Phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng trong thời gian qua, nhất là khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những kết quả bước đầu, song còn nhiều bất cập: tỷ trọng lao động thuần nông, thuần lương còn cao, nhịp độ phân công lại lao động xã hội trong các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế còn chậm, hiệu quả kinh tế xã hội của phân công lại lao động chưa tăng tương xứng với tiềm năng vốn có... Những bất cập này có phần do điểm xuất phát thấp. Song về mặt chủ quan phải kể đến do ảnh hưởng trong tư duy và cách làm của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung, quan liêu bao cấp, môi trường thể chế chưa đồng bộ, chậm bổ sung để hoàn thiện; tổ chức thực tiễn chưa năng động kịp thời trên cả hai tầm quản lý vĩ mô và vi mô.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nói chung và ở tỉnhTiền Giang nói riêng trong thời gian qua, nhất là khi đất nước chuyển sangthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những kết quả bướcđầu, song còn nhiều bất cập: tỷ trọng lao động thuần nông, thuần lương còncao, nhịp độ phân công lại lao động xã hội trong các ngành, các vùng vàcác thành phần kinh tế còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội của phân cônglại lao động chưa tăng tương xứng với tiềm năng vốn có Những bất cậpnày có phần do điểm xuất phát thấp Song về mặt chủ quan phải kể đến doảnh hưởng trong tư duy và cách làm của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung,quan liêu bao cấp, môi trường thể chế chưa đồng bộ, chậm bổ sung để hoànthiện; tổ chức thực tiễn chưa năng động kịp thời trên cả hai tầm quản lý vĩ
mô và vi mô
Ngày nay, phân công lại lao động xã hội không ngừng diễn ra ngàycàng sâu rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự phát triểncủa lực lượng sản xuất Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển biến có tính quyluật của phân công lao động xã hội để vận dụng phát triển kinh tế cả nước nóichung và tỉnh Tiền Giang nói riêng là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hiện nay Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài: "Vấn đề phân công lại lao động
xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tiền Giang” làm
luận án tiến sĩ kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ này, khái niệm "Phân cônglại lao động xã hội" đã được Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (khóa III) đề
Trang 2cập đến trong Văn kiện và tiếp sau đó có nhiều công trình lý luận và thựctiễn đã nêu lên vấn đề này Nhưng sau đó, một thời gian dài bị lãng quên ítđược đề cập
Đến nay, ở Việt Nam đã có hàng trăm công trình nghiên cứu và viết
về kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam như: Đậu Quý Hạ: "Suy nghĩ
về phân công lại lao động xã hội hiện nay", 1993; Phạm Văn Tần: "Về phân công trên địa bàn huyện"; Luận án Thạc sĩ của Đỗ Gia Bột với đề tài:
"Một vài suy nghĩ về phân công lại lao động trên địa bàn Hưng Hà trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội" (đã bảo vệ năm 1995); Trần Đình
Hoan: "Phân công, phân bố lại và sử dụng nguồn lao động với vấn đề cơ
cấu kinh tế công - nông nghiệp trong chặng đường hiện nay";
Tuy nhiên, việc nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận và thực tiễn
về phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở tỉnh Tiền Giang chưa có công trình nào đề cập đến
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án:
Xác lập những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đềxuất những quan điểm, định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm đẩymạnh phát triển phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tiền Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhiệm vụ của luận án:
Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phân công laođộng xã hội; nêu một số kinh nghiệm về phân công lao động xã hội trongquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước trên thế giới
- Phân tích thực trạng phân công lao động xã hội và những nhân tốảnh hưởng đến phân công lại lao động xã hội ở Tiền Giang hiện nay
- Đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp thực hiện
Trang 3phân công lại lao động xã hội ở Tiền Giang trong những năm tới.
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phân công lại lao động xã hộitrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa và giới hạn trong phạm vi tỉnh Tiền Giang từ 1990 đến nay
- Luận án đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng mácxít,phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch
sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảocứu trên cơ sở thu thập có kế thừa và khoa học những thông tin, báo cáocủa địa phương, sách báo và các công trình khoa học đã được nghiên cứutrước đây; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để phân tích, làm rõ những vấn
đề có liên quan đến chủ đề của luận án
5 Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản về phân công lại laođộng xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, và một số lý thuyết khác làm rõ tínhđộc lập tương đối và mối quan hệ giữa phân công lại lao động xã hội vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Từ sự phân tích tình hình phân công lao động ở một số nước châu
Á và Việt Nam đã đưa ra những xu hướng phát triển của mô hình phâncông lao động xã hội ở các nước đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có ýnghĩa đối với cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng
- Đã phân tích làm rõ thực trạng phân công lao động xã hội ở tỉnhTiền Giang trong những năm vừa qua, đề xuất những phương hướng, giảipháp cơ bản mang tính khả thi nhằm thúc đẩy việc phân công lại lao động
xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Tiền Giang trong nhữngnăm tới
6 Kết cấu của luận án
Trang 4Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, 8 tiết, 23 biểu, 3 hình, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 5Chương 1
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI
VÀ PHÂN CÔNG LẠI LAO ĐỘNG XÃ HỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong cácngành, các vùng, các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi xãhội Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượngsản xuất xã hội, đồng thời mỗi bước tiến của sự phân công lao động xã hộilại có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển tạo ra phươngthức lao động mới gắn với năng suất lao động xã hội cao Bởi vậy, năngsuất lao động xã hội cao vừa là tiền đề vừa là kết quả của sự phân công lao
động xã hội mới Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu đòi hỏi phải có sự phân công lại lao động xã hội.
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Vấn đề phân công lao động xã hội đã được các nhà kinh điển mácxítnghiên cứu, gắn với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa Các ông cũng đã đề cập vấn đề phân công lại lao động xã hội dướichủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như một dự đoán về tương lai
1.1.1 Kinh tế học mácxít
Khác với các nhà kinh tế học phát triển, trong học thuyết về phâncông lao động xã hội, kinh tế học mácxít không những chỉ rõ bản chất cácđiều kiện tiền đề cần thiết mà còn vạch ra khuôn khổ thể chế quyết định sựthay đổi về chất của cuộc cách mạng công nghiệp, cơ sở của sự phát triểnnền sản xuất tư bản chủ nghĩa Những tiền đề ấy là:
- Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn;
Trang 6- Số lượng dân cư và mật độ dân số;
- Năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng cao, đủ để cungcấp sản phẩm “tất yếu” cho cả những người lao động trong nông nghiệp lẫnnhững người lao động thuộc những ngành sản xuất khác
- Cuối cùng là điều kiện thể chế có ý nghĩa quyết định cuộc cáchmạng công nghiệp trong tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa, là kinh tếthị trường
Từ những tiền đề trên, có thể suy ra rằng việc thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội không thể cókết quả nếu không tính tới độ chín muồi của những tiền đề này Nó cũnghàm ý rằng trong điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế, độ chín muồi củatừng loại tiền để có thể không giống nhau và con đường để hoàn thiện haythay thế những tiền đề nói trên cũng sẽ không giống nhau
Vì vậy, về mặt phương pháp lôgic và lịch sử, đã đặt ra cho chúng tatrước khi nghiên cứu khái niệm, nội dung của phân công lao động xã hội vàphân công lại lao động xã hội cần nghiên cứu lược sử ba lần đại phân cônglao động xã hội trong lịch sử phát triển của xã hội loài người
Lược sử ba lần đại phân công lao động xã hội đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người
- Ở giai đoạn đầu, các bộ lạc và thị tộc dân cư sống hết sức thưathớt, sự phân công lao động xã hội hoàn toàn có tính chất tự nhiên, nó chỉđược thực hiện giữa nam và nữ Đàn ông thì săn bắn, đánh cá; đàn bà chămsóc việc nhà, chế biến thức ăn và lo may vá Trong quá trình săn bắn, việcphát hiện những động vật có thể thuần dưỡng được và sinh sôi nảy nởthành bầy đàn, cung cấp cả thịt và sữa Dần dần việc chăn nuôi và coi giữgia súc đã trở thành ngành lao động chủ yếu của một số bộ lạc và việc tách
các bộ lạc chăn nuôi ra khỏi các bộ lạc lớn - Đó là sự phân công lao động
xã hội lớn lần đầu tiên - Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
Trang 7Những bộ lạc này, sản xuất ra nhiều sản phẩm làm từ thịt, sữa vàcòn có cả da thú, len, sợi dệt ngày càng nhiều Vì vậy, mà lần đầu tiên đã
có sự trao đổi đều đặn giữa các bộ lạc khác nhau Điều đó đã thúc đẩy vànâng cao mạnh mẽ năng suất lao động tạo tiền đề vật chất cho sự ra đờicủa chế độ tư hữu và hình thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp
bị bóc lột
- Của cải tăng lên nhanh chóng cùng với chế độ tư hữu: nghề dệt,nghề chế tạo đồ kim loại và các nghề thủ công khác càng tách ra, làm chosản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú và trình độ sản xuất ngày càngđược hoàn hảo Sự hoạt động đa dạng nhiều vẻ như vậy không thể chỉ có cá
nhân đơn lẻ tiến hành được - Sự phân công lao động xã hội lớn thứ hai đã
diễn ra: tiểu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Điều đó thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển không ngừng và năng suất lao động ngày càngđược nâng cao đã làm cho giá trị sức lao động của con người càng đượcnâng cao hơn
- Sự xuất hiện và phát triển của phân công lao động xã hội giữanông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đã trực tiếp sản xuất ra nhiều sảnphẩm có giá trị trao đổi giữa những người sản xuất cá thể đã trở thànhmột việc tất yếu sống còn của xã hội Sản xuất hàng hóa thị trường, từ đóđược hình thành, cơ sở trao đổi phát triển và thị trường mở rộng đã làm
xuất hiện sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ ba - thương nghiệp
tách khỏi sản xuất.
Phân công lao động xã hội lớn lần thứ ba có ý nghĩa quyết định: vì
sự phân công lao động xã hội mới lần này đã nảy sinh ra một tầng lớpkhông tham gia sản xuất trực tiếp mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm -
đó là tầng lớp thương nhân Cùng với sự tách nghề tiểu thủ công khỏi nông
nghiệp, sự phân công lao động xã hội đã tạo sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; tạo ra sự phân chia
Trang 8những người sản xuất thành những người điều khiển và những người thừahành, phân chia những người sản xuất có quy mô lớn và quy mô nhỏ.Trong các hình thái xã hội có giai cấp, sự đối lập nói trên càng sâu sắc và
có tính chất đối kháng
Trải qua ba lần đại phân công lao động xã hội trong lịch sử, cho thấy mỗi lần phân công lao động xã hội cũ bị hạn chế trong từng bộ phận hay tách rời thành những ngành mới - cũng là quá trình hình thành phương thức lao động mới, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội - Vấn đề đặt ra tất yếu phải thay thế sự phân công lao động xã hội cũ bằng sự phân công lao động xã hội mới - cũng có nghĩa là tiến hành phân công lại lao động xã hội.
Đến chủ nghĩa tư bản, việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phân công laođộng xã hội Sản xuất cơ khí ra đời thay cho sản xuất bằng công cụ thủ cônglàm cho công nghiệp hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp và quyết định sựphân công hơn nữa trong nội bộ những ngành ấy Trong nội bộ công nghiệpcũng chia nhiều ngành khác nhau và số lượng ngày càng tăng lên Quá trình
đó đồng thời là quá trình phát triển lực lượng sản xuất, mở rộng sự phâncông và hợp tác lao động và tăng thêm tính chất xã hội hóa của sản xuất
Trong các hình thái xã hội dựa trên cơ sở người bóc lột người, phâncông lao động xã hội mang tính chất đối kháng giai cấp Dưới chế độ Tưbản Chủ nghĩa việc chuyên môn hóa sản xuất gắn liền với những mâuthuẫn đối kháng và phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận Thuộc tính vốn cócủa chủ nghĩa tư bản, là sự phát triển không đều trong sự phát triển của cácngành, điều đó gây ra sự mất cân đối thường xuyên và nạn lãng phí lao
động xã hội Tính chất xã hội hóa của quá trình sản xuất do phân công lao
động xã hội sinh ra mâu thuẫn với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Tính
chất xã hội hóa của quá trình sản xuất tăng lên tạo tiền đề vật chất cho nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa
Trang 9Đến chủ nghĩa xã hội, cơ sở kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật mới
ra đời và phát triển, sẽ không còn cơ sở cho phương thức sản xuất cũ vàtính chất của sự phân công lao động xã hội cũ tồn tại và thay vào đó sựphân công lao động xã hội mới trên cơ sở phát huy mọi năng lực của ngườilao động Và như thế, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn; sự tách rời
giữa lao động trí óc và lao động chân tay dần dần sẽ bị xóa bỏ Cùng với sự
tác động như vũ bão của sự phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, đòi hỏi phải có sự phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với xu thế mới.
Để nhận thức một cách có hệ thống, vấn đề phân công lao động xãhội và phân công lại lao động xã hội Về phương diện lý luận cần nghiêncứu một số khái niệm có liên quan như sau:
Khái niệm phân công lao động xã hội, phân công lại lao động xã hội và một số khái niệm có liên quan
- Phân công lao động là sự phân chia lao động vào các ngành, các khu vực, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn đầu của lịch sử, sự phân công lao động còn mangtính chất tự nhiên:
- Phân công theo tuổi tác, giới tính ; "Và phân công lao động chỉtrở thành phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thànhlao động vật chất và lao động tinh thần" [37, 45] Sự phân công đó bao hàm
cả sự phân phối lao động và sản phẩm của lao động, mà hình thái đầu tiênbắt nguồn từ trong gia đình
Phân công lao động tạo ra khả năng tách rời giữa lợi ích cá nhân cábiệt hoặc của gia đình cá biệt với lợi ích chung của các cá nhân có liên quanvới nhau trong quá trình tham gia vào phân công lao động Vì ngay khi laođộng bắt đầu được phân công thì mỗi người có một lĩnh vực hoạt động đặc
Trang 10thù nhất định và gắn chặt với nó mỗi cá nhân hoàn toàn bị sự phân cônglao động chi phối và do đó mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau Ngay từ đầu
sự phân công lao động đã bao hàm sự phân chia những điều kiện lao động,công cụ và tư liệu lao động Do đó, bao hàm cả sự tích lũy tài sản giữa nhữngngười có sở hữu khác nhau, và sự chia cắt giữa tài sản, tư liệu sản xuất và laođộng cũng như giữa những hình thức khác nhau của bản thân chế độ sở hữu
- Trong phân công lao động cần phân biệt ba cấp độ: phân công lao động chung, phân công lao động đặc thù và phân công lao động cá biệt.
- Phân công lao động chung bao gồm sự phân chia lao động xã
hội vào những ngành lớn như: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Phân
công lao động chung là khái niệm để chỉ sự phân chia lao động của toàn xãhội thành nhiều loại và cố định lao động trong những hoạt động cụ thể khácnhau của những ngành, những lĩnh vực của quá trình sản xuất xã hội Vềhình thức, sự phân công lao động này là sự tách rời giữa các ngành sảnxuất, các vùng sản xuất thành những ngành sản xuất chuyên môn hóa tạo
cơ sở cho sự trao đổi sản phẩm
- Phân công lao động đặc thù là sự phân chia lao động trong nội
bộ những ngành sản xuất thành loại và thứ theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, quá trình đó "làm cho các hình thức chế biến sản phẩm tách rời
nhau và không ngừng tạo thêm những ngành công nghiệp mới"; ở trongnông nghiệp là quá trình "làm nảy sinh phân ngành chuyên môn hóa vànhững hệ thống kinh tế" như: hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, Quá trình đó tạo ra sự trao đổi không ngừng và đến lượt mình sự chuyênmôn hóa trở thành cơ sở tất yếu của trao đổi sản phẩm lao động, giữa sảnphẩm nông nghiệp với sản phẩm công nghiệp và giữa những sản phẩmnông nghiệp khác nhau [30, 29-31]
- Phân công lao động cá biệt tức là sự phân công lao động trong
nội bộ xí nghiệp Phân công lao động cá biệt là một phạm trù gắn liền với
Trang 11tất yếu kỹ thuật của sản xuất; gắn liền với sản phẩm mang tính giai đoạn,chưa trở thành một hàng hóa hoàn chỉnh có thể đem bán được.
C Mác giải thích sự phân công lao động trong xã hội: "Toàn bộnhững giá trị sử dụng hay vật thể hàng hóa khác thể hiện toàn bộ những laođộng có ích, cũng nhiều hình, nhiều vẻ, cũng chia ra bấy nhiêu loại, giống,
họ, nhánh và biến chủng khác nhau Nói tóm lại là thể hiện sự phân cônglao động xã hội, sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại củanền sản xuất hàng hóa, mặc dầu ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải làđiều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội" [37, 72]
Theo C.Mác và Lênin, cơ cấu của phân công lao động xã hội baogồm:
- Phân công lao động chung - theo các ngành lớn
- Phân công lao động đặc thù - theo nội bộ ngành
- Phân công lao động theo vùng kinh tế
Để hiểu đầy đủ hơn khái niệm phân công lao động xã hội, cần làm
rõ những điểm giống nhau chủ yếu giữa sự phân công lao động cá biệt hay
phân công trong nội bộ xí nghiệp và sự phân công lao động xã hội:
Cả hai loại phân công đều biểu hiện sự chuyên môn hóa và hợp táchóa trong lao động, điều nói đến sự phát triển của lực lượng sản xuất vàthúc đẩy sự phát triển đó, đương nhiên là với phạm vi và tác dụng khác nhau
Cả hai loại phân công đều có nguồn gốc tương tự: phân công laođộng xã hội ra đời trên cơ sở hợp nhất nhiều công xã khác nhau trong cùngmột hệ thống kinh tế, hoặc làm tan rã các công xã, biến các thành viên công
xã thành những người sản xuất và trao đổi hàng hóa độc lập; phân công laođộng cá biệt cũng ra đời trên cơ sở hợp nhất hoặc tách các nghề thủ côngtrong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản
Cả hai loại phân công đều đòi hỏi, phải có những tiền đề vật chất
tương tự Tiền đề của sự phân công lại lao động xã hội là số lượng nhân
Trang 12khẩu và mật độ dân số phải phát triển đến một trình độ nhất định Tiền đề
của sự phân công trong nội bộ xí nghiệp là số lượng công nhân do chủ tưbản trong xí nghiệp sử dụng cùng một lúc phải tập trung đến một mức độthích hợp
Phân công lao động trong xí nghiệp chỉ có thể thực hiện ở nơi nào
mà phân công lao động xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định Mặtkhác sự phát triển của phân công lao động trong xí nghiệp lại làm cho sự
phân công xã hội phát triển hơn Nhưng giữa phân công trong xí nghiệp và
phân công lao động xã hội có những điểm khác nhau như sau:
Trong phân công lao động xã hội, những người lao động độc lập cómối quan hệ với nhau thông qua trao đổi hàng hóa Nhưng phân công laođộng trong nội bộ xí nghiệp, từng người lao động bộ phận không thể làm rasản phẩm hàng hóa, chỉ có lao động tập thể của xí nghiệp mới tạo ra sảnphẩm hàng hóa Những người lao động bộ phận trong xí nghiệp là nhữngngười bán sức lao động cho cùng một nhà tư bản để họ sử dụng như là sứclao động tập thể Mối quan hệ giữa những người lao động trong xí nghiệpđược thực hiện trong sản xuất bằng mệnh lệnh của một nhà tư bản
Tiền đề của sự phân công lao động trong xí nghiệp là sự tước đoạt
tư liệu sản xuất của người sản xuất trực tiếp và tập trung vào tay một nhà tưbản, còn tiền đề của sự phân công lao động xã hội là tư liệu sản xuất phântán vào tay những người sản xuất hàng hóa độc lập và thuộc về nhữngngười sản xuất hàng hóa ấy
Trong xí nghiệp sự phân công lao động thực hiện một cách có ýthức, theo những tỷ lệ nhất định và được phân bố một cách chặt chẽ, còntrong phân công lao động xã hội thì tỷ lệ lao động phân bố giữa các ngànhsản xuất khác nhau được thể hiện một cách tự phát, vô tổ chức, nhưng lại làmột sự tất yếu không sao tránh khỏi và chỉ thấy rõ thông qua sự trao đổi
trên thị trường, tuy rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay có khả năng điều chỉnh
Trang 13kinh tế bằng các kế hoạch hướng dẫn.
C Mác đánh giá sự khác nhau nói trên như sau: " mặc dù có rấtnhiều sự giống nhau và những mối liên hệ giữa sự phân công lao động xã hội
và sự phân công trong xưởng thợ Nhưng hai loại phân công đó không nhữngkhác nhau về mức độ mà còn khác nhau về căn bản nữa" [37, 514] Từ nhữngđiểm giống nhau và khác nhau giữa sự phân công lao động xã hội và sự phâncông lao động trong xí nghiệp, C.Mác đã đi đến kết luận: "Trong sự phâncông lao động trong toàn thể xã hội - không kể là nó có được trao đổi hànghóa làm môi giới hay không - vẫn thuộc về những hình thái kinh tế-xã hội rấtkhác nhau thì sự phân công lao động trong công xưởng là vật sáng tạo hoàntoàn có tính chất đặc biệt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" [37,521]
Phân công lao động xã hội theo V.I Lênin là sự phân chia, sự táchrời nhau giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế Trong mỗi ngành đó lạichia ra nhiều ngành nhỏ Phân công lao động xã hội là nét đặc trưng củanền sản xuất hàng hóa, phân biệt nền kinh tế hàng hóa với nền kinh tế tựcấp tự túc
Quá trình tái sản xuất xã hội như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng thì phân công lao động xã hội thuộc phạm trù sản xuất (theo nghĩa
rộng) Vì theo khái niệm trên đã bao hàm sự phân chia lao động và các điều kiện sản xuất khác nhau trong xã hội Chính do sự phân công này mới diễn ra quá trình sản xuất mới Sản xuất là khởi điểm của quá trình tái sản
xuất Nếu không có sản xuất thì các quá trình tiếp theo như phân phối, trao
đổi, tiêu dùng không thể có, phân công lao động xã hội thuộc phạm trù sản
xuất nên nó là phạm trù vĩnh viễn Tuy nhiên, tính chất và hình thức biểu
hiện sẽ thay đổi theo những chế độ xã hội khác nhau Trong chủ nghĩa cộngsản hình thức phân công lao động xã hội sẽ biểu hiện khác với những xã
Trang 14hội trước đó C.Mác còn viết: "Một khi bắt đầu có phân công lao động thìmỗi người điều có một phạm vi lao động nhất định và độc chuyên mà người
đó buộc phải nhận lấy và không thể thoát khỏi được: người đó là người đisăn, người đánh cá hoặc người chăn nuôi hoặc là nhà phê phán có tính phêphán và người đó vẫn cứ phải là như thế nếu như không muốn mất các tư liệucủa mình; còn trong xã hội cộng sản, trong đó không ai bị hạn chế trong mộtphạm vi hoạt động, độc chuyên, mà mỗi người có thể tự hoàn thiện mìnhtrong bất kỳ lĩnh vực nào mà mình thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sảnxuất, thành thử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việckhác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữacơm thì làm việc phê phán tùy, theo sở thích của tôi mà chẳng bao giờ trởthành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôi hoặc nhà phê phán cả"[35, 47]
Ngoài phần công lao động xã hội theo ngành và nội bộ ngành kinh
tế, phân công lao động xã hội còn được biểu hiện qua các hình thức:
- Phân công lao động xã hội theo vùng: là sự phân công lao động
gắn với việc tổ chức sản xuất theo vùng lãnh thổ, phân bố sản xuất trongnội bộ vùng kinh tế một nước, là sự phân công lao động và sản xuất về mặtkhông gian; sự phân công khu vực tạo ra những vùng sản xuất chuyên mônhóa, làm cho mỗi vùng có một hay vài loại sản phẩm hàng hóa riêng biệt
với tỷ lệ hàng hóa lớn hoặc những đặc sản có giá trị kinh tế cao Vùng kinh
tế là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất Về bản chất nền
kinh tế là một hệ thống, nhưng không phải là một hệ thống kín mà là một
hệ thống mở: không chỉ có các mối liên hệ diễn ra trong nội bộ phạm vikhông gian một vùng, mà thường xuyên có những trao đổi vật chất và
thông tin với các vùng kinh tế khác Cũng chính từ đó, khi phân công lại
lao động xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất của một vùng kinh tế không thể không đặt trong mối liên hệ nội vùng và liên vùng kết hợp và bổ
Trang 15sung thế mạnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nhau
- Phân công lao động xã hội trong tỉnh: tức là phân công lao động
theo các ngành, các tiểu vùng chuyên môn hóa trong tỉnh Đó là sự phâncông trong nội bộ của Tỉnh
Việc tiến hành phân công lao động xã hội trong nội bộ Tỉnh là mộttất yếu khách quan, do đòi hỏi tất yếu về mặt kỹ thuật, kinh tế - xã hội giữacác ngành, các vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh,góp phần đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho Tỉnh nói riêng cho nền kinh tếquốc dân nói chung
- Phân công lao động quốc tế: là sự chuyên môn hóa sản xuất một
số loại sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia, dựa trên những lợi thế củamình về điều kiện tự nhiên, khoa học, công nghệ, kinh tế-xã hội để đáp ứngnhu cầu trong nước và quốc gia khác thông qua thương mại quốc tế
Phân công lao động quốc tế có thể xem như phân công lao động xãhội theo lãnh thổ dựa trên các ưu thế vốn có của mỗi nước để sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân lực và tất cả các tiềm năngsản xuất khác nhau ở đó Xét về góc độ quan hệ sản xuất, phân công laođộng quốc tế là hình thức phân công lao động xã hội ở quy mô thế giới, trong
đó quan hệ người với người trong sản xuất không bó hẹp trong một nước
mà mở rộng ra nhiều quốc gia theo nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác biệt
C Mác viết: "Phân công lao động, với tư cách là một tổng thể các hình thứchoạt động sản xuất đặc thù, là trạng thái chung của lao động xã hội, xét về mặtvật chất của nó với tư cách là lao động sản xuất ra giá trị sử dụng" [33, 21]
Trong thời đại ngày nay, việc chuyên môn hóa được phát triển theochiều sâu, chặt chẽ và thường xuyên hơn, nên việc hợp tác hóa giữa cácnước ngoài việc trao đổi thương mại còn diễn ra thông qua phân công vàhợp tác trong lĩnh vực sản xuất, khoa học - kỹ thuật và công nghệ Từ việc
Trang 16phân công theo ngành, theo sản phẩm đã tiến đến sự phân công theo chi tiếtsản phẩm và theo quy trình công nghệ Sự phân công lao động quốc tế càngphát triển càng làm xuất hiện và phát triển các hình thức hợp tác đa dạng,làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, khoa học, công nghệ, môitrường Nhờ đó mỗi nước có thể phát huy thế mạnh, khắc phục thế yếucủa mình Quốc tế hóa sản xuất và đời sống còn thể hiện ở sự hình thànhkết cấu hạ tầng và chi phí sản xuất quốc tế.
Nhìn chung, xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế gắn liền với sự phâncông lao động quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và trên quy mô rộng lớn
Do đó, nền kinh tế các dân tộc có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào nhau
và trở thành một bộ phận nằm trong sự phân công lao động quốc tế Trongbối cảnh đó, việc tiến hành phân công lại lao động xã hội trong nội bộ nềnkinh tế của mỗi nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan
Có thể hiểu phân công lại lao động xã hội là sự thay đổi trạng thái
phân công lao động xã hội cũ lạc hậu bất hợp lý, hình thành trạng thái phân công lao động xã hội mới nhằm tạo ra một cơ cấu lao động xã hội mới, tiến bộ và hợp lý hơn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phân công lao động xã hội và phân
công lại lao động xã hội diễn ra không ngừng gắn liền với sự phát triển vàtiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất và của sự chuyển đổi cơ cấukinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tính quy luật tỷtrọng lao động nông nghiệp giảm xuống; còn tỷ trọng lao động công nghiệp
và dịch vụ tăng lên, trong đó tỷ trọng lao động dịch vụ tăng nhanh hơn tỷtrọng lao động công nghiệp Sự phân công lại lao động xã hội trong điềukiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thể hiện ở sự tăng nhanh tỷtrọng lao động trí tuệ so với tỷ trọng lao động chân tay trong tổng lao động
xã hội và tăng hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm Sự gia tăng tỷ
Trang 17trọng và vai trò của lao động trí tuệ đã đánh dấu mối quan hệ mới về chấtgiữa con người và máy móc Trong các xã hội trước, sự đối lập giữa laođộng trí tuệ và lao động chân tay xuất hiện cùng với sự ra đời của chế độ tưhữu và giai cấp, đặc trưng cho chế độ xã hội có đối kháng giai cấp Biểuhiện của sự đối lập đó là người lao động bị bóc lột cả về mặt trí lực và thểlực Còn những công việc gắn với lao động trí tuệ: khoa học, nghệ thuật,quản lý, hoạt động chính trị là đặc quyền của giai cấp bóc lột và nhữngngười đại biểu cho tầng lớp trí thức phục vụ cho giai cấp đó.
Thế nhưng, trong khi trình bày vấn đề phân công lao động xã hội,
các học giả tư sản luôn tìm cách tránh né khía cạnh thứ hai tức là hình thái kinh tế - xã hội của phân công lao động xã hội Khoa kinh tế học tư
sản luôn tìm cách gói gọn phân công lao động xã hội trong vấn đề pháttriển của lực lượng sản xuất, nhằm làm lu mờ mặt kinh tế - xã hội của sựphân công lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản trong từng nước và trênphạm vi quốc tế Điều đó được thể hiện rõ ở tính chất đối kháng của sựphân công và quan hệ lệ thuộc về kinh tế giữa các nước kém và đang pháttriển vào các nước tư bản đã phát triển, lệ thuộc vào sự thống trị của nhữngcông ty tư bản độc quyền quốc tế
Cần nhấn mạnh rằng, trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội sự phâncông lao động xã hội đều có hai mặt:
Mặt thứ nhất, của phân công lao động xã hội gồm tất cả các yếu tố
có liên quan đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, bởi vì sự phân cônglao động xã hội trước hết là sự phân chia tư liệu sản xuất và công cụ sảnxuất theo các ngành kinh tế C Mác đã từng nói, lao động được tổ chức vàphân công theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào những công cụ và tưliệu được sử dụng
Mặt thứ hai, phân công lao động xã hội có liên quan đến đặc trưng
của hình thái kinh tế - xã hội mà trong đó diễn ra sự phân công lao động,
Trang 18được quy định bởi những quan hệ sản xuất thống trị trong phương thức sảnxuất này hay phương thức sản xuất khác
Trong thực tiễn đời sống xã hội, hai mặt trên luôn luôn có quan hệgắn bó với nhau bởi vì sự phát triển của lực lượng sản xuất bao giờ cũngdiễn ra trong bối cảnh của những quan hệ sản xuất nhất định Cho nên khithực hiện sự phân công lao động xã hội và phân công lại lao động xã hội dù
là của một quốc gia hay của một địa phương bao giờ cũng gắn liền với sựphát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất và cơ cấu kinh tế
Các khái niệm có liên quan đến phân công lại lao động xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau
Về mặt phương pháp luận muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa phâncông lại lao động xã hội và cơ cấu kinh tế cần xem xét mối liên hệ bản chấtgiữa chúng và đặt chúng ở trạng thái vận động theo xu hướng phát triển cótính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Cơ cấu kinh tế: Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý
thuyết hệ thống có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các quan hệ kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân, có những mối quan hệ hữu cơ tương tác vớinhau cả về số lượng và chất lượng, diễn ra trong những không gian và điềukiện kinh tế - xã hội cụ thể, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trongthời kỳ này Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tếkhông thể thiếu được của mỗi chế độ xã hội
- Cơ cấu lao động: Là một bộ phận gắn liền với cơ cấu kinh tế vì
lao động là một yếu tố của sản xuất, của nền kinh tế khi chuyển dịch cơ cấukinh tế tất yếu sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động, tức là phải tiến hành phâncông lại lao động
Song cơ cấu lao động, phân công lại lao động cũng ảnh hưởng thúcđẩy hay kìm hãm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ví dụ: do chất lượng lao
Trang 19động thấp không phân công lao động lại được theo mục tiêu định ra thìchuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng bị hạn chế.
Rõ ràng là trình độ cơ cấu kinh tế gắn liền với trình độ và cơ cấu lao động Do đó những quan hệ cơ cấu kinh tế chính là những quan hệ nói lên trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, của sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa, sự trao đổi lao động với nhau dưới hình thức này hay hình thức khác theo một tỷ lệ hợp lý Ngược lại cơ cấu kinh tế chỉ có thể được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội, trong đó người lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phân công lao động xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nếu như cơ cấu kinh tế thay đổi theo
từng thời kỳ xác định bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cốđịnh Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ
tỷ lệ giữa các ngành các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biếnmất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơcấu kinh tế là không điều
Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái cũ lạc hậu sang trạng thái mới tiến bộ phù hợp với môi trường xu hướng phát triển khách quan của nền kinh tế được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây không phải
đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi có tính quy luật cả vềlượng và chất lượng trong cơ cấu kinh tế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải hành động đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phân công lại lao động xã hội trong phạm vi luận án trình bày là sự
phân công lại trên ba mặt của phân công lao động xã hội: Phân công
ngành, phân công vùng, phân công theo thành phần kinh tế tương ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như vậy phân công lại lao động xã hội vừa là hệ quả vừa là tiền đề của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trang 20Trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão, xu hướng
có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghĩa là tỷ trọng và vai trò củangành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng củangành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, muốn chuyển từ một nền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bướcchuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40 -60%; công nghiệp từ 10 - 20%, dịch vụ từ 10 - 30%); sang nền kinh tế công
- nông (tỷ trọng ngành nông nghiệp 15 - 25%, công nghiệp từ 25 - 35%;dịch vụ từ 40 - 50%) để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp pháttriển (nông nghiệp dưới 10%, công nghiệp: 35 - 40%, dịch vụ: 50 - 60%).Song song với quá trình chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao độngcũng phải chuyển dịch một cách tương ứng cho phù hợp - mà ở đó đòi hỏi
sự phát triển của phân công lại lao động xã hội
Vì vậy khi nghiên cứu tính tất yếu và nội dung phân công lại lao động
xã hội trong học thuyết mácxít, chúng ta cũng cần nghiên cứu thêm một số
lý luận về kinh tế phát triển mà trong đó vấn đề phân công lại lao động xãhội đã được các nhà kinh tế học phát triển đề cập đến từ nhiều góc độ khácnhau và trong một chừng mực nhất định đã có những điểm tương đồng
1.1.2 Kinh tế học phát triển
— Kinh tế học thuộc các trào lưu chính cho rằng: Ngày nay, xu
hướng thay đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển là khi thu nhập đầungười tăng lên, tỷ trọng của sản phẩm nông nghiệp trong GDP sẽ thấpxuống, tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên, trong đó tỷ trọngdịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp Đồng thời tỷ trọng lao động trongnông nghiệp sẽ giảm xuống, sau đó tỷ trọng lao động trong các ngành côngnghiệp và dịch vụ cũng sẽ tăng lên một cách tương đối và tuyệt đối Sự
Trang 21chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đã được E.Engel và A Fisher đề cập từcuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi nghiên cứu về sự thay đổi trong nhucầu chi tiêu và cơ cấu lao động như sau:
— Quy luật tiêu thụ sản phẩm Ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhà kinh
tế học người Đức E.Engel đã phát hiện ra quy luật tiêu thụ sản phẩm, khithu nhập các gia đình phát triển lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực,thực phẩm thấp đi Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sảnxuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra tỷ trọng nông nghiệp trongtoàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên Quy luật của E.Engelđược phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm, có ý nghĩa quantrọng trong việc định hướng cho tiêu dùng các loại sản phẩm khác nhau.Các nhà kinh tế học gọi lương thực, thực phẩm là các sản phẩm thiết yếu,còn hàng tiêu dùng công nghiệp là sản phẩm lâu bền và việc cung cấp dịch
vụ là sự tiêu dùng cao cấp Qua quá trình nghiên cứu, các ông phát hiện ra
xu hướng chung là khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng
cao cấp tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập Như vậy quy luật tiêu thụ sản
phẩm của E.Engel đã gián tiếp làm rõ xu hướng của việc phân công lại lao động xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.
— Về thay đổi cơ cấu lao động A.Fhiser đã giới thiệu khái niệm
về việc làm khu vực thứ nhất, thứ hai và thứ ba Ông cho thấy các nước
có thể phân phối tổng số lao động của từng nước ở ba khu vực: Khu vực
thứ nhất bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; khu vực thứ hai bao
gồm công nghiệp chế biến và xây dựng; khu vực thứ ba bao gồm vận tải,
thông tin, thương nghiệp Theo ông, trong quá trình phát triển, sự tăng
cường sử dụng máy móc, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các
phương thức canh tác mới đã tác động đến sự phân công lại lao động ở
ba khu vực này Nông dân nâng cao năng suất lao động, để đảm bảo
lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến lượng lao
Trang 22động như cũ và do đó tỷ lệ của lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽgiảm xuống một cách tương đối Dựa vào các số lượng thống kê đã thuthập, A Fisher cho rằng tỷ lệ giảm này có thể từ 30% đối với các nướcchậm phát triển xuống 11-12% ở các nước công nghiệp phát triển vàtrong những điều kiện đặc biệt có thể xuống 5% Ngược lại tỷ lệ laođộng được thu hút vào khu vực hai và khu vực ba ngày càng tăng do tính
co giãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực này, đặc biệt là đối với khuvực thứ ba [26, 81-82]
— Lý thuyết nhị nguyên do A.Lewis khởi xướng, ông đã có ý kiến
cụ thể về việc phân công lao động ngành trong quá trình chuyển dịch cơcấu theo hướng công nghiệp hóa Lý thuyết này cho rằng: mối quan hệ giữahai khu vực nông nghiệp và công nghiệp xuất phát từ tư tưởng của Ricardo,ông lưu ý đến mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong việc giảiquyết lao động dư thừa ở nông thôn Việc di chuyển lao động sẽ làm cho tỷtrọng lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, nhưng vẫn giữ mức sảnlượng lương thực không đổi và còn tăng lên do năng suất lao động trongnông nghiệp tăng lên, và ông cho rằng để tăng hiệu quả của sự tác động qua
lại giữa hai khu vực cần kết hợp với việc giảm tốc độ tăng dân số, tạo điều
kiện cho sự phân công lao động xã hội phát triển [26, 87].
— Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow
Theo W Rostow, quá trình phát triển kinh tế của một nước có thểchia ra làm năm giai đoạn như sau:
Xã hội truyền thống - Trong giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp
giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế Năng suất lao động thấp do sảnxuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, khoa học - kỹ thuật chưa phát triểnmạnh Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệpcòn mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển Lao độngchiếm tuyệt đại bộ phận lao động xã hội
Trang 23 Giai đoạn chuẩn bị cất cánh - Trong giai đoạn này những điều
kiện cần thiết để cất cánh đã bắt đầu xuất hiện, đã có sự tiếp cận và áp dụng
khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tạo tiền
đề cho sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các ngành khác.
Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến cho phù hợp với sự chuyểnbiến của nền kinh tế Nhu cầu đầu tư tăng đòi hỏi các tổ chức ngân hàng rađời, giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước phát triển thúc đẩy ngành giaothông vận tải và thông tin liên lạc ra đời
Giai đoạn cất cánh - Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng từ 5-10%; khoa
học - kỹ thuật tác động mạnh vào công nghiệp và nông nghiệp; công nghiệpgiữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại lợi nhuận lớn tạo điềukiện tái đầu tư phát triển sản xuất; khu vực nông nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới, thu hút lao động nông nghiệp vào khu vực đô thị và dịch vụ phát
triển tạo ra sự thay đổi về nhận thức và lối sống mới trong nông dân.
Giai đoạn trưởng thành - Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại
phát triển; Cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt năng suất cao Việc di
chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề mới tại nông thôn, tạo
ra nhiều sản phẩm mới và nhu cầu xuất - nhập khẩu tăng mạnh tham giavào thị trường quốc tế
Giai đoạn mới tiêu dùng cao - Nổi bật ở giai đoạn này là: Thu
nhập bình quân đầu người tăng nhanh; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch
theo chiều hướng: Tăng tỷ lệ dân cư đô thị và tăng tỷ lệ lao động có trình
độ chuyên môn tay nghề cao; và nhu cầu xã hội tăng cao kích thích các
ngành dịch vụ ra đời và phát triển [26, 85-86]
— Mô hình khu vực của Harry T Oshima
Các nhà kinh tế châu Á thì cho rằng khi bắt đầu phân công lại laođộng xã hội, năng suất lao động trong nông nghiệp có thể tăng lên đồngthời với việc giảm tình trạng thiếu việc làm trong thời kỳ nhàn rỗi Biện
Trang 24pháp mở rộng quy mô đối với các nông trại, trang trại trong canh tác ở châu
Á là khó khăn vì vậy biện pháp cơ bản là phải tăng vụ và đa dạng hóa câytrồng và kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi Do có nhiều việc làm, thunhập của người lao động bắt đầu tăng lên, việc đầu tư giống mới, cải tạo câytrồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật và cải tiến công cụ lao động là một vấn
đề tất yếu khách quan Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp ở hệ thốngthủy lợi, giao thông vận tải nông thôn, hệ thống hóa giáo dục và điện khíhóa nông thôn; nâng cấp các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chứctín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân; các hoạt động dịch vụ phục vụ nôngnghiệp và nông thôn Tất cả những biện pháp trên phải đồng bộ, bởi sự đầu
tư trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn so với công nghiệp,đòi hỏi cao về vốn, trình độ quản lý, kỹ năng lao động v.v [26, 102-103]
Trong giai đoạn này nhu cầu lương thực do số dân tăng lên là hếtsức cần thiết, việc tăng sản lượng trong nông nghiệp sẽ làm giảm lượnglương thực nhập khẩu hoặc mở rộng việc xuất khẩu lương thực Cả haitrường hợp này điều nhằm có thêm ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị chocác ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Kế đến là tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp làm tăng việc làmngoài ngành nông nghiệp bằng các hoạt động chế biến lương thực, thựcphẩm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Điều này đòi hỏi sự hoạt động đồng
bộ từ các ngành về sản xuất, vận chuyển, bán hàng đến các dịch vụ hỗ trợcho nông nghiệp Như vậy chính sự phát triển của nông nghiệp cũng đã tạođiều kiện mở rộng thị trường Quá trình này diễn biến trong một thời giandài và phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số và khả năng giải quyết tình trạngthất nghiệp của từng nước
Khi xuất hiện xu hướng sử dụng máy móc thay thế lao động thủ
công, thì lao động nông nghiệp sẽ rút bớt lao động chuyển sang các ngành khác, trong khi đó nông thôn sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng.
Trang 25Tóm lại, các nhà kinh tế phát triển đã rút ra những nhận định cốt lõi
của việc tiến hành phân công lao động xã hội trong nông nghiệp như sau:
+ Fei - Rain cho rằng sự dư thừa lao động trong nông nghiệp cóthể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượngnông nghiệp
+ T.Oshima thì cho rằng đây là cách nhìn không thích hợp với đặc
điểm châu Á, nhất là những vùng lúa nước, ở đây sản lượng nông nghiệpđược tạo ra phụ thuộc vào đỉnh cao của thời vụ - ở những nơi không có sự
dư thừa lao động
Các ông (trong đó Ricardo từ đầu thế kỷ XIX) cũng cho rằng cácnước đang phát triển khó có kinh nghiệm áp dụng mô hình tân cổ điển, bởi
vì mô hình này đòi hỏi phải có đầy đủ các nguồn lực đặc biệt là vốn, laođộng có kỹ thuật để tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa công nghiệp và nôngnghiệp Đây là giai đoạn rất khó khăn
Như vậy, trong lịch sử có rất nhiều lý luận khác nhau về vấn đềphân công lao động xã hội, mỗi lý luận có những đóng góp mới vào việcnghiên cứu phân công lại lao động xã hội theo những cách tiếp cận và quanđiểm riêng Do vậy việc nghiên cứu, vận dụng các lý luận ấy cần phải được
kế thừa, phê phán và sáng tạo trên nền tảng kinh tế học mácxít
1.1.3 Vai trò của phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
— Phân công lao động xã hội vừa biểu hiện trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, vừa là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
là nhân tố làm tăng năng suất lao động xã hội.
Trong lịch sử, quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ lên sản xuấtlớn là quá trình không ngừng phát triển của lực lượng sản xuất Sự lớnmạnh đó phải kể đến vai trò của phân công lao động trong từng bước thúc
Trang 26đẩy nền sản xuất xã hội phát triển: Bởi phân công lao động là một trongnhững động lực làm tăng năng suất lao động xã hội thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển.
Nền đại công nghiệp cơ khí đã làm cho những công cụ ngày càngchuyên Một khi công cụ được chuyên môn hóa cao thì phân công lao độngngày càng phát triển Nhưng trong điều kiện chưa có công cụ chuyên dùng,nghĩa là trong khi còn phải lao động bằng công cụ thủ công là chủ yếu thìriêng việc thực hiện phân công lại lao động cũng tạo ra một sức sản xuất mới,tạo ra năng suất lao động cao hơn sự phân công lao động trong công trườngthủ công
V.I Lênin nói: "Trong nền sản xuất dựa trên cơ sở lao động thủ công,
kỹ thuật chỉ có thể tiến bộ được dưới hình thức phân công thôi" [30, 535]
Ở đây phân công lao động được V.I Lênin xét trong phạm trù lực lượngsản xuất Cùng một trình độ của lực lượng sản xuất nhưng mỗi người làmmột việc thì năng suất lao động sẽ cao hơn khi người đó phải làm nhiều việc
— Phân công lao động xã hội góp phần thúc đẩy quá trình hìnhthành cơ cấu ngành kinh tế, hình thành những ngành, vùng sản xuất chuyên
môn hóa góp phần hình thành và phát triển thị trường Các ngành và các
vùng được liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất hàng hóa, trao đổi sảnphẩm Như vậy, phân công lao động xã hội là điều kiện của nền kinh tếhàng hóa và sự phát triển của thị trường
V.I Lênin đã chỉ rõ: " Sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tếhàng hóa phân công xã hội là nhân tố chủ yếu trong quá trình hình thànhthị trường trong cả nước của chủ nghĩa tư bản" [30, 27-28] và V.I Lêninkết luận: "Như vậy, sự phân công xã hội là cơ sở của toàn bộ của quá trìnhphát triển của kinh tế hàng hóa của chủ nghĩa tư bản" [33, 30-31] Phâncông lại lao động xã hội càng phát triển, càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng
và tạo ra thị trường, trao đổi hàng hóa giữa các vùng quốc gia với nhau,
Trang 27một khi nền kinh tế hàng hóa phát triển sẽ tăng thêm số lượng các ngànhriêng biệt, độc lập Xu hướng của sự phát triển đó sẽ làm cho việc sản xuấtcủa từng sản phẩm dần dần biến thành một ngành sản xuất độc lập, nângcao giá trị về mặt lợi thế và tham gia vào thị trường quốc tế Đồng thờichính sự phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy sựphân công lại lao động xã hội phát triển cao hơn.
- Phân công lao động xã hội không những có vai trò, vị trí thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển mà còn có tác động rất lớn đến củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Phân công lao động xã hội vừa là thước đo phản ánh tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất vừa là động lực thúc đẩy quátrình phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất chịu sự quy địnhcủa lực lượng sản xuất, theo ý nghĩa đó phân công lao động xã hội gópphần củng cố, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất
Việc xác lập, củng cố, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuấtnhất định phải trên cơ sở của một lực lượng sản xuất với tính chất và trình
độ tương ứng Trong các yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển của lực lượngsản xuất, phân công lao động xã hội là một yếu tố rất quan trọng tácđộng đến con người lao động cũng như công cụ sản xuất làm cho quá trìnhsản xuất ngày càng được chuyên môn hóa và xã hội hóa Vì vậy, phâncông lao động xã hội cũng có vai trò lớn trong củng cố và hoàn thiện quan
hệ sản xuất
Thực tiễn lịch sử cho thấy đồng thời với quá trình phát triển củaphân công lại lao động xã hội cũng là quá trình phát triển của lực lượng sảnxuất xã hội Từ đó có thể khẳng định phân công lại lao động xã hội có vaitrò vị trí rất lớn trong phát triển lực lượng sản xuất
Điều kiện của sự phân công lại lao động xã hội là sự phát triển của
Trang 28lực lượng sản xuất xã hội, phân công lại lao động xã hội phản ánh trình độphát triển của lực lượng sản xuất xã hội Và ngược lại, chính sự phân cônglại lao động xã hội lại là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất, vì: phâncông lao động xã hội dẫn đến sự tách biệt các loại lao động khác nhau Do
đó, nó tạo điều kiện cho người lao động tích lũy kinh nghiệm sản xuất và
kỹ năng sản xuất nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức của người laođộng, từ đó tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Phân công lao động xã hội phát triển, làm cho sự chuyên môn hóa,
hợp tác hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu và tỷ mỷ hơn trong các ngành, các vùng của nền kinh tế, đồng thời ảnh hưởng và tác động trực tiếp
đến phân công lao động xã hội trong nội bộ các đơn vị sản xuất, tạo điềukiện cải tiến kỹ thuật, phát triển công cụ lao động, đặc biệt làm cho máymóc phát triển, từ đó sẽ làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên và tạo
ra nhiều sản phẩm hàng hóa Điều đó có nghĩa là do sự phân công lao động
xã hội mà làm tăng sức sản xuất của lao động xã hội và phát triển lực lượngsản xuất
Phân công lao động và hợp tác lao động là hai mặt có quan hệ mậtthiết, hỗ trợ lẫn nhau Phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất tạo rayêu cầu nhất thiết phải có hợp tác lao động, trao đổi lao động (hoặc sảnphẩm lao động) để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc để thỏa mãnnhững nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống xã hội Ngược lại, chính
sự phát triển của hợp tác lao động lại tạo ra nhu cầu và điều kiện cho phâncông lao động phát triển Khi không có hợp tác lao động thì cũng không cóphân công lao động, nguời lao động phải tự mình làm mọi việc, tự mìnhsản xuất mọi sản phẩm cho nhu cầu sản xuất và đời sống của mình Tiêubiểu cho trạng thái kinh tế này là người nông dân sản xuất tự cung tự cấp.Không có phân công và hợp tác lao động, trình độ phát triển của xã hội rấtthấp và rất lạc hậu
Trang 29Trong nền sản xuất hàng hóa, với mục đích hạ giá thành sản xuấtcủa hàng hóa để thu lợi nhuận Việc đẩy mạnh phân công lao động xã hội
có ý nghĩa rất quan trọng, sự phân công lao động làm cho người lao độngđược chuyên môn hóa tích lũy kinh nghiệm và nâng cao tay nghề để có thểsản xuất nhanh hơn, do đó mà giá thành cũng rẻ hơn
Hợp tác và phân công lao động có mối quan hệ qua lại chặt chẽ vớinhau Hợp tác thúc đẩy phân công, và nếu phân công càng sâu thì hợp táccàng rộng Hợp tác lao động làm tăng thêm lực lượng sản xuất, làm tăngnăng suất lao động xã hội Có nhiều hình thức hợp tác khác nhau, nhưng ởtrong cơ sở sản xuất thì hình thức hợp tác hợp lý nhất thường là tổ chức laođộng theo tổ chức đội, nhóm
- Phân công lao động xã hội thúc đẩy quá trình sử dụng máy móc,
làm tăng sức sản xuất của lao động xã hội và dẫn đến nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động tăng lên lại là điều kiện để nâng cao trình độ
người lao động và tăng cường sử dụng máy móc Có thể nói phân công laođộng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng máy móc (một yếu
tố quan trọng của lực lượng sản xuất) Mối quan hệ đó được Mác chỉ rõ:
"Công cụ càng tập trung thì phân công phát triển, và ngược lại Chính vìthế mà bất cứ một phát minh lớn nào về máy móc cũng đều đưa đến một sựphân công lớn hơn, và đến lượt nó, mỗi lần phân công tăng lên lại đưa đếnnhững phát minh mới về máy móc" [36, 219] Cuối cùng máy móc ảnhhưởng đến sự phân công đến nỗi khi người ta đã tìm được cách đưa mộtphần máy móc vào nghề chế tạo một vật phẩm nào đó thì lập tức nghề chếtạo ấy tác thành hai ngành kinh doanh độc lập với nhau Mác - Ăngghen đãviết: "Với việc sử dụng máy móc, phân công lao động trong nội bộ xínghiệp đã tăng lên, công việc của người công nhân trong nội bộ côngxưởng đã trở thành giản đơn hơn con người bị phân chia hơn" [36, 221]
Như vậy, phân công lao động xã hội thúc đẩy việc sử dụng máymóc và nâng cao hơn nữa năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã
Trang 30hội vừa là tiền đề, vừa là kết quả của sự phân công lại lao động xã hội Sựphát triển của lực lượng sản xuất thể hiện sự phát triển của hai thành tốquan trọng là công cụ sản xuất và người lao động Phân công lao động xãhội với tư cách là sự chuyên môn hóa sản xuất hợp tác hóa và liên kết kinh
tế trong phạm vi vùng quốc gia, quốc tế với trình độ xã hội hóa ngày càngrộng lớn
Trong mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội với thị trường thì phân công là nguyên nhân và thị trường là kết quả Nguyên nhân tạo ra
kết quả và kết quả đó tác động trở lại nguyên nhân Ở trên đã phân tích vềtác động phân công lao động đối với nền kinh tế hàng hóa bây giờ xin nói đến
sự tác động trở lại của kinh tế hàng hóa với phân công lao động
Kinh tế hàng hóa phát triển đã tác động trở lại quá trình phân cônglao động xã hội: giai cấp thương nhân ra đời, nghĩa là chức năng tiêu thụsản phẩm tách khỏi chức năng sản xuất và lao động chuyên môn trong lĩnhvực lưu thông Sự chuyên môn hóa như vậy là cơ sở cho sự tách rời giữacác ngành Trong đó việc chế tạo ra những sản phẩm công nghiệp dướihình thức hàng hóa đã đặt nền tảng đầu tiên cho sự trao đổi giữa côngnghiệp và nông nghiệp Như vậy mặc dù sản xuất và trao đổi hàng hóa cóvai trò tích cực đối với phân công xã hội
Phân công lao động xã hội không chỉ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóanói chung phát triển mà cụ thể còn làm phong phú thêm giá trị sử dụng củahàng hóa, thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của nhân dân và xuấtkhẩu tạo vốn cho sự phát triển kinh tế trong nước
Việc tiếp cận vai trò của phân công lại lao động xã hội theo cáckhía cạnh lực lượng sản xuất, năng suất lao động, quan hệ sản xuất và kinh
tế thị trường là phù hợp với phương pháp luận khi C Mác khái quát hóa sựphát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp thành ba giai đoạn: giaiđoạn hợp tác giản đơn; giai đoạn phân công của công trường thủ công; giai
Trang 31đoạn đại công nghiệp Sự phát triển qua ba giai đoạn chính là sự phát triểncủa lực lượng sản xuất từ thấp đến cao đồng thời cũng là quá trình hoànthiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
1.1.4 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhân tố kinh tế - tự nhiên của một quốc gia, của một vùng lãnh thổ,
địa phương là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phân công laođộng, chuyên môn hóa sản xuất, vì lao động phải kết hợp với tự nhiên mớitạo ra mọi của cải: tự nhiên cung cấp vật tư cho lao động, còn lao động thìbiến những vật đó thành của cải Vì vậy, việc tìm ra lợi thế so sánh, việc hỗtrợ cho các vùng kinh tế phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theohướng sản xuất hàng hóa là một nội dung rất quan trọng khi tiến hành phâncông lại lao động xã hội
Nhân tố tâm lý - tập quán - xã hội là những điều kiện ban đầu của
sự hình thành, tồn tại và phản ánh sắc thái riêng của cơ cấu xã hội trongmột quốc gia, vùng, địa phương Vì vậy, nhân tố về phong tục, tập quán vàtruyền thống dân tộc cũng ảnh hưởng không ít đến sự phân công lao động
xã hội Đây là nhân tố có tính thúc đẩy vừa mang tính kìm hãm phân cônglao động Vì ở đâu phong tục, tập quán, cung cách làm ăn lạc hậu thì việcphân công lao động xã hội sẽ diễn ra khó khăn và chậm chạp Ngược lại,nơi nào có tập quán, truyền thống sản xuất tiến bộ thì ở đó sự phân cônglao động sẽ dễ dàng và nhanh chóng
Nhân tố nhân khẩu và mật độ dân số: sự tập trung nhân khẩu lao
động đến một mức độ nhất định và sự tập trung tư liệu sản xuất là điều kiệnphải có để thực hiện sự phân công lao động xã hội Ở nước nào cũng vậy,
sự phân bố dân cư và mật độ dân số của từng vùng, địa phương có ảnhhưởng rất lớn đến sự phân công lao động xã hội Ở những nơi mật độ dân
Trang 32số quá thấp sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm khả năngchuyên môn hóa và hợp tác hóa trong việc tổ chức lao động Thiếu laođộng mọi quá trình phát triển sẽ mất đi cả động lực và mục đích của nó.Song ở những nơi có mật độ dân số quá cao, số lượng dân số gia tăngnhanh dẫn đến sự mất cân đối giữa lao động và tư liệu sản xuất, gây ranhững trở ngại cho việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của đất nước Vìvậy, khi phân công lại lao động xã hội mỗi quốc gia, vùng, địa phương điềuphải có sự điều chỉnh, phân bổ, phân công lại cho phù hợp giữa lao độngvới tư liệu sản xuất.
Nhân tố về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện
cơ bản quyết định sự phân công lại lao động xã hội - C Mác: "Bất cứ sứcsản xuất mới nào, trong chừng mực không phải chỉ là sự mở rộng đơnthuần về số lượng những lực lượng sản xuất mà con người đã biết cho đếnlúc đó (ví dụ như sự khai khẩn đất đai) cũng mang lại kết quả là sự pháttriển mới nữa của phân công lao động xã hội" [35, 30] Vì khi lực lượngsản xuất phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao tạo điều kiện chocon người chinh phục tự nhiên, tạo ra những ngành sản xuất mới, nhữngsản phẩm mới Trong lịch sử, lực lượng sản xuất xã hội phát triển đến mộttrình độ nhất định mới có sự phân công lao động xã hội và sự phân cônglao động xã hội phát triển theo sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất làkhi năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên Ngày nay trong điềukiện khoa học - kỹ thuật phát triển và sự bùng nổ về công nghệ thông tin sẽlàm cho sự phân công xã hội phát triển nhanh và hoàn thiện hơn
Nhân tố về trình độ sản xuất hàng hóa, trao đổi, thương nghiệp
phát triển là vô cùng quan trọng để thực hiện phân công lại lao động xã hội.Trong lịch sử sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động vàchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Phân công lao động xã hội và sự chuyênmôn hóa sản xuất phát triển làm nảy sinh những mối liên hệ kinh tế, những
Trang 33sự trao đổi hoạt động lao động xã hội Tất nhiên, trao đổi không làm phátsinh ra các dạng hoạt động sản xuất khác nhau Nhưng do có sự trao đổilàm cho các dạng hoạt động sản xuất khác nhau liên hệ với nhau và phụthuộc vào nhau trong toàn bộ nền sản xuất xã hội Cũng có nghĩa là cácdạng sản xuất khác nhau ấy biến thành một bộ phận của sự phân công laođộng xã hội Thương nghiệp phát triển tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa cácvùng của đất nước thúc đẩy sự phân công giữa các vùng phát triển
Nhân tố về giao thông vận tải phát triển cũng là một điều kiện cần
thiết của sự phân công lao động xã hội C Mác : "Một nước dân số tươngđối thưa thớt, nhưng nếu có các phương tiện giao thông phát triển thì vẫn
có một mật độ dân số cao hơn là một nước đông dân nhưng phương tiệngiao thông lại kém phát triển" [37, 512] Điều đó cũng cho thấy rằng nhiềusản phẩm tốt nhưng do điều kiện giao thông không thuận lợi nên không thểtrở thành hàng hóa được
Nhân tố cách mạng khoa học - công nghệ, toàn cầu hóa và các quan hệ kinh tế quốc tế vừa do sự phát triển của phân công lao động xã hội
ở mỗi nước tạo thành, vừa là hoàn cảnh phải tính đến khi thực hiện sự phâncông lao động xã hội ở mỗi nước
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nhất là cuộc cáchmạng thông tin đã tạo nên mạng thông tin liên hoàn toàn cầu, đã làm tính
xã hội hóa của lực lượng sản xuất vượt qua khuôn khổ quốc gia, mở rộngtrên phạm vi quốc tế, làm cho sự phân công lao động quốc tế hình thành vàphát triển ở trình độ cao Sự phân công lao động quốc tế vừa phổ cập trêndiện rộng, vừa phát triển theo chiều sâu, các quan hệ thương mại, các dòngvốn đầu tư, các hoạt động dịch vụ phát triển rộng khắp giữa các nước, vàmức độ liên kết thống nhất của thị trường thế giới cũng được tăng cường
- Toàn cầu hoá là sản phẩm tất yếu, xu thế khách quan khi lực
Trang 34lượng sản xuất đạt ở trình độ quốc tế hóa rất cao, khoa học - công nghệ tiến
bộ vượt bậc, kinh tế thị trường trở nên phổ cập Dưới tác động của xu thếtoàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia mởrộng hợp tác kinh tế không chỉ đơn giản bằng các quan hệ giao dịch songphương mà bằng các hình thức cao hơn là xây dựng các tổ chức kinh tế khuvực và toàn cầu hóa
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạonên nhiều sự liên kết giữa các nền kinh tế quốc tế, đẩy tới mức độ chuyênsâu của phân công lao động quốc tế: từ phân công theo sản phẩm chuyểndần sang phân công theo chi tiết của sản phẩm
- Gắn liền với toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế là một tất yếu kinh tế củanền sản xuất hiện đại, do công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản sinh ra Vì tronghoàn cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng các quan hệ kinh
tế quốc tế trở thành một nhân tố không thể thiếu được để thực hiện sự phâncông lao động quốc tế và hội nhập kinh tế theo xu thế toàn cầu hóa Qua sựphân công đó sẽ thúc đẩy việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, trên cơ
sở lợi thế của từng quốc gia Thông qua mối quan hệ đó cũng đồng thời giúpcho các nước kém phát triển có điều kiện rút ngắn thời gian hoàn thành côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện phân công lại lao động xã hội
1.1.5 Mối quan hệ giữa phân công lại lao động xã hội với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển của phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong thời đại ngày nay việc phân công lại lao động xã hội trongquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia nào đó, không thểkhông xem xét mối quan hệ với thế giới bên ngoài Sự phát triển đan xencũng như sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, sự thâm nhập kinh tế
Trang 35giữa các nước với nhau đều đã chỉ rõ tính đa dạng, phong phú và tính quốc
tế của một cơ cấu kinh tế vì vậy, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, nếukhông chú ý đúng mức đến đặc điểm này sẽ làm hạn chế sự phát triển nộilực kinh tế bên trong Như chúng ta đã biết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếnói chung hay sự phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn nóiriêng đều chịu sự tác động của môi trường tự nhiên và vị trí địa lý của lãnhthổ ở những vị trí địa lý khác nhau thì việc xác định phân công lao động xãhội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng có sự khác nhau Vìvậy, mỗi một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào đó khi tiến hành phân cônglại lao động xã hội bao giờ cũng phải dựa trên những ưu thế về địa lý, môitrường tự nhiên lợi thế so sánh của nước mình
Đặc biệt là, nhân tố con người có ý nghĩ quyết định trong việc phâncông lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanhhay chậm Nói đến con người là nói đến con người có trình độ văn hóa, cósức khỏe để tiếp thu và sử dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiếnđưa đất nước vươn lên ngang tầm với thời đại mới Điều đó nói lên rằng,muốn tiến tới nền kinh tế phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý thì phải
có sự tác động tích cực của đội ngũ lao động có trình độ khoa học - kỹthuật cao
Mặc dù có sự khác nhau do tính đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng,
song có một số vấn đề có tính quy luật của việc phân công lại lao động xã
hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
Một là: Việc phân công lại lao động được diễn ra theo hướng từ một
nền nông nghiệp lạc hậu (thuần nông) tự cung tự cấp sang nền kinh tế hànghóa với các ngành nghề đa dạng Trong từng vùng (vì có sự phát triểnkhông đồng đều) có thể có nơi diễn ra theo trình tự chung (nơi trình độ kinh
tế phát triển) Nhưng cũng có nơi diễn ra bắt đầu từ việc tận dụng lợi thế
Trang 36của lãnh thổ vùng mà ưu tiên chọn lựa ngành hàng, sản phẩm thích hợphướng về xuất khẩu.
Hai là: Sự phân công lại lao động ở nông thôn được diễn ra theo
hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế Điều đócũng có nghĩa là sự phân công lao động cũng diễn ra đồng thời trong nội bộnông nghiệp, nông thôn Từ lao động trồng lúa chuyển sang trồng màu, câycông nghiệp, cây có sản lượng và giá trị kinh tế cao; phát triển chăn nuôi, mởrộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Đồng thời có sự chuyểndịch lao động từ nông nghiệp, nông thôn ra bên ngoài phục vụ cho nhu cầuphát triển công nghiệp chế biến và chế tạo; thương nghiệp và các ngànhdịch vụ khác
Ba là: Khi công nghiệp phát triển tới mức nhất định, sự phân công
lao động xã hội được diễn ra trên phạm vi cả nước, các đô thị và trung tâmkinh tế mọc lên, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị sẽ diễn ra
Bốn là: Sự phân công lao động theo hướng tỷ trọng lao động nông
nghiệp nông thôn ngày càng giảm, tỷ trọng lao động các ngành, các khuvực tập trung khu công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ tăng lên là mộttất yếu khách quan, thể hiện sự phân công lại lao động xã hội trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp, nông thônnói riêng, được thực hiện qua các khía cạnh
- Tăng cường củng cố kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác là một yếu
tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển phân công lại lao động xãhội trong nông nghiệp - nông thôn nói riêng;
- Sản xuất hàng hóa càng phát triển, xu hướng tích tụ ruộng đất,phát triển kinh tế trang trại, nông trại sản xuất hàng hóa với quy mô lớndiễn ra là một tất yếu khách quan đã và đang diễn ra với tốc độ cao, sẽ gópphần thúc đẩy việc phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển
Trang 37dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế và sở hữukhác nhau, lợi ích khác nhau sẽ không tránh khỏi sự phân hóa giàu - nghèo;
- Việc chênh lệch về điều kiện, đối tượng lao động, mức sống vànhận thức tình hình di dân tự do rất phức tạp ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vựckinh tế văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng;
- Trình độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ chưa đủ tầm, thiếu quyếtđoán dân trí thấp thì việc tiến hành phân công lại lao động xã hội trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
sẽ diễn ra chậm chạp và khó tránh những va vấp trong việc hoạch địnhchiến lược kinh tế - xã hội
Năm là: Phát triển nền móng nông nghiệp hàng hóa không thể
không có sự tác động mạnh mẽ của ngành công nghiệp Bản thân nôngnghiệp không thể tự đi lên nếu không có một nền công nghiệp phát triển tácđộng trực tiếp vào quá trình phân công lại lao động xã hội trong nôngnghiệp - nông thôn Vì chính công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể tạo
ra các ngành nghề mới cho nông nghiệp nông thôn
Sáu là: Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của một nước không thể tách rời sự phát triển kinh tếcủa các nước trong vùng (khu vực) và sự phân công lao động quốc tế Do
đó, các quốc gia có xu hướng ngày càng tham gia vào quá trình khu vựchóa và toàn cầu hóa, mở rộng mối quan hệ đa phương đa dạng hóa các hoạtđộng kinh tế trên cơ sở hợp tác, bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủquyền quốc gia mỗi nước
1.2 PHÂN CÔNG LẠI LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KINH
Trang 38NGHIỆM CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.2.1 Phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số nước trên thế giới
Phân công lao động xã hội là cơ sở chung cho mọi nền sản xuấthàng hóa Ở đâu có phân công và sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường.Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa, tức là trình
độ phân công lao động xã hội Sự phát triển của phân công lao động xã hộigắn liền với sự phát triển của kinh tế, với sự hình thành cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động, cơ cấu xã hội Lịch sử phát triển loài người đã chứng minhrất rõ những bước phát triển của sự phân công lại lao động xã hội Ngượcdòng lịch sử cho thấy những nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển lànhững nước đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trong cơ cấulao động, đặc biệt là giữa lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp.Thoạt đầu, do kinh tế còn lạc hậu, lao động nông nghiệp còn chiếm tuyệtđại bộ phận Điều này, V.I Lênin đã từng nhấn mạnh: "Nhân khẩu của mộtnước mà nền kinh tế hàng hóa ít phát triển (hoặc hoàn toàn không pháttriển) thì hầu như hoàn toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp; tuy nhiên điềuđó chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nôngsản, sự trao đổi và phân công hầu như không có Vậy sự phát triển của kinh
tế hàng hóa eo ipso (cũng do đó mà) có nghĩa là một bộ phận ngày càngđông dân cư tách khỏi nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng lênlàm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống" [30, 25] Đi đôi với quá trìnhcông nghiệp hóa, lao động nông nghiệp không ngừng giảm xuống một cáchtuyệt đối và tương đối, lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp vàdịch vụ không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn Sau đó, năng suất laođộng trong các ngành sản xuất vật chất đạt đến mức độ cao lại cho phéptăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất
Như vậy, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành
Trang 39công nghiệp và dịch vụ tăng lên là một xu thế tất yếu và là một quá trình.Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào điều kiện và đặcđiểm của từng nước Đối với nước Anh, là nước mà chủ nghĩa tư bản hìnhthành sớm nhất, quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 70% trong toàn bộlao động xã hội xuống còn 37% Nước Anh đã mất 100 năm (từ khoảngnăm 1700-1800) với sự bóc lột, tước đoạt tàn bạo hàng triệu người lao độngmời đạt được một nền công nghiệp dẫn đầu thế giới vào thế kỷ 18 Ở TrungQuốc năm 1952, lao động nông nghiệp chiếm 83,5%, sau nhiều năm cảicách đến năm 1996 vẫn còn 69,2% lao động trong nông nghiệp Đối vớicác nước ASEAN, tỷ trọng ấy tuy giảm có nhanh hơn, nhưng cũng phải mấtnhiều năm (biểu 1) và mức độ giảm cũng không điều nhau Trong vòng
20 năm: Thái Lan đã giảm 27,6% lao động nông nghiệp; Đài Loan: 0,8%;Hàn Quốc: 29,4%
Sau đây là việc phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước trong khu vực [16].
Biểu 1: T l lao ỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế ệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế động làm việc trong các ngành kinh tế ng l m vi c trong các ng nh kinh t àm việc trong các ngành kinh tế ệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế àm việc trong các ngành kinh tế ế
so v i s ngới số người trong độ tuổi lao động của các nước ố người trong độ tuổi lao động của các nước ười trong độ tuổi lao động của các nước i trong động làm việc trong các ngành kinh tế ổi lao động của các nước tu i lao động làm việc trong các ngành kinh tế ng c a các nủa các nước ưới số người trong độ tuổi lao động của các nước c
thu c khu v c châu Á - Thái Bình Dộng làm việc trong các ngành kinh tế ực châu Á - Thái Bình Dương ươngng
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Trang 40Đối với Nhật Bản
Nhật Bản là một nước vốn có điều kiện tự nhiên không thuận lợicho sản xuất nông nghiệp, với 72% diện tích đất đai của Nhật Bản là đồinúi, lại có cả núi lửa, về khí hậu có bốn mùa rất rõ rệt, sông ngòi chảy xiết
do độ dốc ngắn và có thể nói các vùng đồng bằng còn lại rất nhỏ hẹp Saukhi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945, Nhật Bản lâm vàotình trạng thiếu lương thực trầm trọng, chính phủ Nhật đã phải đề nghịchính phủ Mỹ viện trợ lương thực
Để khắc phục thực trạng này, Nhật Bản đã có một số chính sáchquan trọng nhằm đảm bảo an toàn lương thực và đầu tư cải cách ở nôngthôn, tập trung vào một số vấn đề quan trọng như sau:
- Thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ những bất hợp lý trongchiếm dụng ruộng đất, thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất của những ngườinông dân
- Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thay đổi về lĩnh vựcquản lý hành chính đối với nông nghiệp, giữ ổn định giá cả lương thực, đẩymạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, hoàn thiện quy trình sản xuấttrong nông nghiệp và qua đó ổn định đời sống của nông dân
- Do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai luôn xảy ra nên chính phủ Nhậtcũng đã ra một số đạo luật về "đất đai nông nghiệp", "tăng cường độ màu
mỡ của đất", "tài trợ cho hộ nông dân gặp thiên tai" Với một số chính sách
ưu đãi nêu trên đã đưa nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản phát triểnmột bậc so với những năm cao nhất trước chiến tranh thế giới thứ hai Năm
1951, thu nhập của hộ nông dân cao hơn thu nhập của một hộ công nhâncông nghiệp làm việc tại thành phố là 30% Nhưng đến năm 1957 thì thunhập của hộ nông dân lại kém hơn hộ công nhân là 10% Trước thực tế này,Nhật Bản đã kịp thời điều chỉnh phân công vùng sản xuất đặc sản nông