Nước ta có điều kiện tự nhiên về đất đai, mặt nước và khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh tế thủy sản, trong “Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 20112020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, đã xác định: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, ... Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao,... Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”
Trang 1“Phát triển kinh tế thủy sản ở Hải phòng hiện nay”
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta có điều kiện tự nhiên về đất đai, mặt nước và khí hậu thuận lợicho phát triển kinh tế thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càngđóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhậnthức sâu sắc tầm quan trọng của kinh tế thủy sản, trong “Chiến lược phát triểnkinh tế giai đoạn 2011-2020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng thông qua, đã xác định: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợithủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quyhoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao, Xây dựngngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [26, tr.116]
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, nhiều địa phương trên phạm vị cả nước
có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế thủy sản đều đẩy mạnh phát triển ngànhkinh tế này, trong đó có Thành phố Hải Phòng
Với chiều dài bờ biển 125 km, có 15 quận/huyện (7 quận và 8 huyện),trong đó có hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), Thành phố Hải Phòng
có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế thủy sản Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2011-2015) xác địnhchủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản, xây dựng kinh tế thủy sản làngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Thực hiện chủ trương này, trongnhững năm qua, kinh tế thủy sản ở Hải Phòng có sự phát triển nhanh Bìnhquân giai đoạn 2005-2012 ngành thủy sản thành phố Hải Phòng đóng góp vàoGDP chung toàn thành phố khoảng trên 2,3%/năm; hằng năm, ngành thủy sản
đã giải quyết việc làm thêm cho khoảng gần 2.000 lao động/năm, góp phầnquan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,xóa đói giảm nghèo của Thành phố trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, bêncạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, kinh tế thủy sản ở Hải
Trang 2Phòng đối mặt với không ít khó khăn và thách thức như: Quy hoạch chưa đivào thực tế sản xuất, bị phá vỡ và thay đổi bởi sự phát triển nhanh các khucông nghiệp, đô thị, Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng docác hoạt động công nghiệp - dịch vụ; thời tiết, khí hậu có những diễn biến bấtthường; diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng bị thu hẹp do sự phát triểncủa các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; hoạt động kinh tế thủy sảnvẫn còn tình trạng diễn ra tự phát trên các vùng biển, dẫn đến nguồn lợi có xuhướng suy giảm; giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, đầu vào của kinh tếthủy sản ngày càng tăng cao, trong khi giá các sản phẩm thủy sản tăng khôngtương xứng; hoạt động chế biến thủy sản đa phần vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, giá trịsản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; hầu hết các cơ sở chếbiến hiện nay vẫn chủ động nhập nguyên liệu từ các địa phương khác để đảmbảo nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất v.v
Từ tình nhình trên cho thấy, để kinh tế thủy sản Thành phố HảiPhòng phát triển toàn diện theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranhcao trong hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát kinh tế thủysản với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ anninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc, rất cần những công trìnhnghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm cung cấp cơ sở khoahọc cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hải Phòng xác địnhchủ trương biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản trong thời gian
tới Do vậy, vấn đề “Phát triển kinh tế thủy sản ở Hải phòng hiện nay” thực
sự có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, được học viên chọn làm đề tàiluận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trang 3Phát triển kinh tế thủy sản đang là vấn đề quan tâm ở nước ta, cho đếnnay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đượccông bố, trong đó có các công trình tiêu biểu là:
* Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế thủy sản trên bình diện cả nước:
- Sách: “Phát triển thuỷ sản Việt Nam - những luận cứ và thực tiễn”,
tác giả Hoàng Thị Chỉnh (2003), Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.Cuốn sách đã luận giải đặc điểm kinh tế thủy sản ở Việt Nam; phân tíchnhững tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam về kinh tế thủy sản; đánh giá thựctrạng phát triển kinh tế thủy sản ở Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX, đề xuấtđịnh hướng phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta giai đoạn 2001-2010
- Đề án: “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2010 Đề án xác định mục tiêu,xây dựng kế hoạch và xác định những quan điểm, giải pháp phát triển ngànhthủy sản nước ta đến năm 2020
- Đề án: “Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010) Đề án xác
định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và xác định những quan điểm, giải pháp nước
ta đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020”
- Đề tài:“Điều tra thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp khai thác hải sản của Việt Nam”, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản, 2009 Đề tài đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, xácđịnh nguyên nhân và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khaithác hải sản ở nước ta trong thời gian tới
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu
đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2011.
- Đề tài:“Nghiên cứu xây dụng quy trình công nghệ dự báo ngư
trường khai thác hải sản ngắn hạn ở vùng biển Hải Phòng và lân cận”,
Trang 4Viện nghiên cứu Hải sản, 2011 Đề tài góp phần luận giải cơ sở khoa học
cho việc xây dụng quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác hảisản ngắn hạn ở vùng biển Hải Phòng và lân cận
- Bài báo khoa học: "Phát triển kinh tế thuỷ sản - những chuyển biến
trong năm đầu thế kỷ", Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Bá Sơn với , Tạp chí Quản
lý Nhà nước số 2/2002 Bài báo phân tích thực trạng phát triển kinh tế thủy
sản ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, xác định nguyên nhân và đềxuất giải pháp phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta trong thời gian tới
- Bài báo khoa học: "Nuôi trồng, khai thác và định hướng phát triển
thuỷ sản ven biển Việt Nam", tác giả Nguyễn Trọng Xuân, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số 9 năm 2003 Bài báo phân tích tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng,khai thác thủy sản ven biển của nước ta và đề xuất định hướng phát triển thủysản ven biển trong thời gian tới
- Bài báo khoa học: “Mấy giải pháp phát triển ngành thuỷ sản Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Trần Đức Lộc, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9 năm 2004 Tác giải tập trung đề cập các giải pháp về cơ chế, chính
sách giao quyền sử dụng đất; cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhânlực, huy động các nguồn vốn và phát triển khoa học công nghệ cho phát triểnkinh tế thủy sản ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH
- Bài báo khoa học: “Mấy giải pháp phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, Trần Đức Lộc (2004), Tạp chí Giáo dục lý luận, số
9/2004 Bài báo đề xuất một số giải pháp về xây dựng qui hoạch, đổi mới cơ chế,chính sách và tăng cường các nguồn lực cho phát triển kinh tế thủy sản
- Bài báo khoa học: “Quy hoạch phát triển bền vững ngành Thuỷ sản”, Nguyễn Chu Hồi (2005), Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10/2005 Bài báo phân
tích yêu cầu, nội dung xây dựng qui hoạch phát triển ngành thủy sản theohướng bền vững
Trang 5- Bài báo khoa học: “Thuỷ sản Việt Nam phát triển đúng tầm và bền
vững”, Nguyễn Chu Hồi , Tạp chí Biển Việt Nam, số 6/2006 Bài báo phân
tích định hướng phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam theo hướng bền vữngtương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam
- Bài báo khoa học:“Để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh
về biển và giàu lên từ biển”, Tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, Tạp chí Cộng sản, số
777 (7/2007); tác giả đã khái quát và tập trung luận giải chủ trương của Đảng
và Nhà nước về khai thác lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội; vềphát triển kinh tế biển; về việc triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảngđối với ngành thuỷ sản nước nhà
- Bài báo khoa học:“Về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt
Nam”, PGS, TS Bùi Tất Thắng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 7 và số
8/2007) Tác giả phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam,luận giải mục tiêu, quan điểm, định hướng chiến lược phát triển đối với cácngành, lĩnh vực kinh tế biển cơ bản và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm hiệnthực hoá các mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra
…
* Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển kinh tế thủy sản
ở một số tỉnh, thành phố, khu vực
- Đề án:“Quy hoạch nghề khai thác hải sản gần bờ các tỉnh Vịnh Bắc
Bộ đến năm 2010”, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2003.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: "Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp CBTS xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà", của tác giả Lê Kim Chung,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002) Luận án tập trung phân tích, làm rõthực trạng CNH, HĐH ngành thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ, trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH ngành kinh tế này ở các tỉnhthuộc duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có Khánh Hoà
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát
Trang 6triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà”, tác giả
Nguyễn Thị Kim Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002) Luận ánluận giải về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển đối với một ngành, một lĩnhvực thuộc kinh tế thủy sản của tỉnh Khánh Hoà
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn Dung, Học viện Chính trị, 2009 Luận án luận giải quan
niệm về kinh tế thủy sản, phát triển kinh tế thủy sản và cơ sở lý luận và thựctiễn sự tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòngthủ tỉnh Phân tích đánh giá thực trạng tác động của phát triển kinh tế thủy sảnđến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh Hoà Từ đó đề xuất các quanđiểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác độngtiêu cực của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vựcphòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay
- Bài báo khoa học: “Kinh nghiệm của Khánh Hoà trong quản lý và
phát triển ”, tác giả Đào Công Thiên (2006), Tạp chí Thuỷ sản, số 1, tr.18.
Bài báo phân tích một số kinh nghiệm về xây dựng qui hoạch, đổi mới cơ chế,chính sách, khai thác nguồn lực cho phát triển kinh tế thủ sản ở Khánh Hòa
tế - xã hội, thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng giai đoạn
2005-2012, đề án xây dựng xây dựng quy hoạch phát triển ngành thủy sản ở HảiPhòng giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
Trang 7- Bài báo khoa học: Triển vọng phát triển Hải Phòng nhìn từ Chiến
lược biển của Việt Nam, PGS-TS Đan Đức Hiệp, Sở KH&ĐT Hải Phòng,
năm 2007 Trên cơ sở quán triệt Chiến lược biển của Việt Nam, tác giả phântích tiềm năng, thế mạnh và đề xuất định hướng phát triển kinh tế biển, trong
đó có kinh tế thủy sản của Hải Phòng trong thời gian tới
- Bài báo khoa học: “Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi
trồng thủy sản ở Hải Phòng”, tác giả Hoàng Minh Huệ, Baomoi.com,
ngày 02/08/2014 05:23, bài báo cho rằng những năm gần đây, nghề nuôi
trồng thủy sản lồng bè ở Hải Phòng phát triển khá mạnh, song sự phát triển tựphát và thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biểnnghiêm trọng và dịch bệnh phát sinh ngày một nhiều
- Bài báo khoa học: “Ngành Thủy sản Hải Phòng tập trung thực hiện
tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, baohaiphong.com.vn, ngày
13/07/2014 Bài báo đề xuất hướng tái cơ cấu ngành thủy sản ở Hải Phòng và
đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản ở Hải Phòng theo hướngnâng cao giá trị gia tăng
- Bài báo khoa học: “Đánh bắt thủy sản tại Hải Phòng : Nằm bờ vì sợ
lỗ !”, tác giả Nguyễn Tiềm, báo Diễn đàn doanh nghiệp (dddn.com.vn), thứ
ngày 26/10/2012 Bài báo cho rằng, Hải Phòng có nhiều lợi thế phát triển kinh
tế biển khu vực phía Bắc, nhưng hiện nay, hàng trăm tàu cá phải nằm bờ, ngưdân không dám vươn khơi vì sợ lỗ
…
Tổng quan lại, các công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài luận án
đã đề cập một số vấn đề mà luận văn có thể kế thừa: Quan niệm về kinh tếthủy sản và phát triển kinh tế thủy sản; phân tích về tiềm năng, thế mạnh,đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển kinh tế thủysản trên phạm vị cả nước cũng như ở một số địa phương v.v Tuy nhiên, chođến nay chưa có công trình nghiên cứu, hoàn chỉnh, hệ thống về phát triểnkinh tế thủy sản ở Hải Phòng giai đoạn 2015-2025 dưới góc độ kinh tế chính
Trang 8trị Do vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đãcông bố.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải
pháp phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng
* Nhiệm vụ:
- Luận giải khái niệm kinh tế thủy sản và vai trò kinh tế thủy sản; quanniệm, nội dung và những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở thànhphố Hải Phòng hiện nay
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòngthời gian qua, xác định nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết
- Phân tích quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản
ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng: Phát triển kinh tế thủy sản dưới góc độ kinh tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển kinh tế thủy sản dưới góc
độ kinh tế chính trị bao gồm cả LLSX và QHSX, trong đó tập trung là pháttriển về quy mô, trình độ và cơ cấu kinh tế thủy sản
- Phạm vi về không gian: Phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn thànhphố Hải Phòng
- Phạm vi về thời gian: Phạm vi khảo sát từ 2005 đến 2014, giá trị ứngdụng của những quan điểm, giải pháp trong khoảng thời gian 2015-2025
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng là phép biện chứng duy vật
Trang 9* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: Trừu tượng hóa khoahọc, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sử dụngchuyên gia và một số phương pháp khác
6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa họccho Thành ủy, Chính quyền và cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòngxây dựng chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế thủy sản của Thành phốgiai đoạn 2015-2025
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảonghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài kết cấu thành 3 chương, 6 tiết
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm kinh tế thủy sản
* Khái niệm kinh tế thủy sản
Thuỷ sản là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn sinh vật từ nước (thuỷ sinh).Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết khai thác các nguồn lợi thuỷ sinh để nuôisống bản thân mình Khi các nguồn đạm động vật trên cạn ngày càng thiếu hụt
so với nhu cầu của con người thì việc khai thác các loại thuỷ sinh nhằm bổ sungcho sự thiếu hụt ấy càng được chú trọng Trong quá trình phát triển kinh tế xã -hội, cùng với các hoạt động khai thác các nguồn lợi thủy sinh tự nhiên (đánh,bắt), đã xuất hiện các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản Cáchoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản ngày càng phát triển đã hìnhthành nên ngành kinh tế thủy sản
Hiện nay, trên thế giới, nhìn nhận về kinh tế thủy sản có những cách tiếpcận khác nhau Tiếp cận dưới góc độ kinh tế nông nghiệp (ngành kinh tế phụthuộc vào yếu tố điều kiện tự nhiên), kinh tế thủy sản được coi là một bộ phậncủa ngành kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng Tiếp cận dưới góc độ kinh tế biển(ngành kinh tế có các hoạt động diễn ra trên biển), kinh tế thủy sản được coi làmột bộ phận của kinh tế biển
Dưới góc độ kinh tế ngành, Đại từ điển tiếng Việt đã đưa ra định nghĩakinh tế thủy sản là “toàn bộ hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, nuôitrồng, chế biến, quản lý, phân phối và buôn bán thuỷ sản” [71, tr.949]
Ngoài định nghĩa trên, hiện nay ở nước ta một số công trình quan niệm:
“Kinh tế thủy sản là ngành sản xuất vật chất mà việc sản xuất, kinh doanhđược tiến hành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sinh,
Trang 11tiềm năng các nguồn nước để biến chúng thành những sản phẩm đáp ứng nhucầu tiêu dùng của con người và xã hội” [15, tr.12]
Trên cơ sở kế thừa các quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính
trị, có thể quan niệm: Kinh tế thủy sản là một phạm trù kinh tế phản ánh tổng
thể các quan hệ kinh tế trong quá trình nuôi trồng, khai thác, chế biến và thương mại thuỷ sản.
* Đặc điểm kinh tế thủy sản:
So với nhiều ngành kinh tế khác, kinh tế thủy sản có các đặc điểm riêngnhư sau:
Một là, tư liệu sản xuất chủ yếu là mặt nước và hoạt động lao động sản
xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Hoạt động kinh tế là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tácđộng vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên,mỗi ngành kinh tế khác nhau thì tư liệu sản xuất có đặc điểm khác nhau Vớicác ngành công nghiệp, tư liệu sản xuất chủ yếu là máy móc Với ngành nôngnghiệp trồng trọt, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai Với ngành kinh tế thủysản, do các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chủ yếu diễn ra trên mặtnước, nên tư liệu sản xuất chủ yếu là mặt nước Các loại thủy sản sinh sống chủyếu trong môi trường nước; đồng thời các hoạt động đáng bắt, khai thác thủysản cũng chủ yếu diễn ra trên mặt nước
Ngoài tư liệu sản xuất là mặt nước là chủ yếu, hầu hết các hoạt động đánhbắt, nuôi trồng, khai thác thủy sản đều gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên,như thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý Điều kiện tự nhiên tác động, ảnh hưởng rấtlớn đến sinh trưởng, phát triển của các loại thuỷ sinh và đến chất lượng, hiệuquả của hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản Điều kiện tự nhiên thuận lợi,mặt nước rộng, nguồn nước, cũng như thời tiết, khí hậu phù hợp, vị trí địa lýthuận lợi cho việc sự nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và trao đổi hàng hóa, sảnphẩm thủy thì kinh tế thuỷ sản có điều kiện phát triển Ngược lại, nếu điều kiện
Trang 12tự nhiên, như mặt nước hẹp, môi trường nước không phù hợp với sự phát triểncủa các loại thủ sản, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, không thuận lợi thìviệc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác sản gặp khó khăn, cản trở sự phát triển củakinh tế thủy sản Việc khắc phục những khó khăn, không thuận lợi về điều kiện
tự nhiên để phát triển kinh tế thủy sản là cần thiết, tuy nhiên điều đó cũng chỉ
có thể làm giảm bớt, chứ không loại bỏ sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên củakinh tế thủy sản Đồng thời, do kinh tế thủy sản phụ thuộc nhất định vào điềukiện tự nhiên, nên hoạt động đầu tư phát triển kinh tế thủy sản có độ rủi ro cao,nhất là khi trên địa bàn sản xuất kinh doanh xẩy ra thiên tai, dịch họa
Thứ hai, đối tượng chủ yếu của các hoạt động lao động sản xuất trong các
ngành kinh tế thủy sản là các sinh vật
Khác với nhiều ngành kinh tế khác, đối tượng của hoạt động lao động sảnxuất trong các ngành kinh tế thủy sản là các sinh vật Nên các hoạt động nuôitrồng, đánh bắt thủy sản phải tuân theo những qui luật tự nhiên, như qui luậtsinh trưởng, phát triển của các loại thủy sản Mỗi loại thủy sản lại có những quiluật sinh trưởng, phát triển khác nhau, với thời gian khác nhau Khác với nhiềuhoạt động sản xuất, nhiều hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có tính chấtmùa vụ, theo chu kỳ nhất định Đồng thời, sự phân bố thủy sản cũng khácnhau Có loại thủy sản sinh trưởng ở vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn; sinhtrưởng ở sông hồ, gần bờ, xa bờ v.v
Thứ ba, kinh tế thủy sản là ngành kinh tế có tính tổng hợp, có sự liên kết,
gắn bộ chặt chẽ giữa các giữa các khâu sản xuất kinh doanh, các phân ngành củakinh tế thủy sản và nhiều ngành kinh tế khác
Kinh tế thủy sản bao gồm nhiều phân ngành: nuôi trồng, khai thác, chếbiến, thương mại, Xem xét kinh tế thủy sản dưới góc độ là một quá trình sảnxuất thống nhất, thì nuôi trồng và khai thác thủy sản là khâu sản xuất nguyênliệu, chế biến là khâu làm tăng giá trị sản phẩm, thương mại là khâu thực hiệngiá trị sản phẩm, hàng hóa
Trang 13Do tính đặc thù về mặt kinh tế - kỹ thuật của kinh tế thủy sản như vậy,nên sự phát triển của kinh tế thủy sản chỉ mang lại hiệu quả cao khi có sự liênkết chặt chẽ, đồng bộ giữa các khâu, các ngành của kinh tế thủy sản trong quátrình sản xuất kinh doanh Nếu trong quá trình phát triển kinh tế thủy sảnkhông tính đến mối liên hệ nội tại giữa các khâu, các ngành sẽ dẫn đến mấtcân đối và làm suy yếu cả hệ thống Ví dụ như, nuôi trồng và khai thác thủysản không gắn với chế biến và tất cả các khâu này lại không gắn với thịtrường thì không thể bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh thủy sản diễn ratrôi chảy và có hiệu quả cao Đặc biệt là, khi các hoạt động nuôi trồng, khaithác thuỷ sản diễn ra một cách tự phát, không tính đến năng lực chế biến thủysản và nhu cầu thị trường, thì tình trạng thừa hoặc thiếu hụt nguồn nguyênliệu đầu vào và sản phẩm, hàng hóa thủy sản là dễ xẩy ra
Đồng thời, do đối tượng tác động của sản xuất thuỷ sản là những sinh vậtsống dưới nước; khi các loại thủy sản bị cách ly khỏi môi trường nước, nếukhông có sự gắn kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác với chế biến thì chúng
sẽ nhanh bị giảm về chất lượng và sản lượng
Ngoài ra, mặc dù thủy sản là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo đượcthông qua lao động của con người, nhưng không phải là vô hạn Nên nếu chủđộng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu, các ngành của kinh tế thủy sản thì sựphát triển kinh tế thủy sản sẽ bền vững
Thứ tư, hình thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú, đa
dạng với nhiều qui mô khác nhau
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay, cũng như nhiều ngành kinh tế khác, trong kinh tế thủy sản có nhiều thànhphần kinh tế tham gia (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân) Tuynhiên, do đặc thù của các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nên hìnhthức tổ chức sản xuất phong phú, đa dạng với nhiều qui mô khác nhau Trongkinh tế thủy sản ở nước ta hiện nay, bên cạnh các hộ sản xuất kinh doanh cá
Trang 14thể, có các hình thức trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanhnghiệp nhà nước
Thứ năm, kinh tế thủy sản có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động bảo vệ
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển
Hầu hết các hoạt động kinh tế thủy gắn với môi trường sông nước, biểnđảo, do đó các lực lượng lao động trong ngành kinh tế thủy sản cùng với cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có, sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vữngchắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo Vấn đề đặt ra ở đây là phải có
cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự phối kết hợp giữa các lực lượng, phươngtiện hoạt động trong các lĩnh vực thuộc kinh tế thủy sản với các lực lượngchức năng khác (biên phòng, cảnh cảnh sát biển, hải quân, ) trong các hoạtđộng kinh tế và hoạt động bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán quốcgia trên biển
1.1.2 Vai trò của kinh tế thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế thủy sản có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh
tế - xã hội trên phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi các địa phương
* Kinh tế thủy sản cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; thúc đẩy nhiều ngành kinh
tế khác phát triển
Nhìn chung các loại thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, hến, rau câu, ) là nguồnthực phẩm quí có các chỉ số dinh dưỡng cao, là thực phẩm rất bổ ích đối với conngười Kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm thủy sảnngày càng lớn Đồng thời, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơmất an toàn tiêu dùng thực phẩm từ động vật ngày một tăng lên do dịchbệnh từ động vật có nguy cơ lây sang người (cúm giá cầm, lở mồm nongmóng ở lợn và trâu bò…), gây ra các bệnh lý tim mạch, huyết áp, béo bì…người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng thủy sản Nênviệc phát triển kinh tế thủy sản sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản phẩm,
Trang 15hàng hóa thủy sản cho xã hội; góp phần to lớn vào việc thực hiện chiến lược quốcgia về nâng cao thể chất con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngoài vai trò trên, do kinh tế thủy sản là ngành kinh tế tổng hợp liên quanđến nhiều ngành kinh tế khác, nên việc phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta hiệnnay sẽ góp phần kích thích nhiều ngành kinh tế khác phát triển, trước hết là cácngành cung cấp tư liệu sản xuất cho ngành kinh tế thủy sản (công nghiệp đóngtàu, thuyền, máy móc, thiết bị nuôi trồng, đánh bắt thủy sản), các ngành chế biếnsản phẩm, hàng hóa thủy sản (sản xuất thủy sản đông lạnh, thủy sản đóng hộp, )
và các ngành sử dụng thực phẩm thủy sản (khách sạn, nhà hàng, ) v.v
Theo thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân giai đoạn 2005-2014thủy sản đóng góp vào nguồn thực phẩm chung khoảng 40% tổng sản lượngthực phẩm toàn thành phố Hải Phòng (sau khi trừ sản lượng chế biến, và tiêuthụ ở các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng) Năm 2012, theo sốliệu thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân tiêu thụ thực phẩm thủy sảnkhoảng 34,52 kg/người/năm (chiếm 38,96% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩmbình quân đầu người toàn thành phố) [14, tr.5]
* Kinh tế thủy sản góp phần quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng ở các địa phương và cả nước
Thực tiễn phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta cho thấy, ngành kinh tế thủysản ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của đấtnước và của nhiều địa phương, nhất là những địa phương có tiềm năng, thế mạnh
về kinh tế thủy sản
Theo số liệu thống kê đối với cả nước, kinh tế thủy sản đóng góp 30 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuấtngành thủy sản từ 8 - 10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷUSD Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm
-65 - 70% tổng sản lượng Riêng đối với thành phố Hải Phòng, theo số liệu
Trang 16thống kê năm 2012 GDP thủy sản đạt 592,2 tỷ đồng, tăng gấp 1,62 lần so vớinăm 2005, chiếm 2,1% tổng GDP toàn thành phố [68, tr.5]
Đối với kinh tế biển, kinh tế thủy sản là một trong những ngành chủyếu của kinh tế biển Kinh tế thủ sản sẽ góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh
tế biển phát triển, như: khai thác, chế biển dầu, khí; kinh tế hàng hải; Du lịchbiển và kinh tế hải đảo v.v Từ vai trò quan trọng của kinh tế thủy sản, trong
“Chiến lược biển của Việt Nam” đã xác định phát triển ngành khai thác, chếbiến hải sản là một trong những bước đột phá về phát triển kinh tế biển ởnước ta từ nay đến năm 2020
* Kinh tế thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ở những vùng nông thôn ven biển
Ngoài việc đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, kinh tếthủy sản ở nướcta hiện nay đã và đang góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn
đề xã hội, như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân,nhất là cho ngư dân
Trên phạm vi cả nước, kinh tế thủy sản tạo việc làm cho 5,0 triệu laođộng nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay;trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo
Đối với Hải Phòng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hải Phònggiai đoạn 2005-2012 chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng dần tỷ trọng thủysản và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp Điều này được thể hiện rõ nétngành thủy sản từ chiếm 22,57% năm 2005 tăng lên 27,02% năm 2010 tổngGDP toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi đó lâm nghiệp có xuhướng giảm xuống từ chiếm 0,96% năm 2005 xuống còn 0,6% năm 2012,nông nghiệp cũng tương tự giảm từ 76,47% năm 2005 xuống còn 72,38%năm 2012 [13, tr.6]
Trang 17Theo số liệu thống kê, ở Hải Phòng, năm 2012 ngành thủy sản góp phầngiải quyết việc làm cho khoảng trên 84 nghìn lao động chiếm 5,69% tổng số laođộng toàn thành phố Trong đó, lao động chuyên thủy sản có khoảng trên 50nghìn người, còn lại là lao động thủy sản kết hợp Đồng thời, kinh tế thủy sảngóp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo ở Hải Phòng (số hộ nghèo trongngành thủy sản chiếm khoảng 5% tổng số hộ nghèo toàn Hải Phòng) [68, tr.6].
* Kinh tế thủy sản góp phần củng cố quốc phòng, tăng cường khả năng
bảo vệ chủ quyền quốc biển, đảo của đất nước
Từ đặc điểm kinh tế thủy sản cho thấy, nhiều hoạt động trong ngành kinh tếthủy sản gắn bó chặt chẽ với biển, đảo và phạm vi hoạt động rộng lớn, bao gồm
cả trên đất liền, khu vực ven biển, trên biển và trên các đảo Đây là những địabàn thường có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh, nhất là đối với bảo vệchủ quyền biển, đảo của đất nước Vì vậy, sự phát triển kinh tế thủy sản vừa có ýnghĩa về mặt kinh tế, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của quốc gia về cácnguồn lợi thuỷ sản, vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng - an ninh, nhất
là đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước
Trước hết, lực lượng lao động đông đảo trong ngành kinh tế thuỷ sảncùng với hệ thống cơ sở hạ tầng (cầu cảng, bến bãi, ) và các phương tiện tàuthuyền, cơ sở vật chất kỹ thuật khác là nguồn lực quan trọng để xây dựng,củng cố quốc phòng - an ninh trong thời bình cũng như khi có tình huốngquốc phòng, an ninh xảy ra trên các vùng biển, đảo của đất nước
Đặc biệt là, đối với nước ta do bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biểnrộng lớn đặt ra những khó khăn, thách thức nhất định trong việc bảo vệ chủquyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Do đó, để tăng cường khảnăng quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền vàlợi ích quốc gia trên biển; đồng thời, để đối phó với những nguy cơ gây mất ổnđịnh quốc phòng - an ninh trên biển và từ hướng biển, đòi hỏi nước ta phải có
sự đầu tư rất lớn để tăng cường khả năng quốc phòng, bố trí lực lượng vũ trang
Trang 18trên biển Nên, nếu khéo kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh
tế thủy sản thì sự phát triển của ngành kinh tế này với sự hiện diện thườngxuyên, đông đảo của lực lượng lao động tại các vùng biển, đảo, nhất là sự pháttriển các đội tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, không chỉ góp phần quan trọng vàoviệc khẳng định chủ quyền mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố thếtrận quốc phòng toàn dân trên biển; tạo lập và tăng cường thế trận quốc phòngtoàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dânvững chắc trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc Lực lượng lao động đông đảotrong ngành kinh tế thủy sản vừa tiến hành các hoạt động sản xuất trên biển,vừa làm nhiệm vụ cảnh giới, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi xâmphạm quyền chủ quyền biển, đảo của đất nước Khi có tình huống phức tạpxảy ra, họ có thể hỗ trợ, phối hợp, hiệp đồng tác chiến cùng lực lượng chuyêntrách bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển
Đối với thành phố Hải Phòng, với chiều dài bờ biển 125 km, có 5 huyệntiếp giáp với biển và hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vỹ, vùng biển vàven biển thành phố Hải Pḥòng không những có vị trí quan trọng về kinh tế màcòn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quân sự của nước ta Đặcbiệt là, với sự hiện diện thường xuyên của 458 tàu cá của thành phố HảiPhòng và khoảng 3.200 lao động khai thác hản sản xa bờ họ sẽ là lực lượngdân sự tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển góp phần gìngữi biển đảo của Tổ quốc [70, tr 10, 35]
1.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
1.2.1 Quan niệm, nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
* Quan niệm phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Tiếp cận dưới góc độ triết học (quan niệm chung): Phát triển là quá trìnhvận động tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiệnđến hoàn thiện của sự vật, hiện tượng
Trang 19Tiếp cận dưới góc độ kinh tế: Phát triển kinh tế là sự gia tăng về quy
mô, chất lượng và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý Tuy nhiên, tùytheo phạm vi phát triển kinh tế các ngành kinh tế ở từng địa phương hoặc trênphạm vi quốc gia, có những nội hàm cụ thể khác nhau về chủ thể lãnh đạo,quản lý, lực lượng tham gia, cũng như về nội dung phát triển kinh tế
Từ những quan niêm chung như trên, tiếp cận sự phát triển kinh tế thủysản dưới góc độ kinh tế chính trị (nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan
hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng) có thể quan niệm phát triểnkinh tế thủy sản ở Thành phố Hải phòng hiện nay như sau:
Phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay là tổng thể
các hoạt động của các chủ thể nhằm thay đổi qui mô, chất lượng và cơ cấu kinh tế thủy sản theo mục tiêu, kế hoạch đã xác định.
Việc phân tích mục đích, chủ thể, lực lượng, phương thức và nội dungphát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay sẽ làm rõ hơn quanniệm trên
- Mục đích phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay:Nhằm tăng quy mô, chất lượng và xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý,góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốcphòng - an ninh của thành phố Hải Phòng
- Chủ thể và lực lượng tham gia phát triển kinh tế thủy sản ở thành phốHải Phòng hiện nay: Quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố HảiPhòng hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và sựquản lý của bộ máy nhà nước về kinh tế thủy sản từ Trung ương đến địa
phương Tuy nhiên, chủ thể trực tiếp lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế thủy
sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay là cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyềncác cấp của Thành phố, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có vai trò đề rađường lối, chủ trương trình phát triển kinh tế thủy sản; chính quyền các cấp
Trang 20xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản và tổ chức thực hiện.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo, quản
lý của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp của thành phố Hải Phòng đối vớiphát triển kinh tế thủy sản phải trên cơ sở nhận thức các quy luật kinh tếkhách quan; chủ trương, chính sách phát triển kinh tế thủy sản phải phù hợpđiều kiện thực tế và tiềm năng, thế mạnh của Thành phố
Lực lượng tham gia phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng hiện naybao gồm: Lực lượng thuộc các thành phần kinh tế của Thành phố và các lựclượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài Thành phố ở trong nước và nướcngoài Tuy nhiên đa phần ở Hải Phòng hiện nay, lực lượng thuộc các thànhphần kinh tế của Thành phố bao gồm hệ thống các doanh nghiệp, các cơ sở,lực lượng lao động tại chỗ đóng vai trò nòng cốt, chủ yếu
- Phương thức phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiệnnay: Quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện naythông qua phương thức đầu tư là chủ yếu Tuy nhiên, trong đầu tư phát triểnkinh tế thủy sản, thành phố Hải Phòng có thể kết hợp các phương thức khácnhau; vừa tăng cường đầu tư vốn theo hướng phát triển thêm những cơ sở sảnxuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thủy sản mới, vừa đầu tư theo hướngnâng cấp, mở rộng qui mô các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có
* Nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Căn cứ vào quan niệm phát triển kinh tế thủy sản ở Thành phố HảiPhòng hiện nay, Chiến lược biển của Việt Nam (do Hội nghị lần thứ tư banChấp hành Trung ương Đảng, khoá X thông qua) và định hướng phát triểnkinh tế thủy sản được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011-2020 (do Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ XI của Đảng thông qua), xácđịnh nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở Thành phố Hải Phòng hiện naybao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Trang 21Một là, mở rộng qui mô kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng.
Mở rộng quy mô kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng thực chất làphát triển kinh tế thủy sản về chiều rộng, biểu hiện ở việc gia tăng sản lượngđánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, bảo đảm kinh tế thủy sản có tốc độtăng trưởng cao
Việc mở rộng qui mô, tăng cường sản lượng sản phẩm, hàng hóa thủysản ở thành phố Hải Phòng bao gồm nội dung đầu tư, nâng cấp, mở rộng nănglực sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản hiện có ởThành phố và đầu tư phát triển thêm các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản mới
Đồng thời, mở rộng quy mô kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phònghiện nay còn bao hàm nội dung đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa thủy sản
và mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, hàng hóa đầu vào và sản phẩm,hàng hóa đầu ra của kinh tế thủy sản Thành phố
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản của Thành phố Hải phòng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản thành phố Hải Phòngđược hiểu là những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,hàng hóa thủy sản lên mức cao hơn trước nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách
và đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và của địa phương Thực chấtcủa nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản ở Thành phố hải phònghiện nay hiện nay là phát triển kinh tế thủy sản của thành phố theo chiều sâu
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản là nội dung rất quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện
nay Bởi vì: Thứ nhất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản luôn là nhân
tố quan trọng bậc nhất tạo nên uy tín, thương hiệu, nâng cao khả năng cạnhtranh của kinh tế thủy sản của Thành phố trong điều kiện kinh tế thị trường;
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản là biện pháp hữu
Trang 22hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết hợp lợi ích của cơ sở,doanh nghiệp thủy sản với người tiêu dùng và xã hội.
Phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng theo chiều sâu đượcbiểu hiện trên các nội dung chủ yếu là:
- Nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiếnvào quá trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản vừa nhằm giảm chi phíđầu vào, vừa nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thủy sản đápứng nhu cầu thị trường
- Hợp lý hóa tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hànghóa thủy sản nhằm tiết kiệm chi phí về lao động, vốn đầu tư trong ngành kinh
tế thủy sản; đồng thời xây dựng sự liên kết giữa các cơ sở, doanh nghiệp trongngành kinh tế thủy sản và giữa ngành kinh tế thủy sản với các ngành, các lĩnhvực kinh tế - xã hội khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản phẩm, hàng hóathủy sản của thị trường
- Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế thủy sản của thành phố HảiPhòng bao gồm nâng cao năng lực cạnh trạnh của sản phẩm, hàng hóa thủysản, năng lực cạnh trạnh của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế thủy sản và nănglực cạnh tranh về môi trường đầu tư kinh tế thủy sản của Thành phố
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo
vệ môi trường sinh thái của kinh tế thủy sản
Ba là, xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản của thành phố Hải phòng hợp lý
Xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý là nội dung quan trọng trongphát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải phòng hiện nayhiện nay Cơ cấukinh tế thủy sản hợp lý là sự cân đối về cơ cấu ngành, vùng và cơ cấu thànhphần phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và phát huy tối đa các nguồn lực, tạo
ra sự tác động thúc đẩu lẫn nhau giữa các ngành, vùng và thành phẩn kinh tếtrong quá trình phát triển kinh tế thủy sản của thành phố Hải Phòng
Trang 23Xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý ở thành phố Hải Phòng biểuhiện trên các nội dung chủ yếu là:
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu ngành:
Xét trên phạm vi thành phố Hải Phòng, kinh tế thủy sản bao gồm các phânngành khác nhau, như: Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và thương mạithủy sản Đồng thời, kinh tế thủy sản có quan hệ rất chặt chẽ với các ngành kinh tếkhác, như: đóng tàu thuyền, dụng cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; cơ điện lạnhbảo quản sản phẩm, hàng hóa thủy sản; hệ thống giao thông vận tải thủy, cầucảng; các ngành kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thủy sản (dịch vụ nhàhàng, khách sạn) v.v
Các loại ngành kinh tế thủy sản và nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khácvới kinh tế thủy sản của thành phố Hải Phòng có mối quan hệ rất chặt chẽ vớinhau, đòi hỏi phải được phát triển đồng bộ, cân đối nhằm phát huy tiềm năng,thế mạnh của Thành phố và đem lại hiệu quả cao Nếu các ngành kinh tế nhưtrên không được phát triển đồng bộ, cân đối thì việc hoạt động của từngngành sẽ ách tắc, gặp khó khăn Ví dụ như, năng lực nuôi trồng, đánh bắt thủysản phải phù hợp với năng lực ngành chế biến thủy sản; đồng thời các ngànhnày phải phù hợp với thị trường cung cấp đầu vào và đầu ra của kinh tế thủysản
Đối với phát triển kinh tế thủy sản của thành phố Hải phòng về cơ cấukinh tế ngành cần tập trung vào phát triển một số phân ngành chủ yếu sau:
Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản biển, Nuôi trồng thuỷ sản nộiđịa (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt), sản xuấtgiống thuỷ sản
Khai thác thủy sản: Khai thác thuỷ sản biển (đánh bắt và thu nhặt hảisản), Khai thác thuỷ sản nội địa (Khai thác thuỷ sản nước lợ, Khai thác thuỷsản nước ngọt)
Trang 24Chế biến và tiệu thụ sản phẩm thủy sản: Bao gồm sơ chế thủy sản, đônglạnh, phân loại, làm sạch, đóng gói, (không bao gồm các hoạt động chế biếncác sản phẩm cao cấp từ thủy sản theo kiểu công nghiệp: đóng hộp, say,nghiền ) và các hoạt động trao đổi sản phảm thủy sản.
Riêng đối với khai thác và chế biến hải sản, thực hiện Nghị quyết số09-NQ/TW ngày 9/2/2007 Của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X
“Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Hải Phòng sẽ có bước pháttriển đột phá về ngành khai thác và chế biển hải sản
Ngoài phát triển các phân ngành của kinh tế thủy sản như trên, thànhphố Hải phòng cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hộiphục vụ, bảo đảm cho kinh tế thủy sản như: đóng tàu thuyền, sản xuất cung ứngdụng cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; cơ điện lạnh bảo quản sản phẩm, hàng hóathủy sản; hệ thống giao thông vận tải thủy, cầu cảng; thị trường tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa thủy sản v.v
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu vùng:
Xét trên phạm vi thành phố Hải Phòng, cơ cấu vùng của kinh tế thủysản biểu hiện ở sự phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản Xây dựngkinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu vùng là sự phát triển kinh tế thủy sản ởnhững địa bàn, địa phương, vùng sông hồ, biển đảo của Thành phố có tiềmnăng, thế mạnh về kinh tế thủy sản và tạo ra mối liên hệ giữa các cơ sở sảnxuất kinh doanh thủy sản của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của thịtrường, như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở địa bàn sông hồ, ven biển, đảo;đánh bắt thủy sản xa bờ; phát triển thủy sản ở các địa bàn trong đất liền, địabàn ven biển; phát triển kinh tế thủy sản ở các đảo v.v
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu thành phần:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay, hoạt động kinh doanh trong ngành kinh tế thủy sản ở các tỉnh, thành
Trang 25nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng sẽ có nhiều thành phần kinh tếtham gia Xây dựng kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay hợp lý
về thành phần kinh tế, thực chất là xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợptrong ngành kinh tế thủy sản
Xây dựng kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hợp lý về cơ cấuthành phần còn biểu hiện ở việc huy động các thành phần kinh tế, bao gồm cảkinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài tham gia phát triển kinh tế thủy sản;
Đồng thời, trong phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng phảiphát huy vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể; xây dựng mối liên hệ,liên kết chặt chẽ giữa các các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tếthủy sản của thành phần kinh tế
1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở thành
phố Hải Phòng hiện nay
Sự phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng hiện nay chịu sự tác động củanhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó nổi lên là các nhân tố sau:
Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thủy sản của thành phố Hải Phòng.
Vị trí địa lý: Thành phố Hải Phòng nằm trong cực tăng trưởng kinh tế
lớn nhất miền Bắc, với tam giác kinh tế phát triển Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển thành phố nằm ánngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn
-Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc
và Nhật Bản với các nước trong khu vực
Điều kiện tự nhiên: Thành phố Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km,
có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảoBạch Long Vỹ Biển, bờ biển, hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặcsắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền
Trang 26kinh tế địa phương về phát triển kinh tế thủy sản Ngoài ra, do được kiến tạo
từ tự nhiên, thành phố Hải Phòng có hệ thống cảng biển rất đồng bộ, tạo điềukiện cho các tàu có trọng tải lớn ra vào, vì vậy thành phố Hải Phòng có lợi thế
để phát triển cảng biển, vận tải biển, đóng sửa tàu thủy, phát triển nghề cá,đánh bắt thủy sản v.v
Tài nguyên thủy sản: Thành phố Hải Phòng có nguồn tài nguyên thủy
rất phong phú với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển, trong
đó có nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường thế giới ưachuộng, như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tuhài, bào ngư, Vùng biển ở thành phố Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất làbãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ có trữ lượng cao và ổn định Tại các vùngtriều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sảnnước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao
Hai là, điều kiện kinh kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.
Hiện nay thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm côngnghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo
dục và y tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ Ngoài ra, thành phố Hải Phòng có lợi
thế về hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cả về đường sắt, đường thủy, đường bộ vàđường hàng không, đặc biệt lại có cảng biển hiện đại, nằm trên đường hàng hảiquốc tế v.v
Hiện nay thành phố Hải Phòng Nguồn nhân lực dồi dào, người dân cótruyền thống, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản.Đặc biệt là, hiện nay ở Hải Phòng có trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực trong đó
có lĩnh vực thủy sản, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,…
Những điều kiện kinh tế - xã hội trên đã và đang tạo ra những tiền đềthuận lợi để Hải Phòng trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế biển, trong đó
có kinh tế thủy sản
Trang 27Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên là cơ bản, hiện nay thành phốHải Phòng cũng đang chịu sự tác động của một số nhân tố kinh tế - xã hội gây ranhững khó khăn, cản trở nhất định đến phát triển kinh tế thủy sản của Thànhphố Đó là:
Kinh tế của thành phố Hải Phòng còn khó khăn, nguồn lực đầu tư chophát triển kinh tế thủy sản còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất kỹ thuật, khoahọc công nghệ của kinh tế thủy sản còn lạc hậu
Chế biến xuất khẩu thuỷ sản gặp khó khăn do tình trạng thiếu nguyên liệu,chi phí đầu vào tăng cao, chưa tạo mối liên kết đầu vào, đầu ra trong chế biến,tiêu thụ sản phẩm thủy sản; rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càngnghiêm ngặt
Đồng thời, ở Hải Phòng, lao động thủy sản có xu hướng thoát ly rakhỏi ngành do tác động của quá trình CNH,HĐH, vì vậy tình trạng thiếulao động đã và đang trở lên phổ biến, đặc biệt là lao động khai thác hải sản.Ngoài ra, quá trình đô thị hoá, CNH,HĐH trên địa bàn Thành phố diễn ranhanh trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến diện tích nuôi trồng thuỷsản, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng kéo theo dịch bệnhtrên thủy sản nuôi có dịp bùng phát trên diện rộng cũng đã và đang gây cảntrở, khó khăn nhất định cho ngành kinh tế thủy sản
Ba là, cơ chế, chính sách, pháp luật của Trung ương và thành phố Hải Phòng liên quan đến phát triển kinh tế thủy sản.
Trung ương đã quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyếnkhích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, như Luật đất đai, chính sách hỗ trợvốn cho đánh bắt xa bờ,…) Cùng với Trung ương, Hải Phòng cũng đã đề
ra chủ trương, cơ chế, chính sách và các văn bản pháp qui tạo hành langpháp lý cho phát triển kinh tế thủy sản Chủ trương, cơ chế, chính sách,pháp luật phát triển kinh tế thủy sản của Trung ương và thành phố HảiPhòng tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng Chủ
Trang 28trương, cơ chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, phù hợp sẽ góp phần giảiphóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực cho pháttriển kinh tế thủy sản Ngược lại, chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luậtthiếu đồng bộ, không phú hợp sẽ cản trở sự phát triển kinh tế thủy sản củathành phố Hải Phòng.
Bốn là, thị trường đầu vào và đầu ra của kinh tế thủy sản.
Cũng như các ngành kinh tế khác, trong nền kinh tế thị trường, kinh
tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽcủa cả thị trường cung cấp sản phẩm, hàng hóa đầu vào và thị trường tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa đầu ra Việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,sản xuất cho ai của kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng phụ thuộc vàothị trường
Hiện nay, điểm thuận lợi là thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóathủy sản của Hải Phòng ở trong và ngoài nước vẫn còn nhiều tiềm năng đểphát triển Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của kinh tế thủy sản của nước tacũng như của Hải Phòng trên thị trường quốc tế còn hạn chế; hiện nay sảnphẩm, hàng hóa thủy sản của Thành phố Hải Phòng đang phải canh tranhquyết liệt với các sản phẩm, hàng hóa thủy sản khác ở cả thị trường trongnước và trên thế giới, đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa thủy sản của TrungQuốc Đồng thời, ngành thủy sản của Hải Phòng đang gặp c ác rào cản kỹthuật và các vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm thủy sản của Thành phốnói riêng và của cả nước nói chung Đồng thời, bên cạnh đó, kinh tế thủy sản củathành phố Hải Phòng cũng đang phải đối diện với nhiều sản phẩm, hàng hóa đầuvào, như máy móc, tàu thuyền, xăng dầu, điện, thức ăn nuôi trồng thủy sản,… giá
cả ngày càng tăng trên thị trường
Năm là, hội nhập quốc tế
Nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới, nước ta nói chungtrong đó có thành phố Hải Phòng là nước đi sau về phát triển kinh tế thủy sản
Trang 29nên có cơ hội tận dụng nguồn ngoại lực về nhân lực, vốn và khoa học côngnghệ, tổ chức quản lý kinh tế thủy sản tiên tiến của thế giới Đặc biệt là, hiệnnay xu hướng liên kết, hội nhập kinh tế, trong đó có kinh tế thủy sản đangđược các quốc gia quan tâm
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, kinh tế thế giới vẫn trong thời
kỳ suy thoái, lạm phát tăng cao; giá vật tư đầu vào của kinh tế thủy sản liên tụctăng, trong khi giá bán sản phẩm, hàng hóa thủy sản tăng không tương ứng, hiệuquả sản xuất đạt thấp vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế củangười dân và kế hoạch sản xuất ngành thủy sản của thành phố Hải Phòng
Đặc biệt là, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở khu vực có dấuhiệu gia tăng, ngày cành phức tạp, gây khó khăn, ảnh hưởng nhất định đếnkinh tế thủy sản của Thành phố, nhất là đánh bắt xa bờ
*
* *Kinh tế thủy sản là một phạm trù kinh tế phản ánh tổng thể các quan hệkinh tế trong quá trình nuôi trồng, khai thác, chế biến và thương mại thuỷ sản, cóvai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi quốcgia cũng như trên phạm vi các địa phương Kinh tế thủy sản cung cấp thựcphẩm, tạo nguồn dinh dưỡng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng; thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển; góp phần quan trọng vàotăng trưởng, phát triển kinh tế ở các địa phương và cả nước; góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho ngườilao động, đặc biệt là lao động ở những vùng nông thôn ven biển; góp phần củng
cố quốc phòng, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước
Phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay là tổng thểcác hoạt động của các chủ thể nhằm thay đổi qui mô, chất lượng và cơ cấu kinh
tế thủy sản theo mục tiêu, kế hoạch đã xác định Nội dung phát triển kinh tếthủy sản ở Thành phố Hải Phòng hiện nay bao gồm: Mở rộng qui mô kinh tế
Trang 30thủy sản; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản; xây dựng cơ cấukinh tế thủy sản của thành phố Hải phòng hợp lý Quá trình phát triển kinh tếthủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay đã và đang chịu sự tác động của cácyếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, trong nước và quốc
tế Sự tác động của những yếu tố này vừa tạo ra những thuận lợi vừa tạo ranhững khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố HảiPhòng hiện nay
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN Ở
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA 2.1 Thành tựu và hạn chế phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng thời gian qua
2.1.1 Thành tựu phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải phòng thời gian qua
Một là, kinh tế thủy sản được mở rộng, có sự tăng trưởng và ổn định.
Mở rộng qui mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản làmột trong nội dung cốt lõi trong phát triển kinh tế thủy sản ở thành phốHải Phòng Trong thời gian qua, Hải Phòng đã tập trung mọi nỗ lực đểthực hiện nội dung này, nên kinh tế thủy sản có sự mở rộng, phát triển cả
về sản lượng và giá trị
Sự phát triển về nuôi trồng thủy sản:
Trong giai đoạn 2005-2014, nuôi trồng thủy sản của thành phố HảiPhòng đã có sự phát triển đáng kể; từng bước phát triển thành một nghề sảnxuất quy mô hàng hóa, góp phần chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp
Về sản lượng nuôi trồng thủy sản: Năm 2005 là 34.945 tấn, năm 2012tổng sản lượng đạt 49.789 tấn; đến năm 2014 là 52.205 tấn Sản lượng nuôitrồng thủy sản tăng bình quân trong giai đoạn 2005-2012 là 5,18%/năm [70,
tr.25]; năm 2014 tăng lên 52.204 tấn, bình quân giai đoạn 2010 - 2014, sản
lượng tăng3,4%/năm [ Phụ lục 1 ]
Về giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản: Năm 2005 là 383 tỷ đồng, đếnnăm 2012 tăng lên đạt 735 tỷ đồng, tăng bình quân trong giai đoạn 2005-2012đạt 9,7%/năm [70, 26]; năm 2014 đạt 2.093 tỷ đồng, bình quân giai đoạn
2010 - 2014 tăng 6,6% [Phụ lục 1]
Sự phát triển về đánh bắt thủy sản:
Về số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản: Giai đoạn 2005-2014, tổng
số tàu thuyền thành phố tăng nhanh từ 2.367 lên đến 4.006 chiếc, tốc độ tăng
Trang 32bình quân đạt 7,8%/năm; tổng công suất tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tàuthuyền, đạt 3,7%/năm Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi,nhóm tàu công suất >90 cv tăng nhanh, đặc biệt là nhóm từ 150-250 cv tăngrất nhanh với tốc độ 23,8%/năm [70, tr.27] Điều này thể hiện xu hướng pháttriển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của thành phố, phù hợp với chủtrương phát triển khai thác của Trung ương Thủy Nguyên, Cát Hải và KiếnThụy là những địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất thành phố Đây đều lànhững địa phương có truyền thống khai thác lâu đời, có tiềm năng để pháttriển khai thác
Về sản lượng khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản liên tụctăng thời gian qua; năm 2005 đạt 35,27 nghìn tấn đến năm 2012 tăng lên đạt47,85 nghìn tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,5%/năm [70, tr.28];năm 2014 đạt 52,4 nghìn tấn, sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2010 -
2014 tăng bình quân 3,9%/năm [ Phụ lục 2]
Sự phát triển về chế biến thủy sản:
Về sản lượng chế biến thủy sản: So với các phân ngành nuôi trồng,đánh bắt thủy sản, sản lượng chế biến thuỷ sản của thành phố Hải Phòng giaiđoạn 2005-2014 có tăng song tăng không đáng kể Duy có dòng sản phẩm nướcmắm của một số đơn vị, như Công ty cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản CátHải và Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Hải là có sự tăng trưởng cao hơn donguồn cung nguyên liệu dồi dào, sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trường
Về giá trị chế biến thủy sản: Giá trị chế biến thủy sản nội địa trong giai
đoạn 2005-2014 cung cấp cho tiêu thụ nội địa của thành phố Hải Phòng đạttốc độ tăng trưởng bình quân 1,13%/năm;
Giá trị chế biến thủy sản xuất khẩu của thành phố Hải Phòng trong thờigian qua đang gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như nguyên liệuphục vụ cho sản xuất Đây cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp chếbiến thủy sản ở Việt Nam
Trang 33Tổng hợp chung sự phát triển kinh tế thủy sản của thành phố Hải Phòng:
Về sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản của Hải Phòng năm 2005 là70,2 nghìn tấn, đến năm 2010 sản lượng đã tăng nên là 90,6 nghìn tấn, năm
2014 là 104, 6 nghìn tấn Giai đoạn 2005 - 2010, sản lượng thủy sản tăng bìnhquân 4,08 %/năm [70, tr.55)]; giai đoạn 2010 2014 sản lượng thủy sản tăngbình quân 3,7%/năm [ Phụ lục 2]
Về giá trị sản xuất, giá trị sản xuất thủy sản của hải Phòng năm 2010 là2.908,5 tỷ VNĐ, đến năm 2014 là 3.741,3 tỷ VNĐ Như vậy, từ năm 2010đến năm 2014, giá trị sản xuất thủy sản của Hải Phòng tăng bình quân6,6%/năm [ Phụ lục 1 ]
Riêng tháng 2 năm 2015, sản lượng thu hoạch thủy sản của Hải Phòngđạt 3.940,0 tấn, bằng 114,8% so cùng kỳ năm trước Sản lượng cộng dồn 2tháng đầu năm 2015 đạt 7.639,0 tấn, bằng 117,50% so với cùng kỳ năm trước
Mặc dù trong khoảng thời gian từ 2005 - đến 2014, tốc độ tăng trưởngkinh tế thủy sản của Hải Phòng đạt trên dưới 4%/năm, tuy chưa cao, song đặttrong điều kiện kinh tế thế giới và kinh tế trong nước gặp khó khăn, thì sựtăng trưởng về sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản của Hải Phòng làthành tựu đáng ghi nhận
Sự phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng không chỉ biểu hiện ở việctăng sản lượng và giá trị, mà còn biểu hiện ở sự mở rộng về thị trường tiêu thụsản phẩm, đặc biệt là thị trường ngoài nước Trong những năm qua, sản phẩmthủy sản Thành phố Hải Phòng đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lănh thổtrên thế giới Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản của HảiPhòng đạt trên 36,5 triệu USD, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triểnkinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo thành phố Hải Phòng
Với thành tựu trên, trong thời gian qua sản lượng nuôi trồng, xuất khẩuthuỷ sản của Hải Phòng thuộc vào tốp đầu các tỉnh phía Bắc nước ta và sản
Trang 34lượng khai thác đứng thứ 3 cả nước Số cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản củathành phố chiếm tới 75%; hệ thống kho lạnh chiếm 50% sức chứa các kholạnh trong các cơ sở chế biến thủy sản toàn miền Bắc Trung bình 1 năm, tổngsản lượng thuỷ sản tiêu thụ đạt từ 75 đến 95 nghìn tấn, trong đó giá trị xuấtkhẩu đạt từ 35 đến 58 triệu USD Đây là thành tựu vượt bậc của ngành thuỷsản ở Hải Phòng, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng thực sự trở thànhtrung tâm thủy sản vùng duyên hải Bắc bộ [8, tr.4].
Hai là, kinh tế thủy sản có sự phát triển về chiều sâu, trình độ khoa học công nghệ được nâng lên.
Không chỉ có sự phát triển về chiều rộng, mở rộng qui mô sản xuất, trongnhững năm qua kinh tế thủy sản ở Hải Phòng còn có sự phát triển về chiều sâu,nâng cao trình độ khoa học công nghệ
Về trình độ công nghệ nuôi trồng thủy sản :
Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và đã đượcứng vào sản xuất Các phương thức nuôi phát triển khá đa dạng từ nuôi quảngcanh, quảng canh cải tiến, đến nuôi báo thâm canh, thâm canh; nuôi chuyêncanh, nuôi kết hợp tôm, cá - lúa, xen ghép rong câu với tôm Diện tích nuôichuyên canh, bán thâm canh, thâm canh được mở rộng thay thế dần các hìnhthức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến Cụ thể là:
Nuôi trồng thủy sản ngọt: Diện tích nuôi theo hình thức quảng canh vàquảng canh cải tiến chiếm 47,83%, nuôi theo hình thức bán thâm canh chiếm43,65%, nuôi theo hình thức tham canh chiếm 8,52% diện tích nuôi trồngthủy sản nước ngọt Năng suất bình quân tăng đạt 4,3 tấn/ha, nhiều mô hìnhnuôi cá rô phi, cá chim trắng đạt 12-15 tấn/ha
Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Diện tích nuôi theo hình thức quảng canh
và quảng canh cải tiến chiếm 42,52%, nuôi bán thâm canh chiếm 45,47%,nuôi thâm canh chiếm 12,01% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ
Trang 35Năng suất bình quân nuôi trồng thủy sản vùng nuôi nước lợ đạt 2,3 tấn/năm,một số mô hình nuôi tôm he chân trắng đạt năng suất bình quân 12 tấn/ha.
Nuôi trồng thủy sản nước mặn: Nuôi nhuyễn thể vùng bãi triều vớiphương thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh Nuôi bãi triều quâybãi, thả giống và quản lý, thức ăn tự nhiên, năng suất đạt 7-9 tấn/ha Nuôi cálồng biển bằng lồng nổi truyền thống có kích cỡ 3x3x3m hoặc 3x6x3m,3x4x3m Năng suất trung bình đạt 200-250kg/ô lồng
Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh học đã được đưa vào ứngdụng để nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh ở các giống loài thủy sảnnuôi Đồng thời, những năm gần đây chế phẩm vi sinh và hóa sinh đang đượcnghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng trong việc xử lý cải tạo môi trường,phòng ngừa dịch bệnh và thay thế các loại kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng.Các cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản áp dụng những tiêu chuẩn, quy chuẩntrong nuôi trồng thủy sản đã được ban hành vào trong sản xuất (như: BMP,GMP, GAP, CoC, VietGAP )
Do có sự phát triển về khoa học công nghệ, nên năng suất và chấtlượng nuôi trồng thủy sản của thành phố Hải Phòng được nâng lên Giai đoạn2005-2014, tuy diện tích trồng thủy sản có giảm, song nhờ áp dụng khoahọc - công nghệ vào sản xuất mà năng suất thủy sản có xu hướng tăng lên.Năm 2005 năng suất bình quân đạt 2,6 tấn/ha, đến năm 2012 năng suất đạt 3,8tấn/ha, tăng bình quân trong giai đoạn 2005-2012 đạt 5,66%/năm [70, tr.38];năm 2010 năng suất nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 3,4 tấn/ha, đến năm
2014 năng suất đạt 4,1 tấn/ha, tăng bình quân trong giai đoạn 2010-2014 đạt4,9%/năm [Phụ lục 3]
Về trình độ công nghệ khai thác thủy sản:
Trang 36Công nghệ khai thác thủy sản của ngư dân được nâng lên trong thời gianqua Nhiều công nghệ mới được ứng dụng; nhiều tàu khai thác xa bờ, lắp máycông suất lớn, trang bị máy móc khai thác hiện đại được đóng mới, đưa trình độcông nghệ khai thác thủy sản của Hải Phòng có bước phát triển Nhiều tàu cókhả năng hoạt động đánh bắt thủy sản dài ngày ở những vùng biển xa.
Ba là, cơ cấu kinh tế thủy sản chuyển dịch theo hướng hợp lý.
Về cơ cấu kinh tế ngành:
Cơ cấu nuôi trồng thủy sản: Trong cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủysản hiện nay, sản lượng cá chiếm tỷ trọng lớn, các đối tượng thủy đặc sảnkhác và tôm càng xanh và các đối tượng hải sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.Năm 2012, sản lượng cá nước ngọt đạt 23.877 tấn (chiếm 95,4% tổng sảnlượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt), sản lượng tôm đạt 500 tấn (chiếm2,0% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt), sản lượng các đốitượng đặc sản khác đạt 651 tấn (2,6% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sảnnước ngọt) [70, tr.38]
Cơ cấu khai thác thủy sản: Cơ cấu nghề khai thác của thành phố phát triển
đa dạng, với nhiều loại nghề như lưới kéo, rê, nghề câu, chụp mực, lồng bẫy vàcác nghề khác Trong cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản, sản phẩm cá các loạichiếm tới trên 60%, tôm chiếm trên 5% tổng sản lượng khai thác toàn thành phố[ 70, tr.30 ] Về tỷ trọng trong cơ cấu nghề nghiệp năm 2012, họ nghề khácchiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm là 51,7% tổng số tàu thuyền toàn thành phố, tiếpđến là lưới rê chiếm 22%, lưới kéo đơn chiếm 14,1% [70, tr.27]
Cơ cấu chế biến thủy sản: Trong cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản,các sản phẩm từ tôm như: tôm đông lạnh các dạng dạng IQF (HLSO, PTO,PTO luộc, easy peel, nobashi) tẩm bột, tẩm bột rán, bao bột, tôm hộp chiếm25-30% giá trị xuất khẩu Tiếp theo là các sản phẩm từ mực, bạch tuộc (đônglạnh, Sushi, sasohmi, bánh nhân thủy sản ) chiếm tỷ trọng đáng kể Đây có
Trang 37thể coi là những sản phẩm chủ lực, có giá trị xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranhtrên thị trường khu vực và thế giới.
Về cơ cấu kinh tế vùng:
Hiện nay ở Hải Phòng đã hình thành một số vùng nuôi chuyên, tập trung nhưvùng nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Tú Sơn- huyện Kiến Thụy, ở xã Tiên Minh - huyệnTiên Lãng; vùng nuôi cá vược, cá trắm đen ở xã Lập Lễ - huyện Thủy Nguyên
Ngư trường khai thác thủy sản được mở rộng, trong đó tiêu biểu là: Mở
rộng ngư trường Bạch Long Vỹ, ngư trường Cát Bà - Bắc Long Châu, ngưtrường Nam Long Châu
Về cơ cấu kinh tế thành phần:
- Đối với nuôi trồng thủy sản: Ở Hải Phòng hiện nay, kinh tế hộ giađình tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng trong phát triển nuôi trồngthủy sản Sau khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
hộ nông dân trở thành chủ trên mảnh đất mình được giao, được tự chủtrong sản xuất từ đấy phát huy tính năng động trong sản xuất, tận dụngnguồn lao động trong gia đình, vốn đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, đốitượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng
số hộ nuôi trồng thủy sản là 10.076 hộ [70, tr.42]
Bên cạnh kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại có sự phát triển ngày càng
đa dạng, như: trang trại chuyên thủy sản, trang trại tổng hợp, trang trại kết hợp
du lịch sinh thái Đến nay, thành phố có 835 trang trại nuôi trồng thuỷ sản(chiếm 36,90% tổng số 2.263 trang trại); giá trị sản xuất bình quân đạt 79,22triệu đồng/ha; ngoài 546 lao động chuyên còn tạo việc làm cho 1.085 lao độngphổ thông, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn [70, tr.43]
Bên cạnh các mô hình tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản như trênhiện nay ở Hải Phòng còn có các mô hình tổ chức sản xuất khác, như: công
ty, hợp tác xã, hội và chi hội nuôi trồng thủy sản đang phát triển và hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Trang 38- Đối với đánh bắt thủy sản: Những năm gần đây hình thức tổ chức khaithác theo tổ, đội, chi hội khai thác được hình thành và phát triển nhanh.Hiện nay toàn thành phố Hải Phòng có 52 tổ hoạt động trong các lĩnh vựcthủy sản, với 320 tàu cá các loại [70, tr.43] Loại hình tổ hợp tác khai thácthủy sản ở Hải Phòng được thành lập theo nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề,cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dânchủ, có sự hợp tác thực sự và các thành viên cùng có lợi Trong điều kiện kinh
tế tập thể nhất là hợp tác xã khai thác còn gặp nhiều khó khăn, việc phát triểnhình thức tổ hợp tác đã bước đầu mang lại sức sống mới đối với lĩnh vực khaithác thủy sản, hạn chế được một bước về hiệu quả khai thác xa bờ trước đây
- Đối với chế biến thủy sản: Ở Hải Phòng hiện nay có 2 hệ thốngdoanh nghiệp: Doanh nghiệp chế biến thủy sản địa phương và doanh nghiệptrực thuộc Bộ Thuỷ sản cũ do Trung ương quản lý Đối với khối doanh nghiệpchế biến thủy sản địa phương gồm có: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
Về doanh nghiệp nhà nước, có các công ty: Công ty chế biến xuất khẩuthủy sản thành phố Hải Phòng; Công ty kinh doanh và dịch vụ thủy sản thànhphố Hải Phòng; Công ty Xây dựng và Dịch vụ thuỷ sản Đồ sơn
Về doanh nghiệp cổ phần: Có Công ty cổ phần Chế biến và Dịch vụ thuỷsản Cát Hải: Chế biến nước mắm các loại; Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long
Các doanh nghiệp tư nhân: Liên doanh Hải Lợi Hàng (Liên doanh ViệtNam và Đài Loan); Công ty TNHH Quang Hải; Công ty TNHH Hải Long;Công ty TNHH Minh Châu; Công ty TNHH Việt Trường; Công ty TNHHTân Hưng
2.1.2 Hạn chế phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải phòng thời gian qua
Bên cạnh những thành tựu trên, sự phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòngtrong thời gian qua còn có những hạn chế nhất định, trong đó nổi lên là:
Trang 39Một là, kinh tế thủy sản phát triển không đồng đều, nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.
Kết quả thống kê cho thấy, trong 19 chỉ tiêu lớn của quy hoạch ngànhthủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001-2010 chỉ có 10 chỉ tiêu đạt vàvượt mục tiêu quy hoạch, còn lại 09 chỉ tiêu không đạt mục tiêu quy hoạch
Cụ thể, trong lĩnh vực khai thác thủy sản trong 09 chỉ tiêu quy hoạch chỉ có
07 chỉ tiêu đạt vượt mục tiêu quy hoạch và 02 chỉ tiêu không đạt; trong lĩnhvực nuôi trồng thủy sản có 09 chỉ tiêu quy hoạch chỉ có 03 chỉ tiêu đạt và đạtvượt, còn lại 06 chỉ tiêu không đạt bao gồm; chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩuthủy sản không đạt mục tiêu đề ra, chỉ đạt 20,21-13,47% so với mục tiêu quyhoạch đề ra [Xem bảng 2.1]
Bảng 2.1 - Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu quy hoạch thủy sản thành phố
Ghi chú
Đạt vượt mục tiêu
QH
Không Đạt mục tiêu QH
Trang 40TT Hạng mục Đvt
Quy hoạch đến năm 2010
Thực hiện năm 2010
Ghi chú
Đạt vượt mục tiêu
QH
Không Đạt mục tiêu QH
Nguồn: Quy hoạch ngành thủy sản Hải Phòng đến năm 2010, tầm nhìn 2015 và báo cáo
tổng kết năm 2010 của Sở NN&PTNT Hải Phòng
Hai là, tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản chủ yếu dựa vào các nhân
tố tăng trưởng theo chiều rộng, nghiêng về số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh còn hạn chế
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản: Tăng trưởng sản lượng khai thácthủy sản những năm qua vẫn phụ thuộc trên 90,14% vào tăng số tàu thuyềnđánh cá, yếu tố tăng năng suất còn chiếm tỷ trọng thấp dưới 9,86% Tăngtrưởng giá trị sản lượng sản vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tăng sản lượng (chiếm84,64%), yếu tố tăng giá còn chiếm tỷ trọng thấp (15,36%) [70, tr.34] Sựtăng giá trị sản lượng khai thác thủy sản ở Hải Phòng thời gian qua phụ thuộcvào tăng sản lượng khai thác, trong khi đó nguồn lợi có giới hạn không thểtăng măi được Như vậy, đây là sự phát triển thiếu bền vững
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Tăng trưởng sản lượng có bước tiếnđáng kể theo chiều sâu tuy nhiên còn ở mức khiêm tốn 84,21% là do tăng diệntích và 15,79% là do tăng năng suất, ngược lại giá trị sản lượng nuôi trồng thủysản lại phụ thuộc 87,03% vào tăng sản lượng, yếu tố tăng giá chỉ chiếm 12,79%[70, tr.42] Điều này không có tác động khuyến khích người nuôi đầu tư mở rộngtheo chiều sâu, phát triển không hiệu quả và thiếu tính bền vững