1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa

149 532 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 7,82 MB

Nội dung

Phát triển CNNT ở ĐBSCL hiện đang là một nhu cầu hết sức bức bách, vì thực tiễn đã chỉ rõ: nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần nông và độc canh cây lúa như hiện nay thì kinh tế vùng này không thể phát triển mạnh và bền vững, đời sống nông dân khó có thể được cải thiện và nâng cao.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở nước ta hiện nay, trong đó,phát triển CNNT là "chìa khóa" đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn

Phát triển CNNT ở ĐBSCL hiện đang là một nhu cầu hết sức bứcbách, vì thực tiễn đã chỉ rõ: nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần nông và độccanh cây lúa như hiện nay thì kinh tế vùng này không thể phát triển mạnh

và bền vững, đời sống nông dân khó có thể được cải thiện và nâng cao

Với hy vọng góp phần nhỏ trong việc tìm ra các giải pháp nhằm

đưa ĐBSCL tiến nhanh vào văn minh, hiện đại, tôi chọn vấn đề "Phát triển công nghiệp nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ

chuyên ngành kinh tế chính trị

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Từ cuối thập niên 40 của thế kỷ này, khái niệm “Công nghiệp nôngthôn” xuất hiện và đến nay khái niệm CNNT được dùng rộng rãi như mộtphạm trù kinh tế độc lập Nhưng mãi đến 1981, CNNT ở nước ta mới đượcquan tâm và được đặt trong một chương trình nghiên cứu cấp Nhà nướcmang mã số KX-08: “Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn” với đề

tài “Định hướng và giải pháp công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam” mã số

KX-08-07 do GS Nguyễn Văn Hường, GS Đặng Ngọc Dinh làm Chủ

nhiệm; ở ĐBSH có dự án "Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm đa dạng

hóa thu nhập của nông dân vùng có mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng" của tập thể tác giả do GS Hồ Văn Vĩnh làm chủ nhiệm Ngoài ra còn

có một luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Văn Phúc với đề tài "CNNT trong

Trang 2

quá trình CNH ở Việt Nam và một số vấn đề kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của nó" đã bảo vệ năm 1996; v.v

Đến nay, ở nước ta đã có hơn 60 công trình nghiên cứu và viết vềCNNT Tất cả các tác giả đều tập trung nghiên cứu CNNT với tư cách là giảipháp thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn trong quátrình CNH, HĐH, đều thống nhất nhận định và đã đạt tới những kết quả sau:

- CNNT là một bộ phận của kinh tế nông thôn và nằm trong kết cấucông nghiệp chung của cả nước;

- Phát triển CNNT là yêu cầu khách quan cấp thiết của quá trìnhCNH, HĐH;

CNNT có vai trò và tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội nông thôn;

- Đã đưa ra được những định hướng và nhiều giải pháp cho sự pháttriển CNNT ở nước ta;

Tuy nhiên, việc nghiên cứu CNNT trên địa bàn ĐBSCL hiện vẫnđang còn ở bước sơ khởi, dưới dạng những điều tra thống kê ngành nghề vàlao động - xã hội trong vùng Do vậy, phải đi sâu nghiên cứu CNNT trênđịa bàn lãnh thổ ĐBSCL một cách hoàn thiện hơn cả về lý luận và hướngvận dụng thể nghiệm trong thực tiễn

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Mục đích của luận án:

Xác lập những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đềxuất những quan điểm, định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm đẩymạnh phát triển CNNT ở ĐBSCL theo hướng CNH, HĐH

Nhiệm vụ của luận án:

Để đạt mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Phân tích, luận giải làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển CNNT

ở ĐBSCL theo hướng CNH, HĐH thông qua việc nghiên cứu quan điểm lý

Trang 3

luận của các tác giả kinh điển, các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; hệthống hóa và phát triển những kết quả nghiên cứu về CNNT trong nước vàkinh nghiệm thế giới những năm qua.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNNT ở ĐBSCL nhữngnăm đổi mới, rút ra những mâu thuẫn và những tồn tại cần khắc phục đểthúc đẩy phát triển CNNT ở ĐBSCL

- Luận chứng về những quan điểm định hướng cơ bản cần quán triệt

và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy CNNT ở ĐBSCLphát triển nhanh, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

- Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động sản xuất công nghiệp

ở nông thôn bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp được tổ chức dưới nhiềuhình thức như hộ gia đình, xí nghiệp tư nhân, cá thể, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, xí nghiệp hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nướcđang tồn tại và phát triển trên địa bàn nông thôn ĐBSCL, bao gồm cảnhững thị trấn, thị tứ trong khoảng thời gian từ 1990 đến nay

- Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng mác-xít,phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgic kết hợp với lịch

sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,phương pháp khảo cứu thu thập kế thừa có chọn lọc những thông tin quacác công trình nghiên cứu trước đây và qua sách báo kết hợp với đi khảosát thực tế và bằng tư duy độc lập để phát triển vận dụng những kết quảnghiên cứu trước đây vào thực tiễn ĐBSCL

5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xác lập quan niệm khoa học về CNNT làm cơ sở cho việc đi sâunghiên cứu CNNT trên địa bàn ĐBSCL

- Chỉ ra được những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triểnCNNT cùng những đặc điểm chủ yếu của nó

Trang 4

- Từ phân tích những mô hình phát triển CNNT ở các nước và vùnglãnh thổ đang phát triển trong khu vực luận án đã vạch rõ những ưu, nhượcđiểm của các mô hình phát triển CNNT ở các nước đó, rút ra những bài họckinh nghiệm có ý nghĩa đối với phát triển CNNT ở ĐBSCL.

- Đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển CNNT ở ĐBSCL trongnhững năm đổi mới, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn, tồn tại cần giải quyết đểđẩy mạnh phát triển CNNT ở ĐBSCL trong những năm tới

- Xác lập được những quan điểm, định hướng cơ bản để phát triểnCNNT phù hợp với điều kiện cụ thể của ĐBSCL

- Đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng những giải phápnhằm đẩy mạnh phát triển CNNT ở ĐBSCL trong những năm tới

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án chia làm 3 chương, 9 tiết

Trang 5

Đối với nước ta, phát triển CNNT không chỉ có tác dụng nâng caođời sống dân cư nông thôn, mà còn có tác dụng đưa kinh tế - xã hội nôngthôn tiến lên văn minh hiện đại Phát triển CNNT đã trở thành một bộ phậnquan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đồngthời là một nội dung trọng yếu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng.

Ngoài ra, phát triển CNNT ở ĐBSCL còn là giải pháp nhằm thúcđẩy nông nghiệp phát triển toàn diện đạt hiệu quả cao, kinh tế - xã hội nôngthôn phát triển bền vững, ổn định tiến lên văn minh hiện đại Phát triểnCNNT là con đường đưa nông thôn ĐBSCL thoát khỏi đói nghèo, nhân dânngày càng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG LỊCH SỬ

1.1.1 Công nghiệp nông thôn

Ở nước ta, CNNT mới được nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ

90 của thế kỷ XX này và đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảnglần thứ 5 khóa VII, ngày 3 tháng 6 năm 1993, thuật ngữ CNNT đã đượcchính thức đưa vào văn kiện của Đảng ta [18, 13-14]

Trang 6

Hiện nay phát triển CNNT đã trở thành mối quan tâm chung củacác nước đang phát triển trên thế giới và cả ở nước ta Nhưng do được tiếpcận ở nhiều giác độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về CNNT,theo đó mỗi nước có cách thức phát triển CNNT riêng cho mình vì vậy kếtquả thu được giữa các nước cũng rất khác nhau.

Trên thực tế, các khái niệm CNNT đã được đưa ra từ hai cách tiếpcận cơ bản sau: [các quan niệm về CNNT trình bày dưới đây được tổnghợp từ các nguồn tài liệu: [3, 3], [14], [21], [22], [40, 159-164], [43, 2], [45,4], [53, 2], [61] ]

- Cách tiếp cận thứ nhất: CNNT được nghiên cứu dưới giác độ kinh

tế ngành Tức là đặt CNNT trong sự phát triển theo chiều dọc của ngànhkinh tế công nghiệp và theo đó CNNT được xác định chỉ là một bộ phậncủa kinh tế công nghiệp Với cách tiếp cận này CNNT được xem như mộttổng thể bao gồm nhiều bộ phận thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau

Do mỗi ngành công nghiệp có đặc điểm riêng, có mối liên hệ khép kín vàkết cấu chặt chẽ cho nên mỗi bộ phận khác nhau của CNNT phải phát triểntheo quy hoạch, kế hoạch riêng của từng ngành công nghiệp cụ thể Theokiểu cách này thì CNNT chắc chắn sẽ phát triển bền vững hơn, nhưng sẽ ít

có tác dụng hơn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đặc biệt là đốivới sản xuất nông nghiệp Bởi lẽ, trong trường hợp này, nông thôn chỉ lànơi tiếp nhận sự phân bổ kế hoạch phát triển của các ngành sản xuất côngnghiệp; là biện pháp nhằm phân tán hóa các cơ sở công nghiệp về nôngthôn để khai thác nguồn lao động rẻ tại địa phương và trong nhiều trườnghợp nó nhằm tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở các đô thị

- Cách tiếp cận thứ hai: CNNT được tiếp cận dưới giác độ kinh tế

lãnh thổ Theo cách tiếp cận này, CNNT được xem là một bộ phận của kinh

tế lãnh thổ, gồm nhiều ngành công nghiệp khác nhau và được phát triểntrong các mối quan hệ kinh tế - xã hội khép kín trong phạm vi một địa bànnông thôn nhất định Điều đó có nghĩa là việc phát triển CNNT phải xuất

Trang 7

phát từ những nhu cầu cần thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

và chỉ dựa chủ yếu vào các nguồn lực có sẵn tại địa phương

Tuy nhiên do xuất phát từ những khía cạnh khác nhau của kinh tếlãnh thổ nên cũng đã có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm CNNT

Cụ thể có mấy loại quan niệm như sau:

Loại quan niệm thứ nhất:

CNNT là những cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn,trong đó bao gồm cả dịch vụ và thương mại, bất kể do ai quản lý CNNTđồng nghĩa với những ngành phi nông nghiệp

Quan niệm này không thực tế vì: một là, có những cơ sở công

nghiệp tuy đóng trên địa bàn nông thôn nhưng không gắn bó với sự phát

triển của nông nghiệp và nông thôn; hai là, dịch vụ, thương mại tuy có vai

trò quan trọng trong kết cấu kinh tế nông thôn nhưng không phải là nhữngngành sản xuất Do vậy CNNT không thể bao gồm toàn bộ những cơ sởcông nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn và cũng không thể bao gồm cảnhững ngành phi sản xuất

Loại quan niệm thứ hai:

CNNT là bộ phận công nghiệp phục vụ nông thôn

Quan niệm này quá rộng vì có nhiều xí nghiệp công nghiệp phục vụnông thôn rất đắc lực nhưng lại đóng ở các thành phố

Loại quan niệm thứ ba:

CNNT là bộ phận công nghiệp của nông thôn do địa phương quản

lý và chỉ bao gồm tiểu, thủ công nghiệp

Quan niệm này quá hẹp, vì: một là, các cơ sở công nghiệp đóng trên

địa bàn nông thôn không do địa phương quản lý, nhưng lại phát triển gắn

bó với kinh tế - xã hội nông thôn thì lại không được liệt vào CNNT; hai là,

nếu CNNT chỉ bao gồm tiểu, thủ công nghiệp thì không thể nào đáp ứngđược yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trang 8

Những lập luận trình bày trên cho thấy, nếu nhìn một cách phiếndiện từ giác độ kinh tế ngành hay kinh tế lãnh thổ đều không thể có nhậnthức đúng đắn về CNNT Do vậy muốn có nhận thức đúng đắn về CNNTthì cần phải xem xét nó trong tổng thể các mối quan hệ của nền kinh tế.Tức là CNNT phải được xem xét trong cả quan hệ dọc (kinh tế ngành) lẫnquan hệ ngang (kinh tế lãnh thổ) Đồng thời nó cũng còn phải được xemxét trong lĩnh vực kinh tế (phát triển lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầucủa nền kinh tế quốc dân và thị trường quốc tế) lẫn cả các tác động xã hội(việc làm, thu nhập, mức sống dân cư) Ngoài ra CNNT còn phải đượcxem xét trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hộiđất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Hiện nay việc áp dụng quan điểm hệ thống vào nghiên cứu tìm ranhững giải pháp phát triển CNNT nhằm thực hiện các mục tiêu CNH, HĐHnền kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng đãđược các nhà nghiên cứu nước ta xem trọng và cũng đã đi đến những thànhcông nhất định, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế vĩ mô Trong quá trìnhnghiên cứu đó, đã có một số nhà khoa học nhất trí cho rằng: "CNNT là một

bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, phân bổ ởnông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, bao gồmnhiều ngành nghề đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuấtnông nghiệp CNNT không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệphoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn mà baogồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ có tính chất công nghiệp

ở nông thôn của:

· Thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

· Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn

· Các hợp tác xã và các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủcông nghiệp

Trang 9

· Các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực, thựcphẩm hoặc các xí nghiệp khai thác quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nótrực tiếp gắn với kinh tế địa phương" [21, 7], [60, 118], [72, 5-6].

Quan niệm CNNT với nội dung như trên đã làm rõ được vị trí củaCNNT trong nền công nghiệp của cả nước, địa bàn hoạt động và mối quan

hệ tác động của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quy mô,loại hình kinh doanh

Trong một công trình nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng đãcho rằng: "CNNT bao gồm các cơ sở công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ,được phân bố ở nông thôn, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của địaphương và do chính quyền địa phương quản lý về mặt nhà nước" [76, 7].Quan niệm này đã xác định rõ thêm vị trí của CNNT trong chiến lược pháttriển kinh tế của địa phương và vai trò quản lý nhà nước của chính quyềnđịa phương đối với phát triển CNNT

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể định nghĩa: "CNNT là một

bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, được hình thành và phát triển ở nông thôn; bao gồm các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức, thuộc nhiều thành phần kinh tế, có quy mô vừa và nhỏ; hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn do địa phương quản lý về mặt nhà nước".

Theo định nghĩa trên thì CNNT sẽ bị chi phối bởi tính quy định về

sự phát triển chung của công nghiệp cả nước trong đó trực tiếp nhất là côngnghiệp trên các địa bàn thuộc tỉnh và vùng lãnh thổ Sự phát triển củaCNNT là kết quả của sự phát triển phân công lao động xã hội tại chỗ nhằmđạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đang đặt ra ở nông thôn, trong đó tácdụng chủ yếu của CNNT là phục vụ trước hết cho lợi ích của nhà đầu tưnói riêng và dân cư nông thôn nói chung Chính vì thế nên nó được sự quantâm đầu tư phát triển bởi nhiều thành phần kinh tế và được tổ chức sản xuất

Trang 10

dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng tùy theo điều kiện của từng nhàđầu tư cụ thể Do đó sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu và tổ chức sảnxuất là một trong những đặc tính cơ bản của CNNT

Theo định nghĩa trên thì CNNT sẽ bao gồm các cơ sở chế biếnnông, lâm, thủy, hải sản; các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí và các loạiphương tiện khác phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư nôngthôn; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và xuấtkhẩu; các cơ sở sản xuất trong các ngành nghề truyền thống với quy môvừa và nhỏ thuộc nhiều thành phần kinh tế; tiến hành sản xuất kinh doanhtheo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý nhà nước của các cấp chính quyềnđịa phương Như vậy chỉ những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ởnông thôn có những tác dụng sau đây mới thuộc phạm trù CNNT:

0* Trực tiếp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển toàndiện;

1* Tạo ra nhiều việc làm mới, đẩy mạnh phát triển phân công lao động xãhội nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn;2* Thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch

vụ ngay trên địa bàn nông thôn;

3* Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuầnnông sang cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ;

4* Tạo điều kiện thúc đẩy xã hội nông thôn phát triển tiến lên văn minhhiện đại

Sự khẳng định CNNT bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpvới quy mô vừa và nhỏ hoàn toàn không dựa vào ý chí chủ quan mà là dựavào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của các vùng nông thôn Nhìnchung do đường xá, phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thương mạidịch vụ ở nông thôn thường trong tình trạng phát triển thiếu đồng bộ và

Trang 11

yếu kém hơn so với đô thị nên CNNT chỉ có điều kiện phát triển một cáchphổ biến ở quy mô vừa và nhỏ

CNNT, do có những đặc tính nêu trên nên tất yếu phải được đặtdưới sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã

và việc phát triển CNNT nhất thiết phải được đặt trong chương trình, kếhoạch phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương

1.1.2 Phân biệt khái niệm CNNT với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

CNNT và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là hai khái niệmkhác nhau Bởi lẽ CNNT là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận củangành công nghiệp, còn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiệnnay là quá trình phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nôngnghiệp, theo yêu cầu của CNH, HĐH đất nước

CNH, HĐH là "quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng laođộng thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với côngnghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triểncủa công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động

xã hội cao" [19, 43], [70, 587] CNH, HĐH chỉ được tiến hành trong mộtgiai đoạn lịch sử nhất định ở những nước có nền kinh tế kém phát triển,nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tạo ra những tiền đề, điều kiệncần thiết khác cho sự cất cánh của nền kinh tế và sự phát triển của xã hộitrong giai đoạn tiếp theo Chính vì vậy, CNH, HĐH sẽ được triển khai rộngkhắp trên tất cả các ngành và lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trongmột quốc gia thông qua con đường phát triển công nghiệp và tiến bộ khoahọc - công nghệ

Ở nước ta CNH, HĐH được bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn vớinội dung đã xác định gồm:

Trang 12

5* Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp.

6* Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa.7* Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đôthị

8* Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngànhnghề mới

9* Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thànhnông thôn mới văn minh, hiện đại [17, 87]

Như vậy, chúng ta có thể hình dung được thực chất của CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay là quá trình phát triển toàn diệnkinh tế - xã hội nông thôn thông qua các biện pháp sau:

* Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp bao gồm cácngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụkinh tế kỹ thuật vào nông thôn với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm chuyểndịch và cải biến nền kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tếnông - công nghiệp - dịch vụ

* Trang bị máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp

để cải tạo nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp thành nền nôngnghiệp cơ khí hóa, sinh học hóa, năng suất cao, khối lượng hàng hóa lớn

* Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hộinông thôn (thủy lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, vănhóa, nhà ở, điện, nước ) để từng bước đô thị hóa nông thôn

Chính vì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chỉ được thực hiệnthông qua hàng loạt các phát triển cụ thể nên nó là khái niệm dùng để chỉquá trình biến đổi toàn diện trong kinh tế - xã hội ở nông thôn, trong đó baohàm cả quá trình biến đổi của CNNT từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụtrong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành ngành sản xuất chính

Trang 13

trong cơ cấu kinh tế mới theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành ngoài nôngnghiệp

Như vậy, phát triển CNNT chỉ là một giải pháp của CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn Do vậy, không nên có sự đồng nhất giữa phát triểnCNNT với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Tuy nhiên, do phát triển CNNT, đặc biệt là trong giai đoạn CNHkhông chỉ có tác dụng giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống cho dân cư và tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế trong các ngành sảnxuất công nghiệp ở khu vực nông thôn mà còn tạo ra sự chuyển dịch về cơcấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vật chất và

xã hội, tạo sự biến đổi sâu sắc trong kinh tế - xã hội nông thôn nên pháttriển CNNT được coi là "chìa khóa" của CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn ở nước ta hiện nay

1.1.3 Sự hình thành và phát triển của CNNT trong lịch sử

1.1.3.1 Sự hình thành CNNT trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của thế giới

- CNNT là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội ngay trên địa bàn nông thôn

Tiền thân của công nghiệp mà trước hết là CNNT là những hoạtđộng thủ công của nông dân nhằm sản xuất ra những sản phẩm cần thiếttrước hết là công cụ sản xuất và sau đó là các vật phẩm tiêu dùng khác đểphục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống cho bản thân và gia đình họ Mặc dù

là những hoạt động sản xuất phụ của nông dân nhưng do được chuyên mônhóa theo sự phân công nhất định nên năng suất và chất lượng sản phẩmngày càng tăng lên, số lượng sản phẩm làm ra không những đáp ứng đủnhu cầu tiêu dùng mà còn có dư thừa ngày càng nhiều để đem trao đổi lấynhững sản phẩm tiêu dùng khác Việc trao đổi sản phẩm thừa lúc đầu chỉ làngẫu nhiên, nhưng dần dần nó đã trở thành hoạt động có ý thức, do đó các

Trang 14

hoạt động sản xuất thủ công nghiệp ngày càng trở thành hoạt động sản xuấtchủ yếu của một số thành viên trong gia đình nông dân.

Kể từ khi có sự ra đời của những công cụ bằng kim loại, đặc biệt làcông cụ bằng sắt, con người đã có khả năng sản xuất được nhiều tư liệuhơn số tư liệu cần thiết cho sinh hoạt của họ, nhờ đó nền sản xuất nhằm đểtrao đổi mua bán từng bước ra đời phát triển, đồng thời các hoạt động thủcông nghiệp cũng dần dần tách khỏi nông nghiệp Ph Ăngghen đã viết:

"Của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với tư cách là của cả của cá nhân;nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim khí và những nghề thủ công khác ngày càngtách khỏi nhau, đã làm cho sản phẩm của chúng ngày càng có nhiều loại vàngày càng thêm hoàn hảo về mặt nghệ thuật; bây giờ ngoài ngũ cốc, cácloại đỗ và hoa quả ra, nông nghiệp còn cung cấp cả dầu thực vật và rượuvang mà người ta đã học được cách làm Một hoạt động nhiều mặt như thếkhông thể chỉ do độc một cá nhân tiến hành được nữa, sự phân công lớn lầnthứ hai đã diễn ra: thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp Vì nền sảnxuất bị tách ra thành hai ngành chính, nông nghiệp và thủ công nghiệp nên

đã ra đời nền sản xuất trực tiếp nhằm trao đổi, đó là nền sản xuất hàng hóa"[1, 242-243] Kinh tế hàng hóa ra đời đã tạo động lực thúc đẩy các hoạtđộng sản xuất của những người thợ thủ công phát triển mạnh mẽ, từ đónhiều hộ nông dân đã trở thành hộ sản xuất thủ công nghiệp chuyên sảnxuất một mặt hàng nhất định Chính vì vậy "công nghiệp chế biến tách khỏicông nghiệp khai thác, và mỗi công nghiệp đó lại chia ra thành nhiều loạinhỏ và phân loại nhỏ, chúng sản xuất ra, dưới hình thức hàng hóa, nhữngsản phẩm đặc biệt và đem trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác" [42,21] Điều này có nghĩa là một hệ thống kết cấu công nghiệp gồm nhiềungành nghề sản xuất khác nhau trên các địa bàn nông thôn đã nhanh chónghình thành và phát triển lớn mạnh ngay sau khi thủ công nghiệp tách khỏinông nghiệp Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng trong các ngành nghềsản xuất thủ công nghiệp đã khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng như

Trang 15

việc cung ứng nguyên liệu ngày càng trở nên khó khăn Chính vì thế màtầng lớp thương nhân ra đời với nhiệm vụ chủ yếu là đảm nhận việc tiêuthụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu cho các hộ sản xuất thủ công nghiệptrên khắp các địa bàn nông thôn Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt độngsản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp đã tạo ra sự thay đổi căn bảntrong kết cấu kinh tế xã hội nông thôn Nếu như trong nông thôn trước kiachỉ có trồng trọt và chăn nuôi thì giờ đây bao gồm cả thủ công nghiệp vàdịch vụ, thương mại với tỷ trọng ngày càng lớn; xã hội nông thôn khôngchỉ gồm những hộ nông dân mà còn có cả những hộ thủ công nghiệp vàthương nghiệp nữa Như vậy sự ra đời của CNNT là kết quả phát triển củalực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

- CNNT chỉ được định hình một cách rõ nét khi các hoạt động sảnxuất công nghiệp trong nông thôn đã trở nên ổn định và chiếm một tỷ lệnhất định trong cơ cấu kinh tế nông thôn; sự hoạt động của các hộ, cơ sởcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã thích nghi được trong cơchế thị trường

Dưới sự tác động của kinh tế hàng hóa, các sản phẩm thủ côngnghiệp nổi tiếng của một số hộ nhanh chóng trở thành đối tượng sản xuấtcủa nhiều hộ khác trong làng và lan sang những làng khác Điều đó cónghĩa là các bí quyết về kỹ thuật và công nghệ chế tạo sản phẩm của các hộnổi tiếng luôn luôn bị đánh cắp và được nhân rộng ra, gây thiệt hại rất lớncho những hộ đó, nhưng dần về sau nó lại trở thành thiệt hại chung cho cảlàng nghề Tình trạng đó đã buộc những người quản lý trong làng phải đề

ra những quy định khắt khe về các quan hệ giữa người trong làng với ngườingoài làng như không truyền nghề cho con gái hoặc cấm gả con gái sanglàng khác đồng thời họ còn quy định cả những tiêu chuẩn chất lượng vàgiá bán của sản phẩm nhằm bảo vệ độc quyền sản xuất của làng nghề.Chính vì vậy mà truyền thống sản xuất của các làng nghề vẫn còn được lưugiữ đến ngày nay Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng chính những quy

Trang 16

định khắt khe trong làng đã gây cản trở rất lớn trong việc mở rộng giao lưukinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với bên ngoài, do vậy khó có thể tạo ra

sự phát triển hơn nữa trong các làng nghề

Sự tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng

đã thúc đẩy các hộ sản xuất thủ công nghiệp đi vào quá trình cạnh tranhngày càng gay gắt, đặc biệt là ở những nơi không có làng nghề Kết quảdẫn đến là một số hộ do sản xuất không đáp ứng được những đòi hỏi củathị trường, buộc phải phá sản để đi làm thuê hoặc chuyển sang nghề sảnxuất khác Ngược lại, một số hộ khác lại trở nên giàu có, ra đô thị xây nhàxưởng, thuê công nhân, tiến hành sản xuất theo phương thức tư bản chủnghĩa Kể từ khi các công trường thủ công ra đời thì sự cạnh tranh giữa nóvới các hộ sản xuất thủ công nghiệp càng diễn ra gay gắt hơn Tuy nhiên hộsản xuất thủ công nghiệp ở nông thôn chẳng những không bị mất đi mà còn

có bước phát triển đi lên nhờ chuyển sang sản xuất những mặt hàng màcông trường thủ công ở đô thị chưa với tới được hoặc gia công nguyên liệucho các công trường thủ công đó Chính vì vậy mối liên hệ giữa các côngtrường thủ công ở đô thị với các hộ tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn ngàycàng được thiết lập chặt chẽ hơn Về sau này, ngay khi việc áp dụng máymóc ở các công trường thủ công đã hoàn thành và tiến lên hiện đại nhưngày nay thì CNNT vẫn tồn tại và phát triển đi lên được Bởi lẽ bản thânCNNT cũng buộc phải tiến hành cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất đểtồn tại và phát triển Mặt khác, do có những ưu thế riêng nên CNNT luônnăng động tìm được cho mình một thị trường tiêu thụ riêng, có tính chấtđặc thù mà công nghiệp lớn ở đô thị không muốn hoặc không thể vươn tớiđược, đặc biệt là những nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở các vùng nông thôn.Như vậy, sự tồn tại và phát triển của CNNT đã thật sự trở thành một bộphận không thể thiếu được trong hệ thống công nghiệp quốc gia và luôngắn bó với sự phát triển của kinh tế - xã hội nông thôn

Trang 17

1.1.3.2 Sự hình thành CNNT trong tiến trình phát triển kinh tế

-xã hội ở Việt Nam

- CNNT ở nước ta cũng được hình thành trên cơ sở phát triển lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội trên địa bàn nông thôn, nhưng

có đặc thù là: phát triển gắn liền với lịch sử phát triển làng xã, lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc ta Nhiều ngành nghề như nghề làm gốm,nghề mộc, nghề dệt, nghề làm giấy, làm muối, làm đường, làm tương, làmmắm, nấu rượu, làm nón, đan lát, thủ công mỹ nghệ, trang sức v.v đã xuấthiện rất sớm và gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ khi dựng nước đếnnay Ví dụ, nghề đúc đồng đã có từ thiên niên kỷ thứ I, trước công nguyên,với các trống đồng nổi tiếng, các giáo đồng, mũi tên bằng đồng ở Cổ Loa,lưỡi rìu đồng, lưới hái, lưỡi cày bằng đồng; nghề giấy cũng xuất hiện từnhững thế kỷ đầu công nguyên Tiếp theo là kỷ nguyên Văn Lang, tiêu biểu

có những chiếc trống đồng Đông Sơn; đến kỷ nguyên Đại Việt thời cận đại,Nguyễn Trãi đã viết: nước Đại Việt ta thật là một nước văn hiến, các ngànhnghề thủ công mỗi ngày một phát triển từ lẻ tẻ từng người, từng nơi, đếntập trung lại thành từng phường nghề, làng nghề và hình thành một lớp thợthủ công đông đảo, gắn liền với các chợ để tiêu thụ sản phẩm

- Đến thời Pháp thuộc, do có sự xâm nhập của hàng hóa từ nướcngoài vào, nên nhiều ngành nghề ở nước ta đã bị suy giảm Tuy nhiên, vẫncòn một số ngành nghề tồn tại và phát triển đi lên được Hơn nữa, một sốngành nghề mới cũng đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng về hàngtiêu dùng cho xã hội Chính vì thế mà ngành nghề ở nông thôn nước ta vẫn

có sự phát triển liên tục Theo tài liệu điều tra của học giả người Pháp P.Gourou, năm 1935, ở đồng bằng Bắc Bộ đã có 108 nghề thủ công khácnhau tập trung thành các làng nghề Ở Hà Bắc cũ, có hàng trăm làng nghềthủ công cổ truyền, trong đó có hơn 40 làng nghề có quy mô cả làng Ở tỉnhHải Hưng cũ, có 36 làng nghề thủ công quy mô cả xã [2, 105-107]

Trang 18

- Trong thời kỳ bao cấp, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp ở các vùng nông thôn tuy chỉ được xem là ngành nghề phụ tronghợp tác xã nông nghiệp và ít được quan tâm đầu tư, nhưng nó vẫn tồn tại, pháttriển và có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Đến năm

1981, ở tỉnh Thái Bình đã có 271 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trongnông nghiệp, sử dụng trên 40.000 lao động và đã đóng góp 45,83% giá trịtổng sản lượng toàn ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh [49] Theo tài liệutrung gian của đề tài "Xây dựng chính sách công nghệ phục vụ phát triểnnông thôn" thì trong ba năm (1986 - 1988) các huyện trung du và đồng bằngthuộc tỉnh Hà Bắc cũ đã thu hút được 10.600 lao động vào các ngành nghềphi nông nghiệp trong nông thôn, gấp 6,3 lần số lao động được điều đivùng kinh tế mới trong 8 năm (1979 - 1987) mà Nhà nước không phải đầu

tư gì cả Đến năm 1988, ở Hà Bắc đã có tới 16 làng nghề có doanh thu lêntới 18 tỷ đồng mỗi làng, đó là: Phong khê (sản xuất giấy dó), Đông Xuất(sản xuất cày bừa), Đại Bái (sản xuất đồ đồng), Vân Hà (sản xuất rượu),Đình Bảng (sản xuất đồ mộc chạm trổ) Thu nhập từ các hoạt động sảnxuất phi nông nghiệp ở các làng nghề vừa nêu đã chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng thu nhập của dân cư nông thôn và đã trở thành nguồn thu nhậpchủ yếu

Bảng 1: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

trong tổng thu nhập của một số làng nghề ở Hà Bắc năm 1988

Tên các làng nghề Tỷ lệ thu nhập phi nông

Trang 19

Nguồn: Kinh tế - Xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập II, Nxb Tư tưởng

Văn hóa, H 1991, tr 122.

Nhìn chung đến cuối những năm 80, đã có từ 6,5 - 6,7% tổng laođộng các ngành kinh tế nông thôn tham gia vào các hoạt động sản xuất phinông nghiệp và đã làm ra trên 10% khối lượng hàng tiêu dùng cho toàn xãhội [2, 122-124]

- Từ sau Nghị quyết 10 Bộ Chính trị khóa VI của Đảng ta đến nay,các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã có điềukiện phát triển tốt và đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhậpcho dân cư nông thôn Vào năm 1990, các hộ ngành nghề hoặc kiêmngành nghề ở nông thôn ĐBSH đã có tổng thu nhập cao gấp 4 lần so với hộthuần nông, trong đó thu nhập từ ngành nghề chiếm 38% tổng thu nhập của

họ [11]

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió trong lịch sử, nhưngnhững ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn nước ta vẫn luônđược duy trì và phát triển; nó vẫn luôn là một phương tiện mưu sinh và là

cơ sở trọng yếu để nâng cao đời sống của một bộ phận ngày càng lớn dân

cư nông thôn Điều đó có nghĩa là CNNT ở nước ta là một thực thể luôntồn tại Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ươngkhóa VII của Đảng ta khẳng định phải phát triển CNNT và xem đó là mộtnội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônnước ta

1.1.4 Đặc điểm của CNNT

Sự ra đời và phát triển của CNNT trong tiến trình phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn đã cho thấy rõ CNNT có những đặc điểm cơ bản sau:

1.1.4.1 CNNT luôn phát triển gắn bó với kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là với sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền thống

Trang 20

Điều này đã được thể hiện rõ trong sự tác động qua lại giữa nôngnghiệp và công nghiệp trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hộinông thôn, trong đó mỗi bước chuyển của nông nghiệp từ sản xuất tự cung,

tự cấp sang sản xuất hàng hóa đều có tác dụng thúc đẩy CNNT phát triển.Bởi vì: "Nông nghiệp càng đi vào lưu thông hàng hóa thì dân cư nông thônlại càng đòi hỏi những sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, cần thiếtcho tiêu dùng cá nhân họ và yêu cầu về tư liệu sản xuất tăng lên" [42, 385];hơn nữa, nó còn bảo đảm về nguyên liệu, lương thực và cung cấp lao động

để CNNT phát triển ổn định, bền vững Ngược lại, mỗi bước phát triển củacông nghiệp trên địa bàn nông thôn đã có tác dụng làm cho năng suất laođộng trong nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, nguồn lương thực, thựcphẩm nuôi sống con người được sản xuất ra ngày càng nhiều, chất lượngcàng cao, chủng loại càng phong phú Mỗi bước phát triển về chất và lượngtrong mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng đồng thời làbước chuyển của nền kinh tế - xã hội nông thôn từ kinh tế tự nhiên tự cung,

tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa với năng suất chất lượng ngàycàng cao, trong đó kinh tế công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cả vềmặt giá trị lẫn mặt lao động V.I Lênin đã vạch rõ là: "Tùy theo sự sụp đổcủa nền kinh tế tự nhiên mà các quá trình chế biến nguyên liệu lần lượt làmnảy sinh ra những ngành công nghiệp riêng biệt; sự hình thành ra giai cấp

tư sản nông dân và giai cấp vô sản nông thôn đã làm tăng thêm yêu cầu vềsản phẩm các nghề thủ công nhỏ của nông dân và đồng thời cung cấp chocác nghề đó sức lao động tự do và tiền nhàn rỗi" [42, 428] Chính vì vậy,ngay từ khi mới ra đời CNNT đã là một bộ phận kinh tế quan trọng cấuthành nền kinh tế nông thôn

1.1.4.2 CNNT thường mang nặng tính chất địa phương, có quy mô nhỏ và vừa, vốn ít, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin, tính cạnh tranh kém

Trang 21

CNNT phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu và lao động tạiđịa phương hoặc là dựa vào thế mạnh của địa phương về một trong hai yếu

tố đó Bởi vì đây là ưu thế lớn nhất đảm bảo cho CNNT tồn tại và phát triểnđược trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với công nghiệp đôthị

Kết quả nghiên cứu của V.I Lênin về sự phát triển của chủ nghĩa tưbản ở Nga đã cho thấy rõ sự phát triển của các ngành nghề chế biến nôngsản ở nông thôn phát triển gắn bó với vùng nguyên liệu: "Vùng có nghề cấtrượu phát đạt nhiều nhất cũng là vùng ở đó thu hoạch ròng về khoai tâytính theo đầu người đạt tới con số cao nhất" [42, 356]; "Nghề làm bột pháttriển rộng rãi chủ yếu trong những tỉnh không có đất đen, trong vùng côngnghiệp và một phần nào ở những tỉnh đất đen phía Bắc" [42, 362] v.v

Tương tự, đối với những ngành nghề khác như nghề sản xuất vậtliệu xây dựng, nghề gốm sứ, các nghề thủ công mỹ nghệ cũng chỉ pháttriển mạnh ở những vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào hoặc là dựa vàotruyền thống nghề nghiệp đang được lưu truyền bởi những nghệ nhân củatừng địa phương Do vậy, ở nước ta, nghề gốm sứ phát triển nổi tiếng ở BátTràng, Bình Dương; nghề mộc phát triển nổi tiếng ở Đồng Kỵ; nghề chạmbạc phát triển nổi tiếng ở Đồng Sâm; v.v

Chính vì ra đời và phát triển trên cơ sở những thế mạnh có tính đặcthù của từng địa phương cụ thể nên các ngành nghề của CNNT thườngmang nặng tính chất địa phương Cho nên, mặc dù cùng sản xuất một loạisản phẩm nhưng sản phẩm của CNNT ở những địa phương khác nhau baogiờ cũng có sự khác biệt về hình thức, thẩm mỹ, chất lượng, tức là có nétđặc thù riêng

CNNT bao gồm những cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vừa,nhưng lại không hoàn toàn giống với những cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa

ở đô thị Nhìn chung, các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa ở đô thị hay ởnông thôn đều có chung đặc điểm là ít vốn, trang thiết bị công nghệ lạc hậu

Trang 22

hơn so với các cơ sở công nghiệp lớn đương thời và trong quá trình pháttriển chúng đều hướng tới việc hiện đại hóa sản xuất kinh doanh để đủ sứcđứng vững trên thị trường Tuy nhiên, do đóng ở nông thôn nên CNNTthường ít có điều kiện để tiếp cận hệ thống dịch vụ, tư vấn, thông tin, khoahọc, kỹ thuật, thương mại hiện có, cho nên hoạt động của các cơ sởCNNT thường kém linh hoạt và kém hiệu quả hơn so với các cơ sở côngnghiệp nhỏ và vừa ở đô thị.

1.1.4.3 CNNT có sự phát triển phong phú đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, hình thức tổ chức và vị trí địa lý

Trong lịch sử, CNNT đã từng đi vào chế tạo công cụ phục vụ sảnxuất nông nghiệp và các phương tiện phục vụ sinh hoạt trong gia đình; đãtừng đi vào chế biến lương thực, thực phẩm; đã từng đi vào sản xuất vậtliệu xây dựng cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Ngày nay, sựphát triển đó vẫn đang còn được đẩy mạnh và đi vào hiện đại hóa

CNNT cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức tổ chức sản xuấtnhư: Sản xuất theo hộ gia đình; các loại hình xí nghiệp hoạt động trên cơ

sở sử dụng lao động gia đình hoặc kết hợp lao động gia đình với thuê mướnnhân công hay thuê mướn 100% lao động

Tùy theo sự phát triển về kết cấu hạ tầng mà các cơ sở CNNT cóthể ra đời và phát triển tập trung ở các thị trấn, thị tứ hoặc ở các làng quêtạo thành nhiều cụm công nghiệp tổng hợp hay các làng nghề ngay trên cácđịa bàn nông thôn hoặc được phân bố một cách rải rác trên khắp các địabàn nông thôn Nhìn chung sự phát triển của CNNT về mặt số lượng baogiờ cũng có mối liên hệ gắn bó với sự phát triển của kết cấu hạ tầng

Sản phẩm của CNNT không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân

cư trong vùng mà còn được đem tiêu thụ sang các vùng khác trong nước vàngoài nước

Trang 23

1.1.5 Những điều kiện cơ bản của sự hình thành và phát triển của CNNT

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hộitrên các địa bàn nông thôn đã phát triển đến một mức độ nhất định

Nhìn chung, các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp như chếtạo công cụ sản xuất, đồ dùng trong nhà, chế biến, bảo quản nông sản v.v

đã ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất nôngnghiệp Trong quá trình đó cũng đã từng có một bộ phận lao động chuyênnghiệp tách ra khỏi nông nghiệp và nông thôn để di chuyển vào các đô thịlàm ăn sinh sống trong các phường hội hoặc làm công ăn lương trong cáccông trường thủ công, v.v Nhưng đại bộ phận số lao động còn lại ở nôngthôn vẫn tiếp tục phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vì họ chưa thể tự tồntại và phát triển đi lên được bằng ngay chính bản thân lao động của mình.Chỉ khi lực lượng sản xuất trong xã hội, trong đó trước hết là trong nôngnghiệp đã phát triển đến mức độ nhất định, do đó có khả năng tạo ra mộtkhối lượng sản phẩm với chủng loại ngày càng phong phú khiến cho cuộcsống của con người không phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn sản phẩm tựnhiên nữa thì bộ phận lao động công nghiệp trong các gia đình nông dânmới có điều kiện phát triển thành nghề sản xuất chính và dần dần thoát lykhỏi nông nghiệp Bởi vì sự phát triển đó có tác dụng vừa kích thích làmtăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp đồng thời vừa tạo ra tiền đề vậtchất cần thiết như cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu v.v đểđẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp trong các hộ gia đình nôngdân dưới những hình thức chuyên môn hóa nhất định Tuy nhiên, nhữngđiều vừa nêu chỉ phát triển mạnh mẽ khi chế độ nông nô phong kiến đã bịxóa bỏ Mọi công dân trong quốc gia đều có quyền tự do di chuyển laođộng và có quyền tự do phát triển sản xuất kinh doanh để trở thành giàu có.Trên thực tế điều này đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp tưsản Kết quả là số đông nông dân đã bị giải phóng ra khỏi ruộng đất để trởthành những người tự do đi bán sức lao động, trong khi đó quyền sử dụng

Trang 24

ruộng đất lâu dài lại được tập trung vào tay giai cấp tư sản Tuy vậy, C.Mác vẫn nhận thấy rằng: "Mặc dù số người cày cấy ruộng đất có giảm đi,ruộng đất bây giờ vẫn mang lại một số sản phẩm như trước hay nhiều hơntrước, vì cuộc cách mạng về quan hệ sở hữu ruộng đất đã dẫn theo sự cảitiến các phương pháp canh tác, sự hiệp tác rộng lớn hơn, sự tích tụ các tưliệu sản xuất v.v và vì công nhân làm thuê trong nông nghiệp chẳngnhững buộc phải lao động căng thẳng hơn, mà lĩnh vực sản xuất trong đó họ

tự làm cho bản thân cũng ngày càng bị thu hẹp lại" [44, 1036] Điều đó cónghĩa là lực lượng sản xuất nông nghiệp đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề,điều kiện cho sự hình thành CNNT

- Sản xuất tự cấp, tự túc trên các địa bàn nông thôn được thay thếbằng sản xuất hàng hóa và sản xuất hàng hóa trở thành mục tiêu, động lựcchính đối với hoạt động sản xuất của số đông cư dân nông thôn

Mặc dù sự phát triển của các hình thức sản xuất công nghiệp đầutiên trên các địa bàn nông thôn là do lực lượng sản xuất quyết định, nhưngnếu sự phát triển đó vẫn còn nằm trong khuôn khổ của sản xuất tự cấp tựtúc thì sản xuất công nghiệp trên địa bàn nông thôn vẫn chưa thể thoát lykhỏi sản xuất nông nghiệp để trở thành ngành sản xuất độc lập Chỉ khiphần lớn các hoạt động sản xuất của dân cư nông thôn đều nhằm tạo ranhững sản phẩm đem trao đổi mua bán thì CNNT mới được hình thành rõnét và phát triển một cách độc lập với sản xuất nông nghiệp Bởi vì sự pháttriển của kinh tế hàng hóa có tác dụng thúc đẩy phân công lao động xã hộingày một phát triển, sản xuất xã hội ngày càng đi vào chuyên môn hóa làmcho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, số lượng sản phẩm sản xuất

ra ngày càng nhiều hơn, chất lượng tăng lên liên tục nên có thể đáp ứngđược những yêu cầu ngày càng tăng lên của thị trường Chính vì vậy nên sựtrao đổi mua bán trong nông thôn ngày càng phổ biến, làm cho thị trườngnông thôn được mở rộng ra liên tục khiến cho mọi sản phẩm sản xuất rađều được tiêu thụ hết, do đó các quá trình tái sản xuất trong công nghiệp

Trang 25

cũng như trong nông nghiệp sẽ được thực hiện liên tục với quy mô ngàycàng mở rộng Nhờ đó mà CNNT mới có sự định hình và phát triển đếnngày nay.

- Sự ra đời của CNNT còn do có sự tác động mạnh mẽ từ phíanhà nước

Mặc dù, như C Mác đã nói: "Tư bản mới ra đời lại có máu và bùnnhơ rỉ ra từ tất cả các lỗ chân lông, từ đầu đến chân" [44, 1056], nhưng cũngphải ghi nhận rằng: nhờ có sự tác động mạnh mẽ của nhà nước tư sản nhằmxóa bỏ tận gốc chế độ nông nô phong kiến đồng thời xây dựng hệ thốngpháp luật cần thiết để xác lập quyền độc lập tự chủ sản xuất kinh doanh đốivới mọi chủ thể sản xuất nên lực lượng sản xuất xã hội mới được khơi dậy,phân công lao động xã hội mới được đẩy mạnh, do đó kinh tế hàng hóa trêntừng địa bàn nông thôn mới có điều kiện phát triển Vì vậy công nghiệptrên các địa bàn nông thôn mới ra đời và phát triển với tư cách là ngành sảnxuất độc lập và trở thành một bộ phận trong kết cấu kinh tế - xã hội nôngthôn Đó cũng là sự kiện chưa thể xuất hiện ở các chế độ xã hội trước chủnghĩa tư bản

Sự ra đời và phát triển của CNNT trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa

tư bản không chỉ có được môi trường pháp lý thuận lợi như vừa nêu mà còn

do có sự tác động mạnh bởi các chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt làcác chính sách kinh tế của nhà nước tư sản nhằm đẩy mạnh sản xuất xuấtkhẩu Chính nhờ ngay từ đầu các nước tư bản chủ nghĩa đã tập trung đượcnguồn vốn cho đầu tư phát triển thông qua việc áp dụng nhiều loại thuế,thực hiện chính sách bảo hộ xuất khẩu, phát triển tín dụng, phát hành côngtrái [44, 1050-1055] nên chỉ trong một thời gian ngắn, công nghiệp cácnước đó, đặc biệt là nước Anh, đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ đó kíchthích CNNT phát triển mạnh theo, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sơchế từ các loại nông sản cho công nghiệp đô thị

Trang 26

- Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hiện đại ởcác đô thị mà CNNT vẫn tồn tại, phát triển được là do:

· CNNT đã từng bước được hiện đại hóa, sản phẩm làm ra đáp ứngdược yêu cầu của thị trường, nhờ đó CNNT có thể đứng vững trong cạnhtranh Hơn nữa do có ưu thế trong việc sản xuất ra những sản phẩm đòi hỏiphải có tính nghệ thuật cao nên CNNT luôn có được một thị trường tiêu thụ

ổn định

· Sự phát triển của công nghiệp hiện đại ở các đô thị chẳng nhữngkhông bóp chết CNNT mà còn tạo ra điều kiện mới thúc đẩy CNNT pháttriển Trước hết, một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với côngnghiệp hiện đại là nguồn nguyên liệu phải được ổn định, đúng quy cách và

đủ tiêu chuẩn về chất lượng Vì vậy tất yếu phải phát triển công nghiệp sơchế nguyên liệu cho công nghiệp hiện đại ở các đô thị Ngoài ra với sự pháttriển chuyên môn hóa sâu trên cơ sở công nghệ hiện đại đã cho phép cácdoanh nghiệp công nghiệp đô thị phát triển mạnh các hình thức gia công,lắp ráp hoặc chế tạo một số chi tiết của sản phẩm mà vẫn duy trì được sự

ổn định về chất lượng hàng hóa Tất cả những điều vừa nói chính là điềukiện đảm bảo cho CNNT phát triển vững chắc

· Những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại cho phép pháttriển mạnh mẽ, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt làđường giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc khiến cho việc giao lưukinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các vùng nông thôn với các đô thịtrong nước và ngoài nước ngày càng được mở rộng ra Do vậy CNNT ngàycàng có thêm điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn

1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 27

Nhìn chung, kinh tế - xã hội nông thôn ở các nước đang phát triểntrên thế giới đều ở trình độ kém phát triển Lao động nông nghiệp chiếm tỉtrọng cao Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp Cuộcsống của dân cư nông thôn được quyết định bởi nguồn thu nhập từ trồngtrọt và chăn nuôi Nhưng do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, trongkhi đó dân số lại tăng nhanh nên đời sống dân cư nông thôn gặp nhiều khókhăn, tình trạng bần cùng hoá tương đối ngày càng tăng, khoảng cách giữathành thị và nông thôn ngày càng xa Dòng di cư từ nông thôn ra thành thịkiếm sống diễn ra với nhịp độ ngày càng cao, làm nảy sinh những vấn đề

xã hội gay gắt ở các đô thị

Để chống lại tình trạng trên, nhiều nước đã chọn con đường CNHnông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra thật nhiều của cải vật chất cho xã hội

để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn Thực chất

đó là quá trình làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từthuần nông và độc canh sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa - công nghiệp

- dịch vụ Nhưng mỗi nước lại có phương pháp CNH khác nhau do đócũng có cách thức khác nhau đối với phát triển CNNT

1.2.1 Những mô hình phát triển CNNT ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

CNNT ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng có đầy đủnhững đặc điểm đã trình bày ở phần trước Tuy nhiên, trình độ phát triểncủa nó cao hay thấp, quy mô phát triển đến đâu là tùy thuộc vào điều kiệncủa mỗi nước và vùng lãnh thổ Ví dụ, CNNT ở Đài Loan cũng có quy môvừa và nhỏ nhưng năng lực sản xuất của nó thường rất lớn, bình quânkhoảng 17,3 lao động trên một xí nghiệp chế biến nông sản nhưng lại tạo ramột giá trị sản lượng khoảng 3 triệu USD mỗi năm, trong khi đó các xínghiệp Hương Trấn của Trung Quốc, bình quân có khoảng 60 lao độngnhưng mỗi năm chỉ tạo ra được khoảng 79,3 vạn nhân dân tệ CNNT ở cácnước không chỉ sản xuất ra hàng hóa phục vụ tiêu dùng cá nhân mà còn sản

Trang 28

xuất ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng sản xuất Hơn nữa nó không chỉsản xuất ra hàng hóa tiêu thụ trong nước mà còn sản xuất ra hàng hóa xuấtkhẩu để thu ngoại tệ về cho quốc gia CNNT cũng không chỉ có mặt trongnhững ngành nghề truyền thống của các dân tộc mà còn có mặt trongnhững ngành nghề sản xuất hiện đại.

CNNT do có quy mô vừa và nhỏ nên quản lý đơn giản, gọn nhẹ vàrất linh hoạt trong chuyển đổi mặt hàng sản xuất, thay đổi thiết bị, côngnghệ mỗi khi có sự biến động trên thị trường Hệ thống tiền lương đã được

áp dụng trong các xí nghiệp CNNT thường rất co dãn theo tình hình sảnxuất kinh doanh, biên chế gián tiếp ít, do đó tránh được tổn phí cao Hơnnữa do sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nên mặc dù thiết bị, công nghệlạc hậu hơn các xí nghiệp đô thị nhưng các xí nghiệp CNNT vẫn có nhiều ưuthế trong việc hạ giá thành sản phẩm để thị trường có thể chấp nhận được

Nhìn chung, CNNT ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới ngàycàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ởđất nước họ Tuy nhiên, mỗi mô hình phát triển của CNNT ở các nước vàvùng lãnh thổ trên thế giới lại có những ưu nhược điểm riêng Do vậy, việcphân tích làm rõ những mô hình này sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinhnghiệm hữu ích cho phát triển CNNT ở nước ta nói chung và cho ĐBSCLnói riêng

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở nước

ta trong những năm qua [14] [22] [23] [39] [40] [56] [57] [58] [66] [71], cóthể khái quát sự phát triển của CNNT ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế

giới thành ba mô hình cơ bản sau:

· Phát triển CNNT theo kiểu phân bố lại ngành công nghiệp nóichung vào cả địa bàn nông thôn nhằm giảm áp lực đối với các vấn đề xãhội ở các đô thị lớn

· Phát triển CNNT theo một cơ cấu khép kín trên từng địa bàn lãnh thổ

Trang 29

· Phát triển CNNT theo kiểu hỗn hợp từ sự kết hợp hai mô hìnhtrên.

1.2.1.1 Mô hình phát triển CNNT theo kiểu phân bố lại ngành công nghiệp nói chung vào cả địa bàn nông thôn nhằm giảm áp lực về các vấn đề xã hội ở các đô thị lớn (điển hình là mô hình Hàn Quốc)

Mô hình này được thực hiện dựa trên quan điểm xem CNNT là một

bộ phận của ngành công nghiệp và nó chỉ được triển khai khi sự phát triển

ở các đô thị đã đến mức quá tải, đồng thời sự đối lập giữa thành thị và nôngthôn cũng đã đến mức gay gắt Trên thực tế thì đây chỉ là biện pháp nhằmkhắc phục hậu quả của CNH theo kiểu cổ điển mà các nước phát triểnphương Tây đã đi qua Lực lượng xây dựng CNNT theo mô hình này chủyếu do các doanh nhân đã có kinh nghiệm đảm nhận

Hiện nay hầu hết các nước đã thực hiện CNH tập trung ở các đô thịđều phải tìm cách đưa một số ngành công nghiệp về nông thôn, trong đó cóHàn Quốc

Tuy Hàn Quốc đã triển khai cả ba chương trình: chương trình pháttriển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ gia đình ở nông thôn đượctiến hành từ 1967; chương trình phát triển công nghiệp, thủ công nghiệptruyền thống, được tiến hành từ những năm 70; chương trình xí nghiệpcộng đồng mới (Saemaul undong), được tiến hành từ năm 1973 nhằm pháttriển CNNT ở nước mình, nhưng trong đó chỉ có chương trình cộng đồngmới (Saemaul undong) là phát triển mạnh nhất Kết quả của chương trìnhnày là gần 7000 xí nghiệp các loại như: dệt, sợi, chế biến nông sản, giấy,thủy tinh, hoá chất, sản phẩm cơ khí đơn giản, sản phẩm điện, điện tử, công

cụ, máy móc, tư liệu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, sửachữa cơ điện v.v [22, 67] đã ra đời chủ yếu ở các vùng nông thôn xungquanh các thành phố lớn (Seoul, Pusan, Dacgu) Trong toàn bộ những mặthàng mà các xí nghiệp này sản xuất ra thì sản phẩm dệt và sản phẩm từ da -

Trang 30

lông thú đã chiếm tới 31% và các mặt hàng quan trọng tiếp theo là cáckhoáng chất phi kim loại và kim loại bán thành phẩm [66, 156].

Phát triển CNNT theo mô hình này có những ưu và nhược điểmsau:

Về ưu điểm:

Có thể phát triển những xí nghiệp có công suất máy móc thiết bịlớn, hiện đại ngay trên địa bàn nông thôn Bởi vì trước khi xây dựng xínghiệp người ta đã xác định được thị trường đầu vào và đầu ra của sảnphẩm một cách chắc chắn Hơn nữa những người đứng ra thành lập xínghiệp thường là những doanh nhân đã có nhiều kinh nghiệm và có vốnliếng

Ngay từ đầu các xí nghiệp CNNT đã gắn bó mật thiết với các trungtâm công nghiệp lớn về nhiều mặt Đây là điều kiện đảm bảo cho các xínghiệp CNNT phát triển bền vững

Về nhược điểm:

Tuy cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tỉ lệ nôngnghiệp giảm xuống, tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nhưng sự chuyểndịch ấy là do những tác động từ bên ngoài theo những động cơ lợi nhuận củacác chủ doanh nghiệp Ở đây chỉ cần nhìn vào kết cấu của các loại xí nghiệpđược thành lập theo phong trào Saemaul ở Hàn Quốc như vừa mới nêu trênthì rõ ràng rằng: việc thành lập xí nghiệp ở nông thôn không phải bắt nguồn từnhững yêu cầu phát triển gắn bó với sản xuất nông nghiệp nói riêng và vớikinh tế - xã hội nông thôn nói chung Thực chất đó chỉ là biện pháp nhằm khaithác nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên sẵn có ở nông thôn để thu lợinhuận tối đa mà thôi Do đó, khó có thể tạo ra sự phát triển bền vững đối vớikinh tế - xã hội nông thôn nói chung và với nông nghiệp nói riêng

1.2.1.2 Phát triển CNNT theo mô hình cơ cấu khép kín trên một địa bàn lãnh thổ (điển hình là mô hình Trung Quốc)

Trang 31

Mô hình phát triển CNNT này được hình thành theo quan điểm xemCNNT chỉ đơn thuần là một bộ phận của kinh tế lãnh thổ.

Phát triển CNNT theo mô hình này có nhiều nước như Trung Quốc,

Ấn Độ, Indonesia nhưng Trung Quốc là điển hình nhất

Theo mô hình này thì CNNT sẽ được phát triển trên bất kỳ mộtngành nghề sản xuất kinh doanh nào miễn là tạo ra được nhiều công ăn việclàm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn đều được chính phủ khuyếnkhích phát triển

Điểm khác nhau căn bản giữa mô hình phát triển CNNT này với môhình thứ nhất ở chỗ nó phát triển theo những nhu cầu nội tại của nhân dânnông thôn, trong đó trước hết là tăng thu nhập, nâng cao đời sống và dochính nhân dân nông thôn tiến hành

Về ưu điểm:

CNNT có khả năng phát triển với nhịp độ cao, tạo ra nhiều việc làmmới, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn, hạn chếviệc di dân ra thành phố

Kích thích nông nghiệp phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu nguyênliệu cho CNNT

Thương nghiệp và dịch vụ cũng theo đó mà phát triển với tốc độcao, thị trường nông thôn phát triển với quy mô ngày càng lớn

Đô thị hóa nông thôn sẽ được thực hiện với tốc độ ngày càngnhanh

Về nhược điểm:

Chính vì CNNT có khả năng phát triển với tốc độ cao nên gây ratình trạng căng thẳng về năng lượng, nguyên liệu, vốn, vật tư, máy mócthiết bị v.v Giá cả các loại hàng hóa tư liệu sản xuất tăng vọt dẫn đến giáthành sản xuất tăng cao thị trường khó chấp nhận

Trang 32

Cơ cấu CNNT phát triển không cân đối, trùng lắp với cơ cấu côngnghiệp ở đô thị, dẫn đến tình trạng sản xuất thừa không nơi tiêu thụ Mặtkhác đẩy nông nghiệp đi vào con đường phát triển phiến diện, an toànlương thực cho quốc gia có nguy cơ bị phá vỡ.

Những ưu, nhược điểm của việc phát triển CNNT theo mô hình nàyđều đã được bộc lộ trong quá trình phát triển xí nghiệp Hương Trấn ởTrung Quốc

Kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã cho thấy, dotốc độ phát triển của xí nghiệp Hương Trấn quá nhanh, hạng mục xây dựngmới nhiều, đã gây căng thẳng về nguồn năng lượng, nguyên vật liệu, vốntrên toàn xã hội, hiệu quả đầu tư kém Một số xí nghiệp làm ăn tốt cũng bịkéo tụt lại, gây lãng phí nhiều mặt cho xã hội

Do phát triển nhanh, nên trang bị kỹ thuật và công nghệ ở một số xínghiệp lạc hậu, chắp vá, chất lượng sản phẩm kém, không có uy tín trên thịtrường dẫn đến khó tiêu thụ, thua lỗ Vì thế, đã có 3 triệu xí nghiệp HươngTrấn bị phá sản ngay vào giai đoạn đầu của phong trào phát triển những xínghiệp này Một số loại xí nghiệp lẽ ra không cần phát triển như xí nghiệpmay mặc, dệt, nhưng vẫn cứ phát triển mạnh dẫn đến thừa năng lực sảnxuất, gây lãng phí về vốn xây dựng, sản phẩm khó tiêu thụ

Ở nhiều nơi, chính quyền chỉ tập trung chỉ đạo phát triển xí nghiệpHương Trấn, coi nhẹ sản xuất nông nghiệp; còn nông dân thì coi nhẹ sảnxuất lương thực, họ chỉ chạy theo sản xuất những sản phẩm phục vụ chohoạt động chế biến của xí nghiệp Hương Trấn vì thu được lợi nhuận caohơn sản xuất lương thực Do đó sản xuất nông nghiệp đã bị đẩy vào conđường phát triển phiến diện Hơn thế nữa, sự phát triển xí nghiệp HươngTrấn đã khuếch đại sự chênh lệch về lợi ích so sánh giữa nông nghiệp vàcác ngành phi nông nghiệp, do đó làm tăng thêm lực ly tâm, bứt nông dân

ra khỏi nông nghiệp ngày càng nhiều Điều này đã thể hiện rất rõ ở nhữngnơi xí nghiệp Hương Trấn phát triển phát đạt, nông dân chạy theo ngànhnghề phụ, đã bỏ ruộng hoang hoặc chỉ làm chiếu lệ

Trang 33

Xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc phát triển quá nhanh cũngdẫn đến tình trạng tranh chấp về lao động và vốn với nông nghiệp Đượcthể hiện ở chỗ lực lượng lao động trụ cột, có năng lực trong sản xuất nôngnghiệp và nguồn vốn, cả vốn trong dân lẫn vốn tín dụng, cũng đều tập trungvào xí nghiệp Hương Trấn, do đó những nội lực dùng để phát triển nôngnghiệp ngày càng bị mất Chính vì vậy mà sản xuất nông nghiệp ở TrungQuốc vào cuối thập kỷ 80 vừa rồi đã bị đẩy vào con đường suy thoái.

Việc xí nghiệp Hương Trấn phát triển tràn lan đã làm cho môitrường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm nặng nề Vì chạy theođộng cơ kiếm tiền trong khi thiếu vốn, thiếu vật tư thiết bị và thiếu cả kinhnghiệm tổ chức sản xuất nhiều nơi khi xây dựng xí nghiệp Hương Trấn

đã không tính đến việc có gây ô nhiễm môi trường hay không, miễn là bốtrí được lao động và kiếm được lợi nhuận Kết quả là đã di chuyển chất thải

về nông thôn Tuy chất thải do xí nghiệp Hương Trấn thải ra ít hơn nhiều

so với chất thải ở đô thị nhưng do xí nghiệp Hương Trấn được xây dựng rảirác trên diện rộng cho nên gây ô nhiễm rất khó xử lý làm ảnh hưởng lớn tớisản xuất và đời sống ở nông thôn

Từ những điều vừa trình bày, có thể rút ra kết luận là: phát triểnCNNT theo qui hoạch và kế hoạch thống nhất sẽ là biện pháp hữu hiệu đốivới phát triển CNNT ở nước ta hiện nay

1.2.1.3 Phát triển CNNT theo kiểu hỗn hợp từ sự kết hợp hai mô hình trên (điển hình là mô hình Đài Loan)

Mô hình phát triển CNNT này được hình thành theo quan điểm xemCNNT vừa là một bộ phận của kinh tế ngành công nghiệp đồng thời vừa làmột bộ phận của kinh tế lãnh thổ Phát triển công nghiệp gắn với phát triểnnông nghiệp nói riêng, và với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung

Mô hình này thường được thực hiện dựa trên qui hoạch tổng thểphát triển kinh tế-xã hội của cả nước và được triển khai ở từng địa phươngtheo một chương trình kế hoạch thống nhất nhưng có vận dụng cho phù

Trang 34

hợp với điều kiện của từng địa phương Thực chất, đây là thực hiện CNHđất nước bắt đầu từ nông nghiệp và nông thôn; là kiểu CNH phân tán.

Để phát triển CNNT theo mô hình này các nước thường sử dụng lựclượng tổng hợp từ các doanh nhân, hộ gia đình nông dân; từ nguồn đầu tưtrong nước cho đến thu hút đầu tư nước ngoài Đồng thời có sự trợ giúp rấtlớn của nhà nước, trước hết là trên lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh

tế và xã hội ở nông thôn để đảm bảo CNNT phát triển đi lên được

Hiện nay đã có nhiều nước và vùng lãnh thổ đang phát triển trên thếgiới đi vào phát triển CNNT theo mô hình này, trong đó Đài Loan là nơithực hiện sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất

Một là, tạo ra ngày càng nhiều việc làm mới ngay trên địa bàn nông

thôn Theo tính toán thì tỷ lệ tăng việc làm ở khu vực nông thôn Đài Loanluôn luôn cao hơn so với khu vực thành thị Nhiều gia đình nông dân vừalàm nông nghiệp, vừa làm công nghiệp, hoặc hoàn toàn hoạt động phi nôngnghiệp nhưng không rời bỏ quê hương Điều đó một mặt làm giảm sức épcủa dân số đối với ruộng đất và mặt khác hạn chế đến mức tối đa việc nôngdân rời bỏ nông thôn vào thành phố tìm kiếm việc làm

Hai là, có thể tăng thêm thu nhập cho dân cư nông thôn và cải thiện

điều kiện sinh hoạt của họ, rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn

Ba là, tạo ra sự phát triển bền vững giữa công nghiệp và nông

nghiệp trên địa bàn nông thôn

Tuy nhiên mô hình này cũng có những khó khăn nhất định

Phát triển CNNT theo mô hình này có thể gây ô nhiễm môi trườngtrên diện rộng khó xử lý, tốn nhiều thời gian và tiền của để khắc phục nếunhư ngay từ đầu không tính đến việc phòng chống Điều này đã thể hiện rất

rõ ở Đài Loan: Qua khảo sát người ta nhận thấy do bố trí các cơ sở côngnghiệp phân tán ở nông thôn, do đó môi trường đất, nước, không khí bị ônhiễm nặng

Trang 35

Để phát triển CNNT theo mô hình này cần phải tập trung một nguồnvốn lớn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện,nước, thông tin liên lạc Ví dụ: để phát triển công nghiệp trên các địa bànnông thôn, Đài Loan đã phải đầu tư hàng tỷ USD; chính phủ Malaysia cũng

đã trở thành người “lót đường” cho sự ra đời của công nghiệp trên địa bànnông thôn Đây quả là một thách thức lớn đối với các nước có nền kinh tếkém phát triển, nhưng không vì thế mà không vượt qua được Bài học kinhnghiệm của Đài Loan cho thấy, nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực trong nước thì những khó khăn trong phát triển kết cấu hạ tầng ởnông thôn sẽ nhanh chóng được giải quyết

1.2.2 Những kinh nghiệm có ý nghĩa đối với phát triển CNNT

ở ĐBSCL

Từ việc nghiên cứu sự phát triển CNNT ở các nước và vùng lãnhthổ đã nêu trên đây, có thể rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa đối vớiphát triển CNNT ở ĐBSCL như sau:

- Để kinh tế - xã hội nông thôn ĐBSCL phát triển bền vững, thì việc

phát triển CNNT ở ĐBSCL nhất thiết phải vừa bám chắc vào các mục tiêukinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn nông thôn, phải vừa phù hợp với mục tiêuphát triển công nghiệp của vùng lãnh thổ và của cả nước Đặc biệt tronggiai đoạn CNH, HĐH hiện nay thì việc phát triển CNNT ở ĐBSCL lại càngcần phải bám sát việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của cả nước và củanông nghiệp, nông thôn trong vùng Để thực hiện được điều đó, CNNT ởĐBSCL cần phải đi vào phát triển những ngành nghề chế biến nông, lâm,thủy, hải sản; những ngành nghề truyền thống; sản xuất hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để nhằm thúcđẩy nông - lâm - ngư nghiệp ở ĐBSCL phát triển toàn diện, đồng thời tạo

ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng nôngnghiệp hàng hóa - công nghiệp - dịch vụ để từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hộinông thôn ĐBSCL phát triển lên văn minh hiện đại, nhân dân có đời sống

Trang 36

vật chất, tinh thần ngày càng cao Nếu xa rời mục tiêu CNH, HĐH thì việcphát triển CNNT ở ĐBSCL sẽ bị chệch hướng và do đó có thể dẫn đếnnhững hậu quả mà một số nước đã mắc phải.

- Để tạo ra sự phát triển bền vững cho CNNT thì nhất thiết phải cóđịnh hướng cụ thể về thị trường tiêu thụ sản phẩm và trang bị công nghệthích hợp Kinh nghiệm phát CNNT ở các nước đã chỉ ra rằng, ở đâuCNNT tìm được thị trường tiêu thụ ổn định thì ở đó CNNT sẽ phát triểnvững chắc và ở đâu CNNT có trang bị công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầucủa thị trường về chất lượng, thẩm mỹ, giá cả hàng hóa thì ở đó hoạt độngcủa CNNT đạt hiệu quả cao Muốn vậy, ĐBSCL phải có hệ thống tư vấn,dịch vụ cùng với những biện pháp thiết thực để hỗ trợ cho sự ra đời và pháttriển của CNNT

- Để CNNT ra đời và phát triển mạnh mẽ, ĐBSCL cần huy động,

sử dụng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng, trướchết là giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc Tuy nhiên, trong điềukiện nguồn vốn có hạn và phải chung sống với lũ thì việc phát triển kết cấu

hạ tầng ở ĐBSCL cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, trong đó nên ưutiên trước hết những vùng có khối lượng nông sản hàng hóa lớn cần phảiphát triển mạnh công nghiệp chế biến và những vùng nghèo khó nhất

- Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của nhà nước và đẩy mạnh cải cách

về thể chế để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho CNNT phát triển

1.3- PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN LÀ NHU CẦU BỨC THIẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

1.3.1- Phát triển CNNT là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân ĐBSCL thoát khỏi đói nghèo, tiến lên văn minh hiện đại

- ĐBSCL là vùng kinh tế có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi,

có bờ biển dài trên 700 km giáp biển Đông và vịnh Thái Lan Nằm giữakhu vực kinh tế năng động và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương,

Trang 37

bên cạnh những vùng kinh tế trọng điểm phía nam của nước ta, lại cóđường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng nên ĐBSCL

từ lâu đã trở thành vùng kinh tế mở và đã có giao lưu kinh tế hàng hóa vớinhiều nước trong khu vực và trên thế giới

- Với diện tích tự nhiên hơn 3,9 triệu ha, chiếm 12% diện tích cảnước, trong đó có 2,4 triệu ha sử dụng cho phát triển nông nghiệp và nuôitrồng thủy sản, 0,4 triệu ha cho phát triển lâm nghiệp, ngoài ra còn có khảnăng khai hoang mở rộng thêm 0,2 triệu ha để đưa vào sản xuất nôngnghiệp trong những năm tới Với bình quân đất nông nghiệp trên đầu ngườihơn 1.600 m2, gấp 3 lần so với ĐBSH [30] lại nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa, hai mùa mưa nắng rõ rệt, đất đai canh tác hầu hết là đất phù sa,được tưới tiêu bằng hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt do thiênnhiên ban tặng và được xây dựng qua nhiều thế hệ cha ông nên ĐBSCL làvùng đất có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp

Dân số ĐBSCL khoảng 16,6 triệu người, trong đó 84,4% sống ởnông thôn Lực lượng lao động ở nông thôn ĐBSCL khoảng 6,66 triệungười, chiếm 84,6% lao động toàn vùng [68, 62-66-412]

Do có những điều kiện như trên, nên ĐBSCL đã sớm trởthànhvùng sản xuất nông sản lớn nhất nước, lương thực bình quân đầungười đạt 884 kg (1997), gấp gần 2 lần so với mức bình quân cả nước và gấp2,12 lần so với ĐBSH, đặc biệt Đồng Tháp, An Giang đã đạt trên 2.000 kg/người/ năm [30]

- Những năm qua, bằng những nỗ lực của mình, ĐBSCL đã cóbước phát triển đáng kể, tạo ra gần 30% GDP cho cả nước và trên 1,3 tỉUSD xuất khẩu mỗi năm Trong đó đóng góp to lớn nhất của ĐBSCL là đãsản xuất ra 50% sản lượng lúa gạo cả nước, chẳng những góp phần bảođảm an ninh lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu hơn 3 triệu tấn

Trang 38

gạo/năm Ngoài ra ĐBSCL còn cung cấp một khối lượng ngày càng lớnnguyên liệu cho công nghiệp chế biến từ các nông, lâm, thủy, hải sản.

- Mặc dù ĐBSCL có nhiều tiềm năng kinh tế và có những đóng góp

to lớn cho cả nước, nhưng tình trạng nghèo đói ở một bộ phận dân cư nôngthôn vẫn dai dẳng kéo dài, thậm chí có nơi đang có xu hướng gia tăng

Hiện tại, mặc dù tình trạng nghèo đói tuyệt đối đã giảm, sự giàu có

đã bắt đầu tăng lên, nhưng tình trạng nghèo tương đối vẫn còn ở mức cao,

sự cách biệt về mức sống giữa dân cư ở nông thôn với dân cư đô thị ngàycàng tăng lên (xem hình 1)

Hình 1: Tỷ lệ nghèo giàu ở ĐBSCL 1997 [38]

Điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo cũng rất đơn sơ Trong số những

hộ nghèo ở ĐBSCL thì chỉ có 2,6% có nhà kiên cố, 75,5% là nhà tranhvách lá, đặc biệt còn có 21,9% nhà cửa còn tạm bợ và cứ 100 hộ thì mới có

11 hộ có máy thu thanh, 29 hộ có tủ các loại, 45 hộ có bàn ghế, 12 hộ có

Trang 39

đồng hồ treo tường và mỗi hộ có bình quân một chiếc giường đơn sơ [31].Những hộ giàu thì có nhà kiên cố để ở, có từ 2 máy cày, máy kéo trở lên đểsản xuất, có tivi màu, quạt máy, rađio cassette, xe máy, tủ gương, tủ ly, bộ

sa lông, tủ lạnh [48] Nhìn chung sự chênh lệch về mức sống giữa hộ giàu

và hộ nghèo ngay trên địa bàn nông thôn đã cách xa nhau 10 lần

Một điều quan trọng nữa là sự cách biệt về mức sống giữa dân cưnông thôn và dân cư đô thị ngày càng xa Những năm gần đây, mặc dù đờisống dân cư nông thôn, nhất là nông dân đã có sự cải thiện rõ rệt, nhưngthu nhập bình quân đầu người ở nông thôn vẫn thấp hơn so với dân cư đôthị

Nghèo đói thường đi đôi với thất học, y tế, vệ sinh môi trường thấpkém Kết quả điều tra lao động - việc làm của Bộ Lao động - thương binh

và xã hội năm 1996 cho thấy tỉ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệptiểu học ở ĐBSCL là cao nhất nước: 46,5% (Tây Nguyên: 33,2%; DuyênHải miền Trung: 31,2%; vùng phía Bắc 26,7%) [67, 27] Sinh hoạt dân cư

ở nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh, tỉ lệ người dùng nước sạch còn thấptrong khi đó nguồn nước và môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễmnặng do lượng hoá chất sử dụng cho đồng ruộng ngày càng nhiều, tàinguyên môi trường đang bị khai thác bừa bãi Việc bảo vệ sức khỏe chonhân dân còn gặp nhiều khó khăn, số cơ sở khám chữa bệnh ở nông thôncòn ít, thiếu y bác sĩ, thiếu những trang thiết bị cần thiết để phục vụ chocông tác, khám và điều trị bệnh cho nhân dân Nhìn chung chất lượng đờisống của dân cư nông thôn thấp hơn nhiều so với đô thị

- Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở nông thôn ĐBSCL hiện nay donhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do thiên tai lũ lụt; do tác động của cơchế thị trường; do Nhà nước chưa kịp thời điều chỉnh chính sách; do bảnthân người lao động không biết cách làm ăn; Song vấn đề cơ bản, cốt lõinhất ở đây là do mọi sinh hoạt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của đại

Trang 40

đa số nông dân ĐBSCL đều chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong

đó thu nhập từ trồng lúa là nhân tố quyết định mức tiêu dùng của các hộnông dân (xem hình 2 và 3)

Ngày đăng: 15/10/2016, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w