Mối quan hệ giữa sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

- NF A: Chênh lệch giữ thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoà

1.1.6.Mối quan hệ giữa sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tăng

trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Như phần trên đã nêu, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, song giữa chúng đều chịu tác động của yếu tố quan trọng nhất là các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chủ trương và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ.

Do đều chịu sự chi phối của yếu tố giống nhau đó nên giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển mục đích sử dụng đất luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục tiêu của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiền đề cho chuyển mục đích sử dụng đất và ngược lại, chuyển mục đích sử dụng đất tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong quá trình phát triển xã hội, mục tiêu luôn được đặt ra là phấn đấu để đảm bảo cho cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn, tức là giá trị sản xuất ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mỗi thời kỳ có những mục tiêu khác nhau nên đặt ra yêu cầu giá trị sản xuất của các ngành trong mỗi thời kỳ cũng khác nhau, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, sẽ có một diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phù hợp với cơ cấu kinh tế đó. Trước năm 1986, ở nước ta tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ chỉ ở mức độ thấp, diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp không lớn. Lúc đó yêu cầu về lương thực lớn nên chủ yếu là khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Sau năm 1986, với mục tiêu

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và các vùng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP nên nhu cầu về đất phi nông nghiệp cũng phải tăng lên cho xây dựng các KCN, các hạ tầng kinh tế - xã hội để đảm bảo cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu. Kết quả là một diện tích đáng kể đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy, mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là tiền đề cho chuyển mục đích sử dụng đất.

Bên cạnh đó, khi nói đến cơ cấu ngành của nền kinh tế, cần lưu ý đến chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP). Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế mới sáng tạo ra trên phạm vi lãnh thổ trong từng thời kỳ. Tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng giá thực tế (là cơ sở tính cơ cấu kinh tế) và giá so sánh (là cơ sở tính tốc độ tăng trưởng).

Như vậy, GDP đo lường giá trị sản lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong phạm vi nền kinh tế. Trong khi đó, giá trị sản lượng được biểu thị qua hàm sản xuất sau :

Sản lượng = f (vốn, lao động, đất đai, kiến thức kỹ thuật)

Trong hàm sản xuất này, đất đai đóng vai trò như là một tư liệu sản xuất, có ảnh hưởng tới giá trị sản lượng. Khi đầu vào (đất đai) có biến động (tăng hoặc giảm do chuyển mục đích sử dụng) theo nhu cầu của các ngành thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản lượng và qua đó tác động đến giá trị GDP của các ngành, tác động đến cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của kinh tế. Như vậy, biến động đất đai (tăng hoặc giảm) do chuyển mục đích sử dụng đất là cơ sở tạo điều kiện cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong phần phân tích trên ( mục 3, phần 1, chương 1), đã có công thức

) , ( ) 1 , ( ) ( 1 t i g t i s t g N i ∑ = • − = (1) Trong đó : t là năm

g(t) - tốc độ tăng GDP cả nước năm t;

g(i,t) - tốc độ tăng GDP của ngành i năm t.

Nhưng tốc độ tăng GDP của ngành g(i,t) là do sản lượng của ngành quyết định, tức là có liên quan đến tư liệu đầu vào, trong đó có đất đai.

Mặt khác, sản lượng SL = W . L Trong đó W : năng suất ; L : đất

SLt = Wt . Lt ln SL (t) = ln W(t) + ln L(t) 1 1 1 ln SL(t)’ = --- dt = --- dt + --- dt SL(t) L(t) W(t) Hay g(t) = gl + gW ( 2)

Ý nghĩa của công thức này ở chỗ cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành do tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng sử dụng đất quyết định.

Thay g(t) của công thức (2) vào công thứ (1), ta có R

g (t) = ∑ s(r, t-1) . (g(wr, t) + g(lr, t)) r=1

Trong đó: g(wr,t) tăng trưởng do tăng năng suất của vùng r tại năm t g(lr,t) tăng trưởng do tăng đất (land) của vùng r tại năm t

s (r, t-1) - cơ cấu GDP của vùng r, ngành i tại năm t-1 g(t) - tốc độ tăng GDP

Từ công thức này cho thấy, giữa tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành với tốc độ tăng trưởng đất có mối quan hệ với nhau. Đây chính là cơ sở để đề tài ứng dụng khi đề xuất các phương pháp tính nhu cầu sử dụng đất ở chương sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 27)