1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

106 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại các nước công nghiệp phát triển, kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cơbản đã đồng bộ và hoàn thiện, hàng năm diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng từloại đất này sang loại đất khác thường không lớn và được thực hiện trong sự kiểm soátnghiêm ngặt theo quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt

Đối với các nước đang phát triển như nước ta, quá trình công nghiệp hóa,

đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về cơ cấu

sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất và vì vậy mà hàng năm việc chuyển mụcđích sử dụng đất thường diễn ra ở tất cả các địa phương với diện tích đất chuyểnmục đích khá lớn

Nhằm kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu trên, cần thiếtphải tiến hành các phân tích và dự báo về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất giữacác loại đất trong từng năm và cho từng giai đoạn đối với từng địa phương, từng vùng

cụ thể, trên cơ sở đó giúp Nhà nước chủ động trong việc chỉ đạo, tổ chức xét duyệt quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước

Phân tích và dự báo diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng là một trongnhững nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất Các phân tích và dự báo trongthời gian qua đã hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, giúplãnh đạo lựa chọn tương đối chính xác các giải pháp, chính sách khi cân đối nhu cầu sửdụng đất của các ngành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cảnước nói chung và của các vùng nói riêng Tuy nhiên, trong lĩnh vực quy hoạch sửdụng đất đối với cấp vùng cũng như cả nước, chưa thống nhất được về cách tiếp cậnphân tích và dự báo Khi tiến hành dự báo, đặc biệt dự báo nhu cầu sử dụng đất dàihạn, thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành cung cấp, chưa có sựphân tích, tính toán mang tính độc lập của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất, nhất làchưa có công trình nghiên cứu nào trình bày tường tận các mối quan hệ qua lại cũng

Trang 2

như sự ảnh hưởng, tương tác giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vớichuyển mục đích sử dụng đất Thế nên, việc khảo cứu về mối quan hệ này nhằm rút ranhững kết luận phục vụ việc đề xuất phương pháp tính nhu cầu diện tích sử dụng đất vàdiện tích đất chuyển mục đích sử dụng liên quan đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong quy hoạch sử dụng đất của cả nước và từng vùng là rất cần thiết và

có ý nghĩa thực tiễn thiết thực

Vì vậy, “ Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” chính là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách nói trên.

Mục tiêu của đề tài : làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất của Việt Nam trong những nămvừa qua, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp và tài liệu hướng dẫn cách xác định nhucầu diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng gắn với các chỉ tiêu tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cảnước

Nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Hệ thống hóa một số vấn đề chung ở khía cạnh lý thuyết về quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất

- Phân tích mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

và chuyển mục đích sử dụng đất cả nước và các vùng từ 1995 đến 2005

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diện tích đấtchuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất trong phương án quyhoạch sử dụng đất; Dự báo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp cả nướcchuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác đến năm 2020

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định diện tích đất khi phải chuyển mục đích

sử dụng áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng

Giới hạn của đề tài:

Trang 3

Trong khuôn khổ của đề tài, các chỉ tiêu được giới hạn như sau:

- Tăng trưởng được tính bằng số % tăng lên của GDP của năm sau so với năm trước

- Trong các yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ xem xét đến

yếu tố tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được giớihạn ở mức thay đổi tỷ lệ % của các ngành (lĩnh vực) qua từng năm, xét trên chỉ tiêu cơcấu GDP ngành trong tổng GDP

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong đề tài, diện tích đất chuyển mục đích sửdụng được giới hạn chỉ tính diện tích nhóm đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp,đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp

- Các chỉ tiêu đã nêu trên chỉ xem xét ở đối tượng cấp vùng và toàn quốc

Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài:

- Phương pháp điều tra sơ cấp;

- Phương pháp điều tra, phân tích thứ cấp;

- Phương pháp kế thừa;

- Phương pháp mô tả;

- Phương pháp chuyên gia

Bố cục của báo cáo: Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm các chương

sau :

- Chương 1: Tổng quan mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất;

- Chương 2: Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phương pháp xác định diệntích đất chuyển mục đích sử dụng trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng đất gắn với tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chương 3: Hướng dẫn cách tính diện tích đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của đối tượng vàđược hiểu như tập hợp của những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu

tố cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định

Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nềnkinh tế, các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng), các ngành kinh tếquốc dân (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), các thành phần kinh tế - xã hội (quốcdoanh, tập thể, cá thể ), các vùng kinh tế, hình thành mối quan hệ chủ yếu về định tính

và định lượng Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà quan trọng là mốitác động qua lại về nội dung bên trong của hệ thống kinh tế

Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và sốlượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn bộ hệ thống) trongmột hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định vào mộtkhoảng thời gian nhất định Cơ cấu kinh tế là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của hệthống kinh tế - xã hội Cơ cấu phản ánh tính toàn vẹn, đồng bộ của hệ thống thông quacấu trúc của hệ thống đó Các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế phải luôn gắn bó hữu cơvới nhau, phụ thuộc và làm điều kiện cho nhau trong mối quan hệ nhân quả Nhữngmối quan hệ trong cơ cấu kinh tế thể hiện ở trình độ phát triển của phân công lao động

xã hội, của chuyên môn hoá và hợp tác hoá, của sự trao đổi lao động với nhau dưới cáchình thức nhất định Cơ cấu kinh tế càng phức tạp (phát triển cả chiều rộng và chiều

Trang 5

sâu) thì trình độ phát triển của phân công lao động xã hội càng cao.

Từ góc độ phân công lao động xã hội và tổ chức sản xuất xã hội, người ta chia

cơ cấu của nền kinh tế theo các loại chủ yếu (xem phụ lục 1- Sơ đồ cơ cấu của nền kinhtế)

1.1.1.1 Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nềnkinh tế cả nước hay kinh tế của một vùng, lãnh thổ và các mối quan hệ tương đối ổnđịnh giữa chúng Sự vận động của các ngành kinh tế và mối quan hệ của nó vừa tuântheo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nétđặc thù của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ Cơ cấu ngành kinh tế làxác định tỷ trọng giá trị của từng ngành kinh tế chiếm trong tổng sản phẩm quốc nộicủa cả nước

Để nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế, người ta vận dụng hai hệ thống phân ngànhkinh tế: phân ngành kinh tế theo hệ thống "Sản xuất vật chất" (Material ProductionSystem - MPS) và hệ thống phân ngành theo "Hệ thống tài khoản quốc gia" (System ofNational Accounts - SNA)

Trong hệ thống sản xuất vật chất các ngành kinh tế được phân thành hai khuvực: sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất Khu vực sản xuất vật chất là tổnghợp các ngành sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ đời sống con người, là nơi tạo rasản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân chủ yếu của đất nước Khu vực không sản xuất

là tổng hợp các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống con người, xã hội

Theo hệ thống tài khoản quốc gia, các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực chính:a) Khu vực I (Nông lâm ngư): Bao gồm những hoạt động khai thác sản phẩm từ tựnhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản

b) Khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng): Bao gồm những hoạt động khai thác

và chế biến sản phẩm từ mỏ các loại, công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện,

Trang 6

nước, ga; xây dựng

c) Khu vực III (Dịch vụ): Bao gồm những hoạt động dịch vụ : thương nghiệp,vận tải; bưu chính viễn thông; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, văn hóa, y tế,giáo dục, dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng…

Theo cách phân loại trên thì khu vực I và II là khu vực sản xuất vật chất, cònkhu vực III là khu vực không sản xuất vật chất

1.1.1.2 Cơ cấu theo vùng - lãnh thổ:

Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ là bố trí lãnh thổ của nền kinh tế, phản ánhthế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ Cơ cấu này do điều kiện tự nhiên, khí hậu, tàinguyên thiên nhiên quyết định Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khácnhau mà hình thành cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ khác nhau và các vùng này đều cónhững mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong cùng một cơ cấu kinh tế quốc dânthống nhất trong cả nước Các bộ phận cơ cấu lãnh thổ gồm:

a) Vùng kinh tế - xã hội (vùng lớn): Đối với một nước người ta thường phải chialãnh thổ ra thành những vùng có quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sách pháttriển Ở Việt Nam, hệ thống vùng được đưa vào văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộngsản Việt nam (2001) bao gồm 6 vùng kinh tế - xã hội là: vùng Trung du miền núi Bắc

bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ, vùng TâyNguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

b) Theo thành thị và nông thôn;

c) Theo vùng phát triển và các vùng còn lại

1.1.1.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế:

Cơ cấu thành phần kinh tế là tập hợp các thành phần kinh tế và mối quan hệtương tác ổn định giữa chúng nhằm thực hiện cơ cấu ngành Theo văn kiện Đại hội X

Trang 7

a) Kinh tế Nhà nước

b) Kinh tế tập thể

c) Kinh tế tư nhân

d) Kinh tế tư bản Nhà nước

d) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận tồn tại khách quan, mỗi thành phầnkinh tế có vị trí, vai trò, chức năng, tiềm năng, xu hướng phát triển khác nhau và trongquá trình hoạt động không biệt lập nhau mà gắn bó, đan xen thâm nhập lẫn nhau thôngcác mối quan hệ kinh tế vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động

xã hội thống nhất và các thành phần kinh tế đều có sự quản lý thống nhất của Nhànước

Để đánh giá cơ cấu kinh tế, phải xác định các thành phần tạo nên cơ cấu kinh tế

và phân tích về mặt lượng của mỗi phần tử tạo nên cơ cấu kinh tế, phân tích về mặtchất lượng của cơ cấu kinh tế Nhưng trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chỉ xem xéttới cơ cấu ngành kinh tế vì nó phản ánh tập trung nhất trình độ phân công lao động xãhội, là trục cốt lõi của nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ

Trang 8

Phụ lục 1: Sơ đồ cơ cấu của nền kinh tế

Theo vùng kinh tế - xã hội

(vùng lớn)

Theo vùng phát triển

và vùng còn lại Theo thành thị - nông thôn

Theo lãnh thổ

Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế tư bản Nhà nước

Theo thành phần kinh tế

Trang 9

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành)

Quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa cácngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó

Như trên đã nêu, cơ cấu kinh tế là một tổng thể kinh tế bao gồm nhiều yếu tố cóquan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian vàthời gian nhất định, trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và thể hiện đầy đủ cảmặt định tính và định lượng, cả mặt chất lượng và số lượng phù hợp với mục tiêu xácđịnh của nền kinh tế Do vậy, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của cơ cấu kinh tế (cả sốlượng và chất lượng) phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nước trongtừng thời kì Yếu tố chất lượng của cơ cấu xác định vai trò, tầm quan trọng của các yếu

tố, các bộ phận cấu thành của cơ cấu nền kinh tế Còn những chỉ tiêu số lượng thể hiệnquan hệ tỉ lệ hình thành của cơ cấu phù hợp với chất lượng và cơ cấu nhất định Nhữngthay đổi về số lượng (tỉ lệ, tốc độ ) tạo ra những thay đổi về chất và hình thành sự thayđổi của cơ cấu kinh tế Vì vậy, nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thay đổi ở mức độnào đó chất lượng và số lượng (tương ứng với sự thay đổi chất lượng đó)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về quy mô, chấtlượng, khả năng cạnh tranh và đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát huy cóhiệu quả các nguồn lực của lãnh thổ, mà trong giới hạn của đề tài này, là nguồn lực về tàinguyên đất Mặt khác, bản thân sự tăng trưởng kinh tế do chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp

lý là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn nữa cơ cấu sử dụng đất Như vậy, chuyểndịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết đối với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Trong đề tài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được giới hạn ở mức xem xét thay đổi

tỷ lệ % của các ngành (lĩnh vực) qua từng năm, xét trên chỉ tiêu cơ cấu GDP ngànhtrong tổng GDP Để đánh giá cơ cấu kinh tế, đề tài sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởngkinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP chung và tốc độ tăng trưởng GDP các ngành) hoặc tốc

độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành

Trang 10

1.1.3 Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là giá trị thị trường của tất cả hàng

hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.Hiện nay ở Việt Nam, Tổng cục thống kê tính toán GDP theo 3 phương pháp : phươngpháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất Bất kể GDP được tínhtheo phương pháp nào thì kết quả cuối cùng phải thỏa mãn điều kiện là chi tiêu, thu

nhập và giá trị sản lượng của nền kinh tế phải bằng nhau

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng thu nhập do công dân của một nước

tạo ra GNP khác GDP là nó bao gồm cả các khoản thu nhập do công dân của một nướctạo ra ở nước ngoài, nhưng không bao gồm những khoản thu nhập do công dân nướcngoài tạo ra trong nước

Quan hệ giữa GNP và GDP như sau: trong GNP gồm GDP cộng chênh lệchgiữa thu nhập về các nhân tố sản xuất thuộc sở hữu trong nước ở nước ngoài và chi trảcác nhân tố sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài ở trong nước

Nếu tính GDP theo phương pháp chi tiêu, ta có công thức

GDP = C + I + G + NX

Trong đó: - C : Tiêu dùng cá nhân

- I : Tổng đầu tư trong nước

- G : Chi tiêu chính phủ

- NX : Xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ GNP = GDP + NFA

Trong đó : - GDP : Tổng sản phẩm trong nước

- NFA : Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước

ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra trong nướcCác chỉ tiêu trên đều phản ánh kết quả chính của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng

Trang 11

thực tế còn rất nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế rất khó hoặc không thể hiện rõ bằngtiền được, ví dụ như sự tổn hại do ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, khi nói đến cơ cấukinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phải nói đến chỉ tiêu có ảnh hưởng tới cơ cấukinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế (1)

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế

tạo ra theo thời gian Tăng trưởng kinh tế được tính bằng % thay đổi của mức sảnlượng quốc dân

Để biểu thị tăng trưởng, người ta thường dùng mức tăng lên của GDP - tổng sảnphẩm quốc nội hoặc GNP - tổng sản phẩm quốc dân Mức tăng đó thường tính trêntoàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoặc là tính bình quân đầu người của từng thời kỳ so vớithời kỳ trước đó

Gọi: t là năm; i là ký hiệu khu vực;

g(t) là tốc độ tăng GDP cả nước năm t;

g(i,t) là tốc độ tăng GDP ngành i năm t;

Y(t) là GDP tăng thêm của cả nước trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến t;

Y(t) là GDP cả nước năm t;

Y(i,t) là GDP tăng thêm của ngành i trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến t;Y(i,t) là GDP ngành i năm t;

Khi đó, tốc độ tăng GDP năm t bằng GDP tăng thêm trong khoảng thời gian từnăm (t-1) đến năm t chia cho GDP năm gốc, tức là:

.100%

Công thức trên có thể viết gọn lại như sau:

1 (?) Đề tài “ Quan hệ giữa tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 10 năm tới (2006-2015)” - Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trang 12

Tổng hợp các quan hệ nêu trên, cho thấy quan hệ tốc độ tăng GDP cả nước liên

hệ với các ngành như sau:

Nếu đặt là cơ cấu GDP của ngành i năm t so với tổngGDP

Đặt là tốc độ tăng GDP của ngành i năm t.

Quan hệ giữa tốc độ tăng GDP cả nước với cơ cấu GDP và tốc độ tăng GDP củacác ngành có thể viết gọn lại như sau:

Tóm lại, tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế bằng tổng gia quyền của tăng

Trang 13

Ý nghĩa của công thức trên cho thấy để xác định được cơ cấu kinh tế năm kếhoạch, phải xác định được tốc độ tăng GDP của từng ngành trước, sau đó xác định tỷtrọng của từng ngành trong năm kế hoạch

Như vậy, giữa cơ cấu kinh tế (cơ cấu các ngành kinh tế) với tốc độ tăng GDP chung và tốc độ tăng GDP từng ngành có mối quan hệ với nhau và tốc độ tăng GDP các ngành là yếu tố tiền định để xác định cơ cấu các ngành Tốc độ tăng trưởng các ngành thay đổi sẽ kéo theo cơ cấu kinh tế thay đổi Hay nói cách khác, dịch chuyển cơ cấu kinh tế là một trong những động cơ quyết định tốc độ tăng trưởng Do vậy trong

các phần sau, đề tài sử dụng chủ yếu là tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởngcác ngành để phân tích và tính toán

1.1.4 Chuyển mục đích sử dụng đất

Tại các nước phát triển đã hoàn thành công nghiệp hóa, nền kinh tế với các kếtcấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã định hình và tương đối ổn định, do vậy diện tíchđất chuyển mục đích sử dụng không lớn Đối với các nước đang phát triển nói chung

và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra cấp thiếthơn do nhu cầu cần thiết của sự phát triển kinh tế

Từ năm 1986 đến nay nước ta tiến hành công nghiệp hóa kéo theo quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Do vậy, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch cho phù hợpvới sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và hàng năm diện tích đất phải chuyển mụcđích sử dụng đất cũng khá lớn Thực tế cho thấy, việc tăng diện tích nhóm đất nôngnghiệp, đất phi nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tác động đến tănggiá trị sản xuất của các ngành, tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấukinh tế Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế là điều tất yếu xảy ra

Trang 14

Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế như trên đã nêu, đều phụ thuộc vào đất đai Nhất làkhi phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì đất nông nghiệp sẽ bị tiêu hao dần bởiphải chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Nhưng nếu chuyểnquá nhiều, phá vỡ cân bằng thì cần phải khống chế một cách nghiêm ngặt quá trìnhchuyển mục đích sử dụng đất, để việc chuyển mục đích sử dụng đất không xâm lấn quánhiều vào đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) làm giảm diện tích đất canh tác,giảm tăng trưởng của ngành nông nghiệp Khi diện tích đất nông nghiệp chuyển sangđất phi nông nghiệp quá lớn, dễ dẫn đến thiếu hụt lương thực thực phẩm, từ đó sẽ dẫnđến lạm phát, tăng trưởng kinh tế sẽ đi xuống.

Theo Luật Đất đai năm 2003, đất đai được phân thành 3 nhóm chính sau :

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chănnuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu côngnghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt

Trang 15

động khoáng sản; đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm;

đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xâydựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi íchcông cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các côngtrình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng

gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây.Việc phân loại đất này dựa trên căn cứ vào mục đích chính sử dụng đất nhằm đảmbảo được sự tách bạch về chế độ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, gắnmục đích sử dụng đất với biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái

Khi xem xét chuyển mục đích sử dụng đất của một vùng, lãnh thổ trong một giaiđoạn nhất định, thực chất là xem xét sự biến động về diện tích giữa các nhóm đất lớn, hoặccác loại đất trong nội bộ từng nhóm đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu thực tế phát triển kinh

tế - xã hội, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lãnh thổ trong giai đoạn đó.Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất là một việc tất yếu luôn gắn liền với thực tiễn.Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi mục đích sử dụng từ nhóm đất này sang nhómđất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng trong nội bộ từng nhóm đất

1.1.5 Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất

1.1.5.1 Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động của rất nhiều yếu tố Có thể khái

Trang 16

quát một số yếu tố chủ yếu sau đây:

1.1.5.1.1 Nhu cầu của con người thay đổi và tăng lên không ngừng

Trong quá trình phát triển, do sự phát triển về số người, do nhu cầu của họ tănglên và đa dạng hơn đã ảnh hưởng lớn đến quy mô sản xuất, cơ cấu sản phẩm, chấtlượng sản phẩm và nói một cách tổng quát là chúng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngay trong một quốc gia, nhu cầu của mỗi người dân ởmỗi tỉnh, mỗi vùng một khác, vì vậy nhà nước có thể đưa ra những chính sách tiêudùng mang tính hạn chế hay khuyến khích, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó ảnhhưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh

1.1.5.1.2 Tiến bộ khoa học - công nghệ

Tiến bộ khoa học - công nghệ đã tác động trực tiếp và có tính quyết định đếnhình thành và phát triển cơ cấu kinh tế, làm thay đổi tận gốc các thành phần tạo nên cơcấu kinh tế Điều này thể hiện ở chỗ mỗi khi khoa học - công nghệ tiến bộ, nó làm choquy mô, chất lượng phát triển các ngành thay đổi và dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi

1.1.5.1.3 Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa

Liên kết, liên minh trở thành hiện tượng phổ biến và có tính chủ đạo, tự do hóathương mại trở thành điều kiện quan trọng cho phát triển Trong quá trình này, cácnước liên kết với nhau theo nguyên tắc phân công lao động xã hội toàn cầu trên cơ sởthế mạnh của mỗi nước có tính tới yêu cầu cạnh tranh quốc gia Đối với Việt nam khixác định cơ cấu kinh tế của một vùng, một tỉnh cũng phải tính tới các yếu tố này vàtính tới yếu tố liên vùng ngay trong nước

1.1.5.1.4 Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp đã tạo

ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, quyết định sự cạnh tranh của quốc gia trên thế

Trang 17

tốt cho hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế.

1.1.5.1.5 Đường lối phát triển của nhà nước, thể chế kinh tế, cơ chế chính sách

Đường lối phát triển của nhà nước, thể chế kinh tế, cơ chế chính sách có ý nghĩa

to lớn, nhiều khi là động lực đối với hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khungpháp lý, cơ chế chính sách, nhất là về quản lý kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc xácđịnh, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế

1.1.5.2 Những yếu tố chính tác động đến việc chuyển mục đích sử dụng đất

Trong phát triển kinh tế, việc chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra do nhucầu của thực tế đòi hỏi Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đấtkhác chịu tác động bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng vùng,lãnh thổ; từng thời kỳ phát triển của vùng, lãnh thổ đó Đối với nước ta, quá trìnhchuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ một nước nông nghiệp trở thành một nước côngnghiệp phát triển, trong số những yếu tố tác động đến việc chuyển mục đích sử dụngđất, có thể phân ra 3 nhóm yếu tố chính sau đây:

- Nhóm các yếu tố về tự nhiên;

- Nhóm các yếu tố về kinh tế;

- Nhóm các yếu tố về xã hội và môi trường;

Các yếu tố nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yếu tố về điềukiện tự nhiên có vai trò quyết định, các yếu tố còn lại có vai trò quan trọng đối với từnggiai đoạn và từng địa phương

1.1.5.2.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Đây là nhóm yếu tố quyết định đến sự phân bổ đất đai theo mục đích sử dụngmột cách hợp lý, nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả nhất Nhóm yếu tố về điềukiện tự nhiên mang tính khu vực rất rõ nét, chúng bao gồm:

Trang 18

bộ Những khu vực có địa hình phức tạp không thuận lợi, quỹ đất được ưu tiên chophát triển lâm nghiệp, trừ những trường hợp cần xây dựng các công trình thuỷ điệnhoặc khai khoáng, như một số vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc.

b) Khí hậu: là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển các

ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tácđộng rất lớn của yếu tố khí hậu Ở Việt Nam sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnhthổ là nguyên nhân hình thành những tiểu vùng khí hậu, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu

sử dụng đất để phát triển vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi một cách đa dạng vớinăng suất khác nhau và chi phí khác nhau

Tài nguyên khí hậu có ý nghĩa quan trọng, nhất là khi quốc gia có công nghệkhai thác, biến chúng thành năng lượng để phục vụ con người Điều kiện khí hậu nhiệtđới là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp có khả năng cho sinhkhối lớn, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định như mưa bão, lũ lụt, sâubệnh phá hoại mùa màng phát triển nhanh

Trang 19

c) Điều kiện đất đai: (địa hình và thổ nhưỡng): Sự sai biệt giữa địa hình, địa mạo,

độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xóimòn thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất

và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiềuthẳng đứng đối với nông nghiệp Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sửdụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giớihoá Đối với đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình,gây khó khăn cho thi công

Sự khác biệt của tài nguyên đất và gắn liền với nó là địa hình tạo nên mục đích

sử dụng đất đa dạng và trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau theo vùng Quỹ đấtcàng nhiều trong đó quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất có thể giành cho xây dựng nhiềucũng như địa hình càng dễ dàng là những điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn cơ cấukinh tế có công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có đô thị phát triển Đất đai càngmàu mỡ thì càng có điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa Trong thực tế, nơi nào

có quỹ đất thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và công nghiệp, đô thị thì nơi đó tốc

độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế nhiều biến động, các ngành có nhu cầu sử dụngđất nhiều, do đó sẽ có biến động rất lớn trong sử dụng đất cũng như chuyển mục đích

sử dụng đất Thực tế này đã diễn ra trong sử dụng đất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng vàvùng Đông Nam Bộ gần đây

d) Tài nguyên nước: (nước mặt và nước ngầm) ảnh hưởng lớn đến phát triển

kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục đích sử dụng đất Nguồn nước càng phongphú càng có điều kiện để phát triển kinh tế Vai trò của nguồn nước rất quan trọng, nóchi phối mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quyết định cơ cấu các ngành kinh tế của lãnhthổ và quyết định việc sử dụng đất tại lãnh thổ đó Có những nơi hội tụ được rất nhiềuyếu tố để phát triển kinh tế, nhưng do nguồn nước rất hạn chế nên đã ảnh hưởng lớnđến sự phát triển kinh tế quy mô lớn ở những nơi đó

1.1.5.2.2 Nhóm các yếu tố kinh tế

Trang 20

Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với mục đích

sử dụng đất đai

Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế: Được coi là yếu tố

“gốc”, là nòng cốt không những của tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế màcòn là nòng cốt của chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế có quan hệ chặt chẽ vớiviệc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài lãnh thổ,tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển dịch mụcđích sử dụng đất Như vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của

xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định

Cơ cấu kinh tế và định hướng phân bố không gian sản xuất: Có tác động lớn

đến chuyển mục đích sử dụng đất Nếu một khu vực hiện tại cơ cấu kinh tế chỉ tươngđồng như các khu vực khác trong cả nước, nhưng trong định hướng phát triển kinh tế -

xã hội dài hạn sẽ chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp - dịch vụ thìtrong tương lai, khu vực đó sẽ có một diện tích đáng kể đất nông nghiệp chuyển mụcđích sử dụng sang đất phi nông nghiệp Điều này có thể thấy rõ thực tế đã xảy ra đốivới các tỉnh nằm trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước thời gian qua Trong 5năm, từ năm 2001 - 2005 các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất nôngnghiệp chuyển mục đích sử dụng đất chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất nôngnghiệp chuyển mục đích sử dụng đất trên toàn quốc để xây dựng các khu công nghiệp

và cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích trên 180ngàn ha, trong khi đó 3 vùng kinh tế trọng điểm chỉ có 21 tỉnh/64 tỉnh thành cả nước.Đối với khu vực định hướng phát triển nông nghiệp là chính thì chủ yếu là chu chuyểntrong nội bộ nhóm đất nông nghiệp nhằm sản xuất loại nông sản hàng hóa có giá trịkinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu

Sức sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế: Cũng là một yếu tố tác động

Trang 21

đến chuyển mục đích sử dụng đất Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định, bởi vì

trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chấtcho tổ chức của không gian lãnh thổ đó được tốt nhất và cũng có điều kiện tạo ra nhucầu sử dụng đất mới lớn hơn, cao hơn, do đó tác động đến chuyển mục đích sử dụngđất của lãnh thổ đó

Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ: Tác động của tiến bộ khoa học và

công nghệ đến phát triển kinh tế là vô cùng to lớn Có thể kể ra rất nhiều ví dụ về tácđộng của tiến bộ khoa học - công nghệ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của kinh tế - xãhội

Với tiến bộ của công nghệ sinh học đã tạo ra các bộ giống cây, con mới có năngsuất cao, chất lượng tốt hơn hẳn mà diện tích nuôi cấy, gieo trồng không phải tăngthêm Áp dụng phương pháp luân canh, tăng vụ, sự hỗ trợ của phân bón, thuốc trừ sâu,

hệ thống tưới tiêu hợp lý….cũng góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canhtác so với trước đây mà không phải tăng thêm diện tích canh tác

Việc áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại cho phép ta có thể xây dựng mạnglưới giao thông nhiều tầng (ngầm, nổi, trên cao), xây dựng nhà nhiều tầng không nhữngchỉ vươn lên trên mà còn ngầm dưới đất… đã tiết kiệm rất nhiều diện tích đất

Trong công nghiệp, tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ rất lớn, có thể cónhững bước tiến có tính đột biến làm thay đổi toàn bộ sản xuất công nghiệp cũng nhưphân bố công nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất của ngành

Như vậy, tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh

tế, nâng cao năng suất lao động, đa dạng ngành nghề mà còn tạo ra những tiền đề chochuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể sẽ làm chodiện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng tăng hoặc giảm

1.1.5.2.3 Nhóm các yếu tố về xã hội - môi trường:

Có những yếu tố chính sau

Trang 22

Dân số và lao động, nguồn nhân lực:

Dân số và lao động - nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu của mụcđích sử dụng đất Sự biến động dân số trong từng thời kỳ ở mỗi vùng lãnh thổ đều tácđộng sâu sắc và toàn diện đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, trước hết là hoạt độngkinh tế và sử dụng đất

Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển cơcấu kinh tế Dân số càng đông, chất lượng dân số càng cao thì càng có điều kiện tốt đểhình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế -

xã hội cao hơn Nhưng mặt khác, dân số đông cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tănglên nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người dân về mọi mặt xã hội như nhà ở, giaothông, giáo dục, y tế Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở

và đất phục vụ cho nhu cầu dân sinh tất yếu sẽ diễn ra

Ngoài các yếu tố về dân số, các yếu tố xã hội khác cũng ảnh hưởng tới việc sửdụng đất Đó là kết cấu cộng đồng dân cư (dân cư ở đồng bằng hay miền núi, đô thịhay nông thôn ) Dân cư ở các vùng đồng bằng phân bố tập trung thì sản xuất ở đó cóđiều kiện thuận lợi để bố trí tập trung Cư dân ở các vùng miền núi thường sinh sốngphân tán sẽ gắn với các kiểu tổ chức sản xuất không tập trung quy mô lớn Ngoài ra,tập quán sản xuất (lạc hậu hay tiên tiến, hiện đại), tập quán tiêu dùng, các giá trị vănhóa, truyền thống cộng đồng, tâm lý dân cư (nhất là tâm lý tăng trưởng, tâm lý sản xuấthàng hóa, tâm lý cạnh tranh ) có ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùngcủa vùng, từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất của lãnh thổ, ảnh hưởng tới mục đích sửdụng đất

Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành vàphát triển cơ cấu kinh tế nói chung và sử dụng đất nói riêng Chất lượng nguồn nhân lựccàng cao càng có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượngchất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn Thực tế cho thấy, nếu các ngành công nghiệp, dịch

Trang 23

vụ sử dụng lao động có tay nghề cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thì lạithường sử dụng ít đất và ngược lại Điều này cho thấy mối liên quan giữa chất lượngnguồn nhân lực với nhu cầu sử dụng đất.

Chính sách đất đai: là một trong những yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử

dụng đất Tương ứng với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế sẽ có chính sách đấtđai phù hợp với định hướng đó để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hộitrong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra

Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới, trước những khó khăn và yêu cầu vềlương thực, thực phẩm nên chính sách đất đai chủ yếu tập trung vào sản xuất nông, lâmnghiệp với mục tiêu từng bước đưa nông lâm nghiệp lên sản xuất lớn Chính sách đất đaitrong thời kỳ này là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đưa Việt Nam từ chỗ thiếulương thực trong thập kỷ 80 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới trongthập kỷ 90 của Thế kỷ 20

Việt Nam sau khi vượt qua khó khăn này và trở thành nước xuất khẩu lươngthực có tầm cỡ trên thế giới, với mục tiêu đã chọn là phát triển công nghiệp và dịch vụ,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, do yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, nhu cầu sửdụng đất cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng, xây dựng đô thị và các hạ tầng xã hội khácngày càng tăng Nhà nước đã có thay đổi chính sách đối với đất phi nông nghiệp theo

xu hướng tạo điều kiện thuận lợi mở đường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển,khuyến khích hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Chính sách đất

ở, nhà ở cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do sự gia tăng dân số chung

và gia tăng dân số đô thị trong quá trình phát triển Như vậy dẫn đến tiến trình tất yếu

là đất phi nông nghiệp tăng lên, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nôngnghiệp sang đất phi nông nghiệp nhiều hơn

Như vậy chính sách đất đai là một yếu tố không những góp phần thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho nền kinh tế chuyển biến mạnh theo hướng phát

Trang 24

triển công nghiệp và dịch vụ mà còn là yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất

Môi trường: Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, pháttriển là quá trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó Môi trường là địa bàn, là đối tượngcủa sự phát triển, vì vậy môi trường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, sửdụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Môi trường thiên nhiên: Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hệ kinh tế, đồng

thời tiếp nhận chất thải cho hệ kinh tế Sử dụng đất và bảo vệ môi trường thiên nhiên

có quan hệ mật thiết với nhau trong cùng một chương trình hành động Nếu không bảo

vệ được môi trường đúng mức, phát triển sẽ bị hạn chế, phát triển không tính đến bảo

vệ môi trường, sự phát triển đó sẽ ngày càng giảm đi về tốc độ cũng như quy mô pháttriển

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng với các hình thức sử dụng đất bất hợp

lý đã gây ra một áp lực rất lớn đối với môi trường đất của Việt Nam Do vậy trong sửdụng đất nói chung và đặc biệt trong việc chuyển mục đích sử dụng đất cần quan tâmđúng mức tới lĩnh vực môi trường và cần đề ra chính sách môi trường phù hợp để pháttriển bền vững

Môi trường xã hội: là môi trường chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế Môi trường

xã hội có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển đổi sử dụngđất nói riêng Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển được khi có môi trường chínhtrị ổn định, là môi trường xã hội văn hóa, kinh tế thuận lợi Môi trường xã hội thuận lợi

sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho sử dụng đất cũng như quá trìnhchuyển mục đích sử dụng đất diễn ra được thuận lợi

Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế

-xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vịtrí và có vai trò tác động khác nhau Trong đó điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xácđịnh công dụng của đất đai có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản

Trang 25

xuất nông nghiệp Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sửdụng đất Điều kiện xã hội tạo ra khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiêntác động tới việc sử dụng đất Vì vậy cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh

tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tronglĩnh vực sử dụng đất đai Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mụcđích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng đất với ưu thế tài nguyên của đất, đểđạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh

tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững

1.1.6 Mối quan hệ giữa sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Như phần trên đã nêu, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mụcđích sử dụng đất đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, song giữa chúng đều chịu tác động củayếu tố quan trọng nhất là các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cácchủ trương và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ

Do đều chịu sự chi phối của yếu tố giống nhau đó nên giữa chuyển dịch cơ cấukinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Mụctiêu của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề cho chuyển mục đích sửdụng đất và ngược lại, chuyển mục đích sử dụng đất tạo điều kiện cho tăng trưởng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong quá trình phát triển xã hội, mục tiêu luôn được đặt ra là phấn đấu để đảmbảo cho cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn, tức là giá trị sản xuấtngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Do định hướng phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước mỗi thời kỳ có những mục tiêu khác nhau nên đặt ra yêu cầu giá trịsản xuất của các ngành trong mỗi thời kỳ cũng khác nhau, tạo nên sự chuyển dịch cơcấu kinh tế

Khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, sẽ có một diện tích đất chuyển mục đích sử

Trang 26

dụng phù hợp với cơ cấu kinh tế đó Trước năm 1986, ở nước ta tỷ trọng ngành côngnghiệp, dịch vụ chỉ ở mức độ thấp, diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụngsang đất phi nông nghiệp không lớn Lúc đó yêu cầu về lương thực lớn nên chủ yếu làkhai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp Sau năm 1986, với mụctiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và các vùng theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ trong GDP nên nhu cầu về đất phi nông nghiệp cũng phải tăng lên choxây dựng các KCN, các hạ tầng kinh tế - xã hội để đảm bảo cho mục tiêu chuyển dịch cơcấu Kết quả là một diện tích đáng kể đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi

nông nghiệp để thực hiện mục tiêu đó Như vậy, mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là tiền đề cho chuyển mục đích sử dụng đất.

Bên cạnh đó, khi nói đến cơ cấu ngành của nền kinh tế, cần lưu ý đến chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ

sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế mới sáng tạo ra trên phạm vi lãnhthổ trong từng thời kỳ Tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng giá thực tế (là cơ sở tính cơcấu kinh tế) và giá so sánh (là cơ sở tính tốc độ tăng trưởng)

Như vậy, GDP đo lường giá trị sản lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản

xuất trong phạm vi nền kinh tế Trong khi đó, giá trị sản lượng được biểu thị qua hàmsản xuất sau :

Sản lượng = f (vốn, lao động, đất đai, kiến thức kỹ thuật)

Trong hàm sản xuất này, đất đai đóng vai trò như là một tư liệu sản xuất, có ảnhhưởng tới giá trị sản lượng Khi đầu vào (đất đai) có biến động (tăng hoặc giảm dochuyển mục đích sử dụng) theo nhu cầu của các ngành thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị sảnlượng và qua đó tác động đến giá trị GDP của các ngành, tác động đến cơ cấu kinh tế

và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Như vậy, biến động đất đai (tăng hoặc giảm) do chuyển mục đích sử dụng đất là cơ sở tạo điều kiện cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 27

Trong phần phân tích trên ( mục 3, phần 1, chương 1), đã có công thức

(1)Trong đó : t là năm

g(t) - tốc độ tăng GDP cả nước năm t;

s(i,t-1) - là cơ cấu GDP của ngành i năm t so với tổng GDP

g(i,t) - tốc độ tăng GDP của ngành i năm t

Nhưng tốc độ tăng GDP của ngành g(i,t) là do sản lượng của ngành quyết định,tức là có liên quan đến tư liệu đầu vào, trong đó có đất đai

Ý nghĩa của công thức này ở chỗ cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành do tốc

độ tăng năng suất và tốc độ tăng sử dụng đất quyết định

Thay g(t) của công thức (2) vào công thứ (1), ta có

R

g (t) = ∑ s(r, t-1) (g(wr, t) + g(lr, t))

r=1

Trong đó: g(w r ,t) tăng trưởng do tăng năng suất của vùng r tại năm t

g(l r ,t) tăng trưởng do tăng đất (land) của vùng r tại năm t

s (r, t-1) - cơ cấu GDP của vùng r, ngành i tại năm t-1

g(t) - tốc độ tăng GDP

Trang 28

Từ công thức này cho thấy, giữa tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành với tốc

độ tăng trưởng đất có mối quan hệ với nhau Đây chính là cơ sở để đề tài ứng dụng

khi đề xuất các phương pháp tính nhu cầu sử dụng đất ở chương sau

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN 2005

1.2.1 Thực trạng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1995 đến 2005

1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm 1996 - 2000 nền kinh tế cả nước duy trì được mức độ tăng trưởngđạt 7%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%/năm, bình quân

10 năm 1996 - 2005 nền kinh tế tăng trưởng 7,2%/năm

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP

Đơn vị : %

trưởng chung NLN CN-XD

Dịchvụ

Tăng trưởng chung NLN CN-XD

Dịchvụ

Trang 29

7 Vùng Đồng bằng sôngCửu Long 8,0 5,6 12,4 10,8 10,4 7,0 15,3 12,6

Nguồn : Theo Niên giám thống kê và tổng hợp từ các tỉnh lên

Cả nước* : Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ kinh tế - xã hội thời kỳ

1996 - 200 và 2001 - 2005 của Chính phủ trình Quốc hội.

Cả nước** : Tổng hợp từ các tỉnh lên

Cùng với tăng trưởng chung, các khu vực kinh tế của cả nước đều có bước tăngtrưởng khá Trong 10 năm qua (1996 - 2005), khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển,tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP nông nghiệp đạt 4,1%/năm, giá trị sản xuất toànngành nông, lâm, ngư tăng bình quân trên 6,0%/năm; Khu vực công nghiệp - xây dựngvẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định là 10,4%/năm, giá trị sản xuất toànngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15%/năm, đã góp phần duy trì tốc độtăng chung của nền kinh tế; Khu vực dịch vụ là khu vực duy nhất có tăng trưởng đạt vàvượt mục tiêu đề ra Tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP dịch vụ đạt 6,3%/năm, giátrị sản xuất toàn ngành dịch vụ đạt 7,2%/năm

Các vùng kinh tế cũng có tốc độ tăng trưởng khá Vùng có tốc độ tăng trưởngchung cao nhất trong vòng 10 năm qua là Tây Nguyên (12,4%), tiếp đó là vùng ĐôngNam Bộ (10,5%), vùng đồng bằng sông Hồng (10,3%) Vùng Bắc trung bộ và Duyênhải Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có tốc độ tăng trưởng chung khoảng9,2%; vùng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía bắc 8,6%

1.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo xu thế tăng trưởng của các ngành, trong

đó rõ nhất là tăng tỷ trọng công nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trongGDP Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cả nước tăng từ 28,8% năm 1995 lên 36,6%năm 2000 và 41% năm 2005; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 27,2%xuống còn 24,3% và 20,9%; tỷ trọng dịch vụ ở mức 38,1%

Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất,

cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường Cơ cấu sản

Trang 30

xuất và cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm (tăng từ 50,1% năm 2000 lên 51%năm 2005) Cơ cấu của các ngành trong lĩnh vực dịch vụ đã có sự chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao.

Các vùng kinh tế cũng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướngtăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nôngnghiệp trong cơ cấu kinh tế (xem bảng)

Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và các vùng giai đoạn 1995 – 2005

CN-Dịch

XD

CN-Dịchvụ

7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 60,8 14,4 24,8 52,7 18,0 29,3 47,1 21,8 31,1

Nguồn : Theo Niên giám thống kê và tổng hợp từ các tỉnh lên

1.2.1.3 Phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu Giai đoạn 1996 - 2000:

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược đến năm 2000 đã nêu ra trong

Trang 31

Đại hội lần thứ VII của Đảng, cơ cấu kinh tế trong những năm 90 phải chuyển dịch rõrệt theo những hướng khắc phục tính chất tự cấp tự túc, khép kín, chuyển mạnh sangnền kinh tế hàng hoá, gắn thị trường trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu,đáp ứng nhu cầu nhập khẩu Bên cạnh đó phải phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắnvới công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộngkinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tìnhtrạng nông nghiệp lạc hậu

Để cụ thể hóa chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000,Quốc hội khóa IX đã thông qua các chỉ tiêu phát triển giai đoạn 1996 - 2000 : đạt tốc

độ tăng GDP bình quân hàng năm 910% Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14 15%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,5 - 5%/năm; giá trị các ngànhdịch vụ tăng 12 - 13%/năm Đến năm 2000 cơ cấu ngành kinh tế trong GDP dự kiến:

-Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 19 - 20%, công nghiệp và xây dựng khoảng 34 - 35%,các ngành dịch vụ 45 - 46%

Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 - 2000 là một trong những căn cứ chủ yếu đểlập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2005 và đã được thể hiện rõ trong quan điểmkhi xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đó là bảo vệ và khai thác sử dụng thật tốt quỹ đấtnông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia Dànhmột quỹ đất đai hợp lý cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các KCN, KCX và bốtrí các khu dân cư cả nông thôn và thành thị Do vậy, phương hướng sử dụng đất của cảnước và các vùng trong giai đoạn này là tăng diện tích nhóm đất nông nghiệp bằng cácchính sách khai hoang, phục hóa, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triểnrừng và dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng và đảm bảo quỹđất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế côngnghiệp và dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới khu dân cư đô thị, nông thôn Kết quả

Trang 32

của việc này dẫn đến biến động và chuyển mục đích sử dụng đất của cả nước, cụ thểnhư sau (2):

- Trong 5 năm, đã đưa 2.426.949 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng, trong đó sửdụng vào nông nghiệp 800.000 ha, vào lâm nghiệp 1.000.000 ha

- Đất sản xuất nông nghiệp tăng thêm 1.345.485 ha trong 5 năm mặc dù phảichuyển 399.542 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác Đến năm 2000,diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước đạt 9.016.710 ha Trong số diện tích đất sảnxuất nông nghiệp tăng thêm có một phần diện tích lấy từ đất rừng để trồng cà phê (TâyNguyên), trồng cao su, tiêu, điều (Đông Nam Bộ), nuôi tôm (Đồng bằng sông CửuLong) Diện tích tăng thêm này không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đượcxét duyệt mà do tự phát chạy theo lợi ích kinh tế Đất trồng lúa nước năm 2000 có4.267.800 ha, do đẩy mạnh khai hoang nên đã thực tăng 154.264 ha sau khi đã chuyểnsang sử dụng vào mục đích khác

- Đất chuyên dùng cả nước năm 2000 có 1.109.068 ha, tăng 75.118 ha so năm

1995, chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang

Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất dẫn đến cơ cấu đất trong cả nướcthay đổi Cơ cấu đất chưa sử dụng giảm, tăng cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nôngnghiệp so với diện tích đất tự nhiên

Việc tăng diện tích nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp do chuyển đổimục đích sử dụng đất là một trong những yếu tố tác động đến tăng giá trị sản xuất củacác ngành (rõ nhất là trong ngành nông lâm ngư nghiệp), tạo điều kiện cho tăng trưởng

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2000 Các thành tựu đã đạt đượctrong 5 năm như sau :

Về nông lâm ngư nghiệp: Điểm nổi bật là nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần

quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội Giá trị sản

Trang 33

xuất toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra,trong đó nông nghiệp tăng 5,6% (lương thực tăng 5,5%, cây công nghiệp tăng 9,7%, chănnuôi 6,3%); thủy sản 8,4%; lâm nghiệp 2,3%.

Bảng 3 : Diện tích và sản lượng lúa cả nước từ 1995 - 2000

Năm (1000 ha)Diện tích tích so năm trướcChỉ số tăng diện

(%)

Sản lượng(1000 tấn)

Chỉ số tăng sảnlượng so năm trước

Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biếnbước đầu được hình thành ở vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và một số nơi tạivùng Duyên hải miền trung, sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn So với năm 1995,diện tích một số cây công nghiệp tăng khá: cà phê gấp hơn 2,7 lần, cao su tăng 46%,mía tăng khoảng 35%, bông tăng 8%, thuốc lá tăng trên 18%, rừng nguyên liệu giấytăng 66%, Một số loại giống cây công nghiệp có năng suất cao đã được đưa vào sảnxuất đại trà Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000

Trang 34

Trong 5 năm ngành lâm nghiệp đã trồng được gần 1,1 triệu ha rừng (trong đókhai thác 1.000.000 ha đất chưa sử dụng cho mục đích đất lâm nghiệp), bảo vệ gần 10triệu ha rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng được 550 nghìn ha Độ che phủ tăng từ27,3% năm 1995 lên 33,7% năm 2000.

Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá nhanh; giá trị sản xuấtngành thủy sản chiếm khoảng 15% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp;sản lượng thủy sản tăng bình quân 6,3%/năm, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng13,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 19%/năm, chiếm 34% kimngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp và khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.Đóng góp vào giá trị sản xuất ngành thủy sản một phần nhờ tăng diện tích nuôi trồngthủy sản do chu chuyển trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp, từ 327.662 ha năm 1995lên 367.846 ha năm 2000

Về công nghiệp - xây dựng: đạt được nhiều tiến bộ, Giá trị sản xuất công nghiệp

tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng vẫn tăng với mức khá cao, bình quân hàng năm tăng13,5%; cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một sốsản phẩm mũi nhọn

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, trong giai đoạn 1996 - 2000, đã chuyển một phần diện tích đấtnông nghiệp sang xây dựng một số khu công nghiệp, khu chế xuất Chỉ tính riêng diện tíchKCN do Chính phủ cấp giấy phép cả nước đã có 12.123 ha Kết quả của chuyển mục đích

sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các KCN, KCX đãgóp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước Tổng giátrị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân20%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trên cả nước chỉ đạt13% Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng

Trang 35

giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 (3).

Bảng 4: Diện tích và giá trị sản xuất các KCN, KCX cả nước

Năm (1000 ha)Diện tích tích so năm trướcChỉ số tăng diện

(%)

Giá trị sản xuất(Triệu UDS)

Chỉ số tăngGTSX so nămtrước (%)

Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Các ngành dịch vụ: phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu

cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống dân cư Giá trị các ngành dịch vụ tăng trên6,7%/năm

Kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, góp phần tích cực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Để đạt được kết quả này, trong giai đoạn 1996 - 2005, đã

dành một quỹ đất hợp lý cho phát triển hạ tầng, chủ yếu chuyển từ nhóm nông nghiệpsang Riêng diện tích đất giao thông trong 5 năm tăng thêm 109.313 ha và với diện tíchtăng thêm này, cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp trên 5.100 km đường quốc lộ;nâng cấp 200 km đường sắt; làm mới và sửa chữa phần lớn các cầu yếu trên các tuyếntrục giao thông đường bộ và tuyến đường sắt Bắc Nam; mở rộng và hiện đại hoá một

số cảng biển quan trọng, nâng tổng năng lực thông qua hệ thống cảng biển lên 45 triệutấn/năm; nâng cấp các sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số sânbay nội địa khác, nâng tổng năng lực thông qua hệ thống sân bay lên 6,5 triệu hành

3 ( ? ) Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 36

Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển khá, được hiện đại hoá về cơbản Kết cấu hạ tầng ở nhiều thành phố, đô thị và nông thôn được đầu tư cải tạo nângcấp Đến năm 2000 có 42% dân nông thôn được dùng nước sạch; 100% số huyện và88% số xã có điện; 95,2% số xã có đường ô tô tới trung tâm Cơ sở vật chất của cácngành giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch, thể dục thểthao và các ngành khác được tăng lên đáng kể

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực mà một phần do tác động của chuyển mục đích sử dụng đất đã nêu trên đã

dẫn đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn 1995

-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,0%, trong đó nông, lâm, ngưnghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,7%

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP cả nước đã giảm từ 27,2% năm

1995 xuống còn 24,3% năm 2000; công nghiệp và xây dựng từ 28,7% tăng lên 36,6%

và dịch vụ từ 44,1% năm 1995 còn 39,1%

Giai đoạn 2001 - 2005:

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình

trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao

Như vậy, nếu chiến lược thời kỳ 1991 - 2000 nhằm đưa nước ta ra khỏi khủng

Trang 37

của 10 năm đầu thế kỷ 21 là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lập nền tảng choviệc cơ bản hình thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

ĐỂ thực hiện mục tiêu chiến lược thời kỳ 2001 - 2010, mục tiêu tổng quát của

kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là (4): ” Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Chuyểndịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

… Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quantrọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” với các chỉ tiêu địnhhướng phát triển kinh tế, xã hội chủ yếu sau :

- Tổng GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995 Tốc độ tăng trưởng GDP

bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001 - 2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư

nghiệp tăng 3,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,3%, dịch vụ tăng 7%

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm; Giá trị sản xuất ngànhcông nghiệp tăng 13%/năm; Giá trị dịch vụ tăng 7,5%/năm

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến: Tỷ trọng nông, lâm, ngư

nghiệp 20 - 21%; công nghiệp và xây dựng khoảng 38 - 39%, các ngành dịch vụ 41 - 42%.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và Kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 đã được Quốc hội thông qua là một trongnhững căn cứ chủ yếu để lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sửdụng đất đến năm 2005 của cả nước với quan điểm :

“ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng quỹ đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa… Sử dụng quỹ đất hợp lý

4 (?) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết Quốc hội số 55/2001/QH/10

Trang 38

để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang các khu dân cư hiện có, xây dựng các khu dân cư mới hiện đại; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” (5)

Với quan điểm đã nêu, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp hợp lý để thực hiện

kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, trong đó đặc biệt tăng cường giám sát việcchuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác, sử dụng quỹ đất hợp lý đểthực hiện quy hoạch phát triển các ngành, có cơ chế đẩy mạnh đầu tư để sử dụng hếtquỹ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp theo kế hoạch Kết quả thực hiện các giảipháp này dẫn đến biến động và chuyển mục đích sử dụng đất của cả nước trong 5 nămqua như sau :

Trong giai đoạn 2000 - 2005 đã khai thác 4.073.826 ha đất chưa sử dụng vào đấtnông nghiệp (trong đó 20,3% cho sản xuất nông nghiệp, 78,7% cho phát triển lâmnghiệp); 145.977 ha sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu sang đất chuyên dùng và đất ởnông thôn Điều này dẫn đến cơ cấu đất chưa sử dụng giảm, tăng cơ cấu đất nôngnghiệp và đất phi nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên

Việc tăng diện tích nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp do chuyển đổimục đích sử dụng đất đã tác động đến tăng giá trị sản xuất của các ngành, tạo điều kiệncho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 Các thànhtựu đã đạt được trong 5 năm như sau:

Khu vực nông nghiệp: tiếp tục phát triển Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm

ngư nghiệp tăng 5,4%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, trong đó nông nghiệp tăng4,0%; lâm nghiệp 1,7%; thủy sản 10,7%

Mặc dù chuyển 318,4 nghìn ha đất lúa sang đất phi nông nghiệp và nuôi trồng

thuỷ sản, song nét nổi bật là do làm tốt công tác thuỷ lợi cùng với việc ứng dụng tiến bộ

Trang 39

khoa học kỹ thuật, diện tích gieo trồng lúa nước đã được thuỷ lợi hoá tăng lên, đã đưanăng suất lúa tăng từ 42,4 tạ/ha/vụ lên 48,2 tạ/ha/vụ, sản lượng lúa tăng từ 32,5 triệutấn lên 35,9 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 444,9 kg năm 2000 lên479,4 kg năm 2005, sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu tấn, đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng trong nước, dự trữ và xuất khẩu với số lượng lớn (bình quân mỗinăm xuất khẩu gần 3,8 triệu tấn gạo) Trình độ sản xuất nông nghiệp được nâng lên, nhiềuthành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới được áp dụng, góp phần nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm Đến nay hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60%diện tích mía, bông và một số loại cây hàng năm khác được dùng giống mới; nhiều môhình cánh đồng 50 triệu đồng/ha được hình thành và phát triển Giá trị sản xuất bình quântrên 1 ha tăng từ 15,3 triệu đồng năm 2000 lên trên 20 triệu đồng năm 2005.

Bảng 5: Diện tích và sản lượng lúa cả nước từ 2000 - 2005

Năm Diện tích

(1000 ha) tích so năm trướcChỉ số tăng diện

(%)

Sản lượng(1000 tấn) lượng so năm trướcChỉ số tăng sản

Trang 40

các loại cây công nghiệp lâu năm có lợi thế xuất khẩu như cao su, điều, hồ tiêu, v.v Nhờvậy, sản lượng cao su xuất khẩu bình quân đạt 579 triệu USD/năm, hạt điều xuất khẩubình quân đạt 306 triệu USD/năm, hạt tiêu đạt 123 triệu USD/năm Đã hình thành cácvùng sản xuất lúa chuyên canh tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùngđồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ; vùng trồng cây công nghiệp có lợithế xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cao su, điều, hồ tiêu,

cà phê, bông, mía, lạc, dừa ở vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và một số nơi tạivùng Duyên hải miền trung Ngành chăn nuôi phát triển mạnh trên khắp các vùng trong

cả nước, chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp phát triển, đặc biệt tại vùng ĐôngNam bộ

Đến năm 2005, cả nước có 14.677.409 ha đất lâm nghiệp, tăng 3.101.980 ha sovới năm 2000, trong đó 33.400 ha từ đất sản xuất nông nghiệp và 3.068.580 ha từ đấtchưa sử dụng Trong 5 năm thực hiện các chương trình trồng mới và khoanh nuôi táisinh, cả nước đã trồng được 2.399.420 ha rừng, góp phần làm cho diện tích đất rừngtrồng được cải thiện, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 34,2% năm 2000 lên37,13% vào năm 2005

Ngành thủy sản phát triển nhanh, nhất là nuôi trồng Toàn quốc hiện có 700.060

ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 2,82% diện tích đất nông nghiệp, tăng 332.220 ha sovới năm 2000 (trong đó lấy 220,0 nghìn ha từ đất trồng lúa nước; 4,8 nghìn ha từ đấtlàm muối, 56,7 nghìn ha từ đất phi nông nghiệp, 14,1 nghìn ha từ lâm nghiệp và 36,6nghìn ha từ đất chưa sử dụng) Đất nuôi trồng thủy sản phân bố ở tất cả các vùng, songtập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 501.540 ha, chiếm 71,64%.Nhờ diện tích tăng lên, tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong toàn khu vựckinh tế nông nghiệp (gồm nông, lâm, ngư nghiệp) tăng từ 15,6% năm 2000 lên 21,1%năm 2005, tạo ra sản phẩm hàng hoá với giá trị xuất khẩu đạt 2.700 triệu USD tronggiai đoạn 5 năm qua, góp phần đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2001 -

Ngày đăng: 21/03/2013, 13:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP (Trang 28)
Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và các vùng giai đoạn 1995 – 2005 Đơn vị : % - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và các vùng giai đoạn 1995 – 2005 Đơn vị : % (Trang 30)
Bảng 5: Diện tích và sản lượng lúa cả nước từ 2000 - 2005 Năm Diện tích - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 5 Diện tích và sản lượng lúa cả nước từ 2000 - 2005 Năm Diện tích (Trang 39)
Bảng 7:  Cơ cấu các loại đất chính cả nước và các vùng (%) - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 7 Cơ cấu các loại đất chính cả nước và các vùng (%) (Trang 45)
Bảng 8: Biến động đất nông nghiệp cả nước và các vùng (Đvị : ha) - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 8 Biến động đất nông nghiệp cả nước và các vùng (Đvị : ha) (Trang 46)
Bảng 9: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ 1995 – 2005 - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 9 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ 1995 – 2005 (Trang 48)
Bảng 10: Biến động đất phi nông nghiệp cả nước và các vùng (Đv : ha) - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 10 Biến động đất phi nông nghiệp cả nước và các vùng (Đv : ha) (Trang 51)
Bảng 12: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu SD nhóm đất chính cả nước - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 12 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu SD nhóm đất chính cả nước (Trang 58)
Bảng cân đối liên ngành được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, nhưng trong lĩnh  vực dự báo nhu cầu sử dụng đất thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng c ân đối liên ngành được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, nhưng trong lĩnh vực dự báo nhu cầu sử dụng đất thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến (Trang 76)
Bảng 13: Bảng I/O cả nước - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 13 Bảng I/O cả nước (Trang 78)
Bảng 15: Bảng I/O vùng Đồng bằng sông Hồng - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 15 Bảng I/O vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 79)
Bảng 16: Bảng I/O Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Trung bộ - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 16 Bảng I/O Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Trung bộ (Trang 80)
Bảng 17: Bảng I/O Vùng Tây Nguyên - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 17 Bảng I/O Vùng Tây Nguyên (Trang 80)
Bảng 18: Bảng I/O Vùng Đông Nam Bộ - Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bảng 18 Bảng I/O Vùng Đông Nam Bộ (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w