Thực trạng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1995 đến 2005

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

- NF A: Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoà

1.2.1.Thực trạng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1995 đến 2005

1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm 1996 - 2000 nền kinh tế cả nước duy trì được mức độ tăng trưởng đạt 7%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%/năm, bình quân 10 năm 1996 - 2005 nền kinh tế tăng trưởng 7,2%/năm.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị : % TT Tăng 1996 - 2000 2001 - 2005 trưởng chung NLN CN-XD Dịch vụ trưởng Tăng chung NLN CN-XD Dịch vụ 1 Cả nước* 7,0 4,3 10,6 5,7 7,5 3,8 10,2 7,0 Cả nước** 9,0 7,0 12,0 8,3 11,0 5,9 10,2 15,4

2 Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ 7,0 5,8 8,2 9,5 10,2 5,9 17,0 10,9

3 Vùng đồng bằng Sông Hồng 9,3 5,7 14,1 8,2 11,4 4,0 15,3 11,9

4 Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ 8,0 5,2 13,3 8,1 10,0 4,8 16,6 9,9

5 Vùng Tây Nguyên 15,6 18,4 11,4 8,9 9,2 6,1 18,1 14,7

6 Vùng Đông Nam Bộ 9,5 11,0 11,2 7,2 11,9 7,0 3,4 21,2

7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 8,0 5,6 12,4 10,8 10,4 7,0 15,3 12,6

Nguồn : Theo Niên giám thống kê và tổng hợp từ các tỉnh lên

Cả nước* : Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm cụ kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 200 và 2001 - 2005 của Chính phủ trình Quốc hội.

Cả nước** : Tổng hợp từ các tỉnh lên

Cùng với tăng trưởng chung, các khu vực kinh tế của cả nước đều có bước tăng trưởng khá. Trong 10 năm qua (1996 - 2005), khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển,

tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP nông nghiệp đạt 4,1%/năm, giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư tăng bình quân trên 6,0%/năm; Khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định là 10,4%/năm, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15%/năm, đã góp phần duy trì tốc độ tăng chung của nền kinh tế; Khu vực dịch vụ là khu vực duy nhất có tăng trưởng đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP dịch vụ đạt 6,3%/năm, giá trị sản xuất toàn ngành dịch vụ đạt 7,2%/năm.

Các vùng kinh tế cũng có tốc độ tăng trưởng khá. Vùng có tốc độ tăng trưởng chung cao nhất trong vòng 10 năm qua là Tây Nguyên (12,4%), tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ (10,5%), vùng đồng bằng sông Hồng (10,3%). Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có tốc độ tăng trưởng chung khoảng 9,2%; vùng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía bắc 8,6%.

1.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo xu thế tăng trưởng của các ngành, trong đó rõ nhất là tăng tỷ trọng công nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cả nước tăng từ 28,8% năm 1995 lên 36,6% năm 2000 và 41% năm 2005; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 27,2% xuống còn 24,3% và 20,9%; tỷ trọng dịch vụ ở mức 38,1%.

Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm (tăng từ 50,1% năm 2000 lên 51% năm 2005). Cơ cấu của các ngành trong lĩnh vực dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao.

Các vùng kinh tế cũng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế (xem bảng)

Bảng 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và các vùng giai đoạn 1995 – 2005 Đơn vị : % TT 1995 2000 2005 NLN CN- XD Dịch vụ NLN CN- XD Dịch vụ NLN CN- XD Dịch vụ 1 Cả nước 27,2 28,8 44,1 24,3 36,6 39,1 20,9 41,0 38,1

2 Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ 52,1 18,6 23,9 45,2 21,2 33,6 36,7 27,5 35,8 3 Vùng đồng bằng Sông

Hồng 23,3 27,1 49,6 23,0 34,0 43,1 16,3 40,2 43,5

4 Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ 44,3 19,3 36,5 37,0 25,4 37,5 28,9 33,7 37,4 5 Vùng Tây Nguyên 66,7 11,7 21,6 56,8 15,8 27,4 52,3 18,8 28,9 6 Vùng Đông Nam Bộ 10,5 46,5 43,0 6,7 57,6 35,7 4,9 62,5 32,6 7 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 60,8 14,4 24,8 52,7 18,0 29,3 47,1 21,8 31,1

Nguồn : Theo Niên giám thống kê và tổng hợp từ các tỉnh lên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 28 - 30)