xác định việc phát triển toàn diện ĐNGV các chuyên ngànhnày là yếu tố cơ bản, quan trọng, quyết định nhất
Tiếp cận dưới góc độ coi ĐNGV là một trong những nhân tố quantrọng, quyết định đến phát triển NNL y tế, tác giả Phạm Thúy Hường đã xác
định công trình “Nguồn nhân lực y tế Vùng Đồng bằng Sông hồng” [85] làm
đề tài luận án tiến sĩ Với kết cấu làm 4 chương khác nhau, tác giả đã dành
toàn bộ chương 4 bàn về “Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân
Trang 21lực Vùng đồng bằng sông hồng” Trong phương hướng, tác giả đã nhấn mạnh
đến “Mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo ởcác cơ sở đào tạo NNL y tế; chú trọng thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội”.Đặc biệt, để thực hiện phương hướng này, tác giả coi việc phát triển ĐNGV ởcác cơ sở giáo dục đào tạo NNL y tế là yếu tố quan trọng hàng đầu, theo tácgiả “Cần tập trung phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng xây dựng và thựchiện chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý; tích cực đổi mới nội dung, chươngtrình, phương pháp đào tạo; tăng cường quản lý chất lượng đào tạo đồng thờităng cường cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nâng cấp các
cơ sở đào tạo nhân lực y tế”
Trong bài viết “Đổi mới căn bản và toàn diện đào tạo nguồn nhân lực
Y tế, đáp ứng nhu cầu xã hội” [83] của tác giả Nguyễn Thanh Hương đã đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế ở nước tahiện nay Theo tác giả, bên cạnh việc thực hiện tốt cơ chế tự chủ trong cácnhà trường; đổi mới cơ chế, chế độ sử dụng, đãi ngộ, thù lao theo năng lực vàhiệu quả công việc đối với cán bộ, viên chức nhằm nâng cao thu nhập, tạođộng lực thúc đẩy tinh thần hăng say, toàn tâm toàn ý phục vụ cho sự pháttriển của nhà trường… thì cần đặc biệt quan tâm đến phát triển ĐNGV Vấn
đề này, tác giả cho rằng cần “Quan tâm đào tạo, thu hút và sử dụng hợp lý độingũ cán bộ giảng viên có trình độ cao; đổi mới cơ chế tuyển dụng theo hướngchuẩn hóa, tạo điều kiện toàn diện để cán bộ giảng viên phát huy năng lực, trítuệ trong hoạt động chuyên môn Mở rộng hợp tác giữa các cơ sở đào tạo,các hội nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước để chia sẻ kinhnghiệm, học tập, hợp tác lẫn nhau trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và thựchành nhằm nâng cao trình độ của giảng viên”
Trong hội thảo “Tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế” tại Hải phòng năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến đã có bài viết “Những vấn đề đặt ra trong đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện nay” [124] Theo tác
Trang 22giả, việc đào tạo NNL y tế ở nước ta còn 4 vấn đề cần tháo gỡ, trong đó chủyếu là còn thiếu giáo viên cơ hữu và ở các khoa “không hấp dẫn” trong tất cảcác cơ sở giáo dục đào tạo ngành y… Tác giả chỉ rõ thực trạng ĐNGV : “Mộtyếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nhân lực ngành y chính là
tỷ lệ giáo viên cơ hữu/giáo viên thỉnh giảng chưa đảm bảo 70% ở hầu hết cáctrường trung học, cao đẳng và một số trường đại học công lập Đặc biệt, ở hầuhết các trường tư thục, tỷ lệ giáo viên cơ hữu rất thấp, thường dưới 50% Đốivới các trường Trung cấp còn dưới 57% và 39% đối với trường cao đẳng Hiệnnay, đối với các trường cao đẳng y dược chỉ có 2,3% giáo viên có học vị Tiến
sỹ, 28% có học vị Thạc sỹ, Chuyên khoa 1 và Chuyên khoa 2, các trườngTrung cấp y dược chỉ có 3,5% giáo viên có trình độ Tiến sỹ, 27% Thạc sỹ,Chuyên khoa 1 và Chuyên khoa 2 Công tác đào tạo giáo viên cho tới nay cũngchưa được chú ý đúng mức, chính vì thế ở các trường hiện nay, nhất là ở cáctrường cao đẳng y thường có nhiều giảng viên kiêm nhiệm ở các bệnh viện.Trước đây chưa có đánh giá nào về chất lượng giáo viên trong các trường đàotạo y dược Chuẩn giáo viên mới bắt đầu đặt ra đối với các trường trung cấp vàcao đẳng mà chưa áp dụng cho trường đại học một cách cụ thể”
Tiếp cận dưới góc độ đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh cụ thể củachất lượng ĐNGV y tế ở các trường đại học y hiện nay, tác giả Trần Tuấn Anh
và Hoàng Văn Minh có công trình nghiên cứu “Thực trạng giảng dạy và nhu cầu đào tạo về kinh tế của đội ngũ giảng viên kinh tế y tế tại các trường đại học y dược ở Việt Nam” [3] Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ rõ:
“ĐNGV kinh tế y tế Việt Nam còn thiếu những giảng viên có trình độ cao nhưtiến sĩ/chuyên khoa II (chỉ chiếm ¼); ĐNGV kinh tế y tế hiện tại có chuyênngành được đào tạo không đồng đền; chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhưng lại có số giờchuẩn giảng dạy nhiều nhất so với nhóm giảng viên khác Một số giảng viênchưa được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn kinh tế y tế nên cần quan tâm
Trang 23đầu tư, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đối tượng này (nghiên cứu trướcđây đã chứng minh đây là yếu tố quan trọng để giữ họ làm việc).
Nghiên cứu nội dung liên quan đến chế độ, chính sách đối với ĐNGV
các trường y, tác giả Nguyễn Ngọc Long có công trình “Tăng cường các chế
độ đãi ngộ cho giảng viên ngành y” [93] được đăng trên Tạp chí Y học thực
hành, số 3/2010, trong đó tác giả đã chỉ rõ tính đặc thù của ĐNGV ngành y sovới giảng viên các trường đại học khác: “Giảng viên ngành y vừa phải thamgia giảng dạy, vừa phải khám chữa bệnh trong các bệnh viện Bên cạnh đó,giảng viên ngành Y phải tham gia thực hiện các quyết định của bệnh viện như:
đi trực, đi vùng sâu, vùng xa Như vậy, có thể khẳng định, khối lượng lao độngcủa giảng viên ngành Y vất vả hơn rất nhiều so với giảng viên các trường đạihọc khác” Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất 3 giải pháp nhằmđổi mới chế độ đãi ngộ cho ĐNGV giảng viên trên các vấn đề:
“Một là, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và các văn bản quản lýnhà nước đối với ĐNGV ngành y
Hai là, nghiên cứu cách tính tiết giảng cho ĐNGV
Ba là, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV”
Đề cập trực tiếp và có tính chuyên sâu đến phát triển ĐNGV các trường
CĐYT ở nước ta hiện nay, tác giả Phạm Minh Hiệu đã xác định “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng y tế đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trong giai đoạn mới” [73] làm công
trình luận án tiến sĩ Trong công trình này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu,giải quyết thấu đáo những vấn đề về lý luận về việc phát triển ĐNGV, ĐNGVcác trường CĐYT; chỉ ra được những vấn đề thực trạng, nhất là những hạnchế, bất cập của ĐNGV các trường CĐYT hiện nay Đồng thời, tác giả đi vàotiến hành thử nghiệm các cơ sở lý luận mà tác giả xây dựng trên thực tiễn củaviệc phát triển ĐNGV các trường cao đẳng y tế
Trang 24Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, ở nước ta còn córất nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnhkhác nhau xung quanh đến quản lý phát triển ĐNGV ở các cơ sở giáo dục đàotạo NNL y tế Những công trình này là cuốn sách, dự án, đề tài NCKH cáccấp; các bài báo khoa học được đăng trong các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí
khoa học chuyên ngành… tiêu biểu như: 3 cuốn sách “Phát triển sự nghiệp y
tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”[106], “Một số vấn đề xây dựng ngành y
tế phát triển Việt Nam”[105], “Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới” [108] của tác giả Đỗ Nguyên Phương; Dự án "Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Việt Nam" do tổ chức Chinal Medical Board (CMB) tài trợ, bắt nguồn từ đề án “Đổi mới đào tạo nhân lực y tế” [32] của Bộ Y tế; các bài viết trong hội thảo "Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế" [45] do
Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế Côngcộng, Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Địnhtiến hành triển khai… Những công trình này, mặc dù nghiên cứu, tiếp cậndưới góc độ khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều khẳng định được vị trí,vai trò của việc phát triển ĐNGV; coi đó là yếu tố quyết định đến chấtlượng đào tạo NNL y tế ở nước ta hiện nay Một số công trình đã đi vàokhái quát và chỉ rõ được những yêu cầu trong quản lý phát triển ĐNGV ởcác cơ sở giáo dục đào tạo NNL y tế theo từng phạm vi nhất định
3 Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.1 Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liênquan đề tài, có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau:
Một là, việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh đến đội ngũ giáo
viên nói chung được rất nhiều tác giả ở trong và ngoài nước quan tâm,
Trang 25nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ, đề cập đa chiều với mọi nộidung, khía cạnh khác nhau Tất cả các công trình này đều nhất quánkhẳng định đây là lực lượng có vị trí, vai trò rất quan trọng, quyết địnhtrực tiếp đến số lượng, chất lượng NNL theo từng lĩnh vực, ngành, nghềnhất định Trên cơ sở đó đã đi sâu vào luận giải những nét đặc thù vàyêu cầu cơ bản của đội ngũ giáo viên, giảng viên ở các cơ sở giáo dục,nhất là chỉ ra những yêu cầu trong đảm bảo về số lượng, đạo đức, kiếnthức, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng với thực tiễn GD&ĐT trong từngthời kỳ lịch sử.
Hai là, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về quản lý phát triển
ĐNGV xuất hiện ngày càng nhiều và tương đối hoàn chỉnh, khoa học Đặcbiệt, ở nước ta, những công trình này đều thống nhất cho rằng ĐNGV lànhững người trực tiếp giảng dạy trong các trường ĐH&CĐ; việc phát triểnĐNGV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo của từng nhà trườngcũng như NNL chất lượng cao để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Đồng thời, các công trình tập trung đi sâu vào phân tích đặcđiểm, yêu cầu, chỉ rõ tính cấp thiết của quản lý phát triển ĐNGV các trườngĐH&CĐ trong bối cảnh mới Một số công trình đã chỉ rõ được thực trạngchung về ĐNGV trên các phương diện số lượng, chất lượng, cơ cấu; đề xuấtđược các giải pháp đảm bảo tính thiết thực, khả thi cao nhằm phát triểnĐNGV theo từng phạm vi hoặc đối tượng nhất định
Ba là, đối với các công trình nghiên cứu bàn về quản lý phát triển
ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ y tế ở nước ta đều tiếp cận dưới góc độ quản
lý NNL để khẳng định rõ vị trí, vai trò của các trường ĐH&CĐ y tế trongđào tạo NNL y tế; chỉ ra thực trạng NNL y tế, nhất là những hạn chế, bất cập
về số lượng, chất lượng, từ đó khẳng định việc quản lý phát triển ĐNGV cáctrường ĐH&CĐ y tế là yêu cầu quan trọng nhất, là giải pháp mang tính độtphá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở từng nhà trường cũng như khắc
Trang 26phục những hạn chế, bất cập của NNL y tế hiện nay Một số công trình bướcđầu cũng đã đưa ra những phương hướng mang tính khái quát nhằm pháttriển ĐNGV ở từng trường ĐH&CĐ y tế theo từng địa bàn, vùng, miền khácnhau… Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên được coi là cơ sởquan trọng để tác giả kế thừa, vận dụng vào giải quyết các vấn đề về lý luận
và thực tiễn mà luận án đặt ra
Tuy nhiên, qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài cho thấy, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu bàn về quản lý phát triểnĐNGV các trường ĐH&CĐ y tế nói chung, quản lý phát triển ĐNGV ở cáctrường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng một cách đầy đủ, có tính khoa học,
hệ thống Trong đó, các nghiên cứu về quản lý phát triển ĐNGV các trườngCĐYT trên địa bàn TPHN chỉ được đề cập với tư cách là một nội dung củakhía cạnh nhỏ trong các nhiệm vụ nghiên cứu nhất định ở từng đề tài Chưa cóbất kỳ công trình nào chỉ ra được nội dung, yêu cầu đào tạo NNL y tế, nhữngđặc điểm, yêu cầu khác biệt của ĐNGV các trường CĐYT trên trên địa bànTPHN so với các trường ĐH&CĐ thuộc lĩnh vực ngành, nghề khác ở cùng địabàn hay các vùng, miền khác; chưa chỉ ra được những phương hướng, đề xuấtcác giải pháp, yêu cầu cụ thể có tính khả thi cao nhằm phát triển ĐNGV cáctrường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng,cân đối về cơ cấu đảm bảo từng nhà trường luôn đủ sức đáp ứng tốt nhu cầu vềNNL y tế trên địa bàn TPHN hiện nay Do đó, vấn đề này mới chỉ dừng lại ởnghiên cứu bước đầu, chưa đi vào phân tích, luận giải cũng như thực tiễn đảmbảo tính khoa học, hệ thống, chuyên sâu
3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm
công cụ xung quanh đến quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo phù hợp với xuthế giáo dục trên thế giới, cũng như đường lối, chủ trương phát triểnGD&ĐT ở nước ta; chỉ ra được những nét đặc thù trong đào tạo ở các
Trang 27trường CĐYT trên địa bàn TPHN; sự khác biệt của ĐNGV ở các trườngnày so với ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ khác… Từ đó, xây dựng nên kháiniệm, chỉ ra nội dung, yêu cầu quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN hiện nay.
Hai là, trong tất cả các công trình được công bố, chưa có công trình nào
đánh giá cụ thể được thực tiễn ĐNGV các trường CĐYT hiện nay Do đó,công trình sẽ đi vào nghiên cứu để chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế trong quản
lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN thời gian qua Đâyđược coi là vấn đề mới; là cơ sở quan trọng để các chủ thể ở từng trườngCĐYT, cũng như các cấp, ngành liên quan có sự nhìn nhận đúng đắn, kháchquan thực tiễn và tính cấp thiết của việc quản lý phát triển ĐNGV các trườngCĐYT trên địa bản TPHN hiện nay
Ba là, trong các công trình nghiên cứu trước đó có đề cập đến một số
vấn đề quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bản TPHN Tuynhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số yêu cầumang tính chất chung chung hoặc là nội dung nhỏ trong một giải pháp nhấtđịnh nhằm phát triển ĐNGV ở nước ta hiện nay, còn việc chỉ ra những biệnpháp, yêu cầu cụ thể để phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bànTPHN hiện nay như thế nào, nội dung cụ thể ra sao thì chưa có công trìnhnào đề cập một cách trực tiếp, rõ ràng, có hệ thống Tình hình đó đặt ra choluận án tiếp tục đi vào nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phát triểnĐNGV ở các trường này đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với từng nhàtrường, có tính thiết thực, khả thi cao Đây được coi là vấn đề cốt lõi, khôngchỉ trực tiếp xây dựng được ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHNluôn có đủ về số lượng; có phẩm chất, năng lực chuyên môn; cân đối, hàihòa về cơ cấu, mà nó còn trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng toàn diệnmọi hoạt động GD&ĐT ở các nhà trường
Trang 28Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 1.1 Những vấn đề chung về giảng viên và đội ngũ giảng viên
1.1.1 Quan niệm về giảng viên
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều khái niệm khác nhau về giảng viên:Theo Quyết định số 202/TCCP - VC ngày 08/06/1994 của Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ quy định về tiêu chuẩn chung của ngạch công chức chuyên
ngành giáo dục đã đưa ra khái niệm: “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”[10].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Việt
Nam đã đưa ra khái niệm: “Giảng viên là người làm công tác giảng dạy ở các trường trên bậc phổ thông hoặc ở các lớp đào tạo, huấn luyện”[128, tr.507].
Theo Điều 70 của Luật Giáo dục 2005 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam quy định “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi
là giảng viên” [112] Đồng thời, Luật giáo dục sửa đổi bổ sung ngày29/11/2009 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáodục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề,trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáodục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên" [113]
Như vậy, có thể khẳng định: Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục ở các trường ĐH&CĐ Do đó, bên cạnh những tiêu chuẩn
về phẩm chất, năng lực, sức khỏe giống như giáo viên là:
“- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng” [112]
Trang 29Giảng viên cũng có những tiêu chuẩn đặc thù để phù hợp với nhiệm vụgiảng dạy ở các trường ĐH&CĐ “là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất,đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn,nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục” [113]; cụ thể:
“Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đốivới nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩđối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ” [112] Cũngtheo luật này, giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phógiáo sư, giáo sư Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy bậc đại học
là thạc sĩ trở lên Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộtrưởng Bộ GD&ĐTquy định [xem sơ đồ 1.1]
Sơ đồ 1.1.: Khái quát về giảng viên, giáo viên hiện nay
GIẢNG VIÊN Giảng dạy và giáo dục
Cơ sở giáo dục
đại học
GIÁO VIÊN Giảng dạy và giáo dục NHÀ GIÁO
Cơ sở giáo dục Cao đẳng nghể
Cơ sở giáo dục:
- Mầm non
- Phổ thông
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp : Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp
- Trợ giảng
-Giảng viên
Giảng viên chính TS, PGS, GS
Trang 30Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định chức năngchính của người giảng viên bao gồm 3 chức năng cơ bản: Giảng viên là Nhàgiáo; là nhà khoa học; nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng
Đối với giảng viên là nhà giáo: Đây là vai trò, chức năng truyền thống,
nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên Một giảng viên giỏitrước hết phải là một người thầy giỏi Nghĩa là họ phải hội tụ được 4 nhóm
kiến thức/ kỹ năng cơ bản sau: Thứ nhất, kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chuyên môn mà mình giảng dạy Thứ hai,
kiến thức về chương trình đào tạo: tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên về mộtchuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa cácmôn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về
cả chương trình giảng dạy Thứ ba, kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao
gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và
dạy/ học trong từng chuyên ngành cụ thể Thứ tư, kiến thức về môi trường
giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục… Đây có thểcoi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học
Đối với giảng viên là nhà khoa học: Ở chức năng này, giảng viên thực
hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tựnhiên, xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải
Đối với giảng viên là nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội: Đây là một chức
năng mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam cũng như giảng viên tại cáctrường đại học trên thế giới đang thực hiện - nó cũng là một vai trò mà xã hộiđánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên Ở vai trò này, giảng viên cung ứngcác dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức xã hội -đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung Cụ thể, đối với nhà trường vàsinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản
lý, các công việc hành chính, tham gia hoạt động tại các tổ chức xã hội, tư vấn
Trang 31cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên… Với ngành củamình, giảng viên làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự và tổ chứccác hội thảo khoa học Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của mộtchuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo.Trong chức năng này, giảng viên đóng vai trị là cầu nối giữa khoa học và xã hội,
để đưa nhanh các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng Viết báo thời sự(khác với báo khoa học) là một chức năng khá quan trọng và có ý nghĩa lớntrong việc truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao dân trí
1.1.2 Quan niệm về đội ngũ giảng viên
Khi đề cập đến khái niệm ĐNGV, theo Từ điển Giáo dục học địnhnghĩa: “Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáodục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quyđịnh” [126, tr.104] Như vậy, có thể hiểu: Đội ngũ giảng viên là một tập hợpnhững người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng,cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tậphợp đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật
chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội
Hiện nay, theo Điều 55 của Luật Giáo dục Đại học đã thể chế hóa nhữngchức năng của một giảng viên thành các nhiệm vụ và quyền của giảng viên
“- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ,
có chất lượng chương trình đào tạo
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ,bảo đảm chất lượng đào tạo
- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị,chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên
Trang 32- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học,bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia côngtác Đảng, đoàn thể và các công tác khác
- Được ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH với các cơ sở giáo dục đạihọc, cơ sở NCKH theo quy định của pháp luật
- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danhhiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy địnhcủa pháp luật
- Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật” [115].Đồng thời, theo Điều 45 về “Nhiệm vụ và quyền của giảng viên” trongĐiều lệ Trường đại học ban hành năm 2014 cũng chỉ rõ:
“Giảng viên trường đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy địnhtại Điều 55 của Luật Giáo dục Đại học và các nhiệm vụ, quyền cụ thể sauđây:
1 Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường
2 Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên
do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
3 Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thựchiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quanđến nhiệm vụ và quyền hạn được giao
4 Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quyđịnh của pháp luật; giảng viên trong các trường đại học công lập làm việc ởvùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chínhsách ưu đãi theo quy định của Chính phủ
5 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo
kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và quản trịnhà trường; được tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật
Trang 336 Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởngquyền theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ; giảng viên làm công tácquản lý trong trường đại học nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độđối với giảng viên theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường.
7 Tham gia quản lý người học và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng” [122]
1.2 Đặc điểm đội ngũ giảng viên và những vấn đề chung về quản
lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1.2.1 Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Có thể khẳng định, ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là tậphợp các những người làm nhiệm vụ giảng dạy và NCKH ở các trường CĐYTthuộc TPHN (bao gồm Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội,Trường CĐYT Hà Đông) Họ gắn kết với nhau để cùng thực hiện các nhiệm
vụ theo mục tiêu đào tạo của từng trường, mục tiêu đào tạo NNL của ngành ytế; cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo ràng buộc bởi nhữngnguyên tắc có tính chất hành chính của hệ thống các trường ĐH&CĐ trong cảnước cũng như yêu cầu của từng trường Đồng thời, họ cùng được hưởngnhững chính sách, quyền lợi theo quy định của Nhà nước, ưu đãi đặc thù củangành và từng cơ sở đào tạo Theo đó, bên cạnh những đặc điểm chung giốngnhư tất cả các giảng viên giảng dạy ở các trường ĐH&CĐ khác, họ còn cónhững đặc điểm riêng biệt, điều này bị chi phối bởi mục tiêu đào tạo NNL y
tế trên địa bàn Thủ đô, cũng như tính đặc thù trong cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ của từng nhà trường, cụ thể như sau:
1.2.1.1 Những đặc điểm chung
Một là, lao động của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là
lao động trí óc, mang tính chủ động, sáng tạo cao
Trang 34Là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền thụ kiếnthức, kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm thực tiễn ngành y; hình thành và pháttriển phẩm chất nhân cách, năng lực tư duy, sáng tạo cho sinh viên… Chính
vì vậy, lao động của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn gắnliền với lao động trí óc; mang tính độc lập sáng tạo cao
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bất kỳ người giảng viên nào đềulàm việc với tri thức, họ tự học tập, tự nghiên cứu để trau dồi những tinh hoakiến thức nhân loại nói chung, của nền y học hiện đại, kỹ năng chuyên môn nóiriêng… Đồng thời, phải phát huy tính độc lập, sáng tạo để “nhào nặn”, xây dựngnên hệ thống những kiến thức đảm bảo có tính khoa học, hệ thống cao Thậm chí,
họ tự nghiên cứu tìm ra những kiến thức, phương pháp mới mang tính thiếtthực, đáp ứng đúng với yêu cầu thực tiễn của ngành y tế, xu thế thời đại đặtra… để truyền đạt cho sinh viên Giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ratrường có phẩm chất nhân cách, trình độ, kỹ năng… để có thể đáp ứng tốt theo
cương vị, chức trách theo trình độ đào tạo Bên cạnh đó, cũng giống như
ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, lao độngcủa ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN còn thể hiện ở tính năngđộng, sáng tạo trong tư duy, tính linh hoạt, uyển chuyển trong nhận thức, nhất
là trong hoạt động tổ chức dạy học để có thể phòng, chống, vượt qua tính giáođiều, sơ cứng, rập khuôn máy móc, trì trệ, bảo thủ về tư duy; ngại đổi mới, tìmtòi, khám phá về cách thức giảng dạy, nghiên cứu, cũng như trong lãnh đạo,quản lý hoạt động đào tạo… từ đó có những cách truyền đạt tri thức hiệu quả,phù hợp với từng đối tượng người học…
Đặc điểm về lao động trí óc, mang tính chủ động, sáng tạo cao trong laođộng của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn trong quá trình vậnđộng, biến đổi và phát triển theo hướng tích cực nhằm đạt được mục tiêu đề ra,nghĩa là nó không bị gò bó, phụ thuộc vào lối mòn trong tư duy Tuy nhiên, hoạt
Trang 35động trí óc, tính chủ động, sáng tạo trong lao động của ĐNGV cũng đều nằmtrong “khuôn khổ” nhất định, nó không bao giờ mang tính tùy tiện, xa rời nộidung, chương trình đào tạo có tính pháp quy mà luôn gắn liền với các đặc tínhchuẩn mực nghề nghiệp, đúng với các quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng về GD&ĐT, các nguyên tắc, nguyên lý trong dạy và học…
Hai là, lao động của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là
lao động sư phạm bậc cao
Hoạt động giảng dạy, NCKH, tổ chức quản lý ở bậc cao nhất trong hệthống giáo dục quốc dân đã tất yếu đặt cho ĐNGV các trường ĐH&CĐ nóichung, trong đó có ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN vào vị trí củamột chủ thể lao động sư phạm bậc cao Họ lao động trí óc nhưng gắn bó mậtthiết hoạt động đào tạo và phát triển NNL y tế chất lượng cao Họ lao độngsáng tạo nhưng đó là sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu, trong tổ chứcquản lý giáo dục, góp phần kiến thiết NNL chất lượng cao cho xã hội Điều nàycho thấy, ở ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn thực sự thànhthục những kỹ năng lao động sư phạm - kỹ năng định hướng hoạt động nhận
thức, kỹ năng đào tạo nghề và kỹ năng cảm hóa con người bằng tất cả đạo đức,
nhân cách và tâm hồn mình Cả ba kỹ năng ấy đều được dựa trên vốn hiểu biếtrộng và trình độ chuyên môn chuyên sâu, cùng với lý tưởng chính trị, lý tưởngnghề nghiệp, biểu hiện ở sự gắn bó sâu nặng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng,phát triển NNL y tế chất lượng cao cho TPHN
Tính sư phạm bậc cao trong lao động của ĐNGV các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN còn thể hiện ở mục tiêu đào tạo ở bậc ĐH&CĐ cao hơnhẳn so với các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Đúng như HồChí Minh từng khẳng định: Dạy mẫu giáo, mầm non cốt nhất là giữ mãi tuổihồn nhiên cho các cháu; dạy tiểu học cốt nhất là dạy các đức tính để làmngười; dạy trung học phải dạy kiến thức cơ bản để học xong có thể làm việc
Trang 36được ngay; dạy đại học là đào tạo chuyên gia… Rõ ràng, yếu tố quan trọng
để phân định lao động sư phạm bậc cao của ĐNGV ở các trường ĐH&CĐbiểu hiện trực tiếp ở mục đích đào tạo và ở kết quả lao động Dạy ĐH&CĐkhông chỉ là truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là dạy cách học; chuyển
từ giáo dục sang tự giáo dục, từ đào tạo sang tự đào tạo Kết quả đào tạo lànhững người có trình độ cao, năng lực và phương pháp tư duy khoa học,phẩm chất nhân cách mẫu mực…
Bên cạnh đó, do mục tiêu đào tạo của các trường CĐYT trên địa bànTPHN cũng giống như các trường ĐH&CĐ khác là đào tạo ra các chuyên gia,NNL chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước Do đó, nótrở thành tiêu chí góp phần định hình rõ nét hơn trình độ, tính chất laođộng sư phạm bậc cao của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN.Điều này được thể hiện ở khả năng dẫn dắt sinh viên vào môi trường khoahọc, môi trường lao động, sáng tạo để họ hình thành nhu cầu lao động trí tuệ
và tự tìm đến tri thức trên cơ sở hướng dẫn của người thầy Chính điều ấy
đã thúc đẩy ĐNGV các trường CĐYT luôn thường xuyên học tập để nâng caotrình độ, năng lực sáng tạo; khẳng định tính độc lập, năng lực tư duy, tính môphạm về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống đáp ứng trước những đòi hỏingày càng cao của xã hội trong điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thịtrường, kinh tế tri thức, mở cửa và hội nhập quốc tế
Ba là, giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ cơ bản của ĐNGV các
trường CĐYT trên địa bàn TPHN
Giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ bắt buộc đối với người giảng viênĐH&CĐ nói chung và các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng.Không chỉ giảng viên mà cả đội ngũ những nhà lãnh đạo, quản lý đào tạotrong các cơ sở này cũng tham gia giảng dạy và NCKH ở mức độ nhất định.Điều này cũng tạo nên đặc điểm khác biệt giữa giảng viên các trường
Trang 37ĐH&CĐ so với giáo viên ở các bậc học khác Chức năng, nhiệm vụ củaĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN có yêu cầu, đòi hỏi cao hơnkhông chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là sáng tạo ra tri thức mới; không đơnthuần chỉ là giảng dạy mà còn phải gắn giảng dạy với NCKH như một nhucầu nội tại, thiết yếu của cuộc sống xã hội Giảng dạy ở các trường CĐYTtrên địa bàn TPHN là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnhtri thức khoa học một cách chủ động, tích cực, tự giác thông qua việc kết hợpdạy nghề, dạy phương pháp và dạy thái độ Dạy nghề giúp cho sinh viên nắmvững tri thức, những kỹ năng tương ứng về một lĩnh vực y tế ở trình độ hiệnđại để sau khi ra trường họ có khả năng lập nghiệp Dạy phương pháp giúpcho sinh viên phát triển các năng lực, phẩm chất hoạt động trí tuệ và thể chất,các phương pháp tự học và NCKH Dạy thái độ là góp phần bồi dưỡng chosinh viên lý tưởng, niềm tin, đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác phong củangười lao động mới làm chủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Về bản chất, giảng dạy ở bậc ĐH&CĐ là dạy cách học, cách nghiên cứu
để tổ chức quá trình nhận thức tích cực, chủ động, tự giác của sinh viên với vaitrò định hướng của người thầy, trong khi bản chất của NCKH là tìm tòi, sángtạo, phát minh Xét cho cùng, kết quả của nghiên cứu là phục vụ trực tiếp chomục đích giảng dạy Do đó, ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luônxem hoạt động giảng dạy, NCKH là nhu cầu lao động đầu tiên, thường xuyêncủa bản thân mình Họ luôn có thái độ lao động tích cực, tự giác, ở cả hai lĩnhvực trên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng yêu cầuđào tạo NNL cho ngành y tế đặt ra
1.1.2.2 Những đặc điểm riêng
Một là, ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN có chức năng,
nhiệm vụ đặc thù so với ĐNGV các trường ĐH&CĐ khác
Trang 38Không giống như ĐNGV ở các ĐH&CĐ khác trong cả nước, ĐNGV cáctrường CĐYT trên địa bàn TPHN không chỉ tham gia thực hiện nhiệm vụ đàotạo, cung cấp NNL chất lượng cao phục vụ đất nước, cụ thể là NNL y tế, mà họcòn tham gia vào các hoạt động chuyên môn kỹ thuật y tế; nghiên cứu phát triển
y - sinh - dược; chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh cho nhân dân ở các bệnhviện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh ở các địa phương xung quanh địabàn từng nhà trường Thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, luật pháp của Nhà nước Tham gia các chiến dịch vệ sinh phòng dịch,
bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai, thảm họa Góp phần bảo vệ trật tự
an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, y tế ở các địa phươngxung quanh địa bàn từng nhà trường…Với chức năng, nhiệm vụ đặc thù nhưvậy luôn đòi hỏi ĐNGV phải có có sức khỏe, tâm lý vững vàng, sức chịuđựng cao; đặc biệt, phải có niềm say mê với nghề nghiệp, có ý chí để vượtqua mọi hoàn cảnh khó khăn trong công việc
Hai là, đối tượng giảng dạy của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn
TPHN là NNL chất lượng cao, sau khi tốt nghiệp trực tiếp lao động trongngành đặc thù - ngành y tế
Đối tượng của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN rất đadạng, phong phú về lứa tuổi, giới tính, nguồn gốc xuất thân…; cơ bản lànhững người có phẩm chất, trình độ, năng lực, được lựa chọn chặt chẽ theođúng quy định của Bộ GD&ĐT, đặc thù của ngành, của từng trường Họ theohọc với nhiều ngành và bậc học khác nhau như: Đào tạo trình độ cao đẳng vớicác ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật y học(CN Hình ảnh y học); đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp với các ngànhĐiều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Kỹ thuật viên phục hình răng, Y sỹ; đào tạotrình độ Dược sơ cấp; đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng với cácngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Xét nghiệm y học Đây chính là NNL
Trang 39chất lượng cao phục vụ cho các cơ sở y tế, bệnh viện, các trung tâm y tế thuộc ngành y tế ở TPHN hoặc các tỉnh, thành khác trên địa bàn cả nước.
Ba là, ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là những người
được đào tạo cơ bản, chuyên sâu
Với đặc thù về mục tiêu đào tạo, các trường CĐYT trên địa bàn TPHNhướng tới đào tạo ra những con người làm việc trong Ngành y, nghĩa là mộtngành có liên quan đến sức khỏe và sinh mạng con người Do đó, ĐNGV ởđây là những người được đào tạo thực sự cơ bản, chuyên sâu với thời gian đàotạo tương đối dài so với các trường khác có cùng trình độ đào tạo thì mới cóthể đáp ứng được yêu cầu đặc thù của ngành mà nhà trường đào tạo
Hiện nay, để trở thành giảng viên giảng dạy một môn học bất kỳ, nhất lànhững môn học chuyên ngành ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN, trước hết,mỗi giảng viên phải trải qua 7 năm học đại học ở các trường đại học đào tạongành y; học thêm 3 - 4 năm chuyên khoa, sau đó tối thiểu phải trải qua 2 nămhọc để đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc 3 năm học đào tạo trình độ tiến sĩ… Điều đócho thấy, để thực sự trở thành một giảng viên ở các trường CĐYT, bên cạnhnhững kỹ năng về mặt sư phạm, mỗi giảng viên cần trải qua trên 10 năm đào tạo
và được trải qua một thời gian dài trau dồi kinh nghiệm thực tiễn thì mới thực sựđứng vững trên bục giảng Chính vì được đào tạo cơ bản, chuyên sâu như vậy,nhìn chung họ là những người thực sự có trình độ chuyên môn vững vàng, kinhnghiệm thực tiễn sâu sắc; có phong cách làm việc thực sự cẩn thận, tỷ mỉ, khoahọc, chu đáo Ngoài ra, họ còn có phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức nghềnghiệp trong sáng; luôn chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, đòi hỏi của đặcthù ngành, nghề… Thực sự là tấm gương sáng về lòng trung thực, biết tôn trọng,quan tâm đồng cảm với người bệnh; luôn làm theo lời dạy của Bác: “Người thầythuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền” [74, tr.487] để sinh viên học tập vànoi theo
Trang 40Bốn là, lao động của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN
mang tính thực hành cao, đòi hỏi tính cẩn thận, tỷ mỉ sâu sắc
Không giống như nhiều môn học trực thuộc các trường có cùng trình độ đàotạo khác, việc dạy học ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN mang tính thực hànhrất cao Điều này không chỉ do nội dung, chương trình đào tạo của từng nhà trườngxác định, mà vấn đề quan trọng là do đặc thù của ngành y tế chi phối
Để giúp cho sinh viên luôn có hứng thú, say mê, khẳng định được nănglực của bản thân trong học tập; đồng thời, giúp cho họ tích lũy kinh nghiệm,không bị dao động, bỡ ngỡ và biết cách giải quyết, xử lý các tình huống thựctiễn diễn ra liên quan đến hoạt động chuyên môn; giúp cho bài học không bị
sa vào “kinh viện”, “giáo điều” mà luôn gắn liền với thực tiễn, bên cạnhnhững nội dung lý thuyết thuần túy, ĐNGV các trường CĐYT còn trực tiếpthực hành mô phạm các kỹ năng trong bài giảng như các kỹ năng trong tiêm,truyền dịch, hoặc các kỹ năng chăm sóc từng loại bệnh nhân, chăm sóc sứckhỏe sinh sản, kỹ năng y tế cộng đồng… trên cơ sở đó, trực tiếp giúp cho sinhviện nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến nghềnghiệp chuyên môn cho bản thân mình…
Mặt khác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ĐNGV các trường CĐYTcòn tham gia khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế trên địa bàn khác nhau Hoặc,trong quá trình thực hành các thao tác kỹ năng, kỹ xảo để mô phạm nội dung bàihọc cho sinh viên, ĐNGV không chỉ thực hành ở các mô hình học cụ mà cònthực hành trực tiếp ở bệnh nhân cụ thể Nếu những thao tác này mà thực hiệntheo kiểu chủ quan, qua loa, đại khái, không được chuẩn bị, tính toán chặt chẽ…
sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân
Do đó, nó luôn đòi hỏi cao ở ĐNGV đức tính cẩn thận, cụ thể, tỷ mỉ, có tính kếhoạch cao, sự chuẩn bị trước, trong và sau khi thực hiện các công việc luôn đảmbảo chu đáo, chặt chẽ, có thể thích ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra