1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VÙNG ĐỒNG BẰNG bắc bộ nước TA

211 399 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng châu thổ rộng lớn ở miền Bắc nước ta,được hình thành do phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp; đây cũng là nơi khai sinh ra nền văn minh sông Hồng rực rỡ với cây lúa nước nổi tiếng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đến nay ĐBBB đã vươn lên trở thành vùng lãnh thổ có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Với những tiềm năng và thế mạnh của mình, vùng không chỉ trở thành một trong hai vựa lúa chính của cả nước mà còn có những đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế quốc dân.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng châu thổ rộng lớn ở miền Bắc nướcta,được hình thành do phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Tháibình bồi đắp; đây cũng là nơi khai sinh ra nền văn minh sông Hồng rực rỡvới cây lúa nước nổi tiếng Trải qua các thời kỳ lịch sử, đến nay ĐBBB đãvươn lên trở thành vùng lãnh thổ có vai trò rất quan trọng trong đời sốngkinh tế - xã hội của đất nước Với những tiềm năng và thế mạnh của mình,vùng không chỉ trở thành một trong hai vựa lúa chính của cả nước mà còncó những đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) củanền kinh tế quốc dân.

Trong những năm qua, nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, ĐBBBnói chung và khu vực nông nghiệp, nông thôn của vùng nói riêng đã có sựphát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng đã chuyển đổitích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp -xây dựng và dịch vụ Có thể nói, đây là sự chuyển biến rất đáng mừng, phùhợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới.

Tuy vậy, cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng nông nghiệp, nông thôn của vùng vẫn còn diễn ra khá chậm Điều nàyđược thể hiện không chỉ ở qui mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề;trình độ trang bị kỹ thuật - công nghệ; chất lượng của nguồn lao động màcòn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động Những yếu kémtrên trong thực tế đã trở thành các lực cản không nhỏ làm chậm quá trìnhtăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Chính vì vậy, đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp,nông thôn của vùng theo hướng CNH, HĐH để đáp ứng được những yêu

Trang 2

cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020đã trở thành vấn đề kinh tế rất bức xúc Xuất phát từ thực tế đó, tác giả luận

án đã quyết định lựa chọn đề tài: "Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộnước ta" làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng có thể góp thêm được tiếng

nói của mình vào việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên của vùngĐBBB trong thời gian tới.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động cũng đã được các chuyên gia quan tâm nghiên cứu, trong đótrước tiên phải kể tới công trình của một số tác giả sau đây:

- "Về cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ" - Viện Mác - Lênin, Nxb Thông

tin lý luận, Hà Nội, 1987.

- "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nền kinh tế quốc dân" - GS.TS Ngô Đình giao, Nxb Chính trị quốc

Khoa học Kinh tế, Trần Thị Tuyết, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996.

- "Chuyển dịch cơ cấu lao động ở một huyện vùng đồng bằng sôngHồng" - Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Phạm Đức

Trang 3

chí Nghiên cứu kinh tế, 4/1996.

- "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thực trạng 1996 - 1998,triển vọng 1999 - 2000" - Nguyễn Lâm, Tạp chí Thông tin tài chính, 12/1998.

Nhưng các công trình trên hoặc chỉ đi sâu xem xét riêng từng vấnđề trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; hoặc chỉ giới hạn lạitrong phạm vi nghiên cứu đã định, chưa có luận án Phó tiến sĩ hay Tiến sĩnào đi sâu nghiên cứu vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động trên cơ sở có sựgắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển của CNH, HĐH đã và đang diễn raở vùng ĐBBB nước ta Vì vậy, đây là một đề tài mới, không trùng với mộtđề tài luận án Phó tiến sĩ hoặc Tiến sĩ nào đã bảo vệ trước đây.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án: Làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng

quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thônvùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng vàcác giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH,HĐH trong nông nghiệp, nông thôn của vùng thời gian tới.

Nhiệm vụ của luận án:

Trang 4

- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về CDCCKT vàCDCCLĐ nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ gắn bó mật thiết vớiCNH, HĐH.

- Làm rõ thực trạng quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH trongnông nghiệp, nông thôn ĐBBB trên cơ sở có sự kết hợp với việc phân vùnglãnh thổ theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theohướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBBB nước ta thờigian tới.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở những luận điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, của kinh tế học về CDCCLĐ trong nông nghiệp, nôngthôn; các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liênquan đến nông nghiệp, nông thôn.

- Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân tíchthống kê; phương pháp so sánh chuỗi số liệu theo thời gian; điều tra khảo sátthực tế; lý luận cơ bản về khoa học phân bố và sử dụng nguồn lao động vàđường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

- Nêu rõ những xu hướng vận động cơ bản của quá trình CDCCLĐtheo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

- Phân tích thực trạng CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH trong nôngnghiệp, nông thôn ĐBBB trên cơ sở có sự kết hợp với việc phân vùng lãnhthổ theo điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Trang 5

- Đưa ra các quan điểm và phương hướng CDCCLĐ theo hướngCNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn ĐBBB trong thời gian tới.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theohướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn ĐBBB thời gian tới.

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự CDCCLĐ theo hướng

CNH, HĐH ở vùng ĐBBB, bao gồm 11 tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng,Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định,Thái Bình và Ninh Bình.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ dừng lại ở trong khu vực nông

nghiệp, nông thôn của vùng ĐBBB, bởi đây là địa bàn rộng, có quy mô dân sốlớn nhưng CCLĐ còn lạc hậu và chuyển dịch chậm.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận ánđược kết cấu thành 3 chương, 10 tiết.

Trang 6

Chương 1

NHỮNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.1 VỊ TRÍ CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢCPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC

Như lịch sử đã cho thấy, sau khi diễn ra cuộc cách mạng phân cônglao động xã hội lần thứ hai với nội dung cơ bản là: Tách thủ công ra khỏinông nghiệp thì thành thị đã ra đời Kể từ mốc lịch sử trên, nền sản xuất xãhội đã chính thức hình thành nên hai khu vực là: Kinh tế đô thị và kinh tếnông thôn Từ đó đến nay, mặc dù xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn pháttriển khác nhau, nhưng kinh tế nông thôn vẫn luôn đóng một vai trò quantrọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, nhất là đốivới các nước đang phát triển

Riêng đối với nước ta, một quốc gia đang còn là một nước nôngnghiệp lạc hậu, với 79,8% lực lượng lao động xã hội làm nghề nông thìnông thôn lại càng trở nên có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết Để thấyđược vị trí quan trọng của khu vực nông thôn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, trước hết cần hiểu rõ thế nào là nông thôn và nội hàmcủa khái niệm quan trọng này.

Có thể nói, cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa thống nhất đượcmột định nghĩa cơ bản về nông thôn Sở dĩ như vậy là do giữa họ chưa cósự thống nhất với nhau trong việc lựa chọn tiêu chí cơ bản đại diện cho bộmặt của nông thôn Để phản ánh được những đặc trưng cơ bản của nôngthôn, chúng tôi cho rằng định nghĩa của Lê Nghiêm về nông thôn là một

định nghĩa có thể đáp ứng được yêu cầu đó Theo tác giả, nông thôn là

Trang 7

vùng có một cộng đồng dân cư sinh sống và làm việc, trong đó chủ yếu lànông dân ở đó có mật độ dân cư, kết cấu hạ tầng và trình độ phát triển sảnxuất hàng hóa cũng như khả năng tiếp cận thị trường thường thấp hơn so

với đô thị [50].

Như vậy, theo cách tiếp cận trên nếu đô thị là không gian cư trúcủa cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vựckinh tế phi nông nghiệp thì nông thôn lại là không gian sinh sống, làm

việc của cộng đồng dân cư với nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông Dođó, sự khác nhau về nghề nghiệp sinh sống giữa đô thị và nông thônkhông chỉ phản ánh những khác biệt trong thói quen lao động, mà còncho biết cả sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai khu vực.

Vì có những điều kiện kinh tế, lịch sử riêng, nên nông thôn nóichung có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư, trongđó chủ yếu là nông dân Ở góc độ dân số và lao động, đây chính là địa bàn

tập trung sinh sống của một bộ phận dân cư làm nghề nông.Vì vậy, ngoàiviệc là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và một số sản phẩm cần thiếtkhác cho đời sống xã hội ra, nông thôn còn là nơi cung cấp lao động và đầuvào cho công nghiệp, dịch vụ để các ngành này có điều kiện đầu tư trở lạivào nông thôn hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Là khu vực có kết cấu hạ tầng, trình độ phát triển sản xuấthàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị Đặc

trưng này cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nóichung và trong các nước đang phát triển nói riêng, còn kém hơn so với đôthị Do đó, trong nông thôn thường tồn tại những mâu thuẫn phản ánh sự mấtcân đối giữa quy mô của dân số với khả năng đáp ứng nhu cầu về việc làm,thu nhập từ các ngành nghề Vì vậy, nếu không quan tâm đến đầu tư phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn thì những mâu thuẫn nói trên sẽ ngày càng

Trang 8

trở nên gay gắt hơn, làm phát sinh các nhân tố gây mất ổn định về kinh tế - xã

hội cho khu vực

- Nông thôn cũng là nơi có đời sống, trình độ văn hóa và khoahọc - công nghệ thấp hơn đô thị Thực tế cho thấy, do trình độ phát triển

kinh tế - xã hội nói chung của nông thôn thường thấp hơn so với đô thị, nênđời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở đây chưa theo kịp với mức sốngchung của xã hội Chính vì vậy trình độ văn hóa cũng như khả năng tiếpnhận, triển khai những thành tựu khoa học - công nghệ vào đời sống và sản xuất ở nông thôn có nhiều hạn chế Do có sự chênh lệch này nên dân cư sinh sống ở nông thôn thường xuyên phải chịu tác động của lực hút rất mạnh từ đô thị Đây chính là nguyên nhân cơ bản của tình trạng di dân và lao động từ nông thôn ra đô thị, làm tăng thêm sự bất hợp lý trongphân bố dân cư và lao động cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác củađất nước.

- Nông thôn là vùng lãnh thổ rộng lớn, có sự đa dạng về điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển Điều này đòi hỏi

trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cần cósự lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp quản lý cho phù hợp để cóthể khai thác hết được tiềm năng còn đang ẩn dấu.

Đối với nước ta, nông thôn là một khu vực rộng lớn, là vùng sinhsống và làm việc của gần 80% dân số cả nước, nên có vị trí rất quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đảng ta cũngkhẳng định: "Xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thônlên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làcơ sở để ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội" [18].

Sở dĩ phải đặt nông thôn lên vị trí quan trọng như vậy là do các lýdo cơ bản sau đây:

Trang 9

Một là, nông thôn hiện nay là một khu vực kinh tế quan trọng của

đất nước, hàng năm đóng góp khoảng trên 30% tổng sản phẩm quốc nội(GDP).

Hai là, với tỷ lệ chiếm tới gần 80% dân số cả nước, nông thôn là

nơi có nguồn nhân lực to lớn và là thị trường đầy tiềm năng đảm bảo chosự phát triển vững chắc của các ngành kinh tế quốc dân.

Ba là, nông thôn nước ta là nơi chứa đựng đa số trữ lượng các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, động thực vật của cả nước, nên có ảnh hưởnglớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển đất nước.

Bốn là, với quy mô và kết cấu dân số đa dạng, nông thôn là nhân tố

cơ bản góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốcphòng của đất nước

Nhận thức được vị trí quan trọng của nông thôn nên thời gian qua,Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn,thể hiện sự quan tâm sâu sắc của mình đến khu vực kinh tế này Tuy vậycho đến nay, nông thôn nước ta về cơ bản vẫn đang còn ở trong tình trạnglạc hậu so với nông thôn của nhiều quốc gia trên thế giới Điều đó được thểhiện qua các đặc điểm nổi bật sau:

- Cơ cấu kinh tế nông thôn còn mang nặng tính thuần nông Đặc

điểm này được thể hiện khá rõ ở cả trong cơ cấu sản phẩm, tỷ trọng laođộng, cơ cấu đầu tư cho đến hình thức tổ chức sản xuất Tính đến năm1998, cơ cấu GDP của khu vực nông thôn như sau:

Nông nghiệp: 70,30%Công nghiệp: 15,90%Dịch vụ: 13,80% [42]

Trang 10

Các tỷ lệ trên cho thấy, tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ làcác ngành phản ánh quy mô, trình độ CNH, HĐH trong nông nghiệp, nôngthôn còn thấp Mặt khác, cơ cấu kinh tế như trên cũng cho thấy trình độphát triển của bản thân ngành nông nghiệp nước ta hiện cũng đang còn ởtrong tình trạng lạc hậu và có tỷ suất hàng hóa nhỏ bé.

- Kết cấu hạ tầng và trình độ trang bị kỹ thuật còn yếu kém, chưađáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sản xuất và đời sống trong khu vựckinh tế nông thôn Đặc điểm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho quá

trình tích tụ, tập trung tư liệu sản xuất và làm chậm quá trình CDCCKT,CCLĐ nông nghiệp, nông thôn.

- Tỷ lệ gia tăng dân số còn ở mức độ khá cao, nên đã tạo ra áp lực

lớn về đời sống, việc làm lên khu vực kinh tế nông thôn và làm phức tạpthêm tình hình kinh tế - xã hội cho khu vực này.

- Trình độ tổ chức, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũcán bộ ở nông thôn còn hạn chế Có thể nói, đây cũng là một trong những

nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nôngthôn thời gian qua.

Những đặc điểm trên đã cho thấy nông thôn nước ta hiện đang rấtcần sự quan tâm đầu tư của cả nước để có thể nhanh chóng phát triển và cónhững đóng góp xứng đáng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤULAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.2.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn

Trước hết chúng ta hiểu, CCKT nói chung là phạm trù kinh tế tổnghợp, phản ánh mối liên hệ bản chất giữa các bộ phận, các phân hệ cấuthành nên một thực thể kinh tế nhất định Tùy theo phạm vi và mục đích

Trang 11

quan tâm mà thực thể kinh tế này có thể được thể hiện ra ở các cấp độ khácnhau như: cấp độ nền kinh tế quốc dân, cấp độ ngành, cấp độ vùng lãnh thổhay doanh nghiệp

Để xem xét sự vận động của CCKT, người ta thường quan sátchúng thông qua các quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các yếu tố cấu thành trongtổng thể, hoặc thông qua xu hướng biến đổi của các yếu tố nói trên đểnghiên cứu về mặt định tính của CCKT đó Là một bộ phận của CCKT nói

chung, CCKT nông thôn được hiểu là một tổng thể kinh tế, trong đó baogồm các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố và sự vận động nội tại củatừng yếu tố trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu vựckinh tế nông thôn, diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian và điềukiện kinh tế - xã hội nhất định.

Như vậy, về mặt bản chất, CCKT nông thôn phản ánh sự vậnđộng, phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nông thônthông qua việc xem xét trình độ phát triển của phân công lao động cũngnhư quan hệ sở hữu và phân phối trong nội bộ khu vực nông thôn.

Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của phân cônglao động, nên CCKT nông thôn có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, CCKT nông thôn mang tính khách quan Đặc trưng này thể

hiện việc hình thành và phát triển của CCKT nông thôn là do kết quả của sựvận động nội tại, bên trong của bản thân lực lượng sản xuất trong nông thônquy định.

Hai là, CCKT nông thôn mang tính lịch sử, xã hội tương đối đậm

nét, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của xã hội trong mỗi giai đoạn lịchsử nhất định.

Tính lịch sử của CCKT nông thôn thể hiện ở chỗ, tương ứng vớimỗi giai đoạn phát triển của xã hội sẽ có một CCKT đặc trưng, phản ánhnhững điều kiện kinh tế - xã hội tương ứng giai đoạn lịch sử đó Khi những

Trang 12

điều kiện này thay đổi sẽ làm cho các thành tố của CCKT nông thôn thay đổitheo.

Tính xã hội của CCKT nông thôn biểu hiện thông qua sự tồn tại vàphát triển của một cơ cấu ngành, nghề với mục đích nhằm để thỏa mãnnhững nhu cầu tiêu dùng đa dạng của con người trong từng giai đoạn nhấtđịnh Chính nhờ cơ cấu đó mà các quan hệ tỷ lệ phân bố sức lao động giữacác ngành nghề đã hình thành, tạo nên một CCLĐ phù hợp trong khu vựckinh tế nông thôn.

Ba là, CCKT nông thôn luôn luôn vận động và phát triển theo chiều

hướng từ thấp đến cao và ngày càng hợp lý, hiệu quả.

Lịch sử phát triển của kinh tế nông thôn đã chỉ rõ, lực lượng sảnxuất cũng như trình độ phân công lao động ở nông thôn đã được phát triểntừ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp Chính trên cơ sở này, CCKTnông thôn cũng ngày càng được hoàn thiện và phát triển.

Bốn là, CCKT nông thôn hình thành và phát triển trong điều kiện có

sự ảnh hưởng, tác động của điều kiện tự nhiên và khả năng cải tạo, khaithác các điều kiện đó của con người Đặc trưng trên cho thấy, quá trình sảnxuất trong nông nghiệp, nông thôn nói chung phụ thuộc rất nhiều vào điềukiện tự nhiên cũng như khả năng cải tạo tự nhiên của con người như: đấtđai, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu Trong bối cảnh đó, CCKT nông thôncó thể thay đổi do tác động của các nhân tố này

Về nội dung, CCKT nông thôn bao gồm các yếu tố sau:

- Cơ cấu kinh tế ngành

Đây là một trong các nội dung cơ bản của CCKT nông thôn CCKTngành được hiểu là các quan hệ tỷ lệ và xu hướng vận động của các ngànhnghề trong khu vực kinh tế nông thôn.

Xét về mặt lịch sử, CCKT ngành ở nông thôn đã hình thành rấtsớm Sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của các cuộc cách

Trang 13

mạng phân công lao động xã hội đã từng xảy ra trong lịch sử Theo đó,CCKT ngành ngày càng được hoàn thiện với cấu trúc nội tại đa dạng, phứctạp hơn.

Căn cứ cơ bản để xem xét sự cấu thành của CCKT ngành trongnông nghiệp, nông thôn là dựa vào tiêu thức phân ngành theo đặc tính kinhtế - kỹ thuật Theo đó, CCKT ngành trong nông nghiệp, nông thôn đượcphân chia như sau:

+ Các ngành lớn: Nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng; các hoạtđộng dịch vụ phi nông nghiệp.

+ Các phân ngành hẹp hơn, như trong nông nghiệp có: Trồng trọt,chăn nuôi

Trong công nghiệp có: Công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệpcơ khí nông nghiệp

Trong dịch vụ có: Dịch vụ sản xuất, dịch vụ bảo vệ thực vật

Từ các phân ngành hẹp như trên, tùy theo quy mô và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, các phân ngànhđó lại được tiếp tục phân chia thành các ngành nhỏ hẹp hơn nữa Kết quảcuối cùng sẽ hình thành nên một tổ hợp ngành nghề đa dạng và phức tạptrong khu vực kinh tế nông thôn.

- Cơ cấu kinh tế vùng:

Có thể hiểu đó là quan hệ tỷ lệ về kinh tế và xu hướng vận độnggiữa các vùng và trong nội bộ vùng lãnh thổ của một quốc gia Cơ sở

kinh tế để hình thành CCKT vùng là do sự phát triển của phân công laođộng theo lãnh thổ quy định.

Như trên đã nêu, do nông thôn là khu vực rộng lớn với những đặcđiểm về kinh tế, xã hội, cũng như điều kiện tự nhiên hết sức đa dạng,nên không chỉ tạo ra sự phát triển khác biệt về kinh tế giữa các vùng, mà

Trang 14

còn tạo ra sự phát triển khác biệt ngay ở cả trong nội bộ vùng, làm hìnhthành nên các tiểu vùng lãnh thổ Chính sự phát triển này đã tạo nên sựđan xen giữa phân công lao động theo ngành, nghề với phân công laođộng theo lãnh thổ trong nông nghiệp, nông thôn Trong đó, phân cônglao động theo ngành, nghề sẽ đóng vai trò quyết định đến việc hìnhthành và phát triển của CCLĐ theo vùng lãnh thổ; bởi lẽ, vùng lãnh thổchính là địa bàn triển khai, bố trí cơ cấu ngành, nghề đã hình thành trongnhững điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

Trong thực tế, CCKT vùng chịu sự tác động của một số mối quanhệ kinh tế sau:

+ Quan hệ sản xuất và trao đổi giữa các vùng lãnh thổ trong mộtquốc gia.

+ Quan hệ sản xuất và trao đổi giữa các vùng lãnh thổ thuộc cácquốc gia khác nhau.

+ Quan hệ sản xuất và trao đổi giữa các tiểu vùng trong từngvùng lãnh thổ.

Các mối quan hệ trên thường đan xen với nhau, phản ánh qui môvà trình độ phát triển của phân công lao động trong nước và quốc tế Hệquả cuối cùng là không chỉ tạo nên một CCKT vùng trong phạm vi quốcgia, mà còn ngay cả trên phạm vi quốc tế

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế:

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành phạm trù này là docó sự tồn tại các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau trong nền kinhtế Trong nông nghiệp, nông thôn, các thành phần kinh tế cùng tồn tại, bìnhđẳng trước pháp luật và vận động, phát triển dưới sự tác động của các quyluật trong nền kinh tế thị trường Do vậy, sự tập hợp của các hình thức sởhữu này và tương quan về kinh tế giữa chúng đã tạo ra một cơ cấu theo

Trang 15

thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Tôn trọng thực tế kháchquan này không chỉ là việc lựa chọn bước đi chiến lược để ổn định kinh tế -xã hội, mà còn là việc tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cảcác thành phần kinh tế trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ cấu kỹ thuật:

Là việc phản ánh các quan hệ về trình độ phát triển kinh tế nóichung và kỹ thuật sản xuất nói riêng giữa các yếu tố trong tổng thể kinh tếnông thôn.

Do những điều kiện lịch sử để lại nên nông thôn nói chung và ởnước ta nói riêng thường chậm phát triển hơn so với đô thị Vì vậy, về mặtkỹ thuật, trong nông nghiệp và nông thôn đã hình thành CCKT mang đậmnét cổ truyền với hình thức tổ chức và kỹ thuật sản xuất lạc hậu, manhmún.

Chính những đặc tính kỹ thuật trên đã tạo nên tâm lý, tập quán đặcthù của dân cư nông thôn và chi phối phương thức sản xuất kinh doanh củahọ.

1.2.2 Cơ cấu lao động nông thôn

Như đã nêu, CCKT nông thôn hình thành và phát triển là do sự vậnđộng của lực lượng sản xuất; tiếp đó, nó lại trở thành yếu tố chi phối sựhình thành và phát triển của CCLĐ nông thôn Do vậy có thể hiểu CCLĐnông thôn như sau:

CCLĐ nông thôn là một phạm trù kinh tế, được hình thành, pháttriển trên cơ sở của CCKT nông thôn và phản ánh quan hệ tỷ lệ cũng nhưxu hướng vận động, phát triển của các yếu tố, bộ phận tạo nên nguồn laođộng nông thôn.

Về nội dung, CCLĐ nông thôn được phân chia thành CCLĐ xã hộivà CCLĐ thực tế.

Trang 16

- CCLĐ xã hội:

Là việc quan sát cơ cấu của nguồn lao động nông thôn ở khía cạnhxã hội, trong đó bao gồm các nội dung:

+ CCLĐ theo giới tính và độ tuổi:

Theo cách phân chia này, lao động nông thôn sẽ chia thành: Lao động nam và nữ

 Lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi

Riêng đối với lao động ngoài độ tuổi lại có thể chia thành lao độngtrên và dưới độ tuổi, có khả năng và thực tế có tham gia lao động đã đượcquy đổi thành lao động tiêu chuẩn.

Việc xem xét cơ cấu lao động theo góc độ này cho phép đánh giáđược quy mô của nguồn lao động nông thôn theo giới tính và tuổi tác Quađó có thể đưa ra được các nhận định về xu thế vận động của nguồn laođộng nông thôn trong tương lai.

+ CCLĐ theo ngành, nghề:

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất cần chú ý khiquan sát nguồn lao động nông thôn Cũng như CCKT ngành, CCLĐ theongành, nghề là kết quả của sự phát triển phân công lao động theo ngành,nghề ở nông thôn.

Nếu phân chia theo ngành kinh tế - kỹ thuật, CCLĐ nông thôn sẽbao gồm:

 Lao động nông nghiệp

 Lao động công nghiệp, xây dựng Lao động dịch vụ

 Lao động ngành nghề khác

Trang 17

Trong nội bộ từng ngành, lao động lại được chia thành những ngành hẹphơn, như:

 Trong lao động nông nghiệp có: Lao động trồng trọt, lao độngchăn nuôi.

 Lao động công nghiệp, xây dựng lại chia thành: Lao động tiểu thủcông nghiệp, lao động công nghiệp chế biến, lao động cơ khí

Từ các ngành hẹp, lao động nông thôn lại tiếp tục được phân chiathành các nghề với chuyên môn hẹp hơn nữa Kết quả cuối cùng của sựphân công lao động trên là tạo nên một CCLĐ ngành nghề rất đa dạng vớichuyên môn sâu, thậm chí rất sâu trong nông thôn Đây chính là điều kiệncơ bản để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao độngcủa các ngành, nghề

+ CCLĐ theo vùng lãnh thổ:

Là các quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển củanguồn lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng lãnh thổ ở nông thôn.Việc hình thành và phát triển CCLĐ theo vùng lãnh thổ là kết quả của sựphân công lao động theo vùng và trong nội bộ từng vùng Ưu thế cơ bảncủa sự phân công này là đã tạo điều kiện để phát huy các lợi thế so sánhcủa từng vùng C.Mác đã khẳng định: " Sự phân công lao động theo vùng,làm cho một số ngành sản xuất nhất định bị buộc chặt vào một số vùngnhất định trong nước" [47] Trên cơ sở của phân công lao động theo vùng,trong nội bộ từng vùng, lao động lại được tiếp tục phân chia để tạo thànhCCLĐ theo xu hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn.

Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa CCLĐ theo vùng và CCLĐ theongành, nghề trong thực tế không hoàn toàn độc lập nhau, trái lại chúng cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Bởi lẽ, không có một cơ sở ngành, nghềnào ở nông thôn lại không được triển khai trên một vùng lãnh thổ nhất

Trang 18

định; ngược lại, CCLĐ theo vùng lại chính là sự thể hiện của CCLĐ theongành, nghề trên vùng lãnh thổ đó.

+ CCLĐ theo thành phần kinh tế:

Như trên đã nêu, việc xuất hiện cơ cấu thành phần kinh tế ở nôngthôn là do có sự tồn tại các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.Trên cơ sở đó, CCLĐ theo thành phần kinh tế cũng được hình thành vàphát triển, phản ánh mối quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động của lựclượng lao động trong các thành phần kinh tế ở nông thôn Hiện nay ở nôngthôn nước ta, tương ứng với 5 thành phần kinh tế, lực lượng lao động cũngđược chia thành 5 loại như sau:

Lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, lao động làmviệc trong thành phần kinh tế hợp tác, lao động làm việc trong thành phầnkinh tế tư bản Nhà nước, lao động làm việc trong thành phần kinh tế cá thểvà lao động làm việc trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân Về mặt pháplý, các loại lao động này đều bình đẳng trước pháp luật và cũng có quyền,nghĩa vụ riêng của mình.

+ CCLĐ theo yếu tố sử dụng nguồn:

Đây là cơ cấu hình thành trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia laođộng của các bộ phận cấu thành trong nguồn lao động nông thôn Theo đó,CCLĐ nông thôn sẽ bao gồm:

- Dân số hoạt động kinh tế ở nông thôn:

Là những người từ 15 tuổi trở lên đang hoặc không có việc làm,nhưng có nhu cầu làm việc Đây chính là lực lượng lao động nông thôn, bộphận này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lao động hiện có ởthời điểm báo cáo.

Trang 19

- Dân số không hoạt động kinh tế, gồm những người từ 15 tuổi trở lênkhông thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm vì các lý do sauđây:

 Đang đi học

 Làm nội trợ gia đình

 Già cả, ốm đau, tàn tật mất sức lao động  Đang ở các tình trạng khác.

+ CCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng biến động giữa các loại laođộng có trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau trong khu vực nông thôn.CCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho biết tương quan tỷ lệ về chấtlượng sức lao động, cũng như xu hướng vận động về trình độ chuyên môncủa nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn trong tương lai Theo tiêu thứcnày, lao động nông thôn có cơ cấu như sau:

- Về trình độ văn hóa, bao gồm các loại: Lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học Lao động đã tốt nghiệp cấp II

 Lao động có trình độ văn hóa hết cấp I  Lao động chưa biết đọc, biết viết

- Về chuyên môn kỹ thuật lao động lại được chia thành: Lao động không có chuyên môn kỹ thuật

 Lao động có chuyên môn kỹ thuật

Riêng đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật lại có thể đượcphân chia thành các loại như:

 Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật Lao động có trình độ sơ cấp

Trang 20

 Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp Lao động có trình độ cao đẳng và đại học Lao động có trình độ trên đại học

Trong mỗi loại trình độ nói trên, tùy theo mức độ lành nghề khácnhau, lao động lại tiếp tục được chia thành các nhóm có trình độ chuyênmôn cao, trung bình và thấp Nếu theo cách phân chia như hiện nay, tỷ lệlao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn nước ta mới chỉở mức 9,3%, trong đó:

 Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ cấp chiếm: 2,41% Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm: 5,94% Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học: 0,95% [6] Tình hình trên cho thấy, lực lượng lao động nông thôn nước ta hiệncó chất lượng tương đối thấp Để khắc phục tình trạng này cần có các giảipháp tích cực trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là việc dạy nghề cho nôngdân, bởi đây là một lực lượng lao động đông đảo nhưng hầu như chưa đượcqua đào tạo nghề.

- Cơ cấu lao động thực tế:

Là các quan hệ tỷ lệ và xu hướng thay đổi về thời gian lao độngthực tế giữa các ngành, nghề khác nhau trong tổng quỹ thời gian laođộng thực tế đã sử dụng ở nông thôn.

Việc nghiên cứu CCLĐ thực tế có ý nghĩa quan trọng, nhằm tìm racác giải pháp hữu hiệu để khai thác những khả năng tiềm tàng về thời gianlao động còn chưa được sử dụng hiện nay ở nông thôn nước ta C.Máccũng đã từng khẳng định rằng:

Tính chất toàn diện trong sự hoạt động, sự phát triển vàtrong việc tiêu dùng của mỗi thành phần cũng như toàn xã hội đều

Trang 21

phụ thuộc vào việc tiết kiệm thời gian Toàn bộ vấn đề tiết kiệmchung quy lại là vấn đề tiết kiệm thời gian [47].

Trong nông nghiệp, nông thôn, với điều kiện lao động bình thường,khi quỹ thời gian làm việc trong kỳ chưa được sử dụng hết thì chúng còn làmột tiềm năng để nâng cao năng suất lao động Tác động của yếu tố này tớisự biến thiên của năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn có thểđược lượng hóa bằng hệ thức sau:

tn: Số ngày làm việc thực tế trong tháng hoặc năm.

Theo các hệ thức trên, nếu mức năng suất lao động bình quân giờkhông thay đổi thì khi thay đổi số giờ công, ngày công làm việc trong ngày,trong tháng hoặc năm sẽ làm thay đổi mức năng suất lao động trong kỳ.Nội dung kinh tế này đã cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích CCLĐthực tế đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khi mà việc sửdụng lao động ở đây bị ảnh hưởng nhiều bởi tính thời vụ của sản xuất nôngnghiệp.

Từ những phân tích trên có thể rút ra được các nhận định sau đây:

Một là, CCLĐ được hình thành trên cơ sở CCKT và phụ thuộc vào

xu hướng biến đổi của CCKT Tuy nhiên, CCLĐ cũng có tính độc lập

Trang 22

tương đối, thể hiện: Một CCLĐ tiên tiến, hợp lý sẽ có tác động tích cực trởlại đối với CCKT và thúc đẩy CCKT phát triển.

Hai là, CCLĐ xã hội và CCLĐ thực tế tuy là các phạm trù kinh tế

có nội hàm khác nhau, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, vì đều phảnánh các nội dung về lượng và cũng như về chất của nguồn lao động nôngthôn Do đó, khi phân tích CCLĐ nông thôn cần có sự kết hợp đầy đủ cảhai nội dung quan trọng này.

1.3 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.3.1 Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, CNH vàHĐH đã từng được coi là bước đi chiến lược để đưa một nền sản xuất nhỏ,nông nghiệp lạc hậu lên thành nền sản xuất lớn có công - nông nghiệp hiệnđại,khoa học - kỹ tiên tiến Những thành công đó đã cho thấy tính tất yếukhách quan của CNH, HĐH đối với sự phát triển của các nền kinh tế nóichung Nhưng về mặt học thuật thì bản thân khái niệm CNH, HĐH lại đangcó nhiều cách hiểu khác nhau Chính điều này đã làm nảy sinh sự khác biệtkhông chỉ trong phương thức xây dựng chiến lược mà còn cả trong chínhsách triển khai thực hiện CNH, HĐH ở các quốc gia.

Dưới đây là một số khái niệm về CNH, HĐH đã được nhiều nhànghiên cứu đưa ra:

- CNH, HĐH là quá trình CDCCKT từ một nền kinh tế trong đó sảnxuất nông nghiệp là chủ yếu, sang một nền kinh tế có công nghiệp và dịchvụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

CNH, HĐH là chiến lược phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ trong một thời gian dài.

Trang 23

CNH, HĐH là quá trình cải biến lao động thủ công lạc hậu thànhlao động sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đạt được năng suất laođộng xã hội cao.

Với những cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng cách đặt vấn đềtrong khái niệm thứ ba là cách hiểu đúng đắn nhất về bản chất và mục đíchcủa CNH, HĐH là nhằm tăng năng suất lao động xã hội, yếu tố quyết địnhnhất cho sự tồn tại của một chế độ xã hội Tại hội nghị Ban chấp hànhTrung ương lần thứ 7 (khóa VII) của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam cũngđã khẳng định:

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hộitừ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổbiến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phươngpháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp vàtiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao[17 ].

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) cũngđã đưa ra định nghĩa về CNH như sau:

CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trìnhnày một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dânđược động viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành ởtrong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm CCKT này là có mộtbộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sảnxuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nềnkinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm tới sự tiến bộ về kinhtế - xã hội [36].

Trang 24

Qua các quan niệm về CNH nêu trên, ta có thể thấy một số điểmcần chú ý như sau:

- Xét về mặt mục tiêu, thực hiện CNH là nhằm đưa nền kinh tếđang ở tình trạng lạc hậu, kém phát triển lên ở một trình độ mới cao hơn.Qua đó tạo ra sự thay đổi cả về lượng cũng như về chất cho nền kinh tếquốc dân.

- Xét về mặt qui mô, CNH có nội hàm bao trùm toàn bộ quá trìnhphát triển kinh tế, xây dựng CCKT đa ngành, nghề chứ không phải thuầntúy chỉ là xây dựng công nghiệp

- Xét về nội dung, có thể thấy nội dung cơ bản, bao trùm nhất củaCNH là: Nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động và áp dụng những côngnghệ hiện đại vào sản xuất.

- Xét về bản chất, CNH chính là sự thể hiện những nội dung củacách mạng khoa học - công nghệ Do vậy, nó là nhiệm vụ tất yếu của cácquốc gia chậm phát triển trong quá trình chuyển nền kinh tế từ trạng tháilạc hậu, kém phát triển và phụ thuộc, sang một nền kinh tế phát triển và cókhả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Tiến hành CNH nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong các nướcđang phát triển sẽ mang lại những tác dụng to lớn sau:

+ Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao được đờisống vật chất, tinh thần của dân cư, góp phần đưa xã hội chuyển từ nền"Văn minh nông nghiệp" sang nền " Văn minh công nghiệp".

+ Góp phần hình thành CCKT đa ngành, nghề và duy trì được sựphát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng lãnh thổ trong nước Qua đó, thúcđẩy việc mở rộng, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại nhưng vẫn đảm bảophát huy được những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.

Trang 25

+ Tiến hành CNH sẽ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động theongành, nghề và vùng lãnh thổ, tạo ra sự CDCCLĐ theo hướng giảm tỷtrọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong cácngành nghề khác và nâng cao được trình độ chuyên môn cho người laođộng.

- Về hình thức biểu hiện, có thể nhận biết được sự hiện diện của CNHqua các dấu hiệu sau:

+ Có sự thay đổi của qui mô sản xuất từ chỗ chỉ lấy qui mô sản xuấtgia đình là chủ yếu, chuyển sang qui mô sản xuất theo kiểu công xưởnglớn.

+ Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm đi, tỷ trọng sản xuất côngnghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ CCLĐ có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao độngnông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ

+ Tốc độ đô thị hóa tăng lên, thể hiện thông qua việc gia tăng tỷ lệdân cư tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp.

+ Sử dụng rộng rãi năng lượng cơ học vào trong quá trình sản xuất.+ Một số ngành, nghề mới được hình thành trên cơ sở của hệ thốngcơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc phát triển.

+ Các yếu tố của thị trường ngày càng được hoàn thiện và pháttriển.

+ Có sự áp dụng rộng rãi các phát minh mới vào sản xuất.v.v

Còn hiện đại hóa được hiểu là việc trang bị, sử dụng những yếu tốcủa công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất

Trang 26

Giữa CNH và HĐH có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện:Khi tiến hành CNH, thông qua việc triển khai áp dụng thiết bị, công nghệmới vào sản xuất thì cũng có nghĩa là đã tiến hành việc hiện đại hóa sảnxuất Ngược lại, khi tiến hành HĐH công nghệ và thiết bị sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy quá trình CNH diễn ra nhanh hơn.

Như vậy, CNH là phạm trù mang tính lịch sử, nó gắn liền với từnggiai đoạn phát triển cụ thể của xã hội, còn hiện đại hóa lại là phạm trù gắnvới sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, cũng như việc triểnkhai các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nên nó luôn vận động, phát triểnvà tồn tại lâu dài.

Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh thêm,trong khi khẳng địnhnhững tác dụng to lớn của CNH, HĐH đối với sự phát triển của nền sảnxuất xã hội, thì ngược lại, cũng cần phải thấy những mặt trái của CNH,HĐH để hạn chế bớt tác hại của nó đến quá trình phát triển, nhất là đốivới con người.

- Một số chiến lược CNH:

Qua xem xét lịch sử phát triển của một số quốc gia đã tiến hànhthành công CNH, khái quát lại có thể thấy trong thực tế đã từng tồn tạinhững mô hình chiến lược CNH chủ yếu sau:

Một là, chiến lược tăng trưởng bằng xuất khẩu sản phẩm thô Đây

là chiến lược CNH được áp dụng trên cơ sở lấy lý thuyết "Lợi thế so sánh"làm nền tảng lý luận của mình Lý thuyết về lợi thế so sánh nói rằng:

Một quốc gia có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế bằng cáchchuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa họ mà có lợi thế hơn quốc gia khác.Xét về mặt nội dung, lợi thế so sánh có thể qui lại thành 5 yếu tố cơ bản sau:

+ Lợi thế so sánh về lao động có:Lợi thế về lao động giản đơn

Lợi thế về lao động có chất lượng cao.

Trang 27

+ Lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên có:Lợi thế về tài nguyên có thể tái sinhLợi thế về sự đa dạng của tài nguyên.

Lợi thế về chất lượng, trữ lượng của tài nguyên+ Lợi thế so sánh về vốn có:

Lợi thế do có hàm lượng vốn lớnLợi thế do có hàm lượng vốn nhỏ.+ Lợi thế so sánh về công nghệ có:

Lợi thế do có công nghệ thích hợpLợi thế do có công nghệ hiện đại.+ Lợi thế so sánh về thị trường có:

Lợi thế do có qui mô dân số lớnLợi thế do thị trường có sức mua lớn.

Dưới ánh sáng của lý thuyết lợi thế so sánh, tiến trình CNH của mộtquốc gia có thể chia thành hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn khi quốc gia đó có lợi thế so sánh do giá

nhân công rẻ và tài nguyên phong phú, thì các ngành công nghiệp sử dụngnhiều lao động và khai thác tài nguyên phát triển mạnh.

Giai đoạn 2: Là giai đoạn khi các yếu tố về vốn, công nghệ và lao

động có chất lượng cao của quốc gia lại trở thành những lợi thế so sánhmới,thì các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hàm lượng vốn lớnvà có công nghệ cũng như lao động phức tạp hơn sẽ phát triển mạnh.

Hiện nay, trên thế giới nhiều quốc gia đang phát triển đã hướng quátrình CNH của mình đi theo mô hình này nhằm khai thác lợi thế về điềukiện tự nhiên để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua chế biến.

Trang 28

Việc áp dụng mô hình trên có ưu điểm là giải quyết được kịp thờinhững vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách của đất nước, nhất là trong việc tíchlũy vốn cho các giai đoạn tiếp theo của CNH.

Tuy nhiên, mô hình cũng có một số nhược điểm cần được chú ý khiáp dụng, đó là: Do cầu về sản phẩm thô trên thị trường thế giới hiện có xuhướng giảm nên sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho những quốc gia xuất khẩucác loại mặt hàng này; Ngoài ra, khi xuất khẩu sản phẩm thô, các quốc gianói trên còn phải chịu thiệt hại nữa là không thu hồi được phần giá trị giatăng của sản phẩm sau khi chế biến do việc phải bán sản phẩm thô

Hai là, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Đây thực

chất là chiến lược hướng nội Nội dung của chiến lược này cho biết: Mỗiquốc gia sẽ tìm cách phát triển sản xuất các loại hàng hóa của mình để thaythế những sản phẩm trước đây vẫn phải nhập khẩu.

Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm được ngoại tệ, tạo thêm việclàm và khai thác được các nguồn nội lực trong nước

Nhưng mô hình trên cũng có một số điểm hạn chế như: kìm hãmsản xuất nội địa do thị trường trong nước dần bị bão hòa; làm giảm sứccạnh tranh của hàng nội và xuất hiện các thế lực độc quyền trên thịtrường

Ba là, chiến lược hướng về xuất khẩu (hướng ngoại) Mô hình

chiến lược này được xây dựng dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh củamỗi quốc gia để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thế giới Để thực hiệnchiến lược mỗi quốc gia phải lựa chọn được cho mình bước đi phù hợp,trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh hiện có và giải quyết có hiệu quả nhữngvấn đề kinh tế vĩ mô, như: Vấn đề tỷ giá hối đoái, chính sách đầu tư, chínhsách xuất khẩu

Trang 29

Bốn là, mô hình chiến lược hỗn hợp Đây là chiến lược hình thành

trên cơ sở kết hợp các mô hình nói trên Sự kết hợp này được thể hiệnthông qua việc vừa phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vừacoi trọng thị trường nội địa.

Qua các mô hình CNH và thực tiễn phát triển của nhiều quốc giatrên thế giới đã cho thấy, giữa các mô hình chiến lược CNH không có ranhgiới tuyệt đối; ngược lại, giữa chúng có sự đan xen với nhau, trong mô hìnhnày có thể bao hàm một số yếu tố của mô hình kia.

1.3.2 Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được hiểu là quá trình biến đổicác hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn từ chỗ lấy lao độngthủ công và các hoạt động kinh tế phụ gia đình là chính, sang phương phápsản xuất công nghiệp với lao động bằng máy móc là chủ yếu, trên cơ sở đótạo ra một năng suất lao động cao.

Như vậy, theo cách tiếp cận trên có thể thấy: CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn không phải thuần túy chỉ có nội dung là đưa công nghiệpvào nông thôn, mà còn phải tiến hành CNH, HĐH cả nông nghiệp Việctriển khai CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra sự chuyển biến vềchất trong phân công lao động ở nông thôn, qua đó sẽ mở ra khả năng tolớn để nâng cao năng suất lao động.

Xét về mặt mục tiêu, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằmgiải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn Đây làmột trong những mục tiêu quan trọng nhất của CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn Do trình độ sản xuất ở nông thôn nói chung thấp hơn so vớithành thị nên tại khu vực này, vấn đề việc làm và đời sống thường khá gaygắt Nếu không giải quyết tốt vấn đề trên sẽ làm gia tăng sự di chuyển cơ

Trang 30

học về lao động từ nông thôn ra đô thị để tìm kiếm việc làm, qua đó sẽ gâymất ổn định về kinh tế - xã hội cho khu vực nông thôn.

- Góp phần đưa lao động thủ công lên thành lao động cơ giới, tạora sự chuyển đổi nghề nghiệp và phương pháp lao động trong nôngnghiệp, nông thôn; qua đó tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình CDCCKTvà CCLĐ nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tăng cườngđược cơ sở vật chất kỹ thuật cho khu vực kinh tế này, góp phần thu hẹpkhoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị.Có thể nói đây cũng là những mục tiêu cấp bách ở nông thôn nước ta hiệnnay Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là cơ sở hạ tầng, trangthiết bị của nông nghiệp, nông thôn nước ta thấp kém hơn nhiều so vớithành thị Theo các số liệu thống kê, hiện nay đường giao thông liên huyện,liên xã và liên thôn tuy chiếm tới 81% tổng chiều dài đường bộ toàn quốc[34], nhưng chất lượng rất kém, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc pháttriển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn Còn về điện khí hóa, mứcđộ thực hiện chỉ tiêu này ở nông thôn cũng rất thấp, thậm chí có vùng, địaphương còn ở dưới ngưỡng cần thiết, như: Lai Châu điện khí hóa chỉ đạt ởmức 2,9%; Cao Bằng 7,1%; Lào Cai 9,9% [34].

Nhưng để tiến hành được CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cầnphải có các điều kiện cơ bản sau:

- Phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn phải làm rõ đượcchức năng, nhiệm vụ của từng loại công việc, từng nghề; trên cơ sở đó bốtrí lao động theo nguyên tắc tôn trọng sở trường và kỹ năng nghề nghiệp củahọ Có như vậy mới tạo được cơ sở kinh tế cho việc tích tụ vốn và laođộng, xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún, phân tán trong nông nghiệp,nông thôn.

Trang 31

- Năng suất lao động trong nông nghiệp phải đạt ở mức đủ để nuôiđược số lao động dư thừa trong nông nghiệp, nhưng chưa tìm được việclàm Đây chính là điều kiện vật chất để số lao động này có thời gian cầnthiết tìm được việc làm trong các ngành nghề khác ở nông thôn.

- Mức thu nhập và điều kiện làm việc trong các ngành nghề phinông nghiệp ở nông thôn phải đủ khả năng để tạo ra các lực hút đối với laođộng dư thừa trong nông nghiệp Đây là điều kiện quan trọng để kích thíchviệc chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân, qua đó tạo ra sự CDCCLĐnông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Về nội dung, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiệnnay bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, thực hiện thủy lợi hóa,điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa; phát triển công nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống vàcác ngành nghề mới, các loại hình dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn

Như vậy, có thể hiểu: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nướcta thực chất là quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướngCNH Những nội dung cụ thể cần tiến hành ở đây là:

- Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, bao gồm cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn và các hoạt độngdịch vụ kinh tế - kỹ thuật khác với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm cải biến cơcấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp -dịch vụ Thực chất của nội dung này chính là quá trình tổ chức và phâncông lại lao động trong nội bộ khu vực kinh tế nông thôn; qua đó, tạo ra sựchuyển dịch lao động tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động nôngnghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ.

Trang 32

- Đẩy mạnh việc trang bị công nghệ và thiết bị tiên tiến để cải tạonền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, sản xuất theo phươngthức tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp cơ khí hiện đại với năng suất cao,có tỷ suất hàng hóa nông sản lớn Có thể nói, đây chính là một trong nhữngnội dung quan trọng nhất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nướcta hiện nay Bởi lẽ, với nền nông nghiệp như hiện nay, chúng ta sẽ rất khókhăn trong việc tạo ra tiền đề vật chất cần thiết để đẩy nhanh quá trìnhCDCCKT và CCLĐ nông thôn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các điều kiện cần thiếtkhác để thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn Đây cũng là yêu cầu cấpbách vì với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém như hiện nay, nôngnghiệp, nông thôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các nguồnlực đầu tư từ bên ngoài

- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để nhanh chóng đưa nôngnghiệp, nông thôn nước ta hội nhập vào nền sản xuất nông nghiệp củakhu vực và thế giới.

Từ những nội dung trên có thể thấy, CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn là yêu cầu tự nhiên và là điều kiện không thể thiếu được đểđưa khu vực này vươn lên trở thành khu vực kinh tế phát triển của nềnkinh tế quốc dân.

1.4 QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO HƯỚNGCNH, HĐH TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.4.1 Các học thuyết kinh tế chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu laođộng trong nông nghiệp, nông thôn

Như đã nêu, CCKT và CCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn là cácyếu tố luôn vận động và phát triển, chính thông qua sự vận động đó màquan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, các yếu tố hợp thành CCKT, CCLĐ đã thay

Trang 33

đổi tạo nên sự chuyển dịch của CCKT, CCLĐ nông thôn Từ đó có thể hiểuquá trình CDCCKT và CDCCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn như sau:

- CDCCKT nông thôn được hiểu là sự thay đổi trong cấu trúc nộitại, cũng như tỷ trọng của các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông thônmột cách có hướng đích, qua đó tạo ra sự phát triển cả về lượng lẫn vềchất cho kinh tế nông thôn.

Như vậy, xét về bản chất, CDCCKT nông thôn là việc thay đổi cáchthức tổ chức và phân bố các yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất trongnông nghiệp nông thôn.

Về nội dung, CDCCKT nông thôn có thể được chia thành:CDCCKT ngành

CDCCKT vùngCDCCKT kỹ thuật

Trong đó nội dung chuyển dịch CDCCKT ngành có vị trí quantrọng nhất Điều này xuất phát từ chính nội dung chủ đạo, xuyên suốt củaCCKT ngành trong CCKT quốc dân như đã nêu ở trên.

- CDCCLĐ nông thôn là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng nhưxu hướng vận động của các bộ phận cấu thành nên nguồn lao động nôngthôn được diễn ra trong một không gian, thời gian và theo một chiềuhướng nhất định.

Thực chất của CDCCLĐ nông thôn là quá trình tổ chức và phâncông lại lực lượng lao động trên địa bàn nông thôn, qua đó làm thay đổiquan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận của nguồn lao động Về mức độ phát triển,CDCCLĐ nông thôn có thể diễn ra ở các cấp độ sau:

+ Nếu theo mức độ tích tụ, tập trung của các nguồn lực, thì trước tiên,CDCCLĐ nông thôn sẽ diễn ra từ chỗ lấy việc tập trung lao động làm chính,chuyển sang chủ yếu lấy việc tập trung vốn làm yếu tố kích thích sản xuất,

Trang 34

rồi sau đó tiếp tục chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn là: Lấy việc tậptrung kỹ thuật tri thức làm nội dung cơ bản để chuyển dịch lao động.

+ Nếu theo khả năng tiếp nhận thành quả của cách mạng khoa học kỹ thuật thì CDCCLĐ nông thôn diễn ra trước tiên từ chỗ lấy khả năng giảiquyết việc làm cho lao động là chính, sang giai đoạn lấy việc nâng caotrình độ nhận thức và kỹ năng làm việc cho lao động làm mục tiêu cơ bản.

-+ Nếu theo mức độ gia tăng của giá trị đầu ra, CDCCLĐ nông thônsẽ diễn ra từ chỗ ban đầu có giá trị đầu ra thấp đến các giai đoạn sau có giátrị đầu ra cao.

+ Nếu căn cứ vào không gian di chuyển của lao động thì CDCCLĐnông thôn lại có thể diễn ra theo hai phương thức:

CDCCLĐ tại chỗ, đây là sự chuyển dịch của lao động nông nghiệp

sang các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn Đặc điểm cơbản của sự dịch chuyển này là không có sự di chuyển nơi sinh sống Do đó,không làm thay đổi cơ cấu, cũng như mật độ dân cư sinh sống ở nông thôn,nhưng CCLĐ ở đây lại có sự thay đổi rõ rệt Đây chính là phương thứcCDCCLĐ tích cực nhất, đảm bảo được mục tiêu "ly nông bất ly hương" mànhiều quốc gia đang phát triển đã đặt ra

CDCCLĐ kèm theo sự di cư, đây là sự chuyển dịch lao động về mặt

không gian Hậu quả là tạo ra các dòng di chuyển dân cư và lao động từnông thôn ra thành thị, nông thôn - nông thôn, hoặc từ quốc gia này sangquốc gia khác Đặc điểm của sự dịch chuyển này là sẽ làm giảm quy môcũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi ra đi, nhưng lại làm tăng quy môvà thay đổi cơ cấu của nguồn lao động nơi đến Để lý giải cho quá trìnhchuyển dịch phức tạp này, các nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về "lực hút vàlực đẩy" đối với lao động nông thôn Theo lý thuyết trên, một trong nhữngyếu tố cơ bản tạo ra lực hút đối với lao động nơi ra đi chính là do mức thu

Trang 35

nhập dự kiến ở khu vực họ sẽ chuyển đến Vì vậy, để góp phần làm giảmbớt áp lực về đời sống và việc làm do hậu quả của việc di dân và lao độnggây ra,cần phải có các giải pháp tích cực để xóa bỏ sự chênh lệch về thunhập và mức sống giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và trong nội bộvùng Có như vậy, mới đảm bảo được sự phát triển hài hòa của nôngnghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH.

Về mặt lý luận, vấn đề CDCCLĐ nói chung và trong nông nghiệp,

nông thôn nói riêng, từ trước đến nay thường được các nhà kinh tế đặt lồngghép trong những học thuyết CDCCKT của mình Điểm lại, có thể nêu ramột số quan điểm cơ bản về CDCCLĐ trong các học thuyết kinh tế chủchốt sau đây:

- Trong kinh tế học mácxít Vấn đề CDCCLĐ chủ yếu được đề cập

trong hai học thuyết: Học thuyết về phân công lao động xã hội và học

thuyết tái sản xuất tư bản xã hội Trong học thuyết về phân công lao độngxã hội, các nhà kinh tế học mácxít không chỉ nêu rõ những tiền đề vật chất

mà còn khẳng định vai trò quan trọng của môi trường thể chế đối với quátrình CDCCLĐ Những tiền đề vật chất được đề cập ở đây là:

+ Có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn+ Qui mô và mật độ của dân số

+ Mức năng suất lao động trong nông nghiệp

Về nguyên tắc, mức năng suất lao động nói trên phải có khả năngđáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Cònmôi trường thể chế đóng vai trò "Bà đỡ" cho quá trình CDCCLĐ chính làsự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp trong điều kiện nền kinh tếthị trường C.Mác đã khẳng định rằng: "Cơ sở của mọi sự phân công lao

Trang 36

động phát triển và lấy sự trao đổi hàng hóa làm môi giới là sự tách rời giữathành thị và nông thôn" [47].

Việc nghiên cứu học thuyết trên cho thấy: Để đẩy nhanh được quátrình CDCCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, trước tiênphải từng bước tạo dựng được các tiền đề vật chất cho quá trình chuyểndịch này Đi đôi với việc đó, cần tiếp tục hoàn chỉnh các yếu tố của kinh tếthị trường để tạo môi trường thể chế thuận lợi cho sự chuyển dịch CCLĐ.

Trong học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội, vấn đề CDCCLĐ

được nghiên cứu thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếquốc dân Ở học thuyết này, các nhà kinh tế học mácxít đã đề cập tới quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành thông qua tốc độ phát triển khác nhau củacác thành tố của nó, đó là: "Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sảnxuất phát triển nhanh nhất; sau đó đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạotư liệu tiêu dùng; và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêudùng" [43].

Do tốc độ phát triển khác nhau nên quy mô và trình độ sản xuất củacác ngành sẽ dần thay đổi, tạo ra sự CDCCKT ngành và theo đó là sựCDCCLĐ Tuy nhiên, để quá trình chuyển dịch nói trên có thể xảy ra thìnền sản xuất xã hội cũng phải được phát triển ở một trình độ nhất định;nghĩa là những tiền đề vật chất để đảm bảo cho quá trình chuyển dịch đónhư: Quy mô tích tụ và tập trung vốn, mức năng suất lao động trong khuvực sản xuất tư liệu tiêu dùng phải được bảo đảm ở một mức độ chophép.

- Trong kinh tế học hiện đại

Người có công lao đi đầu trong việc đặt nền móng cho sự phát triểncủa các học thuyết CDCCKT và CCLĐ trước tiên phải kể tới D.Ricardovới việc mô tả hàm sản xuất trong nông nghiệp Theo Ông, khi tăng tỷ lệ

Trang 37

đầu vào lao động lên thì sản lượng đầu ra của nông nghiệp tăng với tỷ lệgiảm dần và nguyên nhân là do sự tác động của quy luật lợi suất giảm dầntrong nông nghiệp gây ra.

Tiếp theo D.Ricardo, có E.Engel với việc đề xướng quy luật tiêuthụ sản phẩm và Fisher với việc nêu ra sự thay đổi CCLĐ giữa ba khu vựctrong nền kinh tế

Với quy luật tiêu thụ sản phẩm, E.Engel đã cho rằng: Khi thu nhậpcủa các hộ gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thựcphẩm sẽ giảm đi Từ đó suy ra rằng, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp sẽ giảmkhi thu nhập hoặc mức sống của dân cư trong khu vực nông thôn tănglên.Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi trong CCKT nông thôn và tiếptheo đó là sự thay đổi của CCLĐ ở khu vực này.

Còn Fisher lại cho rằng: Nguồn lao động xã hội được phân chia vàoba khu vực:

 Khu vực thứ nhất bao gồm các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp Khu vực thứ hai gồm các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng. Khu vực thứ ba gồm các ngành: vận tải, thông tin, dịch vụ nhànước, dịch vụ tư nhân

Cũng theo A.Fisher, do tác động của tiến bộ kỹ thuật, nên tỷ lệ phânbổ lao động giữa các khu vực sẽ thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ lao độngnông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động cho công nghiệp, dịch vụ

Trên cơ sở của những lý thuyết này, các nhà kinh tế học phát triểnthuộc các trường phái khác đã tiếp tục đề xướng nhiều học thuyếtCDCCKT và CCLĐ khác nhau Tiêu biểu là các học thuyết sau:

+ Học thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế:

Trang 38

Đây là học thuyết đề cập tới quá trình tăng trưởng và phát triển kinhtế của các quốc gia, do nhà kinh tế học Hoa Kỳ W.Rostow đề xướng vàonhững năm 60 của thế kỷ này Theo Rostow, quá trình phát triển của mộtquốc gia có thể chia thành 5 giai đoạn:

Trước tiên là xã hội truyền thống, với đặc trưng cơ bản là lấy nông

nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu Ở thời kỳ này, do khoa học - kỹthuật chưa phát triển, nên lao động chủ yếu là thủ công, năng suất lao độngthấp và sản xuất hàng hóa kém phát triển Với một CCKT như trên nênCCLĐ ở thời kỳ này còn mang nặng tính thuần nông.

Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: ở giai đoạn này, các thành tựu khoa

học - kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất Hoạt động đầu tư trong nềnkinh tế đã tăng lên, thúc đẩy các ngành kinh tế - kỹ thuật trong nước pháttriển Qua đó, CCKT quốc dân đã có sự chuyển dịch tích cực, kéo theo sựchuyển dịch của một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghềkhác.

Giai đoạn cất cánh: Sản xuất công nghiệp đã phát triển mạnh, tỷ

lệ tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế tăng lên nhanh Tiến bộ kỹ thuậttrong nông nghiệp được chú trọng, nông nghiệp chuyển mạnh sang sảnxuất hàng hóa, tốc độ đô thị hóa tăng, một bộ phận đáng kể lao độngtrong nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, CCLĐnông thôn lúc này đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướngCNH,HĐH.

Giai đoạn trưởng thành, đầu tư trong nền kinh tế có thể tăng với tỷ

lệ rất cao so với thu nhập quốc dân thuần túy (NNP) Nông nghiệp được cơgiới hóa và có năng suất lao động cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp chuyểnsang các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn.

Trang 39

Giai đoạn mức tiêu dùng cao, với đặc trưng cơ bản là thu nhập của

dân cư tăng nhanh và CCLĐ có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷlệ dân cư đô thị và tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao.

Qua các ý tưởng trong lý thuyết nói trên của Rostow, có thể thấynhững đóng góp to lớn của ông như sau:

Một là, lý thuyết đã chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự

CDCCKT và CCLĐ từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội CNH,đó là: Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vàosản xuất nông nghiệp đã làm tăng năng suất lao động.

Mô hình phát triển kinh tế qua 5 giai đoạn của Rostow có thể đượcmô tả qua hình 1.1:

Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển kinh tế

Hai là, mô hình lý thuyết trên đã chỉ cho thấy, mỗi quốc gia cần có

chính sách cơ cấu thích ứng cho từng giai đoạn,trên cơ sở có sự ưu tiênđúng mức đối với từng lĩnh vực, từng ngành đóng vai trò quyết định đến sựphát triển của nền kinh tế quốc dân.

+ Lý thuyết mô hình hai khu vực của Arthus Lewis (còn gọi là

thuyết nhị nguyên)

T h u n h Ë p

Trang 40

Nội dung cơ bản của lý thuyết này xuất phát từ việc cho rằng có sựtồn tại song song của hai khu vực trong nền kinh tế quốc dân, đó là: Khuvực kinh tế truyền thống với nội dung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vàkhu vực kinh tế công nghiệp hiện đại, du nhập từ bên ngoài Những ýtưởng của Lewis trong mô hình này sau đó đã được các nhà kinh tế khácnhư: John Fei và Gustar Rainis tiếp tục phát triển.

Theo A.Lewis, khu vực kinh tế truyền thống có đặc điểm là trì trệ,năng suất lao động thấp và dư thừa nhiều lao động Do đó, xã hội có thể dichuyển một bộ phận lao động từ khu vực này sang khu vực công nghiệphiện đại mà không làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp Xuất phátđiểm của cách đặt vấn đề như trên của A.Lewis là do ông lấy hàm sản xuấttrong nông nghiệp của D.Ricardo làm căn cứ cho lý thuyết của mình.

Theo các ông, khi tăng thêm yếu tố đầu vào thì sản lượng đầu racủa nông nghiệp ban đầu sẽ tăng nhanh, nhưng sau đó sẽ tăng chậm dần vàlàm năng suất trung bình của một lao động giảm đi Giả sử, với số lượnglao động L = L1(như tại hình 1.2), sản lượng đầu ra trong nông nghiệp sẽđạt giá trị lớn nhất, nhưng năng suất cận biên của lao động sẽ bằng không.Nếu cứ tăng đầu vào lao động lên, sản lượng đầu ra sẽ tiếp tục giảm và năngsuất cận biên của lao động sẽ nhỏ hơn không như tại hình 1.3.

Lo L L

Lo L LMP

Ngày đăng: 15/10/2016, 20:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w